Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHỤ ĐẠO HỌC SINH HỌC YẾU MÔN TOÁN LỚP 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.49 KB, 11 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THẠNH PHÚ.
TRƯỜNG TIỂU HỌC THẠNH PHÚ.

Đề tài:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHỤ ĐẠO HỌC SINH
HỌC YẾU MƠN TỐN LỚP 5
Năm học: 2011 - 2012

Người viết: NGUYỄN THỊ NGỌC NGOAN

Trang 1


PHẦN MỞ ĐẦU:

I. Bối cảnh chọn đề tài.
Trong các môn học ở Tiểu học mơn Tốn có vị trí khơng kém phần
quan trọng, phân mơn này có cấu trúc đa dạng và địi hỏi phải thật chính
xác. Nó cũng là động lực thúc đẩy học sinh học tập năng động và sáng tạo
hơn. Do đó, việc phụ đạo học sinh học yếu mơn Tốn là u cầu cần thiết
trong thực tiển giảng dạy.
II. Lí do chọn đề tài.
Trong năm học này lớp tơi chủ nhiệm có số lượng học sinh mất căn
bản về Toán khá nhiều, chẳng hạn như các em thực hiện các phép tính cịn
chậm, đa số học sinh cịn ngán ngại với việc giải tốn có lời văn, kĩ năng
giải tốn liên quan đến yếu tố hình học cịn rất kém… Đó là vấn đề bức
xúc mà tôi quan tâm- nên tôi quyết định chọn đề tài “Một số giải pháp phụ
đạo học sinh học yếu môn Toán lớp 5” để nghiên cứu.
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
Đề tài “Một số giải pháp phụ đạo học sinh học yếu mơn Tốn lớp 5”


chọn 35 em học sinh lớp 5/4 thuộc trường Tiểu học Thạnh Phú để khảo sát
và nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nâng cao chất
lượng học mơn Toán của học sinh khối 5 trong nhà trường.
IV. Mục đích nghiên cứu.
Nhằm tìm hiểu thực trạng học sinh học yếu mơn Tốn ở lớp 5, trên cơ sở
đó đề xuất một vài giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học mơn Tốn của
lớp mình chủ nhiệm nói riêng và cho cả học sinh tồn khối 5 của trường
nói chung.
V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu.
Sau khi tôi áp dụng những giải pháp được học hỏi từ kinh nghiệm
của đồng nghiệp và mạnh dạn thực hiện thêm một số giải pháp mới như:
Trang 2


Tổ chức nhiều phong trào thi đua trong lớp; Kết hợp hoạt động với Chi hội
phụ huynh học sinh lớp; đề xuất với Ban giám hiệu trường tặng thưởng,
tuyên dương đối với sự tiến bộ của học sinh… thì phần lớn học sinh yếu
mơn Tốn từ đầu năm của lớp bây giờ đã có sự tiến bộ rõ rệt.
Khi học mơn Tốn các em có tinh thần háo hức hơn, tự tin hơn
khơng cịn vẻ lo lắng hay ngán ngại như trước, với kết quả đó, tơi đã mạnh
dạn viết thành đề tài để phần nào chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp và
cũng muốn học tập thêm kinh nghiệm từ các động nghiệp có cùng mối
quan tâm như tơi.

Trang 3


PHẦN NỘI DUNG:

I. Cơ sở lí luận:

Dạy Tốn ở Tiểu học nhằm giúp học sinh có những kiến thức ban
đầu về số học như các số tự nhiên, phân số, số thập phân; các đại lượng
thông dụng; một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản. Hình thành các
kĩ năng tính, đo lường giải bài tốn có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời
sống. Góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận
hợp lí và diễn đạt đúng cách, phát hiện và giải quyết các vấn đề đơn giản,
gần gũi trong cuộc sống; kích thích trí tưởng tượng; gây hứng thú học tập
tốn; góp phần bước đầu hình thành phương pháp tự học và tự làm việc có
kế hoạch, khoa học, chủ động, sáng tạo, linh hoạt.
Chương trình Tốn ở Tiểu học được biên soạn theo hướng đồng
tâm, đòi hỏi học sinh phải nắm vững từng mạch kiến thức ở từng lớp học.
Nếu các em bị hụt ở một mãng kiến thức nào đó thì các em sẽ bị thiếu tự
tin và khơng cịn thấy hứng thú học mơn Tốn nữa, thế là mơn Tốn bị
yếu. Vì thế việc phụ đạo cho học sinh học yếu mơn Tốn là rất cần thiết
và phải được thực hiện xuyên suốt cả cấp học chứ không chỉ riêng ở khối
lớp 5.
II.

