Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Đánh giá hiệu quả của báo cáo đtm tại “trung tâm báo trợ xã hội tp cần thơ (giai đoạn 2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 54 trang )

MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ................................................................................................................ i
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP.............................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG.....................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH....................................................................................................vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................vii
I. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ......................................................................................1
1.1. GIỚI THIỆU CÔNG TY..................................................................................1
1.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN...........................................1
1.3. MỤC TIÊU........................................................................................................1
1.4. LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG...............................................................................1
1.5. CƠ CẤU TỔ CHỨC..........................................................................................2
II. NỘI DUNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP...............................................................3
2.1. Quy trình thực hiện ĐTM.................................................................................3
2.1.1. Các bước thực hiện...............................................................................................3
2.1.2. Các phương pháp thu thập số liệu......................................................................4
2.2. ĐTM dự án “Trung tâm bảo trợ xã hội cho các đối tượng tâm thần
lang thang thành phố Cần Thơ (giai đoạn 2) – Hạng mục Trại bệnh nhân B”....5
2.2.1. Vị trí địa lý............................................................................................................5
2.2.2. Các công trình chính............................................................................................6
2.2.3. Nguồn gây tác động có liên quan tới chất thải.................................................8
2.2.4. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải.......................................14
2.3. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn hoạt động/vận hành của
dự án........................................................................................................................ 19
2.3.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải..............................................19
2.3.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải.......................................25
2.3.3. Tác động do các rủi ro, sự cố............................................................................27
2.4. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ
PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN.............................31


i


2.4.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án...........31
2.5. Tham vấn ý kiến cộng đồng............................................................................41
2.5.1. Tóm tắt về quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng........................41
2.5.2. Kết quả tham vấn cộng đồng............................................................................41
2.6. Chương trình giám sát môi trường................................................................44
2.6.1. Giai đoạn thi công xây dựng.............................................................................44
2.6.2. Giai đoạn hoạt động...........................................................................................44
2.7. Kết luận và kiến nghị tại dự án......................................................................45
2.7.1. Kết luận................................................................................................................45
2.7.2. Kiến nghị.............................................................................................................46
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ...................................................................................46
3.1. Kết luận............................................................................................................46
3.2. Kiến nghị..........................................................................................................46
NHẬT KÝ THỰC TẬP.............................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................48

ii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tọa độ các mốc rang giới của khu đất.........................................................5
Bảng 2.2. Tải lượng các tác động ô nhiễm đối với các xe chạy bằng dầu..................9
Bảng 2.3. Hệ số ô nhiễm của các phương tiện vận chuyển sử dụng dầu DO...........10
Bảng 2.4. Tải lượng ô nhiễm không khí do các phương tiện vận chuyển................10
Bảng 2.5. Nồng độ ô nhiễm không khí do các phương tiện vận chuyển..................10
Bảng 2.6. Nồng độ các chất ô nhiễm trong khói hàn.................................................11
Bảng 2.7. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt...............................12

Bảng 2.8. Mức ồn tối đa của các máy móc, thiết bị...................................................15
Bảng 2.9. Mức rung của máy móc và thiết bị thi công..............................................15
Bảng 2.10. Hệ số ô nhiễm của khí thải xe mô tô 2 bánh............................................20
Bảng 1.11. Tải lượng chất ô nhiễm của khí thải xe mô tô 2 bánh.............................20

iii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí dự án trong bản đồ quận Ô Môn..............................................6
Hình 4.1. Cấu tạo bể tự hoại.......................................................................................38
Hình 4.2. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải tập trung
công suất 50 m3/ngày.đêm..........................................................................................40

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BOD5
BTCT
BTNMT
BXD
BYT
COD
COx
DO
ĐBSCL
ĐTM
LĐ-TB&XH
NĐ-CP

NOx
PCCC
QCVN

QH
SOx
THC
TSS
TT-BTNMT
UBND
WHO

Biochemical Oxygen Demand – nhu cầu oxy sinh học
Bê tông cốt thép
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bộ Xây dựng
Bộ Y tế
Chemical Oxygen Demand – nhu cầu oxy hóa học
Oxit của cacbon
Diesel Oil – Nhiên liệu dùng cho động cơ Điêzen
Đồng bằng sông Cửu Long
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Lao động – Thương binh và Xã hội
Nghị định chính phủ
Oxit của nitơ
Phòng cháy chữa cháy
Quy chuẩn Việt Nam
Quyết định
Quốc hội
Oxit của lưu huỳnh

Tổng hydrocacbon
Chất rắn lơ lửng
Thông tư – Bộ Tài nguyên và Môi trường
Ủy Ban Nhân Dân
World Health Organization – Tổ chức Y tế Thế giới

v


I. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ
1.1. GIỚI THIỆU CÔNG TY
 Tên Tiếng Việt: Công ty TNHH Dịch vụ và Công nghệ Môi trường Tân Tiến
 Trụ sở chính: Cạnh số 40, Nguyễn Văn Cừ nối dài, Phường An Bình, Quận
Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.
 Giám đốc: (Ông) Lê Chí Linh
 Điện thoại: 07103.899018 – Di động: 0907.138400 – Fax: (0710) 3899500
 Website: www.moitruongtantien.com.vn – Email:
 Mã số thuế: 1801006573
 Tài khoản: Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Cần Thơ
 Số tài khoản: 0111001228882
1.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Công ty TNHH Dịch vụ và Công nghệ Môi trường Tân Tiến được thành lập vào
ngày 20/6/2009 với vốn điều lệ là 900.000.000 đồng. Kinh doanh các ngành nghề
chính: Báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường
bổ sung; dịch vụ lập cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường; dịch vụ tư
vấn hồ sơ về giấy phép chất thải nguy hại, giấy phép nhập khẩu phế liệu và giấy xác
nhận hoàn thành báo cáo đánh giá tác động môi trường; dịch vụ vận chuyển và xử lý
chất thải nguy hại; dịch vụ khai phí bảo vệ môi trường, báo cáo giám sát môi trường;
thiết kế hệ thống xử lý chất thải; cung cấp các thiết bị, công nghệ xử lý môi trường;
dịch vụ lập đề án khai thác nước ngầm, nước mặt.

1.3. MỤC TIÊU
Công ty TNHH Dịch vụ và Công nghệ Môi trường Tân Tiến hoạt động với mục
tiêu: “Chất lượng – Khoa học – Chuyên nghiệp – Linh hoạt – Giá thành cạnh
tranh là nền tản phát triển” chúng tôi cam kết sẽ đáp ứng được tất cả các yêu cầu
của Quý khách hàng.
1.4. LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
 Tư vấn:
- Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), báo cáo giám sát môi trường
định kỳ.

