Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa của tinh dầu lá trầu không

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 37 trang )

DANH MỤC HÌNH

i


DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮC
FIN

Interferon gamma
PCR

Polymerase Chain Reaction

DPPH

1-1-diphenyl -2 -picryl hydrazine

MeOH

Methanol

EtOH

Ethanol

IC50

Nồng độ ức chế 50%


DMSO

Dimethyl Sunfoxide

ii


MỤC LỤC
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU.........................................................................................
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................
1.2 MỤC TÊU ĐỀ TÀI.....................................................................................
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÂY TRẦU KHÔNG...................................................
2.1.1. Phân loại khoa học...............................................................................
2.1.2. Đặc điễm thực vật................................................................................
2.1.3. Phân bố sinh thái [10]..........................................................................
2.1.4. Thành phần hóa học của lá trầu không [10]........................................
2.1.5. Công dụng của lá Trầu Không. [10]....................................................
2.2. TỔNG QUAN VỀ TINH DẦU..................................................................
2.2.1. Khái quát về tinh dầu:..........................................................................
2.2.2. Hoạt động của tinh dầu........................................................................
2.2.3. Công dụng và cách sử dụng tinh dầu...................................................
2.2.4. Thời hạn sử dụng và bảo quản tinh dầu [12].......................................
2.2.5. Tinh dầu trầu không [8].......................................................................
2.2.6. Các phương pháp chiết tách tinh dầu [13].........................................
2.2.7. Chiết tách tinh dầu bằng chưng cất lôi cuống hơi nước[13]
.....................................................................................................................
2.3. GỐC TỰ DO VÀ HOẠT TÍNH KHÁNG OXY HÓA.............................
2.3.1. Khái niệm về gốc tự do.....................................................................
2.3.2. Tác động của gốc tự do và sự liên quan bệnh tật của con

người............................................................................................................
2.3.3. Chất chống oxy hóa...........................................................................
2.3.4. Các phương pháp thử nghiệm hoạt tính kháng oxi hóa [5]
.....................................................................................................................
CHƯƠNG 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU...................
iii


3.1. ĐỐI TƯỢNG NGUYÊN CỨU................................................................
3.1.1. Nguyên liệu.......................................................................................
3.1.2. Dụng cụ, thiết bị và hóa chất.............................................................
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................
3.2.1. Ly trích tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi
nước.............................................................................................................
3.2.2. Phương pháp loại nước......................................................................
3.2.3. Tỷ trọng của tinh dầu.........................................................................
3.2.4. Phương pháp xác định thành phần hóa học của tinh dầu
trầu không....................................................................................................
3.2.5. Phương pháp thử nghiệm hoạt tính chống oxy hóa bắt gốc
tự do DPPH..................................................................................................
- Cách tính kết quả.......................................................................................
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................
4.1 TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA TINH DẦU.................................................
4.2 THÀNH PHẦN HÓA HỌC......................................................................
4.3 KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH
LY TRÍCH TINH DẦU...................................................................................
4.3.1 Ảnh hưởng của thời gian ly trích........................................................
4.3.2 Ảnh hưởng của thể tích nước cất thêm vào........................................
4.4. KHẢO SÁT KHẢ NĂNG LOẠI GỐC TỰ DO CỦA TINH
DẦU LÁ TRẦU KHÔNG...............................................................................

4.4.1. Kết quả đo chất đối chứng vitamin C................................................
4.4.2. Kết quả đo nồng độ tinh dầu..............................................................
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..........................................................
5.1 KẾT LUẬN...............................................................................................
5.2 ĐỀ NGHỊ...................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................
iv


CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ.
Con người chúng ta không ai tránh khỏi một lần mắc bệnh. Mỗi căn bệnh dù nhẹ
hay nặng đều làm cho người ta khó chịu và phải tìm cách chưa trị. Hiện nay y học phát
triển nên chúng ta cũng có quyền lựa chọn cách chữa trị phù hợp với bệnh tật và với
hoàn cảnh của mình. Với điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, đa số người ta còn nghèo
thì tìm cách chữa trị vừa rẻ tiền vừa mang lại hiệu quả, không để lại tác dụng phụ được
người dân quan tâm lựa chọn. Nền y học dân gian dùng cây cỏ để trị bệnh là hình thức
chữa bệnh cổ nhất của nhân loại, đã có từ nhiều ngàn năm trước. Trên thế giới, xu
hướng nhân loại ngày càng ưa thuốc từ các hoạt chất thiên nhiên có nguồn gốc sinh
học. việt nam là nước nằm trong vùng nhiệt đới ẩm ước nên hệ thực vật rất phong phú
và đa dạng, nó là nguồn tài nguyên sinh học quý giá, thuộc loại tài nguyên tái tạo
được, nhiều cây thuốc quý với đầy đủ chủng loại và số lượng lớn. Vậy một câu hỏi đặt
ra“ tại sao chúng ta không sử dụng chúng để chữa bệnh?”
Hòa nhập với xu thế hiện đại các sản phẩm về tinh dầu, hương liệu dược liệu có
nguồn gốc về thiên nhiên ngày càng được chú trọng và được con người đầu tư khai
thác. Thị trường nhập khẩu các loại sản phẩm ngày càng được mở rộng và phát triển
như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, Braxin, Đài Loan… Việt Nam một
đất nước có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất các sản phẩm có nguồn gốc từ
tự nhiên củng đã đẩy mạnh việc trồng và sản xuất để đáp ứng nhu cầu chung của thế
giới.

Cây trầu còn có tên là trầu không có tên khoa học là piper betle, thuộc loài
P.betle. Theo đông y lá trầu có vị cay nồng , tính ấm có tác dụng chữa ho, trị các bệnh
đường tiêu hóa. Lá trầu có chất tinh dầu giúp ngăn ngừa phát sinh ung thư gan, thực
quản, đại tràng, da.. Các nhà khoa học Ấn Độ cho biết trong lá trầu có carotenoid, chất
sơ rất có lợi cho tiêu hóa, chống lão hóa và hạ được cholesterol làm vững chắc thành
mạch, chữa bệnh tăng huyết áp…
Tinh dầu từ cây trầu không có nhiều công dụng và tiềm năng kinh tế nên đã có
rất nhiều công trình nguyên cứu, nhưng đa số những công trình nước ngoài. Để khảo
sát khả năng chống oxy hóa của tinh dầu trầu không giúp cho việc khai thác thuận lợi
nâng cao giá trị sử dụng của cây trầu không. Được sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn
Ngọc Yến và sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa Dược – Điều Dưỡng, em đã thực hiện
đề tài “ Khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa của tinh dầu lá trầu không” tại trung
tâm thí nghiệm thực hành trường Đại Học Tây Đô.

1


1.2 MỤC TÊU ĐỀ TÀI.
Xác lập điều kiện tối ưu cho việc chiết tách tinh dầu từ lá trầu không bằng
phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước.
Đưa ra quy trình chưng cất tối ưu để thu nhận tinh dầu từ lá trầu không
Khảo sát khả năng khử gốc tự do bằng phương pháp DPPH từ dịch chiết lá trầu
không

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÂY TRẦU KHÔNG.
2.1.1. Phân loại khoa học
Bộ:
Piperales
Họ:

Hồ tiêu Piperaceae
Chi:
Piper
Loài:
Piper betle
Tên khoa học:
Piper Betle Linn
Tên gọi khác :
Trầu không, Trâu Cau, Trầu Ăn Lá, Trầu Mở, Trầu Quế.
Tên nước ngoài: Betle Vine ( Anh), Pan ( Ấn Độ), Phlu (ThaiLan), Sirih
(Indonesia)
2.1.2. Đặc điễm thực vật
Ở Việt Nam có hai loại Trầu, đó là Trầu Mỡ và Trấu Quế, - Trầu mỡ có bản lá to hơn,
dễ trồng phát triển nhanh, Còn trầu quế thì lá nhỏ hơn bằng phân nữa, phát triển kém
hơn, nhưng lá có vị cay, được nhiều người sử dụng nhiều hơn.