Nhận thức thực trạng:
Ngay từ đầu năm học tôi nhận lớp và tiến hành khảo sát chất

lượng học sinh sau hai tuần lễ ôn tập, tôi nhận thấy chất lượng học Toán
của lớp quá yếu, điểm từ trung bình trở xuống chiếm gần 1/3 lớp, mặc dù
ở lớp 4 các em được thầy cô giảng dạy rất kĩ. Tuy nhiên khi bước vào lớp
5 với chương trình Tốn nâng cao hơn, các em phải thực hiện các phép
tính với số thập phân, làm tốn về tìm tỉ số phần trăm, các em làm quen
với nhiều dạng hình học khó hơn, v.v..

Trang 4



- Phần lớn nhà của học sinh yếu ở cách xa trường học, gia đình
thuộc diện khó khăn, phụ huynh chỉ lo làm ăn ít quan tâm đến việc học
của con em mình nên việc kèm cập ở gia đình chưa được chú trọng.
- Học sinh học yếu đa phần chưa thuộc hết các bảng nhân, bảng
chia – dẫn đến việc thực hiện các phép tính nhân, tính chia sai; cách đặt
tính cộng, tính trừ chưa đúng; khả năng giải tốn có lời văn cịn rất yếu.
- Vào lớp học sinh yếu ít chịu tập trung nghe giảng bài, có thái độ
ngán ngại khi gặp đề tốn có lời văn, thao tác tính tốn cịn rất chậm…
- Học sinh yếu thường có tính nhút nhác, rụt rè, các em khơng dám
hỏi những điều mình nắm chưa được, khơng dám nêu lên những ý kiến
mà mình thắc mắc…Lâu dần các em trở nên tự ti, ít nói, ít giao tiếp, mặc
cảm với cái nghèo, với việc học yếu của bản thân mình.
III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
Từ những thực trạng trên tôi đề ra một số giải pháp như sau:
• Ở lớp:
Đầu năm tơi cho học sinh cả lớp làm bài kiểm tra khảo sát chất
lượng để nắm sát đối tượng học sinh trong lớp. Tiếp đó tơi phân loại học
sinh yếu theo từng nhóm, từng dạng: Thực hiện phép tính cộng, trừ, nhân,
chia với số tự nhiên còn chậm và sai kết quả; khả năng giải tốn có lời
văn cịn yếu; Chưa nắm được khái niệm cơ bản của các dạng hình
học.v.v..Từ đó tơi đề ra những biện pháp phụ đạo phù hợp với từng nhóm,
từng dạng học sinh như:
- Đối với nhóm học sinh thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân,
chia với số tự nhiên cịn chậm và sai. Tơi u cầu học sinh học thuộc các
bảng nhân, bảng chia; hướng dẫn lại cách đặt tính và cách thực hiện phép
tính, sau đó cho học sinh thực hành tính nhiều lần để học sinh nắm chắc
cách tính, vì khi tính thành thạo các phép tính với số tự nhiên thì khi
chuyển sang tính với số thập phân sẽ dễ dàng hơn.


