Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP DƯỢC LÂM SÀNG tại Bệnh Viện Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.16 KB, 27 trang )

1
Chính sách quốc gia về thuốc là công cụ quản lý
nhà nước về y tế, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng
và nhà nước đối với sức khỏe của nhân dân.
Chẩn đoán đúng bệnh, phòng và trị bệnh kịp thời-
hiệu quả là điều mong muốn của toàn Đảng, toàn dân đối
với ngành y tế.
Để đạt mục tiêu “sức khỏe cho mọi người”. Mỗi
cán bộ y dược phải ra sức học tập, nâng cao trình độ
chuyên môn- kỷ thuật, …Để phát hiện sớm và tìm ra đúng
tác nhân gây bệnh; để hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý,
an toán, tiết kiệm và hiệu quả nhất. Đó chính là lý do để
chúng tôi có được 2 tuần thực tế dược lâm sàng tại bệnh
viện.
LỜI NÓI ĐẦU
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
KHOA DƯỢC LÂM SÀNG
 
BÁO CÁO
THỰC TẬP DƯỢC LÂM SÀNG 2
Giáo viên hướng dẫn: DS.CK1 Trần Thị Kim Thanh
Nhóm thực hiện: Trần Lê Ái 8079240
Bùi Thị Mỹ Anh 8079243
Trần Thị Ngọc Bích 8079246
Võ Thị Bông 8079247
Nguyễn Thị Hồng Cẩm 8079248
Địa điểm: Bệnh Viện Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ
Thời gian: Từ ngày 8/03 đến ngày 18/03 năm 2011
Năm 2011
PHẦN I:
BỆNH ÁN


KHOA NỘI TIÊU HÓA
I.HÀNH CHÁNH:
-Họ và tên: Đặng Thanh Trúc
-Tuổi : 38 tuổi Giới tính: Nam
-Dân tộc: Kinh
-Nghề nghiệp: Buôn bán
-Địa chỉ: Quê ở Thị Trấn Cái Vồn-Tỉnh Vĩnh Long
II.QUẢN LÝ NGƯỜI BỆNH:
-Nhập viện: 15 giờ15 phút, ngày 7/03/2011
-Số nhập viện: 004978 -Ra viện: 11/03/2011
-Số giường: 11 phòng 02 -Số lưu trữ: 004702
III.CHẨN ĐOÁN:
1/Lý do vào viện: Đau bụng, bí trung đại tiện
2/Quá trình bệnh lý:
Bệnh cách nhập viện 3 ngày, bệnh nhân đau âm ỉ, bí trung đại tiện, không
nôn ói, không sốt F nhập viện tại bệnh viện Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ.
Bơm một type Fleet Enema, bệnh nhân đi tiêu được một lầnCLên khoa
Nội Tiêu Hóa
3/Tiền sử bệnh:
-Bản thân: Có rối loạn tiêu hóa
-Gia đình: Chưa ghi nhận bất thường
4/Khám bệnh:
a/Toàn thân:Bệnh tỉnh, nêm hồng, kết mạc không vàng, tuyến giáp không to,
hạch sờ không chạm
M:80lần/phút
T
o
: 37
2
HA: 100/60 mmHg

Nhịp thở: 20lần/phút
b/Các cơ quan:
-Tuần hoàn: Tim đều, T1,T2 rõ
-Hô hấp : Phổi không ran
-Tiêu hóa : Bụng mềm, trướng nhẹ, ấn đau hạ vị
-Thận-Tiết niệu –Sinh dục : Chạm thận âm
-Thần kinh : Bình thường
-Cơ xương khớp : Cử động bình thường
-Tai-Mũi-Họng : Bình thường
-Răng- Hàm-Mặt : Bình thường
-Mắt : Bình thường
-Nội tiết dinh dưỡng và các bệnh lý khác : Bình thường
5/Cận lâm sàng :
Các xét nghiệm cần làm : CTM, sinh hóa máu, ECG, X-quang phổi, Tổng
phân tích nước tiểu, siêu âm bụng, X-quang bụng, nội soi dạ dày, nội soi đại
tràng.
6/Tóm tắt bệnh án :
Bệnh nhân nam, 38 tuổi vào viện vì đau bụng, bí trung đại tiện và được ghi
nhận:
-Đau hạ vị, không nôn, bí trung đại tiện
-Ấn đau hạ vị
7/Chẩn đoán vào khoa điều trị: Bán tắc ruột do phân/ viêm dạ dày.
8/Tiên lượng bệnh: Trung bình
9/Hướng điều trị: Nội khoa
10/Kết quả xét nghiệm:
a/Xét nghiệm huyết học :
Các chỉ tiêu về Hồng cầu, Bạch cầu, Tiểu cầu, Huyết sắc tố, Hematorit,
MCV, MCH, MCHCCBình thường
3
b/Xét nghiệm sinh hóa máu :

-Ngày 07/03 : Các chỉ tiêu về Urê, Creatinin, AST, ALT, Amylase, Calci,
Na
+
,Cl
-
CBình thường
 Riêng Glucose hơi thấp : 3mmol/l (3,9-6,4mmol/l),
 K
+
:

thấp
-Ngày 08/03 : Các chỉ tiêu Cholesterol, HDL, LDLCBình thường, riêng
Triglycerid hơi cao : 2 mmol/l (0,46-1,88 mmol/l)
-Ngày 10/03 : Các chỉ tiêu về Calci, Na
+
, Cl
-
, K
+
CBình thường
c/Xét nghiệm nước tiểu : Bình thường
d/X-quang bụng đứng: Ổ bụng có mực nước hơi, theo dõi bán tắc ruột
e/Siêu âm bụng : Chưa ghi nhận bất thường qua siêu âm
f/Điên tim : Nhịp xoang 78 lần/phút
g/Nội soi đại tràng : Bình thường
h/Nội soi dạ dày : Viêm sung huyết dạ dày-Hồi tá tràng
IV.PHẦN ĐIỀU TRỊ :
Ngày tháng Diễn biến bệnh Y lệnh
07/03/2011

