Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Xây dựng chính sách xã hội thông qua việc vận dụng nguyên tắc lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.29 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU ...........................................................................................................
1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI …………………………... ..........................................
1
2.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .................................................................
1
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI GIỚI HẠN ĐỀ TÀI. ...........................................
2
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ..............................................................................
2
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................
2
6. Ý NGHĨA VÀ CẤU TRÚC ĐỀ TÀI ..................................................................
2
B. NỘI DUNG

.................................................................................................

4
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA
LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ...................................................................................
4
1.1.Phạm trù thực tiễn .............................................................................................
4
1.2. Phạm trù lí luận. ..............................................................................................
5
1.3. Nguyên tắc thống nhất giữa lí luận và thực tiễn. .............................................
7


1


CHƯƠNG II: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG LỚN VỀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
VIỆT NAM

.................................................................................................

12
2.1. Vận dụng sáng rạo chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều
kiện cụ thể của đất nước. ........................................................................................
12
2.2. Những định hướng lớn về chính sách xã hội. ..................................................
13
2.3. Bài học lớn

.................................................................................................

14
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CHO VIỆC ỨNG DỤNG TỐT HƠN NỮA MỐI
QUAN HỆ GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ....................................................
15
3.1. Phát huy hiệu quả của mối liên hệ giữa lí luận và thực tiễn. ...........................
15
3.2. ghiên cứu tổng kết thực tiễn để hoàn thiện lí luận ...........................................
17
C. KẾT LUẬN

.................................................................................................


19
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................
20

A. MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Phát triển xã hội, có rất nhiều quan điểm triết học xoay quanh vấn đề
về sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn. Quan điểm triết học Mác-Lênin thì sự
thống nhất giưã lí luận và thực tiễn như một thuộc tính vốn có, một đòi hỏi nội
2


tại. Nguyên tắc này có ý nghĩa to lớn trong việc nhận thức khoa học và hoạt
động thực tiễn.
1.2 Xây dựng chính sách xã hội thông qua việc vận dụng nguyên tắc lí
luận và thực tiễn-một vấn đề có ý nghĩa xã hội rộng lớn đồng thời rất cần thiết
với Việt Nam đang phát triển công nghiệp hoá- hiện đại hoá.
1.3 Lí luận và thực tiễn là hai phạm trù có ý nghĩa đặc biệt đối với việc
nghiên cứu, giải quyết các vấn đề của quá trình phát triển xá hội nhất là trong
thời đại ngày nay. Khi thực tế cuộc sống đang đặt ra và đòi hỏi phải được giải
quyết rất nhiều vấn đề nảy sinh trong xây dựng phát triển đời sống văn hoá, kinh
tế của xã hội.
Trước vấn đề đó tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: Xây dựng chính sách xã
hội thông qua việc vận dụng nguyên tắc lí luận và thực tiễn.
2.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
2.1 Triết học Mác không chỉ là lí luận khoa học phản ánh bản chất, quy
luật của sự vận động và phát triển của thế giới mà quan trọng hơn, đó là học
thuyết nhằm mục đích cải tạo thế giới.Vì vậy, sự thống nhất biện chứng giữa lí
luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của triết học Mác.
2.2 Công cuộc đổi mới ở Việt Nam đã hai mươi năm. Nhiều thành tựu

kinh tế xã hội đã được khẳng định và đất nước đang ở thời kỳ đẩy mạnh sự
nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá để đến năm 2020 nước ta căn bản là một
nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Thực tiễn của một Việt
Nam có được phải chăng đã thể hiện một cách đúng đắn và sáng tạo
những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
2.3 Xây dựng một chính sách xã hội theo đúng hướng là sự quan tâm của
chính quyền nhà nước. Vấn đề này đòi hỏi cần phải được tiếp tục nghiên
cứu.Tìm hiểu và nghiên cứu về chính sách xã hội trong đó có vấn đề về sự thống
nhất giữa lí luận và thực tiễn.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI GIỚI HẠN ĐỀ TÀI.
3


3.1 Đối tượng nghiện cứu
Như tên của đề tài đối tượng nghiên cứu mà đề tài hướng tới là: Xây dựng
chính sách xã hội thông qua việc vận dụng nguyên tắc lí luận và thực tiễn
3.2 Phạm vi giới hạn của đề tài
Tiểu luận khảo sát nguyên tắc thống nhất giữa lí luận và thực tiễn. Văn
bản dựa vào cuốn: Giáo trình triết học Đoàn Quang Thọ,N.x.b Chính trị-Hành
chính,HN 2008 [5], Giáo trình triết học Mác-Lênin Nguyễn HữuVui, Nuyễn
Quang Long,N.x.b Chính trị quốc gia,HN2003[7]
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
4.1 Lí luận chung về lí luận và thực tiễn.
4.2 Xác định những đặc điểm, mối liên hệ của nguyên tắc thống nhất giữa
lí luận và thực tiễn.
4.3 Cung cấp một cái nhìn cụ thể về chính sách xã hội ở Việt Nam khi vận
dụng nguyên tắc thống nhất giữa lí luận và thực tiễn.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu sử dụng phối hợp các phương pháp:

