LUẬT THƯƠNG MẠI, HÀNG HOÁ VÀ DỊCH VỤ
Mục lục
Bài 1: Giới thiệu
Đối với DNTN: DNTN tuy không có tư cách pháp nhân, cũng không có tài sản độc lập nhưng nó lại đư
• Tự chịu trách nhiệm bằng tài sản, ở mức thương nhân thì chỉ được hiểu là khi chủ thể đó là chủ s
• Do đó nó là một chủ thể kinh doanh: Tức là chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh và có nghĩa
Đối với khoản 1 Điều 6 LTM 2005: Cần hiểu cụm từ "cá nhân" ở đây là như thế nào? Cần phải hiểu là
Đối với chi nhánh và VPDĐ: VPDĐ không được thực hiện khuyến mại, chỉ được thực hiện trưng bày s
I.
-
Thương nhân
1. Khái niệm và phân loại
Các chủ thể là thương nhân (cơ bản, thường xuyên): Doanh nghiệp, HGĐ, HTX và
liên hiệp HTX (Tổ chức kinh tế) Chủ thể không thường xuyên của Luật thương mại là cơ quan quản lý nhà nước về
kinh tế: Đó là cơ quan thay mặt nhà nước, nhân danh nhà nước thực hiện tổ chức quản
1
lý, chỉ đạo các thương nhân tiến hành hoạt động kinh doanh thương mại như: Chính
phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND, các sở, phòng, ban…
2. Thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam
Khoản 1 Điều 16 LTM 2005: Hiện diện thương mại tại VN, không có hiện diện
thương mại tại VN. (Nghị định 90).
DNCVĐTNN là thương nhân VN (K4 Đ16), còn Nhà đầu tư nước ngoài mới là
thương nhân nước ngoài.
Tuy nhiên, khi 2 DNCVĐTNN ký hợp đồng với nhau, mặc dù HĐ này vẫn đc xác
định là HĐ mua bán hàng hóa quốc tế, nhưng không có yếu tố NN vì 2 DN này là
thương nhân VN, thực hiện hoạt động thương mại trên VN, đối tượng hàng hóa
trên VN không cho phép chọn luật.
-
3. Phạm vi áp dụng của LTM 2005 và các nguyên tắc cơ bản
Luật thương mại có phạm vi điều chỉnh là:
• Các hoạt động của thương nhân như: đầu tư, mua bán hàng hoá, cung ứng dịch
vụ đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác nhằm mục đích sinh lợi.
• Các hoạt động mang tính tổ chức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng
liên quan trực tiếp đến hoạt động thương mại như: Đăng ký kinh doanh, kiểm
tra, giám sát hoạt động kinh doanh, thương mại; giải thể và phá sản doanh
nghiệp.
Trong một số bản án, quyết định, cơ quan giải quyết tranh chấp đã giải quyết tư cách đương
sự trong TT như sau:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
Bị đơn: công ty A-chi nhánh của tổng công ty Y- CTTNHH 1 TV
Nguyên đơn: DN tư nhân D
Nguyên đơn: DNTN P, do bà H, chủ DN làm đại diện
Bị đơn: ông M, chủ DNTN M
Bị đơn: cơ sở T (biết rằng cơ sở T là HKD)
Bị đơn: Đại lý thức ăn tôm T, do bà T làm đại diện (Đại lý thức ăn tôm T là HKD)
Bị đơn: của hàng âm thanh ánh sáng nhạc cụ HQ, biết rằng đây là HKD
Bị đơn: bà P, chủ cửa hàng HQ (biết rằng theo GCN HKD, thì HKD là cơ sở HQ)
Bị đơn: bà T là chủ hộ KD T
Câu hỏi:
Việc xác định tư cách đương sự trong TT như trên của các CQ giải quyết tranh chấp có phù
hợp với qui định của PL không?
Phân biệt tư cách chủ thể HĐ và tư cách đương sự trong TT. Ý nghĩa của việc xác định đúng
tư cách chủ thể HĐ và tư cách đương sự trong TT.
2
Tình huống 1:
Công ty A giao kết với công ty B làm một dây chuyền sản xuất cà phê. Công ty B với trình
độ của mình thực hiện xong đơn hàng một cách nhanh chóng.
Trong HĐ có nói là phía công ty A sẽ thanh toán một phần tiền, phần còn lại sẽ thanh toán
sau khi đã hết hạn bảo hành là 5 năm
Tuy nhiên, sử dụng được 1 năm, công ty A thấy rằng đối thủ có dây chuyền sản xuất chất
hơn, năng suất gấp rưỡi mà giá thành như nhau. Công ty A ko thể huỷ HĐ và cũng ko thể bán
dây chuyền sản xuất.
Thế là phía công ty A yêu cầu tuyên HĐ với công ty B vô hiệu do công ty B chỉ đc đăng ký
ngành nghề là cơ khí, không có ngành nghề chế tạo dây chuyền sản xuất cà phê. Tức là HĐ
vô hiệu do chủ thể không thực hiện đúng ngành nghề đăng ký kinh doanh
Vậy hướng giải quyết ra sao?
Nội dung vụ việc xoay quanh về vấn đề tự do trong kinh doanh, 1 nguyên tắc cơ bản trong
TM.
Học thuyết ultra vires (vượt quá thẩm quyền) được áp dụng phổ biến trong luật công ty với
nghĩa là hành vi vượt quá phạm vi hoạt động kinh doanh của công ty mà đã được nêu trong
văn kiện thành lập công ty (và đã được đăng ký với cơ quan đăng ký công ty). Trong các đạo
luật thành lập công ty có các quy định hạn chế phạm vi hoạt động của công ty. Việc vi phạm
các quy định hạn chế này được coi là hành vi ultra vires và giao dịch vì vậy sẽ vô hiệu.
Ưu điểm:
-
-
-
Với mục đích là nhằm để bảo vệ chủ nợ và cổ đông tương lai. Bằng cách này, một chủ nợ
hoặc một cổ đông tương lai có thể tham chiếu đến điều khoản về phạm vi hoạt động của
công ty tại thỏa thuận thành lập/điều lệ công ty để biết phạm vi hoạt động của công ty và
quyết định có cho nợ hoặc đầu tư vào công ty hay không.
Nếu công ty có hành vi vượt quá phạm vi hoạt động đã quy định thì chủ nợ hoặc cổ đông
có quyền yêu cầu tòa án ra lệnh cho công ty chấm dứt hành vi vượt quá thẩm quyền hoặc
yêu cầu giải thể công ty.
Đối với giao dịch vượt quá thẩm quyền đã giao kết với bên thứ ba, cổ đông hoặc chủ nợ
có quyền yêu cầu tòa án tuyên vô hiệu giao dịch với bên thứ ba.
Nhược điểm:
-
Hạn chế quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Những người điều hành doanh
nghiệp một mặt luôn phải xác định xem hành vi của mình đang thực hiện nhân danh
doanh nghiệp có nằm trong phạm vi hoạt động của doanh nghiệp hay không. Nếu
3
-
không, dù đó là cơ hội kinh doanh có lợi nhuận cao cũng không được quyền giao dịch
mặc dù công ty hoàn toàn có khả năng thực hiện.
Các cổ đông có thể sửa đổi thỏa thuận thành lập và điều lệ tương ứng nhưng quy
trình sửa đổi thì lâu mà cơ hội kinh doanh có thể đã bị mất.