Hình 2. 1: Lá trầu quế

2

Hình 2. 2: Lá trầu mỡ


Cây Trầu lá có cuống , có bẹ , dài 1,5-3mm , phiến lá hình trái tim , dài 1013cm , rộng 4,5 – 9cm , có mũi nhọn ở chóp , có dạng màng và cứng. Lá thường xanh,
trên lá nhiều gân nổi rõ, Lá non thường xanh nhạt và bóng, lá già đậm hơn, lá có vị
thơm nhẹ, vị cay.

Hình 2. 3: Cây trầu không
Thân bò,thường bám trên những que cây cắm xuống đất, thường thấy nhất là
chúng bò bám lên những cây cau ăn trái, cả hai cây này lúc nào cũng trồng chung với

nhau, để làm điểm tựa cho nhau, quấn quýnh với nhau như tình cảm vợ chồng. Ở mỗi
đoạn thân có rễ mạnh và bám chắc, nhờ những rễ này mà cây trầu có thể bám dính bất
cứ chổ nào

Hoa có đuôi sóc màu trắng , khác gốc , mọc thành bông tròn dài khoảng 2cm
nhìn giống như hoa của cây lá lốt. Hoa có cuốn, thường mọc ở nách lá. Khi già hoa
chuyển sang màu vàng nhạt hoặc nâu sẫm.

Hình 2. 4: Hoa và quả trầu không
3


Quả nhỏ hình tròn thường mọc thành chùm , bao quanh hết thân cây , có những lông
mềm ở đỉnh .
2.1.3. Phân bố sinh thái [10]
Trầu không có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á và được trồng nhiều ở Ấn Độ,
Indonesia, Sri Lanka, Việt Nam, Malaysia. Lá trầu loại tốt nhất thuộc về giống
‘Magahi’ ( từ vùng Magadha ) sinh trưởng ở gần Patna tại Bihar, Ấn Độ.
Riêng ở Việt Nam, cây trầu không đã đi vào truyền thuyết dân tộc, không thể
thiếu trong nền văn hóa dân gian Việt Nam. Từ thời vua Hùng, cách đây nhiều ngàn
năm đã có truyện cổ sự tích ‘Trầu Cau’, và trong văn hóa Việt Nam cũng có tục lệ ăn
trầu và dùng trầu cau để làm lễ vật xin cưới hỏi, nên hiện nay trầu được trồng khắp các
địa phương ở Việt Nam
Trầu thuộc loại cây ưa ẩm và ẩm , thích ánh sáng ( nhưng cũng có thể mọc
trong bóng râm) dễ trồng sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm. Với nhiệt độ trung
bình từ 22oC đến 26oC, lượng mưa từ 2000 – 3000 mm/năm hoặc hơn thì Trầu phát
triển tốt hơn. Cây Trầu thích hợp với các loại đất giàu hữu cơ, có thành phần sét cao
với độ pH từ 6 đến 7. Vì Trầu Không phải là loại cây được trồng rất lâu đời nên quần
thể giống Trầu đã được sưu tập để trồng nhiều loại giống khác nhau, tùy theo thổ
nhưỡng và sở thích của người tiêu dùng mà người ta chọn giống để trồng. Hiện nay Ấn

Độ là nước đã thu thập nhiều giống Trầu nhất, kế tiếp là Thái Lan.
Trầu được trồng bằng dây ( cắt đoạn than cây Trầu từ 40 đến 50 cm, đoạn thân
phải có rễ mọc ra từ đốt nối). Đoạn thân được cắt ra và phần đốt có rễ được vùi sâu
xuống 20 đến 30cm nơi đất màu mỡ có độ ẩm. Nên đặt dây Trầu dưới đất cạnh một
cây dang sống hay cạnh tường, có thể làm giàn để Trầu leo bám và phát triển.
Cây Trầu trồng từ 3 đến 4 năm thì ra hoa, quả. Muốn cho cây Trầu luôn tốt thì
phải đủ độ ẩm và thỉnh thoảng phải bón thêm phân, vôi bột và bồi thêm một lớp mỏng
dất bùn vào gốc. Nếu được trồng trong vùng đất tốt có đủ ánh sáng và độ ẩm thì trong
vòng 6 tháng người ta có thể thu hoạch được sản phẩm từ dây trầu. Bộ phận dùng là lá
và rễ. Lá được hái quanh năm, còn rễ được thu hoạch khi người ta dỡ cây Trầu lên
trồng lại. Riêng ở vùng đất Hóc Môn để tăng năng suất thu hoạch lá cao, người ta lên
liếp và Trầu được trồng dọc theo liếp. Trên liếp thì cắm mộc ở chính giữa để cây Trầu
leo bám, hai bên liếp có đào mương để tránh úng ngập khi trời mưa và dưới mương
luôn có nước chảy ra vào theo triều cường lên xuống để tạo nên độ ẩm.
2.1.4. Thành phần hóa học của lá trầu không [10]
Bảng 2. 1: Thành phần hóa học lá trầu không
Thành Phần

Hàm lượng

Độ ẩm

82,3- 85,4%

Đường tổng

2,4%

4



Đường khử

5,6%

Tro tổng

1,4%

Béo tổng

3,2%

Protein

2,3%

Tinh bột

0,8%

Chất xơ

3,1%

Tanin

1-1,3%

Vitamin C


50mg/kg

Tinh dầu

0,8 – 1,8%

Nước có hàm lượng từ 80- 85% trong lá trầu không. Tanin gọi chung là hợp
chất polyphenol có mặt trong lá Trầu Không từ 1-1,3%. Hợp chất phenol như chavicol,
chavibetol, -tocopherol, 4 –allypyrocatechol . Các nguyên tố vô cơ trong lá Trầu gồm
Ca, Fe, P,Iod, K, Na. Các vitamin có trong lá Trầu gồm có Caroten ( tiền vitamin A),
vitamin C, nhiều vitamin nhóm B như Thiamine, Riboflavin và Nicotinic acid.
Theo tài liệu nghiên cứu thì thành phần tinh dầu lá Trầu Không chứa từ 15 đến
40 hợp chất. Tùy từng loại hoặc từng vùng địa lý trồng khác nhau mà thành phần tinh
dầu trong lá Trầu bao gồm 9 nhóm hợp chất sau: Monoterpene ( như terpinene, pinene,
limonene, thujene, camphene), Sesquiterpenen ( như candinene, elemene,
caryophyllene, cubebene), alcohol ( linalol, terpineol, cadinol), aldehyde ( decanal),
acid ( hexadecanoid acid), oxide ( cineole), phenol ( eugenol, chavibetol, chavicol)
phenolic ether ( methyl eugenol) và ester ( acetate, chavibetol acetate, chavicol
acetate).
2.1.5. Công dụng của lá Trầu Không. [10]
2.1.5.1. Theo y học cổ truyền
Theo triết học đông phương và y học cổ truyền, là Trầu Không có vị cay, nồng,
tính ấm, có mùi thơm hắc. Bộ phận sử dụng là lá và rễ nhưng da số sử dụng lá nhiều
hơn, dùng cả trong lẫn ngoài cơ thể ( trong uống ngoài thoa ). Lá Trầu Không đùng để
trị hàng thấp, nhức mỏi đau dạ dày, ăn uống không tiêu, bụng đầy hơi, nhiễm trùng có
mủ, sưng đau hen xuyển khi thời tiếc thay đổi, nhức đầu, khó thở, nấu thành cao chữa
viêm chân răng. Nhiều nơi sử dụng lá Trầu đâm nhỏ rùi cho nước vôi vào để rửa vết
loét , mẫn ngứa, viêm hoạch bạch tuyết. Nước pha lá Trầu Không còn được dùng làm
thuốc nhỏ mắt, chữa viêm kết mạc, chữa chàm mặt ở trẻ em. Dã nát lá Trầu rồi cho

