Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Khảo sát ảnh hưởng dòng chảy đến sạt lở ven bờ sông hậu tại ấp mỹ hội, xã mỹ hội đông, huyện chợ mới, tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (569.35 KB, 32 trang )

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1

Sự cần thiết của đề tài

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất giàu tiềm năng phát triển kinh tế
và là nơi sinh sống của hàng triệu người dân Việt Nam. Đặc biệt, người dân nơi đây có
thói quen sinh sống dọc các bờ sông và có sinh kế phần lớn dựa vào sông, nước. Tuy
nhiên, ĐBSCL đang đối mặt với không ít thách thức. Trong đó phải kể đến sạt lở bờ sông
gây ra nhiều thiệt hại về tài sản và tính mạng con người. Ở ĐBSCL các tỉnh thành hay xảy
ra sạc lở là An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Sóc Trăng…
An Giang sạt lở bờ sông làm thiệt hại lớn đến tài sản và ảnh hưởng đến tinh thần của
người dân nơi đây. Các huyện thường xuyên xảy ra sạt lở Chợ Mới, Tân Châu, An Phú.
Một trong những vụ sạt lở nghiêm trọng tại địa bàn tỉnh An Giang không thể không kể
đến vụ sạt lở tại sông Vàm Nao, huyện Chợ Mới. Vụ sạt lở đã khiến hàng chục căn nhà bị
nhấn chìm, cản trở giao thông, môi trường bị tác động đáng kể và người dân nơi đây vẫn
chưa khỏi hoang mang về những gì đã xảy ra. Nhằm đánh giá nguyên nhân sạt lở bờ từ đó
tìm được giải pháp để ngăn ngừa, phòng chóng tình trạng sạt lở tiếp tục xảy ra, đề tài
“Khảo sát ảnh hưởng dòng chảy đến sạt lở ven bờ sông Hậu tại Ấp Mỹ Hội, xã Mỹ Hội
Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang” rất cần thiết được thực hiện.
1.2

Mục tiêu của đề tài

1.2.1

Mục tiêu tổng quát

Đánh giá tình trạng sạt lở đất để đề xuất giải pháp khắc phục sạt lở nhằm
giảm thiệt hại do sạt lở gây ra ở huyện PĐ, TPCT.


1.2.2

Mục tiêu cụ thể

- Khảo sát, đánh giá hiện trạng sạt lở đất tại Ấp Mỹ Hội, xã Mỹ Hội Đông, huyện
Chợ Mới, tỉnh An Giang.
- Khảo sát nguyên nhân gây sạt lở đất.
- Tìm hiểu các giải pháp khắc phục sạt lở của chính quyền địa phương.
- Tìm hiểu các khoản bồi thường, hỗ trợ của chính quyền địa phương.
- Đề xuất giải pháp khắc phục sạt lở.
1.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
1.3.1

Địa điểm nghiên cứu

Đề tài được tiến hành điều tra, phỏng vấn chính quyền địa phương và người
dân ở 3 ấp của huyện PĐ, TPCT.
1.3.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 12 năm 2018.
1.4.Phƣơng tiện nghiên cứu
+ Phương tiện đi lại: xe máy.


+ Máy định vị GPS: bấm tọa độ khu vực sạt lở và tuyến đường nằm trong
vùng nghiên cứu.
+ Máy chụp ảnh: chụp hiện trạng khu vực sạt lở.
+ Phần mềm Excel: thống kê, tính toán số liệu thu thập được.
+ Phần mềm Arcgis 9.3: xác định và vẽ vị trí vùng sạt lở.
+ Phiếu phỏng vấn, máy tính, văn phòng phẩm.
1.5


Phƣơng pháp nghiên cứu

1.5.1 Tiến trình nghiên cứu



1.5.2 Phương pháp nghiên cứu.
3.1 Phương pháp nghiên cứu
3.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu thứ cấp từ các công trình nghiên cứu, các báo cáo, bài báo khoa học
và các số liệu thống kê sẵn có liên quan tới đề tài nhằm:
- Tìm hiểu các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa điểm nghiên cứu;
- Khảo sát tình hình sạt lở trên địa bàn nghiên cứu.
3.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
* Phương pháp điều tra bảng hỏi:
Phỏng người dân nhằm thu thập những số liệu cần thiết giúp hiểu rõ quá trình xảy ra
sự cố để khẳng định kiểu sạt lở, sự đề phòng của dân và chính quyền địa phương. Bên
cạnh đó, thông qua nghị định chính phủ, chính sách của huyện, các bài báo khoa học và
tài liệu, số liệu có sẵn của địa phương liên quan đến sạt lở để đánh giá chính xác về
nguyên nhân, tác hại của sạt lở.
- Xây dựng phiếu điều tra: 100 phiếu. Chọn ngẫu nhiên 100 hộ sống ở khu vực bị sạt
lở để phỏng vấn thực tế theo bảng câu hỏi đã chuẩn bị sẳn.
- Đánh giá hiện trạng sạt lở ở sông Vàm Nao từ các tư liệu của huyện để đưa ra nhận
xét.
- Tìm hiểu nguyên nhân gây sạt lở đất bằng cách thu thập thông tin về điều kiện tự
nhiên của huyện, các bài báo khoa học liên quan đến sạt lở, phỏng vấn dân để so sánh
vùng sạt lở và không sạt lở từ đó đưa ra kết luận về sạt lở.
- Tìm hiểu các giải pháp khắc phục sạt lở của chính quyền địa phương thông qua các
chính sách đã ban hành của huyện và phỏng vấn trực tiếp chính quyền và dân.

- Tìm hiểu các khoản bồi thường, hỗ trợ và tuyên truyền, giáo dục cho dân về ảnh
hưởng do sạt lở gây ra của chính quyền địa phương từ các các chính sách, văn bản Quyết
định thực thi của huyện và phỏng vấn trực tiếp chính quyền và dân.
* Phương pháp điều tra khảo sát thực địa:
- Khảo sát, đánh giá sạt lở đất ở sông Vàm Nao.
- Công tác thực địa, quan sát, chụp ảnh vùng sạt lở và các vùng lận kết hợp với tư
liệu ảnh để tìm hiểu, đưa ra các nhận định ban đầu về nguyên nhân sạt lở.
3.1.3 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được của đề tài được tổng hợp và xử lý thống kê trên phần mềm
Microsoft Excel.


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Tác hại sạt lở bờ sông
Theo kết quả nghiên cứu của Trương Thùy Trâm, (2013) sạt lở bờ sông gây nhiều
tổn thất cho xã hội và đặc biệt là người dân vùng sạt lở. Nó có thể gây thiệt hại về người,
vật chất, kinh tế, môi trường, xã hội…
Tác hại đầu tiên của sạt lở là có thể gây chết người hoặc thương tật tạm thời hay
vĩnh viễn. Bên cạnh đó, nó còn tạo bất an cho người dân ở nơi và vùng sạt lở, người dân
không yên tâm lo sinh kế dẫn đến kinh tế gia đình giảm sút.
Về vật chất, sạt lở phá hủy nhà cửa, cuốn đi tài sản của người dân, phá hoại các công
trình công cộng, gây tắc nghẽn đường giao thông. Làm thiệt hại hàng tỷ đồng. Đối với
kinh tế, các hộ dân chăn nuôi, vật nuôi có thể chết hoặc bị thương. Còn người dân trồng
cây ăn trái thì mất đất canh tác. Mặt khác, các hộ kinh doanh có thể mất mặt bằng, mất
lượng khách do thay đổi nơi sống.
Mảng xã hội: sạt lở làm cho người dân hoang mang, gây bất ổn xã hội. Nó còn kéo
theo vấn đề giáo dục, do kinh tế gia đình khó khăn hơn và nơi ở không thuận tiện…nên
giảm lượng trẻ đến trường. Bên cạnh đó, người dân hoang mang, cuộc sống khó khăn sẽ ít
quan tâm về các hoạt động vui chơi giải trí, giảm hoạt động giao lưu văn hóa.

Môi trường tự nhiên: sạt lở làm kết cấu đất thay đổi gây cho một số loài sinh vật
không thể thích nghi, làm mất đa dạng sinh học. Và sạt lở còn gây bồi lắng lòng sông,
thay đổi dòng chảy, tốc độ dòng chảy. Cũng chính lý do đó mà sạt lở xảy ra ngày càng
nhiều.
Vấn đề môi trường, các công trình xây dựng đổ xuống sông, gây ô nhiễm nguồn
nước. Nó còn kéo theo xây dựng nhà mới tạo nhiều khối bụi và làm thay đổi mục đích sử
dụng đất, từ đất canh tác thành đất thổ cư.
2.2 Sạt lở bờ hệ thống sông Đồng bằng sông Cửu Long
Chế độ dòng chảy hệ thống sông ở đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng của
rất nhiều yếu tố, trong đó những yếu tố cơ bản là dòng chảy thượng nguồn, chế độ thủy
triều vùng cửa sông, mưa trên đồng bằng. Ngoài ra vào một thời điểm, tại một vị trí nhất
định, hoạt động của con người lại là những yếu tố mang tính quyết định làm thay đổi rất
lớn tới chế độ dòng chảy sông tại khu vực đó. Chính điều này đã làm cho sạt lở bờ sông
trở nên phức tạp, khó lường và ngày một gia tăng theo cấp độ hoạt động, khai thác của
con người.
Sạt lở bờ sông Cửu Long đã diễn ra hàng triệu năm nay, là hiện tượng tự nhiên đồng
hành với sự phát triển và quá trình vận động của sông. Nhiều năm trước đây, con người ít
tác động lên lưu vực sông Mê Kông, dòng chảy sông Cửu Long chủ yếu phụ thuộc vào
chế độ mưa trên lưu vực. Diễn biến lòng sông Cửu Long mặc dù vẫn diễn ra theo cả
không gian và thời gian, song quy mô, mức độ nhỏ hơn, ít nguy hiểm hơn và có tính quy
luật hơn (mùa lũ dòng chảy lớn, sạt lở diễn ra nhiều hơn; mùa khô dòng chảy nhỏ, bồi


