Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Báo cáo Quản lý tài nguyên rừng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 52 trang )

MỤC LỤC
A.

B.

C.

D.

E.

F.

VƯỜN QUỐC GIA YOK
I.
Giới thiệu.............................................................................2
II.
Cơ cấu tổ chức.....................................................................3
III.
Chức năng nhiệm vụ...........................................................4
IV.
Đa dạng sinh học
V.
Hệ động vật..........................................................................6
VI.
Thuận lợi – khó khăn..........................................................7
VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC NHA TRANG
I.
Giới thiệu.............................................................................7
II.
Chức năng nhiệm vụ...........................................................9


III.
Cơ cấu tổ chức.....................................................................10
IV.
Đa dạng sinh học.................................................................11
VƯỜN QUỐC GIA NÚI CHÚA
I.
Giới thiệu.............................................................................15
II.
Cơ cấu nhân sự
III.
Chức năng nhiệm vụ...........................................................16
IV.
Đa dạng sinh học.................................................................17
V.
Những thuận lợi – khó khăn..............................................20
VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN
I.
Giới thiệu.............................................................................21
II.
Cơ cấu tổ chức.....................................................................22
III.
Chức năng nhiệm vụ...........................................................23
IV.
Đa dạng sinh học.................................................................24
V.
Những thuận lợi – khó khăn..............................................28
KHU BẢO TỒN BÌNH CHÂU – PHƯỚC BỬU
I.
Giới thiệu.............................................................................30
II.

Cơ cấu nhân sự....................................................................31
III.
Chức năng nhiệm vụ...........................................................32
IV.
Đa dạng sinh học.................................................................33
V.
Những thuận lợi và khó khăn trong việc bảo tồn và quá
trình thực tập......................................................................35
VI.
Tính hiệu quả và bền vững của hoạt động bảo tồn
VII.
Nhận thức, vai trò và lợi ích của cộng đồng khi tham gia bảo
tồn.........................................................................................36
VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM
I.
Giới thiệu.............................................................................37
II.
Cơ cấu nhân sự....................................................................39
III.
Chức năng nhiệm vụ...........................................................40


IV.
V.

Đa dạng sinh học.................................................................44
Khó khăn – thuận lợi..........................................................48

NHẬT KÍ THỰC TẬP


50


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn các Anh chị cán bộ,hướng dẩn làm việc tại các VQG,Khu Bảo
Tồn,Nhà Máy xử lý nước thải,....đã tận tình giúp đỡ hướng dẫn chúng em biết được
nhiều thứ.
Chúng em cũng xin cảm ơn sự hỗ trợ của Thầy Nguyễn Hà Quốc Tín (CVHT) và Thầy
Nguyễn Huy Hoàng ( GV). Đã tận tình giúp đỡ chúng em trong suốt thời gian thực tập và
giúp chúng em thực hiện hoàn chỉnh bài báo cáo này
Xin chân thành biết ơn với tấm lòng trân trọng.

3


A. VƯỜN QUỐC GIA YOK ĐÔN
I.
Giới thiệu.
Diện tích vùng lõi lên tới 115.545ha, gồm phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 80.947ha,
phân khu phục hồi sinh thái 30.426ha và phân khu dịch vụ hành chính 4.172ha. Vùng
đệm rộng 133.890ha. Với hệ sinh thái rừng khộp điển hình, đa dạng sinh học Vườn quốc
gia Yok Đôn được xếp vào loại A trong các khu bảo vệ có tầm quan trọng quốc tế.
Hệ động vật đã thống kê được 489 loài, gồm 67 loài thú, 196 loài chim, 46 loài bò
sát, 15 loài lưỡng cư và hơn 100 loài côn trùng. Nguồn động vật hoang dã ở đây không
những đa dạng mà còn rất đặc trưng cho hệ động vật vùng Đông Nam Á. Trong số 56 loài
động vật quý hiếm của khu vực Đông Dương thì Vườn có đến 36 loài, và 17 loài được
ghi trong sách đỏ thế giới như voi, trâu rừng, bò sừng xoắn, hổ, báo, hươu sao, sơn
dương, nai cà tông, kỳ đà nước, gà lôi, sáo, phượng hoàng, chim công, chìa vôi Mê Kông,
quắm lớn...
Vườn nằm trên một vùng tương đối bằng phẳng, với hai ngọn núi nhỏ ở phía nam của

sông Serepôk. Rừng chủ yếu là rừng tự nhiên, phần lớn là rừng khộp. Yok Don cũng là
vườn quốc gia duy nhất ở Việt Nam bảo tồn loại rừng đặc biệt này.
Vườn quốc gia Yok Đôn là nơi ẩn chứa bao điều kỳ thú, hấp dẫn du khách và các nhà
khoa học bởi sự phong phú và độc đáo của thiên nhiên hoang sơ. Những cánh rừng đại
ngàn thuộc hệ sinh thái rừng khộp mang tính đặc trưng của rừng nhiệt đới Đông Nam Á,
đan xen trong đó là các cánh rừng ẩm xanh tươi và rừng bụi với hệ thực vật cũng rất
phong phú với 858 loài, trong đó có tới 116 loài cho gỗ với giá trị cao như: trắc, cà te,
cẩm lai, giáng hương, chiêu liêu đen... Đặc biệt, Vườn có hệ sinh thái rừng khộp rộng lớn
(rừng thưa cây, rụng lá vào mùa khô) điển hình cho khu vực Đông Dương với những loài
cây dầu phổ biến: dầu trà beng, dầu lông, dầu đồng... Hơn nữa, nơi đây còn có hơn 100
loài cây làm thuốc: địa liền, thiên niên kiện, hà thủ ô, sâm bố chính, mã tiền..., hàng chục
loài làm cảnh và cung cấp nguyên liệu đan lát, thủ công mỹ nghệ, thực phẩm.
Ngoài ra, vùng đệm Vườn quốc gia Yok Đôn còn có các bản làng định cư lâu đời như
buôn Jang Lành, Đrang Phốk, Buôn Đôn. Người dân tộc thiểu số ở đây chủ yếu là Ê đê,
M’nông và có thêm một số đồng bào từ nơi khác di cư tới như Lào, Tày, Mường... tạo ra
một nền văn hóa đa sắc tộc. Với những giá trị riêng có về thiên nhiên và con người, Yok

4


Don đã trở thành điểm đến thu hút nhiều nhà nghiên cứu, khách du lịch trong và ngoài
nước.
Nằm cách TP. Buôn Ma Thuột khoảng 50 km, VQG Yok Đôn hiện vẫn giữ được vẻ
đẹp hoang sơ, kỳ vĩ của những cánh rừng khộp. Vườn vừa có hệ động thực vật phong
phú, lại có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Thác bảy nhánh - nơi duy nhất dòng
sông Sêrêpốk huyền thoại chia làm bảy nhánh; Thác Phật - một ngọn thác nằm ẩn mình
giữa những khu rừng già tự nhiên, quanh thác có nhiều tảng đá lớn hình thù khác nhau,
không khí trong lành, thoáng mát; những dòng suối Đắk Lau, Đắk Te, Đắk Ken nước
trong xanh, khung cảnh nên thơ...
Trong Vườn còn có ngọn núi Yok Đôn vô cùng đặc biệt - ngọn núi cao nhất được

chọn để đặt tên cho Vườn Quốc gia. Ngọn núi này gắn với một câu chuyện huyền bí, theo
người dân bản địa ở đây: Nếu trước khi leo lên núi màmang theo ý định xấu như: săn bắn
thú rừng hoặc chặt cây lấy gỗ thì người đó sẽ bị lạc đường và không tìm ra lối về. Ở xung
quanh Vườn là những buôn làng người dân tộc thiểu số tại chỗ với những nét văn hóa, ẩm
thực độc đáo. Đây chính là nơi tuyệt vời cho những du khách yêu thiên nhiên, thích khám
phá.
II.