1


- Lập cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường, hồ sơ xả nước thải
vào nguồn nước.
- Thiết kế hệ thống xử lý nước thải, khí thải công nghiệp (khói thải, hơi dung
môi, khí độc hại, nước thải,...).
- Thủ tục khai thác nước ngầm, nước mặt, xả thải và các hoạt động nghiên cứu
khoa học khác.
 Dịch vụ:
- Cung cấp các hóa chất, thiết bị của hệ thống xử lý chất thải.
- Chuyên thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại.
- Đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, giấy phép nhập khẩu phế liệu, xác
nhận hoàn thành báo cáo đánh giá tác động môi trường, kê khai phí bảo vệ môi trường.
1.5. CƠ CẤU TỔ CHỨC
GIÁM ĐỐC
P. GIÁM ĐỐC

P. ĐTM


P. KỸ
THUẬT

ĐỘI NGŨ CHUYÊN VIÊN

ĐỘI NGŨ CHUYÊN VIÊN

- Tổng số nhân sự: 16 người.
- Trình độ nhân sự: 02 Thạc sĩ; 07 kỹ sư; 07 cử nhân.

T
T

HỌ VÀ TÊN

CHỨC VỤ

KINH
NGHIỆM

HỌC
VỊ

NGÀNH HỌC
Khoa học môi
trường

1

Lê Chí Linh


Giám đốc

11

Thạc sĩ

2

Vũ Thị Hồng

P. Giám đốc

05

Cử nhân Cử nhân Anh văn

3

Nguyễn Thị Huê

Kế toán

02

Cử nhân

Kế toán doanh
nghiệp


4

Nguyễn Thị Hồng
Châu

Chuyên viên

04

Kỹ sư

Khoa học Môi
trường

2


5

Nguyễn Phước Thọ Chuyên viên

10

6

Huỳnh Quang
Tuyến

Chuyên viên


04

Cử nhân

7

Đỗ Việt Dũng

Chuyên viên

10

Cử nhân Địa chất

8

Phạm Văn Quân

Chuyên viên

04

Cử nhân Địa chất

9

Lê Sỹ Vinh

Chuyên viên


05

Kỹ sư Thủy Văn học

10 Nguyễn Hữu Lộc

Nhân viên
lắp đặt

04

Kỹ sư

Kỹ thuật môi
trường

Chuyên viên

02

Cử nhân

Khoa học môi
trường

Nhân viên
vận hành

02


Cử nhân

Kỹ thuật Môi
trường

11

Nguyễn Phước
Hiền

12 Phan Trọng Nghĩa

Kỹ sư Thủy Văn học
Khoa học môi
trường

Nguyễn Thị Thùy
13
Linh

Chuyên viên

05

Thạc sĩ

Quản lý tài
nguyên & Môi
trường


14

Phan Thị Kim
Tuyến

Chuyên viên

01

Kỹ sư

Kỹ thuật Môi
trường

15

Nguyễn Thị Ngọc
Thuận

Chuyên viên

02

Kỹ sư

Kỹ thuật Môi
trường

Kỹ sư


Quản lý tài
nguyên & Môi
trường

Lâm Thị Hoàng
16
Oanh

Chuyên viên

03

II. NỘI DUNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2.1. Quy trình thực hiện ĐTM
2.1.1. Các bước thực hiện
Khi thực hiện ĐTM cần phải tìm hiểu Luật BVMT, Nghị định số
18/2015/BTNMT, Thông tư số 27/2015/BTNMT và Dự án đầu tư do chủ đầu tư cung
cấp (Trong đó bao gồm diện tích đất của dự án, diện tích xây dựng, công suất hoạt
động, vốn đầu tư, …)
- Thủ tục trên thông tư 27/2015 và nghị định 18/2015 có nêu:
 Thu thập thông tin
 Viết báo cáo
 Tham vấn ý kiến cộng đồng dân cư và UBND xã, phường nơi dự án tọa lạc
 Hoàn thành Báo cáo ĐTM

3


 Nộp thẩm định vào Sở TNMT
 Có quyết định đóng phí thẩm định -> Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định

 Báo cáo trước Hội đồng -> Thông qua chỉnh sửa bổ sung hoặc không thông qua
phải làm lại
 Khi thông qua sẽ chỉnh sửa theo Biên bản hội đồng thẩm định và nộp phê duyệt
vào Sở TNMT.
- Các trường hợp phải lập lại ĐTM:
 Báo cáo ĐTM khi đã được UBND cấp quyết định phê duyệt sau 24 tháng nếu
không triển khai sẽ tiến hành lập lại ĐTM mới.
 Trong trường hợp dự án mở rộng, nâng công suất theo Phụ lục 2 nghị định
18/2015 mới lập lại ĐTM mới.
- Khó khăn trong quá trình thực hiện ĐTM:
 Đôi khi chủ đầu tư không hợp tác, giao khoán cho tư vấn thì bắt buộc tư vấn
phải tự làm, họ chỉ cần quyết định. Tuy nhiên, trong trường hợp này, hồ sơ vẫn được
lập và đưa ra các yêu cầu cần thiết để chủ đầu tư phối hợp (điều khoản ràng buộc trong
hợp đồng đã ký giữa 2 bên) hoặc vẫn nộp hồ sơ thẩm định vào Sở TNMT để Sở có
công văn gửi Chủ đầu tư về những nội dung còn thiếu sót, cần bổ sung chỉnh sửa trong
Báo cáo để Chủ đầu tư thực hiện.
 Cộng đồng vẫn có khiếu nại và không đồng ý khi chủ đầu tư tổ chức tham vấn
ý kiến cộng đồng về dự án. tuy nhiên, với các báo cáo đánh giá đã gửi UBND
xã/phường chấp nhận thì UBND sẽ hỗ trợ do dự án cũng góp phần tích cực vào sự
phát triển của khu vực. ngoài ra, chủ đầu tư cũng sẽ bồi thường khi có sự cố môi
trường xảy ra trong khu vực.
2.1.2. Các phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp thống kê: Ứng dụng trong việc thu thập và xử lý các số liệu về
khí tượng, thủy văn, kinh tế, xã hội tại khu vực của dự án.
- Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm:
Xác định các thông số về hiện trạng chất lượng không khí, nước, độ ồn tại khu đất dự
án và khu vực xung quanh.
- Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới thiết
lập: Ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động của dự án.
- Phương pháp so sánh: Dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở các Quy chuẩn

môi trường Việt Nam.
- Phương pháp lập bảng liệt kê (checklist) và phương pháp ma trận (matrix):
Được sử dụng để lập mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án và các tác động môi
trường.
2.2. ĐTM dự án “Trung tâm bảo trợ xã hội cho các đối tượng tâm thần
lang thang thành phố Cần Thơ (giai đoạn 2) – Hạng mục Trại bệnh nhân B”
2.2.1. Vị trí địa lý

4


Dự án “Trung tâm Bảo trợ xã hội cho các đối tượng tâm thần lang thang thành
phố Cần Thơ – Hạng mục Trại bệnh nhân B” có diện tích 1.430 m 2 được xây dựng tại
Khu vực Bình Hòa A, phường Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ. Với vị
trí địa lý tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc: Giáp Khu Bệnh viện Lao phổi và Bệnh viện tâm thần;
- Phía Đông: Giáp Quốc lộ 91B và đất dân;
- Phía Nam: Giáp đất dân;
- Phía Tây: Giáp Nhà điều hành lưới điện 500KV Ô Môn, đất dân và cách
Tỉnh lộ 923 khoảng 200 m;
Vị trí khu đất dự án được xác định qua các mốc Tọa độ (theo hệ tọa độ VN2000)
như sau:
Bảng 2.1.

