Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp tên miền tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.3 KB, 16 trang )

Đề tài: Quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp tên miền tại Việt Nam.

Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÊN MIỀN
1.1 Khái niệm về tên miền
Hiện nay, mạng Internet ngày một phát triển rộng vì vậy để khai thác và sử dụng
chúng ta cần xác định được vị trí của mỗi máy tính. Theo Trung tâm Internet Việt Nam
(VINNIC) tên miền được hiểu là một danh từ theo kiểu nghĩa của từng từ một (word by
word). Nhưng thực chất tên miền là một sự nhận dạng vị trí của một máy tính trên mạng
Internet, hay nói cách khác tên miền là tên của các mạng lưới của các máy chủ trên mạng
Internet. Mỗi địa chỉ bằng chữ phải tương ứng với một địa chỉ Internet (địa chỉ IP) dạng
số trên máy tính.
Với chức năng ban đầu là một cái tên dễ nhớ và giúp người sử dụng dễ dàng nhận
biết địa danh một địa chỉ trên Internet một cách dễ dàng. Ngày nay tên miền đã trở thành
công cụ quan trọng giú doanh nghiệp thực hiện việc mua bán, giới thiệu sản phẩm, quảng
bá hình ảnh của mình.
Như vậy, tên miền là sự nhận dạng vị trí của máy tính trên mạng Internet, hay nói
cách khác tên miền là tên của các mạng lưới, tên của các máy chủ Internet.
1.2 Đặc điểm của tên miền
Thứ nhất tên miền là duy nhất và được cấp phát cho chủ thể nào đăng ký trước.
Một khi tên miền đã được đăng ký và sử dụng trên Internet bởi một chủ thể nào đó thì
không ai có thể sử dụng tên miền đó trên mạng Internet nữa. Muốn được sử dụng tên
miền thì các tổ chức, cá nhân phải tiến hành đăng ký, việc đăng ký tên miền hiện nay
không đặt ra quá nhiều điều kiện khắc khe tuy nhiên cần phải đáp ứng được các trình tự
thủ tục nhất định.
Thứ hai tên miền không bị giới hạn bởi phạm vi lãnh thổ quốc gia và lĩnh vực hoạt
động. Tên miền được sử dụng trên toàn cầu, nghĩa là khi tên miền đã được đăng ký thì
trên khắp thế giới không thể xuất hiện một tên miền thứ hai trùng với tên miền đó nữa dù
đó là tên miền quốc gia hay quốc tế.
Thứ ba không chỉ có một loại tên miền mà có rất nhiều loại tên miền được thừa
nhận, từ .com, .net, .org, đến .vn, .kr,… không những vậy sau mỗi tên miền cấp cao lại có
các nhóm tên miền khác nhau và thành phần các cấp độ. Chính vì vậy đối với một nhãn


1


hiệu hay một tên thương mại có thể đăng ký sử dụng với rất nhiều loại tên miền khác
nhau.
Thứ tư trong xu thế công nghệ như hiện nay , tên miền còn thực hiện chức năng kinh
doanh quảng bá cho doanh nghiệp. Với chức năng như một chỉ dẫn thương maijcos thể
kết nối đến với các website tên miền có thể giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ của các cá
nhân tổ chức.
Thứ năm, tên miền là phương tiện nhận biết của chủ thể kinh doanh hang hóa, dịch vụ
các chủ thể đăng ký trên mạng Internet bởi tính dễ nhớ và dễ nhận biết do quan hệ gắn bó
giữa tên miền và đối tượng sở hữu trí tuệ.
1.2 Cấu trúc của tên miền
Tên miền bao gồm nhiều thành phần cấu tạo nên, đươc cách nhau bởi dấu “.” Nhưng
cấu trúc của tên miền phải tối thiểu phải có 2 cấp: cấp 2 và cấp cao nhất. Ngoài ra tên
miền còn có thể có các cấp khác như cấp 3, cấp 4, cấp 5,… cho đến cấp n.
Tên miền cấp cao nhất: mọi tên miền đều kết thúc bằng một tên miền cấp cao nhất
(TLD: Top Level Domain ) đôi khi còn được gọi là tên miền cấp 1. Tên miền cấp cao nhất
được chia thành 3 loại:1
Thứ nhất, tên miền chung cấp cao nhất (ccTLD) là các tên miền “.com”; “.net”;
“.edu”; “.info”; “.name”… và những tên miền chung cấp cao nhất khác.
Thứ hai, tên miền quốc gia cấp cao nhất (ccTLD) là tên miền cấp cao nhất dành riêng
cho quốc gia và vùng lãnh thổ theo quy định chuẩn quốc tế về mã quốc gia (ISO-3166)
trong đó tên miền “.vn” là tên miền cấp cao nhất.
Thứ ba, tên miền cấp cao nhất hạ tầng (iTLD) tên miền cấp cao nhất .arpa là tên miền
duy nhất được xác định thuộc loại tên miền này. Đối với loại tên miền iTLD thường
không mang tính phổ biến và ít được các cá nhân, tôt chức sử dụng.
Dưới tên miền cấp cao nhất được gọi là tên miền cấp 2. Tại Việt Nam, VINNIC định
nghĩa tên miền cấp hai bao gồm : .com.vn, .net.vn, .org.vn,… Tiêp theo tên miền cấp hai
là các tên miền cấp dưới được viết ngay bên trái của tên miền cấp hai, có thể có tên miền

