Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Nghiên cứu về đặc điểm, hình thái và vi phẫu các loài thuộc chi dền (amaranthus ) thường gặp ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 28 trang )

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
I .ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên hành tinh sống của chúng ta thực vật được phân bố ở khắp mọi nơi. Từ
đỉnh núi cao đến đáy biển sâu, trên hoang mạc khô cằn vùng nhiệt đới ta cũng bắt gặp
các loài cây chịu hạn. Ở hai cực bang giá của quả đất vẫn có địa y và tảo. Thậm chí
trong các suối nước nóng C cũng có những vi khuẩn sống được bình thường. Còn ở
các vùng đồng bằng trung du khí hậu ôn hòa thì thực vật phát triển mạnh mẽ. Thực
vật có diệp lục không những phong phú và đa dạng, mà còn có vai trò rất quan trọng
trong tự nhiên cũng như trong đời sống con người. Cây xanh nhờ có diệp lục mà chúng
hấp thu được ánh sáng mặt trời để quang hợp và nhả oxi tự do vào không khí, làm cho
không khí trong lành. Cây xanh quang hợp tạo nên chất hữu cơ là nguồn thức ăn cho
động vật và con người. Đặc biệt là con người, động vật… và cũng là nguồn nguyên
liệu cho công nghiệp.
Thực vật luôn gắn bó với đời sống con người cung cấp lương thực, sản phẩm
nguồn dinh dưỡng đa dạng hằng ngày. Thực vật là nguyên liệu cho nghành công
nghiệp, đặc biệt thực vật góp phần vào chữa bệnh cho con người, hệ thực vật Việt Nam
rất đa dạng nhiều chủng loài, lãnh thổ nước ta có ¾ diện tích là đồi núi trải dài từ Bắc
đến Nam, lại nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, là nơi giao lưu các luồng thực vật
của thế giới, thực vật của Việt Nam còn chưa đựng một nguồn gen quý là một trong
những nguồn gốc của thực vật hạt kín.
Thực vật cung cấp cho ta nhiều tinh bột, đường, vitamin, da vị, thuốc chữa bệnh,
cao su, gỗ, vật liệu xây dựng…Thực vật có tác dụng điều hòa khí hậu, ngăn gió, bão,
lũ lụt, chống xói mòn, hạn hán, giữ ẩm cho đất, cung cấp dinh dưỡng cho đất chống sa
mạc hóa…Thực vật là lá phổi thứ hai của sự sống con người và động vật.
Họ dền (Amaranthaceae) là một họ đem lại lợi ích kinh tế cao và cũng là một trong
những họ nằm trong bậc thang tiến hoá của giới thực vật. Nó mang những đặc điểm
tiến hóa và nó có một vai trò hết sức quan trọng trong tự nhiên cũng như trong thực
tiễn. Họ dền (Amaranthaceae) đem lại lợi nhuận kinh tế cũng như những món ăn ưa
thích của con người và động vật như: dền cơm, dền gai, dền đỏ, cỏ xước, rau diệu…
Bên cạnh đó còn cung cấp sản phẩm làm thuốc chữa bệnh như : cây củ dền có tác dụng
bổ dưỡng kích thích ăn ngon miệng, giải nhiệt, lợi tiểu…, dền cơm: có tác dụng trị lỵ


trực trùng và viêm trường vị cấp và mạn tính, cũng dùng trong điều trị độc rắn. Dền
gai trị phù thũng bệnh về thân, lậu, trị bỏng…
Tuy nhiên, ở họ dền (Amaranthaceae) người ta chỉ mới mô tả về hình thái và dựa
vào đặc điểm hình thái để phân loại các chi chứ chưa đi phân tích nhiều về vi phẫu đặc
biệt là vi phẫu về các loài chi dền (Amaranthus)
Vì vậy để chuẩn bị cho viêc nghiên cứu một cách toàn diện về đặc điểm, hình
thái, và vi phẫu chi rau dền ở Việt Nam và góp phần cung cấp dữ liệu cho việc nhận
biết, sử dụng các loài thuộc chi này, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài:” Nghiên cứu về
đặc điểm, hình thái và vi phẫu các loài thuộc chi dền (Amaranthus ) thường gặp ở
Việt Nam”
1


II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
- Tìm hiểu những đặc điểm, hình thái và vi phẫu các loài thuộc chi dền (Amaranthus)
thường gặp ở Việt Nam
- Phát hiện những đặc điểm thích ứng sinh thái từ đó có những đề xuất kỹ thuật gieo
trồng các loài thuộc chi dền có giá trị kinh tế cao.

