Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn địa điểm đầu tư của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LỰA
CHỌN ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
FDI TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh

Vũ Văn Vinh

Hà Nội - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LỰA
CHỌN ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
FDI TẠI VIỆT NAM

Ngành: Kinh Doanh
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã số: 8340101
Họ và tên học viên: Vũ Văn Vinh
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Vƣơng Thị Thảo Bình


Hà Nội - 2018


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các dự liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn
Vũ Văn Vinh


iv

LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trƣờng Đại học ngoại
thƣơng cùng tập thể các thầy cô giáo, những ngƣời đã trang bị kiến thức cho tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trƣờng.
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn
TS.Vƣơng Thị Thảo Bình, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thiện đề tài.
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn đƣợc hoàn thiện
không thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tôi rất mong nhận đƣợc những ý kiến
của các thầy cô giáo cùng các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 30 tháng 3 năm 2018

Tác giả luận văn


Vũ Văn Vinh


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................................ v
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... .......... v
DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT ...............................................................................viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................... x
DANH MỤC HÌNH VẼ ........................................................................................................ xi
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN .................................................... xii
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI (FDI)
VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƢ ........... 8
1.1. Một số vấn đề cơ bản về FDI Khái niệm về FDI .........................................8
1.2. Một số yếu tố chính ảnh hƣởng đến lựa chọn địa điểm đầu tƣ của các
doanh nghiệp FDI . .............................................................................................12
1.2.1. Các lý thuyết liên quan đến lựa chọn địa điểm đầu tư ...........................12
1.2.2. Đặc điểm của quá trình ra quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của các
doanh nghiệp FDI.............................................................................................15
1.2.3. Quá trình ra quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của các doanh nghiệp
FDI
...........................................................................................................17
1.2.4. Một số yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến lựa chọn địa điểm đầu tư của các
doanh nghiệp FDI.............................................................................................21
1.2.4.1. Yếu tố về pháp luật chính sách ............................................................21

1.2.4.1. Yếu tố về kinh tế...................................................................................22
1.2.4.2. Yếu tố về môi trường văn hóa xã hội ...................................................22
1.2.4.3. Yếu tố về khoa học công nghệ .............................................................23
1.2.5. Một số yếu tố vi mô ảnh hưởng đến lựa chọn địa điểm đầu tư của các
doanh nghiệp FDI . ..........................................................................................23
1.2.5.1. Yếu tố về môi trường cạnh tranh .........................................................23
1.2.5.2. Yếu tố về bản thân nhà đầu tư .............................................................27
1.2.5.3. Các yếu tố khác ...................................................................................28


vi
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI TẠI
VIỆT NAM ............................................................................................................................. 30
2.1 Đặc trƣng nổi bật của Việt Nam trong việc thu hút FDI ..........................30
2.2 Tình hình lựa chọn đầu tƣ của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam .......32
2.2.1 Xu hướng FDI vào Việt Nam ...................................................................32
2.2.2 Một số tỉnh thực hiện tốt việc thu hút vốn FDI tại Việt Nam ..................37
2.2.3 Một số tỉnh thực hiện chưa tốt việc thu hút vốn FDI tại Việt Nam .........41
2.3 Phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến lựa chọn địa điểm đầu tƣ
của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam ...........................................................43
2.3.1 Một số yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến lựa chọn địa điểm đầu tư của các
doanh nghiệp FDI tại Việt Nam .......................................................................43
2.3.1.1 Yếu tố về pháp luật chính sách .............................................................44
2.3.1.2 Yếu tố về kinh tế ....................................................................................46
2.3.1.3 Yếu tố về nhân khẩu học – xã hội – văn hóa ........................................48
2.3.1.4 Yếu tố về khoa học công nghệ ..............................................................50
2.3.2 Một số yếu tố vi mô ảnh hưởng đến lựa chọn địa điểm đầu tư của các
doanh nghiệp FDI tại Việt Nam .......................................................................51
2.3.2.1 Yếu tố về môi trường cạnh tranh ..........................................................51

2.3.2.2 Yếu tố về bản thân nhà đầu tư ..............................................................64
2.3.3 Các yếu tố khác .......................................................................................64
2.4 Đánh giá chung về các yếu tố liên quan đến lựa chọn địa điểm đầu tƣ tại
Việt Nam. .............................................................................................................65
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG QUYẾT ĐỊNH
LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT
NAM......................................................................................................................................... 68
3.1 Định hƣớng thu hút FDI tại Việt Nam........................................................68
3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng quyết định lựa chọn địa điểm đầu
tƣ của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam ......................................................70
3.2.1 Giải pháp nâng cao các yếu tố thuộc nhóm vĩ mô ..................................70
3.2.1.1 Giải pháp về hoàn thiện chính sách, pháp luật ....................................70
3.2.1.2 Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực ...............................................71
3.2.2 Giải pháp nâng cao các yếu tố thuộc nhóm vi mô (môi trường cạnh
tranh) ................................................................................................................72


vii
3.2.2.1 Về thủ tục hành chính ...........................................................................72
3.2.2.2 Giải pháp về tiếp cận đất đai ...............................................................73
3.2.2.3 Giải pháp về chi phí không chính thức.................................................74
3.2.3 Giải pháp nâng cao các yếu tố khác. ......................................................75
3.3 Một số kiến nghị đối với nhà nƣớc ..............................................................80
KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 85


viii

DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nội Dung

CSHT

Cở sở hạ tầng

CCN

Cụm công nghiệp

DN

Doanh nghiệp

ĐTNN

Đầu tƣ nƣớc ngoài

FDI

Foreign Direct Investment; Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

GCNĐT

Giấy chứng nhận đầu tƣ

IMF


International Monetary Fund; Quỹ Tiền tệ Quốc tế

KCN

Khu công nghiệp

KCX

Khu chế xuất

KKT

Khu kinh tế

KT-XH

Kinh tế xã hội

KTTĐMT

Kinh tế trọng điểm miền trung

M&A

Mua lại và sáp nhập

MNCs

Multinational corporations; Các công ty đa quốc gia


MFN

Most favored nation; Nguyên tắc tối huệ quốc

NTR

Normal trade relation; Quan hệ thƣơng mại bình thƣờng

QLNN

Quản lý nhà nƣớc

PCI

Provincial Competitiveness Index;
Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TP

