Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Luận văn nghiên cứu cấu trúc rừng tại một số thảm thực vật ở vườn quốc gia tam đảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.53 MB, 113 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

ĐẶNG DIỆU HƢƠNG

NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC RỪNG TẠI MỘT SỐ
THẢM THỰC VẬT Ở VƢỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 8 42 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. HÀ MINH TÂM

TS. NGUYỄN THẾ CƢỜNG

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, tôi xin cảm ơn TS. Hà Minh Tâm và TS. Nguyễn Thế Cƣờng
(hiện đang làm việc tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật) đã hƣớng dẫn trực
tiếp, chỉ bảo tận tình, giúp đỡ chân thành và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn
thành công trình này.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn nhận đƣợc sự giúp đỡ của nhiều tổ
chức và cá nhân trong và ngoài trƣờng. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban
Quản lý Vƣờn Quốc gia Tam Đảo; Viện Sinh thái và nguyên sinh vật; đặc biệt là sự
giúp đỡ, động viên, khích lệ của gia đình, bạn bè trong suốt thời gian tôi học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn.


Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2018
Tác giả

Đặng Diệu Hƣơng


LỜI CAM ĐOAN
Để đảm bảo tính trung thực của Luận văn, tôi xin cam đoan:
Luận văn “Nghiên cứu cấu trúc rừng tại một số thảm thực vật ở Vườn Quốc
Gia Tam Đảo” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, đƣợc thực hiện dƣới sự
hƣớng dẫn của TS. Hà Minh Tâm và TS. Nguyễn Thế Cường. Các số liệu kết quả,
nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, không trùng lặp với các đề tài khác và
chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào trƣớc đây.
Tác giả

Đặng Diệu Hƣơng


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 1
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................................1
4. Đóng góp mới ..........................................................................................................2

5. Bố cục của luận văn ................................................................................................ 2
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................................... 3
1.1. Một số khái niệm có liên quan .............................................................................3
1.2. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng .....................................................................3
1.2.1 Những nghiên cứu về cấu trúc rừng trên thế giới ..............................................4
1.2.2. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng ở Việt Nam ..............................................7
1.3. Những nghiên cứu đã thực hiện tại khu vực nghiên cứu ...................................10
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 13
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu.........................................................................................13
2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................13
2.3. Thời gian nghiên cứu .........................................................................................13
2.4. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................13
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................13
2.6. Điều kiện tự nhiên, xã hội khu vực nghiên cứu .................................................19
2.6.1. Vị trí địa lý, địa hình .......................................................................................19
2.6.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn ............................................................................21
2.6.3. Điều kiện kinh tế xã hội ..................................................................................21


2.6.4. Tài nguyên động, thực vật rừng ......................................................................23
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................... 25
3.1. Đặc điểm của thảm thực vật trong khu vực nghiên cứu ....................................25
3.1.1. Các kiểu thảm thực vật khu vực nghiên cứu ...................................................25
3.1.2. Đa dạng về thành phần loài thực vật thân gỗ ..................................................28
3.2. Đặc điểm tổ thành loài .......................................................................................31
3.2.1. Tổ thành loài sinh thái .....................................................................................31
3.2.2. Chỉ số quan trọng IVI ......................................................................................34
3.2.3. Chỉ số đa dạng của quần hợp cây gỗ ............................................................... 40
3.2.4. Mật độ cá thể ...................................................................................................43
3.2.5. Sự biến động thành phần loài giữa các trạng thái thảm thực vật ....................46

3.2.6. Phân bố loài theo nhóm tần số xuất hiện ........................................................46
3.3. Quy luật phân bố theo chiều cao ........................................................................48
3.3.1. Quy luật phân bố số cá thể theo chiều cao ......................................................48
3.3.2. Quy luật phân bố số loài theo chiều cao .........................................................52
3.4. Quy luật phân bố theo đƣờng kính (N/D1,3) .....................................................53
3.4.1. Quy luật phân bố số cá thể theo đƣờng kính ...................................................53
3.4.2. Quy luật phân bố số loài theo đƣờng kính ......................................................55
3.5. Tƣơng quan giữa chiều cao và đƣờng kính thân cây .........................................57
KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 66
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

D1,3 (DBH)

Đƣờng kính thân cây tại vị trí cách đất 1,3 m

Dtl

Đƣờng kính tán

ĐDSH

Đa dạng sinh học

Hvn

Chiều cao vút ngọn


IVI

Chỉ số mức độ quan trọng

VQG

Vƣờn Quốc gia

OTC

Ô tiêu chuẩn

RD

Mật độ tƣơng đối

RF

Tần suất xuất hiện tƣơng đối

RBA

Tổng tiết diện thân tƣơng đối của mỗi loài

S

Chỉ số tƣơng đồng về thành phần loài cây

Shanon (H)


Chỉ số đa dạng sinh học

TB

Trung bình

TTV

Thảm thực vật

[…]

Trích dẫn tài liệu


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Mật độ loài rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới trên núi thấp ở
đai cao 500-600 m. .................................................................................. 25
Bảng 3.2. Mật độ loài rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới trên núi thấp ở
đai cao 200-300 m ................................................................................... 26
Bảng 3.3. Thống kê giá trị tài nguyên của các loài tại khu vực nghiên cứu ............. 30
Bảng 3.4. Thống kê các yếu tố địa lý của các loài tại khu vực nghiên cứu .............. 30
Bảng 3.5. Hệ số tổ thành loài tại rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới trên
núi thấp ở đai cao 500-600 m .................................................................. 31
Bảng 3.6. Hệ số tổ thành loài tại rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới trên
núi thấp ở đai cao 200-300 m .................................................................. 32
Bảng 3.7. Hệ số tổ thành loài tại rừng Lim ............................................................... 33
Bảng 3.8. Chỉ số quan trọng IVI tại rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới
trên núi thấp ở đai cao 500-600 m. .......................................................... 34

