Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Đánh giá chất lượng nước mặt tại kênh 8m, kênh 30 4 thành phố sóc trăng luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (624.42 KB, 49 trang )

MỤC LỤC

MỤC LỤC..................................................................................................................... i
DANH SÁCH BẢNG..................................................................................................iii
DANH SÁCH HÌNH...................................................................................................iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................v
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỞNG TỈNH
SÓC TRĂNG................................................................................................................ 1
1.1 Tổng quan về Sở Tài nguyên và Môi trưởng tỉnh Sóc Trăng và Trung tâm
Quan trắc và Môi trường.........................................................................................1
1.2 Tổng quan về thành phố Sóc Trăng..................................................................2
1.2.1 Điều kiện tự nhiên........................................................................................2
1.2.2 Vị trí địa lí.....................................................................................................6
1.2.3 Hạ tầng kinh tế - xã hội................................................................................6
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƯỚC MẶT KÊNH 8M, KÊNH 30/4
TẠI THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG, TỈNH SÓC TRĂNG...........................................8
2.1 Các khái niệm liên quan đến ô nhiễm nước......................................................8
2.1.1 Định nghĩa.....................................................................................................9
2.1.2 Nguyên nhân...............................................................................................10
2.1.3 Các tác nhân gây ô nhiễm..........................................................................12
2.2 Ảnh hưởng của ô nhiễm nước..........................................................................14
2.2.1 Ảnh hưởng đến môi trường.......................................................................14
2.2.2 Ảnh hưởng đến con người.........................................................................16
2.3 Hiện trạng của kênh 8m và kênh 30/4.............................................................20
2.4 Đánh giá kết quả phân tích..............................................................................21
2.4.1 pH................................................................................................................21
2.4.2 Nhu cầu oxy hóa học (COD)......................................................................23
2.4.3 Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD).....................................................................25
2.4.4 Tổng chất rắn lơ lửng trong nước (TSS)..................................................28
2.4.5 Amoni (N-NH4+)..........................................................................................30
2.4.6 Photphat (P-PO43-)......................................................................................33


2.4.7 Coliform (biểu diễn thông qua log 10 chỉ số Coliform)...........................36
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..........................................................39
3.1 Thảo luận........................................................................................................... 39
3.2 Kết luận.............................................................................................................39
3.3 Đề xuất giải pháp quản lí chất lượng môi trường..........................................40
1


TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................42
PHỤ LỤC : QCVN 08-MT:2015/BTNMT. QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC
GIA VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT....................................................................44

DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Đặc điểm của nước mặt

9

2.2

Các nguyên tố độc hại trong nước tự nhiên và nước
thải


18

2.3

Các vi khuẩn gây bệnh chủ yếu

19

2.4

Giá trị pH đo được qua 12 đợt phân tích

21

2.5

Giá trị COD đo được qua 12 đợt phân tích

23

2.6

Giá trị BOD đo được qua 12 đợt phân tích

26

2.7

Hàm lượng TSS đo được qua 12 đợt phân tích


28

2.8

Hàm lượng N-NH4+ đo được qua 12 đợt phân tích

31

2.9

Hàm lượng P-PO43- đo được qua 12 đợt phân tích

33

2.10

Giá trị Coliform đo được qua 12 đợt phân tích

36

2.11

Nồng độ các chỉ tiêu phân tích vượt QCVN 08MT:2015/BTNMT

40

2


DANH SÁCH HÌNH

Hình
1.1
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
2.9
2.10
2.11
2.12
2.13
2.14
2.15
2.16
2.17
2.18
2.19
2.20
2.21
2.22
2.23
2.24
2.25
2.26
2.27
2.28


Tên hình
Bản đồ hành chính thành phố Sóc Trăng - tỉnh Sóc
Trăng
Giá trị pH tại vị trí quan tắc M1 năm 2017
So sánh giá trị pH tại vị trí M1 năm 2016 và 2017
Giá trị pH tại vị trí quan tắc M3 năm 2017
So sánh giá trị pH tại vị trí M3 năm 2016 và 2017
Giá trị COD tại vị trí quan tắc M1 năm 2017
So sánh giá trị COD tại vị trí M1 năm 2016 và 2017
Giá trị COD tại vị trí quan tắc M3 năm 2017
So sánh giá trị COD tại vị trí M3 năm 2016 và 2017
Giá trị BOD5 tại vị trí quan tắc M1 năm 2017
So sánh giá trị BOD5 tại vị trí M1 năm 2016 và 2017
Giá trị BOD5 tại vị trí quan tắc M3 năm 2017
So sánh giá trị BOD5 tại vị trí M3 năm 2016 và 2017
Giá trị TSS tại vị trí quan tắc M1 năm 2017
So sánh giá trị TSS tại vị trí M1 năm 2016 và 2017
Giá trị TSS tại vị trí quan tắc M3 năm 2017
So sánh giá trị TSS tại vị trí M3 năm 2016 và 2017
Giá trị N-NH4+ tại vị trí quan tắc M1 năm 2017
So sánh giá trị N-NH4+ tại vị trí M1 năm 2016 và 2017
Giá trị N-NH4+ tại vị trí quan tắc M3 năm 2017
So sánh giá trị N-NH4+ tại vị trí M3 năm 2016 và 2017
Giá trị P-PO43- tại vị trí quan tắc M1 năm 2017
So sánh giá trị P-PO43- tại vị trí M1 năm 2016 và 2017
Giá trị P-PO43- tại vị trí quan tắc M3 năm 2017
So sánh giá trị P-PO43- tại vị trí M3 năm 2016 và 2017
Giá trị Coliform tại vị trí quan tắc M1 năm 2017
So sánh giá trị Coliform tại vị trí M1 năm 2016 và

2017
Giá trị Coliform tại vị trí quan tắc M3 năm 2017
So sánh giá trị Coliform tại vị trí M3 năm 2016 và
2017

3

Trang
4
21
22
22
23
24
24
25
25
26
27
27
28
29
29
30
30
31
32
32
33
34

34
35
35
37
37
38
38


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BOD
BTNMT
COD
DO
DDT
ECHO
MES
NĐ-CP
QĐ-HĐBT
QCVN
PAHs
PCBs
TSS

Nhu cầu ôxy sinh học - Biochemical Oxygen Demand
Bộ Tài nguyên Môi trường
Nhu cầu ôxy hóa học - Chemical Oxygen Demand
Lượng oxy hòa tan - Dessolved Oxygen
Dichloro Diphenyl Trichlorothane
Enteric Cytopathic Human Orphan

Chất huyền phù lơ lững
Nghị định - Chính Phủ
Quyết định - Hội đồng Bộ Trưởng
Quy chuẩn Việt Nam
Polycyclic Aromatic Hydrocarbons
Poly Chlorinated Biphenyls
Tổng chất rắn lơ lững - Total Suspended Solids

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới - World Health Organization

4


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI
TRƯỞNG TỈNH SÓC TRĂNG
1.1 Tổng quan về Sở Tài nguyên và Môi trưởng tỉnh Sóc Trăng và Trung
tâm Quan trắc và Môi trường
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng được thành lập theo Quyết định số
394/QĐ.TCCB.03, ngày 29 tháng 9 năm 2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng,
trên cơ sở hợp nhất tổ chức của Sở Địa chính Sóc Trăng và các tổ chức thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường thuộc
các Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Sở Công nghiệp; Sở Khoa học, Công
nghệ và Môi trường tỉnh Sóc Trăng.
Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tham mưu giúp việc cho UBND tỉnh
trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh. Sau khi
thành lập, Sở nhanh chóng sắp xếp, tiếp nhận bàn giao nhiệm vụ thuộc các lĩnh vực
môi trường, tài nguyên nước, khoáng sản từ các Sở Khoa học, Công nghệ và Môi
trường tỉnh Sóc Trăng; Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Sở Công nghiệp về và

