Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP tại TRƯỜNG đại học KINH tế và QUẢN TRỊ KINH DOANH đại học THÁI NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 40 trang )

1

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ hướng dẫn tại cơ sở thực
tập, anh Nguyễn Đức Hưng và toàn bộ các anh(chị) nhân viên của cơ sở đã giúp đỡ em trong
suốt q trình thực hiện đề tài để em có thể hoàn thành tốt đề tài thực tâp tốt nghiệp của
mình.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến thầy Phạm Hồng Việt và các thầy cô giáo, giảng viên
Khoa Công Nghệ Thông Tin – Trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông Thái
Nguyên – Đại học Thái Nguyên là cầu nối giữa cơ sở thực tập và nhà trường đã giúp đỡ, cung
cấp đầy đủ thông tin và thủ tục trong quá trình em thực tập tại cơ sở.
Kỹ năng chun mơn của em cịn nhiều hạn chế nên gặp lỗi và những thiếu sót là
điều khơng thể tránh khỏi,. Kính mong sự đóng góp ý kiến của q thầy cơ, để đề tài thực tập
được hồn thiên hơn và giúp em củng cố thêm kiến thức và kĩ năng.
Là sinh viên công nghệ thông tin, em rất tự hào về ngơi trường mà mình đang theo
học, và tự hào về tất cả thầy cơ của mình!

Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 16, tháng 01, năm 2019
Người viết báo cáo


2

Mục lục


3


NỘI DUNG BÁO CÁO

I.

Lịch làm việc tại nơi thực tập

Công việc
1

-

2

-

3

-

Tìm hiểu về trường, cơ cấu tổ chức
của nhà trường.
Làm quen tác phong làm việc của
nhà trường.
Học cách trao đổi, báo cáo qua
mail, facebook.
Tìm hiểu về hệ thống mạng của nhà
trường.
Giúp đỡ các phịng ban sửa lỗi máy
tính, máy in.
Tìm hiểu về switch layer 2 và layer

3.
Tìm hiểu về vlan, intervlan, vtp,
trunking.
Làm bài test chia vlan.

Người
hướng dẫn
Nguyễn Đức
Hưng

Nguyễn Đức
Hưng
Nguyễn Đức
Hưng

Mức độ
hoàn
thành
Hoàn
Thành

Hoàn
Thành
Hoàn
Thành

Nhận xét của
người hướng
dẫn



4

4

-

Tìm hiểu về tường lửa .
Chức năng, nhiệm vụ ,ưu, nhược
điểm.

-

Thiết kế sơ đồ mạng cho nhà
trường..
Bảo trì hệ thống mạng của nhà
trường.

5
6

7

8

II.

-

-


Cấu hình chia vlan, inter vlan , vtp
trên access swicth và core swicth.
Tạo access-list cấm các vlan truy
cập vào server IU (ngoại trừ vlan
25,22).
Cấu hình tường lửa asa.
Cấu hình mạng Lan ra Internet
Cấu hình Internet vào DMZ.
Cấu hình Lan vào DMZ
Hoàn thành báo cáo.
Báo cáo cuối đợt thực tập.

Nguyễn Đức
Hưng
Nguyễn Đức
Hưng

Nguyễn Đức
Hưng

Nguyễn Đức
Hưng

Nguyễn Đức
Hưng

Hoàn
Thành
Hoàn

Thành

Hoàn
Thành

Hoàn
Thành

Hoàn
Thành

Giới thiệu về tổ chức của nơi thực tập (lĩnh vực hoạt động, cơ cấu tổ chức, quá trình
hình thành & phát triển, sản phẩm tiêu biểu…)

2.1 Thông tin chung về Nhà trường.
a. Tên trường.
Tên Tiếng Việt: Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái
Nguyên.
Tên Tiếng Anh: TNU, University of Economics and Business Administration
(TUEBA).
b. Địa chỉ & thông tin liên hệ.
Địa chỉ: Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Website: www.tueba.edu.vn;
Email: ;
Số điện thoại: 0208.3647.685;
Fax: 0208.3647.684
c. Cơ quan chủ quản: Đại học Thái Nguyên.
d. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà trường

Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên (TUEBA) được

thành lập theo Quyết định số 136/2004/QĐ-TTg ngày 02/8/2004 của Thủ tướng Chính
phủ trên cơ sở sáp nhập và tổ chức lại hai khoa: Khoa Kinh tế Nông nghiệp thuộc Trường