Bảng 3.9. Chỉ số quan trọng IVI tại rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới
trên núi thấp ở đai cao 200-300 m ........................................................... 37
Bảng 3.10. Chỉ số đa dạng sinh học tại rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt
đới núi thấp ở đai cao 500-600 m. ........................................................... 40
Bảng 3.11. Chỉ số đa dạng sinh học tại rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt
đới núi thấp ở đai cao dƣới 200-300 m. ................................................... 41
Bảng 3.12. Mật độ cá thể các loài tại rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới
trên núi thấp ở đai cao 500-600 m ........................................................... 43
Bảng 3.13. Mật độ cá thể các loài tại rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới
trên núi thấp ở đai cao 200-300 m ........................................................... 44
Bảng 3.14. Chỉ số tƣơng đồng (S) của cây gỗ tại rừng kín thƣờng xanh mƣa
ẩm nhiệt đới trên núi thấp. ....................................................................... 46
Bảng 3.15. Phân bố loài theo nhóm tần số xuất hiện tại rừng kín thƣờng xanh
mƣa ẩm nhiệt đới trên núi thấp ................................................................ 47


Bảng 3.16. Phân bố số cá thể theo cấp chiều cao tại rừng kín thƣờng xanh mƣa
ẩm nhiệt đới trên núi thấp. ....................................................................... 49
Bảng 3.17. Phân bố số cá thể theo cấp chiều cao tại rừng Lim ................................ 51
Bảng 3.18. Phân bố số loài theo cấp chiều cao tại rừng kín thƣờng xanh mƣa
ẩm nhiệt đới trên núi thấp. ....................................................................... 52
Bảng 3.19. Phân bố số cá thể theo cấp đƣờng kính tại rừng kín thƣờng xanh
mƣa ẩm nhiệt đới trên núi thấp. ............................................................... 54
Bảng 3.20. Phân bố số cá thể theo cấp đƣờng kính tại rừng Lim ............................. 55
Bảng 3.21. Phân bố số loài theo cấp đƣờng kính tại rừng kín thƣờng xanh mƣa
ẩm nhiệt đới trên núi thấp. ....................................................................... 56
Bảng 3.22. Chiều cao và đƣờng kính trung bình của các loài tại rừng kín
thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới trên núi thấp ở đai cao 200-300 m. ........ 58
Bảng 3.23 . Các giá trị X, Y , s (x), s(y), hệ số tƣơng quan mẫu (r) ............................ 60
Bảng 3.24. Chiều cao và đƣờng kính trung bình của các loài tại rừng kín

thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới trên núi thấp ở đai cao 500-600 m. ........ 61
Bảng 3.25. Các giá trị X, Y , s(x), s (y), hệ số tƣơng quan mẫu (r) ............................. 62


DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị 3.1. Tƣơng quan giữa diện tích - loài tại rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm
nhiệt đới trên núi thấp ở đai cao 500-600 m. ........................................... 26
Đồ thị 3.2. Tƣơng quan giữa diện tích- loài tại rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm
nhiệt đới trên núi thấp ở đai cao 200-300 m. ........................................... 27
Đồ thị 3.3. Phân bố số loài theo nhóm tần số xuất hiện ............................................ 47
Đồ thị 3.4. Phân bố cá thể theo cấp chiều cao .......................................................... 49
Đồ thị 3.5. Phân bố cá thể theo cấp chiều cao tại rừng Lim ..................................... 51
Đồ thị 3.6. Phân bố số loài theo cấp chiều cao ......................................................... 52
Đồ thị 3.7. Phân bố cá thể theo cấp đƣờng kính ....................................................... 54
Đồ thị 3.8. Phân bố cá thể theo cấp đƣờng kính tại rừng Lim .................................. 55
Đồ thị 3.9. Phân bố số loài theo cấp đƣờng kính ...................................................... 56
Đồ thị 3.10. Mối tƣơng quan giữa chiều cao và đƣờng kính TB của các loài
tại đai cao 200- 300 m ............................................................................. 60
Đồ thị 3.11. Mối tƣơng quan giữa chiều cao và đƣờng kính TB của các loài tại
đai cao 500-600 m ................................................................................... 63


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Rừng là hệ sinh thái trong đó quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối
quan hệ tƣơng tác giữa sinh vật với môi trƣờng. Rừng có vai trò đặc biệt quan trọng,
là nguồn tài nguyên quý giá. Rừng không chỉ cung cấp nguồn tài nguyên cho nền
kinh tế mà còn có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ

môi trƣờng và cân bằng hệ sinh thái. Trƣớc đây, phần lớn đất nƣớc Việt Nam có
rừng che phủ, nhƣng chỉ khoảng một thế kỷ qua, diện tích rừng của chúng ta đã và
đang ngày một suy thoái. Sự giảm sút cả về độ che phủ và chất lƣợng rừng đang là
một vấn đề đáng lo ngại. Theo thống kê của Viện Điều tra Quy hoạch rừng, năm
1943 độ che phủ của rừng là 43 , đến năm 1992 chỉ còn 27,8 .[49] Nguyên nhân
chủ yếu dẫn đến hiện trạng này là do chiến tranh, do các hoạt động khai thác quá
mức, đốt nƣơng làm rẫy của con ngƣời. Đứng trƣớc thực trạng trên, việc bảo vệ và
phát triển tài nguyên rừng là một vấn đề cấp thiết, cần đƣợc đặt lên hàng đầu.
Vƣờn Quốc gia (VQG) Tam Đảo có diện tích 34.995 ha, nằm trọn trên dãy
núi Tam Đảo, vƣờn trải rộng trên ba tỉnh: Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên
Quang. VQG Tam Đảo có thảm thực vật dày đặc, nhiều tầng; đa dạng về loài và đa
dạng về hệ sinh thái. VQG Tam Đảo là nguồn tài sản quý giá của Quốc gia. Việc
nghiên cứu cập nhật dữ liệu về cấu trúc rừng tại các trạng thái thảm thực vật tại đây
nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn là rất cần thiết. Xuất phát từ
những lí do trên chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu cấu trúc rừng tại một số
thảm thực vật ở Vườn Quốc Gia Tam Đảo”
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá đƣợc hiện trạng cấu trúc rừng tại một số trạng thái thảm thực vật
điển hình ở Vƣờn quốc gia Tam Đảo, phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát
triển bền vững nguồn tài nguyên sinh vật tại khu vực nghiên cứu.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Góp phần bổ sung vốn kiến thức cho công tác giảng dạy
và học tập chuyên ngành sinh thái và tài nguyên sinh vật, đa dạng sinh học và bảo
tồn nông - lâm nghiệp,...