Đối với các bên giao dịch với doanh nghiệp, trước khi giao dịch cũng phải tìm hiểu
xem doanh nghiệp có thẩm quyền giao kết trong một lĩnh vực nào đó không. Tuy
nhiên, quan trọng hơn là một bên ác ý luôn có thể lạm dụng học thuyết để yêu cầu vô
hiệu hợp đồng, khiến học thuyết trở thành một cái bẫy cho những bên ngay tình.
Khoản 1 Điều 39, Đạo luật về Công ty 2006 Anh quốc quy định: “Tính có hiệu lực của một
hành vi của công ty không bị ảnh hưởng bởi lý do rằng công ty không có thẩm quyền thực
hiện hành vi đó như được quy định tại thỏa thuận thành lập công ty”.
“The validity of an act done by a company shall not be called into question on the ground of
lack of capacity by reason of anything in the company's constitution”.
Thừa nhận tính có hiệu lực của giao dịch với bên thứ ba, các nhà lập pháp Anh vẫn cho phép
học thuyết có giá trị ràng buộc trong nội bộ công ty. Giả sử các cổ đông trong Thỏa thuận
thành lập vẫn quy định về phạm vi hoạt động của công ty mà người đại diện cho công ty lại
hành động vượt quá phạm vi này, gây thiệt hại cho công ty hay chủ nợ thì người đại diện sẽ
chịu trách nhiệm trực tiếp với cổ đông hoặc chủ nợ công ty.
Tóm lại, học thuyết không có giá trị ràng buộc đối với bên thứ ba. Hợp đồng, giao dịch với
bên thứ ba vượt quá phạm vi hoạt động kinh doanh vẫn có hiệu lực. Tuy nhiên, học thuyết lại
có giá trị ràng buộc trong nội bộ công ty.
***
Giả sử nếu một công ty chưa thỏa mãn điều kiện kinh doanh do pháp luật yêu cầu, ví dụ chưa
có chứng chỉ hành nghề, giấy phép kinh doanh hay vốn pháp định, nhưng lại giao dịch với
một bên thứ ba thì giao dịch có vô hiệu hay không?
Về vấn đề này, nguyên tắc chung là thẩm phán sẽ phải xác định xem yêu cầu về điều kiện
kinh doanh là quy định cấm (quy định bắt buộc) của pháp luật hay chỉ là quy định mang tính
quản lý hành chính. Nếu quy định về điều kiện kinh doanh là quy định cấm (bắt buộc) của
pháp luật – yêu cầu được đặt ra để bảo vệ lợi ích công cộng (ví dụ sức khỏe cộng đồng, an
ninh quốc gia…), bên liên quan nhất thiết phải thỏa mãn điều kiện kinh doanh mới được giao
dịch, thì hậu quả giao dịch sẽ vô hiệu tuyệt đối. Nếu là quy định mang tính quản lý – yêu cầu
mang tính quản lý hành chính nhà nước mà không phải để bảo vệ lợi ích công cộng, thì giao
dịch không nhất thiết bị vô hiệu mà hậu quả chỉ là phạt vi phạm hành chính đối với các bên
vi phạm.
Theo Khoản 1 Điều 12 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, Điều 9 Luật
BHVBQPPL 1996, văn bản pháp luật chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ hoặc bãi bỏ
4
bằng văn bản pháp luật của chính cơ quan Nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc bị đình chỉ
việc thi hành, hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Luật này cũng quy định các trường hợp văn bản pháp luật hết hiệu lực gồm:
(1) Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;
=> Không có
(2) Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan Nhà nước đã
ban hành văn bản đó;
(3) Bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Chưa có văn bản nào thay thế, bổ sung, bãi bỏ Nghị quyết 04 nên theo Luật Ban hành văn
bản quy phạm pháp luật, Nghị quyết 04 vẫn còn hiệu lực.
Tình huống 2:
Thương nhân A và B ký 1 HĐ mua bán hàng hóa: mật rỉ đường. Các bên có thỏa thuận rất
nhiều, một trong số đó là chất lượng của hàng hóa (có nhiều tiêu chí xác định chất lượng,
trong đó có 2 yếu tố cần quan tâm là hàm lượng đường và độ đông đặc). Thỏa thuận tiếp theo
là giao tại bên bán. A hỗ trợ trong việc. Tuy nhiên việc bảo quản mật rỉ đường rất nghiêm
ngặt và khó khăn. Ngay khi hàng xuất khỏi kho, có một thỏa thuận: A tạo điều kiện cho B để
B kiểm tra, nhưng A chỉ xuất kho khi B đồng ý (như là ký phiếu xuất kho) và khi hàng ra
khỏi kho thì A không chịu trách nhiệm rủi ro nữa. Bên B chỉ kiếm tra ngoại quan.
Sau đó B bán cho C với giá cao hơn. Khi hàng giao đến kho của C, không có yếu tố lưu kho
và không có suy giảm chất lượng. C kiểm tra lại bằng giám định thì phát hiện thấy 2 tiêu chí
trên thấp hơn so với thỏa thuận trong hợp đồng. Bên C từ chối nhận hàng và thực hiện các
chế tài khác.
B sau khi chịu trách nhiệm với C, yêu cầu A hoàn lại tiền vì cho rằng hàng bị suy giảm chất
lượng không do lỗi của B, A phải chịu trách nhiệm hoàn toàn. Phía A không phủ nhận giảm
chất lượng, nhưng họ cho rằng vì có thỏa thuận loại trừ trách nhiệm giữa 2 bên phát sinh hiệu
lực. A cũng tạo mọi điều kiện để cho B kiểm tra.
Câu hỏi: Trách nhiệm về sự không phù hợp của hàng hóa thuộc về bên nào?
Cần lưu ý: Đây không phải là rủi ro trong MBHH, mà sự suy giảm chất lượng hàng hóa là
do vi phạm hợp đồng.
Kể cả bên A có biết hàng suy giảm chất lượng, nhưng chỉ khi những sự suy giảm này an nguy
đến tính mạng, sức khỏe của người khác thì phải thông báo ngay. Còn nếu không thì phía A
cũng không có nghĩa vụ phải thông báo. Ngoài ra, đây cũng chưa phải là thông tin thay đổi
trong giao kết hợp đồng theo Điều 387 BLDS 2015.
5
Bên cạnh đó, nếu sử dụng Điều 44 mang tính chất Quy phạm bắt buộc thì hiểu bắt buộc A và
B ỏ đây là về cái gì?
-
-
Nếu theo Luật 1997, bên bán là bên gánh nặng nhất, phải chịu trách nhiệm đến cùng
đối với hàng hóa mình được giao, kiểm tra hàng hóa thuộc về bên bán.
Đến Luật 2005, kiểm tra hàng thuộc về thỏa thuận giữa các bên. Bên mua giờ là bên
kiểm tra, bên bán tạo điều kiện để kiểm tra. Có 2 trường hợp đó là khoản 4 và 5 Điều
44.
Các biện pháp thông thường tức là các biện pháp kiểm tra nếu áp dụng sẽ có thể
không biết được các khiếm khuyết tiềm ẩn.
Luật mới đã san sẻ trách nhiệm cho cả bên bán lẫn bên mua. Song dù thế nào, việc phân định
trách nhiệm là theo Luật, chứ các bên không được thoả thuận khác. 2 khoản 3 và 4 được quy
định bắt buộc. Do đó nếu như thỏa thuận loại trừ giữa A và B không tương thích với khoản 4
và 5 thì thỏa thuận không được áp dụng.
