Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

BCTT tại công ty TNHH nhà máy bia heineken việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.52 MB, 69 trang )

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................i
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................ii
PHẦN 1 TỔNG QUAN........................................................................................1
1. Mục tiêu............................................................................................................1
2. Thời gian...........................................................................................................1
3. Địa điểm............................................................................................................1
PHẦN 2 THAM QUAN NHÀ MÁY....................................................................2
CHƯƠNG 1. CÔNG TY TNHH NHÀ MÁY BIA HEINEKEN VIỆT NAM.......2
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển......................................................................2
1.1.1 Giới thiệu.....................................................................................................2
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển...................................................................2
1.1.3 Các dòng sản phẩm......................................................................................3
1.1.4 Các chỉ tiêu chất lượng đã đạt được.............................................................5
1.2 Quy trình công nghệ........................................................................................5
1.2.1 Nguyên liệu..................................................................................................5
1.2.2 Malt (Đại mạch)...........................................................................................6
1.2.3 Hoa Houblon...............................................................................................7
1.2.4 Nước............................................................................................................. 8
1.2.5 Men Bia (Yeast)............................................................................................9
1.2.6 Sản phẩm thay thế......................................................................................10
1.2.7 Quy trình nhập Malt...................................................................................11
1.2.8 Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất bia..................................................12
1.2.9 Sơ đồ lên men.............................................................................................15
1.2.10 Xử lý nước thải.........................................................................................17
CHƯƠNG 2. CÔNG TY YAKULT VIỆT NAM.................................................18
2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Yakult............................................................18
2.1.1 Giới thiệu...................................................................................................18
2.1.2 Lịch sử hìmh thành và phát triển................................................................18
2.1.3 Công ty Yakult Việt Nam............................................................................19
2.2 Quy trình công nghệ sản xuất sữa chua uống lên men Yakult.......................22


2.2.1 Nguyên liệu để sản xuất Yakult..................................................................22
2.2.2 Yakult tác động như thế nào?......................................................................22
2.2.3 Quy trình sản xuất sữa chua uống lên men Yakult......................................23
2.3 Xử lý chất thải...............................................................................................27


2.4 Các hệ thống quản lý chất lượng đang được áp dụng....................................27
2.5 Nhận xét và đề xuất cải tiến..........................................................................28
CHƯƠNG 3 CÔNG TY AJINOMOTO VIỆT NAM..........................................30
3.1 Tổng quan về công ty Ajinomoto..................................................................30
3.1.1 Giới thiệu...................................................................................................30
3.1.2 Công ty Ajinomoto Việt Nam.....................................................................32
3.1.3 Sản phẩm kinh doanh.................................................................................33
3.1.4 Triết lý kinh doanh.....................................................................................34
3.1.5 Tầm nhìn của Tập đoàn Ajinomoto............................................................34
3.2 Một số quy trình sản xuất sản phẩm ở nhà máy Ajinomoto...........................35
3.2.1 Quy trình sản xuất bột ngọt Ajinomoto......................................................35
3.2.2 Quy trình sản xuất nước hầm xương và thịt...............................................39
3.3 Các hệ thống Quản lý chất lượng được áp dụng............................................41
3.4 Xử lý nước thải..............................................................................................41
3.5 Kết quả đạt được sau chuyến tham quan.......................................................41
CHƯƠNG 4. TRANG TRẠI SỮA - NHÀ MÁY DALATMILK........................43
4.1 Tổng quan về công ty....................................................................................43
4.1.1 Giới thiệu về nhà máy sữa Dalatmilk.........................................................43
4.1.2. Lịch sử hình thành.....................................................................................44
4.1.3 Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty..............................................................45
4.1.4 Sản phẩm kinh doanh của Dalatmilk..........................................................45
4.2 Quy trình công nghệ sản xuất sữa tươi thanh trùng Dalatmilk......................47
4.2.1 Nguyên liệu chính......................................................................................47
4.2.2 Quy trình sản xuất sữa tươi thanh trùng Dalatmilk.....................................48

4.3. Yếu tố tạo nên sự khác biệt của sản phẩm Dalatmilk...................................49
4.4. Kết quả đạt được sau chuyến tham quan......................................................49
CHƯƠNG 5. ĐỒI CHÈ CẦU ĐẤT - CẦU ĐẤT FARM....................................51
5.1 Tổng quan về đồi chè Cầu Đất......................................................................51
5.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển................................................................51
5.1.2 Các cột mốc lịch sử....................................................................................51
5.2 Các công đoạn chế biến để có mùi vị đặc trưng của đồi chè Cầu Đất...........52
5.3 Kết quả đạt được sau chuyến tham quan.......................................................54
CHƯƠNG 6 CÔNG TY TNHH TRÀ ATISÔ & RƯỢU VANG
VĨNH TIẾN.........................................................................................................55
6.1 Tổng quan về công ty....................................................................................55


6.1.1 Giới thiệu về công ty..................................................................................55
6.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển.................................................................55
6.1.3 Những giải thưởng mà Vĩnh Tiến đạt được................................................56
6.2 Các sản phẩm của công ty.............................................................................56
6.3 Quy trình sản xuất trà Atisô và Rượu vang....................................................57
6.3.1 Quy trình sản xuất rượu vang nho..............................................................57
6.3.2 Quy trình sản xuất trà atisô.........................................................................60
6.4 Nhận xét và đề xuất cải tiến..........................................................................61
KẾT LUẬN.........................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................63


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Nhà máy bia Heineken...........................................................................2
Hình 1.2 Nhãn hiệu Heineken...............................................................................4
Hình 1.3 Nhãn hiệu bia Tiger................................................................................5
Hình 1.4 Đại mạch................................................................................................6

Hình 1.5 Malt........................................................................................................6
Hình 1.6 Hoa Houblon..........................................................................................8
Hình 1.7 Các dạng tinh của hoa Houblon..............................................................8
Hình 1.8 Nước.......................................................................................................9
Hình 1.9 Men bia..................................................................................................9
Hình 1.10 Gạo.....................................................................................................10
Hình 1.11 Sơ đồ quy trình nhập malt...................................................................11
Hình 1.12 Quy trình công nghệ sản xuất bia.......................................................12
Hình 1.13 Sơ đồ lên men bia...............................................................................15
Hình 1.14 Khu vực xử lý nước thải.....................................................................17
Hình 2.1 Tiến sĩ Minoru Shirota..........................................................................18
Hình 2.2 Công ty Yakult......................................................................................19
Hình 2.3 Công ty Yakult Việt Nam......................................................................19
Hình 2.4 Các sản phẩm Yakult kinh doanh..........................................................20
Hình 2.5 Chi nhánh và kênh phân phối sản phẩm Yakult....................................20
Hình 2.6 Dịch vụ giao hàng tận nhà....................................................................20
Hình 2.7 Thuyết Shirota......................................................................................21
Hình 2.8 Nguyên liệu sản xuất Yakult.................................................................22
Hình 2.9 Lợi ích của Yakult đến cơ thể...............................................................22
Hình 2.10 Yakult làm tăng vi khuẩn có lợi giảm vi khuẩn có hại........................23
Hình 2.11 Yakult hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa ung thư............23
Hình 2.12 Yakult giảm hình thành độc tố trong ruột và ngăn ngừa tiêu chảy......23
Hình 2.13 Quy trình sản xuất sữa chua uống lên men Yakult..............................24
Hình 2.14 Robot vận chuyển sữa Yakult.............................................................26
Hình 2.15 Các tiêu chuẩn đã được chứng nhận của Yakult.................................28
Hình 2.16 Đoàn tham quan Công ty Yakult Việt Nam.........................................29
Hình 3.1 Tiến sĩ Kikunae Ikeda...........................................................................30
Hình 3.2 Tập đoàn Ajinomoto ở Nhật Bản..........................................................31
Hình 3.3 Công ty Ajinomoto Việt Nam...............................................................32
Hình 3.4 Khu trưng bày sản phẩm của công ty...................................................33