Thành phố

TTCK


Thị trƣờng chứng khoán

TTHC

Thủ tục hành chính

TTTM

Trung tâm thƣơng mại

TNCs

Transational corporations; Các công ty xuyên quốc gia

UBND

Ủy ban nhân dân


ix
USD
UNCTAD

Đô la Mỹ
United Nations Conference on Trade and Development
Hội nghị Liên hợp quốc về Thƣơng mại và Phát triển

VCCI


Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam

WTO

World Trade Organization; Tổ chức Thƣơng mại Thế giới

XTĐT

Xúc tiến đầu tƣ


x

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Top 10 quốc gia đầu tƣ FDI nhiều nhất vào Việt Nam, tích lũy đến 2016 35
Bảng 2.2 Một số chỉ số cơ bản của nền kinh tế Việt Nam ............................................. 47
Bảng 2.3 Chỉ số lan tỏa và độ nhạy của ngành khoa học công nghệ Đồng Nai và
Nghệ An. .................................................................................................................................. 55
Bảng 2.4: Hạn chế và nguyên nhân của các chỉ số trong PCI của Nghệ An ............. 70
Bảng 2.5: Hạn chế và nguyên nhân của các chỉ số trong PCI của Bắc Ninh ............ 73
Bảng 2.6: Hạn chế và nguyên nhân của các chỉ số trong PCI của Đồng Nai ............ 74
Bảng 2.7: Hạn chế chung và nguyên nhân hạn chế của các yếu tố liên quan liên
quan đến lựa chọn địa điểm đầu tƣ..................................................................................76


xi

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Cơ cấu đầu tƣ FDI theo ngành ......................................................................... 35
Hình 2.2 : Cơ cấu đầu tƣ FDI theo vùng .......................................................................... 36

Hình 2.3: Xếp hạng các địa phƣơng theo tiêu chí tổng vốn FDI thu hút ................... 37
Hình 2.4: Xếp hạng các địa phƣơng theo số lƣợng dự án FDI thu hút đƣợc ............ 38
Hình 2.5: Thay đổi điểm số của các chỉ số thành phần PCI ......................................... 52
Hình 2.6: So sánh về chỉ số gia nhập thị trƣờng của các tỉnh Bắc Ninh, Đồng Nai và
Nghệ An. .................................................................................................................................. 53
Hình 2.7: So sánh về chỉ số tiếp cận đất đai của các tỉnh Bắc Ninh, Đồng Nai và
Nghệ An. .................................................................................................................................. 54
Hình 2.8: So sánh về chỉ số tính minh bạch của các tỉnh Bắc Ninh, Đồng Nai và
Nghệ An. .................................................................................................................................. 54
Hình 2.9: So sánh về chỉ số chi phí thời gian của các tỉnh Bắc Ninh, Đồng Nai và
Nghệ An. .................................................................................................................................. 55
Hình 2.10: So sánh về chỉ số chi phí không chính thức của các tỉnh Bắc Ninh, Đồng
Nai và Nghệ An. ..................................................................................................................... 55
Hình 2.11: So sánh về chỉ số tính năng động của các tỉnh Bắc Ninh, Đồng Nai và
Nghệ An. .................................................................................................................................. 56
Hình 2.12: So sánh về chỉ số hỗ trợ doanh nghiệp của các tỉnh Bắc Ninh, Đồng Nai
và Nghệ An.............................................................................................................................. 57
Hình 2.13: So sánh về chỉ số đào tạo lao động của các tỉnh Bắc Ninh, Đồng Nai và
Nghệ An. .................................................................................................................................. 57
Hình 2.14: So sánh về chỉ số thiết chế pháp lý của các tỉnh Bắc Ninh, Đồng Nai và
Nghệ An ................................................................................................................................... 58


xii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Luận văn tác giả tập trung phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến lựa chọn địa
điểm đầu tƣ của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Trong luận văn này các yếu tố
đƣợc tác giả hệ thống hóa thành ba nhóm cụ thể là nhóm các yếu tố thuộc vi mô,
nhóm các yếu tố thuộc vĩ mô và nhóm các yếu tố khác. Sự phân nhóm này đƣợc dựa

