Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.69 KB, 10 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

- Vấn đề con người là một trong những vấn đề quan trọng nhất của thế giới
từ trước tới nay và đã được các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu phân tích một
cách sâu sắc nhất.
- Trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc
tế, phát triển nguồn nhân lực được coi là một trong ba khâu đột phá của chiến lược
chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Nguồn nhân lực luôn là một trong những nguồn lực quan trọng quyết định
trong sự phát triển kinh tế của mọi quốc gia. Đại hội Đảng lần thứ XI Đảng ta đã
khẳng định thứ nhất “Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con
người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu là mục tiêu của sự phát triển”. thứ hai “Đảng
ta lựa chọn phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng
cao”, thứ ba “Gắn kết chặc chẽ giữa phát triển nguồn nhân lực với phát triển và
ứng dụng khoa học, công nghệ”.
- Trong bối cảnh đó sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa càng làm cho các
tư tưởng tự do tìm kiếm con đường khả quan nhất cho sự nghiệp phát triển con
người Việt Nam càng dễ đi đến phủ nhận vai trò và khả năng của chủ nghĩa Mác Lênin.
- Do nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề con người đề tài tiểu luận
nghiên cứu: “Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về con
người và vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay” là vẫn rất cần
thiết ở thời điểm hiện nay.

1


2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI – CĂN CỨ KHOA HỌC VÀ
THỰC TIỄN


- Hiện nay, con người và nguồn nhân lực được coi là nhân tố quan trọng
hàng đầu, quyết định sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững nền kinh tế nước
ta. Đó là yếu tố hết sức bức thiết và cần có tính cập nhật, đáp ứng được yêu cầu về
con người và nguồn nhân lực xét trong nước ta nói riêng và quốc tế nói chung.
- Từ chỗ khẳng định con người là một thực thế thống nhất giữa mặt sinh học
và mặt xã hội, là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử; giải quyết khoa học mối quan
hệ giữa cá nhân và xã hội, chỉ rõ sự thống nhất, sự mâu thuẫn cũng như cách giải
quyết quan hệ giữa cá nhân và xã hội, triết học Mác - Lênin khẳng định lịch sử
phát triển của nhân loại là do con người sáng tạo nên, nhưng sự quyết định ra lịch
sử thúc đẩy lịch sử phát triển là do quần chúng nhân dân tạo nên. Cá nhân lãnh tụ
có vai trò rất quan trọng nhưng không quyết định được sự phát triển của lịch sử.
Điều này đã nói lên tầm quan trọng của đề tài nghiên cứu “Lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và vấn đề phát triển nguồn
nhân lực ở Việt Nam hiện nay”.
3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu và phân tích lý luận của triết học
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và vấn đề phát triển nguồn nhân
lực ở nước ta hiện nay.
3.2. Mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể:
- Nghiên cứu khái lược các quan điểm triết học về con người trong lịch sử.
- Nghiên cứu quan điểm của triết học Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
về khái niệm con người cũng như các phương diện tiếp cận nguồn gốc, bản chất

2


của con người và vấn đề phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới ở
nước ta hiện nay.
3.3. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về không gian: nghiên cứu dựa trên nền tảng triết học trên toàn thế

giới (phương Đông lẫn phương Tây).
- Phạm vi về thời gian: nghiên cứu các học thuyết và quan điểm từ các thời
kỳ tiền triết học đến hiện đại qua các thời kỳ.
- Phạm vi về nội dung: Tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến lý
luận về con người của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; từ đó liên
hệ vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay.
4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về con người trong giai
đoạn hiện nay.
Bên cạnh đó, đề tài tiểu luận cũng sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp sưu tầm và tổng hợp tài liệu: Đây là phương pháp được vận
dụng nhiều nhất khi thực hiện đề tài. Các nguồn tài liệu được tổng hợp từ các loại
sách có liên quan, các bài báo, bài viết trên các tạp chí và internet. Các nguồn tài
liệu tham khảo được trích dẫn và tổng hợp thành một bài hoàn chỉnh.
- Phương pháp luận vấn đề: Đây là một phương pháp vô cùng quan trọng
trong nghiên cứu triết học cũng như các lĩnh vực khoa học khác. Với đề tài này, từ
việt nghiên cứu những quan điểm chung nhất của Triết học Mác – Lênin về vấn đề
con người cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh đối với vai trò và vị trí của con người.
Từ đó, đưa ra những nhiệm vụ cụ thể cho sự phát triển con người.
3


