Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Khảo sát kiến thức chung về bệnh viêm gan siêu vi b của người bệnh từ 18 đến 55 tuổi tại khoa nội tiêu hóa huyết học bệnh viện đa khoa thành phố cần thơ năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.86 KB, 50 trang )

MỤC LỤC
Trang

1


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi………………………………….....19
Bảng 4.2. Đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp…………………………………...20
Bảng 4.3. Đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn……………………………...20
Bảng 4.4. Đối tượng khảo sát người thân mắc viêm gan siêu vi B……………….….20
Bảng 4.5. Kiến thức về bệnh viêm gan siêu vi B…………………………………..…22
Bảng 4.6. Tiến triển về triệu chứng của bệnh viêm gan siêu vi B………………….…23
Bảng 4.7. Kiến thức về biến chứng và điều trị viêm gan siêu vi B………………..…24
Bảng 4.8. Kiến thức về dinh dưỡng cho người bệnh viêm gan siêu vi B…………..…24
Bảng 4.9. Kiến thức về phòng ngừa và kiểm soát lây truyền viêm gan siêu vi B….....25
Bảng 4.10. Kiến thức về tiêm phòng vacin viêm gan siêu vi B…………….......…...25
Bảng 4.11. kiến thức đúng về bệnh viêm gan siêu vi B của người bệnh…………..…26

2


DANH MỤC HÌNH
Hình

2.1.

Mặt

tạng



Trang
của

gan………………………………………………………..…...3
Hình 2.2. Mặt hoành của gan…………………………………………………..
………5
Hình 3.1. Sơ đồ nghiên cứu……………………………………………………...
……17
Hình 4.1. Đối tượng nghiên cứu theo dân tộc………………………………….….....19
Hình 4.2. Nguồn cung cấp thông tin về bệnh viêm gan siêu vi
B…………………....21

3


DANH MỤC VIẾT TẮT
HBV
ADN
HBcA
HBeAg
WHO
HBsAg
HIV

Hepatitis B virus
Deoxyribo nucleic acid
Hepatitis B cornantigen
Hepatitis early antigen
World Health Organization

Hepatitis B suface antigen
Human Immunodeficiency Virus infection

TÓM TẮT
Viêm gan siêu vi B là một bệnh truyền nhiễm ở người do virus Hepatitis B gây
ra, có nguy cơ tử vong cao do xơ gan và ung thư gan. Theo tổ chức y tế thế giới WHO
tây Thái Bình Dương, hằng năm trên thế giới có hai tỷ người đã và đang bị nhiễm
virus viêm gan B và mỗi năm có khoảng 600.000 người chết do hậu quả của bệnh
viêm gan B. Việt Nam là một trong số ba quốc gia ở Khu vực Tây Thái Bình Dương có
số người nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính cao nhất. Ước tính có khoảng 8,6 triệu
người nhiễm vi rút viêm gan B. Tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính được ước tính
khoảng 8,8% ở phụ nữ và 12,3% ở nam giới. Điều này có nghĩa là gấp gần 40 lần số
người nhiễm HIV ở Việt Nam. Do đó, đề tài “Khảo sát kiến thức chung về bệnh
viêm gan siêu vi B của người bệnh từ 18 đến 55 tuổi tại khoa nội tiêu hóa-huyết
học bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2018” được thực hiện với mục tiêu
cụ thể như sau:
- Xác định tỷ lệ người bệnh từ 18-55 tuổi có kiến thức đúng về bệnh viêm gan
siêu vi B tại bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ, năm 2018.
Số liệu khảo sát được thu thập qua bộ câu hỏi soạn sẵn bằng cách chọn một
hoặc nhiều đáp án đúng, và phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang của 50 đối
tượng.
Kết quả thu được 30% người có kiến thức đúng chung về bệnh viêm gan siêu
vi B. Với hiện trạng thiếu kiến thức về bệnh viêm gan siêu vi B của người dân như thế
này, các cơ sở y tế phải khuyến khích người dân đi xét nghiệm để phát hiện và điều trị
sớm bệnh viêm gan siêu vi B, tiêm vaccin cho người lành, nâng cao trình độ hiểu biết
về bệnh của người dân, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục cho người dân trong
cộng đồng. Tăng cường phổ biến chi tiết về bệnh viêm gan siêu vi B qua tivi, đài phát
thanh, tờ rơi, áp phích, … tuyên truyền, vận động người thân và mọi người xung
quanh cùng tìm hiểu kiến thức về bệnh viêm gan siêu vi B cũng như cách phòng
chống. Tích cực góp ý, thảo luận về các biện pháp phòng chống viêm gan siêu vi B

cũng như các vấn đề liên quan đến viêm gan siêu vi B. Khuyến khích mọi người cùng
chung tay vì một cộng đồng khỏe mạnh, vì một tương lai tốt đẹp.
4


5


CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
Viêm gan siêu vi B là một bệnh phổ biến toàn cầu, do virus viêm gan B
hepatitis B virus (HBV) gây ra. (Bộ y tế, 2014). Viêm gan siêu vi B là bệnh phổ biến
khắp thế giới. Đối với các nước đang phát triển, thì trẻ nhỏ và thiếu niên có tỉ lệ mắc
rất cao, vì bị nhiễm viêm gan B rất sớm, và không có tính chất mùa rõ rệt. Cũng ở các
nước đang phát triển, nguy cơ truyền máu lan tràn virus viêm gan siêu vi B là rất lớn,
nếu không được xét nghiệm sàng lọc máu, thiệt trùng bơm kim tiêm đầy đủ. (Dương
Đình Thiện, 2014).
Viêm gan siêu vi B lây lan qua tiếp xúc qua da hoặc niêm mạc với máu bị
nhiễm bệnh và các chất dịch cơ thể khác nhau, cũng như qua nước bọt, chất có men,
âm đạo và tinh dịch. Có thể xảy ra lây truyền bệnh viêm gan siêu vi B qua đường tình
dục, đặc biệt ở nam giới chưa được tiêm phòng có quan hệ tình dục đồng giới với
người khác, và nhiều bạn tình hoặc tiếp xúc với gái mại dâm, khả năng nhiễm bệnh
càng tăng cao. Nhiễm trùng ở tuổi trưởng thành dẫn đến viêm gan mãn tính ít hơn 5%
trường hợp. Việc truyền virus cũng có thể xảy ra qua việc sử dụng lại kim vào ống
tiêm khi chích ma túy, ngoài ra cũng có thể lây lan qua các thủ thuật y khoa, phẫu
thuật, thủ thuật nha khoa, thông qua xăm mình, hoặc thông qua việc sử dụng dao cạo,
và các vật tương tự bị nhiễm máu có virus. (WHO, 2017)
Trên thế giới ước tính có khoảng 257 triệu người đang bị nhiễm viêm gan siêu
vi B, vào năm 2015 viêm gan siêu vi B gây ra 887 000 ca tử vong, chủ yếu là từ các
biến chứng bao gồm xơ gan và ung thư gan. Mặc dù đã có vắcxin dự phòng viêm gan
siêu vi B từ năm 1982 nhưng tỉ lệ người mắc viêm gan siêu vi B vẫn nằm ở mức cao.