Cần lưu ý thêm: Chỉ khi có thỏa thuận kiểm tra theo K1 Đ44 (và A – B có thỏa thuận), thì
mới có phân định trách nhiệm theo khoản 4 và 5. Còn nếu không có thì theo Điều 40, vốn là
một điều khoản tùy nghi (Lúc này thỏa thuận giữa A và B có hiệu lực và bên B chịu).
Do đó, sau này khi tư vấn, cần lưu ý rằng: tùy vào khách hàng muốn gì, mà khoan tư vấn
phải có điều khoản thỏa thuận kiểm tra hàng hóa. Lúc này phải theo Điều 40. Còn nếu khách
muốn có kiểm tra thì tư vấn phải có thỏa thuận.
Bài 2: Hoạt động mua bán hàng hoá
I.
II.
Mua bán hàng hoá trực tiếp:
Hợp đồng MBHH:
1. Chủ thể:
+ Giữa các thương nhân.
+ Thương nhân và 1 bên không thương nhân, chọn LTM giải quyết (Điều 1.3 LTM
2005).
* Nếu hợp đồng chỉ chọn áp dụng pháp luật Việt Nam giải quyết thì không được
xem là chọn LTM.
2. Đặc điểm:
• Đối tượng:
o Hàng hoá: động sản, (kể cả động sản hình thành trong tương lai) và các
vật gắn liền với đất, được phép lưu thông (Điều 25, 26 LTM)
o Hàng hoá cấm XK, cấm NK (phụ lục 1 NĐ số 69/2018/NĐ-CP ngày
15/5/2018]
o Nghị định 59/2006/NĐ-CP, Nghị định 43/2009/NĐ-CP về HH cấm KD,
hạn chế KD và KD có điều kiện
6
-
3. Nội dung của hợp đồng:
Cần bảo đảm nội dung HĐ phải tuân theo quy phạm PL bắt buộc. Còn lại là quy phạm
tùy nghi, cho các bên thỏa thuận lựa chọn.
Cách LTM tiếp cận ra sao?
Ví dụ: về chất lượng hàng, đây là thỏa thuận giữa các bên. Nhưng nếu như không có
thỏa thuận, thì sẽ áp dụng một tiêu chuẩn chung để đánh giá hàng hóa có được xem là
phù hợp hay không, theo Điều 39 LTM 2005.
Đối với mục đích sử dụng cụ thể: trường hợp hàng hóa thực tế không đáp ứng được
nhu cầu của bên bán thì nếu biết hoặc phải biết thì cũng xem là không phù hợp.
Về không bảo đảm chất lượng: Ván đề được đặt ra là chất lượng ở đây là chỉ cần bảo
đảm thành phần chính giống với hàng mẫu, hay bắt buộc tất cả các thành phần đều
phải giống?
4. Thực hiện hợp đồng:
Thực hiện HĐ có 2 nhóm quy phạm: nhóm quy phạm bắt buộc và nhóm quy phạm tuỳ nghi
a) Thực hiện nghĩa vụ của bên bán
Giao hàng và các chứng từ liên quan đến hàng hoá:
-
Giao hàng hoá đúng phương thức (Điều 36)
Giao chứng từ liên quan đến hàng hoá (Điều 42)
Giao hàng đúng số lượng, chất lượng, quy cách phẩm chất và điều kiện giao hàng tại
địa điểm quy định: Nếu không có thoả thuận về chất lượng hàng hoá giữa các bên, thì
nếu thuộc một hay nhiều TH tại Khoản 1 Điều 39 LTTM 2010 thì sẽ được xem là
hàng hoá không đạt chất lượng.
b) Thực hiện nghĩa vụ của bên mua
- Tiếp nhận hàng hoá (Điều 56)
- Thanh toán tiền hàng: về điều khoản giá cả (Điều 52)
Tình huống: Các bên mua bán nhau lụa tơ tằm, mà cần phải ra thợ thủ công dệt. Các bên
thỏa thuận: Bên mua sẵn sàng thanh toán 90% tiền hàng trước khi thanh toán, 6 tháng sau
hàng mới được giao đến. Bên mua thanh toán 10% còn lại. Các bên ký HĐ, gia hạn 1 tuần từ
ngày. 2 ngày trước khi đến hạn thanh toán 90% tiền hàng thì bên mua nhận thấy bên bán có
thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Như vậy, chắc chắn bên mua phải ngừng thanh
toán. Nhưng việc thanh toán này có vi phạm nghĩa vụ thanh toán?
Bài học: Thương nhân (khách hàng) phải tự bảo vệ bản thân bằng quy định rõ ràng trong HĐ
về các trường hợp ngừng thanh toán. Nếu không thì phải từ chối thanh toán tiền hàng, chấp
nhận trả tiền vi phạm nghĩa vụ, bồi thường thiệt hại và tiền lãi chậm trả.
Phân tích: 4 TH ngừng thanh toán tiền mua hàng theo Điều 51 LTM 2005:
1. Bên bán lừa dối: không có căn cứ chứng minh do bên bán có thể chứng minh khả năng
7
tiếp tục thực hiện hợp đồng của mình
2. Chứng minh bên bán mất khả năng thanh toán: phải chứng minh bên bán đã nộp thủ
tục phá sản
3. Hàng hoá thuộc đối tượng đang bị tranh chấp
4. Hàng hoá không phù hợp với hợp đồng
* Đọc thêm: quy định về vi phạm HĐ trước hạn (Điều 51). Các bên được phép thoả thuận về
ngưng tiếp tục thực hiện HĐ trong TH bên còn lại vi phạm HĐ trước hạn.
Tài liệu: />
III.
-
-
MBHH thông qua SGDHH
1. Khái niệm: Điều 63 LTM 2005
Hoạt động thương mại nhằm mua bán một lượng hàng hoá nhất định của một loại
hàng hoá nhất định của SGDHH
Tiêu chuẩn hàng hoá thuân thủ theo quy định của SGDHH
Giá được thoả thuận tại thời điểm giao kết HĐ
Thời gian giao hàng được xác định thời điểm trong tương lai
Ưu điểm của giao dịch qua SGDHH: Vì Sở là một tổ chức trung gian, nên là ngoài
việc khớp lệnh mua – bán thì nó còn cung cấp các dịch vụ, cơ sở vật chất – kỹ thuật
cho các bên nhằm hỗ trợ cho các bên trong giao dịch (chẳng hạn giao hàng hóa, thanh
toán bù trừ: 2 hoạt động này giải quyết được nỗi sợ của cả bên bán lẫn bên mua).
Có 2 trung tâm qua Sở cụ thể: Trung tâm thanh toán bù trừ, Trung tâm giao nhận hàng
hóa. Khi có vấn đề xảy ra tại các giai đoạn thực hiện hợp đồng, 2 trnug tâm này sẽ
đứng ra gánh chịu rủi ro, giảm thiểu thiệt hại cho các bên. Đây là điều mà giao dịch
mua bán trực tiếp không làm được.
