Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài thuyết trình về hội an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.45 KB, 12 trang )

1. KHÁI QUÁT VỀ PHỐ CỔ HỘI AN
Hội An là một thị xã cổ của người Việt, nằm ở vùng hạ lưu ngã ba sông Thu Bồn thuộc vùng
đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30km về phía nam. Hội An
từng được biết đến trên thương trường quốc tế với nhiều tên gọi khác nhau như Lâm Ấp, Faifo, Hoài
Phố và Hội An.
Là một kiểu cảng thị truyền thống Đông Nam Á duy nhất ở Việt Nam, hiếm có trên thế giới,
Hội An giữ được gần như nguyên vẹn hơn một nghìn di tích kiến trúc như phố xá, nhà cửa, hội
quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ, mộ cổ... Các kiến trúc vừa có sắc thái nghệ thuật
truyền thống của Việt Nam, vừa thể hiện sự giao lưu hội nhập văn hoá với các nước phương Đông
và phương Tây. Trải qua nhiều thế kỷ, những phong tục tập quán, nghi lễ, sinh hoạt văn hoá, tín
ngưỡng cũng như các món ăn truyền thống vẫn lưu giữ, bảo tồn cùng với bao thế hệ người dân phố
cổ. Hội An còn có một môi trường thiên nhiên trong lành, êm ả với những làng nhỏ ngoại ô xinh
xắn, có nghề thủ công như mộc, làm đồ đồng, gốm…
Các nhà nghiên cứu cho rằng kiến trúc cổ ở Hội An hầu hết được làm lại mới từ đầu thế kỷ
19, mặc dù năm khởi dựng có thể xưa hơn nhiều. Kiến trúc cổ thể hiện rõ nhất ở khu phố cổ. Nằm
trọn trong địa bàn của phường Minh An, Khu phố cổ có diện tích khoảng 2km², tập trung phần lớn
các di tích nổi tiếng ở Hội An. Đường phố ở khu phố cổ ngắn và hẹp, có độ uốn lượn, chạy ngang
dọc theo kiểu bàn cờ. Địa hình khu phố cổ có dạng nghiêng dần từ bắc xuống nam. Các công trình
kiến trúc trong khu phố cổ được xây dựng hầu hết bằng vật liệu truyền thống: gạch, gỗ và không có
nhà quá hai tầng. Du khách dễ nhận ra dấu vết thời gian không chỉ ở kiểu dáng kiến trúc của mỗi
công trình mà có ở mọi nơi: trên những mái nhà lợp ngói âm dương phủ kín rêu phong và cây cỏ;
những mảng tường xám mốc, xưa cũ; những bức chạm khắc về một con vật lạ hay diễn tả một câu
chuyện cổ... Nơi đây hẳn đã thu hút được các nghệ nhân tài hoa về nghề mộc, nề, gốm sứ của người
Hoa, người Nhật, người Việt, người Chăm... cho nên mỗi công trình để lại hôm nay còn in dấu ấn
văn hoá khá đa dạng, phong phú của nhiều dân tộc.
Trong nhiều thế kỷ, Hội An đã từng là nơi gặp gỡ, giao lưu của nhiều nền văn hoá khác nhau
trên thế giới. Bên cạnh những phong tục tập quán bản địa của người Việt còn có thêm những tập tục
của cộng đồng cư dân nước ngoài đến định cư như tục thờ đá; thờ Cá Ông của cư dân ven biển
Trung bộ; thờ các hiện tượng tự nhiên như mưa, gió, sấm, sét hay vật thiêng (cây cổ thụ),...

