Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Khảo sát kiến thức về dinh dưỡng của bệnh suy thận mạn tại bệnh viện đa khoa thành phố cần thơ năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.77 KB, 33 trang )

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt
STM
THA

Tên đầy đủ
Suy thận mạn
Tăng huyết áp

RLĐG

Rối loạn điện giải

MLCT
TC

ĐH
XN

Mức lọc cầu thận
Trung cấp
Cao đẳng
Đại học
Xét nghiệm

DANH MỤC BẢNG


Bảng 3.1. Sự phân bố về giới tính của các đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.2. Sự phân bố về tuổi của các đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.3. Sự phân bố dân tộc của đối tượng nghiên cứu


Bảng 3.4. Sự phân bố về khu vực sinh sống của các đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.5. Sự phân bố về trình độ học vấn của các đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.6. Sự phân bố về tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.7. Sự phân bố về nguồn cung cấp thông tin về kiến thức dinh dưỡng của đối tượng
nghiên cứu
Bảng 3.8. Sự phân bố về nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.9. Sự phân bố về kiến thức dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Tỷ lệ kiến thức về dinh dưỡng của bệnh nhân suy thận mạn


TÓM TẮT


Đề tài “ Khảo sát kiến thức về dinh dưỡng của bệnh suy thận mạn tại
bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2018” được thực hiện với mục tiêu
kiến về thức dinh dưỡng của bệnh nhân suy thận mạn và đưa ra những biện pháp
góp phần nâng cao sức khỏe cho người dân, giải thích cho người bệnh hiểu rõ được
tầm quan trọng của dinh dưỡng trong việc điều trị STM.
Từ những thông tin đó, đề tài đã tiến hành xác định kiến thức dinh dưỡng
của bệnh nhân STM. Để nâng cao nhận thức kiến thức về dinh dưỡng của bệnh
nhân STM.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu nghiên cứu mô tả cắt ngang phân
tích qua khảo sát 50 người tại khoa Nội thận bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần
Thơ .
Kết quả nghiên cứu: phần lớn bệnh nhân STM ở đây thiếu kiến thức về dinh
dưỡng. Tỷ lệ người bệnh có kiến thức về dinh dưỡng là 24% và không có kiến thức
là 76%.
Kết luận: bệnh nhân STM còn thiếu kiến thức về dinh dưỡng. Qua đó cần

tăng cường công tác tuyên truyền, truyền thông giáo dục sức khỏe cho cộng đồng,
xây dựng các mô hình can thiệp quản lý, điều trị và phòng bệnh STM tại cộng
đồng và triển khai các mô hình tại y tế cơ sở. Nâng cao trình độ chuyên môn của
các bộ y tế và cơ sở vật chất hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh,
nâng cao nhận thức về dinh dưỡng của người bệnh để người bệnh hiểu được tầm
quan trọng của dinh dưỡng trong việc điều trị giảm thiểu các rối loạn gây ra cho cơ
thể, đồng thời làm chậm quá trình tiến triển của STM.

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

Trang


LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
TÓM TẮT
ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................................3
1.1 Định nghĩa suy thận mạn..................................................................................3
1.2 Chức năng của thận..........................................................................................3
1.3 Dịch tể học.......................................................................................................3
1.4 Nguyên nhân.....................................................................................................3
1.5 Lâm sàng và cận lâm sàng................................................................................4
1.6 Tiến triển và biến chứng...................................................................................5
1.7 Nguyên tắc điều trị...........................................................................................6
1.8 Thưc hiện chăm sóc..........................................................................................8
1.9 Cơ cấu khẩu phần ăn cho bệnh nhân suy thận mạn.........................................10

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................11
2.1 Đối tượng nghiên cứu......................................................................................11
2.2 Thời gian và địa điểm khảo sát........................................................................11
2.3 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................11
2.4 Nội dung nghiên cứu.......................................................................................12
2.5 Phương pháp sử lý số liệu................................................................................16
2.6 Vấn đề y đức....................................................................................................16
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...........................................................17
3.1 Đặc diểm của đối tượng nghiên cứu................................................................17
3.2 Thảo luận.........................................................................................................20
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...............................................................25
4.1 Kết luận...........................................................................................................25
4.2 Đề nghị............................................................................................................25


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh suy thận mạn (STM) đang ngày càng tăng trên toàn thế
giới, được cho là hệ quả tất yếu của việc không ngừng gia tăng bệnh cao huyết áp và đái
tháo đường. Thận là một cơ quan vô cùng quan trọng trong cơ thể. Chức năng chính của
thận là loại bỏ chất thải, nước dư thừa trong máu. Thận yếu đi sẽ không thể thực hiện
chức năng chính của mình điều đấy sẽ gây nguy hại cho cơ thể bởi chất độc hại dư thừa sẽ
tích tụ lại và gây hậu quả nghiêm trọng.
Bệnh STM là hậu quả cuối cùng của các bệnh thận mạn tính được ví như “kẻ giết
người thầm lặng” bởi nhiều người chỉ phát hiện bệnh khi đã suy thận giai đoạn cuối. STM
tiến triển qua nhiều giai đoạn trong một thời gian dài, vì vậy nó có ảnh hưởng lớn đến sức
khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh, người mắc bệnh muốn kéo dài sự sống
phải chạy thận nhân tạo. Tuy nhiên, sau thời gian dài phụ thuộc vào máy chạy thận cũng
khiến sức khỏe giảm sút và nhiều người không thể lao động nữa. Bệnh có thể xảy ra ở bất
kì nhóm người nào và mọi lứa tuổi, đây là bệnh không thể chữa khỏi và bệnh nhân cần
chăm sóc suốt đời.