-
-
2. Đặc điểm:
Thứ nhất, chủ thể tham gia vào giao dịch trên Sở giao dịch hàng hoá:
o Trung tâm thanh toán bù trừ MBHH qua SGDHH (trung tâm thanh toán bù
trừ): Điều 26 Nghị định 158/2006/NĐ-CP, K23 Đ1 Nghị định 51/2018
o Trung tâm giao nhận hàng hoá: Điều 29 Nghị định 158/2006/NĐ-CP
Thứ hai, về hình thức:
o Hợp đồng kì hạn: Khoản 2 Điều 64 LTM 2005
o HĐ về quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán: Khoản 3 Điều 64
o Quyền chọn mua: giá thị trường > giá thoả thuận trên HĐ => có lời (trừ tiền
mua quyền) và ngược lại.
o Quyền chọn bán: giá thị trường < giá thoả thuận trên HĐ => có lời (trừ tiền
mua quyền) và ngược lại.
8
Bài 3: Dịch vụ thương mại
I.
Khái quát về cung ứng dịch vụ
1. Các khái niệm:
2. Hợp đồng dịch vụ
II.
Các dịch vụ thương mại chủ yếu
1. Dịch vụ Logistics
a. Khái niệm
b. Phân loại
c. Điều kiện KD DV Logistics
d. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong HĐ
e. Vấn đề miễn trách nhiệm
f. Vấn đề giới hạn trách nhiệm
g. Vấn đề cầm giữ hàng hoá
2. DV quá cảnh hàng hoá
a. Các khái niệm
b. Quan hệ DV QCHH
c. Quyền và nghĩa vụ của các bên
d. Quản lý nhà nước đối với quá cảnh hàng hoá
* Dịch vụ quá cảnh tách ra khỏi logisictics vì bản chất của DV quá cảnh là mượn đường
trong lãnh thổ VN, điểm bắt đầu và điểm kết thúc nằm ngoài lãnh thổ VN hoặc nằm trong
các khu vực đặc biệt như khu chế xuất, khu phie thuế quan… Logistics không cho phép vận
chuyển hàng hoá cấm xuất khẩu trong khi quá cảnh có thể được NN cho phép. Ngoài ra, quá
cảnh không được cầm giữa hàng hoá để khấu trừ nợ.
3. DV giám định
a. Khái niệm
b. Quan hệ dịch vụ giàm định: 2 trường hợp
c. Quyền và nghĩa vụ của các bên
d. Chứng thư giám định
e. Giám định lại
f. Giám định sai
Tình huống 1:
Công ty T và công ty B ký kết hợp đồng dịch vụ nấu ăn ngày 1/4/2015. Theo đó công ty T tự
trang bị các thiết bị cần thiết tại căn tin trong nhà máy của công ty B để nấu ăn phục vụ cho
9
nhân viên của công ty B. Đơn giá 25.000 đồng / suất ăn (chưa bao gồm VAT). Thời hạn hợp
đồng từ 1/4/2015 – 1/4/2018. Sau khi ký hợp đồng, công ty T lắp đặt trang thiết bị, đưa nhân
viên vào nấu ăn cho nhân viên của công ty B cho đến 31/12/2016 thì công ty B đã tự ý cho
rằng công ty T thực hiện không đúng hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng với công
ty T. Công ty T cho rằng công ty B đơn phương CDHĐ trái pháp luật nên yêu cầu Tòa án
buộc Công ty B bồi thường các khoản sau:
1. Tổn thất về đầu tư thiết bị: 180 triệu đồng.
2. Lợi nhuận 16 tháng còn lại của hợp đồng: 15 triệu x 16 tháng = 240 triệu đồng.
3. Chi phí di dời: 7.500.000 đồng.
Tổng: 427.500.000 đồng.
Công ty B cho rằng lý do ngừng hợp đồng vì công ty T không thực hiện đúng hợp đồng. Cụ
thể: không cung cấp bữa ăn đủ chất lượng, không cung cấp tốt dịch vụ cho nhân viên, không
bố trí đủ số lượng nhân viên theo thỏa thuận, không cung cấp hồ sơ của nhân viên, không
thông báo cho công ty B khi có thay đổi nhân sự nấu bếp. Trước khi chấm dứt hợp đồng,
công ty B đã thông báo trước 30 ngày cho công ty T theo đúng thỏa thuận. Như vậy việc
chấm dứt HĐ trước thời hạn là phù hợp. Công ty B không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của
công ty T.
Yêu cầu: Giải quyết yêu cầu các bên. Biết rằng Điều 3 của HĐ về điều kiện chấm dứt: Công
ty B có quyền đơn phương CDHĐ nếu không hài lòng về chất lượng phục vụ của công ty T.
Ngoài ra còn 1 điều kiện nữa: Nếu 1 trong 2 bên muốn CDHĐ thì thông báo cho bên kia
trước 30 ngày.
Gợi ý: Trong tranh chấp này: nguyên đơn là cung cấp dịch vụ nấu ăn, vậy đã rõ mục đích
sinh lợi. Nhưng phía bị đơn ký HĐ này có nhằm mục đích sinh lợi không?
Xác định luật áp dụng
Công ty B sử dụng dịch vụ, không trực tiếp sinh lợi, nhưng việc cho nhân viên ăn uống
kiểu này thì tức là phục vụ, thúc đẩy cho việc sinh lợi nhuận. (Theo mục 3.3 nghị quyết
01/2005/NQ-HĐTP).
Luật TM 2005 sẽ được áp dụng.
Cơ sở nào để chấm dứt hợp đồng? và việc chấm dứt này có đúng quy định của pháp luật?
Hành vi pháp lý nào dẫn đến chấm dứt?
Trường hợp này hành vi đơn phương chấm dứt HĐ của cty B là đúng. Và đây là đình
chỉ HĐ theo Đ310 LTM 2005
Cách khác: Măc dù Luật TM không mặc nhiên. Nhưng vì việc chấm dứt này là mặc
nhiên, nên theo Điều 11 LTM 2005, áp dụng nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong
HĐTM
10
Tình huống 2:
Thương nhân A và TN B Ký kết HĐ mua bán hàng hóa. A thực hiện nghĩa vụ giao, B là
người nhận hàng nhưng không nộp tiền. B cho rằng hàng giao không phù hợp với hợp đồng.
Hàng này được sản xuất theo dây chuyền khép kín hiện đại nên A cho rằng hàng phù hợp với
hợp đồng, B khiếu nại không đúng. Song, B nằng nặc không chịu, nên A muốn thu thập thêm
chứng cứ. Do đó, A ký HĐ giám định hàng hóa với thương nhân C, thuê C giám định hàng
này. Kết quả hàng phù hợp với hợp đồng Càng củng cố niềm tin của A, sau đó A gửi thư
đòi tiền B và kết quả giám định cho B. Lúc này nhận được chứng thư giám định, B vẫn éo
khôngchịu tin. Do đó, B thuê 1 thương nhân D giám định lại. Kết quả hàng không phù hợp.
Cuối cùng, A và B cùng thuê 1 thương nhân là E giám định lại lần 2. Kết quả giám định lại
lần 2 là hàng không phù hợp với hợp đồng.
Lúc này, A khởi kiện C và yêu cầu C hoàn lại chi phí, với lý do: Khi ngay từ đầu C đã có kết
quả không đúng, thì tổn thất đã phát sinh nhiều hơn. Do đó tổn thất phải trả đáng nhẽ sẽ thấp
hơn. Do đó A yêu cầu C bồi thường phần phát sinh thêm.
