Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Nâng cao hiệu quả dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.87 KB, 24 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu
học đã được các nhà nghiên cứu, cán bộ quản lí chỉ đạo cũng như giáo viên trực
tiếp giảng dạy đặc biệt quan tâm.
Đổi mới phương pháp dạy học có thể hiểu là tìm con đường ngắn nhất để
đạt chất lượng và hiệu quả cao nhất. Con đường này không có sẵn, không bằng
phẳng mà đầy chông gai, khúc khuỷu, gập ghềnh với sự đan xen giữa cái chung
và cái riêng, cái cũ và cái mới. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học (PPDH)
bao gồm cả hai mặt: Phải đưa vào các PPDH mới đồng thời tích cực phát huy
những ưu điểm của PPDH truyền thống.
Tiếng Việt là tiếng ghi âm, nghĩa là viết như thế nào thì đọc như thế ấy, có
đọc được thì mới hiểu được nội dung. Vì thế phân môn Tập đọc có vị trí đặc biệt
trong chương trình Tiểu học. Nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho
học sinh kĩ năng đọc, một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh Tiểu học
đồng thời làm cơ sở, nền móng cho mọi sự phát triển. Đọc trở thành nhiệm vụ
cấp thiết của mỗi người đi học. Biết đọc con người đã nhân khả năng tiếp nhận
lên nhiều lần, từ đây họ biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối
quan hệ tự nhiên, xã hội.
Nhờ đọc mà con người bày tỏ ý kiến của mình. Từ đó con người có điều
kiện tự học và hiểu biết các môn học khác. Như vậy có thể khẳng định rằng đọc
là cầu nối của mọi tri thức, của mọi môn học. Đọc chính là học, Lê –nin đã nói
“Học, học nữa, học mãi” từ đọc chúng ta có thể tạo cho trẻ thói quen đọc sách,
hình thành văn hóa đọc trong các em, đọc để tự học, học cả đời. Bởi vậy dạy cho
học sinh biết đọc, đọc đúng, đọc hiểu và đọc diễn cảm là một việc làm cần thiết
và có ý nghĩa rất quan trọng đối với những người giáo viên như tôi.
Trong thực tế hiện nay, ở trường Tiểu học Lê Quý Đôn việc dạy đọc, bên
cạnh những thành công, còn nhiều hạn chế. Học sinh của chúng ta chưa đọc
được như mong muốn, kết quả đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của
việc hình thành kĩ năng đọc. Các giờ Tập đọc thì hầu như học sinh chỉ mới biết



đọc đúng, đọc trơn, số lượng học sinh biết đọc diễn cảm tốt còn rất hữu hạn. Vậy
để giúp học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm, hiểu và cảm thụ được bài văn, bài thơ
thì đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng
mới đó là “Mọi học sinh đều phải tích cực tham gia vào hoạt động học tập”.
Với mong muốn làm thế nào để chất lượng đọc đúng, đọc diễn cảm của
học sinh lớp 5 ngày càng nâng cao, tôi đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả dạy
đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5” Với kinh nghiệm 10 năm giảng dạy lớp 5 tôi
đã từng áp dụng các phương pháp dạy học đó vào môn tập đọc lớp 5. Hy vọng
rằng đề tài này sẻ góp phần nhỏ vào khả năng truyền tải nội dung văn bản, chắc
chắn trong đề tài còn có nhiều thiều sót rất mong hội đồng chấm và bạn bè đồng
nghiệp góp ý để đề tài hoàn thiện hơn.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
a. Mục tiêu: Nghiên cứu về những sai phạm thường gặp khi đọc bài ở học
sinh Tiểu học, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục sai lầm khi đọc, giúp các
em đọc bài các dạng bài tập đọc của chương trình học được tốt hơn.
b. Nhiệm vụ: Đề tài sẽ thực hiện những nội dung sau:
Nghiên cứu tìm ra những sai phạm của học sinh khi học môn Tập đọc
trong lớp 5. Tìm hiểu nguyên nhân học sinh đọc chưa đúng, chưa hay và đề ra
biện pháp khắc phục.
3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 5A2 trường tiểu học Lê Quý Đôn – thị xã Buôn Hồ - tỉnh
Đăk Lăk do tôi trực tiếp giảng dạy và cùng trao đổi ở các đồng nghiệp.
4. Giới hạn nghiên cứu
Đề tài này bắt đầu được áp dụng từ tháng 9 năm học 2018 - 2019 đến
tháng 2 năm 2019 (năm học 2018 – 2019)
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp làm mẫu giáo viên; phương pháp thực hành; phương pháp
phân tích mẫu; phương pháp tổng hợp thống kê; phương pháp nghiên cứu tài
liệu...



II. PHẦN NỘI DUNG
1 . Cơ sở lí luận
Căn cứ vào nội dung chương trình giáo dục Tiểu học. Bậc tiểu học đọc
đúng, phát âm chuẩn ở đầu cấp. Bước đầu "Hình thành cho học sinh những cơ
sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất
năng lực thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học tiếp các bậc học trên hoặc để đi
vào cuộc sống lao động". Qua những năm trực tiếp dạy 5 tôi thấy học sinh đọc
hay mắc lỗi về phát âm, đọc chưa diễn cảm theo văn bản. Ý thức cảm thụ văn
bản một cách hời hợt thiếu chiều sâu. Giáo viên cần phải phát huy được tính
sáng tạo trong dạy học Tập đọc của học sinh từ đó hướng học sinh yêu thích
môn học, ham tìm hiểu nội dung của văn bản biết được cái hay cái đẹp trong
cuộc sống từ nội dung nhà văn, nhà thơ cần truyền tải qua bạn đọc qua những
kiến thức xã hội dù đơn giản nhất. Vì vậy tôi luôn mong muốn: làm thế nào để
học sinh đọc đúng, đọc hay, hiểu sâu, tường tận nội dung văn bản nên tôi chọn
để nghiên cứu nội dung đề tài này.
2. Thực trang vấn đề nghiên cứu
Trường tiểu học Lê Quý Đôn là địa bàn dân cư thuận lợi học sinh đa số là
người Kinh, đa số các em đều chăm ngoan, lễ phép và rất ham học. Đặc biệt gia
đình phụ huynh rất quan tâm đến việc học tập của con em. Ban giám hiệu tạo
mọi điều kiện tốt cho giáo viên trong công tác giảng dạy.
- Học sinh thuộc nhiều vùng miền khác nhau nên việc phát âm của học
sinh thường mắc phải lỗi tiếng địa phương cũng rất đa dạng. Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Ngãi hay Bình Định đều có.
- Nhiều học sinh chưa được quan tâm từ phía gia đình. Qua tìm hiểu thực
tế tôi rút ra được một số nguyên nhân sau:
- Do cách phát âm theo phương ngữ, thường phát âm lệch chuẩn viết, cụ
thể các em thường mắc lỗi sau:
+ Các lỗi về thanh: Các em đọc còn nhầm lẫn giữa thanh ngã và thanh hỏi

thanh ngã và thanh nặng (Thường gặp ở những học sinh quê Nghệ An, Hà Tĩnh
hay Quảng Bình.


