Tải bản đầy đủ (.docx) (85 trang)

Vấn đề phân biệt chủng tộc trong giết con chim nhại của harper lee

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.44 KB, 85 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Phân biệt chủng tộc là một vấn đề mang tính tồn nhân loại đã và đang tồn tại ở nhiều
quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, ở những quốc gia đa chủng tộc nơi có nhiều người dân da
màu di cư sinh sống thì vấn đề này càng trở nên gay gắt làm nảy sinh những bất cơng, thiệt
thịi và đau khổ trong đời sống và tinh thần của con người. Điển hình nhất là Hoa Kỳ, một
cường quốc của thế giới, thế nhưng, những người da màu sinh sống ở Hoa Kỳ đã và đang
phải đối mặt với nạn phân biệt chủng tộc khá nặng nề. Vào những năm giữa thế kỉ XIX, Hoa
Kỳ là một quốc gia gồm 31 bang. Các bang miền Bắc chuyên về công nghiệp. Các bang
miền Nam và Trung Tây chuyên về nông nghiệp chủ yếu là các trang trại trồng bông thu hút
rất nhiều nhân công lao động da màu và người da đen làm công chiếm phần lớn trong các
đồn điền miền Nam. Họ là lực lượng lao động đáng kể được mua về từ Châu Phi thông qua
các cuộc mua bán nô lệ và chiến tranh cướp nơ lệ. Đến năm 1840, có gần 4 triệu người lao
động da đen làm việc ở các đồn điền miền Nam sống trong tình trạng tồi tệ và bị đàn áp dã
man dưới bàn tay tàn bạo của các ông chủ da trắng. Tuy vậy, đến năm 1964, đạo luật Dân
quyền được thông qua và hướng đến mục tiêu nhằm bãi bỏ những thái độ, hành vi phân biệt
chủng tộc, thực hiện chính sách bình đẳng cho mọi chủng tộc và người da màu có nhiều cơ
hội phát triển ở xã hội Mỹ. Sự kiện đánh dấu mốc quan trọng nhất, chính là Thượng nghị sĩ
Brarrack Obama, người da màu đầu tiên trở thành Tổng thống của Hiệp chủng quốc Hoa
Kỳ, đây là một sự kiện đáng mừng. Mặc dù vậy, trong thực tế, nạn phân biệt chủng tộc vẫn
hiện hiện và len lỏi vào đời sống của những người da màu ở Mỹ. “Theo thống kê từ đầu
năm 2015 đã có 24 trường hợp người da màu khơng có vũ khí bị bắn chết (chiếm 60% tổng
số các vụ tượng tự ở Mỹ); người gốc Phi chiếm 40% tổng số tù nhân (đây là đối tượng chỉ
chiếm 13% dân số ở Mỹ); người da màu phải chịu án tù nhiều hơn người da trắng dù cùng
tội trạng; tài sản trung bình của một hộ gia đình gia đình người da màu chỉ với 28.500
USD, trong khi, tài sản của một gia đình người da màu lại lên đến 265.000 USD, đây là sự
chênh lệch khá lớn. Và ngay cả trong vấn đề xin việc làm cũng tồn tại những thiệt thòi đối
với người da màu, khi nộp đơn xin việc, 17% người da trắng từng có tiền án tiền sự sẽ có
cơ hội nhận được cuộc gọi phỏng vấn nhưng đối với người da màu chỉ có 5% cơ hội.” [6].
Cùng là con người với nhau, cùng sống trong một đất nước phát triển, tuy chỉ khác
nhau về màu da nhưng người da trắng lại tạo ra một ranh giới về chủng tộc với những người


da màu. Ở một xã hội phát triển vượt bậc như Hoa Kỳ, người da trắng được xem trọng, có
nhiều quyền lợi và có nhiều cơ hội để phát triển nhưng người da màu lại phải chịu tình trạng
phân biệt đối xử nặng nề. Dù họ có phẩm chất tốt, có năng lực nhưng vẫn không được trao


cơ hội để tiến xa như người da trắng. Luật pháp ở Mỹ chưa thực sự thực hiện được vai trị là
cán cân cơng lí bảo đảm quyền bình đẳng cho tất cả dân tộc, vì thế mà số phận của những
người da màu vẫn cịn chìm đắm trong sự đau thương và bất công của nạn phân biệt chủng
tộc. Họ khó có thể vươn lên vị trí ngang tầm với người da trắng.
Harper Lee là nhà văn sinh trưởng ở miền Nam Hoa Kỳ - nơi bà đã chứng kiến nạn
phân biệt chủng tộc diễn ra gay gắt và quá trình đấu tranh chống nạn phân biệt chủng tộc
của những trí thức tiến bộ, trong đó có cha của bà nên khi sáng tác tiểu thuyết Giết con chim
nhại Harper Lee đã tái hiện lại một mảng khuất tối của xã hội ở Mỹ; đồng thời qua đó bày
tỏ những tư tưởng mang tính nhân văn. Đây là một tác phẩm nổi tiếng được nhiều độc giả
trên thế giới biết đến và được giảng dạy trong chương trình phổ thông tại Mỹ. Tác phẩm
như một hành động phản đối, một lời tố cáo và một mũi tên nhắm thẳng vào nạn phân biệt
chủng tộc đã và đang tồn tại ở Mỹ, một đất nước mà con người không được đối xử công
bằng, luật pháp không dựa trên công lý và sự thật để phán xét mà màu da chính là yếu tố
quyết định luật pháp, quyết định sự trong sạch và cả mạng sống của một con người. Nhà văn
đã cho người đọc thấy rằng, dù người da màu có lương thiện, có đạo đức, cần cù lao động,
nhưng tất cả những điều đó vơ nghĩa trong xã hội Mỹ, một xã hội tồn tại sự kì thị về màu da,
yếu tố mà tạo hóa ban cho và con người phải chấp nhận. Tuy nhiên, qua Giết con chim nhại,
người đọc có thế nhận ra, trong xã hội đầy rẫy những bất công và sự phân biệt chủng tộc
vẫn xuất hiện những người tốt, đứng về lẽ phải và sẵng sàng đấu tranh cho sự thật, cho sự
trong sạch của người da đen. Những con người ấy chính là Atticus, các con ông (Scout,
Jem), cô Maudi…Họ là những người có tấm lịng nhân hậu, u thương và sống chan hòa
với tất cả mọi người.
Phân biệt chủng tộc là một vấn đề nóng, mang tính tồn cầu, vi phạm cơng ước quốc tế
về quyền bình đẳng của con người. Nó chính là ngun nhân âm thầm hủy hoại tình cảm
đồng loại và quyền bình đẳng giữa con người với nhau. Thế nhưng một tác phẩm mang