cấp 3, cấp 4, cấp 5,… không có giới hạn

1

Khoản 5, điều 2, Thông tư 24/2015/TT-BTTTT

2


Tên miền “.vn” là tên miền quốc gia cấp cao nhất dành cho Việt Nam. Dưới tên miền
“.vn” là tên miền cấp 2 “.vn” bao gồm tên miền cấp 2 không phân theo lĩnh vực và tên
miền cấp 2 dùng chung (gSLD) phân theo lĩnh vực. Ví dụ: tên miền “.com.vn” dành cho
các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại; “.edu.vn” dành cho tổ
chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo,…
Ngoài ra, còn có các tên miền cấp 2 phân theo địa giới hành chính: là tên miền
Internet được đặt theo tên các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Như vậy, có thể nói rằng việc vận dụng các khái niệm về tên miền của Việt Nam khá
là phù hợp với các quy định của quốc tế. Điều này tạo sự hội nhâp của Việt Nam so với
nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, cần vận dụng một cách linh hoạt vào tình hình thực tế của
nước ta thì mới giải quyết hết được những vẫn đề liên quan đến tên miền.

1.3 Vai trò của tên miền
Trong thời đại “kỷ nguyên số” thì tên miền là tiền đề cho dịch vụ Internet như web,
email,. . . phục vụ cho thương mại điện tử.
Tên miền có vai trò quan trọng trong việc tăng khả năng nhận diện thương hiệu của
doanh nghiệp trên môi trường Internet: tiếp cận khách hàng, gia tăng lợi thế cạnh tranh
cho doanh nghiệp, cắt giảm được chi phí quảng cáo,. . .
Do tên miền thường được đặt theo các đối tượng sở hữu trí tuệ ( tổ chức, nhãn hiệu
hàng hóa và dịch vụ, tên các sản phẩm của doanh nghiệp, … ) nên góp phần cho việc
quảng bá sản phẩm.

Với chức năng là một chỉ dẫn thương mại, tên miền trở thành tài sản có giá trị thương
mại tương tự như các sản phẩm sở hữu trí tuệ. Các giao dịch gần đây nhất cho thấy rằng
có những tên miền có giá trị lên đến hàng triệu đôla. Tên miền Diamond.com có giá lên
đến 7,5 triệu USD , tên miền Vodka.com có giá 3 triệu USD,… 2
Tên miền là phương tiện nhận biết chủ thể kinh doanh dịch vụ, hàng hóa, chủ thể
đăng ký trên mạng Internet bởi tính dễ nhớ và dễ nhận biết do quan hệ gắn bó với đối
tượng sở hữu trí tuệ.

2

ine/nhung-ten-mien-tri-gia-hang-tram-ty-dong

3


Như vậy, đơn giản tên miền được sử dụng cho các dịch vụ trên mạng như mail, truyền
file và web. Còn về mặt thương mại, sử dụng tên miền để chỉ dẫn đến trang web, nghĩa là
hướng cộng đồng sử dụng Internet tới những thông tin đã được định sẵn trên trang web
của tổ chức hay cá nhân. Cho dù về mặt nào đi nữa thì suy cho cùng, tên miền được sử
dụng cho mục đích quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của mình.
1.4 Cơ quan quản lý nhà nước về tên miền
Internet là một môi trường có rất nhiều địa chỉ và các tên miền tương ứng. Vì thế, để
quản lý và định tuyến một cách chính xác thì cần có một hệ thống lưu giữ và xử lý những
địa chỉ tên miền này. Đây được gọi là hệ thống quản lý tên miền ( Domain Name System DNS) cụ thể: Hệ thống tên miền bao gồm một hệ thống các cơ sở dữ liệu chứa địa chỉ IP
và các tên miền tương ứng với chúng.
Tùy vào từng điều kiện của từng quốc gia mà cách thức quản lý có những điểm khác
biệt. Một số nước giao việc quản lý tên miền của quốc gia mình cho công ty như Nhật
Bản, Ba Lan,… một số khác thì do cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý như Hàn Quốc,
Việt Nam, Trung Quốc,…
Cho đến nay, văn bản trực tiếp điều chỉnh lĩnh vực về tên miền tại Việt Nam là Thông

tư số 24/2015/TT-BTTT ban hành ngày 26/8/2015 Quy định về quản lý và sử dụng tài
nguyên Internet một cách chi tiết và cụ thể nhất.
Hiện nay, ở Việt Nam chỉ có một cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm thiết lập, khai
thác và duy trì hoạt động hệ thống máy chủ quản lý tên miền(DNS) là Trung tâm Internet
Việt Nam trực thuộc Bộ thông tin và Truyền thông. Đây là cơ quan duy nhất chịu trách
nhiệm giải quyết các tranh chấp tên miền theo con đường hành chính.
Vấn đề đăng ký tên miền ở Việt Nam hiện nay được thực hiện khá đơn giản. Đối với
tên miền quốc tế được thưc hiện theo nguyên tắc:
Một là, kiểm tra sự tồn tại của tên miền
Hai là, khai báo các thông tin cần thiết và thanh toán các khoản phí đăng ký
Ba là, sau khi nhà đăng ký nhận bản đăng ký và chi phí sẽ tiến hành đăng ký tên miền
Bốn là, người đăng ký tên miền thông báo về việc sử dụng tên miền quốc tế
Đối với tên miền quốc gia, VINNIC là cơ quan quản lý và quyết định cuối cùng việc
cấp phát tên miền quốc gia Việt Nam. Trình tự thủ tục bao gồm:
4


Hồ sơ đăng ký: đơn xin đăng ký tên miền theo mẫu do VINNIC phát hành được ký và
đóng dấu; chứng minh thư đối với cá nhân hoặc hộ chiếu đối với cá nhân là người nước
ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
Quy trình đăng ký tên miền được nêu chi tiết tại hình 1.