lắng lòng dẫn nhiều hơn. Phía gần biên giới Việt Nam - Campuchia, lòng dẫn sông nhỏ
hơn, lại chịu tác động của dòng chảy thượng nguồn với vận tốc lớn sẽ diễn ra xói lở nhiều
hơn, ngược lại vùng cửa sông bồi lắng lòng dẫn sẽ chiếm ưu thế). Những con sông, kênh,
rạch nội địa chỉ chịu tác động của chế độ thủy triều và mưa nội vùng do vậy sạt lở bờ
sông ít xảy ra.
Từ những thập niên cuối của thế kỷ XX đến nay, lưu vực sông Mê Kông bị tác động
rất mạnh, nhiều dự án thủy điện phía thượng nguồn đã, đang và sẽ được xây dựng. Tình

trạng chặt phá rừng, hoạt động khai thác cát, gia tăng giao thông thủy, các hoạt động đánh
bắt thủy sản… đặc biệt, biến đổi khí hậu, nước biển dâng đang diễn ra ngày càng phức
tạp, khiến chế độ thủy động lực dòng sông, bùn cát trên hệ thống sông ở ĐBSCL đã bị
thay đổi căn bản. Đây chính là nguyên nhân của hiện tượng sạt lở bờ hệ thống sông ở
ĐBSCL (nơi có cấu tạo địa chất là các lớp phù sa trẻ chưa được cố kết hoàn toàn) xảy ra
nhiều hơn, phức tạp hơn.
Kết quả tổng hợp báo cáo của các địa phương, các đợt khảo sát thực tế (tính đến
tháng 6/2017) cho thấy, trên hệ thống sông vùng ĐBSCL hiện có khoảng 380 điểm sạt lở.
Bảng 2.1 Thống kê các điểm sạt lở bờ hệ thống sông ĐBSCL
ST
T

Đơn vị
hành chính

Thông số sạt lở
Số điểm sạt lở

Chiều dài sạt lở

Tốc độ sạt lở

(km)

min-max (m/năm)

1

Đồng Tháp


42

65,6

1-20

2

Long An

21

24,6

0,5-10

3

Tiền giang

35

77,3

0,5-6

4

Vĩnh Long


25

61,8

1-10

5

Bến Tre

20

27,8

1-11

6

Cần Thơ

36

27,7

0,5-15

7

Hậu giang


20

31,1

1-6

8

Trà Vinh

32

74,9

0,5-30

9

An giang

49

71,5

0,5-15

10

Kiên giang


10

22,5

1-10

11

Cà Mau

48

109,6

1-30

12

Bạc Liêu

24

14,5

1-30


13

Sóc Trăng

Tổng

18

24,1

380

633

0,5-5

Nguồn: Lê Mạnh Hùng (2014)
Trong 380 điểm sạt lở bờ hệ thống sông ĐBSCL hiện nay có 18 khu vực xói tốc độ >
10 m/năm, 37 khu vực xói tốc độ 5-10 m/năm và 325 khu vực xói tốc độ < 5 m/năm. Đặc
biệt, trong năm 2017 đã diễn ra nhiều vụ sạt lở lớn tại bờ hữu sông Tiền thuộc xã Vĩnh
Xương, Vĩnh Hòa (thị xã Tân Châu, An Giang) với nhiều cung trượt có chiều dài 30-70
m; sạt lở bờ sông Tiền tại xã Bình Thành (huyện Thanh Bình, Đồng Tháp). Đoạn sạt lở
nguy hiểm dài khoảng 210 m, đe dọa sự an toàn của 217 hộ dân (Lê Mạnh Hùng, 2014).
2.3 Sơ lược về điều kiện tự nhiên của huyện Chợ Mới

Chợ Mới là huyện cù lao của tỉnh An Giang, với diện tích tự nhiên là 369,62 km2,
Huyện lỵ cách Thành phố Long Xuyên 29 km theo đường Tỉnh lộ 944 được bao bọc bởi
sông Tiền, sông Hậu, với hệ thống sông, rạch chằng chịt, chẳng những cung cấp nguồn
nước ngọt phong phú, phục vụ đắc lực cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt của nhân dân
và còn là đường giao thông thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển. Địa giới hành chính của
huyện được xác định như sau:


+ Phía Bắc giáp huyện Phú Tân (ngăn cách bởi sông Vàm Nao);

+ Phía Nam giáp huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp (ngăn cách bởi rạch Cái Tàu
Thượng);
+ Phía Tây giáp huyện Châu Thành, Châu Phú và thành phố Long Xuyên (ngăn
cách bởi sông Hậu);
+ Phía Đông giáp huyện Thanh Bình, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp (ngăn
cách bởi sông Tiền).
Về phân chia đơn vị hành chính, huyện có 02 thị trấn: Chợ Mới, Mỹ Luông và 16
xã: Kiến An, Kiến Thành, Long Giang, Mỹ Hội Đông, Nhơn Mỹ, Long Điền A, Long
Điền B, Long Kiến, An Thạnh Trung, Hòa Bình, Hòa An, Mỹ An, Hội An, Tấn Mỹ, Mỹ
Hiệp, Bình Phước Xuân.
Người dân Chợ Mới vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn, kiên cường bất khuất
chống giặc ngoại xâm với việc thành lập Chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của tỉnh An
Giang, tiếp tục phát huy truyền thồng của cha, ông đi trước thế hệ hôm nay của huyện tiếp
tục ra sức phấn đấu, học tập, lao động, sản xuất tiếp tục đem về nhiều thành tựu mới cho
huyện, bên cạnh việc tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, các ngành nghề
truyền thống vẫn tiếp tục được duy trì, phát triển như: nghề mộc, chạm (Chợ thủ - Long
Điền A, Thị trấn Mỹ Luông), vẽ tranh trên kiếng (Long Giang, Long Điền B), đóng ghe
xuồng (Mỹ Hiệp), đan đát (Long Giang, Kiến Thành), dây keo (Mỹ Hội Đông),… Toàn
huyện với dân số 344.175 người, thành phần dân cư với 99,6% dân tộc Kinh, còn lại đa
phần là người Hoa. Về hoạt động tín ngưỡng, người dân huyện Chợ Mới có 59,6% theo
đạo Phật giáo Hòa Hảo, ngoài ra còn có các tôn giáo khác như: đạo Phật, Thiên Chúa
giáo, Cao Đài,…
Trên địa bàn huyện có 02 di tích văn hóa – lịch sử cấp quốc gia: cột dây thép (Long
Điền A), chùa Bà Lê (Hội An) và 6 di tích văn hóa - lịch sử cấp tỉnh là: Dinh Chưởng binh
lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh (Kiến An và thị trấn Chợ Mới), Phủ thờ Nguyễn tộc (Tấn
Mỹ), Dương Công Phủ (Mỹ Hiệp), đình Tấn Mỹ, đình Chợ Thủ, đình Long Kiến. Hàng
năm đến những ngày lễ hội, thu hút rất nhiều du khách gần xa đến tham quan, chiêm bái.
Đặc biệt, cù lao giêng gồm 3 xã: Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp và Bình Phước Xuân được huyện đưa
vào quy hoạch khu du lịch cộng đồng, sông nước, hội tụ nhiều công trình lịch sử, văn hóa
kiến trúc độc đáo ngót trăm năm vẫn còn nguyên vẹn như: Thánh đường đầu nước (Nhà

thờ Cù Lao Giêng, Dòng thánh Fancico, Dòng Chúa Quan phòng), Chùa Đạo nằm, nhà
cổ, Di tích lịch sử Cột Dây Thép, Nhà tưởng niệm đồng chí Ung Văn Khiêm – cố Bộ
trưởng Ngoại giao, Cộ bộ trưởng Bộ Nội Vụ..
Ngày nay dưới sự lãnh, chỉ đạo của Huyện ủy, điều hành của Ủy ban nhân dân
huyện Chợ Mới, người dân của huyện luôn phát huy tinh thần đoàn kết, hăng hái thi đua
lao động, sản xuất, công tác, góp phần xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ
vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đưa huyện nhà tiến lên theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với tỉnh và cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu đưa nước
ta cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại
2.3.1 Địa hình


Là huyện cù lao, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, địa hình Chợ Mới chủ yếu là
đồng bằng phù sa bằng phẳng, độ nghiêng nhỏ, độ cao trung bình 3 m so với mực nước
biển. Đất đai chứa nhiều hữu cơ, độ pH thấp, ít bị bào mòn, xâm thực mà chủ yếu luôn
được bồi đắp hằng năm với mức độ khác nhau trong những điều kiện trầm tích khác nhau.
Huyện có 3 dạng địa hình chính là:
- Dạng hơi nghiêng (cao từ bờ sông rồi thấp dần vào trong đồng).
- Dạng cồn bãi (cù lao).
- Dạng lòng chảo (ở 2 bờ sông cao hơn và thấp dần vào trong đồng).
2.3.2 Khí hậu
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, hằng năm có 2 mùa gió là: gió mùa Tây Nam và gió mùa
Đông Bắc. Gió Tây Nam mang nhiều hơi nước, gây mưa. Gió mùa Đông Bắc hanh khô,
có phần nắng nóng, kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4, gây ra hiện tượng khô hạn. Nhiệt độ
cao nhất thường 36 - 380C, nhiệt độ thấp nhất hằng năm thường xuất hiện vào tháng 10
dưới 180C. Huyện ít chịu ảnh hưởng của gió bão nhưng lại chịu tác động mạnh của quá
trình thủy văn như lũ lụt, sạt lở đất bờ sông…
2.3.3 Tài nguyên thiên nhiên
- Khoáng sản: Huyện có bột sét và cát mịn do trầm tích trên sông tụ lại phân bố chủ
yếu dọc theo các bờ sông.