2

Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài phục vụ trực tiếp cho công tác bảo tồn,
phát triển bền vững các hệ sinh thái rừng, tạo cơ sở để xây dựng các mô hình phục

hồi rừng tại khu vực nghiên cứu.
4. Đóng góp mới
Cập nhật các dữ liệu về cấu trúc rừng của một số thảm thực vật điển hình ở
vƣờn Quốc Gia Tam Đảo
5. Bố cục của luận văn
Gồm 66 trang, 25 bảng, 11 biểu đồ, đƣợc chia thành các phần chính nhƣ sau:
Mở đầu (2 trang), Chƣơng 1. Tổng quan tài liệu (10 trang), Chƣơng 2. Đối tƣợng,
phạm vi, thời gian, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu (12 trang), Chƣơng 3. Kết
quả nghiên cứu (40 trang), Kết luận và kiến nghị (2 trang), Tài liệu tham khảo (49
tài liệu). Ngoài ra còn có các phần: Mục lục, Danh mục các bảng, Danh mục các đồ
thị, Phụ lục.


3

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm có liên quan
Thảm thực vật: Theo Thái Văn Trừng (1978) [37], thảm thực vật là các quần
hệ thực vật phủ trên mặt đất nhƣ một tấm thảm xanh. Theo Trần Đình Lý (2003)
[24], thảm thực vật là toàn bộ lớp phủ thực vật ở một vùng cụ thể hay toàn bộ lớp
phủ thực vật trên toàn bộ bề mặt trái đất. Nhƣ vậy, thảm thực vật là một khái niệm
chung chƣa chỉ rõ đối tƣợng cụ thể nào. Ý nghĩa và giá trị cụ thể đƣợc xác định khi
có định ngữ kèm theo nhƣ: thảm thực vật cây bụi, thảm thực vật rừng ngập mặn…
Rừng: là một hệ sinh thái, một kiểu thảm thực vật mà cây gỗ (hay tre, nứa) là
nhân tố chủ đạo chi phối mối quan hệ tƣơng hỗ giữa chúng với nhau và với cảnh
sinh thái, ảnh hƣởng quyết định đến quá trình sinh trƣởng, phát triển, biến đổi của
rừng. Trong đó, cây gỗ phải có chiều cao 5 m trở lên so với mặt đất và độ tàn che
(k) của chúng > 0,3, đối với tre nứa phải có độ tàn che > 0,5. Nếu k < 0,3 thì chƣa
thành rừng, k = 0,3 – 0,6 là rừng thƣa, k > 0,6 là rừng kín [24].
Lâm phần: là một khoảnh rừng mà đặc trƣng kết cấu bên trong (kết cấu tầng

gỗ bên trên, đặc tính của thực vật thân gỗ, cây bụi, thân thảo và rêu dƣới tán
rừng…) đồng nhất và khác biệt rõ nét với các khoảnh rừng xung quanh.
Cấu trúc hệ sinh thái rừng: là quy luật sắp xếp, tổ hợp các thành phần cấu tạo
nên các quần thể thực vật trong hệ sinh thái rừng theo không gian và theo thời gian.
Trong nghiên cứu cấu trúc rừng bao gồm cả cấu trúc sinh thái (tổ thành thực vật,
dạng sống, tầng phiến) và cấu trúc hình thái (cấu trúc trên mặt phẳng đứng và cấu
trúc trên mặt phẳng ngang) [35].
1.2. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng
Từ những năm đầu của thế kỷ 20, các nhà khoa học ở Việt Nam và nhiều
nƣớc trên thế giới đã tiến hành những công trình nghiên cứu về cấu trúc rừng và tái
sinh rừng làm cơ sở khoa học và lí luận để phục vụ cho công tác kinh doanh và bảo
vệ rừng một cách hợp lí và hiệu quả. Phƣơng pháp nghiên cứu ban đầu là mô tả
định tính sau dần chuyển sang định lƣợng với độ chính xác cao hơn. Các quy luật
kết cấu tồn tại trong hệ sinh thái và mối quan hệ qua lại giữa thành phần bên trong


4

và bên ngoài hệ sinh thái đã đƣợc nhiều tác giả mô tả dƣới dạng mô hình. Một số
công trình nghiên cứu về cấu trúc rừng trong và ngoài nƣớc đã đƣợc chúng tôi tìm
hiểu, làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu của mình nhƣ sau:
1.2.1 Những nghiên cứu về cấu trúc rừng trên thế giới
1.2.1.1. Cơ sở sinh thái về cấu trúc rừng
Rừng tự nhiên là một hệ sinh thái phức tạp, gồm nhiều thành phần và đƣợc
sắp xếp theo các quy luật khác nhau về không gian và thời gian. Trên quan điểm
sinh thái học cấu trúc rừng chính là hình thức bên ngoài phản ánh của những mối
quan hệ bên trong giữa thực vật rừng với nhau và giữa thực vật với môi trƣờng
trong hệ sinh thái rừng.. Nghiên cứu cấu trúc rừng để thấy đƣợc những mỗi quan hệ
bên trong của quần xã, các quy luật về diễn thế sinh thái xảy ra trong quần xã, đây
là những cơ sở quan trọng để nghiên cứu sinh thái học, sinh thái rừng, đặc biệt là

