Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Đánh giá vai trò của các công cụ truyền thông đại chúng (PR) trong hoạt động kinh doanh du lịch tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ và du lịch HT travel TP cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.54 KB, 29 trang )

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành tại Việt Nam, một số
doanh nghiệp đã nhận thấy vai trò của bộ phận truyền thông
(PR) trong xây dựng thương hiệu bền vững và thể hiện các trách
nhiệm xã hội nên đã tổ chức và hoạt động truyền thông tương
đối bài bản. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp này không nhiều.
Không phải công ty nào cũng đầu tư và sử dụng hiệu quả bộ
phận truyền thông, mặc dù họ có thể chi rất nhiều tiền cho
quảng cáo. Đây cũng là nguyên nhân của việc có ít những công
trình nghiên cứu chi tiết, cụ thể về vấn đề truyền thông đối với


sự phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành ở Việt
Nam hiện nay.

1

Công cụ truyền thông đại chúng luôn là yếu tố không thể
thiếu được với mỗi doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh du
lịch hiện nay
Nhận thức được tầm quan trọng của vai trò công cụ truyền
thông đại chúng trong hoạt đông kinh doanh du lịch nên chúng
tôi chọn hướng nghiên cứu cho báo cáo thực tập với đề tài :“
ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA CÁC CÔNG CỤ TRUYỀN THÔNG ĐẠI
CHÚNG (PR) TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH TẠI
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ DU
LỊCH HT TRAVEL - TP CẦN THƠ”.


2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của bài báo cáo thực tập công cụ
truyền thông trong việc phát triển du lịch của Cty trách nhiệm
hữu hạn thương mại dịch vụ và du lịch HT Travel .
Các kênh truyền thông truyền tải thông tin cũng như thu
nhận thông tin từ
doanh nghiệp này.
b. Phạm vi nghiên cứu:
Để đánh giá vai trò của các công cụ truyền thông đại chúng
(PR), tác giả tập trung khảo sát Cty trách nhiệm hữu hạn dịch
vụ và du lịch HT Travel (Trụ sở chính tại số 7 Trần Văn Hoài , P.
Xuân Khánh , Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ) thể hiện trong những
phương diện hoạt động như truyền thông nội bô ̣ , truyền thông
với cộng đồng và truyền thông với báo chí.
Thời gian: 2 tháng ( từ tháng 2/2018 đến tháng 4/2018)
1

Nguồn : Trang wed Báo nhandan.com
3


3. Mục tiêu và mục đích nghiên cứu

3.1.

Mục tiêu nghiên cứu:

a. Mục tiêu tông quát:

-

Hiểu rõ vai trò từng công cụ truyền thông đại chúng PR trong hoạt động kinh
doanh du lịch.

- Tìm được các biện pháp sử dụng công cụ truyền thông đại chúng để phát triển
thương hiệu của công ty du lịch.
b. Mục tiêu cụ thể:
- Tìm được các công cụ truyền thông đại chúng trong hoạt động kinh doanh du
lịch.
- Lựa chọn các công cụ truyền thông đại chúng phù hợp trong hoạt động kinh
doanh du lịch.
3.2.

Mục đích nghiên cứu:

Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích công cụ truyền thông đại
chúng tại Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ và du lịch HT
Travel. Từ đó, rút kinh nghiệm thực tiễn việc sử dụng công cụ của bô ̣ phân
truyền thông tại các doanh nghiêp ̣ du lic ̣h lữ hành của nước ta hiên nay.
Bài báo cáo cũng đề xuất một số giải pháp mang tính khả thi và công cụ
truyền thông để có thể đem lại hiệu quả nếu được áp dụng nhằm nâng cao chất
lượng của hoạt động truyền thông tại các doanh nghiệp lữ hành nói riêng cũng
như các doanh nghiệp du lịch Việt Nam nói chung.
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu

- Phương pháp khảo sát để khảo sát công cụ truyền thông
đại chúng trong hoạt đông kinh doanh du lịch của công ty TNHH
thương mại dịch vụ và du lich HT Travel.
-


Phương pháp phân tích để phân tích nguyên nhân của

thực trạng sử dụng công cụ quan hệ công chúng (PR) và đánh
giá hiệu quả của hoạt động.

5


5. Kết quả đạt được

- Thu thập được những số liệu phản ánh thực trạng việc sử dụng công cụ quan hệ
công chúng trong kinh doanh du lịch làm cơ sở cho bài báo cáo thực tập.
- Tìm ra được nguyên nhân của việc sử dụng công cụ truyền thọng đại chúng.
- Đề ra được giải pháp nhầm nâng cao hiệu quả của công cụ truyền thông đại
chúng trong hoạt đông kinh doanh du lịch.
6. Cấu trúc báo cáo
Cấu trúc dự kiến của bài báo cáo:
• Gồm 3 Phần: Mở đầu, nội dung, kết luận
• Phần nội dung gồm có:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và các khái niệm
- Chương 2: Thực trạng tổ chức và hoạt động của bộ phận truyền thông tại
hai doanh nghiệp lữ hành
- Chương 3: Giải pháp trong việc tổ chức và triển khai các hoạt động của
bộ phận truyền thông cho doanh nghiệp du lịch Việt Nam