2


CHƯƠNG II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Việc nghiên cứu về hình thái, và vi phẫu thực vật được tiến hành từ khi xã hội
loài người mới được hình thành. Việc nghiên cứu ngài càng đi sâu cùng với sự phát
triển của xã hội loài người.
Cách đây 3000 năm, một số tài liệu sách cổ Trung Quốc như Hạ Tiểu Chính và
Kinh Thi được mô tả các dạng sống của nhiều loại cây khác nhau.
Pho sách của Ấn Độ “Suroruta” thế kỷ XI trước công nguyên mô tả hình thái 700

loài cây thuốc. Đến thế kỷ III, IV trước công nguyên mới bắt đầu có những hiểu biết
về giới thực vật.
Teophoratto học trò của Aristot trên đây được viết nhiều sách về chuyên môn
thực vật như “lịch sử thực vật “, “nghiên cứu về cây cỏ” … trong các sách lần lượt đưa
ra các dữ liệu về hình thái, cấu tạo của cơ thể thực vật cách trồng và công dụng của
chúng. Ông đã chia cây thành rễ, thân, lá, hoa, quả …
Sau thế kỷ thứ XVIII nhờ sự phát triển của khoa học tự nhiên và sự ra đời của
kính hiển vi của nhà vật lý học người Anh và việc nghiên cứu bằng các thực nghiệm
khác nhau đã được tiến hành một cách rộng rãi ở nhiều nước.
Vào thế kỷ thứ XIX các nhà khoa học đã tìm ra mối liên quan giữa cấu trúc và
chức năng cơ bản trong đời sống của cây cối như : quang hợp, dinh dưỡng khoáng, hô
hấp…
Năm 1874 Xvendene đã chú ý đến chức năng sinh lý khi nghiên cứu giãi phẫu
thực vật.
Năm 1884 GHabeilan đã phát hiện đầy đủ chức năng sinh lý trong cuốn sách
“Giải phẫu sinh lý thực vật”.
Năm 1859 học thuyết Đacuyn ra đời là cơ sở cho sự phát triển sinh học trong đó
Giải phẫu hình thái thực vật đã được coi trọng đúng mức.
Năm 1877 Đơbari xuất bản cuốn giải phẫu so sánh các cơ quan dinh dưỡng trong
đó ông đã phân biệt các loại mô trong cây và trong lá cây.
Vào nữa thế kỷ XX nhiều công trình nghiên cứu giải phẫu ứng dụng phục vụ các
nghành phân loại, sinh lý, sinh thái trong đó phải kể đến bộ sách “Giải phẫu các loài
cây hai lá mầm và một lá mầm” (1950-1960-1961) của Metcanphơ và Saucơ. Là
những công trình giải phẫu thực vật đáng kể.
Gần đây cuốn giải phẫu thực vật của các nhà thực vật học Mỹ Esau mô tả nhiều cơ
quan dinh dưỡng rễ, thân, lá, một cách chi tiết.
Năm 1959 Parter và Darir đã nghiên cứu mô tả hình thái thảm thực vật Savan Châu
Phi.

3



Năm 1974 L.Rhamphray nghiên cứu và mô tả hình thái đồng cỏ Australia và đưa ra
những biện pháp cải tạo đất trồng cây gây rừng.
Còn ở Việt Nam nghiên cứu hình thái giải phẫu hình thái thực vật còn ít. Dưới thời
kỳ pháp đô hộ chỉ có công trình nghiên cứu của H.Lơcôngtơ (1942) trong đó mô tả các
cây gỗ đông dương ngoài ra còn vài tài liệu lẻ tẻ khác về cây cỏ Việt Nam nhưng
không đầy đủ.
Cuốn ‘Thực vật học đại cương tập 1” (1960), của Lê Khả Kế đã mô tả về hình thái
giải phẫu học. Tiếp theo đó là các giáo trình thực vật học của Vũ Văn Xuyên (1970),
Sinh học thực vật của Phạm Hoàng Hộ (1966), Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam của Lê
Khả Kế và cộng sự (1969-1976), Hình thái giải phẫu học của Lương Ngọc Toản
(1974), Thực vật học của Cao Thế Chung (1975), Hình thái học của Nguyễn Bá (19741975), Hình thái giải phẫu thực vật. Hoàng Thị Sản - Phạm Nguyên Hồng – Nguyễn
Tề Chỉnh (1980), Thực hành giải phẫu hình thái thực vật của Hoàng Thị Sản – Nguyễn
Tề Chỉnh (1982), sinh thái học thực vật của Lâm Đình Thái – Nguyễn Duy Minh –
Nguyễn Lương Hùng (1987). Được sử dụng rộng rãi trong trường đại học, trung học
làm lý luận và mô tả thực tiễn hình thái giải phẫu cây cỏ Việt Nam.
Trong tài liệu thực vật Đông Nam Á (1999) có giới thiệu một số loài cây có giá trị
kinh tế cao, tuy nhiên việc nghiên cứu giải phẫu thân, rễ, lá thì gần như chưa được chú
ý.

4


CHƯƠNG III
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I .ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm, hình thái và vi phẫu của các loài:
- Cây dền cơm (Amaranthus lividus L.)