Hình 1: Quy trình đăng ký tên miền tại Việt Nam
5


Việc quản lý tên miền ở Việt Nam có thể được coi là tương đối chặc chẽ . Chủ thể
đăng ký tên miền phải chỉ ra được các mối liên hệ giữa tên miền đăng ký với hoạt động
của mình và phải phù hợp với quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ. Hệ thống tên miền ở
Việt Nam do các chủ thể đăng ký lựa chọn tuân theo quy định bắt buộc của nhà nước. Khi

tính từ tên miền cấp 3, người đăng ký sẽ được tự do lựa chọn phù hợp với quy định của
pháp luật. Điều này là phù hợp với thông lệ quốc tế, nhằm đảm bảo chức năng định danh
của tên miền và tăng khoảng không gian sử dụng tài nguyên.
1.6 Bảo vệ tên miền
Việc bảo vệ tên miền được quy định tại điều 8 Thông tư 24/2015/TT-BTTTT ngày
18/8/2015 của bộ thông tin truyền thông quy định bảo vệ tất cả các cấp của tên miền quốc
gia “.vn” liên quan đến chủ quyền, lợi ích an ninh quốc gia bao gồm: 3
Tên miền là tên các địa bàn quan trọng thuộc khu vực biên giới, tên các đảo, quần
đảo, tên biển, vùng biển Việt Nam;
Tên miền là tên các địa danh của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản
văn hóa thế giới
Tên miền là tên gọi của tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã
hội (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Công đoàn Việt Nam; Hội Nông dân Việt Nam; Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Hội Cựu chiến binh
Việt Nam...)
Các tên miền liên quan đến hoạt động bảo đảm an ninh, quốc phòng, ngoại giao của
đất nước
Các cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm đăng ký, giữ chổ bảo vệ tên miền với
VINNIC.
Các cơ quan, tổ chức không liên quan đến tên miền được bảo vệ không được đăng ký
các tên miền được bảo vệ.
Như vậy, quy định về việc bảo vệ tên miền khá đầy đủ. Tuy nhiên, chúng chỉ mang tính
tương đối vì tên miền hiện tại vẫn là tài nguyên của quốc gia.

3

Điều 8, Thông tư 24/2015/TT-BTTTT

6



1.7 Nguyên tắc xây dựng tên miền
Không chỉ là một tên địa chỉ IP thông thường mà tên miền còn gắn liền với tên công
ty và thương hiệu của một doanh nghiệp. Vì vậy, khi xây dựng một tên miền chúng ta cần
lưu ý:
Tên miền dùng các ký tự dựa trên bảng mã ASCII, sau đây gọi là tên miền mã ASCII.
Mỗi tên miền chứa tối đa 63 kí tự bao gồm cả “.” Được đặt bằng các ký tự (a-z-A-Z 09)và ký tự “-“. Một tên miền đầy đủ có chiều dài không vượt quá 255 ký tự. 4
Tên miền dùng bản chữ cái dựa trên cơ sở ngôn ngữ truyền thống của từng quốc gia,
sau đây gọi là tên miền đa ngữ ( IDN).5
Tên miền do cá nhân, tổ chức tự do lựa chọn không xâm phạm đến lợi ích quốc gia,
phù hợp với thuần phong, mỹ tục dân tộc.
Ở mỗi cấp của tên miền không được vượt quá 63 ký tự ( đối với tên miền tiếng Việt,
số lương ký tự được tính theo chiều dài sau chuyển đổi không dấu thành chuỗi ASCII ). 6
Đối với tên miền dưới “.name.vn” phải đảm bảo tên miền là tên hoặc đi kèm tên là
họ, tên đệm, nơi sinh, năm sinh của cá nhân ( tổng thể mang ý nghĩa tên riêng của cá
nhân).7
Những ký tự trắng và các ký tự đặt biệt trong tên miền điều không hợp lệ
Không thể bắt đầu hoặc kết thúc tên miền bằng “-“
Chương II:
2.1 Quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp tên miền
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, Việt Nam hiện nay là vùng đất hứa cho các
doanh nghiệp tiềm kiếm cơ hội làm ăn và phát triển. Song song với những website được
gia tăng theo cấp số nhân là sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các loại hình tên miền
tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Nhờ đó, sự phổ biến của tên miền “.vn”
cũng rất lớn.
Tuy nhiên, cho dù được ví là “chìa khóa cánh cửa” thì quan trọng đầu tiên để các
doanh nghiệp, tổ chức bước vào nền kinh tế mạng không chỉ là địa chỉ của doanh nghiệp
4
5
6

7

Điểm a, Khoản 4, Điều 2, Thông tư 24/2015/TT-BTTT
Điểm b, Khoản 4, Điều 2, Thông tư 24/2015/TT-BTTT
Điêm e, Khoản 2, Điều 6, Thông tư 24/2015/TT-BTTT
Điêm g, Khoản 2, Điều 6, Thông tư 24/2015/TT-BTTT