thông điệp chống nạn phân biệt chủng tộc tiêu biểu chứa đựng tinh thần nhân văn như Giết
con chim nhại lại chưa được nghiên cứu và giới thiệu rộng rãi đối với bạn đọc Việt Nam,
cũng như khơng được giảng dạy trong nhà trường. Đó là lí do tơi chọn đề tài nghiên cứu:
“Vấn đề phân biệt chủng tộc trong Giết con chim nhại của Harper Lee” để góp phần
khẳng định ý nghĩa và giá trị của tác phẩm, khẳng định đóng góp của Harper Lee trong lĩnh
vực văn học nói riêng, trong vấn đề chống vấn nạn phân biệt chủng tộc trên thế giới nói
chung.

2. Mục đích nghiên cứu
Khi thực hiện đề tài này, chúng tơi hướng đến các mục đích:


Thứ nhất: giúp người đọc phần nào hiểu rõ nạn phân biệt chủng tộc đã và đang tồn tại
ở Mỹ, đồng thời nhận thấy hậu quả nghiêm trọng và đau thương mà nó gây ra cho những
người da màu.
Thứ hai: giúp người đọc có cái nhìn tích cực, sâu sắc đối với nạn phân biệt chủng tộc,
từ đó có tấm lòng thương cảm, thấu hiểu với những người da màu đang phải gánh chịu vấn
nạn này ở Mỹ.
Thứ ba: làm sáng tỏ vấn đề phân biệt chủng tộc trong tiểu thuyết Giết con chim nhại
của nhà văn Harper Lee, đồng thời, giúp người đọc có cái nhìn thiện cảm và trân quý đối
với những con người biết đấu tranh cho công lý, phản đối sự phân biệt chủng tộc và luôn
bao dung, cảm thông với nỗi đau của những người da màu.
Và đối với bản thân người viết, quá trình thực hiện luận văn sẽ góp phần khơng nhỏ
trong việc phát triển năng lực suy ngẫm, tư duy và hình thành cho người viết những cảm
xúc thẫm mỹ khi được tiếp nhận một vấn đề hiện thực mang đậm tính nhân đạo. Từ đó,
nhận ra giá trị giáo dục và giá trị nhận thức sâu sắc mà tác phẩm văn chương mang lại cũng
như giáo dục các thế hệ học sinh tinh thần nhân ái, khoan dung, khoan hòa cùng chung sống
hịa bình giữa các dân tộc trên thế giới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là một trong những chủ đề tư tưởng quan trọng
của tiểu thuyết Giết con chim nhại của Harper Lee- vấn đề phân biệt chủng tộc ở Mỹ.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm: cơ sở lí luận về nạn phân biệt chủng tộc trên
thế giới và ở Mỹ; những phương diện biểu hiện của nạn phân biệt chủng tộc trong tiểu
thuyết Giết con chim nhại của Harper Lee, giá trị nhân văn và ý nghĩa giáo dục được đúc kết
từ tác phẩm.
Tư liệu khảo sát để phục vụ cho việc nghiên cứu: ngoài tiểu thuyết Giết con chim nhại,
chúng tơi cịn tìm hiểu một số tài liệu về văn học Mỹ và tham khảo những bài viết về tác giả
Harper Lee ở một số trang mạng có độ tin cậy cao.
Do khơng có nhiều tài liệu tiếng Việt viết về đề tài này cũng như tác phẩm này, mà đa
số là tài liệu tiếng Anh chưa được dịch sang tiếng Việt nên trong quá trình nghiên cứu,
chúng tơi chỉ tìm hiểu những bài viết bằng tiếng Việt và chúng tôi tự dịch một vài bài luận,
bài báo viết về đến tác phẩm Giết con chim nhại của nhà văn Harper Lee bằng tiếng Anh
(trong khả năng của mình) để từ đó có cái nhìn khách quan về tác phẩm, đồng thời bổ sung
thêm ý tưởng mới cho bài nghiên cứu.