Hình 3.5 Các dòng sản phẩm chính của công ty..................................................34


Hình 3.6 Các nguyên liệu thô..............................................................................35
Hình 3.7 Quy trình sản xuất ra bột ngọt Ajinomoto............................................35
Hình 3.8 Sơ đồ công nghệ sản xuất bột ngột Ajinomoto.....................................36
Hình 3.9 Quy trình sản xuất nước hầm xương và thịt..........................................40
Hình 3.10 Khu vực xử lý nước thải.....................................................................41
Hình 4.1 Nhà máy sữa Đà Lạt Milk....................................................................43
Hình 4.2 Sản phẩm sữa tươi thanh trùng Dalatmilk............................................46
Hình 4.3. Sữa chua ăn Dalatmilk.........................................................................46
Hình 4.4. Sữa chua uống Dalatmilk....................................................................46
Hình 4.5 Sữa chua lên men đào...........................................................................47
Hình 4.6 Mô hình khép kín Dalatmilk.................................................................47
Hình 4.7 Quy trình sản xuất sữa tươi thanh trùng Dalatmilk...............................48
Hình 4.8 Tham quan nhà máy Đà Lạt Milk.........................................................50
Hình 5.1 Đồi chè Cầu Đất...................................................................................51
Hình 5.2 Bác sĩ Alexandre Yersin........................................................................52
Hình 5.3 Quy sản xuất trà đen.............................................................................53
Hình 5.4 Nhà máy sản xuất trà............................................................................54
Hình 6.1 Công ty Vĩnh Tiến................................................................................55
Hình 6.2 Các sản phẩm của công ty Vĩnh Tiến...................................................57
Hình 6.3 Quy trình sản xuất rượu vang...............................................................57
Hình 6.4 Quy trình sản xuất trà Atiso..................................................................60


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Thành phần hóa học của malt.................................................................7
Bảng 1.2 Thành phần hóa học của hoa Houblon...................................................7
Bảng 1.3 Thành phần của gạo.............................................................................10



Báo cáo kiến tập thực tế nhà máy

PHẦN 1 TỔNG QUAN
1. Mục tiêu
- Sinh viên sẽ được hỏi các kiến thức thực tế chuyên ngành Công Nghệ Phẩm
việc tham quan tại các nhà máy về sản xuất và chế biến thực phẩm.
- Sinh viên có thể hình dung qui mô sản xuất, quy trình công nghệ và thiết bị
trong một số công ty ngoài thực tế nhằm giúp sinh viên có kiến thức kiểm tra và
củng cố kiến thức lý thuyết đã học.
- Đồng thời, sinh viên nhận thức đầy đủ và sâu sắc về ngành nghề, sinh viên sẽ
xác định được lĩnh vực yêu thích để thực hiện đề tài trong luận văn hay tiểu luận
tốt nghiệp.
2. Thời gian
- Thời gian đi tham quan: Từ ngày 13/08/2018 đến ngày 19/08/2018
- Thời gian viết và nộp báo cáo: Từ……
3. Địa điểm
Lịch trình: Cần Thơ – Tp Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai – Đà Lạt –
Cần Thơ.
- Công ty TNHH nhà máy bia heineken Việt Nam
- Công ty Yakult Việt Nam
- Công ty Ajinomoto Việt Nam
- Trang trại bò sữa - Nhà máy sữa Đalatmilk
- Trang trại chè và nhà máy chế biến chè Cầu Đất Farm
- Nhà máy trà atiso và rượu vang Vĩnh Tiến
Nhận xét chung: Nhìn chung chuyến đi thực tế đã thành công tốt đẹp, sinh viên
đã học hỏi nhiều kiến thức, kinh nghiệm từ các thầy cô, các anh chị hướng dẫn
của công ty, nhà máy một cách tận tình và chu đáo.


SVTH: TRẦN THỊ TRÚC MI

1


Báo cáo kiến tập thực tế nhà máy

PHẦN 2 THAM QUAN NHÀ MÁY
CHƯƠNG 1. CÔNG TY TNHH NHÀ MÁY BIA HEINEKEN
VIỆT NAM
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
1.1.1 Giới thiệu
Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam (Nhà máy Bia Heineken Việt
Nam) được thành lập vào ngày 9/12/1991, giữa Tổng Công ty Thương mại Sài
Gòn (SATRA) và Công ty Asia Pacific Brewereis Ltd. (“APB”) – nay là Công ty
Heineken Asia Pacific Pte Limited ( HEINEKEN Châu Á Thái Bình Dương). \
Nhà máy Bia có diện tích 12,7 hecta tọa lạc tại Phường Thới An, Quận 12. Tp Hồ
Chí Minh, là một trong những nhà máy bia hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á
hiện nay. Trong nhiều năm qua, Nhà Máy Bia Heineken Việt Nam được ghi nhận
là một trong những đơn vị liên tục hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ thuế và hoạt
động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao của TP.Hồ Chí Minh. Công ty hiện
hơn 1.600 nhân viên và tạo hàng ngàn việc làm cho các nhà cung cấp và đối tác
tại Việt Nam. Nhà Máy Bia Heineken Việt Nam luôn tích cực trong các hoạt
động xã hội từ thiện, phát triển nguồn nhân lực và luôn đi đầu trong công tác bảo
vệ môi trường.
Ngoài Nhà Máy tại Quận 12, Nhà Máy Bia Heineken Việt Nam còn sở hữu các
Nhà Máy tại Đà Nẵng, Quảng Nam, Tiền Giang. Hiện nay, Nhà Máy Bia
Heineken Việt Nam là đơn vị sản xuất và phân phối các nhãn hiệu bia: Heineken,
Tiger, Tiger Crytal, Desperados, Biere Larue Export, BGI và Bivina tại Việt
Nam.