7


trên mạng Internet mà con là “thương hiệu số” . Song rất nhiều doanh nghiệp chưa nhận
thức hết được tầm quan trọng của tên miền. Với những doanh nghiệp ở quốc gia phát triển
như Việt Nam thì việc tiếp cận và giải quyết các tranh chấp tên miền quốc tế đang là một
thách thức lớn.
2.1.1 Khái niệm tranh chấp, tranh chấp tên miền
Tranh chấp dân sự là tranh chấp xảy ra giữa các chủ thể tham gia vòa quan hệ
pháp luật dân sự về các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản được pháp luật bảo vệ. Phổ
biến là các tranh chấp dân sự liên quan đến quyền sở hữu tài sản, tranh chấp về hợp đồng
dân sự, tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tranh chấp liên quan đến tên
miền, các vấn đề ly hôn, các yêu cầu về tuyên bố mất tích hoặc tuyên bố chết,…
Khi Internet ngày một phát triển thì tình trạng “chiếm dụng và đầu cơ” tên miền
ngày càng trở nên phổ biến và rất khó kiểm soát. Mặc khác, lợi dụng việc đăng ký tên
miền dễ dàng và nguyên tắc tên miền “duy nhất” nộp đơn trước sẽ được đăng ký trước
nhiều chủ thể đã đăng ký tên miền trùng hoặc tương tự với các chỉ dẫn địa lý của chủ thể
khác, đặc biệt là những nhãn hiệu nổi tiếng nhằm mục đích thu lại lợi ích. Tình trạng này
không những xâm phạm nghiêm trọng đến quyền sở hữu trí tuệ mà còn làm cản trở sự
phát triển thương mại trong nước nói chung và thế giới nói riêng. Việc tranh chấp tên
miền theo Trung tâm Internet là các tranh chấp liên quan chủ yếu đến đăng ký tên miền,
xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong việc sử dụng tên
miền.

Có rất nhiều lý do cho việc tranh chấp tên miền ngày càng tăng nhanh và phổ
biến, nhưng quan trong nhất vẫn là:
Thứ nhất, trong khi pháp luật của các nước công nhận sự cùng tồn tại của các
nhãn hiệu giống nhau giữa các quốc gia thì hệ thống tên miền trên thế giới cũng như tại
mỗi quốc gia chỉ chấp nhận tính duy nhất của một tên miền.
Thứ hai, do tính chất đa dạng và cạnh tranh cao của môi trường thương mại,
nhiều chủ thể kinh doanh đã tiến hành đăng ký trước những tên miên mà theo sự tính toán
của họ, trong tương lai sẽ có chủ thể đăng ký. Có một dạng khác là các chủ thể kinh
doanh đăng ký tên miền của các đối thủ cạnh tranh trên thương trường của mình nhằm
gây khó khăn cho công việc kinh doanh và công tác tiếp thị của họ.

8


Các tranh chấp tên miền mang nhiều đặc điểm giống như một tranh chấp sở hữu
trí tuệ, và trong nhiều trường hợp khi tên miền chứa đựng nhãn hiệu thì các tranh chấp tên
miền được coi như một tranh chấp sở hữu trí tuệ đặc biệt.
Trên thực tế, việc tranh chấp tên miền thường phát sinh từ nhiều nguyên nhân,
nhưng chủ yếu là: Xung đột giữa các tên miền với nhau; Xung đột giữa tên miền và tên
nhãn hiệu, tên công ty (tên thương mại) hoặc chỉ dẫn địa lý; Xung đột giữa tên miền và
tên cá nhân.
Ngoài ra, bênh cạnh các đặc điểm giống với tranh chấp sở hữu trí tuệ thì tranh
chấp tên miền còn mang những đặc đỉêm riêng. Những vấn đề liên quan đến tranh chấp
tên miền thường có nội dung tương đối phức tạp, gắn liền với các yếu tố kỹ thuật của
Internt và thường mang tính đa quốc gia. Trong nhiều trường hợp, tranh chấp tên miền
còn đòi hỏi tính bảo mật để giảm tối thiểu thiệt hại cho bên bị vi phạm.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tên miền
Khi Internet phát triển thì tình trạng “đầu cơ và chiếm dụng” tên miền trở thành
hiện tượng phổ biến và rất khó để kiểm soát . Vì vây, nhu cầu cấp thiết đặt ra là cần phải
có một cơ chế đồng bộ và hoàn thiện để ngăn chặn tình trạng chiếm dụng tên miền.

Căn cứ những đề xuất của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO),Tập đoàn
Internet cấp số và tên miền (ICANN) đã tiến hành soạn thảo và cho ra đời một cơ chế giải
quyết tranh chấp nhằm bảo vệ các chủ sở hữu nhãn hiệu và những người đăng ký tên
miền hợp pháp. Ngày 24/10/1999, Hội đồng ICANN đã chính thức thông qua Chính sách
thống nhất giải quyết các tranh chấp tên miền (UDRP), đồng thời ban hành "Điều lệ giải
quyết tranh chấp tên miền thống nhất" (Điều lệ UDRP) để hướng dẫn cụ thể UDRP.
Ở Việt Nam,