1




Cộng đồng người Hoa ở Hội An có tục thờ các vị thần bảo trợ như Thiên Hậu, Quan Công,
Bảo Sinh Đại Đế, Quan Âm Bồ Tát. Họ thường xuyên tổ chức các kỳ lễ hội hay sinh hoạt văn hoá
tín ngưỡng khác trong các ngày vía thần như tết Nguyên Tiêu (16/1 âm lịch), Thanh Minh (tháng 3
âm lịch), Đoan Ngọ (5/5 âm lịch), Trung Thu (15/8), Trùng Cửu (9/9 âm lịch), Hạ Nguyên (15/10
âm lịch).
Người Hội An vốn giàu truyền thống văn hoá lại sớm giao lưu với thế giới bên ngoài, không
biết tự bao giờ đã hình thành một bản sắc văn hoá độc đáo riêng và được giữ gìn, bảo tồn qua bao
thế hệ cho đến hôm nay. Cuộc sống của con người nơi đây thiên về nội tâm, phảng phất nét trầm
lắng. Với họ đô thị Hội An như một mái nhà lớn cổ kính mà trong đó đang chung sống một đại gia
đình đông đúc con cháu với những người thị dân hiền hoà gần gũi và hiếu khách; những chủ gia
đình ân cần, thân thiện; những phụ nữ dịu dàng, khéo tay, nhân hậu; những trẻ em lễ độ, ngoan
ngoãn... tạo nên một cộng đồng cư dân hoà thuận sống bình dị, êm đềm bên nhau qua bao thế hệ và
cứ như vậy tiếp nối.
Sự phong phú, đa dạng về tâm hồn giàu bản sắc văn hoá của người Hội An còn được biểu
hiện ở các món ăn truyền thống như cao lầu, hoành thánh, bánh tổ, bánh ít gai... từ bao đời nay vẫn
được lưu truyền để hôm nay thực khách bốn phương vẫn có cơ may được thưởng thức. Cuộc sống
đã bao đổi thay qua năm tháng nhưng người Hội An không bị mất đi những điệu hò quen thuộc,
những lễ hội văn hoá đã có từ ngàn xưa, tất thảy vốn cổ ở đây đều được trân trọng giữ gìn... Một
đêm hội được tổ chức hằng tháng vào tối 14 âm lịch và đây cũng là dịp du khách khắp nơi được
sống trong bầu không khí mang đậm bản sắc truyền thống của Hội An.
Tại kỳ họp thứ 23 từ ngày 29/11 đến 4/12/1999 ở Marrakesh (Maroc), Tổ chức Văn hoá Khoa học - Giáo dục Liên hiệp quốc (UNESCO) đã ghi tên Hội An vào danh mục các Di sản Văn
hoá Thế giới.

2


2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ ÁN
Quan ngại đầu tiên là thách thức của biến đổi khí hậu và sự xâm hại thiên nhiên mà tác nhân

là chính con người trong việc khai thác du lịch. Năm 2017, các hiện tượng thời tiết cực đoan liên
tiếp xảy ra, nắng nóng khô hạn kéo dài, lũ lụt dồn dập vào cuối năm, sông Thu Bồn bị biến đổi dòng
chảy, bãi bồi bị xâm thực, bờ biển tiếp tục sạt lở nặng, luồng lạch Cửa Đại bị bồi lấp khá trầm
trọng… khiến cho các nhà khoa học quan ngại về sự xâm thực trong tương lai đối với một bãi biển
từng được bình chọn là một trong 10 bãi biển đẹp nhất châu Á. Việc đưa điện ra xã đảo đã góp phần
phục vụ đời sống người dân, phát triển du lịch nhưng cũng song hành với nỗi lo việc xây dựng, phát
triển vượt tầm quản lý, giám sát của chính quyền và cộng đồng, khiến Cù Lao Chàm sẽ là một Lý
Sơn hay Sa Pa tương lai bởi sự phát triển thiếu quy hoạch, thiếu giám sát và quan ngại lớn nhất là
các hoạt động du lịch ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái, cảnh quan của khu dự trữ sinh
quyển thế giới.
Nỗi quan ngại thứ đến là việc biến đổi chủ sở hữu di tích nhà ở trong khu phố cổ do việc mua
bán, chuyển nhượng sở hữu sẽ kéo theo việc ứng xử với di tích như một căn hộ bình thường hay chỉ
thuần kinh doanh mà thiếu việc thực hành văn hóa truyền thống của cư dân gốc. Tất nhiên những
chủ mới sẽ tuân thủ Luật Di sản hay các quy chế về bảo tồn nhưng việc bảo tồn nguyên trạng đời
sống, sinh hoạt tinh thần của cư dân gốc vẫn là hướng khai thác tốt nhất của du lịch nhân văn bởi
tính bền vững, hài hòa giữa con người và di tích. Việc phát triển du lịch vùng ngoại thị - nhất là việc
xây dựng các cơ sở lưu trú, khách sạn, nhà hàng cũng đang làm ảnh hưởng đến các di tích về mặt
cảnh quan, nhiều di tích như mộ cổ, miếu, đình đang “bị nhốt” trong các công trình kiến trúc hiện
đại như các mộ cổ ở Tân An, miếu thần nông ở Cẩm Phô, đình Thanh Hà…
Nỗi lo về sự quá tải đang diễn ra hàng ngày ở các điểm du lịch như khu phố cổ, Cù Lao
Chàm, làng gốm Nam Diêu - Thanh Hà, khu sinh thái Cẩm Thanh… khiến cơ sở hạ tầng phục vụ du
lịch như đường sá, nhà vệ sinh, nước sinh hoạt, thu gom rác thải… không tương thích. Hội An cần
có các biện pháp “giảm tải” du lịch như quy hoạch bãi đỗ xe, lập lại trật tự vận chuyển khách, tăng
cường thêm các công trình phục vụ du lịch để đáp ứng nhu cầu phát triển và đặc biệt cần xây dựng
lộ trình phát triển du lịch bền vững bằng cách có thêm nhiều khu du lịch sinh thái, du lịch cảnh quan
làng quê góp phần giảm tải du lịch cho khu phố cổ. Hội An đang hướng tới việc đa dạng các sản
phẩm du lịch bằng tour, tuyến mới, các loại sản phẩm lưu niệm thủ công mỹ nghệ bản địa với giá cả
hợp lý, hấp dẫn,…