- Cây dền tía (Amaranthus tricolor L.)
- Cây dền gai (Amaranthus spinosus. )
2. Phạm vi nghiên cứu
Thành phố Cần Thơ và các vùng lân cận
3. Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 2 tháng 2 đến ngày đầu tháng 4 năm 2018
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình tiến hành đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
1.Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa
Chúng tôi tiến hành thu mẫu ở Thành Phố Cần Thơ và các vùng phụ cận
1.1.Cách thu mẫu
Mẫu được lấy trong điều kiện tự nhiên tại Thành Phố Cần Thơ và các vùng phụ
cận. Các mẫu của những đại diện được lấy với cùng một độ tuổi sinh trưởng phát triển
như nhau. Chủ yếu lấy cây đã có hoa, sinh trưởng tốt, kích thước ổn định tối đa, các cơ
quan phát triển mạnh, đã có bộ rễ phát triển đầy đủ, mỗi cây đại diện được lấy nhiều
mẫu (5 mẫu) và nghiên cứu nhiều lần, mẫu lấy xong một số giải phẫu ngay một số
được ngâm trong foocmon 5%.
1.2. Xử lý mẫu
Mẫu lấy về một phần được nghiên cứu ngay, một phần được ngâm trong cồn 70%
và foocmon 5% để bảo quản sử dụng dần.
1.3. Hình thái học (quan sát, đo kích thước và mô tả bên ngoài)
Mô tả hình thái bên ngoài của cây chúng tôi quan sát bằng mắt thường và kính lúp
cầm tay để quan sát hình dạng của cây như: hình dạng hoa, quả, lá, hình dạng lông sau
đó đo kích thước bằng thước xếp thông thường.
2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
Mẫu thu về được xử lý dùng để giải phẫu sau ta tiến hành làm tiêu bản để quan
sát.
5



2.1. Phương pháp giải phẫu
Tất cả các mẫu lấy về được giãi phẫu thân, rễ, lá, hạt phấn sau đó tiến hành làm
tiêu bản tạm thời và tiêu bản cố định theo phương pháp thực hành giãi phẫu thực vât
của Hoàng Thị Sản (1982).
2.2. Phương pháp tiêu bản hiển vi
2.2.1. Chọn mẫu
Thường là mẫu tươi hoặc mẫu ngâm trong cồn .Đối với mẫu vật là lá thì hình
dạng lá phải còn nguyên vẹn, chọn những lá không già quá nhưng cũng không non quá
(lá bánh tẻ). Đối với mẫu vật là cành, thân hoặc rễ cây thì nên chọn những đoạn tương
đối thẳng, có đường kính từ 0,1 - 0,5cm. Các mẫu khô nên được luộc hay ngâm nước
sôi trước khi cắt, thời gian ngâm hay luộc tùy thuộc vào mức độ rắn chắc của mẫu vật.
2.2.2. Phương pháp bóc hoặc cắt mẫu và soi khí khổng
Để quan sát cấu tạo bên trong của những cơ quan thực vật chúng ta thực hiện
phương pháp bóc hoặc cắt lát mỏng bằng tay và nhuộm hai màu với các cơ quan cắt ra
thành từng khoanh mỏng (vi phẫu ) trước khi quan sát.


Phương pháp bóc

Dùng kim mũi mác rạch đứt một đường nông trên bề mặt cần bóc, sau đó bóc lấy
một lớp tế bào biểu bì của lá cây; đặt tiêu bản lên giữa phiến kính đã nhỏ sẵn một giọt
dung dịch lên tiêu bản (nước cất hoặc glycerin ) rồi đậy lá kính lại ( theo phương pháp
giọt ép ) và quan sát dưới kính hiển vi.


Phương pháp cắt mỏng bằng tay

Quy trình thực hiện theo trình tự các bước sau:
- Cắt khoanh khoai lang hoặc cà rốt thành khoanh dày khoảng 2cm dùng để làm thớt.
- Đặt cơ quan (rễ, thân, lá) lên “thớt”; giữ chặt cơ quan trên thớt giữa ngón cái và ngón

trỏ bàn tay trái hay ngược lại.
- Tay phải cầm lưỡi lam mới đặt thẳng vuông gốc vào cơ quan, cắt xuống thành từng
lát mỏng bằng cách kéo về mình.
 Chú ý:

- Cơ quan trước khi cắt nên đặt trong nước để khỏi bị khô héo.
- Lát cắt càng mỏng càng tốt, khi cắt phải kéo lưỡi lam theo một chiều nhất định, tránh
kéo lưỡi lam qua lại nhiều lần và phải cắt nhiều lát để dễ lựa chọn.
- Lát cắt phải luôn thẳng vuông gốc với trục cơ quan, mẫu khi cắt được vài lát, phải
kiểm tra lại mặt cắt: nếu thấy xéo phải cắt bỏ phần xéo rồi mới tiếp tục cắt.
- Lát cắt phải chon ngay vào dung dịch thích hợp ( nước, nước javel,…) bằng cách
dùng kim mũi giáo gở nhẹ lớp dính trên khoai lang hoặc trên lưỡi lam và cho vào đĩa
đồng hồ đã để sẵn dung dịch.
6


- Mẫu vật có thể cắt ngang hay cắt dọc tùy theo yêu cầu quan sát.
 Vị trí cắt:

- Rễ cắt ở miền long hút hoặc miền tăng trưởng.
- Thân cắt giữa 2 mấu.
- Lá cắt ngang vùng gân chính gần cuống lá, không cắt ở ngọn lá.