5
Đại học Nông Lâm và Khoa Kinh tế Công nghiệp thuộc Trường Đại học Kỹ thuật Công
nghiệp nhằm sắp xếp và tổ chức lại các đơn vị đào tạo về kinh tế, quản trị kinh doanh và
quản lý trong Đại học Thái Nguyên.
Cơ cấu tổ chức của Trường gồm Hội đồng trường, Ban Giám hiệu (Hiệu trưởng và các
Phó Hiệu trưởng), 08 phịng chức năng, 07 Khoa chun mơn, 05 Trung tâm, 01 Viện
Nghiên cứu và các Tổ chức Đoàn thể. Tính đến tháng 12 năm 2016, tổng số cán bộ viên
chức của Nhà trường là 492 người, trong đó có 345 giảng viên bao gồm 10 phó giáo sư,
35 tiến sĩ và 264 thạc sĩ.
Hiện nay, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh tổ chức đào tạo ở cả ba bậc: đại
học, thạc sĩ và tiến sĩ, với 02 chuyên ngành đào tạo bậc tiến sĩ, 03 chuyên ngành đào tạo
bậc thạc sĩ và 7 ngành với 27 chương trình đào tạo bậc đại học. Ngồi ra, Nhà trường cịn
tổ chức các chương trình liên kết đào tạo quốc tế với nhiều đối tác như Trung Quốc,
Philipines, Hàn Quốc… Quy mơ đào tạo tính đến tháng 12/ 2016 gồm có 52 nghiên cứu
sinh, 710 học viên cao học và 6883 sinh viên đại học các hệ.
Trong những năm đầu thành lập, Nhà trường gặp nhiều khó khăn, từ thiếu thốn về cơ sở
vật chất, đội ngũ cán bộ giảng viên đến kinh nghiệm trong vận hành của một trường Đại
học. Nhưng với hơn 10 năm phấn đấu nỗ lực không ngừng, Trường Đại học Kinh tế và
Quản trị kinh doanh đã đạt được nhiều tiến bộ, cơ sở vật chất được xây dựng khang trang
và ổn định, đội ngũ cán bộ giảng viên không ngừng được nâng lên cả về chất lượng và số
lượng, đáp ứng được yêu cầu phát triển đào tạo trong thời kỳ hội nhập; quy mô cũng như
chất lượng đào tạo đều được tăng lên và đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

Trong những năm qua, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã từng bước
khẳng định được uy tín, tạo được vị thế vững chắc trong Đại học Thái Nguyên và khu vực
về đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế, đạt được

nhiều thành tích như quy mơ đào tạo khơng ngừng tăng lên, nhất là đào tạo nguồn lực
trình độ cao thạc sĩ, tiến sĩ; nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học đã được chuyển giao áp
dụng có hiệu quả vào thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội; là điểm sáng trong hợp tác quốc
tế của Đại học Thái Nguyên. Tuy nhiên, hiện nay cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và
nghiên cứu khoa học vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu mở rộng quy mô đào tạo; hiệu quả
và cơ chế quản lý nhà trường còn chưa đáp ứng kịp yêu cầu đổi mới quản lý và cải cách
hành chính trong giáo dục; chất lượng dịch vụ đối với sinh viên và giảng viên còn nhiều
điểm cần bổ sung, hoàn thiện. Để đáp ứng được yêu cầu phát triển đào tạo trong thời kỳ
hội nhập và đáp ứng nhu cầu xã hội, Nhà trường cần hoạch định chiến lược phát triển
nhằm đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo phù hợp với tình hình mới,
đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
e. Chức năng và nhiệm vụ của Nhà trường
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh là Trường đại học công lập, trực thuộc
Đại học Thái Nguyên. Trường có chức năng đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học và
trên đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế,
kinh doanh, luật và quản lý nhằm phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước.
f. Nhiệm vụ chính của Nhà trường bao gồm:


6
- Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở các trình độ cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ về các
lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, quản lý và luật;
- Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp, các địa phương,
các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nước.
- Cung cấp các dịch vụ tư vấn, bồi dưỡng nhằm cập nhật và nâng cao kiến thức, kỹ năng
nghề nghiệp cho các doanh nghiệp, cán bộ quản lý của các tổ chức kinh tế - xã hội và các
địa phương;
- Hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu
khoa học và triển khai các dự án phát triển Nhà trường.

g. Yêu cầu xây dựng chiến lược phát triển Nhà trường

Ngày nay, Việt Nam ngày càng coi trọng giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học, đặc
biệt là hệ thống các trường Đại học, nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao quyết
định sự thành cơng của sự nghiệp cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước gắn với phát
triển nền kinh tế tri thức. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định “Giáo dục đào tạo cùng với
Khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu”[1] để sáng tạo ra hệ thống giá trị hiện đại,
mới mẻ, làm nguồn lực thúc đẩy và phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2013, Nghị quyết số
29-NQ/TW của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và
hội nhập quốc tế đã xác định: “Hoàn thiện cơ chế hợp tác song phương và đa phương,
thực hiện các cam kết quốc tế về giáo dục, đào tạo... Mở rộng liên kết đào tạo với những
cơ sở đào tạo nước ngồi có uy tín, chủ yếu trong giáo dục đại học và giáo dục nghề
nghiệp... Có cơ chế khuyến khích các tổ chức quản lý quốc tế, cá nhân nước ngoài, người
Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoạt động đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao
khoa học và công nghệ ở Việt Nam. Tăng cường giao lưu văn hóa và học thuật quốc
tế”[2]. Những chỉ dẫn quan trọng này của Đảng là cơ sở thúc đẩy nâng cao chất lượng
giáo dục Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Trong các văn kiện trình Đại hội XII, Đảng ta nhấn mạnh sự quan tâm đặc biệt và làm rõ
hơn lập trường, quan điểm, tính nhất quán về sự cần thiết phải đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Kế thừa quan điểm chỉ đạo của nhiệm kỳ
trước, Đảng ta đưa ra đường lối đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực, xác định đây là một kế sách, quốc sách hàng đầu, tiêu điểm của sự phát
triển, mang tính đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong
thế kỷ XXI, khẳng định triết lý nhân sinh mới của nền giáo dục nước nhà “dạy người, dạy
chữ, dạy nghề”.
Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam đến năm 2020 đã khẳng định các mục tiêu cơ
bản: đào tạo theo hai hướng: “nghề nghiệp - ứng dụng và nghiên cứu - phát triển, thực
hiện đào tạo theo tín chỉ, thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục Đại học, tăng cường
tính tự chủ của các trường Đại học, thỏa thuận công nhận bằng cấp với các nước trong

khu vực và trên thế giới”.[3]
Là một trong những trường đại học thuộc Đại học Thái Nguyên - một đại học vùng của
khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, Trường đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh


7
cần khẳng định vai trị và nhiệm vụ của mình góp phần vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân
lực, NCKH và chuyển giao công nghệ, thực hiện nhiệm vụ đổi mới giáo dục đại học và
sau đại học cho đất nước. Để thực hiện thành công những nhiệm vụ chung của giáo dục
đại học Việt Nam, tiếp tục duy trì và phát huy những thành tựu và khắc phục những
nhược điểm, khó khăn hiện tại, hướng tới một trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh
doanh mang tầm cỡ quốc tế cả về quy mô và chất lượng giáo dục đại học cũng như
NCKH; Đảng ủy, Hội đồng Trường, Ban Giám hiệu và toàn thể cán bộ giảng viên, sinh
viên, cựu sinh viên cùng gia đình cũng như bạn bè và đối tác của Trường trong và ngoài
nước khẳng định cần phải xây dựng và thực hiện thành công “Chiến lược Phát triển
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm
2030”.

h. Mục đích xây dựng văn bản chiến lược của Trường
Làm căn cứ để Nhà trường hoạch định các mục tiêu, các chương trình hành động và hệ
thống giải pháp chiến lược để đạt được các mục tiêu đã định trong giai đoạn hội nhập sâu
rộng, đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.

i. Giá trị sử dụng của văn bản chiến lược của Trường

- Làm định hướng chiến lược phát triển trong tương lai cho toàn bộ hoạt động của Nhà
trường; làm cơ sở để xây dựng kế hoạch chiến lược cho từng mảng hoạt động cũng như
làm cơ sở cho xây dựng các kế hoạch trung hạn và ngắn hạn;
- Làm cơ sở trong việc đổi mới đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và quản lý
công tác đào tạo trong Nhà trường;

- Làm cơ sở để giám sát, tổng kết đánh giá kết quả, điều chỉnh các hoạt động của Nhà
trường và xây dựng các kế hoạch dự phòng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và giảm bớt
rủi ro có thể xảy ra trong tương lai;
- Xác định các lĩnh vực ưu tiên cho từng giai đoạn phát triển của Nhà trường;
- Xây dựng và nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các đơn vị trong trường và giữa Nhà
trường với các đơn vị bên ngoài trường.
2.2 Lĩnh vưc hoạt động.
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh được thành lập theo Quyết định số
136/2004/QĐ-TTg ngày 02/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sắp xếp và tổ chức
lại các đơn vị đào tạo thuộc lĩnh vực Kinh tế, Quản lý và Quản trị kinh doanh trong Đại học
Thái Nguyên. Kể từ khi thành lập, Nhà trường luôn hướng đến đào tạo nhân lực trình độ cao
trong các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực hội
nhập quốc tế trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Để thực hiện sứ mạng của mình,
trong những năm qua Nhà trường đã không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên;
đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, nhất là trang bị phục vụ cho công tác đào tạo chất lượng cao
và nghiên cứu khoa học. Trong số hơn 300 giảng viên của Nhà trường có gần 20% giảng viên


8
có học vị tiến sĩ và học hàm phó giáo sư. Phần lớn trong số đó được đào tạo tại các trường đại
học hàng đầu của các nước phát triển.
Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh được Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đại học
Thái Nguyên giao cho tổ chức đào tạo ở cả ba cấp đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. Năm 2017, Nhà
trường đã được cấp Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục đạt tiêu chuẩn chất
lượng giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Với phương châm hướng
đến xây dựng môi trường đào tạo chuẩn quốc tế, nhiều chương trình hợp tác đào tạo, trao đổi
học thuật quốc tế đã và đang được Nhà trường triển khai. Đây là cơ hội tốt cho sinh viên có
thể trải nghiệm và làm quen với kiến thức và các nền văn hóa khác.
Hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cũng là một thế mạnh của Nhà
trường. Nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Tỉnh đã được triển khai và ứng dụng thành

công, có hiệu quả vào thực tiễn cuộc sống, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã
hội của khu vực miền núi phía Bắc.
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên rất sẵn sàng hợp
tác với tất cả các đối tác trong và ngoài nước, các cơ quan, ban ngành, địa phương, các doanh
nghiệp, các tổ chức và người học để đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước, các
địa phương và doanh nghiệp.

2.3 Cơ cấu tổ chức.

Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của nhà trường
2.4 Sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu.
SỨ MẠNG:
Nhà trường có sứ mạng là: “Đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học và sau đại học với
chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế trong các


9
lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và quản lý nhằm phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã
hội đất nước, nhất là ở khu vực Miền núi và Trung du Bắc bộ”.
TẦM NHÌN:
Về tầm nhìn, đến năm 2030, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh là trường
Đại học định hướng ứng dụng trong các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, quản lý và luật có uy
tín, thương hiệu và chất lượng, nhiều mặt ngang tầm với các trường đại học hàng đầu trong
cả nước và trong khu vực Đông Nam Á.
MỤC TIÊU:
2.4.1 Mục tiêu tổng thể.
Xây dựng Trường đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh trở thành Trường Đại học uy
tín trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ trong khu vực;
Một số lĩnh vực sánh ngang với các Trường Đại học hàng đầu trong cả nước và khu vực
ASEAN có cùng lĩnh vực hoạt động.