Tọa độ các mốc rang giới của khu đất
Tên điểm
1
2
3
4

5
6
7
8

Tọa độ X
1117054
1117086
1117129
1117104
1117122
1117125
1117168
1117165

Tọa độ Y
0572870
0573161
0573262
0573249
0573258
0573254
0573355
0573359

- Các đối tượng tự nhiên: Khu đất xây dựng dự án có địa hình tương đối bằng
phẳng, cổng chính cách Quốc lộ 91B khoảng 250 m, cổng phụ cách Tỉnh lộ 923
khoảng 200 m. Xung quanh dự án chủ yếu là vườn cây, ruộng lúa và kênh, mương dẫn
nước.
- Các đối tượng kinh tế - xã hội: Xung quanh dự án chủ yếu là nhà dân nằm dọc

2 bên Quốc lộ 91B và Tỉnh lộ 923, cách trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp
Nam Bộ khoảng 600 m, cách Quốc lộ 91 khoảng 500 m, cách Trạm Y tế phường
khoảng 2,1 km, cách Ủy ban nhân dân phường Phước Thới khoảng 2,4 km, cách
Khu công nghiệp Trà Nóc khoảng 3,0 km. Ngoài ra, dự án còn cách trường tiểu học
Nguyễn Huệ 1,6 km và cách trường Trung học cơ sở Lê Lợi 1,7 km. Trong bán kính
2 km xung quanh dự án không có di tích lịch sử, vùng sinh thái hay rừng quốc gia.
- Hiện trạng mạng lưới giao thông: Tại vị trí xây dựng đã quy hoạch mạng lưới
giao thông, hạ tầng kỹ thuật của giai đoạn 1 nên rất thuận tiện trong việc vận chuyển
nguyên – vật liệu trong quá trình thi công, xây dựng dự án.

5


VỊ
TRÍ
DỰ
ÁN

TỈ LỆ
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí
dự án trong bản đồ quận Ô Môn
1:50000
- Hiện trạng thông tin liên lạc: Sử dụng hệ thống thông tin liên lạc đã được lắp
đặt trong giai đoạn 1 của dự án.
- Hiện trạng cấp điện: Nguồn điện cấp cho công trình được lấy từ đường điện
hiện hữu ở giai đoạn 1 của dự án từ lưới điện Quốc gia.
- Cấp nước: Nguồn nước cấp cho các hoạt động tại dự án do nhà máy nước Ô
Môn cung cấp.
- Thoát nước: Dự án xây dựng hệ thống thoát nước mưa tách riêng hoàn toàn với
hệ thống thoát nước thải. Do đó, nước thải sinh hoạt được xử lý bằng hệ thống xử lý

nước thải tập trung của dự án và đi vào kênh thủy lợi; còn nước mưa chảy tràn sẽ đi
vào hệ thống dẫn nước mưa với các đường ống thu gom và hố gas lắng cặn trước khi
chảy vào kênh thủy lợi.
2.2.2. Các công trình chính
Các công trình được thực hiện trong giai đoạn 2 gồm:
a. Phòng bệnh nhân
Trại bệnh B gồm có 08 phòng bệnh tổng diện tích 816,0 m 2, trong đó có 02
phòng có diện tích 192,0 m2, 03 phòng có diện tích 96,0 m2 và 03 phòng có diện tích
48,0 m2; với sức chứa tối đa 136 người (Theo định mức tại Điều 11 Nghị định số
68/2008/NĐ-CP là 6 m2/đối tượng).
Kết cấu thiết kế:

6


- Kết cấu chịu lực là hệ dầm khung bê tông cốt thép gồm cột và dầm sử dụng
vật liệu bê tông đá 1x2 B15, thép chịu lực Ø<10 dùng loại AI có cường độ Rs = 225
Mpa (2.250 kg/cm2), thép chịu lực Ø≥10 loại AII có cường độ Rs = 280 Mpa (2.800
kg/cm2);
- Nền sử dụng bê tông đá 4x6 B7,5 dày 100 mm; mặt nền, hành lang lát gạch
Ceramic 400x400 mm;
- Kết cấu móng sử dụng là loại móng đơn gia cố nền cừ tràm dài 4,7 m; mật độ
25 cây/m2;
- Vách ngăn, tường bao che: Vách ngăn, bao che các phòng bằng tường gạch
không nung dày 10 cm và 20 cm trát vữa bê tông nhẹ G9 mác 75, matic 2 lớp, sơn
nước 03 lớp màu sáng;
- Trần: Sàn bê tông, bắt chỉ trần, sơn nước;
- Mái: Lợp tôn sóng ngói, xà gồ thép mạ kẽm hộp 100x50x1,4 mm;
- Cửa đi – cửa sổ: Các cửa đi, cửa sổ sử dụng cửa sắt sơn tĩnh điện 03 lớp.
b. Phòng soạn chia

Phòng soạn chia của Trại bệnh nhân B có diện tích 48,0 m 2; chiều cao thiết kế là
4,0 m.
Kết cấu thiết kế:
- Kết cấu chịu lực là hệ dầm khung bê tông cốt thép gồm cột và dầm sử dụng
vật liệu bê tông đá 1x2 B15, thép chịu lực Ø<10 dùng loại AI có cường độ Rs = 225
Mpa (2.250 kg/cm2), thép chịu lực Ø≥10 loại AII có cường độ Rs = 280 Mpa (2.800
kg/cm2);
- Nền sử dụng bê tông đá 4x6 B7,5 dày 100 mm; mặt nền, hành lang lát gạch
Ceramic 400x400 mm;
- Kết cấu móng sử dụng là loại móng đơn gia cố nền cừ tràm dài 4,7 m; mật độ
25 cây/m2;
- Vách ngăn, tường bao che: Vách ngăn, bao che các phòng bằng tường gạch
không nung dày 10 cm và 20 cm trát vữa bê tông nhẹ G9 mác 75, matic 2 lớp, sơn
nước 03 lớp màu sáng;
- Trần: Sàn bê tông, bắt chỉ trần, sơn nước;
- Mái: Lợp tôn sóng ngói, xà gồ thép mạ kẽm hộp 100x50x1,4 mm;
- Cửa đi – cửa sổ: Các cửa đi, cửa sổ sử dụng cửa sắt sơn tĩnh điện 03 lớp.
c. Phòng ăn, sinh hoạt

7


Phòng ăn, sinh hoạt có diện tích 144,0 m2, được xây dựng với chiều cao 4,0 m.
Kết cấu thiết kế:
- Móng đơn gia cố nền cừ tràm dài 4,7 m; mật độ 25 cây/m2;
- Nền sử dụng bê tông đá 1x2 B7,5 dày 100 mm; mặt nền, hành lang lát gạch
Ceramic 400x400 mm;
- Tường xây gạch không nung D100, D200; trát vữa bê tông nhẹ G9 mác 75,
matic 2 lớp;
- Tường ngoại thất trát matit, sơn lót chống kiềm, sơn nước 03 lớp màu sáng;

