Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Hình thành kỹ năng sống cho học sinh qua dạy học nội dung đạo đức, pháp luật trong môn Giáo dục Công dân ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.47 KB, 51 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Thực hiện kế hoạch kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên theo
Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
để đáp ứng công tác bồi dưỡng giáo viên trong năm học 2016 – 2017 của các
địa phương, Sở GD-ĐT Quảng Bình biên soạn tài liệu “Hình thành kỹ năng
sống cho học sinh qua dạy học nội dung đạo đức, pháp luật trong môn
Giáo dục Công dân ở trường THCS” nhằm giúp cán bộ, giáo viên giảng dạy
môn Giáo dục Công dân THCS củng cố kiến thức, phương pháp giảng dạy bộ
môn Giáo dục Công dân.
Nội dung tài liệu (thời lượng 30 tiết), gồm 3 phần, cụ thể như sau:
PHẦN I. Một số vấn đề chung về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống
trong môn GDCD.
PHẦN II. Hình thành kỹ năng sống cho học sinh qua nội dung đạo đức;
PHẦN III. Hình thành kỹ năng sống cho học sinh qua nội dung pháp luật.
Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, về
nội dung cũng như hình thức, rất mong sự đóng góp, bổ sung của các thầy, cô
giáo và đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn!

1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Mục tiêu của môn Giáo dục công dân (GDCD) ở trường THCS là nhằm
giáo dục cho học sinh (HS) một hệ thống các chuẩn mực giá trị đạo đức và pháp
luật cơ bản, cần thiết đối với người công dân ở mức độ phù hợp với lứa tuổi,
trên cơ sở đó góp phần hình thành ý thức và hành vi của người công dân cho
HS, giáo dục các em trở thành những người công dân tốt, có các phẩm chất và
năng lực đáp ứng được những đòi hỏi của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Song thực tế phần lớn các bậc phụ huynh, giáo viên (GV) và học sinh
(HS) còn xem nhẹ bộ môn nên chưa thực sự chú tâm vào việc dạy và học. Phần
lớn GV dạy GDCD kiêm nhiệm nên còn hạn chế về nhận thức, tư tưởng,


phương pháp giảng dạy... cũng như khả năng tích hợp giáo dục kỹ năng sống
(KNS) cho HS.
Chương trình GDCD cấp THCS cung cấp rất nhiều về những kiến thức,
chuẩn mực đạo đức, những qui định của pháp luật, nhưng thực tế vẫn còn tình
trạng học sinh sa sút đạo đức, vi phạm kỉ luật, vi phạm pháp luật… Có nhiều
nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, nhưng nguyên nhân sâu xa nhất đó là vì
các em chỉ mới được trang bị những kiến thức chứ chưa được trang bị cách vận
dụng kiến thức đó như thế nào. Hay nói cách khác, sự vận dụng kiến thức đã
học vào thực tế của các em còn yếu, các em còn thiếu các KNS cần thiết như: kỹ
năng xác định giá trị, kỹ năng từ chối, kỹ năng kiên định, kỹ năng giao tiếp….
Vì vậy việc giáo dục KNS cho HS, nâng cao hiệu quả giáo dục KNS cho HS
trong môn GDCD là hết sức cần thiết .

2


PHẦN I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KỸ NĂNG SỐNG
VÀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG MÔN GDCD.
I. KỸ NĂNG SỐNG VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG
SỐNG CHO HỌC SINH.
1. Khái niệm Kỹ năng sống: Có nhiều quan niệm khác nhau về KNS:
- Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), KNS là khả năng để có hành vi thích
ứng và tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và
thách thức của cuộc sống hàng ngày.
- Theo tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO),
KNS gắn với 4 trụ cột giáo dục của thế kỉ XXI đó là: học để biết, học để làm,
học để tự khẳng định, học để cùng chung sống.
Từ những quan niệm trên có thể thấy KNS bao gồm một loạt các kỹ năng
cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Nói cách khác, KNS

là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với
những người khác và xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống
của cuộc sống.
2. Ý nghĩa của việc giáo dục KNS.
- KNS chính là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ,
hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Người có KNS phù hợp sẽ luôn vững
vàng trước những khó khăn, thử thách, biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách
tích cực và phù hợp, họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời
và làm chủ cuộc sống của chính mình. Ngược lại người thiếu KNS thường bị
vấp ngã, dễ bị thất bại trong cuộc sống.
- Giáo dục KNS không những thúc đẩy sự phát triển cá nhân mà còn góp
phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
- Giáo dục KNS cho HS là giáo dục KNS cho những chủ nhân sẽ quyết
định sự phát triển tương lai của đất nước.
Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách,
giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu
sắc về xã hội, còn thiếu KNS, dễ bị lôi kéo, kích động … đặc biệt là trong bối
cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên
chịu tác động đan xen của những yếu tố tiêu cực và tích cực … Nếu thiếu KNS,
các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, lai
3


căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách, vì vậy việc giáo dục
KNS cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách
nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em có khả
năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan
hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn,
hài hòa và lành mạnh.
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG

MÔN GDCD.
1. Kỹ năng tự nhận thức.
- Kỹ năng tự nhận thức là khả năng của con người hiểu về chính bản thân
mình, như cơ thể, tư tưởng, các mối quan hệ xã hội của bản thân; biết nhìn nhận,
đánh giá đúng về tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm
yếu, …. của bản thân mình; quan tâm và luôn ý thức được mình đang làm gì, kể
cả nhận ra lúc bản thân đang cảm thấy căng thẳng.
- Tự nhận thức là một KNS rất cơ bản của con người, là nền tảng để con
người giao tiếp, ứng xử phù hợp và hiệu quả với người khác cũng như để có thể
cảm thông được với người khác. Ngoài ra, có hiểu đúng về mình, con người mới
có thể có những quyết định, những sự lựa chọn đúng đắn phù hợp với khả năng
của bản thân, với điều kiện thực tế và yêu cầu xã hội.
2. Kỹ năng xác định giá trị.
Kỹ năng xác định giá trị là khả năng con người hiểu rõ được những giá trị
của bản thân mình. Kỹ năng xác định giá trị có ảnh hưởng lớn đến quá trình ra
quyết định của mỗi người. Kỹ năng này còn giúp người ta biết tôn trọng người
khác, biết chấp nhận rằng người khác có những giá trị và niềm tin khác.
3. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc.
- Kỹ năng kiểm soát cảm xúc là khả năng con người nhận thức rõ cảm
xúc của mình trong một tình huống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc
đối với bản thân và người khác như thế nào, đồng thời biết cách điều chỉnh và
thể hiện cảm xúc một cách phù hợp.
- Kỹ năng kiểm soát cảm xúc cần kết hợp với kỹ năng tự nhận thức, kỹ
năng ứng xử với người khác và kỹ năng ứng phó với căng thẳng.
4. Kỹ năng ứng phó với căng thẳng.
Kỹ năng ứng phó với căng thẳng là khả năng con người bình tĩnh, sẵn
sàng đón nhận những tình huống căng thẳng như là một phần tất yếu của cuộc
4



