Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Khảo sát tình hình sử dụng thuốc meloxicam cho bệnh nhân khớp điều trị ngoại trú tại trung tâm y tế huyện tháp mười nửa cuối năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.9 KB, 34 trang )

MỤC LỤC
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU.................................................................................................................................................. 1
CHƯƠNG II................................................................................................................................................................. 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................................................................................. 3
1. THUỐC GIẢM ĐAU CHỐNG VIÊM KHÔNG STEROID............................................................................................. 3
1.1. Đại cương.................................................................................................................................................... 3
1.2. Tác dụng chính và cơ chế............................................................................................................................. 3
1.3. Tác dụng không mong muốn:....................................................................................................................... 7
1.4. Chỉ định chung của NSAID:........................................................................................................................... 8
1.5. Cách khắc phục tác dụng phụ của thuốc NSAID :.......................................................................................... 8
1.6. Phân loại các thuốc NSAID........................................................................................................................... 9
2.CÁC THUỐC NSAID THƯỜNG DÙNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN THÁP MƯỜI..................................................11
2.1 Dẫn chất acid salicylic:................................................................................................................................ 11
2.2.Dẫn chất acid Phenylacetic......................................................................................................................... 12
2.3.Dẫn xuất Oxicam:........................................................................................................................................ 14
2.4.Dẫn xuất Aminophenol:.............................................................................................................................. 15
3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ BỆNH XƯƠNG KHỚP:.................................................................................................... 17
3.1. Một số nguyên nhân đau xương khớp mạn tính thường gặp.....................................................................17
3.2. Đặc điểm của một số bệnh có đau xương khớp mạn tính thường gặp........................................................17
3.3. Điều trị các bệnh lý về xương khớp:........................................................................................................... 19
CHƯƠNG III.............................................................................................................................................................. 20
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................................................... 20
1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................................................................................................................................ 20
1.1.Tiêu chuẩn lựa chọn:................................................................................................................................... 20
1.2.Tiêu chuẩn loại trừ:..................................................................................................................................... 20
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................................................................... 20
2.1. Phương pháp chọn mẫu:............................................................................................................................ 20
2.2. Phương pháp thu thập số liệu:................................................................................................................... 20
2.3. Phương pháp xử lý số liệu:......................................................................................................................... 20
CHƯƠNG IV.............................................................................................................................................................. 21
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................................................................................................... 21


1. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI BỆNH TRONG MẪU NGHIÊN CỨU.................................................................................21
1.1. Tuổi và giới:............................................................................................................................................... 21
1.2. Bệnh xương khớp mắc phải trong mẫu khảo sát:....................................................................................... 22
1.3. Bệnh mắc kèm khác:.................................................................................................................................. 23
2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC MELOXICAM................................................................................................... 24
2.1. Tỷ lệ sử dụng, đường dùng, dạng bào chế và hàm lượng dùng của Meloxicam cho bệnh nhân khớp gặp
trong bệnh án khảo sát:.................................................................................................................................... 24
2.2. Các thuốc khác (thuốc bổ, thuốc điều trị bệnh mắc kèm):..........................................................................24
2.3. Các thuốc sử dụng để giảm tác dụng phụ................................................................................................... 25
3.HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ............................................................................................................................................ 26
3.1. Các ADR đã gặp của thuốc Meloxicam........................................................................................................ 26
3.2. Cách khắc phục tác dụng phụ của thuốc Meloxicam..................................................................................27
CHƯƠNG V............................................................................................................................................................... 30
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.............................................................................................................................................. 30
1.KẾT LUẬN:......................................................................................................................................................... 30
1.1- Đặc điểm của người bệnh trong mẫu nghiên cứu:..................................................................................... 30
1.2- Thực trạng sử dụng thuốc:......................................................................................................................... 30
1.3- Kết quả điều trị:......................................................................................................................................... 30
2. ĐỀ XUẤT............................................................................................................................................................ 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................................................... 32


DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG

TÊN BẢNG

TRANG

Bảng 1.1 Phân loại thuốc NSAID thông dụng


10

Bảng 3.1 Sự phân bố về tuổi của người bệnh trong mẫu nghiên cứu

24

Bảng 3.2 Các bệnh xương khớp mắc phải

26

Bảng 3.3 Bệnh mắc kèm

28

Bảng 3.4 Thời gian mắc bệnh

29

Bảng 3.5 Các loại thuốcNSAID gặp trong bệnh án khảo sát

30

Bảng 3.6 Tỷ lệ từng thuốc so với tổng số thuốc NSAID đã sử dụng

32

Bảng 3.7 Các đường dùng của thuốc NSAID trong mẫu khảo sát

33


Bảng 3.8 Các thuốc dùng kèm khác

35

Bảng 3.9 Các thuốcđể giảm tác dụng phụ

36

Bảng 3.10 Các ADR đã gặp

37

Bảng 3.11 Cách dùng thuốc NSAID

38

Bảng 3.12 Tỷ lệ dùng kèm các thuốc chống loét

39

Bảng 3.13 Tỷ lệ người bị tai biến tiêu hóa

39

Bảng 3.14 Kết quả điều trị của người bệnh

40



CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
Tuổi thọ ngày càng cao nên tỷ lệ người có tuổi (>= 65 tuổi) trong cộng đồng cũng
ngày càng tăng. Theo thống kê gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới, người cao tuổi đang
chiếm 11 - 12% dân số, ước tính đến năm 2020 con số này sẽ lên đến 17%, thậm chí có
thể lên tới 25% ở các nước Âu, Mỹ, tuổi thọ tăng cao, dân số thế giới ngày càng già đi và
tuổi già đã trở thành thách thức của nhân loại. Nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi
người đặc biệt là cho người có tuổi, một bộ phận rất quan trọng trong mỗi gia đình và
cộng đồng đang là một mục tiêu quan trọng của công tác y tế trong giai đoạn chuyển tiếp
sang Thiên niên kỷ mới.
Một trong những căn bệnh đeo đẳng cuộc sống của con người khó có thể điều trị
khỏi đó là các bệnh lý về xương khớp (chiếm tỷ lệ cao nhất cả ở các nước phát triển và
đang phát triển), Các bệnh xương khớp tuy ít gây tử vong nhưng gây đau đớn kéo dài cho
hàng trăm triệu người, Bệnh thường kéo dài và có thể gây tàn phế cho nhiều người. Nhóm
bệnh lý này gắn liền với nghỉ việc, giảm năng suất lao động và hạn chế hoạt động hàng
ngày. Trong tương lai, tỷ lệ này còn đang tiếp tục tăng cao vì sự gia tăng tuổi thọ... Ngoài
tác động rất lớn về kinh tế, xã hội, các bệnh Xương Khớp còn ảnh hưởng nặng nề đến tâm
lý tình cảm của con người. Chỉ riêng ở Mỹ, thiệt hại do nghỉ việc, giảm năng suất lao
động của các bệnh Xương Khớp tương đương với 2,5% tổng sản phẩm quốc gia (GNP)
các bệnh Xương Khớp ảnh hưởng hàng trăm triệu người, mà ước tính tiêu tốn của xã hội
tới 215 tỷ USD hàng năm. Tạo ra một gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Các thuốc giảm đau chống viêm không Steroid là những thuốc được lựa chọn đầu
tiên trong điều trị các bệnh xương khớp, với các tác dụng giảm đau, chống viêm. Được sử
dụng với nhiều chế phẩm, biệt dược và nhiều dạng bào chế rất phong phú. Do hiểu biết về
cách sử dụng của từng dạng bào chế
của người dân nói chung còn nhiều hạn chế dẫn đến hiệu quả điều trị nhiều khi
không đạt được như mong muốn. Việc sử dụng thuốc, kê đơn thuốc cho bệnh nhân tại các
bệnh viện nhiều khi vẫn thực hiện theo thói quen của người đi trước truyền lại, và có thể
còn vì lợi nhuận kinh tế, chưa chú trọng nhiều về lựa chọn loại thuốc, dạng thuốc và
hướng dẫn sử dụng hợp lý cho từng người bệnh theo đúng nguyên tắc sử dụng thuốc. Vì
vậy vấn đề sử dụng thuốc giảm đau chống viêm không Steroid, đặc biệt là thuốc


1


Meloxicam trong điều trị tại trung tâm y tế như thế nào để đạt hiệu quả điều trị tốt và hạn
chế các tác dụng phụ của thuốc là một vấn đề luôn được quan tâm.
Trung tâm y tế huyện Tháp Mười là một trung tâm y tế tuyến huyện, phục vụ điều trị
không chỉ cho nhân dân 13 xã của huyện Tháp Mười mà còn cho cả người dân các xã lân
cận của tỉnh Long An… với đặc điểm bệnh nhân đa phần là người lớn tuổi. Do trình độ
dân trí và mức sống nói chung còn thấp, nên việc quan tâm đến sức khỏe, phát hiện bệnh
và dùng thuốc thường là hạn chế. Trong danh mục thuốc điều trị các bệnh về cơ xương
khớp của bệnh viện, thì nhóm thuốc giảm đau-chống viêm không Steroid chiếm tỷ lệ khá
cao trong kinh phí thuốc hàng năm. Đây là một nhóm thuốc đầu tay của các thầy thuốc để
làm giảm đau đớn cho người bệnh, nhưng nhóm thuốc này cũng có rất nhiều tác dụng
phụ, nếu không cẩn thận dễ gây ra những tác dụng không mong muốn, những tai biến
đáng tiếc.
Xuất phát từ thực tế nêu trên và lựa chọn đối tượng nghiên cứu, chúng tôi tiến hành
khảo sát tình hình sử dụng thuốc giảm đau chống viêm không Steroid, với lựa chọn thuốc
Meloxicam làm điển hình tại Trung tâm y tế huyện Tháp Mười với mục tiêu chủ yếu như
sau:
1-Khảo sát đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu.
2-Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc giảm đau chống viêm không steroid,
điển hình là Meloxicam trong điều trị các bệnh xương khớp tại Trung tâm y tế
huyện Tháp Mười
3-Khảo sát kết quả điều trị của nhóm bệnh nhân nghiên cứu.

2


CHƯƠNG II

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. THUỐC GIẢM ĐAU CHỐNG VIÊM KHÔNG STEROID
1.1. Đại cương
Các thuốc chống viêm không steroid là một nhóm gồm nhiều thuốc khác nhau về
cấu trúc hóa học. Các thuốc trong nhóm đều có tác dụng hạ sốt
– giảm đau- chống viêm ở những mức độ khác nhau không thuộc nhóm các Opiat và
trong cấu tạo của chúng không có cấu trúc Steroid, do đó được gọi là các thuốc chống
viêm không Steroid (Non Steroidal Anti-Inflammatory Drug hay NSAID), và không có
tác dụng hormon.
Các chất thuộc nhóm này có cùng cơ chế tác dụng là ức chế sự tạo thành
Prostaglandin. Chất trung gian hóa học khởi phát nhiều quá trình sinh lý và bệnh lý của cơ
thể. Prostaglandin sẽ khơi mào cho việc tạo ra các chất trung gian hóa học khác như
serotonin, bradikinin, histamin…ở ngọn sợi cảm giác (ngoại vi) nên các thuốc nhóm này
được xếp vào nhóm giảm đau ngoại vi.
Một số chất đồng thời có cả ba tác dụng trên, có thể có một, hai tác dụng trội hơn
hoặc không có một tác dụng nào đó (Paracetamol không có tác dụng chống viêm) nhưng
cùng một cơ chế tác dụng.
1.2. Tác dụng chính và cơ chế
1.2.1 Cơ chế ức chế quá trình sinh tổng hợp Prostaglandin (PG)
PG được tổng hợp ở màng tế bào (tử cung, phổi, não, tuyến ức, tuyến tụy, thận,…)
từ Acid arachidonic qua xúc tác của Enzym ciclooxygenase
(COX). Acid arachidonic được hình thành từ Phospholipid màng tế bào nhờ
Phospholipase A2. Bình thường lượng acid arachidonic tự do trong huyết tương rất thấp,
chủ yếu từ thức ăn và từ mô mỡ. Do đó mức độ tạo thành các PG cũng rất thấp. Nhưng
khi bị kích thích, acid arachidonic tự do được giải phóng ra nhiều và chủ yếu là từ
Phospholipid của màng tế bào. Nếu có tác nhân gây viêm,
gây sốt, gây đau kích thích vào cơ thể, sẽ hoạt hóa sự tổng hợp PG là chất vừa
có khả năng gây ra, vừa có khả năng làm tăng viêm, sốt, đau.