- Thủy sản: Nguồn thủy sản ở Chợ Mới bao gồm 2 nhóm: Nhóm cá sông (cá trắng):
sống trên sông Tiền, sông Hậu và các kênh rạch, phổ biến như cá linh, cá he, cá chài, cá
mè vinh....Nhóm cá đồng (cá đen): gồm các loại cá họ cá lóc, cá trê, cá rô…sống nhiều
trong các lung, đìa, ao, đồng ruộng…
- Nguồn nước: Lấy từ sông Tiền và sông Hậu, huyện có trên 20 km chiều dài lãnh
thổ nằm dọc theo hai con sông này nên nguồn nước rất dồi dào, nhất là trong mùa lũ có
khả năng tải nước 8000 m3/s với tốc độ 1m/s. Mực nước thấp nhất có lưu lượng dao động
1000 m3/s đến 2000 m3/s xuất hiện vào tháng 4 và đầu tháng 5. Ngoài nhánh sông lớn Chợ
Mới còn có hệ thống sông ngòi chằng chịt dọc theo các kênh rạch cung cấp đủ lượng
nước tưới tiêu cho cả huyện.
* Thủy văn: huyện Chợ Mới có hệ thống sông và kênh rạch rất phát triển, với 2 con
sông chính: sông Tiền và sông Hậu là phần hạ lưu của sông Mê Kông, chi phối nguồn
nước và các đặc điểm thủy văn của huyện; ngoài ra, còn sông Vàm Nao, nối liền từ sông
Tiền sang sông Hậu. Chế độ thuỷ văn ở Chợ Mới phụ thuộc chủ yếu vào chế độ bán nhật
triều biển Đông và chịu ảnh hưởng của các yếu tố dòng chảy của sông Tiền, sông Hậu,
chế độ mưa, đặc điểm địa hình và hình thái kênh rạch.
2. Kinh tế xã hội
Cùng với việc phát triển kinh tế của tỉnh An Giang và vùng Đồng bằng sông Cửu
Long, trong những năm qua kinh tế - xã hội của huyện đã có bước chuyển biến tích cực,
đạt được những thành tựu quan trọng về nhiều mặt, mức đầu tư hạ tầng cơ sở được nâng
cao, hệ thống giao thông, thuỷ lợi, các trường học, bệnh viện, công trình văn hoá... được
cũng cố và phát triển; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải


thiện.
Thu nhập GDP bình quân đầu người cũng cao hơn thời kỳ trước. Có 19 khu dân cư
với diện tích 67 ha tạo điều kiện ổn định đời sống cho nhân dân. Diện tích đất cho xây
dựng các công trình phúc lợi công cộng như giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao... ngày càng
tăng đồng thời nguồn lực đất đai được khai thác hợp lý tạo vốn cho xây dựng kết cấu hạ
tầng ngày càng được hoàn thiện đặc biệt là hệ thống giao thông từng bước nâng cao đời

sống tinh thần cho nhân dân. Nhìn chung, việc sử dụng quỹ đất hợp lý trong nhưng năm
qua đã góp phần tích cực trong việc nâng cao đời sống cả về mặt vật chất và tinh thần cho
nhân dân.
(Nguồn: Phòng TNMT-BC thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014
huyện Chợ Mới)
2.4 Các vụ sạt lở trên địa bàn tỉnh An Giang
Theo Kết quả đo đạc, quan trắc cảnh báo sạt lở đợt II năm 2017 tỉnh An Giang cho
thấy tình hình sạt lở từ tháng 4/2017 đến cuối năm 2017 có chiều hướng tăng so với giai
đoạn đầu năm, một số nơi gây thiệt hại đến đất canh tác và đường giao thông như: khu
vực xã Hòa An, xã Bình Thủy, xã Châu Phong, rạch Ông Chưởng. Báo cáo vẫn giữ
nguyên 51 đoạn sông cảnh báo sạt lở với tổng chiều dài các đoạn sạt lở là 162.550m.
Trong đó, có 06 đoạn được cảnh báo ở mức độ rất nguy hiểm; 31 đoạn ở mức độ nguy
hiểm, 11 đoạn ở mức độ trung bình và 03 đoạn ở mức độ nhẹ.
KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ CẢNH BÁO
Công tác quan trắc và cảnh báo sạt lở đợt II năm 2017 được thực hiện từ ngày
02/11/2017 đến ngày 30/12/2017. Đã hoàn thành khảo sát, đo đạc thực địa, hiệu chỉnh,
tính toán, và phân tích số liệu nội nghiệp đối với các đoạn sông cảnh báo trên các tuyến
sông, kênh, rạch chính (sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Nao, sông Bình Di, sông Châu
Đốc, kênh Xáng Tân An, sông Cái Vừng, kênh Ông Chưởng…). Kết quả cho thấy tình
hình sạt lở từ tháng 04/2017 đến cuối năm 2017 có chiều hướng tăng hơn so với giai đoạn
từ tháng 08/2016 đến đầu năm 2017 ở một số nơi, gây thiệt hại đến đất canh tác và đường
giao thông, trong đó gồm khu vực xã Hòa An, xã Bình Thủy, xã Châu Phong, Rạch Ông
Chưởng, … Báo cáo vẫn giữ nguyên 51 đoạn sông cảnh báo nguy cơ sạt lở từ mức độ nhẹ
đến rất nguy hiểm, trong đó có 06 đoạn đặc biệt nguy hiểm như đợt I năm 2017. Cụ thể
như sau:
1. SÔNG TIỀN
Dọc sông Tiền đã thực hiện quan trắc 11 đoạn sông có nguy cơ xảy ra sạt lở thuộc
các địa bàn: Thị xã Tân Châu (xã Vĩnh Xương, Vĩnh Hòa, phường Long Sơn, Long
Thạnh, Long Châu, Long Hưng (kè Tân Châu), Tân An), huyện Phú Tân (xã Long Hòa,
Phú An, Phú Thọ, thị trấn Chợ Vàm, Phú Mỹ) và huyện Chợ Mới (xã Kiến An, Long Điền

A, Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp, Bình Phước Xuân, thị trấn Chợ Mới, Mỹ Luông).


Trong đó, một số đoạn xảy ra sạt lở mạnh, liên tục, hiện nay đang có nhiều nhà dân
xây cất ven và trên sông cần đặc biệt chú ý như sau:
1.1 Đoạn Vĩnh Xương - Long Châu, thị xã Tân Châu
Đoạn cảnh báo sạt lở từ biên giới Việt Nam - Campuchia đến phường Long Châu
qua địa bàn các xã Vĩnh Xương, Vĩnh Hòa, Tân An và một phần phường Long Châu với
tổng chiếu dài 13.300m. Đây là một trong những đoạn sạt lở diễn ra mạnh và liên tục
trong nhiều năm liền:
- Đoạn Vĩnh Xương do thượng nguồn đã được kè nên bờ ổn định. Tuy nhiên, khu
cuối đoạn kè tập trung tại Ấp 3 tại đây bờ dốc đứng, vật liệu kết cấu bờ yếu đã tiếp tục
diễn ra sạt lở ăn sâu vào 2m, vách sạt thẳng đứng do đó nguy cơ sạt lở khu vực này vẫn
còn tiếp diễn. Dân cư tập trung cách bờ 20m.
- Đoạn các xã VĩnhHòa, Tân An cũng có kết cấu bờ khá yếu và bờ dốc lại cao, áp
lực dòng chảy và sóng thường xuyên bào mòn chân bờ, phá vỡ kết cấu, làm rơi bờ đất
xuống sông, đặc biệt kết quả quan trắc cho thấy đoạn sông này đang xuất hiện các cung
sạt lở lõm vào bờ từ 5 - 10m, kéo dài 30 - 150m, các cung lõm này sẽ tiếp tục sạt lở và
khoét vào sâu thêm khoảng 1 - 3m.
- Đoạn bờ Phường Long Châu, mức độ sạt lở đã giảm so với các năm trước bờ sông
sạt lở thêm 0,5 - 1m, do bờ dốc tại đây thấp vào mùa nước, khu vực bờ ngập trong nước,
lòng sông mở rộng trở lại nên sạt lở không còn diễn biến phức tạp hơn đoạn thượng
nguồn. Tuy nhiên, Chính quyền địa phương và người dân tại đây cần theo dõi thường
xuyên, thực hiện các biện pháp phòng chống, hạn chế thiệt hại khi có sạt lở xảy ra.
1.2. Đoạn Kè Tân Châu
Đoạn cảnh báo sạt lở dài 2.400m thuộc phường Long Hưng và phường Long Thạnh,
thị xã Tân Châu, đoạn bờ đã gia cố bằng kè đá hộc. Qua đo đạc chi tiết địa hình đáy sông
không thay đổi lớn so với đợt I năm 2017, kết quả cho thấy tại đây có 2 lạch sâu với độ
sâu khá lớn (chỉ sau ngã ba sông Vàm Nao - sông Hậu). Đáy sông sâu nhất cách bờ
phường Long Hưng 200m là -38m đến -39m, lạch sâu thứ hai thuộc phường Long Thạnh

với độ sâu ghi nhận được chỉ cách bờ 140 - 150m, độ sâu -34, địa hình đáy sông tại đây
có xu thế phát triển theo chiều sâu và ngày càng ép sát về phía chân kè. Có khả năng gây
mất ổn định tổng thể công trình tuyến kè. Đề nghị địa phương, sở Nông Nghiệp và Phát
triển nông thôn thường xuyên theo dõi, có báo cáo kịp thời khi xuất hiện các dấu hiệu
bất thường, về lâu dài có giải pháp xử lý cụ thể để đảm bảo ổn định tuyến kè.
1.3. Đoạn P. Long Sơn, TX Tân Châu - xã Long Hòa, huyện Phú Tân
Đoạn cảnh báo sạt lở sông Cái Vừng dài 4.000m gồm đoạn thuộc phường Long Sơn,
TX. Tân Châu (1.000m) và đoạn thuộc xã Long Hòa, huyện Phú Tân (3.000m) nối liền
nhau. Từ năm 2013 đến nay khu vực này không xảy ra sạt lở mới. Tuy nhiên với hình thái