thêm một ít rượu để chữa phỏng, đánh gió, chữa cảm mạo, trị phong thấp nhức mỏi.
Nước ép có thể nhỏ vào tai trị bệnh đau tai. Đặt biệt là thói quen ăn Trầu kết hợp với
vôi, cau để tránh hôi miệng để làm cho chắc răng, giúp nhuận tràng dễ tiêu. Ăn trầu có
thể làm cơ thể ấm lên, súc miệng bằng nước ép lá trầu sẽ phòng được bệnh viêm họng.
5


2.1.5.2. Theo y học hiện đại
Theo Singh M và cộng sự, chiếc xuất n-hexane và chlorofom của lá Trầu tươi
đáp ứng như chất kích thích miễn dịch. Thí nghiệm trên dòng chuột cái BALB ở liều
lượng 100mg/kg trọng lượng cơ thể chuột chiết xuất làm tăng sinh tế bào T và B của
hệ miển dịch làm tăng cường sản xuất kháng thể lgG chống lại kháng nguyên là giun
chỉ Brugia malayi ký sinh trên hoạch bạch huyết của con người.
Bhattacharya S., Pal B., Bandyopadhyay S.K., Ray M., Roy K.C, sử dụng chiết
xuất của lá Trầu Không như là tác nhân điều biến miễn dịch gây ra sự sản xuất từ tế
bào T máu ngoại vi của con người. Sáng chế bao gồm việc sử dụng chiếc xuất lá trầu
tươi, được ủ với IFN ( Interferon gamma) từ tế bào máu đơn nhân ngoại vi của con
người, sau đó thực hiện tăng sinh IFN nhờ với cặp mồi đã biết bằng kỹ thuật PCR.
Về khả năng tiêu diệt tế bào ung thư của trầu. Theo Fathilah A.R., Sujata R.,
Norhanom A.W., Adenan M.I, dịch nước chiếc của lá trầu không ngăn cảng sự tăng
sinh của dòng tế bào ung thư vòm họng. Sử dụng các xét nghiệm gây độc tế bào trung
tính máu đỏ, cho thấy dịch chiết khá hữu hiệu trong điều trị tổn thương ung thư biểu bì
răng miệng.
2.1.5.3. Một số bài thuốc khác từ lá trầu không
Chữa đau mắc đỏ ( viêm kết mạc) hoặc chép lẹo: Lấy 3 lá trầu không, 5-10 lá
dâu vò nát, cho vào ca đổ ngập nước sôi để sông hơi con mắt đau. Xông mỗi lần 5 – 10
phút, mỗi ngày 2 lần. Thuốc chống viêm loét, mắt dịu.
Rữa vết thương, vết bỏng bị nhiễm khuẩn: Lá Trầu Không và phèn đen mỗi thứ
20g, vò hoặc dã nát đổ 1,5 lít nước, sắc lấy 1 lít , rữa tại chổ ngày 1 lần.
Suy nhược thần kinh : Khi đau dây thần kinh, hay mệt mỏi, suy nhược thần

kinh, lấy nước cốt vắt từ lá Trầu Không với 1 thìa mật ong. 1 thìa hỗn hợp chia làm 2
lần trong ngày.
Chữa táo bón: Đối với trường hợp táo bón ở trẻ, một viên đạn đút hậu môn làm
từ lá Trầu Không ngâm trong dung dịch thầu dầu sẽ kích thích trực tràng co bóp hết
táo bón.
Giãm đau lưng: Dùng lá trầu hơ nóng hoặc nước cốt lá trầu trộn với dầu dừa rồi
đắp vào thắt lưng sẽ giúp giảm đau nhanh chóng.
Các bệnh về phổi: Khi mắc bệnh về phổi lấy lá trầu không tẩm dầu mù tạt rồi
hơ ấm, đặt lên ngực đẩy nhẹ sẽ giảm được ho và giúp bệnh nhân dễ thở hơn.
2.2. TỔNG QUAN VỀ TINH DẦU
2.2.1. Khái quát về tinh dầu:
Tinh dầu là một hỗn hợp nhiều chất dễ bay hơi, có mùi đặt trưng tùy thuộc vào
nguồn gốc nguyên liệu cấp tinh dầu. Phần lớn tinh dầu có nguồn gốc từ thực vật và số
ít ở động vật. Trong thiên nhiên tinh dầu ở trạng thái tự do, chỉ có một số ít ở trạng thái
tiềm tàng, nghĩa là tinh dầu không có sẳn trong nguyên liệu mà chỉ xuất hiện trong
những điều kiện gia công nhất định trước khi tiếng hành ly trích hay dưới tác dụng cơ
6


học. Còn ở trạng thái tự do, tinh dầu có sẵn trong nguyên liệu có thể thu hái ly trích
trong điều kiện thường.

Hình 2. 5: Tinh dầu chiết xuất từ thiên nhiên
2.2.2. Hoạt động của tinh dầu
Cơ bản và thông thường để tinh dầu có thể thẩm thấu vào cơ thể qua da hoặc
mũi. Da của con người có thiết kế đặc biệt, có thể đưa 1 số chất vào, và giữ 1 số chất
khác ở ngoài. Tinh dầu không giống như những chất khác, nó có thể thẩm thấu qua da
bởi vì những phân tử của nó rất nhỏ.
Chúng có thể thẩm thấu vào trong máu, nơi đó chúng có thể di chuyển tới các
cơ quan hay cấu trúc nào đó tới cơ quan nó cần. Chúng sẽ thải ra nước tiểu, phân hay

thông qua chảy mồ hôi hoặc trong hơi thở của bạn. Sự liên kết giữa mũi và não rất
mạnh mẽ. Khi bạn hít tinh dầu vào nó sẽ ảnh hưởng đến phần trong suốt của não đó là
nơi mà những chức năng xúc cảm tồn tại ở đó, hương thơm và trí nhớ được liên kết
mạnh mẽ. Mùi hương sẽ gợi lên trí nhớ bởi vì não và mũi có sự liên kết với nhau.
Tinh dầu là một liệu pháp hiệu nghiệm có khả năng thay đổi cảm giác. Ví dụ:
cúc la mã có thể chuyển đổi từ giận dữ sang bình tĩnh. Hoa cam có thể xua đuổi sự
chán nản. Tiêu đen mang lại cảm giác quyết tâm mạnh mẽ và lòng dũng cảm. Nhiều
người đã thốt lên rằng: ‘’ Tôi không thể tin nổi công dụng của tinh dầu lại kì diệu đến
thế’’ và bạn sẽ thấy được điều tuyệt vời của liệu pháp hương thơm, nghệ thuật trị liệu
cổ xưa khi sử dụng các loại tinh dầu thiên nhiên này.
2.2.3. Công dụng và cách sử dụng tinh dầu
Tinh dầu được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực:
2.2.3.1. Y học :
Tinh dầu là loại dược phẩm được sử dụng nhiều nhất trong y học cổ truyền.
Tinh dầu được sử dụng để át mùi thuốc, sát trùng, hương vị liệu pháp, chất dẫn dụ đặt
trong các bẫy, bình xịt xua đuổi côn trùng…
Mỗi loại tinh dầu có thành phần hóa học và cấu phần chính khác nhau nên
những hoạt tính trị bệnh cũng khác nhau, có loại có tác dụng lên hệ thần kinh trung
7