3



Phospholipid màng tế

Phospholipase A2
Acid arachidonic

COX 1

Thromboxan A2

Kết tập
Tiểu cầu

COX 2

Prostaglandin

Prostaglandin

sinh lý

gây viêm

- Tăng bài tiết chất nhày

Viêm

dạ dày


LOX

Leucotrien

- Viêm
- Co thắt phế quản

- Tăng sức lọc cầu thận

Hình 2.1: Vai trò của Enzym cyclooxygenase (COX)
và lipooxygenase (LOX).
PG có nhiều loại, hay gặp là PGE, PGF. Khi có những kích thích gây viêm đều
làm tăng tổng hợp PG. Trong cơ thể luôn có sự tổng hợp PG từ acid arachidonic dưới
tác dụng của COX. PGE2 và Prostacyclin (PGI2) làm giãn tiểu động mạch, tiểu tĩnh
mạch, gây ban đỏ, nóng, phù nề. PG làm cho những ngọn dây thần kinh đi tới
(afferent) gây đau nhạy cảm hơn với chất được giải phóng tại ổ viêm. PGE 1 gây sốt,
PGF2α gây co cơ trơn phế quản rất mạnh; ngược lại, PGE 1, PGE2 làm giãn phế quản.
Ngoài ra, PGE2 và PGE2α làm tăng biên độ và tần số co bóp của tử cung có thai.
Cơ chế tác dụng chủ yếu của nhóm thuốc là ức chế enzym Cyclooxygenase.

4


1.2.2.Tác dụng và cơ chế chống viêm của NSAID
Cơ chế chống viêm:
Các thuốc NSAID đều ức chế enzym cyclooxygenase (COX) ngăn cản tổng hợp
Prostaglandin là chất trung gian hóa học gây viêm, do đó làm giảm quá trình viêm (đây
là cơ chế quan trọng nhất).

Phospholipid màng

Thuốc chống viêm
Phospholipase A2
Acid arachidonic
Lipooxygenase

(-)
Cyclooxygenase

Leucotrien

C. D. E

không Steroid

Prostaglandin

B4

Viêm

Co thắt phế quản

Hình 2.2: Cơ chế gây viêm và tác dụng của thuốc NSAID
Người ta tìm ra 2 loại enzym COX : COX 1 và COX 2, COX 1 có nhiều ở các
tế bào lành, tạo ra các PG cần cho tác dụng sinh lý bình thường ở một số cơ quan trong
cơ thể, duy trì cân bằng nội môi, bảo vệ niêm mạc dạ dày, thận. Trong khi đó COX 2
chỉ xuất hiện ở các tổ chức bị tổn thương, có vai trò tạo ra các PG gây viêm.
Đa số các NSAID ức chế cả COX 1 và COX 2, ít có tác dụng lựa chọn trên COX
2 nên kèm theo tác dụng chống viêm của NSAID là tác dụng gây viêm loét dạ dày.


5


Chính vì thế, xu hướng mới là tạo ra các thuốc chống viêm có tác dụng chọn lọc lên
enzym COX để thuốc không ảnh hưởng tới chức
năng sinh lý bình thường, giảm tác dụng không mong muốn mà vẫn duy trì được tác
dụng chống viêm.
1.2.3.Tác dụng giảm đau
Thuốc có tác dụng giảm đau từ đau nhẹ đến đau vừa, vị trí tác dụng là ở các
reseptor cảm giác ngoại vi. Tác dụng tốt với các loại đau, đặc biệt là các chứng đau do
viêm. Khác với các thuốc giảm đau trung ương (nhóm opiat), thuốc giảm đau-hạ sốtchống viêm không có tác dụng giảm đau mạnh, không giảm đau sâu trong nội tạng,
không gây ức chế hô hấp và đặc biệt không gây lệ thuộc thuốc khi dùng kéo dài.
Cơ chế giảm đau: Thuốc làm giảm tổng hợp PGF 2, làm giảm tính cảm thụ của
ngọn dây thần kinh cảm giác với các chất gây đau của phản ứng viêm như bradykinin,
serotonin,…
1.2.4. Tác dụng hạ sốt:
Chất gây sốt (+) Bạch cầu (+)

Chất gây sốt
Thuốc hạ sốt

Ngoại lai

nội tại
(+)

(-)

PG synthetase
Acid arachidonic


Prostaglandin (E1, E2)

Sinh nhiệt

Thải nhiệt

(run cơ, tăng hô hấp)

(co mạch, tăng chuyển hóa)

Sốt

Hình 2.3 : Cơ chế gây sốt và tác dụng của thuốc NSAID

6


1.2.5. Tác dụng chống kết tập tiểu cầu:

Lipid màng tế bào
Phospholipase A2
Acid arachidonic

Aspirin
(-)

PG- cyclooxygenase
Nội mô mạch máu PG- endoperoxid


Tiểu cầu

Aspirin

Aspirin

(-)

(-)

Prostacyclin synthetase
Prostacyclin (PGI2)

Thromboxan synthetase
Thromboxan A2 (TXA2)

Hình 2.4: cơ chế chống kết dính tiểu cầu của Aspirin
1.2.6. Các tác dụng khác
Ngoài ra các thuốc này còn đối kháng với hệ enzym phân hủy protein, ngăn cản
quá trình biến đổi protein làm vững bền màng lysosom và đối kháng tác dụng các chất
trung gian hóa học như bradykinin, histamin, serotonin, ức chế hóa hướng động bạch
cầu, ức chế sự di chuyển của bạch cầu tới ổ viêm, ngăn cản quá trình kết hợp kháng
nguyên và kháng thể, hủy fibrin.
1.3. Tác dụng không mong muốn:
Tác dụng không mong muốn của các thuốc NSAID chủ yếu liên quan đến tác dụng ức
chế tổng hợp PG.
1.3.1.Tác dụng trên tiêu hóa:
Kích ứng, đau thượng vị, nặng hơn có thể loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa,…
nguyên nhân là do thuốc ức chế tổng hợp PGE1 và PGE2 làm giảm tiết chất nhầy và các
chất bảo vệ niêm mạc, tạo thuận lợi cho các yếu tố gây loét xâm lấn...