sông thuộc dạng cua cong, áp lực nước tăng mạnh khi chảy qua cung bờ lõm, đáy sông
hình chữ “V” với đáy lệch về phía Long Sơn - Long Hòa (đáy sông sâu nhất đạt từ -10m
đến -11m khi cách bờ 30m đến 40m), mái bờ dốc cao, khoảng chênh lệch mực nước giữa
mùa kiệt và mùa lũ là rất lớn và là khu vực có nhiều nhà dân sinh sống ven sông nên nguy
cơ xảy ra sạt lở (trượt) lở bất ngờ gây thiệt hại về nhà cửa rất cao. Đề nghị địa phương
thường xuyên theo dõi, có giải pháp gia cố bờ, về lâu dài cần có giải pháp chỉnh trị dòng
chảy, bảo vệ đường bờ, nhà dân và tuyến đường Tỉnh lộ 954.
1.4. Đoạn Chợ Vàm - Phú An - Phú Thọ - Phú Mỹ, huyện Phú Tân
Tổng chiều dài đoạn cảnh báo là 12.700m dọc theo bờ phải sông Tiền thuộc Chợ
Vàm, Phú An, Phú Thọ, Phú Mỹ huyện Phú Tân (từ bến đò số 28 - xã Phú An đến ấp
Thượng 3, thị trấn Phú Mỹ), cụ thể:
Trong đó giữ nguyên cảnh báo ở mức độ đặc biệt nguy hiểm đối với đoạn bờ dài
1.500m thuộc ấp Phú Quới, xã Phú An. Đây là khu vực đã xảy ra nhiều vụ sạt lở trong
thời gian qua, nguyên nhân do đoạn này gần trung tâm của lạch sâu -37m (lạch dài 1km,
độ sâu từ -20m đến -37m, cách bờ từ 100m - 140m), hiện tại mặt cắt sông đang thu hẹp
dần do bờ đối diện đang bối lắng, tạo thành nút thắt, chuyển dòng chảy sang bờ Phú An
càng lớn. Chiều hướng sạt lở đang mở rộng lên phía bến đò 28 mức độ xâm thực lấn sâu
vào bờ trung bình từ 0,5 - 3m/năm và khuynh hướng sẽ tiếp tục xâm thực thêm trong thời
gian tới.

Sạt lở dọc bờ xã Phú Thọ mang đặc điểm xâm thực cục bộ, yếu hơn ở đoạn xã Phú
An. Tuy nhiên, đây là khu vực tiềm ẩn nguy cơ xâm thực và có thể diễn biến phức tạp do
độ dốc bờ khá lớn, hình thái hầu như thẳng đứng, độ chênh cao so giữa đáy sông và bờ
khá lớn (phần lớn thuộc đoạn đầu xã và cuối xã), cách bờ 20-30m độ sâu từ -14m đến
-15m, mức độ xâm thực bình quân từ 0,3 - 1m/năm, chủ yếu do sóng vỗ và trục dòng
chảy khá sát bờ.
Đoạn cảnh báo Thị trấn Phú Mỹ kết quả đo đạc địa hình đáy sông hầu như không
thay đổi so với đợt khảo sát trước, cũng có hình thái dòng chảy gần bờ, độ sâu ghi nhận
được -13m, cách bờ 150m, vách bờ tương đối thẳng đứng, hiện không phát sinh sạt lở
mới. Riêng khu vực Thị trấn Phú Mỹ đã hoàn thiện kè chống sạt lở bờ sông Tiền bảo vệ
dân cư khu vực Thị trấn Phú Mỹ.
1.5. Đoạn Kiến An, huyện Chợ Mới
Đoạn cảnh báo dài 1.500m từ ngã ba sông Tiền - sông Vàm Nao về hạ nguồn thuộc
ấp Long Thượng, xã Kiến An, huyện Chợ Mới. Đây là đoạn cua cong của sông và phía bờ
Đồng Tháp đang bồi lắng mạnh làm hẹp độ rộng lòng sông, gây tăng nguy cơ xảy ra sạt
lở, hiện khu vực này tiếp tục xảy ra sạt lở lấn sâu vào đất hoa màu từ 2m đến 5m, đáy
sông hình chữ V, lệch về phía bờ Kiến An với độ sâu ghi nhận được -9m khi cách bờ 20 40m. Tốc độ sạt lở hàng năm tương đối mạnh. Trong thời gian tới, tốc độ sạt lở vẫn tiếp


tục mạnh cho đến khi đạt được cân bằng về dòng chảy. Đề nghị địa phương có giải pháp
gia cố bờ, tuyên truyền vận động người dân tự ý thức bảo vệ tài sản, tính mạng của mình
phòng khi có sự cố sạt lở xảy ra. Về lâu dài có giải pháp chỉnh trị dòng chảy, mở rộng tiết
diện mặt cắt ướt và đưa dòng chảy chủ lưu ra giữa dòng để hạn chế sạt lở.
1.6. Đoạn thị trấn Chợ Mới - Long Điền A, huyện Chợ Mới
Đoạn bờ cảnh báo có chiều dài 1.800m từ ngã ba rạch Ông Chưởng về hạ nguồn.
Đây là đoạn sông hẹp, độ sâu không lớn. Kết quả đo đạc đáy sông sâu nhất đạt -13m khi
cách bờ 30m, trắc diện ngang có dạng chữ V với đáy sông lệch về phía Chợ Mới và có xu
hướng dịch chuyển dần vào bờ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra sạt lở bất ngờ quy mô cục
bộ trên toàn tuyến. Nguyên nhân sạt lở là do đoạn sông bị thu hẹp bởi quá trình phát triển
bãi bồi phía bờ đối diện làm giảm tiết diện mặt cắt ướt, khu vực thuộc đoạn cua cong của

sông và tập trung đông dân cư, nhiều nhà dân được xây dựng cặp ven sông tải trọng cao
nên có thể tiềm ẩn nguy cơ sạt lở cục bộ ảnh hưởng đến nhà dân. Chính quyền địa phương
cần quan tâm theo dõi thường xuyên, kịp thời phát hiện các dấu hiệu có thể xảy ra sạt lở
để cảnh báo người dân, đồng thời tuyên truyền, vận động người dân ý thức bảo vệ tính
mạng, tài sản, kịp thời thông tin báo cáo chính quyền địa phương khi có những dấu hiệu
bất thường có thể dẫn đến nguy cơ sạt lở đất bờ sông.
1.7. Đoạn Long Điền A, huyện Chợ Mới
Chiều dài đoạn sạt lở khoảng 3.800m. Đây là đoạn đã từng xảy ra sạt lở mạnh vào
năm 2011, 2012 nhưng từ năm 2013 đến nay tình hình sạt lở tại đây đã giảm. Trong đợt
khảo sát này khu vực cảnh báo không phát sinh sạt lở mới. Tuy nhiên đoạn từ Miếu
Quan Thánh đến xướng đóng tài (thuộc ấp Long Định, xã Long Điền A) vẫn còn xâm
thực mạnh, nguy cơ xảy ra sạt lở bất ngờ với mảng lớn là rất cao, kết quả đo đạc địa
hình cho thấy trắc diện lòng sông dạng chữ V, đáy gần bờ, độ sâu cạn dần về hạ nguồn
đạt -24m và cạn dần đến -18m khi cách bờ từ 80 - 100m, mái dốc cao, dòng chảy áp sát
bờ. Đề nghị chính quyền địa phương cảnh báo người dân trong vùng, có kế hoạch di dời
các hộ sống gần khu vực sạt lở đến nơ an toàn.
1.8. Đoạn Tấn Mỹ - Mỹ Hiệp - Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới
Đạon cảnh báo có tổng chiếu dài khoảng 6.000m bắt đầu từ cù lao Tấn Mỹ - Mỹ
Hiệp, trong đó nhánh phải sông Tiền đoạn cảnh báo dài khoảng 1.000m (khu vực bến đò
Chúa Đạo Nằm), nhánh trái (nhánh chính) sông Tiền đoạn cảnh báo dài 5.000m.
Theo kết quả đánh giá trên nhánh chính Sông Tiền của đoạn này vẫn còn diễn biến
phức tạp trong thời gian tới, do vách bờ sông dốc, độ sâu gần bờ tuy không lớn, chỉ từ
-8m đến -10m khi cách bờ 100m, nhưng dòng chảy mạnh, kết cấu bờ khá yếu, bờ rời và
bờ chịu ảnh hưởng của sóng vỗ liên tục, tăng tốc độ khoét vào bờ, làm tăng tốc độ xâm
thực. Tương tự như đoạn trên, đoạn xã Bình Phước Xuân đáy sông có độ sâu thay đổi


theo chiều hướng càng ra xa bờ càng sâu, ở khoảng cách bờ 600m (giữa sông), độ sâu ghi
nhận được -13m.
Dọc bờ xã Tấn Mỹ - xã Mỹ Hiệp tuy đáy sông không sâu, chỉ từ -12m đến -14m