- Phương pháp khảo sát- thống kê
- Phương pháp phân tích- tổng hợp
-Phương pháp so sánh- đối chiếu
6. Ý NGHĨA VÀ CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
6.1 Ý nghĩa của tiểu luận:
Thực hiện nhiệm vụ và phương pháp trên tiểu luận đưa ra một cái nhìn
hệ thống về xây dựng chính sách xã hội thông qua việc vận dụng nguyên tắc lí
luận và thực tiễn-một biểu hiện cơ bản để phát triển đất nước. Cũng từ đây bài
tiểu luận hi vọng góp phần vào việc nghiên cứu triết học đối với nhận thức của
nhân loại nói chung và khả năng tiếp nhận vào tình hình thực tế ở Việt Nam nói
riêng.
6.2. Bố cục của tiểu luận

4


Ngoài mở đầu và kết luận, nội dung chính của tiểu luận được triển khai
trong 3 chương:
Chương 1: Lí luận chung về nguyên tắc thống nhất giữa lí luận và thực
tiễn.
Chương 2: Những định hướng lớn về Chính sách xã hội ở Việt Nam
Chương 3: Giải pháp cho việc ứng dụng tốt hơn nữa mối liên hệ giữa lí
luận và thực tiễn vào xã hội Việt Nam.
Cuối cùng là tài liệu tham khảo.

B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT
GIỮA LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1.Phạm trù thực tiễn
1.1.1 Khái niệm thực tiễn:

Trong lịch sử triết học, các nhà triết học duy vật trước Mác không thấy
được vai trò của hoạt động thực tiễn đối với nhận thức nên quan điểm của họ
5


mang tính chất trực quan. Các nhà triết học duy tâm lại tuyệt đối hoá yếu tố tinh
thần-tư tưởng của thực tiễn. Họ hiểu hoạt động thực tiễn như là hoạt động tinh
thần, hoạt động của” ý niệm” tồn tại đâu đó ngoài con người. Nói cách khác, họ
gạt bỏ vai trò của thực tiễn trong đời sống xã hội.
Mác và Ăng ghen-những nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã khắc phục
những thiếu sót trong quan điểm của các nhà triết học trước mình về thực tiễn và
đưa ra quan điểm đúng đắn, khoa học về thực tiễn, vai trò của thực tiễn đối với
nhận thức cũng như đối cới sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Với việc đưa phạm trù thực tiễn vào lí luận của mình, Mác và Ăng ghen
đã thực hiện một bước chuyển biến cách mạng trong lí luận nói chung và trong lí
luận nhận thức nói riêng.
Vậy thực tiễn là gì?
Thực tiễn là hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử- xã hội
của con người nhằm cải biến tự nhiên, xã hội và bản thân con người.
1.1.2 Các hình thức của thực tiễn.
Hoạt động thực tiễn là hoạt động bản chất của con người, là hoạt động đặc
trưng của con người. Nếu động vật chỉ hoạt động theo bản năng nhằm thích nghi
một cách thụ động với thế giới bên ngoài, thì con người nhờ vào thực tiễn- như
là hoạt động có ý thức, có mục đích của mình mà cải tạo thế giới để thoả mãn
nhu cầu của mình và để làm chủ thế giới.Trong quá trình hoạt đông thực tiễn con
người đã taọ ra được một “thiên nhiên thứ hai” của mình, một thế giới của văn
hoá tinh thần và vật chất, những điều kiện mới cho sự tồn tại và phát triển của
con người. Vì vậy, không có hoạt động thực tiễn, con người và xã hội loài người
không thể tồn tại và phát triển được. Thực tiễn là phương thức tồn tại cơ bản của
con người và xã hội, là phương thức đầu tiên, chủ yếu của mối quan hệ giữa con

người và thế giới.
Hoạt động thực tiễn mặc dù phải thông qua từng cá nhân, từng nhóm
người, nhưng hoạt động của từng cá nhân, từng nhóm người lại không tách rời
các quan hệ xã hội. Xã hội quy định mục đích, đối tượng, phương tiện và lực
lượng trong hoạt động thực tiễn. Do đó, hoạt động thực tiễn của con người mang
6


tính xã hội sâu sắc, được thực hiện trong cộng đồng, vì cộng đồng, do cộng
đồng.
Hoạt động thực tiễn rất phong phú đa dạng, song có thể chia ra 3 hình
thức cơ bản là: Hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị - xã hội, hoạt
động thực nghiệm khoa học. Hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động trực tiếp
tác động vào tự nhiên, cải tạo tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất cho sự tồn tại
và phát triển của xã hội. Hoạt động chính trị- xã hội là hoạt động của con người
trực tiếp tác động vào xã hội, cải biến các quan hệ xã hội theo hướng tiến bộ.
Hoạt động thực nghiệm khoa học là hoạt động của các nhà khoa học tác động
làm cải biến những đối tượng nhất định trong một điều kiện nhất định, theo một
mục đích nghiên cứu nhất định.
Trong các hình thức hoạt động thực tiễn thì hoạt động sản xuất vật chất là
cơ bản nhất vì nó quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, quyết
định các dạng khác của hoạt động thực tiễn. Nó tạo thành cơ sở của tất cả các
hình thức khác trong hoạt động sống của con người, giúp con người thoát khỏi
giới hạn tồn tại của động vật.
1.2. Phạm trù lí luận.
1.2.1 Khái niêm lí luận:
Khắc phục hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước Mác, chủ nghĩa duy vật
biện chứng đã lí giải một cách khoa học vấn đề bản chất của nhận thức. Theo
quan điểm duy vật biện chứng: “ Nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng,
tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào đầu óc con người trên cơ sở