- Phương pháp tư duy biện chứng: Trên cơ sở tìm hiểu những quan điểm của
triết học Mác – Lênin và tương tưởng Hồ Chí Minh về con người, đề tài đã vận
dụng và quán triệt các nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của phép biện chứng
duy vật để tìm hiểu vai trò của nhân tố con người trong sự nghiệp xây dựng và phát
triển đất nước hiện nay.
5. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TIỂU LUẬN
Với những kết quả đạt được đề tài tiểu luận có thể mang lại những khái niệm

cơ bản nhất, làm nền tảng cho những nghiên cứu chuyên sâu hơn. Bên cạnh đó, đề
tài cũng góp phần tạo nên thế giới quan khoa học cho người nghiên cứu.

6. KẾT CẤU CỦA TIỂU LUẬN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung
chính của đề tài nghiên cứu gồm có 2 chương, 8 mục.

4


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: GIỚI THIỆU LÝ LUẬN CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ
CON NGƯỜI
1.1.Khái lược các quan điểm triết học về con người của các nhà
triết học trước Mác
1.1.1 Quan niệm về con người trong triết học phương Đông
1.1.2. Quan niệm về con người trong triết học phương Tây
1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về con người
2.1. Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội
1.2.2. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà
những quan hệ xã hội
1.2.3. Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử
1.3. Vấn đề con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh
1.4. Vai trò của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
về con người trong đời sống xã hội
Chương 2: VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
+ Vai trò của yếu tố con người trong sự nghiệp đổi mới và xây dựng
đất nước
+ Mục tiêu con người trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới ở nước ta

hiện nay
+ Hiện trạng và giải pháp cho nguồn lực con người ở nước ta hiện
nay.
5


2.1.

Vai trò của yếu tố con người trong sự nghiệp đổi mới và xây dựng đất
nước
2.1.1. Các khái niệm nguồn nhân lực

2.1.2.
2.2.

Vai trò của nguồn nhân lực trong sự nghiệp đổi mới và xây dựng đất nước
Mục tiêu của con người trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước

2.2.1
2.2.2.
2.3.

ta hiện nay
Yêu cầu đối với phát triển nguồn nhân lực ở ngưới ta hiện nay
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Hiện trạng và giải pháp cho nguồn nhân lực con người ở nước ta hiện

2.3.1.
2.3.2.
2.3.3.

2.3.3.1.

nay
Những thách thức còn tồn tại
Phương hướng phát triển người nhân lực nguồn nhân lực
Giải pháp cho nguồn nhân lực con người ở nước ta hiện nay
Giải pháp quy hoạch và hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển nguồn

2.3.3.2.
2.3.3.3.
2.3.3.4.

nhân lực
Giải pháp về phát triển về số lượng nguồn nhân lực
Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực
Giải pháp nâng cao thể lực và trí lực cho nguồn nhân lực
Chương 3: PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CON
NGƯỜI LÀ YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH CHO SỰ NGHỆP CÔNG
NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA
3.1. Phát triển nguồn nhân con người là yếu tố quyết định cho
sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa
3.2. Ý nghĩa của công cuộc triển nguồn nhân lực con người
trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa

6


KẾT LUẬN
Chủ nghĩa xã hội do con người, vì con người. Do vậy hình thành
mối quan hệ đúng đắn về con người về vai trò của con người trong sự

phát triển xã hội nói chung trong xã hội, xã hội chủ nghĩa nói riêng là
một vấn đề không thể thiếu được của thế giới quan Mác - Lênin.
Con người là khái niệm chỉ những cá thể người như một chỉnh thể,
trong sự thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội của nó.
Nếu chỉ dừng lại ở một số trước tính sinh học của con người thì
không thể giải thích được bản chất của con người, con người là một thực
thể đặc biệt hoạt động có ý thức, có khả năng sáng tạo cho mình. Từ tự
nhiên và chính trong quá trình hoạt động đó những quan hệ xã hội được
hình thành có tác động mạnh mẽ tới sự hình thành nhân cách, bản chất
con người Mác viết “Con người là tổng hoà của những quan hệ xã hội”.
Con người là chủ thể lịch sử, sáng tạo và lịch sử. Trong cách mạng
xã hội chủ nghĩa, con người là yếu tố quyết định vừa là điểm xuất phát
vừa là mục đích của một chính sách kinh tế - xã hội xây dựng xã hội chủ

