Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (529.91 KB, 20 trang )

Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh
vực đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài
tại Việt Nam
Phan Hồng Nguyên
Khoa Luật
Luận văn ThS ngành: Luật Quốc tế; Mã số: 60 38 60
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Bá Diến
Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Nghiên cứu những vấn đề lý luận và pháp luật về giải quyết tranh chấp
trong lĩnh vực FDI bằng phương thức trọng tài theo quy định của pháp luật Việt
Nam, có sự so sánh, đối chiếu với pháp luật một số nước trên thế giới. Nghiên cứu
các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI bằng trọng tài.
Nhiên cứu và phân tích thực trạng thực thi pháp luật, từ đó đề xuất các giải pháp
để hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI bằng trọng tài
ở nước ta.
Keywords: Luật Quốc tế; Đầu tư nước ngoài; Giải quyết tranh chấp; Trọng tài;
Pháp luật Việt Nam
Content
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT
VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG LĨNH VỰC
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1. Nhận thức chung về tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI)
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm tranh chấp trong lĩnh vực FDI
a) Khái niệm tranh chấp trong lĩnh vực FDI
Tranh chấp trong lĩnh vực FDI là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền, lợi ích hợp
pháp của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài.
b) Đặc điểm tranh chấp trong tranh chấp trong lĩnh vực FDI tại Việt Nam
- Thứ nhất, về chủ thể tranh chấp: là các chủ thể tham gia quan hệ đầu tư trực tiếp


nước ngoài tại Việt Nam. Một bên chủ thể là nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp


có vốn đầu tư nước ngồi với các chủ thể khác trong quá trình thực hiện hoạt động đầu
tư.
- Thứ hai, lĩnh vực phát sinh tranh chấp là lĩnh vực FDI thơng qua các hình thức như:
(i) Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; (ii) Thành lập tổ chức
kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngồi; (iii) Đầu tư
theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT; (iv) Đầu tư
phát triển kinh doanh; (v) Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu
tư; (vi) Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.
- Thứ ba, tranh chấp trong lĩnh vực FDI thể hiện ra bên ngoài là những mâu thuẫn, bất
đồng liên quan đến quyền và lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài thuộc lĩnh vực này.
1.1.2. Phân loại các tranh chấp trong lĩnh vực FDI
a) Thứ nhất, phân loại theo chủ thể:
- Nhóm thứ nhất gồm có tranh chấp mà một bên chủ thể là nhà đầu tư nước ngồi
hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi hoặc tranh chấp giữa các nhà đầu tư nước
ngoài với nhau.
- Nhóm thứ hai là tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan quản lý nhà
nước Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam.
b) Thứ hai, phân loại theo nội dung:
- Nhóm 1: Tranh chấp về góp vốn và định giá tài sản vốn góp.
- Nhóm 2: Tranh chấp về chuyển nhượng vốn góp.
- Nhóm 3: Tranh chấp liên quan đến quản trị doanh nghiệp.
- Nhóm 4: Các tranh chấp về phân chia lợi nhuận và phân chia rủi ro.
c) Thứ ba, phân loại theo tính chất:
- Nhóm 1: Các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng BCC, hợp đồng BTO, hợp đồng
BOT, hợp đồng BT.
- Nhóm 2: Tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100%
vốn nước ngoài.

1.2. Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI
1.2.1. Vai trò của giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI
- Thứ nhất, giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI nhằm khơi phục quyền và lợi ích
hợp pháp của các bên tranh chấp, qua đó, khắc phục và loại trừ các tranh chấp phát sinh
trong lĩnh vực FDI.


- Thứ hai, giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI làm lành mạnh hố mơi trường
đầu tư nước ngồi ở Việt Nam, thúc đẩy chính sách mở cửa kinh tế và các chính sách
hiện hành của Nhà nước ta về đầu tư nước ngoài.
1.2.2. Các yêu cầu đặt ra đối với việc giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI
- Thứ nhất, giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI phải nhanh chóng, kịp thời, đúng
pháp luật, tiết kiệm chi phí, đảm bảo uy tín và bí mật kinh doanh cho các bên.
- Thứ hai, giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI bảo đảm sự công bằng, không
thiên vị giữa các chủ thể có quốc tịch khác trong các tranh chấp thương mại quốc tế.
- Thứ ba, hệ thống pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng giải quyết tranh chấp phải
phù hợp với thông lệ quốc tế là đối xử tối huệ quốc trong đầu tư.
1.2.3. Các phương thức giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI
Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI được thực hiện thơng qua thương lượng,
hồ giải, tồ án và trọng tài.
1.3. Trọng tài - Một phương thức giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI
1.3.1. Các đặc trưng pháp lý của hoạt động giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực
FDI
Thứ nhất, hoạt động giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI có một bên đương sự là
tổ chức, cá nhân nước ngồi.
Thứ hai, các đương sự có quyền thoả thuận luật áp dụng để giải quyết nội dung vụ
tranh chấp nếu không trái với quy định của Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật khác
của các nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thứ ba, các bên tranh chấp được khuyến khích giải quyết tranh chấp tại trọng tài.
1.3.2. Ưu điểm và nhược điểm của trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp trong

lĩnh vực FDI
a) Ưu điểm:
Thứ nhất, trọng tài tạo cho các bên cơ hội lựa chọn một diễn đàn "trung lập" để giải
quyết tranh chấp cho mình.
Thứ hai, các bên có quyền lựa chọn trọng tài viên để xét xử tranh chấp cho mình.
Thứ ba, quyết định trọng tài có tính cưỡng chế thi hành.
Thứ tư, quyết định trọng tài có tính chung thẩm.
Thứ năm, giải quyết tranh chấp tại trọng tài các bên giữ được bí mật kinh doanh cũng
như uy tín trên thương trường.
Thứ sáu, tính linh hoạt của tố tụng trọng tài.