thực tiễn”.
Quá trình nhận thức của con người trải qua hai giai đoạn là nhận thức cảm
tính và nhận thức lí tính. Nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu, của quá trình
nhận thức, là sự phản ánh trực tiếp cụ thể, sinh động hiện thực khách quan vào
các giác quan của con người. Nhận thức cảm tính bao gồm các hình thức: Cảm
giác, tri giác và biểu tượng. Nếu xem cảm giác là một qúa trình tâm lí mở đầu
của hoạt đông nhận thức “phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ” thì tri giác là quá
trình tâm lí tiếp theo “phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính của sự vật, hiện
7


tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác quan” của con người. Hai
quá trình này sẽ định hướng các hành vi và hoạt động của con người- đặc biệt là
hình thành biểu tượng. Nhận thức lí tính là giai đoạn cao của nhận thức, nó là sự
phản ánh trừu tượng, khái quát và gián tiếp thực hiện. Nhận thức lí tính được
hình thành từ những tài liệu do nhận thức cảm tính đem lại và được thể hiện
dưới dạng các hình thức là: khái niệm, phán đoán và suy luận.
Sự phát triển của nhận thức loài người tất yếu dẫn đến sự xuất hiện của lí
luận:
Lí luận là hệ thống những tri thức được khái quát từ thực tiễn, phản ánh
những mối liên hệ biện chứng,những quy luật của sự vật, hiện tượng.
Hồ Chí Minh chỉ rõ:” Lí luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài
người, là sự tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá
trình lịch sử” [7.342] .
1.2.2 Các cấp độ của lí luận.
Lí luận có nhiều cấp độ khác nhau tuỳ phạm vi phản ánh và vai trò
phương pháp luận của nó có thể chia: Lý luận ngành là lý luận khái quát những
quy luật hình thành và phát triển của một nghành.Nó là cơ sở để sáng tạo tri thức
cũng như phương pháp luận cho hoạt động của nghành đó, như lý luận văn học,
lý luận nghệ thuật v.v…Lý luận triết học là hệ thống những quan niệm chung

nhất về thế giới và con người, là thế giới quan và con người, là thế giới quan và
phương pháp luận nhận thức và phương pháp luận của con nguời.

1.3. Nguyên tắc thống nhất giữa lí luận và thực tiễn.
1.3.1 Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của lí luận, lí luận hình
thành và phát triển phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của thực
tiễn:
Thực tiễn là cơ sở của lí luận. Con người quan hệ với thế giới bắt đầu
không phải bằng lí luận mà bằng thực tiễn. Chính từ trong quá trình hoạt động
thực tiễn,cải tạo thế giới mà nhận thức, lí luận ở con người mới được hình thành
8


và phát triển.Bằng hoạt động thực tiễn,con người tác động vào thế giới,buộc thế
giới phải bộc lộ những thuộc tính,những quy luật để cho con người nhận thức
chúng.
VD:Trong lao động, con người dùng công cụ tác động vào các đối tượng.
Thông qua lao động, bộ não con người phát triển, chuyển biến từ động vật thành
con người. Cũng thông qua lao động, con người được hoàn thiện, nâng cao năng
lực.
Có thể nói thực tiễn cung cấp những tài liệu cho lí luận. Không có thực
tiễn thì không có lí luận. Dù trực tiếp hay gián tiếp, xét đến cung lí luận bắt
nguồn từ thực tiễn.Quá trình hoạt động thực tiễn là “cơ sở để bổ sung và điều
chỉnh những lí luận được khái quát. Mặt khác hoạt động thực tiễn của con người
làm nảy sinh những vấn đề mới đòi hỏi quá trình nhận thức phải tiếp tục giải
quyết” [5.363].
Thực tiễn là động lực của lí luận. Lí luận được vận dụng làm phương
pháp cho hoạt đông thực tiễn, mang lại lợi ích cho con người càng kích thích
con người tích cực bám sát thực tiễn để khái quát lí luận. Nhờ quá trình này mà
lí luận ngày càng đầy đủ, phong phú và sâu sắc hơn, hoạt động của con người

cũng không bị hạn chế. Thông qua đó, thực tiễn thúc đẩy nghành khoa học mới
ra đời- khoa học lí luận.
Thực tiễn là mục đích của lí luận. Dù lí luận cung cấp những tri thức khái
quát về thế giới làm thoả mãn nhu cầu hiểu biết của con người. Nhưng tự thân lí
luận không thể tạo nên những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người. Nhu
cầu đó chỉ được thực hiện trong hoạt động thực tiễn. Hoạt động thực tiễn sẽ biến
đổi tự nhiên và xã hội theo mục đích của con người. Đó thực chất là mục đích
của lí luận. Tức lí luận phải đáp ứng nhu cầu hoạt động thực tiễn của con người.
Thực tiễn là tiêu chuẩn chân lí của lí luận. Mác viết: “vấn đề tìm hiểu xem
tư duy của con người có đạt tới chân lí hay không, hoàn toàn không phải là vấn
đề lí luận mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải
chứng minh chân lí” [3.10].

