Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy hóa 9, bằng việc giải thích những hiện tượng thực tế giúp học sinh hiểu sâu nội dung bài học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.59 KB, 31 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Phố Lu, ngày 12 tháng 3 năm 2013
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp huyện
Họ tên tác giả: Nguyễn Thị Toán
Ngày, tháng, năm sinh: 12/02/1960
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS TT Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm
I. TÊN SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM:
“Kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy Hóa 9, bằng việc giải thích
những hiện tượng thực tế giúp học sinh hiểu sâu nội dung bài học”.
II. MÔ TẢ NỘI DUNG SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM:
1/ Cơ sở lý luận:
Trước lúc Người đi xa, trong Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh dặn: “Phải
giáo dục thế hệ trẻ để cho họ trở thành người vừa hồng vừa chuyên”.
Trong điều kiện hiện nay nhiệm vụ của ngành giáo dục vô cùng to lớn:
Giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải giúp học sinh
vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống, vừa mang tính giáo dục, vừa mang
tính giáo dưỡng nhưng cao hơn là giáo dưỡng hướng thiện khoa học.
Mục đích của môn học hóa học là giúp cho học sinh hiểu đúng đắn, hoàn
chỉnh, nâng cao cho học sinh những tri thức, hiểu biết về thế giới, con người
thông qua các bài học, giờ thực hành của bộ môn hoá học, một bộ môn khoa
học tự nhiên. Học hoá để hiểu, giải thích được các vấn đề thực tiễn, thông qua
cơ sở cấu tạo nguyên tử, phân tử, sự chuyển hoá của các chất bằng các phương
1
trình phản ứng hoá học Đồng thời là khởi nguồn, là cơ sở phát huy tính sáng
tạo ra những ứng dụng phục vụ trong đời sống của con người. Học hoá còn góp
phần giải tỏa xoá bỏ hiểu biết sai lệch làm phương hại đến đời sống, tinh thần
của con người. Vì vậy đối với giáo viên trong quá trình giảng dạy, việc truyền
thụ lý thuyết và thực hành vẫn chưa đủ mà trong các bài học giáo viên còn phải


đưa ra một số ví dụ có liên quan đến đời sống hàng ngày, giải thích các hiện
tượng trong tự nhiên để giúp cho học sinh khắc sâu kiến thức lâu hơn, về nhà
các em có thể ứng dụng vào thực tế của gia đình, hiểu được ý nghĩa các câu ca
dao, tục ngữ có ý nghĩa khoa học. Muốn làm tốt được điều này, đòi hỏi bản thân
giáo viên phải đầu tư cho chuyên môn và trong một tiết dạy phải chuẩn bị câu
hỏi thực tế giúp HS hiểu sâu nội dung bài học.
Để đạt được mục đích của học hoá học trong trường trung học cơ sở giáo
viên dạy hoá học phải là nhân tố tham gia quyết định chất lượng. Do vậy, ngoài
những hiểu biết về hoá học, người giáo viên dạy hoá học còn phải có
phương pháp truyền đạt thu hút gây hứng thú cho học sinh khi lĩnh hội kiến thức
hoá học, đó là vấn đề mà tôi luôn quan tâm và có ý tưởng nghiên cứu, đúc rút
kinh nghiệm giảng dạy cho học sinh có sự hiểu biết về thế giới xung quanh
chúng ta.
Trong kinh nghiệm này tôi có đề cập đến vấn đề: “Kinh nghiệm nâng cao
chất lượng dạy hóa 9 bằng việc giải thích những hiện tượng thực tế giúp học
sinh hiểu sâu nội dung bài học”. Với mục đích góp phần cho học sinh học dễ
hiểu, biết áp dụng thiết thực với đời sống và lôi cuốn học sinh yêu thích môn
học.
2- Thực trạng của vấn đề.
Trước tình hình dạy hoá hiện nay nhiều vấn đề, hiện tượng cần giải thích
sâu hơn để học sinh hiểu được bản chất vấn đề, không mơ hồ, hoài nghi vì vậy
phải đổi mới phương pháp dạy học đang thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả
giờ dạy hóa.
Một trong những yếu tố để đạt giờ dạy có hiệu quả và phát huy tính thực
tế, giáo dục về môi trường, về tư tưởng, những vấn đề cũ nhưng không cũ mà
2
vẫn có tính chất cập nhật mới mẻ, đảm bảo tính khoa học hiện đại, cơ bản; tính
thực tiễn và giáo dục kỹ thuật.
Trong thực tế giảng dạy môn hoá học trong trường THCS là một trong
môn học khó, nếu không có những bài giảng và phương pháp hợp lý phù hợp

với học sinh dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu, dễ chán học, đã
có hiện tượng một số bộ phận học sinh không muốn học hoá .
Có một vài giáo viên chưa quan tâm đúng mức đến phân loại nhận thức
của các đối tượng học sinh, có hiện tượng dùng đồng loạt cùng một cách dạy,
một bài giảng cho nhiều lớp khác nhau.
Do phương pháp đó người giáo viên đã trở thành người cảm nhận, truyền
thụ tri thức một chiều, học sinh hiểu mơ hồ những hiện tượng thực trong đời
sống mà không giải thích nổi vì sao.
Giáo viên nên là người hướng dẫn học sinh chủ động trong quá trình lĩnh
hội tri thức theo yêu cầu giáo dục hiện nay một cách chủ động, chiếm lĩnh tri
thức và tự giải thích được những hiện tượng thực tế trong đời sống.
3/ Giải pháp thực hiện của đề tài.
Một trong những việc tôi đã rút ra: “Kinh nghiệm nâng cao chất lượng
dạy hóa 9 bằng việc giải thích những hiện tượng thực tế giúp học sinh hiểu
sâu nội dung bài học” . Đó là vấn đề có thể giúp học sinh giải thích những hiện
tượng trong tự nhiên, thậm chí hiểu được những ý nghĩa khoa học trong những
câu ca dao, tục ngữ và có thể ứng dụng trong thực tiễn đời sống thường ngày chỉ
bằng những kiến thức rất phổ thông mà không gây nhàm chán;
Vấn đề lại có tác dụng kích thích tính chủ động, sáng tạo, hứng thú trong
môn học; làm cho hoá học không khô khan, bớt đi tính đặc thù và phức tạp,
tránh việc mê tín dị đoan
Trong phạm vi đề tài này tôi kkông có tham vọng giải quyết mọi vấn đề
trong thực tiễn có thể giải thích hết được mà chỉ nêu lên một vài suy nghĩ của cá
nhân coi đó là kinh nghiệm mong muốn góp phần dạy học hiệu quả cao hơn qua
các bài giảng.
4-Giải quyết thực trạng các vấn đề.
3
Từ các vấn đề trên tôi thấy rằng: “Kinh nghiệm nâng cao chất lượng
dạy Hóa 9 bằng việc giải thích những hiện tượng thực tế giúp học sinh hiểu
sâu nội dung bài học” sẽ tạo hứng thú, khơi dậy niềm đam mê; học sinh hiểu