- Tường nội thất trát matit, sơn nước (màu nhạt) 03 lớp, trần sơn nước màu sáng;
- Mái: Lợp tôn sóng ngói;
- Cửa đi, khung trang trí, cửa sổ sử dụng sắt sơn tĩnh điện 03 lớp.
2.2.3. Nguồn gây tác động có liên quan tới chất thải
a. Nguồn gây tác động đến môi trường không khí
Môi trường không khí trong khu vực dự án bị ô nhiễm chủ yếu từ các nguồn sau:
- Bụi phát sinh từ quá trình đào đất và tập kết vật liệu xây dựng, từ quá trình
khuếch tán trên mặt đất tại công trình và bụi trên đường vận chuyển vật liệu xây dựng;
- Khí thải từ các phương tiện vận chuyển, thi công;
- Mùi, khí thải từ hoạt động hàn cơ khí.
 Bụi phát sinh từ quá trình đào đất và tập kết vật liệu xây dựng, từ quá trình
khuếch tán trên mặt đất tại công trình và bụi trên đường vận chuyển vật liệu xây
dựng:
- Tập kết nguyên – vật liệu phục vụ quá trình xây dựng có thể phát sinh ra bụi là
xi măng, cát và đá xây dựng. Lượng nguyên – vật liệu này được tập kết theo từng đợt
nên mang tính chất không thường xuyên. Ngoài ra, bụi còn phát sinh trong quá trình
bốc dỡ các vật liệu trên.
- Ảnh hưởng của việc vận chuyển nguyên – vật liệu xây dựng đến đời sống người
dân: Trong quá trình vận chuyển nguyên – vật liệu xây dựng như cát xây dựng, xi
măng,... rơi vãi trong khi vận chuyển; bụi phát tán khi các xe chạy qua làm bụi cuốn
trên đường vận chuyển và trong khuôn viên thi công xây dựng dự án gây ảnh hưởng
đến các đối tượng đang được chăm sóc tại giai đoạn 1; các cán bộ, nhân viên làm việc
tại giai đoạn 1 của dự án; ngoài ra, còn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của
người dân và các cơ sở khác, đặc biệt là các cửa hàng kinh doanh các mặt hàng ăn

8


uống, giải khát,... gây thiệt hại đến kinh tế và tâm lý người dân trên quảng đường vận
chuyển phục vụ dự án.

- Lượng bụi phát sinh đa số là cát xây dựng và có khả năng di chuyển trong
không khí trong phạm vi rộng, có thể gây bệnh cho cả những người ở những khu vực
lân cận. Ngoài ra, các loại bụi này còn có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước và có tác
động xấu đến hệ thực vật tại khu vực dự án.
Tuy nhiên, đây chỉ là nguồn phát sinh tạm thời và sẽ kết thúc khi kết thúc quá
trình bốc dỡ, vận chuyển.
 Khí thải từ các phương tiện vận chuyển, thi công:
- Khí thải phát sinh từ các phương tiện, máy móc làm việc tại công trường (máy
hàn, máy khoan...) và từ phương tiện vận chuyển nguyên – vật liệu xây dựng.
- Khí thải của các phương tiện vận chuyển có chứa bụi (kích thước hạt nhỏ hơn
10m), SO2, NOx, CO, tổng hydrocacbon (THC) có khả năng gây ô nhiễm không khí.
Các chất ô nhiễm này có độc tính cao hơn so với bụi từ mặt đất. Tác động của chúng
tới môi trường phụ thuộc nhiều vào điều kiện địa hình, khí tượng và mật độ phương
tiện vận chuyển trong khu vực.
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tải lượng của các chất
gây ô nhiễm không khí được ước tính như sau:
Đối với những loại xe tải có tải trọng từ 3,5 tấn đến 16 tấn khi sử dụng 01 tấn dầu
DO sẽ thải vào môi trường một lượng các khí thải như sau:
Bảng 2.2.

Tải lượng các tác động ô nhiễm đối với các
xe chạy bằng dầu
STT
1
2
3
4
5

Tác nhân ô nhiễm

Bụi
SO2
NO2
CO
VOC

Tải lượng ô nhiễm (kg/tấn)
4,3
64
55
28
12
(Nguồn: WHO, 1993)

Trong quá trình hoạt động, có 1 – 2 phương tiện cùng hoạt động nên lượng ô
nhiễm khói thải từ các phương tiện thi công tương đối lớn nhưng nguồn phát sinh
không thường xuyên, kết thúc vào giai đoạn nghỉ trưa và kết thúc ngày làm việc.
- Khí thải từ phương tiện vận chuyển:

9


Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tải lượng của các
chất gây ô nhiễm không khí đối với những xe tải có tải trọng từ 3,5 tấn đến 16 tấn khi
sử dụng 1 tấn dầu DO sẽ thải vào môi trường một lượng các khí thải như sau:
Bảng 2.3.

Hệ số ô nhiễm của các phương tiện vận
chuyển sử dụng dầu DO
Chất ô nhiễm

Tình trạng
Chạy không tải
Chạy có tải

Bụi(TSP)
611x10-3
1.190x10-3

SO2

NO2
(g/xe.km)
1.620x10-3
2.960x10-3

582x10-3
786x10-3

CO

VOC

913x10-3
1.780x10-3

511x10-3
1.270x10-3

 (Nguồn: WHO, 1993)


Căn cứ vào thực tế triển khai xây dựng giai đoạn 2 dự án, dự kiến số lượt phương
tiện vận chuyển khoảng 4 lượt/ngày.
Dựa vào số lượt xe và hệ số ô nhiễm ở Bảng 3.2, ước tính tải lượng ô nhiễm do
khí thải của các phương tiện vận chuyển giai đoạn xây dựng với quãng đường vận
chuyển trong khu vực dự án khoảng 1 km được trình bày trong Bảng 3.3.
Bảng 2.4.

Tải lượng ô nhiễm không khí do các phương
tiện vận chuyển
Thông số
Tình trạng
Chạy không tải
Chạy có tải

Bụi (TSP)
2,444
4,76

SO2
2,328
3,144

NO2
(g/ngày)
6,48
11,84

CO
3,625
7,12


VOC
2,044
5,08

Khi các phương tiện vận chuyển hoạt động, định mức tiêu thụ nhiên liệu vào
khoảng 40,5 lít/ngày. Khối lượng riêng của dầu DO 0,84 kg/lít. Vậy nhu cầu tiêu thụ
dầu tính theo khối lượng là 34,02 kg/ngày.
Ước tính tiêu thụ 1 kg dầu DO, phương tiện sẽ cho ra lượng khí 38 m 3. Như vậy,
lưu lượng khí thải của phương tiện vận chuyển là 1.292,76 m3/giờ. Nồng độ các chất ô
nhiễm trong khí thải của các phương tiện vận chuyển như sau:
Bảng 2.5.