Ví dụ: suy nghĩ/ suy nghỉ; suy nghĩ/ suy nghị …
+ Các lỗi về vần: Các em đọc còn nhầm lẫn giữa vần an/ ang; iêm/im;
uôi/ui. Thường gặp ở học sinh quê Quảng Ngãi...
Ví dụ :; lúa chiêm/ lóa chim; buồng chuối/ buồng chói.
Ngoài ra các em còn mắc một số lỗi các tiếng có vần an, in, an thì học
sinh thường đọc thêm sau vần một âm nữa là “h” nên khi học sinh đọc thế nào
viết thế đó nên sai cơ bản các lỗi mà tôi đã nêu ở trên. Lí do các em chưa nắm
vững cách ngắt hơi, nghỉ hơi, ngữ điệu, chưa biết nhấn giọng, lên giọng hạ giọng
những từ cần thiết. Các em lười đọc sách không chịu khó rèn đọc và sự quan
tâm chưa kịp thời từ phụ huynh học sinh hay cả những năm còn học lớp dưới
học sinh chưa có thói quen đọc văn bản, sự đam mê đọc truyện, thói quen đọc
sách cũng dẫn đến các em chán đọc, ngại đọc...
Nên ngay từ đầu năm học 2018 -2019 tôi đã tiến hành thực nghiệm trên
các học sinh lớp 5A2 tôi chủ nhiệm. Kết quả thống kê chất lượng đọc đầu năm
cụ thể như sau:
Chất lượng khảo sát phân môn Tập đọc lớp 5A2 năm học 2018 - 2019
Số em đọc
Lớp

Tổng

chưa đạt yêu

số HS

cầu

SL

5a2

29

4

Số em đọc đạt

Số em đọc

Số em đọc

trung bình

đúng, rõ ràng

diễn cảm tốt

%

SL

%

SL

%


SL

%

13,79

11

37,93

9

31,04

5

17,24

Qua việc điều tra trên cho thấy tỉ lệ học sinh đọc chưa đạt yêu cầu và học
sinh đọc trung bình chiếm hơn 50 %. Tỉ lệ học sinh đọc diễn cảm còn thấp, đọc
phân vai theo tuyến nhân vật chưa có em nào thực hiện được. Để có chất lượng
đọc cho học sinh tốt tôi đã áp dụng một số nội dung sau
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
a. Mục tiêu của giải pháp:
Rèn kĩ năng tập đọc; giúp học sinh cảm thụ tốt nội dung bài tập đọc, phát
triển kĩ năng đọc lên mức cao hơn là đọc diễn cảm, giúp học sinh hiểu được cốt


truyện, tính cách qua đó hiểu được ý nghĩa giá trị nghệ thuật trong bài tập đọc
đó.

Để giúp học sinh đọc đúng, đọc hay và đọc diễn cảm là một việc làm thiết
thực mà trong mỗi giáo viên đứng lớp như chúng ta băn khoăn, suy nghĩ nên dạy
như thế nào để nâng cao hiệu quả các giờ dạy trên lớp nói chung và dạy đọc diễn
cảm cho học sinh cuối bậc Tiểu học nói riêng. Để đưa chất lượng đọc đúng, đọc diễn
cảm có sự thay đổi, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:
Hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng một cách linh hoạt, khéo léo.
Như chúng ta đã biết đọc diễn cảm chỉ thực hiện được trên cơ sở học sinh
đã đọc đúng và đọc lưu loát. Đọc đúng không đọc thừa, không sót tiếng. Đọc
đúng phải thể hiện được hệ thống ngôn ngữ âm chuẩn, tức là đọc đúng chính
âm. Bởi vậy việc rèn cho học sinh luyện đọc đúng là khâu đầu tiên của việc rèn
đọc diễn cảm và đã thực hiện ở các lớp 1, 2, 3,4. Đối với học sinh lớp 5 thì việc
luyện đọc đúng được rèn luyện như sau:
Luyện đọc đúng:
- Trước khi tiến hành luyện đọc, chia văn bản thành các đoạn đọc (đơn vị
chia tạm thời, không phải bao giờ cũng đồng nhất với cách chia đoạn theo bố
cục của văn bản) mà giáo viên căn cứ vào trình độ đọc của học sinh trong lớp để
chia văn bản thành các đoạn, sao cho các đoạn không quá dài hoặc quá chênh
lệch nhau về chữ số, cách ngắt đoạn không quá chi li, gây khó khăn cho học sinh
đọc theo dõi và đọc nối tiếp ngay khi đọc cá nhân, cặp, nhóm. Nhóm trưởng là
người tiến hành thực hiện dưới sự giám sát theo dõi của cô giáo. Qua đó giáo
viên định dướng hỗ trợ kịp thời cho các em khi các con gặp khó khăn về đọc các
câu từ khó
- Ngoài ra dựa vào số đoạn, giáo viên chỉ định trước số học sinh tham gia
đọc nối tiếp ở mỗi lần đọc. Hình thức này giáo viên tổ chức cho nhóm trưởng
bình chọn bạn đọc hay trong nhóm để cử bạn thi đọc đoạn trước lớp. Qua hình
thức này tạo học sinh có hứng thú học tập thi đua đọc tốt để đem thành tích tốt
nhất về cho nhóm mình