ổn định tổ chức chính thức đi vào hoạt động đầu năm 2004.
Cơ cấu tham mưu tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Sóc Trăng bao gồm văn phòng Sở, thanh tra Sở, phòng Kế hoạch tài chính,
phòng Đo đạc - bản đồ, phòng tài nguyên nước – khoáng sản và khí tượng thủy văn,
chi cục biển, phòng pháp chế, văn phòng đăng kí đất đai, chi cục bảo vệ môi trường,
trung tâm phát triển Quỹ đất, trung tâm Công nghệ thông tin và trung tâm quan trắc tài
nguyên và môi trường.
Giai đoạn 2003 – 2008, Sở thực hiện chức năng nhiệm vụ về việc quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy và quy chế tổ chức, hoạt động của
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng, với các lĩnh vực: đất đai, tài nguyên
nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ, tổng
hợp biển, biến đổi khí hậu theo quyết định 28/2012/QĐ của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc
Trăng. Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện Quyết định số 40/2008/QĐ-UBND về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở, đồng thời thực hiện chức
năng, nhiệm vụ định giá đất theo Quyết định số 1735/QĐ-TTg.
Trong giai đoạn 2003 -2013, các lĩnh vực tài nguyên và môi trường đã có chuyển
biến tích cực, hoạt động sôi nổi, được xã hội ngày càng quan tâm, công tác quản lý nhà
nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh đã được đẩy mạnh và từng bước đi
vào nề nếp, gây được niềm tin với nhân dân và doanh nghiệp.
Trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường (Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp
công lập trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng, được thành lập theo
Quyết định số 235/QĐTC- CTUBND ngày 29 tháng 05 năm 2008 của Chủ tịch Uỷ
1


ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng. Đơn vị có chức năng thực hiện các hoạt động về quan
trắc, phân tích các dữ liệu về tài nguyên và môi trường, cung ứng các dịch vụ kỹ thuật
về tài nguyên và môi trường. Từ năm 2011 đến nay, Trung tâm hoạt động theo cơ chế
tự chủ về tài chính 100%.
Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường là đơn vị sự nghiệp có thu, chịu

sự quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Giám đốc Sở. Có chức năng thực
hiện các hoạt động về quan trắc, phân tích các dữ liệu tài nguyên và môi trường; cung
ứng các dịch vụ đột xuất do cấp thẩm quyền giao và theo hợp đồng với các tổ chức, cá
nhân khác có nhu cầu; quan trắc, giám sát khi có nguy cơ sự cố và gia tăng ô nhiễm
môi trường, tham gia phối hợp khắc phục sự cố ô nhiễm trong phạm vi chức năng
nhiệm vụ được giao và tổng hợp, phân tích hiện trạng môi trường và đề xuất, kiến nghị
các phương án, giải pháp xử lý, phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ
ô nhiễm môi trường.
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm gồm phòng Tổ chức Hành chính, phòng Kỹ thuật,
phòng Thí nghiệm và lãnh đạo Trung tâm có Giám đốc và 01 Phó Giám đốc. Giám đốc
Trung tâm là người đứng đầu Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở, trước
pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn được giao. Phó Giám đốc Trung tâm là người giúp Giám đốc Trung tâm chỉ
đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm và trước pháp
luật về nhiệm vụ được phân công; điều hành các hoạt động của Trung tâm khi Giám
đốc đi vắng.
Nhìn lại chặng đường xây dựng và phát triển, với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh
ủy, UBND tỉnh, sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ của Bộ TN & MT ngành tài nguyên và
môi trường Sóc Trăng đã nỗ lực thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước trên
các lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm, liên quan trực tiếp đến quyền lợi của nhân dân, của
tổ chức và doanh nghiệp, có tác động lớn đến việc đảm bảo an ninh trật tự, sự phát
triển kinh tế, xã hội và sự phát triển bền vững của tỉnh nhà.
1.2 Tổng quan về thành phố Sóc Trăng
1.2.1 Điều kiện tự nhiên
Thành phố Sóc Trăng được xác định là trung tâm tỉnh lỵ từ tháng 4 năm 1992
(sau khi tỉnh Sóc Trăng được tái lập), là Thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Sóc Trăng được
thành lập theo Nghị định số 22/2007/NĐ-CP của Chỉnh phủ, ngày 08/2/2007 trên cơ sở
toàn bộ diện tích, dân số của Thị xã Sóc Trăng và được công nhận là đô thị loại III vào
tháng 02/2007.
Thành phố Sóc Trăng bao gồm 10 phường với 60 khóm, tổng diện tích tự nhiên

là 7.616,21 ha (chiếm 2,30% diện tích toàn tỉnh), dân số là 136.794 người (mật độ

2


1.797 người/km2). Tọa độ địa lý nằm trong khoảng từ 9 o46’ đến 9o48’ vĩ độ Bắc và từ
105o54’ đến 105o58’ độ kinh Đông.
Thành phố Sóc Trăng có vị trí nằm ở trung tâm đầu mối giao thông đường bộ
như Quốc lộ 1A, quốc lộ 60, nằm giữa 2 tuyến quốc lộ 91C (Nam sông Hậu) và quản
lộ Phụng Hiệp, nối liền Thành phố Sóc Trăng với 2 trung tâm kinh tế lớn đó là Thành
phố Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Tây Nam bộ. Đường thủy có sông
Maspero, sông Santard đi ra Đại Ngãi dễ dàng lưu thông đến cảng Cái Côn, cái Cui ở
phía Bắc và cảng biển Trần Đề ở phía Nam,…
Thành phố Sóc Trăng là một trong những đô thị trung tâm của khu vực đồng
bằng sông Cửu Long, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, đầu
mối giao lưu kinh tế của tỉnh. Những yếu tố trên đã tạo cho Sóc Trăng nhiều thuận lợi
trong việc mở rộng mối quan hệ giao lưu văn hóa, tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ
thuật, thúc đẩy phát triển nhanh nền kinh tế công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch,
đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.
Thành phố Sóc Trăng là một trong những đô thị trung tâm của khu vực đồng
bằng sông Cửu Long, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, đầu
mối giao lưu kinh tế của tỉnh. Có nhiều thuận lợi trong việc mở rộng mối quan hệ giao
lưu văn hóa, tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thúc đẩy phát triển nhanh nền kinh
tế công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp. Sóc
Trăng nằm ở khu vực Nam cửa sông Hậu thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, các thành
phố Hồ Chí Minh 231 km, cách Cần Thơ 62 km, nằm trên tuyến Quốc lộ A1 nối liền
các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và tuyến Quốc lộ 60 nối với các tỉnh
Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang.
Thành phố Sóc Trăng là một trong năm thành phố trực thuộc tỉnh không có xã
trực thuộc (tính tới thời điểm 2017). Sau hơn 10 năm được công nhận là đô thị loại III

(2005), thành phố Sóc Trăng đang phấn đấu hoàn thiện các tiêu chí để đạt đô thị loại
II. Vì không có xã nên toàn thành phố Sóc Trăng có tất cả 10 phường trực thuộc: 1, 2,
3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10.

Hình 1.1: Bản đồ hành chính thành phố Sóc Trăng – tỉnh Sóc Trăng

3


- Khí hậu: Thành phố Sóc Trăng có khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của biển,
phân hai mùa rõ rệt (mùa mưa, mùa khô) với nền nhiệt độ cao và lượng mưa tương đối
lớn: mùa mưa bắt đầu từ giữa tháng 5 đến cuối tháng 10 và mùa khô bắt đầu từ tháng
11 đến cuối tháng 4 năm sau.
- Nhiệt độ: do ảnh hưởng của xích đạo nên nhiệt độ khá ổn định trung bình năm
26 – 27oC, nhiệt độ cao vào các tháng mùa khô trung bình từ 27 – 28 oC, cao nhất là
28,5oC vào các tháng 4 và 5. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 37,8 oC. Vào các tháng mùa mưa
nhiệt độ không khí thấp hơn, nhiệt độ thấp tuyệt đối 16,2oC và nhiệt độ dao động
trong ngày từ 8 – 10oC. Vào mùa khô, dao động nhiệt độ trong ngày lớn hơn khoảng
15oC. Biên độ nhiệt dao động giữa các tháng không lớn, chỉ khoảng 2 – 3oC.
- Bức xạ và chiếu sáng: có lượng bức xạ mặt trời khá cao và tương đối ổn định.
Tổng giờ nắng trong năm có khoảng 2.400 – 2.500 giờ. Trong các tháng mùa khô, tổng
giờ nắng trung bình trong 01 tháng khá cao. Vào tháng 3 tổng số giờ nắng có gần 300
giờ. Trong khi đó các tháng mùa mưa có số giờ nắng ít hơn (tháng 8 chỉ có khoảng 150
giờ). Tổng lượng bức xạ bình quân trong năm đạt 140 – 150 Kcal/năm.
- Độ ẩm: khoảng 84 – 85%. Độ ẩm thay đổi phụ thuộc vào mùa mưa và mùa khô.
Vào mùa mưa độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình khoảng 88 – 89%. Về mùa
khô độ ẩm giảm xuống trung bình khoảng 79%. Độ ẩm tối cao khoảng 92%, độ ẩm
không khí tối thấp là 62%.
4