Cơ cấu tổ chức.

1. Lãnh đạo Vườn quốc gia YokDon có Giám đốc vườn làm Hạt trưởng Hạt Kiểm
lâm và các Phó giám đốc vườn do Cục trưởng Cục Kiểm lâm bổ nhiệm, miễn nhiệm theo
phân cấp quản lý cán bộ của Bộ. Giám đốc chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước
pháp luật về toàn bộ các hoạt động của Vườn. Phó giám đốc giúp việc Giám đốc, chịu
trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được Giám
đốc phân công.
2. Bộ máy làm việc.
a) Hạt Kiểm lâm;
b) Phòng Kế hoạch, Tài chính;
c) Phòng Khoa học và hợp tác quốc tế;
d) Phòng Tổ chức - Hành chính;
đ) Trung tâm dịch vụ - du lịch sinh thái và giáo dục môi trường. Giám đốc Vườn quốc gia
YokDon quy định chức năng, nhiệm vụ của Hạt Kiểm lâm, các Phòng và Trung tâm; xây
dựng quy chế làm việc của Vườn trình Cục trưởng phê duyệt trước khi quyết định; bổ
5


nhiệm, miễn nhiệm cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ của Cục trưởng Cục Kiểm lâm
và quy định hiện hành của Nhà nước.


III.

Chức năng nhiệm vụ

Vườn quốc gia YokDon là đơn vị sự nghiệp thuộc Cục Kiểm lâm, có chức năng bảo
tồn tài nguyên thiên nhiên và các giá trị văn hoá, lịch sử, cảnh quan; duy trì tác dụng
phòng hộ của rừng; tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ môi trường sinh
thái; giáo dục môi trường theo quy hoạch và pháp luật. Vườn quốc gia Yok Don có tư
cách pháp nhân, có con dấu riêng, có kinh phí hoạt động, được mở tài khoản theo quy
định của pháp luật. Trụ sở chính của Vườn quốc gia đặt tại xã Krông Na, huyện Buôn
Đôn, tỉnh Đắc Lắc.
a) Quản lý, bảo vệ, bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiện, các loài sinh vật đặc hữu; phục
hồi tài nguyên và cảnh quan thiên nhiên.
- Bảo vệ, bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên: - Bảo vệ, bảo tồn phát triển bền vững
các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sinh vật, nguồn nước và các nhân tố thiên nhiên
khác;16/8/2018 Quyết định 576/QĐ/KL-VP năm 2008 về chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Vườn quốc gia Yokdon do Cục trưởng …
- Phòng cháy, chữa cháy rừng; phòng trừ bệnh dịch và sinh vật ngoại lai xâm hại; ngăn
chặn xử lý kịp thời các hành vi xâm hại rừng, môi trường cảnh quan.
b) Phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên, các loài động, thực vật có nguy cơ bị tuyệt
chủng; bảo tồn tính đa dạng sinh học; bảo tồn các giá trị các hệ động, thực vật điển hình
của khu vực Tây nguyên, đặc biệt là các loài thú lớn như: voi, bò tót, bò rừng, hổ, báo,
mang lớn …;
c) Tham gia xây dựng dự án và tổ chức thực hiện các hoạt động thu hút cộng đồng
tham gia quản lý, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân vùng đệm theo mục tiêu bảo
tồn và phát triển bền vững;
d) Bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa cảnh quan trong Vườn.
1. Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế
a) Tổ chức nghiên cứu khoa học về bảo vệ, bảo tồn, phát triển động, thực vật rừng,
đa dạng sinh học, đặc biệt là đối với các loài động, thực vật quý, hiếm đặc hữu, nguy cấp;

6


b) Tổ chức các dịch vụ nghiên cứu khoa học, học tập tại Vườn;
c) Xây dựng chương trình, kế hoạch, đề tài nghiên cứu khoa học; tổ chức triển khai
thực hiện sau khi được duyệt;
d) Sưu tập, nuôi trồng thực nghiệm, bảo tồn nguồn gien các loài động, thực vật quý
hiếm;
đ) Xây dựng chương trình, dự án hợp tác quốc tế về quản lý, bảo vệ, bảo tồn, phát
triển tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học; tổ chức các hoạt động hợp tác quốc tế
sau khi được duyệt theo phân cấp của Cục Kiểm lâm;
e) Nghiên cứu xây dựng các mô hình lâm nghiệp trang trại, mô hình khuyến lâm,
nông, ngư ở vùng đệm, mô hình làng du lịch, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật cho nhân
dân trong vùng đệm.
2. Tổ chức dịch vụ môi trường
a) Xây dựng trình duyệt quy hoạch, dự án phát triển dịch vụ môi trường, du lịch
sinh thái của Vườn và tổ chức thực hiện. Tạo nguồn thu từ du lịch để đầu tư cho công tác
quản lý, bảo vệ, bảo tồn và phát triển;
b) Tổ chức liên doanh, liên kết, cho thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch
sinh thái theo quy hoạch và quy định hiện hành; hướng dẫn, kiểm tra và giám sát các hoạt
động kinh doanh du lịch sinh thái của các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng đã ký kết;
c) Tuyên truyền, giáo dục môi trường nâng cao nhận thức về bảo tồn thiên nhiên,
môi trường cho khách du lịch và cộng đồng; thực hiện các hoạt động quảng bá, tiếp thị để
thu hút khách du lịch.
d) Trình Cục trưởng Cục Kiểm lâm các chương trình, dự án đầu tư, là chủ đầu tư
các dự án theo quy định hiện hành của Nhà nước.
đ) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách,
pháp luật về quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn trong Vườn và vùng đệm.
e) Quản lý tài chính, tài sản được giao; thực hiện các quy định về chế độ tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về tài chính; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng; cải

cách hành chính theo quy định của Nhà nước.