7


1.3.2.Tác dụng trên máu:
Kéo dài thời gian chảy máu do thuốc ức chế kết tập tiểu cầu, giảm tiểu cầu và
giảm prothrombin. Hậu quả gây kéo dài thời gian đông máu, mất máu không nhìn thấy
qua phân, tăng nguy cơ chảy máu...
1.3.3.Tác dụng trên thận
Do ức chế PGE2 và PGI2 (là những chất có vai trò duy trì dòng máu đến thận)
nên làm giảm lưu lượng máu qua thận, giảm sức lọc cầu thận, giảm thải dẫn đến ứ
nước, tăng kaly máu và viêm thận kẽ...
1.3.4.Tác dụng trên hô hấp
Gây cơn hen giả trên người không bị hen hoặc làm tăng các cơn hen ở người
hen phế quản. nguyên nhân do thuốc ức chế cyclooxygenase nên acid arachidonic tăng
cường chuyển hóa theo con đường tạo ra leucotrien gây co thắt phế quản..
1.3.5 Các tác dụng không mong muốn khác
-Mẫn cảm (ban da, mề đay, sốc quá mẫn).
-Gây độc với gan.
-Gây dị tật ở thai nhi nếu dùng thuốc trong 3 tháng đầu của thai kỳ, hoặc kéo dài
thời kỳ mang thai và làm chậm chuyển dạ, xuất huyết khi sinh vì PGE làm tăng co bóp
tử cung...
1.4. Chỉ định chung của NSAID:
Giảm đau ở mức độ nhẹ và trung bình, đặc biệt hiệu quả đối với các loại đau có kèm
viêm.
Hạ sốt do mọi nguyên nhân gây sốt.
Chống viêm: các dạng viêm cấp và mạn (viêm khớp dạng thấp, thấp khớp cấp, viêm cột
sống dính khớp, bệnh gut,…).
1.5. Cách khắc phục tác dụng phụ của thuốc NSAID :
1.5.1.Cách uống thuốc:

Các thuốc NSAID (trừ paracetamol) gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa nên
những thuốc này được chỉ định uống sau bữa ăn. Đối với những thuốc bị thức ăn làm
giảm hấp thu (aspirin) thì nên chọn dạng bào chế thích hợp như viên sủi, viên bao tan ở
ruột…hay trước khi uống nên dùng hồ tinh bột, cháo loãng hoặc sữa để bao đường tiêu
hóa trước.

8


Đối với viên nén trần thì phải uống sau bữa ăn, nhai kỹ viên và kèm theo uống
nhiều nước (khoảng 200ml nước) để giảm thời gian lưu thuốc ở dạ dày .
Đối với viên bao tan ở ruột thì nên uống xa bữa ăn ( khoảng 30 phút trước khi
ăn hoặc 2 giờ sau khi ăn, vì nếu uống cùng thức ăn thuốc có thể lưu lại ở dạ dày lâu (từ
1-8 giờ) dễ làm màng bao viên bị vỡ.
Đối với viên sủi , thuốc bột khi pha thành dung dịch thì có thể uống trước hay
sau bữa ăn, bởi vì dạng dung dịch thuốc không bị cản trở bởi thức ăn mà nhanh chóng
được chuyển xuống ruột nên tránh được tác dụng kích ứng dạ dày.
Trong mọi trường hợp nên uống nhiều nước. Lượng nước lớn có tác dụng làm
tăng độ tan của thuốc, giúp cho thuốc tiếp xúc với bề mặt rộng lớn của ống tiêu hóa tốt
hơn, do tăng diện tích tiếp xúc nên thuốc hấp thu nhanh hơn.
1.5.2.Cách lựa chọn dạng bào chế:
Dựa vào ưu nhược điểm của các dạng bào chế của các thuốc NSAID, để tránh
tác dụng kích ứng dạ dày có thể dùng các dạng viên bao tan ở ruột, viên sủi, thuốc bột,
thuốc đạn. Trong trường hợp người bệnh bị đau cấp tính, cần thuốc xuất hiện tác dụng
nhanh thì nên sử dụng thuốc tiêm.
1.5.3.Các thuốc dùng kèm khác:
Để điều trị dự phòng, làm giảm các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, có thể
dùng các nhóm sau:
Nhóm thuốc ức chế bơm proton (omeprazol 20mg) hoặc ức chế H2 (famotidin
40mg) uống mỗi tối trước khi đi ngủ.

Misoprostol

(cytotex):

chất

đồng

đẳng

của

Prostaglandine

E1:

200μg/viên, 4 viên/24h, chia 4 lần; sau 3 bữa ăn và trước khi đi ngủ.
Các thuốc bọc niêm mạc ít hiệu quả, nếu chỉ định dùng phải dùng sau ăn 1-2
giờ để tránh cản trở hấp thu thuốc chống viêm không steroid.
Hiện nay đã có một số thuốc ức chế COX2, có thể giảm bớt các tai biến trên
đường tiêu hóa, do đó có thể chỉ định với các đối tượng có nguy cơ cao.
1.6. Phân loại các thuốc NSAID
Bảng 2.1: phân loại một số thuốc NSAID thông dụng:
Dẫn chất

Thuốc cụ thể

9

Tác dụng



Acid acetylsalicylic,
Acid salicylic

Methylsalicylat,
Diflunisal
Phenylbutazon,

Pyrazolon

Metamizol,
Noramidopyrin..
Indomethacin, Sulin dac,

Indol
Tolmentin, Etodolac
Piroxicam, Tenoxicam,

Giảm đau, hạ sốt,

Meloxicam

chống viêm

Oxicam
Ibuprofen. Ketoprofen,
Acid Propionic

Naproxen, Fenoprofen,

Flurbiprofen, Oxaprozin

Acid Phenylacetic

Diclophenac
Acid Mefenamic,

Acid fenamic
Acid meclofenamic
Celecoxib, Rofecoxib,
Coxib
Valdecoxib
Aminophenol
Acid Floctafenic

Acetaminophen
Floctafenin

Hạ sốt, giảm đau
Giảm đau

Dẫn xuất Pyrazolon hiện nay hầu như không dùng do có độc tính cao với máu,
thận (suy tủy) và là một trong những nhóm thuốc đầu bảng gây hội chứng StevensJohnson.
Acetaminophen là một chất thuốc nhóm NSAID nhưng không có tác dụng
chống viêm, có một số tài liệu xếp vào các thuốc giảm đau không thuộc nhóm opiat.
10


2.CÁC THUỐC NSAID THƯỜNG DÙNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN
THÁP MƯỜI