Phương pháp làm tiêu bản soi khí khổng

- Dùng kim mũi mác bóc lớp tế bào mặt trên và và mặt dưới của lá đặt lên lam kính
tiếp đến nhỏ một giọt nước cất đậy la men lại rồi lên kính quan sát (nếu khí khổng
đóng dùng Glyxerin nhỏ vào để cho khí khổng mở) quan sát.
2.2.3. Cách làm tiêu bản tạm thời

Trước hết dùng lưỡi lam cắt những lát thật mỏng ngang thân, rễ, lá (tại các vịtrí như
nhau ở mỗi cây) chọn những lát cắt mỏng nhất rửa (ngâm) vào nước cất, sau đó tiến
hành nhuộm kép bằng các min đỏ từ 15 – 30 phút.
- Vớt ra rửa với nước cất
- Nhuộm xanhmetylen từ 5 – 10 giây.
- Vớt ra rửa sạch với nước cất.
- Lên tiêu bản tạm thời bằng glyxerin 10%.
- Lên kính quan sát.
2.2.4. Phương pháp làm tiêu bản cố định
Cũng làm tương tự như tiêu bản tạm thời. Song trước khi nhuộm lát cắt thì phải
dùng cồn khử nước sau đó dùng Xylen nhỏ và để khử cồn theo các cường độ từ thấp
đến cao. Lên tiêu bản cố định bằng Bomcanada. Đậy tiêu bản lại quan sát.
2.3. Phương pháp nhuộm 2 màu
Khi vi phẫu được nhuộm bằng dung dịch phẩm nhuộm hai màu son phèn – lục iod
(carmin aluné – vert d’iod), son phèn sẽ nhuộm màu hồng vách tế bào bằng cellulose
và lục iod nhuộm xanh vách tế bào tẩm mộc tố.

-

Các bước tiến hành:
Mẫu vật sau khi được cắt thành lát mỏng lần lượt ngâm vào các dung dịch sau:
Ngâm vào nước javel 15 phút để loại bỏ nội dung tế bào.
Rửa nước cho sạch javel (ít nhất 3, 4 lần).
Ngâm vào Acid acetic 5 phút để tiếp tục loại bỏ nội dung tế bào và làm sạch
nước javel còn sót lại.
- Rửa nước (ít nhất 3, 4) lần cho đến khi không còn mùi acid acetic.
- Nhuộm bằng phẩm nhuộm Son phèn – lục iod 10 phút.
- Rửa nước cho sạch phẩm nhuộm và giữ mẫu vi phẫu trong nước.
 Chú ý:
7



Luôn luôn để vi phẫu trong mặt kính đồng hồ, chỉ dùng ống nhỏ giọt để rửa
thay đổi nước hay dung dịch trong đĩa. Tuyệt đối không nên dùng kim nhọn
đụng vào vi phẫu vì khi đó các vi phẫu sẽ bể và khó quan sát (học sinh không
còn thời gian để thực hiện cắt nhuộm lại).

8


CHƯƠNG IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I.

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC LOÀI THUỘC CHI AMARANTHUS

Rau Dền, là tên gọi chung để chỉ các loài trong chi Dền (danh pháp khoa học:
Amaranthus, bao gồm cả các danh pháp liên quan tới Acanthochiton, Acnida,
Montelia) do ở Việt Nam thường được sử dụng làm rau ăn. Chi Dền gồm những loài
đều có hoa không tàn, một số loài mọc hoang dại ven đường, bụi cây, nhưng nhiều loài
được sử dụng làm lương thực, rau, cây cảnh ở các vùng khác nhau trên thế giới, cũng
như ở Việt Nam. Tên tiếng Anh là (Amaranth) cũng như tên khoa học của các loài Dền
đều có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “Amarantos” có nghĩa là hoa không bao giờ tàn.
Chi Dền được cho là có nguồn gốc từ Trung Mỹ và Nam Mỹ nhưng khoảng 40 loài với
khoảng 400 giống của nó hiện diện khắp nơi trên thế giới, cả vùng có khí hậu ôn đới
lẫn nhiệt đới. Ở Việt Nam, rau Dền thường thấy là: Dền đỏ (Dền tía – Amaranthus
tricolor ), Dền cơm (Dền trắng, Dền xanh – Amaranthus viridis) làm rau ăn; Dền gai
(Amaranthus spinosus ) mọc hoang dại và làm thuốc phục vụ nghành dược.
II. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ ĐẶC ĐIỂM VI PHẪU CÁC LOÀI THUỘC
CHI DỀN (AMARANTHUS)

1. Cây dền gai
- Ngành: Ngọc lan (Magnoliophyta).
- Lớp: Ngọc lan (Mangnoliopsida).
- Bộ: Dền (Amaranthales).
- Thuộc họ Dền (Amaranthaceae).
- Tên khoa học: (Amaranthus spinosus L.).
- Tên gọi khác: Dền gai.
1.1.
Phân bố
- Là dạng cây thân thảo, cây mọc và phân bố ở khắp các tỉnh thành từ Bắc trí