- Để củng cố kĩ năng đọc trơn văn bản giáo viên nên rèn học sinh đọc cá
nhân dưới lớp 2 đến 3 lần, giáo viên nên đi đến bất kì học sinh nào hỏi những
câu hỏi bổ sung: ví dụ: Em đọc đến đâu rồi? Em hãy đọc đoạn này cho cô
nghe...qua đó học sinh sẻ có thời gian lắng nghe bạn bên cạnh đọc khi học sinh
đọc nhóm đôi và nghe bạn đọc em có thể sửa sai cho bạn một cách rất kịp thời
+ Từ cách đọc này giáo viên cũng cần quan tâm đến các đối tượng học
sinh khi em đọc nối tiếp với bạn nhận xét cách đọc, tốc độ đọc, nghe và phát
hiện những hạn chế về cách phát âm, ngắt nghỉ, ngữ điệu câu, từ đó có biện pháp
hướng dẫn đối với cá nhân hoặc nhắc nhở chung đối với cả lớp để học sinh đạt
yêu cầu đọc đứng và đọc rành mạch.
+ Học sinh đọc nối tiếp, kết hợp nắm nghĩa của từ được chú giải trong
sách giáo khoa, phần này góp phần nâng cao kĩ năng đọc hiểu (tìm hiểu nghĩa từ
có thể xen kẽ trong quá trình đọc nối tiếp hoặc sau khi đọc hết bài). Nếu học
sinh đọc sai, giáo viên vẫn tiếp tục hướng dẫn, sửa chữa.
+ Qua đọc nối tiếp trong nhóm giáo viên có thể đánh giá sự tiến bộ và tiếp
tục hướng dẫn hoặc nhắc nhở học sinh luyện đọc tốt hơn.
Việc luyện đọc từng đoạn nối tiếp tạo điều kiện cho nhiều học sinh được
thực hành đọc. Qua thực hành mà học sinh được giáo viên chỉ dẫn, uốn nắn hay
động viên, khích lệ để đạt được vững chắc kĩ năng đọc, chuẩn bị luyện tập kĩ
năng mới cho đọc diễn cảm.
Luyện đọc hay (đọc diễn cảm)
- Đối với loại hình văn bản nghệ thuật giáo viên hướng dẫn học sinh đọc
diễn cảm thông qua việc dẫn dắt, gợi mở giúp học sinh hiểu biết thể hiện tình
cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với sự việc, hình ảnh cảm xúc, tính cách
nhân vật trong bài…ví dụ đoạn 1 nên đọc với giọng nhẹ nhàng đạn 2 đọc với
giọng trìu mến yêu thương..từ đó học sinh bước đầu biết làm chủ được giọng
đọc về ngữ điệu, về tốc độ, trường độ và âm sắc, diễn tả đúng nội dung. Tuy
nhiên, học sinh đọc diễn cảm như thế nào còn phụ thuộc vào sự cảm nhận riêng
của từng em, giáo viên không nên áp đặt học sinh một cách theo khuôn mẫu.



- Đối với loại hình văn bản phi nghệ thuật giáo viên hướng dẫn học sinh
xác định ngữ điệu đọc sao cho phù hợp với mục đích thông báo làm rõ những
thông tin cơ bản, giúp người nghe tiếp nhận được những vấn đề quan trọng hay
nổi bật trong văn bản khắc phục những cách đọc thiên về hình thức “diễn cảm”
của học sinh Tiểu học.
Các hình thức luyện đọc.
Để hướng dẫn học sinh luyện đọc thành tiếng, giáo viên có thể tổ chức
cho học sinh hoạt động theo các hình thức sau:
- Đọc cá nhân (đọc riêng lẻ hoặc nối tiếp từng đoạn, đọc trước lớp hoặc
đọc theo cặp, theo nhóm).
- Đọc đồng thanh (theo nhóm hoặc cặp, lớp) khi cần: ví dụ: Đọc đồng
thanh để khắc sâu ấn tượng về nhịp điệu của đoạn văn, bài thơ; giúp học sinh dễ
dàng ghi nhớ đoạn bài cần học thuộc lòng, thay đổi hoạt động, tạo không khí
hào hứng cho lớp học.
- Đọc theo phân vai nhiều học sinh hợp tác đọc theo lời nhân vật mình
đóng vai, tham gia các trò chơi luyện đọc.
* Khai thác giọng đọc của học sinh thông qua việc tìm hiểu nội dung bài.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài nhằm trao đổi kĩ năng đọc - hiểu, góp
phần năng cao năng lực cảm thụ văn học và tạo cơ sở cho luyện đọc diễn cảm.
Nắm được nội dung chính của bài sẽ giúp các em xác định giọng đọc
chung của đoạn, của bài. Ví dụ: Bài đọc với giọng nhẹ nhàng, tha thiết, vui tươi, mạnh
mẽ…
- Giáo viên nêu câu hỏi để định hướng cho học sinh đọc thầm (đoạn, bài)
và trả lời đúng nội dung. Có thể kết hợp cho học sinh đọc thành tiếng, những
học sinh khác đọc thầm thảo luận vấn đề do giáo viên đưa ra. Ví dụ: Giáo viên
yêu cầu học sinh đọc thầm khổ thơ 1 trong bài “Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông
Đà” (lớp 5) để trả lời câu hỏi: Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên hình ảnh
một đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa sinh động?
- Tuỳ theo trình độ học sinh trong lớp, giáo viên có thể đưa ra nguyên văn

câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa chia tách câu hỏi thành các ý nhỏ để học


sinh dễ thực hiện hoặc bổ sung câu hỏi phụ có tác dụng dẫn dắt học sinh trả lời
câu hỏi.
Ví dụ: Câu hỏi 2 trong bài “Người gác rừng tí hon” (lớp 5) nên tách thành
2 ý nhỏ để học sinh dễ trả lời.
+ Những việc làm nào của bạn nhỏ cho thấy bạn là người thông minh?
+ Những việc làm nào của bạn nhỏ cho thấy bạn là người dũng cảm?
- Bằng nhiều hình thức khác nhau (làm việc cá nhân hoặc theo cặp, theo
nhóm…). Giáo viên tạo điều kiện cho học sinh luyện tập một cách tích cực.
Trong quá trình tìm hiểu bài, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh cách trả lời
câu hỏi, trao đổi ý kiến.
Muốn đọc diễn cảm một văn bản, phải lựa chọn được giọng điệu, ngữ
điệu phù hợp với tình huống miêu tả, thể hiện được tình cảm, thái độ, đặc điểm
của nhân vật hay tình cảm, thái độ của tác giả đối với nhân vật và nội dung miêu
tả trong văn bản. Sau khi tìm hiểu bài và nắm được nội dung, ý nghĩa bài đọc.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thật tốt một đoạn nhằm “thăm dò” khả năng thể
hiện sự cảm nhận nội dung bằng giọng đọc của học sinh. Qua kết quả đọc của
học sinh, giáo viên dẫn dắt, gợi ý để học sinh phát huy những ưu điểm, khắc
phục những hạn chế và tự tìm ra cách đọc hợp lý. Ví dụ: Đoạn vừa rồi đọc với
giọng điệu như thế nào? Để nêu đặc điểm của nhân vật, em cần chú ý nhấn
giọng ở những từ ngữ nào?
Hoặc: Qua nội dung bài, em hãy xác định giọng đọc chung của toàn bài?
Học sinh thảo luận và trả lời – Sau đó giáo viên rút ra kết luận chung.
* Giáo viên đọc mẫu diễn cảm.
Đọc mẫu diễn cảm là sử dụng ngữ điệu để phô diễn cảm xúc của bài đọc.
Phải hoà nhập tâm hồn với nội dung bài đọc, với văn cảnh thì mới có cảm xúc,
mới tìm thấy ngữ điệu phù hợp.
Đọc mẫu đòi hỏi giáo viên phải đọc đúng, rõ ràng, ngữ điệu đọc phù hợp.

Đó là việc thể hiện giọng đọc, ngắt giọng biểu cảm, thể hiện tốc độ, cường độ,
cao độ để biểu đạt đúng ý nghĩa và tình cảm mà tác giả đã gửi gắm trong bài
đọc, đồng thời thể hiện sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm.