7


f) Quản lý bộ máy tổ chức; cán bộ, công chức, viên chức; chế độ tiền lương; khen
thưởng, kỷ luật theo phân cấp của Cục trưởng Cục Kiểm lâm và các quy định hiện hành
của Nhà nước.
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công, phân cấp của Cục trưởng Cục
Kiểm lâm.
IV.

Đa dạng sinh học
1. Hệ thực vật:

Ẩn chứa đựng một hệ sinh thái rừng khộp rộng lớn. Bảo tồn một hệ sinh thái độc
đáo điển hình cho 3 nước Đông Dương. Đồng thời Vườn sẽ trở thành một bảo tàng sống
sinh động cho việc nghiên cứu nguồn gốc lịch sử tiến hoá, diễn thế và mối quan hệ giữa
rừng thường xanh với rừng khộp và giữa rừng khộp với rừng nửa rụng lá. Các loài cây
thường gặp gồm: Dầu trà beng Dipterocarpus obtusifolius, Dầu lông, Dầu đồng, Cẩm liên
Shorea siamensis, Cà Chắc Shorea obtusa và Chiêu liêu nghệ Terminalia nigrovenulosa.
Giáng hương quả to Pterocarpus macrocarpus, Gõ mật Sindora siamensis, Lát hoa
Chukrasia tabularis, Cẩm lai bà rịa Dalbergia bariaensis, Gõ đỏ Afzelia xylocarpa, Cẩm
lai vú Dalbergia mammosa, Cốt toái bổ Drynaria fortunei. Rừng thưa cây lá rộng rụng lá
hơi khô nhiệt đới. Các loài cây trên đều là cây gỗ quý và thuộc loại gỗ cứng dùng nhiều
trong xây dựng. Chúng có đặc tính hình thái chung là vỏ dày, chịu lửa rất tốt nên có thể
sống sót sau nạn lửa rừng thường xuyên xảy ra vào mùa khô. Rừng kín lá rộng thường
xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp: Cây gỗ đặc trưng của kiểu rừng này là cây Săng đào
Hopea ferrea và Sao đen Hopea odorata. Ven các sông suối là rừng hành lang với ưu thế
của 2 loài Tre.

V.

Hệ động vật:

Vườn Quốc gia Yook Đôn hiện rất đa dạng về thành phần và giàu về số lượng, đặc
biệt là thú móng guốc. Thống kê bước đầu có 377 loài thuộc 33 bộ khác nhau, bao gồm
lớp thú (68 loài), lớp chim (247 loài), lớp bò sát (46 loài), lớp lưỡng cư (16 loài), được
phân bố khá tập trung theo những quần thể hay bầy đàn ở những khu vực nhất định, như
núi Yook Đôn, Yook Đa, khu vực suối Đăc Na, Đăc Nor. Mặc dù vậy, tính đặc hữu không
cao, mới chỉ phát hiện có 2 loài phụ là Gà lôi vằn Lophura nycthemera, Gà so họng hung
Arborophila rufogularis thuộc họ Trĩ Phasianidae. Ngoài các yếu tố trên, khu hệ động vật
của vườn hiện có 54 loài quý hiếm, trong đó có loài mới phát hiện là Mang lớn
Megamuntiacus vuquangensis và Chó rừng Canis aureus. Một số loài thú lớn có giá trị
cao như Trâu rừng, Bò xám và Vượn má hung được coi là những loài đã bị tuyệt chủng.
VI.

Thuận lợi và khó khăn
8


1.

Khó khăn

Nguồn gen và tính đa dạng sinh học nhiều khu, vườn luôn suy giảm trong
những năm qua mà nguyên nhân chủ yếu là do khai thác bừa bãi, thói quen canh
tác lạc hậu của một bộ phận dân cư; khai thác, vận chuyển, mua bán và tiêu thụ
trái phép các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm vẫn xảy ra và khó
kiểm soát; dân di cư ngoài kế hoạch lấn chiếm rừng, đất rừng trái phép để sản xuất
nông nghiệp; diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp, làm mất hoặc làm hẹp nơi cư trú

của động vật hoang dã, đặc biệt là những loài có kích thước lớn như hổ, voi, bò
tót.
Hiện nay diện tích rừng tự nhiên bị suy giảm nhanh và chia cắt nên dẫn đến
tình trạng xung đột giữa voi và người ngày càng tăng, phức tạp.

B.VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC NHA TRANG.
I.Giới thiệu
- Viện Hải Dương Học Nha Trang nằm ở số 1 Cầu Đà, cách trung tâm thành phố Nha
Trang khoảng 6km về phía Nam.
- Viện Hải dương học Nha Trang (thành phố Nha trang, tỉnh Khánh Hòa) được coi là từ
điển của hệ sinh thái biển. Đến đây du khách vừa được chiêm ngưỡng hình ảnh sống
động, phong phú, vừa được tìm hiểu các loài sinh vật của đại dương và các mô hình sinh
thái biển.

9




Lịch sử hình thành:

Năm 1922: Toàn quyền Đông Dương ký quyết định thành lập một cơ quan nghiên cứu về
biển ở khu vực Đông Nam Á. VÀ Nhan Trang là nơi thích hợp nhất cho việc nghiên cứu
biển Đông Nam Á. Điều này nhằm mục đích để nghiên cứu hệ sinh thái biển ở khu vực
nhiệt đới cận xích đạo để bổ sung vào nền khoa học của nước Pháp thời bấy giờ. Mặt
khác là tìm nguồn tài nguyên giàu có về biển của khu vực này.
Năm 1929: Tổng thống nước Cộng hào Pháp ký quyết định đổi thành Viện Hải Dương
Học Đông Dương tập trung điều tra về các yếu tố sau: môi trường, chế độ nước, độ mặn
nước biển, các yếu tố hóa học của nước biển,lấy mẫu địa chất đáy về phân tích, đem mẫu
sinh vật về đây để nghiên cứu.

Năm 1952, đổi tên là Viện Hải Dương Học Nha Trang (Aquarium Institute Nha Trang )
Sau năm 1954, Hải học Viện Nha Trang sau khi Pháp giao lại cho Chính Miền Nam quản
lý. Lúc này đã có một phòng vật mẫu sinh vật chứa 50.000 ở biển Việt Nam và Đông
Nam Á. Giám đốc người Việt Nam đầu tiên là Bác sị Ngô Bá Thành ( 1954 – 1975)
Sau năm 1975, Viện Hải Dương Học Nha Trang, Viện nghiên cứu biển Hải Phòng được
sát nhập thành một Viện thống nhất là Viện Nghiên cứu biển Nha Trang.Tiếp tục điều tra
nghiên cứu vùng biển ở Phía Nam từ Ninh Thuận tới Cà Mau. Sau đó được Chính phủ

10


Giao nhiệm vụ nghiên cứu điều kiện tự nhiên sinh học của toàn bộ biển miền Nam và
Việt Nam Bộ đến Vịnh Thái Lan)
Đến năm 1993, trở lại thành Viện Hải Dương Học bao gồm tất cà các cơ quan nghiên cứu
biển trên toàn quốc,Viện được tổ chức thành một Viện chính ở Nha Trang và hai phân
viện ở Hải Phòng và Hà Nội.
Trải qua hơn 80 năm hoạt động và phát triển, Viện hải dương học đã đóng góp một lượng
lớn công trình nghiên cứu cho cuộc chinh phục và khai thác biển Đông, bao gồm 1100 ấn
phẩm đã được công bố, trong đó nghiên cứu về tính đa dạng sinh học chiếm 62,6%, về
vật lý hải dương chiếm 11,6%, về sinh thái môi trường chiếm 7.6%, về địa chất địa mạo
biển chiếm 4,4 %. Qua đó có thể thấy Viện hải dương học đã góp phần vào mục tiêu khoa
học của đất nước.