2.1 Dẫn chất acid salicylic:
Thuốc Aspirin
Tên chung quốc tế: Aspirin
Biệt dược và dạng thuốc: Viên bao tan ở ruột Aspirin pH8 500mg, viên
nén 81mg, gói thuốc bột Aspegic.
Thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm, và ức chế kết tập tiểu cầu.
Aspirin ức chế không thuận nghịch cyclooxygenase, do đó ức chế tổng
hợp prostaglandin
Aspirin được hấp thụ nhanh với mức độ cao, sinh khả dụng đường uống: 68 ±
0,03. Gắn với protein 49%.
Chỉ định:
Thuốc được chỉ định để giảm các cơn đau nhẹ và vừa, đồng thời giảm sốt. Vì có
tỷ lệ cao về tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, nên Aspirin hay được thay thế bằng
Paracetamol, dung nạp tốt hơn. Aspirin cũng được sử dụng trong viêm cấp và mạn như
viêm khớp dạng thấp, viêm khớp dạng thấp thiếu niên, viêm (thoái hóa) xương khớp và
viêm đốt sống dạng thấp.
Nhờ có tác dụng chống kết tập tiểu cầu, aspirin được sử dụng trong dự phòng
thứ phát nhồi máu cơ tim và đột quỵ ở những người bệnh có tiền sử về bệnh này.
Chống chỉ định:
Do nguy cơ dị ứng chéo, không dùng aspirin cho người đã có triệu chứng hen,
viêm mũi hoặc mày đay khi dùng aspirin hoặc những thuốc chống viêm không steroid
trước đây. Người có tiền sử bệnh hen không được dùng aspirin do nguy cơ gây hen
thông qua tương tác với cân bằng prostaglandin và thromboxan.
Không dùng aspirin cho những người có bệnh ưa chảy máu, giảm tiểu cầu, loét
dạ dày hoặc tá tràng đang hoạt động, suy tim vừa và nặng, suy gan, suy thận, đặc biệt
người có tốc độ loccj cầu thận dưới 30ml/ phút và xơ gan.
Tác dụng không mong muốn:
ADR phổ biến nhất liên quan đến hệ tiêu hóa, thần kinh và cầm máu.

11



Tần số ADR phụ thuộc vào liều. Thường gặp nhất là triệu chứng tiêu hóa và ở
liều cao (trên 3g/1 ngày).
Liều lượng và cách dùng:
Người lớn: (liều dùng cho người cân nặng 70kg)
Giảm đau/ hạ sốt: uống 325 đến 650mg, cách 4 giờ 1 lần, nếu cần, khi vẫn còn
triệu chứng.
Chống viêm (viêm khớp dạng thấp): uống 3 đến 5g/ ngày, chia làm nhiều liều
nhỏ.
Đa số người bị viêm khớp dạng thấp có thể được kiểm soát bằng aspirin đơn độc
hoặc bằng các thuốc chống viêm không steroid khác.
2.2.Dẫn chất acid Phenylacetic
Thuốc Diclofenac
Biệt dược: Diclofenac,Voltarel
Dạng thuốc: viên nén 50mg, ống tiêm 75mg/2ml, viên thuốc đạn 100mg Diclofenac
được dùng chủ yếu dưới dạng muối Natri. Muối
Diethylamoni và muối Hydroxy ethylpyrolidin được dùng bôi ngoài. Dạng base và
muối kali cũng được dùng làm thuốc uống. liều lượng Diclofenac được tính theo
Diclofenac natri.
Chỉ định:
-Điều trị dài ngày viêm khớp mạn, thoái hóa khớp.
-Thống kinh nguyên phát.
-Đau cấp (viêm sau chấn thương, sưng nề) và đau mạn.
-Viêm đa khớp dạng thấp thiếu niên.
Chống chỉ định:
Quá mẫn với Diclofenac, Aspirin hay thuốc NSAID khác (hen,viêm mũi, mày
đay sau khi dùng Aspirin).
Loét dạ dày tiến triển.
Người bị hen hay co thắt phế quản, chảy máu, bệnh tim mạch, suy thận năng

hoặc suy gan nặng.
Người đang dùng thuốc chống đông Coumarin.

12


Người bị suy tim ứ máu, giảm thể tích tuần hoàn do thuốc lợi tiểu hay do suy
thận, tốc độ lọc cầu thận < 30ml/phút (do nguy cơ xuất hiện suy thận).
Người bị bệnh chất tạo keo.
Người mang kính sát tròng.
Liều lượng và cách dùng:
Tùy theo nhu cầu và đáp ứng của từng cá nhân và cần phải dùng liều thấp nhất
có tác dụng. Trong trị liệu dài ngày, kết quả phần lớn xuất hiện trong sáu tháng đầu và
thường được duy trì sau đó.
Liều dùng:
Viêm đốt sống cứng khớp: uống 100-125mg/ngày, chia làm nhiều lần (25mg, 4
lần / ngày, thêm 1 lần 25mg vào lúc đi ngủ nếu cần).
Thoái hóa (hư) khớp: uống 100-150mg/ngày, chia làm nhiều lần ( 50mg, 2-3
lần/ngày, hoặc 75mg/lần, 2 lần/ngày). Điều trị dài ngày: 100mg/ngày; không nên dùng
liều cao hơn.
Hư khớp:100mg/ngày, uống làm một lần vào buổi tối trước lúc đi ngủ hoặc uống
50mg, ngày 2 lần.
Viêm khớp dạng thấp: Viên giải phóng kéo dài Natri diclofenac, viên giải phóng
nhanh Kali diclofenac hay viên bao tan ở ruột: 100- 200mg/ngày, uống làm nhiều lần
(50mg, ngày 3 hoặc 4 lần, hoặc 75mg, ngày 2 lần).
Viêm khớp dạng thấp thiếu niên: Trẻ em từ 1-12 tuổi: 1- 3mg/kg/ngày, chia làm
2-3 lần.
Đau sau mổ:75mg, tiêm bắp ngày 2 lần; hoặc 100mg, đặt thuốc vào trực tràng
ngày 2 lần.
Đau trong ung thư: 100mg, ngày 2 lần.

Tương tác thuốc:
Diclofenac có thể làm tăng hay ức chế tác dụng của các thuốc khác.
Không nên phối hợp diclofenac với :
Thuốc chống đông theo đường uống và heparin: nguy cơ gây xuất huyết nặng.
Diclofenac và các thuốc NSAID khác có thể làm tăng tác dụng phụ lên hệ thần
kinh trung ương của kháng sinh nhóm Quinolon, dẫn đến co giật.