PHẦN NỘI DUNG

7



CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
CÁC KHÁI NIỆM VỀ CÔNG CỤ PR (TRUYỀN THÔNG ĐẠI
CHÚNG)
1.1 Các khái niệm về công cụ truyền thông đại chúng (PR)
Theo từ điển Wikipedia [1], truyền thông đại chúng được hiểu chung là một quá
trình có định hướng nhằm truyền đạt thông tin đại chúng tới những đối tượng
mục tiêu đại chúng bằng các phương tiện truyền thông đại chúng để phục vụ
mục đích đã được đề ra.
Các công cụ truyền thông đại chúng được sử dụng để truyền đạt thông tin
một cách đại chúng, rộng rãi, tức là có khả năng đưa thông tin tới đối tượng đại
chúng mục tiêu.Ví dụ: báo in, tạp chí, phát thanh, truyền hình, sách, internet...
Theo giáo trình Online Marketing[2], công cụ truyền thông đại chúng gồm
một loạt các công cụ được viết tắt bằng các chữ đầu tiên là PENCILS, tức là:
o P = các xuất bản phẩm (publications) (các tập san của công ty, các báo
cáo năm, các tập sách nhỏ bổ ích cho khách hàng, v.v…)
o E = Các sự kiện (events) (các hoạt động tài trợ thể thao hay các sự kiện
nghệ thuật hay các cuộc trưng bày hàng hóa)
o N =Tin tức (news) (các câu chuyện có lợi cho công ty, cho nhân viên, và
sản phẩm của công ty)
o C =Các hoạt động liên quan đến cộng đồng (community involvement
activities) (các đóng góp về thời gian và tiền của cho các nhu cầu của cộng
đồng)
o I =Các phương tiện nhận diện (identity media) (văn phòng phẩm, danh
thiếp, quy định về ăn mặc trong công ty)

1[

] Tài liệu tham khảo Internet:
/>2[ ] Dựa theo giáo trình Online Marketing, nguồn Internet:

/>9


o L =hoạt động vận động hành lang (lobbying activity)những nỗ lực gây
ảnh hưởng nhằm có được sự ủng hộ hay phản đối đối với một dự luật hay quyết
định có lợi hay bất lợi đối với công ty)
o S =Các hoạt động về trách nhiệm đối với xã hội (social responsibility
activities) (tạo dựng uy tín tốt cho công ty về trách nhiệm đối với xã hội)
1.2 Phân loại các hình thức của công cụ truyền thông đại chúng
(PR)
1.2.1 Quan hệ báo chí
Báo chí là một trong những công cụ truyền thông hiệu quả nhất trong hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Điểm mạnh của báo chí là có truyền đạt
thông tin đến đối tượng rộng rãi bằng con đường nhanh nhất và đáng tin cậy.
Báo chí là cơ quan ngôn luận của công chúng, phục vụ lợi ích quốc gia nên
nó có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến người dân. Đây là kênh truyền tải thông tin
hữu hiệu mà các doanh nghiệp cần quan tâm.
1.2.2 Tổ chức sự kiện
Tham gia và tổ chức tốt các sự kiện, là cơ hội để khách hàng biết nhiều hơn
về thương hiệu của doanh nghiệp. Tổ chức sự kiện cũng giúp doanh nghiệp và
khách hàng gần nhau hơn, góp phần củng cố mối quan hệ và gia tăng khả năng
tuyên truyền.
1.2.3 Trách nhiệm xã hội
Trách nhiệm xã hội được nhắc như là một hoạt động từ thiện của các doanh
nghiệp. Các hoạt động này liên quan đến việc doanh nghiệp tài trợ tiền giúp đỡ
người nghèo, trẻ em hiếu học,… Đây được coi là một công cụ PR làm tăng nhận
thức về thương hiệu và để lại ấn tượng tốt trong lòng công chúng.
1.2.4 Email marketing 1
“Email marketing” theo nghĩa tiếng Anh có thể được hiểu là “Tiếp thị qua
thư điện tử”. Nó là một hình tiếp thị sản phẩm, dịch vụ hay chính bản thân

doanh nghiệp đến các khách hàng thông qua hình thức thư điện tử.

Theo nguồn Webproldh
/>1

11


Có 3 hình thức Email marketing mà các doanh nghiệp thường sử dụng đó
là:
• Email Sale (Email bán hàng): Đây là loại Email được nhiều doanh
nghiệp sử dụng nhất. Nó mang mục đích giới thiệu sản phẩm và kêu gọi
mua hàng.
• Email truyền tải tin tức: Đây là loại email được áp dụng với mục đích
giữ liên lạc và xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng. Các
email này thường mang các thông tin về các sản phẩm mới ra mắt,
khuyến mãi, các sự kiện đặc biệt…
• Email chăm sóc khách hàng: Đây là loại email đang được nhiều doanh
nghiệp sử dụng bởi những lợi ích thiết thực mà nó mang lại. Loại email
này giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí vừa tạo ra tính chuyên
nghiệp trong chăm sóc khách hàng.
1.3 Vai trò của công cụ truyền thông đại chúng (PR)
Đối với các phương tiện nhận diện. Văn phòng phẩm, danh thiếp, và tập
sách giới thiệu công ty đều tạo ra một ấn tượng cho công ty. Cũng như đối với
các nhà xưởng, văn phòng, và các chiếc xe tải của công ty. Một công cụ giao
tiếp quan trọng là quy định về cách ăn mặc của công ty, có thể bao gồm việc
mặc đồng phục như đã thấy tại các hiệu thức ăn nhanh, các hãng hàng không, và
khách sạn. Hay có thể là một quy định về ăn mặc “mềm”, như quy định của
Thomas Watson của IBM rằng các nhân viên bán hàng của IBM phải mặc bộ
com lê đen, áo sơ mi trắng, và đeo cà vạt đẹp. Họ phải có dáng vẻ “chuyên