sống, là khả năng nhận biết sự căng thẳng, hiểu được nguyên nhân, hậu quả của
căng thẳng, cũng như biết cách suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi bị
căng thẳng.
Kỹ năng ứng phó với căng thẳng có được nhờ sự kết hợp của các KNS
khác như: kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng xử lí cảm xúc, kỹ năng giao tiếp, kỹ
năng tư duy sáng tạo, kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ và kỹ năng giải quyết vấn
đề.
5. Kỹ năng xử lý thông tin.
- Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, kỹ năng tìm kiếm và xử lí
thông tin là một KNS quan trọng giúp con người có thể có được những thông tin
cần thiết một cách đầy đủ, khách quan, chính xác, kịp thời.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin cần kết hợp với kỹ năng tư duy phê
phán và kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ.
6. Kỹ năng giao tiếp.
- Kỹ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo
hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn
cảnh và văn hóa, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả
khi bất đồng quan điểm. Bày tỏ ý kiến bao gồm cả bày tỏ về suy nghĩ, ý tưởng,
nhu cầu, mong muốn và cảm xúc, đồng thời nhờ sự giúp đỡ và sự tư vấn khi cần
thiết.
- Kỹ năng giao tiếp là yếu tố cần thiết cho nhiều kỹ năng khác như bày tỏ
sự cảm thông, thương lượng, hợp tác, tìm kiếm sự giúp đỡ, giải quyết mâu
thuẫn, kiểm soát cảm xúc. Người có kỹ năng giao tiếp tốt biết dung hòa đối với
mong đợi của những người khác; có cách ứng xử phù hợp khi làm việc cùng và
ở cùng với những người khác trong một môi trường tập thể, quan tâm đến
những điều người khác quan tâm và giúp họ có thể đạt được những điều họ
mong muốn một cách chính đáng.
7. Kỹ năng thể hiện sự tự tin.
Kỹ năng thể hiện sự tự tin giúp cá nhân giao tiếp hiệu quả hơn, mạnh dạn
bày tỏ suy nghĩ và ý kiến của mình, quyết đoán trong việc ra quyết định và giải

quyết vấn đề, thể hiện sự kiên định, đồng thời cũng giúp người đó có suy nghĩ
tích cực và lạc quan trong cuộc sống.
8. Kỹ năng hợp tác.
- Kỹ năng hợp tác là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam
kết và cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm.
5


- Để có được sự hợp tác hiệu quả, cần vận dụng tốt nhiều KNS khác như:
tự nhận thức, xác định giá trị, giao tiếp, thể hiện sự cảm thông, đảm nhận trách
nhiệm, ra quyết định, giải quyết mâu thuẫn, kiên định, ứng phó với căng thẳng

9. Kỹ năng tư duy phê phán.
- Kỹ năng tư duy phê phán là khả năng phân tích một cách khách quan và
toàn diện các vấn đề, sự vật, hiện tượng, …. xảy ra.
- Kỹ năng tư duy phê phán phụ thuộc vào hệ thống giá trị cá nhân. Một
người có được kỹ năng tư duy phê phán tốt khi biết phối hợp nhịp nhàng với kỹ
năng tự nhận thức và kỹ năng xác định giá trị.
10. Kỹ năng kiên định.
- Kỹ năng kiên định là khả năng con người nhận thức được những gì
mình muốn và lí do dẫn đến sự mong muốn đó. Kiên định còn là khả năng tiến
hành các bước cần thiết để đạt được những gì mình mong muốn trong những
hoàn cảnh cụ thể, dung hòa được giữa quyền, nhu cầu của mình với quyền, nhu
cầu của người khác.
- Kỹ năng kiên định sẽ giúp chúng ta tự bảo vệ được chính kiến, quan
điểm, thái độ và những quyết định của bản thân, đứng vững trước những áp lực
tiêu cực của những người xung quanh. Ngược lại, nếu không có kỹ năng kiên
định, con người sẽ bị mất tự chủ, bị xúc phạm, mất lòng tin, luôn bị người khác
điều khiển hoặc luôn cảm thấy tức giận và thất vọng, kỹ năng kiên định cũng
giúp cá nhân giải quyết vấn đề và thương lượng có hiệu quả.

11. Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm.
- Đảm nhận trách nhiệm là khả năng con người thể hiện sự tự tin, chủ
động và ý thức cùng chia sẻ công việc với thành viên khác trong nhóm. Khi đảm
nhận trách nhiệm, cần dựa trên những điểm mạnh, tiềm năng của bản thân, đồng
thời tìm kiếm thêm sự giúp đỡ cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ.
- Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm có liên quan đến kỹ năng tự nhận thức,
kỹ năng thể hiện sự cảm thông, kỹ năng hợp tác và kỹ năng giải quyết vấn đề.
12. Kỹ năng giải quyết vấn đề.
Là khả năng cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu và hành
động theo phương án đã chọn để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải
trong cuộc sống, giải quyết vấn đề có liên quan đến kỹ năng ra quyết định, giao
tiếp, xác định giá trị, kiên định, tư duy phê phán…
6


Kỹ năng giải quyết vấn đề rất quan trọng, giúp con người có thể ứng phó
tích cực và hiệu quả trước những vấn đề và tình huống của cuộc sống.
13. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn.
Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn giúp con người nhận thức được nguyên
nhân nảy sinh mâu thuẫn và cách giải quyết những mâu thuẫn đó với thái độ tích
cực, không dùng bạo lực, biết kiềm chế cảm xúc, biết giữ bình tĩnh, tránh bị
kích động…
Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn là một dạng đặc biệt của kỹ năng giải
quyết vấn đề. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn cần được kết hợp với các kỹ năng
liên quan khác như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng tư duy phê
phán, kỹ năng ra quyết định…

7



PHẦN II
HÌNH THÀNH KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
QUA NỘI DUNG ĐẠO ĐỨC
I. CÁC CHỦ ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG CHƯƠNG TRÌNH GDCD THCS.
T
T

Chủ đề đạo
Lớp 6
Lớp 7
đức
Sống cần kiệm, - Siêng năng,
1 liêm chính, chí kiên trì.
Sống giản dị
công, vô tư
- Tiết kiệm
- Tự chăm
Sống tự trọng
sóc, rèn luyện - Trung thực
2 và tôn trọng
thân thể
- Tự trọng
người khác
- Lễ độ
Tôn trọng kỉ
3 Sống có kỉ luật
luật

