Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

Khóa luận tốt nghiệp Giọt sầu đa mang của Nguyễn Đình Tú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.92 KB, 71 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI
-----------

NGUYỄN THỊ THU HÀ

GIỌT SẦU ĐA MANG CỦA
NGUYỄN ĐÌNH TÚ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: 2015 - 2019

Quảng Bình, năm 2019
1


Lời Cảm Ơn
Trong thời gian thực hiện khóa luận em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô
giáo - Tiến sĩ Dương Thị Ánh Tuyết đã tận tình hướng dẫn, đông viên , giúp đỡ
em.
Em cũng xin bày tỏ lòng kính biết ơn sâu sắc quý thầy cô giáo Khoa Khoa
học Xã Hội, Qúy thầy cô giáo của Trường Đại Học Quảng Bình đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi để em bồi dưỡng tri thức và hoàn thành khóa học của mình.
Xin gửi một lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đã luôn giúp đỡ, động
viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh Viên

Nguyễn Thị Thu Hà



2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đề tài khóa luận tốt nghiệp Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết
Giot sầu đa mang của Nguyễn Đình Tú là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, các
tài liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực, được các đồng giả
cho phép sử dụng và chưa từng công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả

Nguyễn Thị Thu Hà

3


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................iii
MỤC LỤC...........................................................................................................iv
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................1
2. Lich sử vấn đề.................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................4
3.1 Đối tượng nghiên cứu......................................................................................4
3.2 Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................5
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................5
5. Đóng góp của khóa luận..................................................................................5
6. Kết cấu của khóa luận.....................................................................................6
PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................7

Chương 1. CỐT TRUYỆN, KẾT CẤU VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT....7
1.1. Cốt truyện đồng hiện......................................................................................7
1.2. Chi tiết nghệ thuật........................................................................................10
1.3. Kết cấu đồng hiện, liên văn bản và theo môtip chương hồi.........................12
1.4. Từ điểm nhìn bên ngoài đến điểm nhìn bên trong........................................17
1.4.1. Điểm nhìn bên ngoài.................................................................................18
1.4.2. Điểm nhìn bên trong..................................................................................20
Chương 2. NHÂN VẬT, KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN...........................22
2.1. Các kiểu con người trong tác phẩm..............................................................22
2.1.1. Từ con người nguyên mẫu đến hình tượng nhân vật doanh nhân Mười
Phúc.....................................................................................................................24
2.1.2.Con người hoài niệm, chấn thương tâm lý.................................................26
2.1.3. Con người truy tìm kí ức...........................................................................28
2.2. Không gianvà thời gian nghệ thuật..............................................................29
2.2.1. Không gian đồng hiện...............................................................................29
4


2.2.2. Thời gian đồng hiện...................................................................................32
CHƯƠNG 3. GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT VÀ NGÔN NGỮ....................37
3.1. Giọng điệu trần thuật....................................................................................37
3.1.1 Giọng điệu nhớ tiếc, khắc khoải, hoài niệm...............................................37
3.1.2 Giọng điệu chiêm nghiệm, triết lý..............................................................40
3.2. Ngôn ngữ......................................................................................................42
3.2.1. Ngôn ngữ đậm chất văn hóa Nam Bộ.......................................................45
3.2.2. Ngôn ngữ đậm chất trữ tình.......................................................................47
PHẦN KẾT LUẬN............................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................53
Phụ lục 1.............................................................................................................54
Phụ lục 2.............................................................................................................60


5


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quy luật vận động tất yếu của văn học là quy luật đổi mới, sáng tạo, “tự
làm mới mình”. Do vậy, văn học không chấp nhận những gì là lối quen, là
đường mòn sẵn có. Văn học chấp nhận mọi hướng thể nghiệm. Trong dòng chảy
văn học Việt Nam thời kì đổi mới, bên cạnh thông điệp muốn gửi gắm đến độc
giả, nhiều nhà văn còn chú ý tới lối viết. Vì vậy, nhiều cách viết mới lạ đã xuất
hiện. Tiểu thuyết là một trong những thể loại thể hiện rõ điều đó.
Bakhtin cho rằng: “Tiểu thuyết trở thành nhân vật chính trong tấn bi kịch
phát triển văn học thời đại mới, là thể loại duy nhất do thế giới mới nảy sinh và
đồng nhất với thế giới ấy về mọi mặt” [4]. Trong dòng chảy “âm thầm” và “nhẫn
nại”, tiểu thuyết bộc lộ ưu thế là một thể loại có sức dung chứa lớn. Sự tương
hợp kì lạ giữa tiểu thuyết với tất cả những biến động phức tạp của đời sống đã
chứng tỏ vai trò “cỗ máy cái” của nó trong một nền văn học. Đặc biệt từ sau thời
kì đổi mới đến nay, tiểu thuyết thực sự có những chuyển biến tích cực và đạt
được những thành tựu đáng kể trong sự phát triển của đời sống văn học.
Nguyễn Đình Tú được xem là một cây bút trẻ tiêu biểu cho thế hệ các nhà
tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Năm 2002, Nguyễn Đình Tú trình làng cuốn
tiểu thuyết đầu tay Hồ sơ một tử tù đã gây không ít tiếng vang. Qua những cuốn
tiểu thuyết tiếp theo như Bên dòng Sầu Diện (2005), Nháp (2008), Phiên bản
(2009), Kín (2010), Hoang tâm (2013), Xác phàm (2014) và mới đây nhất là Cô
Mặc Sầu (2015). Nguyễn Đình Tú đã thực sự khẳng định được tên tuổi của mình
trong nền tiểu thuyết đương đại Việt Nam. Có thể coi tiểu thuyết của Nguyễn
Đình Tú là một hướng tìm tòi đầy ấn tượng. Bên cạnh những nhà văn “tiền bối”
như Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương, Phạm Thị Hoài… thì
Nguyễn Đình Tú không phải “một mình ở giữa khu rừng vắng”. Có nhiều người

đồng hành với anh trong cuộc thử nghiệm ở thể loại tiểu thuyết. Các nhà văn
này đã mang vào văn học hơi thở cuộc sống, thể hiện cái nhìn đa chiều, sự khám
phá mới mẻ về con người trong cuộc sống đương đại và sự cách tân, sáng tạo
không mệt mỏi trên phương diện nghệ thuật. Cùng với quan niệm mới mẻ về
1


hiện thực là lối viết tài hoa, tư duy nghệ thuật sắc sảo cùng những sáng tácxuất
hiện ngày càng nhiều trong đời sống văn học hiện nay.
Phản ánh hiện thực với nhiều đề tài khác nhau, tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú
không chỉ sử dụng các kiểu kết cấu khác nhau mà còn chú ý đổi mới về ngôn từ,
về nghệ thuật xây dựng nhân vật, ….
Đề tài “Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết giọt sầu đa mang của Nguyễn Đình
Tú” được chọn lựa ngoài những lí do trên còn xuất phát từ mối quan tâm của
người viết đối với tiểu thuyết đương đại. Từ việc nghiên cứu đặc điểm nghệ
thuật trong tiểu thuyết Giọt sầu đa mang của Nguyễn Đình Tú cả về mặt lí luận
và thực tiễn, người viết sẽ phần nào tìm ra những nét độc đáo trong thế giới nghệ
thuật của nhà văn, khẳng định sự đóng góp của nhà văn vào quá trình vận động,
những đổi mới trong nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại từ sau
1986.
2. Lich sử vấn đề
Văn học hiện đại Việt Nam nói chung, đặc biệt đối với trào lưu hậu hiện đại
nói riêng, đặc điểm nghệ thuật là vấn đề có sức thu hút đối với nhiều cây bút phê
bình và đã trở thành đề tài nghiên cứu trên nhiều phương diện như: giọng điệu,
không – thời gian, nhân vật, điểm nhìn, trần thuật, … Trên diện rộng về vấn đề
nghệ thuật trong tác phẩm văn học, ở khóa luận này, chúng tôi chỉ đề cập đến
những công trình có liên quan đến lịch sử nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật trong
văn học Việt Nam hiện đại và đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Giọt
sầu đa mang của Nguyễn Đình Tú.
Nguyễn Đình Tú là một trong số những nhà văn trẻ đầy triển vọng được dư