-Mạch: 80l/ phút
-HA: 100/60 mmHg
-Bệnh tỉnh, không sốt,
không nôn
-Đau âm ỉ hạ vị, đi tiêu
được 1 lần
-Tim đều, phổi trong
-Bụng mềm, đau hạ vị
1.Glucose 5% 500ml x 2ch
Lactat Ringer 500ml
TTM XXX giọt/phút
2.Omeprazole 20mg
1 viên uống
3.Sorbitol 5g
1 gói x 2lần (uống mỗi 8h)
*Chờ kết quả xét nghiệm, xử trí tiếp,
theo dõi tình trạng bụng, mạch, HA
Tạm nhịn CS III
-Vitazidim1g(1 x 2 lần TMC mỗi 8h)
-Kaleorid 2 viên uống
08/03/2011 -Bệnh tỉnh,thở đều 1.Glucose 5% 500ml x2
4
-Giảm đau bụng, đi cầu
được
-Tim đều
-Phổi không ran
Lactat Ringer 500ml
TTM XXX giọt/phút
2.Vitazidim 1g
1lọ x 2 lần TMC 8h-16h

3.Quamatel 20mg
1 lọ TMC 8h
4.Fortrans 1gói
pha 1lít nước, uống
5.Debridat 10mg
viên x2 lần (uống 8h-16h)
6.Kaleorid 0,6g
2viên x 2 lần (uống 8h-16h)
7.Ăn cháo, CS III
09/03/2011
-Bệnh tỉnh,thở đều
-Giảm đau bụng, đi cầu
được
-Tim đều
-Phổi không ran
1.Vitazidim 1g
1lọ x 2 lần TMC 8h-16h
2.Quamatel 20mg
1 lọ TMC 8h
3.Kaleorid 0,6g
1viên x 2 lần (u) 8h-16h
4.Debridat 10mg
2viên x2l 8h-16h
5.Forlax
1 gói x 2l 8h-16h
6.Ăn cháo,CS III
10/03/2011 -Bệnh tỉnh,thở đều
-Giảm đau bụng, đi cầu
được
-Tim đều

1.Vitazidim 1g
1lọ x 2 lần TMC 8h-16h
2.Quamatel 20mg
1 lọ TMC 8h
5
-Phổi không ran 3.Kaleorid 0,6g
1viên x 2l (u) 8h-16h
4.Debridat 10mg
viên x2l 8h-16h
5.Forlax
1 gói x 2l 8h-16h
6.Fortrans
2 gói/2 lít mước (uống 5
h

7
h
)
7.Ăn cháo, CS III
11/03/2011
-Bệnh tỉnh,thở đều
-Giảm đau bụng, đi cầu
được
-Tim đều
-Phổi không ran
Bán tắc ruột/ viêm dạ
dày
1.Vitazidim 1g
1lọ x 2 lần TMC 8h-16h
2.Quamatel 20mg

1 lọ TMC 8h
3.Kaleorid 0,6g
1viên x 2l (u) 8h-16h
4.Debridat 10mg
2viên x2l 8h-16h
5.Forlax
1 gói x 2l 8h-16h
6.Ăn cháo, CS III
*Qua 5 ngày điều trị và theo dõi, tình trạng bệnh nhân ổn định nên Bác sĩ cho ra
viện, toa thuốc được kê như sau:
Đơn thuốc:
1.Cefimed 100mg x 10 viên
Uống 1v x 2 lần/ ngày
6
2.Debridat 100mg x 20 viên
Uống 2v x 2 lần/ ngày
3.Domperidon 10mg x 10 viên
Uống 1v x 2 lần/ ngày
4.Fudilac x 20 viên
Uống 2v x 2 lần/ ngày
*Lời dặn: Bệnh nhân phải uống đúng theo toa và tái khám sau 5 ngày dùng
thuốc.
µ Bảng theo dõi thuốc sử dụng cho bệnh nhân trong đợt điều trị tại khoa
nội tiêu hóa:
Tên Thuốc Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5
Glucose 5% X X
Lactat Ringer X X
Omeprazole 20mg X
Sorbitol 5g X
Vitazidim 1g X X X X X