xây dựng đƣợc những mô hình lâm sinh cho hiệu quả sản xuất cao. Trong nghiên
cứu cấu trúc rừng, ngƣời ta chia thành ba dạng cấu trúc là: cấu trúc sinh thái, cấu
trúc không gian và cấu trúc thời gian.
P. W. Richards (1952), G. N. Baur (1964), E. P. Odum (1971) đã tiến hành
nghiên cứu về cấu trúc sinh thái của rừng mƣa nhiệt đới. Những nghiên cứu này đã
nêu lên quan điểm, các khái niệm và mô tả định tính về tổ thành, dạng sống và tầng
phiến của rừng.
Theo tác giả G. N. Baur (1976) [4] đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh
thái nói chung và về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng nói riêng, trong đó
đi sâu nghiên cứu về cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh áp dụng cho
rừng mƣa tự nhiên. Qua đó tác giả đƣa ra các nguyên lý tác động xử lý lâm sinh
cải thiện rừng.
P. Odum (1978) [27] đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên cơ sở thuật
ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley (1935). Khái niệm sinh thái đƣợc làm
sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên quan điểm sinh thái học.
Tác giả R. Catinot (1965) [5] và J. Plaudy (1987) [32] trong công trình nghiên
cứu của mình đã biểu diễn cấu trúc hình thái rừng bằng các phẫu đồ rừng, nghiên


5

cứu các cấu trúc sinh thái thông qua việc mô tả phân loại theo các khái niệm dạng
sống, tầng phiến.
1.2.1.2. Mô tả về hình thái cấu trúc rừng
Cấu trúc rừng của quần xã đƣợc đặc trƣng bởi sự phân bố các cá thể trong
không gian của quần xã. Sự sắp xếp không gian phân bố của các thành phần sinh vật
rừng theo cả chiều ngang và chiều thẳng đứng đƣợc gọi là hiện tƣợng thành tầng.
Phƣơng pháp vẽ biểu đồ mặt cắt đứng của rừng do P.W. Richards (1952)
đề xƣớng và sử dụng lần đầu tiên ở Guam đến nay vẫn là phƣơng pháp có hiệu
quả để nghiên cứu cấu trúc tầng thứ của rừng. Tuy nhiên phƣơng pháp này có

nhƣợc điểm là chỉ minh họa đƣợc cách sắp xếp theo chiều thẳng đứng của các loài
cây gỗ trong diện tích có hạn. Cusen (1953) đã khắc phục nhƣợc điểm này bằng
cách vẽ một số giải kề bên nhau và đƣa lại một hình tƣợng về không gian ba chiều.
P. W. Richards (1959, 1968, 1970) [33] đã phân biệt tổ thành rừng mƣa
nhiệt đới làm hai loại là rừng mƣa hỗn hợp và rừng mƣa đơn ƣu có tổ thành loài
cây đơn giản. Cũng theo tác giả thì rừng mƣa nhiệt đới thƣờng có nhiều tầng
(thƣờng có 3 tầng, trừ tầng cây bụi và tầng cây cỏ). Trong rừng mƣa nhiệt đới,
ngoài cây gỗ lớn, cây bụi và các loài thân thảo còn có nhiều loại dây leo cùng nhiều
loài thực vật phụ sinh trên thân hoặc cành cây.
Hiện nay, nhiều hệ thống phân loại thảm thực vật rừng đã dựa vào các đặc
trƣng nhƣ cấu trúc, dạng sống, độ ƣu thế, kết cấu hệ thực vật hoặc năng suất thảm
thực vật. Ngay từ đầu thế kỷ 19, Humboldt và Grinsebach đã sử dụng dạng sinh
trƣởng của các loài cây ƣu thế và kiểu môi trƣờng sống của chúng để biểu thị cho
các nhóm thực vật. Phƣơng pháp của Humboldt và Grinsebach đƣợc các nhà sinh
thái học Đan Mạch (Warming, 1094; Raunkiaer, 1934) tiếp tục phát triển.
Raunkiaer (1934) đã phân chia các loài cây hình thành thảm thực vật thành
các dạng sống và các phổ sinh học (phổ sinh học là tỉ lệ phần trăm các loài cây
trong quần xã có các dạng sống khác nhau). Tuy nhiên, nhiều nhà sinh thái học cho
rằng phân loại hình thái, các phổ dạng sống của Raunkiaer kém ý nghĩa hơn các
dạng sinh trƣởng của Humboldt và Grinsebach. Trong các loại rừng dựa theo


6

cấu trúc và dạng sống của thảm thực vật, phƣơng pháp dựa vào hình thái bên
ngoài của thảm thực vật là phƣơng pháp đƣợc sử dụng nhiều nhất. (dẫn theo Nông
Thị Thu Huyền, 2017)[18]
Kraft (1884) khi lần đầu tiên đƣa ra hệ thống phân cấp cây rừng, dựa vào khả
năng sinh trƣởng, kích thƣớc và chất lƣợng cây rừng ông đã phân chia cây rừng
trong một lâm phần thành 5 cấp. Phân cấp của Kraft phản ánh đƣợc tình hình phân