được vai trò và ý nghĩa thực tiễn trong học hoá học.Để thực hiện được, người
giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài giảng, xác định được kiến thức trọng tâm, tìm
hiểu,tham khảo các vấn đề thực tế liên quan phù hợp với từng đối tượng học
sinh ; đôi lúc cần quan tâm đến tính cách sở thích của đối ượng tiếp thu, hình
thành tính tích cực chủ động của học sinh, phải mang tính hợp lý và hài hoà, sâu
sắc,vẫn đảm nhiệm được mục đích học hoá học.
III-TÍNH MỚI CỦA SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM:
Tính mới của sáng kiến đó là:
* Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hàng ngày thay cho lời
giới thiệu bài giảng mới. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh bất ngờ,
có thể là một câu hỏi rất khôi hài hay một vấn đề rất bình thường mà hàng ngày
học sinh vẫn gặp nhưng lại tạo sự chú ý quan tâm của học sinh trong quá trình
học tập, gây hưng phấn đầu giờ học như món ăn khai vị cho bữa ăn.
*Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hằng ngày thường sau
khi đã kết thúc bài học. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh căn cứ vào
những kiến thức đã học tìm cách giải thích hiện tượng ở nhà hay những lúc bắt
gặp hiện tượng đó, học sinh sẽ suy nghĩ, ấp ủ câu hỏi vì sao lại có hiện
tượng đó? Tạo tiền đề thuận lợi khi học bài học mới tiếp theo.
* Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thông qua
các bài tập tính toán. Cách nêu vấn đề này có thể giúp cho học sinh trong khi
làm bài tập lại lĩnh hội được vấn đề cần truyền đạt, giải thích. Vì muốn giải
được bài toán hoá đó học sinh phải hiểu được nội dung kiến thức cần huy động,
hiểu được bài toán yêu cầu gì? Giải quyết như thế nào?
* Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường qua các
phương trình phản ứng hoá học cụ thể trong bài học. Cách nêu vấn đề này có thể
sẽ mang tính cập nhật làm cho học sinh hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn bài
4
học. Giáo viên có thể giải thích để giải toả tính tò mò của học sinh, mặc dù vấn
đề được giải thích có tính chất rất phổ thông.
* Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thông qua

những câu chuyện rất ngắn có tính khôi hài, có thể xen vào bất cứ thời gian nào
trong suốt tiết học. Hướng này có thể góp phần tạo không khí học tập thoải mái,
đó cũng là cách kích thích niềm đam mê học hoá.
* Tiến hành tự làm thí nghiệm qua các hiện tượng thực tiễn xung quanh
đời sống ngày thường ở địa phương, gia đình …sau khi đã học bài giảng. Cách
nêu vấn đề này có thể làm cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm
cách giải thích hay tự tái tạo lại kiến thức qua các thí nghiệm hay những lúc bắt
gặp hiện tượng, tình huống đó trong cuộc sống, giúp học sinh phát huy khả năng
ứng dụng hoá học vào đời sống thực tiễn.
* Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường từ đó liên
hệ với nội dung bài giảng để rút ra những kết luận mang tính quy luật. Làm cho
học sinh không có cảm giác khó hiểu vì có nhiều vấn đề lý thuyết nếu đề cập
theo tính đặc thù của bộ môn thì khó tiếp thu được nhanh so với gắn nó với thực
tiễn hàng ngày.
* Ngoài việc giải thích những hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống
trong các tiết học hằng ngày, giáo viên có thể đưa vào thành một chuyên đề để
bồi dưỡng học sinh giỏi và đưa các câu hỏi giải thích những hiện tượng thực tiễn
liên quan đến hóa học vào các buổi ngoại khóa, các cuộc thi rung chuông vàng
về kiến thức hóa ở trường nhằm tạo sự hứng thú, niềm say mê, thích tìm tòi
khám phá của các em đối với bộ môn hóa học vốn được cho khô khan.
VI-TÍNH HỮU ÍCH CỦA SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM:
1/ Để tổ chức thực hiện được giáo viên có thể dùng nhiều phương
pháp, phương tiện khác nhau như: Giải thích, sưu tìm hình ảnh, đoạn Video
…có thể tiến hành dạy trong nhiều hoàn cảnh như dùng máy chiếu hay không.
Điều này cần phụ thuộc vào điều kiện ở mỗi trường, căn cứ vào hoàn cảnh cụ
thể và phong cách dạy khác nhau để huy động tối đa nhưng đảm bảo được nội
5
dung dạy học theo yêu cầu của chương trình. Mỗi giáo viên khi giải thích các
hiện tượng trong thực tiễn liên quan đến bài học cần lựa chọn cách giải thích
ngắn gọn, dễ hiểu theo từng đối tượng học sinh để gây được hứng thú đối với

học sinh .
2/Một số nội dung cần giải thích thông qua một số hiện tượng trong
thực tế mà trong số hàng nghìn, hàng vạn hiện tượng thực tiễn có thể áp dụng
trong các bài học hóa:
* Vì sao khi luộc rau muống nên cho vào trước một ít muối ăn hay một chút
dầu ăn?
Do nhiệt độ sôi của nước ở áp suất 1at là 100
o
C, nếu ta thêm NaCl thì lúc
đó làm cho nhiệt độ của nước muối, dầu ăn khi sôi là > 100
o
C. Do nhiệt độ sôi
của nước muối, dầu ăn cao hơn của nước nên rau chín nhanh hơn, thời gian luộc
rau không lâu nên rau ít mất vitamin, vì vậy khi đó rau muống sẽ mềm hơn và
xanh hơn.
Vấn đề này có thể có học sinh biết nhưng cũng có học sinh không để ý và
nếu được biết đến thì các em có thể tiến hành thí nghiệm ngay trong mỗi buổi
nấu ăn, góp phần tạo thêm kinh nghiệm cho học sinh và rất thiết thực. Áp dụng
đưa hiện tượng này vào trong bài: Một số muối quan trọng (Tiết 15-Hóa 9).
*Vì sao nước biển lại mặn?
Các con sông, suối …Các dòng nước trên lục địa đều chảy về biển, đại
dương và hoà tan mọi vật thể có thể hoà tan. Do quá trình bay hơi, các nguyên
tố, hợp chất tụ tập trong nước biển ngày càng nhiều theo thời gian, vị mặn của
nước biển chủ yếu do NaCl gây nên. Trong nước biển có khoảng hơn 80 nguyên
tố, các halogen có nhiều trong nước biển, nguyên tố Br có trong nước biển tới
99% tổng lượng tồn tại và chiếm 0,065% trong nước biển.Áp dụng đưa vào bài:
clo (Tiết 15-hóa 9 ).
*Cao dao Việt Nam có câu: “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”.
Hãy giải thich hàm ý của câu ca dao về khoa học hoá học như thế nào?

6
Đây là một câu ca dao mang một ý nghĩa thực tiễn, câu ca dao nhắc nhở
người làm lúa vàovụ chiêm khi lúa đang trổ đòng đòng mà có trận mưa rào, kèm
theo sấm chớp thì sẽ rất tốt và cho năng suất cao sau này. Do trong không khí có
78% khí N
2
và 21% khí O
2
, khi có tia chớp (tia lửa điện) sẽ tạo điều kiện cho N
2
hoạt động:
3000
2 2
N 2
o
C
O NO+ →
Sau đó:
2 2
2 2NO O NO+ →
Khí NO
2
sẽ tan vào trong nước mưa:
2 2 2 3
4 2 4NO O H O HNO+ + →