13


Aspirin hoặc Glucocorticoid: làm giảm nồng độ của Diclofenac trong huyết
tương và làm tăng nguy cơ cũng như làm tăng nghiêm trọng toonrv thương dạ dàyruột.
Diclofenac làm tăng nồng độ của digoxin trong huyết thanh và kéo dài T 1/2 của
digoxin.
Diclofenac làm tăng độc tính của Methotrexat.
Có thể dùng Diclofenac với các thuốc sau nhưng phải theo dõi sát người bệnh:
như Ciclosporin, thuốc chữa tăng huyết áp, thuốc chống toan, Cimetidin, Probenecid.
2.3.Dẫn xuất Oxicam:
Thuốc Meloxicam
Biệt dược: Mobic, mobimed
viên nén 7,5mg, 15mg, ống tiêm 15mg/1,5ml
Tính chọn lọc ức chế COX-2 so với COX-1 chỉ gấp khoảng 10 lần. Trong thực
nghiệm lâm sàng, meloxicam ít có tác dụng phụ về tiêu hóa so với các thuốc ức chế
không chọn lọc COX. Mức độ ức chế COX-1 của meloxicam phụ thuộc vào liều dùng
(liều 7,5mg/ngày ít gây tai biến hơn liều 15mg/ngày) và sự khác nhau giữa các người
bệnh.
Meloxicam hấp thu tôt qua đường tiêu hóa, sinh khả dụng đường uống đạt 89%
so với đường tiêm tĩnh mạch, thức ăn ít ảnh hưởng đến sự hấp thu. Sự hấp thu dưới
dạng viên nén, viên nang, viên đạn đặt trực tràng tương đương nhau. Meloxicam gắn
chủ yếu vào Albumin trên 99%. Thuốc khuếch tán tốt vào dịch khớp. Dạng tự do của

thuốc trong dịch khớp cao gấp 2,5 lần trong huyết tương vì trong dịch khớp ít protein
hơn.
Dạng viên được chỉ định dùng dài ngày trong bệnh thoái hóa khớp, viêm cột
sống dính khớp và các bệnh khớp mạn tính khác.
Dạng tiêm được sử dụng ngắn ngày trong những đợt đau cấp do bệnh thấp mạn
tính.
Không dùng meloxicam cho người có tiền sử dị ứng với aspirin hoặc các thuốc
chống viêm không steroid khác. Không dùng meloxicam cho người có triệu chứng hen
phế quản, polyp mũi, phù mạch thần kinh hoặc bị phù Quinck, mày đay sau khi dùng
các thuốc chống viêm không steroid, người loét dạ dày-tá tràng tiến triển, chảy máu dạ
dày, chảy máu não, người suy gan và suy thận nặng, phụ nữ có thai và phụ nữ cho con
bú.
14


Thuốc có thể uống, tiêm bắp, đặt trực tràng ngày 1 lần.
Uống vào lúc no hoặc bất kỳ lúc nào, tiêm bắp sâu vào phần tư trên của mông.
Trước khi tiêm thuốc phải hút xem có máu không (tránh tiêm vào mạch máu. Nếu lúc
tiêm người bệnh kêu đau nhiều, phải ngừng ngay).
Liều lượng:
Viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp: 15mg/1 lần/ngày.
Khi điều trị lâu dài, nhất là ở người cao tuổi hoặc người có nhiều nguy cơ có tai
biến phụ, liều khuyến cáo là 7,5mg/1 lần/ngày.
Không được vượt quá liều 15mg/ngày
Đợt đau cấp của thoái hóa khớp: 7,5mg/lần/ngày. Khi cần (hoặc không đỡ) có
thể tăng tới 15mg/lần/ngày. Nếu dùng thuốc tiêm, tiêm bắp 15mg/lần/ngày. Không
được vượt quá liều 15mg/ngày.
Đối với người có nguy cơ cao tai biến, liều khởi đầu là 7,5mg/ngày.
Thời gian điều trị 2-3 ngày.
Người cao tuổi: liều dùng khuyến cáo 7,5mg/lần/ngày.

Người suy gan, suy thận: nhẹ và vừa. không cần phải điều chỉnh liều.
Nếu suy nặng không dùng.
Người suy thận chạy thận nhân tạo: liều không được vượt quá 7,5mg/ngày.
2.4.Dẫn xuất Aminophenol:
Paracetamol (Acetaminophen)
Biệt dược: Partamol, Hapacol, Efferangan.
Dạng bào chế:
Viên nén bao phim: Partamol 500, Hapacol 500mg (chứa 500mg
Paracetamol),
Viên phối hợp: Hapacol coden, Efferangan codein (viên sủi chứa paracetamol
+ codein)
Lọ tiêm truyền: Paracetamol 1g
Paracetamol là thuốc giảm đau-hạ sốt hữu hiệu, không có hiệu quả điều trị viêm.
Paracetamol được hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hóa, nồng
độ đỉnh trong huyết tương đạt trong vòng 30 đến 60 phút sau khi uống với liều điều trị.
T1/2 là 1,25-3 giờ.
15


Chỉ định:
Paracetamol được dùng rộng rãi làm thuốc giảm đau và hạ sốt từ nhẹ đến vừa:
* Giảm đau:
Paracetamol được dùng giảm đau trong các cơn đau ngoại vi từ nhẹ đến trung
bình (đau đầu, đau răng, đau bụng kinh,…). Thuốc có hiệu quả nhất là làm giamt đau
cường độ thấp có nguồn gốc không phải nội tạng.
Paracetamol không có tác dụng trị thấp khấp, paracetamol là thuốc thay thế
salicylat (được ưa thích ở người bệnh chống chỉ định hoặc không dung nạp salicylat )
để giảm đau nhẹ hoặc hạ sốt.
*Hạ sốt:
Hạ sốt do mọi nguyên nhân gây sốt. Được dùng để hạ sốt rộng rãi. Kể cả trường

hợp có chống chỉ định với aspirin và các NSAIDs khác.
Tuy vậy liệu pháp hạ sốt nói chung không đặc hiệu, không ảnh hưởng tới tiến
trình của bệnh cơ bản, và có thể che lấp tình trạng bệnh của người bệnh.
Tác dụng không mong muốn:
Nói chung thuốc dung nạp tốt, ít tác dụng không mong muốn, đôi khi gặp các phản ứng dị
ứng (như ban da, mày đay, sốt do thuốc), buồn nôn, nôn, rối loạn tạo máu.
Độc tính với gan và thận chỉ gặp khi dùng liều cao kéo dài.
Chống chỉ định:
-Người bệnh quá mẫn với Paracetamol.
-Người bệnh thiếu hụt men Glucose-6-phosphat dehydrogenase (G6PD).
Liều lượng và cách dùng:
-Cách dùng: Paracetamol thường dùng uống. Đối với người bệnh không uống
được, có thể dùng dạng thuốc đạn đặt trực tràng; tuy vậy liều trực tràng cần thiết để có
cùng nồng độ huyết tương có thể cao hơn liều uống.
-Liều dùng:
Không được dùng Paracetamol để tự điều trị giảm đau quá 10 ngày ở người lớn
hoặc 5 ngày ở trẻ em trừ khi do thầy thuốc hướng dẫn, vì đau nhiều và kéo dài như vậy
có thể là một tình trạng bệnh lý cần được thầy thuốc chẩn đoán và điều trị có giám sát.
Không được dùng Paracetamol cho người lớn và trẻ em để tự điều trị sốt cao (
39 độC), sốt kéo dài trên 3 ngày, hoặc sốt tái phát trừ khi do thầy thuốc