nghiệp”.
Với các sự kiện, PR là giúp doanh nghiệp truyền tải các thông điệp đến
khách hàng và những nhóm công chúng quan trọng của họ. Khi truyền đi các
thông điệp này, PR giúp sản phẩm dễ đi vào nhận thức của khách hàng, hay cụ
thể hơn là giúp khách hàng dễ dàng liên tưởng tới mỗi khi đối diện với một
thương hiệu. Ví dụ như tã lót Huggies đã tổ chức một chương trình PR rộng rãi
được quảng cáo khá rầm rộ “Bé Huggies năng động” hoặc Unilever vận động
chương trình “Gửi tặng đồng phục đi học mà bạn không dùng nữa cho bột giặt
13


OMO” cho các nữ sinh ở các vùng xa. Chương trình này có tính từ thiện, phục
vụ cho cộng đồng nên đã tranh thủ được thiện cảm của công chúng.
Hơn nữa, thông điệp PR ít mang tính thương mại do sử dụng các phương
tiện trung gian hoặc các bài viết trên báo, vì chứa đựng lượng thông tin đa dạng,
phong phú nên dễ gây cảm tình và dễ được công chúng chấp nhận.
1.4 Các kênh truyền thông cơ bản và cách thức xúc tiến, quảng
bá với thị trường du lịch
Bên cạnh việc xác định đúng đối tượng truyền thông, kênh
tiếp cận cũng phải được lựa chọn phù hợp. Có thể chia thành 2
kênh: kênh trực tiếp (kênh giới thiệu, kênh chuyên gia, kênh xã
hội) và kênh gián tiếp (phương tiện truyền thông, bầu không
khí, các sự kiện).
Kênh trực tiếp:
- Kênh giới thiệu: gồm những đại lý du lịch, nhân viên tiếp xúc
trực tiếp với người tiêu dùng trên thị trường mục tiêu. Thị trường
nội địa và thị trường quốc tế cần hướng đến là đại lý, nhân viên
tư vấn du lịch (điều hành, bán hàng, marketing…); nhân viên tại
điểm đến (hướng dẫn viên, thuyết minh viên,nhân viên khách
sạn, lái xe, nhân viên ban quản lý điểm du lịch…).

-

Kênh chuyên gia: gồm các chuyên gia độc lập trong một số lĩnh
vực liên quan phát biểu ý kiến cá nhân trên các phương tiện
truyền thông đại chúng về thương hiệu điểm đến với khách
hàng mục tiêu. Thị trường nội địa là chuyên gia của Tổng cục
Du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam…, chuyên gia đào tạo và
nghiên cứu du lịch.Thị trường quốc tế là chuyên gia của Tổ chức
Du lịch thế giới (UNWTO), Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới
(WTTC), Hiệp hội khách sạn quốc tế (LHA), Hiệp hội Du lịch châu
Á – Thái Bình Dương (PATA), Hiệp hội Du lịch châu Âu (ETC)…;
chuyên gia đào tạo vào nghiên cứu du lịch quốc tế.
15


- Kênh xã hội: Lan tỏa thông tin theo lối truyền miệng, nói cách
khác, khách hàng sau khi du lịch ở điểm đến sẽ trở thành người
ủng hộ hay không ủng hộ thương hiệu và tham gia vào quá
trình xúc tiến thương hiệu; tổ chức (thông qua các đại lý du lịch
lớn) các cuộc thi trên mạng xã hội về điểm đến (hình ảnh đẹp,
ký sự hay, kỷ niệm ấn tượng nhất….). Thị trường nội địa hướng
đến là hệ thống mạng xã hội Youtube, Facebook, Yahoo, ZingMe,
Go, Yume, Tamtay, TTONVL…; hệ thống website tư vấn du lịch
Clip, Xomnhiepanh, Phuot, Thodia, Diadiem…Thị trường quốc tế
làhệ thống mạng xã hội (Youtube, Facebook, Yahoo, Twitter,
Flickr…); hệ thống website tư vấn du lịch (TripAdvisor, Yahoo
Travel, Lonely Planet…); hệ thống đặt chỗ online (booking.com,
agoda.com, expedia.com, orbitz.com…)..
Kênh gián tiếp
- Phương tiện truyền thông gồm báo, tạp chí; ấn phẩm gửi trực

tiếp (bản đồ, tờ rơi, tờ gấp…); truyền thanh (bản tin du lịch);
truyền hình (phim quảng cáo thương hiệu, phim tài liệu, chương
trình truyền hình thực tế…); điện tử (internet, CD, DVD); trưng
bày (biển quảng cáo, phương tiện giao thông); các phương tiện
hỗ trợ khác.
- Đối với từng loại hình, chúng ta có thể chọn lựa cách thức
quảng bá, xúc tiến thương hiệu Du lịch Việt Nam tới các thị
trường mục tiêu theo những cách khác nhau. Chẳng hạn, đối với
ấn phẩm báo, tạp chí, cần chọn lựa những ấn bản có số lượng
phát hành cao, phù hợp với thói quen tiêu dùng của từng thị
trường mục tiêu để đăng bài PR về điểm đến kèm hình ảnh
thương hiệu quốc gia và vùng. Có thể tổ chức các cuộc thi Ảnh
đẹp về điểm đến hoặc cuộc thi viết Ký sự du lịch, Cảm nhận du
khách… để quảng bá thương hiệu. Đối với ấn phẩm gửi trực
17