Vậy C có phải chịu trách nhiệm cho tổn thất phát sinh thêm hay không? Biết kết quả của E
được dùng để giải quyết tranh chấp.
C chỉ chịu trách nhiệm cho tổn thất phát sinh khi:
• Theo Điều 261 LTM 2005 thì A cần chứng minh C giám định không trung thực, không
khách quan hoặc sai về kỹ thuật, nghiệp vụ giám định.
• Theo điểm a K2 Đ262 LTM 2005 thì chính C tự thừa nhận đã giám định sai.
Do đó, nếu A không yêu cầu D giám định, nhưng A vẫn có thể bị chịu trách nhiệm.
Cần lưu ý, điểm b K3 Đ262 LTM 2005 không thừa nhận kết quả giám định lại lần 2 là đúng,
mà chỉ là có giá trị pháp lý ràng buộc với tất cả các bên.
Lưu ý: Dù kết quả giám định có gây bất lọi hay không cho bên yêu cầu, thì bên yêu cầu vẫn
phải chịu ràng buộc pháp lý. Do đó, việc đơn phương yêu cầu giám định là mạo hiểm. Như
vậy, tốt nhất là cùng thỏa thuận yêu cầu giám định. Còn nếu đơn phương yêu cầu giám định,
thì nó chỉ có giá trị tham khảo với bên không yêu cầu.
Riêng đối với Logistics thì luôn phải thỏa thuận các điều khoản chế tài.
Tình huống 3:
Công ty A và công ty B ký hợp đồng dịch vụ Logistics và thực hiện hợp đồng này bao gồm
các chuỗi hoạt động liên quan. Trong quá trình thực hiện, thương nhân B vẫn còn 1 khoản nợ
1 tỷ đồng với A. Tới khi A đưa hàng cho B đơn hàng 10 tỷ đồng thì A yêu cầu B thanh toán
khoản nợ trên. Cho nên A áp dụng quyền cầm giữ, quyết định cầm đơn hàng trên và yêu cầu
B thanh toán nợ trên. B phải nộp tiền trong 45 ngày, sau ngày này thì sẽ định đoạt cho đơn
11
hàng trên. B phản ứng với A là phải trả hàng cho B ngay vì sắp đến hạn giao dịch với khách
hàng là C rồi.
Nhưng A không chịu vì B đã trễ hạn nợ quá lâu rồi, nên quyết tâm không giao hàng. Trễ hạn
với C, B chịu luôn. 45 ngày sau khi hết hạn cầm giữ, A bán đơn hàng trên, và trả tiền cho B
một khoản. B không đồng ý vì cho rằng A phải trả lại toàn bộ số hàng. B cũng cho rằng tại
sao A lại bán hàng của B thấp hơn giá trị thực tế (đơn hàng đáng nhẽ 15 tỷ nhưng thực chất là
có 12 tỷ).
Vậy giải quyết ra sao? Trách nhiệm các bên đến đâu?
Bài học: Thương nhân Logistics có quyền cầm giữ một lượng hàng hoá có giá trị tương ứng
với số nợ của khách hàng để bù trừ vào khoản nợ. Tuy nhiên, do B nợ A 1 tỷ đồng trong khi
A lại cầm giữ số hàng hoá trị giá 10 tỷ nên việc làm này là không hợp lý => tránh việc vi
phạm tội chiếm giữ tài sản trái PL. B có quyền yêu cầu A bồi thường các thiệt hại phát sinh
Khó thực hiện việc định đoạt hàng hoá của khách hàng do có nhiều hệ quả phát sinh => trên
thực tế các công ty kinh doanh DV logistics sẽ yêu cầu khách hàng ký quỹ để bảo đảm.
Ngoài ra, về việc định đoạt. Liệu A có phải báo cho B thông báo về hàng mình thanh toán,
bao gồm cả giá bán? Thường là chủ sở hữu (hoặc được ủy quyền) bán hàng. Ở đây thì thương
nhân Logistics ko phải chủ sở hữu bán hàng, mà lại bán để trừ nợ. Vậy khoản 3 Điều 239
LTM 2005 áp dụng như thế nào? Ở đây là áp dụng nguyên tắc hạn chế tổn thất thấp nhất có
thể, Điều 305 LTM (nghĩa vụ hạn chế tổn thất).
Như vậy, ở trong trường hợp này, nếu như DN có nợ với thương nhân Logistics thì biết rằng
mình đã bị hạn chế quyền sở hữu. Khi cầm giữ, DN Logistics chỉ cầm giữ một số lượng nhất
định, thường là tương ứng với khoản nợ chứ không cầm hết. Khi giao dịch, cần phải bảo đảm
nguyên tắc hạn chế tổn thất thấp nhất có thể.
Bài 4: Trung gian thương mại
I.
Khái Quát về TGTM
1. Khái niệm chung
2. Đặc điểm chung
II.
Các hoạt động TGTM
1. Đại diện cho thương nhân
a. Khái niệm
b. Quan hệ đại diện cho thương nhân
c. Quyền và nghĩa vụ của các bên
d. Mở rộng: nghĩa vụ không cạnh tranh
2. Môi giới TM
12
1. Khái niệm: Môi giới thương mại là hình thức trung gian thuần tuý nhất,
không trực tiếp tham gia vào quá trình mua bán
2. Quan hệ môi giới thương mại
3. Quyền và nghĩa vụ của các bên
3. Uỷ thác MBHH
4. Đại lý thương mại
Phân biệt uỷ thác với đại lý dựa trên ý chí trong giao kết giữa các bên. Trong HĐ đại
lý thương mại thì các bên mong muốn hợp tác và gắn bó lâu dài, mua bán một hay
nhiều loại hàng hoá trong một thời gian dài. Trong khi đó HĐ uỷ thác thương mại
ngắn hơn, thường nhắm tới việc mua/bán một hay nhiều mặt hàng trong một thời gian
ngắn.
Đại lý thương mại
Nhà phân phối
Luật thương mại 2005
CSPL
Khái
niệm
Đại lý thương mại là một hoạt động trung
gian thương mại được điều chỉnh bởi Luật
thương mại 2005
Luật thương mại không điều chỉnh
loại hình này
Đại lý thương mại là hoạt động thương
mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý
thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính
mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý
hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý
cho khách hàng để hưởng thù lao.
Nhà phân phối: Trung gian mua
hàng hoá, dịch vụ của nhà sản xuất
để rồi bán lại cho nhà bán lẻ hoặc
những nhà sử dụng công nghiệp.
Nhà phân phối có thể cung cấp/
bán sản phẩm tới trực tiếp người
tiêu dùng hoặc có thể quản lý
nhiều đại lý
Điều 166 Luật thương mại 2005
Chủ
thể
+ Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng
hoá cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng
cho đại lý mua hoặc là thương nhân uỷ
quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng
dịch vụ.
+ Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hoá
để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để
làm đại lý mua hoặc là bên nhận uỷ quyền
cung ứng dịch vụ
+ Nhà sản xuất, cung ứng hàng
hóa
+ Bên phân phối: Không nhất thiết
phải là thương nhân
13
Đối
tượng
Hàng hóa, dịch vụ
Hàng hóa
Bản
chất
Không phải là mua bán, mà bên đại lý chỉ là
nhân danh chính mình mua bán hàng hóa
cho bên giao đại lý.
