Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Một số giải pháp phụ đạo học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kĩ năng môn Toán lớp 4C trường Tiểu học, năm học 2018 – 2019.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.04 KB, 14 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: …….
1. Tên sáng kiến:
Một số giải pháp phụ đạo học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kĩ năng môn
Toán lớp 4C trường Tiểu học, năm học 2018 – 2019.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Tác nghiệp trong giáo dục
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
* Nhiệm vụ được giao: Giáo viên chủ nhiệm lớp 4C, Trường Tiểu học
3.1.Thực trạng trước khi đổi mới:
- Học sinh lớp 4 trường tôi đang tham gia giảng dạy và công tác.
- Chương trình, nội dung tài liệu hướng dẫn học theo mô hình trường học
mới Việt Nam.
- Chương trình toán lớp 4 là một bộ phận của chương trình môn toán ở
tiểu học. Việc thực hiện đổi mới cấu trúc, nội dung và phương pháp dạy học,
mục tiêu chương trình, yêu cầu giáo viên trang bị cho học sinh một số chuẩn
kiến thức và kĩ năng cơ bản để các em áp dụng vào học tập và cuộc sống.
- Để các em nắm được các kiến thức cơ bản và kỹ năng toán lớp 4, tạo
điều kiện cho các em học tốt môn toán, hứng thú khi học toán, thực hiện tốt chỉ
tiêu được giao. Ngoài ra, môn toán còn rèn cho học sinh các phẩm chất như: tính
cẩn thận, tính sáng tạo, trí tưởng tượng và óc quan sát. Tuy nhiên trong thực tế
học sinh còn yếu toán, tiếp thu bài quá chậm không nắm được kiến thức cơ bản.
Các em còn lơ là trong việc học toán ảnh hưởng đến giờ học của các em trong
thời gian kế tiếp. Một số học sinh nắm không đầy đủ lượng kiến thức đã học. Vì
vậy việc tiếp thu kiến thức mới và vận dụng kiến thức cũ vào làm bài tập gặp rất
nhiều khó khăn. Do đó việc lắp chỗ hỏng kiến thức toán giúp học sinh nắm một
cách có hệ thống kiến thức theo chuẩn kiến thức kỹ năng qui định là cần thiết.
Để khắc phục tình trạng đó bản thân tôi đã tiến hành khảo sát, tìm hiểu nguyên




nhân và đề ra một số giải pháp giúp học sinh học toán tốt và yêu thích môn toán.
Qua thời gian công tác và giảng dạy lớp 4 tôi nhận thấy, khi dạy toán cho học
sinh, đã gặp phải một số ưu điểm và nhược điểm sau:
* Ưu điểm:
-Về phía học sinh: Học sinh được trang bị đầy đủ tài liệu hướng dẫn học
và đồ dùng học tập.
+ Học sinh thích học theo mô hình VNEN (vì lớp được trang bị đẹp, các
em được bày tỏ những suy nghĩ, thể hiện những niềm vui của các em trong cuộc
sống, học sinh yếu được sự hỗ trợ, giúp đỡ của giáo viên và các nhóm trưởng. )
- Về phía giáo viên: Được nhà trường quan tâm đến mọi hoạt động của
lớp học VNEN, trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồ dùng khá đầy đủ.
+ Thường xuyên được tập huấn bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ.
+ Ban giám hiệu nhà trường đã đưa công tác phụ đạo học sinh chưa đạt chuẩn
kiến thức kĩ năng là yêu cầu đánh giá giáo viên chủ nhiệm lớp.

- Về phía phụ huynh: Phụ huynh quan tâm quá trình học tập của con em
nên đã cùng giáo viên trang trí lớp học, chuẩn bị các đồ dùng cần thiết cho học
sinh, tạo điều kiện ban đầu về cơ sở vật chất cho quá trình học tập được diễn ra
một cách thuận lợi nhất.
* Nhược điểm:
- Về phía học sinh: Trình độ nhận thức của các em trong lớp không đồng
đều. Lớp 4 là lớp gần cuối cấp của bậc tiểu học nên kiến thức có phần đòi hỏi
cao hơn mà các em vẫn còn quen với cách học các lớp dưới. Vì vậy, các em còn
chưa nắm bắt kịp kiến thức mới dẫn đến việc tiếp thu bài và động cơ học tập
chưa cao.
+ Một số em hỏng kiến thức ngay từ lớp đầu cấp dẫn đến không tập
trung học khi ở trong lớp vì không theo kịp bạn bè. Không hiểu đề, không nắm
được dạng toán, không biết vận dụng công thức vào giải toán.