- Giáo viên đọc mẫu nhằm minh hoạ, gợi ý hoặc “tạo tình huống” cho học
sinh nhận xét, giải thích, tự tìm ra cách đọc. Ví dụ: Nghe và phát hiện cách đọc
của cô; ngừng nghỉ, ngắt nhịp ở chỗ nào, nhấn giọng hay cao giọng, kéo dài
giọng ở từ ngữ nào?...Mỗi cá nhân có cảm thụ riêng, từ đó có cách đọc diễn cảm
bộc lộ sự sáng tạo của mình.
Muốn học sinh đọc hay, đọc đúng, đọc diễn cảm thì trước hết người giáo
viên phải đọc tốt để thâm nhập, lây truyền tới học sinh nhằm gây hứng thú cho
học sinh trong tiết học. Để đọc tốt thì người giáo viên luôn coi trọng việc đọc
mẫu để từ đó thường xuyên rèn luyện giọng đọc của mình, có ý thức tự điều
chỉnh mình đọc đúng hơn và phải có lòng ham muốn đọc hay.
* Luyện tập thực hành đọc diễn cảm văn bản.
Tạo điệu kiện cho từng học sinh được thực hành luyện đọc diễn cảm (theo
cặp, theo nhóm) để rút kinh nghiệm.
- Luyện đọc diễn cảm các câu tiêu biểu trong bài: Cách luyện đọc này tạo
điệu kiện cho tất cả học sinh đều được đọc. Theo các bước sau:
+ Giáo viên đưa ra câu cần luyện đọc đã ghi ở bảng phụ
+ Học sinh tìm hiểu nghĩa của câu văn đó.
+ Học sinh xác định nêu giọng đọc của câu văn.
+ Học sinh đọc mẫu (Giáo viên đọc mẫu) – Học sinh thảo luận cách đọc,
nhận xét về giọng đọc của cô, của bạn mà mình yêu thích, bình chọn bạn đọc tốt
đọc hay.
+ Học sinh luyện đọc theo cá nhân, cặp, nhóm, lớp(nếu cần).
- Luyện đọc diễn cảm đoạn văn hoặc khổ thơ.
Giáo viên cho học sinh nhắc lại cách thể hiện giọng đọc, cách ngắt giọng,
nhấn giọng ở những từ ngữ biểu cảm trong đoạn hoặc khổ thơ đó rồi cho học

sinh luyện đọc theo trình tự các bước:
+ Giáo viên đọc mẫu – Học sinh thảo luận, nhận xét về giọng đọc.
+ Học sinh luyện đọc theo cặp.
+ Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp để các em học tập lẫn
nhau và được giáo viên động viên hay uốn nắn.


- Học sinh luyện đọc diễn cảm cả bài.
+ Giáo viên tiến hành các bước như trên.
+ Học sinh đọc cá nhân – Giáo viên nhận xét đánh giá.
* Đối với những văn bản có từ hai nhân vật trở lên, tổ chức cho học sinh
thể hiện giọng đọc theo nhân vật của văn bản hoặc cho học sinh đọc phân vai.
Rèn cho các em biết thay đổi giọng đọc khi nhập vai các nhân vật trong bài đọc
– Cụ thể các em phải đọc phân biệt được lời của tác giả và lời của nhân vật;
phân biệt được lời của nhân vật khác. Giáo viên nên hướng dẫn như sau:
- Cho học sinh đọc bài và tìm trong bài có mấy nhân vật.
- Giáo viên giúp học sinh chỉ ra từng tính cách của từng nhân vật và xác
định giọng đọc phù hợp với từng nhân vật đó
- Giáo viên thực hiện đọc mẫu lời các nhân vật bằng giọng đọc của mình
(hoặc có thể gọi học sinh có năng khiếu đọc tốt thể hiện đọc mẫu trước lớp)
- Học sinh luyện tập nhiều lần theo hướng dẫn của giáo viên.
*Luyện đọc diễn cảm theo cách phân vai từng tuyến của nhân vật
Qua cách đọc này hướng học sinh vào cách đọc thể hiện điệu bộ, lời nói,
giọng điệu lên xuống từ cách đọc đó làm toát lên được thần thái của từng nhân
vật. Nhấn giọng biểu cảm điệu bộ với những từ gợi cảm gợi tả nhằm phù hợp
với từng nhân vật một
Ví dụ: Bài tập đọc: Buôn Chư Lênh đón cô giáo
* Xây dựng không khí hào hứng, say mê học tập cho học sinh bằng
cách tổ chức các trò chơi học tập trong giờ “Tập đọc”.
Để kích thích hứng thú luyện đọc của học sinh, giáo viên có thể tổ chức

các trò chơi học tập cho học sinh. Thông qua các trò chơi kích thích hứng thú
đọc; rèn tư duy linh hoạt; luyện tác phong nhanh nhẹn, tháo vát, tự tin; giáo dục
tư tưởng, tình cảm tốt đẹp.
Trò chơi học tập thường được tổ chức khi luyện đọc hoặc đọc diễn cảm
(HTL). Tuỳ thời gian và điều kiện cho phép, giáo viên lựa chọn trò chơi học tập
thích hợp để tổ chức cho học sinh tham gia. Ví dụ: Thi đọc nối tiếp từng đoạn
(theo nhóm), đọc “truyền điện” thi tìm nhanh - đọc đúng; nhìn một từ đọc cả câu


(hoặc nhìn một câu đọc cả đoạn), nghe đọc đoạn - đoán tên bài; thi đọc truyện
theo vai, thả thơ…
Dưới đây tôi xin giới thiệu một số trò chơi luyện đọc như sau:
Thi đọc tiếp sức:
* Chuẩn bị: 1 đồng hồ, SGK, giáo viên dự kiến số nhóm tham gia chơi.
* Tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu, hướng dẫn cách chơi.
- Giáo viên quy định các nhóm có số lượng học sinh bằng nhau.
- Từng nhóm lên bảng đứng thành hàng ngang. Mỗi em cầm một cuốn
SGK, đã mở sẵn trong đó có bài văn ,bài thơ sẽ thi đọc.
+ Giáo viên hô lệnh: “bắt đầu”, em số 1 (đầu hàng bên phải hoặc bên trái)
đọc câu thứ nhất của bài, dứt tiếng cuối cùng câu thứ nhất, em số 2 (cạnh số 1)
mới được đọc tiếp câu thứ hai…Cứ như vậy cho đến em cuối cùng của nhóm.
Nếu chưa hết bài, câu tiếp theo lại đến lượt em số 1, em số 2 đọc…cho đến hết
bài văn thì dừng lại – Giáo viên tính và ghi bảng thời gian đọc của mỗi nhóm.
- Học sinh sẽ bị trừ điểm nếu đọc sai lẫn hay thừa thiếu tiếng trong câu hoặc
đọc câu sau khi người trước chưa đọc xong, đọc vượt quá một câu theo quy định.
Giáo viên cho từng nhóm thi đọc, tính thời gian của mỗi nhóm cho điểm nhóm
“đọc tiếp sức” mỗi câu văn đọc đúng cho một điểm, không cho điểm các trường
hợp vi phạm. Giáo viên cùng cả lớp nhận xét, chọn và tuyên dương nhóm đọc
tiếp sức nhanh nhất, hay nhất.