Kaleorid 0,6g X X X X X
Quamatel 20mg X X X X
Fortrans X X
Debridat 100mg X X X X
Forlax X X X
PHẦN II
TÌM HIỂU VỀ HỘI CHỨNG BÁN TẮC RUỘT
7
I.Đại Cương :
*Tắc ruột :Là một trạng thái bệnh lý mà trong đó sự lưu thông các chất (hơi ,
dịch , phân) trong lòng ruột bị tắc nghẽn .
Nếu sự tắc xảy ra không hoàn toàn thì gọi là bán tắc ruột.
*Tần suất :
-Mọi lứa tuổi nhưng mỗi một nhóm tuổi có những nguyên nhân gây tắc
ruột thường gặp.
-Xảy ra khoảng 70% ở ruột non và 30% ruột già .
-Nam & nữ có tỷ lệ tắc ruột ngang nhau .
II.Phân loại :
1. Tắc ruột cơ năng (liệt ruột): là tắc ruột do rối loạn vận động của ruột.
Tắc ruột cơ học : là do yếu tố cơ học làm ruột bị bít tắc lại
2. Tắc ruột cao :vị trí tắc nằm ở phía trên các quai đầu tiên của hỗng tràng .
Tắc ruột thấp : vị trí tắc nằm ở phía dưới van hồi manh tràng hay nói cách
khác tắc ruột thấp là tắc ở đại tràng .Nếu tắc ruột xảy ra ở 2 vị trí gọi là tắc ruột
quai kín
3. Tắc ruột đơn thuần :chỉ có hiện tượng bế tắc các chất lưu thông trong lòng
ruột
Tắc ruột do thắt nghẹt (nghẹt ruột) :ngoài tắc ở lòng ruột còn có sự tắc mạch
máu nuôi của thành ruột dẫn đến ruột bị hoại tử
Tắc ruột do viêm : là do viêm nhiễm khu trú hay toàn diện trong ổ bụng
(VPM) vừa tắc ruột cơ học vừa liệt ruột

4. Tắc ruột sớm sau mổ :tất cả các phẫu thuật vùng bụng đều đưa đến liệt ruột
sau 48 giờ hậu phẫu do tác dụng của gây mê ,va chạm ruột trong phẫn thuật và
thời gian phẫu thuật kéo dài.
5. Hội chứng giả tắc đại tràng (hội chứng OGILVIE):diễn ra cấp tính , bệnh
cảnh tương tự tắc ruột nhưng không tìm ra nguyên nhân.
III.Nguyên nhân :
1. Tắc ruột do sang thương bên ngoài :
8
-Dây dính
-Thoát vị :Do ruột bị nghẹt ở lỗ thoát vị (các thoát vị thành bụng nghẹt)
-Các khối chèn ép từ bên ngoài : khối u , áp xe , khối máu tụ trong xoang
bụng .
2. Tắc ruột do sang thương ở thành ruột
-Các khối u lành hay ác tính hoặc khối máu tụ ở thành ruột (do chấn
thương , bệnh giảm tiểu cầu)
-Các bệnh lý viêm nhiễm ở thành ruột có phản ứng xơ hóa (lao ruột , bệnh
Crohn)
-Các tổn thương ở thành ruột gây chít hẹp (bỏng hóa chất , Hirschsprung…)
3.Tắc ruột do các nguyên nhân nằm trong lòng ruột (phân su , búi giun , phân
cứng , thuốc cản quang đóng cục , sỏi mật…)
*Theo số liệu của nhiều tác giả , 5 nguyên nhân gây tắc ruột hàng đầu :
1.Dây dính.
2.Lồng ruột
3.Thoát vị
4.U bướu
5.Xoắn ruột
IV.Lâm sàng
1. Triệu chứng cơ năng :
-Đau bụng quặn từng cơn , và nôn ói là 2 triệu chứng phổ biến nhất .
-Nếu bệnh nhân bị tắc ruột hoàn toàn sẽ có biểu hiện bí trung và đại tiện .

-Một số bệnh nhân có tiêu chảy trước triệu chứng bí trung & đại tiện .
-Vị trí tắc ruột càng cao , khoảng thời gian giữa 2 cơn đau bụng càng
ngắn , nôn ói càng nhiều.
-Bệnh nhân tắc đại tràng có thể nhập viện vì bụng chướng và táo bón
2. Triệu chứng thực thể :
*Triệu chứng toàn thân :
Hầu hết bệnh nhân có dấu hiệu mất nước
9
Nhiễm trùng nhiễm độc có thể thấy trong trường hợp quai ruột nghẹt bị
hoại tử.
*Triệu chứng tại chỗ :
Chướng bụng : là triệu chứng thường gặp nhất có thể đều hoặc không đều (xoắn
ruột)
V.Cận lâm sàng :
Xquang bụng đứng không sửa soạn :
Rất tốt , giúp ích cho chẩn đoán , xuất hiện sớm , cho thấy hình ảnh mức
nước - hơi (hình ảnh đặc biệt của tắc ruột)
Chụp đại tràng :
Khi nghi ngờ có tắc đại tràng để chẩn đoán xác định , tìm vị trí tắc và
nguyên nhân tắc.
Chống chỉ định khi nghi ngờ có thủng ruột.
Chụp lưu thông ruột non:chỉ định khi chẩn đoán tắc ruột mà triệu chứng
không rõ , dùng chủ yếu trong bán tắc ruột
Siệu âm :giúp chẩn đoán tắc ruột và còn có thể chẩn đoán sớm
*Xét nghiệm khác :
CTM , Hct , Ion đồ , Urê và Creatinin máu giúp đánh giá tình trạng toàn
thân của người bệnh giúp ích rất nhiều trong điều trị.
VI Chẩn đoán phân biệt :
Các trường hợp TCLS chưa rõ , phân biệt với :
1.Viêm phúc mạc