Nam, cây thường mọc ven đường, ở các khu đất bỏ hoang hầu như đâu đâu
cũng có cây thuốc này phân bố. Vài năm gần đây do sự sâm thực của loài hoa
xuyến chi khiến nhiều loài bị đe dọa, có những loài hiện nay rất khan hiếm
như: Cây cỏ xước, cây dền gai….
1.2.
Thành phần hóa học ( theo Hooper )
- Nước = 52.10% (tươi).
- Chất béo lipide = 2.21% (khô).
- Alblumenoids = 19.43% (khô).
- Glucide = 38.35% (khô).
- Chất xơ thực phẩm = 19.82% (khô).
- Tro = 20.20% (khô).
- Azote = 3.11% (khô).
- Phosphoric acid = 1.13% (khô).
- Silicates = 1.90% (khô).
• Thành phần dinh dưởng lá dền gai Amaranthus spinosus :
Thành phần dinh dưỡng Dền gai trong lá tính %
Độ ẩm %
84.50

9


Tro %
Chất xơ thực phẩm %
Glucied %
Chất béo %
Vitamin C (U.I /mg)
Vitamin B3 (U.I/mg)
Calicium Ca (U.I/mg)
Sắt Fe (U.I/mg)
Photphore P (U.I/mg)
1.3.

2.60
1.30
8.10
0.50
30.00
0.30
560.00
30.50
65.00

Đặc điểm, hình thái

- Amaranthus spinosus, thường được gọi là rau Dền gai, spiny amaranth, pricly
amaranth hay thorny amaranth. Ở Campchia, rau Dền gai được gọi là Pti banlar
và tro của nó đã được ghi vào lịch sử dùng để nhuộm vải màu xám.
- Thân: thân thảo, to, đứng thẳng, không long, phân nhánh cao khoảng 0,4 – 1

m,
không long, nhiều nhánh, có gai ở nách lá ( sự hiện diện của gai giúp ta
phân biệt được Dền gai với Dền xanh, Dền trắng – Amaranthus viridis ).
- Lá: phiến lá tròn, dài, thon, hình bầu dục đầu nhọn mũi giáo, 4 – 10 cm, mặt
dưới lá xanh nhợt, cuống có 2 gai dài 3 – 15 mm ở nơi gắn vào thân.
- Hoa: hoa đơn tính, hoa đực, hoa cái trên cùng một cây. Hoa đực trên gié ở ngọn
phía trên, bao hoa thường 3, tiểu nhụy 5, rất nhiều. Hoa cái mọc chum ở nách lá,
cao khoảng 7 – 8 mm, đài hoa 5 hay từ 1 – 3, hình bầu dục thẳng, thường thì có
ngạnh. Cánh hoa màng mỏng và trong. Lá bẹ thẳng, có long, tồn tại lâu như đài
hoa hay hơn, dang như gai, bầu noãn thượng, vòi nhụy 3 cong ở cuối.
- Trái: là hạp quả, tự khai, nếp nhăn, dài như những đài hoa.
- Hạt: nhỏ nhiều, khoảng 1mm đường kính, màu đen, hình thấu kính và sáng. Hạt
trưởng thành khoảng 1 tháng sau khi trổ hoa, Những hạt chin trưởng thành rơi
rụng chung quanh cây, sự phát tán do những động vật ăn thực vật, người ta phát
hiện phần lớn những hạt nằm trong phân hủy của động vật. Hoa nở rộ suốt năm.
- Bộ phận sử dụng: rễ, thân, lá. Người ta thu hoạch rễ suốt năm, rữa thật sạch, cắt
thành lát mỏng, phơi khô. Lá và thân non được ăn như rau xanh.

10


A

C

B

D

11



E
Hình 1.3 Đặc điểm hình thái cây dền gai (Amaranthus spinosus L)
A. Thân, B. Lá, C. Gai, D. Hoa, E. Rễ
1.4.



-



Vai trò đối với dược
Thân và lá:
Dùng để chữa trị:
Dịu đau, trấn thống.
Thuốc lợi sữa.
Chất làm lạnh.
Lợi tiểu.
Thuốc tẩy xổ.
Làm lavament ( bơm rửa ruột ).
Bệnh bao tử.
Bệnh tả.
Đỗ mồ hôi.
Nôn mửa.
Bệnh phong cùi.
Chất làm mềm.
Vết bầm.
Áp xe.

Viêm xưng.
Hạt được sử dụng như một thuốc dán để:
Đắp lên chỗ gãy xương.
Cây rau Dền gai giúp tạo nên: sự co thắt trong những mô sống, làm giãm
những dòng chảy của sự bài tiết và những chất thải của máu, những chất
nhầy.
Đồng thời cũng tác dụng: giãm sốt và mềm mịn da, tạo sự ấm nóng và độ
ẩm.
Được sử dụng bên trong cơ thể trong điều trị: nội xuất huyết, tiêu chảy,
kinh nguyệt quá nhiều.
Rễ:
12









1.5.
-

Dùng để chữa trị:
Rối loạn kinh nguyệt.
Bệnh lậu.
Chóc lỡ.
Đau bụng.
Long đờm.