nhưng mái dốc khá đứng, kết quả bờ yếu, dòng chảy áp sát bờ, sóng liên tục áp sát bờ nên
nguy cơ sạt lở vẫn tiếp tục đe dọa đường bờ.
Đề nghị địa phương cắm biển báo tại các khu vực nêu trên để người dân cảnh giác,
hạn chế phương tiện thủy có tải trọng lớn neo đậu gần bờ và có giải pháp bảo vệ, hạn chế
sạt lở đường bờ, tuyên truyền vận động di dời nhà cửa, cơ sở sản xuất đến nơi an toàn.
1.9. Đoạn thị trấn Mỹ Luông, huyện Chợ Mới
Đoạn cảnh báo dài 800m thuộc ấp Thị 2, thị trấn Mỹ Luông. Kết quả khảo sát cho
thấy lạch sâu không thay đổi, độ sâu đạt từ -10m đến -12m, cách bờ Mỹ Luông khoảng
25m. Tuy nhiên nguy cơ sạt lở tại đây vẫn còn rất cao và là khu vực có nhiều nhà dân xây
dựng ven sông, thiệt hại rất lớn nếu sạt lở xảy ra. Do đó, đề nghị chính quyền địa phương
tuyên truyền, vận động người dân cảnh giác và di dời ra khỏi khu vực nguy hiểm.
2. SÔNG HẬU
Dọc sông Hậu thực hiện quan trắc 26 đoạn sông để cảnh báo sạt lở. Chạy qua các địa
phương: huyện An Phú (xã Khánh An, Quốc Thái, Phú Hữu, Phước Hưng, Vĩnh Lộc,
Vĩnh Tường và Thị trần An Phú), thành phố Châu Đốc (phường Châu Phú B - ngã ba
sông Châu Đốc), thị xã Tân Châu (xã Châu Phong), huyện Phú Châu Phú (xã Khánh
Hòa, Vĩnh Thạnh Trung, Bình Mỹ, Bình Thủy, thị trấn Cái Hưng, phường Bình Đức, Bình
Khánh, Mỹ Bình, Mỹ Thới, Mỹ Thạnh), huyện Chợ Mới (xã Nhơn Mỹ, Mỹ Hội Đông,
Hòa An, Hòa Bình).
Trong đó có một số đoạn xảy ra sạt lở mạnh, liên tục, hiện nay đang có nhiều nhà
dân sinh sống ven sông, cần đặc biệt chú ý như sau:
2.1. Đoạn xã Quốc Thái, huyện An Phú
Gồm 02 đoạn sạt lở không liên tiếp nhau với tổng chiều dài cảnh báo là 3.600m, cụ
thể như sau:
- Đoạn sạt lở thứ nhất tại ấp Quốc Phú (cù lao Bắc Nam) dài 400m, là đất bãi bồi
mới có thành tạo địa chất là các vật liệu bời rời, độ gắn kết yếu. So với đợt khảo sát trước
khu vực tiếp tục bị xâm thực vào bờ khoảng 0,5m đến 1m/năm. Nguyên nhân chủ yếu là
do sóng tạo hàm ếch dưới chân bờ gây sụt trượt đường bờ.
- Đoạn sạt lở thứ hai dài 3.200m từ giáp ranh Quốc Thái - Phướng Hưng về thượng
nguồn. Đây là đoạn sạt lở thường xuyên, từ đầu năm 2017 đến nay bờ vẫn còn đang xâm

thực cục bộ (1 căn nhà phải di dời và khu vực nhà máy nông sản Thu Nga tiếp tục xâm
thực sâu vào thêm khoảng 0,5m).


Do đây là đoạn bờ cua cong, áp lực dòng chảy tăng mạnh khi chảy qua cung bờ lõm
tạo lạch sâu gần bờ, đáy sông sâu nhất đạt -10m khi cách bờ 35m và là khu vực nhà máy
nông sản, nhiều ghe tàu ra vào thường xuyên làm gia tăng nguy cơ sạt lở. Để hạn chế sạt
lở cho đoạn này, cần có giải pháp tiến hành nạo vét khơi thông, chỉnh trị đưa dòng chủ lưu
ra khu vực giữa sông để cân bằng trắc diện lòng sông.
2.2. Đoạn xã Phú Hữu, huyện An Phú
Đoạn cảnh báo dài 1.400m từ Đồn Biên Phòng 929 (kênh Năm Xã) về hạ nguồn.
Đến nay các vết sạt lở dọc bờ vẫn tiếp tục xâm thực thêm vào bờ từ 1-5m/năm. Nguyên
nhân vật liệu gắn kết bờ yếu, vách bờ thằng đứng, từ mực nước đến bờ khá cao, khoảng 45m, bên cạnh đó do áp lực dòng chảy chuyển hướng khi qua đoạn cua cong, lưu lượng và
áp lực dòng nước tăng mạnh vào mùa lũ. Thời gian tới vào mùa khô xu hướng sạt lở sẽ
mạnh hơn và đang dần dịch chuyển về hạ nguồn. Đề nghị chính quyền địa phương tiếp
tục theo dõi và thông tin cảnh báo người dân trong vùng biết cảnh giác và có giải pháp
bảo vệ đường bờ.
2.3. Đoạn xã Phước Hưng, huyện An Phú
Đoạn sạt lở tại cồn Cóc, xã Phước Hưng với tổng chiều dài khoảng 1.200m. Đây là
khu vực bị sạt lở mạnh, liên tục trong nhiều năm qua. Nguyên nhân là do dòng chảy qua
đoạn sông bị gấp khúc tạo áp lực mạnh lên cung bờ lõm của đoạn cua, cộng thêm thành
tạo địa chất tại đây là đất bãi bồi có kết cấu bở rời. Qua khảo sát lại cho thấy lòng sông
dạng chữ V với đáy lệch về phía bờ Cồn Cóc, độ sâu -8m khi cách bờ 10m, dòng chảy
chính sát bờ trong khi bờ đối diện đang bồi lắng mạnh. Cảnh báo sạt lở vẫn tiếp tục xảy ra
trong thời gian tới mức xâm thực từ 3-5m/năm. Ngoài ra, cần lưu ý đoạn bờ sông mở
rộng, độ sâu lớn, dòng chảy mạnh, vách bờ khá dốc, ven bờ sông đúc nhà dân và cặp
đường TL.956 nên áp lực tải trọng lên đường bờ khá lớn. Theo kết quả quan trắc, đáy
sông có dạng chữ V và lệch sang bờ Phước Hưng, với độ sâu -16m và cách bờ 40m.
Chính quyền địa phương cắm biển báo cảnh báo người dân trong khu vực biết, cảnh giác
phòng khi có sự cố sạt lở xảy ra.

2.4. Đoạn xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú
Đoạn cảnh báo sạt lở trên địa bàn xã Vĩnh Lộc có tổng chiều dài cảnh báo là 1.700m
gồm 02 đoạn nhỏ không liên tiếp nhau:
- Đoạn thượng nguồn dài 1.100m tiếp nối dưới đoạn Cồn Cốc - Phước Hưng về hạ
nguồn. Hiện trạng đáy sông có dạng chữ V, lệch về bờ Vĩnh Lộc, độ sâu -14m, cách bờ
60m. Các năm gần đây, đoạn bờ này diễn biến xâm thực khá mạnh, trung bình mỗi năm
ăn sâu vào bờ từ 1-5m và dấu hiệu sạt lở vẫn còn tiếp tục phát triển, chưa xuất hiện chiều
hướng giảm. Nguyên nhân đạon bờ vẫn chịu ảnh hưởng áp lực dòng chảy của đoạn cua
cong, kết cấu bờ rất yếu, chủ yếu là vật liệu bở rời, vách thẳng đứng, mực nước đến bờ
khá cao, từ 3-5m. Bờ đối diện đang mở rộng bãi bồi.


- Đoạn hạ nguồn dài 600m từ Bến đò Vĩnh Lộc đến Kênh Vĩnh Lợi. Trắc diện lòng
sông tại đây cho thấy tuy lòng sông không sâu, khoảng -10m, nhưng vách lòng sông dốc,
dòng chảy áp sát bờ do bờ đối diện đang bồi lắng. Trước đây là đoạn bờ thường xuyên bị
xâm thực gây trượt lở với từng mảng nhỏ. Vết sạt lở tại tổ 03, ấp Vĩnh Lợi không phát
triển thêm, tuy nhiên nguy cơ sạt lở tiếp tục lấn sâu vào bờ vẫn còn gây nguy hiểm. Hiện
nay, Bờ đối diện đang mở rộng bãi bồi nên diễn biến còn phức tạp ở 200m hạ nguồn.
2.5. Đoạn xã Vĩnh Trường, huyện An Phú
Địa bàn xã Vĩnh Trường có 03 đoạn cảnh báo không liên tiếp nhau với tổng chiều
dài cảnh báo là 2.000m, cụ thể như sau:
- Đoạn cảnh báo tại đầu cồn Vĩnh Trường có chiều dài khoảng 1.000m. Qua kết quả
quan trắc cho thấy dòng chảy chính có lạch sâu không lớn chỉ từ -5m đến -6m nhưng lại
sát bờ, chỉ cách bờ 30m, vào mùa lũ, nước chảy khá mạnh, liên tục khoét bờ. Trước đây,
khi được gia cố bởi hàng cọc gỗ (dài khoảng 500m) thì hiện trạng lở tại khu vực này đã
giảm nhiều. Tuy nhiên từ đầu năm 2017 đến nay, đoạn cọc này hư hại mạnh, nên xâm
thực ở đầu cồn đang diễn biến mạnh trở lại. Đối với đoạn chưa được gia cố (phần hạ
nguồn tiếp giáp đoạn gia cố cọc gỗ), sạt lở vẫn tiếp tục khoét sâu vào bờ từ 1-3m/năm. Đề
nghị địa phương tiếp tục gia cố bờ giảm thiểu nguy cơ sạt lở tiếp diễn.
- Đoạn cồn nổi ấp Vịnh Bình (ngang UBND xã Vĩnh Trường) dài khoảng 500m hàng