Mua đứt bán đoạn, nhà phân phối
mua hàng hóa từ nhà sản xuất và
đi bán lại (mua đi bán lại)
Hợp
đồng
Hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa
Hợp đồng mua bán hàng hóa
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thù lao
đại lý được trả cho bên đại lý dưới hình thức
hoa hồng hoặc chênh lệch giá.
Vì do nhà phân phối được quyền
ấn định giá bán ra nên tiền thu lại
là số tiền chênh lệch giá (thu lợi từ
việc mua đi bán lại)
Thù
lao
(khoản 1 Điều 171)
Quyết
định
giá cả
Về nguyên tắc bên giao đại lý sẽ ấn định giá
hàng hóa mà đại lý bán ra, trừ trường hợp
đại lý bao tiêu có quyền ấn định giá (bên đại
lý không được ấn định giá cả) Điều 172,
174 Luật thương mại 2005
Nhà phân phối sẽ quyết định giá
hàng hóa mà mình bán ra
Quyền
sở hữu
hàng
hóa
Bên đại lý không là chủ sở hữu đối với hàng
hoá (quyền sở hữu hàng hóa vẫn thuộc về
bên giao đại lý, bên giao đại lý giao hàng
hóa nhưng không chuyển giao quyền sở
hữu)
Nhà phân phối trở thành chủ sở
hữu đối với hàng hóa phân phối
Quan
hệ với
người
tiêu
dùng
Đại lý chỉ là tổ chức trung gian giữa nhà sản
xuất và người tiêu chỉ có trách nhiệm cung
ứng hàng hóa không chịu trách nhiệm khác.
Quan hệ gần gũi với người tiêu
dùng hơn, nếu có gì phát sinh thì
giải quyết trực tiếp giữa nhà phân
phối và người tiêu dùng
Trách
nhiệm
pháp
lý
Liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng
hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất
lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ
trong trường hợp có lỗi do mình gây ra
(khoản 5 Điều 175 Luật thương mại 2005)
Chịu trách nhiệm pháp lý đối với
hàng hóa bán cho người tiêu dùng,
nhà bán lẻ,...
14
Độc lập, không chịu sự giám sát
hay kiểm tra.
Vấn đề
về
kiểm
soát
Vấn đề
rủi ro
đối với
hàng
hóa
Chịu sự kiểm tra, giám sát của bên giao đại
lý và báo cáo tình hình hoạt động đại lý với
bên giao đại lý;
Khoản 6 Điều 175 Luật thương mại 2005
Không có trách nhiệm phải tuân
thủ những chỉ dẫn của nhà cung
ứng liên quan đến hoạt động mua
bán hàng hóa cho khách hàng của
mình
Bên giao đại lý với tư cách là chủ sở hữu
nên phải chịu rủi ro xảy ra đối với hàng hóa,
cũng như gánh chịu trách nhiệm đối với
khách hàng
Quyền sở hữu đã được chuyển cho
bên phân phối, bên phân phối chịu
rủi ro
Bài 18 quyển xanh: Uỷ thác nhập khẩu
-
-
Lưu ý: Theo khoản 3 Điều 165 LTM 2005, thì kể cả khi phía X có thông báo cho A về
việc chấp thuận thỏa thuận giữa X và B thì chỉ dẫn này không phù hợp với thỏa thuận
giữa A và X, B nên A không có nghĩa vụ tuân thủ chỉ dẫn này. X cần gửi công văn cho
A để ra chỉ dẫn cho phu hợp với thoả thuận.
Điều này khác với khoản 3 Điều 145 LTM 2005, khi mà phía đại diện sẽ đưa chỉ dẫn
cho bên nhận đại diện, miễn là chỉ dẫn này không trái quy định pháp luật vì phía đại
diện vẫn là bên phải chịu nếu như xảy ra vi phạm pháp luật.
Tình huống 1:
Công ty A và công ty B ký hợp đồng đại lý (B là bên đại lý, A là bên giao đại lý). B ký hợp
đồng mua bán hàng hóa với C, bán hàng hóa cho C. Lưu ý, khi giao hàng, thì A vẫn thuộc sở
hữu hàng của mình. Nhưng B vẫn nhân danh mình thực hiện hợp đồng mua bán với C, tức
vẫn phát sinh cho bên bán. Lúc B bán hàng cho C, thì C kiểm tra và phát hiện hàng không
phù hợp với hợp đồng. Sau đó C áp dụng các chế tài thương mại lên B.
Nhưng nếu B không có khả năng chịu chế tài cho C, thì C có quyền yêu cầu A chịu chế tài?
Liệu B có thể từ chối do việc hàng kém chất lượng này là do A giao cho B ngay từ đầu rồi.
Vậy A sẽ bị phát sinh trách nhiệm bồi thường cho C? Vì khi nhận đại lý thì B không làm gì
tác động lên hàng hóa A giao, cũng không làm cho hàng hóa bị khiếm khuyết.
15
Bài học: Bản chất của hoạt động trung gian thương mại là một hoạt động cung ứng dịch vụ,
với đặc trưng là bên trung gian nhân danh mình thực hiện các hoạt động mua bán, cung ứng.
Lúc này, bên trung gian sẽ chịu các trách nhiệm pháp lý với bên thứ 3, nếu như có thiệt hại
xảy ra. Cho dù hàng hóa có như thế nào thì phía trung gian đại lý vẫn phải chịu, do bên đại lý
phải có trách nhiệm kiểm tra hàng khi nhận từ bên giao đại lý. Do đó bên giao đại lý không
phát sinh trách nhiệm pháp lý trong TH này.
Khoản 2 Điều 173 LTM 2005 quy định về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng đại lý giữa bên
đại lý và bên giao đại lý, chứ không phải là giữa bên thứ 3 và bên đại lý.
Tình huống 2:
NTD mua nước giải khát từ một hộ kinh doanh B. Biết rằng hộ kinh doanh B có HĐ đại lý
với 1 doanh nghiệp, doanh nghiệp này giao hàng nước giải khát cho B. Tuy nhiên lúc NTD
kiểm tra thì phát hiện có vật lạ trong chai nước (vậy tức là hàng không phù hợp với hợp
đồng). Đầu tiên, NTD khiếu nại và khởi kiện doanh nghiệp. Vậy có bồi thường thiệt hại
không?
Bài học: DN là bên giao đại lý sẽ phải bồi thường. Vì trong TH này bên thứ 3 lại là NTD.
Lúc này, doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý, căn cứ Điều 14 LTM 2005 (nguyên
tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng).
NTD sẽ có quyền yêu cầu đại lý hoặc DN sản xuất bồi thường theo trách nhiệm sản phẩm
(product liability, một phần của strict liability).
Bài 5: Các hoạt động thương mại khác
1. Cho thuê hàng hoá (Điều 269-283)
Tình huống: A cho B thuê tàu biển theo hợp đồng có thời hạn 5 năm. Hợp đồng có hiệu
lực trong 2 năm thì A bán cho C. C ra công văn yêu cầu B đưa tàu, viện dẫn quyền sở hữu
hàng hoá trong hợp đồng mua bán. B liền viện dẫn Điều 283 LTM 2005, quy định: mọi
thay đổi về quyền sở hữu đối với hàng hóa cho thuê không ảnh hưởng đến hiệu lực của
hợp đồng cho thuê. C liên tục gửi công văn yêu cầu B đưa tàu cho mình. Tàu biển của B
16
bị BQL cảng vụ Quảng Ninh ra quyết định thu hồi trả cho C và B đòi bồi thường A. A cho
rằng mình đã thông báo cho B về việc bán tàu cho C chứ không ra công văn yêu cầu B
giao nộp tàu cho C. Như vậy B phải khiếu nại với đối tượng nào để đòi bồi thường và yêu
cầu trả tàu.