tiếp, khi quảng bá xúc tiến nên vận dụng sáng tạo bộ công cụ
hướng dẫn thương hiệu, với thị trường nội địa nên đảm bảo tính
thống nhất với các sản phẩm cốt lõi, hình ảnh hấp dẫn, thông
tin rõ ràng về các điểm, tour cũng như giá trị cốt lõi của thương
hiệu; khi xúc tiến ở thị trường quốc tế nên đảm bảo tính đa
dạng song thống nhất trên các thị trường mục tiêu, hình ảnh
hấp dẫn, thông tin rõ ràng, ngôn ngữ đa dạng (Anh, Pháp, Nga,
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…). Đối với truyền thông điện
tử, cần chú trọng xây dựng các website xúc tiến du lịch; thư
viện hình ảnh thương hiệu online; PR và quảng cáo liên kết với
các website đặt chỗ hàng không, vận tải, khách sạn hay ẩm
thực; đặc biệt là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) trên google
với các từ khóa liên quan đến thương hiệu, sản phẩm du lịch

quốc gia và vùng…1

1 Nguồn ThS Nguyễn Thu Thủy, Tạp chí du lịch.

19


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ CÁCH SỬ DỤNG CÔNG CỤ
TRUYỀN THÔNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH
VỤ VÀ DU LỊCH HT TRAVEL
2.1 Mô hình tổ chức và hoạt động của bộ phận truyền
thông tại cty TNHH Thương mại Dịch vụ và Du lịch HT
Travel:
2.1.1 Giới thiệu Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Du lịch
HT Travel:
Năm 2007, Ngành Du lịch Cần Thơ nói riêng và Du lịch Việt
Nam nói chung có sự chuyển biến khá rõ nét. Lượng khách quốc
tế đến Việt Nam ngày càng đông, đồng thời, thu nhập của người
dân cũng tăng lên đáng kể tạo đà cho sự phát triển của ngành
công nghiệp không khói này. Hòa mình trong xu thế chung đó,
DNTN HT TRAVEL chính thức ra đời, góp mặt cùng ngành du lịch
Tp. Cần Thơ trong lĩnh vực dịch vụ lữ hành. Gần 10 năm hoạt
động, DNTN HT TRAVEL cũng đã trải qua nhiều giai đoạn thăng
trầm để có thể giữ vững thương hiệu của mình.
Sau một thời gian thay đổi trụ sở, đến cuối năm 2010,
cùng với xu hướng hội nhập của đất nước, HT TRAVEL trở thành
21



đơn vị kinh doanh độc lập với tên gọi đầy đủ là Công ty TNHH
Thương mại Dịch vụ và Du lịch HT TRAVEL
Sau hơn 05 năm trở thành đơn vị độc lập, HT TRAVEL đã
gặt hái được một số thành công nhất định trong buổi bình minh
của du lịch Đồng bằng sông Cửu Long. Công ty đã giành được
chỗ đứng của mình đối với thị trường kinh doanh du lịch trong
và ngoài nước. Ngày nay, khi nhắc đến thương hiệu HT TRAVEL,
khách hàng nhận diện ngay đó là một đơn vị du lịch đáng tin
cậy và rất mạnh trong lĩnh vực kinh doanh khách quốc tế
(Inbound) đặc biệt là thị trường khách Châu Âu, Úc, Mỹ.
Bên cạnh đó, không những được nhận biết bởi khách hàng
và các đối tác trong nước, HT TRAVEL còn nhận sự trọng thị và
hỗ trợ mạnh mẽ của lãnh đạo địa phương, các đơn vị tổ chức,
các cơ quan xúc tiến du lịch của các quốc gia có nền du lịch
phát triển. Tháng 4/2010, để minh chứng cho thành công và sự
phát triển đáng kể của công ty, HT TRAVEL đã chính thức khai
trương trụ sở làm việc mới tại Số 07 Trần Văn Hoài, Quận Ninh
Kiều, TPCT.
HT TRAVEL có mặt trên thị trường du lịch Thành phố Cần
Thơ vào năm 2008 và chính thức trở thành Công ty TNHH
Thương mại Dịch vụ và Du lịch HT Travel vào ngày 02/4/2010.
Trụ sở đầu tiên tại số 33 Ngô Gia Tự, Quận Ninh Kiều, Tp. Cần
Thơ.
Từ năm 2008 – 2010: chính thức khai thác tuyến du lịch
Cần Thơ và Châu Đốc và mở rộng ra du lịch Đồng bằng sông
Cửu Long cho khách nước ngoài.
Năm 2011: Triển khai và phát triển tuyến du lịch Bến Tre.
Năm 2012: Triển khai và phát triển tuyến du lịch Sa Đéc –
Đồng Tháp
23