luận trong nước quan tâm. Tiểu thuyết của anh gặt hái được nhiều thành công
trong những năm gần đây. Có thể thấy những tác phẩm của anh còn khá mới mẻ
nên việc đi sâu nghiên cứu chưa nhiều. Chỉ có các bài nhận xét, trả lời phỏng
vấn của tác giả trên mạng về quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Tú nói chung
và cũng có một số bài viết liên quan đến những khía cạnh nhỏ của nghệ thuật
tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú xoay quanh tác phẩm` Giọt sầu đa mang, một tác
phẩm mới nhất.
2


Nguyễn Đình Tú là nhà văn mới xuất hiện trên văn đàn. Tư liệu
nghiên cứu về anh, do thế cũng chưa thật dày dặn, chủ yếu là những lời giới
thiệu tác phẩm, một số bài viết trên các tạp chí, website văn học. Đánh giá
tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú, giới nghiên cứu, phê bình, báo chí chủ yếu
quan tâm đến thế giới nhân vật cùng với những vấn đề của thời đại mà nhà
văn đặt ra trong tác phẩm. Bên cạnh đó là một số nhận xét về những cách tân
nghệ thuật trong ngòi bút của nhà văn.
Trong bài viết “Điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú” Trần Tố Loan có nhận xét: “Nhìn chung Nguyễn Đình Tú khước từ lối kể chuyện
tuyến tính, ngay cả trong cách kể phi tuyến tính thì câu chuyện anh kể cứ bện xoắn
vào nhau theo kiểu đồng hiện kép. Đặc biệt trong Giọt sầu đa mang, anh đã để cho
Hồng Ngự, kể lại cuộc đời ông Mười Phúc một cách mạch lạc và đầy tính hấp dẫn.
Nhìn ra cái tố chất tiểu thuyết trong văn Nguyễn Đình Tú lại là một đồng
nghiệp văn chương đi trước, người có nhiều kinh nghiệm viết tiểu thuyết - nhà
văn Chu Lai. Ông nhận định: “Viết thành công nhiều cảnh đời, viết thành công
về nhiều nhân vật, đó cũng là yếu tố cấu thành năng lực tiểu thuyết, ở Tú, qua
một vài truyện đã le lói hơi thở của tiểu thuyết cụ cựa bên trong. Tú hoàn toàn
có đủ năng lực đi dài hơi vào những mảng sống nóng nhất với một bút pháp
trần trụi nhất ngoài những tứ văn huyền ảo, cổ xưa nhuốm màu phonclore đã
đạt được những khoái cảm thẩm mĩ nhất định”.
Ngoài ra, tác giả khóa luận còn tham khảo một số bài phỏng vấn, giới

thiệu về nhà văn Nguyễn Đình Tú được đăng tải trên các trang web như:
“Nháp không chỉ có sex và giết người” [eVan.com]
“Tác phẩm của tôi không chỉ có bạo lực + sex” [eVan.com]
“Bạn đọc sẽ không chết chìm trong Kín” [eVan.com]
“Nguyễn Đình Tú: Văn học lặn vào trong ồn ã” [An ninh thế giới]
Thông qua những bài phỏng vấn, Nguyễn Đình Tú đã bộc lộ trực tiếp
những vấn đề liên quan đến tác phẩm, quan niệm, tư tưởng của nhà văn về
cuộc đời, con người và văn học. Những quan niệm này sẽ chi phối tới sáng

3


tác của tác giả. Và đây cũng là cơ sở không thể bỏ sót đối với tác giả khóa
luận khi tiến hành nghiên cứu.
Nhìn chung những bài viết trên đều có xu hướng đi tới khẳng định nét độc
đáo và mới mẻ trong nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú. Một
số bài viết đã đưa ra những nhận xét mang tính gợi mở về đặc điểm nghệ thuật
trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú.
Nguyễn Đình Tú trình làng văn bằng truyện ngắn và trụ vững lại được nhờ
vào tiểu thuyết. Tính đến nay, nhà văn khoác áo lính này đã sở hữu 10 cuốn tiểu
thuyết: Hồ sơ một tử tù (2002), Bên dòng Sầu Diện (2006), Nháp (2008), Phiên
bản (2009), Kín (2010), Hoang tâm (2013), Xác phàm (2014), Cô Mặc Sầu
(2015), Chú bé đeo ba lô màu đỏ(2016), Giọt sầu đa mang (2017). Nguyễn Đình
Tú ngày càng thể hiện bút lực dồi dào, sự sắc sảo trên từng trang viết, bứt phá
trong bút pháp sáng tạo. Anh đã và đang nhận được sự quan tâm của những
người trong làng văn, của đông đảo bạn đọc, được nhắc nhiều trên báo chí, các
diễn đàn mạng… cùng với nhiều bài viết thể hiện quan điểm khác nhau khi
nghiên cứu về nghệ thuật trong tiểu thuyết của anh.
Những bài phê bình, nhận xét này đã gợi mở chúng tôi phần nào về nội
dung cũng như phương thức biểu hiện trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú. Đó

cũng là những gợi mở ban đầu nhưng rất cần thiết để chúng tôi đi sâu tìm tòi,
nghiên cứu các tác phẩm của Nguyễn Đình Tú để tìm ra các giá trị nội dung và
nghệ thuật. Tuy nhiên, những nhận xét trên chỉ mang tính nhỏ lẻ, quảng bá tác
phẩm, không phải là những bài nghiên cứu sâu rộng đặc biệt với đề tài mà chúng
tôi nghiên cứu.
Kế thừa những bài báo, công trình của những người đi trước và để tiếp tục
đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết
Nguyễn Đình Tú, chúng tôi cố gắng đưa ra một cái nhìn có hệ thống về tiểu
thuyết của anh dưới góc nhìn nghệ thuật. Đây là căn cứ để nhận định phong cách
riêng của Nguyễn Đình Tú trong nền văn chương Việt Nam đương đại.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
4