7


nghĩa là xây dựng xã hội chủ nghĩa là xây dựng một xã hội mà ở đó có
đủ những điều kiện vật chất và tinh thần.
Trong bất kỳ một xã hội nào, một đất nước nào, vấn đề đào tạo
nguồn nhân lực cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Đặc biệt ở nước
ta,vấn đề này lại càng được coi trọng hơn bao giờ hết. Cuộc cách mạng
kỹ thuật công nghệ hiện đại đã dần dần đi đến khẳng định sự phát triển
con người là yếu tố quyết định của mọi sự phát triển. Trong sự phát triển
con người đặc biệt nhấn mạnh vai trò của trí tuệ và đi liền với nó là vai
trò của giáo dục đào tạo nguồn lực con người. Đối với sự nghiệp đổi mới
của nước ta phải coi nhân tố con người là nhân tố quyết định, từ đó phải
nâng cao dân trí cũng như chuẩn bị tốt nguồn nhân lực có đủ trí tuệ và
nghị lực, tay nghề và công nghệ, ý thức và tâm hồn thấm đượm sâu bản
sắc dân tộc, khoa học và ý chí, thực hiện sự chuyển mình từ một xã hội

nông nghiệp thành xã hội công nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Các cuộc đại thắng của dân đã đi vào lịch sử suy cho cùng là thắng lợi
của chính con người Việt Nam. Bài học đó còn nguyên giá trị cho tới
ngày nay. Với chiến lược giáo dục đào tạo đúng đắn và khoa học của
Đảng, với trí tuệ và phẩm chất của con ng ười Việt Nam, chúng ta sẽ
thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước đang đặt ra
những yêu cầu cần thiết cần phải có nhân tố con người có tri thức, kỹ
năng, phẩm chất để phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước. Ở hầu hết các
nước phát triển, nguồn lực là một trong những mối quan tâm hàng đầu,
tất cả các nước đều coi trọng yếu tố con người và có chính sách phát
triển nguồn nhân lực. Chủ nghĩa Mac-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
Đảng ta đã xác định thắng lợi của sự nghiệp đổi mới cũng là thành công
của quá trình xây dựng và phát triển con người mang tính toàn diện, là
8


một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu đơi với việc phát triển
kinh tế - xã hội, xây dựng nước ta một nước công nghiệp, theo hướng
công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp
ứng thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa là chủ trương lớn của Đảng ta, là con đường thực hiện mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Giáo
dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa luôn là nhiệm vụ, yêu cầu cấp thiết, lâu dài của toàn
Đảng và toàn hệ thống chính trị ở nước ta.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C.Mác và Ph.Ăngghen Toàn tập (1995), Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội.

2. Đào Duy Tùng (2000), Hồ Chí Minh Toàn tập tập 7, Nxb
Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
3. Đại cương lịch sử Triết học Phương Đông Cổ Đại (2013),
Nxb Thanh niên, Hồ Chí Minh
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Giáo trình Triết học cho NCS và Cao học (1997, tái bản 2003,
bộ 3 tập), Nxb Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. GS.TS Lê Hữu Nghĩa chủ biên ,Tư tưởng Triết học Hồ Chí
Minh.
7. Giáo trình triết học Mác-Lê nin, NXB Chính trị Quốc gia Hà
Nội, 2011.
8. Hồ Chí Minh toàn tập (2000), NXB Chính trị Quốc gia Hà
Nội.
9


9. Hồ Chí Minh Toàn tập (2011), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
10. Lương Minh Cừ (2015), Giáo trình triết học, Nxb Đại học
Quốc gia TP.HCM, Hồ Chí Minh.
11. Lênin toàn tập tập 41 (2005), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
12. Tạp Chí Cộng sản (số 833, tháng 3/2012 ).
13. Tạp chí Phát triển kinh tế (số 260, tháng 6/2012).
14. Triết học Mác Lênin, Hội đồng chỉ đạo biên soạn, giáo trình
TW, Nxb Chính trị Quốc gia.
15. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX ( 2001),
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
16. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn

nhân lực đi vào công nghiệp hóa – hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.

10



×