2.Viêm tụy cấp
3.Các bệnh lý khác: thuộc cả nội lẫn ngoại khoa như nang buồng trứng
xoắn , cơn đau quặn gan……
VII.Điều trị :
1. Nguyên tắc :
+Phối hợp ngoại khoa với nội khoa .
10
+Nếu bệnh nhân được chỉ định mổ , phải mổ sớm , trong vài giờ đầu .
+Nếu bệnh nhân được chỉ định điều trị bảo tồn phải được theo dõi sát ,
thăm khám lâm sàng và Xquang bụng không sửa soạn nhiều lần .
2.Bồi hoàn nước và điện giải
+Là điều trị bước đầu và rất quan trọng
+Lượng nước bù tùy vào lượng nước bệnh nhân thiếu hụt (được xác định
qua khai thác bệnh sử , lâm sàng , xét nghiệm sinh hóa và huyết học) ,thường
trong 24giờ đầu tiên sẽ truyền ½ lượng nước mất công với nước duy trì (khoảng
1000ml trong ngày đầu và 1000-1500 ml trong các ngày kế)
+Loại nước truyền : nếu bệnh nhân nôn ói nhiều hoặc nồng độ HCO3-
tăng chọn NaCl 0.9% ; nếu bệnh nhân đến sớm và HCO3- trong giới hạn bình
thường , chọn Lactate ringer ; nếu bệnh nhân tới muộn , có tăng tiết ADH làm
Na+ giảm nhẹ , chọn NaCl 0.9%.
+Nếu bệnh nhân mất K+ có thể bù K+ với điều kiện theo dõi sát K+ và
ECG đồng thời lưu lượng nước tiểu > 30ml/giờ.
+Có thể bồi hoàn HCO3- cho bệnh nhân khi HCO3-<16meq/l hoặc
PH<7.1.
+Cần theo dõi mạch , huyết áp , lượng nước tiểu để đánh giá hiệu quả của
việc bồi hoàn.theo dõi thêm altmtt với bệnh nhân lớn tuổi. BN suy tim , COPD ,
suy thân nên đặt Swan-Gan theo dõi áp lực động mạch phổi bít
3.Giải áp ruột :
Khi chẩn đoán tắc ruột , phải đặt thông dạ dạy và cho hút liên tục hay cách
quãng.Thông ruột non có tác dụng tốt như kỹ thuật đặt tương đói khó hơn.

4.Kháng sinh :
+Không phải là chỉ định thường quy.
+Ở bệnh nhân già yếu hoặc giảm đề kháng , kháng sinh có tác dụng giảm
nguy cơ nhiễm trùng toàn thân.
+Trong nghẹt ruột , kháng sinh đóng vai trò quan trọng giảm biến
chứng và tử vong.
11
+Kháng sinh phòng ngừa : để giảm nguy cơ nhiễm trùng hậu phẫu.
+Nên dùng kháng sinh nhạy với Gram(-) và yếm khí .
* Điều trị bảo tồn
Chỉ định :
+Bán tắc ruột non do dính
+Tắc ruột non hoàn toàn nhưng do dính sau mổ
+Bán tắc ruột non do viêm ruột do chiếu xạ , bệnh Crohn , lao ruột , tắc
ruột trên bệnh nhân đã được phẫu thuật ung thư các cơ quan trong xoang bụng…
Nội dung :
+Nghỉ tại giường , nhịn ăn uống , được dặt thông dạ dày , bồi hoàn nước
điện giải và dinh dưỡng qua đường TM.Sau 24-48g , nếu cải thiện rút thông và
cho ăn uống với chế độ tăng dần.
+Nên thăm khám và chụp Xquang cách nhau mỗi 6g đối với bán tắc ruột
non do dính sau mổ , 12-24g đối với bán tắc ruột non do các nguyên nhân khác.
+Dấu hiệu diễn tiến tốt : bớt đau bụng ,bớt chướng , bớt căng , có trung
hay đại tiện, Xquang cho thấy các quai ruột bớt chướng , bắt đầu xuất hiện hơi ở
đại tràng(tắc ruột non)
+Nếu bệnh diễn tiến xấu hơn (mạch nhanh , sốt , đau bụng khu trú , phản
ứng phúc mạc…) nên chỉ định phẫu thuật sớm
+Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng
* Điều trị phẫu thuật:
Chỉ định :Phẫu thuật cấp cứu :
*Chăm sóc hậu phẫu:

+Tiếp tục hút thông dạ dày , bù nước điện giải.
+Tiếp tục dùng KS 3-5 ngày nếu phẫu thuật có mở ruột hay cắt nối ruột (5-
7 ngày nếu có hoại tử ruột)
+ Cho BN vận động sớm
+không dùng các loại thuốc gây liệt ruột (morphin , trầm cảm 3 vòng…)
+Khi có trung tiện , rút thông dạ dày, cho BN ăn uống với chế độ tăng dần.
12
+Cần theo dõi kỹ các biến chứng như : tắc ruột hậu phẫu , áp xe , xì dò
miệng nối.
* Với phẫu thuật nội soi :
Với điều kiện bệnh nhân đến sớm bụng không chướng nhiều , chỉ có một hoặc 2
dây dính….
SƠ LƯỢC VỀ CÁC THUỐC ĐÃ DÙNG
1.LACTAT RINGER 500ml
Thành Phần: Trong 100ml dịch truyền có:
Natri clorid 0,6g
Calci clorid.6H
2
0 0,04g
Kali clorid 0,04g
Natri lactat 60% 0,516g
Cơ chế tác dụng:
Bồi phụ nước và điện giải. Dung dịch lactat
Ringer có thành phần điện giải và pH tương tự như của các dịch ngoại bào của cơ
thể. Ion lactat được nhanh chóng chuyển thành ion bicarbonat
Chỉ định:
Chỉ được dùng trong bệnh viện dưới sự giám sát của thầy thuốc, mất nước
nặng không thể bồi phụ bằng đường uống (chủ yếu mất nước ở dịch ngoại bào);
giảm thể tích tuần hoàn nặng.
Chống chỉ định:

-Nhiễm kiềm chuyển hóa
-Suy tim: ứ nước
-Người bệnh đang dùng digitalis
Liều lượng và cách dùng:
Số lượng và tốc độ truyền phụ thuộc vào triệu chứng lâm sàng và sinh hóa
(điện giải- đồ, hematocrit, lượng nước tiểu…)
2.GLUCOSE 5%
13
Loại thuốc : Dịch truyền/ chất dinh dưỡng.
Dạng thuốc và hàm lượng:
Dung dịch glucose 5% khan đẳng trương với
huyết thanh
Chỉ định:
-Mất nước do tiêu chảy
-Thiếu hụt carbohydrat và dịch
-Hạ đường huyết do suy dinh dưỡng
Tác Dụng phụ: Tiêm Glucose vào tĩnh mạch có thể gây rối loạn chất điện giải
bao gồm: phù nề, giảm kali huyết, giảm magie huyết và giảm phosphotaza huyết .
Chống chỉ định: vô niệu, xuất huyết trong sọ não.
3/VITAZIDIM
Thành phần: Ceftazidim 1g (lọ)
Dược động
học:
-Thuốc không hấp thu qua đường tiêu hóa nên dùng dạng tiêm tĩnh mạch
hoặc tiêm bắp.
-Thời gian bán thải khoảng 2,2 giờ ở người có chức năng thận bình
thường. Nếu ở người suy thận thời gian bán thải sẽ dài hơn.
14
-Khoảng 80-90% đào thải qua nước tiểu sau 24 giờ.
-Hệ số thanh thải trung bình của ceftazidim là 100ml/phút

- Người bệnh suy giảm chức năng thận (có liên quan đến tuổi): Với người bệnh
nghi là có suy thận, có thể cho liều đầu tiên thường là 1 g sau đó thay đổi liều tùy thuộc
vào độ thanh thải creatinin như sau:
Độ thanh thải
(ml/ phút)
Creatinin huyết tương
(micromol/ lít)
Liều duy trì
50 - 31 150 - 200 1 g, cứ 12 giờ 1 lần
30 - 16 200 - 350 1 g, cứ 24 giờ1 lần
15 - 6 350 - 500 0,5 g, cứ 24 giờ 1 lần
< 5 > 500 0,5 g, cứ 48 giờ1 lần
Chỉ định:
Chỉ dùng ceftazidim trong những nhiễm khuẩn rất nặng, đã điều trị bằng
kháng sinh thông thường không đỡ để hạn chế hiện tượng kháng thuốc.Những
trường hợp nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn Gram âm như: Nhiễm khuẩn huyết,
Viêm màng não, Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng, Nhiễm khuẩn
đường hô hấp dưới, trong bệnh nhày nhớt, Nhiễm khuẩn xương và khớp, Nhiễm
khuẩn phụ khoa, Nhiễm khuẩn ổ bụng, Nhiễm khuẩn da và mô mềm.
Liều dùng - Cách dùng:
- Người lớn: Liều trung bình 1g tiêm bắp sâu hoặc tĩnh mạch (tùy mức độ nặng
của bệnh) cách nhau 8 - 12 giờ một lần. Liều dùng tăng lên 2 g/ 8 giờ trong viêm
màng não do vi khuẩn Gram âm và các bệnh bị suy giảm miễn dịch. Nhiễm
khuẩn đường tiết niệu 500 mg/ 12 giờ.
- Người cao tuổi trên 70 tuổi: Liều 24 giờ cần giảm xuống còn 1/2 liều của
người bình thường, tối đa 3g/ ngày.
Tác Dụng Phụ:
15
Đa số nhẹ và thoáng qua. Rối loạn tiêu hóa, đau đầu, chóng mặt, viêm tĩnh
mạch hay viêm tĩnh mạch huyết khối tại chỗ tiêm tĩnh mạch, đau và/hoặc viêm

sau khi tiêm bắp.
Thận trọng:
Trước khi bắt đầu điều trị bằng ceftazidim, phải điều tra kỹ về tiền sử dị
ứng của người bệnh với cephalosporin, penicillin hoặc thuốc khác.
Thận trọng khi dùng đồng thời với các thuốc độc với thận, những người có
tiền sử bệnh đường tiêu hóa đặc biệt là bệnh lỵ
Tương tác thuốc:
Với aminoglycosid hoặc thuốc lợi tiểu mạnh như furosemid, ceftazidim
gây độc cho thận, cần giám sát chức nang thận khi điều trị liều cao kéo dài
Cloramphenicol đối kháng in vitro với ceftazidim, nên tránh phối hợp khi
cần tác dụng diệt khuẩn.
4/QUAMATEL
Thành Phần: famotidin 20mg, ống dung dịch
NaCl 0,9% (lọ bột pha tiêm)
Dược Lực:
Famotidine làm giảm tiết dịch vị do bị kích
thích và dịch vị cơ bản bằng cách đối kháng với
histamin tại thụ thể H
2
ở các tế bào vách trong
niêm mạc dạ dày.
Dược Động Học:
Dùng thức ăn hay các thuốc kháng acid
đồng thời không có ảnh hưởng đến hấp thu của thuốc. Khi uống, tác dụng ức chế
tiết acid bắt đầu 1 giờ và kéo dài 10-12 giờ. Sau khi tiêm tĩnh mạch tác dụng tối
đa đạt trong vòng 30 phút, liều tĩnh mạch duy nhất 10-20mg sẽ ức chế tiết acid
vào ban đêm trong vòng 10-12 giờ. Sinh khả dụng của famotidin là 40-50%, thời
gian bán thải là 2,3-3,5 giờ ; nhưng nếu độ thanh thải creatinin là 10 ml/phút, thì
thời gian bán thải có thể kéo dài tới 20 giờ; 30-35% liều uống và 65-70% liều
16