Những vùng phân bố dịch cao là các nước đang phát triển và các nước nghèo. 80%
người mắc viêm gan siêu vi B màn kính trên thế giới là những người sống tại khu vực
Tây Thái Bình Dương và Đông Nam Á. (WHO,2017)
Viêm gan siêu vi B cũng đang là một vấn nạn lớn của Việt Nam, là một nước
có tỉ lệ mắt viêm gan siêu vi B rất cao. Cứ khoảng 8 người sẽ có một người mắc viêm
gan B mãn tính. Hậu quả của nó là năm 2013 có khoảng 31000 ca tử vong do ung thư
gan tại Việt Nam và ung thư gan cũng là một trong những biến chứng thường gặp nhất
của viêm gan siêu vi B. (Trung tâm gan Á Châu, 2016)
Bệnh viêm gan siêu vi B có thời gian ủ bệnh dài và triệu chứng của bệnh biểu
hiện không rõ ràng trong thời gian đầu. Do đó nếu người bệnh phát hiện bản thân mình
mắc bệnh thì đã tiến triển rất nặng do các biến chứng của xơ gan và ung thư gan.
Chính vì thế mà hiệu quả điều trị thấp, chi phí tốn kém hơn. Ngày nay kiến thức viêm
gan siêu vi B được phổ biến trên các thiết bị thông tin đại chúng như tivi, đài phát
thanh, … Vì vậy nên người dân cũng được trang bị một ít các kiến thức cần biết về
6


bệnh viêm gan siêu vi B. Còn lại đại đa số là những nguồn thông tin trái chiều và chưa
có một cơ sở nào kiểm chứng.
Tỷ lệ người mắc bệnh viêm gan siêu vi B có thể được giảm xuống, tăng tỷ lệ
người bệnh tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan siêu vi B. Nếu người dân biết cách
phòng bệnh thì tỷ lệ người nhiễm bệnh viêm gan sieu vi B sẽ được giảm xuống.
Khuyến khích người dân tiêm ngừa vắc xin phòng chống viêm gan siêu vi B bởi vì đây
là thuốc không có thuốc trị đặc hiệu. Để thực hiện các việc nêu trên các tuyến y tế cần
phải phối hợp với trạm y tế địa phương tổ chức các đợt tuyên truyền, giáo dục sức
khỏe cho người dân và nên thực hiện nửa tháng một lần.
Chính vì vậy đề tài tiểu luận: khảo sát kiến thức khảo sát kiến thức chung
về bệnh viêm gan siêu vi B của người bệnh từ 18 đến 55 tuổi tại khoa nội tiêu hóahuyết học bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2018. Được tiến hành với
mục tiêu như sau:
Xác định tỷ lệ người dân từ 18 đến 55 tuổi có kiến thức đúng về bệnh viêm

gan siêu vi B đang điều trị tại khoa nội tiêu hóa Huyết học bệnh viện đa khoa thành
phố Cần Thơ năm 2018.

7


CHƯƠNG 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU, SINH LÝ VÀ CHỨC NĂNG GAN
2.1.1 Đặc điểm giải phẫu gan
Gan là một nội tạng lớn nhất của cơ thể. Vị trí của gan nằm ở ô
dưới của cơ hoành bên phải trong ổ bụng, gan chiếm hầu như toàn
bộ vùng hạ sườn bên phải, một phần vùng thượng vị và lấn sang
vùng hạ sườn trái. Gan nằm ở phía trên mạc treo đại tràng ngang.
Đỉnh của gan nằm ở khoang gian sườn 4 trên đường núm vú phải. Bờ
dưới gan chạy dọc theo bờ sườn phải, bắt chéo vùng thượng vị từ sụn
sườn phải thứ 9 sang sụn sườn trái thứ 8 và lên tới cơ hoành, ở sát
đỉnh tim. Gan là nội tạng được bảo vệ bởi khung xương của lồng
ngực. (Trịnh Văn Minh, 2007)
Gan là một tạng nặng nhất của cơ thể, trong gan chứa thêm
800 - 900g máu, lúc chết thì cân nặng trung bình của gan là khoảng
1.500g. Vậy nên độ nặng trung bình của gan là khoảng 2.300 đến
2.400g. Gan nữ giới thường nhẹ hơn gan của nam giới. Gan của nữ
khoảng 1,2-1,4kg còn gan nam giới khoảng 1,4-1,8kg. Gan ở trẻ sơ
sinh và 1 tháng tuổi chiếm 1/8 trọng lượng của cơ thể, còn ở người
lớn chiếm 1/36 trọng lượng của cơ thể. Gan có chiều dài khoảng 25 28cm, rộng trước sau khoản 16 - 20cm, bề dày 6 - 8cm theo kích
thước đo ở chỗ to nhất. Gan có mật độ chắc, nhưng dễ lún, dễ bị
nghiền nát và dễ vỡ, gan khoẻ mạnh bình thường có màu nâu đỏ
trơn bóng. (Trịnh Văn Minh, 2007)
2.1.1.1 Mặt hoành.
Là mặt lồi áp sát mặt dưới của cơ hoành. Phần sau mặt hoành

được chia thành ba phần nhỏ hơn: một khe hẹp ở bên trái, là khe dây
chằng tĩnh mạch, từ mặc tạng đi lên,và một rãnh sâu là rãnh tĩnh
mạch chủ. (Trịnh Văn Minh, 2007)

Hình 2.1 Mặt hoành của gan
8


1. Cơ hoành

(Nhà xuất bản y học, 2012)
2. Dây chằng tam giác phải
3. Thùy phải

4.

Bờ dưới
5. Túi mật

6. Dây chằng tròn gan

8.