2.4.2 Mục tiêu cụ thể.
a) Xây dựng môi trường đào tạo thân thiện, lấy người học làm trung tâm, chú trọng đến
chất lượng đào tạo; xây dựng và phát huy các mối quan hệ hợp tác với các đối tác trong và
ngoài nước, nhất là cộng đồng doanh nghiệp làm nền tảng cho hình thức đào tạo lý thuyết kết
hợp với thực tiễn;
b) Đảm bảo kiến thức, chuyên môn, kỹ năng và phẩm chất đạo đức của người học sau khi
tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, từng bước đáp ứng được nhu cầu trong
hội nhập lao động thuộc khu vực ASEAN;
c) Các cơng trình, sản phẩm nghiên cứu khoa học và cơng nghệ có tính ứng dụng cao,
được áp dụng vào thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, làm nền tảng cho cơng tác
đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao của Nhà trường;
d) Đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ chun mơn cao, cập nhật được kiến thức
tiên tiến trên thế giới, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của nền kinh tế Việt Nam;
e) Xây dựng cơ bản hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất tiên tiến, hiện đại, đáp ứng được
yêu cầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học trong bối cảnh nâng cao chất lượng đào tạo phù hợp
với yêu cầu của thị trường lao động hội nhập quốc tế;
f) Sắp xếp lại bộ máy và nhân sự theo hướng gọn nhẹ, năng động, phát huy được tinh
thần làm chủ, tự giác, năng động sáng tạo của đội ngũ cán bộ giảng viên trong Nhà trường;
g) Hoàn thiện cơ chế quản lý nhằm phát huy tinh thần đoàn kết trong Nhà trường, huy
động sự tham gia chủ động, tích cực của đội ngũ giảng viên, cán bộ phục vụ đào tạo vào sự
nghiệp phát triển chung của Nhà trường;
h) Các nguồn lực tài chính được phát triển theo hướng đa dạng hóa và bền vững, hiệu quả
thông qua tăng cường, mở rộng hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước, khai thác các
hình thức huy động mới theo cơ chế mới, đặc thù; Tăng quy mô các nguồn thu của Trường,
tiến tới đạt được sự tự chủ về tài chính của trường đại học, sử dụng có hiệu quả nguồn kinh
phí từ ngân sách đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị cho Trường; Huy động mọi
nguồn lực tạo nguồn tài chính đủ để đảm bảo chủ động thực hiện các dự án phát triển Nhà
trường;



10
i) Nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính trị trong trường, xây dựng mơi
trường làm việc, học tập dân chủ, kỷ cương, văn minh, hiện đại thu hút được các chuyên gia
trong nước và quốc tế.

III. Nội dung nhiệm vụ chính được giao.
_Xây dựng hệ thống mạng cho trường Đại Học Kinh Tế Và Quản trị Kinh Doanh – Đại
Học Thái Nguyên.
IV. Nội dung các công việc và kết quả đạt được (trình bày đề tài nghiên cứu thực tập, các
công cụ, kỹ thuật thực hiện, kết quả của công việc theo từng nội dung công việc)

4.1 TUẦN 1
4.1.1.Nội dung cơng việc.
- Tìm hiểu về trường, cơ cấu tổ chức của nhà trường.
- Làm quen tác phong làm việc của nhà trường.
- Học cách trao đổi, báo cáo qua mail.
4.1.2.Kỹ thuật thực hiện
Giao tiếp trực tiếp với các bộ phận làm việc trong trường , trưởng đồn giới thiệu các nhóm
làm việc, làm quen với các thành viên trong nhóm thực tập. Được phân cơng vào các bộ phận
mong muốn được thực tập. Gặp gỡ, làm quen và trao đổi với người hướng dẫn một sô thơng
tin và u cầu trong q trình thực tập tạo thuận lợi công việc cho đôi bên.
4.1.3. Kết quả công việc.
_Nắm rõ thơng tin về cơ sở mình thực tập cũng như cơng việc được giao.
_Tìm hiểu nội quy của nhà trường
+ Các quy định về thời gian làm việc và sử dụng thiết bị trong quá trình làm việc.
+ Hiểu rõ quy định chung của nhà trường gồm nghĩa vụ, trách nhiệm cũng như quyền
lợi của nhân viên.
+ Trao đổi và làm việc qua các công cụ Email .



11
+ Củng cố lại các kiến thức sẽ được sử dụng trong quá trình thực tập.
+ Kiến thức cơ bản về kỹ năng mềm.
+ Kiến thức tìm kiếm, tổng hợp thơng tin.

4.2 TUẦN 2
4.2.1. Nội dung cơng việc.
- Tìm hiểu về hệ thống mạng của nhà trường.
- Giúp đỡ các phịng ban khắc phục sự cố máy tính, máy in.
4.2.2. Kỹ thuật thực hiện.
- Tìm hiểu về hệ thống mạng của trường :
+ khảo sát hệ thống mạng của nhà trường, các trang thiết bị nhà trường đang có.
+ Trao đổi trực tiếp thông tin với người hướng dẫn.
- Giúp đỡ các phịng ban khắc phục sự cố máy tính, máy in:
+ một số phòng ban lỗi win đơ lag , không vào được world, excel, power point.
+ máy in bị offline , khơng có driver.
4.2.3. Kết quả cơng việc.
_ Nắm được các trang thiết bị nhà trường hiện có gồm : 1 router cisco 2811, 1 core-sw
3750, 10 switch 2960, 2 server Dell PowerEdge , 3 server IBM , 5 modem wifi và hơn 200
máy tính để bàn .