3. MỤC TIÊU ĐẠT ĐƯỢC

Hoàn thành điều chỉnh và triển khai thực hiện, quản lý chặt chẽ quy hoạch chung về xây
dựng đô thị Hội An
3


Định hướng “sinh thái -văn hoá - du lịch” - phát triển năng động, giàu bản sắc, hiện đại và
bền vững
Xây dựng thành phố đạt chuẩn đô thị loại 2, vừa bảo tồn nguyên trạng Khu phố cổ - Di sản
văn hoá thế giới, vừa chỉnh trang mở rộng liên hoàn các khu đô thị sinh thái mới, các đô thị biển,
các khu vực cảnh quan sinh thái làng quê.
Tiếp tục tạo bước đột phá về về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ và
hiện đại.
4 THỰC TRẠNG DU LỊCH TẠI HỘI AN
4.1 Thành quả đạt được
Theo kết quả thống kê du lịch Hội An, lượng khách du lịch đặt chân đến đây tăng trưởng
nhanh. Trước đây, năm 1999, Hội An mới chỉ thu hút được 158.815 lượt khách du lịch trong đó óc
73.457 lượt khách quốc tế, con số này đã tăng trưởng mạnh mẽ đạt 648.774 lượt khách vào năm
2005 và đạt 1.105.950 lượt khách vào năm 2008 và con số hơn 2,6 triệu lượt khách đặt chân Hội An
vào năm 2016 đã chứng minh sức hấp dẫn không thể chối từ của Hội An xinh đẹp.
Lượng khách du lịch tới Hội An tăng trưởng tốt qua các năm là dấu hiệu tốt, là tiềm năng
phát triển du lịch Hội An đồng thời mở ra nhiều cơ hội đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng. Nhu cầu về
nghỉ dưỡng tăng cao chính là đòn bẩy thúc đẩy các nhà đầu tư bất động sản đầu tư mạnh mẽ và đồng
bộ các dự án bất động sản nghỉ dưỡng.
Năm 2017, phố cổ Hội An đón 3,22 triệu lượt khách tham quan lưu trú, tăng 21,66% so với
cùng kỳ năm ngoái, mở ra nhiều cơ hội đầu tư bất động sản dành cho những nhà đầu tư biết nắm bắt
tiềm năng phát triển du lịch Hội An làm tiền đề định hướng cho phát triển các dự án bất động sản
biển. Đây thực sự là cơ hội vàng cho các nhà đầu tư trong năm 2018
4.2 Những hạn chế
Là trung tâm du lịch của tỉnh, năm 2017 Hội An chứng kiến số lượng khách tăng kỷ lục vượt
ngưỡng con số hơn 3 triệu lượt, riêng khách mua vé tham quan phố cổ đạt gần 1,6 triệu lượt, doanh

thu trên 180,5 tỷ đồng. Du lịch phát triển đã tạo áp lực mạnh mẽ lên phố, nhất là trong công tác quản
lý. Bên cạnh những vấn đề liên quan đến môi trường du lịch (chèo kéo, cò mồi, hàng rong, chặt
chém, phá giá, cạnh tranh không lành mạnh…) do công tác quản lý của một số phòng ban thành phố
không theo kịp thì tình trạng sạt lở bờ biển, bồi lấp Cửa Đại hay phát triển nóng du lịch tại Cẩm
Thanh và Cù Lao Chàm đã trở thành thách thức lớn mà Hội An chưa thể giải quyết dứt điểm. Tại Cù
Lao Chàm, năm 2016 gần 440 nghìn lượt khách đến tham quan đảo, đi cùng với đó là áp lực về môi
4


