Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Hoàn thiện hoạt động quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (955.41 KB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------------

LUẬN VĂN THẠC SỸ
NGUYỄN QUỐC THANH

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THU
BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã ngành: 60340102

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN PHÚ TỤ
TP. Hồ Chí Minh, tháng 03/2018


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Phú Tụ
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí
Minh ngày 15 tháng 04 năm 2018.
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

TT

Họ và tên



Chức danh Hội đồng

1

TS. Trương Quang Dũng

Chủ tịch

2

TS. Mai Thanh Loan

Phản biện 1

3

TS. Hà Văn Dũng

Phản biện 2

4

PGS. TS. Dương Cao Thái Nguyên

5

TS. Nguyễn Quang Hải

Ủy viên

Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn

TS. Trương Quang Dũng

i


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP.HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2018

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên:

Nguyễn Quốc Thanh

Ngày, tháng, năm sinh:
Chuyên ngành:


20/08/1972

Quản Trị Kinh Doanh

Giới tính:

Nam

Nơi sinh:

Đồng Tháp

MSHV: 1641820072

I- Tên đề tài:
Hoàn hiện hoạt động quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội Thành
Phố Hồ Chí Minh.
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý thu BHXH tại Bảo
hiểm xã hội Thành Phố Hồ Chí Minh tập trung giai đoạn năm 2012-2016. Tìm ra
những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân tồn tại trong hoạt động quản lý thu bảo
hiểm xã hội của Bảo hiểm xã hội Thành Phố Hồ Chí Minh. Đề xuất nhưng giải pháp
phù hợp tình hình thực tế tại Bảo hiểm xã hội Thành Phố Hồ Chí Minh nhằm hoàn
thiện hoạt động quản lý thu bảo hiểm xã hội. Nội dung chính của luận văn:
- Nghiên cứu những vấn đề chung về bảo hiểm xã hội, giới thiệu vấn đề nghiên
cứu, khảo lược các nghiên cứu trước đây có liên quan và lý do chọn đề tài nghiên cứu, mục
tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của
nghiên cứu của đề tài.

- Nhận xét, đánh giá thực trạng quản lý thu tại thành phố và những số liệu thu

thập được để làm cơ sở nghiên cứu, phân tích để tìm ra những nguyên nhân hạn chế,
tồn tại.
- Từ hạn chế, tồn tại để làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt
động quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
III- Ngày giao nhiệm vụ:
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ:
V- Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Phú Tụ
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

Nguyễn Quốc Thanh

iii


LỜI CÁM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS. TS. Nguyễn Phú
Tụ đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện để tôi có thể hoàn thành
luận văn này. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Công
nghệ thành phố Hồ Chí Minh (Hutech) đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm
quý báu trong suốt thời gian tôi học tại trường để tôi có nền tảng nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn anh, chị, em đồng nghiệp công tác tại Bảo hiểm xã
hội thành phố Hồ Chí Minh giúp đỡ, động viên, luôn cung cấp số liệu cho tôi trong
suốt thời gian học tập và làm luận văn.
Trong suốt thời gian làm luận văn, tuy tôi đã cố gắng để hoàn thiện luận văn,
luôn tiếp thu ý kiến đóng góp của thầy hướng dẫn và bạn bè cũng như các anh chị
trong Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên việc nghiên cứu, đánh giá
sẽ không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp và phản hồi
quý báu của quý thầy, cô và bạn đọc.
Trân trọng cảm ơn.
Tác giả

Nguyễn Quốc Thanh

iv


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế là hai chính sách lớn của Đảng và Nhà nước.
Trong những năm qua, công tác bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đã đạt được những
thành tựu quan trọng, góp phần ổn định đời sống của nhân dân, thực hiện công bằng
xã hội và ổn định chính trị - xã hội. Hệ thống chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế từng bước được hoàn thiện phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước.
Bảo hiểm xã hội chính là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập
của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,

bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã
hội.
Mục đích của đề tài nghiên cứu này là tìm ra giải pháp để hoàn thiện hoạt động
quản lý thu bảo hiểm xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh. Qua nhận xét, đánh giá thực
trạng quản lý thu tại thành phố và những số liệu thu thập được để làm cơ sở nghiên
cứu, phân tích để tìm ra những nguyên nhân hạn chế, tồn tại làm cơ sở cho việc đề
xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các nội dung ảnh hưởng đến công tác quản lý thu
đó là: quản lý đối tượng tham gia; quản lý tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã
hội; quản lý nợ đọng và công tác thanh tra, kiểm tra; công tác tuyên tuyền chính sách
bảo hiểm xã hội đến người tham gia.