2.1.2 Quy trình thực hiện một vụ việc giải quyết tranh chấp
2.1.4 Một số vụ tranh chấp (lấy 2 ví dụ cụ thể về giải quyết tranh chấp của
Việt Nam và cả nước ngoài) ( />Vụ việc tranh chấp tên miền ebay.com.vn giữa Công ty eBbay Inc có trụ sở tại số
2145 Hamilton Avenue San Jose Hoa Kỳ (gọi tắt là eBay - một Công ty chuyên kinh
doanh về dịch vụ đấu giá qua mạng và thương mại điện tử, hiện là chủ nhãn hiệu hàng
hóa "EBAY" được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam) và Công ty TNHH Mộc Mỹ có địa chỉ
tại Thành phố Hồ Chí Minh - chủ thể đăng ký, sử dụng tên miền ebay.com.vn đã kéo dài
9


trong suốt 2 năm vừa qua mà chưa có hồi kết.Theo như đơn trình bày, eBay cho rằng cái
tên "eBay" rất nổi tiếng vì:
Hoạt động từ năm 1995, eBay bắt đầu như một nơi giao dịch các mặt hàng sưu
tầm và khó kiếm. Từ đó, eBay đã phát triển thành một ngôi chợ nơi mọi người có thể tìm
thấy bất cứ mặt hàng nào từ điện thoại di động và đĩa DVD cho đến quần áo, đồ sưu tầm
và xe hơi (thông tin cung cấp trên Website www.eBay.vn). EBay đã hiện diện tại 33 thị
trường lớn trên thế giới;
Tính đến thời điểm ngày 30/9/2006, có hơn 212 triệu người trong đó có hơn
32.000 người từ Việt Nam đăng ký sử dụng dịch vụ của eBay và theo dữ liệu của Trung
tâm Dữ liệu Quốc tế và kết quả cuộc điều tra vào tháng 4/2005 của Trung tâm Census
Hoa Kỳ, nếu eBay là một quốc gia thì dân số của nó (người đăng ký sử dụng dịch vụ) sẽ
đứng hàng thứ 5 trên thế giới, chỉ sau dân số của Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ và In-đônê-xi-a, đồng thời vẫn tiếp tục tăng thêm hàng ngày;

Trong 1 giây, trị giá hàng hóa và dịch vụ được buôn bán qua trang
Web www.eBay.com là 1.500 đô la Mỹ;
Mỗi ngày, gần 6 triệu mặt hàng thuộc trên 50.000 chủng loại hàng hóa được giới
thiệu trên mạng eBay;
Nhãn hiệu "eBay" được đăng ký trên toàn thế giới, trong đó tại Việt Nam, nhãn
hiệu này được đăng ký từ ngày 01/02/2002.
Theo thông tin trong đơn khiếu nại mà eBay cung cấp, trên khắp thế giới, eBay đã
đăng ký trên 2.500 tên miền mà có chứa cụm từ "eBay", trong đó có 7 tên miền đăng ký
tại Việt Nam nhưng một điều rất đáng tiếc là trong số đó không có tên miền ebay.com.vn
mặc dù nhãn hiệu hàng hóa "eBay" đã được lưu ý đăng ký từ năm 2002.
Chính vì sơ suất này mà khi triển khai cung cấp dịch vụ tại Việt Nam, eBay đã
gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù Công ty này đã đăng ký và triển khai cung cấp dịch vụ
mua bán trực tuyến qua tên miền ebay.vn từ ngày 01/6/2006 để qua đó kết nối người dùng
Việt Nam với thị trường trực tuyến toàn cầu của eBay nhưng tên miền ebay.vn vẫn không
thể bao trùm được các lợi thế của tên miền ebay.com.vn (dưới đuôi .COM.VN được dành
cho các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại tại Việt Nam). Chính vì lý do đó mà eBay,
thông qua các đại diện pháp lý tại Việt Nam đã phải nộp đơn theo đuổi vụ việc trong suốt
2 năm quan để nhằm giành lại quyền sử dụng tên miền này.
Đầu năm 2005, sau khi phát hiện ra tên miền ebay.com.vn đã được đăng ký bởi
Công ty TNHH Mộc Mỹ, Công ty eBay đã ủy quyền cho Công ty Sở hữu trí tuệ D&N làm
đại diện pháp lý nộp đơn khiếu nại lên Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) đề nghị thu
hồi tên miền ebay.com.vn và cấp phát lại cho eBay Hoa Kỳ. Đại diện của eBay lập luận
Công ty TNHH Mộc Mỹ đã gắn nhãn hiệu EBAY của Công ty eBay Hoa Kỳ lên phương
tiện cung cấp dịch vụ đấu giá qua mạng mà Công ty TNHH Mộc Mỹ đang cung cấp và
hành vi này là vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa của chủ
nhãn hiệu - Công ty eBay Hoa Kỳ. Tuy nhiên theo Quy định về quản lý và sử dụng tài
10


nguyên Internet tại thời điểm eBay nộp đơn, Trung tâm Internet Việt Nam chỉ có thẩm