3 3
HNO H NO
+ −
→ +

Nhờ hiện tượng này, hàng năm làm tăng 6−7 kg N cho mỗi mẫu đất. Ngày
nay người ta đã điều chế đạm Ure[(NH
2
)
2
CO] từ không khí để chủ động bón cho
cây trồng.Trong nền nông nghiệp hiện đại cần phải dùng nhiều phân bón và là
nhiệm vụ của ngành công nghiệp hoá chất ngày càng lớn.
Vấn đề này áp dụng vào tiết dạy: Phân bón hóa học (Tiết 16-Hóa 9) tạo
cho học sinh có thể tự quan sát, tiện kiểm nghiệm trong đời sống.
* Tại sao nhôm lại được dùng làm dây dẫn điện cao thế? Còn dây đồng lại
được dùng làm dây dẫn điện trong nhà?
Tuy đồng dẫn điện tốt hơn nhôm nhưng nhôm ( có khối lượng riêng của
nhôm là: d= 2,70g/cm
3
) nhẹ hơn đồng nhiều. Do đó, nếu như dùng đồng làm dây
dẫn điện cao thế thì phải tính đến việc xây các cột điện sao cho chịu được trọng
lực của dây điện, việc làm đó không có lợi về mặt kinh tế. Còn trong nhà thì
việc chịu trọng lực của dây dẫn điện không ảnh hưởng lớn lắm. Vì vậy ở trong
nhà thì ta dùng dây dẫn điện bằng đồng.
Vận dụng vấn đề này vào bài: Tính chất vật lý của kim loại (Tiết 21-Hóa 9)
* Vài kỷ lục trong thế giới kim loại
.Kim loại có khối lượng riêng lớn nhất: Osmi (Os) với D = 22,7g/cm
3
.
.Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất: Vonfram (W) với t
nc
= 3410
0
C.

.Kim loại nhẹ nhất: Liti (Li) với D = 0,53g/cm
3
.
.Kim loại dẻo nhất: Vàng (Au)
.Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất: Thủy ngân (Hg) với t
nc
= −39
0
C.
7
.Kim loại dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhất: Bạc (Ag)
.Kim loại được con người sử dụng làm công cụ sớm nhất: Đồng (Cu)
.Kim loại có trữ lượng lớn nhất: Nhôm (Al), chiếm 7% về khối lượng vỏ trái đất.
Vận dụng vào bài: Tính chất vật lý của kim loại (Tiết 21-hóa 9 ).
* Vì sao có thể đánh cảm bằng dây bạc và khi đó dây bạc bị hóa đen? Để
dây bạc trắng sáng trở lại, người ta sẽ ngâm vào nước tiểu?
Người bị cảm trong cơ thể thường sinh ra những hợp chất dạng
sunfua(S
2−
) vô cơ hay hữu cơ đều có tính độc. Khi đánh cảm bằng bạc, do S có
ái lực mạnh với Ag nên xảy ra phản ứng tạo Bạc sunfua (Ag
2
S) kết tủa màu đen.
Do đó loại được chất độc ra khỏi cơ thể và cũng làm cho dây bạc chuyển thành
màu đen: Ag+S

Ag
2
S
Trong nước tiểu có NH

3
, khi ngâm dây bạc vào thì sẽ xảy ra phản ứng:
Ag
2
S +4NH
4

2[Ag(NH
3
)
2
]
+
+
S
2-

Nên Ag
2
S bị hoà tan, bề mặt dây bạc lại trở nên sáng bóng, áp dụng vào bài:
Tính chất hóa học của kim loại(Tiết 22-hóa 9 ).
* Vì sao các đồ vật bằng bạc để lâu ngày thường bị xám đen? Vì sao dùng
đồ bằng bạc đựng thức ăn, thức ăn lâu bị ôi?
Do bạc tác dụng với khí O
2
và H
2
S có trong không khí tạo ra bạc sunfua
(Ag
2

S) màu đen:4Ag+O
2
+2H
2
S

2Ag
2
S +2H
2
O
Khi bạc sunfua gặp nước sẽ có một lượng rất nhỏ đi vào nước thành ion
Ag
+
. Ion Ag
+
có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh, chỉ cần 1/5 tỉ gam bạc trong 1 lít
nước cũng đủ diệt vi khuẩn. Không cho vi khuẩn phát triển nên giữ cho thức ăn
lâu bị ôi thiu.Đây là những ứng dụng rất hay của bạc. Giáo viên có thể đưa 2 ví
dụ vào bài: Tính chất hóa học của kim loại(Tiết 22-hóa 9 ).
* Tại sao khi đánh rơi nhiệt kế thủy ngân thì không được dùng chổi quét
mà nên rắc bột S lên trên?
Thủy ngân (Hg) là kim loại ở dạng lỏng, dễ bay hơi và hơi thủy ngân là
một chất độc. Vì vậy khi làm rơi nhiệt kế thủy ngân nếu như ta dùng chổi quét
thì thủy ngân sẽ bị phân tán nhỏ, làm tăng quá trình bay hơi và làm cho quá trình
thu gom khó khăn hơn. Ta phải dùng bột S rắc lên những chỗ có thủy ngân, vì S
8
có thể tác dụng với thủy ngân tạo thành HgS dạng rắn và không bay hơi: Hg+S

HgS Quá trình thu gom thủy ngân cũng đơn giản hơn.

Giáo viên có thể vận dụng vấn đề này vào bài học liên quan đến Lưu
huỳnh , hoặc bài: Tính chất hóa học của kim loại (Tiết 22-hóa 9 ).
* Vì sao để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép, người ta gắn các tấm kẽm vào
phía ngoài vỏ tàu ở phần chìm trong nước biển?
Khi thép và kẽm cùng ở trong nước biển thì sẽ xuất hiện cặp pin hóa học
và có sự ăn mòn điện hóa.
Kẽm là cực âm, thép là cực dương và nước biển là dung dịch điện li.
Trong quá trình ăn mòn điện hóa thì kẽm sẽ bị ăn mòn. Do đó, vỏ tàu biển được
bảo vệ. Đây là phương pháp bảo vệ kim loại bằng phương pháp điện hóa.
Giáo viên có thể đưa vấn đề này vào trong bài dạy: Sự ăn mòn kim loại
(Tiết 27 -Hóa 9)
* Tại sao trong nước máy lại có mùi clo?
Khi sục vào nước một lượng nhỏ Clo có tác dụng sát trùng do clo tan 1
phần (gây mùi) và phản ứng 1 phần với nước:
2 2
H O Cl HCl HClO+ → +
Hợp chất HClO không bền có tính oxi hoá mạnh:
HClO HCl + O
→
&
Oxi nguyên tử có khả năng diệt khuẩn.(Tiết 31-hóa 9 ).
* Cloramin là chất gì mà sát trùng được nguồn nước?
Cloramin là chất NH
2
Cl và NHCl
2
. Khi hoà tan cloramin vào nước sẽ giải
phóng cho ra khí Clo. Clo tác dụng với nước tạo ra HClO.
2 2
H O Cl HCl HClO+ → +

HClO có tính oxy hóa rất mạnh nên phá hoại hoạt tính một số enzim trong
vi sinh vật, làm cho vi sinh vật chết.
Cloramin không gây độc hại cho người dùng nước đã được khử trùng
bằng chất này,có thể đưa ví dụ này vào bài: Cácbon ( Tiết 33-Hóa 9)
* Vì sao than đá chất thành đống lớn có thể tự bốc cháy?
9
Do than đá tác dụng với khí O
2
trong không khí tạo ra khí CO
2
, phản ứng
tỏa nhiệt. C+O
2



CO
2

Nhiệt tỏa ra được tích góp dần dần, khi đạt đến nhiệt độ cháy của than thì
than tự bốc cháy. Có thể đưa ví dụ này vào bài: Cácbon ( Tiết 33-Hóa 9) .
*Vì sao khi cơm khê người ta thường cho vào nồi cơm một mẩu than
củi?
Do than củi xốp có tính hấp phụ mùi, nên hấp phụ được mùi khét của cơm
làm cho cơm đỡ mùi khê.
Giáo viên có thể đưa ví dụ này vào bài: Cácbon ( Tiết 33-Hóa 9) .
* Vì sao trong công nghiệp thực phẩm, muối (NH
4
)
2