v


THESIS ABSTRACT

Social insurance and health insurance are two major policies of Party and State.
Over the past years, social insurance and health insurance have gained important
achievements, contributed to stabilize people's lives, social justice and socio-political
stability. The system of policies and laws on social insurance and health insurance
has been gradually improved in line with the socio-economic development of the
country.
Social insurance is a guarantee to replace or compensate part of an employee's
income when he or she is reduced or lost income due to sickness, maternity, labor
accident, occupational disease, end of working age or death, on the basis of payment
to the social insurance fund.
The purpose of this thesis is to find solutions for improving the management of
social insurance collection in Ho Chi Minh City. Based on the comments and

assessment of the collection management in the City and based on data collected as
the basis for research and analysis to find causes of limitations as a basis for proposing
solutions, to improve the management of social insurance collection in Ho Chi Minh
City.
Research results indicate that factors affect the collection management is:
management of participants; management salaries as a basis for paying social
insurance premiums; debt management and inspection, examination; propagating
social insurance policy to participants.

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. ASXH:

An sinh xã hội

2. BHXH:

Bảo hiểm xã hội

3. BHXHTN:

BHXH tự nguyện

4. BHYT:

Bảo hiểm y tế

5. BHTN:


Bảo hiểm thất nghiệp

6. BH TNLĐ-BNN: Bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp
7. DN:

Doanh nghiệp

8. DNNN:

Doanh nghiệp nhà nước

9. DNNQD:

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

10. ĐTNN:

Đầu tư nước ngoài

11. HCSN:

Hành chính sự nghiệp

12. HĐND:

Hội đồng nhân dân

13. HĐLĐ:


Hợp đồng lao động

14. HĐLV:

Hợp đồng làm việc

15. KT-XH:

Kinh tế - xã hội

16. KCX-KCN:

Khu chế xuất - khu công nghiệp

17. ILO:

Tổ chức Lao động Quốc tế

18. NLĐ:

Người lao động

19. NSDLĐ:

Người sử dụng lao động

20. NSNN:

Ngân sách nhà nước


21. QD:

Quốc doanh

22. SXKD:

Sản xuất kinh doanh

23. TP.HCM:

Thành phố Hồ Chí Minh

24. UBND:

Ủy ban nhân dân

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.Tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN, BH TNLĐ-BNN ...............................18
Bảng 1.2. Mức đóng trước và sau ngày 01/01/2007 cho các độ tuổi tại Singapore .26
Bảng 2.1. Số đơn vị, lao động tham gia BHXH bắt buộc và số nhân viên BHXH ..40
Bảng 2.2. Số đơn vị tham gia BHXH theo khối quản lý ...........................................42
Bảng 2.3. Số lao động tham gia BHXH theo khối quản lý .......................................43
Bảng 2.4. Số đơn vị tham gia BHXH theo địa bàn quản lý ......................................44
Bảng 2.5. Số lao động tham gia BHXH bắt buộc theo địa bàn quản lý ....................46
Bảng 2.6. Dân số, lực lượng lao động và số người tham gia BHXH ........................49
Bảng 2.7. Kết quả thu BHXH bắt buộc .....................................................................51
Bảng 2.8. Số thu BHXH bắt buộc .............................................................................51

Bảng 2.9. Số thu BHXH tự nguyện...........................................................................52
Bảng 2.10. Số người tham gia BHXH bắt buộc theo mức lương .............................57
Bảng 2.11. Tỷ trọng và tốc độ tăng số người tham gia BHXH bắt buộc theo mức
lương .......................................................................................................57
Bảng 2.12. Tình hình nợ đọng BHXH bắt buộc .......................................................60
Bảng 2.13. Số tiền nợ BHXH theo khối quản lý .......................................................61
Bảng 2.14. Tỷ trọng số tiền nợ BHXH theo khối quản lý ........................................62
Bảng 3. 1. Tỷ lệ đóng góp của NSDLĐ và NLĐ theo lộ trình của Luật BHXH ....... 77

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ trong tham gia và hưởng BHXH ..........................................7
Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy BHXH TP.HCM ...........................................................36

viii


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU BHXH .................................5
1.1. Khái niệm về bảo hiểm xã hội .............................................................................5
1.1.1. Khái niệm ..........................................................................................................5
1.1.2. Bản chất .............................................................................................................7
1.2. Vai trò của bảo hiểm xã hội .................................................................................8
1.2.1. Đối với người lao động .....................................................................................8
1.2.2. Đối với xã hội. ...................................................................................................9
1.3. Nội dung bảo hiểm xã hội ....................................................................................9
1.3.1. Chính sách bảo hiểm xã hội trong hệ thống an sinh xã hội ..............................9
1.3.2. Quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động ........................................10
1.3.2.1. Quyền (Điều 20, Luật BHXH 2014): ...........................................................10
1.3.2.2. Trách nhiệm (Điều 21, Luật BHXH 2014): .................................................10