Nghiên cứu Nghệ thuật tiểu thuyết Giọt sầu đa mang của Nguyễn Đình
Túchúng tôi tập trung vào ba phương diện chính sau:
- Cấu trúc trần thuật trong tiểu thuyết Giọt sầu đa mang.
- Nhân vật và không gian trong tiểu thuyết Giọt sầu đa mang.
- Ngôn ngữ và giọng điệu trong tiểu thuyết Giọt sầu đa mang.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi chủ yếu tập trung khảo sát, phân tích nghệ thuật trong tiểu thuyết
Giọt sầu đa mang của Nguyễn Đình Tú.
4. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này chúng tôi vận dụng lí thuyết thi pháp học, lí thuyết thể loại
tiểu thuyết và lí thuyết tự sự học để khảo sát và nghiên cứu nhằm tìm ra những
đặc điểm nổi bật trong từng tiểu thuyết nói riêng và nghệ thuật tiểu thuyết
Nguyễn Đình Tú nói chung.
Để đi sâu vào việc thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
 Phương pháp phân tích - tổng hợp nhằm chỉ ra những bình diện của thi

pháp, xác định rõ diện mạo, thành tựu của tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú nói riêng
và tiểu thuyết Việt Nam đương đại nói chung.
 Phương pháp đối chiếu - so sánh: Chúng tôi luôn đặt tiểu thuyết Nguyễn
Đình Tú trong mối quan hệ với một số tác phẩm khác, từ đó thấy được nét tương
đồng cũng như dị biệt về đặc điểm thi pháp của nhà văn với một số tác giả
trước đó hoặc cùng thời.
 Phương pháp cấu trúc - hệ thống: Xem mỗi tác phẩm là một yếu tố, mỗi
yếu tố này đồng thời là một cấu trúc trong chỉnh thể nghiên cứu để tìm ra những
nét đặc sắc trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú.
5. Đóng góp của khóa luận
Vận dụng lí thuyết thi pháp học nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống
những nét đặc sắc về phương diện thi pháp của tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú,
đồng thời góp phần làm nổi bật vị trí của nhà văn trong quá trình đổi mới của
văn xuôi Việt Nam đương đại.

5


Đưa tác phẩm của Nguyễn Đình Tú đến gần hơn với người đọc, khẳng định
giá trị và vị trí của nó trong dòng văn học Việt Nam, tạo tiền đề cho những ai
quan tâm tới tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú.
6. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, khóa luận của chúng
tôi được triển khai trong 3 chương:
- Chương 1. Cốt truyện, kết cấu và điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết
Giọt sầu đa mang của Nguyễn Đình Tú.
-Chương 2. Nhân vật, không gian và thời gian trong tiểu thuyết Giọt sầu đa
mang của Nguyễn Đình Tú.
- Chương 3. Giọng điệu trần thuật và ngôn ngữtrong tiểu thuyết Giọt sầu đa
mang của Nguyễn Đình Tú.

.

6


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CỐT TRUYỆN, KẾT CẤU VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT
1.1. Cốt truyện đồng hiện
Một trong những nhân tố góp phần tạo nên sức hấp dẫn và lôi cuốn của tác
phẩm phải kể đến cốt truyện. Tư tưởng, chủ đề sẽ được bộc lộ thông qua cốt
truyện. Vì vậy nếu tác phẩm có cốt truyện hay thì nội dung tư tưởng sẽ được bộc
lộ một cách nhuần nhuyễn. Ngược lại nếu cốt truyện nhàm chán, sơ lược thì tư
tưởng chủ đề sẽ xuất hiện một cách lộ liễu, áp đặt với người đọc. Cốt truyện
không đặc sắc sẽ dẫn đến tính cách nhân vật mờ nhạt, không thể hiện được bản
chất và cá tính của mình. Như vậy cốt truyện là “Một hệ thống các sự kiện phản
ánh những diễn biến của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội một cách
nghệ thuật, qua đó các tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan
hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề và tư tưởng tác phẩm” [11;137].
Quan điểm truyền thống cho rằng cốt truyện là một yếu tố thuộc về nội
dung. Thực ra cốt truyện cũng là một yếu tố thuộc về hình thức. Khái niệm cốt
truyện chỉ được hiểu rõ hơn qua sự phân biệt nó với khái niệm câu chuyện và
sườn truyện.
Câu chuyện là tập hợp diễn biến của những sự việc có liên hệ với nhau theo
trình tự thời gian. Do yêu cầu nhận thức của người nghe cho nên người kể chứng
kiến sự việc sẽ kể lại câu chuyện ấy đúng như trình tự vốn có của nó trong đời
sống. Việc nào xảy ra trước kể trước, việc nào xảy ra sau kể sau. Từ những câu
chuyện của đời sống nhà văn có thể xây dựng cốt truyện hoàn chỉnh trong văn
học. Nhưng cũng có khi câu chuyện trong đời sống chỉ là một chi tiết của tác
phẩm còn toàn bộ cốt truyện là do nhà văn sáng tạo ra. Trong cốt truyện, trình tự

diễn biến của sự việc có thể bị đảo lộn chứ không tuân theo trình tự diễn biến
của những sự việc xảy ra trong đời sống. Như vậy sự khác nhau cơ bản giữa câu
chuyện và cốt truyện là “Trong khi câu chuyện liên kết các mô-típ trong sự kế
tục về thời gian và đi từ nguyên nhân đến kết quả, thì cốt truyện lại liên kết các
mô-típ theo trình tự xuất hiện trong tác phẩm, và như vậy đó là một cấu trúc
7


hoàn toàn có tính chất nghệ thuật” [10,128]. Sườn truyện là cái khung, nó
không bao hàm cả các tình tiết cụ thể trong truyện. Trong sườn truyện chỉ chứa
những biến cố chính của câu chuyện, là điểm bật cho sự phát triển cốt truyện.
Cốt truyện trong tiểu thuyết nên cần có sự xung đột. Những mâu thuẫn
trong cuộc đấu tranh xã hội được phản ánh qua xung đột cá nhân.Các nhà viết
tiểu thuyết đã tạo được sức hấp dẫn trong tác phẩm của mình nhờ xây dựng
thành công những tình huống căng thẳng, éo le trong cốt truyện của mình.Tiểu
thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố có cốt truyện được xây dựng trên sự xung đột
giữa nông dân và địa chủ. Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma văn
Kháng rất thành công trong việc tạo nên sự xung đột giữa cái cũ và cái mới
trong buổi giao thời được thể hiện qua sự xung đột giữa những mâu thuẫn cá
nhân trong một gia đình.
Như vậy cốt truyện đóng vai trò rất quan trọng trong tác phẩm tự sự nói
chung và tiểu thuyết nói riêng. Nó không phải là những câu chuyện được kể
thông thường mà nó là những câu chuyện được xếp đặt một cách logic, thẩm mỹ
trong một tác phẩm văn học. Sự thành công của một cuốn tiểu thuyết phụ thuộc
rất nhiều vào cốt truyện có hấp dẫn hay không. Chính vì vậy quá trình xây dựng
cốt truyện của các nhà viết tiểu thuyết là một quá trình lao động nghiêm túc và
vô cùng vất vả.
Theo khảo sát của người viết thì các tác phẩm đương đại nói chung và tiểu
thuyết Giọt sầu đa mang của Nguyễn Đình Tú nói riêng thì đa số đã phá vỡ tính
tuyến tính, trật tự thời gian của cốt truyện truyền thống. Nhà văn đã rất tài tình

khi xây dựng cốt truyện bằng cách lựa chọn chi tiết nghệ thuật độc đáo và tạo
nên các tình huống truyện hấp dẫn cho tác phẩm của mình. Giọt sầu đa mang
viết về cuộc đời của ông Mười Phúc từ khi ông còn nhỏ đến khi ông ở tuổi lục
tuần, tác phẩm kể về chuyện gia đình, chuyện tình yêu, chuyện kinh doanh. Tác
phẩm không kể theo thời gian từ khi ông Mười Phúc sinh ra đến khi ông ở tuổi
lục tuần mà theo dòng hồi tưởng, hiện tại và quá khứ đan xen nhau. Giọt sầu đa
mang bắt đầu bằng việc Hồng Ngự - cháu gái của Lý - mối tình đầu của ông
Mười Phúc, xin vào Tập đoàn Hoàng Long để làm việc, tại đây cô đã ghi chép
8