Nồng độ ô nhiễm không khí do các phương
tiện vận chuyển
Thông số
Bụi (TSP)
Tình trạng
Chạy không tải
1,891
Chạy có tải
3,682
QCVN 19:2009/BTNMT –
400
Cột A

SO2

CO


VOC

1,801
2,342

NO2
(mg/m3 )
5,013
9,159

2,804
5,508

1,581
3,930

1.500

1.100

1.000

-

10


Như vậy, nồng độ phát thải các chất ô nhiễm của các phương tiện vận chuyển
thấp hơn so với quy chuẩn cho phép và trong khuôn viên dự án có nhiều cây xanh nên
mức độ ảnh hưởng không đáng kể.

 Mùi, khí thải từ hoạt động hàn cơ khí:
Quá trình hàn các kết cấu thép, cốt thép sẽ sinh ra một số chất ô nhiễm từ quá
trình cháy của que hàn, trong đó chủ yếu là các chất CO, NO x. Nồng độ của chúng
được thể hiện như sau:
Bảng 2.6.

Nồng độ các chất ô nhiễm trong khói hàn

STT
1
2
3

Chất ô nhiễm
Khói hàn (mg/que hàn)
CO (mg/que hàn)
NOx (mg/que hàn)

Đường kính que hàn (mm)
2,5
3,25
4
5
6
285
508
706
1.100 1.578
10
15

25
35
50
12
20
30
45
70
(Nguồn: Phạm Ngọc Đăng, 2008)

Khí thải từ khói hàn có nồng độ không cao nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến công
nhân hàn, do vậy cần có các phương tiện bảo hộ cho công nhân hàn sẽ hạn chế được
ảnh hưởng đến công nhân.
b. Tác động do ô nhiễm môi trường nước
Các nguồn gây tác động đến môi trường nước phát sinh chủ yếu trong giai đoạn
xây dựng dự án, bao gồm:
- Nước mưa chảy tràn trong khu vực dự án;
- Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng.
 Nước mưa chảy tràn
Theo số liệu thống kê của WHO (2003) thì nồng độ các chất ô nhiễm trong nước
mưa chảy tràn thông thường chứa khoảng 0,5 – 1,5 mgN/lít, 0,004 – 0,3 mgP/lít, 10 –
20 mgCOD/lít và 10 – 20 mgTSS/lít. Tuy nhiên, so với quy chuẩn Việt Nam đối với
nước thải thì nước mưa chảy tràn qua các khu vực không bị ô nhiễm được xem như
nước sạch, do đó có thể tách riêng biệt đường nước mưa ra khỏi nước thải và cho thải
trực tiếp ra môi trường sau khi đã tách rác và lắng sơ bộ.
Lưu lượng nước mưa chảy tràn trong khu vực dự án được tính toán như sau:
Q = q x a x S (m3/ngày)
q: Lưu lượng mưa lớn nhất hằng ngày của tháng có lượng mưa nhiều nhất là
tháng 7 năm 2011 là 384,5 mm/tháng: q = 384,5/30 = 12,82 (mm/ngày) = 0,01282
(m/ngày).


11


a: Hệ số thực nghiệm đặc trưng cho tính chất của mặt phủ. Trong trường hợp khu
vực thực hiện dự án đang thi công, TCVN 7957-2008 Thoát nước – mạng lưới và công
trình ngoài trời, chọn a = 0,44.
S: Diện tích đất (diện tích toàn khu đất xây dựng là 1.430 m2).
Vậy, Q = 0,01282 x 0,44 x 1.430 = 8,06 m3/ngày.
Lượng nước mưa này có thể gây tác động tiêu cực là gây ứ đọng, ngập úng và
sình lầy cục bộ trên khu vực dự án. Nước ngập úng làm tăng khả năng ô nhiễm nguồn
nước và là môi trường phát triển các loại ký sinh gây bệnh. Tuy nhiên, trong khuôn
viên dự án đã có hệ thống thu gom nước mưa hiện hữu ở giai đoạn 1 nên nguồn tác
động này đến môi trường là không đáng kể.
 Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng
- Nước thải sinh hoạt của công nhân có chứa chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS),
các hợp chất hữu cơ (BOD5, COD), thành phần dinh dưỡng (Nitơ, Photpho) và vi sinh
(Coliform, E.coli).
- Lượng nước cấp cho công nhân xây dựng tại dự án khoảng 8,0 m3/ngày.
Trong đó, nước cấp cho nhu cầu vệ sinh của công nhân khoảng 3,0 m3/ngày và nước
cấp cho hoạt động xây dựng là 5,0 m3/ngày. Theo quy định 100% lượng nước này sẽ là
nước thải. Do đó, lượng nước thải của dự án trong giai đoạn này: 8,0 m3/ngày (Số liệu
này được sử dụng tính tải lượng và nồng độ chất ô nhiễm). Nước thải phát sinh được
dẫn vào hệ thống xử lý nước thải tập trung hiện hữu tại dự án và nồng độ các chất ô
nhiễm được so sánh với QCVN 14:2008/BTNMT – Cột A.
Bảng 2.7.

Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải
sinh hoạt
STT

1
2
3
4
5
6
7

Thông số
BOD5
COD
Chất rắn lơ lửng
Dầu mỡ động thực
vật
Tổng Nitơ
Tổng phospho
Amoni

Tải lượng
ô nhiễm
(g/ngày)

Tổng tải
lượng (g/ngày)

45 – 54
72 – 102
70 – 145
10 – 30


2.385 – 2.862
3.816 – 5.406
3.710 – 7.685
530 – 1.590

298,1 – 357,8
477,0 – 675,8
463,8 – 960,6
66,3 – 198,8

QCVN
14:2008/
BTNMT
Cột A
30
50
10

6 – 12
0,6 – 4,5
2,4 – 4,8

318 – 636
31,8 – 238,5
127,2 – 254,4

39,8 – 79,5
4,0 – 29,8
15,9 – 31,8


5

Nồng độ ô
nhiễm (mg/l)

(Nguồn: Trần Đức Hạ, 2006) Ghi chú: “ - ” Không quy định.

12


- Ta thấy nồng độ ô nhiễm trong nước thải của công nhân là rất cao và vượt
QCVN 14:2008/BTNMT – Cột A nhiều lần, do đó nước thải sẽ được thu gom xử lý
thích hợp trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.
c. Tác động ô nhiễm do chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn xây dựng dự án bao gồm:
- Rác thải sinh hoạt của công nhân;
- Rác thải xây dựng;
- Chất thải nguy hại.
 Rác thải sinh hoạt
- Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân tại công trình có thể phân thành hai loại:
loại không có khả năng phân huỷ sinh học: Vỏ đồ hộp, vỏ lon, bao bì, chai nhựa ,... và
loại có hàm lượng chất hữu cơ cao, có khả năng phân hủy sinh học: Thức ăn thừa, vỏ
trái cây, rau quả,...
- Nếu tính trung bình một người thải ra 1,3 kg chất thải rắn (theo QCXDVN
01:2008/BXD về quy chuẩn xây dựng Việt Nam, Quy hoạch xây dựng, định mức phát
sinh chất thải sinh hoạt đối với đô thị loại I), với số lượng công nhân xây dựng là
20 người, tương đương lượng chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn thi công tối đa là
26 kg/ngày. Tuy nhiên, đây chỉ là số lượng chất thải dự báo, chất thải rắn của dự án sẽ
không nhiều vì công nhân sẽ ra về sau khi hết giờ làm. Chất thải rắn sinh hoạt có
hàm lượng chất hữu cơ cao, có khả năng phân hủy sinh học. Đây là môi trường thuận