+ Kỹ năng tự học của các em còn hạn chế.
- Về phía giáo viên: Một số giáo viên vẫn chưa thật sự quan tâm đến các đối
tượng học sinh yếu toán cần được giúp đỡ, hỗ trợ dạy học một cách đặt biệt. Giáo viên


chỉ giao cho các nhóm trưởng nên các em chưa có sự hỗ trợ kịp thời của giáo viên.

+ Một số giáo viên kỹ năng quán xuyến lớp còn hạn chế nên khó phát
hiện học sinh gặp khó khăn để giúp đỡ.
- Về phía phụ huynh: Phần lớn phụ huynh trên địa bàn làm nghề nông
hoặc xa quê lập nghiệp gởi con cho ông bà, hoàn cảnh khó khăn nên ít có điều
kiện học tập; nhiều phụ huynh có trình độ thấp nên không chỉ dạy cho học sinh ở
nhà và không quan tâm đến việc học tập của các con.
+ Một số phụ huynh vẫn còn tâm lí e ngại khi con em mình học mô
hình mới này.
+ Có nhiều phụ huynh hướng dẫn các em giải toán nhưng theo cách
hiểu của mình nên khiến các em thiếu tin tưởng.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
3.2.1. Mục đích của giải pháp:
- Mục đích chung: Một số giải pháp phụ đạo học sinh lớp 4C chưa đạt
chuẩn kiến thức kĩ năng môn Toán năm học 2018 – 2019 trường Tiểu học nhằm
giúp học sinh yếu làm toán được tốt hơn. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện, góp phần vào sự thành công trong việc thực hiện mô hình
trường học mới VNEN.
- Mục đích cụ thể:
+ Nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường
+ Cân bằng trình độ nhận thức cho các em.
+ 100% học sinh đạt chuẩn kiến thức kĩ năng môn toán
+ Kích thích sự ham học của các em.
3.2.2. Nội dung giải pháp:

3.2.2.1. Tên giải pháp:
- Giải pháp 1: Phân loại trình độ nhận thức của học sinh.
- Giải pháp 2: Kèm cặp học sinh tính chậm.
- Giải pháp 3: Củng cố ý thức học tập cho các em.
- Giải pháp 4: Tạo môi trường học tập thân thiện.
- Giải pháp 5: Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ để hướng dẫn các em


học ở nhà.
3.2.2.2. Triển khai giải pháp:
Giải pháp 1: Phân loại trình độ nhận thức của học sinh.
Vào đầu năm học, tôi đã tiến hành cho học sinh làm bài khảo sát. Dựa vào
kết quả khảo sát để phân loại mạch kiến thức của các em như yếu phần cộng,
trừ, nhân, chia, tính toán chậm và không nắm cách tính, không hiểu đề bài hoặc
không biết cách vận dụng công thức để làm bài tập… Tìm hiểu lý do học yếu
từng em, từ đó lên kế hoạch bồi dưỡng và phụ đạo thích hợp với từng đối tượng
học sinh, đảm bảo yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình giáo dục.
Trong quá trình thiết kế bài học, tôi đã cân nhắc các mục tiêu của bài học nhằm
tạo điều kiện cho các em học yếu được củng cố thêm kiến thức.
Giải pháp 2: Kèm cặp học sinh tính chậm
- Lập danh sách tất cả những học sinh yếu và tổ chức cho các em học phụ
đạo trái buổi. Tôi ôn lại những kiến thức cũ có liên quan đến nội dung những bài
học sẽ học trong tuần kế tiếp và đồng thời cho các em thực hành lại những kiến
thức đã học ở tuần trước bằng cách cho những bài tập vừa sức với học sinh.
Chẳng hạn: trước khi học phần phép chia, tôi ôn cho học sinh về phép chia cho
số có 1 chữ số, đồng thời ôn lại bảng chia nhằm giúp các em dễ dàng ước lượng
tìm thương của phép chia với số có 2,3 chữ số.
- Trong quá trình giảng dạy trong lớp mình, tôi luôn chú ý quan tâm đặc