Hình 1.1 Nhà máy bia Heineken
(Nguồn: http//www.google.com.vn/search?q=nha+may+bia+heineken)

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
- 1863: Gerard Adriaan Heineken mua lại nhà máy Bia De Hoolberg ( The Hay
Stack) ở Amsterdam – Hà Lan mở rộng của Heineken trên toàn thế giới. Trong
giai đoạn giữa hai cuộc thế chiến, Heineken được xuất khẩu sang Pháp, Bỉ, Anh,
Tây Phi và Indonesia
SVTH: TRẦN THỊ TRÚC MI

2


Báo cáo kiến tập thực tế nhà máy
- 1961: Heineken bước vào thị trường Anh, khi ký hợp đồng hợp tác với tập đoàn
sản xuất bia Anh Whitbread & Co.
-1869: Gerard Adriaan Heineken đi du lịch vòng quanh Châu Âu để tìm nguồn
nguyên liệu tốt nhất làm ra bia, tại Đức Gerard Adriaan Heineken đã nhận ra tại
đây người ta thay đổi tập quán ủ bia. Gerard Ariaan Heineken hiểu được tầm
quan trọng khi thay đổi cách “ ủ men bia trên ” thay vì “ ủ men bia dưới ”.
Gerard Adriaan Heineken đem sự khác biệt này trở về Amsterdam và cách thay
đổi của Gerard Adriaan Heineken tạo ra sự ảnh hưởng to lớn đến việc cải tiến
chất lượng các loại bia khác nhau cùng thời.
- 1870: Lần đầu tiên loại bia được biến mang tên Heineken
- 1873: Thương hiệu Heineken chính thức ra đời khi Gerard Adriaan Heineken
thành lập nên Heineken & Co.
- 1887: Khi doanh thu tăng cao, nhà máy ở Amsterdam quá chật hẹp, Ông bắt đầu
xây dựng một nhà máy bia Heineken khác ở ngoại ô thuộc vùng Staddhouder
Skade.

- 1912: do ảnh hưởng của chiến tranh thế giới lần thứ I và sự suy thoái kinh tế,
lượng bia bán ra trong nước giảm mạnh, nên Heineken đã phải tìm cách đưa sản
phẩm của mình vượt khỏi biên giới quốc gia, xuất khẩu sang Bỉ, Anh Quốc,Tây
Phi, Ấn Độ và các vùng lân cận.
- 1930: Công ty Heineken liên doanh với Frase & Neave của Singapore và tạo ra
dòng sản phẩm mới là Tiger.
- 1942: Alfred Heineken , cháu nội của nhà sáng lập, gia nhập và biến Heineken
từ một cơ sở sản xuất đơn thuần thành một doanh nghiệp gần gũi với khách hàng.
Chính Alfred là người đưa ra chủ trương xuất khẩu bia ra ngoài thế giới.
- 1969: Hãng cấp giấy phép chế biến bia Heineken ngay tại Anh, vì vào thời điểm
ấy, người anh chuộng bia nhẹ hơn là lager. Heineken đã tạo ra một loại bia mới
nhẹ hơn so với bia Heineken thông thường và đặt tên là Heineken Cold Filtered .
Loại bia này có bao bì khác so với bia Heineken truyền thống và được bán với
giá thấp hơn để khách hàng không bị nhầm lẫn.
- 9/12/1991: Lễ khởi công Tổng Công Ty Bia Việt Nam do công ty Frase &
Neave của Singapore liên doanh với tổng công ty Thương Mại Sài Gòn (Satra),
thành lập Tổng Công Ty Bia Việt Nam với diện tích là 12 ha đặt tại Quận 12 –
TPHCM.
-19/11/1993: Công ty chính thức thành lập sau 2 năm hoạt động, với công suất là
500.000 HL/năm
- 8/1/1997: Hoàn thành công suất lần I là 1.500.000 HL/năm
- 8/7/2006: Hoàn thành công suất lần II 2.300.000 HL/năm
- Do nhu cầu phát triển ngày càng mở rộng, hiện nay diện tích công ty đã là 14
ha, và công suất hiện tại là 4.500.000 HL/năm
1.1.3 Các dòng sản phẩm
Công ty sản xuất ra các loại bia như Heineken, Tiger, BGI, Bivina, Foser… Theo
công nghệ và quy trình khép kín của Heineken
SVTH: TRẦN THỊ TRÚC MI

3



Báo cáo kiến tập thực tế nhà máy
- Bia Heineken
Lịch sử Heineken khởi đầu vào năm 1873 từ một xưởng sản xuất bia quy mô gia
đình tại Amsterdam, Hà Lan. Ngày nay, với hơn 130 nhà máy sản xuất nia tại hơn
70 quốc gia, Heineken tự hàolà tập đoàn bia hàng đầu thế giới , và là thương hiệu
bia cao cấp quốc tế được yêu thích nhất tại Việt Nam. Heineken luôn khởi nguồn
cho những trải nghiệm sáng tạo tuyệt vời, mở ra những sân chơi riêng biệt và tạo
nên những khoảnh khắc ấn tượng mà không một hãn bia nào khác có thể sánh
bằng. Heineken không ngừng cải tiến và hoàn thiện để mang lại cho khách hàng
những giá trị tốt nhất, củng cố vững chắc vị trí thương hiệu trong tâm trí người
tiêu dùng.
Heineken luôn mang đến cho khách hàng Việt Nam những trải nghiệm độc đáo
“chỉ có thể là Heineken” thông qua các hoạt động gắn kết khách hàng một cách
ấn tượng như các sự kiện âm nhạc DJ hoành tráng hiện đại, các buổi công chiếu
phim bom tấn Hollywood ấn tượng, các giải tenic quốc tế đỉnh cao hay các giải
Việt Nam.
Như Alfred Heinekein từng nói: “Heineken không chỉ là bia, Heineken còn là thế
giới của niềm đam mê và sự sảng khoái”. Vì khách hàng và cho khách hàng,
thương hiệu bia đẳng cấp thế giới Heineken sẽ luôn nỗ lực hết mình để mở ra thế
giới của những nguồn đam mê bất tận.