lại cuộc đời của ông. Khởi nguồn mọi nỗi hoài niệm của ông Mười Phúc là từ
bức ảnh thờ anh Ba nó khiến ông nhớ lại về gia đình của mình, nhớ về chuyến đi
lên Sài Gòn lần đầu tiên, nhớ về lần gặp anh Ba tại chiến khu Đ. Rồi ông nhớ lại
thời còn nhỏ, cái ngày mà ông vẫn còn là cậu bé Mười lù với những nỗi buồn
không thể gọi tên và có thể gọi tên; và đó còn là mùi của kí ức có cả mùi hạnh
phúc lẫn mùi của nghèo đói cơ cực. Theo những câu hỏi của Hồng Ngự tuổi thơ
của cậu bé Mười lù lại hiện ra ngày càng rõ rệt, gia đình cậu là gia đình cách
mạng với “cha ruột của bé từng làm Huyện ủy Hồng Ngự, hiện đang công tác tại
ban kinh tài của cơ quan An ninh Khu 8. Anh Ba của bé tham gia giải phóng
quân. Chị Hai của bé là Ủy viên thường vụ Huyện ủy Hồng Ngự” [12; 66].
Mười lù chăm chỉ, có tài năng kinh doanh thiên bẩm từ bé, ông từng cùng với
chị đi xuồng sang Campuchia mua xoài về bán kiếm lời. Cậu bé này cũng có
một mối tình đầu đầy ngây thơ, vụng dại nhưng thật đẹp, thật hồn nhiên trong
sáng với Lý. Lớn lên Mười Phúc phải đi vô Khu để học, rồi đi chiến khu làm
công tác y tế, rồi dựng cơ sở cho cách mạng. Đến khi độc lập, anh trở về quê thì
cảnh cũ vẫn còn nhưng người xưa đã đi mất, Lý đã đi lấy chồng - đau đớn, buồn
rầu, biết bao nhiêu câu hỏi đặt ra trong đầu ông chờ tìm lời giải đáp.
Sau đó trong suốt quãng đời của mình, ông cũng có rất nhiều bóng hồng
nhưng ở tất cả những bóng hồng ấy đều gợi nhắc cho ông nhớ đến một đặc điểm

nào đó của cố nhân xưa. Song hành cùng con đường tình yêu là con đường kinh
doanh của Mười Phúc, ông nghiên cứu, mày mò, tự tìm lối đi cho mình; trong cả
quãng đời kinh doanh của ông, ông thất bại không biết bao nhiêu lần như nước
hoa, thuốc lá, gạo,…. Nhưng ngã một lần ông lại có thêm một kinh nghiệm để
về sau dẫn dắt công ty trở thành một “con rồng vàng”, một tập đoàn lớn. Những
tưởng ở cái tuổi sáu mươi, ông có thể an hưởng tuổi già, nhưng lũ con cháu tiếp
quản cơ ngơi rồi để lại một đống nợ nần, rồi lại lần lượt xin từ chức để mình ông
phải giải quyết mớ hỗn độn đó. Mười Phúc không chịu được sự cô đơn, không
còn chịu được sự vất vả cực nhọc nữa. Vì vậy ông đã gục ngã, nằm trong bệnh
viện không biết bao giờ sẽ tỉnh.
Như vậy tác giả Nguyễn Đình Tú không chọn cách xây dựng cốt truyện
9


theo chiều thời gian mà lại xây dựng nó theo kiểu đồng hiện, để hiện tại và quá
khứ đan xen nhau. Để cho một người đã đứng ở cái dốc bên kia nhìn lại, chiêm
nghiệm toàn bộ cuộc đời mình. Có thể thấy rằng cốt truyện này đã không còn
quá mới mẻ trong nền văn học nước nhà cũng như trên thế giới, nhưng để cho
câu chuyện này hiện lên nổi bật hơn, tác giả đã sáng tạo ra những chi tiết nghệ
thuật độc đáo.
1.2. Chi tiết nghệ thuật
Theo Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chi tiết nghệ thuật là
“Các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng” [5; 51].
Tùy theo sự thể hiện cụ thể, chi tiết nghệ thuật có khả năng thể hiện, giải thích,
làm minh xác cấu tứ nghệ thuật của nhà văn, trở thành tiêu điểm, điểm hội tụ
của tư tưởng tác giả trong tác phẩm.
Nguyễn Đình Tú cũng là một nhà văn rất tinh tế trong việc lựa chọn và
sáng tạo chi tiết, trong Giọt sầu đa mang có khá nhiều chi tiết, các chi tiết được
thể hiện ở nhiều dạng khác nhau, có những đặc điểm riêng biệt nhưng đều làm
bật lên được ý đồ nghệ thuật của tácgiả.

Chi tiết cây sầu đâu là một chi tiết đặc sắc được nhắc đi nhắc lại trong tác
phẩm: nó gắn với tuổi thơ hồn nhiên ngây thơ của cậu bé Mười lù, sống cùng
với mẹ và các chị em với cây sầu đâu tỏa bóng trước nhà “cây sầu đâu này mọc
từ bao giờ không ai rõ… Nhà cất lên thì cây sầu đâu đã có sẵn ở đây rồi. Căn
nhà nhìn ra mặt sông mênh mang sóng nước. Cây sầu đâu cũng theo con nước
lớn, nước ròng mà đổ bóng xuống mặt sông, chứng kiến bao kiếp đời tao loạn”
[12; 80]. Sau này, trong mỗi giai đoạn của cuộc đời mình, mỗi khi hình ảnh cây
sầu đâu xuất hiện trong tâm tưởng của ông Phúc, nó lại làm sống dậy cả một
miền cảm xúc, nó chính là điểm tựa duy nhất trong tâm hồn của ông khi về già.
Nó còn là tượng trưng cho tình cảm đầu đời đẹp đẽ khó quên của Mười lù với bé
Lý, những lần Mười lù đi hái sầu đâu cho Lý đi bán để hai đứa lấy tiền mua kẹo
bông “mỗi khi nhỏ Lý theo bà già lên chợ huyện lại hối Mười Phúc hái những
chùm lá sầu đâu non để cô mang bán, kiến tiền mua kẹo bông cho hai đứa” [12;
80], những kỉ niệm ngây dại “có bận đang nói chuyện thì Mười Phúc thấy nhỏ
10


Lý im bặt, ngồi thụp xuống nền cát, ngó lơ ra mặt sông. Mười Phúc ngó xuống
hỏi sao nhỏ im vậy, nhỏ cười lỏn lẻn, nói quần anh Mười lủng kìa. Mười phúc
hơi thẹn chút nhưng rồi bẻ một nắm lá sầu đâu gài vô đáy quần, thế là hết
lủng”…. Và mối tình này, hình dáng của vị cố nhân này đã theo ông đi đến hết
cuộc đời này. Nhưng cao hơn, nó chính là tượng trưng cho quê hương của ôngĐồng Tháp Mười ở đó có trăng: “Trăng miền Tây bao giờ cũng buồn. Cái thứ
ánh sáng lạnh lùng cứ trải ra rười rượi lạnh lẽo vào trầm mặc…. Cả cánh đồng
bát ngát trăng, căng mình giãn nở thứ mật vàng sóng sánh. Đây đó, trên những
cồn nhỏ, rất nhiều bóng cây như những bàn tay với lên trên trời cao, lả lướt mệ
đắm, muốn kéo chị Hằng xuống ôm vào lòng…. Biển. Cả một biển vàng lai láng.
Mênh mông ngằn ngặt. Trăng theo gió vờn sóng. Sóng nhờ gió xô trăng. Trăng
sóng sánh giữa gió và sóng. Gió đẩy đưa, vỗ về giữa sóng và trăng.” [12;
72].Nhưng đặc biệt ở Đồng Tháp Mười có rất nhiều cây sầu đâu, cây sầu đâu
trước nhà, “những cây sầu đâu mọc hoang, xum xuê lá cành” [12; 80]; “dù đi