Bệnh STM ảnh hưởng đến hơn 50 triệu người và hơn một triệu người trong đó phải
điều trị thay thế thận. Theo thông kê trên thế giới, khoảng 10% dân số mắc bệnh này và
theo thống kê tại Việt Nam hiện nay có khoảng 5 triệu người mắc bệnh suy thận, trong đó
khoảng 26.000 người mắc bệnh suy thận mạn tính giai đoạn cuối phải chạy thận tạo,
chiếm 0,016% dân số và mỗi năm gần 8.000 ca bệnh mắc mới . Ở Pháp tỷ lệ mắc suy thận
mạn giai đoạn cuối là 120 trường hợp/1 triệu dân/ năm. Theo thống kê ở Pháp trong 70
bệnh nhân mới mắc suy thận giai đoạn cuối thì có 5 bệnh nhân là trẻ em và thanh niên và
65 bệnh nhân là người lớn. Độ tuổi trung bình của số bệnh nhân mới bắt đầu điều trị suy
thận mạn tăng dần: năm 1987 là năm 55 tuổi, năm 1998 là 61 tuổi (Hà Hoàng Kiệm, năm
2010). Ở Mỹ và Nhật là 300 trường hợp/ 1 triệu dân/ năm (số liệu năm 2003). Khảo sát tại
Nhật Bản đất nước có kỷ thuật lọc máu tiên tiến hàng đầu thế giới thì 90% bệnh nhân
chạy thận tạo có thể sống từ 20 - 25 năm. Tại Việt Nam, chi phí cho mỗi lần chạy thận
nhân tạo từ 800 - 1 triệu đồng.
Bệnh nhân STM thường phải đối mặt với nhiều sức khỏe như: tăng huyết áp (THA),
suy tim, tăng áp phổi, thiếu máu, suy hô hấp, hội chứng ure máu cao, rối loạn điện giải
(RLĐG), v.v… . Bệnh STM nếu ở thời kì đầu cũng rất khó phát hiện vì không có triệu
chứng, biểu hiện rõ rệt. Vì vậy nên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe định kì hoặc nếu
có các triệu chứng như: tay chân phù nề, cân nặng giảm sút, da xạm vàng, v.v… .Thì nên
đến các cơ sở y tế để được kiểm tra sức khỏe.


Vì vậy, nghiên cứu về sự hiểu biết của cộng đồng đối với dinh dưỡng cho bệnh nhân
suy thận mạn là rất cần thiết để hoạch định chiến lược truyền thông giáo dục sức khỏe là
đún đắn và phù hợp. Xuất phát từ đó tôi thực hiện đề tài “ Khảo sát kiến thức về dinh
dưỡng của bệnh nhân suy thận mạn tại Bệnh viện Đa khoa Thành Phố Cần Thơ năm
2018”.

1. Xác định tỷ lệ bệnh nhân suy thận mạn có kiến thức đúng về dinh dưỡng tại
bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2018.
2. Tầm quan trọng của dinh dưỡng trong việc điều trị bệnh nhân suy thận mạn.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Định nghĩa suy thận mạn
- Là hậu quả của các bệnh thận mạn tính, gây nên tình trạng suy thận ngày càng nặng
không thể hồi phục.
- Là sự suy giảm chức năng thận mãn tính không hồi phục theo thời gian, do tổn thương
không hồi phục về số lượng và chức năng các nephron. Khi độ lọc cầu thận giảm xuống


dưới 50% (60ml/phút) so với mức bình thường (120ml/phút) thì được xem là STM. STM
giai đoạn cuối được xác định khi độ lọc cầu thận giảm xuống dưới 10ml/phút.
- STM là một hội chứng diễn biến theo từng giai đoạn: trong giai đoạn sớm, lâm sàng chỉ
có một triệu chứng rất kín đáo ngược lại giai đoạn cuối biểu hiện rầm rộ với hội chứng
tăng urê máu. Quá trình này có thể kéo dài nhiều tháng đến nhiều năm.

1.2. Chức năng của thận
- Mỗi người có 2 quả thận và có chức năng lọc máu.
- Tái hấp thu nước và máu, các chất cần thiết cho cơ thể qua mạch máu hút về tim tuần
hoàn máu về nuôi cơ thể.
- Thải lượng nước dư thừa xuống bàng quang thải qua đường tiểu.
- Sản xuất ra một số hoóc-môn, duy trì hoạt động của thận, cân bằng nội môi, acid, baze,
điều chỉnh huyết áp.

1.3. Dịch tễ học
- Tỉ lệ mắc STM có khuyh hướng tang theo thời gian và khác nhau giữa các nước.
- STM là một bệnh lý xảy ra chủ yếu ở người lớn.
- STM liên quan đến giới tính , nam mắc bệnh hơn nữ hai lần (2/1).

1.4. Nguyên nhân

1.4.1. Bệnh viêm cầu thận mạn
- Thường hay gặp nhất, chiếm tỉ lệ 40%.
- Viêm cầu thận mạn ở đây có thể là nguyên phát hay thứ phát sau các bệnh toàn thận như
lupus ban đỏ hệ thống , tiểu đường, ban xuất huyết dạng thấp,… .

1.4.2. Bệnh viêm bể thận mạn
- Chiếm tỷ lệ hơn 30%
- Viêm bể thận mạn trên bệnh nhân có sỏi thận tiết niệu là nguyên nhân thường gặp ở Việt
Nam.

1.4.3. Bệnh viêm thận mô kẽ
- Thường do sử dụng các thuốc giảm đau lâu dài như phenylbutazone, do tăng acid uric
máu, tăng calci máu.

1.4.4. Bệnh mạch máu thận
-

Xơ mạch thận lành tính hoặc ác tính.
Huyết khối vi mạch thận.
Viêm quanh động mạch dạng nút.
Tắc tĩnh mạch thận.

1.4.5. Bệnh thận bẩm sinh do di truyền hoặc không di truyền
-Thận đa nang.
-Loạn sản thận.
-Hôi chứng Alport.


-Bệnh thận chuyển hóa (Cystinose, Oxalose) .


1.4.6. Bệnh hệ thống, chuyển hóa
- Đái tháo đường.
- Các bệnh lý tạo keo Lupus

1.5. Lâm sàng và cận lâm sàng
1.5.1. Lâm sàng
1.5.1.1 . Phù
- Bệnh nhân có thể có phù nhiều, phù ít hoặc không phù. STM do viêm bể thận mạn
thường không phù trong giai đoạn đầu, chỉ có phù trong giai đoạn cuối.

1.5.1.2. Thiếu máu
- Thường gặp nặng hay nhẹ tùy giai đoạn, suy thận càng nặng thiếu máu càng nhiều. Đây
là triệu chứng quan trọng để phân biệt với suy thận cấp.

1.5.1.3. Tăng huyết áp
- Khoảng 80% bệnh nhân STM có tăng huyết áp, nếu không điều trị kịp thời chức năng
của thận càng suy yếu nhanh chóng gây tử vong dễ dàng.