tiêm tĩnh mạch được thải trừ qua thận dưới dạng không chuyển hóa. Ở người suy
thận độ thanh thải creatinin dưới 10 ml/phút thì thời gian bán thải sẽ trên 20 giờ,
vì vậy phải chỉnh liều hoặc khoảng cách giữa các lần dùng thuốc.
Chỉ Định
Loét dạ dày và loét tá tràng, trào ngược dạ dày - thực quản và các tình
trạng tăng tiết khác (ví dụ hội chứng Zollinger-Ellison).Dự phòng tái phát loét,
dự
Chống Chỉ Định(Không dùng cho những trường hợp sau)
Quá mẫn cảm với hoạt chất, mang thai, thời kỳ cho con bú. Chống chỉ định
với trẻ em vì thiếu các kinh nghiệm cho lứa tuổi này.
Liều dùng
Trường hợp nặng 20mg/12 giờ. Hội chứng Zollinger-Ellison 20mg, IV mỗi
6 giờ. Gây mê 20 mg, 2 giờ trước khi phẫu thuật để ngăn ngừa hít dịch vị. Liều
duy nhất tối đa tiêm IV: 20mg.
Lưu ý(Thận trọng khi sử dụng)
Trước khi khởi đầu dùng famotidine, phải loại trừ u ác tính. Ở người bệnh
tổn thương gan, nên giảm liều.
Tác Dụng Phụ
Hiếm gặp thân nhiệt cao, nhức đầu, mệt mỏi, tiêu chảy hoặc táo bón, dị
ứng, loạn nhịp tim, vàng da ứ mật, tăng transaminase huyết tương, biếng ăn, nôn,
buồn nôn, khô miệng. Rất hiếm khi mất bạch cầu hạt, giảm toàn thể tiểu cầu,
giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, đau cơ, đau khớp, rối loạn tâm thần nhất thời, co
thắt phế quản, rụng tóc, trứng cá, ngứa, da khô, ù tai, thay đổi vị giác. Có thể kích
ứng thoáng qua tại chỗ tiêm.
Tương Tác Thuốc
Famotidine không ảnh hưởng đến hệ enzyme cytochrome P-450, do đó
thuốc không ảnh hưởng đến sự chuyển hóa của các thuốc bị chuyển hóa bởi hệ
17
này. Do famotidine làm tăng pH dạ dày, nên sự hấp thu ketoconazole có thể giảm
nếu dùng đồng thời.

Trong suy thận :Nếu độ thanh thải creatinine < 30 ml/phút (creatinine
huyết tương > 3 mg/100 ml), thì liều hàng ngày nên giảm xuống 20 mg hoặc kéo
dài khoảng thời gian giữa các liều lên 36-48 giờ với cả viên nén và thuốc tiêm.
5/FORLAX
Bột pha dung dịch uống
Thành Phần: Macrogol 4 000, gói 10g
Dược Lực
Các chất macrogol cao phân tử là những polymer dài thẳng trên đó các
phân tử nước được gắn vào bằng những cầu nối hydro. Chúng làm tăng lượng
nước trong ruột khi uống vào.Thể tích nước trong ruột không được hấp thu nên
dung dịch có tính nhuận tràng.
Dược Động Học:
Do trọng lượng phân tử lớn, nên Macrogol không bị hấp thu và cũng
không bị chuyển hóa tại ống tiêu hóa.
Chỉ Định: Điều trị triệu chứng táo bón ở người lớn.
Chống Chỉ Định:
18
Bệnh viêm ruột thực thể (viêm loét đại-trực tràng, bệnh Crohn ), hội
chứng tắc hay bán tắc, hội chứng đau bụng không rõ nguyên nhân.
Thận Trọng Lúc Dùng
-Nói chung, thuốc táo bón không khuyên dùng lâu dài. Thuốc điều trị bón
chỉ để phụ trợ cho việc điều trị bằng chế độ ăn uống vệ sinh thích hợp :
- Thêm nhiều chất xơ của rau quả vào thức ăn và uống nhiều nước,
- Hoạt động thân thể và tập thói quen đi cầu.
Forlax có thể được kê toa cho bệnh nhân tiểu đường hay bệnh nhân theo
chế độ ăn không có galactose vì không chứa đường hay polyol.
Tương Tác Thuốc
Forlax có thể làm giảm hấp thu của các thuốc uống cùng lúc.Thông
thường, nên dùng Forlax cách xa những thuốc khác ít nhất 2 giờ.
Tác Dụng Ngoài Ý

- Trong trường hợp quá liều, tiêu chảy xuất hiện và ngưng trong vòng 24
đến 48 giờ sau khi chấm dứt điều trị, việc điều trị có thể được tiếp tục với liều
thấp hơn.
- Đau bụng có thể có, nhất là ở bệnh nhân bị rối loạn chức năng ruột (hội
chứng ruột dễ bị kích thích).
Liều Lượng Và Cách Dùng
1 đến 2 gói mỗi ngày, Mỗi gói pha vào trong 1 ly nước. Forlax có hiệu quả trong
vòng 24 đến 48 giờ sau khi uống.
6/KALEORID
Thành Phần: potassium chlorid 0,6g
Dược Động Học:
Kali chlorid hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, thải trừ chủ yếu qua thận
khoảng 90%, phân 10%. khả năng giữ kali của thận kém ngay cả khi cơ thể thiếu
nặng.
Chỉ Định :
19
Thường được dùng để điều trị giảm kali máu và ion chlorid được dùng
điều trị giảm kali nặng, ở người dùng thuốc lợi tiểu thải k
+
trong điều trị cao
huyết áp vô căn sau biến chứng.
Kali chlorid có thể chỉ định cho bệnh nhân bị xơ gan, thuốc nhuận tràng,
thuốc tránh thai, tiêu chảy corticoid lâu dài.
Chống Chỉ Định:
-Tăng kali máu, suy thận, dạng viên chống chỉ định khi thực quản bị chèn
ép, dạ dày chậm tiêu, tắc ruột, hẹp môn vị vì cản trở kali qua dạ dày ruột có thể
gây kích ứng dạ dày ruột nặng hơn do nồng độ kali tại chổ cao.
Thận Trọng:
Người bị suy thận, bệnh tim mất nước cấp, bỏng nặng hoặc người dùng
thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali.