Hình 4.1 Router 2811 cisco


12

Hình 4.2 Core Switch 3750

Hình 4.3 Switch 2960



13

Hình 4.4 Server Dell PowerEdge

Hình 4.5 Server IBM


14

Hình 4.6 Modem Wifi Meraki

Hình 4.7 Modem Wifi TP – Link

_ Khắc phục được lỗi máy in offline bằng cách rút cáp cắm lại, khởi động lại các tiến trình,
dịch vụ trên máy tính, tắt chế độ offline.


15

4.3 TUẦN 3
4.3.1. Nội dung cơng việc
- Tìm hiểu về switch layer 2 và layer 3.
- Tìm hiểu về vlan, intervlan, vtp, trunking.
- Làm bài test chia vlan.
4.3.2. Kỹ thuật thực hiện
_ Tìm hiểu bằng cách đọc các tài liệu hiện có trên mạng.
4.3.3. Kết quả cơng việc.
_ Switch layer 2 :
+ Chuyển mạch lớp 2 chịu trách nhiệm chính về việc truyền dữ liệu trên lớp vật lý và thực

hiện kiểm tra lỗi trên mỗi khung được truyền và nhận. Một chuyển mạch lớp 2 yêu cầu địa
chỉ MAC của NIC trên mỗi nút mạng để truyền dữ liệu.
Nó tự động tìm địa chỉ MAC bằng cách sao chép địa chỉ MAC của mỗi khung nhận được
hoặc nghe các thiết bị trên mạng và duy trì địa chỉ MAC của chúng trong bảng chuyển tiếp.
Điều này cũng cho phép chuyển đổi lớp 2 gửi nhanh khung đến các nút đích.
Tuy nhiên, giống như các cơng tắc lớp khác (3,4 trở đi), một chuyển mạch lớp 2 không thể
truyền tải gói tin trên địa chỉ IP và khơng có bất kỳ cơ chế nào để ưu tiên các gói dựa trên ứng
dụng gửi / nhận.
+ Nguyên lý hoạt động và chức năng của switch layer 2 Cisco
Chuyển mạch switch lớp 2 là thiết bị mạng chuyển tiếp lưu lượng dựa trên địa chỉ lớp
MAC (Ethernet hoặc Token Ring).
Công nghệ cầu nối đã được khoảng từ những năm 1980 (và thậm chí có thể sớm hơn). Bridge
liên quan đến việc phân đoạn các mạng cục bộ (LAN) ở cấp lớp 2. Một bridge thường tìm
hiểu về các địa chỉ điều khiển truy cập phương tiện (MAC) trên mỗi cổng của nó và chuyển
các khung MAC một cách minh bạch đến các cổng đó.
Những bridge này cũng đảm bảo rằng các frame được đặt cho các địa chỉ MAC nằm trên
cùng một cổng với trạm gốc không được chuyển tiếp đến các cổng khác. Vì mục đích của
cuộc thảo luận này, chúng tôi chỉ xem xét các mạng LAN Ethernet.
Thiết bị chuyển mạch lớp 2 có hiệu quả cung cấp chức năng tương tự. Chúng tương tự như
các bridge đa dạng ở chỗ chúng học và chuyển tiếp các frame trên mỗi cổng. Sự khác biệt
chính là sự tham gia của phần cứng đảm bảo rằng nhiều đường dẫn chuyển đổi bên trong
switch có thể hoạt động cùng một lúc.


16
_ Switch layer 3 :
Switch layer 3 làm việc gần như giống router bởi vì nó cũng có bảng định tuyến và hình
thành các broadcast domain. Tuy nhiên nó được gọi là Switch là do :
Trơng hình thức nó như 1 con switch với 24, 48… ports Ethernet và không có cổng WAN
+Nó hoạt động như switch lớp 2 khi kết nối các thiết bị trong cùng một mạng

+Nó như một con switch mà được gắn thêm bảng định tuyển IP thông minh vào bên
trong
+Switch hoạt động rất nhanh trong đến switch khác hoặc định tuyến gói tin
+Nói cách khác thì Switch Layer 3 chính là router tốc độ cao mà khơng có cổng kết nối
WAN.

Hình 4.8 : Mơ hình kết nối Core Switch và Switch Access
Core Switch là phân khúc dịng thiết bị chuyển mạch Layer 3 có chức năng quản lý ,
Routing như các bộ định tuyến Router, một số mã nổi bật của Cisco như là: Switch Cisco
C3850, Switch Cisco C3750, Switch C3650…
Dựa trên mơ hình 3 lớp của Cisco
Lớp Core Switch được coi là xương sống của hệ thống mạng, thơng thường trong mơ hình 3
lớp của Cisco thì Core Switch nằm trên cùng của mơ hình 3 lớp và chúng thực hiện vận
chuyển lượng lớn dữ liệu, tốc độ cao mà vẫn đảm bảo được độ tin cậy nhất định.
Khi chọn thiết bị này bạn cũng cần lưu ý chọn các giao thức định tuyến có thời gian thiết lập
thấp nhất và có kèm bảng định tuyến đơn giản nhất.