1.5.1.4. Suy tim
- Là do tình trạng giữ muối, nước, tăng huyết áp lâu ngày và do thiếu máu.

1.5.1.5. Rối loạn tiêu hóa
- Chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chày, có khi xuất huyết tiêu hóa.

1.5.1.6. Xuất huyết
- Chảy máu mũi, chân răng, chảy dưới da là thường gặp. Xuất huyết tiêu hóa nếu có thì
rất nặng làm urê máu, Kali máu tăng nhanh.

1.5.1.7. Hôn mê
- Do tăng urê máu cao là biểu hiện lâm sàng ở giai đoạn cuối của STM.

- Bệnh nhân có thể có co giật, rối loạn tâm thần ở giai đoạn tiền hôn mê. Đặc điểm của
hôn mê do tăng urê máu mạn là không có dấu hiệu thần kinh khu trú.

1.5.2. Cận lâm sàng
1.5.2.1. XN máu
- Số lượng hồng cầu giảm
- Urê máu tăng, Creatinin tăng cao
- Rối loạn điện giải máu, điện giải đồ: Natri máu giảm, Canxi máu giảm, phospho máu
tăng. Kali máu lúc đầu bình thường sau tăng cao giai đoạn suy thận độ 3-4.
- Rối loạn toan kiềm, dữ trữ kiềm giảm, PH máu giảm, toan máu.
- Axít uric tăng.

1.5.2.2.XN nước tiểu
- Urê niệu thấp.
- Protein niệu 1-3g/24h.
- Tế bào niệu: nhiều hồng cầu, trụ hạt.


1.5.2.3.Mức lọc cầu thận (MLCT) giảm, càng ngày càng giảm (MLCT có thể
tính theo công thức sau đây)
MLCT = K x L (Chiều cao cơ thể)/P (Creatinin máu)
- Hệ số K: 66,33
- Bình thường MLCT khoảng 120ml/phút

1.5.2.4.Chụp tim phổi
- Thấy hình tim to.
1.5.2.5.Điện tim
- Dầy thất trái.
- Sóng T phát triển cao nhọn, đối xứng (Biểu hiện Kali máu tăng).


1.6. Tiến triển, biến chứng
1.6.1. Tiến triển
- Bệnh qua 4 giai đoạn suy thận. Mức độ suy thận chủ yếu dựa vào Creatinin máu và mức
lọc cầu thận.

1.6.2. Biến chứng
- Ngừng tim do tăng kali máu.
- Suy tim.
- Hôn mê do tăng Urê máu và creatinin máu.
- Giữ nước có thể dẫn đến phù ở tay và chân, huyết áp cao hoặc phù phổi.
- Thiếu máu.

1.6.3. Yếu tố có thể làm tăng nguy cơ suy thận mạn bao gồm
- Tiểu đường.
- Tăng huyết áp.
- Bệnh tim.
- Bệnh béo phì.

1.7. Nguyên tắc điều trị
1.7.1. Điều trị bảo tồn
- Ăn nhạt khi có phù và tăng huyết áp (tránh ăn nhạt triền miên để tránh giảm Natri máu).
- Hạn chế uống nước.
- Hạn chế ăn Protit, trung bình 1g/kg/24h (20g/24h).
- Kiêng ăn chua.
- Không ăn những thức ăn có nhiều Kali. Không uống những thuốc có nhiều Kali.
- Hạ huyết áp: Nifedipin, Aldomet.
- Cho kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn.
- Chú ý: Tránh dùng những kháng sinh độc cho thận như Gentanixin, Kananixin,….

1.7.2. Lọc ngoài thận

1.7.2.1. Phương pháp lọc màng bụng
- Được gọi là lọc máu ngoài thận trong cơ thể. Màng bụng là một màng bán thấm được sử
dụng làm màng lọc. Khi cho dịch lọc vào trong ổ bụng sẽ có sự trao đổi các chất qua
màng.


- Nhờ sự chênh lệch nồng độ giữa một bên là máu và một bên là dịch lọc mà một số chất
được khuếch tán qua màng. Các chất có trọng lượng phân tử thấp rất dễ lọt qua màng
bụng. Ví dụ: Na+, K+, urê, creatinine, acid uric… .
- Biến chứng của lọc màng bụng:
+ Chảy máu tại chỗ vết chọc catheter
+ Thủng tạng rỗng
+ Tắc catheter
+Nhiễm trùng chân catheter
+ Viêm phúc mạc
- Biến chứng liên quan đến cân bằng dịch: tăng hoặc giảm thể tích tuần hoàn
- Biến chứng liên quan đến chuyển hóa: tăng hoặc hạ Na +, K+, tăng đường huyết, mất
protein, rối loạn cân bằng kiềm toan.
- Biến chứng liên quan đến thành bụng: thoát vị, phù bộ phận sinh dục ngoài, thoát vị vào
màng phổi, đau lưng, đau bụng.
- Các biến chứng khác: thiếu máu mạn, rối loạn calci, phospho, loãng xương, amylose các
cơ quan, phủ tạng.

1.7.2.2. Chạy thận nhân tạo
- Thiết lập một hệ thống hai khoang: khoang máu và khoang dịch.
- Ngăn cách giữa hai khoang là một màng bán thấm, chỉ có những phân tử có kích thước
nhất định lọt qua tùy thuộc vào lỗ màng. Các phân tử lọt qua màng theo hai cơ chế:
khuếch tán và đối lưu.
- Biến chứng cấp trong mỗi lần lọc máu:
+ Hạ huyết áp: do thiếu hụt khối lượng tuần hoàn vì tăng siêu lọc.

+ Buồn nôn, nôn.
+ Đau ngực, đau lưng, ngứa: do nội độc tố, chí nhiệt tố rửa không sạch, xử lí nước
không tốt chưa hết formol, gặp trong dùng lại bộ lọc hoặc trong hội chứng sử dụng lần
đầu.
+ Nhiễm khuẩn do vô trùng chưa tốt.
+ Nhức đầu, đau đầu: do hội chứng mất thăng bằng trong lọc máu.
+ Rách màng.
- Biến chứng liên quan đến liên quan đến lọc máu kéo dài:
+ Tim mạch: tăng huyết áp, suy tim, xơ vữa mạch máu.
+ Thần kinh, tâm thần: bệnh não do urê cao, viêm da dây thần kinh.
+ Huyết học: thiếu máu, dễ chảy máu do chức năng tiểu cầu bị biến loạn.
+ Xương khớp rối loạn chuyển hóa calci và phosphor nên có các biểu hiện lâm sàng:
loãng xương, nhuyễn xương, vôi hóa các phần mềm.
+ Miễn dịch: hệ thống miễn dịch bị biến đổi nhất là miễn dịch tế bào. Vì thế người
bệnh dễ bị nhiễm trùng, nhiễm tụ cầu, nhiễm vi khuẩn Gram âm, lao phổi.
- Kết quả của lọc máu trong suy thận cấp tính:
+ Triệu chứng lâm sàng được cải thiện.
+ Urê máu giảm hơn 60% sau mỗi lần lọc máu 4 giờ.