1.3.3. Quyền và trách nhiệm của người lao động .....................................................11
1.3.3.1. Quyền (Điều 18, Luật BHXH 2014): ...........................................................11
1.3.1.2. Trách nhiệm (Điều 19, Luật BHXH 2014): .................................................12
1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức trợ cấp bảo hiểm xã hội ................................12
1.4. Quản lý thu bảo hiểm xã hội ..............................................................................13
1.4.1. Nội dung quản lý thu bảo hiểm xã hội ............................................................13
1.4.1.1. Khái niệm .....................................................................................................13
1.4.1.2. Mục đích thu BHXH ....................................................................................13

ix


1.4.1.3. Nội dung công tác thu ..................................................................................14
1.4.2. Nội dung nợ bảo hiểm xã hội ..........................................................................19
1.4.2.1. Khái niệm .....................................................................................................19
1.4.2.2. Mục đích quản lý nợ BHXH ........................................................................20
1.4.2.3. Nội dung công tác quản lý nợ BHXH ..........................................................20
1.4.3. Vai trò của Nhà nước trong quản lý nợ bảo hiểm xã hội ................................22
1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH ...............................................22
1.4.4.1. Chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội .......................................................22
1.4.4.2. Cơ cấu dân số ...............................................................................................22
1.4.4.3. Chính sách lao động và việc làm .................................................................23
1.4.4.4. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người .....................23
1.4.4.5. Nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động .........................23
1.4.4.6. Công tác tổ chức thực hiện Bảo hiểm xã hội ...............................................24
1.4.4.7. Hệ thống pháp luật về BHXH ......................................................................24
1.5. Kinh nghiệm quản lý thu của một số quốc gia khác ..........................................24
1.5.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản .............................................................................24
1.5.2. Kinh nghiệm của Singapore ............................................................................25
1.5.3. Quản lý tài chính BHXH của Cộng hòa Liên bang Đức. ................................26

1.5.4. Bài học kinh nghiệm. ......................................................................................28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THU .............................30
BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ......................................30
2.1. Giới thiệu tổng quan về thành phố Hồ Chí Minh...............................................30
2.1.1. Lịch sử hình thành ...........................................................................................30

x


2.1.2. Vị trí ................................................................................................................30
2.1.3. Xã hội ..............................................................................................................31
2.1.4. Khí hậu ............................................................................................................31
2.1.5. Kinh tế .............................................................................................................31
2.2. Giới thiệu về Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh ....................................32
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển ..................................................................32
2.2.2. Cơ cấu tổ chức.................................................................................................34
2.2.3. Đặc điểm, tinh hình hoạt động của BHXH TP.HCM .....................................37
2.3. Thực trạng hoạt động quản lý thu bảo hiểm xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh
giao đoạn 2012 - 2016 ...............................................................................................39
2.3.1. Quản lý đối tượng thu BHXH bắt buộc ..........................................................40
2.3.2. Công tác quản lý số thu BHXH bắt buộc ........................................................50
2.3.3. Quản lý tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc ....................................55
2.3.4. Công tác quản lý nợ BHXH ............................................................................59
2.3.4.1. Quản lý nợ đọng BHXH...............................................................................59
2.3.4.2. Nợ đọng theo khối quản lý ...........................................................................61
2.3.4.3. Đánh giá công tác quản lý nợ BHXH tại thành phố Hồ Chí Minh ..............64
2.4. Nhận xét đánh giá về hoạt động quản lý thu BHXH tại BHXH TP.HCM ........65
2.4.1. Tồn tại chung...................................................................................................65
2.4.2. Công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH ..................................................66
2.4.3. Công tác quản lý tiền lương tham gia BHXH .................................................68

2.4.4. Công tác quản lý nợ đọng BHXH ...................................................................69
2.4.5. Thông tin và truyền thông ...............................................................................69

xi


2.4.6. Hoạt động giám sát..........................................................................................70
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................72
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ
THU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................................73
3.1. Quan điểm, phương hướng phát triển ................................................................73
3.1.1. Quan điểm phát triển .......................................................................................73
3.1.2. Những quy định về thu BHXH bắt buộc của Luật BHXH .............................75
3.1.3. Định hướng phát triển công tác quản lý thu BHXH tại BHXH TP.HCM ......78
3.2. Đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý thu tại BHXH TP.HCM ..........79
3.2.1. Giải pháp phát triển đối tượng BHXH ............................................................79
3.2.2. Giải pháp quản lý tiền lương ...........................................................................81
3.2.3. Giải pháp hạn chế nợ đọng BHXH .................................................................83
3.2.4. Giải pháp tăng cường công tác tuyên tuyền chính sách BHXH .....................84
3.2.5. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý của cơ quan BHXH .............................85
3.3 Kiến nghị .............................................................................................................86
3.3.1. Kiến nghị với Ủy Ban Nhân Dân TP. Hồ Chí Minh .......................................86
3.3.2. Kiến nghị với BHXH Việt Nam......................................................................87
3.3.3. Kiến nghị Chính phủ .......................................................................................88
3.3.4. Kiến nghị Quốc hội .........................................................................................90
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................90
PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................94