9


VD: Đảng ta tổng kết thực tiễn 20 năm đổi mới đất nước khẳngđịnh chủ
trương phát triển nền kinh tế thị trường là chủ trương đúng đắn. Từ đó nhận thức
hạn chế, điều chỉnh những cái cần bổ sung, đổi mới về mặt lí luận. Hay nói cách
khác tổng kết thực tiễn để phát triển lí luận.
Tuy thực tiễn là tiêu chuẩn chân lí của lí luận nhưng không phải mọi thực
tiễn đều là tiêu chuẩn của chân lí. Thực tiễn là tiêu chuẩn chân lí của lí luận khi
thực tiễn đạt đến tính toàn vẹn của nó. Tức là phải trải qua quá trình tồn tại, vận
động, phát triển và chuyển hoá. Đó là một chu kỳ tất yếu.
Mọi hoạt động của con người đều nhằm đạt hiệu quả cao. Lí luận trước
hết phải đáp ứng yêu cầu đó. Quan hệ giữa người với người, giữa người với tự
nhiên đòi hỏi con người phải có lí luận sâu sắc về chúng. Chính con người có
nhu cầu tất yếu khách quan là giải thích và cải tạo thế giới mà buộc con người
phải tác động trực tiếp vào các sự vật hiện tượng bằng hoạt động thực tiễn của
mình.

VD: Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của con người cần phải đo đạc diện
tích và đo lường sức chứa của cái bình, từ sự tính toán thời gian và sự chế tạo cơ
khí mà toán học ra đời và phát triển.
Hoặc sự xuất hiện học thuyết mác xít vào những năm 40 của thế kỷ 19
cũng bắt đầu từ hoạt động thực tiễn của các phong trào đấu tranh của giai cấp
công nhân chống lại giai cấp tư sản bấy giờ.
VD: Khám phá và giả mã bản đồ gen người cũng ra đời từ chính hoạt
động thực tiễn, từ nhu cầu đòi hỏi phải chữa trị những căn bệnh nan y và từ nhu
cầu tìm hiểu, khai thác những tiềm năng bí ẩn của con người.
Suy cho cùng không có mộy lĩnh vực tri thức nào mà lại không xuất phát
từ thực tiễn, không nhằm vào việc phục vụ, hướng dẫn thực tiễn. Do vậy, nếu
thoát li thực tiễn, không dựa vào thực tiễn thì nhận thức sẽ xa rời cơ sở hiện thực
nuôi dưỡng sự phát sinh, tồn tại và phát triển của mình.
Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của lí luận mà còn là vì nhờ hoạt
động thực tiễn mà giác quan của con người ngày càng hoàn thiện.
10


VD: Nhờ việc thêu ren mà bàn tay của người lao động trở nên khéo léo
hơn, khả năng phân biệt màu sắc và ánh sáng của thị giác trở nên tinh xảo hơn.
Hoặc là từ công việc điều hành, tổ chức quản lí sản xuất, tính toán hiệu
quả lao động mà đồi hỏi nhà quản lí doanh nghiệp phải có tư duy nhạy bén, năng
động hơn, thói quen và nề nếp làm vệc khoa học hơn.
Qua phân tích trên, dễ dàng thấy rõ vai trò của thực tiễn đối với lí luận.
Quan điểm này yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ
sở thực tiễn, đi sâu đi sát thực tiễn, coi trọng việc tổng kết thực tiễn, nghiên cứu
lí luận phải liên hệ với thực tiễn “học đi đôi với hành”.
1.3.2 Thực tiễn phải được chỉ đạo bởi lí luận, ngược lại lí luận phải
được vận dụng vào thục tiễn, tiếp tục bổ sung và phát triển trong thực tiễn.
C.Mác đã từng nói: “người thợ xây không bao giờ tinh xảo như con ong

xây tổ, nhưng người thợ xây hơn hẳn con ong ở chỗ, trước khi xây dựng một
công trình, họ đã hình thành được hình tượng của công trình ấy trong đầu mình”
[5.368].Tức là hoạt động của con người là hoạt động có ý thức. Ban đầu hoạt
động của con người chưa có lí luận chỉ đạo, song con người phải hạot động để
đáp ứng nhu cầu tồn tại của mình. Thông qua đó con người khái quát thành lí
luận. Từ đó, những hoạt động của con người muốn có hiệu quả nhất thiết phải có
lí luận soi đường. Chính nhờ lí luận soi đường, hoạt động của con người mới trở
thành tự giác, có hiệu quả và đạt được mục đích mong muốn.
Lí luận là “kim chỉ nam” cho hành động, soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực
tiễn. Lê nin viết: “không có lí luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào
cách mạng”.
Lí luận một khi thâm nhập vào quần chúng thì biến thành sức mạnh vật
chất, lí luận có thể dự kiến được sự vận động của sự vật trong tương lai, chỉ ra
những phương hướng mới cho sự phát triển của thực tiễn. Nhờ có lí luận khoa
học mới làm cho hoạt động của con người trở nên chủ động, tự giác, hạn chế
tình trạng mò mẫm, tự phát. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ví: “không có lí
luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi”.

11


Tuy nhiên cũng phải thấy rằng, do tính gián tiếp, tính trừu tượng cao trong
sự phản ánh hiện thực nên lí luận có khả năng xa rời thực tiễn và trở thành ảo
tưởng. Vì thế, không được cường điệu vai trò của lí luận, mặt khác không được
xem nhẹ thực tiễn và tách lí luận với thực tiễn. Điều đó cũng có nghĩa là phải
quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lí luận và thực tiễn trong nhận thức khoa
học và hoạt động cách mạng.
1.3.3 Sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn bắt nguồn từ mối quan hệ
giữa con người với thế giới khách quan.
Con người luôn tác động tích cực vào thế giới khách quan- tự nhiên và xã