II. Chức năng nhiệm vụ:
1.Nghiên cứu những vấn đề khoa học công nghệ thuộc các lĩnh vực sau:
- Điều tra,nghiên cứu cơ bản các điều kiện tự nhiên, nguồn lợi thủy sản và không sinh vật
( khoáng sản, dầu khí, giao thông, hàng hải,......), nghiên cứu các quá trình xảy ra trong
thủy quyển,khí quyển, thạch quyển trong toàn vùng biển Việt Nam trong toàn vùng Biển
Việt Nam và Biển Đông, bao gồm các thủy vực ven biển ( cữa sông, đầm phá vũng
vịnh),và các đảo.

- Điều tra, nghiên cứu hiện trạng và diễn biến nhiễm bẩn môi trường biển, nghiên cứu đề
xuất các giải pháp xử lý nhiễm bẩn nhằm đảm bảo cân bằng sinh thái và phát triển nguồn
lợi một cách ổn định.
- Nghiên cứu các hiện tượng đặc biệt trên biển phục vụ công tác phòng chống thiên tai
như hiện tượng nước dâng trong bão, sóng thần, xói lở, bồi tụ
- Nghiên cứu kỹ thuật và công nghệ biển nhằm phục vụ thiết kế và xây dựng các công
trình biển, phát triển nuôi trồng hải sản, chiết xuất các chất hoạt tính từ sinh vật biển và
các sản phẩm từ nước biển, thiết kế và chế tạo các dụng cụ và máy móc hải dương học
chuyên dụng.
2. Phối hợp với các cơ quan nghiên cứu và các cơ quan sản xuất trong nước tổ chức triển
khai, ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống, thực hiện chuyên giao
công nghệ tiên tiến thuộc các lĩnh vực nói trên từ nước ngoài vào Việt Nam.
3. Tham gia đào tạo cán bộ nghiên cứu khoa học - công nghệ và hải dương học.
11


4. Tổ chức hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực hải dương học.
5. Xây dựng cơ sở vật chất cho việc nghiên cứu khoa học - công nghệ, triển khai ứng
dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến thuộc các lĩnh vực nghiên cứu của Viện.
6. Quản lý đội ngũ cán bộ, cơ sở hạ tầng và các tài sản khác của viện

III. Cơ cấu tổ chức:
Các phòng chuyên môn:Phòng vật lý, Phòng thực vật lý, Phòng Thủy-Địa Hóa, Phòng
Thiết bị phân tích, Phòng Địa chất biển nguồn lợi thủy sàn , Phòng Công nghệ nuôi trồng,
Phòng sinh vật phù du, Phòng sinh thái môi trường biển, Phòng hóa sinh , Phòng Động
vật có xương sống,Phòng Thông Tin Thư Viện
Bảo tàng Hải Dương học : Phòng quản lý chuyên môn Bảo Tàng, Phòng kỹ thuật và
truyền thống
Trung Tâm dự liệu biển:Tổ GIS – Viễn Thám biển
Monitoring và Đài trạm: trạm cần Giờ, Trạm Nha Trang, Trạm Thực hiện, Tổ Tàu

Thuyền
Lực Lượng Cán Bộ:
Tổng cán bộ viên chức là 139 người.
-

Số biên chế: 103 ( hiện có 88 )
Số hợp đồng là : 51
Phó Giáo Sư: 02
Tiến sĩ Khoa học: 01
Tiến sĩ : 15
Thạc sĩ : 31
Cử Nhân: 62
NCVCC: 03
NCVC: 09
Khác: 30

IV.Đa dạng sinh học
Lý giải về sự đa dạng sinh học ở biển Nha Trang, các nhà khoa học cho biết nhờ vị trí địa
lý và đặc điểm tự nhiên đặc thù biển Nha trang có hai dòng biển nóng và dòng biển lạnh
giao nhau. Dòng biển nóng từ khu vực xích đạo di chuyển lên, dòng biển lạnh từ phương
12


Bắc chảy xuống và gặp nhau ở biển Nha Trang tạo nên môi trường sinh sống ôn hòa
thuận lợi cho các loài sinh vật biển. Nhờ vậy sự đa dạng sinh học ở đây rất cao, các loài
cá thường di chuyển về đây để sinh sản, hệ thống thực vật biển cũng rất phong phú.
Chính sự đa dạng, phong phú đó là cơ sở cung cấp nguồn cứ liệu sống cho công tác
nghiên cứu của các nhà khoa học.
Viện Hải Dương học sở hữu, lưu trữ ba mẫu vật lớn, được bố trí trong không gian rộng
tới 200m2. Đây là điểm ấn tượng đặc biệt mà nhiều du khách nhớ đến khi nhắc tới Viện

Hải dương học Nha Trang.
1. Ba mẫu vật kể đến bao gồm:

Bộ xương cá voi lưng gù khổng lồ, dài 18m, nặng 10 tấn, đã bị chôn vùi trong lòng đất ở
đồng bằng sông Hồng hơn 200 năm.

Tiếp đó là bộ xương bò biển – một loại thú quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Thứ ba là cá nạng hải nặng gần 1 tấn, dài 3,5m, rộng 5cm.
13


2. Khu đa dạng sinh học biển

Đây là nơi trưng bày, bảo quản bộ mẫu sinh vật biển. Khu vực này đang lưu giữ và bảo
tồn bộ mẫu sinh vật biển lớn, vào khoảng 23.000 mẫu thuộc 5.000 loài (thuộc các nhóm:
thực vật biển, hải miên, ruột khoang, thân mềm, giáp xác, da dai, cá, bò sát, thú biển).
Những mẫu quý hiếm viện đang lưu giữ có thể kể đến như cá tầm, cua vua, cá mặt trăng
đuôi nhọn, trai khổng lồ nặng 145kg, mực bay khổng lồ, cá ông chuông, hải cẩu…

14


Mẫu vật cá Nhám voi đang trưng bày tại Bảo tàng Hải dương học
Gần đây nhất, vào ngày 23/01/2016, Viện tiếp nhận thêm một con cá nhám voi dài 5,5m,
nặng khoảng 1 tấn từ ngư dân tại vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
Hiện cá đang được xử lý để chuẩn bị cho việc chế tác thành mẫu vật trưng bày.
3. Khu hiện vật phi sinh vật