CO
3
được dùng làm bột
nở?
(NH
4
)
2
CO
3
được dùng làm bột nở vì khi trộn thêm vào bột mì, lúc nướng
bánh thì (NH
4
)
2
CO
3
sẽ bị phân hủy thành các chất khí và hơi nên làm cho bánh
xốp và nở hơn: (NH
4
)
2
CO
3

0
4 2 3 3 2 2
( ) 2
t
NH CO NH CO H O→ ↑ + ↑ + ↑

Đưa vấn đề này áp dụng vào bài: Muối cacbonat (Tiết 37-hóa 9 ).
* Tại sao khi nấu nước giếng ở một số vùng lại có lớp cặn ở dưới đáy ấm?
Cách tẩy lớp cặn này?
Trong tự nhiên nước ở một số vùng là nước cứng tạm thời, là nước có
chứa muối Ca(HCO
3
)
2
, Mg(HCO
3
)
2
. Khi nấu sôi sẽ xảy ra phản ứng hoá học :
( )
( )
3 3 2 2
2
3 3 2 2
2
2
2
o
o
t
t
Ca HCO CaCO CO H O
Mg HCO MgCO CO H O
→ ↓ + ↑ +
→ ↓ + ↑ +
CaCO

3
, MgCO
3
sinh ra đóng cặn.
Cách tẩy cặn ở ấm: Cho vào ấm 1 lượng dấm (CH
3
COOH 5%) và rượu,
đun sôi rồi để nguội qua đêm thì tạo thành 1 lớp cháo đặc chỉ hớt ra và lau mạnh
là sạch.Giáo viên có thể xen vào trong bài giảng về nước cứng (Tiết 37-hóa
9 ).Mục đích cung cấp mẹo vặt trong đời sống cũng góp phần cho học sinh hiểu
bản chất của vế đề có trong đời sống hàng ngày, học sinh có thể ứng dụng trong
10
đời gia đình mình, tạo sự hưng phấn trong học tập. Đó là một thí nghiệm tự làm
được.
* Làm thế nào để biết dưới giếng có khí độc (CO) hoặc nhiều khí thiên
nhiên(CH
4
…)và không có oxi, để tránh khi xuống giếng bị ngạt?
Trong các giếng đào đặc biệt nhiều ở vùng đồng bằng thường có khí độc
CO, CH
4
… và không có O
2
. Mà người dân chúng ta hay có thói quen xuống
giếng thau giếng hoặc vì lấy gầu múc nước… đã có nhiều trường hợp bị tử vong
một lúc nhiều mạng người vì gặp phải giếng có khí độc (CO) gây đông máu,
CH
4
…và không có O
2

gây ngạt trong tích tắc, làm người xuống cứu cũng chết.
Để tránh, tốt nhất không nên xuống các giếng đào, nếu có xuống phải đeo bình
oxi. Còn muốn biết có khí độc(CO) hoặc nhiều khí thiên nhiên(CH
4
…) và không
có O
2
chỉ cần lấy dây buộc một con gà, vịt … thả xuống nếu nó chết thì chứng tỏ
có khí độc.
Áp dụng: Đây là một hiện tượng hay xảy ra, giáo viên nên đưa vào bài
giảng để nhắc nhở học sinh, cộng đồng …tránh những cái chết thương tâm. Vấn
đề này có thể xen vào bài dạy Cacbon o xit(Tiết 34-hóa 9 )hay Metan (Tiết 45-
hóa 9 )
*Tục ngữ Việt Nam có câu: “Nước chảy đá mòn”, câu này mang hàm ý của
khoa học hoá học như thế nào?
Trong đá, thông thường chủ yếu là CaCO
3
nên trong nước sẽ tồn tại
Phương trình :
2 2
3 3
(*)CaCO Ca CO
+ −
→
+
Khi nước chảy sẽ cuốn theo các ion
2 2
3
,
Ca CO

+ −
, theo nguyên lý chuyển
dịch cân bằng hoá học thì cân bằng(*) chuyển dịch theo phía chống lại sự giảm
nồng độ
2 2
3
,
Ca CO
+ −
(chiều thuận) nên theo thời gian nước chảy qua đá sẽ mòn
dần.
Có thể giải thích bổ sung thêm nguyên nhân khác: Vì trong nước có lẫn
khí CO
2
nên sẽ xảy ra phản ứng:
( )
3 2 2 3
2
CaCO CO H O Ca HCO
+ + →
. Khi nước
chảy sẽ cuốn Ca(HCO
3
)
2
trôi theo, qua thời gian đá sẽ bị mòn dần.
11
* Hiện tượng tạo hang động và thạch nhũ với những hình dạng phong phú
đa dạng như thế nào?
Trong đá, thông thường chủ yếu là CaCO

3
, khi trời mưa, trong không khí
có CO
2
tạo môi trường axit làm tan được đá vôi, những giọt nước mưa rơi
xuống như vô vàn mũi dao nhọn, sắc khắc vào đá những đường nét khác nhau
3 2 2 3 2
( )CaCO CO H O Ca HCO
+ + →
Và xuất hiện quá trình điện ly:
2
3 2 3
( ) 2Ca HCO Ca HCO
+ −
→ +

2 3
3 3
CaCO Ca CO
+ −
→ +
– Theo thời gian dần tạo ra các hang động khi nước có Ca(HCO
3
)
2
ở đất đá do áp
suất nhiệt độ đột nhiên thấp nên khi giọt nước nhỏ từ từ có tồn tại phương trình:
3 2 3 2 2
( ) Ca HCO CaCO CO H O
→ ↓ + ↑ +

Như vậy lớp CaCO
3
lưu lại ngày càng nhiều, dày gọi đó là nhũ có màu,
hình thù đa dạng.
Hiện tượng này thường thấy trong các hang động núi đá (VD7) ; Ở những
phiến đá có dòng chảy đi qua(VD6) Nếu không để ý, trong xây dựng sẽ có ảnh
hưởng không ít.Góp phần hiểu được dụng ý của khoa học của câu tục ngữ, làm
cho hoá học trở nên gần gủi, có hồn văn hơn.Giáo viên có thể lựa chọn một
trong hai VD để xen vấn đề này vào trong khi dạy đến bài: Muối cacbonnat(Tiết
37-hóa 9 ).
* Làm thế nào để khắc được thuỷ tinh?
Muốn khắc thuỷ tinh, người ta nhúng thuỷ tinh vào sáp nóng chảy, lấy ra
cho nguội, dùng vật nhọn tạo hình, chữ…cần khắc nhờ lớp sáp (nến) mất đi, rồi
nhỏ dung dịch HF vào thuỷ tinh sẽ bị ăn mòn ở những nơi đã bị cạo đi lớp sáp.
2 4 2
4 2SiO HF SiF H O
+ → ↑ +
Nếu không có dung dịch HF, ta có thay bằng dung dịch H
2
SO
4
đặc và bột
CaF
2
(màu trắng).Nhúng thuỷ tinh vào sáp nóng chảy, lấy ra cho nguội, dùng vật
nhọn tạo hình, chữ… cần khắc nhờ lớp sáp (nến) mất đi, rồi rắc bột CaF
2
vào
chổ cần khắc, cho thêm H
2