+ Creatinin máu giảm gần 40%.
+ Điện giải đồ máu và các chỉ số thăng bằng toan – kiềm trở lại bình thường sau 2 giờ
lọc máu.
- Kết quả của lọc máu trong suy thận mạn: người bệnh được kéo dài cuộc sống có chất
lượng. Điều này phụ thuộc vào từng trung tâm và từng người thực hiện y lệnh, chế độ ăn
uống nhất là lọc máu đầy đủ, tối ưu.

1.7.3. Ghép thận
1.7.3.1. Người nhận thận
- Chỉ định người được ghép thận:

+ Ở người lớn: 16-50 tuổi.
+ Ở trẻ em: cho trẻ nặng trên 10kg tốt hơn.
+ Thời điểm ghép: sau lọc máu ghép chặn trước ( chưa lọc máu).
+ Suy thận mạn giai đoạn cuối.
+ Có nguyện vọng.
- Chống chỉ định ghép thận:
+ Ung thư
+ Nhồi máu cơ tim.
+ Nhiễm khuẩn cấp.
+ Nhiễm HCV.
+ Nhiễm lao.
+ Tai biến mạch máu não.

1.7.3.2. Người cho thận
- Từ người sống:
+ Tuổi từ 18 – 65 tuổi.
+ Tự nguyện.
+ Trạng thái sức khỏe tốt.
+ Không mắc các bệnh lây nhiễm: lao, giang mai, sốt rét, HIV, HCV.
+ Không mắc các bệnh hệ thống, bệnh máu, ung thư, đái tháo đường, tăng huyết áp.
+ Có hai quả thận.
+ Xét nghiệm hòa hợp mô tương đồng: nhóm máu ABO, Rh, đọ chéo, kháng nguyên
hòa hợp mô của bạch cầu HLA đáp ứng yêu cầu.
- Từ người mất não:
+ Do tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt.
+ Có hòa hợp mô.
+ Được hội đồng chuyên môn về ghép chỉ định theo luật.

1.8. Thực hiện chăm sóc
1.8.1. Duy trì cân bằng điện giải

- Đánh giá tình trạng dịch và điện giải:
+ Xét nghiệm điện giải trong máu và theo dõi kết quả.
+ Cân nặng bệnh nhân hàng ngày.
+ Theo dõi chế độ ăn và lượng dịch điện giải vào bằng đường ăn uống.
+ Theo dõi mạch và huyết áp, tần số thở.
- Hạn chế tất cả nguồn cung cấp dịch và điện giải:


+ Hạn chế các loại thuốc có chất điện giải.
+ Hạn chế dịch truyền, nước uống.
- Giải thích cho bệnh nhân hiểu được việc hạn chế dịch và điện giải bằng cách hạn chế
lượng nước uống và lượng nước có trong thức ăn.

1.8.2. Duy trì dinh dưỡng thỏa đáng cho bệnh nhân
- Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân bằng:
+ Cân nặng bệnh nhân hàng ngày.
+ Định lượng Calo trong bữa hàng ngày của bệnh nhân.
+ Phát hiện thiếu hụt Protein. Tình trạng da, Protein trong máu.
+ Phát hiện những dấu hiệu làm nặng thêm tình trạng rối loạn dinh dưỡng: chán ăn,
buồn nôn và nôn. Viêm dạ dày ruột và tiêu chảy.
- Giải thích cho bệnh nhân hiểu tại sao phải hạn chế Protein, hạn chế muối, hạn chế nước
uống, hạn chế Kali.
- Cung cấp cho bệnh nhân danh sách các loại thức ăn được cho phép và các loại thức ăn
hạn chế.
+ Ăn giảm Protit ( Nên chọn những thức ăn Protit có giá trj sinh học cao như: trứng,
sữa, thịt nạc, cá,….. )
+ Khuyến khích bệnh nhân ăn chế độ nhiều Calo, ít Protit, ít Natri, ít Kali.
- Ăn nhiều tinh bột đường mật mía, các loại khoai.
- Ăn hạn chế hoa quả có nhiều Kali như Hồng xiêm, đu đủ, chuối...
- Hạn chế các loại rau dạng củ như củ cải, củ xu hào, vì trong các loại rau này có chứa

nhiều Kali.
- Tránh không cho bệnh nhân ăn ngay sau khi uống thuốc vì sẽ làm giảm cảm giác ngon
miệng.
- Vệ sinh răng miệng trước khi ăn để tăng thêm cảm giác ngon miệng.
- Tạo không khí thoải mái vui vẻ trong bữa ăn.
- Tăng cường các vitamin nhất là vitamin nhóm B.
- Cân hằng ngày để đánh giá tình trạng dinh dưỡng.

1.8.3. Tăng cường sự hiểu biết của bệnh nhân về bệnh và chế độ điều trị
- Cung cấp thông tin tối thiểu bằng lời nói đơn giản dễ hiểu cho bệnh nhân về vai trò của
thận đối với cơ thể.
- Khi bệnh nhân cần thiết thẩm phân, ghép thận thì giải giảng giải cho bệnh nhân hiểu.

1.8.4. Cải thiện trạng thái tâm lý cho bệnh nhân
- Chúng ta phải thông cảm chia sẽ nổi bất hạnh với bệnh nhân.
- Động viên khuyến khích họ tham gia chế độ điều trị lâu dài và nuôi dưỡng hy vọng cho
bệnh nhân chấp nhận một cuộc sống tuy bị phụ thuộc nhưng chưa phải là hết mọi hy
vọng.