Hình 1.2 Nhãn hiệu Heineken
( Nguồn: />
- Bia Tiger
Một ngày đầu 10 cách đây 75 năm, mẻ bia Tiger đầu tiên ra đời trong niềm hân
hoan của những người sáng lập với một “lời thề” là “giới thiệu tinh hoa và sự sôi
động đầy sức sống của Châu Á ra thế gtiới” qua một loại bia có hương vị và chất
lượng hảo hạng nhất. Lời thề đó mãi cho đến hôm nay vẫn được những người lèo

lái thương hiệu bia cao cấp này khắc sâu.”
Hoa Hublon tạo nên hương vị đặc trưng của bia được sản xuất từ Đức – “cái nôi
của công nghệ nấu bia”. Và đặc biệt là men bia . Đối với Tiger Beer – còn hơn
thế nữa – công thức men bia luôn được xem là bí mật tuyệt đối và chỉ được chia
sẻ với một ít người nội bộ.
Hơn thế nữa, công tác kiểm tra chất lượng cững không kém phần quan trọng.
Không phải chỉ kiểm tra trên bia thành phẩm mà công tác này được diễn ra xuyên
suốt từ khi nguyên liệu bắt đầu được nhập về cho đến khi bia được xuất xưởng.
Nếu trước mỗi chuyến bay của Boeing 737 phải có 41 đợt kiểm tra kỹ thuật, thì
SVTH: TRẦN THỊ TRÚC MI

4


Báo cáo kiến tập thực tế nhà máy
đối với chai bia Tiger phải có 261 lần kiểm tra để bảo đảm một hương vị độc đáo
và nhất quán trên toàn thế giới.
Tigeir Crystal là dòng bia mới của Tiger Beer. Điểm độc đáo của bia Tiger
Crystal là được sản xuất theo quy trình Cold Suspenion. Từng dòng bia được tinh
lọc với kĩ thuật làm lạnh sâu đến -1o C (Crystal Cold), hoa bia được tinh chế đặc
biệt giúp lưu giữ trọn vẹn hương vị tuyệt hảo của bia. Nhờ vậy, Tiger Crystal
không chỉ đạt đến chất lượng hàng đầu thế giới như truyền thống của Tiger Beer
mà còn mang đến cảm giác thật sảng khoái và rất dễ uống.
Bên cạnh quy trình Cold Suspension, một điểm tạo nên sự khác biệt của Tiger
Crystal giữa rất nhiều nhãn bia đang có trên thị trường nằm ở kiểu dáng sang sắc
nổi bật của nhãn chai tạo nên nét đẹp hiện đại, trẻ trung và cuốn hút. Kiểu dáng
này cũng làm nổi bật chất bia vàng óng, trong suốt như pha lê.

Hình 1.3 Nhãn hiệu bia Tiger
(Nguồn: />

1.1.4 Các chỉ tiêu chất lượng đã đạt được
- 1999: Đạt chứng chỉ ISO 9002:1994
- 2001: Đạt chứng chỉ ISO 9002:2000
- 2001: Đạt chứng chỉ ISO 14001:1996
- 2003: Đạt chứng chỉ HACCP, đạt giải thưởng hồng vàng ba năm liền (2001,
2002, 2003)
- 2005: Giải Tiger Quality Awards
- Giair thưởng quốc tế về chất lượng (Heineken Quality Awards) năm
2007,2008,2009.
- 2007: Giải Heineken Sales & Distribution Award, cúp vàng ISO, cúp rồng vàng,
cúp bảo vệ môi trường.
- 2008: Cúp vàng Việt Nam chất lượng cao
- 2009: Cúp doanh nghiệp tiêu biểu Việt Nam
1.2 Quy trình công nghệ
1.2.1 Nguyên liệu
- Nguyên liệu chính để sản xuất ra bia là: Nước, Đại Mạch(Malt), hoa Houblon,
men bia Heineken A.
SVTH: TRẦN THỊ TRÚC MI

5


Báo cáo kiến tập thực tế nhà máy
- Nguyên liệu công ty sử dụng để sản xuất đa số được nhập về từ nước ngoài
như: Malt, hoa Houblon, men bia Heineken A.
- Nước được công ty sử dụng là nước giếng khoan đã xử lý và kiểm định.
- Ngoài ra để sản xuất ra bia Tiger và bia Vina, công ty sử dụng một lượng gạo
mua trong nước để thay thế cho Malt, để hạ giá thành.
1.2.2 Malt (Đại mạch)
Đại mạch được chia ra làm 2 nhóm: mùa đông và mùa xuân, có chu kỳ sinh

trưởng 100-120 ngày. Trong đó:
+ Đại mạch 2 hàng: dùng trong sản xuất bia
+ Đại mạch 4 hàng: một số chưng được sản xuất thức ăn gia súc

Hình 1.4 Đại mạch
(Nguồn: />
- Malt là hạt đại mạch được lấy mầm trong điều kiện nhân tạo. Hạt đại mạch
được ngâm trong nước, sau đó được tạo môi trường ẩm để thích hợp cho việc nảy
mầm. Quá trình nẩy mầm, một lượng lớn enzyme xuất hiện và tích tụ trong hạt
đại mạch như: enzyme amylaza, enzyme proteaze. Các enzyme này là những
nhân tố thực hiện việc chuyển các chất trong thành phần hạt đại mạch thành
nguyên liệu mà nấm men có thể sử dụng để tạo thành sản phẩm là bia, khi hạt đại
mạch đã nảy mầm, người ta đem sấy khô ở nhiệt độ cao, trong thời gian ngắn,
tùy theo nhiệt độ sấy mà ta thu được những loại malt khác nhau.
+ Malt vàng: sấy ở nhiệt độ 80oC
+ Malt socola: sấy ở nhiệt độ 100oC

Hình 1.5 Malt
(Nguồn: />
SVTH: TRẦN THỊ TRÚC MI

6


Báo cáo kiến tập thực tế nhà máy
Bảng 1.1 Thành phần hóa học của malt
Thành phần hóa học
Tinh bột
58%
Lipid

2,5%
Đường khử
4%
Pentoza
8%
Chất khoáng
2,5%
Saccharose
5%
Protid
10%
Cellulose
6%
Malt được sử dụng ở dạng chất khô hòa tan thành dịch đường. Malt là nguyên
liệu truyền thống, yếu, không thể thiếu được trong quá trình sản xuất bia.
1.2.3 Hoa Houblon
Hoa Houblon có tên khoa học là Humulus lupulus L, là một loại cây lưu niên
thuộc họ dây leo, có độ cao trung bình từ 6-8 m.
Hoa Houblon là nguyên liệu chính thứ 2 để dùng sản xuất bia, hoa Houblon góp
phần tạo ra mùi vị đặc trưng của bia, ngoài ra hoa Houblon còn sử dụng như một
chất bảo quản bia, làm tăng tính ổn định, khả năng tạo bọt, tính giữ bọt, làm cho
bọt mịn và xốp.
- Chỉ sử dụng hoa cái trong quá trình sản xuất bia.
Bảng 1.2 Thành phần hóa học của hoa Houblon
Thành phần hóa học
Chất đắng
Tanin
Cellulose
Protein
Tro

Chất khoáng
Tinh dầu
Chất hòa tan không chứa N2:28%

19%
4%
13%
20%
5-10%
8%
1,5%

Chất đắng: là thành phần thiết yếu và đặc trưng của hoa Houblon, gồm acid đắng
và nhựa đắng. Trung bình trong hoa Houblon có chứa 16-19% chất đắng, acid
đắng chiếm 9-11%, nhựa đắng 7-8%.
Lupulin và các đồng phân của nó: tạo ra 85-95% chất đắng trong bia, có tính tạo
bọt và giữ bọt.
Tanin (chất chát): C25H24O4 làm kết tủa các protid kém bền vững, tằn tính ổn
định trong bia. Thông thường trong bia có khoảng 0,0012-0,02% tanin
Tinh dầu: có màu vàng sánh,trong, mùi thơm mạnh. Tinh dầu quyết định mùi
thơm đặc trưng của bia.