Thứ bảy, giải quyết tranh chấp tại trọng tài tiết kiệm thời gian cho các bên.
b) Nhược điểm:
Thứ nhất, chi phí trọng tài cao.
Thứ hai, thẩm quyền hạn chế của trọng tài viên. Trọng tài viên khơng có quyền áp
dụng các biện pháp cưỡng chế như phong toả tài khoản của người có nghĩa vụ.
1.4. Cơ sở pháp lý của việc giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI
1.4.1. Các điều ước quốc tế về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI: Công ước
Newyork năm 1958 về công nhận và thi hành các quyết định Trọng tài nước ngoài; Công
ước Geneva ngày 21/04/1961 về trọng tài thương mại quốc tế; Công ước Washington
năm 1965 về giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư quốc tế giữa Nhà nước và
công dân của Nhà nước khác; Quy tắc trọng tài UNCITRAL năm 1976; Luật mẫu về
Trọng tài thương mại năm của Uỷ ban Liên Hợp Quốc (UNCITRAL) năm 1985, được bổ
sung, sửa đổi ngày 7 tháng 7 năm 2006; các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước; Hiệp định giữa Cộng hoà XHCN Việt Nam và
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về quan hệ thương mại (BTA); Hiệp định giữa Cộng hoà xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư.
1.4.2. Pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI: Bộ luật Tố
tụng dân sự năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Luật Thương mại năm 2005;

Luật Đầu tư năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Pháp lệnh công nhận và thi
hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài; Luật Thi hành án dân sự năm
2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Luật Trọng tài thương mại năm 2010 và các
văn bản hướng dẫn thi hành.
Chương 2
CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI BẰNG
TRỌNG TÀI
2.1. Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI bằng trọng tài theo các điều ước
quốc tế
2.1.1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI theo quy định của
Công ước Washington năm 1965 về giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư
quốc tế giữa Nhà nước và công dân của Nhà nước khác (Công ước ICSID)
a) Tổng quan về ICSID


ICSID là một tổ chức quốc tế độc lập được thành lập theo Công ước ICSID. Công
ước ICSID được ban hành ngày 18/3/1965 và có hiệu lực thi hành ngày 14/10/1966.
Cơ cấu tổ chức của ICSID bao gồm: Hội đồng điều hành, Ban Thư ký, Uỷ ban hoà
giải viên và Uỷ ban Trọng tài viên.
ICSID cung cấp cơ sở pháp lý cho trọng tài các tranh chấp về đầu tư giữa các quốc
gia ký kết và các nhà đầu tư là công dân của các quốc gia ký kết khác, nhưng bản thân
ICSID không tham dự vào việc giải quyết vụ tranh chấp.
Việc đưa tranh chấp ra giải quyết bằng trọng tài tại ICSID là hoàn toàn tự nguyện.
Tuy nhiên, khi các bên đã nhất trí giải quyết bằng trọng tài căn cứ vào Cơng ước ICSID
thì họ phải thực hiện cam kết của mình và tuân thủ phán quyết.
b) Thẩm quyền giải quyết của Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế
- Thứ nhất, tranh chấp được đưa ra giải quyết phải là tranh chấp pháp lý phát sinh
trực tiếp từ hoạt động đầu tư.
- Thứ hai, tranh chấp được đưa ra giải quyết phải là tranh chấp phát sinh giữa một

quốc gia ký kết (hoặc bất kỳ cơ quan, hoặc tổ chức hợp hiến nào mà quốc gia đó đã thơng
báo cho ICSID) và cơng dân (pháp nhân hoặc thể nhân) của một quốc gia ký kết khác, trừ
trường hợp áp dụng cơ chế phụ trợ (kể từ năm 1978, ICSID đã đưa ra quy tắc phụ trợ cho
phép Ban Thư ký ICSID xử lý một số loại thủ tục tranh tụng giữa các quốc gia ký kết và
cơng dân nước ngồi khơng thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước).
- Thứ ba, cả quốc gia nhận đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài đều đồng ý đưa tranh
chấp ra trọng tài ICSID.
c) Phán quyết Trọng tài:
Hội đồng Trọng tài sẽ giải quyết vụ tranh chấp theo đa số phiếu của tất cả các thành
viên. Phán quyết của Hội đồng Trọng tài phải bằng văn bản và được ký bởi các thành
viên tham gia đã biểu quyết. Phán quyết phải giải quyết tất cả các vấn đề được đưa ra giải
quyết tại Hội đồng Trọng tài và nêu lý do làm cơ sở của phán quyết.
d) Công nhận và thi hành phán quyết Trọng tài
Phán quyết Trọng tài ICSID có giá trị ràng buộc các bên và không thể bị kháng cáo
hoặc bị ràng buộc bởi bất kỳ biện pháp nào, trừ các biện pháp đã được quy định tại Công
ước. Mỗi bên phải tôn trọng và tuân thủ các quy định của phán quyết, trừ trường hợp
phán quyết bị đình chỉ theo các quy định có liên quan của Cơng ước.