4


Sống nhân ái, vị
Biết ơn
tha

- Yêu thiên
nhiên, sống
hòa hợp với
5 Sống hội nhập
thiên nhiên
- Sống chan
hòa với mọi
người
6 Sống có văn Lịch sự, tế nhị
hóa

Lớp 8

Lớp 9

- Tôn trọng lẽ
Chí công vô
phải

- Liêm khiết
- Tôn trọng
người khác.
Tự chủ
- Giữ chữ tín

Pháp luật và

kỉ luật
- Xây dựng
- Yêu thương
tình bạn trong
mọi người
sáng,
lành
- Tôn sư
mạnh.
trọng đạo

Dân chủ và kỉ
luật
Bảo vệ hòa
bình

- Tình hữu
nghị giữa các
- Đoàn kết, Tôn trọng và
dân tộc
tương trợ
học hỏi các
- Hợp tác
- Khoan dung dân tộc khác
cùng
phát
triển
- Xây dựng
gia đình văn
hóa

- Giữ gìn và
phát
huy
truyền thống
tốt đẹp của
gia
đình,
8

Góp phần xây
dựng
nếp
sống văn hóa
ở cộng đồng
dân cư

Kế thừa và
phát
huy
truyền thống
tốt đẹp của
dân tộc


T
T

Chủ đề đạo
đức


Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

dòng họ
Tích cực, tự
giác
trong
Sống chủ động, hoạt động tập
7
sáng tạo
thể và trong
hoạt động xã
hội
Mục đích học
Sống có mục
8
tập của học
đích
sinh

Tự tin

Tự lập

- Năng động,

sáng tạo
- Làm việc có
năng
suất,
chất lượng,
hiệu quả

Sống và làm Lao động tự
việc có kế giác và sáng
hoạch
tạo

II. NỘI DUNG VÀ ĐỊA CHỈ GIÁO DỤC KNS Ở PHẦN ĐẠO ĐỨC
TRONG MÔN GDCD THCS.
LỚP 6
Các phương pháp / kỹ
Các KNS cơ bản cần được giáo dục
thuật dạy học tích cực
có thể sử dụng
Bài 1.
- Kỹ năng đạt mục tiêu rèn luyện sức khoẻ.
- Động não.
Tự chăm - Kỹ năng lập kế hoạch rèn luyện sức khoẻ.
- Thảo luận nhóm/lớp.
sóc,
rèn - Kỹ năng tư duy phê phán, đánh giá về việc chăm - Trình bày 1 phút.
luyện thân sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và bạn bè.
thể
Bài 2.
- Kỹ năng xác định giá trị (xác định siêng năng, - Động não.

Siêng
kiên trì là một giá trị của con người).
- Nghiên cứu trường hợp
năng, kiên - Kỹ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành điển hình.
trì
vi, việc làm thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì. - Thảo luận nhóm.
- Chúng em biết 3.
- Trình bày 1 phút.
Bài 3.
- Kỹ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành - Động não.
Tiết kiệm vi, việc làm thực hiện tiết kiệm và những hành vi - Nghiên cứu trường hợp
phung phí của cải vật chất, sức lực, thời gian và điển hình.
những hành vi keo kẹt, bủn xỉn.
- Thảo luận nhóm/lớp.
- Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin về thực hành - Chúng em biết 3.
tiết kiệm.
Tên bài
dạy

9


Tên bài
dạy
Bài 4.
Lễ độ

Bài 5.
Tôn trọng
kỉ luật

Bài 6. Biết
ơn

Bài 7.
Yêu thiên
nhiên,
sống hoà
hợp
với
thiên
nhiên
Bài 8.
Sống chan
hoà
với
mọi người

Các phương pháp / kỹ
Các KNS cơ bản cần được giáo dục
thuật dạy học tích cực
có thể sử dụng
- Kỹ năng giao tiếp ứng xử lễ độ với mọi người.
- Động não.
- Kỹ năng thể hiện sự tự trọng trong giao tiếp với - Thảo luận nhóm.
người khác.
- Đóng vai
- Kỹ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành - Chúng em biết 3.
vi lễ độ và thiếu lễ độ.
- Kỹ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành - Động não.
vi tôn trọng và thiếu tôn trọng kỉ luật.

- Nghiên cứu trường hợp
- Kỹ năng phân tích, so sánh hành vi tôn trọng kỉ điển hình.
luật và không tôn trọng kỉ luật.
- Thảo luận nhóm.
- Kỹ năng tư duy phê phán, đánh giá của bản thân - Động não.
và người khác về lòng biết ơn.
- Thảo luận nhóm.
Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin về những hoạt - Trình bày 1 phút.
động thể hiện lòng biết ơn.
- Kĩ thuật phòng tranh.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề trong việc bảo vệ - Động não.
thiên nhiên.
- Thảo luận nhóm.
- Kỹ năng tư duy phê phán, đánh giá hành vi bảo - Phương pháp dự án.
vệ thiên nhiên và hành vi phá hoại thiên nhiên.
- Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm để giữ gìn, bảo
vệ thiên nhiên.

- Kỹ năng trình bày suy nghĩ/ý tưởng.
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ.
- Kỹ năng giao tiếp ứng xử chan hoà với mọi
người.
- Kỹ năng phản hồi/lắng nghe tích cực.
- Kỹ năng thể hiện sự cảm thông với người khác.
Bài 9.
- Kỹ năng giao tiếp/ứng xử thể hiện lịch sự, tế nhị.
Lịch sự, tế - Kỹ năng thể hiện sự tự trọng trong giao tiếp với
nhị
người khác.
- Kỹ năng tư duy phê phán, đánh giá hành vi lịch

sự, tế nhị và hành vi chưa lịch sự, tế nhị.
Bài 10.
- Kỹ năng hợp tác trong việc thực hiện các hoạt
Tích cực. động tập thể, hoạt động xã hội.
10

- Động não.
- Nghiên cứu điển hình.
- Thảo luận nhóm.
- Đóng vai
- Chúng em biết 3.
- Động não.
- Xử lí tình huống.
- Thảo luận nhóm.
- Đóng vai.
- Động não.
- Thảo luận nhóm.


Tên bài
dạy

Các phương pháp / kỹ
Các KNS cơ bản cần được giáo dục
thuật dạy học tích cực
có thể sử dụng
- Kỹ năng thể hiện sự tự tin trước đông người.
- Phương pháp dự án.
- Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động - Chúng em biết 3.
tập thể, hoạt động xã hội.

