Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện, tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (621.78 KB, 57 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................1
DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT...............................................................4
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU......................................................................5
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
CẤP HUYỆN.........................................................................................................4
1.1. Khái niệm, đặc điểm quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện.......................4
1.1.1. Ngân sách cấp huyện....................................................................................4
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của chi ngân sách cấp huyện....................................4
1.2. Nội dung, bản chất và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà
nước cấp huyện......................................................................................................6
1.2.1. Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện....................................6
1.2.2. Bản chất của quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện trong phát triển kinh
tế - xã hội................................................................................................................9
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện.............13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP
HUYỆN TẠI HUYỆN VĨNH LỘC, TỈNH THANH HÓA...................................15
2.1. Tình hình phát triển kinh tế- xã hội của huyện Vĩnh Lộc có ảnh hưởng tới quản
lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện....................................................................15
2.1.1. Khái quát về huyện Vĩnh Lộc......................................................................15
2.1.2. Tình hình chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Vĩnh Lộc, năm 2016 2018......................................................................................................................21
2.2. Tình hình quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Vĩnh Lộc......28
2.2.1. Tình hình lập dự toán, phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại
huyện Vĩnh Lộc....................................................................................................28
2.2.2. Tình hình chấp hành dự toán chi ngân sách.................................................30
2.2.3. Tình hình kiểm soát chi ngân sách nhà nước cấp huyện..............................32
2.2.4. Tình hình quyết toán chi ngân sách nhà nước cấp huyện.............................33
2.3. Những thành tựu, hạn chế chủ yếu và nguyên nhân hạn chế trong quản lý chi
ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Vĩnh Lộc...............................................35
2.3.1. Thành tựu trong quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện........................36


2.3.2. Hạn chế trong quản lý chi Ngân sách nhà nước cấp huyện..........................38
2.3.3. Nguyên nhân hạn chế trong quản lý chi Ngân sách nhà nước cấp huyện.....39
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN VĨNH LỘC, TỈNH THANH HÓA.....41
1


3.1. Mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu về chi tài chính ngân sách tại huyện Vĩnh Lộc đến năm 2020........................................................41
3.1.1. Mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội của huyện.......................41
3.1.2. Xác định nhu cầu tài chính - ngân sách và khả năng đáp ứng từ Ngân sách
nhà nước cấp huyện cho yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng của
huyện Vĩnh Lộc đến năm 2020..............................................................................42
3.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện
Vĩnh Lộc..............................................................................................................43
3.3. Các giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện
Vĩnh Lộc..............................................................................................................45
KẾT LUẬN..........................................................................................................50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................52

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 2.1. Hệ thống tổ chức thực hiện quản lý chi ngân sách huyện......................22
Bảng 2.1. Tổng hợp chi ngân sách nhà nước cấp huyện........................................23
Bảng 2.2. Tổng hợp chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách huyện....................24
Bảng 2.3. Tỉ lệ chi đầu tư xây dựng cơ bản trong tổng chi.....................................26
ngân sách nhà nước cấp huyện..............................................................................26
Bảng 2.4. Tổng hợp chi thường xuyên ngân sách huyện.......................................27
Bảng 2.5. Tỉ lệ chi thường xuyên trong tổng chi NSNN cấp huyện.......................28
Bảng 2.6. Tổng hợp dự toán và phân bổ dự toán chi ngân sách huyện...................28
Bảng 2.8. Tổng hợp quyết toán chi ngân sách huyện.............................................34


2


DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

AN-QP
CN-TTCN
GDTH
HĐND
KBNN
KT-XH
NSNN
PCTN
PTTH
SNGD
SNKT

An ninh - quốc phòng
Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
Giáo dục tiểu học
Hội đồng nhân dân
Kho bạc nhà nước
Kinh tế - xã hội
Ngân sách nhà nước
Phòng chống tham nhũng
Phổ thông trung học
Sự nghiệp giáo dục
Sự nghiệp kinh tế

TC-KH

TDTT
THCS
THTK, CLP
UBND
XDCB

Tài chính - Kế hoạch
Thể dục thể thao
Trung học cơ sở
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Uỷ ban nhân dân
Xây dựng cơ bản

3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân sách Nhà nước (NSNN) là bộ phận trọng tâm cấu thành quan trọng
nhất của nền tài chính nhà nước, là nguồn lực để bảo đảm thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của Nhà nước và phát triển quốc gia. Vì vậy, quản lý thống nhất
nền tài chính quốc gia, xây dựng NSNN lành mạnh, củng cố kỷ luật tài chính, sử
dụng tiết kiệm, có hiệu quả tiền của của Nhà nước, tăng tích lũy để thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm
quốc phòng, an ninh, đối ngoại là yêu cầu quan trọng trong quản lý kinh tế của
các quốc gia.
Ngân sách Nhà nước là một khâu quan trọng trong điều tiết kinh tế vĩ
mô. Ngân sách cấp huyện, thị, thành phố là một bộ phận cấu thành NSNN, là
công cụ để chính quyền cấp huyện, thị, thành phố thực hiện các chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn trong quá trình quản lý kinh tế xã hội, an ninh - quốc
phòng. Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002; 2015 là cơ sở pháp lý cơ bản để
tổ chức quản lý NSNN nói chung và ngân sách cấp huyện nói riêng nhằm phục
vụ cho công cuộc đổi mới đất nước.
Chi Ngân sách Nhà nước là một trong những công cụ của chính sách tài
chính quốc gia, là khâu quan trọng trong điều tiết kinh tế, có tác dụng rất lớn đối
với sự ổn định, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là trong quá trình
hội nhập thế giới. Để quản lý thống nhất nền tài chính, sử dụng tiết kiệm, có
hiệu quả ngân sách và tài sản Nhà nước, tăng tích luỹ nhằm thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Quốc hội
đã thông qua Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH13 ngày 16/12/2002, Số
83/2015/QH13 ngày 29/6/2015 có hiệu từ năm 2017 đã quy định rõ, đầy đủ về
trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan quản lý chi NSNN, đặc biệt trong việc
lập, chấp hành, kiểm soát và quyết toán NSNN.
1