xii



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự ra đời của bảo hiểm xã hội (BHXH) cũng giống như các chính sách xã hội
khác luôn bắt nguồn từ yêu cầu thực tiễn của cuộc sống đặt ra. Từ thời xa xưa, con
người để chống lại những rủi ro, thiên tai của cuộc sống đã biết đoàn kết tương trợ
lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, nhưng sự giúp đỡ này chỉ mang tính tự phát và với quy
mô nhỏ, thường là trong một nhóm người chung quan hệ huyết thống.
Khi xã hội càng ngày càng tiến bộ, đặc biệt là khi chuyển sang giai đoạn có sự
phân công lao động xã hội, nền sản xuất xã hội lúc này đã phát triển. Cùng với nó là
quan hệ xã hội giữa các cá nhân, giữa các cộng đồng cũng phát triển hơn. Khi đó tôn
giáo bắt đầu xuất hiện, nó không chỉ với ý nghĩa giáo dục con người hướng thiện mà
còn có các trại bảo dưỡng, hội cứu tế với mục đích từ thiện, trợ giúp nhau trong cuộc
sống. Như vậy, xét về bản chất thì hình thức tương trợ trong thời kỳ này đã mang tính
có tổ chức và quy mô rộng rãi hơn.
Từ thế kỷ thứ XVI ở Châu Âu đã xuất hiện ngành công nghiệp, những người
nông dân không có đất phải di cư ra thành phố làm thuê cho các nhà máy ngày càng
nhiều và dần trở thành công nhân. Đặc biệt đến thời kỳ cách mạng công nghiệp thì
lực lượng ngày càng đông đảo và trở thành giai cấp công nhân. Nhìn chung họ sống
không ổn định, cuộc sống chỉ dựa vào công việc với đồng lương ít ỏi, mất việc làm,
ốm đau, tai nạn lao động... đều có thể đe dọa cuộc sống của họ. Tình đoàn kết tương
thân tương ái giữa họ đã nảy nở, cùng với đó là sự ra đời của các nghiệp đoàn, các
hiệp hội giúp đỡ các thành viên khi bị ốm đau bệnh tật trong quá trình sản xuất. Bên
cạnh Hội tương tế còn có Quỹ tiết kiệm được Nhà nước khuyến khích thành lập, tiếp
đó những quy định bắt buộc người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải chu cấp cho
người lao động (NLĐ) thuộc quyền quản lý khi họ gặp phải ốm đau, tai nạn lao động,
mất việc... Giai cấp công nhân càng đông đảo thì sức ép đối với những đòi hỏi đảm
bảo cuộc sống cho họ ngày càng ảnh hưởng đến đời sống chính trị của mỗi nước.
Trước tình cảnh đó Chính Phủ mỗi nước không thể không quan tâm đến tình cảnh

1


của NLĐ. Những yêu cầu giảm giờ làm, cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo cuộc
sống của NLĐ dần được quy định thành các chính sách bắt buộc đối với mỗi nước.
Điển hình là vào năm 1850, dưới thời Thủ tướng Bismark của Đức đã giúp các
địa phương thành lập quỹ do người công nhân đóng góp để được trợ cấp lúc rủi ro.
Nguyên tắc bảo hiểm bắt buộc bắt nguồn từ đây, người được bảo hiểm phải tham gia
đóng phí, sau đó sáng kiến này được áp dụng rộng rãi trên khắp thế giới. BHXH ngày
càng được hoàn thiện, thực hiện rộng khắp các nước và được Tổ chức Lao động Quốc
tế (ILO) thông qua trong Công ước số 102 vào tháng 4 năm 1952. BHXH ở nước ta
đã manh nha hình thành từ thời thực dân Pháp thống trị. Sau cách mạng tháng Tám,
Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã ban hành sắc lệnh 29/SL ngày
12/3/1947 về việc thực hiện bảo hiểm ốm đau, tai nạn lao động, hưu trí. Đây là những
viên gạch đầu tiên xây dựng nên hệ thống BHXH của Việt Nam như hiện nay.
Trong công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế - xã hội, để chính sách BHXH
phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế và đi vào đời sống người dân, Nghị quyết số
21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) giai đoạn 2012-2020 đã xác định
“BHXH và BHYT là hai chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Trong những năm
qua, công tác BHXH và BHYT đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần
ổn định đời sống của nhân dân, thực hiện công bằng xã hội và ổn định chính trị - xã
hội. Hệ thống chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT từng bước được hoàn thiện
phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; số người tham gia BHXH, BHYT
tăng qua các năm; thực hiện việc chi trả lương hưu và các chế độ BHXH theo quy
định của pháp luật; quyền lợi của người tham gia BHYT ngày càng được mở rộng.
Quỹ BHXH được hình thành, có kết dư và bảo toàn, tăng trưởng, tham gia đầu tư góp
phần phát triển kinh tế - xã hội. Quỹ BHYT bước đầu đã cân đối được thu chi và có
kết dư. Hệ thống tổ chức BHXH Việt Nam được hình thành và phát triển, cơ bản đáp
ứng yêu cầu của việc thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT.“