SVTH: TRẦN THỊ TRÚC MI

7


Báo cáo kiến tập thực tế nhà máy

Hình 1.6 Hoa Houblon

(Nguồn: />
Hoa Houblon được tinh chế thành dạng cao để bảo qunar cho tốt hơn. Houblon
sau khi vừa sấy xong sẽ được ngâm ngay vào trong cồn 96% để trích ly, rồi sau
đó cô đặc dịch trích ly thành cao.
Hoa Houblon được bảo quản ở nhiệt độ 0,5-20o C. Nhiệt độ cao, không khí ẩm sẽ
giảm phẩm chất của hoa. Hàm lượng - acid có trong hoa ở dạng cao LÀ 30%, ở
dạng viên là 8-10%
Trên thị trường hiện nay có 3 lọa phổ biến:
- Dạng hoa cánh khô
- Dạng viên
- Dạng cao trích ly

Hình 1.7 Các dạng tinh của hoa Houblon
(Nguồn: />
1.2.4 Nước
Nước là nguyên liệu cơ bản nhất, không gì có thể thay thế được nước trong quá
trình sản xuất bia. Nước chiếm từ 80-89% trọng lượng bia thành phẩm.
Ngoài tham gia vào thành phần bia, nước còn góp mặt trong quá trình nấu, làm
nguội dịch đường, làm nóng, làm lạnh
Thành phần của nước ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của bia, vì vậy nguồn
nước sử dụng trong sản xuất bia đòi hỏi phải có chất lượng cao hơn nước uống.

SVTH: TRẦN THỊ TRÚC MI

8


Báo cáo kiến tập thực tế nhà máy
pH: 6.5 – 7.2
Độ kiềm tổng TAC: <= 4oF

Độ cứng tổng: <= 5oF
Độ đục: <= 20NP

Hình 1.8 Nước
(Nguồn: />
1.2.5 Men Bia (Yeast)
Năm 1886, Dr Eilon, học trò của Louis Pasteur phát triển thành công Heineken
“A-yeast” – men bia đặc trưng của Heineken vẫn còn được ứng dụng trong công
nghệ sản xuất bia ngày nay của Heineken và giúp mang lại cho các sản phẩm của
hương vị riêng độc đáo.
Men bia được sử dụng trong quy trình này là men Heineken A.

Hình 1.9 Men bia
(Nguồn: />
Yêu cầu chất lượng của nấm men trước khi đưa vào làm men
+ Khi đưa vào sản xuất tỉ lệ men chết dưới 2%, tỉ lệ nảy chồi lớn hơn 10%. Thời
kì mạnh nhất khi độ đường xuống nhanh nhất có thể trên 80%.
+ Nấm mên phải có khả namwg chuyển hóa đường đôi, đường đơn giản, các
peptid, acid amin, giải phóng ra CO2, rượu etylic và nhiệt.
SVTH: TRẦN THỊ TRÚC MI

9


Báo cáo kiến tập thực tế nhà máy
1.2.6 Sản phẩm thay thế
Gạo được coi là sản phẩm hàng đầu để thay thế malt trong quá trình sản xuất bia,
ở những nước nguồn gạo không dồi dào thì gạo được thay thế bằng ngô, do hàm
lượng glucid và protein khá cao, khả năng chuyển hóa chất hòa tan tốt. Ở nước ta
nguyên liệu được thay thế được sử dụng là gạo, do nước ta có nguồn gạo dồi

dào,mặt khác việc nghiền, xay gạo cũng đơn giản, không cần phải ngâm.
Gạo được dùng thay thế một phần malt để làm giảm giá thành sản phẩm.

Hình 1.10 Gạo
(Nguồn: />
Yêu cầu kĩ thuật của gạo
Trắng, đều hạt, không ẩm móc, không có mùi hôi, sạn rác, không mối mọt.
Bảng 1.3 Thành phần của gạo
Thành phần hóa học
Tỷ lệ tạp chất
Độ ẩm
Tinh bột
Tro
Chất béo
Cellulose

SVTH: TRẦN THỊ TRÚC MI

<2%
13-13,5%
76%
1,1%
1,6%
5,8%

10


Báo cáo kiến tập thực tế nhà máy
1.2.7 Quy trình nhập Malt

Malt
Hồ chứa malt
Máy sàng trống
Nam châm điện
Cân
Gàu tải
Băng tải
Xilo
Bồn chứa malt
Hình 1.11 Sơ đồ quy trình nhập malt
(Nguồn: />
Thuyết minh quy trình nhập malt
Malt được nhập khẩu từ Bỉ và Úc, khi đưa về nhà máy sẽ đưa vào hồ chứa Malt
sau đó theo băng tải đưa qua sán trống, để loại bỏ bớt tạp chất, Malt sau khi qua
sang trống sẽ đưa vào nam châm điện để loại bỏ kim loại lẫn trong malt, sau khi
qua gàu tải, xuống băng tải , vào xilo chứa malt.
Và cuối cùng malt được đưa vào chứa trong bồn chứa malt để chuẩn bị cho quá
trình nấu bia (Gạo được nhà máy mua về cũng được chứa trong xilo).

SVTH: TRẦN THỊ TRÚC MI

11


Báo cáo kiến tập thực tế nhà máy
1.2.8 Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất bia

Hình 1.12 Quy trình công nghệ sản xuất bia
(Nguồn: />
Thuyết minh sơ đồ

- Malt và gạo trong bồn chứa đã được loại bỏ tạp chất, kim loại ... sẽ được đưa
vào máy xay, nghiền nhỏ malt để tăng bề mặt tiếp xúc với nước, công đoạn này
nhằm mục đích phá vỡ cấu trúc của tinh bột, tăng khả năng thủy phân của tinh
bột, tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy quá trình sinh , lý, hóa xảy ra trong
nguyên liệu khi nấu, nhằm thu được dịch đường có nồng độ các chất là cao nhất,
mức độ vỡ của hạt gạo và malt ảnh hưởng rất quan trọng đến dịch đường sau này,
kết thúc quá trình nghiền malt ta thu được 3 phần gồm: võ trấu, tấm thô và tấm
nhuyễn, cõ trấu được giữ lại như một thứ bột trợ lọc trong quá trình lọc lấy dịch
đường, đối với gạo thì phải xay mịn hơn malt, không nên xay malt trước thời
gian dài vì hạt malt rất dễ hút ẩm
- Gạo trước khi xay đưa vào bồn trộn ủ cùng với malt thì phải qua công đoạn hồ
hóa mục đích của quá trình này là chuyển tinh bột từ dạng không hòa tan sang
dạng hòa tan, làm cho hóa trình tinh bột chuyển hóa thành đường diễn ra nhanh
hơn.
- Tạo bồn tộn ủ, nước 50oC sẽ được đưa từ bên ngoài vào tộn ủ malt, sau đó malt
được trao đổi nhiệt ỏe nhiệt độ 100oC, chỉ tách 1/3 của bồn trộn ủ qua trao đổi
nhiệt để hỗn hợp có nhiệt độ thích hợp là 65oC sẽ đưa vào bồn lọc, nhiệt độ
SVTH: TRẦN THỊ TRÚC MI