trường, an ninh, an toàn khách. Đặc biệt, vấn đề y tế và an toàn giao thông đường thủy nội địa cũng
xuất hiện nhiều bất cập, nhất là trong phân tuyến phân luồng phương tiện ra vào dẫn đến chồng lấn,
không theo quy định rõ ràng. Riêng vấn đề y tế đã trở thành nỗi lo cho du khách khi hạ tầng thiết bị
tại đảo sơ sài, thiếu y, bác sĩ, kể cả đội ngũ y, bác sĩ tại chỗ…
Cù Lao Chàm hiện nay như một túi chứa do tại đây chưa có một quy hoạch, phân vùng cụ thể
chi tiết nào, nên dù thành phố có khống chế lượng khách 3.000 người ra đảo mỗi ngày cũng khiến
Cù Lao Chàm “oằn mình” vì quá tải. Cù Lao Chàm chưa được tổ chức du lịch theo hướng sinh thái,
bền vững, nên đặt chỉ tiêu tăng trưởng khách hàng năm mà không chú trọng về chất lượng và hiệu
quả doanh thu và tính phát triển trong tương lai. Ngoài ra, chưa tiến hành triển khai các quy hoạch
tại đảo, nếu không đến năm 2025 tình trạng quá tải vẫn còn xảy ra.
Không chỉ du lịch Cù Lao Chàm bộc lộ những hạn chế khi phát triển nóng mà hầu hết các
điểm du lịch tại Hội An trong năm qua cũng xuất hiện nhiều vấn đề tồn tại, nhất là hạ tầng giao
thông. Tình trạng kẹt xe đã trở nên thường xuyên hơn do phương tiện gia tăng, đường phố chật hẹp
và thiếu bãi đổ xe bên ngoài phố.
Về vấn đề hạ tầng giao thông là một trở ngại lớn do liên quan đến các cơ quan cấp trên. Hai
con đường vào Hội An là ĐT608 và ĐT607 bao năm nay vẫn chưa triển khai được. Trong đó, ngoài
ĐT608 đoạn từ Lai Nghi lên Vĩnh Điện không biết bao giờ mới làm thì đường ĐT607 hơn 10 năm
nay vẫn dậm chân tại chỗ, nếu vướng từ phía Điện Bàn thì sao không làm từ Hội An ra để cảnh quan
đáp ứng nhu cầu du lịch. Việc quy hoạch bãi đổ xe một số điểm bên ngoài phố vẫn gặp nhiều vướng
mắc chưa tháo gỡ được
Diện tích Hội An chỉ khoảng 60km2, trong đó biển đảo chiếm gần 16km2 nên không gian phố

chật chội là tất yếu và điều này cũng khiến công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng hạ tầng dịch vụ, vui
chơi giải trí tầm cỡ phục vụ du khách gặp nhiều khó khăn.

5


5. ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI HỘI AN
5.1. Đối với nhà quản lý điểm du lịch và bảo tồn điểm du lịch
Cụ thể hơn, các cơ quan, đơn vị có liên quan trực tiếp và gián tiếp tới công tác quản lý di sản văn
hóa ở thành phố Hội An bao gồm: - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Chịu trách nhiệm trước chính
phủ thực hiện quản lý nhà nước về di sản văn hóa. Cụ thể bao gồm các vấn đề:
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự
nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa;
3. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa;
4. Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ
chuyên môn về di sản văn hóa;
5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
6. Tổ chức, chỉ đạo khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
7. Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
8. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm
pháp luật về di sản văn hóa.
- Cục Di sản văn hóa: Có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về di sản văn hóa; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực di sản văn hóa theo
quy định của pháp luật; được Bộ trưởng giao trách nhiệm chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động phát triển
sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong phạm vi cả nước theo đường lối, chính
sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
- UBND tỉnh Quảng Nam: Trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc
quản lý nhà nước về di sản văn hóa ở địa phương theo phân cấp của Chính phủ.

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam: Là cơ quan quản lý trực tiếp về mặt
chuyên môn đối với các hoạt động liên quan đến văn hóa
- Trung tâm Bảo tồn Di sản, Di tích tỉnh Quảng Nam: Làm công tác nghiên cứu khoa học về
lính vực di tích, di sản văn hóa; hướng dẫn cho các cơ sở công tác quản lý và bồi dưỡng nghiệp vụ;
quản lý, thực hiện những chương trình, dự án do Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam giao; đồng thời
phối hợp với các địa phương, đơn vị, các cơ quan liên quan để triển khai công tác bảo tồn di sản, di
6