15



Ngoài bộ mẫu sinh vật biển, bảo tàng Hải dương học còn trưng bày bộ sưu tập mãu địa
chất biển, được thu thập từ nhiều vùng khác nhau. Các thiết bị, máy móc khảo sát biển
được chế tạo qua các thời kỳ. Trong đó có các loại máy móc đo đạc khí tượng, thủy văn
biển. Từ đó ta có thể phần nào hình dung được quá trình hình thành và phát triển công
nghệ nói chung và ngành nghiên cứu biển nói riêng.
4. Hệ thống bể nuôi sinh vật biển
Với không gian diện tích lên tới 5.000m2, hệ thống bể nuôi sinh vật biển của Bảo tàng
Hải dương học nuôi hơn 300 loài sinh vật biển tiêu biểu và có giá trị như rùa biển, cá
mập, cá đuối, cá chình, cá mú, san hô sống với các loại cá ảnh, tôm hùm… phục vụ tham
quan và nghiên cứu.
V.Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực tập


Thuận lợi:

Đây là lần thực tập của chúng em, được nhà trường tạo điều kiện cho chúng em có cơ hội
nghiên cứu, trao dồi, ứng dụng các kỹ năng và chủ động tiếp cận với công việc thực
tập.Nhờ vậy chúng em tích lũy một số kinh nghiệm thực tiễn và được trang bị những hiểu
biết cơ bản về việc hình thành phương pháp làm việc cho phù hợp với yêu cầu.


Khó khăn:

Do không có nhiều thời gian nên chúng em không được tham hết toàn bộ Viện.

C. VƯỜN QUỐC GIA NÚI CHÚA
I.Giới thiệu
Vườn quốc gia Núi Chúa là một vườn quốc gia tại huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, Việt

Nam và cách thành phố Phan Rang khoảng 30km đường ven biểnđược thành lập vào năm
2003 theo Quyết định số 134/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam ngày 9 tháng 7 năm 2003.
Vùng lõi Vườn quốc gia Núi Chúa trải rộng trên diện tích 29.865ha, trong đó phần đất
liền là 22.513ha, phần biển 7.352ha; vùng đệm gồm 08 xã với 7.350ha.
Vườn quốc gia Núi Chúa ở Ninh Thuận là khu rừng khô hạn duy nhất ở Việt Nam và
hiếm thấy ở Đông Nam Á.Rừng quốc gia Núi Chúa được phân bố trên phức hệ núi lấn ra
bờ biển lộng gió. Tuy nằm trong vùng khô hạn nhưng hệ sinh thái nơi đây có nhiều tập
đoàn sinh vật quần tụ rất phong phú và đa dạng về số lượng cũng như chủng loài.
16


Với nguồn tài nguyên thiên nhiên độc đáo, Vườn quốc gia Núi Chúa sở hữu khá nhiều
cảnh quan đẹp mắt, làm mê mẩn nhiều du khách trong và ngoài nước. Vùng đệm Vườn
quốc gia Núi Chúa là nơi sinh sống của các nhóm dân tộc Raglay, Chăm, Kinh, Hoa... với
bản sắc văn hóa đa dạng. Tại các làng chài ven biển còn có những lễ hội truyền thống
như: đua ghe, hát lăng, thờ cá Ông...
Với khí hậu khô hạn, mưa ít, cát bỏng thế nhưng nằm trong quần thể Vườn Quốc gia Núi
Chúa, "Hồ treo" trên vách núi đá, mặt hồ có đường kính 70 - 80m, quanh năm có nước
trong xanh và nhiều động, thực vật sinh sống. Ven hồ có nhiều vỉa đá nổi nhấp nhô như
một "hòn non bộ" do thiên nhiên tạo thành. Len lỏi trên những sườn núi cao, nhiều dòng
suối chảy xiết, tung bọt trắng xóa, Suối Lồ Ồ là thắng cảnh nằm giữa vách núi đá với làn
nước trong xanh, mát lạnh.
Càng lên cao theo dốc núi, cây cối càng trở nên xanh tươi hơn, chủ yếu là cây bụi gai
mọc liên kết thành từng mảng. Điều bất ngờ là ở khu vực này còn có một góc rừng mọc
toàn là mai. Nấp mình bên khe đá, hút dinh dưỡng của đất khô cằn nhưng tết đến là mai
nở vàng rực cả một góc núi, làm ngẩn ngơ những người đi rừng.
Ở độ cao 1.000m, quần thể núi Chúa Anh và ba núi Chúa Em nhờ được hứng toàn bộ
nước mưa nên nơi đây rất phong phú các loài động thực vật rừng. Núi Chúa Anh có độ
cao 1.039m so với mặt biển, nơi có 1.265 loài thực vật bậc cao, đặc hữu quý hiếm; 306

loài động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài được ghi vào sách đỏ: như chà vá chân
đen, gấu ngựa, gấu chó, beo lửa...
II. Cơ cấu nhân sự
-Ban Giám đốc: gồm có Giám đốc và từ 1 - 2 Phó Giám đốc
-Các phòng chuyên môn:
+Phòng Hành chính - Tổng hợp
+Phòng Khoa học và hợp tác quốc tế
+Phòng Bảo tồn
-Văn phòng đại diện
-Đơn vị trực thuộc
-Trung tâm Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường

17


III. Chức năng nhiệm vụ
* Quản lý, bảo vệ, bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, các loài sinh vật đặc hữu; phục hồi
tài nguyện và cảnh quan thiên nhiên.
a) Bảo vệ, bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên:
- Bảo vệ, bảo tồn phát triển bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sinh vật, nguồn
nước và các tài nguyên thiên nhiên khác.
- Phòng cháy, chữa cháy rừng; phòng trừ bệnh dịch và sinh vật ngoại lai xâm hại; ngăn
chặn xử lý kịp thời các hành vi xâm hại rừng và biển, môi trường cảnh quan.
b) Phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên, các loài động, thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng;
bảo tồn tính đa dạng sinh học;
c) Tham gia xây dựng dự án và tổ chức thực hiện các hoạt động thu hút cộng đồng tham
gia quản lý, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân vùng đệm theo mục tiêu bảo tồn
và phát triển bền vững.
d) Phối hợp với các cấp chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng trong việc:
quản lý Nhà nước về tài nguyên rừng, tài nguyên biển; lập dự án đầu tư phát triển sản

xuất và cơ sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn vùng đệm để ổn định cuộc sống cho cộng
đồng dân cư đồng thời thiết lập quy chế trách nhiệm của cộng đồng dân cư và từng hộ gia
đình trong việc bảo vệ, bảo tồn Vườn quốc gia; tổ chức cho cộng đồng dân cư vùng đệm
tham gia các hoạt động bảo vệ, bảo tồn sử dụng hợp lý lâm sản và tài nguyên tự nhiên,
18