Việc đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN cấp huyện của huyện Vĩnh
Lộc thời gian qua, nêu lên được những thành tựu và hạn chế cũng như nguyên
nhân hạn chế, từ đó, đề xuất các giải pháp tăng hoàn thiện công tác quản lý chi
NSNN cấp huyện của huyện Vĩnh Lộc đáp ứng nhu cầu thực tiễn là nhu cầu cấp
bách đặt ra. Vì vậy tôi quyết định lựa vấn đề: “ Hoàn thiện công tác quản lý chi
ngân sách Nhà nước cấp huyện, tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài
tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng để nghiên cứu với mong muốn
góp phần giải quyết vấn đề nêu trên.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN cấp huyện của huyện
Vĩnh Lộc thời gian qua, làm rõ những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân hạn chế
và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện Vĩnh
Lộc, tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu quản lý chi NSNN cấp huyện trên các khía cạnh lập dự toán
chi, thực hiện chi và kiểm tra, giám sát chi ngân sách dưới tác động của môi
trường chính sách, tổ chức quản lý, năng lực cán bộ và các nhân tố khác;
3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
+ Về thời gian: nghiên cứu thực trạng giai đoạn từ năm 2016 - 2018, đề
xuất giải pháp cho đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tham khảo từ các công trình nghiên
cứu có liên quan đã được công bố; giáo trình tài chính công, tài chính tiền tệ,
báo, tạp chí liên quan đến NSNN, để hệ thống hóa những lý luận cơ bản về chi
NSNN, chi NSNN huyện và các đơn vị có liên quan đến tình hình quản lý chi
NSNN cấp huyện.
2


- Phương pháp thống kê:
+ Số liệu thu thập từ các tài liệu; các báo cáo dự toán, quyết toán ngân
sách nhà nước huyện Vĩnh Lộc các năm từ năm 2016 - 2018
+ Sau khi tổng hợp các số liệu có liên quan tiến hành phân tích, so sánh
đến quản lý chi ngân sách nhà nước huyện Vĩnh Lộc các năm từ năm

2016

- 2018 qua đó rút ra những kết luận cần thiết để phân tích đánh giá phục vụ mục
tiêu nghiên cứu của đề tài.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3

chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện.
Chương 2: Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại
huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước
cấp huyện tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC CẤP HUYỆN
3


1.1. Khái niệm, đặc điểm quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện
1.1.1. Ngân sách cấp huyện
1.1.1.1. Khái niệm
Ngân sách Nhà nước: NSNN là một phạm trù kinh tế khách quan, ra đời
và phát triển trên cơ sở tồn tại và phát triển của Nhà nước. Luật Ngân sách nhà
nước được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 2
thông qua ngày 16/12/2002 đã xác định: NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi
của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được
thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của
Nhà nước. NSNN có thể hiểu là một kế hoạch tài chính quốc gia bao gồm chủ
yếu các khoản thu và chi của Nhà nước được mô tả dưới hình thức cân đối bằng
giá trị tiền tệ. Phần thu thể hiện các nguồn tài chính được huy động vào NSNN;
phần chi thể hiện chính sách phân phối các nguồn tài chính đã huy động được
để thực hiện mục tiêu KT-XH. Ngân sách nhà nước được lập và thực hiện cho
một thời gian nhất định, thường là một năm và được Quốc hội phê chuẩn thông
qua [1], [24].
Ngân sách huyện: Ngân sách huyện là quỹ tiền tệ tập trung của huyện
được hình thành bằng các nguồn thu, đảm bảo các nhiệm vụ chi trong phạm vi

của huyện [7].
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của chi ngân sách cấp huyện
1.1.2.1. Khái niệm chi ngân sách nhà nước cấp huyện
Chi NSNN là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định [11].
Chi ngân sách huyện là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã
được tập trung vào ngân sách huyện và đưa chúng đến mục đích sử dụng. Chi
ngân sách huyện không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho
từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc cụ thể thuộc chức năng của
Nhà nước cấp huyện [7].
4


1.1.2.2. Đặc điểm chi ngân sách nhà nước cấp huyện
- Chi ngân sách huyện gắn với bộ máy nhà nước cấp huyện và những
nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà Nhà nước cấp huyện đảm đương trong
từng thời kỳ.
- Chi ngân sách huyện gắn với quyền lực nhà nước cấp huyện, mang tích
chất pháp lí.
- Cũng như chi NSNN, các khoản chi của ngân sách huyện mang tính chất
không hoàn trả trực tiếp.
1.1.2.3. Vai trò của chi ngân sách nhà nước cấp huyện
- Chi ngân sách huyện là nguồn lực tài chính nhằm bảo đảm và duy trì sự
hoạt động bình thường của hệ thống chính quyền cấp huyện.
- Một trong những mục tiêu của ngân sách huyện là đảm bảo công bằng
xã hội trên địa bàn. Bên cạnh việc sử dụng thu ngân sách để thực hiện công tác
này, chi NSNN cũng có vai trò hết sức quan trọng. Cơ chế thị trường tạo ra sự
phân hóa giữa những người có thu nhập cao và những người có thu nhập thấp
trong xã hội. Để làm giảm khoảng cách đó, Nhà nước phải sử dụng các hình
thức trợ cấp từ ngân sách. Bên cạnh đó các khoản trợ cấp cho giáo dục, y tế có

ý nghĩa lớn đối với việc nâng cao dân trí và đảm bảo sức khỏe cho dân cư.
1.1.2.4. Nội dung chi ngân sách nhà nước cấp huyện
Theo Luật NSNN hiện hành, các nội dung chi ngân sách huyện được phân
loại cụ thể như sau [1]:
(1). Chi đầu tư phát triển: Là quá trình sử dụng một phần vốn tiền tệ đã
tập trung vào ngân sách để xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH, phát triển sản xuất,
thực hiện mục tiêu ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế.
(2). Chi thường xuyên: Là một bộ phận của chi NSNN, nó phản ánh quá
trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN để thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên
về quản lý KT-XH của Nhà nước.
1.2. Nội dung, bản chất và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân
sách nhà nước cấp huyện
5