2


Mặc dù có nhiều đổi mới trong hình thức đóng và đối tượng đóng BHXH trong
thời gian qua, tuy nhiên trong thực hiện chính sách BHXH còn bộc lộ những hạn chế
nhất định, nhất là trong công tác thu và phát triển đối tượng do ảnh hưởng các yếu tố
khách quan và chủ quan. Nguyên nhân chủ quan ngoài việc ban hành chính sách còn
do quá trình thực hiện của cơ quan BHXH, đó là những hạn chế trong thực hiện chính
sách và cải cách thủ tục hành chính, tác phong làm việc và ứng dụng công nghệ trong
quản lý BHXH.
Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là thành phố lớn nhất nước với hơn 8,44
triệu dân đang sinh sống và làm việc, đối tượng NLĐ nhập cư khá đông và có nhiều
doanh nghiệp nên việc di chuyển công việc của NLĐ xảy ra thường xuyên và liên tục
nên công tác quản lý thu BHXH gặp nhiều khó khăn và phức tạp. Do đó, việc đổi mới
công tác quản lý thu BHXH nhăm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, tránh thất
thoát và đảm bảo trách nhiệm của cơ quan BHXH đối với NLĐ là yêu cầu thường
xuyên và cấp thiết. Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện hoạt động
quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh“ để
nghiên cứu làm đề tài luận văn thạc sỹ.
2. Mục tiêu đề tài
Phân tích, đánh giá một cách toàn diện hoạt động quản lý thu BHXH tại BHXH
TP.HCM để tìm ra nhưng thành tựu, hạn chế trong công tác quản lý thu BHXH, từ
đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý thu BHXH tại BHXH
TP.HCM đến năm 2020 và các năm tiếp theo.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tất cả các hoạt động quản lý thu của BHXH, trong đó
hoạt động quản lý đối tượng thu, quản lý nợ, quản lý quỹ BHXH là các hoạt động chủ
yếu và quan trọng nhất.
- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vị về không gian: Tại cơ quan BHXH TP. Hồ Chí Minh.

3


+ Phạm vị về thời gian: Số liệu thu thập, nghiên cứu giai đoạn 5 năm từ năm
2012 đến năm 2016.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nghiên cứu các tài liệu, báo
cáo tổng hợp, thu thập, xử lý và phân tích số liệu, điều tra về tình hình kinh tế xã hội
và hoạt động BHXH, phương pháp nghiên cứu lý thuyết và tổng kết thực tiễn, phương
pháp hệ thống và khái quát hóa, có minh họa, đối chiếu, so sánh, kế thừa một số công
trình đã công bố có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để đánh giá và làm sáng tỏ các
vấn đề cần quan tâm.
Đề xuất các giải pháp và chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động thu
BHXH để quản lý thu quỹ hiệu quả đảm bảo tính cân đối, bền vững, đáp ứng nhu cầu
phát sinh từ người tham gia, thụ hưởng và phát triển bền vững.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài Mở đầu và Kết luận, Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về BHXH.
Chương 2: Thực trạng áp dụng hoạt động quản lý thu BHXH tại TP.HCM.
Chương 3: Đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý thu tại TP.HCM.

4


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU BHXH
1.1. Khái niệm về bảo hiểm xã hội
1.1.1. Khái niệm
BHXH xuất hiện từ rất lâu mà mầm mống của nó từ thế kỷ 18 ở Nam Âu khi

nền công nghiệp và kinh tế hàng hóa đã bắt đầu phát triển. Tuy nhiên ban đầu BHXH
chỉ mang tính chất sơ khai, với phạm vi nhỏ hẹp. Từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18 một số
nghiệp đoàn thợ thủ công ra đời, để bảo vệ lẫn nhau trong hoạt động nghề nghiệp họ
đã thành lập nên các quỹ tương trợ để giúp đỡ lẫn nhau, ở Anh năm 1873 đã tổ chức
thành lập hội “bằng hữu” để giúp đỡ các hội viên khi bị ốm đau, bị tai nạn nghề
nghiệp.
BHXH đã trở thành một trong những quyền của con người và được xã hội thừa
nhận. Tuyên ngôn nhân quyền của Tổ chức Liên Hợp Quốc (10/12/1948) đã ghi: “Tất
cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng BHXH”. Ngày
04/06/1952, tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã ký công ước Genève (102) về “BHXH
cho NLĐ” đã khẳng định tất yếu các nước phải tiến hành chính sách BHXH cho NLĐ
và gia đình họ.
Qua quá trình hình thành chúng ta có thể nhận thấy, lúc khởi đầu, BHXH chỉ
mang tính chất tự phát, phạm vi hoạt động nhỏ hẹp, trước nhu cầu của thực tiễn thì
chính sách BHXH đã nhanh chóng ra đời và từng bước phát triển rộng khắp. BHXH
đã được Từ điển bách khoa Việt Nam định nghĩa như sau: “BHXH là sự đảm bảo
thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập
do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp,
tuổi già, tử tuất dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham
gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời
sống cho NLĐ và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội.”
Luật BHXH số 58/2014/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20/11/2014, tại Khoản 1

5


Điều 3 giải thích “BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của
NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH“.[1,tr2].