Việc thi hành phán quyết được điều chỉnh bởi pháp luật về thi hành án có hiệu lực tại
quốc gia nơi phán quyết cần được thi hành. Việc các quốc gia ký kết công nhận và cho thi
hành phán quyết Trọng tài ICSID không phải là xem xét lại phán quyết đó.
2.1.2. Quy định pháp luật về việc cơng nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định
trọng tài nước ngồi
a) Các hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư
Trong số các điều ước quốc tế song phương trong lĩnh vực khuyến khích và bảo hộ
đầu tư, có hiệp định đưa ra quy định điều chỉnh cụ thể nhưng cũng có những hiệp định
chỉ viện dẫn pháp luật quốc gia hoặc các điều ước quốc tế đa phương về công nhận và thi
hành quyết định của trọng tài nước ngồi, cụ thể là:
- Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Italia ngày 15/05/1990.

- Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Liên minh kinh tế Bỉ - Luc- xămbua ngày 24/01/1991.
- Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Malaysia ngày 21/01/1992.
- Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Philipines ngày 27/02/1992.
b) Các Hiệp định tương trợ tư pháp
Các hiệp định tương trợ tư pháp điều chỉnh vấn đề công nhận và cho thi hành quyết định
của trọng tài nước ngoài là Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Cộng hòa XHCN Việt Nam với
các nước: Lào, Trung Quốc, Mông Cổ…So với các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu
tư, các hiệp định tương trợ tư pháp có hai điểm khác cơ bản như sau:
Một là, chúng điều chỉnh một cách trực tiếp khơng viện dẫn hồn tồn vào nguồn luật
quốc nội của các quốc gia ký kết do đó sẽ cụ thể và chi tiết hơn.
Hai là, đối tượng điều chỉnh của chúng là các quyết định trọng tài nói chung chứ
khơng là quyết định trọng tài về các tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư.
c) Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước
ngồi
Cơng ước được Đại hội đồng Liên hợp quốc thơng qua ngày 07/06/1958, có hiệu lực
từ ngày 07/06/1959. Việt Nam gia nhập Công ước này vào ngày 28/07/1995. Công ước
điều chỉnh các vấn đề sau: xác định khái niệm quyết định trọng tài thuộc diện điều chỉnh
của Công ước, vấn đề liên quan đến thoả thuận trọng tài; vấn đề áp dụng pháp luật tố
tụng trong việc công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài; thủ tục yêu cầu
công nhận và thi hành; các điều kiện công nhận và thi hành quyết định; mối quan hệ giữa


Công ước với các điều ước quốc tế khác, với pháp luật quốc gia về công nhận và cho thi
hành quyết định trọng tài nước ngoài.
2.1.3. Giải quyết tranh chấp về đầu tư của Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO được xây dựng trên 4 ngun tắc: cơng bằng,
nhanh chóng, hiệu quả và chấp nhận được đối với các bên tranh chấp, phù hợp với mục
tiêu bảo toàn các quyền và nghĩa vụ, các hiệp định thương mại có liên quan trên cơ sở tuân
thủ các quy phạm của luật tập quán quốc tế về giải thích điều ước quốc tế.
Ngồi ra, WTO cũng sẽ tiếp tục áp dụng cách giải quyết tranh chấp của GATT 1947

như: tái lập sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ giải quyết tích cực các tranh chấp, cấm
đơn phương áp dụng các biện pháp trả đũa khi chưa được phép của WTO.
Hiện nay, WTO giải quyết tranh chấp thông qua Cơ quan giải quyết tranh chấp của
WTO là DSB (Dispute Settlement Body), quy chế “nhóm chuyên gia" và Cơ quan phúc
thẩm thường trực. Ngoài cơ chế của DSB, các nước thành viên WTO cịn có thể sử dụng
những phương thức khác để giải quyết tranh chấp về đầu tư trong Công pháp quốc tế như
trọng tài liên quốc gia, trung gian và hoà giải.
2.1.4. Giải quyết tranh chấp trong Hiệp định giữa Cộng hoà XHCN Việt Nam và
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về quan hệ thương mại (Hiệp định thương mại Việt Nam –
Hoa Kỳ)
a) Hình thức trọng tài giải quyết tranh chấp:
Các bên trong tranh chấp về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam được quyền
thoả thuận với nhau để lựa chọn bất cứ hình thức trọng tài trong nước hay quốc tế nào
phù hợp, cụ thể là:
- Trọng tài trong nước
- Trọng tài nước ngoài và trọng tài quốc tế
b) Các thủ tục trọng tài ràng buộc áp dụng cho những tranh chấp về đầu tư
Một là, giải quyết tranh chấp theo Quy chế Trọng tài ICSID.
Hai là, giải quyết tranh chấp theo quy tắc trọng tài của cơ chế phụ trợ ICSID.
Ba là, giải quyết theo Quy tắc trọng tài UNCITRAL. Quy tắc trọng tài này thường
được các bên tranh chấp lựa chọn trong trường hợp họ đã quyết định áp dụng hình thức
trọng tài vụ việc (trọng tài ad hoc) để giải quyết các tranh chấp.
Bốn là, đưa ra bất kỳ tổ chức trọng tài nào khác hoặc giải quyết theo các quy tắc trọng tài
khác nếu có sự đồng ý của các bên tranh chấp (thoả thuận này được thực hiện sau thời điểm
tranh chấp đầu tư đã phát sinh).