quyền giải quyết các khiếu nại hành chính về quy trình tiếp nhận hồ sơ đăng ký tên miền
theo quy tắc đăng ký trước được xét cấp trước cũng như các khiếu nại trong quá trình thu
nộp phí duy trì tên miền. Đối với các khiếu nại có liên quan đến việc giải quyết tranh chấp
tên miền giữa các bên, Trung tâm Internet Việt Nam chỉ có nghĩa vụ tạo điều kiện thuận
lợi để các bên tự thỏa thuận giải quyết tranh chấp. Theo đó, VNNIC đã cung cấp thông tin
liên hệ và yêu cầu eBay tự thỏa thuận giải quyết tranh chấp với Công ty TNHH Mộc Mỹ
nhưng việc liên hệ thỏa thuận của các bên đã không thành.
Trong thời gian này, Công ty TNHH Mộc Mỹ đã đổi tên thành Công ty TNHH
Thương mại và Dịch vụ À Lô triển khai các dịch vụ thiết kế trang Web, cung cấp và lưu
trữ thông tin trên mạng. Tên miền EBAY.COM.VN lúc này cũng đã được trỏ về cùng giao
diện Web với tên miền www.alo.com.vn.
Đầu năm 2007, eBay tiếp tục ủy quyền cho đại diện pháp lý mới là Công ty Luật
Russin & Vecchi nộp đơn khiếu nại lần 2 lên Trung tâm Internet Việt Nam đề nghị hủy bỏ
hiệu lực đăng ký tên miền "ebay.com.vn" của Công ty TNHH Mộc Mỹ và xin cấp tên
miền này cho eBay. Đại diện của eBay lập luận: Việc Công ty Mộc Mỹ (tên mới Công ty
TNHH Thương mại và Dịch vụ À Lô) đăng ký và sử dụng tên miền ebay.com.vn là hành
vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, theo
thông lệ quốc tế cũng như quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam, tên miền
không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ. Việc giải quyết các tranh chấp
lúc này thuộc lĩnh vực tranh chấp về đăng ký, sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam ".vn"
và phải tuân thủ theo các quy định của Luật Công nghệ thông tin với các hình thức giải
quyết cụ thể bao gồm:
1/ Thông qua thương lượng, hòa giải;
2/ Thông qua trọng tài;
3/ Khởi kiện tại tòa án.
Do việc thương lượng, hòa giải đã không thành, nên hình thức thông qua trọng
tài cũng khó thực hiện cho eBay vì muốn đem vụ việc ra giải quyết tại cơ quan trọng tài
thì cần phải có sự chấp thuận của cả hai bên, cùng thống nhất sẽ giải quyết vụ việc thông
qua con đường trọng tài. Vậy xem ra eBay chỉ còn một cách duy nhất là đem vụ việc ra
khởi kiện tại tòa án và vụ việc hiện vẫn chưa đến hồi kết.

Tháng 9/2007, eBay thông qua đại diện pháp lý mới là Công ty BateyBurn đồng
thời cử Giám đốc phụ trách eBay Đông Nam Á trực tiếp thu thập thông tin để tiếp tục
theo đuổi vụ việc và chuẩn bị các thủ tục khiếu kiện cần thiết. Điều này có thể thấy rằng
eBay đã mất rất nhiều công sức, thời gian cũng như tiền bạc để theo đuổi vụ việc mà vẫn
chưa biết kết quả phán quyết cuối cùng của tòa án ra sao.
Như vậy, chỉ vì một sơ suất không đăng ký kịp thời tên miền, Công ty eBay đã
gặp phải hàng loạt những khó khăn, phiền toái trong quá trình mở rộng kinh doanh dịch
vụ của mình tại Việt Nam. Mặc dù eBay đã đăng ký được tên miền eBay.vn nhưng vẫn
11


chưa đủ để tránh được các rắc rối cũng như chưa phát huy được hiệu quả khi mà những
đuôi tên miền phổ dụng liên quan đến lĩnh vực thương mại, dịch vụ như .com.vn, .biz.vn
đều có khả năng thu hút truy cập cao và hiện vẫn đang được biết đến như các tên thương
mại.
Kinh nghiệm qua trường hợp này cho thấy: Các doanh nghiệp, các chủ nhãn hiệu
cần hết sức lưu ý tới việc sớm đăng ký đầy đủ những tên miền quốc gia Việt Nam dưới
các đuôi tên miền có sức thu hút truy cập cũng như khả năng quảng bá cao như .vn,
.com.vn, .biz.vn, .info.vn,... ngay tại thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa hoặc
khi có kế hoạch kinh doanh dịch vụ để chiếm được các lợi thế về quảng bá cũng như tránh
được các phiền toái có thể gặp phải sau này.

Google và tên miền quangcaogoogle.com
Google Inc. ở California, Mỹ đã có đơn khiếu kiện Trần Anh Huy ở Hà Nội, Việt
Nam liên quan đên tên miền quangcaogoogle.com.
Google Inc (nguyên đơn) là được công nhận rộng rãi là một trong những công cụ
tìm kiếm lớn nhất thế giới. Trang web chính thức của nó được đăng ký ngày 15/9/1997.
Mạng Google bao gồm tất cả các trang web, chiếm hơn 80% người sử dụng Internet trên
Thế giới.
Tên của nguyên đơn và nhãn hiệu Google đã được đặt và thông qua vào năm

1997 vởi người sáng lập của Công ty, Larry Page và Sergey Brin. Nguyên đơn đã đăng ký
nhãn hiệu Google tại hầu hết các nước trên Thế giới. Ở Ấn Độ, nhãn hiệu Google đã được
đăng ký từ 12/3/1999. Trong khi đó, tên miền quangcaogoogle.com được đăng ký ngày
7/11/2008.Google đã đưa ra những căn cứ lập luận như sau:
Tên miền tranh chấp gây nhầm lẫn tương tự với nhãn hiệu hoặc nhãn dịch vụ mà
bên nguyên đơn có quyền đối với nhãn hiệu này. Nhãn hiệu Google đã được đăng ký và
cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại nhiều quốc gia. Việc bổ sung các
chữ "quangcao" vào trước google.com nhằm tạo ra bất kỳ sự khác biệt mà không chỉ có
nghĩa “advertising”, dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt từ advertising có nghĩa là quảng cáo,
do đó tên miền gây tranh chấp có nghĩa là “advertising google”. Vì Google có chính sách
về chi nhánh của mình trong đó việc sử dụng các nhãn hiệu chính với các từ hoặc các cụm
từ mang tính mô tả, như vậy người truy cập Internet khi gõ vào tên miền tranh chấp này
có thể tin đó là trang web dưới ủy quyền (cho phép) bởi Google.
Bị đơn không có quyền và lợi ích hợp pháp đối với tên miền tranh chấp. Bên
nguyên đơn cho rằng nhãn hiệu Google là nhãn hiệu nổi tiếng trên Thế giới và không có
lý do chính đáng nào cho bị đơn đăng ký tên miền này. Nguyên đơn đã cung cấp và trình
bày rằng mục đích của bị đơn trong việc đăng ký tên miền quangcaogoogle.com là có ý
định sử dụng nhãn hiệu Google để tạo ra lượng truy cập trang web và gây nhầm lẫn cho
12