16


Hướng dẫn, vì sốt như vậy có thể là dấu hiệu của một bệnh nặng cần được thầy
thuốc chẩn đoán nhanh chóng.
Để giảm đau hoặc hạ sốt cho người lớn và trẻ em trên 11 tuổi, liều thường dùng
là từ 325mg- 650mg. Cứ 4- 6 giờ dùng 1 lần khi cần thiết, nhưng không quá 4g /1 ngày.
Để giảm đau hoặc hạ sốt ở trẻ em dưới 11 tuổi có thể uống hoặc đưa vào trực
tràng, cứ 4-6 giờ 1 lần, liều xấp xỉ như sau: 80-500mg/lần, tùy theo số tuổi hoặc số

tháng.
3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ BỆNH XƯƠNG KHỚP:
3.1. Một số nguyên nhân đau xương khớp mạn tính thường gặp
-Các bệnh có diễn biến mạn tính, có kèm đợt cấp tính: gút, viêm khớp dạng
thấp, viêm cột sống dính khớp, lupus ban đỏ hệ thống.
-Các bệnh có diễn biến mạn tính: gút, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính
khớp, lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì, thoái hóa khớp, viêm khớp nhiễm khuẩn, hoại
tử vô khuẩn đầu trên xương đùi, đau xơ cơ (fibromyalgie), đau xương khớp do trầm
cảm.
3.2. Đặc điểm của một số bệnh có đau xương khớp mạn tính thường gặp
Viêm khớp dạng thấp: gặp ở nữ, trung niên.
Tổn thương khớp gối: thường cả hai bên. Tổn thương khớp kèm theo (có thể xuất
hiện trước hoặc sau tổn thương khớp gối): sưng đau khớp ngón gần, bàn ngón tay, cổ tay,
khuỷu, cổ chân, bàn ngón chân, hai bên. Thường kèm theo dấu hiệu cứng khớp buổi sáng.
Chẩn đoán theo bảy tiêu chuẩn ACR1987
Luput ban đỏ hệ thống:
Thường gặp ở nữ giới trẻ tuổi. Tổn thương khớp gối: thường cả hai bên. Tổn
thương khớp kèm theo: ít khi đau khố gối đơn độc. Thường kèm theo xưng đau khớp
ngón gần, bàn ngón tay, cổ tay, khuỷu, cổ chân, bàn ngón chân hai bên. Triệu chứng
khác: ban hình cánh bướm, nhạy cảm với ánh nắng, tổn thương thận, sốt kéo dài, rụng
tóc, mất kinh……
Chẩn đoán theo mười một tiêu chuẩn ACR1982
Xơ cứng bì toàn thể:
Gặp ở nữ trung niên. Đau khớp: các khớp nhỏ nhỡ ở bàn tay như viêm khớp
dạng thấp. Hội chứng Raynaud. Tổn thương da đặc biệt: dày, cứng, rối loạn sắc tố …..
Thoái hóa khớp:
17


Gặp ở nữ nhiều hơn nam, tuổi trung niên, tổn thương các khớp nhỏ ở bàn tay,

song thường bị cả khớp ngón sao. Có thẻ có các hạt Heberden (ở ngón xa) hoặc
Bouchat (ở ngón gần). Thường tổn thương khớp gối một hoặc hai bên. Đau cơ học, dấu
hiệu phá rỉ khớp dưới 30 phút. Khớp thường ko có dấu hiệu viêm
Gout:
Gặp ở nam, trung niên. Tổn thương khớp gối: thường có tràn dịch. Có tính chất
nóng, đỏ, đau có thể cấp tính. Những đợt đầu thường thuyên giảm trong vòng dưới hai
tuần. Có thể tìm thấy tinh thể Urat trong dịch khớp. Tổn thương khớp kèm theo: có thể
có đợt xưng đau cấp tính ngón chân cái ở giai đoạn đầu. Giai đoạn sau, tổn thương
thường xuất hiện ở các khớp khác ở chân, và sau đó là các khớp ở chi trên (các khớp
nhỏ nhỡ ở bàn tay) đối xứng hai bên. Tuy nhiên, có những trường hợp ở giai đoạn đầu
chỉ tổn thương khớp gối đơn độc, cần xét nghiệm dịch khớp tìm tinh thể Urat; hoặc test
điều trị thử với Colchicin để chẩn đoán. Nếu phát hiện được hạt tô phi thì chẩn đoán dễ
dàng hơn.
Viêm cột sống dính khớp:
Gặp ở nam giới, trẻ tuổi, tổn thương khớp gối xưng đau khớp gối thường hai
bên, kéo dài nhiều ngày. Tổn thương khớp kèm theo: sưng đau khớp khác ở chi dưới
(háng, cổ chân hai bên). Thường đau vùng mông và giảm vận động cột sống thắt lưng,
đau gót chân hai bên hoặc các điểm bán tận khác. Thường nhanh chóng dẫn đến teo cơ,
dính khớp, đặc biệt là khớp háng và cột sống thắt lưng.
Viêm khớp nhiễm khuẩn (lao khớp hoặc viêm khớp do vi khuẩn, cốt tủy viêm…. )
Rất thường gặp ở các đối tượng có suy giảm miễn dịch: dùng Corticoid kéo dài,
đái tháo đường, nhiễm HIV… Bất kỳ khớp nào cũng có thể bị tổn thương. Thường gặp
nhất là lao khớp cổ chân, cổ tay. Thường viêm một khớp duy nhất. Với viêm khớp
nhiễm khuẩn, triệu chứng viêm cấp tại chỗ thường dữ dội. Với lao khớp thường sưng
đau là chính, ít nóng và hầu như không bao giờ đỏ. Giai đoạn muộn có thể có lỗ rò (lao
khớp hoặc nhiễm khuẩn, cốt tủy viêm..). Viêm khớp nhiễm khuẩn thường có đường vào
(châm cứu, tiêm tại khớp, đinh gai chọc vào…)
Hoại tử vô khuẩn đầu xương
Có thể gặp ở mọi xương: chỏm xương đùi, đầu trên xương chày, đầu xương trụ,
… Ở nước ta, chỏm xương đùi hay gặp nhất, ở các đối tượng uống nhiều rượu, mắc

bệnh gút. Với chỏm xương đùi thường đau khớp háng một bên kiểu cơ học.
Đau xơ cơ (fibromyalgie)
18