2.2. Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI bằng trọng tài theo pháp luật một
số nước trên thế giới
2.2.1. Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư bằng trọng tài tại

Nhật Bản
a) Về thẩm quyền của trọng tài: Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự Nhật Bản,
chỉ những vấn đề nào có thể đưa ra Toà án mới được giải quyết bằng trọng tài. Sự định
giá giá trị của tài sản trong vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của trọng tài, nhưng
thoả thuận về việc định giá tài sản trong giải quyết tranh chấp cho một bên thứ ba là có
hiệu lực và có tính thi hành bởi nó thiết lập và xác định quyền hợp đồng và nghĩa vụ giữa
các bên.
b) Vấn đề độc lập của điều khoản trọng tài: Toà án coi điều khoản trọng tài độc lập với
những vấn đề khác của hợp đồng thương mại.
2.2.2. Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư bằng phương thức
trọng tài tại Tây Ban Nha
Những tranh chấp không thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài:
Các tranh chấp đã được giải quyết bằng một bản án cuối cùng của Toà án, trừ các vấn
đề phát sinh từ việc thi hành quyết định đó, khơng thể được đưa ra trọng tài để giải quyết.
Những vấn đề không thể tách rời khỏi các vấn đề khác mà các vấn đề khác này không thể
do các bên tự quyết định, thì cũng khơng thể đưa ra trọng tài để giải quyết. Những vấn đề
mà theo quy định của pháp luật, Văn phòng Tổng chưởng lý phải can thiệp bằng cách
đứng ra đại diện hoặc bảo vệ cho những người do khơng có người đại diện hoặc khơng đủ
năng lực nên khơng thể tự bảo vệ quyền lợi của mình, thì cũng không thể được đưa ra
giải quyết tại trọng tài.
2.2.3. Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư bằng trọng tài tại
Cộng hoà nhân dân Trung Hoa
a) Cơ quan trọng tài Trung Quốc và phạm vi trọng tài
Cơ quan trọng tài của Trung Quốc là Uỷ ban trọng tài. Uỷ ban trọng tài có thể mời
hoặc thuê trọng tài viên, Toà trọng tài với các thành viên là các trọng tài viên sẽ chịu
trách nhiệm phán quyết các vụ án. Theo quy định của Luật trọng tài Trung Quốc, phạm
vi trọng tài là các tranh chấp về hợp đồng giữa các công dân, pháp nhân và các tổ chức
khác hoặc các tranh chấp về quyền và lợi ích có liên quan đến tài sản. Tuy nhiên, các
tranh chấp sau đây không thuộc diện phán quyết của hoạt động trọng tài: (1) hôn nhân,
nhận con nuôi, giám hộ, chăm sóc phụng dưỡng, tranh chấp về thừa kế; (2) Những tranh



chấp hành chính thuộc phạm vi giải quyết của các Cơ quan hành theo quy định của pháp
luật.
b) Nguyên tắc cơ bản của hoạt động trọng tài Trung Quốc bao gồm: Nguyên tắc tự
nguyện; nguyên tắc trọng tài độc lập; nguyên tắc căn cứ vào sự thật và những quy định
có liên quan của pháp luật; ngun tắc bình đẳng về địa vị nhưng đối lập về quyền lợi và
nghĩa vụ giữa Trọng tài và đương sự và nguyên tắc biện luận và nguyên tắc Toà án giám
sát.
c) Chế độ cơ bản của trọng tài Trung Quốc: Chế độ một phán quyết cuối cùng; chế độ
thời hiệu trọng tài (Thời hiệu trọng tài là thời hạn theo quy định của pháp luật cho phép
đương sự đề nghị Cơ quan trọng tài bảo vệ quyền lợi của mình); chế độ đại diện trọng tài;
chế độ tránh trọng tài (trường hợp Trọng tài viên có thể ảnh hưởng tới tính cơng bằng của
phán quyết trọng tài thì khơng được tham gia vụ việc đó).
2.3. Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI bằng trọng tài theo pháp luật Việt
Nam
2.3.1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI bằng trọng tài
Điều 2 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 quy định thẩm quyền giải quyết các tranh
chấp của trọng tài gồm có: (1) tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại;
(2) tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại; (3)
tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài. Các
bên tranh chấp là cá nhân, cơ quan, tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài tham gia tố tụng
với tư cách nguyên đơn, bị đơn.
Xuất phát từ hoạt động đầu tư là hoạt động thương mại, căn cứ quy định như trên thì
có thể khẳng định mọi tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực FDI đều được giải quyết tại
trọng tài, kể cả những tranh chấp mà một bên là cơ quan quản lý nhà nước trong trường
hợp tham gia hợp đồng BOT, BTO, BT.
2.3.2. Thủ tục giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI bằng trọng tài
Hình 2.1. Trình tự, thủ tục giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp
Đơn kiện