năm vẫn tiếp tục xâm thực từ 1-2m, theo quan trắc lạch sâu -6,5m chỉ cách bờ 30m, bờ
đối diện bồi lắng. Khu vực này bờ đất gắn kết yếu, thấp, thường ngập vào mùa lũ, vách
sạt thẳng đứng, dòng chảy gần bờ nên liên tục gây xoái mòn đất bờ chuyên canh màu.
- Đoạn ngã ba sông Hậu - kênh Xáng Tân An về hạ nguồn dài khoảng 500m. Độ sâu
lòng sông -10m, đáy sông hình chữ U và đáy cân bằng giữa dòng. Hằng năm vẫn xảy ra
xâm thực nhưng mức độ không lớn do đây là khu vực hợp lưu giữa sông Hậu và kênh
Xáng Tân An nên đường bờ chịu tác động của dòng chảy từ kênh Xáng Tân An. Đề nghị
chính quyền địa phương tiếp tục theo dõi thường xuyên và cảnh báo người dân xung
quanh được biết.
2.6. Đoạn thị trấn An Phú, huyện An Phú
Đoạn cảnh báo sạt lở dài 500m thuộc ấp An Thạnh, thị trấn An Phú. Năm 2016, đã
xảy ra hiện tượng trượt mái bờ sông với vết nứt dài 120m, rộng 0,2m, lấn sâu vào đất liền
7m. Kết quả đo đạc địa hình đáy sông cho thấy tại vị trí xuất hiện vết nứt có độ sâu từ -5m
đến -7m, độ rộng sông là 75m (hẹp hơn so với các khu lân cận khoảng 25m), vị trí vết nứt
thuộc cung bờ lõm đoạn cua cong. Đến nay qua khảo sát lại vết sụt lún trên không phát
triển thêm. Tuy nhiên, đây là giai đoạn đầu của quá trình xâm thực bờ gây sạt lở. Đề nghị
địa phương cần tiếp tục thường xuyên kiểm tra, có giải pháp gia cố bờ, cảnh báo nguy cơ
sạt lở, sụt lún trên phạm vi nêu trên.


2.7. Đoạn xã Châu Phong, thị xã Tân Châu
Đoạn sạt lở nằm ngay bờ trái sông Hậu, kéo dài từ kênh Xáng Tân An đến ngã ba
sông Châu Đốc (phà Châu Giang) với tổng chiều dài 6.900m thuộc xã Châu Phong, TX.
Tân Châu.
Đây là khu vực diễn ra sạt lở mạnh liên tục trong nhiều năm liền, nhất là đoạn bờ
2.000m thuộc ấp Vĩnh Lợi II và Vĩnh Tường, xã Châu Phong. Kết quả quan trắc cho thấy
vách lòng sông khá đứng, độ sâu thay đổi từ -11m đến -19m từ thượng nguồn về hạ
nguồn, chỉ cách bờ từ 30m đến 50m. Nguyên nhân do sự phát triển bãi bồi phía đuôi cồn
Vĩnh Trường (bờ đối diện), sông chảy qua khúc cua cong, dòng chảy lệch và áp sát bờ
gây xâm thực phía cung bờ lõm. Theo ghi nhận tốc độ xâm thực vào bờ từ 5n đến

10m/năm, tính riêng từ năm 2012 đến nay, có đoạn sạt lở lấn sâu vào bờ đến 80m, gây
thiệt hại nhiều về đất đai, nhà dân và đe dọa an toàn đoạn đường giao thông liên xã. Địa
phương đã tổ chức do dời 198 hộ ra khỏi khu vực rất nguy hiểm. Trong đợt khảo sát này,
tình hình sạt lở tại đây vẫn chưa có chiều hướng giảm so với các năm trước. Theo ghi
nhận, diễn biến sạt lở sẽ còn diễn biến phức tạp do kết cấu bờ yếu, chủ yếu là vật liệu bở
rời, vách bờ lại thẳng đứng.
Ngoài ra, khu vực ngã ba sông Châu Đốc, dòng chảy có sự hợp lưu của sông Hậu và
sông Châu Đốc nên tạo dòng xoáy đào khoét đáy sông, tạo hố sâu ở khu vực giữa sông,
hố độ sâu đạt -30m có chiều dài 130m, rộng 70m, dấu hiệu nguy hiểm có thể xảy ra sạt lở
bất ngờ với những mảng trượt lớn đối với đoạn bờ dài 600m đối với bờ phía Châu Phong.
Bên cạnh đó, đoạn bờ kè Châu Đốc (phường Châu Phú B) cũng cần lưu ý theo dõi thường
xuyên, nếu phát hiện dấu hiệu bất thường cần báo ngay về các cơ quan chức năng để kịp
thời đánh giá diễn biến lòng sông.
Đoạn này hiện đang triển khai dự án nạo vét chỉnh trị dòng chảy để hạn chế sạt lở.
Đề nghị địa phương thường xuyên theo dõi, báo cáo ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất
thường và tuyên truyền người dân ý thức cảnh giác, vận động di dời ra khỏi vùng nguy
hiểm trên toàn tuyến.
2.8. Đoạn xã Phú Hiệp - Hòa Lạc - Phú Bình, huyện Phú Tân
Đoạn cảnh báo sạt lở thuộc xã Phú Hiệp, Hòa Lạc và Phú BÌnh với tổng chiều dài
12.300m. Đoạn bờ thuộc cung bờ lõm của đoạn cua cong, dòng chảy chuyển dòng áp sát
bờ gây xâm thực nhẹ. Qua khảo sát tuy mức độ xâm thực không mạnh nhưng diễn ra liên
tục trong nhiều năm liền nên ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân trong vùng, nhiều
căn nhà chỉ cách bờ sông từ 2m đến 5m, nguy cơ sạt lở lấn vào nhà dân trong thời gian tới
là rất cao. Kết quả đo đạc mặt cắt ngang cho thấy trắc diện ngang có dạng chữ V với đáy
sông lệch về phía cung bờ lõm, độ sâu phổ biến đạt -14m khi cách bờ 35m đến 50m.
Quan trắc nhiều năm cho thấy đoạn bờ xã Phú Hiệp không phát sinh xâm thực.


Xâm thực chủ yếu diễn ra trên địa bàn xã Hòa Lạc và Phú Bình, diễn biến với mức
độ cục bộ một số nơi, không liên tục trên toàn tuyến. Đáng kể là khu vực ấp Hòa Hưng 1,

xã Hòa Lạc với vết sạt xuất hiện từ đầu năm 2015 với chiều dài 40m, khoét sâu vào bờ
5m, đến nay khu vực này vẫn tiếp tục khoét sâu thêm vào bờ với mức độ 1-2m/năm và
chứa có dấu hiệu bình ổn. Điểm sạt lở tiếp theo tại khu vực ấp Hòa Bình, đây là đoạn
sông co` mõm đất nhô ra, tạo thành nút thắt (độ rộng lòng sông giảm đột ngột từ 510m
phía thượng nguồn xuống còn 300m phía thắt nút), hình thành hố xoáy có độ sâu từ -20m
đến -26m, dài 200m rộng 20m, cách bờ sông 80m. Tại đây dòng chảy áp sát bờ và xoáy,
liên tục khoét bờ, trung bình mỗi năm đoạn này lấn sâu vào 2-5m. Ven bờ là đất vườn tạp,
11 căn nhà tạm và áp sát đường giao thông TL.954.
Đoạn xã Phú Bình: Từ Bến đò Vàm Xếp lên thượng nguồn 400m mái bờ thoải, thấp,
nhà dân đông đúc, một số căn sạt lở, không xuất hiện xâm thực. Từ Bến đò Vàm Xếp về
hạ nguồn là khu vực sạt lở, nguyên nhân do vách bờ khá dốc, dòng chảy áp sát bờ, sóng
liên tục khoét vào bờ. Ven bờ sông đúc nhà dân và ghe tàu neo đậu.
Đề nghị chính quyền địa phương tiếp tục thường xuyên theo dõi và cảnh báo người
dân xung quanh được biết. Về lâu dài cần có giải pháp chỉnh trị dòng đưa dòng chảy chủ
lưu ra khu vực giữa sông để giảm thiểu nguy cơ sạt lở tại đây.
2.9. Đoạn xã Vĩnh Thạnh Trung - thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú
Tổng chiều dài đoạn cảnh báo là 5.100m từ kênh Vịnh Tre đến ấp Vĩnh Tiến, thị trấn
Cái Dầu. Với kết quả đo đạc mặt cắt ngang cho thất trắc diện ngang lòng sông dạng chữ V
với đáy lệch về phía Vĩnh Thạnh Trung, độ sâu đạt -20m cách bờ 100m, đồng thời đoạn
sông thuộc cung bờ lõm của khúc cua cong và là khu vực đoạn sông bị thu hẹp dạng thắt
nút (đoạn sông hẹp nhất rộng 350m, trong khi độ rộng trung bình của sông Hậu chảy qua
đây khoảng 500m), hiện nay sự phát triển bãi bồi phía bờ Phú Tân tạo nên nguy cơ xảy ra
sạt lở trong thời gian tới là rất cao. Đây là khu vực đã từng xảy ra sạt lở và tập trung rất
nhiều các cơ sở sản xuất, kho bãi chứa hàng hóa nặng. Do đó khuyến cáo người dân, các
cơ sở sản xuất trong khu vực cảnh giác, tiếp tục theo dõi và có các giải pháp khả thi gia cố
bờ, hạn chế ghe tàu neo đậu trong khu vực sạt lở, hạn chế chất chứa hàng hóa, thiết bị có
tải trọng lớn lên đường bờ.
2.10. Đoạn xã Bình Mỹ (kênh Xáng Cây Dương - Phà Năng Gù), huyện Châu
Phú
Đoạn bờ cảnh báo sạt lở dài 2.300 từ trường tiểu học A Bình Mỹ tên thương nguồn

400m và về hạ nguồn 1.900m.
Kết quả đo đạc địa hình đáy sông tại đây và so sánh cho thấy hình thái lòng sông và
độ sâu hầu như không thay đổi qua nhiều năm theo dõi. Cụ thể, lạch sâu cách bờ Bình Mỹ
khoảng 60m, chiều dài lạch sâu 370m, rộng trung bình 70m, độ sâu từ -20m đến -24m.
Nguy cơ xảy ra sạt lở bất ngờ vẫn còn rất cao và là khu vực xung yếu ven Quốc lộ 92,