ương, có loại lại kích thích dịch tiêu hóa, dịch dạ dày, dịch ruột va dịch mật. Vì vậy
chúng được điều chế thành thuốc chữa trị về đường hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, chữa
đau bụng, nôn mửa, xoa bóp chổ
2.2.3.2. Mỹ phẩm:
Ngày nay ngành công nghiệp mỹ phẩm phát triển rất mạnh, tinh dầu không
những sử dụng trực tiếp trong những Spa cao cấp mà chúng còn là nguồn nguyên liệu
chủ yếu để sản xuất các sản phẩm như nước hoa, kem đánh răng, xà phòng thơm, dầu
gội đầu, các loại kem dưỡng da, keo xịt tóc, son môi…


Hình 2. 6: Công dụng tinh dầu trong mỹ phẩm
2.2.3.3. Thực phẩm
Tinh dầu hiện nay là nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực, đặt biệt
trong lĩnh vực thực phẩm như: Gia vị làm sẵn, thức ăn nhanh, nước ngọt, đồ hộp, kem
lạnh, bánh kẹo, rựu, nước sốt, nước chấm…
Mặc dù sử dụng với số lượng vô cùng nhỏ và dưới những dạng khác nhau
nhưng tinh dầu đã góp phần tạo hương cho các loại thức ăn, đồ uống làm cho chúng
thêm phần hấp dẫn. Gần đây nhờ hoạt tính kháng vi sinh vật, khả năng chống oxy hóa
ưu việt của nó, trong công nghiệp thực phẩm cũng đã xuất hiện xu hướng sử dụng tinh
dầu như một chất bảo quản thực phẩm tự nhiên và an toàn thay cho các chất bảo quản
tổng hợp.
Lưu ý: không sử dụng tinh dầu bôi trực tiếp lên da, khi sử dụng để massage phải
pha với dầu nền với tỷ lệ khoảng 2-5%. Trường hợp khi bị bỏng da vì tinh dầu thì phải
rửa ngay bằng nước sạch liên tục trong 10-15 phút, sau khi thấy chỗ bỏng đã giảm tình
trạng rát thì rửa lại bằng xà phòng, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
Không bao giờ được ngửi trực tiếp vào chai/ lọ/ can tinh dầu hoặc trên nắp chai/ can.
Khi muốn thử mẫu tinh dầu phải lấy que thử tinh dầu, nhúng 1 ít tinh dầu và ngửi và
đậy nắp lại ngay sau đó.
2.2.4. Thời hạn sử dụng và bảo quản tinh dầu [12]
Thời hạn sử dụng: Sản phẩm tinh dầu sẽ được dùng trong thời gian dài, mỗi lần
dùng chỉ vài giọt, một lọ tinh dầu 10ml trung bình khoảng 200 giọt. Một lọ tinh dầu
dùng rất lâu, do đó việc bảo quản tinh dầu rất quan trọng. Bảo quản đúng với điều kiện
8


thích hợp, tinh dầu dùng được ít nhất 2 năm và có thể kéo dài tới 5 năm. Một số loại
tinh dầu được xem giống như những rượu quí nên người ta rất quan tâm đến việc cải
tiến độ tuổi. Tinh dầu họ nhà quýt thì rẻ, có đời sống ngắn và được tách ra thông qua
dung môi xúc tác.
Bảo quản tinh dầu: bảo quản trong chai lọ đậy nắp kín, chai thủy tinh màu tối,

nhiệt độ thích hợp từ 20-25 độ C. Trong trường hợp phải để tinh dầu trong can/ chai
nhựa thì phải chọn can dày, chịu được hóa chất và chỉ được để tinh dầu trong can trong
thời gian ngắn tối đa 3 tháng.
2.2.5. Tinh dầu trầu không [8]
2.2.5.1. Thành phần chính
4-Terpineol 2,08
Phenol, 2-methoxy-3-(2-propenyl)
γ-Muurolene
δ-Cadinene
Acetyleugenol
(+)-tau-Muurolol
α-Cadinol
4-Allyl-1,2-diacetoxybenzene
một số thành phần khác
Thành phần hóa học chính của tinh dầu Trầu không là các hợp chất thuộc nhóm
terpene (4- terpineol, γ-muurolene, δ-cadinene,(+)-taumuurolol, α-cadinol) và các hợp
chất là dẫn xuất của phenol như phenol, 2-methoxy-3-(2-propenyl); acetyleugenol; 4allyl-1,2-diacetoxybenzene. Tổng hàm lượng của tất cả các cấu tử chiếm gần
90% lượng tinh dầu ly trích được. Trong đó, hợp chất 4- allyl-1,2-diacetoxybenzene
chiếm hàm lượng cao nhất (34,55%), kết quả này phù hợp với tài liệu tham khảo về
thành phần của tinh dầu trầu không. Có thể thấy các cấu tử chiếm hàm lượng cao nhất
trong tinh dầu đều là những dẫn xuất của phenol nên tinh dầu này có nhiệt độ sôi,
tỷ trọng và chiết suất cao. Các dẫn xuất phenol có mặt trong tinh dầu có những tác
dụng sinh học tốt như tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa, độc tính tế
bào…
2.2.5.2. Công dụng tinh dầu lá trầu không
Trị các bệnh về rang miệng.
Điều trị đau đầu, viêm khớp và tinh dầu trầu không có tác dụng sát khuẩn rất
tốt, làm sạch da, diệt nấm đặc biệt là các vùng da kín, vùng da dễ bị tổn thương do
nấm. Tổn thương đến khớp.
Ngoài ra chúng còn được sử dụng như một loại trà và sử dụng như là thuốc

kháng sinh. Chúng còn được sử dụng trong trà để điều trị chứng khó tiêu, trị táo bón,
thông sữa, đau đầu.
2.2.5.3. Một số bài thuốc và chế phẩm của tinh dầu lá trầu không.
9


Ngăn ngừa sâu răng, chứng hôi miệng: Khi bị đau răng, sưng nướu hãy nhỏ vài
giọt tinh dầu trầu không vào cốc nước ấm để xúc miệng giúp giảm đau, diệt trừ vi
khuẩn, phòng chống sâu răng. Cũng có thể kết hợp với tinh dầu bạc hà cho răng chắc
khỏe, hơi thở thơm mát.
Pha chế nước sát khuẩn: Tinh dầu trầu không có tác dụng sát khuẩn rất tốt, làm
sạch da, diệt nấm đặc biệt là các vùng da kín, vùng da dễ bị tổn thương do nấm. Hiện
nay nhiều hãng dược phẩm trên thế giới đã sử dụng tinh dầu trầu không để pha chế
dung dịch vệ sinh cho phụ nữ, trẻ em. Cho vài giọt tinh dầu Trầm Không vào nước ấm
để rửa và vệ sinh hàng ngày.
Pha chế cao xoa bóp, giảm đau: Cho vài giọt tinh dầu trầu không + tinh dầu
Long Não kết hợp với dầu thực vật theo tỷ lệ 1/30 (1ml tinh dầu + 30ml dầu thực vật)
để tạo thành hỗn hợp dầu xoa bóp, giảm đau hiệu quả. Khi sử dụng cho một lượng vừa
đủ thoa đều lên vùng cơ khới, bắp chân, tay, vùng vai, gáy, lưng rồi xoa bóp giúp giảm
đau, lưu thông khí huyết, giảm sưng tấy cơ khớp hiệu quả.