- Kỹ năng tư duy phê phán, đánh giá hành vi, việc
làm thể hiện tích cực, tự giác và chưa tích cực, tự
giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.

tự
giác,
trong hoạt
động tập
thể

trong hoạt
động

hội
Bài 11.
- Kỹ năng đặt mục tiêu trong học tập.
- Động não.
Mục đích - Kỹ năng lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu học - Nghiên cứu trường hợp
học
tập tập.
điển hình.
của HS.
- Thảo luận nhóm.

LỚP 7
Các phương pháp / kĩ
Các KNS cơ bản cần được giáo dục
thuật dạy học tích cực
có thể sử dụng
Bài 1.

- Kỹ năng xác định giá trị về biểu hiện và ý - Nghiên cứu trường hợp
Sống giản nghĩa của sống giản dị.
điển hình.
dị
- Kỹ năng so sánh những biểu hiện giản dị và - Động não.
trái với giản dị.
- Xử lí tình huống.
- Kỹ năng tư duy phê phán đối với những biểu - Liên hệ và tự liên hệ.
hiện giản dị hoặc thiếu giản dị.
- Kỹ năng tự nhận thức giá trị bản thân về đức
tính giản dị.
Bài 2.
- Kỹ năng phân tích, so sánh về những biểu hiện - Động não.
Trung thực trung thực và không trung thực.
- Tranh luận.
- Kỹ năng tư duy phê phán hành vi trung thực - Thảo luận nhóm xử lí
hoặc thiếu trung thực.
tình huống.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề trong các tình huống
liên quan đến tính trung thực.
- Kỹ năng tự nhận thức giá trị bản thân về tính
trung thực.
Tên bài
dạy

11


Các phương pháp / kĩ
Các KNS cơ bản cần được giáo dục

thuật dạy học tích cực
có thể sử dụng
Bài 3.
- Kỹ năng tự nhận thức giá trị bản thân về tính tự - Thảo luận nhóm về
Tự trọng
trọng.
những ưu điểm/mặt
- Kỹ năng thể hiện sự tự tin (về giá trị, danh dự mạnh của bản thân.
của bản thân).
- Động não.
- Kỹ năng so sánh về những biểu hiện tự trọng - Đóng vai.
và trái với tự trọng.
- Kỹ năng ra quyết định; giao tiếp/ứng xử thể
hiện tính tự trọng.
Bài 5.
- Kỹ năng xác định giá trị; kỹ năng trình bày suy - Nghiên cứu trường hợp
Yêu thương nghĩ về biểu hiện và ý nghĩa của yêu thương con điển hình.
con người
người.
- Động não.
- Kỹ năng phân tích, so sánh; kỹ năng tư duy phê - Thảo luận nhóm.
phán về những biểu hiện yêu thương con người - Trình bày 1 phút.
và trái với yêu thương con người.
- Đóng vai.
- Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thể hiện sự cảm
thông/chia sẻ trước khó khăn, đau khổ của người
khác.
Bài 6.
- Kỹ năng suy nghĩ/hồi tưởng; kỹ năng xác định - Thảo luận nhóm.
Tôn

sư giá trị về vai trò của nhà giáo và tình cảm thầy - Xử lí tình huống.
trọng đạo
trò.
- Kỹ năng tư duy phê phán đối với những biểu
hiện tôn sư trọng đạo và thiếu tôn sư trọng đạo.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề thể hiện sự tôn sư
trọng đạo trong các tình huống của cuộc sống.
- Kỹ năng tự nhận thức giá trị bản thân về những
suy nghĩ, việc làm thể hiện tôn sư trọng đạo.
Tên bài
dạy

12


Các phương pháp / kĩ
Các KNS cơ bản cần được giáo dục
thuật dạy học tích cực
có thể sử dụng
- Kỹ năng giải quyết vấn đề thể hiện sự đoàn kết, - Xử lí tình huống.
Bài 7.
tương trợ với mọi người.
- Đóng vai.
Đoàn
kết - Kỹ năng thể hiện sự cảm thông/chia sẻ trước - Xây dựng kế hoạch
tương trợ
khó khăn của người khác.
giúp đỡ bạn có khó khăn
- Kỹ năng hợp tác, đặt mục tiêu, đảm nhận trách (theo tổ / nhóm).
nhiệm trong việc xây dựng và thực hiện kế

hoạch thể hiện tình đoàn kết, giúp đỡ nhau.
Tên bài
dạy

Bài 8.
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về biểu
Khoan dung hiện và ý nghĩa của lòng khoan dung.
- Kỹ năng tư duy phê phán đối với hành vi
khoan dung hoặc thiếu khoan dung.
- Kỹ năng giao tiếp/ứng xử; kỹ năng thể hiện sự
cảm thông/chia sẻ; kỹ năng kiểm soát cảm xúc
trong những tình huống liên quan đến phẩm chất
khoan dung.
Bài 9.
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về những
Xây dựng biểu hiện của gia đình văn hoá và ý nghĩa của
gia đình văn việc xây dựng gia đình văn hoá.
hoá
- Kỹ năng nêu và giải quyết vấn đề về vai trò
của trẻ em – HS trong gia đình.
- Kỹ năng quản lí thời gian; kỹ năng đảm nhận
trách nhiệm trong việc tham gia các công việc
gia đình.
Bài 10. Giữ - Kỹ năng xác định giá trị về truyền thống tốt
gìn và phát đẹp của gia đình, dòng họ.
huy truyền - Kỹ năng trình bày suy nghĩ/ý tưởng về ý nghĩa
thống
tốt của truyền thống tốt đẹp của gia đình.
đẹp của gia - Kỹ năng tư duy sáng tạo về cách giữ gìn, phát
đình, dòng huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

họ
Bài 11.
- Kỹ năng phân tích, so sánh biểu hiện của tự tin
13

- Thảo luận nhóm.
- Trình bày 1 phút.
- Phân tích tình huống
- Đóng vai.

- Động não.
- Thảo luận nhóm.
- Trải khăn bàn.
- Tranh luận
- Đóng vai.

- Kể chuyện /chia sẻ.
- Động não.
- Thảo luận nhóm.
- Phòng tranh.

- Nghiên cứu trường hợp


Các phương pháp / kĩ
Các KNS cơ bản cần được giáo dục
thuật dạy học tích cực
có thể sử dụng
Tự tin
và thiếu tự tin.