SO
4
đặc vào và lấy tấm kính khác hoặc bìa cứng đặt
12
lên trên khu vực khắc, sau 1 thời gian thuỷ tinh cũng sẽ bị ăm mòn những nơi
cạo lớp sáp.
Do:
2 2 4 4 2
2 ( ) 2CaF H SO Ca HSO HF
+ → +
(dùng bìa cứng che)
2 4 2
4 2SiO HF SiF H O
+ → ↑ +
Đây là vấn đề thực tế với những gia đình, xí nghiệp kinh doanh và sản
xuất thuỷ tinh .Không những cung cấp cho học sinh phương pháp khắc thuỷ tinh
mà còn giải thích hiện tượng đó.Thậm chí đây là cơ sở cho việc học nghề, khơi
dậy niềm đam mê học tập và khám phá.(Tiết 38-hóa 9 )
* Vì sao ném đất đèn xuống ao làm cá chết? Trong nông nghiệp, đất đèn
dùng để làm gì?
Đất đèn có thành phần chính là canxi cacbua (CaC
2
), khi tác dụng với
nước sinh ra khí axetilen và canxi hidroxit.
2 2 2 2 2
2 ( ) ( 0)CaC H O C H Ca OH H
+ → ↑ + ∆ <
Axetilen có thể tác dụng với nước tạo ra andehit axetic (CH
3
CHO). Các

chất này làm tổn thương đến hoạt động hô hấp của cá vì vậy có thể làm chết cá.
Trong nông nghiệp, từ lâu người ta đã dùng đất đèn để làm kích thích quả
xanh mau chín và chín đồng loạt ở các kho, thường dùng để dấm dứa, chuối, cà
chua,… vào dịp cuối mùa đông, đầu mùa xuân.
Giáo viên có thể vận dụng vào bài Axetilen (Tiết 47-hóa 9 )
* Vì sao lại không dùng xăng pha chì nữa?
Xăng pha chì là thêm Tetraetyl chì có tác dụng tiết kiệm 30% xăng dầu
khi sử dụng. Nhưng khí cháy trong động cơ, chì oxit bám vào các ống xả, thành
xi lanh nên thực tế xăng còn hoà tan thêm vào Dibrom etan thì chì oxit sẽ bị
chuyển thành Chì bromua (PbBr
2
), dễ bay hơi, thoát ra khỏi xi lanh, ống xả, thải
vào không khí làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Vì chì sẽ ở trong môi trường khí, tồn tại trong thực vật, động vật nên khi
tiếp xúc với khí thải, động thực vật bị bệnhsẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sức khoẻ con người.Ngoài ra hơi Brom bay ra gây nguy hiểm tới đường hô hấp,
làm bỏng da. Hiện nay, nước ta đã không sử dụng xăng pha chì.
13
Hiện nay, nước ta không còn sử dụng xăng pha chì nữa, nhưng không ít
một bộ phận học sinh và nhân dân không hiểu vì sao. Nên thông qua bài học liên
quan, giáo viên có thể làm rõ tại sao.Vấn đề này có thể xen trong tiết dạy về dầu
mỏ (Tiết 52-hóa 9 ).
* Tại sao khi nấu, xào thịt, đậu phụ không nên cho muối ăn (chứa NaCl)
vào quá sớm?
Vì trong đậu, thịt chứa protein (protit), vốn có tính keo khi gặp những
chất điện ly mạnh, sẽ bị ngưng tụ thành những “óc đậu” khi nấu, xào nếu như
cho muối ăn vào sớm, gây khó khăn cho thẩm thấu vào đậu, thịt và bị đông tụ
cứng lại không có lợi cho tiêu hoá…clo (Tiết 53-hóa 9 ).
* Giải thích vì sao khi nấu canh cua thì có gạch cua nổi lên? Khi nấu trứng
thì lòng trắng trứng kết tủa lại?

Vì trong những trường hợp đó có xảy ra sự kết tủa protit bằng nhiệt, gọi là
sự đông tụ.Một số protit tan trong nước tạo thành dung dịch keo, khi đun nóng
sẽ bị kết tủa.
Giáo viên có thể chọn một trong 2 ví dụ này để xen vào bài giảng của
phần về protit Đây cũng là vấn đề thiết thực bắt gặp trong cuộc sống và phục vụ
thiết yếu trong việc chế biến thực phẩm.(Tiết 53-hóa 9 ).
* Vì sao cồn có thể sát khuẩn?
Cồn là dung dịch Ancol etylic (C
2
H
5
OH) có khả năng thẩm thấu rất cao,
có thể xuyên qua màng tế bào tiến sâu vào trong gây đông tụ protein làm cho tế
bào bị chết (Do protein là cơ sở sự sống của tế bào).
Thực tế thấy rằng chỉ có cồn 75% là có khả năng sát trùng tốt nhất, vì nếu
cồn > 75% thì nồng độ cồn quá cao làm choprotein bị đông tụ nhiều, làm protein
trên bề mặt vi khuẩn đông cứng hình thành một lớp vỏ cứng ngăn không cho cồn
thấm vào nên vi khuẩn không bị chết. Nếu cồn quá loãng (< 75%) thì hiệu quả
sát trùng kém.
Trong y tế, cồn được sử dụng đại trà khi tiêm, rửa vết thương … nhưng có
ít người quan tâm tại sao lại dùng cồn?Trong khi học, nếu học sinh được biết sẽ
14
rất tốt cho cuộc sống.Giáo viên có thể đưa vấn đề này vào trong các tiết dạy về
bài Ancol etylic (Tiết 54-hóa 9 ).
* Dấm ăn là gì?Có ích gì?
Trong dấm ăn có vị chua vì có 3-5% là Axit axetic (CH
3
COOH). Dấm ăn
có tác dụng tạo vị chua và có tác dụng làm cho cơ thể có cảm giác muốn ăn và
tiêu hoá tốt, có khả năng tiêu độc, sát khuẩn. để học sinh liên hệ trong thực tế,

hiểu biết về vai trò của dấm ăn đối với con người.
Dấm ăn là một thứ gia vị rất gần gũi trong đời sống, giáo viên có thể xen
vào trong bài giảng về axit axetic (Tiết 55-hóa 9 )
* Vì sao không nên ăn hoa quả ngay sau bữa ăn?
Trái cây có loại đường đơn là monosaccarit và một số loại axit sẽ kết hợp
với axit trong dạ dày tạo ra Axit tactaric, Axit citric làm cho dạ dày đầy hơi. Một
số loại hoa quả có hàm lượng Tanin và Pectin cao, chúng sẽ kết hợp với dịch vị,
chất xơ và protein trong thức ăn, dễ tạo thành những hạt rắn, khó tiêu hóa.
Những hạt này hình thành sỏi ở dạ dày, ruột. Nên ăn hoa quả sau bữa ăn khoảng
1−3 giờ.
*Vì sao vắt chanh vào cốc sữa đặc có đường sẽ thấy có kết tủa?
Trong sữa có thành phần protein gọi là Cazein. Khi vắt chanh vào sữa làm
tăng độ chua, tức làm giảm pH của dung dịch sữa tới pH đúng với điểm đẳng
điện của cazein thì chất này sẽ kết tủa.
Khi làm phomat, người ta cũng tách Cazein theo nguyên tắc tương tự và
cho lên men tiếp.
*Vì sao nước rau muống đang xanh, khi vắt chanh vào thì chuyển sang màu
đỏ?
Có một số chất hoá học được gọi là chất chỉ thị màu, chúng làm cho màu
của dung dịch thay đổi khi độ axit thay đổi.
Trong rau muống (và vài loại rau khác) có chất chỉ thị này. Trong chanh
có 7% axit citric.Vắt chanh vào nước rau làm thay đổi độ axit, do đó làm thay
đổi màu nước rau. Khi chưa vắt chanh, nước rau muống có màu xanh lét là chứa
chất kiềm canxi.
15
* Vì sao sau khi ăn trái cây thì không nên đánh răng ngay?
Các nhà khoa học khuyến cáo: Ai ăn trái cây thì phải một giờ sau mới
được đánh răng, tại sao vậy? Vì chất chua (axit hữu cơ) trong trái cây sẽ kết hợp
với những thành phần trong thuốc đánh răng theo bàn chải sẽ tấn công các kẽ
răng và gây tổn thương lợi. Bởi vậy phải đợi đến khi lượng nước bọt trung hòa