Từ khái niệm trên, có thể rút ra một số điểm cơ bản sau:
- Đối tượng của BHXH chính là phần thu nhập của NLĐ bị biến động, giảm
hoặc mất đi do bị giảm hoặc mất khả năng lao động do các biến cố như đã nêu trên
từ đó để giúp ổn định cuộc sống của bản thân NLĐ và gia đình họ. Chính vì yếu tố
này mà BHXH được coi là một chính sách lớn của mỗi quốc gia và được Nhà nước
quan tâm quản lý chặt chẽ. Cũng tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi nước mà các quy
định về đối tượng này là có sự khác nhau, nhưng cùng bảo đảm ổn đình đời sống của
NLĐ.
- Đối tượng tham gia BHXH là gồm NLĐ và cả NSDLĐ. Sở dĩ NLĐ phải đóng
phí vì chính họ là đối tượng được hưởng BHXH khi gặp rủi ro. NSDLĐ đóng phí là
thể hiện sự quan tâm, trách nhiệm của họ đối với NLĐ và sự đóng góp trên là bắt
buộc, ngoài ra còn có sự hỗ trợ của Nhà nước.
- Để điều hòa mâu thuẫn giữa NLĐ và NSDLĐ, để gắn bó lợi ích giữa họ, Nhà
nước đã đứng ra yêu cầu cả hai bên cùng đóng góp và đây cũng là chính sách xã hội
được thực hiện góp phần ổn định cuộc sống một cách hiệu quả nhất.[17]
Dựa vào bản chất và chức năng của BHXH mà Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)
cũng đã đưa ra một định nghĩa khác như sau: “BHXH là sự bảo vệ của xã hội đối với
các thành viên của mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng (bằng pháp luật,
trách nhiệm của Chính phủ) để chống lại tình trạng khó khăn về kinh tế và xã hội do
bị mất hoặc giảm mất thu nhập gây ra bởi ốm đau, mất khả năng lao động, tuổi già,
tàn tật và chết. Hơn nữa, BHXH còn phải bảo vệ cho việc chăm sóc y tế, sức khỏe và
trợ cấp cho các gia đình khi cần thiết.”
Từ định nghĩa trên chúng ta thấy mục tiêu của BHXH là hướng tới sự phát triển
của mỗi cá nhân và toàn xã hội. BHXH thể hiện sự đảm bảo lợi ích của xã hội đối với
mỗi thành viên từ đó gắn kết mỗi cá nhân với xã hội đó.
6


Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ trong tham gia và hưởng BHXH


Cơ quan BHXH

Người lao
động

Người sử dụng
lao động

1.1.2. Bản chất
Có thể hiểu BHXH là sự bù đắp một phần thu nhập bị mất của NLĐ khi gặp
phải những biến cố như ốm đau, tai nan lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc tuổi già làm
mất, giảm khả năng lao động, từ đó giúp ổn định cuộc sống của bản thân NLĐ và gia
đình họ. BHXH hiện nay được coi là một chính sách xã hội lớn của mỗi quốc gia,
được nhà nước quan tâm và quản lý chặt chẽ. BHXH xét về bản chất bao gồm những
nội dung sau đây:
- BHXH là sự cần thiết tất yếu khách quan gắn liền với sự phát triển của nền
kinh tế. Đặc biệt đối với nền kinh tế hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị trường, mối
quan hệ giữa NLĐ và NSDLĐ ngày càng phát triển. Do vậy trình độ phát triển của
nền kinh tế quyết định đến sự đa dạng và tính hoàn thiện của BHXH. Vì vậy có thể
nói kinh tế là yếu tố quan trọng quyết định tới hệ thống BHXH của mỗi nước.
- BHXH, bên tham gia BHXH, bên được BHXH là ba chủ thể trong mối quan
hệ của BHXH. Bên tham gia BHXH gồm NLĐ và NSDLĐ (bên đóng góp), bên
BHXH là bên nhận nhiệm vụ BHXH, thông thường thì do cơ quan chuyên trách do

7


Nhà nước lập ra và bảo trợ, bên được BHXH chính là NLĐ và gia đình họ khi có đủ
điều kiện cần thiết. Từ đó họ được đảm bảo những nhu cầu thiết yếu, giúp họ ổn định
cuộc sống, góp phần ổn đình xã hội.