1.9. Cơ cấu khẩu phần ăn cho bệnh nhân suy thận mạn
Cơ cấu khẩu phần trung bình của người có cân nặng 50 đến 55 kg.


1.9.1. Bệnh thận mạn giai đoạn 1-2
E (kcal): 1800-1900
P (g): 40-44
L (g): 40-50
G (g): 313-336
Natri (mg): < 2000
Kali (mg): 2000-3000

Phosphat (mg): < 1200
Nước (l): 1-2

1.9.2. Bệnh thận giai đoạn 3-4 không lọc máu, không tăng kali máu
E (kcal): 1800-1900
P (g): < 33
L (g): 40-50
G (g): 310-350
Natri (mg): < 2000
Kali (mg): < 2000
Phosphat (mg): < 1200
Nước (l): 1-1,5

1.9.3. Bệnh thận giai đoạn 3-4 không lọc máu, tăng kali máu
E (kcal): 1800-1900
P (g): < 33
L (g): 40 - 50
G (g): 310-350
Natri (mg): 1000-2000
Kali (mg): < 1000
Phosphat (mg): < 600
Nước (l): 1-1,5

1.9.4. Suy thận mạn có lọc máu ngoài thận hoặc thẩm phân phúc mạc 3
lần/tuần
E (kcal): 1800-1900
P (g): 60-70
L (g): 40 - 50
G (g): 280-314
Natri (mg): 2000-4000

Kali (mg): 2000-3000
Phosphat (mg): < 1200
Nước (l): 1-2

1.9.5. Suy thận mạn có lọc máu ngoài thận hoặc thẩm phân phúc mạc 2
lần/tuần
E (kcal): 1800-1900
P (g): 50-55
L (g): 40 - 50
G (g): 290-325


Natri (mg): 2000-4000
Kali (mg): 2000-3000
Phosphat (mg): < 1200
Nước (l): 1-1,5

1.9.6. Suy thận mạn có lọc máu ngoài thận hoặc thẩm phân phúc mạc 1
lần/tuần
E (kcal): 1800-1900
P (g): 40-44
L (g): 40-53
G (g): 313-336
Natri (mg): < 2000
Kali (mg): 1000-1500
Phosphat (mg): < 800
Nước (l): 1-1,5

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ

2.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu
- Bệnh nhân trong khoa Nội thận
- Bệnh nhân đồng ý tham gia khảo sát
- Bệnh nhân đang điều trị nội trú

2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân điều trị ngoại trú
- Bệnh nhân không đồng ý khảo sát
- Bệnh nhân có bệnh đang diễn biến nặng

2.2. Thời gian và địa điểm khảo sát
2.2.1. Thời gian khảo sát
- Từ tháng 04/2018 đến tháng 05/2018.

2.2.2. Địa điểm khảo sát
- Tại Khoa Nội thận Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ.

2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang phân tích.

2.3.2. Cỡ mẫu
- Chọn 50 bệnh nhân để nghiên cứu.


2.3.3. Phương pháp chọn mẫu

- Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn.
- Chọn 50 bệnh nhân tại Bệnh viện phù hợp với tiêu chuẩn chon mẫu và không thuộc tiêu
chuẩn loại trừ.

2.4. Nội dung nghiên cứu
2.4.1. Thông chung về đối tượng nghiên cứu
- Tuổi được chia thành 3 nhóm:
+ Dưới 20 tuổi.
+ Từ 20 đến 50 tuổi.
+ Trên 50 tuổi.
- Nghề nghiệp được chia làm 4 nhóm:
+ Nông dân.
+ Buôn bán.
+ Công chức, viên chức.
+ Khác.
- Trình độ học vấn được chia làm 4 nhóm:
+ Cấp I
+ Cấp II
+ Cấp III
+ TC, CĐ và ĐH
- Nơi cư trú được chia làm 2 nhóm:
+ Nông thôn.
+ Thành thị.
- Dân tộc được chia thành 4 nhóm:
+ Kinh
+ Hoa
+ Khmer
+ Khác
- Giới tính chia thành 2 nhóm:
+ Nam

+ Nữ
- Tình trạng hôn nhân:
+ Độc thân
+ Kết hôn
+ Ly hôn
+ Khác
- Bệnh nhân biết được kiến thức về dinh dưỡng qua kênh thông tin nào:
+ Sách, Báo
+ Tivi
+ Nhân viên y tế
+ Đài phát thanh

2.4.2. Thang điểm đánh giá kiến thức


- Đánh giá kiến thức trên tổng số 17 câu trắc nghiệm. Mỗi câu trả lời đúng được 01 điểm
và mỗi câu trả lời chưa đúng được 0 điểm.
- Kiến thức đúng khi bệnh nhân trả lời đúng 13 câu trở lên.
- Kiến thức chưa đúng khi bệnh nhân trả lời đúng dưới 13 câu.
- Câu hỏi khảo sát kiến thức về dinh dưỡng của bệnh nhân suy thận mạn:
1. Những biểu hiện khi mắc bệnh:
A. Phù tay chân, da xanh nhợt nhạt, tăng huyết áp, suy tim
B. Đau nhức tay chân
C. Khó thở
D. Tiểu nhiều
Kiến thức đúng khi trả lời là: “A”
2. Các phương pháp điều trị bệnh suy thận mạn:
A. Điều trị bảo tồn
B. Lọc ngoài thận
C. Ghép thận

D. Tất cả các phương án trên
Kiến thức đúng khi trả lời là: “D”
3. Những biến chứng của bệnh suy thận mạn:
A. Lao phổi
B. Suy tim, hôn mê do tăng Ure máu
C. Suy gan
D. Tất cả các phương án trên
Kiến thức đúng khi trả lời là: “B”
4. Bệnh suy thận mạn có thể chữa trị hết hoàn toàn:
A. Có
B. Không
Kiến thức đúng khi trả lời là: “B”
5. Nguyên nhân mắc bệnh suy thận mạn:
A. Viêm cầu thận mạn
B. Tiểu đường
C. Gout
D. Tất cả các phương án trên
Kiến thức đúng khi trả lời là: “D”
6. Những thức ăn nên hạn chế cho người bị mắc bệnh suy thận:
A. Nên hạn chế muối
B. Tránh ăn các nội tạng động vật
C. Tránh các thực phẩm giàu kali
D. Tất cả các đáp án trên
Kiến thức đúng khi trả lời là: “D”
7. Những thức ăn được khuyến khích cho người mắc bệnh STM:
A. Chất bột
B. Chất béo thực vật
C. Chất đường
D. Tất cả các đáp án trên