12


Báo cáo kiến tập thực tế nhà máy
không thể cao hơn 65oC vì nếu nhiệt độ cao hơn nước đường sau quá trình lọc sẽ
rất đục và ảnh hưởng đến chất lượng bia thành phẩm sau này.
- Quá trình lọc cháo malt từ bồn trao đổi nhiệt truyền qua, bồn lọc là một thiết bị
có 2 đáy, quá trình này sẽ tách ra 2 phần: dịch đường (nước mout: thành phần chủ
yếu là nước và chất hòa tan ) và bã hèm.
+ Bã hèm sẽ được tận dụng bằng cách bán lại cho các công ty sản xuất thức ăn
gia suc

+ Dịch đường lúc này là dịch đường hơi đục sẽ được tiếp tục được đưa qua bồn
đun sôi. Tại bồn nấu ở đây dịch đường đun sôi với hoa Houblon (nhiệt độ ở
100oC, trong vòng 1giờ) các chât đắng, tinh dầu thơm, polyphenol và các thành
phần của hoa được hòa tan vào dịch đường tạo cho bia có vị đắng, mùi thơm đặc
trưng của hoa Houblon và khả năng giữ bọt cho bia. Quá trình đun sôi dịch
đường có 5 lý do:
+ Dễ hoà tan hoa Houblon vào dịch dường
+ Bốc hơi các hơi nước dư trong dịch đường
+ Vô trùng dung dịch đường
+ Polyphenol của hoa khi hoà tan vào dịch đường ở nhiệt đọ cao sẽ tác dụng với
các protein cao phân tử kém bền vững với tanin tạo các phức chất dễ kết lắng làm
tăng dộ trong của dung dịch đường và ổn định thành phần sinh học của bia thành
phẩm.
+ Đồng thời quá trình đun hoa còn có tác dụng thanh trùng nước đường, tiêu diệt
các vi sinh vật và các hệ enzyme còn lại trong dịch đường. Trong quá trình đun
sôi hao Houblon có nhiều quá trình lý hóa quan trọng xảy ra, quyết định chất
lượng bia thành phẩm .
+ Trước hết, là sự hòa tan các thành phần đặc trưng của hoa Houblon và sự hòa
tan các chất melanoit caramen. Sự hòa tan các chất đắng làm thay đổi vị của
nước nha từ chỗ có vị ngọt trở thành vừa ngọt vừa hơi đắng. Dầu của hoa
Houblon có ảnh hưởng đến chất lượng của nước nha, phần lớn dầu của hoa
Houblon khi đun sôi bay theo hơi nước và thành phần tịnh bột thay đổi, sản phẩm
tạo thành cùng với thành phần không bay hơi của tinh dầu tạo mùi thơm dễ chịu,
đặc trưng cho bia.
+ Trong quá trình đun sôi sự đông tụ protein xảy ra theo 2 bước :
-

Sự phá hủy cấu trúc protein

-


Đông tụ

+ Sự có mặt của protein trong nước nha đã đun sôi với hoa Houblon làm cho
sản phẩm có thể bị đục và làm giảm độ bền sinh học của bia, kìm hãm quá trình
lên men của bia (vì protein hấp thụ trên bề mặt tế bào nấm men gây khó khăn
trong quá trình sản xuất bia như: khó lọc, bị đục khi ướp lạnh). Chất tannin của
hoa Houblon có hoạt tính hóa học cao, độ hòa tan lớn trong nước, chất này làm
kết tủa các protein cao phân tử
+ Quá trình đun sôi với hoa houblon làm cho dịch đường thay đổi từ nhạt sang
đậm do hiện tượng caramen hoá các chất đường có trong dung dịch, sự hình
thành các melanoil và các chất có màu của houblon chuyển hóa vào dịch.
SVTH: TRẦN THỊ TRÚC MI

13


Báo cáo kiến tập thực tế nhà máy
Tỉ lệ hoa houblon cho vào dịch đường trong quá trình nấu đối với 1 mẽ bia
5.600HL là:
+ Heineken: 11-12
+ Tiger: 8-9 lon
Hiện tại công ty phường Thới An – Quận 12 có 3 nhà nấu bia là: nhà nấu 1, nhà
nấu 2 và nhà nấu 3. Nhưng nhà nấu 1 hiện khônh hoạt động mà chỉ để trưng bày,
công suất nấu của nhà nấu 1 là 500.00HL/năm, nhà nấu 2 là 1.500.000HL/năm,
nhà nấu 3 có công suất 2.300.000HL/năm.
Sau quá trình nấu ta có được dịch đường nóng ta đưa qua bồn xoáy, thiết bị này
làm theo lực hướng tâm, tại đây dịch đường nóng sẽ được tách cặn nóng, cặn sẽ
được đưa ra khỏi thiết bị dưới lớp đáy, còn nước đường trong sau khi tách cặn sẽ
được đưa qua hệ thống làm lạnh.

Hệ thống làm lạnh, làm lạnh bởi nhiều lớp ngăn, bằng những lá thép không rỉ, ở
hệ thống làm lạnh này thì nước nóng sẽ được hạ nhiệt độ xuống còn 7-9o C. Quá
trình làm lạnh được thực hiện bởi những lý do sau:
+ Để tránh sự xâm nhập phát triển của vi sinh vật bên ngoài
+ Đảm bảo sự hoà tan oxi cần thiết đủ cho men phát triển trong giai đoạn đầu
trước khi lên men
+ Đảm bảo sự lắng cặn khi làm lạnh dịch đường, khi quá trình làm lạnh nhanh
diễn ra thì các globulin mới có thể lắng xuống được.
Trong quá trình làm lạnh, cũng diễn ra các biến đổi lý hóa :
+ khi bắt đầu làm lạnh, nhiệt độ dịch thể còn cao, trong dịch đường xảy ra quá
trình oxi hoá các hợp chất hữu cơ như maltoza, glucoza, fructoza, chất đắng, các
hợp chất chứa N2, tannin, nhựa houblon và các sản phẩm được tạo ra như acid
gluconic, muravic...
+ Nhiệt độ dịch đường giảm dần đồng nghĩa với tốc độ oxi hoá giảm dần, đến
45oC thì quá trình oxi hoá ngưng hoàn toàn, dưới 40o C thì oxi từ không khí
không thể hòa tan vào dịch thể.
+ Quá trình làm lạnh cũng hình thành và kết lắng chất cặn
+ Giai đoạn hạ nhiệt độ từ 60o C xuống 8o C phải thực hiện nhanh, nếu không sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cho các nhóm vi sinh vật phát triển như khuẩn sarxin, vi
khuẩn acetic, vi khuẩn lactic và E.Coli.
Sau khi dịch đường được làm lạnh đến nhiệt độ 7 – 9o C thì đường tiếp tục được
đưa qua bồn lên men để tiến hành lên men bia.
Tại bồn len men, thì men để được đưa vào, cùng với khí O2, men đưa vào pháo
là men thuần chủng và men đưa vào phải có tỷ lệ men dưới 8% đối với bia Tiger
và dưới 2-3% đối với bia Heineken, quá trình lên men sẽ diễn ra tại đây, đây
chính là quá trình alcol hoá.
+ Qua sự trao đổi chất của nấm men dẫn đến sự thay đổi cơ bản trong thành phần
hóa học của nước đường, biển nước đường thành một loại nước có hương, vị dễ
chịu và độ bền vững cần thiết đó chính là bia.
SVTH: TRẦN THỊ TRÚC MI