biệt đến những học sinh này. Khi có những câu hỏi hay bài tập tương tác vừa sức

thì tôi gọi các em lên trả lời câu hỏi hay làm bài tập, khen ngợi các em khi các
em trả lời đúng và làm bài chính xác,…
- Đối với những em không biết tính thì tôi từng bước hướng dẫn để các
em hiểu: cộng có nghĩa là thêm vào, trừ là bớt đi. Khi thực hiện các phép tính
này, tôi cho các em thực hiện qua hình ảnh trực quan để các em quan sát, cầm,
nắm, sờ vào và thực hành đếm . Cứ như vậy dần dần các em sẽ nhớ và biết cách
tính.
- Phân công các em học khá, giỏi kèm em tính toán còn chậm, thực hành
đôi bạn cùng tiến. Thi đua giữa các tổ với nhau sẽ giúp các em có tinh thần đoàn


kết dẫn đến hợp tác nhịp nhàng và hiệu quả nhất. Trước khi vào học 15 phút đầu
giờ, các tổ trưởng kiểm tra và báo lại cho giáo viên để tôi có hướng kèm cặp và
phụ đạo.
-Do là học sinh yếu nên việc hiểu và nhớ của các em còn chậm và mau
quên. Các kiến thức cũ phải được giáo viên cũng cố lại nhiều lần khi có liên
quan đến nội dung bài mới, giúp các em biết được mối liên hệ, biết phân biệt,
biết được sự chuyển tiếp giữa các dạng nội dung với nhau. Chẳng hạn phải cho
học sinh thấy rõ sự khác biệt của các dạng toán có mối liên quan với nhau như
tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó, tìm 2 số khi biết hiệu tỉ số của 2 số đó,
tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó bằng cách cho các em xem 3 đề toán
thuộc 3 dạng này và chỉ rõ sự khác nhau giữa chúng.
-Trong từng mạch kiến thức giáo viên cần chốt lại cách thực hiện bằng lời
nói đơn giản, dễ hiểu nhằm khắc sâu kiến thức cho học sinh. Nói rõ hơn đó là
giúp học sinh thấy rõ cách nhớ của từng đơn vị kiến thức.
* Ví dụ:
+ Để nắm cách tìm thành phần chưa biết của phép tính: Số bị chia và số
chia, thừa số, số hạng, số trừ và số bị trừ không bị lẫn lộn, ta có thể cho học sinh
nắm cách nhận biết đơn giản nhất: Thực hiện tính trừ cho số trừ, thực hiện tính
chia cho số chia (Tìm các thành phần còn lại; tìm số bị trừ ; thực hiện cộng,

tính nhân khi tìm số bị chia…)
+ Đổi đơn vị: từ đơn vị lớn đổi ra đơn vị nhỏ hơn: ta thực tính nhân
(2kg =….g . Ta có: 2 x 1000 = 2000 g ) và ngược lại từ đơn vị nhỏ đổi ra
đơn vị lớn ta thực hiện tính chia (chẳng hạn: 36000 kg = …..tấn, ta có: 36000:
1000 = 36 tấn )
+ Khi phụ đạo về phép chia ở 1,2 tiết đầu tôi cho các em làm việc nhóm
đôi, tôi quan sát thấy nhóm nào thực hiện chia tốt sẽ cho các em làm việc cá
nhân. Đôi lúc tổ chức cho các em thi đua thực hiện phép chia, đố vui về bảng
nhân, bảng chia. Hay khi dạy về đơn vị đo thời gian giây tôi cho học sinh quan
sát sự chuyển động trên mặt đồng hồ có 3 kim và nêu khoảng thời gian kim giây
đi từ một vạch nhỏ đến vạch nhỏ liền kề là 1 giây, khoảng thời gian kim giây đi