4. Phương pháp nghiên cứu
Để phù hợp với mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi sử
dụng các phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp lịch sử: vận dụng những kiến thức lịch sử về xã hội ở Mỹ liên quan đến nạn
phân biệt chủng tộc để đi vào phân tích và chứng minh vấn đề phân biệt chủng tộc trong tác
phẩm.
- Phương pháp tiểu sử: dựa trên một số chi tiết, sự kiện trong tiểu sử của nhà văn có tác
động đến sự hình thành quan điểm, thế giới quan của nhà văn hay chi phối đến việc xây
dựng hình tượng nhân vật. Cụ thể, có một số nhân vật như luật sư Atticus, Scout, Dim được
xây dựng dựa trên nguyên mẫu là cha ruột, bản thân Harper Lee và người bạn thân của
mình.
- Phương pháp hệ thống: dựa trên cơ trên cơ sở lí luận về nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ, để
đi sâu vào tìm hiểu, khai thác và hệ thống lại những phương diện biểu hiện của vấn đề phân

biệt chủng tộc trong tiểu thuyết Giết con chim nhại từ đó triển khai chi tiết.
- Phương pháp so sánh: liên hệ, so sánh tiểu thuyết Giết con chim nhại của Harper Lee và
một số tiểu thuyết có cùng chủ đề tư tưởng lên án nạn phân biệt chủng tộc trên thế giới như
Túp lều của bác Tom (Harriet Beecher Stow) và Hãy để ngày ấy lụi tàn (Regal Golden).
- Phương pháp phân tích: vận dụng những kiến thức của bản thân kết hợp với việc đọc và
tham khảo tài liệu để đi vào phân tích, làm rỏ và chứng minh cho những biểu hiện của vấn
đề phân biệt chủng tộc trong tác phẩm.
- Phương pháp tổng hợp: để phân tích những phương diện về vấn đề phân biệt chủng tộc
trong tác phẩm, chúng tôi tổng hợp những nội dung, những chi tiết, dẫn chứng có liên quan
đến vấn đề, để từ đó, góp phần làm cho bài nghiên cứu có sức thuyết phục và hấp dẫn hơn.


NỘI DUNG CHÍNH
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Giết con chim nhại là một tiểu thuyết nổi tiếng của Harper Lee và được nhiều độc giả
biết đến. Tác phẩm có nhiều nội dung tư tưởng khác nhau trong đó có vấn đề phân biệt
chủng tộc. Cách tiếp cận vấn đề của tác giả đặt khá đặc biệt: không trực tiếp nhắc đến,
không triết luận và cũng khơng cụ thể hóa vấn đề, mà bằng cách xây dựng nhân vật trung
tâm đóng vai trị là người trần thuật là cô bé Scout-con gái của một vị luật sư danh tiếng
đang bào chữa cho một người da đen trong một vụ án “xúc phạm người da trắng”.
Tác phẩm Giết con chim nhại thuộc văn hoc Mỹ, vì thế hầu hết những tài liệu, bài viết
về tác phẩm này đều là tiếng Anh và chưa được dịch sang tiếng Việt. Ở Việt Nam đã có một
bài khóa luận tốt nghiệp Đại học (2016) của Cao Thị Thu Hằng trường Đại học sư phạm Hà
Nội, khoa Ngữ văn, chuyên nghành Văn học nước ngoài viết về: Thế giới nhân vật trong
tiểu thuyết Giết con chim nhại của nhà văn Harper Lee . Ngồi khóa luận này thì chưa có
một bài nghiên cứu hay bài viết hồn chỉnh nào đề cập cụ thể đến tác phẩm này, cũng như
vấn đề phân biệt chủng tộc trong tác phẩm, mà chỉ có một vài bài viết khái quát ngắn gọn và
chỉ nói lướt nhẹ về vấn đề này để người đọc biết trong tác phẩm có đề cập đến vấn đề phân

biệt chủng tộc, chứ không đi sâu vào làm rõ và phân tích cụ thể. Và những tài liệu về nữ nhà
văn người Mỹ Harper Lee cũng khá ít. Đây là những hạn chế trong việc nghiên cứu về đề tài
này. Do đề tài nghiên cứu khá mới và ít tài liệu tham khảo, nên chúng tôi sẽ cố gắng tự tìm
hiểu và phân tích vấn đề thơng qua việc đọc tác phẩm cũng như tham khảo một vài tài liệu
trên mạng để phục vụ cho việc nghiên cứu được hoàn thành tốt.

1.2 Vài nét về tác giả Harper Lee và tiểu thuyết Giết con chim nhại
1.2.1 Vài nét về tác giả Harper Lee
1.2.1.1 Cuộc đời:
Nelle Harper Lee (24/8/1962, sinh tại thị trấn nhỏ Monroeville thuộc tiểu bang
Alabama, Hoa Kỳ). Bà là con út trong số bốn người con của ông bà Amasa Coleman Lee và
Frances Cunningham Finch Lee. Bố của bà là một luật sư làm việc tại cơ quan tư pháp tiểu
bang, trước đó ơng từng làm một biên tập viên tờ báo địa phương. Từ nhỏ bà đã bộc lộ niềm
yêu thích văn chương, Harper Lee chơi rất thân với cậu bé hàng xóm có tên Truman Capote,
người sau này trở thành một trong những phóng viên và nhà văn nổi tiếng nhất nước Mỹ.