7. Thùy trái

Dây chằng liềm
9. Dây chằng tam giác trái
10. Dây chằng vành
• Phần bên phải rãnh tĩnh mạch chủ(Tương ứng với mặt sau của
thùy phải) là diện trần, không có phúc mạc phủ,hình tam giác,

giới hạn ở trên và ở dưới bởi lá trên và lá dưới dây chằng vành
gan, đỉnh ở bên phải tương ứng với dây chằng tam giác phải,
đáy ở bên trái là rãnh tĩnh mạch chủ. Ở sát bờ phải rãnh tĩnh
mạch chủ, diện trần liên quan với phần trên tuyến thượng thận


phải tạo thành một phần ấn tượng thận.(Trịnh Văn Minh, 2007)
Phần ở giữa rảnh tĩnh mạch chủ và khe dây chằng tĩnh mạch là
mặt sau thùy đuôi, lồi vào ngách túi mạc nối, và qua ngách đó
liên quan với trụ hoành ở trên lỗ há động mạch chủ. (Trịnh Văn



Minh, 2007)
Phần ở bên trái khi dây chằng tĩnh mạch là mặt sau thùy trái,
rất hẹp như một bờ( nên cũng có thể gọi là bờ sâu thùy trái

gan). (Trịnh Văn Minh, 2007)
2.1.1.2 Mặt tạng

Hình 2.2 Mặt tạng của gan
(Nhà xuất bản y học, 2012 )
9


1. Dây chằng tam giác trái

2. Ấn dạ dày

Dây chằng liềm

5. Thuỳ vuông
7. Thuỳ đuôi
Vùng trần
10. Dây chằng tam giác phải

3.

4. Dây chằng tròn
6. Túi mật
8. Lá dưới dây chằng vành

9.

11. Ấn thận

- Là mặt nhìn xuống dưới, ra sau và sang trái. mặt tạng có
một rãnh ngang và hai rãnh dọc, liên tiếp với hai rảnh dọc tương
ứng của phần mặt sau mặt hoành, tạo nên một hệ thống rãnh hình
chữ H. (Lê Văn Cường, 2012).
- Rảnh dọc phải: Tạo bởi hố túi mật ở phía trước, phía sau là
rãnh tĩnh mạch chủ, giữa hai rảnh có mỏm đuôi. (Lê Văn Cường,
2012)
-

Rảnh dọc trái: Hẹp và sâu cách rãnh dọc phải khoảng 6 cm.

Khuyết dây chằng tròn nằm ở phía trước, Phần sau của mặt hoành là
khe dây chằng tĩnh mạch. ( Lê Văn Cường, 2012)
- Rảnh ngang: Là cửa gan, nằm lệch về phía sau hơn phía
trước là nơi các thành phần của cuống gan chui vào trong gan và từ

gan đi ra ngoài, dài khoảng 6cm chạy từ trái sang phải. (Lê Văn
Cường, 2012)
2.1.1.3 Bờ dưới.
Bởi dưới hay đúng hơn là bờ trước dưới là bờ điển hình, mỏng
và sắt, ở trước nhất và thấp nhất, ngăn cách giữa phần trước mặt
hoành và mặt tạng gan. Bờ bắt đầu từ góc phải gan, chạy chếch
sang trái và lên trên, dọc trước thùy phải rồi thùy trái gan, tới tận
đỉnh thùy trái hay góc trái gan. Bờ có 2 chỗ khuyết: Khuyết túi mật,
rất nông, do đáy túi mật lấn vào, và khuyết dây chằng tròn, rất sâu
có dây chằng tròn chui vào. Đối chiếu lên thành bụng trước ở dưới
gan chạy dọc theo bờ sườn phải, bắt chéo vùng thượng vị từ sụn
sườn phải thứ 9 sang sụn sườn trái thứ 8 và tiếp tục đi lên ở dưới cơ
hoành, tới sát đỉnh tim. Khuyết túi mật nằm ở dưới bờ sườn phải,
cách bình diện đứng dọc giữa độ 4 đến 5 cm, còn khuyết dây tròn
tròn ở ngay bên phải bình diện đứng dọc giữa. (Trịnh Văn Minh, 2007)
2.1.2 Sinh lý và chức năng gan
Gan là một tuyến ngoại tiết, tiết ra ra mật đổ vào ống tiêu hóa,
Đồng thời cũng tham gia vào nhiều chức năng quan trọng như: chức
năng dự trữ, chức năng tổng hợp các chất, chức năng bài tiết, tạo và
10


phá hủy hồng cầu, chức năng chuyển hóa , chức năng khử độc bảo
vệ. (Trịnh Văn Minh, 2007)
2.2. VIRUS VIÊM GAN SIÊU VI B HEPATITIS B VIRUS (HBV)
2.2.1 Đặc điểm sinh học
2.2.1.1 Hình thể, cấu trúc.
Hepatitis B virus (HBV) Chứa Deoxyribonucleic acid (AND) sợi
kép không bằng nhau và không khép kín mang vật liệu di truyền của
virus. ADN của virus có trọng lượng = 2x10^6 dalton được cấu tạo

bởi 3200 nucleotid. (Lê Thị Oanh, 2012).
Capsid đối xứng khối có đường kính khoảng 27nm. Trên phân
capsid có cấu trúc kháng nguyên HBcA (Hepatitis B cornantigen) và
HBeAg (Hepatitis early antigen).
HBV có cấu trúc bao ngoài dày khoảng 7nm được cấu tạo từ 3
protein lớn, nhỏ, và trung bình. Trên lớp bao ngoài cấu trúc lipid có
nguồn gốc từ tế bào chủ. Bao ngoài bao quanh các thành phần cấu
trúc của virus tạo nên hạt virus hoàn chỉnh hình cầu đường kính
42nm (hạt Dane). Trên bao ngoài có cấu trúc kháng nguyên HBsAg.
(Lê Thị Oanh, 2012)
Trong mật mã di truyền cấu trúc HBsAg Của mọi virus đều có
thành phần cấu trúc “A” giống nhau, còn các thành phần cấu trúc Y,
D, W, R mang đặc trưng các thứ týp khác nhau. Các thành phần cấu
trúc kháng nguyên của bốn thứ týp HBV không có ý nghĩa về mặt
lâm sàng nhưng cho thấy có sự khác biệt về gen và có ý nghĩa khi
nghiên cứu về dịch tễ học. Ngoài các cấu trúc nói trên virus viêm gan
siêu B còn có em xin cấu trúc có chức năng trùng hợp ADN gọi là
ADN polymerase. (Lê Thị Oanh, 2012)
2.2.1.2 Kháng nguyên
HBsAg: Có sự thay đổi giữa các thứ tuýp, có trọng lượng phân
tử thay đổi từ 23.000 tới 29.000 dalton, Giúp cho sự bám dính của
virus vào tế bào gan và các tế bào cảm thụ khác. Kháng nguyên này
xuất hiện sớm trong máu bệnh nhân từ giai đoạn ủ bệnh và tồn tại
tới khi bệnh nhân bình phục hoàn toàn. (Lê Thị Oanh, 2012)
HbcAg: Có trọng lượng phân tử từ 18.000 tới 29.000 dalton.
HBcAg chỉ tồn tại trong tế bào gan, không tìm thấy trong máu bệnh
nhân viêm gan B trong mọi giai đoạn muốn tìm kháng nguyên này
phải sinh thiết gan vì chúng tồn tại trong tế bào gan. (Lê Thị Oanh,
2012)
HbeAg: Trọng lượng phân tử từ 16000 đến 19000 dalton. Kháng