Dịu đau trấn thống và lợi sữa.
Rễ có thể giúp thúc đẩy hay làm tăng lưu lượng kinh nguyệt.
Rau Dền gai được đề nghị dùng trong: phát ban nhiệt ( như sởi, đậu mùa,
ban đỏ ), như chất lợi sữa và là một đơn thuốc cho bệnh đau bụng.
Rau Dền gai cũng giúp tang sự sản xuất sữa cho người mẹ trong thời kì
cho con bú.
Rau Dền gai sử dụng bên trong cơ thể, để chữa trị: nội xuất huyết, tiêu
chảy và kinh nguyệt quá nhiều.
Rau Dền gai sử dụng bên ngoài cơ thể, để điều trị: loét, lỡ miệng, bài tiết
ở âm đạo chảy máu cam, chữa vết thương và cả những vết thương do rắn
cắn.
Chú ý: trong giai đoạn đầu của thời kỳ mang thai, rau Dền gai có thể gây
xẩy thay.
Đặc điểm vi phẫu
Rễ:
Mặt cắt ngang hình tròn, vùng vỏ chiếm 1/5 diện tích vi phẫu, vùng trung
trụ 4/5.
Vùng vỏ: Bần thường 2-4 lớp tế bào hình chữ nhật dẹt, vách mỏng, xếp
thành dãy xuyên tâm, lớp ngoài thường bị bong rách.

13


Hình 1.5 Vi phẫu rễ Dền gai (Amaranthus spinosus L.)
1. Bần; 2. Tầng sinh bần; 3. Libe; 4. Mô mềm vỏ; 5. Bó libe; 6. Bó gỗ; 7. Tia ruột

14


Hình 1.6 Vi phẫu thân Dền gai (Amaranthus spinosus L.)

1. Biểu bì; 2. Mô dày; 3. Calci oxalat; 4. Mô mềm võ; 5. Mô mềm ruột; 6. Calci
oxalat; 7. Bó gỗ; 8. Bó libe

15


Hình 1.7 Vi phẫu cuốn lá Dền gai (Amaranthus spinosus L.)
1. Mô dày trên; 2. Biểu bì; 3. Gân phụ; 4. Mô mềm giậu; 5. Mô dày; 6. Mô dày dưới;
7. Calci oxalate; 8. Mô mềm đạo; 9. Bó libe; 10. Bó gỗ.

16


2. Cây dền xanh, dền cơm
- Ngành: Ngọc lan (Magnoliophyta)
- Lớp: Ngọc lan (Mangnoliopsida)
- Bộ: Dền ( Amaranthales ).
- Thuộc họ Dền: ( Amaranthaceae ).
- Tên khoa học: ( Amaranthus viridis L. ).
- Tên gọi khác: Dền xanh, Dền cơm, Dền trắng,Dền tái, Dền đất.
2.1.
Phân bố
- Phân bố ở vùng nhiệt đới; thường nhầm lẫn với rau dền gai. Ở Việt

Nam, có gặp tại Hà Nội, Hà Nam và thành phố Hồ Chí Minh.
Mọc hoang trên các nương rẫy, ruộng hoang, ven đường, nơi ẩm.
Thường được gieo trồng bằng hạt để lấy rau ăn.
2.2.
Thành phần hóa học
Thành phần hóa học cây rau dền xanh Amaranthus viridis giàu:

- Chất đạm protein,
- Chất béo lipide,
- acide amine,
- carotenoide,
- alkaloide,
- glycoside,
- carbohydrates,
- flavonoids,
- sterols..
2.3.
Đặc điểm, hình thái
- Thân: cỏ thường nhỏ, khoảng 80 cm, đứng hay nằm, ở đáy thường có
một nhánh to, cong, thân to đến 5 mm, không long, không gai.
- Lá: lá nguyên, mọc cách, cuống dài từ 4 – 10 cm với phần đáy rộng, 1,5
– 5,5 cm rộng và hẹp ở đỉnh ngọn nhọn, phiến lá hình xoan, tròn dài, có
khi hình bánh bò, bìa lá nguyên, 7 đến 8 gân lá ở bên có thể thấy rõ hơi
cong. Mặt trên và mặt dưới mịn với những chấm nhỏ mờ.
- Hoa: chum tụ tán, đơn hay phân nhánh, ở ngọn hay gié, mọc ở nách lá,
2,5 – 12 cm dài, 2 – 5 mm rộng, không cuống, nhỏ và rậm, màu xanh lá
cây, hình thành như một tiểu cầu hay hợp thành một gié, lá đài 3,1 mm
dài thẳng hay hình mũi mác, tiểu nhụy 3, nuốm 2 – 3. Hoa đực và hoa
cái cùng chung một cây hòa lẫn với nhau. Hoa đực ở phần phía trên
của gié thường có 5 tiểu nhụy. Hoa cái ở phần phía dưới gié và rất nhiều
hơn hoa đực.
- Trái: bế quả nhăn, hình trứng, 1,2 mm dài và 1 mm to. Phần trên cùng
của quả có nuốm chia ra làm 3 mảnh.
- Hạt: một hạt, 1 – 1,25 mm đường kính, màu nâu hoặc màu đen, sáng
bóng. Trổ hoa vào thang7 đến tháng 9. Hạt trưởng thành vào tháng 8
đến tháng 10. Thụ phấn nhờ gió ( phong môi ).
- Bộ phận sử dụng: rễ, thu hoạch suốt năm, rữa sạch hoàn toàn, cắt thành