hoá cây rừng, tiêu chuẩn phân cấp rõ ràng, đơn giản và dễ áp dụng tuy nhiên sự
phân cấp này chỉ phù hợp với rừng thuần loài đều tuổi. Việc phân cấp cây rừng cho
rừng tự nhiên hỗn loài nhiệt đới vẫn luôn là một vấn đề phức tạp và cho đến nay
vẫn chƣa có tác giả nào đƣa ra phƣơng án phân cấp cây rừng cho rừng nhiệt đới tự
nhiên đƣợc chấp nhận rộng rãi. (dẫn theo Nông Thị Thu Huyền, 2017)[18]
Nhƣ vậy, hầu hết các tác giả khi nghiên cứu về tầng thứ thƣờng đƣa ra những
nhận xét còn mang tính chất định tính, việc phân chia tầng thứ theo chiều cao mang
tính cơ giới nên chƣa phản ánh đƣợc sự phân tầng một cách phức tạp của rừng tự
nhiên nhiệt đới.
1.2.1.3. Nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng
Các nghiên cứu cấu trúc rừng đã đƣợc tiến hành từ lâu và chuyển dần từ mô tả
định tính sang mô tả định lƣợng với sự thống kê của toán học và tin học, trong đó
việc mô hình hoá cấu trúc rừng xác lập giữa các nhân tố cấu trúc đã đƣợc nhiều
tác giả nghiên cứu có kết quả. Nghiên cứu về vấn đề cấu trúc không gian và thời
gian đƣợc các tác giả tập trung nhiều nhất nhƣ: Rollet B (1971), Brung (1970),
Loeth et al (1976). Rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu cấu trúc không gian và
thời gian của rừng theo mô tả định lƣợng và dùng các mô hình toán học để mô
phỏng các quy luật cấu trúc (dẫn theo Trần Văn Con, 2001) [10].
Trong nghiên cứu về định lƣợng cấu trúc rừng, việc mô hình hóa quy luật
phân bố số cây theo đƣờng kính và số cây theo chiều cao đƣợc quan tâm chú ý
nhiều nhất. Trong đó quy luật phân bố cá thể theo đƣờng kính ngang ngực (N/D1,3)
là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất. Các tác giả F. X. Schumarcher và T. X.
Coil (1960) đã sử dụng hàm Weibull để mô hình hoá cấu trúc đƣờng kính loài. Bên


7

cạnh đó các hàm Meyer, Hyperbol, hàm mũ, Peason, Poisson.....cũng đã đƣợc
nhiều tác giả sử dụng để mô hình hoá cấu trúc rừng.
Một vấn đề nữa có liên quan đến cấu trúc rừng đó là việc phân loại rừng

theo cấu trúc và ngoại mạo hay ngoại mạo sinh thái. Cơ sở phân loại theo xu hƣớng
này là đặc điểm phân bố, dạng sống ƣu thế, cấu trúc tầng thứ và một số đặc điểm
hình thái khác của quần xã thực vật rừng. Đại diện cho hƣớng phân loại này có
Humbold (1809), Schimper (1903), Aubreville (1949). Trong nhiều hệ thống phân
loại rừng theo xu hƣớng này khi nghiên cứu ngoại mạo của quần xã thực vật đã
không tách rời khỏi hoàn cảnh của nó và do vậy hình thành một hƣớng theo ngoại
mạo sinh thái (dẫn theo Nông Thị Thu Huyền, 2017) [18]
Khác với xu hƣớng phân loại rừng theo cấu trúc và ngoại mạo chủ yếu mô tả
rừng ở trạng thái tĩnh. Melekhov (1950), trên cơ sở nghiên cứu rừng ở trạng
thái động đã nhấn mạnh sự biến đổi của rừng theo thời gian, đặc biệt là sự biến đổi
của tổ thành loài cây trong lâm phần qua các giai đoạn khác nhau trong quá trình
phát sinh phát triển của rừng. Việc định lƣợng các đặc điểm cấu trúc rừng đã đƣợc
tác giả trên thế giới sử dụng trong quá trình nghiên cứu các hệ sinh thái rừng tự
nhiên, kể cả các hệ sinh thái rừng tự nhiên vùng nhiệt đới (Weidelt 1968, Brun
1969, H. Lamprecht 1969).
Tóm lại, trên thế giới các công trình nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc rừng nói
chung và rừng nhiệt đới nói riêng rất phong phú và đa dạng, có nhiều công trình
nghiên cứu công phu đã đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh rừng.
1.2.2. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng ở Việt Nam
Đã có nhiều công trình khoa học của nhiều tác giả tập trung nghiên cứu về các
đặc điểm cấu trúc của các kiểu rừng tự nhiên, rừng trồng nhằm phục vụ cho việc kinh
doanh rừng lâu dài, ổn định và đạt hiệu quả. Các tác giả đã đi sâu vào việc mô phỏng
các đặc điểm cấu trúc rừng từ đơn giản đến phức tạp bằng các mô hình.
Theo Trần Ngũ Phƣơng (1970) [28] đã đƣa ra bảng phân loại rừng miền Bắc
Việt Nam. Bảng phân loại chia rừng miền Bắc Việt Nam thành ba đai lớn: đai rừng
nhiệt đới mƣa mùa, đai rừng á nhiệt đới mƣa mùa, đai rừng á nhiệt đới mƣa mùa núi