ở người bị loét dạ dày tá tràng phải chống chỉ định dạng viên rắn, thuốc kháng
acetylcholin vì khả năng làm giảm nhu động dạ dày ruột
Tác Dụng Phụ: Thường gặp: rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, trướng bụng…
Liều Dùng- Cách Dùng: Uống vào bữa ăn hoặc sau bữa ăn, uống với nhiều
nước, nếu là thuốc nước phải pha đủ loảng trước khi dùng.
Tương Tác:
-Với chất ức chế enzym chuyển hóa, NSAID, thuốc chẹn Beta…
-Thuốc lợi tiểu thiazid có khả năng gây tăng kali máu
7/DEBRIDAT
Thành Phần: Trimebutine maleate
Tác Dụng :
Trimebutine là một thuốc mới trong
điều trị rối loạn dạ dày-ruột, có tác dụng chọn
lọc hệ thần kinh,ngoài ra còn kích thích nhu
động đẩy dạ dày-ruột rất cần cho điều trị có
20
hiệu quả các rôí loạn khác như như hội chứng ruột dễ bị kích thích .An toàn trong
quá trình điều trị lâu dài, cũng như dùng cho trẻ em và người già.
Chỉ Định
Rối loạn chức năng tiêu hóa: trào ngược thực quản dạ dày, thoát vị khe
thực quản, viêm dạ dày, viêm tá tràng, loét dạ dày tá tràng, hội chứng kích thích
ruột.
Trẻ em nôn tró thường xuyên, táo bón, tiêu chảy
Chống Chỉ Định(Không dùng cho những trường hợp sau)
Quá mẫn cảm với thành phần thuốc
Liều Dùng:
Người lớn 100-200mg x 3l/ngày
Lưu Ý(Thận trọng khi sử dụng)
Phụ nữ có thai và cho con bú
Tác Dụng Phụ

Táo bón, tiêu chảy, sôi bụng, buồn nôn, khó tiêu và khát nước
8/OMEPRAZOL 20MG
Loại thuốc: Chống loét dạ dày tá tràng, ức chế bơm proton
Dạng bào chế: viên nang 20mg
Cơ chế tác dụng: Omeprazol ức chế sự bài tiết acid của dạ dày do ức chế có hồi
phục hệ enzym hydro-kali adenosin triphosphatase ( còn gọi là bơm proton) ở
tế bào viền của dạ dày, tác dụng nhanh kéo dài nhưng hồi phục được.
Omeprazol được hấp thu hoàn toàn ở ruột non sau khi uống là 3-6 giờ, khả
dụng sinh học khoảng 60%, tuy thời gian bán thải ngắn (khoảng 40 phút)
nhưng tác dụng sinh học kéo dài 24 giờ nên có thể dùng 1 lần/ ngày.
Chỉ định :
-Trào ngược dạ dày- thực quản
-Loét dạ dày- tá tràng
-Hội chứng Zollinger- Ellison
21
Chống chỉ định: Quá mẫn với thuốc.
Thận trọng: Trước khi cho người bị loét dạ dày dùng Omeprazol thì phải loại trừ
khả năng bị u ác tính (vì thuốc có thể che lấp các triệu chứng)
Tác dụng phụ:
Thường gặp: Nhức đầu, buồn ngủ chóng mặt; rối loạn tiêu hóa: buồn nôn,
nôn, đau bụng, táo bón, chướng bụng.
Liều dùng:
Thường dùng 20-40mg/ngày trong 4-8 tuần.
9/FORTRANS
Thành Phần:
Macrogol 64g
Natrisulfat khan 5,7g
Natri bicarbonate 1,68g
Natrichlorua 1,46g
Kaliclorua 0,75g

Chỉ Định:
-Làm sạch đại tràng để chuẩn bị nội soi, X quang, phẩu thuật dại tràng.
-Fortran có thể dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Chống Chỉ Định:
-Mất nước hay suy tim nặng.
-Tắc ruột hay liệt ruột,trẻ em
Tác Dụng Phụ: buồn nôn, nôn, cảm giác trướng bụng.
22
10/SORBITOL
Cơ Chế:
-Là thuốc nhuận tràng loại thẩm thấu.
-Làm tăng áp suất thẩm thấu trong lòng ruột gây
ra hiện tượng lưu giữ nước, làm mềm phân và làm tăng
nhu động ruột.
Tác Dụng:
-Có tác dụng nhuận tràng rất nhanh, sử dụng ngắn
ngày, thuốc tương đối an toàn.
-Là một monosaccharid hấp thu kém qua đường tiêu hóa
Chỉ Định: Dùng trong điều trị triệu chứng táo bón và khó tiêu.
Chống Chỉ Đỉnh:
Các bênh thực thể viêm ruột non, viêm loét đại- trực tràng, bệnh cronh và hội
chứng tắc hay bán tắc, đau bụng không rõ nguyên nhân.
Thận Trọng:
Không được dùng trong trường hợp tắc đường dẫn mật, người bệnh đại tràng
kích thích, tránh dùng sorbitol khi đói và nên giảm liều
Không nên dùng lâu dài thuốc nhuận tràng ,trị táo bón bằng sorbitol chỉ để hỗ
trợ cho cách điều trị bằng chế độ ăn uống.
Liều Dùng:
Chỉ được dùng các thuốc nhuận tràng thẩm thấu với liều đơn và không
thường xuyên.