miếng, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, để dùng về sau, cây dền xanh
ăn được như rau xanh.
-

17


A

B

C

D

Hình 2.3 Đặc điểm hình thái dền cơm (Amaranthus viridis L)
A. Thân, B. Lá, C. Hoa, D. Rễ

2.4.


Vai trò đối với dược
Rau Dền xanh được sử dụng như một loại dược thảo cổ truyền
Ayurvediique dưới tên phạn ngữ Tanduliya. Có tác dụng:
18


Một chất co thắt, tẩy trừ giun sán.
Cây Dền xanh là một chất: làm mềm, trục giun sán, và được dùng trong
trường hợp bị bò cạp chích hay rắn cắn.

• Dùng nấu sắc nguyên cây dền xanh sử dụng để ngăn chặn: bệnh kiết lỵ và
viêm sung.
• Nước ép rễ rau Dền xanh được dùng để chữa trị: viêm trong quá trình tiểu
tiện, bệnh táo bón.
• Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, giống như hạt yến mạch Avoine, hạt rau
Dền xanh hay tinh dầu hạt có thể có lợi ích cho những người bị chứng:
huyết áp cao và bệnh về tim mạch.
• Dùng đều đặn thường xuyên có thể: giãm huyết áp động mạch,
cholesteron.
• Dùng thuốc cao lá rau Dền xanh đắp lên chỗ sung cho bệnh:
- Viêm sung, nhọt, ung mũ áp-xe.
- Sử sụng cho mụn trứng cá và để rửa sạch da.
• Ngâm trong nước đun sôi cây Dền xanh sử dụng như: thuốc lợi tiểu, thuốc
lợi sữa.
• Thân Dền xanh dùng: chất giải độc antidote trường hợp bị rắn cắn.
• Lá dùng cho bò cạp chích.
• Hạt Dền xanh còn được dùng ở người đàn bà có thai để giãm bớt đau khi
làm việc.
 Chú ý: không có đơn vị cây nào trong giống amranthus được biết là độc
hại, nhưng khi người ta trồng trên môi trường đất giàu azote N, Được
biết chất azote tập chung nitrate trong lá cây Dền xanh. Điều này đặc
biệt đáng chú ý là hiện nay người ta tròng trên đất phân sử dụng. Nitrate
liên quan đến: bệnh ung thư dạ dày, những trẻ sơ sinh có màu xanh, và
một số vấn đề liên quan đến sức khỏe khác. Người ta khuyên, không nên
ăn rau Dền xanh, nếu cây được trồng và phát triển trên phân “ vô cơ “.
2.5.
Đặc điểm vi phẫu
- Rễ: Mặt cắt ngang hình tròn, vùng vỏ chiếm 1/5 diện tích vi phẫu, vùng
trung trụ 4/5.
-




19


Hình 2.5 Vi phẫu rễ Dền cơm, xanh (Amaranthus viridis L.)
1. Bần; 2. Tầng sinh bần; 3. Mô mềm vỏ; 4. Calci oxalate; 5. Bó libe; 6. Bó gỗ;
7. Tia ruột; 8. Libe.

20


Hình 2.6 Vi phẫu thân Dền cơm, xanh (Amaranthus viridis L.).
1. Mô mềm ruột; 2. Biểu bì; 3. Lông tiết đơn bào; 4. Mô dày; 5. Mô mềm vỏ;
6. Bó libe; 7. Bó libe; 8. Calci oxalate; 9. Bó gỗ.

21


Hình 2.7 Vi phẫu cuống lá dền cơm, xanh (Amaranthus viridis L.)
1. Bó gỗ; 2. Biểu bì; 3. Mô dày; 4. Calci oxalate; 5. Mô mềm đạo; 6. Bó libe: 7. Mô
mềm dậu; 8. Gân phụ; 9. Mô dày phiến; 10. Biểu bì.