* Lưu ý: ở tiết Tập đọc một bài thơ, giáo viên nên cho học sinh đọc 2
dòng hoặc một câu lục bát. Nếu là tiết Tập đọc – Học thuộc lòng, giáo viên cho
thi tiếp sức theo cách trên nhưng học sinh không nhìn sách giáo khoa.
Thả thơ:
* Chuẩn bị: Giáo viên viết vào phiếu câu thơ đầu (hoặc giữa) ở mỗi khổ
thơ, hoặc 1- 2 từ đầu của mỗi câu thơ. Ví dụ bài: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông
Đà (Tập đọc – Học thuộc lòng, lớp 5). Giáo viên làm các phiếu như sau:
Phiếu 1: Trên sông Đà ………………sợi dây đồng
Phiếu 2: Lúc ấy ………………………sông Đà


Phiếu 3: Ngày mai……………………..đầu tiên
* Tiến hành: Giáo viến hướng dẫn cách chơi và nêu yêu cầu:
- Mỗi lượt chơi gồm 2 nhóm và số người bằng số phiếu mỗi nhóm cử
nhóm trưởng, 2 nhóm trưởng bốc thăm để giành quyền “thả thơ” trước.
- Mỗi em trong nhóm cầm 1 tờ phiếu (giữ kín). Giáo viên hô “bắt đầu”
nhóm được thả thơ trước cử 1 người thả ra một tờ phiếu cho một bạn nhóm kia.
Bạn nhận được phiếu phải đọc thuộc cả khổ thơ (hoặc câu thơ lục bát) có câu từ
ghi trên phiếu. Nếu đọc đúng được tính 1 điểm.
- Giáo viên tính số điểm của nhóm đọc thuộc thơ. Đổi nhóm chơi tương tự
như trên. Giáo viên tính điểm nhóm thứ 2.
- Kết thúc trò chơi: Giáo viên tuyên dương nhóm đọc tốt, điểm cao.
Đọc thơ truyền điện.
* Chuẩn bị: Thời điểm chơi cuối tiết Tập đọc – Học thuộc lòng; Hoặc tiết
ôn tập Học thuộc lòng. Học sinh 2 nhóm ngồi quay mặt vào nhau.
* Tiến hành: - Giáo viên nêu tên bài thơ sẽ đọc truyền điện, nêu cách chơi.
- Hai nhóm bắt thăm (hoặc oẳn tù tì) để giành quyền đọc trước.
+ Đại diện nhóm đọc trước là (A) đọc khổ thơ đầu tiên của bài thơ rồi chỉ
định thật nhanh “truyền điện” một bạn bất kì (nhóm B). Bạn được chỉ định đọc
tiếp khổ thơ thứ 2 của bài. Nếu đọc thuộc được chỉ định một bạn nhóm (A) đọc

tiếp khổ thơ thứ 3…Cứ như vậy cho đến hết bài.
Ví dụ: Bài “Sắc màu em yêu” (lớp 5)
Học sinh A1: Đọc khổ thơ 1; Học sinh B1: đọc khổ thơ 2; Học sinh A2:
đọc khổ thơ 3. Tiếp tục như vậy cho hết bài. Trường hợp học sinh được “truyền
điện” chưa thuộc, các bạn nhóm đối diện sẽ hô từ 1 đến 5, nếu không đọc được
phải đứng yên tại chỗ bị “điện giật” Lúc đó học sinh A1 chỉ tiếp học sinh B2…
Nhóm nào có nhiều người phải đứng bị “điện giật” là nhóm thua cuộc. Như
vậy, ta thấy tổ chức trò chơi học tập luôn luôn làm cho học sinh hào hứng, say
mê tích cực trong học tập, làm cho học sinh ham mê học hơn.
Sau đây tôi xin trình bày một tiết giáo mẫu mà tôi đã áp dụng trên lớp rèn
học sinh cách đọc diễn cảm được học sinh đón nhận rất tốt


Bài 27A: Nét đẹp xưa và nay (tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Đọc - hiểu bài Tranh làng Hồ
II. Hoạt động học
CTHĐTQ ĐIỀU HÀNH
Ban đối ngoại lên giới thiệu – mời ban văn nghệ cất hát: - lớp hát; Mời
BHT làm việc
Ban học tập điều hành lớp chia sẻ ứng dụng (3 phút)
Câu 1
Hỏi: Bạn đã chia sẻ nội dung bài với ai? Họ nhận xét bài của bạn như thế
nào?
TL: Mình chia sẻ bài văn với mẹ; mẹ khen mình đã biết viết văn tả đồ
vật, mẹ nhắc mình cần viết chữ đẹp, cẩn thận hơn.
HS nhận xét
Câu 2: Hỏi: Dậy sớm, quan sát cảnh một buổi sáng nơi em ở và ghi lại
những điều em quan sát được.
TL: Đọc những điều mình quan sát được cảnh một buổi sáng nơi em ở

trước lớp
HS nhận xét
Các nhóm báo cáo việc làm bài của
GV nhận xét chung nội dung ứng dụng
BHT mời BTV nhận tài liệu
Nội dung bài cô đã điều chỉnh thành tài liệu hướng dẫn học, mời BTV
nhận tài liệu – Học sinh nhận tài liệu cá nhân
Quan sát tài liệu
Hoạt động 2: Cô điều chỉnh nghe thầy cô đọc thành nghe bạn đọc bài
Hoạt động 3: Cô điều chỉnh từ đọc từ giải nghĩa chuyển thành nối nghĩa ở
cột B phù hợp với từ ở cột A cho đúng trên phiếu điều chỉnh


Hoạt động 4, 5 thực hiện theo nhiệm vụ học chúng ta học trên bài điều
chỉnh này. HS đọc điều chỉnh tài liệu hướng dẫn chia sẻ với GV điều chưa hiểu
(nếu có).
* Giới thiệu bài. (1 phút)
Từ xưa đến nay nét đẹp bao giờ cũng song hành với cuộc sống của chúng
ta, nhờ có nét đẹp mà đời sống tinh thần của chúng ta càng thêm phong phú.
Vậy nét đẹp xưa và nay đã góp phần điểm tô cuộc sống như thế nào? cô cùng
các em tìm hiểu bài 27 A nét đẹp xưa và nay tiết 1 nhé! Mục tiêu tiết này các em
cần đạt: *Đọc - hiểu bài Tranh làng Hồ- Giáo viên ghi tên bài
Bài 27A: Nét đẹp xưa và nay

HS ghi tên bài vào vở đọc mục tiêu (2 phút)
Để đạt được mục tiêu tiết học, các bạn cần làm gì?;HS chia sẻ
cách làm để đạt được mục tiêu
GV quan sát học sinh hoàn thành mục tiêu mời 1 HS đọc lại mục
tiêu
BHT điều hành lớp chia sẻ mục tiêu.