đâu, hễ cất nhà mới là Mười Phúc lại kêu má trồng một cây sầu đâu trước sân.
Mười Phúc nói với má rằng, đi suốt từ Bắc vào Nam, anh chỉ mong nhìn thấy
cây sầu đâu mà thôi, vì thấy cây sầu đâu là thấy quê hương xứ sở, thấy người
thân đang ở trước mắt mình”. Như vậy chi tiết cây sầu đâu là một sáng tạo nghệ
thuật giàu ý nghĩa và giàu cảm xúc đối với ông Mười Phúc.
Ngoài ra đó còn là chi tiết bức tranh với những kí tự tượng hình được treo
trong phòng làm việc của ông Mười Phúc. Bức tranh “đó là chữ Phúc, được viết
theo Hán tự. Cha đẻ ông là người nhiều chữ nên đã chọn cái tên này để đặt cho
ông. Con nhìn xem, chữ Phúc có hình tượng như hai bàn tay bưng hũ rượu đứng
trước bàn thờ…. Các cụ ta thường quan niệm Phúc bao giờ cũng đi đôi với
Đức. Chữ Phúc chính là một ân huệ mà con người tự tạo ra qua hành động tốt
của mình. Nó là những hạt giống được chính tay con người gieo xuống cuộc đời
này. Vì coi họa phúc ở đời là sợi dây nhân quả nên người ta thường hay nói đến
chuyện “làm ơn, làm phúc”. Hơn nữa, con cứ ngẫm mà xem, mỗi hành động,
việc làm của con người ta không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà còn lưu lại cho
đời sau. Nhà có phúc là nhà có được cuộc sống bình yên thanh thản, đặc biệt là
11


hậu vận tốt.Muốn được đức phải có phúc và ngược lại đức sẽ đem lại phúc, đó là
quy luật” [12, 29]. Nó chính là một sự nhắc nhở của gia đình, của cha khi đặt tên
cho ông, cũng chính là tuyên ngôn về đạo đức nghề nghiệp của ông, nó cũng là
lời nhắc nhở của tác giả về triết lícủa tất cả những người kinh doanh.
Những chi tiết nghệ thuật này khiến cho tác phẩm hiện lên giàu ý nghĩa, có
chiều sâu tâm lý, nó gợi nhắc về những tình cảm đầu đời đẹp đẽ khó quên,
những tuyên ngôn về đạo đức nghề nghiệp chân chính.
1.3. Kết cấu đồng hiện, liên văn bản và theo môtip chương hồi
Tác phẩm nghệ thuật bao gồm nhiều yếu tố và thành phần phức tạp như
nhân vật, cốt truyện, quan niệm về con người, không gian, thời gian,....Giống
như kiến trúc của một ngôi nhà, từ những vật liệu khác nhau, người ta sắp xếp,

gắn kết và xây dựng chúng thành một công trình hoàn chỉnh. Kết cấu trong một
tác phẩm văn học nghệ thuật cũng vậy, trên cơ sở của những yếu tố, bộ phận
khác nhau đó, nhà văn sẽ sắp xếp và tổ chức chúng theo một trật tự nhất định và
hợp lý. Như vậy, kết cấu là “Sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục
tác phẩm, là sự tổ chức, sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung
của tác phẩm trên cơ sở đời sống khách quan và theo một chiều hướng tư tưởng
nhất định” [4; 143].
Các yếu tố trong tiểu thuyết như hệ thống hình tượng, sườn truyện, cốt
truyện có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với kết cấu. Bởi vì khi người viết tiểu
thuyết xây dựng hệ thống nhân vật có nghĩa là tác giả đang phát triển cốt
truyện.Đây cũng là điểm khởi đầu của kết cấu.
Kết cấu của tiểu thuyết có những đặc trưng khác với kết cấu của các thể loại
khác.Trong thơ ca trữ tình kết đóng vai trò phân bố hệ thống những từ ngữ, hình
ảnh, cảm xúc để làm nổi bật tư tưởng chủ đề của tác phẩm.Truyện ngắn chỉ là
một hồi, một tháp đoạn. Hệ thống nhân vật trong truyện ngắn cũng ít hơn tiểu
thuyết nên kết cấu của truyện ngắn cũng chặt chẽ hơn tiểu thuyết. Tiểu thuyết
chứa đựng trong mình các thể loại như bi kịch, hài kịch, chính trị, âm nhạc, lịch
sử, báo chí,…. Tiểu thuyết có các loại kết cấu như: Kết cấu theo chương, kết cấu
đa tuyến, kết cấu liên văn bản, kết cấu xâu chuỗi,…. Mỗi tiểu thuyết đều phải có
12


một kết cấu tối thiểu nhưng không có cuốn tiểu thuyết nào có thể dung nạp trong
mình tất cả các kết cấu.
Tiểu thuyết thường có nhiều hồi, nhiều tháp đoạn, hệ thống nhân vật phong
phú với hàng loạt các biến cố phức tạp. Tuy nhiên tiểu thuyết không phải là một
tập hợp các tháp đoạn, các tuyến nhân vật theo cách xâu chuỗi chúng lại một
cách tuỳ tiện. Nghệ thuật kết cấu tiểu thuyết đòi hỏi phải có sự chặt chẽ, cân
xứng nhưng bên trong tiểu thuyết vẫn ẩn chứa những ngổn ngang, bề bộn, phức
tạp như cuộc đời thực mà nó phảnánh.

Một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh phải có sự thống nhất với nhau về kết
cấu. Người viết tiểu thuyết phải chú ý đến các mối liên hệ giữa các bộ phận, các
tuyến sự kiện, các tuyến nhân vật trong một chỉnh thể nghệ thuật. Trong mối liên
hệ này thì tư tưởng chủ đề đóng vai trò là trung tâm của kết cấu tiểu thuyết.Sự
thống nhất của kết cấu chỉ đạt được hiệu quả cao khi tư tưởng chủ đề thấm sâu
vào từng yếu tố trong tác phẩm và góp phần tham gia vào quá trình hình thành
nhân cách của nhân vật.
Tiểu thuyết hiện đại bao giờ cũng mang trong mình tính chất nhiều tuyến,
nhiều bình diện, sự đan xen giữa các tuyến nhân vật và các tuyến lịch sử.Tiểu
thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là cuốn tiểu thuyết có sự nối tiếp
nhau giữa dòng thời gian hiện tại và quá khứ, có cuộc sống hiện đại đang trôi
qua cùng với những hồi ức về một cuộc chiến đã qua.
Điều đặc biệt trong tiểu thuyết thuyết hiện đại là nó có thể không có nhân vật
trung tâm. Tuy nhiên, tác phẩm vẫn đảm bảo tính thống nhất của kết cấu nhờ các
hình tượng trong tác phẩm luôn vận động và hướng tới phục vụ mục đích chung.
Tiểu thuyết Mười lẻ một đêmcủa Hồ Anh Tháikhông có nhân vật trung tâm.
Thay vào đó là một hệ thống nhân vật đang hoạt động. Mỗi nhân vật đang hoạt
động trong một môi trường độc lập nhưng đồng thời hoạt động của tất cả nhân
vật ấy lại có chung một môi trường là cuộc đời. Tuy các hoạt động của nhân vật
không liên quan đến nhau nhưng cộng tất cả các hoạt động ấy lại người đọc sẽ
cảm nhận được một trần thế nghiêng ngã, đầy những cái vô lý và nựccười.
Kết cấu tiểu thuyết hiện đại thường gắn với tư tưởng chủ đề và tính cách
13