điển hình.
- Kỹ năng xác định giá trị của sự tự tin.
- Động não.
- Kỹ năng thể hiện sự tự tin.
- Xử lí tình huống.
- Kỹ năng tự nhận thức bản thân về lòng tự tin, - Đóng vai.
tự trọng.
Bài 12.
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ/ý tưởng về sống và - Nghiên cứu điển hình.
Sống
và làm việc có kế hoạch.
- Thảo luận nhóm/lớp.
làm việc có - Kỹ năng đặt mục tiêu; kĩ năng quản lý thời - Thực hiện xây dựng kế
kế hoạch
gian; kỹ năng đảm nhận trách nhiệm để xây hoạch học tập, làm việc.
dựng kế hoạch và thực hiện sống và làm việc có
kế hoạch.
Tên bài
dạy

LỚP 8
Các phương pháp/kĩ
Các KNS cơ bản cần được giáo dục
thuật dạy học tích cực có
thể sử dụng
Bài 1.
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ/ý tưởng về những - Thảo luận nhóm/lớp.
Tôn
biểu hiện và ý nghĩa của việc tôn trọng lẽ phải.
- Động não.

trọng lẽ - Kỹ năng phân tích, so sánh về những biểu hiện - Xử lí tình huống.
phải
tôn trọng lẽ phải hoặc không tôn trọng lẽ phải.
- Kỹ năng ứng xử/giao tiếp; kỹ năng tự tin trong
các tình huống để thể hiện sự tôn trọng, bảo vệ
lẽ phải.
Bài 2.
- Kỹ năng xác định giá trị về ý nghĩa của sống - Nghiên cứu trường hợp
Liêm
liêm khiết.
điển hình.
khiết
- Kỹ năng phân tích, so sánh những biểu hiện - Động não.
liêm khiết và những biểu hiện trái với liêm khiết. - Thảo luận nhóm.
- Kỹ năng tư duy phê phán đối với những biểu - Xử lí tình huống.
hiện liêm khiết và không liêm khiết.
Bài 3.
- Kỹ năng tư duy phê phán trong việc nhận xét, - Động não.
Tôn
đánh giá hành vi thể hiện sự tôn trọng hoặc - Thảo luận nhóm.
trọng
không tôn trọng người khác.
- Trình bày 1 phút.
Tên bài
dạy

14


Tên bài

dạy
người
khác

Bài 4.
Giữ chữ
tín

Bài 6.
Xây
dựng
tình bạn
trong
sáng,
lành
mạnh
Bài 8.
Tôn
trọng và
học hỏi
các dân
tộc khác

Bài 9.
Góp
phần xây
dựng nếp
sống văn

Các KNS cơ bản cần được giáo dục

- Kỹ năng phân tích, so sánh những biểu hiện tôn
trọng và thiếu tôn trọng người khác.
- Kỹ năng ra quyết định; kiểm soát cảm xúc; kỹ
năng giao tiếp thể hiện sự tôn trọng người khác.
- Kỹ năng xác định giá trị; trình bày suy nghĩ/ý
tưởng về phẩm chất giữ chữ tín.
- Kĩ năng tư duy phê phán đối với các biểu hiện
giữ chữ tín hoặc không giữ chữ tín.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề; ra quyết định trong
những tình huống liên quan đến phẩm chất giữ
chữ tín.
- Kỹ năng xác định giá trị; trình bày suy nghĩ/ý
tưởng về tình bạn.
- Kỹ năng ứng xử/giao tiếp; thể hiện sự cảm
thông/chia sẻ về những kỉ niệm/ý tưởng tốt đẹp
trong tình bạn trong sáng, lành mạnh.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề về các ứng xử trong
những tình huống cụ thể trong quan hệ tình bạn
cùng giới và khác giới.
- Kỹ năng thu thập và xử lí thông tin về những
thành tựu kinh tế, văn hoá, xã hội của các dân
tộc khác.
- Kỹ năng tư duy sáng tạo; kỹ năng hợp tác trong
việc tìm những biểu hiện của sự tôn trọng, học
hỏi dân tộc khác.
- Kỹ năng tư duy phê phán đối với các biểu hiện
đúng và không đúng trong việc học hỏi dân tộc
khác.
- Kỹ năng tìm hiểu và xử lí thông tin về những
biểu hiện của nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân

cư.
- Kỹ năng tư duy phê phán về những biểu hiện
có văn hoá và biểu hiện thiếu văn hoá ở khu dân
15

Các phương pháp/kĩ
thuật dạy học tích cực có
thể sử dụng
- Sắm vai.

- Thảo luận nhóm.
- Trình bày 1 phút.
- Động não.
- Xử lí tình huống.

- Động não.
- Xử lí tình huống.
- Hỏi và trả lời.
Kĩ thuật biểu đạt, sáng tạo
(kể chuyện, diễn kịch, hát,
ngâm thơ…) về tình bạn.

- Thảo luận nhóm.
- Bản đồ tư duy.
- Thảo luận lớp.
- Hỏi và trả lời (những
điều cần học hỏi từ các dân
tộc khác).

- Thảo luận nhóm / lớp.

- Chúng em biết 3 (HS làm
gì để góp phần xây dựng
nếp sống văn hoá).


Tên bài
dạy

Các KNS cơ bản cần được giáo dục

hoá

cộng
đồng dân

Bài 10.
Tự lập

cư.
- Kỹ năng tư duy sáng tạo; giải quyết vấn đề về
những việc HS cần phải làm để góp phần xây
dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.
- Kỹ năng xác định giá trị; trình bày suy nghĩ, ý
tưởng về biểu hiện, ý nghĩa của tự lập trong cuộc
sống.
- Kỹ năng thể hiện sự tự tin.
- Kỹ năng đặt mục tiêu; đảm nhận trách nhiệm
trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn
luyện tính tự lập.
Bài 11.

- Kỹ năng tư duy phê phán đối với những ý kiến,
Lao
quan điểm khác nhau về lao động tự giác và
động tự sáng tạo của HS.
giác và - Kỹ năng phân tích, so sánh về những biểu hiện
sáng tạo tự giác, sáng tạo và không tự giác, sáng tạo trong
học tập, lao động.
- Kỹ năng đặt mục tiêu; quản lí thời gian; đảm
nhận trách nhiệm trong việc xây dựng và thực
hiện kế hoạch học tập, lao động một cách tự giác
và sáng tạo

Các phương pháp/kĩ
thuật dạy học tích cực có
thể sử dụng

- Nghiên cứu điển hình
- Thảo luận, tranh luận.
- Kĩ thuật trình bày 1 phút
- Xây dựng kế hoạch rèn
luyện tính tự lập.