axit trong trái cây, nhất là táo, cam, nho, chanh.
Ta đã biết thức ăn vào dạ dày phải lưu giữ lại từ 1−2 giờ. Nếu sau bữa ăn,
ta ăn ngay trái cây sẽ làm tăng thêm sự lưu trệ trong dạ dày.áp dụng dạy bài Axit
axetic Tiết 55-hóa 9 )
* Vì sao bôi vôi vào chỗ ong, kiến đốt sẽ đỡ đau?
Do trong nọc ong, kiến, nhện có axit hữu cơ tên là axit fomic (HCOOH).
Vôi là một bazơ nên trung hòa axit làm ta đỡ đau.
( )
2 2
2
2 ( ) 2HCOOH Ca OH HCOO Ca H O
+ → +
Giáo viên có thể lựa chọn một trong 5 vấn đề trên để đưa các vấn đề thực
tế này vào bài Axit axetic lớp 9 .
* Sherlock Homes đã phát hiện ra cách lấy dấu vân tay của tội phạm lưu
trên các vật ở hiện trường như thế nào chỉ sau một vài phút thí nghiệm?
Lấy một tờ giấy sạch, ấn một ngón tay vào mặt giấy rồi nhấc ra sau đó
đem phần giấy có dấu vân tay đặt trên miệng ống nghiệm có đựng cồn iod, dùng
đèn cồn để đun nóng phần đáy ống nghiệm. Đợi cho khí màu tím thoát ra (I
2
) từ
ống nghiệm thấy phần giấy có vân tay dần hiện lên rõ nét (màu nâu). Nếu bạn
cất tờ giấy có vân tay đi mấy tháng sau làm tương tự cũng vẫn có hiện tượng
như trên.
Do đầu ngón tay có chất béo, dầu khoáng, mồ hôi, khi ấn tay vào giấy sẽ
lưu lại một phần trên giấy mặc dù mắt thường không nhận ra. Các chất này khi
gặp hơi Iod cho màu nâu (chú ý hơi Iod rất độc không được ngửi).
Đây là câu chuyện nêu lên ứng dụng của hoá học trong đời sống, giúp học
sinh hiểu biết nhiều hơn. Giáo viên có thể xen vào trong bài giảng về chất béo
(Tiết 57-hóa 9 )

16
* Vì sao tay một người dính cồn iod cầm bánh mì thì có chấm xanh trên
bánh?
Do cồn iod là hỗn hợp tan của Iod và Ancol etylic (C
2
H
5
OH),Iod gặp tinh
bột tạo ra phức màu xanh dương.
Điều này cũng có thể giải thích khi bôi cồn iod lên phía trong quả chuối
xanh lại cũng có hiện tượng tương tự (do trong chuối xanh có tinh bột
(C
6
H
10
O
5
)
n
). Nhưng nếu là chuối chín thì không thấy hiện tượng này (do chuối
chín chuyển tinh bột thành đường Glucozo(C
6
H
12
O
6
).Người ta sử dụng tinh bột
để nhận biết iod và ngược lại.
* Tại sao khi ăn cơm nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt?
Cơm chứa một lượng lớn tinh bột, khi ăn cơm trong tuyến nước bọt của

người có các enzim. Khi nhai kỹ trộn đều, tuyến nước bọt làm tăng cơ hội
chuyển hoá một lượng tinh bột theo phản ứng thuỷ phân thành mantozơ, glucozơ
gây ngọt theo sơ đồ:
( )
2 2
, ,
6 10 5 12 22 11 6 12 6
Amilaza H O Mantaza H O
n
C H O C H O C H O
TB Mantozo Glucozo
→ →
* Vì sao ban đêm không nên để nhiều cây xanh trong nhà?
Ban ngày, do có ánh sáng mặt trời nên cây xanh tiến hành quá trình quang
hợp, hấp thụ CO
2
và giải phóng khí O
2
.
2 2 6 10 5 2
6 5 ( ) 6
as
n
clorophin
nCO nH O C H O nO+ → + ↑
Nhưng ban đêm, do không có ánh sáng mặt trời, cây xanh không quang
hợp, chỉ có quá trình hô hấp nên cây hấp thụ khí O
2
và thải ra khí CO
2

làm cho
phòng thiếu khí O
2
và quá nhiều khí CO
2
.
GV có thể lựa chọn một trong ba vấn đề trên để đưa vào trong bài dạy :
Tinh bột (Tiết 63-hóa 9 )
*Teflon là chất gì?
Teflon có tên thay thế là: Poly(tetrafloetilen)[(−CF
2
−CF
2
−)
n
]. Đó là loại
polyme nhiệt dẻo, có tính bền cao với các dung môi và hóa chất. Nó độ bền
17
nhiệt cao, có độ bền kéo cao và có hệ số ma sát rất nhỏ. Teflon bền với môi
trường hơn cả Au và Pt, không dẫn điện.
Do có các đặc tính quý đó, teflon được dùng để chế tạo những chi tiết
máy dễ bị mài mòn mà không phải bôi mỡ (vì độ ma sát nhỏ), vỏ cách điện,
tráng phủ lên chảo, nồi,… để chống dính.Giáo viên có thể vận dụng vào bài
polime (Tiết 65-hóa 9 )
* Tại sao sau những cơn mưa có sấm chớp thấy đường xá, khu phố, rừng
cây, bầu trời xanh cũng như sạch quang, mát mẻ, trong lành hơn?
Do trong không khí có> 20% O
2 ,
nên khi có sấm chớp tạo điều kiện:
2 3

3O 2O→
Tạo ra một lượng nhỏ O
3
, O
3
có khả năng sát trùng:
3 2
O O O
→ +
&
.Nên ngoài những hạt mưa cuốn theo bụi thì O
3
là tác nhân làm môi trường sạch
sẽ và cảm giác tươi, mát.
* Vai trò của Ozon trong đời sống và công nghiệp như thế nào?
Ozon có khả năng “cải tạo” nước thải, có thể khử các chất độc như:
Phenol, hợp chất Xianua, nông dược, chất trừ cỏ, các hợp chất hữu cơ gây
bệnh…có trong nước thải và Ozon có thể tác dụng với các ion kim loại (sắt,
thiếc, chì, mangan…) Biến nước thải thành nước sạch vô hại.
Trên tầng cao khí quyển quanh Trái đất, Ozon tồn tại thành một tầng khí
quyển riêng, có khả năng hấp thụ tia tử ngoại phát ra từ mặt trời. Vì các tia tử
ngoại làm cho người, động thực vật bị đột biến gen, gây bệnh nan y …Gần đây
do công nghiệp phát triển, các nhà máy xuất hiện khí thải, động cơ phản lực …
thải vào khí quyển một lượng bụi và khí ô nhiểm, thì Ozon lại góp phần oxi hoá
chất gây ô nhiểm,cũng chính vì vậy tầng Ozon bị mỏng dần. Trong vòng 50 năm
gần đây lượng Ozon mỏng đi khoảng 1%, có một số nơi tầng Ozon bị thủng và
gây ra không ít hiện tượng như: bảo, lũ lụt, cháy rừng, bệnh nan y…Đây là vấn
đề có liên quan đế giáo dục môi trường và qua bài học, học sinh hiểu được tầm
quan trọng của Ozon, vừa có ý thức bảo vệ môi trường và kích thích sự tìm hiểu
về vấn đề này. Giáo viên có thể lựa chọn một trong 2 ví dụ trên đưa vào bài