1.2.1. Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện
Nội dung quản lý chi ngân sách cấp huyện được thực hiện theo suốt quá
trình ngân sách cấp huyện, từ khi lập dự toán, đến quá trình thức hiện và quyết
toán ngân sách cấp huyện [1], [5].
1.2.1.1. Lập dự toán ngân sách huyện
Mục tiêu cơ bản của việc lập dự toán ngân sách là nhằm tính toán đúng
đắn ngân sách trong kỳ kế hoạch, có căn cứ khoa học và căn cứ thực tiễn các
chỉ tiêu thu, chi của ngân sách trong kỳ kế hoạch.
- Yêu cầu trong quá trình lập ngân sách phải đảm bảo:
+ Kế hoạch NSNN phải bám sát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và
có tác động tích cực đối với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội.
+ Kế hoạch NSNN phải đảm bảo thực hiện đầy đủ và đúng đắn các quan
điểm của chính sách tài chính địa phương trong thời kỳ và yêu cầu của Luật
NSNN. Hoạt động NSNN là nội dung cơ bản của chính sách tài chính. Do vậy,

lập NSNN phải thể hiện được đầy đủ và đúng đắn các quan điểm chủ yếu của
chính sách tài chính địa phương như: trật tự và cơ cấu động viên các nguồn thu,
thứ tự và cơ cấu bố trí các nội dung chi tiêu. Bên cạnh đó, NSNN hoạt động
luôn phải tuân thủ các yêu cầu của Luật NSNN, nên ngay từ khâu lập ngân sách
cũng phải thể hiện đầy đủ các yêu cầu của Luật NSNN như: xác định phạm vi,
mức độ của nội dung các khoản thu, chi; phân định thu, chi giữa các cấp ngân
sách, cân đối NSNN.
- Căn cứ lập Ngân sách Nhà nước:
+ Nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an
ninh của Đảng và chính quyền địa phương trong năm kế hoạch và những năm
tiếp theo.
+ Lập NSNN phải dựa trên kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa
phương trong năm kế hoạch. Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội là sơ sở, căn cứ
6


để đảm bảo các nguồn thu cho NSNN, đồng thời, cũng là nơi sử dụng các
khoản chi tiêu của NSNN.
+ Lập NSNN phải tính đến các kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực
hiện kế hoạch ngân sách của các năm trước, đặc biệt là của năm báo cáo.
+ Lập NSNN phải dựa trên các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức cụ
thể về thu, chi tài chính nhà nước. Lập NSNN là xây dựng các chỉ tiêu thu chi
cho năm kế hoạch, các chỉ tiêu đó chỉ có thể được xây dựng sát, đúng, ngoài dựa
vào căn cứ nói trên phải đặc biệt tuân thủ theo các chế độ, tiêu chuẩn, định mức
thu chi tài chính nhà nước thông qua hệ thống pháp luật (đặc biệt là hệ thống các
Luật thuế ) và các văn bản pháp lý khác của nhà nước.
1.2.1.2. Chấp hành ngân sách cấp huyện
- Chấp hành thu ngân sách cấp huyện. Theo Luật Ngân sách Nhà nước,
chấp hành thu ngân sách có nội dung như sau:
+ Chỉ có cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan hải quan và cơ quan

khác được giao nhiệm vụ thu ngân sách (gọi chung là cơ quan thu) được tổ
chức thu NSNN.
+ Cơ quan thu có nhiệm vụ, quyền hạn như sau: Phối hợp với các cơ quan
nhà nước hữu quan tổ chức thu đúng pháp luật; chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của
UBND và sự giám sát của HĐND về công tác thu ngân sách tại địa phương; phối
hợp với Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tuyên truyền, vận
động tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp ngân sách theo quy
định của Luật NSNN và các quy định khác của pháp luật.
- Phân bổ và giao dự toán chi ngân sách: Sau khi UBND giao dự toán ngân
sách, các đơn vị dự toán cấp I tiến hành phân bổ và giao dự toán chi ngân sách cho
các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc đảm bảo theo đúng quy định của Luật
Ngân sách, đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả.
1.2.1.3. Quyết toán ngân sách cấp huyện
Số liệu quyết toán NSNN: số quyết toán chi NSNN là số chi đã thực thanh
toán hoặc đã hạch toán chi theo quy định tại điều 62 của Luật NSNN và các khoản
7


chi chuyển nguồn sang năm sau để chi tiếp theo quy định.
Ngân sách cấp dưới không được quyết toán các khoản kinh phí uỷ quyền
của ngân sách cấp trên vào báo cáo quyết toán ngân sách cấp mình. Cuối năm,
cơ quan tài chính được ủy quyền lập báo cáo quyết toán kinh phí ủy quyền theo
quy định gửi cơ quan tài chính ủy quyền và cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực cấp
ủy quyền.
Kho bạc Nhà nước các cấp có trách nhiệm tổng hợp số liệu quyết toán gửi
cơ quan tài chính cùng cấp để cơ quan tài chính lập báo cáo quyết toán. KBNN
xác nhận số liệu thu, chi ngân sách trên báo cáo quyết toán của ngân sách các
cấp, đơn vị sử dụng ngân sách.
- Xét duyệt, phê chuẩn quyết toán ngân sách huyện:
Trình tự lập, gửi, xét duyệt và thẩm định quyết toán năm của các đơn vị

dự toán được quy đinh như sau:
+ Đơn vị dự toán cấp xã lập báo cáo quyết toán theo chế độ quy định và
gửi đơn vị dự toán cấp trên.
+ Đơn vị dự toán cấp trên xét duyệt quyết toán và thông báo kết quả xét
duyệt cho các đơn vị cấp dưới trực thuộc. Các đơn vị dự toán cấp trên là đơn vị
dự toán cấp I, phải tổng hợp và lập báo cáo quyết toán năm của đơn vị mình và
báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc, gửi cơ quan tài
chính cùng cấp.
+ Cơ quan tài chính cấp huyện thẩm định quyết toán năm của các đơn vị
dự toán cấp huyện, xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý
sai phạm trong quyết toán của đơn vị dự toán cấp huyện, ra thông báo thẩm định
quyết toán gửi đơn vị dự toán cấp huyện. Trường hợp đơn vị dự toán cấp I đồng
thời là đơn vị sử dụng ngân sách, cơ quan tài chính duyệt quyết toán và thông
báo kết quả xét duyệt quyết toán cho đơn vị dự toán cấp I.
- Trình tự lập, gửi, thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách hàng năm của
ngân sách cấp huyện được quy định như sau:
8