hội, cải biến thế giới khách quan bằng thực tiễn. Trong quá trình đó, sự phát
triển nhận thức của con người và sự biến đổi thế giới khách quan là hai mặt
thống nhất. Điều đó quy định sự thống nhất biện chứng giữa lí luận và thực tiễn
trong hoạt động sinh tồn của cá nhân và cộng đồng.
Trong triết học Mác xít và trong chủ nghĩa Mác- Lênin, sự thống nhất
giữa lí luận và thực tiễn như một thuộc tính vốn có, một đòi hỏi nội tại. Nguyên
tắc này có ý nghĩa to lớn trong nhận thức khoa học và hoạt động thực tiễn. Hoạt
động lý luận và hoạt động thực tiễn thống nhất với nhau dưới nhiều hình thức và
trình độ biểu hiện khác nhau. Lý luận bắt nguồn từ thực tiển, phản ánh(khái
quát) những vấn đề đời sống sinh động. nhưng tính thước đo cao thấp của lý
luận với thực tiễn biểu hiện trước hết ở chỗ lý luận đó phải hướng hẳn về đời
sống hiện thực, để giải quyết những vấn đề do chính sự phát triển của thực tiễn
đặt ra, và như vậy lý luận góp phần thúc đẩy thực tiễn phát triển, bởi vì ở bên
ngoài sự thống nhất lý luận và thực tiễn, tự thân lý luận không thể biến đổi được
hiện thực, nói cách khác, hoạt động lý luận không có mục đích tự thân mà vì
phục vụ thực tiễn, để cải tạo thực tiễn.Trên cơ sở nhận thức và vận dụng nguyên
tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn phải chống bệnh kinh nghiệm và bệnh
giáo điều. Chúng ta coi trọng kinh nghiêm thực tiễn và không ngừng tích luỹ
vốn kinh nghiệm quý báu đó. Song chỉ dừng lại ở mức độ kinh nghiệm,thoả mãn
với vốn kinh nghiệm của bản thân, coi kinh nghiệm là tất cả, tuyệt đối hoá kinh
nghiệm đồng thời coi nhẹ lý luận, ngại học tập, nghiên cứu lý luận, không quan
12


tâm tổng kết kinh nghiệm để đề xuất lý luận thì sẽ rơi vào lối suy nghĩ giãn đơn,
tư duy áng chừng, đại khái, phiến diện thiếu lô gíc, tính hệ thống, do đó, trong
hoạt động thực tiễn thì mò mẫm, tuỳ tiện, thiếu tính đồng bộ về lý luận trong tất
cả các lĩnh vực do vậy dễ rơi vào bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa.
Mặt khác, thái độ thực sự coi trọng lý luận đòi hỏi phải ngăn ngừa bệnh
giáo điều. Nếu tuyệt đối hoá lý luận, coi lý luận là bất di bất dịch, việc nắm lý

luận chỉ dừng lại ở nguyên lý chung chung trừu tượng không chú ý đến những
hoàn cảnh lịch sử cụ thể của sự vận dụng lý luận thì dễ mắc bệnh giáo điều.
Thực chất những sai lầm của bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều là vi
phạm nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, để ngăn ngừa, khắc phục
có hiệu quả hai căn bệnh trên phải coi trọng cả lý luận và thực tiễn.
Nguyên tắc thống nhất lý luận và thục tiễn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
đối với việc nghiên cứu, giải quyết các vấn đề của quá trình phát triển xã hội,
nhất là trong thời đại ngày nay khi thực tế cuộc sống đang đặt ra và đòi hỏi phải
giải quyết rất nhiều những vấn đề lý luận và thực tiễn nảy sinh của việc xây
dựng, phát triển đời sống kinh tế, văn hoá của xã hội.Hơn lúc nào hết lý luận
Mác-Lênin trong sự thống nhất cao với thực tiễn phải thể hiện vai trò hướng
dẫn, chỉ đạo trong công việc, giải quyết những vấn đề cấp bách và trọng đại do
cuộc sống hiện thực đặt ra cho chúng ta trong công cuộc công nghiệp hoá-hiện
đại hoá đất nước hiện nay.Những thành quả mà chúng ta có được ngày hôm nay
là kết quả của sự năng động, sáng tạo của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình
vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lí luận và thực tiễn vào hoàn cảnh lịch sử
Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
CHƯƠNG II: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG LỚN VỀ CHÍNH SÁCH XÃ
HỘI VIỆT NAM
2.1. Vận dụng sáng rạo chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
vào điều kiện cụ thể của đất nước.

13


Ngày nay, công cuộc đổi mới xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ và phức tạp, đòi hỏi lí luận phải đi sâu
nghiên cứu để đáp ứng những yêu cầu đó.
VD:Vấn đề lí luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên ở nước ta, về
kinh tế thị trường, về hoàn chỉnh hệ thống quan điểm, đổi mới…Qua việc làm