Sau khi tốt nghiệp trung học tại Monroeville, bà vào học tại trường nữ sinh Huntingdon
College ở Montgomery (1944- 1945) và sau đó theo học cử nhân luật tại Đại học Alabama.
Trong thời gian là sinh viên, Harper Lee tham gia viết bài và biên tập cho tờ báo của trường,
tờ Rammer Jammer. Chưa hồn thành khóa học cử nhân, bà đã sang Anh học thêm một mùa
hè ở Oxford nhưng chuyển đến New York dù chưa tốt nghiệp và bà làm thư kí cho hãng
hàng khơng Eastern Air Lines và BOAC. Mãi đến cuối thập niên 1950 Harper Lee mới
quyết định tập trung vào sáng tác văn chương.
Harper Lee là nhà văn Mỹ đoạt giải Pulitizer 1961 với tác phẩm Giết con chim nhại (To
Kill a Mocking Bird, 1960), tiểu thuyết duy nhất của bà tính đến nay(2008). Tháng 6 năm
1966, Harper Lee là một trong hai người được tổng thống Lyndon B. Johnson mời tham gia
Ủy ban Nghệ thuật Quốc gia (Hoa Kỳ) (National Counci on the Arts).
Ngày 5 tháng 11 năm 2007 Harper Lee đã được tổng thống George W. Bush trao Huân
chương Tự do Tổng thống Hoa Kỳ (Presidential Medal of Freedom), huân chương cao quý

nhất dành cho cơng dân Hoa Kỳ, vì những đóng góp của bà cho văn học Mỹ.
Harper Lee mất trong khi đang ngủ vào buổi sáng ngày 19 tháng 2 năm 2016 ở tuổi 89,
trước lúc mất bà vẫn sống tại Moroeville, Alabama.
1.2.1.2 Sự nghiệp
Sau khi hoàn thành một số truyện dài, vào cuối năm 1956, Harper Lee được tặng một
năm lương với đề nghị bà dùng năm nghỉ ngơi này để sáng tác bất cứ gì mình thích. Trong
vịng một năm, nữ nhà văn viết xong bản thảo cuốn tiểu thuyết đầu tay, sau đó bà cùng với
biên tập viên Tay Hohoff của nhà xuất bản J. B. Lippincott & Co hoàn thành Giết con chim
nhại (To Kill a Mocking Bird) vào mùa hè năm 1959 và tác phẩm được xuất bản vào ngày
11 tháng 7 năm 1960
Tiểu thuyết Giết con chim nhại có nhiều nét tương tự như một cuốn tự truyện của chính
nhà văn, nó lấy khơng gian một thị trấn nhỏ ở Alabama với nhân vật là cô bé Jean Louise
“Scout” Finch, con gái luật sư Atticus Finch. Trong tiểu thuyết còn xuất hiện nhân vật Dill,
bạn của Scout, với hình mẫu được lấy từ người bạn thân của Harper Lee là Truman Capote,
điều thú vị là Harper Lee trước đó cũng trở thành hình mẫu để Capote xây dựng một nhân
vật trong tiểu thuyết Other Voices, Other Rooms xuất bản năm 1948 của ông. Xuất bả lần
đầu tiên ngày 11 tháng 7 năm 1960, Giết con chim nhại đã nhanh chóng trở thành tác phẩm
ăn khách cũng như được giới phê bình đánh giá cao, Harper Lee đã được trao Giải Pulitzer
Văn học năm 1961 cho tiểu thuyết này. Sau khi ra đời, Giết con chim nhại đã được tái bản


rất nhiều lần cũng như được chuyển thể thành phim và trở thành một trong những tác phẩm
văn học đáng chú ý nhất thế kỷ 20 của văn học Mỹ.
Sau khi hoàn thành Giết con chim nhại, bà làm trợ lý cho Capote trong chuyến đi của
ông tới Holcomb, Kansan để tìm hiểu thơng tin về một vụ giết người dã man nhằm viết bài
cho báo The New Yorker. Về phần Harper Lee, mặc dù đã nổi tiếng nhờ tiểu thuyết đầu tay,
bà hầu như từ chối mọi cuộc phỏng vấn hoặc xuất hiện nơi công cộng và cũng ngừng viết
văn, ngoại trừ một số tiểu luận ngắn.
Tiểu thuyết thứ hai của Harper Lee là The Long Goodbye chưa hoàn thành. Giữa thập
niên 1980, bà cũng từng có ý định viết một cuốn sách về vụ giết người hành loạt ở Alabama,

nhưng rồi bà cũng nhanh chóng bỏ qua dự định vì khơng hài lịng với nó. Trong một buổi
họp mặt tại Alabama năm 2008, bà đã từ chối lời mời xuất hiện trước công chúng với lý do:
“Tốt hơn là im lặng thay vì trở thành một kẻ khờ”.
Ngồi một số truyện ngắn, vài tiểu luận, diễn văn và trả lời mấy cuộc phỏng vấn, bà
sống một cuộc đời ẩn dật tuy được cả độc giả và giới phê bình ca ngợi.
1.2.2 Tác phẩm “Giết con chim nhại”
1.2.2.1 Hồn cảnh sáng tác
Cuối thập niên 1950, Harper Lee quyết định nghỉ việc để tập trung toàn bộ thời gian và
tâm trí vào việc sáng tác. Harper Lee hồn tất bản thảo đầu tiên của cuốn tiểu thuyết Giết
con chim nhại (To Kill A Mocking Bird) vào năm 1957. Theo yêu cầu của nhà xuất bản, bà
biên tập lại bản thảo trong hơn hai năm tiếp theo và sau cùng, tác phẩm được xuất bản ngày
11 tháng 7 năm 1960.
Ban đầu tác phẩm được đặt tên là “Atticus”, nhưng sau đó Harper đã đổi tên lại để câu
chuyện vượt qua khuôn khổ chân dung về một nhân vật.
1.2.2.2 Giới thiệu cốt truyện và “chim nhại”
Cốt truyện: cuốn tiểu thuyết kể về câu chuyện của hai đứa trẻ ở lứa tuổi mới lớn là Jean
Louise “Scout” Finch và Jeremy Atticus “Jem” Finch, sinh trưởng ở thị trấn nhỏ Maycomb,
Alabama, nằm sâu trong miền Nam nước Mỹ trong thập niên 1930. Chuyện xảy ra trong 3
năm, được kể lại bởi người em là Scout Finch. Trong truyện, cha của hai đứa trẻ là luật sư
Atticus Finch, một người đàn ông trung niên, được giao nhiệm vụ biện hộ cho một người da
đen tên là Tom Robinson bị buộc tội cưỡng hiếp một cô gái da trắng tên là Mayella Ewell.