Bài học: Khi A chuyển quyền sở hữu cho C nhưng A với B có hợp đồng cho thuê, thì liệu
C có thay A trong hợp đồng đó không?
-
Không đương nhiên, vì việc thay địa vị trong hợp đồng tức là phải có thêm chuyển
-
giao quyền và nghĩa vụ. Lúc này đòi hỏi phải có sự thỏa thuận của cả 3 bên.
Việc B giao tàu lại cho C là không đúng. Vì theo Điều 283, hợp đồng cho thuê được
ưu tiên. Tức là B sẽ giữ lại tàu, hoặc sẽ yêu cầu A giải quyết với C. Nếu như có quyết
định của cơ quan NN thì B có quyền khiếu kiện QĐ đó theo thủ tục Tố tụng hành
chính.
Như vậy, việc B giao cho C tức là tự nguyện giao.
Do đó, nếu như B phát sinh tổn thất từ việc tự nguyên giao này, thì B không thể được
bồi thường từ bất kỳ ai. Kết luận: xem như B thiệt hại toàn bộ, mà không được đền bù
gì, cũng không hoàn trả được gì.
2. Nhượng quyền thương mại (Điều 284-291)
Câu hỏi:
-
1. Đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại?
Quyền thương mại
2. Quyền thương mại là gì? Khoản 6 Điều 3 Nghị định 35/2006/NĐ-CP.
“Quyền thương mại” bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các quyền sau đây:
a) Quyền được Bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình
tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ theo một hệ thống
do Bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương
mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của Bên nhượng
quyền;
b) Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền sơ cấp quyền thương
mại chung;
c) Quyền được Bên nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho Bên nhận quyền thứ cấp
theo hợp đồng nhượng quyền thương mại chung;
d) Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền quyền thương mại
theo hợp đồng phát triển quyền thương mại.
17
3. Sự khác biệt giữa hợp đồng nhượng quyền và hợp đồng li0xăng SHCN?
Bên nhận quyền được sự hỗ trợ của bên nhượng quyền để thực hiện việc kinh
doanh đúng theo đường lối của bên nhượng quyền, chịu sự kiểm tra, giám sát
nghiêm ngặt theo quy định của bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền vẫn có sự
kiểm soát nhất định đối với bên nhận quyền và hưởng thù lao nhượng quyền.
Tạo nên tính đồng bộ trong hệ thống
-
Nhượng quyền lại cho bên thứ 3 theo Khoản 1 Điều 290:
Cách hiểu 1: nhượng quyền lại = chuyển giao quyền
Cách hiểu 2: nhượng quyền lại = chuyển giao quyền + nhượng quyền thứ cấp
Công ty A đã có thâm niên 3 năm trong ngành kinh doanh thức ăn nhanh tại Mỹ. Công ty
A nhượng quyền thương mại cho 2 công ty khác là B và C để kinh doanh thực phẩm thức
ăn nhanh ở VN. Ngày 20/2/2016, công ty A kí hợp đồng nhượng quyền thương mại với B,
ngày 2/4/2016, A kí hợp đồng nhượng quyền thương mại với C. Ngày 20/10/2016, công
ty B kí hợp đồng nhượng quyền thứ cấp với công ty D dựa trên hợp đồng công ty A và B
đã kí vào ngày 20/2/2016. Ngày 2/6/2016, do nhận thấy hoạt động kinh doanh nhượng
quyền thương mại không đem lại kết quả như mong muốn, công ty A đã thêm vào thực
đơn của cửa hàng một số món ăn khác mà mình tự chế biến nhằm tăng doanh thu cho cửa
hàng. Đến ngày 12/10/2016, Công ty đã quyết định chuyển giao quyền thương mại mà
mình nhận từ công ty A sang cho công ty E.
1. Công ty B và C có quyền thực hiện các việc trên hay không?
2. Giả sử hợp đồng được ký giữa công ty B và D, C và E là đúng theo quy định của pháp
luật, hãy cho biết sự khác nhau giữa 2 hợp đồng này biết rằng các công ty B, C, D, E
đều là các doanh nghiệp VN hoạt động tại VN.
Bài làm
1. Do các công ty A, B, C đều là thương nhân theo định nghĩa tại Khoản 1 Điều 6 Luật
thương mại, hợp đồng giữa các bên được thực hiện trên lãnh thổ VN, nên được điều
chỉnh bởi Luật thương mại 2005, theo Khoản 1 Điều 1 LTM 2005.
Hành vi kí hợp đồng chuyển nhượng thứ cấp giữa cty B và D: Do đối tượng của hợp
đồng nhượng quyền là "quyền thương mại" (định nghĩa tại Khoản 6 Điều 3),
Hành vi tự động thêm các món ăn vào thực đơn của C: Khoản 3 Điều 289 nghĩa vụ
tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của
thương nhân nhượng quyền
Hành vi chuyển giao quyền thương mại C và E: Khoản 7 Điều 289, nghĩa vụ khi
chuyển giao quyền thương mại thì phải được sự chấp nhận của bên nhượng quyền
TM.
18
Các TH chấm dứt nhượng quyền thương mại: bên nhận quyền (B) đạt được thoả thuận
với bên nhượng quyền (A) về việc chuyển giao quyền cho một bên mới (C), thế chỗ
của B. Bên nhượng quyền chỉ được phép từ chối khi thuộc các TH luật địn (theo
Khoản 3 Điều 15 Nghị định 35/2006).
Bài 6: Các hoạt động xúc tiến thương mại
A. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI VÀ PHÁP LUẬT
VỀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI:
I.
Khái niệm xúc tiến thương mại
II.
Đặc điệm chung của hoạt động xúc tiến thương mại
III.
Vai trò của hoạt động xúc tiến thương mại
IV.
Khái quát về pháp luật xúc tiến thương mại
B. CÁC HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI CỤ THỂ
I.
Khuyến mại
1. Khái niệm và đặc điểm
2. Các hình thức khuyến mại
3. Các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại
II.
Quảng cáo và thương mại
1. Khái niệm và đặc điểm của quảng cáo thương mại
Quảng cáo trên internet = trưng bày sản, giới thiệu sản phẩm trên internet
2. Vấn đề áp dụng pháp luật đối với hoạt động quảng cáo thương mại
3. Các vấn đề pháp lý quan trọng về quảng cáo thương mại
III.
Trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ
1. Khái niệm và đặc điểm
2. Các hình thức trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ
3. Các điều kiện pháp lý đối với trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ
4. Kinh doanh dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ
IV.
Hội chợ, triển lãm thương mại
1. Khái niệm và đặc điểm
2. Điều kiện tổ chức, tham gia hoạt động hội chợ, triển làm thương mại
3. Các vấn đề về thủ tục
Bài 7: Chế tài & khiếu nại trong thương mại
I.
CHẾ TÀI TRONG THƯƠNG MẠI:
1. Khái niệm: là các biện pháp pháp lý mà LTM 2005 2005 cho phép một bên áp
dụng đối với bên kia trong hợp đồng nhằm yêu cầu bên đó chịu trách nhiệm
pháp lý cho hành vi vi phạm HĐ của mình.