nước ngoài bằng trọng tài

Thụ lý

Thành lập Hội
đồng trọng tài

Chuẩn bị phiên họp

Phiên họp giải quyết

Đình chỉ giải quyết


Trình tự giải quyết tại trọng tài được sơ đồ hố như trên. Bên cạnh đó là những yếu tố
quan trọng như thoả thuận trọng tài. Luật Trọng tài thương mại có hiệu lực từ ngày
01/01/2011 quy định về thoả thuận trọng tài bằng văn bản.
2.3.3. Các biện pháp hỗ trợ của Toà án đối với hoạt động giải quyết tranh chấp
trong lĩnh vực FDI bằng trọng tài
Một trong những điểm quan trọng nhất của Luật Trọng tài thương mại năm 2010 là
thể hiện rõ nét mối quan hệ giữa Trọng tài với Tồ án trong tồn bộ q trình giải quyết
vụ tranh chấp của các bên. Luật đã đưa ra một loạt các quy định mới nhằm xác định mối
quan hệ pháp lý quan trọng này, trong đó xác định rõ Tồ án có thẩm quyền đối với hoạt
động trọng tài và liệt kê 7 nội dung thẩm quyền của Toà án trong quan hệ với Trọng tài
(khoản 2 Điều 7) bao gồm: thu thập chứng cứ; đăng ký phán quyết trọng tài; tuyên thoả
thuận trọng tài vô hiệu; xác định thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; giải quyết yêu cầu
huỷ phán quyết trọng tài; bảo đảm sự có mặt của người làm chứng; áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời; chỉ định, thay đổi trọng tài viên. Các biện pháp hỗ trợ của Toà án đối
với hoạt động trọng tài được quy định tại nhiều điều khoản trong Luật Trọng tài thương

mại.
2.3.4. Thi hành các quyết định giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI bằng
trọng tài
a) Về thi hành các quyết định của Trọng tài Việt Nam về giải quyết tranh chấp trong
lĩnh vực FDI
Theo quy định tại Điều 65 và Điều 66 Luật Trọng tài thương mại năm 2010, Nhà
nước khuyến khích các bên tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài. Hết thời hạn thi hành
phán quyết trọng tài mà bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng
không yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài, bên được thi hành phán quyết trọng tài có quyền
làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài.
Đối với phán quyết của Trọng tài vụ việc, bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu
Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài sau khi phán
quyết được đăng ký theo quy định của pháp luật. Như vậy, biện pháp bảo đảm thực hiện


quyết định giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có
thẩm quyền thi hành.
b) Về công nhận và thi hành các quyết định của Trọng tài nước ngoài về giải quyết
tranh chấp trong lĩnh vực FDI tại Việt Nam
- Nguyên tắc công nhận và thi hành các quyết định của Trọng tài nước ngoài (Điều
343, Bộ luật Tố tụng dân sự 2004):
+ Ngun tắc “có đi có lại” trong việc cơng nhận và thi hành quyết định của Trọng
tài nước ngoài.
+ Nguyên tắc công nhận và cho thi hành Quyết định của Trọng tài nước ngoài đối
với các nước là thành viên của Điều ước cùng Việt Nam.
+ Nguyên tắc về điều kiện của sự thi hành được quy định tại khoản 4 Điều 343 của
Bộ luật Tố tụng dân sự 2004.
Chương 3
THỰC TRẠNG THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
TRONG LĨNH VỰC FDI BẰNG TRỌNG TÀI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM

NÂNG CAO HIỆU QUẢ
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ LĨNH VỰC NÀY
3.1. Thực trạng thực thi pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu
tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài
3.1.1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI bằng trọng tài
Qua thực tiễn thi hành Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 đã bộc lộ những
bất cập về thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến FDI tại Việt Nam là:
Thứ nhất, cùng một loại tranh chấp, cùng bản chất là tranh chấp trong lĩnh vực FDI
nhưng có tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết tại trọng tài, có tranh chấp lại không.
Điều này gây ra sự không đồng bộ, phù hợp của pháp luật về trọng tài.
Thứ hai, Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 sử dụng phương pháp liệt kê về
các hoạt động thương mại. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới với sự xuất hiện của các văn
bản như Luật Thương mại năm 2005, Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Đầu tư năm 2005,…
việc liệt kê dẫn đến nhiều tranh cãi về thẩm quyền của trọng tài, dễ dẫn đến sự nhầm lẫn
trong việc xác định phạm vi thẩm quyền.
Thứ ba, Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 chưa có được sự tương thích với
Luật Đầu tư năm 2005.


Qua thực tiễn cho thấy số lượng các tranh chấp về đầu tư được giải quyết cịn rất ít.
Luật Trọng tài thương mại năm 2010 có hiệu lực từ ngày 01/01/2011. Luật đã mở rộng
phạm vi áp dụng với mọi loại tranh chấp, không chỉ hạn chế ở các tranh chấp thương mại
và không hạn chế ở yếu tố chủ thể phải có đăng ký kinh doanh như Pháp lệnh Trọng tài
thương mại. Tuy nhiên, thời gian thực hiện còn ít để có thể đánh giá được thực trạng thi
hành Luật.
Bảng 3.1. Số lượng các vụ việc được giải quyết tại các Trung tâm Trọng tài Việt
Nam (2004-2009)