Chim nhại tiếng Anh là Mocking Bird, “Mocking” dịch sang tiếng Việt là là “bắt
chước” hoặc “nhại” lại. Chim nhại là một lồi chim có khả năng và thói quen nhại lại 20
tiếng hót của các lồi chim khác nhau. Ngồi ra, nó cịn có thể bắt chước cả tiếng chó sủa,
tiếng cịi xe hơi và cả tiếng ếch, nhái, cơn trùng. Danh từ khoa học của lồi chim này là
“mimus polyglotoss”, có nghĩa là “nhại” được nhiều “ngơn ngữ” khác nhau. “Chim nhại”
khơng làm điều gì có hại mà nó chỉ hót để mang lại niềm vui cho con người.
1.2.2.3 Tóm tắt tác phẩm

Giết con chim nhại là tiểu thuyết kể về câu chuyện diễn ra trong 3 năm của cuộc Đại
suy thoái tại Mỹ ở một “thị trấn cổ chán ngắt” Maycomb, tiểu bang Alabama. Nhân vật dẫn
chuyện, cô bé Scout Finch 6 tuổi, sống với anh trai Jem và người cha Atticus, một luật sư
tuổi trung niên. Một mùa hè nọ, Jem và Scout kết bạn với một cậu bé tên Dill khi Dill đến
chơi với dì mình ở Maycomb vào mùa hè. Ba đứa trẻ cảm thấy vừa sợ vừa hứng thú về
người hàng xóm “Boo” Radley, sống ẩn dật trong một ngôi nhà kế bên trong suốt nhiều
năm mà khơng hề ra ngồi khi trời còn sáng. Những người lớn ở Maycomb thường dè dặt
khi nói về Boo và trong nhiều năm rồi khơng ai thấy ơng ta. Bọn trẻ bổ sung vào trí tưởng
tượng của mình những lời đồn đại xung quanh bề ngồi của ông và nguyên nhân mà ông
phải trốn tránh, trong đó trứ danh nhất là anh ta đã đâm vào chân cha đẻ của mình trong một
cơn nóng giận, rằng anh ta lẻn ra khỏi nhà hằng đêm, ăn thịt mèo, sóc và rình mị xung
quanh nhà hàng xóm.
Mùa thu năm ấy Scout đến trường lần đầu tiên. Ngày đi học đầu tiên của cô trôi qua
không hề yên ả chút nào, nhưng từ đó độc giả biết đến gia đình Ewel qua một bạn học cùng
lớp với cơ, là con của ơng Bob Ewel, một người có tiếng nghiện ngập, vơ cơng rỗi nghề và
nghèo khó, ơng ta có một túp lều trên bãi rác của thị trấn. Trên đường về nhà, cơ bé và Jem
tìm thấy món q dành cho họ, để trong một hốc cây trên mảnh đất của nhà Radley. Mùa hè
năm sau, Dill quay lại. Cùng cậu, Scout và Jem bắt đầu trêu trọc anh chàng Boo Radley,
nhưng ông Atticus bắt bọn trẻ phải thôi ngay cái trị nghịch ngợm ấy lại. Ơng nhắc lũ trẻ
phải thông cảm với người khác trước khi phán xét họ.
Tuy nhiên, trong đêm cuối cùng Dill còn ở thị trấn Maycomb mùa hè năm đó, ba đứa
trẻ lẻn vào mảnh đất nhà Radley. Lũ trẻ bị bắt gặp, bị Nathan Radley bắn chỉ thiên dọa làm
chúng hoảng hồn. Jem trong lúc chạy trống làm mất cả quần, khi cậu quay trở lại để nhặt nó,
cậu thấy cái quần đã được vá lại và treo trên hàng rào. Mùa đông năm ấy, Jem và Scout lại
tìm thấy mấy món q trên cái cây, dường như được Boo để ở đó cho chúng. Anh trai
Nathan của Boo nói là cái cây “bị bệnh” nên dùng xi- măng trám cái hốc cây lại, nhưng khi
lũ trẻ hỏi ơng Atticus thì ơng lại bảo là cái cây ấy chẳng có vấn đề gì cả. Jem buồn lắm, vì


hiểu rằng mối liên hệ đầu tiên của chúng với Boo Radley thế là đã bị cắt đứt. Scout vì còn