Năm 2013 - 2015: Chính thức phát triển toàn thị trường du
lịch Đồng bằng Sông Cửu Long và đón khách homestay tại Bến
Tre, An Giang, Cần Thơ
- Tên Giao dịch: Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ và Du Lịch
HT Travel
- Tên tiếng Anh: HTTravel Trading Service and Travel Limited
Liability Company
- Tên viết tắt: HTTravel Co.,Ltd
- Trụ sở chính tại số: 07, Trần Văn Hoài, Thành Phố Cần Thơ
- Điện thoại: 02923. 74 59 59 – 74 59 60
-

Website:

2.1.2 Cơ cấu tổ chức:
Hội Đồng
Thành Viên

Ban Giám Đốc

PhòngPhòng điều hành tour, xe
Sales & Marketing
Phòng Nhân sự & Hướng dẫn viên
kế toán
Phòng vé
25
Hình 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty TNHH TM DV và DL HT Travel



Ta thấy rằng mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty là cơ cấu
trực tuyến. Trực tuyến là nói đến quyền hạn trực tiếp của nhà
quản trị trong việc ra quyết định. Với hình thức cơ cấu trực
tuyến nhà quản trị sẽ tập trung được quyền lực nhiều hơn. Tuy
nhiên, qua đó sẽ có những hạn chế khi tình hình nhân sự hay bộ
máy ngày càng phát triển nhà quản trị sẽ gặp không ít khó khăn
trong việc ra quyết định. Vì vậy cần thực hiện phân quyền nhiều
hơn cho cấp dưới để đạt được hiệu quả trong công tác quản lý,
cũng như trong hoạt động của công ty.
Tình hình nhân sự:
- Ban Giám Đốc: 02 nhân sự
- Phòng Vé: 03 nhân sự.
- Điều hành tour, xe: 02 nhân sự.
- Kế toán: 02 nhân sự.
- Sale & Marketing: 06 nhân sự.
- Phòng nhân sự + Hướng dẫn viên: 05 nhân sự.
- Tài xế: 03 nhân sự
Bảng 1: Trình độ nhân viên Trung Tâm Điều Hành Du Lịch Cần
Thơ

1

Chức vụ

Số lượng

Trình độ

02


Đại Học

Kế toán

02

Đại Học

Phòng vé

03

Đại học

Ban Giám Đốc

1 Nguồn Công ty TNHH TMDV và Du lịch HT Travel

27


Điều

hành tour,

02

Đại học


xe & marketing
Sale

06

Đại Học

Tài xế
Phòng nhân sự -

03
02

PTTH
Đại Học

Hướng dẫn viên

03

Cao Đẳng

Tổng

23

Bên cạnh lực lượng hướng dẫn viên thường trực là 03 nhân
sự, Công ty còn có một đội ngũ hướng dẫn cộng tác làm việc
bán thời gian, khoảng 20 hướng dẫn viên tiếng Anh, Đức, Pháp,
Nga, Nhật... chuyên nghiệp khác.

Lực lượng tài xế thường xuyên của Công ty là 03 người, do
phương tiện vận chuyển đường bộ của công ty chỉ bao gồm một
xe 07 chỗ và hai xe 29 chỗ. Vào mùa cao điểm nhằm đáp ứng
kịp thời cho nhu cầu vận chuyển hành khách thì công ty sẽ tiến
hành thuê xe ngoài. Vì vậy số lượng tài xế thường trực của công
ty chỉ gồm 03 nhân viên.
2.2 Tình hình sử dụng công cụ truyền thông của công ty TNHH Thương
mại Dịch vụ và Du lịch HT Travel
2.2.1 Truyền thông nội bộ
- Du lịch toàn công ty
- Thay đổi môi trường làm việc thêm gần gũi và sinh động
- Họp mặt định kì toàn công ty
- Liên hoan toàn công ty
- Kênh thông tin nội bộ, chia sẽ kiền thức
- Tổ chức lễ kỉ niệm và các ngày quan trọng
- Chăm sóc sức khỏe cho thành viên trong công ty
- Nhận phản hồi từ các thành viên trong cty

29


2.2.2 Truyền thông đối ngoại

• Khuyến mãi
- Hoạt động khuyến mại là hoạt động xúc tiến bán hàng đem lại
hiệu quả cao trong kinh doanh thương mại. Nhận biết rõ điều đó
công ty HT travel đã rất tích cực áp dụng trong hoạt động này.
Hoạt động khuyến mại thường được diễn ra vào những mùa
thấp điểm để thu hút khách ví dụ như giảm 5% - 10% giá tour,
miễn phí một bữa ăn, khuyến mãi tặng phẩm, áo phông, mũ,