17
Đơn giản hơn Switch Access được sử dụng để cung cấp kết nối cổng đến từng Client trên một
mạng, mọi người vẫn hay gọi phân khúc dòng sản phẩm này là Desktop Layer và đặc biệt
phù hợp với các tính năng của lớp Access như:
- Tiếp tục thực hiện các access control và policy từ lớp Phân Phối.
- Tạo ra các collision domain riêng biệt nhờ dùng các switch chứ không dung hub/bridge.
- Lớp truy cập phải chọn các bộ chuyển mạch có mật độ cổng cao đồng thời phải có giá thành
thấp, kết nối đến các máy trạm hoặc kết nối tốc độ Gigabit (1000 Mbps) đến thiết bị chuyển
mạch ở lớp phân phối.
_Vlan , inter vlan , vtp, trunking
 VLAN
+ Cơng nghệ VLAN được sử dụng để nhóm các máy trạm và máy chủ vào trong một nhóm

logic.
+ Các thiết bị trong một VLAN được hạn chế truyền thông cùng với các thiết bị trong VLAN
cho nên hoạt động mạng chuyển mạch giống như một số lượng của các LAN riêng lẻ không
kết nối. Các doanh nghiệp thường sử dụng VLAN như một cách chắc chắn rằng các nhóm
người dùng riêng biệt được nhóm một cách logic.
+ Với mạng LAN thơng thường các nhóm làm việc và các phịng ban (Tiếp thị kinh doanh,
Kế tốn…) nằm trong một mạng vật lý, nhưng với VLAN thì được nằm trong một mạng
logic.
+ Lợi ích của vlan :


Có tính linh động cao



Hạn chế truyền quảng bá, tiết kiệm băng thơng của mạng



Thắt chặt vấn đề an ninh mạng



Vượt qua các rào cảng vật lý

 VTP
1. Cấu hình VTP
- Đưa Switch vào một miền VTP đang hoạt động: Vì ngầm định khi VTP được kích hoạt
Switch sẽ hoạt động ở chế độ VTP server, có thể dẫn đến việc cập nhật sai, nên để thêm một
Switch vào một miền VTP đang hoạt động cần thực hiện các bước sau:

• Xóa cấu hình của Switch, xóa file “vlan.dat”


18
• Khởi động lại Switch
• Nếu hoạt động ở chế độ VTP server thì phải đặt giá trị Revision number bằng 0
• Đặt mật khẩu cho miền
- Các bước cấu hình VTP như sau:
+ Xác định phiên bản VTP sẽ được sử dụng.
+ Xác định xem Switch sẽ là thành viên của một miền VTP mới hay một miền VTP đang
hoạt động.
+ Chọn chế độ VTP cho Switch.
- Ví dụ:
Switch#config terminal Switch(config)#vtp version 2
Switch(config)#vtp mode server
Switch(config)#vtp domain cisco
Switch(config)#vtp password mypassword
Switch(config)#end
- Xem cấu hình VTP trên Switch: Switch#show vtp status
2. Sự lượt bớt VTP (VTP Pruning)
Ngầm định Switch sẽ gửi broadcast các gói tin mà nó khơng có thơng tin trong bảng MAC ra
toàn mạng. Điều này làm tăng lưu lượng khơng cần thiết. Sự lượt bớt VTP là một tính năng
được sử dụng để loại lưu lượng truy cập không cần thiết, do đó tăng hiệu quả sử dụng băng
thơng.
Các đối tượng quảng bá không xác định trên một VLAN chỉ được chuyển tiếp trên liên kết
trunk nếu Switch nhận trên đầu cuối có cổng thuộc VLAN đó. Sự lượt bớt VTP là sự mở rộng
trên phiên bản 1 của VTP, sử dụng kiểu thông điệp VTP bổ sung.
Khi một Switch có một cổng với một VLAN, thì Switch gửi quảng bá đến các Switch lân cận
mà có cổng hoạt động trên VLAN đó. Các miền lân cận của nó sẽ giữ thơng tin này để giải
quyết nếu có lưu lượng tràn từ một VLAN có sử dụng cổng trunk hay không. Ngầm định sự

lượt bớt VTP bị tắt.
 Trunking


19
Chia nhỏ VLAN đồng nghĩa với việc chia nhỏ vùng broadcast domain nhằm hạn chế những
rủi do sảy ra như virut cũng như việc bảo mật tốt hơn, đồng thời dễ áp đặt proxy hơn cho
người quản lý hệ điều hành mạng. Cùng với việc chia VLAN không thể không nhắc đến khái
niệm Trunking.
Mỗi VLAN là một miền broadcast domain khác nhau, trafic của mỗi VLAN khi đi vào đường
Trunk sẽ được tách VLAN ID để phân biệt trafic thuộc VLAN nào.

Hình 4.9
Có hai kiểu đường Trunk : chuẩn DOT1Q hay 802.1q do IEEE đề ra và chuẩn do Cisco đề ra
là ISL tuy nhiên khơng phải dịng sản phẩm của cisco nào cũng hỗ trợ chuẩn ISL do đó chuẩn
dot1q được sử dụng phổ biến hơn
Vì chuẩn DOT1Q được sử dụng phổ biến nên chúng ta cần biết đến khái niệm đó là
Native vlan ( chỉ có ở chuẩn chung dot1q) là một VLAN khi một fame xuất phát từ VLAN
naỳ khi đi vào đường Trunk sẽ không tách VLAN id vào, mặc định native vlan trên thiết bị
cisco là vlan 1 và có thể thay đổi native vlan được
Chúng ta nên đồng bộ native vlan trên các Switch đấu nối có đường Trunk vì nếu 2 Switch
khác nhau về native vlan sẽ bị block ra khỏi đường trunk và 2 vlan này sẽ không giao tiếp
được với nhau nữa
Tại sao lại phải có native vlan thì trong những bản tin trao đổi định kì giữa cac Switch có
thể gửi thông qua native vlan mà không phải can thiệp vào từng fame tách id vlan nhờ đó
giảm được một phần process cho thiết bị.