Hình 2. 7: Chế phẩm tinh dầu lá trầu không
2.2.6. Các phương pháp chiết tách tinh dầu [13]
Dựa trên cách thực hành, người ta chia các phương pháp sản xuất tinh dầu ra
làm bốn loại: cơ học, tẩm trích, hấp thụ và chưng cất hơi nước.
Nhưng dù có tiến hành theo bất cứ phương pháp nào, quy trình sản xuất đều có
những điểm chung sau đây:
+ Tinh dầu thu được phải có mùi thơm tự nhiên như nguyên liệu.
+ Quy trình khai thác phải phù hợp nguyên liệu.
+ Tinh dầu phải được lấy triệt để khỏi nguyên liệu, với chi phí thấp nhất.

Nguyên tắc ly trích của tất cả các phương pháp nói trên đều dựa vào những đặc
tính của tinh dầu như:
+ Dễ bay hơi
+ Lôi cuống hơi nước ở nhiệt độ dưới 100oC
+ Hòa tan dễ dàng trong dung môi hữu cơ
10


+ Dễ bị hấp thu ngay ở thể khí
2.2.7. Chiết tách tinh dầu bằng chưng cất lôi cuống hơi nước[13]
2.2.7.1. Lý thuyết chưng cất
Chưng cất có thể được định nghĩa là: ”Sự tách rời các cấu phần của một hỗn
hợp nhiều chất lỏng dựa trên sự khác biệt về áp suất hơi của chúng”. Trong trường hợp
đơn giản, khi chưng cất một hỗn hợp gồm 2 chất lỏng không hòa tan vào nhau, áp suất
hơi tổng cộng là tổng của hai áp suất hơi riêng phần. Do đó, nhiệt độ sôi của hỗn hợp
sẽ tương ứng với áp suất hơi tổng cộng xác định, không tùy thuộc vào thành phần bách
phân của hỗn hợp, miễn là lúc đó hai pha lỏng vẫn còn tồn tại. Nếu vẽ đường cong áp
suất hơi của từng chất theo nhiệt độ, rồi vẽ đường cong áp suất hơi tổng cộng, thì ứng
với một áp suất, ta dễ dàng suy ra nhiệt độ sôi tương ứng của hỗn hợp và nhận thấy là
nhiệt độ sôi của hỗn hợp luôn luôn thấp hơn nhiệt độ sôi của từng hợp chất. Thí dụ, ở
áp suất 760 mmHg nước sôi ở 100oC và benzen sôi ở 80oC và chúng là hai chất lỏng
không tan vào nhau. Thực hành cho thấy, nếu đun hỗn hợp này dưới áp suất 760
mmHg nó sẽ sôi ở 69oC cho đến khi nào còn hỗn hợp hai pha lỏng với bất kỳ tỉ lệ nào.
Giản đồ nhiệt độ sôi theo áp suất cho thấy, tại 69 oC, áp suất hơi của nước là 225
mmHg và benzen là 535 mmHg.
Chính vì đặc tính làm giảm nhiệt độ sôi này mà từ lâu phương pháp chưng cất
hơi nước là phương pháp đầu tiên dùng để tách tinh dầu ra khỏi nguyên liệu thực vật.
2.2.7.2. Những ảnh hưởng chính trong chưng cất lôi cuống hơi nước
Sự khuếch tán: Ngay khi nguyên liệu được làm vỡ vụn thì chỉ có một số mô
chứa tinh dầu bị vỡ và cho tinh dầu thoát tự do ra ngoài theo hơi nước lôi cuốn đi.

Phần lớn tinh dầu còn lại trong các mô thực vật sẽ tiến dần ra ngoài bề mặt nguyên liệu
bằng sự hòa tan và thẩm thấu. Von Rechenberg đã mô tả quá trình chưng cất hơi nước
như sau: “Ở nhiệt độ nước sôi, một phần tinh dầu hòa tan vào trong nước có sẵn trong
tế bào thực vật. Dung dịch này sẽ thẩm thấu dần ra bề mặt nguyên liệu và bị hơi nước
cuốn đi. Còn nước đi vào nguyên liệu theo chiều ngược lại và tinh dầu lại tiếp tục bị
hòa tan vào lượng nước này. Quy trình này lặp đi lặp lại cho đến khi tinh dầu trong các
mô thoát ra ngoài hết. Như vậy, sự hiện diện của nước rất cần thiết, cho nên trong
trường hợp chưng cất sử dụng hơi nước quá nhiệt, chú ý tránh đừng để nguyên liệu bị
khô. Nhưng nếu lượng nước sử dụng thừa quá thì cũng không có lợi, nhất là trong
trường hợp tinh dầu có chứa những cấu phần tan dễ trong nước. Ngoài ra, vì nguyên
liệu được làm vỡ vụn ra càng nhiều càng tốt, cần làm cho lớp nguyên liệu có một độ
xốp nhất định để hơi nước có thể đi xuyên ngang lớp này đồng đều và dễ dàng. Vì các
cấu phần trong tinh dầu được chưng cất hơi nước theo nguyên tắc nói trên cho nên
thông thường những hợp chất nào dễ hòa tan trong nước sẽ được lôi cuốn trước. Thí
dụ, khi chưng cất hơi nước hạt caraway nghiền nhỏ và không nghiền, đối với hạt
không nghiền thì carvon (nhiệt độ sôi cao nhưng tan nhiều trong nước) sẽ ra trước, còn
11


limonen (nhiệt độ sôi thấp, nhưng ít tan trong nước) sẽ ra sau. Nhưng với hạt caraway
nghiền nhỏ thì kết quả chưng cất ngược lại.
Sự thủy giải: Những cấu phần ester trong tinh dầu thường dễ bị thủy giải cho ra
acid và alcol khi đun nóng trong một thời gian dài với nước. Do đó, để hạn chế hiện
tượng này, sự chưng cất hơi nước phải được thực hiện trong một thời gian càng ngắn
càng tốt.
Nhiệt độ: Nhiệt độ cao làm phân hủy tinh dầu. Do đó, khi cần thiết phải dùng
hơi nước quá nhiệt (trên 100oC) nên thực hiện việc này trong giai đoạn cuối cùng của
sự chưng cất, sau khi các cấu phần dễ bay hơi đã lôi cuốn đi hết. Thực ra, hầu hết các
tinh dầu đều kém bền dưới tác dụng của nhiệt nên vấn đề là làm sao cho thời gian chịu
nhiệt độ cao của tinh dầu càng ngắn càng tốt. Tóm lại, dù ba ảnh hưởng trên được xem