nhân vật nhiều hơn là gắn với dòng thời gian sự kiện. Mỗi phần, mỗi chương
trong tiểu thuyết thường chú ý khai thác nội dung tư tưởng, chủ đề hay một tính
cách nào đó của nhân vật chứ không tuân theo nguyên tắc trình tự của những sự
kiện chảy theo dòng thời gian. Tiểu thuyết Dấu chân người lính của Nguyễn
Minh Châu có mười bảy chương, mỗi chương gắn với một sự kiện nhưng tác giả

không nhằm mục đích xây dựng những sự kiện lịch sử mà chỉ sử dụng những sự
kiện lịch sử này như một phương tiện để khắc hoạ tính cách của nhân vật. Từ
đây, hình ảnh những người lính trong cuộc kháng chiến chống Mĩ được dựng lên
vừa hào hùng vừa gần gũi với người đọc.
Trong một cuốn tiểu thuyết, nghệ thuật kết cấu đóng vai trò rất quan
trọng.Tuy nhiên đây không phải là yếu tố duy nhất tạo nên sự thành công của tác
phẩm.Nó cũng không thay thế được sự hiện diện của vốn sống cũng như thế giới
quan của nhà văn trong tầng sâu của tác phẩm.
Khi nói đến kết cấu của một tác phẩm văn học chúng ta sẽ hình dung ra một
cái sườn mà ở đó tác giả sẽ triển khai tất cả các ý chính xung quanh sự kiện,
ngôn từ và hệ thống nhân vật. Kết cấu là sự sắp xếp các thành phần hình thức
nghệ thuật, tùy theo nội dung và thể loại để đạt được hiệu quả nghệ thuật cao
nhất theo dụng ý của tác giả. Trong Từ điển thuật ngữ văn học, Lê Bá Hán, Trần
Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi cho rằng, kết cấu “là toàn bộ tổ chức phức tạp và
sinh động của tác phẩm” [5; 131]. Nhìn chung kết cấu có một vai trò rất quan
trọng trong việc hình thành tác phẩm văn học.
Tiểu thuyết Giọt sầu đa mang gồm 10 chương, được kết cấu theo lối chương
hồi- một kiểu kết cấu đặc trưng của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc.Mỗi chương
có một tiêu đề ngắn gọn nhưng bao trùm nội dung chủ đề cốt lõi của chương. Sử
dụng lối kết cấu chương hồi cách tân này, làm cho tác phẩm dù phi tuyến tính,
theo dòng liên/hồi tưởng đứt gãy của nhân vật nhưng độc giả vẫn không quá khó
để theo dõi, chắp nối nhằm có sự hình dung rõ ràng và logic về các sự kiện, biến
cố diễn ra trong cuộc đời của ông Mười Phúc. Thủ pháp đồng hiện phát huy tối
đa hiệu quả nghệ thuật trong việc khắc tạc hình tượng nhân vật trung tâm của
tiểu thuyết. Tác phẩm bắt đầu từ hiện tại khi ông Mười Phúc đang ở tuổi lục
14


tuần, lãnh đạo Tập đoàn Hoàng Long. Một cô bé Hồng Ngự muốn xin được thực
tập bên cạnh ông và làm thư kí riêng cho ông, rồi ông kể cho cô nghe về anh Ba,

về chuyến đi thăm Sài Gòn lần đầu tiên cùng má và đi thăm anh Ba tại chiến khu
Đ. Sau đó chuyện lại quay trở về với hiện thực, ông Mười Phúc mời Hồng Ngự
về nhà ông ở, sau giờ cơm ông Mười giao cho Hồng Ngự nhiệm vụ về công ty
Nước khoáng Ayo để khảo sát tình hình. Khi kết thúc chuyến đi đó ông Mười đã
quyết định để cho Hồng Ngự viết lại câu chuyện về cuộc đời ông, ông đã kể cho
cô nghe về cuộc sống thời ấu thơ của ông, khi ông còn là cậu bé Mười lù đến lúc
cậu đi học trở thành chàng thiếu sinh quân. Truyện lại quay trở lại với hiện thực
với cuộc sống thường nhật của Hồng Ngự ở nhà ông Mười và ông lại kể cho cô
nghe tiếp về chặng đường đời của ông, ngày đất nước sắp giải phóng, ông trở về
quê nhà vẫn vậy nhưng người thì đã đổi khác, Lý đã đi lấy chồng. Nhiều lần
Mười Phúc cũng muốn tìm kiếm cô Lý, muốn cô nói một lời giải thích.Nhưng
người xưa tránh mặt, hết duyên khó tìm.
Câu truyện tiếp tục với những công việc của ông Mười khi ở trong nhà nước;
những mối tình khác của ông Mười với cô Lài trong cùng đơn vị, Hằng- con gái
chủ nhà trọ nhưng những mối tình đó vừa chớm nở lại bị vỡ tan như bóng nước.
Cuối cùng thì ông kết hôn với Nhã theo mong muốn của má và rồi lại chia tay vì
không hòa hợp, hai người đã có với nhau hai đứa con gái. Độc giả đang bị cuốn
hút bởi những mối tình của ông Mười thì tác giả lại kéo người đọc về với hiện
thực, về những câu chuyện kinh doanh nước khoáng của ông. Ông và Hồng Ngự
cùng đến trụ sở của Hoàng Long tại Long An ông nói: “Mỗi khi qua đây, ông
thấy sợ…” [12; 32], Hồng Ngự tự đặt câu hỏi: “Suốt thời thơ ấu của mình, cậu
bé Mười lù từng sợ điều gì?” và tác giả lại lôi tuột người đọc về quá khứ dưới
những suy nghĩ của Hồng Ngự về những nỗi sợ của ông Mười. Và tố chất kinh
doanh của ông Mười ngay từ khi còn nhỏ, những khó khăn của ông khi làm việc
trong nhà nước thời kì bao cấp, chuyển ra làm riêng. Công việc kinh doanh đầu
tiên của ông đó là kinh doanh thuốc lá, nhưng công ty đang phát triển thì lại bị
biến thành công ty nhà nước. Ông lại kể cho Hồng Ngự nghe về những thất bại
đầu đời của mình đó là: Vụ nước hoa Thanh Hương, vụ “mua giùm một triệu rúp
15