tích; hợp tác với các tổ chức quốc tế để thực hiện công tác bảo tồn và thực hiện những quy định của
Nhà nước về lĩnh vực này.
- Phòng Văn hóa, Thông tin là cơ quan quản lý nhà nước về các hoạt động văn hóa - thông
tin - thể dục thể thao trên địa bàn thành phố, chịu trách nhiệm giám sát trên lĩnh vực quản lý, trùng
tu, sử dụng, khai thác di tích, danh thắng trên cơ sở quy định của Luật Di sản văn hóa năm 2002 và
Quy chế quản lý, bảo tồn, sử dụng di tích và danh thắng Hội An.
- Phòng Thương mại - Du lịch Hội An: Là cơ quan quản lý nhà nước về các hoạt động tham
quan du lịch. Ngoài các nhiệm vụ chính, phòng được giao trực tiếp theo dõi và tham mưu cho
UBND Thành phố về các hoạt động du lịch, dịch vụ trên địa bàn Thành phố.
- TT VH -TT là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND Thành phố, được giao nhiệm vụ tổ chức
các hoạt động và phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, tuyên truyền lưu động và thường
trực tổ chức các sự kiện văn hoá, lễ hội của Thành phố; đồng thời tổ chức giới thiệu, tuyên truyền và
phát huy các giá trị lịch sử văn hoá của Di sản Văn hoá Thế giới Đô thị cổ Hội An qua hoạt động
hướng dẫn tham quan Đô thị cổ Hội An, dịch vụ du lịch cho du khách trong nước và quốc tế. Bên
cạnh việc phát huy giá trị khu phố cổ Hội An, Trung tâm VHTT có nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu
tổ chức khai thác một số tiềm năng du lịch địa phương.
Một đơn vị đóng vai trò quan trọng trong việc thực thi trực tiếp các hoạt động các hoạt động
quản lý và bảo tồn di sản văn hóa ở Đô thị cổ Hội An là Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa
Hội An. Đây là đơn vị được hình thành trên cơ sở của Trung tâm Quản lý bảo tồn di tích Hội An,
được thành lập từ năm 1996 của UBND thị xã Hội An (Nay là Thành phố Hội An).
Trung tâm này hiện có 6 bộ phận chuyên môn nghiệp vụ trực thuộc phụ trách các mảng sau:

- Bảo tàng
- Quản lý di tích
- Quản lý tu bổ di tích Khu phố cổ
- Tu bổ di tích
- Hành chính
– Tài vụ
- Lưu trữ, Thông tin và Đối ngoại
Trung tâm này là cơ quan chuyên môn, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND thành phố, có
trách nhiệm chủ trì việc phối hợp với các cơ quan hữu quan, nhận sự hướng dẫn chuyên môn nghiệp
7


vụ của các cơ quan, đơn vị tỉnh và trung ương (như Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng
Nam, Tổng cục Du lịch, Cục Di sản văn hóa) cũng như của UBND thành phố nhằm đề xuất những ý
kiến, kế hoạch, đề án, biện pháp thực hiện; trực tiếp thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện tất cả
các nhiệm vụ trong công tác bảo tồn, bảo tàng được giao đối với các giá trị di sản văn hóa trên địa
bàn thành phố Hội An. Đơn vị này có các nhiệm vụ cụ thể gồm: Quản lý, bảo tồn, tu bổ, tôn tạo,
phát huy giá trị di sản văn hóa Hội An; Trực tiếp tham mưu UBND Thành phố hoạt động cấp phép
và giám sát việc tu bổ di tích trong Khu phố cổ; Tổ chức nghiên cứu khoa học, sưu tầm, lưu trữ tư
liệu, hiện vật về lịch sử - văn hóa (bao gồm vật thể và phi vật thể), về truyền thống yêu nước, đấu
tranh cách mạng của Hội An; Tổ chức trưng bày, tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá các giá trị của Di
sản Văn hóa Hội An; Tham gia phối hợp thực hiện công tác quản lý Nhà nước và phát huy giá trị
Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới Cù Lao Chàm – Hội An. Trung tâm này thường xuyên phối hợp
chặt chẽ với Phòng Thương mại và Du lịch Hội An, Phòng Văn hóa – Thông tin, Trung tâm Văn hóa
– Thể thao Hội An để thực hiện được các nhiệm vụ được giao có liên quan tới việc tư vấn quản lý
hoạt động du lịch có liên quan tới hệ thống các di tích danh thắng thuộc quản lý của Trung tâm, hoạt
động tổ chức các sự kiện văn hóa tuyên truyền quảng bá về hệ thống các di sản của thành phố,...
Ngoài ra còn có UBND các phường, xã là cơ quan quản lý nhà nước về hành chính tại các
phường, xã trên địa bàn, có trách nhiệm trong việc quản lý, bảo tồn và sử dụng các di tích địa
phương tuân theo luật và các quy định đã được đề ra. Bên cạnh đó, Hội An còn có một đơn vị gọi là