nguyên này có thể tìm thấy trong máu bệnh nhân. khi tìm thấy trong
11


máu bệnh nhân HBsAg là giai đoạn viêm gan B Toàn Phát cấp tính và
đó là giai đoạn lây lan mạnh nhất. HBV còn có các em đêm tối chúc
như em đêm trùng hợp ADN enzym này có cả hoạt tính sau chất
lượng. (Lê Thị Oanh, 2012)
2.2.1.3. Sức chống chịu với môi trường.
HBV đề kháng với ether 20%, natri desoxy cholate. Ở 4 OC vững
bền 18 giờ, 50OC không bất hoạt virus, 60OC 10 giờ mới bất hoạt
được một phần virus. 100OC/5 phút bất hoạt được virus. Kháng
nguyên HBsAg có thể tồn tại nhiều năm ở nhiệt độ âm sâu. (Lê Thị
Oanh, 2012)
2.2.1.4. Khả năng gây bệnh.
Virus viêm gan siêu vi B xâm nhập vào cơ thể bằng nhiều con
đường khác nhau nhưng điều liên quan đến đường máu: Nhận máu
đã bị nhiễm virus viêm gan siêu vi B, tiêm chích chung với người
nhiễm viêm gan siêu vi B, quan hệ tình dục đồng giới hay khác giới
không an toàn với người nhiễm viêm gan siêu vi B, mẹ nhiễm viêm
gan siêu vi B truyền cho con trong giai đoạn

mang thai và sinh

nở,... (Lê Thị Oanh, 2012)
Virus xâm nhập vào cơ thể sẽ gây bệnh cấp tính triệu chứng
giống Viêm gan A nhưng thời gian ủ bệnh dài hơn từ 30 tới 120 ngày.
Các dấu hiệu lâm sàng do tế bào gan bị phá hủy nhiều. thời gian
vàng da thường kéo dài 2 đến 3 tuần. Nếu không điều trị kịp thời có
thể dẫn đến tình trạng nặng có thể gây tử vong. nếu bệnh tiến triển

tốt thì bệnh nhân ăn ngon miệng hơn, vàng da giảm dần các triệu
chứng khác cũng thuyên giảm tới hết hoàn toàn sau khoảng 3 đến 4
tuần. tỷ lệ bệnh nhân bị bệnh cấp tính thường không cao, chỉ khoảng
1 đến 2%. Đa số bệnh nhân sau khi nhiễm virus triệu chứng không rõ
ràng và dễ bỏ qua. đó là nhiễm trùng thể ẩn nhưng vẫn có kháng thể
kháng HBV. (Lê Thị Oanh, 2012)
Khoảng 5% bệnh nhân trở thành mãn tính được phát hiện sau 6
tháng. khi bệnh nhân mãn tính các dấu hiệu lâm sàng không rõ: chỉ
là mệt mỏi, gan to ở những bệnh nhân lớn tuổi, nhưng sẽ có những
đợt cấp tính trở lại và có thể dẫn tới xơ gan, ung thư gan Nguyên
Phát. (Lê Thị Oanh, 2012)
Người lành mang HBsAg: Trong gan bệnh nhân vẫn có HBV,
trong máu vẫn tìm thấy HBsAg nhưng virus nhân lên rất ít, không có
dấu hiệu lâm sàng. Tuy nhiên khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch vì lý
do nào đó thì người lành mang virus này trở thành người viêm gan
12


mạn tính và tiến triển như người viêm gan mạn tính. (Lê Thị Oanh,
2012)
2.3 BỆNH HỌC VIÊM GAN SIÊU VI B
2.3.1. Khái niệm viem gan siêu vi B
Viêm gan siêu vi B là một bệnh gan ngiêm trọng gây ra bởi
virus Hepatitis B virus (HBV). Bệnh làm cho gan bị tổn thương và các
chức năng gan hoạt động bất thường.
2.3.2. Nguyên nhân và đường lây truyền
Nguyên nhân: Do virus viêm gan siêu vi B (Hepatitis B virus)
gây ra..
Đường lây truyền bệnh viêm gan siêu vi B: Có ba hình thức lây
truyền chính là qua đường máu, đường tình dục không bảo vệ, và từ

mẹ sang con khi sinh.
Lây truyền qua đường máu: Theo trung tâm gan Á châu, 2016.
Viêm gan siêu vi B lây qua tiếp xúc trực tiếp với máu nhiễm virus
như:
- Tiếp xúc trực tiếp giữa các vết thương.
- Dùng chung dao cạo hoặc bàn chải đánh răng đã có nhiễm
máu.