hết một vòng trên đồng hồ là 60 giây tức là 1 phút, và giới thiệu 1 phút bằng 60
giây.
-Khi giảng dạy giáo viên chú ý theo dõi học sinh yếu, khuyến khích các
em học tập tích cực phát biểu ý kiến. Đặt những câu hỏi dễ, cho những bài tập
vừa sức. Đối với mục tiêu quan trọng cơ bản của tiết học, giáo viên thường
xuyên gọi các em yếu thực hành nhiều hơn. Có thể chia nhỏ bài tập hoặc cho
thêm nhiều bài tập trắc nghiệm với mức độ yêu cầu vừa sức với các em, giúp các
em khắc phục tính ngại khó, giúp các em hiểu các thuật ngữ, cách suy luận, chỉ
rõ những kiến thức quan trọng cần khắc sâu, cần nhớ kĩ.
Giải pháp 3: Củng cố ý thức học tập cho các em.
- Muốn các em ham thích và say mê tìm tòi, khám phá kiến thức mới thì
trước hết tôi đã giáo dục ý thức học tập cho các em. Phải làm sao các em luôn
hứng thú, năng động tiếp thu bài một cách khoa học tránh để các em đứng bên lề
của tiết học. Trong mỗi tiết học, tôi luôn nghiên cứu kĩ nhằm liên hệ nhiều kiến
thức vào thực tế để các em thấy được ứng dụng và tầm quan trọng của môn học
trong thực tiễn.
- Trong dạy học cần phân hóa đối tượng học tập trong từng hoạt động,

dành cho những đối tượng này những câu hỏi dễ, những bài tập đơn giản để các
em luôn tự tin trình bày kết quả của mình trước lớp, từng bước giúp các em tìm
được vị trí của mình trong lớp học, giúp các em tự tin vào bản thân để ý thức
học tập của các em ngày một cao hơn.
- Khuyến khích, động viên đúng lúc khi các em có tiến bộ hay đạt được
một số kết quả. Đồng thời phân tích chỉ cho các em chỗ sai nếu có, phê phán
đúng mức thái độ lơ là khi học, tránh nói chạm lòng tự ái học sinh.
- Giáo viên cần tạo không khí cởi mở, tạo tình cảm thân thiện, gần gũi,
tránh sự nặng nề, tạo áp lực cho các em để các em cảm thấy thích học, để dần
dần thay đổi về ý thức học tập của các em.
Giải pháp 4: Tạo môi trường học tập thân thiện
Muốn có được lớp học thân thiện, tôi luôn tạo bầu không khí cho lớp học
nhẹ nhàng, thoải mái, học như chơi và chơi như học, tránh để học sinh cảm thấy


sợ giáo viên mà làm cho các em tôn trọng và kính mến mình, tin tưởng tuyệt đối
và đặc biệt tôi luôn tạo cho các em cảm giác là người bạn luôn biết lắng nghe,
chia sẻ thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười…tạo sự gần gũi, cảm giác an
toàn nơi học sinh để các em bày tỏ những khó khăn trong học tập và cuộc sống
của mình.
Giải pháp 5: Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ để hướng dẫn các em
học ở nhà.
- Ban đại diện cha mẹ học sinh là tổ chức có quan hệ mật thiết với nhà
trường có khả năng lớn trong việc dạy các em học ở nhà vì 2/3 thời gian học
sinh ở nhà với gia đình. Là cầu nối giữa phụ huynh với giáo viên để thống nhất
mục tiêu giáo dục. Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, tôi đã cho phụ huynh
biết về vai trò quan trọng trong việc học toán của học sinh. Hướng dẫn phụ
huynh trong việc mua sắm đồ dùng, sách vở cũng như các loại sách tham khảo
có thể hỗ trợ cho các em trong việc tính toán ở nhà. Nhờ phụ huynh nhắc nhở
các em làm bài và học bài, chuẩn bị đầy đủ sách, vở, đồ dùng học tập trước khi

đến lớp.
- Giáo viên và phụ huynh thường xuyên trao đổi kết quả học tập của học
sinh trực tiếp hoặc qua điện thoại để biết học sinh của mình học ở lớp và ở nhà
như thế nào, từ đó giáo viên mới chỉnh và nâng dần các bài tập vừa sức cho các
em. Ngoài ra đối với những em tính chậm giáo viên nên cho nhiều bài tập cùng
dạng để các em khắc sâu các bước thực hiện và thực hiện các bài tập một cách
dễ dàng.
- Phụ huynh tích cực trong hoạt động nhà trường cũng góp phần nâng cao

chất lượng giáo dục. Vì thế, ngay từ đầu năm nhà trường tổ chức cho giáo viên
họp phụ huynh học sinh để tuyên truyền thông tin cũng như thu thập thông tin
và đó chính là cầu nối liên kết để cùng nhau hướng dẫn các em cách học đạt hiệu
quả. Song, giáo viên cũng thường xuyên phối hợp với các giáo viên bộ môn, đội
Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt
động giảng dạy để cùng giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm đạt hiệu quả
cao nhất.