các dịch vụ du lịch sinh thái, góp phần nâng cao thu nhập, gắn liền sinh kế của người dân
với các hoạt động của Vườn Quốc gia;
e) Bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá cảnh quan trong Vườn Quốc gia.
IV. Đa dạng sinh học
Vườn quốc gia Núi Chúa có tài nguyên rừng rất phong phú và đa dạng với diện tích rừng
khô hạn rộng lớn đặc trưng và độc đáo của Việt Nam và diện tích rừng thường xanh cây
lá rộng xen kẽ cây lá kim đặc trưng của vùng khí hậu á nhiệt đới ẩm… còn mang tính
chất nguyên sinh. Qua kết quả điều tra ban đầu đã được công bố, Vườn quốc gia Núi
Chúa có 1.265 loài thực vật bậc cao có mạch và 306 loài động vật gồm lớp chim, thú, bò
sát và lưỡng cư, đặc biệt có nhiều loài động, thực vật quý hiếm
Ngoài ra, Vườn quốc gia Núi Chúa còn quản lý Khu bảo tồn biển với vùng biển có chiều
dài bờ biển 25km, chiều rộng nhất từ bờ ra biển 4.500m, biển bao bọc theo hướng Đông,
Đông Nam và Đông Bắc, tạo ra hệ sinh thái biển mang tính đặc trưng của vùng. Tài
nguyên biển rất đa dạng và phong phú với trên 350 loài san hô, trong đó có 307 loài san
hô cứng tạo rạn thuộc 59 giống, 15 họ, đặc biệt có 46 loài san hô được ghi nhận là phân
loại mới tại Việt Nam.
Hệ thực vật:
Vườn Quốc gia Núi Chúa là mẫu chuẩn duy nhất về hệ sinh thái rừng khô hạn có đặc
trưng và độc đáo của Việt Nam và diện tích rừng thường xanh cây lá rộng xen kẽ cây lá
kim đặc trưng của vùng khí hậu A nhiệt đới ẩm.… còn mang tính chất nguyên sinh. Theo
đánh giá ban đầu của các nhà khoa học, cho đến nay lâm phần Vườn Quốc gia Núi Chúa
có 2 hệ sinh thái rừng là hệ sinh thái rừng khô nhiệt đới và thường xanh ẩm nhiệt đới có
1.265 loài thực vật, và 306 loài động vật, đặc biệt có nhiều loài động thực vật quý hiếm.

Thảm thực vật rừng của Vườn quốc gia Núi Chúa rất đa dạng, tạo nên các quần thể ưu thế
ở các vùng khác nhau như:
1/ Kiểu thực vật trên cát biển.
2/ Kiểu rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới.
3/ Kiểu truông gai hạn nhiệt đới.
4/ Kiểu trảng cây to cây bụi cỏ cao khô nhiệt đới.
5/Kiểu rú kín lá cứng hơi khô nhiệt đới.
19


6/ Kiểu rừng kín thường xanh hơi ẩm nhiệt đới núi thấp.
Trong sáu kiểu rừng trên các nhà khoa học nghiên cứu, điều tra đã ghi nhận được 1.504
loài thực vật bậc cao có mạch trên cạn nằm trong 85 bộ, 147 họ và 596 chi thuộc 7 ngành
thực vật khác nhau ở Việt Nam có 08 ngành thực vật bậc cao có mạch hiện đang sống thì
ở Vườn Quốc Gia Núi Chúa đã có đại diện của 07 ngành chiếm 87%, chỉ thiếu ngành Cỏ
tháp bút. Những loài thực vật đã được ghi nhận có những giá trị khác nhau:
Thực vật đặc hữu : Thực vật Vườn Quốc Gia Núi Chúa không có họ đặc hữu nhưng có
một số chi và 99 loài đặc hữu có tên địa danh phân bố ở Phan Rang thuộc 42 họ khác
nhau, trong đó có 9 chi. Chi Cáp (Cappris), chi Chan chan Niebuhria thuộc họ Màn màn
(Cappariaceae), Chi táo (Zizyphus) thuộc họ Táo Rhamnaceae, Chi Găng Randia thuộc
họ Cà phê Rubiaceae, Chi Ma dương Xantolis, chi Găng néo Manilkara thuộc họ Hồng
xiêm Sapotaceae, Chi tu hú Gmelina, chi Tử châu Callicarpa, chi Ngọc nữ Clerodendron
thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae). và có 05 loài mang tên địa phương Phan Rang như:
Thị phan rang (Diospyros phanrangensis), Dẻ phan rang (Lithocarpus phanrangensis), Da
phan rang (Ficus phanrangensis), Vải phan rang (Daphniphyllum phanrangensis), Chòi
mòi phan rang (Antidesma phanrangensis).
Thực vật quý hiếm cần bảo vệ nghiêm ngặt: có khoảng 54 loài nằm trong 10 họ thực vật
khác nhau. Đáng chú ý là: Trầm hương Aquilaria crassna thuộc họ Trầm hương
Thymeleaceae; Mun và Mặc nưa Diospyros spp. thuộc họ Thị Ebenaceae; Gõ cà te
Afzelia xylocarpa, Gõ mật Sindora siamensis; Trắc việt Dalbergia vietnamensis thuộc họ

Đậu Fabacaae.
Thực vật có giá trị kinh tế về gỗ: có khoảng 19 họ, 24 chi, 42 loài, một số loài điển hình:
Gõ đỏ Afzelia xylocarpa thuộc họ Đậu Fabacaae, Cẩm lai mật Dalbergia dongnaiensis,
Cẩm thị Diospyros maritima, Thông lông gà Podocarpus imbricatus, Kim giao trung bộ
Podocarpus annamensis thuộc họ Kim giao Podocarpaceae
Thực vật có giá trị dược liệu: có khoảng 94 họ, 309 loài, phổ biến Xá xị Cinamomum
parthenoxylon thuộc họ Long não Lauraceae, Mã tiền Strychnos nux - vomica thuộc họ
Mã tiền Loganiaceae, Quế chi Cinamomum lourerni thuộc họ Long não Lauraceae, Trầm
hương Aquilaria crassna thuộc họ Trầm hương Thymelaeceae, Đỗ trọng trắng Parameria
laevigata thuộc họ Trúc đào Apocynaceae, Sa nhân Amomum villosum thuộc họ Gừng
Zingiberaceae.
Thực vật làm cảnh : 28 họ, 53 chi, 104 loài :Họ điển hình là họ Lan Orchidaceae, có
nhiều loài có giá trị như: Quế lan hương Aerides falcatum, Lan thuỷ tiên Dendrobium

20


farmeri, Lan vảy rồng Dendrobium lindleyi, Lan báo hỷ Dendrobium secundum. đặc biệt
có nhiều loài địa lan ở đỉnh núi thuộc khí hậu bán ẩm.