trên quá trình tìm hiểu tài liệu cũng nhƣ trong tổng quan nghiên cứu để hình thành
các yếu tố cụ thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy (i) các yếu tố thuộc vĩ mô chính bao
gồm pháp luật chính sách; kinh tế; nhân khẩu học – văn hóa – xã hội; khoa học
công nghệ có tác động đến quyết định lựa chọn địa điểm của doanh nghiệp theo hai
hƣớng tích cực và tiêu cực. Trong đó, vẫn còn tồn tại khá nhiều yếu kém cần
nghiêm túc đổi mới để tăng cƣờng hơn việc thu hút các doanh nghiệp lựa chọn địa
điểm đầu tƣ. (ii) nhóm yếu tố thuộc vi mô bao gồm các yếu tố chính là môi trƣờng
cạnh tranh và bản thân nhà đầu tƣ, nhóm yếu tố này tác động khách quan và chủ
quan lên quyết định lựa chọn địa điểm của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Tại Việt
Nam năng suất lao động còn thấp, chất lƣợng nguồn lực còn tồn tại nhiều yếu kém
là một trong những nguyên nhân làm cho nhóm yếu tố này còn chƣa đƣợc đánh giá
cao, cần tiếp tục cải thiện. Cuối cùng, nhóm các yếu tố khác cũng tác động không
nhỏ lên quyết định lựa chọn địa điểm dƣới góc độ quy mô địa điểm và thời gian đầu tƣ.
Luận văn đƣa ra một vài giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng
của ba nhóm yếu tố trên để thông qua đó tác động đến quyết định lựa chọn địa điểm
của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ năm 1986 đến nay, công cuộc Đổi mới do Đảng và Nhà nƣớc ta thực
hiện đã đƣa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo với thu nhập bình quân
đầu ngƣời dƣới 100 đôla Mỹ (USD) trở thành quốc gia có thu nhập trung bình xấp
xỉ 1.800 USD vào năm 2015. Tỉ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ 58% năm 1993 xuống
còn khoảng 11,3% năm 2013, đồng thời các chỉ số an sinh xã hội khác cũng đƣợc
cải thiện rõ rệt (Đinh Đức Tƣờng, 2015).
Trong các yếu tố phát triển, phải kể đến vai trò to lớn của đầu tƣ trực tiếp
nƣớc ngoài (FDI). FDI đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển

của Việt Nam trên nhiều phƣơng diện nhƣ vốn, công nghệ, phát triển xuất khẩu,
tham gia vào các thị trƣờng quốc tế và nâng cao khả năng thanh toán quốc tế.
Sự đóng góp của khu vực FDI là điều không thể phủ nhận trong những năm
gần đây, tuy nhiên vì sao có những khu vực lại tập trung khá nhiều doanh nghiệp
theo hình thức FDI; trong khi đó có nhiều địa phƣơng lại có sự tham gia rất ít, thậm
chí là không có các doanh nghiệp theo hình thức này?
Quyết định về địa điểm là một quyết định quan trọng có tính chiến lƣợc.
Địa điểm có tác dụng lâu dài đến hoạt động và lợi ích của doanh nghiệp, đồng thời
ảnh hƣởng lâu dài đến cƣ dân xung quanh. Địa điểm cũng là yếu tố ảnh hƣởng lớn
nhất đến định phí và biến phí của sản phẩm dự án, cũng nhƣ sự tiện lợi trong hoạt
động giao dịch của doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, đã có rất nhiều nghiên cứu về các doanh nghiệp FDI nhƣ
nghiên cứu của (Nguyễn Đức Hải, 2013); (Đặng Thị Thảo, 2014); (Nguyễn Ngọc
Anh, 2015); (Nguyễn Duy Dƣơng, 2016); (Nguyễn Việt Cƣờng, 2016) các nghiên
cứu này chỉ mới tập trung phân tích các vấn đề về FDI và lựa chọn địa điểm đầu tƣ
của FDI về mặt lý thuyết, chƣa phân tích về mặt thực tiễn. Chính vì thế đề tài:
“Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn địa điểm đầu tư của các doanh
nghiệp FDI tại Việt Nam”. Với yêu cầu là nghiên cứu yếu tố ảnh hƣởng đến lựa


2
chọn địa điểm đầu tƣ của các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam có phạm vi nghiên
cứu mới, số liệu nghiên cứu đƣợc thống kê từ năm 2010-2016. Vì vậy đề tài vẫn có
tính thực tiễn cao.
Chính vì sự cần thiết của quyết định lựa chọn địa điểm đầu tƣ, sự tác động của
các doanh nghiệp FDI đến kinh tế, xã hội của Việt Nam trong những năm gần đây, và
những bất cập hiện tại đã thôi thúc tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh
hƣởng đến lựa chọn địa điểm đầu tƣ của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam”
2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan
* Nguyễn Đức Hải (2013) “Marketing lãnh thổ nhằm thu hút đầu tư trực

tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn Hà Nội, giai đoạn 2013-2020”, Luận văn thạc
sĩ. Luận văn tập trung làm rõ các quan điểm về Marketing lãnh thổ nhằm hoàn thiện
và nâng cao hơn công tác này để thu hút nguồn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên địa
bàn Hà Nội. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng Phƣơng pháp nghiên cứu định
tính thông qua phỏng vấn chuyên gia, phƣơng pháp điều tra chọn mẫu có chủ định
để xác định những ngƣời tham gia điều tra phỏng vấn liên quan đến chủ đề nghiên
cứu. Luận văn trình bày các yếu tố ảnh hƣởng đến Marketing lãnh thổ theo hƣớng
các yếu tố nhóm vi mô và vĩ mô. Trong đó cũng có phần tác giả trình bày khá chi
tiết về quyết định lựa chọn địa điểm đầu tƣ và các khía cạnh ảnh hƣởng liên quan
đến quyết định này.
* Nghiên cứu cũng đƣa ra đƣợc các hạn chế trong việc xây dựng Marketing
lãnh thổ tại Hà Nội nhƣ: (i) Môi trƣờng đầu tƣ chƣa đƣợc cải thiện mạnh mẽ. Môi
trƣờng đầu tƣ không hấp dẫn phản ánh chính sách sản phẩm (Product) và vai trò của
chính quyền địa phƣơng (Power) chƣa đƣợc tốt trong hoạt động thu hút FDI; (ii)
Tuyên bố định vị không rõ ràng: hình ảnh lãnh thổ mà Hà Nội muốn xây dựng trong
tâm trí nhà ĐTNN chƣa định hình; (iii) Các chƣơng trình xúc tiến và truyền thông
kém hiệu quả và (iv) Hạ tầng cơ sở chƣa đáp ứng yêu cầu, kể hạ tầng kỹ thuật và hạ
tầng xã hội. Nghiên cứu cũng đưa ra được một số giải pháp để cải thiện tình trạng
trên như: Hiểu biết hành vi của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài; Phân đoạn, lựa chọn khách
hàng mục tiêu và định vị lãnh thổ; Marketing hỗn hợp lãnh thổ trên địa bàn Hà Nội