- Lượng mưa: có lượng mưa trung bình vào khoảng 2.100 – 2.200 mm. Lượng
mưa tập trung không đều trong các tháng mà phân bố thành 2 mùa đặc trưng: mùa mưa
và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 tới tháng 11, nhưng tập trung nhiều nhất là ở các
tháng 8,9,10. Các tháng trong mùa mưa chiếm trên 90% lượng mưa cả năm. Các tháng
mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau chỉ chiếm khoảng 10% tổng lượng mưa. Có
những tháng hầu như không có mưa (tháng 1 và 2). Lượng bốc hơi tương đối cao,
trung bình 25mm/ngày. Vào các tháng mùa khô lượng bốc hơi trong không khí lên tới
30 – 40 mm/ngày. Các tháng mùa mưa lượng bốc hơi không khí thấp hơn khoảng 16 –
25mm/ngày.
- Gió: do nằm ở vị trí gần biển Đông nên Thành phố Sóc Trăng bị chi phối bởi
nhiều hệ thống gió mùa. Hệ thống gió thịnh hành theo hướng Tây Bắc – Đông Nam
thổi vào các tháng 11 và tháng 12, hệ thống gió này tạo thời tiết không mưa, khô,
nóng. Từ tháng 1 tới tháng 4 gió chuyển dần từ hướng Đông sang Đông Nam; từ tháng
5 đến tháng 9 gió chuyển dần theo hướng Đông Nam sang Tây Nam và Tây; sang
tháng 10 gió thay đổi từ hướng Tây Nam đến Tây Bắc và hướng Đông. Tốc độ gió
trung bình khoảng 3 – 6m/giây. Tuy nhiên nhiều cơn gió mạnh trong mưa có thể đạt
tốc độ 25 – 35m/giây. Thành phố Sóc Trăng ít chịu ảnh hưởng của gió bão.
- Địa hình: Địa hình Thành phố Sóc Trăng tương đối bằng phẳng với cao độ
trung bình khoảng 1,2 – 1,3 m và được chia thành 2 khu vực khác nhau:
Một là, khu vực đất giồng có chiều rộng khoảng 150 – 500 m chạy theo hướng từ
Bắc tới Nam dọc theo quốc lộ 60. Cao độ đất giồng trung bình khoảng 1,8m nên thoát
nước rất dễ. Do được cấu tạo bởi lớp cát pha nên khu vực đất giồng khá thuận lợi cho
xây dựng. Hiện tại, các khu vực đất giồng đã được tập trung xây dựng các khu đô thị,
dân cư, cơ sở hạ tầng và đất vườn, đất trồng màu.
Hai là, khu vực đất ruộng nằm về 2 phía của đất giồng có cao độ khoảng 0,8m.
phần lớn diện tích loại đất này đang được sử dụng để sản xuất nông nghiệp.
Chế độ thủy văn trong phạm vi Thành phố cũng như trên toàn Tỉnh bị chi phối
thủy triều biển Đông, dạng bán nhật triều không đều, với đặc điểm chính: đỉnh triều
cao, chân triều thấp, mực nước bình quân thiên về chân triều. Các kênh trong Thành

phố Sóc Trăng đều bị ảnh hưởng thủy triều lên xuống 2 lần trong ngày. Mực nước thủy
triều tại Thành phố dao động trung bình từ 0,4 đến 1,4 m. Hầu hết dòng chảy trên các
kênh rạch là dòng chảy 2 chiều trong phần lớn thời gian trong năm. Nét nỗi bật trong
đặc điểm thủy văn của Thành phố là không bị ngập lũ, ảnh hưởng của thủy triều khá
mạnh, là những thuận lợi cho phát triển cây trồng và tăng hệ số sử dụng đất.
Nhìn chung, đặc điểm điều kiện khí hậu khá thuận lợi để phát triển kinh tế nông
nghiệp và du lịch sinh thái,… tuy nhiên do phân bố theo mùa đặc biệt là mùa khô kéo
dài, lượng mưa ít, lượng bốc hơi cao gây nên tình trạng thiếu nước cho sinh hoạt và
5


sản xuất, chính vì vậy cần có những điều chỉnh cơ cấu mùa vụ, quá trình sản xuất và
sinh hoạt cho phù hợp.
1.2.2 Vị trí địa lí
Phía Bắc của Thành phố giáp huyện Châu Thành và Long Phú.
Phía Nam giáp với Huyện Mỹ Tú, Mỹ Xuyên và Trần Đề.
Phía Đông giáp với Huyện Trần Đề và Long Phú.
Phía Tây giáp với Huyện Mỹ Tú, Mỹ Xuyên và Châu Thành.
1.2.3 Hạ tầng kinh tế - xã hội
1.2.3.1 Về kinh tế
Về thương mại, dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng xã hội trong năm 2015 đạt 15.150 tỷ đồng, vượt 1% kế hoạch, tăng 14,55% so
với cùng kỳ. Tổng số cơ sở kinh doanh thương mại - dịch vụ trên địa bàn thành phố là
12.346 cơ sở, với tổng số 31.511 lao động, tăng 384 cơ sở và 1.382 lao động so với
năm 2014.
Về sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố thực hiện trong năm 2015 đạt 3.700 tỷ 370
triệu đồng, bằng 100,01% kế hoạch, tăng 4,19% so với cùng kỳ; trong đó, doanh
nghiệp Nhà nước là 242 tỷ 101 triệu đồng; doanh nghiệp ngoài Nhà nước là 3.458 tỷ
269 triệu đồng. Tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn
thành phố có 897 cơ sở, tăng 25 cơ sở so với năm 2014; tổng số lao động sản xuất

công nghiệp là 12.805 lao động, tăng 2.452 lao động so với năm 2014.
Về sản xuất nông - ngư nghiệp: Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân là 90
triệu đồng/ha/năm, vượt 9,76% kế hoạch. Các địa phương trong thành phố đã gieo
trồng được 8.490 ha lúa, vượt 16,30% kế hoạch, tăng 178 ha so với cùng kỳ, sản lượng
đạt 48.277 tấn, vượt 20,24% kế hoạch; riêng diện tích cánh đồng mẫu là 1.370 ha, tăng
890 ha so với cùng kỳ, năng suất bình quân đạt 5,8 - 6,0 tấn/ha.
Về nuôi trồng thủy sản: Diện tích nuôi thủy sản năm 2015 là 251 ha, đạt
100,40% kế hoạch, tăng 0,4% so với cùng kỳ; trong đó, diện tích thả nuôi tôm là 50,5
ha, diện tích thả nuôi thủy sản khác là 200,5 ha; tổng sản lượng đạt 757 tấn;
Về tình hình chăn nuôi: Năm 2015, toàn thành phố có tổng đàn gia súc là 17.700
con, đạt 100% kế hoạch; trong đó, bò sữa là 200 con; tổng đàn gia cầm là 160.000 con,
đạt 100% kế hoạch.
Về thu ngân sách: Tổng thu ngân sách Nhà nước thực hiện trong năm 2015 là
482 tỷ 706 triệu đồng, vượt 9,28% kế hoạch, tăng 1,38% so với cùng kỳ; trong đó, thu
trong cân đối (thu thuế) đạt 211 tỷ 085 triệu đồng, vượt 2,77% kế hoạch; thu trợ cấp
cân đối được 66 tỷ 954 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch; thu không cân đối là 204 tỷ 667
triệu đồng, vượt 20,85% kế hoạch.
6