sáng tỏ những vấn đề này chắc chắn lí luận sẽ góp phần đắc lực vào sự nghiệp
đổi mới ở nước ta.
Chính chủ nghĩa Mác- Lênin là tiêu biểu cho sự gắn bó mật thiết giữa lí
luận và thực tiễn trong quá trình hình thành và phát triển của nó. Lí luận MácLênin là sự khái quát thực tiễn cách mạng và lịch sử xã hội, là sự đúc kết những
tri thức kinh nghiệm và tri thức lí luận trên những lĩnh vực khác nhau. Sức mạnh
của nó là ở chỗ nó gắn bó hữu cơ với thực tiễn xã hội, được kiểm nghiệm, được
bổ sung và phát triển trong thực tiễn. Vì vậy trong quá trình lãnh đạo cách mạng,
đặc biệt trong quá trình đổi mới đất nước Đảng Cộng Sản Việt Nam đã khẳng
định phải “kiên định và vận dụng sáng tạo góp phần phát triển chủ nghĩa MácLênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”
VD: Đảng ta đã đề ra cương lĩnh để thực hiện. Trải qua 15 năm tại Đại hội
X Đảng đẫ khẳng định tính đúng đắn của cương lĩnh, điều chỉnh, bổ sung một số
điểm và đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu lí luận tổng kết thực tiễn để bổ sung và
phát triển cho phù hợp với tình hình giai đoạn mới, trình Đại hội XI.
Trong công cuộc đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và
có ý nghĩa lịch sử: Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội có sự thay đổi
cơ bản và toàn diện. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện
rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết được cũng cố và tăng cường.
Chính trị xã hội ổn định. Quốc phòng an ninh được giữ vững. Vị thế của nước ta
trên trường quốc tế được nâng cao. Tạo thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi
lên với triển vọng tốt đẹp. Nhân thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội của Đảng và nhân dân ngày càng sáng tỏ hơn. Hệ thống quan
14


điểm lí luận về công cuộc đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình thành trên những nét cơ bản.
2.2. Những định hướng lớn về chính sách xã hội.
2.2.1. Về kinh tế
Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội

chủ nghĩa: Kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng
được cũng cố và mở rộng. Ngoài ra kinh tế tư bản tư nhân, tư bản nhà nước…
Các hình thức sở hữu hỗn hợp và đan kết với nhau hình thành các tổ chức đa
dạng.
Xoá bỏ triệt để cơ chế quản lí tập trung quan liêu, bao cấp, hình thành cơ
chế thị trường có sự quản lí của nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách
và các công cụ khác.
Khoa học công nghệ giữ vai trò then chốt trong sự phát triển lực lượng
sản xuất và nâng cao trình độ quản lí, bảo đảm chất lượng và tốc độ phát triển
của nền kinh tế.
Giáo dục và đào tạo gắn liền với sự nghiệp phát triển kinh tế, phát triển
khoa học kỹ thuật, xây dựng văn hoá mới và con người mới. Nhà nước có chính
sách thực hiện toàn diện giáo dục phổ cập, học phải đi đôi với hành.
2.2.2. Về xã hội
Phát huy nhân tố con người trên cơ sở bảo đảm công bằng quyền lợi. Kết
hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, đời sống vật chất với tinh thần.
Kết hợp và phát huy đầy đủ vai trò của xã hội, các đoàn thể, nhà trường,
gia đình, từng tập thể lao động và tập thể cư dân trong việc chăm lo bồi dưỡng
hình thành con người mới …
2.2.3. Về an ninh- quốc phòng
Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, lãnh thổ toàn vẹn của tổ quốc. Kết
hợp các lực lượng và biện pháp phòng ngừa, giáo dục.

15


Chăm lo nâng cao phẩm chất cách mạng, trình độ chính trị, văn hoá kết
hợp với rèn luyện kỹ thuật nghiệp vụ cho các lực lượng vũ trang. Bảo đảm đời
sống vật chất, tinh thần của cán bộ và chiến sỹ phù hợp với tính chất hoạt động
của quân đội nhân dân và công an nhân dân.

2.2.4 Về chính sách đối ngoại
Tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc
đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân
thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc,dân chủ và tiến bộ xã hội.
Đảng Cộng Sản Việt Nam trước sau như một ủng hộ các đảng cộng sản và
công nhân, các phong trào cách mạng trong công cuộc đấu tranh vì những mục
tiêu chung của thời đại.
Áp dụng vào thực tiễn của đất nước bên cạnh nỗ lực không ngừng đổi
mới. Đảng và nhà nước đã tích luỹ thêm nhiều kinh nghiệm lãnh đạo và quản lí.
2.3. Bài học lớn:
Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ
nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đổi mới không phải từ bỏ mục tiêu
chủ nghĩa xã hội mà là làm cho chủ nghĩa xã hội được nhận thức đúng đắn hơn
và xây dựng có hiệu quả hơn. “ Đổi mới không phải là xa rời mà là nhận thức
đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, lấy đó làm nền tảng tư tưởng của Đảng và kim chỉ nam cho hành động
cách mạng”. [4.157]
Đổi mới toàn diện, đồng bộ có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm
phù hợp. Phải đổi mới từ nhận thức, tư duy đến hoạt động thực tiễn. Từ kinh tế,
chính trị, đối ngoại đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động sáng tạo
của nhân dân xuất phát từ thực tiễn, nhạy bén với cái mới. Dựa vào nhân dân
xuất phát từ thực tiễn và thường xuyên tổng kết thực tiễn, phát hiện nhân tố mới,
từng bước tìm ra quy luật phát triển, đó là chìa khoá của thành công.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CHO VIỆC ỨNG DỤNG TỐT HƠN
NỮA MỐI QUAN HỆ GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
3.1. Phát huy hiệu quả của mối liên hệ giữa lí luận và thực tiễn.
16