lợi để các vật mang mầm bệnh phát triển như ruồi, muỗi, chuột, gián,... các sinh vật
gây bệnh này tồn tại và phát triển gây ra các dịch bệnh. Vì vậy, lượng rác này cần phải
được thu gom và quản lý theo đúng quy định.
 Rác thải xây dựng:
- Chất thải xây dựng gồm các loại vật liệu như cừ tràm, bao xi măng, sắt, thép,
gạch vụn,... khoảng 10 – 15 kg/ngày. Tuy nhiên, nó chỉ ảnh hưởng trong phạm vi hẹp,
mang tính chất tạm thời, không thường xuyên.
- Do quy mô xây dựng không lớn nên khối lượng rác thải xây dựng phát sinh
không nhiều. Hơn nữa, nguồn rác thải xây dựng này có thể tái sử dụng hoặc bán cho
các cơ sở tái chế, do đó khả năng ảnh hưởng tới môi trường chỉ ở mức thấp.
 Chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại, chủ yếu là dầu nhớt thải, giẻ lau dính dầu nhớt,... phát sinh từ
quá trình vệ sinh, bảo dưỡng máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển. Theo kết quả
điều tra, khảo sát dầu nhớt thải trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Bộ Khoa học

13


Công nghệ và Môi trường thực hiện năm 2002 và số liệu tham khảo từ các cơ sở sửa
chữa ô tô cho thấy:
- Lượng dầu nhớt thải ra từ các phương tiện vận chuyển và thi công cơ giới trung
bình 07 lít/lần thay. Chu kỳ thay nhớt và bảo dưỡng máy móc trung bình khoảng 03
tháng/lần. Do quy mô xây dựng dự án không lớn, thời gian xây dựng diễn ra trong thời
gian khoảng 6 tháng nên khối lượng chất thải nguy hại phát sinh ở mức thấp.
- Ước tính số lượng máy móc, phương tiện làm việc tại công trường trong giai
đoạn xây dựng khoảng 2 phương tiện và thi công trong 6 tháng. Với cơ sở phát sinh
nêu trên, lượng dầu nhớt thải phát sinh tối đa khoảng 28 lít trong thời gian xây dựng.
Ngoài ra, còn có một lượng giẻ lau dính dầu, nhớt khoảng 01 kg/tháng, bóng đèn
huỳnh quang khoảng 0,5 kg/tháng. Ước tính trong giai đoạn này có 9,0 kg chất thải rắn
nguy hại và 28 lít nhớt thải. Lượng chất thải này sẽ được thu gom, quản lý và xử lý

theo đúng quy định của Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2015
của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quản lý chất thải nguy hại.
2.2.4. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
a. Ô nhiễm tiếng ồn và chấn động của các thiết bị, máy móc và phương tiện thi
công
Bên cạnh nguồn ô nhiễm bụi và khí thải do hoạt động thi công xây dựng, việc
vận hành các phương tiện và thiết bị thi công như: Máy khoan, máy trộn bê tông,...
gây ô nhiễm tiếng ồn và chấn động tương đối lớn.
Tiếng ồn trong giai đoạn xây dựng chủ yếu là do hoạt động của các phương tiện
vận chuyển và thi công như: Máy khoan, xe tải, máy trộn bê tông,...
Mức ồn ở các nguồn với khoảng cách nguồn ồn từ các phương tiện vận chuyển và
thi công được tính toán theo công thức sau:
Lp(X) = Lp(X0) + 20 log10(X0/X)
Trong đó:
- Lp(X0): Mức ồn cách nguồn 1 m (dBA);
- Lp(X): Mức ồn tại vị trí cần tính toán;
- X: Vị trí cần tính toán;
- X0 = 1 m.

14


Bảng 2.8.
STT

Mức ồn tối đa của các máy móc, thiết bị
Các phương tiện

1m


2

Máy gia công phá (bóc
95 – 105
dở)
Máy tiện
93 – 96

3
4
5
6
7
8
9
10

Máy khoan
Máy bào
Máy mài
Máy đánh bóng
Máy đầm
Xe tải Động cơ xăng
Xe tải động cơ diezel
Ô tô tải nhẹ

1

Mức ồn cách nguồn
(dBA)

20 m
50 m
68,98
78,98
66,98
69,98
87,98
70,98
78,98
81,98
91,98
63,98
68,98
59,98

114
97
105
108
118
90
95
86

– 61,02
71,02
– 59,02
62,02
80,02
63,02

71,02
74,02
84,02
56,02
61,02
52,02

QCVN
26:2010
(6  21h)



70 dBA

(Nguồn: Đinh Đắc Hiến và Trần Văn Địch, 2005)

Theo bảng tham khảo trên ta có thể dự báo, mức ồn chung tại khu vực thi công
xây dựng dự án dao động từ 86 – 118 dBA vượt tiêu chuẩn từ 1,23 – 1,68 lần. Mức ồn
cách nguồn 20 m và 50 m, cho thấy độ ồn của hầu hết các phương tiện thi công giảm
dần và đạt quy chuẩn cho phép nhưng vẫn còn một số phương tiện như máy gia công
phá (bóc dở), máy khoan, mái mài, máy đánh bóng, mấy đầm có độ ồn vượt quy chuẩn
cho phép, dao động từ 70,98 – 91,98 dBA. Ô nhiễm tiếng ồn sẽ gây những ảnh hưởng
xấu đối với công nhân và người dân khu vực lân cận.
b. Độ rung của các thiết bị, máy móc và phương tiện thi công
Các hoạt động thông thường trong xây dựng tạo ra độ rung lớn là ép cọc, khoan,
đào. Các thiết bị thường tạo ra độ rung tương đối lớn là máy đầm, máy khoan. Theo
kết quả đánh giá nhanh của (WHO, 1993), mức độ rung của các máy móc, thiết bị làm
việc tại công trường như sau:
Bảng 2.9.