14


Báo cáo kiến tập thực tế nhà máy
+ Qua sự trao đổi chất của nấm men dẫn đến sự thay đổi cơ bản trong thành phần
hóa học của nước đường, biển nước đường thành một loại nước có hương, vị dễ
chịu và độ bền vững cần thiết đó chính là bia.
+ Thực chất quá trình lên men là quá trình oxi hoá khử xảy ra trong cơ thể vi sinh
vật, dưới tác động của một hệ thống enzyme nên còn được gọi là quá trình khử
oxi hoá sinh học.
+ Nấm men men là một loại vi sinh vật mang tính chất thực vật, nó có khả năng
phân giải các loại đường, lên men và hô hấp, nên trong quá trình lên men cần
phải cung cấp đầy đủ lượng khí cho nấm men hoạt động.
1.2.9 Sơ đồ lên men

Hình 1.13 Sơ đồ lên men bia
(Nguồn: />
Thuyết minh quy trình lên men bia
+ Bia bão hoà CO2 trong quá trình lên men chính và được bổ sung CO2 trong khi
lên men phụ. Hàm lượng CO2 bình thường sau khi lên men chính là 0,2% và lên
men phụ là 0,4-0,45% với áp suất tank là 0,3 atm và nhiệt độ là 0°C.
+ Oxi và rH (mức hoà tan oxi trong bia). Trong nước đường rH bình thường là 20
và sau khi lên men chính rH chỉ còn 10-11. Sự có mặt của oxi trong bia do keo
tạo điều kiện cho nấm men phát triển sau khi chết.
Quá trình lên men chính thường xảy ra ở nhiệt độ 6-8°C, trong 7-12 ngày đối với
bia vàng và khoảng 12-18 ngày đối với bia đen. Nhưng theo công nghệ hiện đại
thì quá trình lên men chính diễn ra nhanh hơn. Ở quá trình này thì men hấp thụ
đường dextrin và chuyển hóa thành rượu etylic, khí cacbonic và các sản phẩm
phụ khác, sản phẩm của quá trình này là bia non.

Mục đích của quá trình này là truyền các chất đường và các dextrin vó phân tử
thấp thành rượu etylic, CO2 và một số sản phẩm phụ khác tạo thành bia theo yêu
cầu kĩ thuật và chất lượng bia thành phẩm.
Trong nước đường khi đưa vào quá trình lên men có đầy đủ dinh dưỡng cho
nama men như: hidratcacbon, protein, các vitamin và muối khoáng. Sau khi
chuyển nấm men giống vào trong quá trình lên men, qua thời gian ngắn của thời
kì tiềm phát, nấm men sẽ nảy chồi và phát triển mạnh mẽ, lúc này số lượng tế
bào tăng lên rõ rệt, vừa phát triển vừa lên men, tạo ra các sản phẩm của quá trình
lên men.
SVTH: TRẦN THỊ TRÚC MI

15


Báo cáo kiến tập thực tế nhà máy
Quá trình lên men chính thường xảy ra qua 4 giai đoạn :
+ Giai đoạn đầu: tạo bột trắng và mịn xung quanh bề mặt dijcg lên men, men
đâm chồi.
+ Giai đoạn thứ 2: giai đoạn tạo bọt thấp, giai đoạn này xuất hiện nhiều bọt đặc
và trắng .
+ Giai đoạn 3: giai đoạn bọt cao, giai doạn này quá trình lên men diễn ra mạnh
mẽ nhất .
+ Giai đoạn cuối: ở giai đoạn này bọt xẹp xuống dần, bề mặt dịch đường phủ một
lớp màu nâu. Kết thúc quá trình lên men chính, sản phẩm thu được lúc này gọi là
bia non.
Quá trình lên men phụ là quá trình tiếp tục lên men phần chất khô còn lại sau khi
lên men chính, làm tăng mùi và hương cị của bia, bão hòa CO2,ổn định chất
lượng bia để thu được một loại nước uống bão hoà CO2, tạo cho người uống sự
dễ chịu và có hương thơm.
Trong quá trình lên men phụ ở nhiệt độ thấp diacctyl sẽ dần giảm đi, diacctyl là

sản phẩm phụ trong quá trình lên men, gây cho bia có hương vị khó chịu. Trong
suốt quá trình nổi bọt, CO2 góp phần đẩy O2 ra làm hiện tượng oxi hoá khử: hạn
chế các vi sinh vật hiếu khí phát triển làm giảm chất lượng bia.
Quá trình “chín bia” khi mùi vị của bã hèm biến mất, vị ngọt sẽ biến mất khi đã
lên men hết các chất khô còn lại. Vị đắng gắt sẽ mất dần do sự tác dụng tương hỗ
trợ giữa các protein và tanin hình thành các phức chất, kết tủa. Nấm men sẽ lắng
xuống đáy khi quá trình lên men kết thúc.
Yêu cầu sau khi kết thúc quá trình lên men phụ
+ Màu sắc vàng, trong suốt
+ Bia không được lần các vị lạ
+ Bọt trắng, mịn, xốp, dày và có độ bền ngọt
+ Có mùi thơm đặc trưng của bia
Khi kết thúc quá trình lên men, men bia sẽ được thu hồi về bộ phận thu hồi men,
để tận dụng nấu những mẽ bia kế tiếp, men sẽ tận dụng nấu 4-5 lần, men sẽ được
kiểm tra tế bào chết bằng kính hiển vi, khi lượng tế bào chết cao vượt quá mức
quy định, thì men bia sẽ được loại bỏ.
Sau quá trình lên men, bia sẽ được chuyển qua bồ ủ bia, tại đây bia được ủ lại để
cho bia trong hơn, có vị thơm hơn và dịu hơn, bia lúc này là bia chính mùi, lúc
này hương vị của sản phẩm đã xuất hiện.
Sau khi bia được ủ xong thì sẽ chuyển sang giai đoạn lọc bia. Mục đích của quá
trình lọc bia làm cho bia có độ trong, sáng đúng yêu cầu chất lượng, tách triệt để
các phần tử rắn, khuếch tán trong bia sau khi lắng xuống đáytrong quá trình ủ,
làm cho bia ổn định, gia tăng độ bền vững sinh học cho bia,loại bỏ hầu hết các vi
sinh vật (kể cả nấm men còn sót lại trong quá trình lên men) làm đục bia. Yêu
cầu bia sau lọc phải trong, có màu óng ánh khi ánh sáng xuyên qua, phải có độ
bền vững hóa học cao, không bị phân tán , không bị biến đổi thành các chất khác
trong quá trình bảo quản. Sau quá trình lọc bia, bia sẽ được chuyển sang bồn bia
SVTH: TRẦN THỊ TRÚC MI