Điều trị táo bón: người lớn dùng 1 gói vào lúc đói, buổi sáng.
Cách dùng: pha 1 gói vào trong ½ cốc nước, uống trước bữa ăn 10 phút.
23
PHẦN III
THẢO LUẬN
Cas lâm sàng:
-Bệnh nhân nam 38 tuổi, vào viện với lý do: Đau bụng, bí trung đại tiện. Qua
khám lâm sàng và được chẩn đoán là bán tắc ruột/ viêm dạ dày, sau thời gian
điều trị và theo dõi diễn tiến của bệnh tại khoa Nội Tiêu Hóa, Các dấu hiệu
sinh tồn (mạch, nhiệt độ, huyết áp) không dao động nhiều giữa các ngày điều
trị:
Mạch: 80 lần/phút
Huyết áp: 100/60 mmHg
Nhiệt độ: 37
o
C
-Nhìn chung các thuốc sử dụng trong đợt điều trị cho bệnh nhân này là hợp
lý, trong đơn không có tương tác giữa các thuốc với nhau.
1/Tính hợp lý:
Ngày thứ nhất:
-Bệnh nhân được chẩn đoán là bán tắc ruột do phân, bụng trướng làm cho
bệnh nhân khó chịu, không ăn uống được, rối loạn nước và điện giải nên việc sử
dụng Lactat Ringer, Glucose để cân bằng nước và chất điện giải, đồng thời cung
cấp dinh dưỡng và năng lượng cho bệnh nhân là cần thiết.
-Do rối loạn nước-điện giải và việc truyền Glucose có thể làm giảm kali
máu nên cần làm xét nghiệm sinh hóa máu, sau khi có kết quả xét nghiệm thì kali
thấp do đó cần sử dụng kaleorid để bù lại lượng kali đã mất nhưng cần phải
thường xuyên theo dõi chức năng thận của bệnh nhân.
-Việc sử dụng kháng sinh không phải là chỉ định thường quy, tuy nhiên
trong bán tắc ruột kháng sinh đóng vai trò quan trọng nhằm giảm biến chứng và

nguy cơ dẫn đến tử vong. Với hội chứng bán tắc ruột do phân dễ dẫn đến nhiễm
trùng, nhiễm độc, tác nhân thường gặp là vi khuẩn Gr(-) do đó nên chỉ định dùng
kháng sinh Ceftazidim là hiệu quả.
24
-Trong trường hợp tắc hay bán tắc ruột thì sorbitol là chống chỉ định.
nhưng ngay khi vào viện bác sĩ đã chỉ định dùng bơm fleet enema để thông tiện
cho bệnh nhân, sau khi bệnh nhân đi cầu được 1 lần thì việc sử dụng sorbitol
nhằm làm phân mềm và dễ dàng tống ra ngoài.
-Omeprazol 20mg được chỉ định vì bệnh nhân có viêm dạ dày do khả năng
ức chế tiết acid của Omeeprazol rất hiệu quả và chỉ cần dùng 1 lần trong ngày.
Ngày thứ hai:
Thuốc vẫn được sử dụng giống như trên nhưng thay Omeprazol dạng viên
uống bằng Quamatel vì: dùng Quamatel đường tiêm sẽ hiệu quả hơn dùng
Omeprazol đường uống, tuy nhiên thay vì dùng Quamatel thì dùng
Omeprazol dạng tiêm vì nó có tác dụng ức chế tiết acid rất hiệu quả và thời
gian tác dụng kéo dài 24 giờ ta chỉ cần dùng 1 lần trong ngày, còn Quamatel
thì thời gian tác dụng chỉ 10-12 giờ ta phải dùng 2 lần /ngày. Đồng thời
không sử dụng Sorbitol mà dùng Fortrans vì: Fortrans có tác dụng làm sạch
đại trạng để chuẩn bị X-quang bụng đứng .
Ngoài ra còn dùng thêm Debridat có tác dụng giãn cơ trơn đường tiêu hóa,
để hỗ trợ trong điều trị bệnh viêm dạ dày
Ngày thứ ba:
Ngừng truyền Glucose và Lactat, cho bệnh nhân ăn cháo
Không dùng Fortrans và sorbitol mà dùng Forlax vì hiện tại bệnh nhân không
còn trướng và đau bụng, đi cầu được nên không cần dùng loại có tác dụng
nhanh như Sorbitol,mặt khác Sorbitol dùng lâu dài sẽ gây rối loạn nước và
điện giải.Vì vây,nên dùng Forlax có tác dụng chậm, an toàn, ít tác dụng phụ
Ngày thứ tư:
Sử dụng thuốc giống ngày thứ ba nhưng dùng thêm Fortrans để làm sạch đại
tràng chuẩn bị nội soi.

Ngày thứ năm : dùng thuốc giống ngày thứ ba
2/Một số điều cần lưu ý:
25

×