vật phẩm quảng cáo, voucher,... Đối tượng được khuyến mại
của công ty là tất cả các khách hàng đặt dịch vụ và khuyến mãi
đặc biệt với các trung gian phân phối để kích thích sức tiêu thụ
của các trung gian này và những khách hàng than thiết để họ
có thể giới thiệu, quảng cáo thêm nhiều khách hàng mới. Ngoài
ra công ty còn đưa ra những chương trình khuyến mãi nhân các
dịp lễ để tăng khả năng cạnh tranh.
• Quảng cáo
.- HT travel đã sử dụng các hình thức và phương tiện quảng cáo khác
nhau để giới thiệu, đưa chương trình du lịch tiếp cận các đối tượng khách hàng
mục tiêu và tiềm năng của công ty.
- Thị trường nội địa: công ty thường xuyên gởi các tờ rơi, tập gấp, các
bảng giới thiệu chương trình du lịch, tờ quảng cáo tổng hợp hay theo chuyên đề
đến các doanh nghiệp; tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội; các trường học trên địa
bàn thành phố Cần Thơ, các tỉnh, thành phố trong khu vực miền Tây ,gởi những
thông tin mới về các chương trình du lịch cho các chi nhánh, các đối tác lữ hành
trong nước, quảng cáo trên mạng Internet.
- Thị trường khách quốc tế: Việc quảng bá sản phẩm lữ hành của công ty
ra thị trường quốc tế thông qua mạng Internet, gởi các catalog chương trình du
lịch, tập gấp đến các đối tác lữ hành gửi khách, các văn phòng đại diện và chi
nhánh của công ty. Nhờ đó công ty đã thu hút, khai thác hay nhận lại khách quốc
31


tế từ các đơn vị gửi khách và thực hiện chương trình du lịch theo đúng hợp đồng
đã ký kết. Song những thông tin về khách, về những thay đổi trong chương trình
du lịch giữa hai bên nhiều khi chưa chính xác, chưa thật đầy đủ. Mặt khác những
thông tin mới nhất liên quan đến các chương trình du lịch của công ty đến với
khách và các đối tác chậm nên khó đáp ứng tốt nhu cầu của khách du lịch quốc
tế.

- Bên cạnh đó, công ty còn tiến hành quảng cáo trên các báo Cần Thơ,
tạp chí du lịch, tạp chí phụ nữ, …. tham gia các hội chợ du lịch, các hội nghị, hội
thảo về du lịch nhằm giới thiệu, quảng bá công ty mình. Ngoài ra công ty phải
chú ý đến sự quảng cáo truyền miệng, website, facebook,..
• Quan hệ cộng đồng
-

Tham gia tài trợ các chương trình nhân đạo

-

Liên kết công ty TNHH Thương mại dịch vụ du lịch và xuất
nhập khẩu TS nhận khách tham quan du lịch nước ngoài.

-

Tham gia hội chợ du lịch ITE tại TP HCM

-

Tài trợ cho hội khuyến học quận Bình Thủy.

-

Phát quà cho các tiểu thương tại chợ nổi Cái Răng

-

Tài trợ cho các hoạt động đoàn tại trường CĐ Cần Thơ
• Chào hàng cá nhân


- Truyền thông trực tiếp giữa nhân viên và khách hàng tiềm năng
(đưa ra thông tin, giới thiệu sản phẩm tác động đến khách
hàng để thuyết phục họ tin dùng sản phẩm.
• Vận động hành lang
- Công cụ này chưa thực sự được thực hiện ở công ty, chỉ dựa
vào mối quan hệ giữa ban lãnh đạo công ty và chính quyền địa
phương, những người có chức, có quyền, công cụ này được sử
dụng hiệu quả trong việc tặng tour du lịch cho gia đình nhân
vật uy tín, có quyền vào mỗi dịp lễ tết. Điều này tạo mối quan

33


hệ tốt để họ giúp đỡ mình trong những thông tin hay hợp đồng
nào đó,
• Đầu tư xã hội
- Công cụ này chưa được công ty áp dụng, nó chỉ dừng lại ở mức
độ tham gia các hoạt động tài trợ cộng đồng, hoạt động gây
quỹ, công ty cũng đã tạo được mối quan hệ với các nhà hảo
tâm, song công ty chưa có được sự ủng hộ về tài chính hay bất
kì một vật lực nào,..
• Tin tức
- Thông tin tốt của công ty được phóng viên tự nguyện đăng tải
vài lần trên các bài báo và được sự đồng ý của công ty, ví dụ
về chất lượng dịch vụ, tour du lịch mới đầy lí thú,... Song chỉ
dừng lại ở số lượng đăng tải quá ít không đủ số lượng lớn công
chúng chú ý đến.

35



CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG CỤ TRUYỀN
THÔNG CHO DOANH NGHIỆP DU LỊCH
3.1 Ưu điểm, nhược điểm về công cụ truyền thông công
ty du lịch:
Hiện nay để đưa sản phẩm hay tên tuổi của mình ra ngoài thị trường, đến
với được với công chúng, với khách hàng tiềm năng, các doanh nghiệp, các công
ty doanh nghiệp đã sử dụng rất nhiều những phương tiện truyền thông khác
nhau. Phương tiện nào cũng có những ưu nhược điểm của riêng nó, chúng ta sẽ
tìm hiểu qua một vài kênh truyền thông mà công ty này đang hoạt động trong
lĩnh vực quản bá thương hiệu của mình :
• Điện thoại trực tiếp (direct telefone)
Ưu: Có hiệu quả tác động cao nhất so với những phương
tiện khác. Do bạn được trực tiếp trao đổi với khách hàng nên
có cơ hội lớn để giới thiệu chi tiết về sản phẩm dịch vụ và
tìm hiểu được chính xác nhu cầu và mong muốn của khách
hàng, ngoài ra bạn cũng có thể xây dựng mối quan hệ và
chiếm được thiện cảm của khách hàng hoặc có thể bán ngay
được sản phẩm. Trong trường hợp này khách hàng thường trả
lới rất chính xác nhu cầu và mong muốn của họ, qua đó bạn
có thể chuẩn bị cho các bước bán hàng và quảng cáo tiếp
theo.
Nhược: Tuy nhiên, chi phí quá đắt, chỉ tiếp cận được một
số ít khách hàng và có thể làm mất thời gian của khách hàng
37