- Tranh luận.
- Động não.
- Thảo luận nhóm.
- Xây dựng kế hoạch học
tập, lao động

LỚP 9
Tên bài

dạy

Các KNS cơ bản cần được giáo dục

Bài 1.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về cuộc
Chí công vận động chống tham nhũng ở địa phương và
vô tư
trên cả nước hiện nay.
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ của bản thân về chí
công vô tư, về ý nghĩa của chí công vô tư đối với
sự phát triển cá nhân và xã hội, về vấn đề chống
16

Các phương pháp / kĩ
thuật dạy học tích cực
có thể sử dụng
- Động não.
- Phân tích trường hợp
điển hình.
- Thảo luận nhóm.
- Dự án.
- Trình bày 1 phút.


Tên bài
dạy

Bài 2.
Tự chủ


Bài 3.
Dân chủ
và kỉ luật

Bài 4.
Bảo vệ
hòa bình

Bài 5.
Tình hữu
nghị giữa
các dân
tộc trên
thế giới

Các KNS cơ bản cần được giáo dục
tham nhũng hiện nay.
- Kỹ năng tư duy phê phán đối với những thái
độ, hành vi, việc làm không chí công vô tư.
- Kỹ năng ra quyết định phù hợp trong các tình
huống thể hiện thái độ chí công vô tư.
- Kỹ năng ra quyết định (biết ra quyết định hành
động phù hợp để thể hiện tính tự chủ).
- Kỹ năng kiên định trước những áp lực tiêu cực
của bạn bè.
- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi bảo vệ ý kiến
của bản thân.
- Kỹ năng kiểm soát cảm xúc.
- Kỹ năng tư duy phê phán (biết phê phán những

hành vi, việc làm thiếu dân chủ, hoặc vô kỉ luật
ở nhà trường và cộng đồng địa phương).
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ về dân chủ, kỉ luật
và mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật.
- Kỹ năng xác định giá trị (xác định được giá trị
của hòa bình).
- Kỹ năng giao tiếp thể hiện văn hóa hòa bình
trong các mối quan hệ hàng ngày.
- Kỹ năng tư duy phê phán (biết ủng hộ những
hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh
phi nghĩa).
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các
hoạt động bảo vệ hòa bình của nhân dân Việt
Nam và nhân dân thế giới.
- Kỹ năng giao tiếp thể hiện tinh thần hữu nghị.
- Kỹ năng tư duy phê phán (biết phê phán các
thái độ, hành vi, việc làm không phù hợp với
tinh thần đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc).
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các
hoạt động hữu nghị giữa thiếu nhi và nhân dân
17

Các phương pháp / kĩ
thuật dạy học tích cực
có thể sử dụng

- Thảo luận nhóm.
- Xử lí tình huống.
- Đóng vai
- Động não.

- Khăn trải bàn.
- Bày tỏ thái độ.
- Động não.
- Thảo luận nhóm.

- Động não.
- Thảo luận nhóm.
- Khăn trải bàn
- Phòng tranh
- Đóng vai
- Trò chơi
- Dự án.

- Động não
- Thảo luận nhóm.
- Đóng vai.
- Dự án.
- Phòng tranh.
-Hỏi chuyên gia.


Tên bài
dạy
Bài 6.
Hợp tác
cùng
phát
triển

Bài 7.

Kế thừa
và phát
huy
truyền
thống tốt
đẹp của
dân tộc

Bài 8.
Năng
động,
sáng tạo

Bài 9.

Các KNS cơ bản cần được giáo dục
VN với thiếu nhi và nhân dân thế giới.
- Kỹ năng xác định giá trị (biết xác định giá trị
của sự hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc).
- Kỹ năng tư duy phê phán đối với những thái
độ, hành vi, việc làm thiếu hợp tác.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các
hoạt động hợp tác trong mọi lĩnh vực giữa nước
ta với các nước khác trên thế giới.
- Kỹ năng hợp tác (biết hợp tác với bạn bè và
mọi người trong công việc chung của lớp, của
trường, của gia đình và cộng đồng).
- Kỹ năng xác định giá trị của các truyền thống
tốt đẹp của dân tộc trong sự phát triển đất nước.
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ của bản thân về các

truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Kỹ năng đặt mục tiêu rèn luyện bản thân, phát
huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Kỹ năng thu thập và xử lí thông tin về các
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, về các hoạt
động bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị
truyền thống dân tộc do nhà trường, địa phương
tổ chức.
- Kỹ năng tư duy sáng tạo trong học tập, lao
động và rèn luyện.
- Kỹ năng tư duy phê phán đối với những suy
nghĩ, hành vi, thói quen trì trệ, thụ động trong
học tập, lao động rèn luyện.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các tấm
gương học tập, lao động, rèn luyện năng động,
sáng tạo trong thực tiễn.
- Kỹ năng đặt mục tiêu rèn luyện tính năng
động, sáng tạo.
- Kỹ năng tư duy sáng tạo (có phương pháp học
18

Các phương pháp / kĩ
thuật dạy học tích cực
có thể sử dụng
- Động não.
- Thảo luận nhóm.
- Phòng tranh.
- Hỏi chuyên gia.
- Dự án.


- Động não.
- Nghiên cứu trường hợp
điển hình.
- Thảo luận nhóm.
- Trình bày 1 phút.
- Dự án.
- Phòng tranh.

- Động não.
- Thảo luận nhóm.
- Phòng tranh.
- Nghiên cứu trường hợp
điển hình.
- Dự án.

- Động não.


Các phương pháp / kĩ
Các KNS cơ bản cần được giáo dục
thuật dạy học tích cực
có thể sử dụng
Làm việc tập, lao động đúng đắn).
- Nghiên cứu trường hợp
có năng - Kỹ năng tư duy phê phán, đánh giá những hiện điển hình.
suất, chất tượng lười lao động, lười học tập, học đối phó, - Thảo luận nhóm.
lượng,
học thụ động …
- Trình bày 1 phút.
hiệu quả - Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các tấm - Dự án.

gương học tập, lao động có năng suất, chất
lượng, hiệu quả của bạn bè trong lớp, trong
trường; của những người lao động ở địa phương
và trong toàn quốc.
- Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề phù
hợp trong các tình huống học tập, lao động, …
để đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả
làm việc cao.
Tên bài
dạy

* Lưu ý: Tùy đối tượng, lứa tuổi, trình độ học sinh, căn cứ vào đặc điểm
vùng, miền; tùy vào nội dung bài học mà giáo viên có thể tập trung vào giáo dục
các kĩ năng sống khác nhau cũng như sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy
học khác nhau.
III. MỘT SỐ BÀI SOẠN MINH HỌA.
LỚP 7
Bài 1: Sống giản dị
I. Mục tiêu bài học: Sách Giáo viên.
II. Các phương pháp, các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục cho HS.
1. Các phương pháp và kỹ thuật
- Nghiên cứu trường hợp điển hình.
- Động não.
- Thảo luận nhóm.
- Xử lý tình huống.
- Liên hệ và tự liên hệ.
- Kĩ thuật trình bày 1 phút.
2. Các kỹ năng sống cơ bản
19