- Tái sử dụng bơm kim tiêm hoặc dụng cụ y tế.
- Truyền máu không an toàn.
Lây truyền qua đường tình dục: Các đối tượng có nguy cơ cao

là những người hành nghề mại dâm. Virus viêm gan siêu vi B sẽ vào
cơ thể khi quan hệ tình dục không an toàn theo nước bọt, tinh dịch,
dịch tiết âm đạo, máu,... (Vũ Bằng Đình, 2005).
Lây truyền qua đường mẹ sang con: Đối với phụ nữ sinh mổ là
điều kiện lây nhiễm virus viêm gan siêu vi B từ máu của người mẹ
sang con do quá trình xay xát trong phẫu thuật. Sự lây truyền từ mẹ
sang con có thể xảy ra trong quá trình mang thai và sinh đẻ nhất là
người mẹ bị nhiễm viêm gan siêu vi B cấp tính trong giai đoạn cuối
của thời kỳ mang thai có nguy cơ lây truyền rất cao. (Vũ Bằng Đình,
2005).
Ngoài ra còn có các yếu tố nguy cơ liên quan đến lây truyền
viêm gan siêu vi B như lạm dụng ma túy xỏ lỗ tai, truyền máu, chạy
thận, các thủ thuật nha khoa, các dụng cụ y tế và sử dụng lại bơm
kim tiêm không đúng quy định của nhân viên y tế. (Vũ Bằng Đình,
2005).
2.3.3 Triệu chứng
Hầu hết mọi người không gặp bất kỳ triệu chứng nào trong giai
đoạn nhiễm trùng cấp tính. tuy nhiên, một số người bị bệnh cấp tính

13


với các triệu chứng kéo dài vài tuần bao gồm vàng da và mắt, nước
tiểu đậm, mệt mỏi, buồn nôn, nôn mửa và đau bụng. Viêm gan siêu
vi B cũng có thể phát triển thành viêm gan siêu vi B mạn tính sau đó
phát triển thành xơ gan hoặc ung thư gan. Một số người có thể bị suy
gan cấp tính và dẫn đến tử vong.
Viêm gan siêu vi B cấp tính: chiếm tỉ lệ 1/1000 trường hợp
nhiễm viêm gan siêu vi B. Thể viêm gan siêu vi B này có thể xuất
hiện nặng ngay từ đầu, hai đến ba ngày trong thể tối cấp. cũng có
thể diễn biến bình thường sau 2 đến 3 tuần rồi đột nhiên trở nặng với
các triệu chứng mệt lả, buồn nôn, ngon, đau thượng vị, chảy máu
cam. giai đoạn này gan teo nhỏ rất nhanh. Vì vậy trong giai đoạn này
còn có tên là thể teo gan vàng da cấp. Prothrombin Giảm dưới 30%.
Bệnh nhân rơi vào giai đoạn ngủ gà và cuối cùng là hôn mê gan cấp
với hội chứng xuất huyết, hạ đường huyết. Đối với những bệnh nhân
mắt phải thể viêm gan siêu vi B cấp tính này thì bệnh nhân hầu như
tử vong trong vòng vài ngày đến 1 tuần kể từ khi bệnh chuyển nặng.
(Vũ Bằng Đình, 2005).
Viêm gan siêu vi B mạn tính: Nếu như không xét nghiệm máu
thì người mắc bệnh viêm gan siêu vi B mạn tính sẽ không biết mình
đang bị bệnh bởi ở thể này Viêm gan siêu vi B không có biểu hiện
triệu chứng đặc trưng. Có một vài triệu chứng không đặc hiệu như
mệt mỏi, đau khớp,... và dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường
khác. Đến khi có các dấu hiệu của xơ gan như vàng da, phù bầm
máu ngoài da hai tăng áp lực tĩnh mạch, lách to, báng bụng, giãn
tĩnh mạch thực quản thì người bệnh mới biết mình đang mắc bệnh.
(Vũ Bằng Đình, 2005).
2.3.4 Biến chứng

Biến chứng nguy hiểm nhất của viêm gan siêu vi B cấp tính là tử
vong.
Còn đối với viêm gan siêu vi B mạn tính có thể dẫn đến các biến
chứng như sau:
Xơ gan: viêm gan siêu vi B gây ra viêm và dẫn đến các sẹo
lớn của gan.Các sẹo của gan làm giảm khả năng hoạt động của gan
và kết hợp với viêm gan mạn thì nguy cơ ung thư gan nguyên phát
rất cao.
Ung thư gan: Những người bị viêm gan siêu vi B mạn tính có
nguy cơ ung thư gan rất cao. Khoảng 20 đến 30% trường hợp viêm
gan mạn đưa đến ung thư gan toàn phát sau 10 đến 20 năm.
14


Suy gan: viêm gan siêu vi B là một trong những nguyên nhân
làm cho các chức năng sống của gan không còn nữa và khi điều đó
xảy ra thì việc ghép gan là sự lựa chọn cần thiết để duy trì cuộc
sống.
Viêm gan D lây nhiễm:Những người bị viêm gan siêu vi B
mạn tính cũng dễ bị lây nhiễm với chủng viêm gan siêu vi mới như
viêm gan D. Khi một người mắc viêm gan B và viêm gan D thì nguy
cơ các biến chứng về gan tăng lên rất cao.
2.3.5. Điều trị
Chủ yếu là điều trị hỗ trợ
- Nghỉ ngơi tuyệt đối trong thời kỳ có triệu chứng lâm sang.
- Hạn chế chất béo, kiêng rượu bia, tránh sử dụng các thuốc
chuyển hóa qua gan.
- Xem xét nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch nếu cần thiết.
- Có thể sử dụng các thuốc bổ trợ gan.
Riêng đối với thể viêm gan tối cấp: Cần điều trị hồi sức nội khoa tích

cực. Có thể cân nhắc sử dụng thuốc kháng virus đường uống. (Bộ y
tế, 2014)
2.3.6. Phòng ngừa
- Tiêm vaccine viêm gan siêu vi B là cách phòng bệnh chủ động
và hiệu quả nhất
- Người nhiễm virus viêm gan siêu vi B không được cho máu và
không để người khác tiếp xúc với máu và các dịch cơ thể của mình
như: Tự bảo vệ khi quan hệ tình dục, không dung chung bàn chải,
bơm kim tiêm hoặc dao cạo râu với người khác.
- Cán bộ y tế cần sử dụng các biện pháp dự phòng trong chăm
sóc y tế vì họ có thể bị lây từ bệnh nhân hay người lành mang virus.
(Viện vệ sinh dịch tễ trung ương, 2014)
2.4 TÌNH HÌNH MẮC BỆNH VIÊM GAN SIÊU VI B HIỆN NAY
2.4.1 Tình hình mắc bệnh viêm gan siêu vi B hiện nay trên
thế giới
Hiện nay dù đã có vaccine dự phòng hiệu quả từ năm 1982,
mỗi năm vẫn có khoảng 600,000 ca tử vong trên thế giới do viêm
gan siêu vi B. Có khoảng 240 triệu người trên thế giới đang mắc
viêm gan siêu vi B mạn. Nếu không được theo dõi và khám định kỳ,
¼ số người mắc bệnh viêm gan siêu vi B mạn sẽ tử vong do ung thư
gan hoặc suy gan. 80% người mắc viêm gan B trên thế giới sống tại
khu vực Tây Thái Bình Dương và Đông Nam Á. (Trung tâm gan Á
châu, 2016)
15