Kiến thức đúng khi trả lời là: “D”
8. Lượng nước uống trong một ngày của bệnh nhân suy thận mạn nên sử dụng:
A. Lượng nước uống hằng ngày = 200 ml + lượng nước tiểu hằng ngày (24h)
B. Lượng nước uống hằng ngày =300 - 500 ml + lượng nước tiểu hằng ngày
(24h)
C. Lượng nước uống hằng ngày = 600 ml + lượng nước tiểu hằng ngày (24h)
D. Lượng nước uống hằng ngày = 700 ml + lượng nước tiểu hằng ngày (24h)
Kiến thức đúng khi trả lời là: “B”
9. Các loại thức ăn chứa nhiều kali như:
A. Chuối
B. Dưa hấu
C. Xoài
D. Tất cả các đáp án trên
Kiến thức đúng khi trả lời là: “D”
10. Bệnh nhân suy thận mạn có nên ăn nhạt:
A. Có
B. Không
Kiến thức đúng khi trả lời là: “A”
11. Chất béo có lợi cho bệnh nhân suy thận mạn:
A. Thực vật
B. Động vật
Kiến thức đúng khi trả lời là: “A”
12. Có nên dùng sữa chuyên biệt phù hợp dành cho bệnh nhân suy thận mạn hay không
(bổ sung hoặc trường hợp BN ăn không được):
A. Có
B. Không
Kiến thức đúng khi trả lời là: “A”
13. Chất béo có nguồn gốc thực vật giúp ngăn ngừa:
A. Tăng mỡ máu

B. Tim mạch
C. Tăng gánh nặng cho thận trong việc đào thải chất độc
D. Tất cả các đáp án trên
Kiến thức đúng khi trả lời là: “D”
14. Lợi ích của chế độ dinh dưỡng hợp lí:
A. Phòng ngừa và điều trị suy dinh dưỡng
B. Làm chậm tiến triển của bệnh thận
C. Điều chỉnh rối loạn chuyển hóa
D. Tất cả các ý trên
Kiến thức đúng khi trả lời là: “D”
15. Bệnh nhân suy thận mạn nên ăn nhạt:
A. Khi có phù
B. BN có tăng huyết áp
C. Có suy tim
D. Tất cả các đáp án trên


Kiến thức đúng khi trả lời là: “D”
16. Những thực phẩm có chứa nhiều chất đạm mà bệnh nhân có thể ăn:
A.Thịt
B.Cá
C.Trứng
D.Tất cả các đáp án trên
Kiến thức đúng khi trả lời là: “D”
17. Những loại thức ăn nào nên hạn chế ở bệnh nhân suy thận mạn:
A. Chứa nhiều vitamin A
B. Chứa nhiều canxi
C. Chứa nhiều kali
D.Chứa nhiều vitamin B
Kiến thức đúng khi trả lời là: “C”


2.5. Phương pháp sử lý số liệu
- Từ các thông tin thu thập trên phiếu khảo sát, tiến hành xử lý số liệu bằng phần mềm
Microsolf office Excel 2013.

2.6. Vấn đề y đức
- Không ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của những người tham gia nghiên cứu.
- Nghiên cứu đảm bảo bí mật cho người cung cấp thông tin, luôn cẩn thận với những vấn
đề nhạy cảm như tôn giáo, chính trị, văn hóa.
- Các đối tượng khảo sát được giải thích rõ về mục đích và yêu cầu của cuộc điều tra
trước khi tham gia.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Kết quả nghiên cứu
3.1.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
3.1.1.1. Giới tính của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Sự phân bố về giới tính của các đối tượng nghiên cứu.


Số lượng
(người)

Tỷ lệ
(%)

Nam
Nữ

35
15


70
30

Tổng

50

100

Giới tính

Nhận xét: Giới tính nam chiếm tỉ lệ cao nhất là 64% và giới tính nữ là 36%.

3.1.1.2. Tuổi của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.2. Sự phân bố về tuổi của các đối tượng nghiên cứu.
Số lượng
(người)

Tỷ lệ
(%)

Dưới 20 tuổi
Từ 20 – 49 tuổi
Từ 50 tuổi trở lên

2
21
27


4
42
54

Tổng

50

100

Nhóm tuổi

Nhận xét: Phần lớn bệnh suy thận mạn thường xuất hiện ở nhóm tuổi trung niên và tuổi
cao (≥50 tuổi) chiếm tỉ lệ là 54%, độ tuổi lao động (từ 20 - 49 tuổi) chiếm 42%, nhóm
tuổi dưới 20 tuổi chiếm thấp nhất là 4%.

3.1.1.3. Dân tộc của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.3. Sự phân bố dân tộc của đối tượng nghiên cứu
Dân tộc
Kinh
Hoa
Khmer
Khác
Tổng

Số lượng
(người)
38
2
10

0
50

Tỷ lệ
(%)
76
4
20
0
100

Nhận xét: Thông qua bảng 3.3 ta thấy dân tộc Kinh chiếm phần lớn bệnh nhân lên đến
76% số người mắc bệnh suy thận mạn, còn lại dân tộc Hoa chiếm 4% và dân tộc Khmer
chiếm 20% số người bệnh trong 50 bệnh nhân được khảo sát.

3.1.1.4. Khu vực nơi sinh sống thành thị hay nông thôn của đối tượng nghiên
cứu
Bảng 3.4. Sự phân bố về khu vực sinh sống của các đối tượng nghiên cứu.
Khu vực nơi sinh sống

Số lượng
(người)

Tỷ lệ
(%)


Nông thôn
Thành thị
Tổng


32
18
50

64
36
100

Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh thận ở nông thôn cao hơn thành thị. Ở nông thôn
chiếm 64% và thành thị chiếm 36%.

3.1.1.5. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.5. Sự phân bố về trình độ học vấn của các đối tượng nghiên cứu.
Trình độ học vấn
Cấp I
Cấp II
Cấp III
TC, CĐ và ĐH
Tổng

Số lượng
(người)

Tỷ lệ
(%)

38
10
1

1
50

76
20
2
2
100

Nhận xét: Qua bảng 3.5 ta nhận thấy trình độ học vấn ảnh hưởng không nhỏ đến hiểu
biết về bệnh suy thận mạn, cũng như tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với người bệnh.
Khoảng 76% bệnh nhân thiếu hiểu biết về bệnh suy thận mạn chủ yếu là ở trình độ cấp I
đến cấp I, trong khi đó trình độ từ Trung cấp, CĐ, ĐH chiếm phần ít khoảng 2%.