xét độc lập nhưng thực tế thì chúng có liên quan với nhau và quy về ảnh hưởng của
nhiệt độ. Khi tăng nhiệt độ, sự khuếch tán thẩm thấu sẽ tăng, sự hòa tan tinh dầu trong
nước sẽ tăng nhưng sự phân hủy cũng tăng theo. Trong công nghiệp, dựa trên thực
hành, người ta chia các phương pháp chưng cất hơi nước ra thành ba loại chính:
+ Chưng cất bằng nước
+ Chưng cất bằng nước và hơi nước
+ Chưng cất bằng hơi nước
2.2.7.3. Thu hồi thêm tinh dầu từ nước chưng
Thường tinh dầu trong nước chưng nằm dưới hai dạng phân tán và hòa tan.
Dạng phân tán thì có thể dùng phương pháp lắng hay ly tâm, còn dạng hòa tan thì phải
chưng cất lại. Nếu trọng lượng riêng của tinh dầu và nước quá gần nhau thì có thể
thêm NaCl để gia tăng tỉ trọng của nước làm tinh dầu tách ra dễ dàng.
Trong phòng thí nghiệm, để chưng cất hơi nước tinh dầu, người ta thường dùng
bộ dụng cụ thủy tinh Clevenger với hai loại ống hứng tinh dầu, tùy theo tinh dầu nặng
hay nhẹ
2.3. GỐC TỰ DO VÀ HOẠT TÍNH KHÁNG OXY HÓA
Trong cơ thể con người, thường xuyên diễn ra nhiều sinh hoạt hoặc xây dựng
hoặc hủy hoại. Có những chất tưởng như là thực phẩm chính của tế bào nhưng đồng
thời cũng lại làm hại tế bào. Có những phân tử gây ra tổn thương thì cũng có những
chất đề kháng lại hành động phá phách này. Ngoài ra, một trng nhiều lý thuyết cố gắng
giải thích nguyên nhân sự lão hóa, lão suy là tác dụng của những gốc tự do vào các
phân tử trong cơ thể. Và để trì hoãn tiến trình này, các chất chống oxy hóa đã được
nhiệt liệt giới thiệu và rất nhiều người cao tuổi hiện nay đang dùng.
2.3.1. Khái niệm về gốc tự do
Gốc tự do hay nói chính xác hơn là các chất hoạt động chứa oxy và nitơ ( ROS
và RNS ), là các dẫn xuất dạng khử của oxy và nitơ phân tử. Chúng được chia thành
hai nhóm lớn là các gốc tự do và các dẫn xuất không phải gốc tự do. Gốc tự do là
những phân tử hoặc nguyên tử có điện tử độc thân, điện tử này làm cho gốc tự do có
12



khả năng oxy hóa rất cao. Các dẫn xuất không phải gốc tự do như oxy đơn,
hydroperoxyd, nitoperoxyd là tiền chất của các gốc tự do. Các gốc tự do không bền với
thời gian nên nó phải nhận điện tử từ các phân tử khác để đạt được cấu trúc bền vững.
Quá trình này tạo thành một dây chuyền phản ứng với các phân tử chung quanh nó, do
đó gây tổn thương và làm thay đổi giá trị sinh học của các đại phân tử sinh học như
AND, protein, lipid ( Proctor P.H., 1989; Favier A.,2003 ; Viện dược liệu 2006 ).

Hình 2. 8: Tác nhân bên ngoài hình thành gốc tự do
Trong cơ thể người và động vật, thường xuyên có sự hình thành các gốc tự do,
phát sinh trong quá trình chuyển hóa hay là sản phẩm của phản ứng khử độc đối với
một số chất hoặc yếu tố ngoại lai trong hệ thống lưới nội bào. Ngoài ra chúng có thể
được sinh ra do một số tác nhân bên ngoài như là tia tử ngoại, nhiễm độc hữu cơ hay
bệnh lý gây ra bởi stress như chấn thương, bỏng… Khi có sự gia tăng hình thành gốc
tự do, làm mất cân bằng hệ thống oxy hóa, kết quả làm tổn thương cấu trúc phân tử
của tế bào như lipid, AND, protein… Dẫn đến thay đổi chức năng hoạt động của tế
bào. ( Viện dược liệu 2006 )
2.3.2. Tác động của gốc tự do và sự liên quan bệnh tật của con người
Gốc tự do sinh ra quá mức sẽ vượt qua hệ thống enzym bảo vệ của cơ thể
( enzym superoxyd dismutase – SOD, catalase, peroxidase…) và không tránh khỏi
việc các gốc này tấn công vào tất cả các chất trong cơ thể. Những thành phần tế bào
như AND, protein, phospholipid, carbohydrat… dễ bị gốc tự do tấn công , là nguyên
nhân của rất nhiều bệnh nguy hiểm.
Gốc tự do tấn công vào phospholipid màng tế bào gây ra quá trình peroxy hóa
lipid. Hậu quả dẫn đến tính lỏng, tính thấm của màng thay đổi. Quá trình peroxy hóa ở
quanh bao myelin của sợi tế bào thần kinh có thể dẫn đến các dấu hiệu của bệnh thần
kinh ( bệnh não suy Alzheimer ). Nếu peroxy hóa xảy ra trên bền mặt phế nang sẽ gây
ra dấu hiệu rối loạn chức năng phổi. Quá trình peroxy hóa xảy ra mảnh liệt ở cơ quan

13



tổ chức tế bào khiến chúng ta bị phá hủy một cách nghiêm trọng dẫn đến đột biến, ung
thư hoặc tổn thương các phân tử AND.

Hình 2. 9: Hoạt động của gốc tự do

Sự tác
động đến các yếu tố gây viêm, sự hủy hoại các phân tử polysaccharid do oxy hóa có
thể làm mất tính nhớt của acid hyalunoic ( một chất làm trơn khớp ), ảnh hưởng đến
quá trình viêm có thể dẫn tới bệnh viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ…
Gốc tự do liên quan chặc chẽ đến sự điều hòa các chất tiết ra từ thành trong
mạch máu ( prostacyclin, nitrogen oxid…) để quyết định tính bám dính của tiểu cầu
và các mảng xơ vữa… là nguyên nhân của một số bệnh tim mạch ( nhồi máu cơ tim,
xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não…)
Nói chung gốc tự do liên quan khá nhiều bệnh tật trong cơ thể nếu khả năng
chống oxy hóa của cơ thể cao thì xác suất mắc bệnh và mức độ bệnh tật sẽ giảm. Vì
thế người ta không ngừng nghiên cứu, tim kiếm các chất chống oxy hóa cho cơ thể
nhằm nâng cao và bảo vệ sức khỏe cho con người ( Lại Thị Ngọc Hà và cs,2009 ;
Nguyễn Ngọc Hồng, 2009 ).
2.3.3. Chất chống oxy hóa
2.3.3.1. Vai trò của chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa là một chất ức chế quá trình oxy hóa, thậm chí ởnồng độ
tương đối nhỏ và do đó có vai trò sinh lý khác nhau trong cơ thể.Thành phần chống
oxy hoá trong các loài thực vật có vai trò sàng lọc gốc tự do và giúp chuyển đổi các
gốc tự do đối với các loài ít phản ứng. Một loạt cácchất chống oxy hóa sàng lọc gốc tự
do được tìm thấy trong các nguồn thực phẩm như trái cây, rau và trà,…[3]