Tỷ lệ mắc bệnh viêm gan B cao nhất ở khu vực Tây Thái Bình
Dương của WHO và khu vực châu Phi của WHO, nơi có 6.2% và 6.1%
số người trưởng thành bị nhiểm bệnh. Tại khu vực Đông Nam Địa
Trung Hải của WHO là 3.3%, khu vực Đông Nam Á của WHO là 2.0%

và khu vực châu Âu của WHO là 1,6% dân số bị nhiễm bệnh viêm
gan siêu vi B, khu vực châu Á của châu Mỹ vào khoảng 0,7% người
nhiễm bệnh viêm gan siêu vi B.(WHO, 2017).
2.4.2 Tình hình mắc bệnh viêm gan siêu vi B hiện nay ở Việt
Nam

Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ mắc viêm gan siêu vi B rất cao.

Cứ khoảng 8 người sẽ có 1 người mắc viêm gan B mạn. Ung thư gan
là một trong các loại ung thư thường gặp và gây tử vong cao nhất
Việt Nam. Năm 2013, có khoảng 31.000 ca tử vong do ung thư gan
tại Việt Nam. Người mắc viêm gan B mạn tính tại Việt Nam chủ yếu
do lây truyền từ mẹ sang con, khoảng 40% các trường hợp tử vong
do biến chứng của viêm gan siêu vi B là ung thư gan và sơ gan. Viêm
gan siêu vi B thường gặp nhất là ở Nam giới, và các đối tượng hành
nghề mại dâm. (Trung tâm gan Á châu, 2016)
2.4.3 Sơ lượt về địa điểm khảo sát
Khảo sát được tiến hành tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần
Thơ. Khoa được lựa chọn là khoa nội tiêu hóa-huyết học.
Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ là bệnh viện hạng I trực
thuộc Sở Y tế thành phố Cần Thơ, với quy mô 500 giường bệnh kế
hoạch.
Bệnh viện được xây dựng theo tiêu chuẩn Quốc tế với 9
tầng nổi và 01 tầng hầm, có sân đáp đối với máy bay trực thăng trên
tầng thượng nhằm để phục vụ cho việc chuyển bệnh nhân cấp cứu
nặng đến các Bệnh viện tuyến trên và các nước trong khu vực. Bệnh
viện tọa lạc tại địa chỉ: Số 04, đường Châu Văn Liêm, phường An Lạc,
quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

16



CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu.
Người bệnh tại khoa Nội tiêu hoá-huyết học bệnh viện Đa khoa thành phố Cần
Thơ.
3.2.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu
Người bệnh từ 18 đến 55 tuổi đang điều trị tại khoa nội tiêu hoá-huyết học bệnh
viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.
Những người đồng ý tham gia khảo sát.
3.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
Người bệnh bị tâm thần.
Người bệnh không biết chữ.
Người bệnh bị khiếm thính, khiếm thị.
Người bệnh hôn mê, cấp cứu.
3.1.4. Thời gian và địa điểm khảo sát.
Địa điểm: Khoa Nội tiêu hóa-huyết học bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.
Thời gian: Khảo sát được tiến hành thu thập số liệu từ ngày 01/01/2018 đến
22/03/2018
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang phân tích.
3.2.2. Cỡ mẫu
Chọn 50 người bệnh đang điều trị tại khoa nội tiêu hoá-huyết học bệnh viện đa
khoa thành phố Cần Thơ.
3.2.3. Phương pháp chọn mẫu
- Dùng tiêu chuẩn chọn mẫu ngẫu nhiên đơn.
- Chọn 50 người đủ tiêu chuẩn chọn mẩu và không thuộc tiêu chuẩn loại trừ.
- Khi tiến hành chọn mẫu, đối tượng nghiên cứu nào thuộc tiêu chuẩn loại trừ thì bỏ ra,

và tiếp tục lấy mẫu trên những đối tượng đủ tiêu chuẩn cho đến khi đủ 50 mẫu.
3.2.4. Nội dung nghiên cứu.
3.2.4.1. Đăc điểm chung về đối tượng nghiên cứu.
- Họ và tên: Ghi cụ thể từng đối tượng khảo sát.
- Tuổi: Ghi cụ thể từng đối tượng khảo sát.
- Dân tộc: Chia thành 2 giá trị.
+ Kinh
+ Dân tộc khác ( Hoa, Khomer,...)
- Nghề nghiệp: Chia thành 4 giá trị.
+ Nông dân.
+ Buôn bán, dịch vụ.
+ Công chức, viên chức.
+ Khác (nội trợ, sinh viên, thất nghiệp).
- Trình độ học vấn: Chia thành 5 giá trị.
+ Tiều học.
+ Trung học cơ sở.
+ Trung học phổ thông.
+ Trung cấp, cao đẳng, đại học.
17


+ Sau đại học.
- Khảo sát thông tin về bệnh viêm gan siêu vi B chia thành 2 giá trị.
+ Có.
+ Không.
- khảo sát trong gia đình có ai từng bị viêm gan siêu vi B chia thành 2 giá trị.
+ Có.
+ Không.
- Khảo sát về các nguồn cung cấp thông tin về bệnh viêm gan siêu vi B chia thành 4
giá trị.