Về đầu tư xây dựng cơ bản: Tổng số công trình trên địa bàn thành phố năm 2015
là 36 công trình; trong đó, số công trình thuộc nguồn vốn do thành phố quản lý là 35
công trình, đến nay đã nghiệm thu và đưa vào sử dụng 35 công trình, với tổng số tiền
đầu tư là 118 tỷ 847 triệu đồng; Số công trình thuộc nguồn vốn do tỉnh quản lý giao
cho thành phố làm chủ đầu tư là 01 công trình trường Trung học phổ thông thành phố
Sóc Trăng, với tổng số tiền đầu tư là 45 tỷ 956 triệu đồng.
1.2.3.2 Văn hóa - xã hội
Ngành giáo dục - đào tạo thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo
dục cho giáo viên và học sinh nhân các ngày lễ kỷ niệm trong năm 2015; tăng cường
cải tiến phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả giáo dục, phát động và duy trì các

phong trào mũi nhọn phục vụ tích cực cho hoạt động dạy học. Kết thúc năm học 2014
- 2015 thành phố được công nhận hoàn thành chương trình Tiểu học đạt 100%; tốt
nghiệp Trung học cơ sở đạt 99,26%; tốt nghiệp hệ Trung học phổ thông đạt 95,60%;
huy động học sinh năm học 2015 - 2016 được 30.245 học sinh, đạt 100,82% kế hoạch.
Năm 2015 xây dựng 02 trường đạt chuẩn Quốc gia, đạt 100% kế hoạch, nâng tổng số
trường đạt chuẩn Quốc gia của thành phố lên 17 trường, tương đương tỷ lệ trường đạt
chuẩn quốc gia là 50%.
Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm thực hiện tốt: Trong
năm 2015, trạm Y tế 10 phường đã khám chữa bệnh cho 191.925 lượt người; thực hiện
kế hoạch tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi đạt 99,86% kế hoạch; tỷ lệ trẻ suy
dinh dưỡng dưới 05 tuổi là 12,06%, đạt 95,36% kế hoạch; số trạm Y tế có bác sĩ phục
vụ hiện nay là 10/10 trạm, có 10/10 phường đạt chuẩn quốc gia về y tế.
Về lao động giải quyết việc làm: Trong năm 2015, thành phố đã giải quyết việc
làm cho 3.102 lao động, vượt 10,79% kế hoạch; đào tạo nghề cho 3.180 học viên, vượt
6% kế hoạch; xuất khẩu lao động được 25 lao động, đạt 100% kế hoạch; tỷ lệ lao động
qua đào tạo được 74,2%, đạt 100,27% kế hoạch.
Thực hiện chính sách đối với hộ nghèo: Trong năm, thành phố đã cấp phát
16.546 thẻ bảo hiểm y tế năm 2015 cho hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn thành phố;
Phối hợp UBND các Phường 2, 3, 4, 5, 7 và 8 chi hỗ trợ tiền điện quý I, quý II, quý
III/2015 cho 39 hộ nghèo trên địa bàn thành phố với số tiền 16 triệu 146 nghìn đồng;
thành phố xây dựng 16 căn nhà và sửa chữa 02 căn nhà ở cho hộ nghèo với số tiền 620
triệu đồng; cũng trong năm 2015, thành phố đã thoát nghèo được 17 hộ, thoát cận
nghèo 518 hộ, hiện nay số hộ nghèo trên địa bàn thành phố là 22 hộ với tỷ lệ 0,07%, số
hộ cận nghèo là 3.592 hộ, với tỷ lệ 11,82%.

7


CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƯỚC MẶT KÊNH 8M, KÊNH
30/4 TẠI THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG, TỈNH SÓC TRĂNG

2.1 Các khái niệm liên quan đến ô nhiễm nước
Nước là thành phần cấu thành quan trọng của tất cả mọi sinh vật, gồm cả con
người. Chúng ta sử dụng nước trong hầu hết các hoạt động hằng ngày, từ phục vụ sinh
hoạt gia đình như ăn, uống, vệ sinh, chăm sóc sức khỏe đến sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, thủy sản và công nghiệp. Nước là thành phần chính của môi trường sống.
Nguồn tài nguyên quan trọng này đã tạo dựng nên xã hội loài người với sự đa dạng về
xã hội, văn hóa và tôn giáo tín ngưỡng ở khắp mọi nơi.
Nước được coi là tài nguyên thiên đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát
triển của sự sống trên Trái đất. Hiểu theo nghĩa rộng thì tài nguyên nước là các nguồn
nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng vào những mục đích khác nhau như
hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường.
Theo “Thuật ngữ thuỷ văn và môi trường nước”, tài nguyên nước là lượng nước
trên một vùng đã cho hoặc lưu vực, biểu diễn ở dạng nước có thể khai thác (nước mặt
và nước dưới đất). Điều 2 Luật Tài nguyên nước Việt Nam (1998) quy định "Tài
nguyên nước (của Việt Nam) bao gồm các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất,
nước biển thuộc lãnh thổ Việt Nam". Rõ ràng, tài nguyên nước của một lãnh thổ là
toàn bộ lượng nước có trong đó mà con người có thể khai thác sử dụng được, xét cả về
mặt lượng và chất, cho sinh hoạt, sản xuất, trong hiện tại và tương lai. Nước là dạng tài
nguyên đặc biệt. Nó vừa là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định
sự tồn tại, phát triển của xã hội, vừa có thể mang tai họa đến cho con người. Nước có
khả năng tự tái tạo về lượng, về chất và về năng lượng.
Nước tham gia vào thành phần cấu trúc của sinh quyển. Chu trình nước trong tự
nhiên giữ vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, đất đai và sự phát triển trên
trái đất. Nước được xem là tài nguyên đặc biệt, tài nguyên nước trên trái đất khá dồi
dào, ước tính khoảng gần 1,5 tỉ km3 nhưng lượng nước ngọt thường được dùng chỉ
chiếm 0,8% (nước có ích không quá 3 triệu km3. Nước mưa 10.500 km3, phần lớn
đóng băng, khoảng 1/3 đổ ra sông. Nước sông chỉ có 1200 km3). Nước là nguồn tài
nguyên có thể tái sinh, nếu biết sử dụng khôn khéo, tài nguyên nước sẽ mãi mãi tồn
tại. (Nguyễn Thị Phượng Loan, 2005).


8


Bảng 2.1: Đặc điểm của nước mặt.
Các thông số
Đặc điểm
Nhiệt độ
Thay đổi theo mùa.
Độ đục, MES (thực hoặc
Thay đổi, đôi khi khá cao.
dạng keo)
Đặc biệt liên quan tới MES (đất sét, tảo) trừ nước mềm và axit
Màu sắc
(axit humic).
Chất khoáng hóa toàn bộ
Thay đổi phụ thuộc vào nền đất, lượng mưa, đất đào bỏ đi...
Fe và Mn hóa trị 2 (ở trạng Nhìn chung không có, trừ tình trạng bảo dưỡng chiều sâu bình
thái hòa tan)
chứa nước.
CO2 xâm thực
Nói chung không có.
Thường xuyên nhất gần trạng thái bão hòa. Không có mặt trong
O2 hòa tan
trường hợp nước bị ô nhiễm.
H2S
Nói chung không có.
NH4
Chỉ có trong nước bị ô nhiễm.
Nitrat
Nói chung ít dồi dào.

Silic
Hàm lượng nói chung vừa phải.
Chất vi ô nhiễm vô cơ và Có trong nước của các vùng phát triển, nhưng có nhiều khả năng
hữu cơ
mất đi nhanh chóng sau khi loại bỏ nguồn.
Vi khuẩn (một số gây bệnh, virus, sinh vật nổi (động và thực
Các phần tử sống
vật).
Dung môi chứa Clo
Rất hiếm có.
Đặc tính dinh dưỡng
Thường xuyên tăng lên rõ nét ở nhiệt độ cao.
(Jean Louis Brault, 1999)

2.1.1 Định nghĩa
Theo WHO, sự ô nhiễm là việc đưa vào môi trường các chất thải hay năng lượng
ở một lượng nào đó có thể gây tác hại cho sức khỏe của con người, sự phát triển của
các sinh vật hay làm suy giảm chất lượng của môi trường. Theo các qui định về bảo vệ
môi trường của Việt Nam, ô nhiễm nước là việc đưa vào các nguồn nước các tác nhân
lý, hóa, sinh học và nhiệt không đặc trưng về thành phần hoặc hàm lượng đối với môi
trường ban đầu đến mức có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bình thường
của một loại sinh vật nào đó hoặc thay đổi tính chất trong lành của môi trường ban
đầu.
Theo một định nghĩa khác "Ô nhiễm nước mặt diễn ra khi đưa quá nhiều các tạp
chất, các chất không mong đợi, các tác nhân gây nguy hại vào các nguồn nước, vượt
khỏi khả năng tự làm sạch của các nguồn nước này" (Nguyễn Võ Châu Ngân, 2003).