ở Vũng Tàu” khiến ông bị thổi bay hai mươi triệu, câu chuyện làm ăn với công
ty Victoria làm gia đình ông đứng bên bờ tan vỡ, công ty ông đứng trên bờ phá
sản trước vụ phân vô cơ DAP của cô Xuân và vụ đầu cơ gạo. Kết thúc những
câu chuyện về thất bại, người đọc lại được quay lại với hiện thực, về cuộc gặp
lại cô Xuân, về những chiêm nghiệm của ông sau thất bại. Ông quyết định đứng
lên làm lại cuộc đời bằng thuốc lá, dựa vào sự nhạy bén trong kinh doanh và
những kinh nghiệm đã có ông đã thành công vang dội trong mảng thuốc lá và
đem đến cho ông mối lợi nhuận khổng lồ. Ông lại tiếp tục lấn sân sang lĩnh vực
khai thác khoáng sản, bất động sản, công nghiệp nước khoáng, công nghiệp xuất
khẩu thủy sản. Hồng Ngự cũng có dịp được thăm quan nhà máy sản xuất cá của
công ty chế biến thủy sản Cadomex với từng công đoạn hết sức tỉ mỉ, kĩ lưỡng.
Và bắt đầu tìm hiểu được sâu hơn về gia đình riêng của ông, về người vợ Lê
Ngọc, về ba năm đen tối của Hoàng Long. Thời gian thực tập của Hồng Ngự sắp
hết, thì cũng là lúc một tin dữ xảy ra, bệnh của ông Mười Phúc tái phát và ông
nằm trong viện mãi nhưng không tỉnh.Hồng Ngữ đã tiết lộ cho ông về danh tính
thật của mình, cô là cháu gái của Lý. Câu chuyện kết thúc tại đó.
Thoáng nhìn thì sẽ thấy tác phẩm rời rạc bởi hiện thực và quá khứ đan xen
nhau. Nhưng nếu đọc kĩ tác phẩm dường như có một mạch ngầm nào đó liên kết
các sự kiện với nhau. Đó chính là sợi dây cảm xúc của ông Mười Phúc, cả tác
phẩm là tiếng thở dài, là niềm vui thì ít mà nỗi buồn thì nhiều. Nhớ lại quá khứ
là nỗi buồn hiển hiện, buồn vì gia đình phải chia li, buồn vì mối tình đẹp đẽ đã
mất và còn buồn vì sự nghiệp đầu đời gặp nhiều thất bại, càng thành công đứng
trên đỉnh vinh quang ông lại càng cảm thấy cô đơn, muộn phiền. Không chỉ
được liên kết bằng sợi dây cảm xúc mà tác phẩm còn được liên kết bởi nhân vật
Hồng Ngự, cô là người truy tìm kí ức của ông Mười, là người đúc cảm nhận,
xâu chuỗi, ghi chép lại các sự kiện về cuộc đời của ông Mười Phúc: “Nuốt trọn
từng ngụm kí ức của ông”. Nhiệm vụ của cô là phải tiêu hóa nó, tự biến mình
thành cục bông thẩm thấu từng giọt sầu, giọt nhớ ấy vào lòng. Dòng chảy kí ức
từ ông có thể cắt ra thành từng miếng. Những miếng kí ức đa sắc, đa thanh, đa

mùi, đa vị. Có những miếng ngọt ngào mát lạnh, có miếng cay xé lòng. Hồng
16


Ngự sẽ là con trai nhận vào mình những hạt cát, kể cả những hạt sắc như thủy
tinh vỡ, để ủ ngọc. Rồi từng ngày, từng tuần, viên ngọc ký ức ấy sẽ lớn dần.
Cuối cùng, cô trút cảm xúc trong lòng mình ra, mài giũa những viên ngọc có tên
là ý ức ấy dâng tặng ông Mười Phúc.
Như vậy tác phẩm được kết cấu theo kiểu chương hồi cách tân, đồng hiện
quá khứ và hiện tại đan xen nhau. Người đọc vừa đọc, vừa chiêm nghiệm, vừa
hồi hộp tìm hiểu quá khứ cũng như những u ẩn trong hiện tại của ông Mười
Phúc.Người đọc không cảm thấy rời rạc mà vẫn có những mạch ngầm liên kết
văn bản.
Một điểm đặc biệt nữa trong kết cấu tiểu thuyết Giọt sầu đa mang của
Nguyễn Đình Tú là tác giả đã sử dụng kiểu kết cấu liên văn bản. Ta thấy rõ điều
này qua sự xuất hiện của các đoạn thơ, bài hát, hò vè,ca vọng cổ trong khá nhiều
chương của thiên tiểu thuyết. Sử dụng kiểu liên văn bản này, tác giả có điều kiện
khơi gợi thêm nhiều cảm xúc, tâm tư của nhân vậtđược gửi gắm qua thơ ca,
vọng cổ, khắc phục lối giản lược theo kiểu kể lại và ghi chép.
Chẳng hạn, ngay trong chương 1, khi cô bé Hồng Ngự thể hiện tài năng ca
hát của mình mong Mười Phúc chấp thuận vào làm việc ở công ty Hoàng Long
qua bài hát “Tôi có người yêu mang tên Hồng Ngự…” thì Mười Phúc chăm chú
lắng nghe và tự nhiên cũng cất lời ca theo giọng cô bé “ Hồng Ngự ơi tôi sẽ
không bao giờ quên…” [12; 21]. Sỡ dĩ có sự hòa điệu ấy là bởi, bài hát đã chạm
vào phần đời sâu kín trong lòng Mười Phúc đến nỗi “bài hát kết thúc rồi mà ông
vẫn muốn lẩm nhẩm ca lại đoạn điệp khúc như một tâm sự dài của chính lòng
ông” [12; 22]. Sự khơi gợi dẫn dắt của kiểu kết cấu liên văn bản này góp phần
làm tăng sự bí ẩn và hấp dẫn của tác phẩm. Ngay trong chương một, chúng ta đã
thấy tác giả hoàn toàn chinh phục người đọc theo sự dẫn dắt của mình để thám
hiểm cuộc đời khá nhiều bí ẩn đót đắng của một doanh nhân thành đạt.

1.4. Từ điểm nhìn bên ngoài đến điểm nhìn bên trong
Điểm nhìn trần thuật là vị trí “người kể dựa vào để quan sát, cảm nhận,
trần thuật, đánh giá các nhân vật và sự kiện” [13; 104].Trong tiểu thuyết Giọt
sầu đa mang điểm nhìn trần thuật được thể hiện ở hai dạng chính và luôn có sự
17


thay đổi, luân chuyển linh hoạt. Đó là điểm nhìn bên ngoài và điểm nhìn bên
trong.
1.4.1. Điểm nhìn bên ngoài
Điểm nhìn bên ngoài trong tác phẩm chính là những nhìn nhận của Hồng
Ngự về ông Mười Phúc. Cô đã dành sáu tháng thực tập của mình để tìm hiểu về
ông xem có đúng những gì mình nghe được không. “Cô định khám phá một cao
ốc nhưng rồi đã bị ném vào hang động với những mê cung vừa hồi hộp, vừa mê
đắm, ở đó tràn ngập âm thanh và ánh sáng, trộn lẫn quá khứ và hiện tại, xen kẽ
hạnh phúc và khổ đau, tình trường, thương trường, bi kịch tận cùng và những
vượt thoát ngoạn ngục” [12; 98]. Hồng Ngự nhận thấy rằng ông Mười Phúc là
một người rất tài giỏi, một mình ông đã bôn ba lăn lộn bao sóng gió để có được
ngày hôm nay. Điều cô nể phục ông hơn cả là ông luôn cho nhiều hơn nhận:
“Ông nhớ hết những người có ân với ông và cố bỏ qua những kẻ oán trên mỗi
bước đường ông đi…. Trong vòng mười năm ông chi tới sáu mươi tỷ cho các
chương trình từ thiện có tên, còn rất nhiều những hành động từ thiện không tên
nữa, cũng chỉ để chứng minh một điều rằng, tiền sẽ mãi không có ý nghĩa gì nếu
chỉ để làm giàu. Bởi có cái gì tụ mãi mà không tan đâu?”[12; 172, 173]. Hồng
Ngựđã tổng kết về cuộc đời của ông Mười: “Có ba người phụ nữ đi qua cuộc
đời ông, để lại cho ông sáu đứa con. Người vợ đầu sang được hai cô con gái là
Liên và Lan. Người vợ thứ hai sanh được ba người con là Mai, Hoàng và Lê.
Còn người phụ nữ cuối cùng, luôn ẩn mình trong bóng tối, hiện đang vui vầy với
cậu con trai sáu tuổi… Người phụ nữ ấy có hạnh phúc không?Có đau khổ
không? Có yêu và hận ông Mười nhiều không?....Còn các con ông Mười thì sao?