- Những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động của NLĐ có thể là những
rủi ro ngẫu nhiên (tai nạn, ốm đau, bệnh nghề nghiệp...), cũng có thể là các rủi ro
không hoàn toàn ngẫu nhiên (tuổi già, thai sản,...). Đồng thời các biến cố này có thể
xảy ra trong quá trình lao động hoặc ngoài lao động. Phần thu nhập của NLĐ bị giảm
hay mất đi từ các rủi ro trên sẽ được thay thế hoặc bù đắp từ nguồn quỹ tập trung
được tồn tích lại do bên tham gia BHXH đóng góp và có thêm sự hỗ trợ của ngân
sách nhà nước.
Như vậy, có thể thấy BHXH góp phần thực hiện mục tiêu đảm bảo an toàn kinh
tế cho NLĐ và gia đình họ. BHXH là quá trình tổ chức sử dụng nguồn thu nhập cá
nhân và tổng các sản phẩm trong nước để thỏa mãn nhu cầu an toàn kinh tế cho NLĐ.
1.2. Vai trò của bảo hiểm xã hội
1.2.1. Đối với người lao động
Với NLĐ trong quá trình sống và làm việc hàng ngày luôn có rủi ro như: ốm
đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, già yếu... các rủi ro này đều có thể
xảy ra bất kể lúc nào, trong bất kỳ thời điểm nào đối với con người.
Trong giai đoạn hiện nay các quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đưa đất nước phát triển thì rủi ro này lại càng diễn ta một cách thường
xuyên, phổ biến và ngày càng biến động về thị trường lao động và tình hình sản xuất
kinh doanh ngày càng đa dạng, phức tạp hơn, khi gặp khó khăn NLĐ sẽ bị mất hoặc
giảm đi thu nhập làm ảnh hưởng không tốt về vật chất và tinh thần không chỉ của
NLĐ mà còn có gia đình của họ và cả cộng đồng, xã hội.
Chính sách BHXH là chính sách lớn của Đảng và nhà nước, nó góp phần trợ
giúp cho NLĐ khi họ gặp rủi ro, giúp họ khắc phục được khó khăn bằng cách tạo ra
cho họ những phần thu nhập thay thế tạo điều kiện cho họ ổn định được cuộc sống,

8


yên tâm làm việc, công tác, tạo cho NLĐ niềm tin vào tương lai ổn định góp phần
nâng cao năng suất lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội, cho đất nước.

1.2.2. Đối với xã hội.
BHXH là góp phần thực hiện công bằng xã hội, dựa trên nguyên tắc NLĐ bình
đẳng trong nghĩa vụ đóng góp và thụ hưởng. Thông qua các hoạt động của mình,
BHXH tham gia vào việc phân phối và phân phối lại thu nhập xã hội giữa những NLĐ
thế hệ trước với thế hệ sau, giữa những ngành nghề sản xuất, giữa những người thu
nhập cao và thu nhập thấp, giữa những người may mắn và không may mắn. Mặt khác
mức hưởng BHXH phụ thuộc vào mức đóng, thời gian đóng dài hay ngắn theo nguyên
tắc "Mức hưởng trên cơ sở mức đóng và có sự chia sẽ giữa những người tham gia".
Vì vậy, BHXH góp phần thực hiện công bằng xã hội, giảm bớt khoảng cách giàu
nghèo trong xã hội.
BHXH góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất
nước, góp phần đảm bảo ổn định chính trị, xã hội. Do BHXH tập trung được nguồn
tài chính nhàn rỗi tương đối lớn, thực chất đây là tiền của NLĐ tồn tích lại, nguồn tài
chính này tương đối nhàn rỗi, được đầu tư vào các dự án kinh tế - xã hội để bảo toàn,
phát triển quỹ BHXH và tăng thêm nguồn lực cho sự phát triển nền kinh tế đất nước.
Đảng và Nhà nước đã khẳng định phát triển kinh tế - xã hội dựa trên nội lực là chính
thì nguồn đầu tư từ quỹ BHXH nhàn rỗi là một kênh rất quan trọng.
1.3. Nội dung bảo hiểm xã hội
1.3.1. Chính sách bảo hiểm xã hội trong hệ thống an sinh xã hội
Các quốc gia trên thế giới khi thực hiện chính sách BHXH đều phải lựa chọn
cách những quy định, hình thức, cơ chế phù hợp để thỏa mãn nhu cầu BHXH của
NLĐ theo tập quán, khả năng chi trả và định hướng phát triển kinh tế xã hội.
Chính sách BHXH là một bộ phận cấu thành và là bộ phận quan trọng nhất trong
hệ thống an sinh xã hội. Mục đích chủ yếu của chính sách này là nhằm đảm bảo đời
sống cho NLĐ và gia đình họ khu NLĐ bị giảm hoặc mất thu nhập do bị suy giảm