+ Mẫu, biểu báo cáo quyết toán năm của NSNN nói chung và ngân sách
huyện nói riêng thực hiện theo chế độ kế toán nhà nước và các văn bản hướng
dẫn của Bộ Tài chính.
Ban Tài chính xã lập quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã trình UBND xã
xem xét gửi Phòng Tài chính cấp huyện; đồng thời UBND xã trình HĐND xã
phê chuẩn. Sau khi được HĐND xã phê chuẩn, UBND xã báo cáo bổ sung,
quyết toán ngân sách gửi Phòng Tài chính cấp huyện.
+ Phòng Tài chính cấp huyện thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách xã;
lập quyết toán thu chi ngân sách cấp huyện; yổng hợp, lập báo cáo quyết toán
thu NSNN trên địa bàn huyện, thành phố, thị xã và quyết toán thu, chi ngân sách
huyện (bao gồm quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện và quyết toán thu, chi

ngân sách cấp xã) trình UBND đồng cấp xem xét gửi Sở Tài chính; Đồng thời,
UBND cấp huyện trình HĐND cấp huyện phê chuẩn. Sau khi được HĐND cấp
huyện phê chuẩn, UBND báo cáo bổ sung, quyết toán ngân sách gửi Sở Tài
chính.
1.2.2. Bản chất của quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện trong
phát triển kinh tế - xã hội
1.2.2.1. Khái niệm quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện
Quản lý chi NSNN cấp huyện là quá trình lập dự toán, chấp hành dự toán,
kiểm soát và quyết toán chi NSNN cấp huyện theo đúng quy định của pháp luật,
nhằm sử dụng NSNN đúng mục đích, có hiệu quả, góp phần thực hiện các mục
tiêu phát triển KT-XH trên địa bàn huyện [7].
1.2.2.2. Đặc điểm quản lý chi ngân sách nhà nước
- Chi NSNN được quản lý bằng pháp luật và theo dự toán, đây là đặc
điểm quan trọng nhất, nhìn nhận và đánh giá đúng đặc điểm này giúp Nhà nước
đưa ra các cơ chế quản lý, điều hành chi ngân sách đúng luật, đảm bảo hiệu quả,
công khai, minh bạch.
- Quản lý chi NSNN sử dụng tổng hợp các biện pháp, biện pháp quan
9


trọng nhất là biện pháp tổ chức hành chính; biện pháp này tác động vào đối
tượng quản lý theo 2 hướng:
+ Chủ thể quản lý ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và đưa ra các
quyết định quản lý bắt buộc cấp dưới thực hiện.
+ Đặc trưng của phương pháp hành chính là cưỡng chế đơn phương của
chủ thể quản lý.
1.2.2.3. Mục tiêu quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện
- Mục tiêu tổng quát trong việc điều hành NSNN nói chung hay quản lý
chi NSNN nói riêng, đó chính là thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền vững sử
dụng nguồn lực hiệu quả, tiết kiệm, thực hiện công bằng xã hội và đảm bảo các

mục tiêu chính trị xã hội, AN-QP, đối ngoại. Mục tiêu này được thiết lập phù
hợp với chiến lược, nhiệm vụ phát triển KT-XH của đất nước trong từng thời kỳ.
- Mục tiêu của quản lý chi NSNN cấp huyện đó là phải mang lại một kết
quả tốt nhất về phát triển KT-XH, đồng thời giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi
ích kinh tế giữa một bên là Nhà nước và một bên là các chủ thể khác trong xã
hội, đáp ứng được các nhiệm vụ phát triển KT-XH của huyện.
1.2.2.4. Tiêu chí đánh giá quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện
- Tính hiệu lực: thực hiện nghiêm túc và kịp thời các nhiệm vụ chi. Bảo
đảm chi đúng mục đích, đúng kế hoạch, chi đủ, không bội chi ngân sách. Tính
hiệu lực của quản lý chi ngân sách cấp huyện có thể đo lường bằng (kết quả/mục
tiêu).
- Tính hiệu quả: quản lý ngân sách cấp huyện đảm bảo cho việc thực
hiện các nhiệm vụ trong điều kiện tiết kiệm, không gây thất thoát, lãng phí.
Ngoài ra trong quản lý NSNN cấp huyện minh bạch, công khai, được thể hiện
cao trong khâu lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách. Khi đánh
giá hiệu quả quản lý chi NSNN cần có cách nhìn và đánh giá toàn diện về các
yếu tố cấu thành trong hoạt động của NSNN. Theo đó để đánh giá hiệu quả
quản lý chi NSNN cũng phải xét trên nhiều tiêu chí ở các cấp độ, cụ thể:
+ Hiệu quả tổng hợp: được đánh giá thông qua việc xây dựng và thực
hiện cân đối NSNN một cách tích cực trong năm tài khóa, mà thực chất của
10


nó là cân đối thu - chi và “nội hàm” của nó là đáp ứng các chỉ tiêu KT-XH
được xác lập trong năm kế hoạch, tương ứng với năm tài khóa đó trên các
phương diện: Huy động vượt mức các nguồn lực tài chính (chấp hành thu
vượt lớn hơn dự toán thu); đầu tư phát triển có hiệu quả; tiết kiệm và chi
tiêu hợp lý các khoản chi ngân sách về giáo dục, văn hóa, khoa học, y tế và
các vấn đề xã hội và đặc biệt tiết kiệm chi về quản lý hành chính. Cuối năm
tài khóa ngân sách cần có số dư sau khi thực hiện quyết toán để bổ sung chi