+ Tivi, đài phát thanh, trường học.
+ Sách, báo, tạp chí, internet.
+ Cán bộ y tế cộng đồng, bài giảng.
+ Tờ rơi, áp phích.
3.2.4.2. Nội dung bộ câu hỏi.
Bộ câu hỏi gồm 20 nội dung, mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, câu trả lởi chưa
đúng được 0 điểm.
Các nội dung kiến thức về bệnh viêm gan siêu vi B:
- Khái niệm về bệnh viêm gan siêu vi B có 4 giá trị
+ Là tình trạng gan bị tổn thương và chức năng gan hoạt động
bất thường.
+ Gan bị chấn thương do tai nạn giao thông.
+ Gan nhiễm mỡ.
+ Tất cả đáp án trên.
Câu trả lời đúng: Tình trạng gan bị tổn thương và chức năng gan
hoạt động bất thường.
- Đối tượng dễ mắc bệnh viêm gan siêu vi B có 4 giá trị
+ Người có người nhà bị nhiễm viêm gan siêu vi B.
+ Người đồng tính.
+ Người bị nhiễm HIV.
+ Trên tất cả các đáp án.
Câu trả lời đúng: Trên tất cả các đáp án.
- Đường lây viêm gan siêu vi B có 5 giá trị:
+ Qua đường tiêu hóa.
+ Qua đường máu.
+ Quan hệ tình dục.
+ Từ mẹ truyền sang con.
+ Sử dụng chung dụng cụ cá nhân( bàn chải đánh răng, dao
cạo râu,....)
Câu trả lời đúng: Qua đường máu, quan hệ tình dục,từ mẹ truyền

sang con, sử dụng chung dụng cụ cá nhân( bàn chải đánh răng, dao
cạo râu,....)
- Nguyên nhân gây bệnh viêm gan siêu vi B có 4 giá trị:
+ Ăn uống không hợp vệ sinh.
+ Nấm.
+ Hepatitis B virus.
18


+ Vi khuẩn.
Câu trả lời đúng: Hepatitis B virus.
- Các giai đoạn phát triển của viêm gan siêu vi B có 4 giá trị:
+1
+2
+3
+4
Câu trả lời đúng: 2
- Biểu hiện của người bệnh khi bị viêm gan B có 5 giá trị:
+ Tiêu chảy.
+ Chán ăn.
+ Buồn nôn.
+ Sốt.
+ Mệt mỏi, vàng da, vàng mắt.
Câu trả lời đúng: Chán ăn, sốt, mệt mỏi, vàng da, vàng mắt.
- Phương pháp cận lâm sàng để chẩn đoán viêm gan siêu vi B có 5
giá trị:
+ Chụp X quang.
+ Xét nghiệm nước tiểu.
+ Xét nghiệm máu.
+ Siêu âm.

+ Chụp CT.
Câu trả lời đúng: Xét nghiệm máu.
- Biến chứng của bệnh viêm gan B có 4 giá trị:
+ Viêm dạ dày tá tràng.
+ Sơ gan.
+ Ung thư gan.
+ Viêm gan mạn, cấp.
Câu trả lời đúng: Sơ gan, ung thư gan, viêm gan mạn, cấp.
-Thuốc điều trị viêm gan siêu vi B có 2 giá trị:
+ Có.
+ Không.
Câu trả lời đúng: Không
- Cách điều trị viêm gan B có 4 giá trị:
+ Người bệnh nghỉ ngơi.
+ Dinh dưỡng hợp lý.
+ Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
+ Tự mua thuốc về uống.
Câu trả lời đúng: Người bệnh nghỉ ngơi, dinh dưỡng hợp lý,dùng
thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Phương pháp điều trị viêm gan siêu vi B có 2 giá trị:
- Điều trị bằng thuốc tây.
- Điều trị bằng đông y.
Câu trả lời đúng: Điều trị bằng thuốc tây, điều trị bằng đông y.
- Nếu bị nhiễm viêm gan siêu vi B, những điều bạn nên làm có 4 giá
trị:
19


+ Không làm gì cả.
+ Ở nhà tự theo dõi.

+ Thay đổi chế độ ăn chế độ ngủ.
+ Đi khám bác sĩ chuyên khoa.
Câu trả lời đúng: Đi khám bác sĩ chuyên khoa.
- Dinh dưỡng cho người bệnh khi bị viêm gan siêu vi B có 4 giá trị:
+ Uống nhiều rượu bia.
+ Ăn nhiều các loại rau trái cây.
+ Không ăn thịt cá.
+ Tất cả các đáp án trên.
Câu trả lời đúng: Ăn nhiều các loại rau trái cây.
-Thực phẩm cần kiêng khi bị viêm gan siêu vi B có 3 giá trị:
+ Rượu, bia, hút thuốc lá.
+ Các chất ngọt và chất béo.
+ Các loại rau, trái cây.
Câu trả lời đúng: Rượu, bia, hút thuốc lá, các chất ngọt và chất béo.
- Những người đã bị viêm gan siêu vi B rồi có cần đi chích ngừa
không có 2 giá trị:
- Có.
- Không.
Câu trả lời đúng: Không.
- Cách phòng bệnh viêm gan siêu vi B có 4 giá trị:
+ Tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan siêu vi B.
+ Sử dụng riêng dụng cụ cá nhân.
+ Quan hệ tình dục an toàn.
+ Thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm.
Câu trả lời đúng: Tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan siêu vi B, sử
dụng riêng dụng cụ cá nhân, quan hệ tình dục an toàn.
- Cần phải làm gì để không lây nhiễm viêm gan siêu vi B cho những
người xung quanh có 4 giá trị:
+ Không dùng chung dụng cụ cá nhân.
+ Không ăn uống chung.

+ Không để người thân tiếp xúc với máu dịch tiết.
+ Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
Câu trả lời đúng: Không dùng chung dụng cụ cá nhân không để người
thân tiếp xúc với máu dịch tiết, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình
dục.
- Lịch tiêm chủng ngừa viêm gan siên vi B có 3 giá trị:
+ 3 mũi cách nhau 1 tháng, lặp lại sau 1 năm.
+ 2 mũi cách nhau 1 tháng, lặp lại sau 5 năm.
+ 3 mũi cách nhau 1 tháng, lặp lại sau 3 năm.
Câu trả lời đúng: 3 mũi cách nhau 1 tháng, lặp lại sau 1 năm.
- Cần phải làm gì để tránh bị lây nhiễm viêm gan siêu vi B có 5 giá
trị:
+ Tiêm vắc xin ngừa viêm gan siêu vi B.
20


+ Không sử dụng chung dụng cụ cá nhân.
+ Tránh tiếp xúc với máu dịch tiết của người bệnh.
+ Quan hệ tình dục an toàn.
+ Mang khẩu trang khi tiếp xúc với người bị bệnh.
Câu trả lời đúng: Tiêm vắc xin ngừa viêm gan siêu vi B, không sử
dụng chung dụng cụ cá nhân, tránh tiếp xúc với máu dịch tiết của
người bệnh, quan hệ tình dục an toàn.
- Thời gian tiêm vacxin phòng viêm gan siêu vi B trẻ sơ sinh có 4 giá
trị:

- 24 giờ đầu sau sinh.
- Trẻ được 1 tháng tuổi.
- Trẻ được 1 tuổi.
- Không cần tiêm.