3
nhằm thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, giai đoạn 2013-2020; Xây dựng các chƣơng trình
marketing lãnh thổ; Đánh giá và điều chỉnh chƣơng trình marketing lãnh thổ nhằm
thu hút FDI.
* Đặng Thị Thảo (2014) “Quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của các
doanh nghiệp FDI tại Huế”, Luận văn thạc sĩ. Luận văn đã đào sâu về tầm quan
trọng của các quyết định về lựa chọn địa điểm của các doanh nghiệp FDI. Đầu tiên,
luận văn trình bày khái quát những yếu tố ảnh hƣởng đến việc lựa chọn vùng (khu

vực địa điểm) và những yếu tố ảnh hƣởng đến lựa chọn địa điểm của các daonh
nghiệp FDI tại Huế. Tác giả có viết “Sau khi đánh giá những yếu tố ảnh hƣởng tới
việc lựa chọn vùng (khu vực địa điểm) một vấn đề quan trọng khác là tiến hành lựa
chọn một địa điểm cụ thể. Để lựa chọn địa điểm tốt, doanh nghiệp cần phải đƣa ra
nhiều phƣơng án địa điểm. Sau đó, chọn một địa điểm và lý giải tại sao lại chọn địa
điểm này”. Tác giả nêu ra đƣợc các yếu tố cơ bản nhƣ: Gần vùng nguyên liệu; Gần
thị trƣờng; Nguồn nhân lực; Nguồn năng lƣợng; Nguồn nƣớc; Điều kiện hạ tầng;
Xử lý xả thải; Những quy định của chính quyền; Mặt bằng, giá đất; Khả năng mở
rộng trong tƣơng lai. Kết quả nghiên cứu đã phản ánh yếu tố gần thị trường, điều
kiện hạ tầng, những quy định của chính quyền là nhóm các yếu tố ảnh hƣởng mạnh
nhất đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tƣ của các doanh nghiệp FDI tại Huế.
Luận văn cũng nêu rằng “Quyết định về lựa chọn địa điểm có ý nghĩa rất quan trọng
đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây là
một công việc phức tạp có ý nghĩa dài hạn, nếu sai lầm sẽ rất khó sửa chữa, khắc
phục, hoặc nếu khắc phục sẽ rất tốn kém. Bởi vậy, việc quyết định lựa chọn địa
điểm là một trong những nhiệm vụ quan trọng mang ý nghĩa chiến lƣợc lâu dài đối
với doanh nghiệp”. Chính vì vậy, phải chọn địa điểm thực hiện dự án sao cho hội tụ
đƣợc “thiên thời, địa lợi, nhân hoà”.
* Nguyễn Ngọc Anh (2015) “Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung”, Luận văn thạc sĩ. Luận
văn sử dụng phƣơng pháp kết hợp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng
để làm rõ vấn đề nghiên cứu. Luận án cũng đã trình bày đƣợc cơ sở lý luận về FDI
làm nền tảng để thực hiện các nghiên cứu liên quan. Mặc khác, xét về khía cạnh lựa


4
chọn địa điểm đầu tƣ luận án cũng trình bày khá chi tiết các lý thuyết lựa chọn địa
điểm nhƣ: lý thuyết tân cổ điển, lý thuyết địa phƣơng hóa, quan điểm thể chế, …Từ
các lý thuyết trên tác giả thực hiện nghiên cứu theo hƣớng: Kiểm tra mức độ ảnh
hƣởng của các yếu tố đến thu hút FDI địa phƣơng; (1) Đề xuất chính sách cải thiện

các yếu tố, tăng cƣờng thu hút FDI; (2) Phân tích yếu tố ảnh hƣởng đến thu hút FDI
của vùng kinh tế trong một quốc gia; (3) Các quan sát đo lƣờng các yếu tố trong mô
hình đƣợc kế thừa, cập nhật. Trong nghiên cứu này tác giả nêu ra 4 giả thuyết
nghiên cứu cụ thể nhƣ sau: Giả thuyết H1: sự thuận lợi của yếu tố vùng có ảnh
hƣởng thuận chiều với ý định đầu tƣ của nhà ĐTNN, ngƣợc lại, không ảnh hƣởng;
Giả thuyết H2: sự thuận lợi của môi trƣờng kinh tế vĩ mô Việt Nam có ảnh hƣởng
thuận chiều đến ý định đầu tƣ của nhà ĐTNN vào Vùng KTTĐMT, ngƣợc lại,
không ảnh hƣởng; Giả thuyết H3: sự thuận lợi của môi trƣờng chính trị Việt Nam
có ảnh hƣởng thuận chiều đến ý định đầu tƣ của nhà ĐTNN vào Vùng KTTĐMT,
ngƣợc lại, không ảnh hƣởng; Giả thuyết H4: sự thuận lợi của môi trƣờng quốc tế có
ảnh hƣởng thuận chiều đến ý định đầu tƣ của nhà ĐTNN vào Vùng KTTĐMT,
ngƣợc lại, không ảnh hƣởng. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra Sự thuận lợi của yếu tố
vùng ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định đầu tƣ, trong đó, thể chế, lao động, tài
nguyên, CNHT và công nghệ, CSHT, thị trƣờng có mức độ tác động, thuận lợi khác
nhau; Về môi trƣờng quốc tế: sự thuận lợi của môi trường quốc tế có ảnh hưởng
quan trọng thứ hai đến ý định đầu tư. Khủng hoảng kinh tế thế giới quan trọng hơn
các thành phần khác bởi các dự án FDI trong Vùng đầu tƣ vào lĩnh vực khách sạn,
du lịch, dịch vụ, nhà hàng, chế biến, khai thác tài nguyên, gia công với quy mô đầu
tƣ khá nhỏ để tận dụng ƣu thế về tài nguyên, chi phí lao động, giá thuê đất rẻ. Đây
là lĩnh vực ít chịu tác động của khủng hoảng kinh tế nên yếu tố này đƣợc đánh giá
quan trọng hơn; Về môi trƣờng kinh tế vĩ mô: sự thuận lợi của môi trường kinh tế vĩ
mô có ảnh hưởng không đáng kể đến ý định đầu tư. Yếu tố này ảnh hƣởng không
đáng kể có thể đƣợc lý giải rằng, sự thuận lợi của nó chƣa tạo ra lợi thế riêng biệt
lớn của Vùng so với các vùng khác ở Việt Nam. Ngoài ra, môi trƣờng chính trị
không đƣợc chấp nhận trong nghiên cứu này có thể do yếu tố này tƣơng đối nhạy
cảm, có thể nhà đầu tƣ không thể hiện rõ quan điểm trong đánh giá.