* Tính mới và sáng tạo của giải pháp:
Mỗi cặp đôi bạn cùng tiến tự truy bài lẫn nhau trong 15phút đầu giờ
trước khi vào tiết học với các nội dung như bảng nhân, bảng chia, quy tắc, công
thức toán học,…Từ đó các em dần dần hình thành thói quen tự học. Vì thế tôi
mất ít thời gian kiểm tra bài, tôi chỉ nhấn mạnh và bổ sung những mặt còn hạn
chế thiếu sót của các em. Tôi điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp
với từng đối tượng học sinh và lập kế hoạch, nội dung để phụ đạo phù hợp với
từng em.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Giải pháp này đã được áp dụng thành công trong việc phụ đạo học sinh
chưa đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán lớp 4C tại trường Tiểu học và đã áp
dụng có hiệu quả tại trường Tiểu học. Có khả năng áp dụng nhân rộng ra các

trường Tiểu học trong toàn tỉnh.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng giải pháp
- Hiệu quả về kĩ thuật: Giáo viên có một số kĩ thuật trong việc phụ đạo
học sinh yếu, nâng cao trình độ chuyên môn trong công tác, phát huy và sáng tạo
được nhiều thủ thuật trong việc giúp học sinh nhớ những quy tắc toán học. Học
sinh khắc phục được những kiến thức bị hỏng, tiếp thu được những kiến thức
mới tạo sự hưng phấn trong học tập.
- Hiệu quả về kinh tế: Sau khi áp dụng giải pháp, giáo viên tiết kiệm được
nhiều thời gian, công sức trong việc đánh giá và rèn luyện học sinh. Cụ thể là:
+ Trước khi thực hiện giải pháp: Tổng số học sinh của lớp là 31 em. Số
học sinh hoàn thành tốt 7em, đạt tỉ lệ 22,58%; hoàn thành 19 em, chiếm tỉ lệ
61,29%; chưa hoàn thành 5 em, đạt tỉ lệ 16,13%.
+ Sau khi thực hiện giải pháp: Tổng số học sinh của lớp là 31 em. Số học
sinh hoàn thành tốt 10 em, đạt tỉ lệ 32,26%, tăng 9,68%; hoàn thành 21 em,
chiếm tỉ lệ 67,74%, giảm 6,45%; chưa hoàn thành 0 em, giảm 16,13%. Tôi nhận
thấy các em có tiến bộ hơn so với đầu năm học và không chỉ dừng lại ở đây mà
tôi sẽ giúp cho các em phát huy hơn đến hết năm học và các năm học sau. Giải


pháp tôi đã áp dụng đã nâng cao chất lượng học tập cho học sinh, đồng thời giúp
các em có tính cẩn thận, tỉ mỉ hơn trong học tập, các em yêu thích học toán
nhiều hơn.
- Hiệu quả về xã hội: Phụ huynh phối hợp tốt với giáo viên trong việc phụ đạo
và rèn luyện môn toán cũng như thống nhất cách dạy các em ở nhà cũng như ở lớp,
nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

- Hiệu quả về môi trường: Qua áp dụng giải pháp các em có hệ thống kiến
thức cơ bản, ý thức tự giác, tích cực trong học tập, tinh thần kỷ luật, tính cẩn thận, gây
hứng thú học toán. Giáo viên ân cần, gần gũi với học sinh từ đó góp phần xây dựng

môi trường học tập thân thiện, tích cực trong và ngoài nhà trường.

3.5. Tài liệu kèm theo gồm:
- Đơn xin công nhận sáng kiến cấp cơ sở.
- Một bảng so sánh số liệu trước và sau khi áp dụng giải pháp.
………, ngày 11 tháng 4 năm 2019
Người mô tả


PHÒNG GD&ĐT GIỒNG RIỀNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH …………………

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
……….., ngày 11 tháng 4 năm 2019

BẢNG SO SÁNH SỐ LIỆU KẾT QUẢ HỌC TẬP LỚP 4C
NĂM HỌC 2018-2019

Thời gian
Nội dung
Tổng số học sinh
Học sinh hoàn thành tốt
Học sinh hoàn thành
Học sinh chưa hoàn thành