Đều lớn khôn, khỏe mạnh, có hàng triệu cổ phiếu, có nhà lầu, xe hơi, có công ăn
việc làm, có cơ đồ, có sự nghiệp cả. Nhưng đứa nào biết giữ thì còn, đứa nào
không biết giữ thì mất, âu cùng là số trời đã định… ông Mười chỉ có thể tạo
dựng chứ không thể sống thay phần đời của chúng dù chúng có là con ông đi
nữa” [12; 286, 287]. “Nếu ông không bao giờ tỉnh lại nữa thì điều giá trị nhất
ông để lại cho đời là cái gì? Thân xác ông ư? Rồi sẽ về với cát bụi. Các công ty,
nhà máy, xí nghiệp chăng? Rồi sẽ thuộc về những người chủ mới. Nhà đất ư?
Chẳng mang trong nó giá trị gì đặc biệt. Tiền chăng? Để tiền lại cũng có nghĩa là
18


không để lại gì. Vàng bạc, châu báu ư? Chỉ là sự luận chuyển sở hữu.Sự nghiệp
kinh doanh ư? Chỉ có ý nghĩa nếu tiếp tục và thành công. Vậy đa số con người ta
sau khi chết đi sẽ chẳng để lại được điều gì giá trị cho đời sao?” [12; 295]
Không chỉ có điểm nhìn từ Hồng Ngự mà trong tác phẩm, có rất nhiều
những điểm nhìn khác nhau về cuộc đời của ông Mười. Với Lý có lẽ cô sẽ
không bao giờ quên những kí ức đẹp đẽ về Mười lù - mối tình đầu của cô. Một
chàng trai mà ngay từ lần gặp đầu tiên đã khiến trái tim cô lay đông, khuôn mặt
tuấn tú có những nét kiên định, trầm ổn ấy đã khiến cô không sao quên được. Có
lẽ đối với Lý Mười Phúc là một chàng trai galang bởi luôn giúp cô đi hái sầu đâu
để bán, và đặc biệt đó còn là một người chăm chỉ, một người mà cô đã hứa hẹn
sẽ ở bên suốt cuộc đời. Nhưng chiến tranh vô tình, cuộc đời vô tình đã khiến hai
người phải xa nhau, và rồi dù đã đi lấy người khác thì cả cuộc đời cô cũng
không bao giờ rời khỏi Đồng Tháp- nơi chứng nhân cho tình cảm của hai người,
chắc hẳn cô cũng thường xuyên kể cho Hồng Ngự nghe về ông Mười Phúc, nên
cô cháu gái trẻ đã tò mò truy tìm kí ức cho bà. Còn với Ngọc - người vợ mà ông
yêu thương thì sao? Thuở ban đầu, Ngọc cũng rất yêu Mười Phúc hai người kết
hôn và sinh ra được ba người con. Đó là giai đoạn mà ông Mười mới ra làm
riêng nên gặp rất nhiều khó khăn, áp lực công việc khiến ông không có thời gian
quan tâm đến vợ con. Lại cộng với việc đối tác của ông Mười là cô Xuân có tình

cảm với ông, vốn là một người có cá tính mạnh mẽ Ngọc đương nhiên không thể
chấp nhận việc hai người qua lại với nhau, gia đình đứng trên bờ tan vỡ. Nhưng
có một bí mật lớn hơn mà ông Mười không có can đảm nói với Ngọc để rồi cuối
cùng chính lí do đó khiến gia đình ông chia lìa đó là việc ông Mười Phúc đã có
một đời vợ và hai đứa con. Ông Mười sợ Ngọc không chấp nhận, không yêu ông
nên đã không nói với bà. Để rồi bà mãi mãi ôm hận với người chồng của mình.
Với điểm nhìn bên ngoài Hồng Ngự đã bao quát hết tất cả, ghi lại chân thực
nhất những diễn biến trong suốt chuyến đi khiến câu chuyện sống động và thực
hơn như chính chuyển động của cuộcsống.Ngoài điểm nhìn của Hồng Ngự còn
có điểm nhìn của Lý, Ngọc mỗi điểm nhìn cho chúng ta một cảm nhận riêng,
một góc nhìn riêng về ông Mười Phúc, ông không hoàn hảo mà cũng đầy những
vết xước.
19


1.4.2. Điểm nhìn bên trong
Điểm nhìn bên trong là kể xuyên qua cảm nhận của nhân vật, trong trường
hợp này người kể và nhân vật dường như bị xóa mờ ranh giới, người kể dễ dàng
hiểu cặn kẽ mọi biến chuyển tâm lí và hành động của nhân vật. Điểm nhìn bên
trong được khơi nguồn từ tâm trạng và thái độ của chính bản thân nhân vật trước
một sự kiện nào đó có ý nghĩa trọng đại hay chỉ gợi nhắc thoáng qua. Kể chuyện
thông qua điểm nhìn bên trong, người kể phải nắm bắt chính xác những suy
nghĩ, việc làm, cảm giác của nhân vật. Chính vì thế, khoảng cách giữa nhân vật
và người kể dường như bị rút ngắn đến mức tối giản, người kể có thể tự hòa
mình vào dòng chảy cảm xúc của nhân vật để tái hiện lại sự việc thật sắc nét và
chân thực.
Điểm nhìn bên trong sẽ tạo được sự thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia của độc
giả đối với nhân vật. Người đọc nhận ra những ngóc ngách thẳm sâu trong nhân
vật sao mà gần gũi, chân thực với cuộc sống đời thường đến thế. Thái độ cảm
thông hay phẫn nộ của người đọc một phần cũng do cách kể chuyện qua điểm

nhìn bên trong này chi phối. Tâm trạng của nhân vật với những buồn vui, trăn
trở hay đau đớn, dằn vặt chính là cốt lõi người kể nương vào đó để buông ra
những câu văn mượt mà, đầy cảm xúc. Tâm trạng của nhân vật như được người
kể nắm bắt sẵn trong lòng bàn tay, từ những khoảnh khắc vui vẻ đến giây phút
đau đớn, thất vọng, giằng xé. Có đôi chỗ người đọc dễ bị nhầm lẫn giữa điểm
nhìn của người kể và điểm nhìn nhân vật, bởi cách diễn đạt quá chi tiết cụ thể và
chân thực. Người đọc sẽ dễ tự hỏi phải chăng người kể hay chính tác giả đã từng
trải qua cảm giác này, bởi nhiều chi tiết được thể hiện mà dường như chỉ có
người từng trải mới sử dụng được từ ngữ sắc lẹm đến vậy.
Trong tác phẩm không thiếu những đoạn ông Mười Phúc tự cảm nhận về
cuộc đời của mình, những thất bại để lại cho ông những bài học đắt giá, những
mối tình khiến cho con tim ông trở nên nhạy cảm và mong manh hơn bao giờ
hết.Ông Mười có rất nhiều triết lí về tình yêu và về sự nghiệp. “Sự thành công
của ông ngày hôm nay được sinh ra từ nhiều, thậm chí là rất nhiều những lần
thất bại nữa, cả chủ quan và khách quan đem lại” [12; 161]; “những người như
thế trong cuộc đời ông gặp nhiều lắm. Cho nên cái sự buồn- vui, yêu- hận,
20


×