Mức rung của máy móc và thiết bị thi công

1. Máy cuốc lớn
2. Máy đầm
3. Xe ủi lớn

0,062
0,064
0,027

Lv tương ứng ở
QCVN 27:2010
7,62 m
(VdB)
94
94
75
87

4. Máy khoan
5. Xe tải nặng

0,027
0,023

87
86

Máy móc/thiết bị


PPV ở 7,62 m

15


6. Búa khoan

0,011

79
(Nguồn: WHO, 1993)

Ghi chú:
- PPV: Dư chấn tối đa tính theo mm/s;
- Lv: Mức rung của thiết bị, máy móc (VdB) tính theo khoảng cách D (m);
Qua bảng số liệu cho thấy phần lớn mức rung của các máy móc thiết bị thi công
đều vượt mức rung cho phép so với Quy chuẩn. Tuy nhiên, các công trình xung quanh
đã được gia cố nền nên tác động là không đáng kể.
c. Tác động đến tình hình an ninh – trật tự
Việc tập trung số lượng công nhân tại khu vực dự án sẽ làm tăng thêm khả năng
phát sinh các tệ nạn xã hội, gây mất an ninh trật tự ở địa phương, làm gia tăng mật độ
phương tiện tham gia giao thông và tai nạn giao thông. Tuy nhiên, đơn vị thi công
cũng sẽ phối hợp với công an địa phương đăng ký danh sách công nhân ở lại tại
công trường để dễ dàng cho việc quản lý, ngăn chặn các tệ nạn có thể xảy ra.
d. Tác động đến quá trình hoạt động ở giai đoạn 1:
*Ô nhiễm không khí:
Các nguồn gây ô nhiễm không khí khi thi công xây dựng giai đoạn 2 bao gồm:
Bụi phát sinh từ quá trình đào đất, tập kết vật liệu xây dựng; Bụi, khí thải phát sinh từ
các phương tiện vận chuyển và mùi, khí thải từ hoạt động hàn cơ khí. Các nguồn tác

động này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt, sức khỏe của cán bộ, nhân viên và
đặc biệt là các đối tượng đang được chăm sóc tại dự án:
- Tác động do ô nhiễm bụi: Bụi sẽ gây các tác động xấu đến sức khỏe con người.
Mũi người chỉ có khả năng giữ lại một phần lớn bụi với bụi có đường kính > 10µm,
còn bụi nhỏ hơn sẽ đi vào phổi tích tụ lại làm viêm loét niêm mạc, thành khí quản tạo
nên các bệnh bụi phổi hay những chứng bệnh ngoài da. Ngoài ra, bụi bám trên lá cây
làm ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, gây ức chế đến quá trình trao đổi chất của
thực vật tại dự án.
- Tác động của carbon oxit (CO): CO là một chất khí không mùi, không màu và
có tỷ trọng gần bằng tỷ trọng của không khí (1,25g/l ở điều kiện chuẩn), CO có độ hòa
tan trong nước kém. Đây là một khí độc, phần lớn tác động lên động vật máu nóng. Vì
vậy, CO là chất độc cho con người, ở nồng độ cao CO gây thay đổi sinh lý và có thể
gây chết người (ở nồng độ > 750ppm). Thực vật tiếp xúc ở nồng độ cao (100 ÷ 1.000
ppm) sẽ bị rụng lá, xoắn quăn, cây non chết yểu (Đặng Kim Chi, 1998).
- Tác động của nitơ oxit (NO2): Sự hiện diện của NO và NO2 có thể gây ra hiện
tượng khói quang học. Khí NO2 có thể hấp thụ phần lớn các bức xạ nhìn thấy làm

16


giảm khả năng nhìn trong cả lúc trời ít mây và các hạt lơ lửng, NO 2 gây nguy hiểm cho
sức khỏe ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Nồng độ 0,06 ppm nếu tiếp xúc lâu dài sẽ gây
bệnh phổi. Khi tiếp xúc với niêm mạc, tạo thành axit qua đường hô hấp hoặc hòa tan
vào nước bọt vào đường tiêu hóa và máu. Trong không khí, NO 2 kết hợp với hơi nước
tạo thành HNO3 theo mưa rơi xuống đất tạo thành mưa axit gây hại cho mùa màng,
cây cối,...
- Tác động của sunfua oxit (SO2): SO2 vào cơ thể qua đường hô hấp và tiếp xúc
với niêm mạc ẩm ướt nên hình thành nhanh chóng các axit, do dễ tan trong nước nên
SO2 sau khi hít thở vào sẽ phân tán trong máu tuần hoàn. Độc tính chung của SO 2 là
rối loạn chuyển hoá protein và đường, thiếu vitamin B và C, ức chế enzym oxydaza.

Hấp thụ lượng lớn SO2 có khả năng gây bệnh cho hệ tạo huyết và tạo ra
methemoglobin tăng cường quá trình oxy hoá Fe2+ thành Fe3+.
- Tác động của các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC): Hợp chất hữu cơ dễ
bay hơi (VOC) trong thành phần có chứa cacbon hữu cơ rất dễ bay hơi, bao gồm một
số chất thông dụng như axeton, benzen, ethylaxetat, buthylaxetat,… chúng ít gây độc
mãn tính mà chủ yếu gây độc cấp tính như chóng mặt, say nôn, sưng mắt, co giật, ngạt,
viêm phổi.
Tuy nhiên, chủ dự án sẽ yêu cầu đơn vị thi công áp dụng các biện pháp thi công
tiên tiến và vận chuyển nguyên vật liệu vào cửa phụ (tiếp giáp với vị trí xây dựng) để
hạn chế lượng bụi phát sinh từ quá trình này.
*Ô nhiễm nguồn nước:
Các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước trong giai đoạn thi công xây dựng là nước
mưa chảy tràn và nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng.
- Nước mưa chảy tràn nếu không được thu gom, quản lý tốt sẽ cuốn trôi nhiều
đất, cát, dầu nhớt rơi vãi xuống nguồn nước tiếp nhận. Bên cạnh đó, nước mưa còn có
thể gây ngập úng, sìn lầy cục bộ khu vực dự án.
- Nước thải sinh hoạt của công nhân chứa các chất ô nhiễm nếu không được xử lý
thích hợp sẽ gây ô nhiễm môi trường trong khu vực dự án và tạo điều kiện phát sinh
các loại vi khuẩn gây bệnh, lan truyền trong môi trường nước.
+ Tác động của các chất hữu cơ dễ phân hủy: Tác động của các chất hữu cơ có
trong nước thải chủ yếu là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy bởi vi sinh vật. Sự hiện diện
của chất hữu cơ sẽ tạo điều kiện cho các vi sinh vật phát triển mạnh, gây ra các tác
động xấu đến môi trường nước mặt, chủ yếu do:
- Làm thiếu trầm trọng DO trong môi trường nước do vi sinh vật sử dụng để
phân hủy các chất hữu cơ, gây ảnh hưởng xấu đến các loài động, thực vật thủy sinh;