Đội kiểm tra quy tắc, chuyên trách việc kiểm tra, theo dõi và đảm bảo mọi hoạt động liên quan đến
di sản văn hóa và du lịch của thành phố được tuân theo các quy định đề ra của thành phố.
5.2. Đối với người làm ngành Du lịch
Để đảm bảo du lịch Hội An phát triển bền vững, từ nay đến năm 2020 thành phố sẽ triển khai
nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó tập trung mở rộng không gian du lịch ra những vùng xung quanh
nhằm giảm áp lực phố cổ cũng như tạo sinh kế, việc làm cho người dân tại các vùng ven có lợi thế
phát triển du lịch. Đặc biệt, chú trọng phát triển đa dạng đồng bộ du lịch văn hóa, du lịch biển và du
lịch sinh thái, làng nghề làng quê sông nước, đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa môi trường sinh
thái, tự nhiên, nhân văn, xã hội, phấn đấu đến năm 2020 thu hút được 3,09 triệu lượt khách (trong đó
1,58 triệu lượt khách quốc tế); phục vụ 1,47 triệu lượt khách lưu trú (gồm 1,18 triệu lượt khách quốc
tế). Tốc độ tăng trưởng khách quốc tế giai đoạn 2015 - 2020 đạt 13 - 17%/năm và khách nội địa đạt 8
- 10%, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 13 - 17%/năm. Ngày lưu trú trung bình của khách quốc tế đạt 3 3,5 ngày, tạo việc cho hơn 26.000 lao động trực tiếp và hơn 53.000 lao động gián tiếp.
Để đạt được mục tiêu trên, thành phố Hội An đề ra chủ trương sát hợp với điều kiện, đặc thù của
Hội An. Đó là tiếp tục mở rộng không gian phát triển các loại hình du lịch, dịch vụ và thương mại ra các
8


khu vực vùng ven thành phố trên cơ sở khai thác tốt các tiềm năng lợi thế của từng địa phương gắn với
nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch - dịch vụ hiện có và tạo ra sản phẩm du lịch mới để thu hút và
giữ chân du khách. Chú trọng khuyến khích phát triển các loại hình du lịch cộng đồng, du lịch làng quê,
làng nghề, du lịch văn hóa gắn với môi trường, cảnh quan tự nhiên, ruộng đồng sông nước. Chú trọng
đầu tư xây dựng các điểm đến du lịch mới tại các xã vùng ven của thành phố, tạo ra những tour, tuyến
sản phẩm du lịch hấp dẫn,có sức cạnh tranh cao.
Hội An tập trung khai thác các nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ triển khai mở rộng quy hoạch bãi
tắm An Bàng và đầu tư các bãi tắm du lịch tại phường Cẩm An, đồng thời triển khai nhanh việc đầu tư
các khu công viên ven biển, thu hút khách trong điều kiện bờ biển Cửa Đại bị xâm thực. Đầu tư hoàn
thiện cơ sở hạ tầng cảng du lịch Cửa Đại. Các hoạt động bảo tồn biển gắn với phát huy tốt giá trị Khu dự
trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch - dịch vụ tại xã đảo Tân Hiệp.
Xúc tiến triển khai đầu tư xây dựng nhanh và đưa vào sử dụng một số điểm đậu đỗ xe phục vụ
dulịch.Đẩy mạnh việc liên kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp địa phương.

Nhằm tạo môi trường lành mạnh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, đặc biệt là mô hình
lưu trú cộng đồng homestay đúng định hướng, đặc biệt là những điều không phù hợp với Hội An, không
đúng theo qui định, qui chế. Những trường hợp đó phải điều chỉnh; khi kiểm tra phát hiện ra có sai phạm
thì xử lý triệt để. Trong hoạt động kinh doanh lưu trú cộng đồng (Homestay) mà không đúng theo qui
định và cam kết thu hồi giấy phép, phòng du lịch, dịch vụ, thương mại phải là cơ quan chủ công phối
hợp với các ngành liên quan triển khai thực hiện quyết liệt vấn đề này .
Tập trung hoàn chỉnh việc cải tạo nâng cấp, bố trí ổn định kinh doanh tại chợ Hội An, trước mắt
có phương án di dời tạm các hộ kinh doanh phục vụ việc thi công kè bảo vệ phố cổ. Triển khaiđầu tư,
nâng cấp các chợ vùng ven như chợ Bàu Ốc Hạ tại xã Cẩm Hà, chợ Cửa Đại, chợ Cẩm Châu; đồng thời
thực hiện việc di dời chợ Cẩm Phô (trước chùa Viên Giác) đến địa điểm mới phù hợp. Chú trọng phát
triển mạng lưới các khu vui chơi, giải trí trên địa bàn thành phố.Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ
giá cả, chất lượng hàng hoá, dịch vụ, nhất là trong khu phố cổ ...
Như vậy, chủ trương phát triển ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố đã được đặt ra. Song để
thực hiện thành công, ngoài sự triển khai thực hiện quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cần có sự vào
cuộc, thực thi hết sức có trách nhiệm của tất cả cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân của toàn thành phố
để cùng hướng đến nâng cao chất lượng phục vụ du khách một cách toàn diện nhất.
Hội An cũng sẽ phát triển mạng lưới sản phẩm lưu trú có sức cạnh tranh khu vực để đến năm
2020 sẽ bổ sung thêm 2.000 phòng cho cả 3 loại hình lưu trú: khách sạn, biệt thự du lịch và homestay.
Đặc biệt, ưu tiên khuyến khích phát triển loại hình biệt thự nhà vườn, nhà có sân vườn, các cụm
homestay để giữ gìn cảnh quan làng quê sinh thái, tập trung đầu tư hình thành các cụm du lịch Cửa Đại,
9