5
* Nguyễn Duy Dƣơng (2016) “Một tình huống về yếu tố ảnh hưởng đến

quyết định lựa chọn địa điểm của các công ty nhỏ. Luận văn thạc sĩ. Trong luận văn
này tác giả đã đƣa ra 8 yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn địa điểm bao
gồm: (1) Thị trƣờng; (2) Vận chuyển; (3) Nhân lực; (4) Vị trí xây dựng; (5) Nguyên
vật liệu và dịch vụ; (6) Các tiện ích; (7) Các vấn đề về chính sách chính phủ; (8)
Môi trƣờng giao tiếp. Để làm rõ vấn đề nghiên cứu tác giả tiến hành phỏng vấn trực
tiếp với 22 doanh nghiệp , phỏng vấn qua điện thoại 450 doanh nghiệp, sau đó tiến
hành tổng hợp và phân tích. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những ràng buộc của
chính phủ và thị trƣờng ảnh hƣởng quan trọng đến sự lựa chọn địa điểm đầu tƣ của
các doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ có xu hƣớng thích lựa chọn các địa điểm đầu tƣ
trong khu công nghiệp để hƣởng các ƣu đãi liên quan. Ngoài ra, các yếu tố về vận
chuyển, nhân sự và vị trí xây dựng (có khả năng mở rộng) cũng ảnh hƣởng không
hề nhỏ đến quyết định của họ.
* Nguyễn Việt Cƣờng (2016) “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ. Luận văn tập trung phân tích các công cụ thu
hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trong đó có Marketing địa phƣơng, tác giả cho rằng
Marketing địa phƣơng có ảnh hƣởng quan trọng đến quyết định lựa chọn đầu tƣ của
các doanh nghiệp. Về khía cạnh ảnh hƣởng đến lựa chọn địa điểm đầu tƣ tác giả đƣa
ra bốn bộ biến ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tƣ của doanh
nghiệp FDI bao gồm: (1) Thị trƣờng và khu vực; (2) Chi phí tiền lƣơng; (3) Chính
sách đối với FDI bao gồm thuế suất; (4) các yếu tố về bản thân nhà đầu tƣ. Bằng
cách tích hợp lý thuyết thống kê so sánh truyền thống về sự lựa chọn địa điểm FDI
tác giả đã chứng minh rằng các yếu tố về thị trƣờng và khu vực của một quốc gia có
ảnh hƣởng mạnh nhất đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tƣ của doanh nghiệp
FDI, kế đến là chính sách cho FDI, chi phí tiền lƣơng và cuối cùng là các yếu tố
khác thuộc bản thân của nhà đầu tƣ.
Tóm lại, các nghiên cứu trên chỉ mới tập trung làm rõ hành vi đầu tƣ của các
doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, và phân tích vấn đề lựa chọn địa điểm đầu tƣ của
doanh nghiệp dƣới góc độ lý thuyết. Luận văn này sẽ làm rõ hơn hành vi lựa chọn



6
địa điểm đầu tƣ về mặc thực tiễn, với phạm vi nghiên cứu mới, số liệu nghiên cứu
đƣợc thống kê từ năm 2010-2016 nên luận văn vẫn có tính thực tiễn cao.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng lựa chọn địa điểm đầu tƣ, từ đó đƣa
ra giải giúp địa phƣơng có các chính sách phù hợp để tác động đến hành vi lựa chọn
địa điểm đầu tƣ của doanh nghiệp FDI nhằm tăng cƣờng thu hút FDI.
3.2 Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất , trình bày cở sở lý luận về lựa chọn địa điểm đầu tƣ;
Thứ hai, làm rõ các yếu tố ảnh hƣởng đến lựa chọn địa điểm đầu tƣ của các
doanh nghiệp FDI tại Việt Nam;
Thứ ba, đánh giá thực trạng tác động của các yếu tố ảnh hƣởng đến lựa
chọn địa điểm đầu tƣ của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam;
Thứ tƣ, đề xuất các giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp FDI tại Việt
Nam lựa chọn địa điểm hợp lý, đồng thời giúp địa phƣơng có các chính sách phù
hợp để tác động đến hành vi lựa chọn địa điểm đầu tƣ của doanh nghiệp FDI.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng và giải pháp lựa chọn địa điểm đầu tƣ của doanh nghiệp FDI.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam (điển hình tại Bắc
Ninh, Nghệ An và Đồng Nai ).
Phạm vi thời gian: Dữ liệu từ năm 2010 đến 2016 .
Phạm vi về vi mô: Tập trung vào hành vi của chủ đầu tƣ.