17


- Tạo ra các khí độc do quá trình phân hủy sinh học của vi sinh vật như H 2S,

NH3 và các mầm móng gây bệnh từ các vi khuẩn lan truyền trong môi trường nước.
+ Tác động của chất rắn lơ lửng: Chất rắn lơ lửng là tác nhân gây ảnh hưởng
đến đời sống động thực vật phiêu sinh trong nước, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi
oxy trong nước, làm giảm chất lượng nguồn nước tiếp nhận vì độ đục tăng cao, gây
bồi lắng nguồn tiếp nhận.
+ Tác động của các chất dinh dưỡng: Các chất dinh dưỡng chứa thành phần nitơ,
photpho ở hàm lượng cao sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn nước tiếp nhận mà
kết quả là sự bùng phát đột biến của các loại tảo và các thực vật trôi nổi màu xanh tầng
mặt, làm giảm khả năng quang hợp tầng đáy và sự suy giảm hàm lượng oxy dưới đáy,
gây ra tình trạng trầm trọng quá trình yếm khí, tác động xấu đến hệ thủy sinh vật trong
môi trường nước tiếp nhận.
+ Tác động do nhiễm vi sinh hàm lượng cao trong nước thải: Trong nước thải
sinh hoạt có chứa nhiều loài vi khuẩn gây bệnh. Đây là nguyên nhân gây ra các bệnh
lây nhiễm qua đường nước như: Bệnh tiêu chảy, bệnh giun sán, bệnh ngoài da,… có
tác động xấu đến sức khỏe con người.
*Ô nhiễm do chất thải rắn sinh hoạt:
Chất thải rắn sinh hoạt của các công nhân trong quá trình thi công xây dựng nếu
không được thu gom, xử lý thích hợp sẽ là nơi vi khuẩn gây bệnh trú ngụ, gây phát
sinh các loại bệnh truyền nhiễm. Bên cạnh đó, các loại rác thải này còn phân hủy yếm
khí gây mùi hôi trong khu vực dự án.
*Ô nhiễm do chất thải nguy hại:
Chất thải nguy hại nếu không được thu gom, quản lý thích hợp sẽ gây ô nhiễm
môi trường đất, nước mặt, nước ngầm, không khí và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khỏe của các cán bộ, nhân viên và đối tượng tại dự án.
*Tác động do tiếng ồn:
Tiếng ồn trong quá trình thi công xây dựng dự án gây tác động rất lớn đến tình
trạng của các đối tượng tại dự án. Do đó, nguồn tác động này được chủ dự án rất quan
tâm và yêu cầu đơn vị thi công hạn chế tối đa các thiết bị, phương tiện gây ồn ảnh
hưởng đến các đối tượng đang được chăm sóc tại giai đoạn 1 của dự án.
e. Tác động đến kinh tế – xã hội

 Tác động tích cực:
- Việc vận hành hoạt động “Trung tâm bảo trợ xã hội cho các đối tượng tâm thần
lang thang tại thành phố Cần Thơ (giai đoạn 1)” và đầu tư mở rộng dự án “Trung tâm
bảo trợ xã hội cho các đối tượng tâm thần lang thang tại thành phố Cần Thơ – Hạng mục
18


Trại bệnh nhân B” tại khu vực Bình Hòa A, phường Phước Thới, Quận Ô Môn, thành
phố Cần Thơ có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội:
+ Giảm bớt bệnh nhân tâm thần lang thang, cơ nhỡ tại khu vực công cộng, đường
phố; góp phần giải quyết vấn đề an sinh xã hội;
+ Được quy hoạch, xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước giúp đảm bảo
về cơ sở vật chất kỹ thuật cho nhu cầu nuôi dưỡng và chăm sóc người bệnh là tiền đề
quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa tại địa phương nói riêng và
thành phố Cần Thơ nói chung.
 Tác động tiêu cực:
- Hoạt động của dự án sẽ làm gia tăng mật độ hoạt động giao thông đường bộ gây
ảnh hưởng đáng kể đến vấn đề an toàn giao thông ở ngoài khu vực dự án;
- Tiếng ồn từ mật độ xe cộ tăng làm ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư xung
quanh khu vực dự án.
Vì vậy, Chủ dự án sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để từng bước
giảm thiểu các tác động tiêu cực từ dự án.
f. Tác động đến môi trường sinh thái
Khu vực xung quanh dự án chủ yếu là vườn cây, đồng ruộng với mật độ khá dày
đặc và khu vực này cũng không có các khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn thiên nhiên,
vườn Quốc gia. Hơn nữa, do loại hình hoạt động của dự án không phát sinh ra nhiều
chất thải và tất cả các nguồn chất thải tại dự án đều có biện pháp xử lý thích hợp để
hạn chế đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực gây ra cho môi trường và con người.
Vì vậy, việc hoạt động của dự án gây tác động không đáng kể đến môi trường sinh thái
và trong báo cáo này sẽ không đề cập biện pháp giảm thiểu cho tác động này.

2.3. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn hoạt động/vận hành của
dự án
Trong phần đánh giá, dự báo các tác động giai đoạn hoạt động/vận hành của dự
án, báo cáo sẽ đánh giá, dự báo tác động tổng hợp trong quá trình hoạt động của cả
giai đoạn 1 và giai đoạn 2 của dự án.
2.3.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải
a. Nguồn gây tác động đến môi trường không khí
Do đặc điểm loại hình của dự án là hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc các đối
tượng bị bệnh tâm thần nên nguồn gây ô nhiễm không khí của dự án chủ yếu do các
hoạt động sau:

19


- Ô nhiễm khí thải và bụi sinh ra từ các phương tiện vận chuyển trong khu vực dự
án;
- Ô nhiễm không khí từ máy phát điện dự phòng;
- Ô nhiễm khí thải, mùi hôi từ phòng y tế (khu vực chứa thuốc) và khu xử lý
nước thải tập trung;
(1) Khí thải và bụi từ các phương tiện vận chuyển:
Phương tiện vận chuyển trong khu vực dự án khi dự án đi vào hoạt động chủ yếu
là phương tiện xe 2 bánh của cán bộ, nhân viên làm việc tại dự án và đôi khi có đoàn
khách làm công tác từ thiện, thân nhân đến thăm các đối tượng tại dự án.
Ước
tính có khoảng 84 lượt/ngày. Quãng đường di chuyển trung bình cho một lượt xe là 5
km.
Dựa trên hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế Giới và cơ quan Bảo vệ
Môi trường Mỹ thiết lập đối với xe mô tô 2 bánh (dùng xăng, động cơ 4 thì, dung tích
xilanh >50cc), có thể ước tính tải lượng các chất ô nhiễm không khí trong khí thải các
xe mô tô 2 bánh như sau:

Bảng 2.10.

Hệ số ô nhiễm của khí thải xe mô tô 2 bánh
STT
1
2
3
4

Chất ô nhiễm
Bụi
SO2
NOx
CO

Hệ số ô nhiễm (kg/1.000 km)
0,12
0,76S
0,3
0,002
(Nguồn: WHO, 1993)
Từ các hệ số ô nhiễm ở Bảng 3.9 và số lượt xe cùng với quãng đường di chuyển
trung bình, có thể ước tính được tải lượng các chất ô nhiễm có trong khí thải xe mô tô
2 bánh, được trình bày trong Bảng 3.10.
Bảng 1.11.

Tải lượng chất ô nhiễm của khí thải xe mô
tô 2 bánh
STT
1

2
3
4

Chất ô nhiễm Tổng tải lượng (kg/ngày)
Bụi
0,05
SO2
0,32
NOx
0,126
CO
2,1 x 10-3

=> Qua bảng thống kê từ tổ chức Y tế Thế Giới (1993) về tải lượng chất ô nhiễm
phát sinh trong 1.000 km và đối chiếu với tải lượng chất ô nhiễm
phát sinh

20


×