đề nghị chính quyền địa phương thường xuyên theo dõi, phát hiện kịp thời các dấu
hiệu bất thường có thể xảy ra sạt lở và tuyên truyền người dân ý thức cảnh giác, hạn
chế sinh hoạt và neo đậu ghe tàu trong khu vực cảnh báo.
2.11. Đoạn xã Bình Thủy, huyện Châu Phú
Đoạn cảnh báo sạt lở đất nhánh trái bờ sông Hậu thuộc xã Bình Thủy có tổng chiều
dài 4.600m gồm 02 đoạn không liên tiếp nhau với kết quả quan trắc không có thay đổi lớn
so với đợt I năm 2017, cụ thể:
- Đoạn cảnh báo đầu cồn dài 1.600m: Từ năm 2015 đến nay, diễn biến sạt lở đang có
chiều hướng giảm, mỗi năm xâm thực thêm khoảng 0,5 - 1m. Do đoạn bờ này đã được gia
cố trong 2 năm 2015 đến 2016 với chiều dài khoảng 500m (đáy cừ tràm, vách tường bê
tông).
- Đoạn dưới ngã 3 sông Vàm Nao đến Bến đò Gạch Cát dài khoảng 3.500m. Từ năm
2012 đến 2014, đoạn bờ tại đây xảy ra sạt lở mạnh với nhiều cung trượt dài từ 50m đến
300m, hình thành đường bờ dạng lồi lõm răng cưa. Từ năm 2016 đến nay, tình hình sạt lở
tại đây đang có khuynh hướng giảm.
Theo ghi nhận, chỉ duy nhất đoạn từ Bến đò Mương Đình về hạ nguồn 1km là đoạn
có diễn biến xâm thực đoạn này tiếp tục ăn sâu vào bờ 1-3m/năm. Vách sạt thẳng đứng,
lồi lõm, nguy cơ xâm thực vẫn đang tiếp diễn.
Kết quả đo đạc địa hình đáy sông cho thấy hầu như không thay đổi, độ sâu đạt từ
-17m đến -20m, cách bờ từ 100m đến 200m, trắc diện ngang với đáy lệch về phía bờ Bình
Thủy.
Nguyên nhân do quá trình hợp lưu giữa sông Hậu và sông Vàm Nao làm cho dòng
chảy tác động mạnh vào phía bờ Bình Thủy nên nguy cơ xảy ra sạt lở trong thời gian tới

vẫn còn, nhất là vào mùa lũ, lưu lượng và lưu tốc dòng chảy lớn. Để hạn chế sạt lở phía
bờ Bình Thủy, cần phải có giải pháp gia cố bờ sông kết hợp nạo vét, chỉnh trị, làm cân
bằng trắc diện đáy sông và khơi thông dòng chảy trên đoạn sông này.
2.12. Đoạn xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới
Đoạn cảnh báo xã Mỹ Hội Đông trên Sông Hậu có chiều dài 3.000m, được chia làm
2 đoạn, đoạn thượng nguồn (khu vực Chợ xã, ngã 3 Sông Hậu và Sông Vàm Nao) dài
200m, đoạn hạ nguồn dài 2.800m (khu vực tập trung lò gạch).
Theo kết quả đo đạc hàng năm, đoạn thượng nguồn do nằm ở hợp lưu giữa Sông
Hậu và Sông Vàm Nao nên ở đây có độ sâu rất lớn, do hình thành hố sâu ở giữa dòng, nơi
đây có độ sâu nhất tỉnh An Giang (khoảng -38m đến -43m), vì vậy, đường bờ tại đây cũng
chịu ảnh hưởng về độ sâu cũng như dòng nước xoáy, cách bờ 20m, độ sâu ghi nhận được
dao động từ -10m đến -15m, càng ra xa bờ, độ sâu càng lớn và thay đổi rất nhanh, tạo nên
mái bờ dốc đứng. Bên cạnh đó, đây là khu vực tập trung đông đúc dân cư, nhà cửa và


đường giao thông, nên áp lực lên đường bờ cũng rất lớn. Đặc biệt, khu vực tại Tổ 13, ấp
Mỹ Hội đã được thi công thả bao cát lấp hố sâu gần bờ hạn chế phát triển sạt lở tiếp, hiện
không xuất hiện sạt lở thêm nhưng hình thái lòng sông qua quan trắc kết quả cho thấy mái
bờ vẫn còn rất dốc, độ sâu thay đổi lớn khi càng ra xa bờ (cách bờ 30-50m độ sâu đạt
khoảng -25m) nên đây là khu vực chưa an toàn vẫn cần phải theo dõi diễn biến chặt chẽ.
Bên cạnh đó, đoạn hạ nguồn tập trung nhiều lò gạch, tuy không nằm trong vùng có
độ sâu lớn nhưng mái dốc bờ cũng khá dốc. Hàng năm đoạn này không xuất hiện xâm
thực nhưng cũng cần theo dõi thường xuyên.
2.13. Đoạn xã Tân Trung, huyện Phú Tân
Đoạn cảnh báo thuộc xã Tân Trung dài 1.200m tính từ trạm kiểm soát đường thủy
Vàm Nao lên thượng nguồn. Qua khảo sát dòng chảy chuyển hướng, tăng áp lực nước khi
chảy qua đoạn sông hẹp tạo lạch sâu gần bờ, độ sâu từ -14m đến -16m, cách bờ 80m.
Hiện trạng các vết sạt không phát triển thêm. Nhưng cảnh báo đoạn bờ trên có khả năng
xảy ra sạt lở cao, đề nghị cần theo dõi thường xuyên, tiến hành cắm biển báo và báo cáo
ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường.

2.14. Đoạn xã Mỹ Hòa Hưng, TP Long Xuyên
Đoạn cảnh báo sạt lở trên địa phận xã Mỹ Hòa Hưng có tổng chiều dài đường bờ
sông khoảng 5.000m, gồm 3.600 đầu cù lao Mỹ Hòa Hưng, 400m cù lao Phó Ba, 1.000m
cồn An Thạnh Trung.
Từ năm 2016 đến nay, mức độ sạt lở thuộc vách phải đang có chiều hướng giảm,
trước đây, hàng năn xâm thực vào khoảng 10m, nay ghi nhận xâm thực giảm chỉ vào
khoảng 2-3m/năm. Bên cạnh đó, xâm thực dọc bờ Cồn An Thạnh Trung vẫn tiếp tục tới
mức độ 0,5 - 2m/năm.
Riêng khu vực ấp Mỹ Thuận (đầu cồn Mỹ Hòa Hưng) vẫn diễn ra xâm thực ăn sâu
vào bờ từ 4-8m/năm. Do đó đề nghị chính quyền địa phương thường xuyên kiểm tra theo
dõi và tuyên truyền người dân ý thức cảnh giác, hạn chế sinh hoạt và neo đậu ghe tàu
trong khu vực cảnh báo.
2.15. Đoạn phường Bình Đức - Bình Khánh - Mỹ Bình, TP Long Xuyên
Toàn tuyến cảnh báo có chiều dài 4.300 từ bến đò Cần Xây về hạ nguồn đến cuối kè
Nguyễn Du chạy qua địa bàn phường Bình Đức, Bình Khánh và Mỹ Bình toàn tuyến
không có thay đổi lớn so với đợt I năm 2017. Kết quả đo đạc địa hình đáy sông như sau,
cụ thể:
- Đoạn dưới hạ nguồn vị trí sạt lở năm 2012 thuộc phường Bình Đức: Khu vực đang
được thi công Dự án Khắc phục sạt lở bờ hữu sông Hậu khu vực phường Bình Đức theo
Quyết định số 1303/QĐ-UBND ngày 15/8/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Kết quả đo


đạc cho thấy lạch sâu và độ sâu qua đây hầu như không thay đổi so với kết quả đo năm
2016, lạch dài cách bờ đạt khoảng 100m, độ sâu đạt từ -22m đến -27m.
- Đoạn hạ nguồn khu vực phường Bình Khánh (nhà Máy nước đá Thái Bình) và
đoạn kè Tỉnh ủy: Độ sâu thay đổi không đáng kể so với kết quả đa đạt năm 2016, lạch sâu
kéo dài từ nhà máy nước đá Thái Bình về hạ nguồn đến hết kè Nguyễn Du, độ sâu đạt từ
-21m đến -26m. Trục dòng chảy lệch và áp sát về phía Bình Khánh, Mỹ Bình. Cần tiếp
tục theo dõi và có giải pháp tổng thể chỉnh trị dòng chảy kết hợp các công trình kè để bảo
vệ toàn tuyến này.