9



2.1.2 Nguyên nhân
2.1.2.1 Tự nhiên
Là do mưa, băng tan, lũ lụt, gió bão… hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của
sinh vật, kể cả xác chết của chúng.
Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một
phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm. Phần còn lại
do mưa chảy tràn kéo theo dòng chảy của nước.
Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ
thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác.
Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt,...) có thể rất
nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gây
suy thoái chất lượng nước toàn cầu.
2.1.2.2 Nhân tạo
Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi
trường nước như sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu, nhận thức của người dân về vấn đề môi trường
còn chưa cao…
a. Từ sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt: là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách
sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con
người.
Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất
có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nhìn chung mức sống
càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao.
Nước thải đô thị: là loại nước thải tạo thành do sự gộp chung nước thải sinh hoạt,
nước thải vệ sinh và nước thải của các cơ sở thương mại, công nghiệp nhỏ trong khu
đô thị.
Nước thải đô thị thường được thu gom vào hệ thống cống thải thành phố, đô thị
để xử lý chung. Thông thường ở các đô thị có hệ thống cống thải, khoảng 70% đến
90% tổng lượng nước sử dụng của đô thị sẽ trở thành nước thải đô thị và chảy vào

đường cống. Nhìn chung, thành phần cơ bản của nước thải đô thị cũng gần tương tự
nước thải sinh hoạt.
b. Từ các hoạt động công nghiệp
Nước thải công nghiệp: là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, giao thông vận tải.
Khác với nước thải sinh hoạt hay nước thải đô thị, nước thải công nghiệp không
có thành phần cơ bản giống nhau, mà phụ thuộc vào ngành sản xuất công nghiệp cụ
10


thể. Như nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm thường chứa lượng lớn các
chất hữu cơ, nước thải của các xí nghiệp thuộc da ngoài các chất hữu cơ còn có các
kim loại nặng, sulfua,...
Hiện nay, nhiều nhà máy vẫn dùng công nghệ cũ, thải ra một lượng lớn nước thải
mỗi ngày chưa qua xử lý. Chất lượng nước thải công nghiệp đều vượt quá nhiều lần
giới hạn cho phép. Đặc biệt là nước thải các ngành công nghiệp nhuộm, thuộc da, chế
biến thực phẩm, hóa chất có hàm lượng các chất gây ô nhiễm cao, không được xử lý
thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước đã làm cho nguồn nước bị ô nhiễm nặng.
c. Từ y tế
Nước thải bệnh viện bao gồm nước thải từ các phòng phẫu thuật, phòng xét
nghiệm, phòng thí nghiệm, từ các nhà vệ sinh, từ việc làm vệ sinh phòng... cũng có thể
từ các hoạt động sinh hoạt của bệnh nhân, người nuôi bệnh và cán bộ công nhân viên
làm việc trong bệnh viện. Nước thải y tế có khả năng lan truyền rất mạnh các vi khuẩn
gây bệnh, nhất là đối với nước thải được xả ra từ những bệnh viện hay những khoa
truyền nhiễm, lây nhiễm.
d. Trong sản xuất nông nghiệp
Các hoạt động chăn nuôi gia súc: phân, nước tiểu gia súc, thức ăn thừa không qua
xử lý đưa vào môi trường và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác như thuốc trừ
sâu, phân bón từ các ruộng lúa, vườn cây, rau... chứa các chất hóa học độc hại có thể
gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt.

Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đa số nông dân đều sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật theo kinh nghiệm không theo hướng dẫn. Một số còn sử dụng các loại thuốc
trừ sâu có liều lượng độc cao hay đã bị cấm như DDT, Aldrin... sau khi sử dụng xong
vỏ chai thuốc bị vứt ngay ra bờ ruộng, lượng thuốc còn sót lại có thể hòa tan với nước
sông.
e. Trong sản xuất ngư nghiệp
Nguyên nhân là do thức ăn, nước trong hồ, ao nuôi lâu ngày bị phân hủy không
được xử lý tốt mà xả ra sông suối, biển gây ô nhiễm nguồn nước. Các chất thải nuôi
trồng thủy sản là nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các chất tồn dư sử dụng
như hóa chất và thuốc kháng sinh, vôi và các loại khoáng chất. Bên cạnh đó, các
xưởng chế biến mỗi ngày chế biến hàng tấn thủy hải sản, tuy nhiên trong quá trình chế
biến đã thải ra môi trường toàn bộ lượng nước thải, bao gồm cả hóa chất, chất bảo
quản. Ngoài ra, nhiều loại thủy hải sản chỉ lấy một phần, phần còn lại vứt xuống sông,
biển làm nước bị ô nhiễm, bốc mùi hôi khó chịu.

11


2.1.3 Các tác nhân gây ô nhiễm
Có nhiều tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nhưng chủ yếu là các tác nhân
chính như sau:
2.1.3.1 Các hợp chất vô cơ
Trong nước thải đô thị luôn chứa một lượng lớn các ion Cl -, SO42-, PO43-, Na+, K+.
Trong nước thải công nghiệp, ngoài các ion kể trên còn có thể có các chất vô cơ có độc
tính rất cao như các hợp chất của Hg, Pb, Cd, As, Sb, Cr, F...
a. Các chất dinh dưỡng (N,P):
Muối của nitơ và photpho là các chất dinh dưỡng đối với thực vật, ở nồng độ
thích hợp chúng tạo điều kiện cho cây cỏ, rong tảo phát triển. Amoni, nitrat, photphat
là các chất dinh dưỡng thường có mặt trong các nguồn nước tự nhiên, hoạt động sinh
hoạt và sản xuất của con người đã làm gia tăng nồng độ các ion này trong nước tự

nhiên.
b. Sulfat (SO42-):
Các nguồn nước tự nhiên, đặc biệt nước biển và nước phèn, thường có nồng độ
sulfat cao. Sulfat trong nước có thể bị vi sinh vật chuyển hóa tạo ra sulfit và axit
sulfuric có thể gây ăn mòn đường ống và bê tông. Ở nồng độ cao, sulfat có thể gây hại
cho cây trồng.
c. Clorua (Cl-):
Là một trong các ion quan trọng trong nước và nước thải. Clorua kết hợp với các
ion khác như natri, kali gây ra vị cho nước. Nguồn nước có nồng độ clorua cao có khả
năng ăn mòn kim loại, gây hại cho cây trồng, giảm tuổi thọ của các công trình bằng bê
tông,... Nhìn chung clorua không gây hại cho sức khỏe con người, nhưng clorua có thể
gây ra vị mặn của nước do đó ít nhiều ảnh hưởng đến mục đích ăn uống và sinh hoạt.
d. Các kim loại nặng:
Pb, Hg, Cr, Cd, As, Mn,...thường có trong nước thải công nghiệp. Hầu hết các
kim loại nặng đều có độc tính cao đối với con người và các động vật khác.
- Chì (Pb): chì có trong nước thải của các cơ sở sản xuất pin, acqui, luyện kim,
hóa dầu. Chì còn được đưa vào môi trường nước từ nguồn không khí bị ô nhiễm do khí
thải giao thông.
- Thủy ngân (Hg): thủy ngân là kim loại được sử dụng trong nông nghiệp (thuốc
chống nấm) và trong công nghiệp (làm điện cực). Trong tự nhiên, thủy ngân được đưa
vào môi trường từ nguồn khí núi lửa. Ở các vùng có mỏ thủy ngân, nồng độ thủy ngân
trong nước khá cao. Nhiều loại nước thải công nghiệp có chứa thủy ngân ở dạng muối
vô cơ của Hg(I), Hg(II) hoặc các hợp chất hữu cơ chứa thủy ngân.
- Asen (As): asen trong các nguồn nước có thể do các nguồn gây ô nhiễm tự
nhiên (các loại khoáng chứa asen) hoặc nguồn nhân tạo (luyện kim, khai khoáng...).
12