9


hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm. Do đó, BHXH nằm trong hệ thống các

chính sách kinh tế xã hội lớn của Đảng và nhà nước. Đây là chính sách góp phần đáp
ứng một trong những quyền và nhu cầu cơ bản của con người trong quá trình lao
động, đó là: nhu cầu an toàn về việc làm, an toàn lao động, an toàn xã hội...
Ngoài ra, chính sách BHXH còn thể hiện trình độ văn minh và tiềm lực kinh tế
của mỗi quốc gia, trong một chừng mực nào đó nó thể hiện tính ưu việt của một chế
độ xã hội, nếu thực hiện tốt chính sách BHXH sẽ tạo động lực cho NLĐ phát huy
năng lực, tạo năng suất lao động cao, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
1.3.2. Quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động
1.3.2.1. Quyền (Điều 20, Luật BHXH 2014):
- Từ chối thực hiện những yêu cầu không đúng quy định của pháp luật về
BHXH.
- Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về BHXH theo quy định của pháp luật.[1,tr8]
1.3.2.2. Trách nhiệm (Điều 21, Luật BHXH 2014):
- Lập hồ sơ để NLĐ được cấp sổ BHXH, đóng, hưởng BHXH.
- Đóng BHXH theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của
NLĐ theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ
BHXH.
- Giới thiệu NLĐ thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều
45 và Điều 55 của Luật này đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại
Hội đồng giám định y khoa.
- Phối hợp với cơ quan BHXH trả trợ cấp BHXH cho NLĐ.
- Phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho NLĐ, xác nhận thời gian đóng
BHXH khi NLĐ chấm dứt HĐLĐ, HĐLV hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

10


- Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng,
hưởng BHXH theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan
BHXH.

- Định kỳ 06 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng BHXH cho NLĐ;
cung cấp thông tin về việc đóng BHXH của NLĐ khi NLĐ hoặc tổ chức công đoàn
yêu cầu.
- Hằng năm, niêm yết công khai thông tin đóng BHXH của NLĐ do cơ quan
BHXH cung cấp theo quy định tại khoản 7 Điều 23 của Luật này.[1,tr9]
1.3.3. Quyền và trách nhiệm của người lao động
1.3.3.1. Quyền (Điều 18, Luật BHXH 2014):
- Được tham gia và hưởng các chế độ BHXH theo quy định của Luật này.
- Được cấp và quản lý sổ BHXH.
- Nhận lương hưu và trợ cấp BHXH đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình
thức chi trả sau: Trực tiếp từ cơ quan BHXH hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan
BHXH ủy quyền; Thông qua tài khoản tiền gửi của NLĐ mở tại ngân hàng; Thông
qua NSDLĐ.
- Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây: Đang hưởng lương hưu;
Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con
nuôi; Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng; Đang
hưởng trợ cấp ốm đau đối với NLĐ mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài
ngày do Bộ Y tế ban hành.
- Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc
trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 của Luật này và đang bảo lưu thời
gian đóng BHXH; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để hưởng
BHXH.
- Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp BHXH.

11


- Định kỳ 06 tháng được NSDLĐ cung cấp thông tin về đóng BHXH; định kỳ
hằng năm được cơ quan BHXH xác nhận về việc đóng BHXH; được yêu cầu NSDLĐ
và cơ quan BHXH cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng BHXH.

- Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về BHXH theo quy định của pháp luật.[1,tr8]
1.3.1.2. Trách nhiệm (Điều 19, Luật BHXH 2014):
- Đóng BHXH theo quy định của Luật BHXH.
- Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ BHXH.
- Bảo quản sổ BHXH.[1,tr8]
1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức trợ cấp bảo hiểm xã hội
Các yếu tố ảnh hưởng là:
- Tình trạng mất khả năng lao động;
- Tiền lương đang làm việc;
- Thâm niên, ngành nghề công tác;
- Tuổi thọ bình quận;
- Điều kiện kinh tế, xã hội.
Về nguyên tắc các khoản trợ cấp BHXH bao giờ cũng thấp hơn khoản thu nhập
thực tế của NLĐ khi đang làm việc, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo được mức sống tối
thiểu của NLĐ.[1]
Quan điểm này vừa phản ánh tính cộng đồng vừa phản ánh nguyên tắc phân
phối lại quỹ BHXH cho những người tham gia BHXH. Trợ cấp BHXH là loại trợ cấp
thay thế tiền lương, mà tiền lương là khoản tiền mà NSDLĐ trả cho NLĐ theo khả
năng lao động khi thực hiện những công việc nhất định. Khi NLĐ bị ốm đau, tai nạn
lao động hay tuổi già mất thu nhập thì được nhận trợ cấp BHXH và mức trợ cấp này
không thể bằng khoản tiền lương mà NLĐ tham gia đóng góp. Nếu mức tiền lương
bằng hoặc cao hơn mức đóng góp vào quỹ BHXH thì NLĐ sẽ không làm việc và lúc

12


×