14



Các chất chống oxi hoá ngày càng được quan tâm nhiều hơn vì sự thamgia của
chúng trong các quá trình sinh học và công nghiệp. Nhìn chung,chúng góp phần đẩy
lùi ung thư, tim mạch, chống viêm và các hoạt tính khác.[4]
Theo US Food and Drug Administration (FDA), chất chống oxy hóađược xác
định là chất được sử dụng để bảo quản thực phẩm bằng cách làmchậm sự suy giảm, ôi
thiu hoặc đổi màu do quá trình oxy hóa. [3]
2.3.3.2. Nguyên tắc hoạt động[3]
Nhìn chung, các chất chống oxy hóa hoạt động theo các phương thức sau:
Phá vỡ chuỗi phản ứng ( ví dụ: α-tocopherol sẽ hoạt động trong pha lipit để giữ
lại gốc tự do ).
Bằng cách làm giảm nồng độ của loại phản ứng có oxy (ví dụ:Glutathione).
Bằng cách làm sạch gốc tự do khởi tạo (ví dụ: Superoxidedimustase hoạt động
trong pha lipid để giữ lại các gốc tự dosuperoxide).
Bằng cách tạo phức càng với kim loại chuyển tiếp: một nhóm cáchợp chất hoạt
động bằng cách cô lập các kim loại chuyển tiếp.
2.3.3.3. Các chất chống oxy hóa thường gặp
Vitamin C ( Acid ascorbic): [2]
Công thức Vitamin C

(R)-3,4-dihyroxy-5-((S)-1,2-dihydroxyethyl)furan-2(5H)-one
Hình 2. 10: Công thức cấu tạo của Vitamin C
Vitamin C là một hợp chất tiềm năng, là một hợp chất chống oxi hoá hoà tan
trong nước. Vitamin C hay acid ascorbic là một dẫn xuất với 6 carbon của đường
hexose, nhưng nó không thể tổng hợp ở bộ linh trưởng. Nguồn thực phẩm chứa nhiều
Vitamin C bao gồm các loại trái cây, đặc biệt là nho, họ cam chanh, các loại rau…. Do
cấu trúc vòng đối xứng , nên Vitamin C có thể tồn tại ở bốn cấu trúc lập thể, nhưng chỉ
có L-ascorbic acid là có hoạt tính sinh học. Nó đại diện cho hàng rào chống oxi hoá
trong máu, có khả năng phản ứng với hầu hết các loại oxy và có thể làm ngưng các
chuỗi phản ứng của gốc tự do. Vitamin C cũng có tác dụng quan trọng với các chất

chống oxi hoá khác. Gluthatione đóng vai trò quan trọng trong việc tái sinh Vitamin C
bị oxi hoá, và bản thân Vitamin C cũng có vai trò quan trọng trong việc tái tạo mối liên
kết giữa lipid và Vitamin E.

15


Mối liên hệ giữa nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch và hấp thụ Vitamin C đã
được báo cáo vào năm 1950. Những người có nồng độ Vitamin C thấp ở huyết thanh
và huyết tương là những người hút thuốc lá, người già, hoặc những người được nuôi
dưỡng trong điều kiện kém hoặc bệnh mãn tính. Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO) cũng
đã đưa ra nhận định nồng độ Vitamin C thấp liên quan đến tỉ lệ tử vong do bệnh tim
mạch hoặc đột quỵ đã được Basel nghiên cứu. Ngược lại, việc nồng độ Vitamin C cao
sẽ giúp bảo vệ và làm giảm tỷ lệ tử vong do động mạch vành. Trout đã báo cáo rằng
việc bổ sung Vitamin C góp phần làm giảm Cholesterol tổng số và làm tăng
highdensity lipoprotein (HDL).
Vitamin E ( tocopherol ):[2]
Công thức Vitamin E

Hình 2. 11: Công thức cấu tạo Vitamin E
Vitamin E là hợp chất hoà tan chủ yếu trong lipid, lần đầu được phát hiện vào năm
1936. Vitamin E có 8 hình thức trong tự nhiên, có thể chia thành hai dòng hợp chất là
tocopherol và tocotrienol (gọi chung là tocol). Bốn tocopherol bao gồm một vòng 6chromanol hoặc khởi đầu với một chuỗi bên phytyl. Ba trung tâm chiral tồn tại ở vị trí
cuối 2,4,8. Vì vậy, một số dạng lập thể có thể tồn tại. Có 4 hình thức của tocopherol
bao gồm alpha, beta, gamma, delta tuỳ thuộc vào sự thay thế của methyl trong vòng
chromanol. Các tocotrienol khác với tocopherol bởi sự hiện diện của liên kết đôi trong
chuỗi phytyl. Vì vậy nhờ ưu điểm của trung tâm chiral và sự hiện diện của các liên kết
đôi tocotrienol có thể tồn tại đến 8 đồng phân khác nhau. Các tocotrienol cũng có các
loại như alpha, beta, gamma, delta. Trong 8 hình thức của vitamin E, chỉ có
alphatocopherol được chuyên chở trong máu và được xem là một hình thức hoạt động.

Việc rối loạn nghiêm trọng chức năng tuyến tuỵ và mật hoặc sự kém hấp thu lipd có
thể là do ảnh hưởng đến sự hấp thụ Vitamin E. Khi ở trong máu, Vitamin E gắn kết
huyết tương mang protein, vận chuyển đến gan, đưa vào lipoprotein, đặc biệt là nơi
nồng độ lipoprotein thấp (VLDL) và được bài tiết vào máu.
Các hợp chất có nhóm Poliphenol: [1]
16


Polyphenol là nhóm hợp chất được tìm thấy trong tự nhiên từ trái cây, rau, ngũ cốc
và các loại nước uống. Các loại trái cây như nho, táo, lê, anh đào và dâu, với 100 gram
trọng lượng tươi chứa khoảng 200-300 mg Polyphenol. Các sản phẩm được chiết xuất
từ các loại trái cây có chứa một lượng đáng kể Polyphenol. Thông thường một ly rượu
vang đỏ hoặc một ly trà hoặc cà phê có chứa khoảng 100 mg Polyphenol. Bên cạnh đó,
ngũ cốc, các loại đậu khô và sô cô la cũng chứa một lượng Polyphenol đáng kể.
Polyphenol là những hợp chất chuyển hoá thứ cấp và thường liên quan đến bảo vệ
chống lại bức xạ tia cực tím hoặc sự tấn công của các mầm bệnh. Trong thực vật,
Polyphenol góp phần tạo nên sự cay đắng, chát, màu sắc, hương vị, mùi và chất chống
oxi hoá ổn định. Đến cuối thế kỉ 20, các nghiên cứu về dịch tễ học và phân tích tổng
hợp đã cho rằng việc sử dụng lâu dài chế độ ăn có chứa Polyphenol sẽ cung cấp một số
chất chống lại ung thư, bệnh tim mạch, tiểu đường, loãng xương và bệnh thoái hoá
thần kinh. Có hơn 8000 hợp chất Polyphenolic khác nhau đã được tìm thấy trong các
loài thực vật khác nhau. Tất cả các hợp chất phenolic đều được sinh ra từ chất trung
gian phổ biến phenylalanine, hoặc từ một tiền thân như acid shikimic. Chủ yếu xảy ra
ở hình thức liên hợp với một hoặc nhiều bã đường liên kết với các nhóm hydroxyl,
mặc dù mối liên hệ trực tiếp của đường (polysaccharide hoặc monosaccharide) đến
một carbon thơm cũng tồn tại. Sự liên kết với các hợp chất khác, như cacboxylic và
axit hữu cơ, các amin, lipid và liên kết với phenol khác cũng phổ biến. Polyphenol có
thể được phân loại thành các nhóm khác nhau theo chức năng của vòng phenol. Các
nhóm chính của Polyphenol bao gồm acid Phenolic , Flavonoid, Stilbene và Lignan.
Acid phenolic :