8


cao. Công trình nghiên cứu phân loại của Trần Ngũ Phƣơng đã đề cập tới nhân tố tổ
thành, qua đó nghiên cứu đƣợc một số quy luật diễn thế rừng.
Thái Văn Trừng (1978) [37] khi nghiên cứu kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa
ẩm nhiệt đới nƣớc ta đã đƣa ra mô hình cấu trúc gồm 5 tầng: tầng vƣợt tán, tầng ƣu
thế sinh thái, tầng dƣới tán, tầng cây bụi và tầng cỏ quyết.
Vũ Đình Phƣơng (1987) [29] đã đƣa ra phƣơng pháp phân chia rừng phục
vụ cho công tác điều chế với phân chia theo lô và dựa vào 5 nhân tố: Nhóm sinh
thái tự nhiên, các giai đoạn phát triển và suy thoái của rừng, khả năng tái tạo
rừng bằng con đƣờng tái sinh tự nhiên, đặc điểm về địa hình, thổ nhƣỡng với
một bảng mã hiệu dùng để tra trong quá trình phân chia.
Đối với hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam, Thái Văn Trừng (2000)
[38] dựa vào sự ghép nối của 2 hệ thống phân loại: hệ thống phân loại dựa vào đặc
điểm cấu trúc ngoại mạo làm tiêu chuẩn và hệ thống phân loại thảm thực vật dựa
trên yếu tố hệ thực vật làm tiêu chuẩn đã phân chia thảm thực vật Việt Nam thành 5
nhóm kiểu thảm (gọi là 5 nhóm quần hệ) với 14 kiểu quần hệ (gọi là 14 quần
hệ). Mặc dù còn một số điểm cần bàn luận và chỉnh lý bổ sung thêm nhƣng bảng
phân loại thảm thực vật Việt Nam của GS. Thái Văn Trừng từ bậc quần hệ trở
lên gần phù hợp với hệ thống phân loại của UNESCO (1973).
Nguyễn Văn Trƣơng (1982) [39] khi nghiên cứu cấu trúc rừng hỗn loài đã xem
xét sự phân tầng theo hƣớng định lƣợng, phân tầng theo cấp chiều cao một cách cơ
giới. Từ những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trƣớc, Vũ Đình Phƣơng (1987)
[29] đã nhận định: việc xác định tầng thứ của rừng lá rộng thƣờng xanh là hoàn toàn
hợp lý và cần thiết, nhƣng chỉ trong trƣờng hợp rừng có sự phân tầng rõ rệt, nghĩa là
khi rừng đã phát triển ổn định mới sử dụng phƣơng pháp định lƣợng để xác định giới
hạn của các tầng cây.
Vũ Đình Phƣơng (1988) [30] nhận định rằng: bằng phƣơng pháp định lƣợng
có thể xác định giới hạn của các tầng thứ sinh thái của rừng lá rộng thƣờng xanh. Ở
giai đoạn thành thục khi sự sinh trƣởng và phát triển của rừng diễn ra ở mức độ
chậm chạp có sự phân tầng rõ rệt. Còn trong giai đoạn rừng đang có sự thay đổi



9

mạnh sau thành thục với một số lƣợng cây lớn, già cỗi bị đào thải, rừng bắt đầu một
giai đoạn mới thì ranh giới các tầng khó phát hiện đƣợc. Cần phân biệt rõ tầng tán
với các lớp chiều cao cây rừng. Theo Vũ Đình Phƣơng rừng lá rộng thƣờng xanh ở
miền Bắc nƣớc ta ở vào giai đoạn ổn định thƣờng có 3 tầng.
Phạm Minh Nguyệt (1994) [26] đƣa ra các tiêu chuẩn về một cấu trúc rừng
cần đƣợc quan tâm khi tiến hành chặt tu bổ. Cấu trúc thích hợp tức là mọi tầng cây
đều phát triển tốt. Tầng cây trên cung cấp nguyên liệu cho kinh doanh nhƣng cũng
tạo ra những điều kiện khác cho cây rừng phát triển cân đối nhịp nhàng. Tầng trung
bình bổ sung độ tàn che tạo điều kiện sinh thái thuận lợi cho cây rừng và cung cấp
một số nguyên liệu.
Đào Công Khanh (1996) [20], đã nghiên cứu phân bố N/H để tìm tầng tích tụ
tán cây, các tác giả đã đi đến nhận xét chung là phân bố N/H có dạng một đỉnh,
nhiều đỉnh phụ răng cƣa và mô tả thích hợp bằng hàm Weibull. Tác giả đã tiến hành
nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng lá rộng thƣờng xanh ở Hƣơng Sơn, Hà
Tĩnh làm cơ sở đề xuất một số biện pháp lâm sinh làm cơ sở phục vụ khai thác và
nuôi dƣỡng rừng.
Bùi Thế Đồi (2001) [13] đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc
quần xã thực vật trên núi đá vôi tại ba địa phƣơng ở miền Bắc Việt Nam.
Các tác giả Vũ Đình Phƣơng, Đào Công Khanh (2001) [31] thử nghiệm
phƣơng pháp nghiên cứu một số quy luật cấu trúc, sinh trƣởng phục vụ điều chế
rừng lá rộng, hỗn loại thƣờng xanh ở Kon Hà Nừng – Gia Lai cho rằng đa số loài
cây có cấu trúc đƣờng kính và chiều cao giống với cấu trúc tƣơng ứng của lâm
phần, đồng thời cấu trúc của loài cũng có những biến động.
Về nghiên cứu định lƣợng cấu trúc rừng thì việc mô hình hoá cấu trúc đƣờng
kính (D1,3) đƣợc nhiều ngƣời quan tâm nghiên cứu và biểu diễn chúng theo các dạng
hàm phân bố xác suất khác nhau, nổi bật là các công trình của các tác giả nhƣ Đồng
Sĩ Hiền (1974) [15] đã dùng hàm Meyer và hệ đƣờng cong Poison để biểu diễn

phân bố số cây theo cỡ đƣờng kính cho rừng tự nhiên làm cơ sở cho việc lập biểu
độ thon cây đứng ở Việt Nam. Khi nghiên cứu rừng tự nhiên, ông cho rằng phân bố