7
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính bao gồm hai bƣớc: thu

thập dữ liệu thứ cấp và xử lý dữ liệu.
Phƣơng pháp xử lý dữ liệu: lập bảng biểu, phân tích dữ liệu theo phƣơng
pháp quy nạp, diễn giải…
6. Kết cấu luận văn
Trong luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu nghiên cứu,
luận văn kết cấu theo 3 chƣơng.
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) và các yếu tố
ảnh hƣởng đến lựa chọn địa điểm đầu tƣ.
Chƣơng 2: Thực trạng tác động của các yếu tố ảnh đến lựa chọn địa điểm
đầu tƣ của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.
Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả lựa chọn địa điểm đầu tƣ của doanh
nghiệp FDI tại Việt Nam.


8
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI
(FDI) VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LỰA CHỌN
ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƢ
1.1.

Một số vấn đề cơ bản về FDI Khái niệm về FDI
Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về FDI. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế

(IMF), FDI đƣợc định nghĩa là: “Một khoản đầu tư với những quan hệ lâu dài, theo
đó một tổ chức trong một nền kinh thế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu
dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác”. Mục đích của nhà đầu tƣ
trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hƣởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền
kinh tế khác ấy. Theo Hội nghị Liên hợp quốc về Thƣơng mại và Phát triển
(UNCTAD), luồng vốn FDI bao gồm vốn đƣợc cung cấp (trực tiếp hoặc thông qua
các công ty liên quan khác) bởi nhà đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài cho các doanh

nghiệp FDI, hoặc vốn mà nhà đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nhận đƣợc từ doanh
nghiệp FDI. FDI gồm có ba bộ phận: vốn cổ phần, thu nhập tái đầu tƣ và các khoản
vay trong nội bộ công ty.
Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) đƣa ra định nghĩa nhƣ sau: “Đầu tƣ
trực tiếp nƣớc ngoài xảy ra khi một nhà đầu tƣ từ một nƣớc (nƣớc chủ đầu tƣ) có
đƣợc một tài sản ở một nƣớc khác (nƣớc tiếp nhận đầu tƣ) cùng với quyền quản lý
tài sản đó. Phƣơng diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính
khác. Trong phần lớn các trƣờng hợp, cả nhà đầu tƣ lẫn tài sản mà ngƣời đó quản lý
ở nƣớc ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trƣờng hợp đó, nhà đầu tƣ
thƣờng hay đƣợc gọi là “công ty mẹ” và các tài sản đƣợc gọi là “công ty con” hay
“chi nhánh công ty”.
Từ những khái niệm trên, có thể hiểu một cách khái quát về FDI nhƣ sau:
FDI tại một quốc gia là việc nhà đầu tƣ ở một nƣớc khác đƣa vốn bằng tiền hoặc bất
kỳ tài sản nào vào quốc gia ấy để có đƣợc quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền
kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia này, với mục tiên tối đa hoá lợi ích của
mình. Tài sản trong khái niệm này, theo thông lệ quốc tế, có thể là tài sản hữu hình
(máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ, bất động sản, các loại hợp đồng và giấy


9
phép có giá trị…), tài sản vô hình (quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết và kinh nghiệm
quản lý…) hoặc tài sản tài chính (cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, giấy ghi nợ…)
Nhƣ vậy, FDI bao giờ cũng là một dạng quan hệ kinh tế có yếu tố nƣớc
ngoài. Hai đặc điểm cơ bản của FDI là: có sự dịch chuyển tƣ bản trong phạm vi
quốc tế; và chủ đầu tƣ (pháp nhân, thể nhân) trực tiếp tham gia vào hoạt động sử
dụng vốn và quản lý đối tƣợng đầu tƣ. Luật Đầu tƣ Nƣớc ngoài tại Việt Nam năm
1987 đƣa ra khái niệm: “Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài là việc tổ chức, cá nhân nƣớc
ngoài đƣa vào Việt Nam vốn bằng tiền nƣớc ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào đƣợc
Chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc
thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài theo quy

định của Luật này”.
Trong khuôn khổ của đề tài này, khái niệm FDI có thể đƣợc hiểu là việc các
nhà đầu tƣ nƣớc ngoài lựa chọn đầu tƣ vào một nƣớc khác bằng tiền hoặc bất kỳ tài
sản nào đó để phục vụ cho hoạt động đầu tƣ.
Hiện nay, trên thế giới dòng vốn FDI đƣợc biểu hiện dƣới nhiều hình thức,
cụ thể:
Phân theo bản chất đầu tƣ: (1) Đầu tƣ phƣơng tiện hoạt động: Đầu tƣ phƣơng
tiện hoạt động là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tƣ mua sắm và thiết lập các
phƣơng tiện kinh doanh mới ở nƣớc nhận đầu tƣ. Hình thức này làm tăng khối
lƣợng đầu tƣ vào. (2) Mua lại và sáp nhập (M&A): Mua lại và sáp nhập là hình thức
FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào
nhau hoặc một doanh nghiệp này (có thể đang hoạt động ở nƣớc nhận đầu tƣ hay ở
nƣớc ngoài) mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nƣớc nhận đầu tƣ. Hình thức
này không nhất thiết dẫn tới tăng khối lƣợng đầu tƣ vào.
Phân theo tính chất dòng vốn: (1) Vốn chứng khoán: Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài
có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu doanh nghiệp do một công ty trong nƣớc phát
hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các quyết định quản lý của công
ty. (2) Vốn tái đầu tƣ: Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu đƣợc từ
hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tƣ thêm. (3) Vốn vay nội bộ hay giao