bé quá nên chỉ nghĩ đơn giản là từ giờ sẽ khơng cịn các món q nữa.
Người cha Atticus được phiên tòa chỉ định biện hộ cho một người đàn ông da đen tên
là Tom Robinson, người bị buộc tội hãm hiếp Mayella Ewel, một cô gái người da trắng. Dù
cho nhiều cư dân Maycomb chống đối thế nào, ông Atticus vấn đồng ý biện hộ cho
Tom không tự biện hộ được cho mình, cũng chẳng có tiền để th luật sư, bất lực trong
thế “đơn thân độc mã” trước sức ép của xã hội. Ông Atticus hứa sẽ làm hết khả năng để bào
chữa cho Tom vì ơng có một niềm tin lớn lao vào quyền bình đẳng của tất cả mọi người. Vì
chuyện đó mà lũ trẻ của ông phải chịu bao nhiêu sự phỉ báng của những đứa trẻ khác, thậm
chí ngay cả chúng đang làm lễ Nơ-en trong khu nhà thờ Landing của gia đình Finch. Những
đứa trẻ khác trêu trọc Jem và Scout về việc bố chúng, gọi ông ấy là “kẻ yêu bọn mọi da
đen”. Scout đã nổi nóng và gây lộn để bảo vệ danh dự cho cha mình, mặc dù cha cơ bé đã
bảo cô không được làm thế. Bà đầu bếp Calpurnia của gia đình Finch đưa lũ trẻ đến một nhà
thờ của người da đen gần đó và chúng được cộng đồng người da đen chào đón nồng hậu.
Chị gái ông Atticus, cô Alexandra đến sống với gia đình Finch mùa hè năm sau. Cậu bé
Dill, nhẽ ra phải sống vói ơng cha dượng, người chẳng bao giờ quan tâm đến cậu, trốn nhà
đến Maycomb và trốn dưới gầm giường cơ bé Scout. Phiên tịa xử án Tom Robinson bắt
đầu. Khi Tom bị nhốt vào trong nhà lao, một đám đông định xúm vào đánh chết anh. Đêm
trước khi phiên tòa diễn ra, luật sư Atticus phải đối đầu với đám đơng vì họ phản đối việc
ơng bào chữa cho Tom. Jem, Dill và Scout trốn khỏi nhà để đến chỗ Atticus nhưng mặc cho
ông khuyên bảo chúng cũng không chịu về nhà. Cô bé Scout nhận ra một người đàn ông
trong đám đông là Walter Cunningham, cha một bạn học với cô. Cô lễ phép chất vấn ông ta
về đứa con trai ông ta, làm ông ta xấu hổ đến mức phải giải tán đám đơng.
Tại phiên tịa, lũ trẻ ngồi trên một “ban công dành cho người da màu” với những người
dân da đen của thị trấn. Ông Atticus đưa ra những bằng chứng rõ ràng, cho thấy nguyên cáo,
cô Mayella và cha cô - ông Ewel, đã nói dối. Sự thật là cơ Mayella đã tìm cách mồi chài
Tom Robinson và bị cha bắt quả tang. Vết bầm trên mặt cô là do người cha đánh khi ông ta
bắt gặp cô và Tom. Người cha gọi cô là con điếm và đánh cơ. Mọi người nhìn thấy vết bầm
ở bên má trái cô Mayella, nghĩa là người đánh cơ phải thuận tay trái. Ơng Boo Ewel thuận
tay trái, trong khi Tom lại bị tật ở tay trái. Mặc dù vậy, bất chấp mọi chứng cứ đều chỉ ra
rằng Tom vơ tội, bồi thẩm đồn gồm tồn người da trắng vẫn kết tội anh. Anh Tom tội

nghiệp tìm cách trốn khỏi nhà tù nên bị bắn chết. Sau phiên tịa, niềm tin vào cơng lý của
Jem bị lung lay dữ dội vì bản án q bất cơng, cậu trở nên chán nản, nghi ngờ, vì rõ ràng
Tom bị bồi thẩm đồn kết án chỉ vì anh là người da đen.


Dù tịa tun án, Bob Ewell vẫn tức tối vì cho rằng ông Atticus và vị thẩm phán đã cười
vào mũi nên ơng ta thề sẽ rửa hận. Ơng ta đe dọa người vợ góa của Tom, tìm cách đột nhập
vào nhà của ông thẩm phán, nhổ vào mặt ông Atticus ở giữa đường, rồi đánh Jem và Scout
khi chúng đang trên đường về nhà từ đám rước Halloween ở trường. sau một cuộc vật lộn
ngắn ngủi trong bóng tối, Jem bị ngã gãy tay, Bob thì biến mất, cịn Jem và Scout được một
người khơng quen biết tìm thấy và đưa chúng về nhà. Khi đó chúng mới nhận ra người đó
chính là Boo Radley. Viên cảnh sát trưởng cũng đến và cho biết Bob đã chết do bị dao đâm
vào bụng. Ban đầu ơng Atticus ngờ rằng chính Jem đã đâm chết Bob, nhưng ơng cảnh sát
trưởng thì nhất định cho là Bob bị vấp vào gốc cây và ngã vào con dao của chính hắn mà
chết. Mọi người đều đốn là chính Boo Raddy đã can thiệp vào cuộc xô xát và giết Ewell để
bảo vệ lũ trẻ. Khác với điều ông Atticus nghĩ, viên cảnh sát muốn bảo vệ Boo và không
muốn dân chúng phá vỡ cuộc sống ẩn dật của anh. Khi ông Atticus hỏi Scout xem cô bé
nghĩ thế nào về cách giải quyết vụ việc này, cô bé trả lời, nếu không làm như vậy thì chẳng
khác “giết con chim nhại” (vì Boo chẳng làm hại gì lũ trẻ, mà chỉ bảo vệ chúng thơi). Sau
đó, Boo u cầu Scout đưa anh về nhà, khi đến hiên nhà Radley, Scout nhớ lại những việc
đã xảy ra, cảm thấy rất hối hận vì cơ và Jem không bao giờ tỏ ra thân thiện với Boo, khơng
báo đáp lại những món q mà Boo đã tặng cho lũ trẻ. Dọc đường về nhà, cô hồi tưởng lại
tất cả các sự kiện diễn ra trong vòng 2, 3 năm trở lại. Cô bé trở về nhà với ơng Atticus và
Jem, khi đó đã tĩnh tâm trở lại. Sau khi nghe ơng Atticus đọc truyện “Bóng ma màu xám”,
cô bé nhận xét với ông Atticus là nhân vật chính trong câu truyện hóa ra là một người tốt,
ơng Atticus tạm biệt cơ bằng câu nói: “Phần lớn mọi người đều tốt cả, con ạ, chỉ có điều
con chưa nhận ra đấy thôi”.
1.2.2.4 Chủ đề của tác phẩm:
Giết con chim nhại là một tác phẩm kinh điển mang lại nhiều bài học tư tưởng quý giá
cho nhân loại. Tác phẩm đã đề cập đến một chủ đề lớn lao đó là sự cộng sinh giữa thiện và