Acid phenolic được tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm và được chia thành hai
nhóm: dẫn xuất của acid benzoic và các dẫn xuất của acid cinnamic. Hàm lượng acid
phenolic trong các loại quả ăn được tương đối thấp, ngoại trừ các loại trái cây màu đỏ,
củ cải đen và hành tây, có nồng độ acid phenolic từ vài chục miligram mỗi kilogram
trọng lượng tươi. Các acid hydroxycinnamic phổ biến hơn acid hydroxybenzoic và chủ
yếu là p-coumaric, caffeic, ferulic và axit sinapic.
Flavonoid :
Flavonoid bao gồm các nhóm được nghiên cứu nhiều nhất của các Polyphenol.
Nhóm này có cấu trúc cơ bản phổ biến bao gồm hai vòng thơm liên kết với nhau bởi
ba nguyên tử carbon hình thành một heterocycle oxy hóa. Hơn 4.000 loại Flavonoid đã
được xác định, trong đó nó góp phần tạo màu sắc hấp dẫn của hoa, trái cây và lá. Dựa
vào những thay đổi liên quan đến heterocycle, Flavonoid được chia thành các nhóm
như: flavonol, flavon, flavanone, flavanol, anthocyanins và isoflavones. Sự khác biệt
trong mỗi nhóm xuất phát từ sự thay đổi về số lượng và sự sắp xếp của các nhóm

17


hydroxyl và mức độ alkyl hoá/glycosyl hoá của chúng. Quercetin, myricetin,
catechins… là những Flavonoid phổ biến nhất.

Hình 2. 12: Cấu trúc chung của Flavonoid
2.3.4. Các phương pháp thử nghiệm hoạt tính kháng oxi hóa [5]
2.3.4.1. Phương pháp sử dụng gốc tự do Superoxide
Anion superoxide đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành nên
hydrogen peroxide, gốc hydroxyl, và oxy singlet, những chất gây thiệt hại đến lipid,
protein và DNA. Do đó, việc nghiên cứu các hoạt tính loại bỏ gốc tự do Superoxide
của các dịch chiết hoặc hợp chất từ thực vật là một trong những cách quan trọng để
làm rõ cơ chế hoạt động của chất chống oxi hoá.
2.3.4.2. Phương pháp sử dụng gốc tự do Hydroxyl

Trong số các loại phản ứng của oxy, các gốc hydroxyl là các gốc tự do dễ phản
ứng và chiếm ưu thế nhất được tạo ra từ quá trình trao đổi hiếu khí. Do có khả năng
phản ứng cao, nên các gốc tự do này thường có chu kỳ bán rã sinh học ngắn. Việc tạo
ra các hydroxyl đã khởi đầu cho sự peroxy hoá lipid và/hoặc lan truyền thành chuỗi
phản ứng thông qua việc phân huỷ của lipd hydroperoxy. Một gốc hydroxyl singlet có
thể dẫn đến sự hình thành của nhiều phân tử lipid. Một gốc hydroxyl
2.3.4.3. Phương pháp thử hoạt tính chống oxy hóa sử dụng DPPH
DPPH (1-1-diphenyl -2 -picryl hydrazine) là một gốc tự do ổn định và cóthể
nhận một electron hoặc gốc hydro để trở thành một phân tử có tính chấtnghịch từ ổn
định. Chất chống oxi hoá tương tác với DPPH để chuyển cảelectron và nguyên tử
hydro đến DPPH, vì vậy nó vô hiệu hoá tính chất củagốc tự do, dựa vào mức độ thay
đổi màu sắc ta xác định được khả năng loại bỏgốc tự do của thuốc.Vì sự dễ dàng và
tiện lợi của sự tương tác này nên hiệnnay nó được sử dụng rộng rãi trong việc sang lọc
hoạt tính của gốc tự do
Để đánh giá khả năng kháng oxi hoá của một hợp chất cụ thể hoặc caochiết, ta
cho hợp chất/cao chiết đó phản ứng với gốc tự do ổn định DPPH bbbtrong MeOH.
Khảo sát sự làm giảm độ hấp thụ của DPPH bởi các hợp chất/cao chiết sẽ đánh giá
được khả năng loại bỏ gốc tự do của chúng. Gốc tựdo DPPH hấp thụ cực đại ở bước
sóng 517 nm. Nhưng khi tương tác với các chất có tính oxi hoá, độ hấp thụ sẽ giảm
hoặc biến mất. [6]
18


Độ hấp thụ của DPPH trong dung dịch đệm của MeOH cao nhất, tiếp đólà trong
MeOH, dung dịch đệm của EtOH. Vì vậy khi pha DPPH trong dungdịch đệm
của MeOH sẽ nhạy hơn EtOH khi đo quang phổ hấp thụ. Giá trị độhấp thụ của DPPH
đo được khoảng từ 0.221 – 0.698 (Ayres, 1949). Điều nàytương ứng với nồng độ từ 25
– 70 µM. Nếu lấy nồng độ nằm trong khoảng nàysẽ hợp với các yêu cầu về độ chính
xác khi đo quang phổ hấp thụ. [7]
Phản ứng minh họa:


Hình 2. 13: Phản ứng trung hòa gốc tự do DPPH
Khả năng kháng oxy hóa của một chất biểu hiện bằng giá trị IC 50, nồng độ chất oxy
hóa để có thể ức chế 50% gốc tự do DPPH. Giá trị IC càng nhỏ hoạt tính kháng oxy
hóa càng mạnh và ngược lại.
CHƯƠNG 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGUYÊN CỨU
3.1.1. Nguyên liệu
Lá cây trầu (Piper betel L.), được thu hái vào tháng 3 năm 2018 tại quận Cái
Răng, được h danh bằng cách tham chiếu với tài liệu tham khảo. Nguyên liệu còn tươi
được xử lý sơ bộ, loại tạp chất, rữa sạch và xay nhuyễn trước khi tiến hành trích ly
3.1.2. Dụng cụ, thiết bị và hóa chất
Dụng cụ, thiết bị

19


Bảng 3. 1: Dụng cụ thiết bị
Tên dụng cụ
Bộ dụng cụ chưng cất tinh dầuClevenger

Số lượng
2

Máy đo quang UV- VIS

1

Cân phân tích


1

Bình lắng gạn 50ml

1

5
Cốc 50ml
1
Cốc 100ml
1
Cốc 500ml
Hóa
1
Phễu, giấy lọc
chất:
5
Ống nghiệm
1
Đủa thủy tinh
1
Pipet chính xác 5ml
1
Pipet chinh xác 1ml
1
ống đong 50ml
5
Bình định mức 50ml
Nước cất, cồn 96o( vệ sinh dụng cụ), Diethyl ether, Na2SO4 Khan, Methanol, DPPH,
vitamin C.


3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Ly trích tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước
Tinh dầu lá Trầu không được ly trích bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi
nước trực tiếp, với bộ chưng cất tinh dầu Clevenger, đồng thời khảo sát sự ảnh hưởng
của thời gian chưng cất, thể tích được sử dụng trong quá trình chưng cất đến hàm
lượng tinh dầu thu được.

20


Hình 2. 14: Bộ dụng cụ clevenger
Quy

trình:
Thu hái và xử lý lá Trầu

Cân 300g lá Trầu
Xoay nhuyễn với 500ml
nước cất

Cho vào bình cầu thêm
500ml nước cất

Lắp đặt vào hệ thống
Clevenger

Điều chỉnh nhiệt độ mức số
5 sau đó giảm dần sao cho
phù hợp

Chưng cất 3- 4 giờ
Rút lấy tinh dầu + nước

21


×