10
dịch nợ nội bộ: Giữa các chi nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốc
gia có thể cho nhau vay để đầu tƣ hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của
nhau. Phân theo động cơ của nhà đầu tƣ: (1) Vốn tìm kiếm tài nguyên: Đây là các
dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nƣớc tiếp
nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ năng nhƣng giá thấp hoặc khai
thác nguồn lao động kỹ năng dồi dào. Nguồn vốn loại này còn nhằm mục đích khai
thác các tài sản sẵn có thƣơng hiệu ở nƣớc tiếp nhận (nhƣ các điểm du lịch nổi
tiếng). Nó cũng còn nhằm khai thác các tài sản trí tuệ của nƣớc tiếp nhận. Ngoài ra,

hình thức vốn này còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên chiến lƣợc để khỏi
lọt vào tay đối thủ cạnh tranh. (2) Vốn tìm kiếm hiệu quả: Đây là nguồn vốn nhằm
tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp ở nƣớc tiếp nhận nhƣ giá nguyên liệu
rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố sản xuất nhƣ điện, nƣớc, chi phí thông tin liên
lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ƣu đãi,... (3) Vốn
tìm kiếm thị trƣờng: Đây là hình thức đầu tƣ nhằm mở rộng thị trƣờng hoặc giữ thị
trƣờng khỏi bị đối thủ cạnh tranh giành mất. Ngoài ra, hình thức đầu tƣ này còn
nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nƣớc tiếp nhận với các nƣớc và
khu vực khác, lấy nƣớc tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trƣờng khu
vực và toàn cầu.
Tóm tắt một số yếu tố thúc đẩy FDI
Vốn FDI là nguồn vốn quan trọng hàng đầu thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nhiều nƣớc. Các yếu tố chính thúc
đẩy FDI bao gồm:
Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nƣớc: Giữa các nƣớc luôn
tồn tại sự khác biệt về năng suất cận biên của vốn. Một nƣớc thừa vốn thƣờng có
năng suất cận biên thấp hơn, trong khi một nƣớc thiếu vốn thƣờng có năng suất cận
biên cao hơn. Tình trạng này dẫn đến sự di chuyển dòng vốn từ nơi dƣ thừa sang
nơi khan hiếm nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
Chu kỳ sản phẩm: Đối với hầu hết các doanh nghiệp tham gia kinh doanh
quốc tế thì chu kỳ sống của các sản phẩm đƣợc xem xét bao gồm 3 giai đoạn chủ


11
yếu là: giai đoan sản phẩm mới; giai đoạn sản phẩm chín muồi; giai đoạn sản phẩm
chuẩn hóa. Akamatsu Kaname (1962) cho rằng sản phẩm mới, ban đầu đƣợc phát
minh và sản xuất ở nƣớc đầu tƣ, sau đó mới đƣợc xuất khẩu ra thị trƣờng nƣớc
ngoài. Tại nƣớc nhập khẩu, ƣu điểm của sản phẩm mới làm cho nhu cầu trên thị
trƣờng bản địa tăng lên, nên nƣớc nhập khẩu chuyển sang sản xuất để thay thế sản
phẩm nhập khẩu này bằng cách chủ yếu dựa vào vốn, kỹ thụât của nƣớc ngoài (giai
đoạn sản phẩm chín muồi). Khi nhu cầu thị trƣờng của sản phẩm mới trên thị

trƣờng trong nƣớc bão hòa, nhu cầu xuất khẩu lại xuất hiện (giai đoạn sản phẩm
chuẩn hóa). Hiện tƣợng này diễn ra theo chu kỳ và do đó dẫn đến sự hình thành
FDI. Raymond Vernon (1966) cho rằng, khi sản xuất một sản phẩm đạt tới giai
đoạn chuẩn hóa thì là lúc thị trƣờng sản phẩm này có rất nhiều nhà cung cấp. Ở giai
đoạn này, sản phẩm ít đƣợc cải tiến, nên cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dẫn tới
quyết định giảm giá và do đó dẫn tới quyết định cắt giảm chi phí sản xuất. Đây là lý
do để các nhà cung cấp chuyển sản xuất sản phẩm sang những nƣớc cho phép chi
phí sản xuất thấp hơn.
Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia: Các công ty đa quốc gia có
những lợi thế đặc thù (chẳng hạn năng lực cơ bản) cho phép công ty vƣợt qua
những trở ngại về chi phí ở nƣớc ngoài nên họ sẵn sàng đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc
ngoài. Khi chọn địa điểm đầu tƣ, những công ty đa quốc gia chọn nơi nào có các
điều kiện (lao động, đất đai, chính trị…) cho phép họ phát huy các lợi thế đặc thù
nói trên. Những công ty đa quốc gia có lợi thế lớn về vốn và công nghệ thƣờng đầu
tƣ vào những nƣớc sẵn có nguồn nguyên liệu, giá nhân công rẻ và thƣờng có thị
trƣờng tiêu thụ tiềm năng...
Tiếp cận thị trƣờng và giảm xung đột thƣơng mại: Đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc
ngoài là một biện pháp để tránh xung đột thƣơng mại song phƣơng. Thí dụ, Nhật
Bản thƣờng bị Mỹ và các nƣớc Tây Âu phàn nàn do Nhật Bản có thặng dƣ thƣơng
mại còn các đối tác của Nhật Bản lại bị thâm hụt thƣơng mại trong quan hệ song
phƣơng. Đối phó, Nhật Bản đã tăng cƣờng đầu tƣ trực tiếp vào các thị trƣờng đó.
Họ sản xuất và bán ô tô, máy tính ngay tại Mỹ và châu Âu để giảm xuất khẩu các