dẫn đến khách hàng có ác cảm, bạn cần tình toán thời gian

nào thì phù hợp với từng ngành nghề, từng khách hàng khác
nhau và hỏi ý kiến họ trước khi trao đổi.
• Thư trực tiếp (direct mail)
Ưu: Có hiệu quả tác động cao gần nhất so với những
phương tiện khác. Do được gửi dưới dạng thư riêng, người
nhận sẽ bóc và đọc ngay thông điệp của bạn.
Nhược: Cách này có thể hơi tốn kém do chi phí được tính
trên mỗi thư riêng cho từng người mà bạn muốn gửi thông
điệp (tùy từng dịch vụ, ví dụ lượng khách hàng chọn lọc và
số lượng không nhiều, sản phẩm sang trọng và có giá trị lớn
thì có thể lựa chọn cách này).
• Ti-vi (Television)
Ưu: Trực quan, sinh động, nhiều người chú ý, gây hiệu
quả mạnh, đến được nhiều đối tượng.
Nhược: giá cả đắt, phải chiếu quảng cáo vào thời gian cụ
thể lúc mọi người thư giãn, hay đang xem nhưng khán giả
thường chuyển kênh ngay khi nhìn thấy quảng cáo và hiện
nay có rất nhiều kênh truyền hình (64 + VTV + VTC + capble
xấp xỉ 100 kênh) nên nếu khán giả rảnh rỗi và đang ngồi
trước mành hình, tay nhăm nhe chiếc điều khiển thì họ
chuyển kênh rất nhanh.
• Radio
Ưu: Có thể tạo ấn tượng và tác động đến khán giả dễ
dàng hơn là những mục quảng cáo được in trên báo. Người
nghe bắt buộc phải tiếp nhận thông điệp của bạn nếu họ
không muốn chuyển sang đài khác thường rất mất thời
gian hoặc tắt radio. Chi phí có thể tương đương với quảng
cáo trên báo in.
Nhược: Tùy từng nhóm đối tượng cụ thể, ví dụ khách
hàng tại các vùng núi, vùng nông thôn hay những sản phẩm

liên quan đến nông nghiệp hoặc liên quan chặt chẽ tới đời
sống của họ.
• Quảng cáo ngoài trời
39


Nó bao hàm việc treo các biển quảng cáo ngoài trời,
đồng thời tổ chức những sự kiện, những chương trình nhằm
maketing cho sản phẩm, hay đơn giản chỉ là tài trợ cho
chương trình để được treo logo trên phông chương trình.
Ưu: Quảng cáo ngoài trời và trên đuờng phố rất dễ đập
vào mắt mọi người. tổ chức sự kiện sẽ gián tiếp được đài
truyền hình và các báo đài đưa tin về thương hiệu của công
ty.
Nhược: Tuy nhiên, dù dễ nhìn thấy, song không mấy ai
dành nhiều thời gian để đọc nó. Nếu chọn hình thức này,
thông điệp của bạn phải hết sức ngắn gọn, súc tích và chủ
yếu là quảng cáo thương hiệu hay tên công ty, lĩnh vực kinh
doanh hoặc hình ảnh sản phẩm. Với sự kiện thì chiến dịch
không mang tính bền vững, khi sự kiện kết thúc thì quảng
cáo cũng kết thúc.
•Tạp chí
Ưu: Đối với tạp chí, hiệu quả lôi cuốn sự chú ý của
người đọc có phần khá hơn. Độc giả có khuynh hướng đọc
kỹ tạp chí hơn là báo. Ngoài ra, do số lượng các mẩu
quảng cáo trên tạp chí không nhiều nên cơ hội để độc giả
ghé mắt qua quảng cáo của bạn cũng cao hơn và mức độ
lặp lại cao hơn do thời gian sử dụng của tạp chí dài hơn.
Nhược: Tuy nhiên, quảng cáo trên tạp chí đắt hơn so
với trên báo, và không phải ai cũng đọc tạp chí.

• Báo
Ưu: Quảng cáo trên báo có lẽ là cách rẻ nhất để đến
được với rộng rãi công chúng, chi phí rẻ.
Nhược: Số lượng các mẩu quảng cáo lại quá nhiều nên
dễ làm cho người đọc rối mắt. Thông thường, độc giả sẽ
đọc lướt qua tờ báo. Nếu có ghé mắt qua một mẩu quảng
cáo nào đó, họ cũng sẽ chỉ liếc sơ phần tiêu đề (headline)
và bỏ qua phần chữ bên dưới.
• Tờ tơi, tờ gấp
Ưu: Chi phí rẻ, đơn giản, rễ kiểm soát và đo được hiệu
quả.

41


Nhược: Hình thức này chỉ phù hợp với như: khai chương,
khánh thành, khuyến mãi.


Indor
Ưu: Kiểm tra lại các display tại các shop, hàng tuần đi
chụp ảnh và sắp xếp lại display cho đồng bộ và thống nhất
giữa các shop, khách hàng sẽ ấn tượng về sự đồng bộ này.
Nhược: Nhưng quảng cáo kiểu này chỉ nhấn mạnh vào
một đợt khuyến mại giảm giá của sản phẩm, hay một dịch
vụ mà công ty cung cấp.