tiêu cho ngân sách năm sau và tăng cường lực lượng dự trữ tài chính.
+ Hiệu quả quản lý chi ngân sách: hiệu quả quản lý chi NSNN biểu hiện ở
sự phân phối hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm nhằm mang lại hiệu quả bền vững
đối với đầu tư phát triển và tiết kiệm tối đa trong các khoản chi thường xuyên,
để khắc phục bội chi ngân sách trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ KT-XH
tương ứng đã được xác lập. Hiệu quả chi NSNN được thể hiện trên 2 nội dung
cơ bản: i) Chi đầu tư phát triển (đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, các công trình
kinh tế,…) phải lấy hiệu quả làm đầu; hiệu quả ở đây là đầu tư có trọng tâm,
trọng điểm, bảo đảm trực tiếp hay gián tiếp đến tăng trưởng kinh tế và tích tụ
cho phát triển kinh tế. ii) Chi thường xuyên (chi sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y
tế, đảm bảo xã hội, an ninh, quốc phòng,…) phải hợp lý, tiết kiệm, đặc biệt tiết
kiệm tối đa chi quản lý hành chính.
- Tính bền vững: tác động tích cực từ quản lý chi NSNN cấp huyện đối
với sự phát triển KT-XH, AN-QP là lâu dài và ổn định; cân bằng lợi ích giữa các
đơn vị dự toán ngân sách; không ảnh hưởng tiêu cực đến mội trường tự nhiên,
sinh thái, xã hội.
- Tính phù hợp: quản lý chi NSNN cấp huyện phải phù hợp với đường lối
chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, với thực tiễn tinh hình
đặc thù của huyện nhằm đáp ứng được nhiệm vụ chính trị phát triển KT-XH trên
địa bàn nhất là trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
1.2.2.5. Nguyên tắc quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện
- Nguyên tắc đầy đủ trong quản lý chi NSNN: đây là một trong những
11


nguyên tắc quan trọng nhất của quản lý NSNN. Nội dung của nguyên tắc này là:
mọi khoản thu, chi phải được ghi đầy đủ vào kế hoạch NSNN, phải được ghi
vào sổ và quyết toán rành mạch. Chỉ có kế hoạch ngân sách đầy đủ, trọn vẹn
mới phản ánh đúng mục đích chính sách và đảm bảo tính minh bạch của các tài
khoản thu, chi.

- Nguyên tắc thống nhất trong quản lý NSNN: nguyên tắc thống nhất trong
quản lý NSNN bắt nguồn từ yêu cầu tăng cường sức mạnh vật chất của Nhà
nước thông qua hoạt động thu - chi của NSNN.
- Nguyên tắc cân đối ngân sách: NSNN được lập và thu, chi ngân sách
phải được cân đối. Nguyên tắc này đòi hỏi các khoản chi chỉ được phép thực
hiện khi đã có đủ các nguồn thu bù đắp. UBND và HĐND luôn cố gắng để đảm
bảo cân đối nguồn NSNN bằng cách đưa ra các quyết định liên quan tới các
khoản chi để thảo luận và cắt giảm những khoản chi chưa thực sự cần thiết,
đồng thời nỗ lực khai thác mọi nguồn thu hợp lý mà nền kinh tế có khả năng đáp
ứng.
- Nguyên tắc công khai hoá NSNN: về mặt chính sách, thu chi NSNN là
một chương trình hoạt động của Chính phủ được cụ thể hoá bằng số liệu.
NSNN phải được quản lý rành mạch, công khai để mọi người dân có thể biết
nếu họ quan tâm. Nguyên tắc công khai của NSNN được thể hiện trong suốt
chu trình NSNN và phải được áp dụng cho tất cả các cơ quan tham gia vào chu
trình NSNN.
- Nguyên tắc rõ ràng, trung thực và chính xác: nguyên tắc này là cơ sở,
tạo tiền đề cho mỗi người dân có thể nhìn nhận được chương trình hoạt động của
chính quyền địa phương và chương trình này phải được phản ánh ở việc thực
hiện chính sách tài chính địa phương.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện
1.2.3.1. Văn bản pháp quy của Nhà nước về chi ngân sách
Hệ thống các văn bản pháp quy của Nhà nước về quản lý chi NSNN (như
Luật NSNN các Nghị định, Thông tư) ngày càng được hoàn thiện và đồng bộ,
12


từng bước nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng ngân sách, thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí và công khai minh bạch, góp phần quan trọng và việc phục vụ
các mục tiêu tăng trưởng và phát triển KT-XH.

1.2.3.2. Công tác tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước
Bộ máy quản lý NSNN ngày càng được hoàn thiện và chuyên môn hóa,
phân định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan trong quản lý tài
chính, bên cạnh đó việc phân công, phân cấp hoàn thiện quy chế làm việc của
các cơ quan trong quản lý chi NSNN cũng được chỉ đạo triển khai khá đồng bộ
đã tạo sự chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo điều hành cho các cấp ngân sách góp
phần nâng cao hiệu quả chi NSNN.
1.2.2.3. Trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách nhà nước
Trình độ, năng lực cán bộ cũng ảnh hướng lớn đến quản lý chi NSNN,
hiện nay đội ngũ cán bộ quản lý chi NSNN cấp huyện đã được chuẩn hóa cả về
số lượng và chất lượng, phẩm chất năng lực, tinh thần thái độ, trách nhiệm phục
vụ ngày càng được nâng lên đã góp phần quan trọng vào việc hoàn thành tốt các
nhiệm vụ quản lý chi NSNN.
1.2.3.4. Hiện đại hóa nền hành chính
Cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc là các yếu tố không thể thiếu trong
quá trình quản lý chi NSNN, hiện nay Nhà nước đang đẩy mạnh thực hiện hiện
đại hóa nền hành chính, nhất là hiện đại hóa tài chính công, hoạt động của mạng
thông tin điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông, các văn bản, tài
liệu được thực hiện dưới dạng điện tử; trong đó có việc triển khai thực hiện hệ
thống thống quản lý ngân sách và kho bạc - Tabmis đã góp phần nâng cao hiệu
quả quản lý chi NSNN.
1.2.2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý
Đây là một trong các chức năng chủ yếu trong quản lý NSNN, vì vậy cần
phải tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, giám sát của HĐND, của các cơ
quan thanh tra, kiểm toán trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý đối với công
tác quản lý NSNN.
13