10

số cây theo chiều cao N/H ở các lâm phần tự nhiên hay trong từng loài cây thƣờng
có nhiều đỉnh, phản ánh kết cấu tầng phức tạp của rừng chặt chọn. Nguyễn Hải Tuất
(1982, 1990) [40,41] sử dụng hàm phân bố giảm và hàm phân bố khoảng cách biểu
diễn cấu trúc rừng thứ sinh và áp dụng quá trình Poisson vào nghiên cứu cấu trúc
quần thể rừng. Nguyễn Văn Trƣơng (1982) [39] sử dụng phân bố Poisson nghiên
cứu mô phỏng quy luật cấu trúc đƣờng kính thân cây rừng cho đối tƣợng rừng hỗn
giao khác.
Nhƣ vậy, nhiều tác giả trong nƣớc và ngoài nƣớc đều cho rằng việc phân chia
loại hình rừng ở Việt Nam là rất cần thiết đối với nghiên cứu và sản xuất. Nhƣng
tùy từng mục tiêu đề ra mà xây dựng các phƣơng pháp phân chia khác nhau nhƣng
đều nhằm mục đích làm rõ thêm các đặc điểm của đối tƣợng cần quan tâm.
1.3. Những nghiên cứu đã thực hiện tại khu vực nghiên cứu
Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [34], thống kê thành phần loài của Vƣờn
Quốc Gia Tam Đảo có khoảng 2.000 loài thực vật, trong đó có 904 loài cây có
ích ở Tam Đảo thuộc 478 chi, 213 họ thuộc 3 ngành Dƣơng xỉ, ngành Hạt trần và
ngành Hạt kín. Các loài này đƣợc xếp thành 8 nhóm có giá trị khác nhau.
Trong các loài trên có 42 loài đặc hữu và 64 loài quý hiếm cần đƣợc bảo tồn
nhƣ: Hoàng thảo tam đảo (Dendrobium daoensis), Trà hoa dài (Camellia
longicaudata), Trà hoa vàng tam đảo (Camellia petelotii), Hoa tiên (Asarum
petelotii), Trọng lâu kim tiền (Paris delavayi).
Một số báo cáo chuyên đề của vƣờn quốc gia Tam Đảo nằm trong dự án quy
hoạch bảo tồn và phát triển bền vững vƣờn quốc gia Tam Đảo giai đoạn 2010- 2020
và các nghiên cứu đã thực hiện tại khu vực:
Trần Ngọc Hải (2009). Đặc điểm khu hệ thực vật Vƣờn quốc gia Tam Đảo.

Đỗ Quang Huy (2009). Đánh giá khu hệ động vật rừng và danh lục các loài
động vật rừng Vƣờn quốc gia Tam Đảo.
Nguyễn Thị Thu Trang (2009). Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên
của cây dẻ gai Ấn Độ (Castanopsis indica A.DC.) tại Vƣờn quốc gia Tam Đảo,
Vĩnh Phúc.


11

Trần Văn Chi (2012). Phát triển du lịch sinh thái Vƣờn quốc gia Tam Đảo
trong bảo tồn đa dạng sinh học.
Đỗ Văn Tuân (2012). Nghiên cứu cơ sở khoa học góp phần bảo tồn và phát
triển bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc tại Vƣờn quốc gia Tam Đảo. Tác giả đã
thống kê đƣợc VQG Tam Đảo có 895 loài cây thuốc thuộc 612 chi của 177 họ,
trong 5 ngành thực vật. Trong đó, cộng đồng ngƣời dân tộc Dao sử dụng khoảng
284 loài cây thuốc, còn ở ngƣời dân tộc Sán Dìu là khoảng 221 loài. Đã nghiên cứu
và bƣớc đầu thực hiện thành công 03 mô hình bảo tồn cây thuốc tại các khu vực
khác nhau ở VQG Tam Đảo, bao gồm: mô hình bảo tồn cây thuốc tại khu vực vƣờn
thực vật, với 19 loài đƣợc nhân giống và bảo tồn; mô hình bảo tồn cây thuốc tại khu
vực vùng lõi, với 02 loài đƣợc bảo tồn; mô hình bảo tồn cây thuốc tại vùng đệm, với
03 loài đƣợc bảo tồn.
Theo phân loại trong Thảm thực vật rừng Việt Nam trên quan điểm sinh thái
phát sinh của Thái Văn Trừng, thảm thực vật của VQG Tam Đảo có thể xếp vào 2
kiểu chính, 3 kiểu phụ và thảm tƣơi nhƣ sau: [37]
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp, thƣờng phân bố ở độ cao
dƣới 700 m. Kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới núi thấp này bao phủ
phần lớn dãy núi Tam Đảo với những loài cây có giá trị kinh tế nhƣ Chè đuôi lƣơn
(Adinadra intergerrima), Mang xanh (Pterospermum heterophynum), Thôi ba
(Alangium chinensis). Do sự gia tăng dân số quá nhanh và nhu cầu về gỗ, củi của
nhân dân tăng lên, kiểu rừng này bị tàn phá tƣơng đối nặng nề. Diện tích kiểu rừng

kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới nguyên sinh còn lại rất ít, đa phần đã bị khai thác
làm thành phần loài cây và kết cấu tầng thứ thay đổi.
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp, thƣờng phân bố ở độ cao
trên 700 m. Kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm á nhiệt đới bao phủ phần phía trên
của dãy núi Tam Đảo với những loài cây có giá trị kinh tế nhƣ Chò chỉ (Parashoera
chinensis), Giổi (Michelia balansae), Re (Cinnamomum iners)… Diện tích kiểu
rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm á nhiệt đới nguyên sinh còn nhiều hơn kiểu rừng trên
nhƣng cũng bị khai thác với hình thức chặt chọn, làm thành phần loài cây và kết cấu
tầng thứ thay đổi nhiều.


12

* Kiểu phụ rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới thứ sinh nghèo kiệt sau khai
thác, phân bố ở hầu khắp VQG Tam Đảo với diện tích rất lớn. Kiểu này gồm một số
loài nhƣ sau Vàng đắng (Inclosasa hispida), Thâu lĩnh (Alphonsea squamosa),
Mang xanh (Pterospermum heterophynum), Chò chỉ (Parashoera chinensis), Giổi
(Michelia balansae), Re (Cinnamomum iners).
* Kiểu phụ thứ sinh rừng trồng với các loài khác nhau, nhƣ Thông đuôi ngựa
(Pinus massoniana Lamb) với các cấp tuổi khác nhau từ khoảng 70 năm xuống đến
vài năm, Keo tai tƣợng (Acasia mangium) với 2 cấp tuổi, Bạch Đàn (Eucalytus
camaldulensis) cũng có 2 cấp tuổi.
* Kiểu phụ rừng hỗn giao gỗ và tre, loại này có diện tích nhỏ và phân bố ven
suối hoặc ven khe với hỗ giao giữa các loài cây gỗ là Thôi ba, Mang xanh .. và các
loài tre là trúc (Dendrocalamus parigemmiferus sp. Nov), sặt (Chimonobabusa
yunanensis Hsuch et W. P. Zhang 1988) đã tạo nên sự đa dạng và phong phú cho
VQG Tam Đảo.
* Thảm tươi, cây bụi, loại này chiếm diện tích khá lớn, phân bố nhiều ở các
vùng đồi thấp, tiếp giáp giữa vùng núi và vùng đồng bằng với các loài thực vật nhƣ
xim, mua, thành ngạnh, cỏ lông lợn, cỏ tranh v.v.