20


Hình 4.10
// Cấu hình đường trunk :
Switch(config)#int f0/1
Switch(config-if)#switchport trunk encapsulation dot1q // đánh lệnh này nếu switch hỗ trỡ
cả hai chuẩn ISL và Dot1q ta cần chỉ rõ là dùng chuẩn nào để lên đường trunk
Hai switch đang đấu nối với nhau qua cổng f0/5 va cổng f0/5 của sw 2
+ với switch 1 ta thực hiện
Switch(config)#int f0/1
Switch(config)#sw mode trunk
+ thực hiện tương tự với sw 2 tại cổng f0/2
Cuối cùng nếu muốn kiểm tra xem đã lên đường Trunk thành công chưa ta sử dụng lệnh
- Switch# show interface trunk.

4.4 TUẦN 4
4.4.1. Nội dung các cơng việc
-Tìm hiểu về tường lửa .
-Chức năng, nhiệm vụ ,ưu, nhược điểm.
4.4.2.Kỹ thuật thực hiện
_Tìm hiểu tài liệu online.
4.4.3. Kết quả đạt được.
_ Tìm hiểu về tường lửa
Firewall (Tường lửa) là hệ thống bảo mật mạng (network security system) giám sát và kiểm
soát tất cả các network traffic đến và đi dựa trên các quy tắc bảo mật nâng cao và được xác
định.
Nói chung, computer firewall (tường lửa máy tính) là một chương trình phần mềm ngăn chặn
truy cập trái phép vào private network hoặc từ private network. Firewall là các công cụ có thể


21
được sử dụng để tăng cường bảo mật cho các máy tính được kết nối với mạng, chẳng hạn như

mạng LAN hoặc Internet. Chúng là một phần không thể tách rời của một security framework
toàn diện cho network của bạn.
Firewall giúp hồn tồn cách ly máy tính của bạn với Internet bằng cách sử dụng "wall of
code" để kiểm tra từng packet dữ liệu riêng lẻ khi nó đến hai bên tường lửa - đến hoặc đi từ
máy tính của bạn - để xác định xem nó có được phép vượt hay khơng, hay sẽ bị chặn lại.
Tường lửa có khả năng tăng cường bảo mật bằng cách kiểm soát khá chi tiết về các loại chức
năng và quy trình hệ thống nào có quyền truy cập vào tài nguyên mạng. Các tường lửa này có
thể sử dụng nhiều loại chữ ký và host conditions để cho phép hoặc từ chối traffic. Mặc dù
nghe có vẻ phức tạp nhưng tường lửa tương đối dễ cài đặt, thiết lập và hoạt động.
Hầu hết mọi người nghĩ rằng tường lửa là một thiết bị được cài đặt trên network và nó kiểm
sốt traffic đi qua network segment.
Tuy nhiên, bạn có thể sở hữu một host-based firewalls. Điều này có thể được thực hiện trên
chính các hệ thống, chẳng hạn như với ICF (Tường lửa kết nối Internet). Về cơ bản, công
việc của cả hai tường lửa là như nhau: ngăn chặn xâm nhập và cung cấp một phương pháp
kiểm soát truy cập mạnh mẽ. Định nghĩa một cách đơn giản, tường lửa là một hệ thống bảo
vệ máy tính của bạn, kiểm sốt truy cập các điểm thực thi chính sách.
Các loại Firewall
Firewall được chia làm 2 loại, gồm Firewall cứng và Firewall mềm.
1. Firewall cứng
Firewall cứng là những Firewall được tích hợp trên Router.
+Đặc điểm của Firewall cứng:
• Khơng được linh hoạt như Firewall mềm: không thể thêm chức năng, thêm quy tắc
như Firewall mềm.
• Firewall cứng hoạt động ở tầng thấp hơn Firewall mềm (tầng Network và tầng
Transport)
• Firewall cứng khơng thể kiểm tra nội dung của một gói tin. • Một số Firewall cứng
thông dụng: NAT, Cisco ASA 5500,….
2. Firewall mềm
Firewall mềm là những Firewall được cài đặt trên các Server.
+Đặc điểm của Firewall mềm:

• Tính linh hoạt cao: có thể thêm, bớt các quy tắc, các chức năng.
• Firewall mềm hoạt động ở tầng cao hơn Firewall cứng (Tầng Application)


22
• Firewall mềm có thể kiểm tra được nội dung của gói tin (thơng qua các từ khóa) •
Một số Firewall mềm thông dụng: Zone Alarm, Microsoft ISA Server 2006, Norton
Firewall,...
_Chức năng, nhiệm vụ ,ưu, nhược điểm.
 Nhiệm vụ
Firewall hỗ trợ máy tính kiểm sốt luồng thơng tin giữa intranet và internet, Firewall
sẽ quyết định dịch vụ nào từ bên trong được phép truy cập ra bên ngoài, những người
nào bên ngoài được phép truy cập vào bên trong hệ thống, hay là giới hạn truy cập
những dịch vụ bên ngồi của những người bên trong hệ thống, mình lấy ví dụ như
giới hạn trang Facebook, tất cả những người trong hệ thống sẽ không thể truy cập vào
được mạng xã hội này. Sau đây là một số nhiệm vụ chính của Firewall:
• Cho phép hoặc vơ hiệu hóa các dịch vụ truy cập ra bên ngồi, đảm bảo thơng









tin chỉ có trong mạng nội bộ.
Cho phép hoặc vơ hiệu hóa các dịch vụ bên ngồi truy cập vào trong.
Phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công từ bên ngồi.
Hỗ trợ kiểm sốt địa chỉ truy cập (bạn có thể đặt lệnh cấm hoặc là cho phép).