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN VĨNH LỘC, TỈNH THANH HÓA
2.1. Tình hình phát triển kinh tế- xã hội của huyện Vĩnh Lộc có ảnh
hưởng tới quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện
2.1.1. Khái quát về huyện Vĩnh Lộc
2.1.1.1. Vị trí địa lý, lịch sử hình thành và phát triển của huyện Vĩnh Lộc
Huyện Vĩnh Lộc nằm trong vùng đồng bằng sông Mã. Trung tâm huyện lỵ
cách thành phố Thanh Hoá 45 Km về phía Tây- Bắc theo quốc lộ 45, cách thị xã
Bỉm Sơn 40 km về phía Tây theo quốc lộ 217. Có tọa độ địa lý từ 19 057’20008’vĩ độ Bắc; từ 105 033’- 105046’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp huyện Thạch
Thành, phía Nam giáp huyện Yên Định, phía Tây giáp huyện Cẩm Thuỷ, phía
Đông là huyện Hà Trung.
Tổng diện tích 157,6 km² (15.772,1): Đất nông nghiệp: 6.978 ha; Đất Lâm
nghiệp: 1.553,73 ha; Đất nuôi trồng thuỷ sản: 159,35 ha; đất phi nông nghiệp:
3.729,7 ha; còn lại là đất dự phòng. Huyện có 15 xã và 1 thị trấn; dân số 85.542
người (năm 2018), trong đó nam 42.213 người; nữ 43.329 người; mật độ dân số
542 người/km2; có hai dân tộc là Kinh và Mường; có các tôn giáo: Phật giáo và
Thiên chúa giáo. Lao động trong độ tuổi: 51.776 người. Trong đó: Lao động nam
35.561 người; Lao động nữ: 16.215 người
Trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân trong huyện đã và đang phát
huy truyền thống cách mạng đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang, đoàn kết, nhất
trí, khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu và giành được nhiều thành tựu quan
trọng, tạo chuyển biến tích cực và sâu sắc trên nhiều lĩnh vực, nổi bật là: kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là cơ sở hạ tầng giao thông, đô thị, xây dựng nông
thôn mới; kinh tế tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên Vĩnh Lộc vẫn
là huyện nông nghiệp, nằm xa các vùng kinh tế động lực, kết cấu hạ tầng còn
nhiều khó khăn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, nhiều tiềm năng chưa được
14


phát huy
Trong giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, Vĩnh Lộc có

những thuận lợi cơ bản, song cũng đứng trước không ít những khó khăn, thách
thức, đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân phải nỗ lực phấn đấu vượt qua.
2.1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Vĩnh Lộc năm 2018
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, UBND
huyện Vĩnh Lộc đã xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết,
làm căn cứ để các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế triển khai thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2015-2020. Mặc dù phải đối mặt với
nhiều khó khăn, thách thức, nhưng được sự quan tâm, giúp đỡ của trực tiếp của
Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các cơ quan ban ngành, đoàn thể của cấp tỉnh, sự
nỗ lực phấn đấu của nhân dân, các ngành, các cấp, đoàn thể, trên toàn huyện
Vĩnh Lộc nền kinh tế phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng khá, các chỉ tiêu cơ
bản hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch; cơ cấu kinh tế chuyển dịch
đúng hướng, chất lượng, hiệu quả nền kinh tế từng bước được nâng lên; thu
ngân sách tăng; cơ sở hạ tầng KT-XH được phát triển; các lĩnh vực văn hoá - xã
hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân cải thiện, công tác xoá đói giảm nghèo,
giải quyết việc làm và thực hiện các chính sách xã hội đạt kết quả khá; an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững. Kết quả thực hiện các mục
tiêu chủ yếu kế hoạch năm 2018.
* Các chỉ tiêu kinh tế
- Tốc độ tăng giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) năm 2018 đạt
15,2%. Trong đó: Nông, lâm, thủy sản tăng 4,5%; công nghiệp, xây dựng tăng
20,7%; Dịch vụ tăng 19,33%.
- Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm, thủy sản 29,01%; Công nghiệp, xây dựng
37,66%; Dịch vụ 33,33%.
- Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 66.000 tấn trở lên.
- Giá trị sản phẩm trên một ha đất canh tác đạt 135 triệu đồng trở lên.
15


- Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu: 56 triệu USD trở lên.

- Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản toàn xã hội 1.130 tỷ đồng.
- Thu nhập bình quân đầu người: 34 triệu đồng/người/năm.
- Tổng thu ngân sách nhà nước tăng 15% trở lên.
- Tỷ lệ đường giao thông được cứng hóa trên địa bàn (không tính quốc lộ,
tỉnh lộ) đạt 72%.
* Các chỉ tiêu văn hóa - xã hội:
- Tốc độ phát triển dân số dưới 0,7%.
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng còn dưới 8%.
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2%;
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 60%
- Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động còn 56%.
- Số lao động được giải quyết việc làm mới 2.500 lao động. Xuất khẩu 200
lao động
- Tỷ lệ nhà ở kiên cố 84%
- Tỷ lệ tham gia BHYT trên tổng số dân toàn huyện đạt 82%.
* Các chỉ tiêu môi trường:
- Tỷ lệ che phủ rừng đạt 25,3%.
- Tỷ lệ dân số đô thị được dùng nước sạch đạt 99%.
- Tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đạt 97% trở lên.
* Về an ninh trật tự
- Số khu dân cư đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự đạt 90%
(1) Kết quả đạt được:

16


Năm 2018, phát triển kinh tế-xã hội trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn
như: thiên tai, lũ lụt xảy ra gây thiệt hại về kinh tế, sản xuất và đời sống của
nhân dân, một số dự án chậm tiến độ. Song, được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ
của tỉnh, cùng với sự nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị và nhân dân, tình

hình kinh tế - xã hội năm 2018 của huyện tiếp tục có bước phát triển; an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; có 26/26 chỉ tiêu chủ yếu đạt và
vượt mục tiêu kế hoạch UBND tỉnh giao. Kết quả đạt được chủ yếu như sau:
* Về kinh tế:
Tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 15,31%, tăng 0,11% NQ (NQ: 15,2%); trong
đó, ngành nông lâm thủy sản tăng 3,42%, công nghiệp-xây dựng tăng 21,58%,
dịch vụ tăng 19,78%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng
ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 28,64%; Công nghiệp-xây dựng chiếm
37,92%; dịch vụ chiếm 33,45%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 36,1 triệu
đồng/ người/năm, tăng 4,6% KH và tăng 14,6% so với CK.
- Sản xuất nông, lâm, thủy sản phát triển ổn định; giá trị sản xuất toàn
ngành đạt 1.593 tỷ đồng, đạt 98,6 % kế hoạch năm, tăng 2,94% so với cùng kỳ;
tổng diện tích gieo trồng đạt 15.543 ha, bằng 100,41%KH; tổng sản lượng lương
thực đạt 66.028 tấn, bằng tăng 0,04% KH, năng suất lúa bình quân cả năm đạt
60,07 tạ/ha, tăng 0,345% so với cùng kỳ. Giá trị sản phẩm trên 1ha diện tích
đạt 135 triệu đồng. Đã chuyển đổi 113,3 ha cây trồng kém hiệu quả sang trồng
các cây khác có hiệu quả và giá trị kinh tế cao hơn, vượt 3% kế hoạch. Tổng
diện tích cánh đồng mẫu lớn đạt 477ha, đạt 106% KH. Các loại cây trồng khác
cũng có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng chọn giống có năng suất, chất
lượng cao, có thị trường tiêu thụ ổn định.

17


Sản xuất thủy sản tăng trưởng khá, giá trị sản xuất ước đạt 45,3 tỷ đồng,
đạt 100,67% kế hoạch và tăng 12,9% so với cùng kỳ; sản lượng ước đạt 1.725
tấn, tăng 12,5% so với cùng kỳ. Diện tích nuôi thủy sản ước đạt 650 ha, tăng
2,4% so với cùng kỳ, do chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang mô hình lúa-cá,
lúa-cá-sen.
- Sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá, giá trị sản xuất ước đạt 1.756 tỷ

đồng, tăng 20,56% so với cùng kỳ và vượt 0,34% kế hoạch; nhiều sản phẩm
tăng khá so với cùng kỳ, như: gạch xây tăng 5,41%; đá ốp lát xây dựng tăng
6,59%; quần áo may sẵn tăng 3,63%; cửa sắt các loại tăng 6,97%.
- Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển khá; tổng mức bán lẻ hàng hóa
dịch vụ ước đạt 1.357 tỷ đồng, vượt 0,89% KH năm, tăng 21,16% so với cùng
kỳ. Công tác quản lý thị trường được tăng cường; lực lượng quản lý thị trường
đã tiến hành kiểm tra 97 vụ, xử lý vi phạm 88 vụ, thu phạt hành chính 176,5
triệu đồng; trị giá hàng tiêu hủy: 6,7 triệu đồng; trị giá hàng tịch thu: 7,2 triệu
đồng.
Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ phát triển ổn định, tổng giá trị xuất khẩu
hàng hóa và dịch vụ ước đạt 57 triệu USD, vượt 1,79% kế hoạch (KH năm 56
triệu USD) và tăng 6,15% so với cùng kỳ, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm
đá ốp lát các loại, quần áo may gia công xuất khẩu.
- Tổng thu NSNN ước thực hiện 645,382 tỷ đồng, bằng 163% dự toán tỉnh
giao (395, 897 tỷ) và bằng 159% dự toán huyện giao (406,796 tỷ), trong đó thu
NSNN tại địa bàn 263,178 tỷ đồng. Tổng chi NSNN ước thực hiện 637,640 tỷ
đồng, bằng 140% dự toán tỉnh giao, 136% dự toán huyện giao. Trong đó: Chi
thường xuyên đạt 356,652 tỷ đồng bằng 111% dự toán tỉnh và huyện giao, chi
đầu tư xây dựng cơ bản ước đạt 231,387 tỷ đồng, bằng 102% so với DT giao.
* Về văn hóa - xã hội:
18


- Hoạt động văn hóa, thông tin đã tập trung tuyên truyền các nhiệm vụ
chính trị, các ngày lễ lớn của đất nước và của tỉnh, huyện. Công tác bảo tồn, tôn
tạo và phát huy giá trị văn hóa lịch sử được quan tâm. Phong trào xây dựng đời
sống văn hóa cơ sở tiếp tục được duy trì, có hiệu quả, văn hóa, văn nghệ quần
chúng và hoạt động của các loại hình câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ diễn ra sôi
nổi.
* Về giáo dục và đào tạo: Tập trung chỉ đạo hoàn thành tốt chương trình

năm học 2017 - 2018, triển khai nhiệm vụ năm học 2018 - 2019; trang thiết bị cơ
sở vật chất được tăng cường, công tác quản lý có nhiều đổi mới, chất lượng giáo
dục toàn diện được nâng cao, chất lượng giáo dục mũi nhọn có bước phát triển. Tỷ
lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 95,9%; tỷ lệ học sinh đậu các trường đại học đợt 1
đạt 51%; có 02 học sinh đậu trường THPT chuyên Lam Sơn.
* Về y tế: Chỉ đạo các cơ sở y tế thực hiện các biện pháp nâng cao chất
lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Công tác y tế dự
phòng, phòng chống dịch được chỉ đạo chặt chẽ, đặc biệt là công tác phòng
chống dịch sốt xuất huyết.
* Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giảm nghèo:
Tạo việc làm mới cho 2.618 lao động vượt 4,7% KH (xuất khẩu 215 lao
động, vượt 7,5% KH); tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo đạt 64,7%, vượt
4,7% KH; tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động còn 51,6% (KH:
56%). Công tác giảm nghèo có chuyển biến tích cực, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống
còn 4,3% (giảm 3,1% so với năm 2017, vượt 1,1% KH), hộ cận nghèo 12,46%.
Công tác bình đẳng giới, phòng chống tệ nạn xã hội tiếp tục được thực hiện theo
kế hoạch.
* Về Quốc phòng-an ninh:

19


Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia và trật tự an toàn
xã hội, tạo điều kiện thuận lợi đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế xã hội.
(2) Hạn chế.
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, tình hình kinh tế- xã hội của
huyện vẫn còn một số hạn chế, yếu kém cần khắc phục, đó là:
- Về kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế chưa thực sự vững chắc, chất lượng và hiệu quả chưa
cao, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của huyện, những yếu kém chậm

được khắc phục, như sức cạnh tranh của nền kinh tế, của các doanh nghiệp còn
yếu; chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng còn
chậm, sản phẩm qua chế biến thấp. Ngành nghề nông thôn phát triển chậm, thị
trường tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản gặp nhiều khó khăn.
- Về xây dựng kết cấu hạ tầng.
Nguồn vốn đầu tư phát triển vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển
KT-XH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.
- Về phát triển văn hóa, xã hội.
Chất lượng giáo dục - đào tạo ở các cấp học vẫn chưa đáp ứng yêu cầu,
chưa thực sự đồng đều, trình độ ngoại ngữ còn hạn chế, yếu về kĩ năng thực
hành vận dụng vào đời sống.
Chất lượng nguồn nhân lực, cũng như tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề
còn thấp. Lực lượng lao động kỹ thuật ít, lại phân bố chưa hợp lý giữa các
ngành, các vùng.
Những tồn tại, hạn chế nêu trên có nguyên nhân khách quan nhưng
nguyên nhân chủ quan là do hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tính cụ thể và
quyết liệt ở một số ngành, địa phương chưa cao, ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ
cương chưa nghiêm, năng lực tổ chức thực hiện còn hạn chế, trách nhiệm của
20


một bộ phận cán bộ, công chức các cơ quan, đơn vị còn yếu, chưa đáp ứng được
yêu cầu.
2.1.2. Tình hình chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Vĩnh Lộc,
năm 2016 - 2018
2.1.2.1. Bộ máy tổ chức thực hiện quản lý chi ngân sách huyện
Cơ cấu tổ chức và cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý chi NSNN cấp huyện
gồm:
- HĐND huyện: HĐND huyện gồm có Chủ tịch Hội đồng, 2 Phó chủ tịch
Hội đồng, 02 phó trưởng ban và 29 Đại biểu HĐND, tất cả đều có trình độ đại

học và trên đại học. HĐND huyện thực hiện quyết định dự toán, quyết định phân
bổ dự toán NSNN cấp huyện, phê chuẩn quyết toán NSNN cấp huyện, quyết
định các chủ trương, biện pháp để thực hiện ngân sách huyện, quyết định điều
chỉnh, bổ sung ngân sách cấp huyện trong các trường hợp cần thiết, giám sát
việc thực hiện ngân sách đã được HĐND quyết định.
HĐND huyện Vĩnh Lộc
UBND huyện Vĩnh Lộc

Phòng Tài chính - Kế hoạch
huyện Vĩnh Lộc

Kho bạc NN
huyện Vĩnh Lộc

Sơ đồ 2.1. Hệ thống tổ chức thực hiện quản lý chi ngân sách huyện
(Nguồn: UBND huyện Vĩnh Lộc)
- UBND huyện: UBND huyện gồm: Chủ tịch UBND huyện, 02 Phó chủ
tịch UBND huyện (1 phó Chủ tịch phụ trách lĩnh vực kinh tế, 1 phó Chủ tịch
phụ trách lĩnh vực văn xã) và 7 thành viên UBND huyện, tất cả đều có trình độ
đại học và trên đại học. UBND huyện tổ chức quản lý thống nhất ngân sách
huyện và các hoạt động tài chính khác của huyện, gồm: lập dự toán và phương

21


án phân bổ ngân sách cấp huyện, điều hành dự toán, quyết toán ngân sách cấp
huyện.
- Phòng Tài chính - Kế hoạch: là cơ quan tham mưu giúp UBND huyện
trong việc lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách cấp huyện, điều hành dự
toán, quyết toán ngân sách cấp huyện và tham mưu quản lý nhà nước về tài

chính, ngân sách trên địa bàn huyện. Phòng TC-KH có 5 cán bộ, công chức,
gồm: Trưởng phòng, 01 Phó trưởng phòng (phụ trách kế toán ngân sách huyện),
01 cán bộ quản lý ngân sách xã, 01 phụ trách công tác kế hoạch phát KTXH và
quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành, 01 phụ trách sự nghiệp giáo dục,
HCSN khối huyện tất cả có trình độ đại học và trên đại học.
- Kho bạc Nhà nước huyện: là cơ quan kiểm soát các hoạt động chi
NSNN theo quy định luật NSNN. KBNN huyện gồm có: Giám đốc; 01 Phó
giám đốc, 9 cán bộ, tất cả đều có trình độ đại học và trên đại học.
- Các đơn vị dự toán, gồm: 15 xã, 1 thị trấn, 16 trường Mầm non, 17
trường Tiểu học, 16 trường THCS, 3 trường THPT, 16 trạm y tế xã, 12 đơn vị
HCSN cấp huyện. Mỗi đơn vị dự toán đều có 01 kế toán, có trình độ trung cấp
hoặc đại học.
2.1.2.2. Kết quả chi ngân sách nhà nước cấp huyện từ 2016 - 2018
Tổng chi NSNN trên địa bàn huyện được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 2.1. Tổng hợp chi ngân sách nhà nước cấp huyện
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

A

Tổng chi NSĐP

327.560,894


365.624,183

853.100,254

I

Chi ngân sách huyện

266.141,820

301.347,428

524.547,205

1

Chi đầu tư - XDCB

21.764,268

27.094,879

76.253,903

2

Chi bổ sung có mục tiêu

27.052,726


3

Chi thường xuyên

4

Chi trả nợ vay NS cấp trên

5

Chi chuyển nguồn sang năm sau

16.073,862

24.741,273

24.555,511

II

Chi bổ sung ngân sách xã

60.103,000

62.823,000

328.533,049

III


Các khoản chi quản lý qua NSNN

1.316,074

1.453,755

2.883,920

201.250,964

35.509,812
214.001,464

156.919,898
257.263,425
6.670,546

22


×