giảng
18
b/Một số ví dụ có thể đưa vào chương trình bồi dưỡng HS giỏi hay
các cuộc thi rung chuông vàng :
* Ma trơi là gì? Ma trơi thường gặp ở đâu?
“Ma trơi” chỉ là cái tên gọi mê tín mà thực chất, trong cơ thể (xương động
vật) có chứa một hàm lượng P khi chết phân huỷ tạo 1 phần thành khí
PH
3
(Photphin) khi có lẫn một chút khí P
2
H
4
(Diphotphin), khí PH
3
tự bốc cháy
ngay trong điều kiện thường tạo thành khối cầu khí bay trong không khí
2 4
3 2 2 5 2
2 4 3
P H
PH O P O H O
+ → +
Điều trùng lặp ngẫu nhiên là: Người ta thường gặp “Ma trơi” ở các nghĩa địa
càng tăng nên tính chất kịch tính. Giải thích được hiện tượng trong đời sống
“Ma trơi”.Tránh tình trạng mê tín dị đoan, làm cho cuộc sống lành mạnh.
* Tại sao phải ăn muối có Iod?
Ăn muối để bổ sung hàm lượng Iod cho cơ thể, trong cơ thể một người
trưởng thành có chứa 20 – 50mg Iod chủ yếu tập trung tuyến giáp trạng, thiếu
Iod trong tuyến này thì cơ thể sẽ bị một số bệnh: Bướu cổ, nặng hơn là dẫn đến

đần độn, phụ nữ thiếu Iod dẫn dến vô sinh, có biến chứng sau khi sinh, mỗi ngày
phải đảm bảo cho cơ thể tiếp xúc với < 150 mcrogam Iod.
Vấn đề liên quan đến Iod giúp học sinh hiểu được vai trò tại sao toàn dân
phải ăn muối Iod, giúp các em tự nhận thấy tầm quan trọng của muối Iod, tăng
tính hiểu biết hơn.
* Vải khác nhau có giá trị khác nhau nên phân biệt như thế nào?
Căn cứ vào bản chất của các chất liệu làm nên vải, ta có thể nhận biết
cách đơn giản sau:
1/ Nếu vải làm bằng sợi bông: Khi đốt sợi vải cháy nhanh, ngọn lửa màu
vàng, có mùi như đốt giấy và tro có màu xám đậm.
2/ Nếu vải làm bằng sợi tơ tằm: Khi đốt sợi vải cháy chậm hơn vải sợi
bông, có mùi khét như đốt tóc, sợi tơ co cục, màu nâu đen, lấy tay bóp thì tan.
19
3/ Nếu vải làm bằng lông cừu (len lông cừu): Khi đốt bắt cháy không
nhanh, bốc khói, có mùi khét như đốt tóc và tạo thành những bọt phồng, rồi vón
cục có màu đen hơi óng ánh, giòn, bóp tan ngay.
4/ Nếu vải làm bằng sợi viscozơ: Khi đốt sợi vải cháy nhanh, ngọn lửa
màu vàng, có mùi như đốt giấy và tro có màu xám nhưng rất ít.
5/ Nếu vải làm bằng sợi axetat: Khi đốt sợi vải bắt cháy chậm, thành giọt
dẻo màu nâu đậm, có hoa lửa, không bốc cháy thành ngọn lửa, sau đó kết thành
cục màu đen, dể bóp nát.
6/ Nếu vải làm bằng sợi poliamit(nilon): Khi đốt sợi vải không cháy ngọn
lửa mà co vón lại và cháy thành từng giọt dẻo màu trắng, có mùi của rau cần,
khi nguội thì biến thành cục cứng có màu nâu nhạt, bóp khó nát.
Căn cứ vào những điều trên tác dụng cung cấp cho học sinh trong đời
sống nhận biết các chất liệu vải phục vụ cho mục đích sử dụng, điều này cũng
rất thực tiễn.
* Hoá chất trong cơ thể của con người như thế nào?
Các nhà khoa học đã tính được rằng:
.Lượng đường chỉ đủ cho làm một nửa cái bánh ngọt nhỏ.

.Lượng Fe đủ để làm một cái đinh 5 phân.
.Lượng mỡ dùng nấu được 7 bánh xà phòng.
.Lượng P đủ để sản xuất 2200 đầu que diêm.
.Lượng S đủ để giết chết 1 con bọ chét.
.Lượng nước trong cơ thể của mỗi người chỉ đủ giặt một chiếc áo sơ mi.
.Lượng vôi trong toàn bộ xương của cơ thể đủ để xây một cái chuồng gà
con
.Đây là tình huống có chút khôi hài nhưng có thể giúp học sinh nắm được
cơ bản thành phần nguyên tố trong cơ thể con người nhằm làm rõ thêm về quan
điểm duy vật .
*Vì sao phèn chua có thể làm trong nước?
Phèn chua là muối sunfat kép của nhôm và kali ở dạng tinh thể ngậm
nước:[K
2
SO
4
.Al
2
(SO
4
)
3
.24H
2
O]
20
Phèn chua không độc, có vị chua chát, ít tan trong nước lạnh nhưng tan
nhiều trong nước nóng. Khi tan trong nước, phèn chua sẽ bị thủy phân và tạo
thành Al(OH)
3

ở dạng kết tủa keo lơ lững trong nước

( )
( ) ( )
3 2
2 4 3 4
3 2
2
2
2
2
2
2 3
2 4 3 2 3 2 4
( ) 2 3
( ) 3 2 ( ) 3
Al SO Al SO
Al H O AlOH H
AlOH H O Al OH H
Al OH H O Al OH H
Al SO H O Al OH H SO
+ −
+ + +
+
+ +
+
+
→ +
+ → +
+ → +

+ → ↓ +
+ → ↓ +
Chính những hạt Al(OH)
3
kết tủa dạng keo lơ lững ở trong nước này đã
kết dính với các hạt bụi bẩn, các hạt đất nhỏ để trở thành hạt đất to hơn, nặng
hơn và lắng xuống. Vì vậy mà nước trở nên trong hơn.
Đây là một ứng dụng quan trọng của phèn chua trong đời sống nhất là đối
với HS ở vùng hay xảy ra lũ lụt.
* Hàn the là chất gì?
Hàn the có thành phần chính là chất Natri tetraborat (hay là Borac), ở
dạng tinh thể ngậm nước.Tinh thể trong suốt, tan nhiều trong nước nóng, không
tan trong cồn 90
o
.
Trước đây, người ta thường dùng hàn the làm chất phụ gia cho vào giò
lụa, bánh phở, bánh cuốn,… để cho những thứ này khi ăn sẽ cảm thấy dai và
giòn. Ngay từ năm 1985, Tổ chức Y tế thế giới đã cấm dùng hàn the làm chất
phụ gia cho thực phẩm vì nó độc, có thể gây sốc, trụy tim, co giật và hôn mê.
Hàn the là chất được dùng trong buôn bán nhưng đã bị cấm sử dụng từ
lâu. Qua ví dụ này học sinh hiểu rõ hơn về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
*Làm cá bớt tanh bằng phương pháp nào?
Khi nấu canh cá thì cho thêm chất chua (me, giấm,…) để làm giảm mùi
tanh của cá.
Chất chua (axit lactic có trong nước dưa, me, axit axetic có trong giấm,
axit citric có trong chanh…) nâng cao hương vị và hạn chế mùi tanh của cá.
Trong chất tanh của cá, có chứa hỗn hợp các amin [(CH
3
)
2