Trước khi áp

Sau khi áp

Tăng


dụng giải pháp
31
7em

dụng giải pháp
31
10em

(giảm)

(Chiếm 22,58%)
19em

(Chiếm 32,26%)
21em

9,68%
Giảm

(Chiếm 61,29%)
5em

(Chiếm 67,74%)
0em

6,45%
Giảm

(Chiếm 16,13%)


(Chiếm 0%)

16,13%

NGƯỜI LẬP BẢN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tăng


ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện
- Họ và tên:
- Ngày,tháng,năm sinh: 16/11/1990
- Nơi công tác: Trường Tiểu học
- Chức vụ: Giáo viên
- Trình độ chuyên môn: Cử nhân Giáo dục tiểu học
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số giải pháp phụ đạo học
sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kĩ năng môn Toán lớp 4C trường Tiểu học năm
học 2018 – 2019.
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng trong ngành Giáo dục.
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 16/9/2018
* Mô tả bản chất của sáng kiến:
- Chương trình toán lớp 4 là một bộ phận của chương trình môn toán ở
tiểu học. Việc thực hiện đổi mới cấu trúc, nội dung và phương pháp dạy học,

mục tiêu chương trình, yêu cầu giáo viên trang bị cho học sinh một số chuẩn
kiến thức và kĩ năng cơ bản để các em áp dụng vào học tập và cuộc sống.
- Để các em nắm được các kiến thức cơ bản và kỹ năng toán lớp 4, tạo
điều kiện cho các em học tốt môn toán, hứng thú khi học toán, thực hiện tốt chỉ
tiêu được giao. Ngoài ra, môn toán còn rèn cho học sinh các phẩm chất như: tính
cẩn thận, tính sáng tạo, trí tưởng tượng và óc quan sát. Tuy nhiên trong thực tế
học sinh còn yếu toán, tiếp thu bài quá chậm không nắm được kiến thức cơ bản.
Các em còn lơ là trong việc học toán ảnh hưởng đến giờ học của các em trong
thời gian kế tiếp. Một số học sinh nắm không đầy đủ lượng kiến thức đã học. Vì
vậy việc tiếp thu kiến thức mới và vận dụng kiến thức cũ vào làm bài tập gặp rất
nhiều khó khăn. Do đó việc lắp chỗ hỏng kiến thức toán giúp học sinh nắm một
cách có hệ thống kiến thức theo chuẩn kiến thức kỹ năng qui định là cần thiết.
* Một số giải pháp cụ thể:
- Giải pháp 1: Phân loại trình độ nhận thức của học sinh.


Vào đầu năm học, tôi đã tiến hành cho học sinh làm bài khảo sát. Dựa vào
kết quả khảo sát để lên kế hoạch bồi dưỡng và phụ đạo thích hợp với từng đối
tượng học sinh,
- Giải pháp 2: Kèm cặp học sinh tính chậm
Lập danh sách tất cả những học sinh yếu và tổ chức cho các em học phụ
đạo trái buổi. Trong quá trình giảng dạy trong lớp mình, tôi luôn chú ý quan tâm
đặc biệt đến những học sinh này. Phân công các em học khá, giỏi kèm em tính
toán còn chậm, thực hành đôi bạn cùng tiến. Trong từng mạch kiến thức giáo
viên cần chốt lại cách thực hiện bằng lời nói đơn giản, dễ hiểu nhằm khắc sâu
kiến thức cho học sinh.
- Giải pháp 3: Củng cố ý thức học tập cho các em.
Khuyến khích, động viên đúng lúc khi các em có tiến bộ hay đạt được
một số kết quả. Đồng thời phân tích chỉ cho các em chỗ sai nếu có, phê phán
đúng mức thái độ lơ là khi học, tránh nói chạm lòng tự ái học sinh. Giáo viên