ác. Trong một xã hội luôn tồn tại người tốt và kẻ xấu, sự thù hận, thành kiến và sự ngu dốt
đe dọa những người ngây thơ, vô tội như Tom Robinson, Boo Radley. Hay chính trong bản
thân con người cũng lẫn lộn cái tốt và cái xấu, và sự tốt xấu thay đổi theo thời gian. Qua cái
nhìn của những đứa trẻ, thì con người xung quanh đều tốt vì chúng chưa gặp ai xấu. Và khi
trở thành người trưởng thành với những kinh nghiệm từng trải và từng chứng kiến nhiều vấn
đề hiện diện trong cuộc sống thì ắt hẳn chúng phải nhìn thấy cái xấu, như Jem, Scout cùng
với cậu bạn là Dill chứng kiến sự dối trá, kì thị và bất công khi cha chúng thất bại trong việc
bào chữa cho Tom Robinson tại tịa án vì sự vu khống của cha con Ewel và vì định kiến của
cộng đồng.


Chủ đề thứ hai của tiểu thuyết Giết con chim nhại là sự bất bình đẳng, phân biệt chủng
tộc trong xã hội. Gia đình Finch thuộc tầng lớp cao trong xã hội ở Maycomb. Tầng lớp thấp
hơn thuộc những người ở trong thị trấn. Kế tiếp là những người nông dân dốt nát và bên
dưới là những kẻ lười biếng như cha con Ewell. Và cộng đồng người da đen mặc dù là
những người có đạo đức, có tài và cần cù nhưng họ vẫn bị đè bẹp dưới tận cùng của đáy xã
hội, những ánh mắt kì thị về chủng tộc của hầu hết người dân ở Maycomb đều hướng vào
họ. Ngồi ra, nhân vật bí ẩn bị kì thị cịn có Boo Raddy là một người lai giữa da đen và da
trắng. Người da trắng thêu dệt những chuyện xấu xa về Boo (đâm cha, có thể tấn công
người khác…) để mọi người, kể cả lũ trẻ xa lánh nhưng đến nỗi mỗi khi làm việc tốt như
tặng quà cho bọn trẻ, cứu Jem,… Boo đều phải hành động một cách lén lút, bí ẩn. Cuộc đời
của một người da lai như Boo thật là một bi kịch khi anh không thuộc về người da đen, cũng
không thuộc về người da trắng mà phải sống trong trong sự kì thị của người đời và khơng
thể minh oan cho mình về những lời đồn thất thiệt về nhân phẩm của mình. Sự phân chia
đẳng cấp xã hội và phân biệt chủng tộc như vậy là một điều phi lý và bất cơng, và đó chính
là ngun nhân sâu xa làm cho xã hội mất sự hài hòa và tiềm năng phát triển lâu dài.
Chủ đề thứ ba trong tác phẩm là vai trị giới tính, cơ bé Scout trong Giết con chim nhại
đã nhận ra ý nghĩa của việc là nữ giới và nhiều nhân vật nữ trong truyện đã tác động đến sự
phát triến trong suy nghĩ của cô bé. Sự khác biệt chủ yếu của Scout với cha và anh mình
khiến cơ bé có thể miêu tả sự đa dạng và chiều sâu của các nhân vật nữ trong tiểu thuyết từ