Trong khi các Dự án trên đang được triển khai xây dựng, đoạn bờ này tiếp tục được
cảnh báo sạt lở ở mức độ nguy hiểm và có thể xảy ra sạt lở bất ngờ, đặc biệt tại các vị trí
nêu trên. Đề nghị chính quyền địa phương cần tiếp tục kiểm tra cắm biển báo giới hạn
đoạn bờ sông cảnh báo sạt lở nguy hiểm và tuyên truyền người dân ý thức cảnh giác, hạn
chế sinh hoạt trong khu vực cảnh báo, đơn vị chủ đầu tư nghiên cứu phương án ưu tiên thi
công tại các vị trí nguy hiểm, khu vực có hố sâu gần bờ trước để giảm thiểu nguy cơ xảy
ra sạt lở.
3. SÔNG VÀM NAO
Đoạn cảnh báo sạt lở dài 7.000m trên tuyến bờ trái sông Vàm Nao thuộc xã Kiến An
và xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới.
Khu vực từ phà Thuận Giang về hạ nguồn 1.500m tiếp tục nếu bị xâm thực gây sạt
lở mạnh, lấn sâu vào đất liền từ 2m đến 5m. Đây là đoạn sạt lở mạnh do dòng chảy chính
áp sát bờ xâm thực mái dốc thẳng đứng, kết hợp với tác động do sóng gây xói lở tạo hàm
ếch làm tăng mức độ sạt lở tại đây.
Mức độ sạt lở tại các đoạn cảnh báo còn lại đoạn xã Kiến An, xâm thực vào bờ trung
bình từ 1m đến 2m, đường bờ dạng răng cưa và tiềm ẩn nhiều nguy cơ sạt lở bất ngờ.
Nguyên nhân chính gây sạt lở tại đây do sự phát triển mở rộng bãi bồi phía Tân Trung làm
trục dòng chảy chính, đáy sông lệch về phía bờ Chợ Mới, kết quả đo lòng sông sâu nhất là
-20m khi cách bờ Kiến An và Mỹ Hội Đông là 40m, vách bờ sông thẳng đứng, cộng thêm
tác động do sóng hình thành bởi gió mùa Tây Nam lên đường bờ, đào khoét tạo hàm ếch
làm tăng mức độ sạt lở. Chính quyền địa phương cần thường xuyên theo dõi diễn biến bất
thường, cắm biển cảnh báo nguy cơ sạt lở để người dân được biết, cảnh giác.
4. SÔNG BÌNH DI
Đặc thù hình thái sông Bình Di có nhiều khúc cong và chuyển hướng dòng mạnh,
hiện tượng sạt lở chủ yếu tập trung tại cung bờ lõm của các đoạn cua cong. Liên tục qua
các năm khu vực này đều xảy ra sạt lở các đoạn sạt có nơi lấn sâu vào từ 1-5m/năm. Dự
báo, trong thời gian tới khu vực này vẫn tiếp tục diễn ra hiện tượng sạt lở do độ chênh
lệch thủy cấp rất cao (từ mực nước lên bờ giao thông khoảng 3-5m vách đứng). Khu vực



này vẫn được giữ nguyên cảnh báo ở cấp độ nguy hiểm. Đề nghị địa phương tiếp tục theo
dõi và cảnh báo người dân.
5. KÊNH XÁNG TÂN AN
Dọc kênh Xáng Tân An có 5 đoạn sạt lở với tổng chiều dài 11.800m, cụ thể như sau:
- Đoạn phường Long Châu: Dài 2.500m gồm nhánh trái từ kênh Thần Nông về
thượng nguồn 1.500m và nhánh phải từ sông Cỏ Găng về thượng nguồn 1.000m thuộc
khóm Long Châu.
Đây là khu vực nguy hiểm, nguy cơ xảy ra sạt lở rất cao ở bờ phải, các doanh nghiệp
tập trung ở bờ trái phải chú ý không được gia tải lên đường bờ, tác động lên đường bờ,
nạo vét luồng … Chính quyền địa phương cần theo dõi chặt chẽ, giám sát các tác động lên
đường bờ khu vực và cảnh báo để người dân nắm.
- Đoạn xã Long An: Dài 3.000m từ kênh Thần Nông về hạ nguồn thuộc tổ 8, ấp
Long Thành, xã Long An xảy ra hiện tượng xâm thực gây sạt lở cục bộ với vết sạt dài
20m, vô sâu 2m đe dọa đến nhà dân cách đó khoảng 3m. Trong đợt khảo sát này, khu vực
nêu trên không phát sinh sạt lở thêm.
- Đoạn xã Tân An: Đoạn cảnh báo từ ngã ba kênh Xáng Tân An kéo dài đến nhà
máy Đại Thành 2 dài khoảng 4.500m thuộc ấp Tân Hậu A1, Tân Hậu A2. Trong đợt khảo
sát này, bờ xã Tân An vẫn tiếp tục diễn biến xâm thực. Theo ghi nhận, trên toàn tuyến
Kênh Tân An, đoạn bờ thuộc xã Tân An trong 3 năm gần đây là đoạn bờ chịu ảnh hưởng
sạt lở mạnh nhất, các đoạn sạt lở cũ vẫn đang tiếp tục xâm thực thêm vào bờ trung bình
0,5-2m/năm, một số đoạn sạt mạnh có thể vô sâu 5m làm ảnh hưởng phải di dời các hộ
dân trong khu vực. Từ kết quả trên cho thấy tình hình sạt lở tại đây có chiều hướng tăng
mạnh và diễn biến phức tạp.
- Đoạn xã Vĩnh Hậu: Đoạn cảnh báo dài 1.000m thuộc ấp Vĩnh Lịnh và Đoạn xã
Châu Phong: Đoạn cảnh báo dài 800m từ ngả ba sông Hậu - kênh Tân An thuộc ấp Vĩnh
Lợi 1.
Hai đoạn cảnh báo xã Vĩnh Hậu và xã Châu Phong không xảy ra sạt lở mới. Tuy
nhiên đường bờ xuất hiện nhiều vết xâm thực, đào khoét dưới chân bờ sông, nguy cơ xảy
ra sạt lở trong thời gian tới là rất cao. Mức độ xâm thực ăn sâu vào bờ khoảng từ 23m/năm.
Nguyên nhân của quá trình sạt lở trên kênh Xáng Tân An chủ yếu do lưu lượng nước

từ sông Tiền vào kênh và ra sông Hậu tăng làm lòng kênh mất cân bằng, có xu hướng mở
rộng đáy kênh và xâm thực về hai phía bờ. Kết hợp với các hoạt động kinh tế xã hội như:
hoạt động nạo vét cục bộ, hoạt động giao thông thủy, xây dựng bến cảng, cầu tàu, bè nuôi
cá … hoạt động hai bên bờ đã và cảnh báo người dân thông báo ngay khi phát hiện dấu
hiệu sạt lở và có giải pháp phòng chống khắc phục kịp thời.


6. RẠCH ÔNG CHƯỞNG
Cũng giống như Sông Bình Di, Rạch Ông Chưởng có nhiều đoạn cua cong đã làm
cho dòng chảy chuyển hướng mạnh và diễn biến phức tạp, chính điều này đã tạo nên dòng
chảy xoáy và áp sát cung bờ lõm, đào khoét lên đường bờ tại những đoạn cua cong, kết
hợp việc xây dựng tường kè bao nền xây nhà trên sông của người dân không đảm bảo với
tải trọng nhà và nền đất mái dốc đã gây ra trượt lở đất.
Khu Vực Sông Vàm Nao Hình 1 cho thấy 2 bờ sông Vàm Nao có hoạt động bồi xói đối
xứng nhau. Bờ phải thuộc huyện Phú Tân trong giai đoạn 1995 – 2005 được bồi tụ chậm
và 10 năm trở lại đâykhá ổn định. Bờ trái thuộc huyện Chợ Mới bị sạt lở mức độ từ mạnh
đến chậm. Nơi bị sạt mạnh nhất là khu vực bờ sông gần điểm hợp lưu với sông Tiền và
nơi ít bị sạt lở ít nhất ở gần sông Hậu.Tính chung, tốc độ sạt lở tại bờ trái Vàm Nao giai
đoạn 1995 – 2005 là -2.6m/năm và giảm còn -1.4m/năm trong giai đoạn 2005 – 2015.
Hình 2 cho thấy biến động sạt lở bồi tụ 2 bờ sông Vàm Nao từ năm 2005 đến nay đã giảm
khá mạnh. Với tốc độ như hiện nay, trung bình mỗi năm sông Vàm Nao mở rộng thêm
hơn 1m.
Hình 1: Bản Đồ Biến Động Bờ Sông Khu Vực Vàm Nao (giai đoạn 1995 – 2015)


PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Phiếu phỏng vấn
Ngày…….tháng……năm……
PHỎNG VẤN SẠT LỞ ĐẤT, GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

1.

Họ và tên:………………………………...Tuổi/Năm sinh:………… .Nam/Nữ

2.

Địa chỉ: Số……….Đường/Ấp:…………………..Xã/Phường: ………………….

Quận/Huyện: …………………………………Tỉnh/Thành phố: …………………
3.

Nhân khẩu:
3.1 Số nhân khẩu: ..……….……Số nam: ..……....Số nữ: …………
3.2 Số lao động:…………………Số nam: ………...Số nữ: …………
3.3 Số người phụ thuộc: …Dưới 15 tuổi ….
Trên 60 tuổi …Khuyết tật ……

3.

Trình độ học vấn:

Chủ hộ:………………….. Vợ/chồng chủ hộ:………………..
Số thành viên khác trong gia đình (con, cháu, dâu, rể…):
Nhà trẻ

Tiểu học

Trung học

Trung học


CS

PT

Đại học

Số con không được đi học:………
Lýdo…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
4.

Gia đình đƣợc chính quyền địa phương xếp loại:



Hộ nghèo



Hộ trung bình

 Hộ cận nghèo
 Hộ giàu


Cấp nhà: ………..…………..

Nhà tạm: …………………..


5.

Chiều dài nhà ở: ………… m

Chiều rộng nhà ở: ……… m

6.

Số tầng nhà ở: ……………

7.

Diện tích khuôn viên gia đình: ……………m2

8.

Thu nhập gia đình từ:  Làm ruộng



Tiệm/Sạp tại nhà

9.

Theo kinh nghiệm của ông/bà, có những tác động nào từ sự biến đổi của khí

 Chăn nuôi  Lương tháng

 Buôn bán tại chợ  Khác:……………………...


hậu? Vui lòng liệt kê theo mức độ quan trọng những tác động đó lên sinh hoạt đời
sống hằng ngày cũng như nguồn sinh kế chính (mô hình sản xuất nông nghiệp) của
ông/bà
Các loại thiên tai/yếu tố thời tiết

Xếp hạng

Nhiệt độ cao (nóng)
Khô hạn
Mưa bất thường
Nhiễm phèn
Nhiễm mặn
Lốc xoáy
Bão
Triều cường/ngập lụt
Nhiệt độ thấp (lạnh)
Xói lở
Các bất thường khác
(kể ra ở hàng dưới)

Vui lòng giải thích rõ lý do?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
10.

Ông/Bà thấy sạt lở từ năm nào? ………Tháng nào thường xảy ra: ………


×