Kiểm soát truy cập của người dùng.
Quản lý và kiểm soát luồng dữ liệu trên mạng.
Xác thực quyền truy cập.
Hỗ trợ kiểm soát nội dung thơng tin và gói tin lưu chuyển trên hệ thống mạng.
Lọc các gói tin dựa vào địa chỉ nguồn, địa chỉ đích và số Port ( hay cịn cổng),



giao thức mạng.
Người quản trị có thể biết được kẻ nào đang cố gắng để truy cập vào hệ thống





mạng.
Firewall hoạt động như một Proxy trung gian.
Bảo vệ tài nguyên của hệ thống bởi các mối đe dọa bảo mật.
Cân bằng tải: Bạn có thể sử dụng nhiều đường truyền internet cùng một lúc,



việc chia tải sẽ giúp đường truyền internet ổn định hơn rất nhiều.
Tính năng lọc ứng dụng cho phép ngăn chặn một số ứng dụng mà bạn muốn.

Ví dụ như Facebook Messenger, Skype, Zalo…
 Nhược điểm
+ Firewall không thể bảo vệ các mối nguy hiểm từ bên trong nội bộ. Tác hại thì khỏi
cần nói các bạn cũng đã biết, nếu một ai trong cơng ty có ý đồ xấu, muốn phá hoại thì
Firewall cũng đành bó tay.

+ Firewall khơng có đủ thơng minh để có thể đọc và hiểu từng loại thông tin và tất
nhiên là nó khơng thể biết được đâu là nội dung tốt và đâu là nội dung xấu. Mà đơn
thuần Firewall chỉ hỗ trợ chúng ta ngăn chặn sự xâm nhập của những nguồn thông tin
không mong muốn nhưng phải xác định rõ các thông số địa chỉ.


23
+ Firewall không thể ngăn chặn các cuộc tấn công nếu như cuộc tấn cơng đó khơng
“đi qua” nó. Ví dụ cụ thể đó là Firewall khơng thể chống lại một cuộc tấn công từ một
đường dial-up, hoặc là sự dị rỉ thơng tin do dữ liệu bị sao chép bất hợp pháp ra đĩa
mềm.
+ Firewall cũng không thể chống lại các cuộc tấn công bằng dữ liệu (data-drivent
attack). Khi có một số ứng dụng hay phần mềm.. được chuyển qua thư điện tử (ví dụ
như Gmail, Yahoo mail…), nó có thể vượt qua Firewall vào trong mạng được bảo vệ.
+ Firewall không thể làm nhiệm vụ rà quét virus trên các dữ liệu được chuyển qua nó,
do tốc độ làm việc, sự xuất hiện liên tục của các virus mới và do có rất nhiều cách để
mã hóa dữ liệu để có thể thốt khỏi khả năng kiểm sốt của firewall. Tuy nhiên, chúng
ta không thể phủ nhận một điều rằng Firewall vẫn là giải pháp hữu hiệu được áp dụng
khá rộng rãi hiện nay.
4.5 TUẦN 5
4.5.1. Nội dung các công việc
-Thiết kế sơ đồ mạng cho nhà trường..
-Bảo trì hệ thống mạng của nhà trường.
4.5.2.Kỹ thuật thực hiện
_ Thiết kế trên phần mềm cisco packet tracer .
_ Bảo trì hệ thống mạng của nhà trường : bấm dây mạng.
4.5.3. Kết quả cơng việc.
_ Sơ đồ thiết kế :

Hình 4.11 Sơ đồ hệ thống mạng ĐHKT&QTKD



24
_ Bảo trì:
+Bấm lại các đầu dây mạng của tịa nhà trung tâm.
4.6 TUẦN 6
4.6.1. Nội dung các công việc
_Cấu hình chia vlan, inter vlan , vtp trên access swicth và core swicth.
4.6.2. Kỹ thuật thực hiện
 Trên switch core
_ Chia vlan:
CORE(config)#vlan 20 ( tạo vlan 20)
CORE(config-vlan)#name ctsv ( đặt tên cho vlan 20 là ctsv)
CORE(config-vlan)#exit
CORE(config)#vlan 21
CORE(config-vlan)#name taichinh
CORE(config-vlan)#exit
CORE(config)#vlan 22
CORE(config-vlan)#name daotao
CORE(config-vlan)#exit
CORE(config)#vlan 23
CORE(config-vlan)#name ketoan
CORE(config-vlan)#exit
CORE(config)#vlan 24
CORE(config-vlan)#name qtkd
CORE(config-vlan)#exit
CORE(config)#vlan 25
CORE(config-vlan)#name tt-tv
CORE(config-vlan)#exit



25
CORE(config)#vlan 26
CORE(config-vlan)#name thuchanh
CORE(config-vlan)#exit
CORE(config)#vlan 27
CORE(config-vlan)#name yte
CORE(config-vlan)#exit
CORE(config)#vlan 28
CORE(config-vlan)#name nhaxe
CORE(config-vlan)#exit
CORE(config)#vlan 30
CORE(config-vlan)#name dhcp
CORE(config-vlan)#exit
CORE(config)#vlan 40
CORE(config-vlan)#name iuquanly
CORE(config-vlan)#exit
CORE(config)#vlan 50
CORE(config-vlan)#name testonline
CORE(config-vlan)#exit

_ Inter vlan :
CORE(config)#int vlan 20
CORE(config-if)#ip add 192.168.20.1 255.255.255.0
CORE(config-if)#exit
CORE(config)#int vlan 21
CORE(config-if)#ip add 192.168.21.1 255.255.255.0
CORE(config-if)#exit



×