người sử dụng Internet. Nguyên đơn có độc quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng Google và
không cho phép hay ủy quyền cho bên bị đơn là Trần Anh Huy đăng ký hay sử dụng tên
miền quangcaogoogle.com.
Nguyên đơn cho rằng tên miền tranh chấp đã được bị đơn đăng ký và sử dụng tên
miền với dụng ý xấu. Vào thời điểm đăng ký tên miền ngày 7/11/2008, bị đơn không thể
không biết đến sử nổi tiếng của nhãn hiệu Google do việc được biết đến một cách rộng rãi
với các nhãn hiệu của Google mà bị đơn đã tạo ra một cách độc lập với tên miền tranh
chấp. Nguyên đơn cho rằng tên miền tranh chấp đang được sử dụng nhằm thu hút người
truy cập Internet vào trang web của bị đơn và lợi ích thương mại bằng cách tạo ra ấn

tượng rằng đây là trang quảng cáo được ủy quyền hay cho phép đối với các dịch vụ của
nguyên đơn. Hơn nữa thực tế cho thấy rằng bị đơn đã từ chối không tuân thủ các yêu cầu
của bên Google về việc chuyển nhượng tên miền này. Điều đó cho thấy việc đăng ký tên
miền quangcaogoogle.com của bị đơn là dụng ý xấu.
Nguyên đơn yêu cầu Hội đồng trọng tài ra phán quyết rằng tên miền tranh chấp
phải được chuyển nhượng cho nguyên đơn căn cứ theo khoản 4 (i) của Chính sách giải
quyết tranh chấp tên miền.
Bị đơn đã được nguyên đơn liên hệ vào ngày 14/10/2009 nhưng bị đơn đã từ chối
không giải thích bất kỳ điều gì và từ chối bất hợp tác với nguyên đơn trong việc giải quyết
vụ việc. Đồng thời, bị đơn vẫn tiếp tục duy trì việc đăng ký tên miền mặc dù trang web
này hiện tại vẫn chưa được hoạt động. Trước những cáo buộc trên bị đơn không trả lời
cũng như không có phản ứng bất kỳ chứng minh cho mình.
Hội đồng trọng tài, sau khi không tiếp nhận được phản ứng từ bị đơn đã đưa ra
phán quyết từ sự bất lợi của bị đơn:
Hội đồng trọng tài thấy rằng, tại thời điểm đăng ký tên miền
quangcaogoogle.com, bị đơn rất có thể biết hoặc đáng lẽ phải biết về sự tồn tại của các
nhãn hiệu Google nổi tiếng của nguyên đơn. Nguyên đơn đã đăng ký các nhãn hiệu
Google tại nhiều nước trên Thế giới và cũng đã không hề cho phép hay ủy quyền cho bị
đơn đăng ký tên miền hoặc sử dụng từ “google” trong tên miền tranh chấp. Các chứng cứ
thu được cho thấy bị đơn đăng ký tên miền chỉ vì tên miền quangcaogoogle.com tương tự
với nhãn hiệu Google nổi tiếng của nguyên đơn và gây nhầm lẫn cho người sử dụng. Bị
đơn không phải là nhân viên bán hàng hay đại diện thông tin của bên nguyên đơn do đó bị
đơn không có lý do hợp pháp hay chính đáng nào trong việc lựa chọn đăng ký tên miền
tranh chấp. Trọng tài cho rằng bị đơn không sử dụng tên miền với một thiện chí, mục đích
tốt.
Nhãn hiệu Google được tạo nên thực sự bởi danh tiếng và đặc điểm duy nhất chỉ
có ở nhãn hiệu này, không thể có việc tên miền quangcaogoogle.com được bị đơn đăng ký
một cách độc lập hay vô tư. Hội đồng trọng tài xem xét các khả năng có thể thì bên bị đơn
13



đã có ý định sử dụng nhãn hiệu của bên khởi kiện trong việc đăng ký tên miền gây tranh
chấp nhằm hướng lượng truy cập tới trang web của mình để mời chào các dịch vụ tương
tự như các dịch vụ của Google. Vấn đề là nhãn hiệu Google được biết đến một cách rộng
rãi nên thật phi lý nếu cho rằng bên bị kiện không nhận thức được nhãn hiệu đã được
đăng ký của bên nguyên đơn. Tham khảo vụ kiện của WIPO số D2000 0021 giữa công ty
Ingersoll-Rand và Frank Gully.
Vì lý do trên, hội đồng trọng tài của WIPO chuyển trả lại tên miền
quangcaogoogle.com cho Google Inc.