2.1.3.2 Các chất hữu cơ
a. Các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học (các chất tiêu thụ oxi):

Cacbonhidrat, protein, chất béo… thường có mặt trong nước thải sinh hoạt, nước
thải đô thị, nước thải công nghiệp chế biến thực phẩm là các chất hữu cơ dễ bị phân
huỷ sinh học. Trong nước thải sinh hoạt, có khoảng 60-80% lượng chất hữu cơ thuộc
loại dễ bị phân huỷ sinh học. Chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học thường ảnh hưởng
có hại đến nguồn lợi thuỷ sản, vì khi bị phân huỷ các chất này sẽ làm giảm oxy hoà tan
trong nước, dẫn đến chết tôm cá.
b. Các chất hữu cơ bền vững:
Các chất hữu cơ có độc tính cao thường là các chất bền vững, khó bị vi sinh vật
phân huỷ trong môi trường. Một số chất hữu cơ có khả năng tồn lưu lâu dài trong môi
trường và tích luỹ sinh học trong cơ thể sinh vật. Do có khả năng tích luỹ sinh học, nên
chúng có thể thâm nhập vào chuỗi thức ăn và từ đó đi vào cơ thể con người.
Các chất này thường có trong nước thải công nghiệp, nước chảy tràn từ đồng
ruộng (có chứa nhiều thuốc trừ sâu, diệt cỏ, kích thích sinh trưởng…). Các hợp chất
này thường là các tác nhân gây ô nhiễm nguy hiểm, ngay cả khi có mặt với nồng độ rất
nhỏ trong môi trường.
c. Nhóm hợp chất phenol:
Phenol và các dẫn xuất phenol có trong nước thải của một số nghành công nghiệp
(lọc hoá dầu, sản xuất bột giấy, nhuộm…). Các hợp chất này làm cho nước có mùi, gây
tác hại cho hệ sinh thái nước, sức khoẻ con người.
d. Nhóm hoá chất bảo vệ thực vật hữu cơ:
Hiện nay có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn các loại hoá chất bảo vệ thực vật
đang được sản xuất và sử dụng để diệt sâu, côn trùng, nấm mốc, diệt cỏ. Trong số đó
phần lớn là các hợp chất hữu cơ.
Hầu hết các chất này có độ tính cao đối với con người và động vật. Nhiều nhất
trong số đó, đặc biệt là các clo hữu cơ, bị phân huỷ rất chậm trong môi trường, có khả
năng tích luỹ trong cơ thể sinh vật và con người.
2.1.3.3 Dầu mỡ
Dầu mỡ là chất khó tan trong nước, nhưng tan được trong các dung môi hữu cơ.
Dầu mỡ có thành phần hóa học rất phức tạp, và chứa các chất độc như PAHs, PCBs,…
Do đó, dầu mỡ thường có độc tính cao và tương đối bền trong môi trường nước. Giao

thông thủy, khai thác và đặc biệt vận chuyển dầu thô là nguồn gây ô nhiễm dầu mỡ chủ
yếu đối với môi trường nước.
2.1.3.4 Các chất có màu
Nước nguyên chất không có màu, nhưng nước trong tự nhiên thường có màu do
các chất có mặt trong nước như:
13


+ Các chất hữu cơ do xác thực vật bị phân hủy sắt và mangan dạng keo hoặc
dạng hòa tan, các chất thải công nghiệp.
+ Các chất thải công nghiệp (phẩm màu, crom, tanin, lignin…)
2.1.3.5 Các chất gây mùi vị
Nhiều chất có thể gây mùi vị cho nước. Trong đó, nhiều chất có tác hại đến sức
khỏe con người cũng như gây các tác hại khác đến động thực vật và hệ sinh thái như:
+ Các chất hữu cơ từ nước thải đô thị, nước thải công nghiệp.
+ Các sản phẩm của quá trình phân hủy xác động thực vật.
+ Dầu mỡ và các sản phẩm dầu mỡ.
Cũng như các chất gây màu, các chất gây mùi vị có thể gây hại cho đời sống
động thực vật và làm giảm chất lượng nước về mặt cảm quan.
2.1.3.6 Các vi sinh vật gây bệnh
Nhiều vi sinh vật gây bệnh có mặt trong nước gây tác hại cho mục đích sử dụng
nước trong sinh hoạt. Các sinh vật này có thể truyền hay gây bệnh cho người. Các sinh
vật này là vi khuẩn, virút, động vật đơn bào, giun sán.
a. Vi khuẩn:
Vi khuẩn là các vi sinh vật đơn bào, có cấu tạo tế bào, nhưng chưa có cấu trúc
nhân phức tạp, thuộc nhóm prokaryotes và thường không màu. Vi khuẩn là dạng sống
thấp nhất có khả năng tự tổng hợp nguyên sinh chất từ môi trường xung quanh. Các
loại vi khuẩn gây bệnh có trong nước thường gây các bệnh về đường ruột, như dịch tả
(cholera, do vi khuẩn Vibrio comma), bệnh thương hàn (typhoid, do vi khuẩn
Salmonella typhosa),…

b. Vi rút:
Vi rút là nhóm vi sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước rất bé, có thể chui
qua được màng lọc vi khuẩn. Vi rút có mang đầy đủ thông tin về gen cần thiết giúp cho
quá trình sinh sản và những vật ký sinh cần phải sống bám vào tế bào sinh vật chủ (từ
vi khuẩn đến tế bào động vật, thực vật). Vi rút có trong nước có thể gây các bệnh có
liện quan đến sự rối loạn hệ thần kinh trung ương, viêm tuỷ xám, viêm gan,…
2.2 Ảnh hưởng của ô nhiễm nước
2.2.1 Ảnh hưởng đến môi trường
a. Nước và sinh vật nước:
* Nước:
+ Nước ngầm: Ngoài việc các cặn lơ lửng trong nước mặt, các chất thải nặng
lắng xuống đáy sông, sau khi phân huỷ, một phần lượng chất được các sinh vật tiêu
thụ, một phần thấm xuống mạch nước bên dưới (nước ngầm) qua đất, làm biến đổi tính
chất của loại nước này theo chiều hướng xấu (do các chất chứa nhiều chất hữu cơ, kim
loại nặng…).
14


+ Nước mặt: Do nhiều nguyên nhân khác nhau, gây ra sự mất cân bằng giữa
lượng chất thải ra môi trường nước (rác thải sinh hoạt, các chất hữu cơ,…) và các sinh
vật tiêu thụ lượng chất thải này (vi sinh vật, tảo,…) làm cho các chất hữu cơ, chất rắn
lơ lửng,… không được phân huỷ, vẫn còn lưu lại trong nước với khối lượng lớn, dẫn
đến việc nước dần mất đi sự tinh khiết ban đầu, làm chất lượng nguồn nước bị suy
giảm nghiêm trọng.
* Sinh vật nước:
Ô nhiễm nước ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật nước, đặc biệt là vùng sông,
do nước chịu tác động của ô nhiễm nhiều nhất. Nhiều loài thuỷ sinh do hấp thụ các
chất độc trong nước, thời gian lâu ngày gây biến đổi trong cơ thể nhiều loài thuỷ sinh,
một số trường hợp gây đột biến gen, tạo nhiều loài mới, một số trường hợp làm cho
nhiều loài thuỷ sinh chết.

b. Đất và sinh vật đất:
* Đất:
Nước bị ô nhiễm mang nhiều chất vô cơ và hữu cơ thấm vào đất gây ô nhiễm
nghiêm trọng cho đất.
Nước ô nhiễm thấm vào đất làm liên kết giữa các hạt keo đất bị bẻ gãy, cấu trúc
đất bị phá vỡ. Thay đổi đặc tính lý học, hóa học của đất,...
Một số chất hay ion có trong nước thải ảnh hưởng đến đất :
- Quá trình oxy hóa các ion Fe2+ và Mn2+ có nồng độ cao tạo thành các axit không
tan Fe2O3 và MnO2 gây ra hiện tượng “nước phèn” dẫn đến đóng thành váng trên mặt
đất (đóng phèn).
- Canxi, magie và các ion kim loại khác trong đất bị nước chứa axit cacbonic rửa
trôi thì đất sẽ bị chua hóa.
* Sinh vật đất:
- Khi các chất ô nhiễm từ nước thấm vào đất không những gây ảnh hưởng đến
đất mà còn ảnh hưởng đến cả các sinh vật đang sinh sống trong đất.
- Các ion Fe2+ và Mn2+ ở nồng độ cao là các chất độc hại với thực vật. Là nguyên
nhân làm cho nhiều cây cối còi cọc, khả năng chống chịu kém, không phát triển được
hoặc có thể bị thối gốc mà chết, có nhiều loại chất độc bền vững khó bị phân hủy có
khả năng xâm nhập tích lũy trong cơ thể sinh vật. Khi vào cơ thể sinh vật chất độc
cũng có thể phải cần thời gian để tích lũy đến lúc đạt mức nồng độ gây độc.
c. Ảnh hưởng đến môi trường không khí:
Ô nhiễm môi trường nước không chỉ ảnh hưởng đến con người, đất, mà còn ảnh
hưởng đến không khí. Các hợp chất hữu cơ, vô cơ độc hại trong nước thải thông qua
vòng tuần hoàn nước, theo hơi nước vào không khí làm cho mật độ bụi bẩn trong
không khí tăng lên. Một số chất khí được hình thành do quá trình phân hủy các hợp
15