Trung tâm


2004 2005 2006 2007

2008

2009

Trọng tài
Trung

tâm

Trọng

tài

thương

mại

6

5

7

0

0

0


Trọng tài Quốc 26

17

31

30

58

48

3

5

9

11

10

quốc tế Á Châu
Trung

tâm

tế Việt Nam
Trung


tâm

Trọng

tài

thương

mại

0

thành phố Hồ
Chí Minh
Trung

tâm

Trọng tài thương

Khơng Khơng Khơng
5

9

3

Trung


có số

có số

liệu

mại Hà Nội

có số

liệu

liệu

tâm

Trọng tài thương

0

0

0

0

0

0


0

0

0

0

0

0

mại Cần Thơ
Trung

tâm

Trọng tài Quốc
tế châu Á Thái


Bình Dương
Trung tâm Trọng

0

Tổng cộng:

0


0

0

0

0

3

tài Viễn Đơng

34

46

39

69

58

(Nguồn: Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số chuyên đề về
Pháp luật trọng tài thương mại, 2010)
Theo số liệu thống kê của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), từ năm
1993 đến năm 2010, số vụ tranh chấp về đầu tư khá ít là 17 vụ/492 vụ tranh chấp kinh
doanh, chiếm gần 4%.

Bảng 3.2. Loại hình tranh chấp được giải quyết tại VIAC


Mua

Gia

Dịch

Tổng bán

công

vụ

Xây Đại Đầu

24

1998

18

13

2

1999

20

13


1

2000

23

19

2001

17

15

2002

19

13

2

2

2003

16

10


2

1

2004

32

21

2

2005

27

24

1

25

1997

3

17

1996


2

13

1995

Khác

6

1994





1

1993

dựng

2
1

3
2
1
1
1


1
2

2

6
3


2006

36

24

2

2

2007

30

17

4

1


2008

58

32

6

5

2009

48

20

3

4

2010

63

48

1

total 492


269

25

8
2

2

3

9

1

3

17

11
13

4

1

2

0


19

8

17

56

3

(Nguồn />
Hình 3.1 Loại hình tranh chấp được giải quyết tại VIAC

(Nguồn />Từ thực tiễn hoạt động của các tổ chức trọng tài ở Việt Nam có thể rút ra đánh giá
chung là phương thức giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI bằng trọng tài không được
phổ biến tại Việt Nam. Nếu so sánh về số lượng các vụ tranh chấp kinh tế được giải quyết
bằng phương thức trọng tài tại VIAC với một số Trung tâm Trọng tài quốc tế trên thế giới
thì ở Việt Nam ít hơn rất nhiều. Hiệp hội Trọng tài Hoa Kỳ năm 2007 giải quyết được
621 vụ, năm 2008: 703 vụ, năm 2009: 836 vụ. Còn Hội đồng Trọng tài Kinh tế và
Thương mại quốc tế Trung Quốc năm 2007 giải quyết được 1.118 vụ, năm 2008: 1.230
vụ và năm 2009: 1.482 vụ.
3.3.2. Thủ tục giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI bằng trọng tài
Luật Trọng tài thương mại năm 2010 làm ảnh hưởng tới quyền chọn hình thức và địa
điểm giải quyết tranh chấp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Luật


Đầu tư bảo đảm. Điểm mới là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi được quyền
lựa chọn ngơn ngữ trọng tài theo quy định tại Điều 10 Luật Trọng tài thương mại:
- Đối với tranh chấp khơng có yếu tố nước ngồi, ngơn ngữ sử dụng trong tố tụng
trọng tài là tiếng Việt, trừ trường hợp tranh chấp mà ít nhất một bên là doanh nghiệp có

vốn đầu tư nước ngồi.
- Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngồi, tranh chấp mà ít nhất một bên là doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, ngơn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài do các bên
thoả thuận.
3.3.3. Các biện pháp hỗ trợ của Toà án đối với hoạt động giải quyết tranh chấp
trong lĩnh vực FDI bằng trọng tài
Thực tế 7 năm thi hành Pháp lệnh Trọng tài thương mại đã bộc lộ khơng ít hạn chế
làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đó là quy định về u cầu
Tồ án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 33) chưa bảo đảm tính nhanh chóng,
khẩn trương, kịp thời do phải chờ đến khi Hội đồng trọng tài được thành lập. Hơn nữa,
Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 chỉ giới hạn thẩm quyền của Toà án nơi Hội đồng
trọng tài thụ lý vụ tranh chấp mới có quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời. Điều này có thể gây khó khăn cho cả Tồ án và các bên trong quá trình áp
dụng quy định này.
Quy định về huỷ quyết định trọng tài (Điều 50) còn nhiều bất cập. Đây là một trong
những nguyên nhân khiến cho cả số lượng quyết định trọng tài bị yêu cầu huỷ gia tăng do
cơ chế huỷ quyết định trọng tài còn đơn giản.
2.3.4. Thi hành các quyết định của Trọng tài Việt Nam về giải quyết tranh chấp
trong lĩnh vực FDI
Theo báo cáo thực trạng thi hành phán quyết Trọng tài của 51/63 Cục Thi hành án
dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ
Tư pháp, tính từ ngày 01/10/2010 đến hết ngày 31/5/2011, trong số 51 địa phương đã báo
cáo có 08 địa phương đã nhận được yêu cầu thi hành án đối với 34 phán quyết trọng tài
của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, trong đó có 26 phán quyết trọng tài đã được
thi hành, 08 phán quyết chưa được thi hành.
Như vậy, số lượng các phán quyết của trọng tài Việt Nam được thi hành chiếm tỷ lệ
khá cao (76,5%).
3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật giải quyết tranh
chấp trong lĩnh vực FDI bằng trọng tài