16



Báo cáo kiến tập thực tế nhà máy
trong, bia lúc này có màu vàng đặc trưng, hoặc màu nâu đen đối với bia đen, lúc
này bia đã chín mùi, nhưng vẫn chưa uống được, cần phải chuyển sang bồn bia
trong để ổn định bia.
Bia sau khi qua bồn bia trong là đã thành bia thành phẩm, lúc này sẽ được đem đi
chiếc chai, hoặc chiếc lon.
Trước khi chiếc bia thường được bão hòa CO2 lần nữa. CO2 được nạp vào ngay
trước khi chiếc bia, trong thùng phối trộn.
1.2.10 Xử lý nước thải
Ở Cong ty TNHH Nhà Máy Bia Heineken Việt Nam, hệ thống xử lý nước thải
loại A đã được đồng loạt lắp đặt tại 3 nhà máy trực thuộc đang hoạt động với
kinh phí đầu tư lên đến 125.280.000.000 đồng (tương đương 6 triệu đô la Mỹ).
Với công cao nhất lên đến 6 triệu lít nước thải/ngày, hệ thống này đảm bảo toàn
bộ nước thải của các nhà máy được xử lý bằng một quy trình khép kín trước khi
trả về môi trường.

Hình 1.14 Khu vực xử lý nước thải
(Nguồn: />
Nhà máy bia Heineken Viet Nam là một công ty đi đầu về chỉ tiêu và chất lượng,
chỉ tiêu về an toàn thực phẩm, đồng thời công ty cũng đảm bảo về an toàn lao
động. Với wuy trình công nghệ khép kín và hiện đại, nguồn nguyên liệu nhập
khẩu đạt chuẩn chất lượng quốc tế đã góp phần làm sản phẩm đạt chất lượng và
nhận được nhiều giải thưởng danh giá, nhờ đó uy tín công ty nâng cao và vươn
tầm ra ngoài thế giới.

SVTH: TRẦN THỊ TRÚC MI

17



Báo cáo kiến tập thực tế nhà máy

CHƯƠNG 2. CÔNG TY YAKULT VIỆT NAM
2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Yakult
2.1.1 Giới thiệu
Công ty Yakult được xây dựng trên nghiên cứu của bác sĩ Minoru Shirota (hình
2.1) vào năm 1930, ông đã phân lập và nuôi cấy thành công chủng khuẩn
Lactobacillus casei Shirota.

Hình 2.1 Tiến sĩ Minoru Shirota
(Nguồn: />
Sau đó, giáo sư Minoru Shirota cùng với những người tình ngyện khác, phát triển
một loại thức uống có hương vị thơm ngon, giá rẻ để mọi người có thể tận hưởng
được những tính năng có lợi từ chủng Lactobacillus casei Shirota, chủng vi
khuẩn kháng đươc dịch vị acid dạ dày và dịch vị mật, tiến đến ruột non vẫn tồn
tại. Vì hiệu quả có lời của Yakult cũng như vì tâm niệm của Giáo sư Minoru
Shirota mong muốn mọi người đều khỏe mạnh mà Yakult tiếp tục lan rộng trên
khắp toàn cầu.
2.1.2 Lịch sử hìmh thành và phát triển
Năm 1935, Yakult được thương mại hóa lần đầu tại thị trường Nhật Bản
Năm 1955, Công ty Yakult Honsha được thành lập. Trung tâm nghiên cứu được
thành lập ở Kyoto.
Năm 1963, Yakult triển khai hệ thống Yakult – Ladies: Hệ thống giao hàng tận
nhà tại Nhật Bản.
Năm 1967, thành lập viện nghiên cứu vi sinh của Yakult tại Kunitachi - Nhật
Bản.
Năm 1968, Yakult được giới thiệu trên thị trường dạng chai nhựa mới.
Năm 1981, Chứng khoán của công ty được liệt kê vào danh sách lựa chọn đầu

tiên của Sở chứng khoán Tokyo.
Năm 1998, Yakult được Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản chứng
nhận FOSHU.
SVTH: TRẦN THỊ TRÚC MI

18


Báo cáo kiến tập thực tế nhà máy
Năm 2005, Chi nhánh trung tâm nghiên cứu vi sinh được thành lập tại Châu Âu (
Bỉ ).
Năm 2007, Công ty Yakult Việt Nam bắt đầu kinh doanh.

Hình 2.2 Công ty Yakult
(Nguồn: />
Yakult Honsha (hình 2.2) là công ty tiên phong trong lĩnh vực probiotics và là
một trong những công ty hàng đầu ở Nhật Bản. Kể từ khi Yakult có mặt trên thị
trường vào nă 1935 cho đến nay, công ty Yakult Honsha đã có hơn 80 năm kinh
nghiệm nghiên cứu. Và hiện tại Yakult đã lan rộng khắp toàn cầu, mỗi ngày có
khoảng 30 triệu chai Yakult được tiêu thụ trên 38 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Yakukt Honsha đang kinh doanh 3 dòng sản phẩm chính - thực phẩm và thức
uống, dòng mỹ phẩm và dược phẩm.
2.1.3 Công ty Yakult Việt Nam
Yakult Việt Nam (hình 2.3) được thành lập vào ngày 26/6/2006, với tổng vốn đầu
tư trên 400 tỉ đồng do sự góp vốn của Công ty Yakult Honsha của Nhật Bản
(80%) và tập đoàn Danone của Pháp (20%).

Hình 2.3 Công ty Yakult Việt Nam
(Nguồn: />
Nhà máy Yakult Việt Nam đặt tại khu công nghiệp Việt Nam Singapore - huyện

Thuận An - tỉnh Bình Dương, với tổng diện tích là 24000 m 2. Nhà máy Yakult
SVTH: TRẦN THỊ TRÚC MI

19


×