3.1.1.6. Tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.6. Sự phân bố về tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu
Tình trạng hôn nhân
Độc thân
Kết hôn
Ly hôn
Khác
Tổng

Số lượng
(người)
2
48
0
0

50

Tỷ lệ
(%)
4
96
0
0
100

Nhận xét: Theo cuộc khảo sát khách quan từ bảng 3.6 ta thấy số người kết hôn chiếm
phần lớn số người mắc bệnh suy thận mạn khoảng 96%, còn lại chỉ chiếm khoảng 4% số
lượng người mắc bệnh.

3.1.1.7. Nguồn cung cấp thông tin về kiến thức dinh dưỡng của đối tượng
nghiên cứu


Bảng 3.7. Sự phân bố về nguồn cung cấp thông tin kiến thức về dinh dưỡng của đối tượng
nghiên cứu
Kênh thông tin
Sách, báo
Nhân viên y tế
Đài phát thanh
Tivi
Tổng

Số lượng
(người)
12

20
5
13
50

Tỷ lệ
(%)
24
40
10
26
100

Nhận xét: Trên thực tế, rất ít bệnh nhân chủ động đi kiểm tra sức khỏe định kì để đảm
bảo tình trạng sức khỏe cho chính mình, cũng như quan tâm đến khẩu phần dinh dưỡng
như thế nào là hợp lí để phòng tránh bệnh. Theo cuộc khảo sát với 50 bệnh nhân ta nhận
thấy đa số bệnh nhân hiểu về dinh dưỡng suy thận mạn chủ yếu là thông qua nhân viên y
tế chiếm 40%, còn lại là trên lĩnh vực truyền thông như sách, báo chiếm 24%, đài phát
thanh chiếm 10%, tivi chiếm 26%. Thông qua số liệu trên cho thấy bệnh nhân chỉ khi nào
mắc bệnh mới quan tâm đến sức khỏe của mình.

3.1.1.8. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.8. Sự phân bố về nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
Nghề nghiệp
Nông dân
Buôn bán
Công chức, viên chức
Khác
Tổng


Số lượng
(người)
20
13
2
15
50

Tỷ lệ
(%)
40
26
4
30
100

Nhận xét: Qua bảng khảo sát bảng 3.8 ta thấy tỷ lệ bệnh nhân STM có nghề nghiệp là
nông dân chiếm tỉ lệ cao là 40%, buôn bán chiếm 30% và thấp nhất công chức, viên chức
chiếm 4%. Qua số liệu ta thấy rằng tỷ lệ bệnh nhân STM có nghề nghiệp là nông dân
chiếm rất cao nguyên nhân do trình độ hiểu biết còn hạn chế sinh sống những nơi thiếu
điều kiện để trao đổi thông tin, liên lạc còn hạn chế.

3.1.1.9. Kiến thức về dinh dưỡng của bệnh suy thận mạn của đối tượng nghiên
cứu
Bảng 3.9. Sự phân bố về kiến thức dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu
Kiến thức dinh dưỡng

Số lượng

Tỷ lệ



Có kiến thức
Không có kiến thức
Tổng

(người)
12
38
50

(%)
24
76
100

Nhận xét: Bệnh nhân STM có kiến thức dinh dưỡng về bệnh chiếm 24% ( tức
là 12/50 người) là quá thấp trong khi tại Việt Nam hiện nay có khoảng 5 triệu
người mắc bệnh suy thận và con số mắc bệnh còn tăng thêm khoảng 8.000 ca mắc
bệnh mới, con số không có kiến thức chiếm đến 76%. Vậy chúng ta cần đặt câu hỏi
làm thế nào để người dân hiểu biết về giá trị dinh dưỡng hợp lí nói chung và bệnh
suy thận mạn nói riêng, để đảm bảo sức khỏe cho chính mình.

3.2. Bàn luận
3.2.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
- Theo cuộc khảo sát ta thấy bệnh nhân mắc bệnh STM tập trung chủ yếu ở nông thôn
chiếm tỉ lệ cao khoảng 64%. Nguyên nhân là do nhu cầu sản xuất nông nghiệp của người
dân mong muốn đạt năng suất cao đã lạm dụng quá nhiều hóa chất vào thực phẩm ảnh
hưởng đến sức khỏe. Theo điều tra của cục y tế dự phòng và môi trường Việt Nam hằng
năm có trên 5.000 bệnh nhân trường hợp nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật, có khoản

300 ca bệnh nhiễm độc dẫn đến tử vong, trong khi đó lượng hóa chất tồn đọng quá cao
trong thực phẩm gián tiếp hoặc trực tiếp tiếp xúc với cơ thể, về lâu dài từ 3 đến 5 năm sẽ
dẫn đến các căng bệnh về tim mạch, huyết áp, ung thư đặc biệt là bệnh suy thận. Bên cạnh
đó trình độ hiểu biết về bệnh và dinh dưỡng của bệnh suy thận mạng của người dân còn
thấp, phần lớn người dân đạt trình độ từ cấp I đến cấp II chiếm 96%. Trong khi đó đối
tượng thành thị cũng chiếm không nhỏ khoảng 36% so với nông thôn. Cuộc sống ngày
càng hiện đại con người cũng thoải mái hơn trong việc ăn uống, sinh hoạt. Tuy nhiên ăn
uống như thế nào là đúng cách. Những thói quen sống thiếu khoa học như ăn quá nhiều,
ăn mặn, lười uống nước, lười thể thao và khẩu phần ăn nhiều chất độc hại như bia, rượu,
nước ngọt có gaz, thức ăn nhiều đạm, chất béo v.v... có thể khiến thận suy giảm chức
năng, bên cạnh đó việc sử dụng thuốc giảm đau lâu dài hoặc với liều lượng cao, thuốc
không rõ nguồn gốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ sẽ làm hỏng dần chức năng của
thận.
- Phần lớn bệnh suy thận mạn thường xuất hiện ở nhóm tuổi trung niên và người cao tuổi
(≥ 50 tuổi) chiếm tỉ lệ là 54% vì người tuổi càng cao chức năng thận giảm. Cụ thể đối
tượng dễ bị suy thận là người cao tuổi, người có tiền sử bệnh thận, người huyết áp cao,
người bị dị tật đường tiết niệu, người bị tiểu đường.
+ STM là bệnh không lây nhưng có tỷ lệ mắc bệnh cao, bệnh diễn biến âm thầm, khi có
biểu hiện cụ thể ở giai đoạn nặng. chỉ tính riêng năm 2016 tỷ lệ chạy thận nhân tạo do