19
2. Miễn trách nhiệm: Điều 294
3. Các loại chế tài: Điều 292
a. Buộc thực hiện HĐ: Điều 297 (đặc trưng của hệ thống dân luật)
Trong hệ thống thông luật, nếu hành vi vi phạm có lợi cho bên vi phạm thì bên vi
phạm chỉ cần bồi thường toàn bộ số tiền theo hợp đồng, thiệt hai, lợi nhuận đáng ra
được hưởng… cho bên bị vi phạm. Trong trường hợp này cả đôi bên cùng có lợi
mà không cần bắt buộc thực hiện đúng hợp đồng.
Học thuyết efficient breach: “the view that a party should be allowed to breach a
contract and pay damages, if doing so would be more economically efficient than
performing under the contract.”
Có 2 cách để buộc thực hiện đúng HĐ:
o Bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng theo nội dung đã thoả
thuận trong hợp đồng.
o Áp dụng các chế tài khác theo Khoản 7 Điều 292 nhằm buộc thực hiện đúng
hợp đồng, như bên vị vi phạm tự sửa chữa sai lầm của bên vi phạm rồi yêu cầu
bên vi phạm bồi thường số tiền đó.
b. Phạt vi phạm: Điều 300
Tiêu chí so sánh
Ý nghĩa
Phạt vi phạm trong thương mại
Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ dân sự
Phạt vi phạm trong dân sự
Biện pháp chế tài do vi phạm
hợp đồng
Do các bên thoả thuận trong hợp
đồng, nhưng không quá 8% giá trị
phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
Mức phạt
Trừ trường hợp thương nhân kinh
doanh dịch vụ giám định cấp chứng
thư giám định có kết quả sai do lỗi
vô ý hoặc cố ý thì phải thực hiện bồi
thường lên có thể lên đến 10 lần thù
lao giám định hoặc bồi thường thiệt
hại phát sinh cho khách hàng trực
tiếp yêu cầu giám định
Do các bên tự do thoả thuận và
không hạn chế mức tối đa
- Có sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng (Nếu hai bên không
thỏa thuận thì sẽ không phát sinh
Căn cứ áp dụng
- Có hành vi vi phạm theo thỏa thuận trong hợp đồng
- Không cần thiết phải có thiệt hại xảy ra
20
Có thể thoả thuận về việc bên vi
phạm nghĩa vụ:
- Nộp tiền phạt vi phạm mà không
phải bồi thường thiệt hại
- Vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa
Mối quan hệ
phải bồi thường thiệt hại (nếu
giữa phạt vi
không có thoả thuận trước về mức
phạm và BTTH
bồi thường thiệt hại thì phải bồi
thường toàn bộ thiệt hại).
Không có thoả thuận về bồi thường
thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ
chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm
Các bên không có thỏa
thuận phạt vi phạm thì bên
bị vi phạm chỉ có quyền yêu
cầu bồi thường thiệt hại
Các bên có thỏa thuận phạt
vi phạm thì bên bị vi phạm
có quyền áp dụng cả chế tài
phạt vi phạm và buộc bồi
thường thiệt hại, trừ trường
hợp Luật này có quy định
khác
Tình huống 1: Ngày 9/3/2013, công ty X ký hợp đồng bán máy bơm cho công ty Y, với các
thoả thuận cụ thể về loại máy, công suất, xuất xứ… Sau khi nhận hàng, công ty Y phát hiện
máy bơm ko đúng xuất xứ như trong HĐ. Các bên thoả thuận bằng việc công ty X khắc phục
bằng việc bảo hành hàng hoá, đảm bảo hàng hoá tốt, tương tự hàng hoá đã cam kết và phù
hợp với yêu cầu của công ty Y, trả lại công ty Y 5 triệu đồng do máy không đúng xuất xứ.
Sau đó công ty X đã giao 5 triệu đồng cho công ty Y nhưng các thoả thuận khác không thực
hiện. Ngày 5/7/2013, nhận thấy máy bơm hoạt động không tốt, công ty Y yêu cầu công ty X
thay thế máy khác nhưng công ty X không đồng ý. Ngày 1/10/2013, công ty Y khởi kiện ra
toà án yêu cầu công ty X thay thế hàng hoá đã cung cấp hoặc nhận lại máy trả lại tiền, thanh
toán cho công ty Y tiền thay thế máy tính từ ngày 5/7/2013 đế ngày toà án ra quyết định, với
giá là 500 nghìn đồng/ngày. Công ty X cho rằng đã phải trả 5 triệu cho công ty Y để bù đắp
số tiền chênh lệch do máy không đúng xuất xứ và do công Y sử dụng hàng đã lâu nên không
đồng ý nhận lại hàng và trả lại tiền, cũng như đòi thanh toán tiền thuê thiết bị của công ty Y.
1. Công ty X có phải chịu trách nhiệm đối với hàng hoá đã giao khi công ty này đã hoàn
trả số tiền chênh lệch máy bơm không đúng xuất xứ?
2 vi phạm khác nhau nên trách nhiệm khác nhau:
-
Máy bơm không đúng xuất xứ: cty Y đã yêu cầu áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng
hợp đồng (K2 Đ297 LTM 2005) và cty X đã trả 5tr mà ko bảo hành.
Máy bơm hoạt động không tốt: cty Y buộc Cty X thực hiện đúng hợp đồng bằng cách
thay thế máy khác (giao hàng khác thay thế). Do X ko thực hiện nên Y đã tiến hành
thuê máy bơm để thay thế. Hành vi này phù hợp theo K3 Đ297 và cty X có nghĩa vụ
hoàn trả các chi phí cho công ty Y
X phải chịu trách nhiệm với hàng hoá là máy bơm trong cả 2 TH.
2. Nếu công ty X vi phạm HĐ, anh chị hãy xác định biện pháp, chế tài mà công ty Y đã
áp dụng với hành vi vi phạm? Căn cứ pháp lý khi áp dụng biện pháp chế tài đó.
21
Buộc thực hiện đúng hợp đồng, Đ297 LTM 2005
Tình huống 2: A kí với B mua bán giày da: Nguyên liệu đặc thù, đc may theo kiểu dáng của
bên B. A kí tiếp hợp đồng gia công cho C (A giám sát, hướng dẫn C thực hiện hợp đồng). A
và C cùng kiểm tra hàng hóa. Hàng hóa đc lưu trữ tại kho của công ty C. Trước ngày giao
hàng, cháy kho hàng (sự kiện bất khả kháng). Khả năng vi phạm hợp đồng -> chắc chắn. Vậy
C có được miễn trách nhiệm trước A không? Và A có được miễn trách nhiệm trước B không?
C được miễn trách nhiệm trước A do sự kiện bất khả kháng theo điểm Khoản 1 Điều 294
LTM 2005, trong khi A sẽ không được miễn trách nhiệm trước B do trường hợp miễn trách
nhiệm đối với vi phạm do xảy ra sự kiện bất khả kháng không áp dụng với bên thứ 3 (trách
nhiệm nghiêm ngặt).
Trong trường hợp, nếu một bên là thương nhân không trực tiếp thực hiện nghĩa vụ trong hợp
đồng mà thông qua bên thứ 3 thì cần phải thoả thuận với bên có quyền về các trường hợp
được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm theo điểm a khoản 1 Điều 294.
22