Trang 5


- Đối với học sinh có khả năng giải tốn có lời văn cịn yếu. Tơi u
cầu học sinh đọc đề bài nhiều lần, hướng dẫn học sinh tìm những dữ kiện
của bài toán cho và tập dần cách giải quyết những vấn đề mà bài tốn đặt
ra. Sau đó tơi cho học sinh giải nhiều bài tốn có lời văn theo mức độ từ
đơn giản đến khó hơn...
- Đối với học sinh chưa nắm được các khái niệm hình học, tôi sử
dụng triệt để các đồ dùng dạy học có liên quan đến các dạng hình học,
hướng dẫn lại các khái niệm về góc, cạnh, đoạn thẳng, đường thẳng; chu
vi, diện tích… của một hình; u cầu học sinh ghi nhớ và hướng dẫn học
sinh áp dụng các quy tắc tính chu vi, diện tích của một hình trong giải
tốn.
- Trong lớp, tơi tổ chức cho các em học theo nhóm, theo tổ, theo
“Đơi bạn cùng tiến”, xây dựng các phong trào thi đua giữa các tổ, các
nhóm như: Phong trào thi đua học giỏi mơn Tốn; Phong trào tặng cô
“hoa điểm mười”; Phong trào giúp bạn học tốt mơn Tốn: Tơi cho học
sinh đăng kí dạy kèm bạn học yếu, sau một, hai hoặc ba tuần tôi kiểm tra
lại nếu học sinh yếu đó có tiến bộ thì tơi tặng thưởng cả hai học sinh…
Ngồi ra tơi cịn sắp xếp học sinh khá giỏi kèm cập học sinh yếu, nhằm để
cho học sinh yếu bắt chước cách học tập năng động của học sinh giỏi mà
từ đó các em sẽ tiến bộ hơn.
- Trong tiết dạy, mỗi ngày tôi kiểm tra bài cả ba đối tượng học sinh:
Khá giỏi, trung bình và yếu. Tơi tập trung phụ đạo học sinh yếu vào
những tiết ôn tập buổi chiều (lớp 2 buổi/ ngày).
- Tôi cho lớp làm bài kiểm tra sau mỗi chương, mỗi phần học để
nắm được sự tiến bộ của các em. Trong đề kiểm tra, tôi soạn các câu hỏi,
các bài tập theo mức độ khó tăng dần từ trình độ Chuẩn kiến thức đến
phát triển nâng cao. Qua đó, tơi sẽ dễ dàng phát hiện ra trình độ học Tốn

của học sinh để tiếp tục phụ đạo, bồi dưỡng. Nếu em nào học yếu có tiến
bộ, tơi tặng thưởng phần q nho nhỏ nhằm khích lệ các em. Còn những
Trang 6


học sinh nào nhiệt tình kèm cập, giúp đỡ bạn có tiến bộ tơi cũng tặng
thưởng nhằm để tun dương tinh thần của các em.
- Hướng dẫn học ở nhà: Đối với lớp học 2 buổi / ngày thì khơng
giao bài tập về nhà, hầu hết các bài tập đều được giải ở lớp. Nhưng đối
với học sinh yếu thì tôi yêu cầu các em về nhà phải xem lại hoặc làm lại
các bài tập đã làm ở lớp để khắc sâu hơn.
* Đối với gia đình học sinh:
Khi họp phụ huynh học sinh, tôi chú ý nêu cụ thể rõ ràng chương
trình học của từng mơn trong năm học, đặc biệt là mơn Tốn - vì mơn này
lớp có nhiều học sinh học cịn yếu. Sau buổi họp, tơi gặp gỡ trao đổi riêng
với phụ huynh của từng học sinh yếu, nêu rõ về tình trạng học yếu của
con em họ. Hằng tháng tôi gửi sổ liên lạc về gia đình để thơng tin những
tiến bộ hay chưa tiến bộ của từng học sinh, đồng thời nhờ phụ huynh chú
ý quan tâm nhắc nhở đến việc học ở nhà của từng học sinh.
Đối với những học sinh học chưa tiến bộ tôi thường xuyên
liên hệ với phụ huynh bằng cách gặp trực tiếp hoặc liên lạc qua điện thoại
nhằm phối hợp với phụ huynh tìm giải pháp để phụ đạo kèm cập cho con
em họ.
Bên cạnh đó tơi cịn vận động phụ huynh, mạnh thường quân trong
lớp hỗ trợ về vật chất cho những học sinh nghèo: chẳng hạn như trong
năm học qua đã vận động hỗ trợ cho 8 học sinh nghèo có đầy đủ dụng cụ
học tập nhân ngày Khai giảng năm học mới; 2 bộ đồ đồng phục và 6 suất
BHTN cho học sinh có hồn cảnh khó khăn,15 phần quà dành tặng cho
học sinh có tiến bộ và học sinh tích cực trong các phong trào của lớp.
• Với nhà trường:

Tơi mạnh dạn đề nghị khen thưởng, nêu gương đối với những học
sinh yếu có tiến bộ. Đề nghị nhà trường giúp đỡ kịp thời đối với những
học sinh yếu gặp hồn cảnh khó khăn để các em có điều kiện phấn đấu
trong học tập.
Trang 7


IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Bản thân đã áp dụng những giải pháp viết trong đề tài vào việc
giảng dạy cho học sinh của lớp mình trong năm học vừa qua, nhận thấy
kết quả học tập của học sinh tăng lên rõ rệt. Chẳng hạn, ngay từ đầu năm
kết quả khảo sát mơn Tốn của lớp có số học sinh dưới điểm trung bình
rất nhiều, nhưng sau một học kì thì điểm thi mơn Tốn của các em tăng
lên đáng kể, đến cuối năm thì khơng cịn điểm yếu về mơn Tốn nữa.
Điều đáng nói hơn là thái độ học tập của các em tích cực hơn. Khi học
mơn Tốn, các em hào hứng hơn, chịu khó tìm tịi suy nghĩ và say mê giải
Tốn hơn.Cụ thể điểm các lần kiểm tra định kì mơn Tốn là:

KS đầu năm
Giữa HK I
Cuối HK I
Giữa HK II
Cuối HKII

Giỏi
9
11
15
20
28


Khá
12
10
13
13
6

Trang 8

Trung bình
7
10
4
1
1

Yếu
6
4
3
1
0


PHẦN KẾT LUẬN:
I. Những bài học kinh nghiệm:
- Để không còn học sinh yếu trước hết cần phải tiến hành việc điều
tra, tìm hiểu cụ thể từng đối tượng học sinh cũng như theo dõi sự chuyển
hoá của từng em. Trong từng thời điểm cụ thể mà có biện pháp phụ đạo

phù hợp cho từng đối tượng học sinh.
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường.
- Việc phụ đạo học sinh yếu cần thực hiện bằng nhiều con đường
thơng qua nhiều hình thức khác nhau và vận dụng linh hoạt chúng.
- Khi thực hiện phụ đạo học sinh yếu cần tránh xúc phạm đến nhân
cách của học sinh, giáo viên cần có thái độ phù hợp và phải có tính kiên
trì, u thương gần gũi với học sinh.
II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài tơi thấy cơng việc
giảng dạy của tơi có kết quả rất lớn. Đó là học sinh của tơi tự tin hơn
trong học tập, các em điều ham học và có ý thức phấn đấu cao, tình cảm
giữa cơ và trị rất khắn khít hơn, bản thân tơi được phụ huynh tin tưởng
yêu thương hơn.
III. Khả năng ứng dụng, triển khai:
Sáng kiến đã được áp dụng cho học sinh lớp 5/4 của trường Tiểu
học Thạnh Phú đã đạt được kết quả rất khả quan. Tôi tin rằng, nếu sáng
kiến này được cơng nhận thì các giải pháp được nêu trong đề tài sẽ nhân
rộng cho giáo viên của khối, của trường và dễ dàng đi vào thực tiễn giảng
dạy của giáo viên dạy cấp Tiểu học. Bởi vì, mục đích của đề tài đưa ra
không chỉ là sự bức xúc của cá nhân tác giả mà còn là sự quan tâm của
đông đảo giáo viên dạy cấpTiểu học hiện nay: là làm thế nào để giúp học
sinh nhanh chóng tiến bộ và mạnh dạn tự tin khi học mơn Tốn.

Trang 9


IV. Những ý kiến đề xuất:
Tôi rất mong Ban giám hiệu và các bạn đồng nghiệp hãy nhiệt tình
đóng góp thêm nhiều kinh nghiệm quý báu hơn nữa để cho đề tài “Một số
giải pháp phụ đạo học sinh học yếu mơn Tốn lớp 5” được phong phú

hơn và được ứng dụng rộng rãi hơn. Tôi chân thành cảm ơn.

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU:
I.

Bối cảnh chọn đề tài.

II.

Lí do chọn đề tài.

III.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.

IV.

Mục đích nghiên cứu.

V.

Điểm mới trong kết quả nghiên cứu.
PHẦN NỘI DUNG:

I.

Cơ sở lí luận:

II.


Nhận thức thực trạng:

III.

Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:

IV.

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
PHẦN KẾT LUẬN:

I.

Những bài học kinh nghiệm:

II.

Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:

III.

Khả năng ứng dụng, triển khai:

IV.

Những ý kiến đề xuất:
Thạnh Phú, Ngày 13 tháng 2 năm 2012
Người viết


Trang 10


Nguyễn Thị Ngọc Ngoan

Trang 11



×