biến chứng đái tháo đường có liên quan đến thừa cân, béo phì đã lên đến 14% cao hơn so
với 8% năm 2008 (BV Bạch Mai). Qua đó thấy được bệnh STM có chiều hướng tăng do
biến chứng của một số bệnh như: tăng huyết áp, đái tháo đường, có tiền căn gia đình bệnh
thận.
+ Theo thống kê của Hội Tim mạch học Việt Nam (2005) cứ 10 lớn người sẽ có 4 người
bị THA, năm 2016 tỉ lệ này đang ở mức báo động đỏ với hơn 40% người lớn THA. Trong
khi đó một trong những đối tượng dễ mắc bệnh suy thận mạn đó là người có huyết áp cao.
Huyết áp cao làm gia tăng áp lực lên thành động mạch, có thể gây tổn thương đến thành
mạch và để lại các mô sẹo. Đây chính là nơi “quy tụ” của cholesterol, canxi và các chất

khác để hình thành nên mảng xơ vữa, khiến cho mạch máu trở nên sơ cứng, kém đàn hồi
và bị thu hẹp lại. Sự thu hẹp các mạch máu nuôi dưỡng cho thận gây ảnh hưởng đến chức
năng lọc máu để điều chỉnh lượng muối nước trong cơ thể. Đồng thời huyết áp tăng cao
khiến dòng chảy có áp lực lớn, dội vào hệ thống màng lọc của thận, dẫn đến hậu quả thận
không loại bỏ được những chất cặn bã độc hại như creatinin, ure,... lâu ngày sẽ dẫn đến
suy thận, phải chạy thận, ghép thận thậm chí là tử vong.
+ Bên cạnh bệnh cao huyết áp bệnh tiểu đường cũng là một trong những căn bệnh dẫn
đến suy thận mạng. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long (2016) cho biết, Việt Nam
phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật đang gia tăng nhanh chóng và ngày càng trầm trọng
của bệnh đái tháo đường nói riêng và các bệnh không lây nhiễm nói chung. Sau 10 năm tỷ
lệ mắc bệnh đái tháo đường trong cộng đồng đã tăng gấp 2 lần từ gần 3% dân số lên đến
5,4%. Ước tính nước ta có khoảng 3 triệu người bệnh. Khi mắc bệnh tiểu đường, các
mạch máu nhỏ trong cơ thể bị tổn thương. Khi các mạch máu trong thận bị thương, thận
của bạn không thể làm sạch máu đúng cách. Cơ thể của bạn sẽ giữ lại nhiều nước và muối
hơn mức cần thiến, dẫn đến việc tăng cân và mắt cá chân bị sưng phù. Bạn có thể có
protein trong nước tiểu. Ngoài ra, chất thải sẽ tích tụ trong máu của bạn. Bệnh tiểu đường
cũng có thể gây tổn thương thần kinh trong cơ thể và có thể gây khó khăn trong việc
thông bàng quang. Áp lực do đầy bàng quang có thể làm kẹt và tổn thương thận. Ngoài ra,
nếu nước tiểu vẫn trong bàng quang của bạn trong một thời gian dài, bạn có thể bị nhiễm
trùng do sự tăng trưởng nhanh chóng của vi khuẩn trong nước tiểu có nồng độ đường cao.
- Bệnh nhân có kiến thức dinh dưỡng về bệnh là 24%, không có kiến thức là 76%. Do
bệnh nhân mắc bệnh STM đa số là bệnh nhân lớn tuổi trên 50 tuổi hoặc người già nên
kiến thức còn hạn chế.
- Theo khảo sát giới tính nam chiếm tỉ lệ về bệnh suy thận mạn cao là 70% và giới tính nữ
là 30%. Theo một thống kê mới nhất, có tới 18% nam giới đang ở tuổi 40 phải đối mặt với
hiện tượng tiểu đêm, con số này tăng lên 63% với những người trên 50 tuổi, và 90% với
những người trên 80 tuổi. Tình trạng đi tiểu đêm nhiều ở nam giới chủ yếu do chức năng
thận suy giảm dẫn đến tiểu đêm, tiểu ngày nhiều, yếu sinh lý, v.v.... Nguyên nhân cụ thể là
do thói quen sinh hoạt sử dụng nhiều bia rượu, cà phê, trà... làm ảnh hưởng tới sự hoạt
động của các bộ phận trong hệ tiết niệu gây tiểu đêm. Theo thống kê của Ths. Trần Quốc

Bảo đưa ra một con số giật mình về lượng tiêu thụ bia rượu ngày một gia tăng tại Việt
Nam tính đến tháng 1/2016 Việt Nam tiêu thụ khoảng 70 triệu lít rượu và 200 triệu lít


rượu không chính thống nấu ở trong dân. Ông cho biết “nếu tính trung bình, một người
nam giới trưởng thành uống khoảng 27,4 lít rượu cồn nguyên chất”. Ngoài ra thứ trưởng
Nguyễn Thanh Long cũng chỉ ra rằng, ở Việt Nam có đến 77,3% nam giới sử dụng rượu
bia, còn về nữ giới có 11% nữ giới sử dụng rượu bia.
- Trong những năm gần đây, tầm quan trọng của việc đánh giá dinh dưỡng trên những đối
tượng bệnh nhân cho thấy vai trò quan trọng của dinh dưỡng trong việc cải thiện tình
trạng sức khỏe bệnh suy thận mạn nói riêng, và các căng bệnh khác nói chung, cũng như
chất lượng cuộc sống của người bệnh được nâng cao. Tuy nhiên,chúng ta thấy người bệnh
chưa hiểu rõ tầm quan trọng của dinh dưỡng trong việc điều trị bệnh. Kiến thức về bệnh
suy thận mạn không phải bệnh nhân nào cũng hiểu biết, chúng ta cần có những biện pháp
hợp lí để nâng cao nhận thức về dinh dưỡng của người bệnh như nói đơn giản nhất có thể
để bệnh nhân hiểu về bệnh, đưa ra khẩu phần dinh dưỡng hợp lí cho người bệnh, động
viên và cảm thông cho người bệnh để họ lạc quan duy trì điều trị lâu dài, kết hợp với các
phương tiện truyền thông để hướng dẫn mọi người tìm hiểu và phòng ngừa bệnh suy thận
mạn.


×