- Kỹ năng xác định giá trị về biểu hiện và ý nghĩa của sống giản dị.
- Kỹ năng so sánh những biểu hiện giản dị và trái với giản dị.
- Kỹ năng tư duy phê phán đối với những biểu hiện giản dị hoặc thiếu
giản dị, kỹ năng trình bày suy nghĩ/ý tưởng.
- Kỹ năng tự nhận thức giá trị bản thân về đức tính giản dị.
III. Tài liệu và phương tiện dạy học
- SGK và SGV giáo dục công dân 7, chuẩn kiến thức, kĩ năng môn
GDCD THCS.
- Giấy Ao, bút dạ, nam châm hoặc băng dính, kéo.
- Máy tính.
- Máy chiếu (nếu có)
IV. Tiến trình dạy học
1. Giới thiệu bài
Giáo viên kể cho HS nghe một câu chuyện ngắn về tấm gương sống giản
dị trong thực tế cuộc sống (VD: sinh ra và lớn lên trong một gia đình khá giả, có
tiếng tăm ở thành phố nhưng M luôn gần gũi, hòa đồng với mọi người. Trong
sinh hoạt M không cầu kì, kiểu cách, trang phục của M luôn gọn gàng, phù hợp
với lứa tuổi. M luôn được thầy cô và bè bạn yêu mến) và yêu cầu học sinh trả
lời câu hỏi: câu chuyện đề cập về phẩm chất đạo đức nào của con người? Nêu
những hiểu biết của em về phẩm chất này ?
Từ đó GV dẫn dắt vào bài để tìm hiểu về phẩm chất sống giản dị.
(Qua bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những vấn đề đó).
2. Bài mới
Hoạt động 1. Nghiên cứu trường hợp điển hình về sống giản dị.
* Mục tiêu:
- Học sinh hiểu thế nào là sống giản dị.
- Rèn luyện kỹ năng sống: trình bày suy nghĩ/ý tưởng.
* Cách tiến hành:
- HS đọc truyện “Bác Hồ trong ngày Tuyên ngôn Độc lập”.

- GV hướng dẫn học sinh thảo luận lớp theo các câu hỏi sau:
? Em hãy cho biết trang phục, tác phong và lời nói của Bác Hồ trong ngày
Tuyên ngôn độc lập.
? Em có nhận xét gì về trang phục, tác phong và lời nói của Bác Hồ.
- HS phát biểu, GV ghi những chi tiết cơ bản cần khai thác lên bảng hoặc
trên máy chiếu:
20


- Trang phục, tác phong và lời nói của Bác Hồ:
+ Bác mặc bộ quần áo ka ki, đội mũ vải đã bạc màu và đi đôi dép cao su.
+ Bác cười đôn hậu và vẫy tay chào đồng bào.
+ Giọng nói của Bác ấm áp, Bác hỏi thân mật: “Tôi nói đồng bào nghe có
rõ không?”.
- Thể hiện:
+ Bác ăn mặc đơn giản, không cầu kì, phù hợp với hoàn cảnh đất nước.
+ Thái độ chân tình, cởi mở, xua tan những gì xa cách giữa vị Chủ tịch
nước với nhân dân.
+ Lời nói của Bác dễ hiểu, gần gũi thân thương với mọi người.
+ Bác Hồ là tấm gương tiêu biểu về lối sống giản dị mà mỗi chúng ta cần
học tập, noi theo.
- Em hiểu thế nào là sống giản dị?
* Kết luận: GV chốt lại thế nào là sống giản dị (mục a SGK) lên bảng
hoặc máy chiếu.
Hoạt động 2. Động não tìm hiểu về những biểu hiện của giản dị và trái
với giản dị.
* Mục tiêu:
- HS nêu được những biểu hiện của giản dị và trái với giản dị.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh; kỹ năng tư duy phê phán.
* Cách tiến hành:

- GV nêu vấn đề để học sinh động não: em hãy nêu những biểu hiện của
giản dị và những biểu hiện trái với giản dị trong cuộc sống?
- HS trả lời, GV ghi tất cả ý kiến thành 2 cột.
- Hướng dẫn HS lựa chọn ý đúng.
* Kết luận: GV chốt lại các ý chính về biểu hiện của giản dị, trái với giản
dị và thuyết trình thêm:
- Giản dị không chỉ biểu hiện ở lời nói, cách ăn mặc và việc làm mà còn
thể hiện qua suy nghĩ, hành động của mỗi người trong cuộc sống và trong những
điều kiện, hoàn cảnh nhất định.
- Trái với giản dị là lối sống xa hoa, lãng phí, phô trương về hình thức,
đua đòi trong ăn mặc, cầu kì trong cử chỉ sinh hoạt, giao tiếp.
- Giản dị không có nghĩa là qua loa, đại khái, cẩu thả, tùy tiện trong nếp
sống, nếp nghĩ, nói năng cộc lốc, trống không, tâm hồn nghèo nàn, trống rỗng.
Hoạt động 3. Thảo luận nhóm tìm hiểu ý nghĩa của sống giản dị.
21


* Mục tiêu:
- Học sinh nêu được ý nghĩa của sống giản dị.
- Rèn luyện kỹ năng sống: kỹ năng xác định giá trị và kĩ năng hợp tác.
* Cách tiến hành:
- GV chia HS trong lớp thành các nhóm trả lời các câu hỏi sau:
+ Vì sao chúng ta phải biết sống giản dị?
+ Sống giản dị có tác dụng gì trong cuộc sống của chúng ta (với học sinh,
gia đình, xã hội)?
+ Các nhóm thảo luận, cử thư ký ghi chép và đại diện nhóm lên trình bày
kết quả (KT trình bày trong 1 phút).
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
* Kết luận:
- GV chốt lại ý nghĩa của sống giản dị (mục b- SGK) lên bảng hoặc máy

chiếu.
Hoạt động 4. Xử lý tình huống liên quan đến phẩm chất sống giản dị.
* Mục tiêu.
- HS biết ứng xử trước những tình huống liên quan với sống giản dị
- Rèn luyện kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng ra quyết định …
* Cách tiến hành:
- GV nêu tình huống: (GV có thể đưa ra các tình huống khác).
+ Tình huống 1: Bạn cùng lớp rủ em đi nhuộm tóc.
+ Tình huống 2: Nhà H nghèo nhưng H ăn diện và hay đòi mẹ tiền mua
quần áo đẹp.
- GV đặt câu hỏi:
+ Em sẽ làm gì ở tình huống thứ nhất?
+ Nhận xét của em về H? Nếu ở hoàn cảnh của H em sẽ làm gì?
- HS suy nghĩ, trả lời.
* Kết luận: GV định hướng cho HS.
- Tình huống 1: Em sẽ không theo bạn và khuyên bạn không nên nhuộm
tóc vì như thế không phù hợp với lứa tuổi học sinh vừa tốn kém tiền của cha mẹ
lại mất thời gian học tập.
- Tình huống 2: H đua đòi, sống không phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh
của bản thân và gia đình. Nếu là H em sẽ cố gắng học tập tốt và tranh thủ thời
gian phụ giúp gia đình để bố mẹ phát triển kinh tế.
3. Thực hành/ luyện tập
22


Hoạt động 5. Liên hệ bản thân và tự liên hệ về phẩm chất sống giản dị.
* Mục tiêu:
- HS có ý thức rèn luyện lối sống giản dị hằng ngày.
- Rèn luyện kỹ năng sống tự nhận thức giá trị bản thân về đức tính giản
dị.

* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và nêu những biểu hiện của bản thân về đức
tính giản dị trong cuộc sống sinh hoạt như ăn mặc, tác phong cư xử, nói năng,
suy nghĩ… và những biểu hiện còn thiếu giản dị … (GV có thể cho HS liên hệ
thêm về lối sống của gia đình, của bạn bè).
- GV gợi ý HS nêu suy nghĩ, cảm nhận mới sau tiết học (kỹ thuật trình
bày 1 phút).
* Kết luận: GV nhận xét chung và định hướng học sinh cách rèn luyện
tính giản dị.
4. Dặn dò.
- GV yêu cầu HS về nhà làm các bài tập ở SGK.
- Rèn luyện tính giản dị trong cuộc sống hằng ngày.
- Tìm tấm gương sống giản dị của người xung quanh em.
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về giản dị.
- Vẽ bản đồ tư duy về sống giản dị, tìm những câu chuyện nói về phong
cách sống giản dị của Bác Hồ.
LỚP 8
Bài 3: Tôn trọng người khác
I. Mục tiêu bài học: Sách Giáo viên
II. Các phương pháp, các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục cho HS.
1. Các phương pháp và kỹ năng.
- Phương pháp động não
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương pháp sắm vai.
- Kỷ thuật trình bày 1 phút.
- Liên hệ.
2. Các kỹ năng sống cơ bản
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ/ý tưởng.
23



- Kỹ năng tư duy phê phán trong việc nhận xét, đánh giá hành vi thể hiện
sự tôn trọng hoặc không tôn trọng người khác.
- Kỹ năng phân tích, so sánh những biểu hiện tôn trọng và thiếu tôn trọng
người khác.
- Kỹ năng ra quyết định
- Kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng tự nhận thức.
- Kỹ năng giao tiếp thể hiện sự tôn trọng người khác.
III. Tài liệu và phương tiện dạy học
- SGK và SGV GDCD 8, chuẩn kiến thức, kỹ năng môn GDCD THCS.
- Giấy Ao, bút dạ, băng dính, kéo.
- Máy chiếu (nếu có)
V. Tiến trình dạy học
1. Giới thiệu bài.
- GV nêu vấn đề: trong cuộc sống con người có rất nhiều mối quan hệ xã
hội khác nhau, em hãy kể về những mối quan hệ ấy?
- HS trả lời, GV liệt kê các ý lên bảng và dẫn dắt vào bài (trong mối quan
hệ với người khác, chúng ta cần có thái độ ứng xử như thế nào cho phù hợp.
Tiết học hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu về điều đó).
2. Bài mới.
Hoạt động 1. Động não tìm hiểu những biểu hiện của hành vi tôn trọng
và thiếu tôn trọng người khác qua phần đặt vấn đề (SGK).
* Mục tiêu:
- Học sinh thấy được những biểu hiện của hành vi tôn trọng và thiếu tôn
trọng người khác trong từng trường hợp.
- Rèn luyện kỹ năng sống: kỹ năng trình bày suy nghĩ/ý tưởng, kỹ năng tư
duy phê phán.
* Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS đọc các nội dung trong phần đặt vấn đề (SGK).
- GV hướng dẫn HS lần lượt trả lời các câu hỏi sau:

+ Em có nhận xét gì về cách xử sự, thái độ và việc làm của các bạn trong
các trường hợp trên ?
+ Theo em trong những hành vi đó, hành vi nào đáng để chúng ta học tập,
hành vi nào cần phê phán? Vì sao?
- HS trả lời, GV liệt kê nhanh các ý kiến lên bảng phụ.
- HS nhận xét, GV chốt lại các ý đúng lên bảng hoặc máy chiếu.
24


* Kết luận:
HS phải luôn biết kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo và những người
trên, sống chan hòa, cởi mở với mọi người, gương mẫu chấp hành nội qui của
trường lớp đề ra, không chế giễu, chỉ trích, miệt thị người khác.
Hoạt động 2. Thảo luận tìm hiểu những biểu hiện của tôn trọng và thiếu
tôn trọng người khác trong cuộc sống.
* Mục tiêu:
- HS nêu được những biểu hiện tôn trọng và thiếu tôn trọng người khác
trong cuộc sống.
- Rèn luyện kỹ năng sống: kỹ năng trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, kỹ năng
tư duy phê phán, kỹ năng hợp tác.
* Cách tiến hành:
- GV nêu nội dung câu hỏi thảo luận:
+ Nêu những biểu hiện của tôn trọng và thiếu tôn trọng người khác trong
cuộc sống?
+ Chúng ta cần có thái độ như thế nào trước những biểu hiện đó?
- Từng cặp trao đổi thảo luận.
- GV cho đại diện một số cặp phát biểu trước lớp, trình bày kết quả.
- HS cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.
- GV chốt lại ý chính.
* Kết luận:

- Tôn trọng người khác được biểu hiện ở mọi nơi, mọi lúc cả trong cử chỉ,
thái độ, hành động và lời nói.
(GV thuyết trình thêm: tôn trọng người khác phải được thể hiện bằng
hành vi có văn hóa kể cả trong phê bình, đấu tranh).
- Chúng ta phê phán những biểu hiện thiếu tôn trọng người khác …
Hoạt động 3. Thảo luận nhóm tìm hiểu thế nào là tôn trọng người khác và
ý nghĩa của tôn trọng người khác trong cuộc sống.
* Mục tiêu:
- HS hiểu thế nào là tôn trọng người khác và ý nghĩa của tôn trọng người
khác.
- Rèn luyện kỹ năng sống: kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng trình bày suy
nghĩ/ ý tưởng.
* Cách tiến hành:
- GV chia HS thành nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
25


×