3.2.1. Sự cần thiết và yêu cầu nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về giải quyết
tranh chấp trong lĩnh vực FDI bằng trọng tài
a) Thực tiễn hoạt động giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI bằng trọng tài cịn
hạn chế. Có nhiều ngun nhân dẫn đến thực trạng này, cụ thể là:
Thứ nhất, nhiều doanh nghiệp, cá nhân không am hiểu những vấn đề liên quan đến tố
tụng thông qua con đường trọng tài thương mại.
Thứ hai, pháp luật chưa có quy định bảo đảm thi hành có hiệu lực, hiệu quả các phán
quyết trọng tài mà phải có sự hỗ trợ từ phía các cơ quan Nhà nước. Chính vì vậy, nhiều
doanh nghiệp có tâm lý e ngại khi sử dụng trọng tài để phân xử tranh chấp.
Thứ ba, mạng lưới trọng tài của chúng ta cịn ít. Trình độ của các trọng tài Việt Nam
thường không cao. Do vậy, nhiều tranh chấp về đầu tư nước ngồi thì khi soạn thảo hợp
đồng, bên nước ngồi ln có xu hướng lựa chọn trung tâm trọng tài có uy tín của nước
ngồi để giải quyết tranh chấp cho mình.
Thứ tư, một số hạn chế của pháp luật về trọng tài thương mại như chưa quy định cụ
thể mức tạm ứng phí trọng tài nên khơng thống nhất về áp dụng quy định này của các tổ
chức trọng tài; hạn chế của quy định về tính chung thẩm của phán quyết trọng tài.
b) Hoạt động giải quyết tranh chấp FDI bằng trọng tài phải đáp ứng nhu cầu thực
tiễn hoạt động kinh doanh và thực tiễn giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI hiện nay
cũng như dự báo trong thời gian tới khi nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước
ta ngày càng mở rộng.
c) Giải quyết tranh chấp FDI bằng trọng tài phải đáp ứng được yêu cầu ngày càng
cao của hội nhập kinh tế quốc tế.
3.2.2. Phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về
giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI bằng trọng tài
a) Về xây dựng, hoàn thiện thể chế về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI bằng
phương thức trọng tài
Thứ nhất, cần khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Trọng tài
thương mại năm 2010, cụ thể là:
- Nghiên cứu, ban hành Luật về hoạt động của các tổ chức phi Chính phủ.

- Chính phủ cần có hướng dẫn cụ thể hơn về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời để tạo điều kiện thuận lợi cho Hội đồng trọng tài trong quá trình áp dụng.
- Bộ Tư pháp cần ban hành theo thẩm quyền Thông tư hoặc phối hợp với các Bộ,
ngành ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành các quy định của Luật và Nghị


định số 63/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 07 năm 2011 của Chính phủ về điều kiện và
tiêu chuẩn được thành lập chi nhánh và văn phòng đại diện của trọng tài ở nước ngoài.
- Toà án nhân dân tối cao cần sớm ban hành Nghị quyết hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Trọng tài thương mại.
Thứ hai, Luật Đầu tư năm 2005 hiện có một số quy định chưa phù hợp và chưa được
hiểu thống nhất. Hơn nữa, Luật Trọng tài thương mại năm 2010 vừa mới có hiệu lực pháp
luật vẫn còn tồn tại những quy định gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của nhà đầu tư
nước ngồi trong q trình giải quyết tranh chấp.
Thứ ba, kiến nghị Nhà nước ta nên xúc tiến kế hoạch gia nhập Công ước ICSID.
b) Hỗ trợ thông tin, pháp lý, bồi dưỡng lý luận, nâng cao năng lực từ phía Nhà nước
đối với các tổ chức phi Chính phủ, trong đó có các tổ chức trọng tài thương mại
c) Tăng cường sự giám sát của Quốc hội đối với việc huỷ quyết định trọng tài, công
nhận và thi hành phán quyết trọng tài.
d) Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trọng tài thương mại
và pháp luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
đ) Cần tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức
trọng tài thương mại. Bên cạnh đó, cần thành lập Hiệp hội trọng tài với tư cách là tổ
chức xã hội – nghề nghiệp của các trọng tài viên và Trung tâm trọng tài cả nước.
e) Nhà nước cần hỗ trợ phát triển hoạt động trọng tài, nhất là đào tạo nghề, bồi
dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho trọng tài viên.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngồi đã đầu tư vào nước
ta trong các lĩnh vực. Cùng với việc nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thì
những tranh chấp trong lĩnh vực FDI đang có chiều hướng gia tăng và phức tạp hơn cả về

tính chất cũng như quy mơ. Để có sự phân tích, đánh giá về pháp luật giải quyết tranh chấp
trong lĩnh vực FDI một cách hiệu quả, khoa học, luận văn đã đưa ra khái niệm, đặc điểm,
phân loại tranh chấp trong lĩnh vực FDI; các phương thức giải quyết tranh chấp, đồng thời
xác định ưu điểm và nhược điểm của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.
Pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI bằng trọng tài đang
từng bước được hoàn thiện mà nổi bật là Luật Trọng tài thương mại năm 2010; khắc phục
được những bất cập của pháp luật về lĩnh vực này trước đây, đồng thời có nhiều nội dung
tiệm cận với pháp luật và tập quán trọng tài quốc tế. Điều này đã đem lại một sự chuyển
biến về “chất” trong việc giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI bằng trọng tài, đặc biệt