Trong các kỳ đại hội, Đảng ta bao giờ cũng chú trọng tổng kết hoạt động
thực tiễn đúc rút thành lí luận và lí luận sẽ định hướng soi đường cho hoạt động
thực tiễn tiếp theo. Thành tựu của công cuộc đổi mới trong những năm qua đã
chứng minh sinh động điều này. Mọi chủ trương đường lối của Đảng đều xuất
phát từ thực tiễn, thúc đẩy thực tiễn phát triển, sự linh hoạt trong vận dụng các
quan điểm của triết học Mác- Lênin vào việc hoạch định đường lối cách mạng
của Đảng đã và đang chứng minh chúng ta đã có quan điểm thực tiễn khi thực
hiện công cuộc đổi mới đất nước vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công
bằng và văn minh như Bác Hồ kính yêu thường mong ước.
3.1.1. Ứng dụng trong bộ môn Ngữ văn
3.1.1.1 Đối với nhà văn.
Phát triển tư tưởng của Mác trong Luận cương phơ bách về triết học
không những chỉ nhằm “giải thích đúng đắn về thế giới mà quan trọng hơn là cải
tạo thế giới”. Trong Bút ký triết học Lênin viết: “ý thức con người không chỉ
phản ánh thế giới khách quan mà còn sáng tạo ra thế giới khách quan”.Như thế
có nghĩa là nhận thức không phải để nhận thức, mà nhằm một mục đích nhất
định. Ở nhận thức nói chung là vậy, ở văn nghệ một hình thái ý thức đặc thù
cũng vậy. Nhưng đúng như Mác nói: “vũ khí phê phán dĩ nhiên không thể thay
thế sự phản ánh bằng vũ khí, và phải có lực lượng vật chất mới đánh đổ lực
lượng vật chất, nhưng ngay cả lí luận nữa cũng trở thành lực lượng vật chất khi
nó thâm nhập vào quần chúng”. Như vậy có nghĩa là ý thức nói chung, văn nghệ
nói riêng sẽ góp phần sáng tạo ra thế giới khách quan bằng cách tác động vào
hoạt động thực tiễn.
Với nhà văn thực tiễn không phải là gì khác, mà chính là hoạt động của
quần chúng theo đường lối chính sách hoàn toàn đúng đắn của Đảng tiền phong.
Một tác phẩm văn học là tốt nếu nó góp phần thúc đẩy sự nghiệp cách mạng tiến
lên.
Cũng như Mác trước kia, Lênin cho rằng thước đo của chân lí, sự kiểm tra
nhận thức của con người là ở thực tiễn. Dĩ nhiên con đường trực quan-tư duy
17



-thực tiễn luôn luôn được lặp đi lặp lại. Mặc dù vậy, sự kiểm tra chân lí cuối
cùng vẫn là ở thực tiễn, chứ không phải ở bản thân tư duy. Nghĩa là ngay cả ở tư
duy đã nhiều lần được kiểm nghiệm qua thực tiễn cũng vậy, bởi vì thực tiễn là
vô cùng phức tạp và luôn luôn vận động không ngừng, cho nên sự kiểm nghiệm
tư duy qua thực tiễn sẽ không bao giờ là lần cuối cùng.
VD:Sự ra đời của một tác phẩm văn học với tư cách là kết quả trực tiếp
của tư duy nghệ sỹ, vốn cũng đã nhiều lần kiểm nghiệm qua thực tiễn trước khi
hình thành hoàn chỉnh lần cuối cùng. Sự đánh giá tác phẩm qua thực tiễn đều là
cần thiết và đúng đắn. Nhưng người đánh giá tác phẩm ở đây không ai khác là
những nhà phê bình chuyên môn. Họ chính là một bộ phận trong guồng máy của
thực tiễn. Bên cạnh đó cần chú ý đến ý kiến của quần chúng nhân dân.
Như vậy đối với một nhà văn khi sáng tác những tác phẩm theo một
khuynh hướng, một trào lưu nào đó đều xuất phát từ thực tiễn cuộc sống. Nam
Cao đã viết: “nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng
lừa dối, nghệ thuật chỉ là tiếng kêu đau khổ kia thoát ra từ kiếp lầm than”. Bằng
quan điểm sáng tác này, bằng thực tiễn cuộc sống nhà văn đã phát triển lí luận
sáng tác của mình trở thành có mục đích có lí tưởng.
3.1.1.2 Đối với người dạy và học văn
Việc hình thành và bồi dưỡng năng lực cảm thụ thẩm mĩ cho học sinh là
một việc làm cần thiết. Làm được điều đó chính là ở bộ môn Ngữ văn. Học sinh
tiếp xúc với văn học ngay từ nhỏ thông thường là kết hợp với nghệ thuật như
qua lời ru của mẹ, nghe hát, xem kịch….Tuỳ từng mức độ các em đã phân biệt
được cái gì tốt, cái gì xấu, cái gì hay, cái gì không hay…Khi đến trường, qua
từng tác phẩm văn học cái cảm xúc tự nhiên ban đầu ấy trở thành cái có ý thức,
cái đúng đắn.
VD: Câu ca dao: “con cò bay lả bay la” có cái đẹp tự nhiên cả về hình ảnh
lẫn nhịp điệu. Tuy không miêu tả con cò có màu trắng, dáng dấp của nó trong
câu thơ. Nhưng cái nhịp “ bay lả bay la” lại là một sắc thái uyển chuyển, nét đẹp