12
sản phẩm này từ Nhật Bản sang. Họ còn tiến hành đầu tƣ trực tiếp vào các nƣớc thứ
ba, và từ đó xuất khẩu sang thị trƣờng Mỹ và châu Âu.
Khai thác chuyên gia và công nghệ: Không phải FDI chỉ đi theo hƣớng từ
nƣớc phát triển hơn sang nƣớc kém phát triển hơn. Chiều ngƣợc lại cũng khá mạnh
mẽ. Bằng con đƣờng đầu tƣ vào các nƣớc phát triển, nhiều nƣớc đang phát triển có

thể tiếp cận nhanh và khai thác nguồn nhân lực chất lƣợng cao và công nghệ hiện
đại từ các nƣớc phát triển.
Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên: Để có nguồn nguyên liệu thô, nhiều
công ty đa quốc gia tìm cách đầu tƣ vào những nƣớc có nguồn tài nguyên phong
phú. Làn sóng đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài lớn đầu tiên của Nhật Bản vào thập
niên 1950 là vì mục đích này. FDI của Trung Quốc hiện nay cũng có mục đích
tƣơng tự.
1.2. Một số yếu tố chính ảnh hƣởng đến lựa chọn địa điểm đầu tƣ của các
doanh nghiệp FDI .
1.2.1.

Các lý thuyết liên quan đến lựa chọn địa điểm đầu tư

Các lý thuyết liên quan đến lựa chọn địa điểm đầu tƣ đƣợc trích dẫn từ
nghiên cứu khoa học của Nguyễn Thị Trang (2016), tr30-34, “Nghiên cứu các yếu
tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm phân tán hoạt động R and D của
các MNCs Nhật vào Việt Nam”. Theo tác giả đã phân tích các lý thuyết:
Tổng hợp lý thuyết - khung OLI của Dunning:
Theo Dunning một công ty dự định tham gia vào các hoạt động FDI cần đạt
dƣợc 3 lợi thế:
- Lợi thế về sở hữu (Ownership advantages - viết tắt là lợi thế O - bao gồm lợi
thế về tài sản, lợi thế về tối thiểu hoá chi phí giao dịch); Lý thuyết này giải thích
rằng FDI thực hiện ở nơi mà họ có đƣợc lợi thế sở hữu riêng so công ty địa phƣơng
ở nƣớc sở tại.
- Lợi thế về địa điểm (Location advantages - viết tắt là lợi thế L - bao gồm: tài
nguyên của đất nƣớc, qui mô và sự tăng trƣởng của thị trƣờng, sự phát triển của cơ


13
sở hạ tầng, chính sách của Chính phủ); Lý thuyết này cho rằng công ty sẽ chọn địa

điểm dựa trên các yếu tố ảnh hƣởng đến doanh thu, chi phí, lợi nhuận và rủi ro.
- Lợi thế về nội vi hoá (Internalisation advantages - viết tắt là lợi thế I - bao
gồm: giảm chi phí ký kết, kiểm soát và thực hiện hợp đồng; tránh đƣợc sự thiếu
thông tin dẫn đến chi phí cao cho các công ty; tránh đƣợc chi phí thực hiện các bản
quyền phát minh, sáng chế). Lý thuyết này cho rằng công ty không chỉ có lợi thế sở
hữu tài sản mà phải có lợi thế khai thác sở hữu trong quá trình nội bộ hóa.
Theo lý thuyết chiết trung thì cả 3 điều kiện kể trên đều phải đƣợc thoả mãn
trƣớc khi có đầu tƣ nƣớc ngoài. Lý thuyết cho rằng: những yếu tố “đẩy” bắt nguồn
từ lợi thế O và I, còn lợi thế L tạo ra yếu tố “kéo” đối với đầu tƣ nƣớc ngoài. Những
lợi thế này không cố định mà biến đổi theo thời gian, không gian và sự phát triển
nên luồng vào đầu tƣ nƣớc ngoài ở từng nƣớc, từng khu vực, từng thời kỳ khác
nhau. Sự khác nhau này còn bắt nguồn từ việc các nƣớc này đang ở bƣớc nào của
quá trình phát triển và đƣợc Dunning phát hiện vào năm 1979.
Cùng theo lý thuyết này tiền đề để FDI xảy ra là cả lợi thế sở hữu, lợi thế địa
điểm và lợi thế nội bộ hóa cùng xuất hiện. Đây là công cụ phân tích phổ biến về yếu
tố quyết định FDI.
Lý thuyết của Hymer (1960) về thị trƣờng không hoàn hảo
Lý thuyết của ông nhấn mạnh 3 yếu tố dẫn đến việc đầu tƣ nƣớc ngoài: đó là
lợi thế độc quyền; sự loại bỏ xung đột và việc nội bộ hóa của “thị trƣờng không
hoàn hảo”:
-

Lợi thế độc quyền: Theo Hymer, trong thời gian hoạt động ở nƣớc ngoài, một

công ty sẽ gặp phải nhiều bất lợi nhiều công ty vẫn lựa chọn việc đầu tƣ trực tiếp ra
nƣớc ngoài và hoạt động thành công nhờ sở hữu lợi thế mà công ty bản địa không
có. Đó là những lợi thế độc quyền liên quan tới tính thanh khoản, kinh nghiệm quản
lý, công nghệ... Những lợi thế này không chỉ góp phần quan trọng khắc phục những
hạn chế mà còn khiến hoạt động kinh doanh ở nƣớc ngoài trở nên hấp dẫn hơn.



×