Câu trả lời đúng: 24 giờ đầu sau sinh.
Kiến thức chung về bệnh viêm gan siêu vi B của người bệnh tại
khoa nội tiêu hóa bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ.
+ Đối với các câu hỏi có 2 giá trị, người tham gia trả lời đúng 1
câu sẽ được 1 điểm.
+ Đối với các câu hỏi có 3 giá trị, người tham gia trả lời đúng 2
câu sẽ được 1 điểm.
+ Đối với các câu hỏi có 4 giá trị, người tham gia trả lời đúng 3
câu sẽ được 1 điểm.
+ Đối với các câu hỏi có 5 giá trị, người tham gia trả lời đúng 3
câu sẽ được 1 điểm.
+ Người có kiến thức đúng về bệnh viêm gan siêu vi B sẽ được
14 đến 20 điểm.
+ Người có kiến thức chưa đúng về bệnh viêm gan siêu B sẽ
được từ 0 đến 13 điểm.
3.2.5. Phương pháp thu thập số liệu.
- Công cụ thu thập số liệu: Sử dụng bộ câu hỏi được soạn sẵn cho các
đối tượng nghiên cứu tự điền.
- Phương pháp thu thập số liệu:
Lập danh sách 50 người bệnh từ 18 đến 55 tuổi đang điều trị tại
bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2018.
Chọn người bệnh có đủ tiêu chuẩn cho đến khi đủ 55 đối tượng
nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang phân tích.
Chuẩn bị bộ câu hỏi đã được soạn sẵn cho đối tượng nghiên
cứu tự điền.
Giải thích mục đích, ý nghĩa vấn đề khảo sát, phổ biến bộ câu
hỏi về khảo sát cho đối tượng nghiên cứu.

21



Tiến hành phát bộ câu hỏi cho người bệnh, cho thời gian các
đối tượng nghiên cứu đọc câu hỏi và tự trả lời, sau đó thu lại phiếu
khảo sát.
Đánh giá tỷ lệ kiến thức đúng về bệnh viêm gan siêu vi B của
người bệnh.
3.2.6. Phân tích và xử lý số liệu.
Số liệu được nhập và xử lý phân tích bằng phần mềm Microsoft
Excel 2016.

22


3.2.7. Sơ đồ nghiên cứu.
Lập danh sách 50 người bệnh từ 18 đến 55 tuổi đang điều trị
tại bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2018.

Chọn người bệnh có đủ tiêu chuẩn cho đến khi
đủ 55 đối tượng nghiên cứu theo phương pháp
mô tả cắt ngang phân tích
Chuẩn bị bộ câu hỏi đã được soạn sẵn cho đối
tượng nghiên cứu tự điền

Giải thích mục đích, ý nghĩa vấn đề khảo sát,
phổ biến bộ câu hỏi về khảo sát cho đối tượng
nghiên cứu.
Tiến hành phát bộ câu hỏi cho người bệnh, cho
thời gian các đối tượng nghiên cứu đọc câu hỏi
và tự trả lời, sau đó thu lại phiếu khảo sát.


Đánh giá tỷ lệ kiến thức đúng về bệnh viêm gan
siêu vi B của người bệnh.
Hình 3.1. Sơ đồ nghiên cứu
3.2.8 Phương pháp khắc phục sai số.
Bộ câu hỏi được khảo sát mẫu trên 10 người bệnh có đủ tiêu
chuẩn trước khi tiến hành điều tra sau đó Chỉnh sửa cho phù hợp.
Sai số do nội dung câu hỏi làm người trả lời không hiểu rõ câu
hỏi. để khắc phục bộ câu hỏi được soạn một cách đơn giản, hạn chế
dùng các từ ngữ chuyên môn, dùng các từ thông dụng, giải thích bộ
câu hỏi cho đối tượng nghiên cứu hiểu.
Kiểm tra lại các phiếu khảo sát sau mỗi ngày khảo sát, với
những phiếu thông tin chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ sẽ bị hủy hoặc
đưa lại cho đối tượng khảo sát để bổ sung.

3.3 VẤN ĐỀ Y ĐỨC.
Khảo sát được thực hiện với sự đồng ý của lãnh đạo khoa nội
tiêu hóa và lãnh đạo bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ.
Các thông tin về đối tượng đảm bảo bí mật để phục vụ cho mục
đích nghiên cứu và tôn trọng đối tượng tham gia nghiên cứu.
23


Đối tượng nghiên cứu được giải thích rõ về nội dung và mục
đích nghiên cứu đồng thời người tham gia nghiên cứu là tự nguyện
và cung cấp thông tin chính xác, trong trường hợp nếu thấy không
thích hợp, đối tượng nghiên cứu có thể từ chối nghiên cứu.
Khảo sát toàn bộ các đối tượng đủ điều kiện theo tiêu chuẩn
chọn mẫu không phân biệt dân tộc tôn giáo.

24



CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT.
4.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.
Bảng 4.1. Đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi.
Nhóm tuổi

Số lượng
(người)

Tỷ lệ
(%)

18 - 25 tuổi

12

24,0

26 – 50 tuổi

31

62,0

51 - 55 tuổi

7


14,0

50

100

Tổng

Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu thuộc nhóm tuổi 51-55 tuổi có tỷ lệ thấp nhất là
14,0% và nhóm 26-50 có tỷ lệ cao nhất là 62,0%.
Hình 4.1. Đối tượng nghiên cứu theo dân tộc.
Nhận xét: : Đối tượng nghiên cứu thuộc dân tộc kinh có tỷ lệ cao nhất là 74% và
nhóm dân tộc khác (hoa, khmer,..) có tỷ lệ thấp nhất là 26%.
Bảng 4.2. Đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp.
Số lượng
(người)

Tỷ lệ
(%)

Nông dân

13

26

Buôn bán, dịch vụ

17


34

Công chức, viên chức

9

18

Khác (nội trợ, sinh viên, thất nghiệp)

11

22

50

100

Nghề nghiệp

Tổng

Nhận xét: : Đối tượng nghiên cứu thuộc nhóm công chức, viên chức có tỷ lệ thấp nhất
là 18% và nhóm buôn bán, dịch vụ có tỷ lệ cao nhất là 34%.
25


×