thơ mộng trong sáng của đồng quê. Con cò bay vào trong thơ cũng là con cò bay
18


vào trí tưởng tượng của trẻ em làm cho em thấy cuộc sống thi vị hơn, đáng yêu
hơn, tất nhiên những cái đó ban đầu trẻ em chỉ nhận thức như một cái gì bất
chợt, tự nhiên, không diễn tả ra sao cả.
Để đưa năng lực tư duy, tưởng tượng đó người thầy đã phải truyền thụ
một lượng kiến thức về lí luận văn học, dựa vào những cơ sở, phương hướng
thưởng thức tác phẩm. “ Trong thực tiễn học văn và dạy văn, một khi học sinh
đã cảm thụ tốt, tư duy tốt thì họ càng không thể nào diễn tả bằng văn học được”
[2.614].Baolô, nhà mỹ học, nhà lí luận của chủ nghĩa cổ điển Pháp thế kỷ XVII
khuyên các nhà văn: “trước khi học viết phải học suy nghĩ đã”
Chính vì vậy người thầy dạy văn phải trang bị cho học sinh hệ thống khái
niệm lí luận văn học là bước đầu tiên. Sau này khi học sinh phát triển trưởng
thành thì cái vốn tri thức ấy sẽ trở thành quen thuộc và vận dụng thành thạo vào
các tác phẩm cụ thể. Quay trở lại, thông qua những tác phẩm cụ thể đó khả năng
tư duy lí luận của các em ngày càng được nâng lên.
3.1.2 Ứng dụng vào các môn khoa học tự nhiên khác.
Giáo dục, đào tạo phải đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, kết hợp giữa
lí luận và thực tiễn “học đi đôi với hành”. Hay nói cách khác gắn chất lượng đào
tạo với yêu cầu thực tế : Cần cân đối giữa lí thuyết và thực hành, tất cả những gì
truyền tải cho học sinh không phải chỉ trên giấy tờ mà phải băng thực tiễn. Bởi
cũng chính từ đây ra đời một nghành khoa học mới khoa học lí luận.
3.2. ghiên cứu tổng kết thực tiễn để hoàn thiện lí luận
Kinh nghiệm hoạt động của con người là cơ sở để hình thành lí luận. Đó
là tri thức trực tiếp góp phần tích cực vào quá trình tồn tại của loài người.
Nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm thực tiễn Việt Nam và quốc tế để tiếp
tục hoàn thiện lí luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam chính là thể hiện cụ thể tính thống nhất giữa lí luận và thực tiễn trong

hoạt động cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
VD:Từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta và lịch sử phát triển
chủ nghĩa xã hội thế giới, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Đảng Cộng
19


Sản Việt Nam đã thông qua những đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa xã hội nước ta
và khẳng định: “ Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ
nghĩa xã hội bỏ qua chế độ Tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí
thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng Tư bản chủ nghĩa.
Nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ
Tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ để phát triển nhanh lực
lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”. Hội nghị lần thứ năm Ban chấp
hành Trung Ương Đảng khoá I X đánh giá: “ Công tác lí luận chưa theo kịp sự
phát triển và yêu cầu của cách mạng” và nhấn mạnh “Đẩy mạnh tổng kết thực
tiễn, nghiên cứu lí luận, góp phần làm rõ hơn nữa con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội ở nước ta”.

C. KẾT LUẬN
1. Dòng thời gian luôn luôn thay đổi nhưng những gì là nhận thức, là tư
duy, là hiện thực thì luôn tồn tại và phát triển. Nó làm giàu thêm cho kho tàng tri

20


thức của nhân loại. Bởi lí luận và thực tiễn là những phạm trù cơ bản, nền tảng
của triết học Mác- Lênin.
2. Xã hội loài người buổi nguyên sơ chỉ là những hoạt động duy trì sự
tồn tại của mình. Chính việc vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lí luận và thực
tiễn đã đưa xã hội loài người không còn mò mẫm, lúng túng. Sự kết hợp này như

một “kim chỉ nam” soi đường, chỉ đạo và phục vụ lẫn nhau.
3. Nguyên tắc thống nhất giữa lí luận và thực tiễn là một trong những
nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin nói chung, của triết học Mác- Lênin
nói riêng. Đây không chỉ là nguyên tắc được đề xuất trong nhận thức luận mà
còn là lí luận của chủ nghĩa Mác- Lênin cho quá trình hình thành tri thức khoa
học, tri thức lí luận và phương pháp luận cho hoạt động cải tạo hiện thực khách
quan vì mục đích tiến bộ xã hội.
4. Việc làm bài tiểu luận về: Xây dựng chính sách xã hội thông qua
việc vận dụng nguyên tắc lí luận và thực tiễn.Hy vọng sẽ đưa đến một cái nhìn
mới hơn. Nhưng đây là vấn đề phức tạp người làm tiểu luận chỉ dừng lại ở một
khía cạnh nhỏ. Do điều kiện khách quan và chủ quan, nhất là sự khó khăn trong
việc thâm nhập và hiểu sâu triết học Mác- Lênin. Dù rất cố gắng nhưng không
tránh khỏi hạn chế, hy vọng sẽ có dịp tìm hiểu một cách sâu sắc hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Trọng Hoàn (2002) Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy
học N.x.b Giáo dục, HN.
21


[2] Phương Lựu (1997) Lí luận văn học N.x.b Giáo dục,HN.
[3] Các Mác và Ăng ghen (1994) Toàn Tập N.x.b Chính trị quốc gia,
HN.
[4] Đào Duy Quát (2008) Tài liệu học tập chính trị N.x.b Chính trị quốc
gia, HN.
[5] Đoàn Quang Thọ (2008) Giáo trình triết học N.x.b Chính trị- Hành
chính, HN.
[6] Từ ĐiểnTriết Học (1996) N.x.b Tiến bộ Mát xít cơva.( bản tiếng việt)
[7] Nguyễn Hữu Vui. Nguyễn Ngọc Long (2003) Giáo trình triết học
Mác Lênin N.x.b Chính tri quốc gia, HN.


22



×