13

Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là một số kiểu thảm thực vật đặc trƣng tại
Vƣờn Quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung chủ yếu tại khu vực đền Tây Thiên và
vùng phụ cận (Khu vực rừng Lim- xã Đại Đình), thuộc Vƣờn Quốc gia Tam Đảo,
tỉnh Vĩnh Phúc
2.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 5 năm 2017 đến tháng 8 năm 2018.
2.4. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá tính đa dạng thảm thực vật tại khu vực nghiên cứu.
- Xác định thành phần loài cây gỗ thuộc khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá đặc điểm tổ thành loài.
- Đánh giá đặc điểm phân bố số loài và số cá thể theo chiều cao (N/H VN).
- Đánh giá đặc điểm phân bố số loài và số cá thể theo đƣờng kính (N/D1,3).
- Xác định mối tƣơng quan giữa chiều cao và đƣờng kính thân cây.
- Đánh giá sự phân bố số loài và mật độ cá thể cây gỗ tại các trạng thái thảm
thực vật.
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nội dung nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng các
phƣơng pháp phổ biến đã và đang đƣợc áp dụng hiện nay.
Phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết quả nghiên cứu về cấu trúc rừng trên
thế giới và trong khu vực; các kết quả nghiên cứu trong nƣớc, nhất là các kết quả
nghiên cứu liên quan đến khu vực nghiên cứu của đề tài.

Phương pháp điều tra thực địa: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu theo phƣơng
pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), để điều tra theo tuyến và lập ô tiêu chuẩn


14

(OTC); nghiên cứu phân bố cây theo công thức của Nguyễn Hải Tuất (1990); đo
chiều cao cây tái sinh theo 8 cấp chiều cao theo Trần Đình Lý (2003).
Phân bố số cá thể, số loài theo các cấp chiều cao: Số cá thể và số loài đƣợc
phân chia theo 5 cấp chiều cao: Cấp I (1-5 m), cấp II (5,1-10 m), cấp III (10,1-15
m), cấp IV (15,1-20 m), cấp V (>20 m), kết quả đƣợc thể hiện bằng đồ thị.
Phân bố số cá thể, số loài theo các cấp đường kính: Số cá thể và số loài đƣợc
phân chia theo 4 cấp đƣờng kính: Cấp II (5,1-10 cm), cấp III (10,1-15 cm), cấp IV
(15,1-20 cm), cấp V (>20 cm), kết quả đƣợc thể hiện bằng đồ thị.
Phân bố số loài theo các nhóm tần số xuất hiện: Là tỷ lệ phần trăm số ô tiêu
chuẩn có đại diện của loài đó trên tổng số ô tiêu chuẩn đƣợc điều tra. Số loài đƣợc
tính cho 5 nhóm tần số: 1-20%, 21-40%, 41-60%, 61-80%, 81-100%.
Lập tuyến điều tra (TĐT) và thu thập dữ liệu: Điều tra theo tuyến để xác định
sự phân bố của các đối tƣợng nghiên cứu, dự kiến địa điểm bố trí ô tiêu chuẩn.
Tuyến điều tra đƣợc thiết lập dựa trên các thông tin về thảm thực vật (bản đồ hiện
trạng rừng, bản đồ qui hoạch các phân khu chức năng), các thông tin từ ban quản lý,
cán bộ chuyên môn của khu vực nghiên cứu... Các tuyến điều tra đi qua tất cả các
trạng thái rừng, các dạng địa hình, đai độ cao, các trạng thái rừng bị phá huỷ hay
suy thoái do tác động của con ngƣời. Tuyến điều tra đƣợc xác định theo 2 hƣớng:
song song và vuông góc với đƣờng đồng mức; chiều rộng tuyến là 10 m; chiều dài
tuyến tùy thuộc vào địa hình cho phép nhƣng ít nhất là 500 m; số lƣợng tuyến điều
tra cho mỗi đối tƣợng ít nhất là 3 tuyến; khoảng cách giữa các tuyến là 50 -100 m
tùy vào loại hình cụ thể của từng quần xã. Dọc theo TĐT bố trí các ô tiêu chuẩn và
ô dạng bản để thu thập số liệu.
Trên tuyến điều tra thực hiện thống kê tất cả cây gỗ có đƣờng kính > 5 cm. Số

liệu đƣợc ghi chép theo mẫu sau (Biểu 1):


15

Biểu 1. Điều tra thực vật theo tuyến
Số hiệu tuyến………………..

Ngƣời điều tra……………

Bắt đầu từ………. đến………

Ngày điều tra…………….

Chiều dài tuyến……………...
TT

Tên họ

Tên loài

(khoa học –

(khoa học –

Việt Nam)

Việt Nam)

Dạng sống


Công dụng

Ghi chú

01
02
Lập ô tiêu chuẩn (OTC) và thu thập dữ liệu: Tại mỗi trạng thái thảm thực vật
(TTV) đặt ngẫu nhiên 10 OTC; mỗi OTC có diện tích 400 m2 (20 x 20 m) để điều
tra các cây gỗ có đƣờng kính d > 5 cm; ghi chép các thông tin nhƣ: Số hiệu ô, vị trí
ô (chân đồi, đỉnh…), độ dốc, hƣớng phơi, độ cao, những tác động chính vào rừng.

Hình 1. Ô tiêu chuẩn và sơ đồ thu mẫu


×