Thường gặp ở nữ, 40 – 60 tuổi, có thể khởi phát bởi stress hoặc đau mạn tính,
đặc biệt ở những người có yếu tố gia đình. Đau là triệu chứng chính, đau lan tỏa kéo
dài trên ba tháng. Có các điểm khởi phát đau đặc biệt (tại các điểm bám tận của gân cơ
tại vai, cổ, lồi cầu khuỷu tay). Các điểm đau cả bên phải và trái, cả phần thân trên và
dưới, bắt buộc phải có đau cột sống. Có nhiều triệu chứng chồng chéo. Chẩn đoán theo
tiêu chuẩn ACR 1990.
3.3. Điều trị các bệnh lý về xương khớp:
Điều trị nguyên nhân: tùy theo nguyên nhân mà bác sĩ sẽ cho BN dùng những
loại thuốc điều trị khác nhau (kháng sinh nếu là bệnh nhiễm trùng, thuốc hạ acid uric
nếu là bệnh gút, thuốc điều trị cơ bản của viêm khớp dạng thấp v.v…)
Điều trị triệu chứng:
Biện pháp không dùng thuốc:
Cho khớp nghỉ ngơi
Tập luyện phù hợp, tùy theo bệnh lý và giai đoạn bệnh
Vật lý trị liệu: xoa bóp, các bài tập thụ động và chủ động, xung điện,…
Các vật dụng hỗ trợ: gậy, nạng, đai,v.v…
Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Dùng thuốc:
Thuốc giảm đau thông thường
Thuốc kháng viêm không steroid
Corticoid

19



CHƯƠNG III
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Hồ sơ bệnh ngoại trú lưu tại Trung tâm y tế huyện Tháp Mười từ ngày 1/7/2018
đến ngày 31/12/2018
1.1.Tiêu chuẩn lựa chọn:
Bệnh nhân là người bị bệnh khớp, có chỉ định sử dụng thuốc Meloxicam để điều trị
1.2.Tiêu chuẩn loại trừ:
Người không mắc bệnh về khớp
Người bệnh mắc bệnh khớp nhưng không được chỉ định Meloxicam để điều trị
Người bệnh phải phẫu thuật, chuyển viện
Người bệnh tâm thần, mất trí nhớ.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu với mô tả không đối chứng trên hồ sơ bệnh
án lưu tại phòng kế hoạch tổng hợp.
2.1. Phương pháp chọn mẫu:
Lấy tất cả các bệnh án của bệnh nhân bị mắc các bệnh khớp vào điều trị ngoại trú tại
Trung tâm y tế huyện Tháp Mười từ tháng 7/2018 đến tháng 12/2018, sau khi loại bỏ
những bệnh án không đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn loại trừ, còn lại là những bệnh án đạt
yêu cầu
-Với số lượng bệnh án muốn khảo sát là 100 bệnh án, thì cách chọn mẫu ngẫu nhiên
là:
Đánh số thứ tự cho các bệnh án, rồi lấy ngẫu nhiên cho đến khi nào đủ 100 bệnh án
thì thôi.
2.2. Phương pháp thu thập số liệu:
Mỗi bệnh án trong mẫu nghiên cứu đều được lập phiếu thông tin cần thiết theo mẫu.
2.3. Phương pháp xử lý số liệu:
+Sử dụng các phương pháp thống kê y học.
+Tính trung bình hoặc tỷ lệ phần trăm, sử dụng phần mềm SPSS 16.0


20


CHƯƠNG IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI BỆNH TRONG MẪU NGHIÊN CỨU.
1.1. Tuổi và giới:
Về tuổi của người bệnh, kết quả theo mẫu khảo sát thu được như sau:
Bảng 4.1: Sự phân bố về tuổi của người bệnh trong mẫu nghiên cứu
Nam
Nữ
Tổng

< 30 tuổi

30 – 60 tuổi

> 60 tuổi

Tổng

2

15

15

32

6.2%


46.9%

46.9%

100%

8

39

21

68

11.8%

57.4%

30.9%

100%

10

54

36

100


10%

54%

36%

100%

Nhận xét:
-Trong mẫu nghiên cứu ở lứa tuổi dưới 30 chiếm 10%, còn đa số là người trung
niên trở lên (từ 30 - 60 tuổi) chiếm 54% , trên 60 tuổi trở lên chiếm 36%.
Khảo sát tiêu chí về giới của người bệnh trong mẫu nghiên cứu, kết quả thu
được:
Người bệnh là nữ chiếm tới 68%. Người bệnh là nam giới chiếm 32%, điều này
phù hợp với đặc điểm bệnh trong mẫu nghiên cứu.
Kết quả được biểu diễn như hình sau:

21


Hình 4.1: Sự phân bố về giới của người bệnh
1.2. Bệnh xương khớp mắc phải trong mẫu khảo sát:
Chỉ tiêu này được khai thác theo chẩn đoán của Bác sĩ ghi trên toa thuốc khi
người bệnh vào khám, kết quả khảo sát thu được như bảng sau:
Bảng 4.2. Các bệnh khớp mắc phải
Bệnh khớp mắc phải

Nam


Nữ

n

Tỷ lệ
%

Thoái hóa đa khớp

29

46

75

75

Thoái hóa khớp gối

1

1

2

2

Viêm khớp

2


21

23

23

Tổng

32

68

100

100

Nhận xét:
Theo bảng trên, có 3 nhóm bệnh về khớp tại trung tâm y tế. Trong đó người bị thoái hóa
đa khớp chiếm tỷ lệ cao nhất là 75%, người bị viêm khơp chiếm 23% và thoái hóa khớp
gối chiếm tỉ lệ thấp nhất với 2%.

22


Kết quả trên được biểu diễn như sau:

Hình 4.2: Các bệnh khớp mắc phải
1.3. Bệnh mắc kèm khác:
Trong khảo sát, đa số người bệnh là người lớn tuổi, nên ngoài bệnh chính

nghiên cứu người bệnh còn mắc thêm những bệnh khác, nghiên cứu vấn đề này thu
được kết quả như sau:
Bảng 4.3: Bệnh mắc kèm

Bệnh mắc kèm

Số lượng

23

Tỷ lệ%


×