Hệ động vật:

Kết quả điều tra của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Trung tâm Khoa học tự nhiên
và Công nghệ quốc gia, thực hiện năm 2001 đã ghi nhận được 306 loài động vật hoang dã
có xương sống thuộc 89 họ, 29 bộ của 4 lớp động vật. Trong 306 loài hiện diện, có 29
loài cho dược liệu, 60 loài cho thịt, 18 loài cho da lông, 21 loài có thể làm cảnh. Ngoài ra
còn có một số loài có lợi cho sản xuất Nông nghiệp vì chúng có khả năng ăn côn trùng có
hại, tiêu diệt chuột, tham gia thụ phấn, phát tán hạt giống cây rừng.
Khu hệ động vật ở Vườn quốc gia Núi chúa chưa được điều tra, nghiên cứu đầy đủ nhưng

theo một số nhà khoa học nơi đây vẫn tồn tại nhiều loài động vật quý hiếm như: Chà chân
đen Pygathrix nigripes, Gấu ngựa Ursus thibetanus, Rùa da Dermochelys coriacea, Đồi
mồi dứa Chelonia mydas, Vích Caretta caretta ....Nhiều loài chim qúy hiếm vẫn còn hiện
diện như: Cốc biển bụng trắng Fregata andrewsi, Gà lôi Lophura nythemera, Phướn đất
Carpococcyx renauldi, công Pavo muticus...chứng tỏ mức độ đa dạng nơi đây vẫn còn
khá cao.

Bò sát lưỡng cư: Là một khu vực có hai kiểu rừng rất đặc biệt là khô hạn và thường xanh
nên Vườn quốc gia Núi Chúa có hệ bò sát lưỡng cư hết sức đa dạng. Trong những năm
qua các nhà nghiên cứu bò sát lưỡng cư đã công bố 2 loài bò sát mới ở Vườn quốc gia
này gồm: Thằn lằn ngón cao văn sung Cyrtodactylus caovansungi, Thằn lằn chân lá
arronbauer Dixonius aaronbaueri ...


Tài nguyên biển:

Ngoài việc bảo tồn tài nguyên rừng khô hạn, một nhiệm vụ quan trọng của VQG Núi
Chúa là bảo tồn tài nguyên biển trong vùng biển giới hạn từ Mũi Đá Vách phía bắc cửa
Đầm Vĩnh Hy, kéo dài đến Hòn Chông, với chiều dài đường bờ biển khỏang 24,5 km và
nơi có chiều rộng nhất từ bờ ra là 4,5 km. Là nơi phân bố của nhiều loài sinh vật biển với
thành phần như sau:
+ San hô: Tổng cộng có khoảng 307 loài san hô cứng tạo rạn thuộc 59 giống, 15 họ.
Trong đó có 46 loài được ghi nhận phân loài mới tại ViệNam. Hầu hết các dãy rạn san hô
đều trong tình trạng khá tốt, với độ che phủ san hô cứng trung bình là 30%, phân bố từ
dưới 10% đến ở 50%. Độ che phủ cao nhất ở những điểm nước cạn như Hòn Đeo, Bãi
Lớn.
21


+ Rùa Biển: Vùng biển xã Vĩnh Hải - Ninh Hải Ninh Thuận được xem là vùng có quần

thể Rùa biển lớn thứ 02 ở Việt Nam sau VQG Côn Đảo, với 03 loài: Rùa xanh Chelonia
mydas; Quản đồng Lepidochelys olivaecea; Đồi mồi Emretmochelys imbricata

SƠ ĐỒ HIỆN TRẠNG RỪNG – VƯỜN QUỐC GIA NÚI CHÚA

V. Những Thuận lợi , khó khăn của VQG
1. Thuận lợi
Khu du lịch cao cấp Núi Chúa nằm trong vùng lõi Vườn quốc gia Núi Chúa với hệ sinh
thái rừng nguyên sinh được bao bọc bởi các vịnh biển đẹp, hoang sơ và thơ mộng; không
khí mát mẻ, khí hậu ôn hoà quanh năm; là vùng bình nguyên ở độ cao từ 500-700m so
mực nước biển, có địa hình tương đối bằng phẳng, độc lập với các khu vực xung quanh
nên toàn bộ khu du lịch có hướng nhìn bao quát ra Biển Đông
2. Khó khăn
Nguồn lợi thủy sản gần bờ hiện đang suy giảm nghiêm trọng do các hoạt động đánh bắt
của con người. Việc cấp bách hiện nay là cần củng cố và phát triển khu bảo tồn biển
(KBTB) đang còn nhiều khó khăn, chưa có mô hình quản lý bền vững tài nguyền, gắn với
việc bảo tồn và khai thác sử dụng các nguồn lợi tự nhiên.
Kết quả khảo sát các rạn san hô vùng ven bờ Ninh Hải từ năm 2011 cho thấy phần lớn
các rạn san hô có mức độ che phủ khá cao, tuy nhiên nó không còn trong tình trạng tốt
22


như trước đây. Nguồn lợi sinh vật rạn đã bị khai thác cạn kiệt với nhiều phương thức
khác nhau, cá rạn chủ yếu là nhóm cá nhỏ hơn 20cm. Sự suy giảm về chất lượng của các
rạn san hô và nguồn lợi có liên quan tới nhiều nguyên nhân, trong đó khai thác quá mức,
đánh bắt hủy diệt và sự bùng nổ của sao biển gai là những nguyên nhân chính.
Ngoài ra, việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đem lại hiệu quả cho ngành điện nhưng
có thể tác động xấu đến môi trường tự nhiên ở đây mà chưa được kiểm tra và đánh giá.
Nhà máy sắp được xây dựng nằm trên bãi Ngang, sát Bãi Thịt là nơi rùa biển thường lên
bãi đẻ trứng và nằm trong vùng bảo tồn rạn san hô thuộc khu bảo vệ nghiêm ngặt của

KBTB.

D. VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN
I.Giới thiệu
Vườn quốc gia Cát Tiên là một khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa bàn 6 huyện: Tân
Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lâm (Lâm Đồng) và Bù Đăng (Bình Phước),
cách Thành phố Hồ Chí Minh 150 km về phía bắc. Đặc trưng của vườn quốc gia này là
rừng đất thấp ẩm ướt nhiệt đới. Được thành lập theo quyết định số 01/CT ngày 13 tháng
1 năm 1992 của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở
kết nối khu rừng cấm Nam Cát Tiên (được thành lập theo quyết định số 360/TTg, ngày 7
tháng 7 năm 1978 của Thủ tướng chính phủ) và khu bảo tồn thiên nhiên Tây Cát Tiên
(được thành lập theo quyết định số 194/CT, ngày 9 tháng 8 năm 1986 của Chủ tịch Hội
đồng Bộ trưởng). Vườn quốc gia Cát Tiên nằm ở khu vực có toạ độ từ 11°20′50" tới
11°50′20" vĩ bắc, và từ 107°09′05" tới 107°35′20" kinh đông, trên địa bàn của ba tỉnh
Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước với tổng diện tích là 71.920 ha. Hiện nay, VQG Cát
Tiên là một trong những khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam.
Năm 1978, Vườn quốc gia này được bảo tồn và được chia thành 2 khu vực: Nam Cát
Tiên và Tây Cát Tiên. Khu vực Cát Lộc phía bắc Cát Tiên cũng được bảo tồn do ở đây có
loàitê giác Java sinh sống. Chính nhờ loài tê giác đã làm khu bảo tồn này được cộng đồng
thế giới quan tâm. Tuy nhiên, ngày 25 tháng 10 năm 2011, Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên
nhiên và Quỹ Bảo tồn Tê giác Quốc tế công bố loài tê giác Java đã chính thức tuyệt
chủng tại Việt Nam. Một cuốn hút khác của rừng Cát Tiên là sự tồn tại của đàn bò
tót khổng lồ nặng trên hàng tạ, với số lượng khoảng 70-80 con, hiện cũng đang có nguy
cơ tuyệt chủng cao do bị săn bắn trộm và mất chỗ ở vì rừng bị chặt phá. Năm 1998, ba
khu này được sáp nhập thành vườn quốc gia. Thử nghiệm đa dạng sinh học gần đây nhất
(2004) là việc thả 38 con cá sấu gốc Thái Lan vào hồ Bầu Sấu ở giữa rừng. Phát hiện
khảo cổ trong khu vực giữa rừng này đang đặt ra dấu hỏi có một nền văn minh cổ đã tồn
tại ở đây.
23



Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, khu vực này bị chất độc da cam của quân đội Hoa
Kỳ hủy hoại nặng nề. Những khu vực bị rải chất độc da cam ngày nay chỉ có các loại tre,
cỏ mọc, không có các loại cây lớn, cụ thể cho thấy số lượng thú rừng trước và sau chiến
tranh giảm đáng kể. Ngoài ra, các dân tộc sinh sống quanh rừng đã đốt, phá rừng để làm
nương rẫy gây ảnh hưởng không nhỏ đến rừng.

II.Cơ cấu tổ chức nhân sự
Quyết định thành lập: Quyết định đầu tiên của Chính phủ liên quan đến Cát Tiên là Quyết
định số 360/TTg, ngày 7/7/1978, của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập khu rừng cấm Nam
bãi Cát Tiên, với diện tích 35.000 ha
Ngày 13/01/1992 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 01/CT thành lập Vườn quốc gia Cát Tiên
trên cơ sở khu rừng cấm Nam Cát Tiên

Quyết định thay đổi, mở rộng: Quyết định số 173/2003/QĐ-TTg, ngày 19/8/2003 của Thủ
Tướng chính phủ về việc điều chỉnh ranh giới Vườn quốc gia Cát Tiên

Cơ cấu tổ chức:Trực thuộc Cục Kiểm lâm gồm: Ban giám đốc; Phòng tổ chức - hành chính;
Phòng kế hoạch - tài vụ; Phòng nghiên cứu khoa học - kỹ thuật; Trung tâm Du lịch sinh thái và
giáo dục môi trường; Hạt Kiểm lâm; Trạm Y Tế; Văn phòng đại diện TP. HCM và Biên Hòa.

1. Lãnh đạo Vườn quốc gia Cát Tiên có Giám đốc vườn làm Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm và
các Phó giám đốc vườn do Cục trưởng Cục Kiểm lâm bổ nhiệm, miễn nhiệm theo phân
cấp quản lý cán bộ của Bộ.
Giám đốc chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về toàn bộ các hoạt động
của Vườn. Phó giám đốc giúp việc Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước
pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được Giám đốc phân công.
2. Bộ máy làm việc
a) Hạt Kiểm lâm;
b) Phòng Kế hoạch, Tài chính;

c) Phòng Khoa học và hợp tác quốc tế;
d) Phòng Tổ chức- Hành chính;
đ) Trung tâm dịch vụ - du lịch sinh thái và giáo dục môi trường;
e) Trung tâm cứu hộ và bảo tồn động, thực vật hoang dã quý hiếm.
Giám đốc Vườn quốc gia Cát Tiên quy định chức năng, nhiệm vụ của Hạt Kiểm lâm, các
Phòng và Trung tâm; xây dựng quy chế làm việc của Vườn trình Cục trưởng Cục Kiểm
lâm phê duyệt trước khi ban hành; bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ theo phân cấp quản lý
cán bộ của Cục trưởng Cục Kiểm lâm và quy định hiện hành của Nhà nước.

24


III. Chức năng, nhiệm vụ.
Bảo tồn các hệ sinh thái rừng, các vùng đất ngập nước quan trọng trong Vườn quốc gia.
Bảo tồn nguồn gen động, thực vật rừng quý hiếm, bảo tồn quần thể tê giác một sừng, quần thể
voi và các loài động thực vật quy hiếm khác Bảo vệ cảnh quan nhiên nhiên, thực hiện nghiên
cứu khoa học, tuyên truyền giáo dục phục vụ công tác bảo tồn Vườn quốc gia.
Phát triển du lịch sinh thái, ổn định dân cư, góp phần tạo công ăn việc làm nâng cao đời sống
cộng đồng dân địa phương.


Chức năng

Vườn quốc gia Cát Tiên là đơn vị sự nghiệp thuộc Cục Kiểm lâm, có chức năng
bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và các giá trị văn hoá, lịch sử, cảnh quan; duy trì tác dụng
phòng hộ của rừng; tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ môi trường sinh
thái; giáo dục môi trường theo quy hoạch và pháp luật.
Vườn quốc gia Cát Tiên có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có kinh phí hoạt động,
được mở tài khoản theo quy định của pháp luật.
Trụ sở chính của Vườn quốc gia đặt tại xã Đắc Lua, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.

 Nhiệm vụ

1. Quản lý, bảo vệ, bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, các loài sinh vật đặc hữu; phục hồi
tài nguyên và cảnh quan thiên nhiên.
a) Bảo vệ, bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên:
- Bảo vệ, bảo tồn phát triển bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sinh vật, nguồn
nước và các nhân tố thiên nhiên khác;
- Phòng cháy, chữa cháy rừng; phòng trừ bệnh dịch và sinh vật ngoại lai xâm hại; ngăn
chặn xử lý kịp thời các hành vi xâm hại rừng, môi trường cảnh quan.
b) Phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên, các loài động, thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng;
bảo tồn tính đa dạng sinh học;
c) Tham gia xây dựng dự án và tổ chức thực hiện các hoạt động thu hút cộng đồng tham
gia quản lý, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân vùng đệm theo mục tiêu bảo tồn
và phát triển bền vững;
d) Bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa cảnh quan trong Vườn;
đ) Bảo vệ rừng đầu nguồn phục vụ công trình thuỷ điện Trị An.
2. Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế

25


×