Cẩm Thanh, Cẩm An, Cẩm Châu, Cẩm Phô; cho phép xây dựng mô hình khách sạn với số lượng và quy
mô vừa đạt tiêu chuẩn 2 - 3 sao, dưới 50 phòng/khách sạn tại một số tuyến nhằm thúc đẩy sự phát triển
khu vực…
Thuyết minh di sản là một vấn đề quan trọng trong du lịch di sản, vì vậy công tác thuyết
minh tại điểm di sản phải được chuẩn bị tốt nhằm chuyển tải đúng thông tin về giá trị của di sản cho
du khách. Tuy nhiên, tại Hội An, theo phản ánh của bên quản lý di sản văn hóa Hội An thì công tác
này cần được khắc phục, bởi chưa thực sự có sự cộng tác giữa bên chuyên môn về di tích với bên

quản lý hoạt động du lịch tại điểm di sản (tài liệu thuyết minh di sản, hướng dẫn viên tại điểm tham
quan) để thường xuyên cập nhật các kết quả nghiên cứu chuyên môn về di sản vào hoạt động thuyết
minh di sản, hoặc đào tạo chuyên sâu hơn cho các hướng dẫn viên du lịch trên địa bàn phố cổ Hội
An.
5.3. Cộng đồng người dân địa phương
Hình thành và tạo được sản phẩm đặc sắc là mô hình du lịch cộng đồng ở các làng nghề
truyền thống như: rau Trà Quế, gốm Thanh Hà, mộc Kim Bồng. Du khách rất thích thú khi được đến
những nơi này, hòa vào cuộc sống thực tại của người dân, được xới đất trồng rau, nhào đất chuốt
gốm, cưa xẻ gỗ... và tìm hiểu nét đẹp văn hóa làng nghề như nếp ăn ở, truyền dạy nghề, các ngày hội
lễ tổ nghề, lễ cầu mùa, cầu an... Ở Cù Lao Chàm, loại hình này bắt đầu triển khai từ năm 2009 với
mô hình lưu trú cùng dân (homestay) ở Bãi Hương, đến nay đã lan rộng đến các cụm dân cư trên
đảo. Trong những năm qua, mô hình du lịch cộng đồng tiếp tục mở rộng đến 2 thôn Vạn Lăng và
Thanh Tam Đông (xã Cẩm Thanh) với loại hình du lịch sinh thái gắn với rừng dừa nước và hệ sông
lạch vùng hạ lưu Thu Bồn cùng một số khu vực khối Thanh Tây, An Mỹ, Sơn Phô 2 (phường Cẩm
Châu)…
Song song với phát triển mô hình du lịch cộng đồng, thời gian qua chính quyền TP. Hội An
tập trung tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác bảo tồn tài
nguyên, bởi đây là vốn quý để sinh lợi. Đồng thời tiến hành các hoạt động hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng,
nâng cao nghiệp vụ để cộng đồng dân cư thực sự là chủ thể các hoạt động du lịch tại chỗ. Ngoài ra,
chính quyền còn khuyến khích cộng đồng dân cư xây dựng mô hình lưu trú homestay và các cụm
homestay, đặc biệt là ở các làng nghề, làng quê sinh thái; khuyến khích gắn kết tổ chức chương trình
du lịch với các dịch vụ cộng đồng nhằm tạo việc làm, thu hút lao động và cải thiện thu nhập ngay tại
cộng đồng.
Du lịch cộng đồng ở Hội An không chỉ dừng lại như hiện tại và sức hấp dẫn còn lớn hơn khi
biết khơi dậy nguồn lực tại chỗ, phát huy bản sắc. Các địa điểm khác có thể khai thác du lịch điểm
du lịch cộng đồng theo đặc trưng của địa phương như: làng du lịch biển An Bàng (Cẩm An), làng
10