NH và
(CH
3
)
3
N], có tính bazơ yếu. Các chất chua dùng để nấu canh cá đều là axit hữu
21
cơ, chúng có phản ứng với các amin tạo thành muối. Do đó làm giảm hoặc làm
mất vị tanh của cá.
[ ] [ ]
3 3 2 3 2 2 3
( ) ( )CH COOH CH NH CH NH CH COO
+ −
+ →
Vấn đề này giúp học sinh hiểu hơn tính thiết thực của Hóa học trong đời
sống.
* Tại sao khi đi gần các sông, hồ bẩn vào ngày nắng nóng, người ta thường
ngửi thấy mùi khai?
Khi nước sông, hồ bị ô nhiễm nặng bởi các chất hữu cơ giàu chất đạm,
như: nước tiểu, phân hữu cơ, rác thải hữu cơ,… lượng Ure trong các chất hữu cơ
sinh ra nhiều. Dưới tác dụng của men ureaza của các vi sinh vật, ure bị phân hủy
thành CO
2
và NH
3
:
2 2 2 2 3
( ) 2 2NH CO H O CO NH+ → +
Lượng NH
3

sinh ra hoà tan trong nước dưới dạng một cân bằng động:
3 2 4
( 0)NH H O NH OH H
+ −
+ → + ∆ <
Như vậy, khi trời nắng (nhiệt độ tăng), cân bằng trên sẽ dịch chuyển theo
chiều nghịch, tức là NH
3
sinh ra do phản ứng phân hủy ure không bị hoà tan
trong nước mà bị tách ra, bay vào không khí làm cho không khí xung quanh
sông, hồ có mùi khai khó chịu.
Để có những tiết học đạt hiệu quả cao nhất luôn là niềm trăn trở, suy nghĩ
là mục đích hướng tới của từng giáo viên có trách nhiệm nghề nghiệp, đây
không phải là điều đạt được dễ dàng. Người giáo viên phải nhận thức rõ vai trò
là người “Thắp sáng ngọn lửa đam mê đỉnh cao khoa học” chủ động lĩnh hội tri
thức trong từng học sinh . Trong nội dung đề tài này, tôi đã đề cập đến một số
vấn đề xung quanh cuộc sống và có ý nghĩa thực tiễn, thậm chí có thể gặp, tiếp
xúc hàng ngày.Tôi hi vọng đây là vấn đề gợi mở ra một quan niệm trong dạy
học hoá học, mặc dù trong đề tài này tôi không thể đề cập hết mọi hiện tượng
có liên quan.
3- Kết quả nghiên cứu:
Riêng bản thân tôi nhờ vận dụng : “Kinh nghiệm nâng cao chất lượng
dạy Hóa 9 bằng việc giải thích những hiện tượng thực tế giúp học sinh hiểu
22
sâu nội dung bài học” . kết hợp với nhiều phương pháp khác, tôi đã đạt được
một số kết quả nhất định.
Học sinh trở nên thích học hoá hơn, thích những giờ dạy của tôi nhiều
hơn, thậm chí có cả những học sinh đã về nhà tự quan sát và tái tạo lại hiện
tượng thức tế, rồi lại đến hỏi tôi. Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi hóa 9
tôi duy trì liên tục nhiều năm nay đều có học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh vượt chỉ

tiêu đăng kí thi đua.
Cụ thể đến nay:
Năm học Môn thi HSG Cấp trường Cấp huyện Cấp tỉnh
2010-2011 Hóa;MTCT 12 11 2
2011-2012 Hóa;MTCT 10 9 2
2012-2013 Hóa 6 4
Trong giờ học, tôi đã kết hợp hài hoà trong phong cách dạy của mình có
thể làm cho giờ học mang không khí rất thoải mái, nhưng khả năng tiếp thu bài
cũng rất tốt. Như tôi đã khẳng định: Thời gian giành cho vấn đề này là không
nhiều nên cần phụ thuộc vào người dạy cần phải linh hoạt và khéo léo. Bất cứ
một vấn đề gì nếu chúng ta quá lạm dụng thì đều không tốt.Vì thế tôi vẫn luôn
nghĩ: Dạy như thế nào cho tốt là một điều không dễ.
4- Kết quả đối chứng:
Thực tế giảng dạy cho thấy các lớp không hoặc ít áp dụng so với lớp áp
dụng giải thích thường xuyên có sự khác nhau rõ rệt.
Năm học(2012-2013) từ việc giảng dạy ở trường tôi đã có số liệu cụ thể
theo bảng sau, qua học kì I:
Lớp Mức độ SL
Kết quả
Giỏi Khá Tb Yếu –Kém
9A1 Thường xuyên áp dụng 29 15 14 0 0
9A2 Có áp dụng tương đối 28 16 09 02 01
9A3 Ít áp dụng 22 01 06 14 01
9A4 áp dụng không nhiều 21 04 04 12 01
V-KHẢ NĂNG PHỔ BIẾN NHÂN RỘNG:
Đề tài ngày của tôi đã được áp dụng trong toàn bộ khối lớp 9
23
Với 100 học sinh ở các nhận thức khác nhau và có thể áp dụng trong
toàn trường THCS.
* Kiến nghị, đề xuất:

Vấn đề đổi mới phương pháp trong giảng dạy trong trường THCS đang là
vấn đề coi trọng. Để dạy hoá học trong nhà trường phổ thông có hiệu quả, tôi đề
nghị một số vấn đề sau:
Đối với phòng giáo dục cần mở một số chuyên đề chuyên sâu về chuyên
môn để các giáo viên có điều kiện trao đổi kinh nghiệm giảng dạy nhằm nâng
cao hiệu quả chất lượng bộ môn, nhất là những trường chỉ có 1-2 giáo viên cùng
chuyên môn khó có điều kiện trao đổi học hỏi.
Đối với nhà trường cần trang bị cho giáo viên thêm những tài liệu tham
khảo cần thiết để bổ sung, hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình giảng dạy. Với
những sáng kiến kinh nghiệm tốt, theo tôi nên phổ biến để cho các giáo viên
tham khảo và vận dụng.
Đối với giáo viên dạy bộ môn hóa học phải kiên trì, đầu tư nhiều công sức
để tìm hiểu các vấn đề hoá học, vận dụng sáng tạo phương pháp dạy để có bài
giảng thu hút được học sinh.
* Lời kết: Với thực trạng học hoá học và yêu cầu đổi mới phương pháp
dạy học, có thể coi đây là một quan điểm của tôi đóng góp ý kiến, rút ra những
kinh nghiệm thực tế vào việc nâng cao chất lượng học hoá học trong thời kỳ
mới.
Mặc dù đã cố gắng nhưng không thể tránh được các thiếu sót, rất mong
được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, của các bạn đồng nghiệp để đề
tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI VIẾT
Nguyễn Thị Toán
24

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN



















25

×