cần tạo không khí cởi mở, tạo tình cảm thân thiện, gần gũi, tránh sự nặng nề, tạo
áp lực cho các em để các em cảm thấy thích học, để dần dần thay đổi về ý thức
học tập của các em.
- Giải pháp 4: Tạo môi trường học tập thân thiện
Muốn có được lớp học thân thiện, tôi luôn tạo bầu không khí cho lớp học
nhẹ nhàng, thoải mái, học như chơi và chơi như học, tránh để học sinh cảm thấy
sợ giáo viên mà làm cho các em tôn trọng và kính mến mình, tin tưởng tuyệt đối
và đặc biệt tôi luôn tạo cho các em cảm giác là người bạn luôn biết lắng nghe,
chia sẻ thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười…tạo sự gần gũi, cảm giác an
toàn nơi học sinh để các em bày tỏ những khó khăn trong học tập và cuộc sống
của mình.
- Giải pháp 5: Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ để hướng dẫn các em
học ở nhà.
Ban đại diện cha mẹ học sinh là tổ chức có quan hệ mật thiết với nhà
trường có khả năng lớn trong việc dạy các em học ở nhà, là cầu nối giữa phụ
huynh với giáo viên để thống nhất mục tiêu giáo dục.


* Tính mới và sáng tạo của giải pháp:
Mỗi cặp đôi bạn cùng tiến tự truy bài lẫn nhau trong 15phút đầu giờ
trước khi vào tiết học với các nội dung như bảng nhân, bảng chia, quy tắc, công
thức toán học,…Từ đó các em dần dần hình thành thói quen tự học. Vì thế tôi
mất ít thời gian kiểm tra bài, tôi chỉ nhấn mạnh và bổ sung những mặt còn hạn
chế thiếu sót của các em. Tôi điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp
với từng đối tượng học sinh và lập kế hoạch, nội dung để phụ đạo phù hợp với
từng em.
* Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Giải pháp này đã được áp dụng thành công trong việc phụ đạo học sinh
chưa đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán lớp 4C tại trường Tiểu học và đã áp
dụng có hiệu quả tại trường Tiểu học Ngọc Chúc 1. Có khả năng áp dụng nhân

rộng ra các trường Tiểu học trong toàn tỉnh.
* Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đảm bảo, ánh sáng đủ tiêu
chuẩn, bàn ghế phù hợp với lứa tuổi
- Chương trình, nội dung tài liệu hướng dẫn học theo mô hình trường học
mới Việt Nam.
- Giáo viên dạy lớp 4 có trình độ đào tạo đạt chuẩn, mạnh dạn thay đổi
phương pháp cho phù hợp với đối tượng, thật sự tâm huyết với nghề.
* Hiệu quả lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp.
- Hiệu quả về kĩ thuật: Giáo viên có một số kĩ thuật trong việc phụ đạo
học sinh yếu, nâng cao trình độ chuyên môn trong công tác, phát huy và sáng tạo
được nhiều thủ thuật trong việc giúp học sinh nhớ những quy tắc toán học. Học
sinh khắc phục được những kiến thức bị hỏng, tiếp thu được những kiến thức
mới tạo sự hưng phấn trong học tập.
- Hiệu quả về kinh tế: Sau khi áp dụng giải pháp, giáo viên tiết kiệm được
nhiều thời gian, công sức trong việc đánh giá và rèn luyện học sinh. Cụ thể là:
+ Trước khi thực hiện giải pháp: Tổng số học sinh của lớp là 31 em. Số


học sinh hoàn thành tốt 7em, đạt tỉ lệ 22,58%; hoàn thành 19 em, chiếm tỉ lệ
61,29%; chưa hoàn thành 5 em, đạt tỉ lệ 16,13%.
+ Sau khi thực hiện giải pháp: Tổng số học sinh của lớp là 31 em. Số học
sinh hoàn thành tốt 10 em, đạt tỉ lệ 32,26%, tăng 9,68%; hoàn thành 21 em,
chiếm tỉ lệ 67,74%, giảm 6,45%; chưa hoàn thành 0 em, giảm 16,13%.
- Hiệu quả về xã hội: Phụ huynh phối hợp tốt với giáo viên trong việc phụ đạo
và rèn luyện môn toán cũng như thống nhất cách dạy các em ở nhà cũng như ở lớp,
nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

- Hiệu quả về môi trường: Qua áp dụng giải pháp các em có hệ thống kiến

thức cơ bản, ý thức tự giác, tích cực trong học tập, tinh thần kỷ luật, tính cẩn thận, gây
hứng thú học toán. Giáo viên ân cần, gần gũi với học sinh từ đó góp phần xây dựng
môi trường học tập thân thiện, tích cực trong và ngoài nhà trường.

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
……, ngày 11 tháng 4 năm 2019
Người nộp đơn



×