chất hữu cơ trong nước thải như SO2, CO2, CO,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi
trường khí quyển và con người, gây ra các căn bệnh liên quan đến đường hô hấp như:

niêm mạc đường hô hấp trên, viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, gây bệnh tim mạch,
tăng mẫn cảm ở những người mắc bệnh hen,…
2.2.2 Ảnh hưởng đến con người
a. Sức khỏe con người:
- Do kim loại trong nước:
Các kim loại nặng có trong nước là cần thiết cho sinh vật và con người vì chúng
là những nguyên tố vi lượng mà sinh vật cần tuy nhiên với hàm lượng cao nó lại là
nguyên nhân gây độc cho con người, gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo như ung thư, đột
biến. Đặc biệt là nguyên nhân gây nên những làng ung thư.
Sau đây là một số kim loại có nhiều ảnh hưởng nhiêm trọng nhất:
- Trong nước nhiễm chì:
Trong nước thiên nhiên chì chiếm khoảng 0,001 – 0,020 mg/l. Nguồn ô nhiễm
chì trong nước chủ yếu từ nước thải của công nghệ sản xuất kẽm chì, sản xuất
molypden, và vonfram (Lê Huy Bá, 2006).
Chì có tính độc cao đối với con người và động vật. Sự thâm nhiễm chì vào cơ thể
con người từ rất sớm từ tuần thứ 20 của thai kì và tiếp diễn suốt kì mang thai. Trẻ em
từ 6 tuổi trở xuống và phụ nữ có thai là những đối tượng mẫn cảm với những ảnh
hưởng nguy hại của chì gây ra.
- Trong nước nhiễm thủy ngân:
Hg thường có trong nước bề mặt và nước ngầm ở dạng vô cơ với nồng độ thường
nhỏ hơn 0,5 μg/l. Thủy ngân có thể xâm nhập vào nguồn nước dưới nhiều hình thức và
từ nhiều nguồn khác nhau. Về mặt số lượng, chiếm vị trí hàng đầu là nguồn nước thải
công nghiệp, đặc biệt là các nhà máy hóa chất. Tuy nhiên, không ngoại trừ nước mưa
rửa trôi các hóa chất dùng khi gieo trồng thì một phần đáng kể thủy ngân cuối cùng
cũng chuyển hóa về dạng Metyl thủy ngân nên trong chuỗi thực phẩm nước, hợp chất
này xuất hiện là chủ yếu (Lê Huy Bá, 2006).
Một ví dụ về bệnh do thủy ngân gây ra đó là căn bệnh Minamata, ở thị trấn
Minamata Nhật Bản, các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận căn bệnh này do nhiễm
độc methyl thủy ngân gây ra. Hậu quả 2248 người mắc bệnh, trong đó 1004 người chết
và 2000 người đòi bồi thường.

- Trong nước nhiễm Asen:
Khi sử dụng nước uống có hàm lượng asen cao trong thời gian dài, dẫn đến rối
loạn mạch máu ngoại vi và có triệu chứng lâm sàng như là chân răng đen. Các ảnh
hưởng có hại có thể xuất hiện như yếu chức năng gan, bệnh tiểu đường, các loại ung

16


thư nội tạng( bàng quang, gan, thận), các loại bệnh về da( chứng tăng mô biểu bì,
chứng tăng sắc tố mô và ung thư da).
- Nước nhiễm Crom:
Hợp chất Cr+ rất độc có thể gây ung thư phổi, gây loét dạ dày, ruột non, viêm
gan, viêm thận, gây độc cho hệ thần kinh và tim…Crom xâm nhập vào nguồn nước từ
nước thải của các nhà máy mại điện, nhuộm thuộc da, chất nổ, đò gốm, sản xuất mực
viết, mực in, in tráng ảnh…
- Nước nhiễm Mangan:
Mangan đi vào môi trường nước do quá trình rửa trôi, xói mòn và chất thải công
nhiệp luyện kim, acquy, phân hóa học…
Với hàm lượng cao mangan gây độc mạnh với nguyên sinh chất của tế bào, đặc
biệt là tác động lên hệ thần kinh trung ương, gây tổn thương thận và bộ máy tuần hoàn,
phổi, ngộ độc nặng và tử vong.
- Nước nhiễm Cadmium: Cadmium có trong nước từ nguồn nước thải công
nghiệp hóa chất, luyện kim, chất dẻo, khai thác mỏ,... Chúng được tích tụ ở thận và có
chu kỳ bán hủy trong cơ thể người từ 10 -35 năm. Cadmium thuộc nhómm 2A, có đặc
tính cao đối với thủy sinh vật, bởi tính dễ hấp thụ và tích lũy trong cơ thể thủy sinh của
chúng. Dựa trên sự xâm nhập: 10% theo đường nước uống (Lê Huy Bá, 2008).

17



Bảng 2.2: Các nguyên tố độc hại trong nước tự nhiên và nước thải.
STT

Nguyên tố

1

Pb

2

Hg

3

As

4

Cr

5

Mn

6

Cd

Nguồn thải


Tác hại
Gây thiếu máu, bệnh thận, rối
Công nghệ mỏ, than đá, xăng, hệ
loạn thần kinh, môi trường sống
thống ống dẫn.
bị phá hủy.
Chất thải công nghiệp mỏ, thuốc
Độc tính cao.
trừ sâu, than đá.
Thuốc trừ sâu, chất thải hóa học. Rất độc, gây ung thư.
Nguyên tố cần ở dạng vết, gây
Mạ kim loại.
ung thư như Cr (VI)
Chất thải công nghiệp mỏ, tác Tương đối không độc đối với
động vi sinh vật lên cá khoáng động vật, độc với thực vật ở
Mn ở pE thấp.
nồng độ cao.
Đảo ngược vai trò hóa sinh của
enzim, gây cao huyết áp, hỏng
Chất thải công nghiệp mỏ, mạ
thận, phá hủy các mô và hồng
kim loại, ống dẫn nước.
cầu, có tính độc đối với động
thực vật dưới nước.
(Đặng Đình Bạch và Nguyễn Văn Hải, 2006)

* Các hợp chất hữu cơ:
Trên thế giới hang năm có khoảng 60.105 tấn các chất hữu cơ tổng hợp bao gồm
các chất nhiên liệu,chất màu, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, các phụ gia

trong dược phẩm thực phẩm. Các chất này thường độc và có đọ bền sinh học khá cao,
đặc biệt là các hidrocacbnon thơm gây ô nhiễm môi trường mạnh, gây ảnh hưởng lớn
đến sức khỏe con người.
* Vi khuẩn trong nước thải:
Vi khuẩn có hại trong nước bị ô nhiễm có từ chất thải sinh hoạt của con người và
động vật như bệnh tả, thương hàn và bại liệt.
- Bệnh đường ruột: Bệnh đường ruột gây nên chủ yếu do các loại vi khuẩn sống
trong nước như vi khuẩn đại tràng, thương hàn, tả, lỵ… ngoài ra trong nước tự nhiên
và nước sinh hoạt còn có thể có các loại vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy trẻ em như
Leptospira, Brucella,tularensis, các siêu vi khuẩn bại liệt, viêm gan, ECHO, Coksaki…
- Bệnh tiêu chảy: là bệnh lây lan chủ yếu bởi phân người. Bên cạnh đó thức ăn
nước uống bị ô nhiễm cũng là nguyên nhân gây bệnh. Nhiều nước trên thế giới tỷ lệ có
thể lên tới 220 trẻ chết trong 1000 trẻ sinh ra, trong đó ít nhất có 25% trẻ chết vì các
bệnh tiêu chảy.