Quảng cáo Internet (quảng cáo trực tuyến)

Đây là một hình thức mới ở Việt Nam mới được khai
thác trong một vài năm trở lại đây.
Ưu: là khai thác quảng cáo trên các website, google
search, các mạng xã hội, các forum, E-Maketing, hiệu quả
có thể đo lường được luôn, đối tượng khách hàng tiềm
năng cho nhiều sản phẩm đang có xu hướng sử dụng
internet ngày càng tăng.
Nhược: Là một hình thức mới, chưa được khai thác
nhiều, dịch vụ còn nhiều thiếu sót.

3.2 Đề xuất giải pháp phát huy hiệu quả của bộ phận
truyền thông trong công ty du lịch
Hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành là chỉ tiêu phản ánh
cứ một đơn vị tiền tệ bỏ ra cho việc kinh doanh thì thu vào bao
nhiêu đơn vị tiền tệ. Hệ số kinh doanh trong kì phân tích phải
lớn một thì kinh doanh mới có hiệu quả và hệ số này càng lớn
hơn một thì chứng tỏ công ty kinh doanh có hiệu quả càng cao.
Nhìn vào hiệu quả kinh doanh của công ty trong các năm ta
thấy công ty kinh doanh có hiệu quả nhưng hiệu quả chưa được
cao như mong muốn. Do vậy để nâng cao hiệu quả kinh doanh
của công ty trong bối cảnh hiện nay có rất nhiều giải pháp. Qua
thời gian thực tập thực tế tại công ty và do kinh nghiệm còn hạn
chế, tôi chỉ xin đưa ra một số giải pháp giúp Ban Giám Đốc của
công ty có thêm một vài thông tin tham khảo.
43


Em xin đưa ra một số giải pháp:
- Mở rộng thêm các phương thức mới như tổ chức các sự
kiện nhỏ trong các trường Đại Học, Cao đẳng.

- Tour du lịch kết hợp thiền nguyện là một trào lưu mới đang
được khách du lịch hiện nay chú ý đến cần được công ty phát
triển thêm.
- Xây dựng quan hệ với báo chí truyền thông mà đều mà
bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải chú ý.
- Thành lập bộ phận PR của công ty là điều tất yếu
- Chính sách quảng cáo khuếch trương Để khách du lịch biết
đến công ty và sản phẩm của công ty thì cách tốt nhất, hiệu
quả nhất tạo uy tín của mình trong lòng khách hàng, muốn đưa
sản phẩm của công ty mình đến với khách hàng đều phải thực
hiện chiến dịch quảng cáo, khuếch trương. Công ty phải có
chiến dịch quảng các trên báo tạp chí , truyền hình trong và
ngoài nước…các tập gấp, báo chí phải được trang trí đẹp, hấp
dẫn. Các đợt quảng cáo không chỉ được gởi đi trong nước và
ngoài nước mà nó còn được gởi tới các đại lý. Công ty nên có
một lập trình viên giỏi để thiết kế trang wed đẹp, bắt mắt khi
khách hàng nhìn vào sẽ nghĩ ngay đến công ty và mua chương
trình của công ty. Bên cạnh đó kỉ thuật viên còn phải sửa chữa
các lỗi kỉ thuật mà máy tính trong nội bộ của công ty hay gặp
phải buộc phải nhờ kỉ thuật viên ở các trung tâm vi tính đến sữa
làm tốn kém chi phí.
Mô hình quảng cáo phải thỏa mãn các điều kiện sau:
•Lôi cuốn sự chú ý.
• Tạo sự chú ý, quan tâm của đối tượng khách.
•Tạo sự khát vọng về sản phẩm.
•Hướng dẫn chấp nhận sản phẩm.
45


•Thỏa mãn nhu cầu của khách.

Ngoài ra công ty nên tham gia vào các cuộc triển lãm
quốc tế, một mặt để học hỏi kinh nghiệm của các công ty lữ
hành hàng đầu trong nước và quốc tế, đồng thời cũng quảng
cáo cho sản phẩm của chính mình ra thị trường thế giới một
cách có hiệu quả nhất.

47


PHẦN KẾT LUẬN
PR đang ngày một chứng tỏ vị trí quan trọng của nó trong
công tác truyền thông của các doanh nghiệp, cho dù doanh
nghiệp đó có quy mô như thế nào. Các công ty đang sử dụng PR
như một công cụ truyền thông chính yếu, song không phải công
ty nào cũng có được cái nhìn chuyên sâu về những công cụ
truyền thông này.
PR cũng như các hoạt động khác nó cần một chiến lược cụ
thể làm định hướng chung xuyên suốt quá trình tồn tại và kinh
doanh của doanh nghiệp, và những chiến lược đó phải luôn tạo
nên sự mới mẽ mới thu hút được sự quan tâm của công chúng,
phải lấy nhóm công chúng mục tiêu làm sự khởi đầu cho các
chương trình PR.
Chắc chắn tôi còn nhiều hạn chế khi báo cáo vấn đề này,
song vẫn muốn góp một phần nhỏ bé của mình để cho công cu
PR của công ty du lịch HT travel ngày một thành công hơn nữa.
Xin chân thành cảm ơn

PHẦN KIẾN NGHỊ

49



×