2.2 Thực trạng về tranh chấp tên miền tại Việt Nam
2.2.1 Thuận lợi của pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp tên miền
2.2.2 Những hạn chế, khó khan khi thực hiện giải pháp tranh chấp tại Việt
Nam
2.3 Một số giải pháp hoàn thiện về việc giải quyết tranh chấp tên miền
Pháp luật Việt Nam cần được hoàn thiện ( làm rõ các chứng cứ liên quan đến việc
chiếm dụng tên miền, hoàn thiện về bộ máy cơ quan giải quyết,…) Bên cạnh việc mô tả
cụ thể các hành vi được coi là xâm phạm quyền SHTT và cạnh tranh không lành mạnh
như đã đề cập ở trên, pháp luật Việt Nam cũng cần có những định hướng cụ thể trong việc
xác định các tiêu chí cần thiết để chứng minh sự tồn tại của những hành vi như thế trong
một vụ việc cụ thể trên thực tế.Việc chứng minh hành vi chiếm dụng tên 41 miền trên
internet sẽ được thực hiện dựa trên các tiêu chí sau đây:
Thứ nhất, xác định sự trùng lắp hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn giữa tên
miền của bị đơn và nhãn hiệu, tên thương mại hoặc chỉ dẫn địa lý của nguyên đơn. Lưu ý
rằng khi xem xét tiêu chí này chúng ta chỉ có thể tập trung vào những phần đặc trưng và
chính yếu nhất của đối tượng SHTT và so sánh với thành tố tương ứng trong tên miền (tên
miền cấp độ hai). Ngoài ra, khi xem xét yếu tố tương tự thì việc chứng minh cũng được
xác định ở mức độ trực tiếp hơn so với nguyên tắc chứng minh tương tự trong pháp luật
về nhãn hiệu. Sự nhầm lẫn được tính đến ở đây phải là nhầm lẫn thực tế chứ không tồn tại
ở dạng nguy cơ nhầm lẫn.

Thứ hai, quyền của nguyên đơn được xác lập đối với các đối tượng SHTT bị xâm
hại bởi bị đơn là hợp pháp. Tùy thuộc từng đối tượng SHTT khác nhau mà nguyên tắc xác
lập quyền là khác nhau. Đối với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý, quyền hợp pháp của chủ sở
14


hữu nhãn hiệu có thể được xác lập thông qua việc đăng ký hoặc thông qua quá trình sử
dụng (đối với nhãn hiệu nổi tiếng); trong khi đó đối với tên thương mại thì quyền hợp
pháp của chủ sở hữu lại được xác lập thông qua quá trình sử dụng thực tế.
Thứ ba, bị đơn không có bất kỳ quyền và lợi ích hợp pháp nào phát sinh liên quan
đến đối tượng SHTT bị xâm hại bởi tên miền.
Thứ tư, hành vi đăng ký và sử dụng tên miền của bị đơn gây nhầm lẫn và làm
thiệt hại đến uy tín hoặc thiệt hại vật chất đối với chủ sở hữu các đối tượng SHTT tương
ứng.
Thứ năm, hành vi đăng ký và sử dụng tên miền của bị đơn được thực hiện với
dụng ý xấu, tức là nhằm bán lại để kiếm lời hoặc cản trở chủ sở hữu nhãn hiệu, tên
thương mại, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ đó đăng ký tên miền

Phải quy định chặc chẽ về việc đăng ký sử dụng tên miền (tiến hành xác minh rõ
mục đích sử dụng tên miền) Cùng với việc bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống quy
định của pháp luật liên quan đến tên miền, bộ máy các cơ quan thựcthi pháp luật có liên
quan đến tên miền nói chung và giải quyết tranh chấp về tên miền nói riêng cũng cần
được đầu tư hoàn thiện đúng mức. Về mặt lý luận, tên miền là một đối tượng khá đặc thù.
Mặc dù bản thân tên miền không phải là một đối tượng độc lập được bảo hộ đầy đủ như
các đối tượng SHTT khác, nhưng việc sử dụng tên miền trên thực tế lại có phạm vi ảnh
hưởng rất rộng lớn, tác động đến nhiều đối tượng khác nhau. Do vậy, khi thiết lập và vận
hành bộ máy quản lý và thực thi pháp luật liên quan đến tên miền, các cơ quan chức năng
cần tính đến khả năng và điều kiện phối hợp, hợp tác một cách chặt chẽ với nhau, từ các
cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chức năng quản lý chung đến các cơ quan quản lý
chuyên ngành. Đặc biệt, do đặc thù về yếu tố kỹ thuật của các tranh chấp tên miền, cho

nên trong quá trình xử lý các tranh chấp về tên miền trên thực tế không thể không tham
khảo đến các ý kiến tham vấn của Trung tâm Internet Việt Nam, Cục SHTT, Cục Quản lý
cạnh tranh… Đây chính là nguồn bổ sung quan trọng cho các cơ quan tài phán trong quá
trình giải quyết tranh chấp.
Ngoài ra, để giảm tải cho hệ thống các cơ quan thực thi cũng như đảm bảo một
cách hiệu quả quyền lợi chính đáng của các chủ thể, Nhà nước cũng cần có cơ chế khuyến
khích và tạo điều kiện để các chủ thể tranh chấp có thể tự thỏa thuận để giải quyết các
tranh chấp phát sinh trước khi đưa chúng ra trước cơ quan có thẩm quy

15


Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu; Một trong những yếu tố bổ trợ
quan trọng nữa của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về tên miền ở Việt Nam hiện nay
chính là việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia chứa đựng đầy đủ
thông tin liên quan đến nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý

16



×