18


Bảng 2.3: Các vi khuẩn gây bệnh chủ yếu.
Vi khuẩn
Salmonella typhi
Salmonella paratyphi
Shigella
Vibro cholera
E. coli gây bệnh
Yersinia enterocolitica
Campylobacter jejuni
Legionella pneumophila
Mycobacterium tuberculosis
Leptospira

Vi khuẩn cơ hội

Loại bệnh
Sốt thương hàn
Sốt phó thương
hàn
Lỵ do vi khuẩn
Dịch tả
Viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột
Bệnh hô hấp cấp
tính

Nơi sinh sống chủ
yếu
Phân người

Nơi gây ảnh
hưởng chủ yếu
Dạ dày - ruột

Phân người

Dạ dày - ruột

Phân người
Phân người

Ruột dưới

Dạ dày - ruột

Phân người

Dạ dày - ruột

Phân người

Dạ dày - ruột

Phân người/động
vật
Phân người/động
vật
Các chất tiết từ hệ
Lao
hô hấp
Bệnh trùng xoắn Phân và nước tiểu
móc câu
động vật
Nhiều loại khác
Nước tự nhiên
nhau

Dạ dày - ruột
Phổi
Phổi
Nhiều nơi
Chủ yếu dạ dày ruột


(Lâm Minh Triết và Lê Hoàng Việt, 2009)

b. Ảnh hưởng đến đời sống:
- Sinh hoạt thường ngày:
Nước ô nhiễm ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của người dân, làm xáo trộn cuộc
sống và sinh hoạt hàng ngày. Một số nơi ở nông thôn, nhân dân lấy nguồn nước sông
làm nước sinh hoạt hàng ngày. Vậy mà giờ đây nguồn nước đó lại bị ô nhiễm làm cho
đời sống sinh hoạt của nhân dân nơi đây sẽ phần nào bị xáo trộn do nguồn nước sinh
hoạt hàng ngày của họ đã không còn giữ được như xưa. Nguồn nước bị ô nhiễm nặng
không thể sử dụng được, hàng ngày nấu ăn trong gia đình thì họ mua nước, còn tắm
rửa thì vẫn phải dùng nguồn nước bị ô nhiễm. Vì hàng ngày phải tắm rửa bằng nguồn
nước bị ô nhiễm nên nhiều người dân, nhất là trẻ con có hiện tượng bị ngứa, nổi mẩn
đỏ.
Tại một số vùng nông thôn hệ thống xả nước thải được xây dựng tạm bợ giờ đây
trở nên ứ đọng, tràn ra xung quanh làm ô nhiễm môi trường không những thế nó còn
gây trở ngại cho lưu thông, đi lại của nhân dân trong vùng.Mặc khác nó còn làm cho
nguồn nước ngầm bị ô nhiễm trầm trọng, gây thiếu hụt nguồn nước ngọt nghiêm trọng.
Còn ở thành thị, nguồn nước sinh hoạt chủ yếu là nước máy. Tuy nhiên chất
lượng nguồn nước này đang đặt ra dấu chấm hỏi lớn. Khi nguồn nước này bị ô nhiễm
người dân không còn cách nào khác là phải mua nước khoáng về dùng trong khi đó
19


vẫn trả tiền hàng tháng cho công ty cấp thoát nước. Việc mua nước phải thực hiện lúc
sáng sớm hoặc tối vì ban ngày họ phải đi làm nên ảnh hưởng rất lớn đến thời gian làm
việc và sinh hoạt.
- Hoạt động sản xuất:
Nước thải ô nhiễm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, đặc biệt tại các
thành thị lớn nơi có hàm lượng chất ô nhiễm cao. Nhiều dòng sông, kênh lớn này đảm
bảo tưới tiêu cho ruộng lúa, cây ăn quả trong nông nghiệp,

Theo kết quả phân tích chất lượng nguồn nước kênh này cho thấy, các thông số
COD, BOD5, Coliform,... đều vượt tiêu chuẩn chất lượng nước dùng cho thuỷ lợi và
tiêu chuẩn nước thải công nghiệp từ vài lần đến hàng chục ngàn lần. Từng dòng nước
có màu nâu đen, mùi khó chịu chảy về các nhánh.
Nhiều hộ dân, sống dọc theo các con kênh, sông này cho biết, dòng kênh thường
xuyên bốc mùi hôi thối. Nguồn nước này bị ô nhiễm bởi các khu công nghiệp, cụm
công nghiệp và các cơ sở nhỏ lẻ dọc kênh. Các khu công nghiệp này tuy đã xây dựng
nhà máy xử lý nước thải nhưng chưa có giấy phép xả thải vào hệ thống sông. Việc ô
nhiễm nguồn nước bị ô nhiễm đã ảnh hưởng đến công tác điều tiết phục vụ tưới tiêu,
ngăn mặn, xổ phèn và phòng chống cháy rừng, đặc biệt là ảnh hưởng tới đời sống sinh
hoạt, sức khoẻ của người dân quận vùng ven và các huyện ngoại thành.
Nguồn nước ô nhiễm cũng làm giảm thiểu năng suất cây trồng, có những khu đất
phải bỏ không vì ô nhiễm quá nặng. Ở một số nơi khác vì ô nhiễm quá nặng nên người
dân không thể trồng trọt, chăn nuôi được, nhiều người dân đành bỏ nghề hoặc đi nơi
khác sinh sống.
- Ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan và các hoạt động vui chơi giải trí:
Khi nguồn nước bị ô nhiễm, thường sẽ có rác trôi lơ lững và đôi khi có xác động
vật chết, bốc mùi hôi thối. Làm ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan, hạn chế sự lưu thông của
tàu thuyền khi đi qua các con sông, con kênh này do sự cản trở của rác. Hơn nữa các
con sông, con kênh này thường thông với nhau, nếu con kênh này bị ô nhiễm thì có thể
kéo theo con kênh kia bị ô nhiễm. Ảnh hưởng đến việc du lịch, tham quan, nhất là ở
các điểm du lịch.
2.3 Hiện trạng của kênh 8m và kênh 30/4
Theo kết quả phân tích, đánh giá hiện trạng chất lượng tài nguyên nước cũng như
mức độ ô nhiễm, suy thoái nguồn nước cho thấy, chất lượng môi trường tại đây đã có
nhiều thay đổi và ngày càng xấu đi.
Môi trường nước có dấu hiệu bị ô nhiễm cục bộ chất hữu cơ, dinh dưỡng và vi
sinh do kênh chạy qua các khu dân cư, chợ, khu công nghiệp và các cơ sở sản xuất …
đã làm ô nhiễm.
2.4 Đánh giá kết quả phân tích

20


2.4.1 pH
pH chi phối mọi quá trình hoạt động của vi sinh vật trong nước. Vì vậy, pH cần
được kiểm soát trong khoảng thích hợp khi xử lý nước thải bằng pháp sinh học.
Bảng 2.4: Giá trị pH đo được qua 12 đợt phân tích
Mẫu
M1
kênh
8m
M3
kênh
30/4

Giá trị pH
Đ1 Đ2 Đ3 Đ4 Đ5 Đ6 Đ7
7.05 7.14 7.44 7.01 6.83 6.96 6.6

Đ8 Đ9 Đ10 Đ11
6.76 6.78 6.77 6.82

Đ12
6.96

7.10 7.00 7.73 6.98 7.06 7.06 7.11 7.05 6.94 7.09 6.74

6.96

QCVN 08-MT:2015/BTNMT


6 - 8,5

Nguồn: trung tâm quan trắc Sóc Trăng
Nhận xét:
Qua bảng 2.4 cho thấy, các giá trị pH dao động qua 12 đợt phân tích từ 6.6 –
7.73, các giá trị này đều nằm trong giới hạn cho phép đối với QCVN 08 –
MT:2015/BTNMT về chất lượng nước mặt loại A1 là 6 – 8.5. Điều này cho thấy nước
ở đây không bị ô nhiễm phèn.
Ở mẫu M1, giá trị pH cao nhất vào đợt 3 là 7.44 và thấp nhất vào đợt 7 là 6.6. Ở
mẫu M3, giá trị pH cao nhất vào đợt 3 là 7.73 và thấp nhất vào đợt 11 là 6.74.

Object 3

Hình 2.1: Giá trị pH tại vị trí quan trắc M1 năm 2017

Qua hình 2.1, giá trị pH tại vị trí quan trắc M1 năm 2017 dao động trong khoảng
6.6 – 7.44 và đều nằm trong khoảng giới hạn cho phép quy định tại quy chuẩn quốc
gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08:2015/BTNMT).

21


×