với quy định các quyết định trọng tài có hiệu lực chung thẩm, được bảo đảm thi hành bằng
sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước là một bước đột phá, làm tăng cường tính hiệu quả của
trọng tài phi Chính phủ. Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay,
pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI bằng trọng tài đã bộc lộ những bất
cập, còn thiếu và chưa đồng bộ. Từ đó dẫn đến việc các tranh chấp trong lĩnh vực FDI
được giải quyết bằng trọng tài cịn ít.
Hồn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI bằng trọng tài là một
yêu cầu tất yếu. Với nhận thức như vậy, tác giả luận văn đã đề xuất 06 nhóm giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI bằng trọng
tài. Nếu các giải pháp trên được triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, chắc chắn sẽ giúp
cho việc giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI bằng trọng tài hiệu quả hơn, sơi động hơn,
góp phần tạo dựng một phương thức giải quyết tranh chấp tin cậy cho cá nhân, doanh
nghiệp./.
References

A. Tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Vân Anh (2006), Luận văn thạc sỹ luật học: Giải quyết tranh chấp công ty theo thủ
tục tư pháp - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Hà Nội.
2. Hiệp định giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa kỳ thương

mại Việt Nam - Hoa Kỳ về quan hệ thương mại 2001.
3. Hội Luật gia Việt Nam (2009), Tờ trình Quốc hội số 10/TTr-HLGVN ngày 01 tháng 9
năm 2009 về dự án Luật Trọng tài thương mại, Hà Nội.
4. Hunter M và Marriot M (1995), Việc quốc tế hoá trọng tài quốc tế - Hội thảo thế kỷ
của Trung tâm trọng tài quốc tế London, NXB Graham & Trotman/Martinus
Nijhoff, London, tr.43.
5. Nguyễn Thị Minh (2010), “Thực trạng về tổ chức và hoạt động trọng tài ở Việt Nam
và định hướng phát triển”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số chuyên đề Pháp
luật về trọng tài thương mại, tr.84.
6. Trần Minh Ngọc (2009), Luận án tiến sỹ luật học: Giải quyết tranh chấp thương mại
quốc tế bằng trọng tài ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Hà
Nội.
7. Pháp lệnh Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài
năm 1995.


8. Redfern A và Hunter M (1991), Pháp luật và thực tiễn trọng tài thương mại quốc tế,
NXB Sweet & Maxwell, London, tr.416.
9. Phan Thị Hương Thủy (2002), Luận án tiến sỹ luật học: Xây dựng và hoàn thiện cơ
chế giải quyết tranh chấp kinh tế của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngồi tại Việt Nam, Hà Nội.
10. Tổng cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp (2011), Công văn số 1747/TCTHADS-VP
ngày 31 tháng 5 năm 2011 về việc tổng hợp kết quả thi hành các Phán quyết
Trọng tài, Hà Nội.
11. Tổng cục Thống kê (2011), Niên giám thống kê 2010, NXB Thống kê, Hà Nội.
12. Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp (2002), “Vấn đề thi hành án có yếu tố nước ngồi,
thực trạng và giải pháp”, Thông tin Khoa học pháp lý, (1).
13. Vụ Bổ trợ tư pháp – Bộ Tư pháp (2008), Báo cáo chuyên đề năm năm thực hiện Pháp
lệnh Trọng tài thương mại 2003 và công tác quản lý nhà nước về trọng tài, Hà
Nội.

B. Tiếng Anh
14. Albert Jan van den Berg (1981), The New York Arbitration Convention of 1958
towards a Unifrom unifrom Judicial judicial Interpretationinterpretation, p.p
14.
15. Albert Jan van den Berg (1981), The New York Arbitration Convention of 1958
towards a uniform judicial interpretation, p.p 14.
16. Chinese Arbitration Law 1994.
17. Convention on the settlement of investment disputes between States and nationals of
other States, 1965, article 25, 48, 53.
18. Japanese Code of Civil Procedure 2003, article 787.
19. Josheph J. Simeone (1993), The recognition ans enforcement of foreign country
judgement, 37 STATE.L..J 341.
20. Italian Code of Civil Procedure, article 800.
21. Mata v.American Life Ins.Co , 771 F.Supp. 1375 (D.Del.1991), aff’d 961F.2d 208
(3rd Cir. 1992).
22. Nicol v. Tanner, 310 Minn.68, 256 N.Ư.2d 796 (Minn.1976).
23. Spanish Arbitration Act, 2003.
24. U.S. District Court, E.D.Michigan (South. Div.), August 9, 1976, Audi-NSU Auto
Union A.G.v.Overseas Motors Inc. (U.S.no.11).


C. Website
25. Bách khoa tồn thư mở: .
26. Cổng thơng tin điện tử của VCCI: www.vcci.vn.
27. Cổng thông tin điện tử của Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế (ICSID):
/>28. Đặng Hoàng Oanh (2009), “Giải quyết tranh chấp thương mại tại Nhật Bản: Nét
đặc thù của pháp lý Á Đông”, Mục Nghiên cứu trao đổi, Cổng Thông tin điện
tử của Bộ Tư pháp: www.moj.gov.vn.
29. Tào Nam Giang (2011), “Chế độ tư pháp Trung Quốc”, Mục Thông tin khoa học,
Cổng Thông tin điện tử của Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát:

.



×