Các em đã xác định được mục tiêu của tiết học chúng ta tiếp tục HĐCB
*Hình hành kiến thức:A. Hoạt động cơ bản:
Hoạt động 1: Quan sát các bức tranh dưới đây và trả lời câu hỏi. (3-4
phút)
Việc 1. Em quan sát tranh trả lời câu hỏi sau:
- Mỗi bức tranh vẽ gì? Em Thích bức tranh nào nhất?


Việc 2. Em chia sẻ những đặc điểm trong tranh đã quan sát với bạn bên
cạnh
Trao đổi về các bức tranh trong nhóm, báo cáo với cô
GV đi các nhóm trao đổi với học sinh
GV trình chiếu 4 hình lên máy
Câu 1: Mỗi bức tranh vẽ gì?
- BHT: - Mời 1 bạn mỗi bức tranh vẽ gì? (Tranh vẽ: Bé trai đang ôm
con gà trống); tranh vẽ gà trống hoa hồng; tranh 3 vẽ cảnh (đấu vật); tranh 4 vẽ
cảnh (lợn đàn)
Nhận xét góp ý cho bạn
Câu 2: Em Thích bức tranh nào nhất?
BHT: Em thích bức tranh nào nhất? Vì sao?
Tranh 1: Em thích tranh cậu bé và gà trống, vì nhìn cậu bé trai ôm con gà
trống rất gần gũi đáng yêu; Tranh 2: Vẽ chú gà trống với cây hoa hồng, vì tranh
rất đẹp vì sự phối màu rực rỡ, lạ mắt;Tranh 3: Em thích tranh đấu vật , vì tranh
thể hiện được tinh thần thượng võ của dân tộc ta từ đời xưa đến nay;Tranh 4:
Em thích tranh lợn đàn vì nghệ nhân vẽ lên tình cảm của gần gủi giữ lợn mẹ với
lợn con rất đáng yêu sinh động
Lớp lắng nghe nhận xét.
Hoạt động 2: Nghe bạn đọc mẫu bài tập đọc: (2-3 phút)
Nghe 1 bạn đọc, em theo dõi đọc thầm bài tập đọc
Tranh làng Hồ

Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây
dừa, tranh tố nữ của làng Hồ. Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày
tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hồ Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối
với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. Họ đã đem vào cuộc sống một


cách nhìn thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và và
vui tươi.
Phải yêu mến cuộc đời trồng trọt, chăn nuôi lắm mới khắc được những
tranh lợn ráy có những khoáy âm dương rất có duyên, mới vẽ được những đàn
gà con tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ.
Kĩ thuật tranh làng Hồ đã đạt tới sự trang trí tinh tế: những bộ tranh tố nữ
áo màu, quần hoa chanh nền đen lĩnh của một thứ màu đen rất Việt Nam. Màu
đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của những chất liệu gợi nhắc
thiết tha đến đồng quê đất nước: chất rơm bếp, than của cói chiếu và than của lá
tre mùa thu rụng lá. Cái màu trắng điệp cũng là một sự sáng tạo góp phần vào
kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội họa. Màu trắng ấy càng ngắm càng ưa
nhìn; những hạt cát của điệp trắng nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn làm tăng
thêm vẻ thâm thúy cho khuôn mặt, tăng thêm sống động cho dáng người trong
tranh.
Theo Nguyễn Tuân
Hoạt động 3: Nối nghĩa ở cột B phù hợp với từ ở cột A
a. Làng Hồ
b. Màu trắng điệp
c. Nghệ sĩ tạo hình
d.Tranh lợn ráy
e. Lĩnh
g.Thuần phác
h. Khoáy âm dương
i. Tranh tố nữ:


(1) chất phác, mộc mạc.
(2) tranh vẽ con lợn đứng bên bụi ráy (một thứ
cây trồng ở nơi đất ẩm, gần giống cây khoai sọ,
dùng làm thức ăn cho lợn).
(3) màu trắng do bột lấy ở vỏ sò, vỏ điệp ở biển
trộn với hồ loãng nấu bằng bột gạo nếp tạo thành
(4) khoáy vẽ trên mình con lợn trong tranh, hình
tròn, giữa có nét cong như hình chữ s chia hình
tròn làm hai mảng – một mảng màu sáng (dương)
và một mảng màu tối (âm).
(5) tranh vẽ người con gái đẹp.
(6) làng Đông Hồ thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh
Bắc Ninh, có nghề làm tranh từ lâu đời. tranh làng
Hồ in trên giấy dó được nhiều người ưu thích.
(7) người chuyên vẽ tranh, tạc tượng,…
(8) một thứ lụa đen bóng
Em suy nghĩ và nối các nghĩa cột B phù hợp với từ ở cột A


Em chia sẻ cùng bạn bên cạnh nhận xét cho bạn
Nhóm trưởng nêu từ hỏi các bạn nghĩa của từ rồi báo cáo kết
quả của cô giáo.

GV quan sát các nhóm hỏi thêm
Ngoài các từ vừa hoàn thành còn từ nào em chưa sõ nghĩa không?
HS TL GV giải nghĩa từ HS vừa hỏi – đánh giá trên phiếu học tập nhận
xét
Ví dụ: học sinh hỏi em chưa hiểu nghĩa của từ: từ thâm thúy? trong bài
tập đọc cô giải thích nghĩa giúp cháu?

Giáo viên giải nghĩa: từ thâm thúy ý nói lời nói, câu văn rất sâu sắc và ý
nghĩa
Hoạt động4. Cùng luyện đọc :
Em cùng bạn đọc một đoạn nối tiếp nhau đến hết bài, hỏi bạn
về cách ngắt giọng trong bài
Mỗi lần Tết đến,/ đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải
trên các lề phố Hà Nội,/lòng tôi thấm thía một nổi biết ơn/ đối với những người
nghệ sĩ tạo hình của nhân dân//.
Phải yêu mến cuộc đời trồng trọt, chăn nuôi lắm / mới khắc được
những tranh lợn ráy có những khoáy âm dương rất có duyên,/ mới vẽ được
những đàn gà con tưng bừng / như ca múa bên gà mái mẹ.//
GV quan sát hỏi HS trong nhóm nhận xét cách đọc cho HS các nhóm
Bài được chia mấy đoạn?
bài được chia làm 3 đoạn mỗi lần xuống dòng xem là một đoạn
Dấu một gạch nghĩa như thế nào?Dấu hai vạch ta đọc ra sao?