nông nghiệp An Mỹ (Cẩm Châu), làng nghề sông nước Vạn Lăng, làng rau hữu cơ Thanh Đông, làng

dừa nước Thanh Nhứt, Thanh Nhì (Cẩm Thanh), làng chài Bãi Hương (Tân Hiệp), làng cá Cửa Đại,
làng bắp Cẩm Nam, làng vườn phố Thanh Nam Đông, Thanh Nam Tây (Cẩm Nam), làng cây cảnh
An Phong (Tân An), làng hoa, quật cảnh Cẩm Hà...
Tuy vậy, để phát triển bền vững, du lịch cộng đồng ở Hội An cần gắn kết hài hòa giá trị
nguồn tài nguyên nhân văn và tài nguyên văn hóa vốn dồi dào và phong phú. Đồng thời chú trọng
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trình độ dân trí của cộng đồng dân cư - chủ thể hoạt động của
loại hình du lịch này. Bên cạnh đó, các cấp chính quyền và ngành chức năng cần tạo ra mối liên kết,
hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với cộng đồng dân cư trong việc giới thiệu thị trường, quảng
bá sản phẩm, đào tạo nghề, hướng dẫn kỹ năng hoạt động, khắc phục tình trạng tự phát, cục bộ, chạy
theo lợi nhuận mà bất chấp môi trường sinh thái và văn hóa.

11


6. KẾT LUẬN
Để thực hiện thành công Đề án và những mục tiêu trên, các cơ quan ban ngành cơ quan quản
lý tại di sản sẽ là bộ phận chủ chốt trong quyết định đưa ra những kế hoạch cụ thể, giám sát việc
hoạt động du lịch, khuyến khích khai thác du lịch một cách hiệu quả nhất, đồng thời sẽ là thành
phần nắm giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển, bởi du lịch tại nơi đây phát triển hay suy thoái
là nằm ở bộ phận quản lý và điều tiết ở cơ quan quản lý tại nơi đây. Đề một địa điểm du lịch được
phát triển sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển trong việc kinh doanh giữa du khách và người địa phương.
Kinh doanh trong du lịch là một hoạt động giúp trao đổi hàng háo đồng thời là nơi giao lưu giữa hai
nền văn háo khác nhau, giữa hai dân tộc khác nhau,… Cái gì cũng có mặt tốt và mặt hạn chế, quá
trình giao lưu diễn ra nếu quá xô bồ thì việc đánh mất đi vẻ truyền thống lâu đời là điều không khó
tránh khỏi, vì vậy đối với những người hoạt động kinh doanh du lịch tại Việt Nam nói chung và
người dân Hội An kinh doanh du lịch nói riêng thì gìn giữ bản sắc văn háo truyền thống là điều rất
quan trọng, vì đây yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thu hút du khách hay không. Đối với người
dân địa phương, việc gìn giữ bản sắc văn hóa hàng trăm năm nay tại Hội An trước việc hiện đại hóa
sẽ là một điều nan giải, vì những người nhập cư đến đây ngày càng nhiều, những người dân địa
phương không còn cạnh tranh lại những người nhập cư nên việc bán lại các ngôi nhà cổ có hàn trăm

năm tuổi để kiếm sống hay kinh doanh đang diễn ra mạnh mẽ. Tóm lại, để phát triển du lịch theo
hướng bền vững tại phố cổ Hội An thì cần phải có sự kết hợp giữa cơ quan ban quản lý di sản,
những thành phần tham gia vào du lịch và người dân địa phương. Và để phát triển du lịch tại Hội
An thì nơi tại đây sẽ phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống sản phẩm du lịch dựa trên lợi thế về tài
nguyên theo hướng chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ, phát huy giá trị nổi trội của tài
nguyên du lịch đặc thù của từng địa phương trên địa bàn; giữ gìn và bảo vệ tốt giá trị văn hóa, tự
nhiên, môi trường. Phát triển những sản phẩm du lịch có tính cạnh trạnh cao, phù hợp với thị
trường, nhất là chú trọng thị trường có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày… Khi đó, mục tiêu
xây dựng Hội An trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn nhất của miền Trung, Việt Nam và khu vực
Đông Nam Á vào năm trong tương lai mới có thể trở thành hiện thực được.

12



×