22


3. Cây Dền tía
- Ngành: Ngọc lan (Magnoliophyta)
- Lớp: Ngọc lan (Mangnoliopsida)

- Bộ: Dền ( Amaranthales ).
- Thuộc họ Dền: ( Amaranthaceae ).
- Tên khoa học: (Amaranthus tricolor L.).
- Tên gọi khác: Xích hiện, Giền canh.
3.1.
Phân bố
- Gốc ở Ấn Độ, đã được thuần hoá ở các nước nhiệt đới; ở nước ta, Dền

-

3.2.
-

3.3.
-

-

tía đã được trồng làm rau ăn. Do trồng trọt mà có nhiều thứ tuỳ theo
dạng cây, màu sắc của lá. Có thể thu hoạch toàn cây quanh năm, dùng
tươi.
Cây được trồng bằng hạt, ưa sáng và ưa ẩm. Nhiệt độ thích hợp cho cây
sinh trưởng từ 20-30 độ C, dưới 15 độ C cây gần như không phát triển
được. Nhu cầu nước cho rau dền tía trong thời kỳ sinh trưởng mạnh cao.
Cây ra hoa kết quả nhiều. Hạt nhỏ, 1200-2900 hạt/gam. Tỷ lệ nảy mầm
của hạt cao và có thể bảo quản trong điều kiện nhiệt độ bình thường từ 6
tháng đến 1 năm. Trong thời kỳ sinh trưởng mạnh, cây có khả năng tái
sinh chồi nhanh. Do đó, cứ sau 5-7 này ngắt ngọn người ta lại thu hoạch
được lứa tiếp theo.
Thành phần hóa học

Trong Dền tía, có các thành phần tính theo g%: nước 69,2; protid 1,7;
glucid 1,9; cellulose 0,8; khoáng toàn phần 1,4; và theo mg%: calcium
75; phosphor 34,5; caroten 1,44; B1 0,03; B2 0,10; PP 1,0 và vitamin C
26. Hạt Dền tía chứa 62% tinh bột và 6% chất béo. Lá của chúng chứa
nhiều vitamin A, C, B2, PP; lá và hạt chứa hàm lượng protid rất cao, tới
16-18%, trong đó acid amin quan trọng là lizin của nó cao hơn ở ngô
gấp 3-3,5 lần, hơn bột mì 2-2,5 lần. Hạt của rau dền này là loại lương
thực có giá trị hơn lúa mì, ngô, lúa và đậu tương.
Đặc điểm, hình thái
Thân: Cây thảo mọc đứng, cao 1m hay hơn, xẻ rãnh.
Lá: Lá hình thoi hay hình ngọn giáo, dài 3,5-12cm, rộng 2,5-10mm.
Hoa: Hoa thành ngù ở nách lá, hình cầu. Các hoa ở phía trên sít nhau
hơn và tận cùng thân hay cành bằng một bông gần như liên tục.
Qủa: Quả hình túi nhẵn, hình trứng-nón, dài 2mm, có núm vòi nhuỵ ở
phía trên dài 1mm, mở thành một khe ngang. Hạt hình lăng kính, đường
kính 1mm, màu đen.
Mùa hoa quả: tháng 5-7

23


A

B

C

D

3.3 Đặc điểm hình thái dền tía (Amaranthus tricolor L.)

A. Thân, B. Lá, C.Hoa, D. Rễ
3.4.

Vai trò đối với dược
- Rau dền tía có tác dụng lợi tiểu trong thử nghiệm trên động vật, có hoạt
tính tăng cường sự thải trừ chất phóng xạ khỏi cơ thể và có tác dụng làm
săn.
- Cành lá Dền tía dùng làm rau ăn luộc, xào hay nấu canh vì thân của
chúng khi còn non, mềm và mọng nước. Ăn rau dền canh lợi đại tiểu
tiện và còn dùng trị lỵ. Cũng dùng trị nọc độc ong, rắn rết cắn, dị ứng, lở
24


-

-

-

3.5.
-

sơn. Ở Ấn Độ, người ta dùng trị rong kinh, ỉa chảy, lỵ và xuất huyết ở
ruột. Dùng ngoài tán bột hay giã đắp các vết lở loét.
Lá dền tía được dùng mỗi lần 40-50g, cắt nhỏ, nấu lấy nước bỏ bã rồi
thêm gạo nếp nấu cháo ăn chữa sản hậu (Nam dược thần hiệu). Để chữa
rắn cắn, lá dền tía giã nát thêm nước gạn uống, bã đắp lên vết cắn. Rễ
dền tía phối hợp với rễ bí ngô sắc uống chữa chảy máu do sẩy thai.
Ở Ấn Độ, nhân dân dùng cây dền tía uống chữa đa kinh, tiêu chảy, lỵ và
chảy máu ruột, và dùng ngoài làm thuốc đắp làm dịu da, cây còn được

bôi trị loét họng, miệng và rửa các vết loét. Bột nhão từ lá đắp lên vết
đứt và vết thương làm mau lành và giảm đau. Nước ép chồi non thêm
đường uống chữa đa kinh, mỗi lần uống 4 thìa cà phê, ngày 2 lần, trong
3 ngày. Ở Malaysia, nhân dân dùng rau dền tía để trị chảy máu.
Hạt dền tía dùng chữa phong nhiệt, mắt có mộng trắng, mắt mờ, có hoa
đen. Dùng 10g hạt tán bột uống với nước sắc hạt muồng ngủ (Thảo
quyết minh) 12g làm thang.
Đặc điểm vi phẫu
Rễ:

25


×