*Dấu một gạch ngăn cách giữa các cụm dài , có dấu phẩy khi đọc ta nên
ngắt một chút; dấu hai vạch thể hiện hết đoạn có dấu chấm khi đọc ta nên nghĩ
lâu hơn.
Cách đọc bài như thế nào cho đúng?
Khi đọc bài ta nên đọc nhấn giọng ở những từ gợi cảm, gợi tả
(Đây là bài văn miêu tả nên khi đọc các em nên nhấn giọng ở các từ miêu
tả, hình ảnh…) trong bài còn có câu dài: Cái màu trắng điệp cũng là một sự sáng
tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội họa. Màu trắng ấy
càng ngắm càng ưa nhìn; những hạt cát của điệp trắng nhấp nhánh muôn ngàn
hạt phấn làm tăng thêm vẻ thâm thúy cho khuôn mặt, tăng thêm sống động cho
dáng người trong tranh.
Cho một số em đọc câu đoạn, câu dài- Gv nhận xét trong nhóm
Bình chon bạn đọc tốt trong nhóm


Việc 3: - BHT tổ chức 3 bạn đại diện 3 nhóm thi đọc trước
lớp. 2 nhóm còn lại làm trọng tài nhận xét đánh giá bạn đọc
- Bình chọn bạn đọc hay diễn cảm nhất
5.Thảo luận, trả lời câu hỏi:

- Em đọc thầm đoạn 1, 2, 3 và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5
1) Kể tên một số tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của
làng quê Việt Nam.
2) Nêu những đặc điểm kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ.
3) Tìm những từ ngữ ở hai đoạn cuối thể hiện sự đánh giá của tác giả đối
với tranh làng Hồ.
4) Nêu lí do vì sao tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ.
5) Mỗi bạn chọn một đoạn mình thích và đọc trước nhóm, giải thích vì
sao mình thích đoạn đó.


- Chia sẻ câu trả lời của mình cho bạn bên cạnh để bạn có ý
kiến trao đổi lại và bổ sung hoàn thiện câu trả lời.
Nhóm trưởng nhận xét bình chọn bạn đọc hay thi đọc trước
lớp. Các bạn khác chú ý nghe, đánh giá và bổ sung thống nhất ý kiến.
BHT tổ chức 3 bạn đọc đoạn mình thích – lớp lắng nghe,
nhận xét khen ngợi bạn đọc tốt.
GV: Để hiểu hơn về đề tài tranh làng Hồ, đặc điểm, kĩ thuật mà những
người nghệ sĩ dân gian làng hồ mang lại cho kho tang nghệ thuật tranh của
chúng ta các bạn chuẩn bị một số tranh hãy chú ý xem bộ sưu tập của các nhóm.
Nhận xét việc sưu tầm tranh
Nhóm nhiều tranh lên trình bày nội dung tranh mình sưu tầm được
Lớp nhận xét cách trình bày
- Bạn hãy nêu nội dung , ý nghĩa của bài tập đọc này là gì?

BHT điều hành lớp chia sẻ sau tiết học:Lớp nghe bài hát “Đoàn vệ
quốc quân” nhạc và lời Phan Huỳnh Điểu; BHT cho lớp chia sẻ cảm xúc của
mình sau khi nghe bài hát? Lớp lắng nghe nhận xét.
Viết cho bạn bên phải cảm xúc của mình sau khi học xong tiết học.
BHT gọi 1 số bạn đọc bài chia sẻ của mình với lớp.
C. Hoạt động ứng dụng
Em hãy đọc cho người thân nghe bài “Ở lại với chiến khu”.
Để một tiết dạy đọc để hướng dẫn học sinh đọc đúng đọc hay giáo viên
không chỉ cần lên kế hoạch là xong mà phải có thời gian nghiên cứu phân tích
nội dung sao cho khai thác triệt để những mục tiêu mà bài học đề ra. Nếu làm tốt
được những điều đó tôi tin rằng tiết dạy đọc không thể nào rơi vào nhàm chán
mà sẻ gây được hứng thứ cho học sinh tham gia học.
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.
Phối kết hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội nhằm nâng cao chất
lượng học tập cho học sinh. Điều tra thực tế và phân tích kết quả đối chiếu với


yêu cầu đặt ra để nắm bắt tình hình cụ thể. Đánh giá đúng mức học sinh, động
viên khuyến khích kịp thời và gây hứng thú học tập cho học sinh. Luyện đọc
thường xuyên giúp học sinh ghi nhớ cách đọc lâu. Luôn tạo hứng thú cho các em
trong giờ học như tổ chức trò chơi học tập và khen ngợi kịp thời các em đạt kết
quả tốt. Hiện nay internet đã tràn lan thông tin mạng khi nào cũng thường nhật
tốt có xấu có nhưng theo tâm lí đám đông là trẻ sẻ tò mò thích tìm hiểu nên trẻ
dễ bị lôi kéo theo những thông tin không chính thống nên giáo viên cần hình
thành cho trẻ thói quen đọc sách. Thích đọc dần tạo nên văn hóa đọc để đưa học
sinh ra xã với những thế giới ảo trên mạng với hàng loạt thông tin khác nhau.
Tất nhiên học sinh sẻ khám phá tìm hiểu nhưng phải hòa nhập chứ không hòa
tan. Có tiếp nhận thông tin đọc cũng phải có sự chắt lọc. Từ đó giáo viên thành
lập câu lạc bộ đôi bạn cùng nhau học tập, giờ đọc thư viện tốt, tiết đọc thân
thiện, giờ đọc sách ý nghĩa, trao đổi nội dung đọc được qua nội dung câu

chuyện. Ngoài ra trong lớp học giáo viên cần treo hãy sưu tầm các câu châm
ngôn về đọc rồi từ đó phân tích giải thích cho các em để các em thấm nhuần văn
hóa đọc. Đọc không những hiểu ý nghĩa của con chữ mà còn những ẩn ý sâu bên
trong cả con chữ nữa
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
phương pháp và hiệu quả ứng dụng.
Tuy thời gian không dài, với cách tổ chức dạy học theo các biện pháp nêu
trên, hiệu quả giờ dạy Tập đọc của lớp tôi được nâng lên rõ rệt. Học sinh hứng
thú học tập, hoạt động tích cực hơn, các em mạnh dạn tự tin hơn khi đọc bài. Số
em đọc chưa đạt yêu cầu đã giảm đi. Số em đọc đúng, đọc diễn cảm được nâng
lên. Kết quả thực nghiệm được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2: Kết quả thực nghiệm
Tổng
số
HS
29

Số em đọc

Số em đọc đạt

Số em đọc mức

chưa đạt yêu

mức hoàn thành

hoàn thành đúng,

cầu


cần đạt
SL
%
8
27,59

rõ ràng
SL
%
10
34,48

SL
0

%
0

Số em đọc
diễn cảm tốt
SL
11

%
37,93


Với một thời gian ngắn nhưng tôi nhận thấy những biện pháp mà tôi đưa
ra đã thu được kết quả thật khả quan. Thiết nghĩ nếu giáo viên áp dụng các biện

pháp này một cách thường xuyên ở lớp thì chắc chắn chất lượng đọc diễn cảm
của các em được nâng lên, góp phần xây dựng hiệu ứng văn hóa đọc trong học
sinh tạo cho học sinh thói quen đọc và yêu thích đọc. Tìm ra được những cách
đọc giọng đọc phù hợp với từng giọng văn của từng thể loại.
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
1.Kết luận
Hiện nay, thời đại của tri thức và trí tuệ, của khoa học công nghệ và thông
tin. Biết đọc càng quan trọng vì nó sẽ giúp người ta sử dụng các nguồn thông
tin, để đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Dạy đọc diễn cảm cho học sinh
Tiểu học là một vấn đề hết sức cần thiết nó có ý nghĩa rất lớn để kích thích sáng
tạo của học sinh, mở rộng vốn hiểu biết, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, nhân
cách cho học sinh. Qua các bài Tập đọc, học sinh còn được cung cấp vốn từ ngữ,
năng lực diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học. Từ đó nâng cao trình độ
văn hoá nói chung và trình độ Tiếng Việt nói riêng.
Vậy để nâng cao hiệu quả dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5. Đòi hỏi
mỗi giáo viên chúng ta phải nỗ lực hết mình, tích cực đổi mới phương pháp dạy
học, đầu tư suy nghĩ sáng tạo làm cho các em say mê, hứng thú hoạt động học
tập…Tôi đã nghiên cứu, tìm tòi và đưa ra 5 biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy
đọc diễn cảm cho học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng:
Hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng một cách linh hoạt, khéo léo; Khai thác giọng
đọc của học sinh thông qua việc tìm hiểu nội dung bài đọc; giáo viên đọc mẫu
diễn cảm; luyện tập thực hành đọc diễn cảm văn bản; xây dựng không khí hào
hứng, say mê học tập cho học sinh bằng cách tổ chức trò chơi học tập trong giờ
Tập đọc.
Muốn rèn cho học sinh đọc diễn cảm tốt, trước hết việc đọc mẫu
của thầy phải chuẩn mực, bởi thầy luôn là tấm gương sáng, mẫu mực trong
cách đọc diễn cảm để học sinh soi vào. Chính vì vậy, thầy phải có sự chuẩn
bị chu đáo, mỗi từ ngữ thầy nói, đọc phải chính xác và chuẩn mực.



Thầy cần phải nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi để nắm chắc nội dung cơ
bản của chương trình sách giáo khoa... để giúp học sinh hiểu và cảm thụ bài
đọc. Thực tế cho thấy, sách dùng cho học sinh, cho giáo viên có nhiều ưu
điểm nổi bật và đa số giáo viên nắm được phương pháp giảng dạy, song đi
vào từng bài cụ thể thì vẫn còn lúng túng không ít. Do vậy, nắm vững sách,
hiểu ý đồ của người biên sọan là quan trọng, song chưa đủ, còn đỏi hỏi đến
vai trò chủ động sáng tạo và tài ứng xử linh hoạt trong giảng dạy.
Phải nắm chắc đối tượng học sinh để có biện pháp phù hợp với từng
đối tượng, nhằm phát huy tính tích cực trong học tập, nâng cao ý thức tự
giác để từ đó các em sẽ “Học vui, vui học” và hiệu quả học tập sẽ cao hơn.
Người giáo viên phải có tâm huyết trong nghề, nhiệt tình trong điều chỉnh
nội dung bài dạy lập kế hoạch dạy học tung câu hỏi bổ sung trong thời điểm nào
trong bài là phù hợp, thường xuyên quan tâm đến mọi đối tượng học sinh nhất là
học sinh học yếu, học sinh hay đọc sai, đọc ngọng để kịp thời uốn nắn, sửa chữa
cho học sinh thật tận tình, chu đáo để các em khắc phục cho các em kịp thời
trong tiết học
Luôn động viên, khích lệ những em có kĩ năng đọc diễn cảm tốt để
các em ngày càng đọc tốt hơn. Động viên các em chép những câu văn, câu
thơ, bài văn, bài thơ hay vào sổ tay của mình; khuyến khích các em nói, đọc
thêm nội dung các bài đọc ngoài văn bản.
Các biện pháp trên qua thực tế thực nghiệm ở lớp tôi phụ trách đã thu
được kết quả khả quan. Do thời gian và trình độ có hạn nên đề tài của tôi mới
chỉ dừng lại ở phạm vi nhỏ, sự thực nghiệm còn chưa nhiều. Song tôi tin chắc
rằng với những giải pháp này, bằng sự sáng tạo của mình các giáo viên sẽ vận
dụng có hiệu quả trong quá trình dạy học đọc diễn cảm ở các lớp 5. Tôi rất mong
sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp.
2. Kiến nghị
Qua mỗi năm, ban giám hiệu cần mở những tiết chuyên đề, những buổi
hội thảo chuyên môn về vấn đề dạy những tiết tập đọc, tập làm văn ở khối 5 để



nhằm rèn cho học sinh cảm thụ văn học tốt để các em hăng say học tốt đó là nền
tảng vững chắc cho các em đọc hay.
Thư viện trường cần trang bị thêm những sách tham khảo cho giáo viên
và học sinh về vấn đề cảm thụ văn học...
Cần mở các chuyên đề của môn tập đọc để giáo viên học tập và bổ sung
vốn phương pháp dạy học phong phú hơn
Qua các cuộc Hội nghị phụ huynh đầu năm phải có kế hoạch, biện pháp
để làm sao cho phụ huynh quan tâm nhiều hơn nữa đến việc học của các em.
Ngoài ra phải thường xuyên mua các loại sách báo cho con em mình đọc để
quen với mặt chữ, tặng thêm vốn từ, hiểu biết về xã hội nhiều hơn. Đặc biệt phải
thường xuyên nhắc nhở kiểm tra và đôn đốc các em về kĩ năng luyện đọc văn
bản nhất là môn Tập đọc.
Các cấp lãnh đạo tổ chức các hội thi như em kể chuyện theo sách, thi đọc
diễn cảm, thi đọc thơ từ đó tạo nên những sân chơi lành mạnh cho học sinh trải
nghiệm tăng thêm hứng thứ khi học.
Bình Tân, ngày 28 tháng 2 năm 2019
Người viết
Phạm Thị Thùy
Xác nhận của Ban Giám Hiệu
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Sách hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 mô hình VNEN.


2.Sách hướng dẫn phương pháp dạy học rèn kỹ năng đọc diễn cảm.
3.Tạp chí Thế giới trong ta.

4.Tạp chí giáo dục Tiểu học nhiều ấn phẩm.
5. Tài liệu tập huấn dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam



×