góc độ là một trong số họ và là người quan sát, trần thuật. Hình mẫu người phụ nữ điển hình
của Scout là Calpurnia - da đen và người phụ nữ hàng xóm da trắng là cơ Maudie vì cả hai
người đều mạnh mẽ, độc lập và ân cần. Các nhân vật nữ đã phê bình Scout về việc thiếu đi
nguyện vọng trở thành một quý cô, họ cũng là những người mang nặng thành kiến về giai
cấp cũng như đồng tình với nạn phân biệt chủng tộc. Trong truyện, bà Dubose đã la mắng
Scout vì không mặt váy và cho rằng cô bé đang phá hoại danh tiếng của dòng họ Finch, bà
còn phỉ báng ông Atticus chỉ vì ông chấp nhận bào chữa cho Tom Robinson. Để hài hòa và
cân bằng sự ảnh hưởng về giới tính nam là ơng Atticus và Jem, giới tính nữ là Calpurnia và
cơ Maudie, một nhà nghiên cứu đã viết: “Tác giả Lee dần dần cho thấy Scout đang trở
thành một người bảo vệ quyền phụ nữ ở miền Nam, cùng với việc dùng giọng kể ở ngôi thứ
nhất, bà cho thấy Scout/ Jean Louis vẫn cảm thấy mâu thuẫn về chuyện là một quý cô như
bà đã từng khi còn nhỏ”.
Chủ đề thứ tư của tác phẩm là đề cao lòng dũng cảm và lương tri. Quyển tiểu thuyết đã
khai thác thành công những mặt biểu hiện khác nhau của lịng dũng cảm. Cơ bé Scout đã ra
sức đáp trả lại sự sỉ nhục của những đứa trẻ khác đối với bố Atticus. Hành động đó cho thấy
cô bé đã dũng cảm đấu tranh để bảo vệ danh dự cho bố mình. Tuy nhiên, Atticus mới là


nhân vật trung tâm tiêu biểu của một con người có lịng dũng cảm và hành động theo lương
tri. Ơng dạy Jem những bài học về lòng dũng cảm bằng một triết lí giản đơn “lịng dũng
cảm là khi con biết con sẽ thất bại trước khi con bắt đầu nhưng dù vậy con vẫn bắt đầu và
theo đuổi nó tới cùng dù có chuyện gì xảy ra” [2,166]. Quyển tiểu thuyết đã đề cập đến
những bài học giá trị về nhân cách, phẩm giá con người và sự tôn trọng người khác qua lời
luật sư Atticus dạy con gái Scout: “Con không bao giờ thực sự biết một người cho đến khi
con ở vào địa vị của họ và cư xử theo kiểu của họ” [2,170]. Khi viết lời đề bạt với nhan đề
“Một thế giới nhân bản hơn cho trẻ em” cho quyển tiểu thuyết Giết con chim nhại, dịch giả
Phạm Viêm Phương đã nhận xét: “bên cạnh những bi kịch, bất công và những mất mát,
quyển tiểu thuyết còn đề cao lòng dũng cảm, lương tri và sự thức tỉnh của lịch sử để nhân
loại trở nên hoàn thiện hơn”.


1.3 Vấn đề phân biệt chủng tộc
1.3.1 Khái niệm chủng tộc và phân biệt chủng tộc
Chủng tộc là những nhóm người hình thành trong lịch sử trên một lãnh thổ nhất định,
có một số đặc điểm chung trên cơ thể mang tính di truyền.
Phân biệt chủng tộc là một niềm tin hoặc một giáo lý rằng sự khác biệt cố hữu về sinh
học giữa các chủng tộc khác nhau của loài người quyết định thành tựu phát triển của cá
nhân, với hệ quả rằng chủng tộc của mình siêu việt hơn và có quyền cai trị các chủng tộc
khác” [5].
Phân biệt chủng tộc đôi khi được dùng để chỉ quan niệm chủ nghĩa dân tộc cực đoan,
bài ngoại, biểu hiện ở khuynh hướng chống hôn nhân khác chủng tộc hoặc dùng sự phân
biệt chủng tộc để biện minh cho các thái độ và hành vi phân biệt đối xử bạo lực trong xã
hội, trong đó có tội ác diệt chủng.
1.3.2 Nguyên nhân của nạn phân biệt chủng tộc
Sự phân biệt xuất phát từ sự đa dạng về các chủng tộc. Hiện nay trên Thế giới có 3
chủng tộc chính: Mơn- gơ- lơ- it, Nê- grơ- it và Ơ- gơ- pê- it. Mỗi chủng tộc đều có đặc
điểm sinh học và nơi phân bố khác nhau. Chính vì thế, dựa vào các đặc điểm sinh lý, sinh
học trên cơ thể mà người ta đưa ra các sự phân biệt đối xử với nhau thông qua nhận biết
màu da, dáng và cơ thể cũng như các tiêu chí về hình thái. Một nhóm người da trắng tự cho
mình là ưu việt hơn các chủng tộc khác như da đen, da màu.
Sự phân biệt xuất phát từ sự đa dạng về văn hóa .Văn hóa là sản phẩm của nhân loại,
được tạo ra và phát triển trong mối quan hệ qua lại giữa con người với xã hộ nhằm duy trì


sự bền vững và trật tự xã hội, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua q
trình xã hội hóa. Văn hóa bao gồm các lĩnh vực như: âm nhạc, ẩm thực, văn học, lễ hội…
Những lĩnh vực này có mối liên hệ mật thiết đến đời sống và tư duy của con người. Hiện
nay trên thế giới có nhiều loại hình văn hóa, trong đó có có loại hình văn hóa được du nhập
từ nơi khác đến và được phát triển từ sự tiếp thu và phát huy những tinh hoa vốn có. Và
cũng chính vì sự đa dạng về văn hóa đã dẫn đến sự phân biệt giữa nền văn hóa này với nền
văn hóa khác, cụ thể là văn hóa phương Đơng với văn hóa Phương Tây thơng qua phong

tục, lối sống,…Từ đó kéo theo sự phân biệt văn hóa giữa nơi này với nơi khác và có sự đánh
giá tốt, xấu theo quan niệm chủ quan dẫn đến những hành động nhằm phản đối, triệt tiêu
những nền văn hóa bị xem là tiêu cực.
Sự phân biệt xuất phát từ sự khác biệt tín ngưỡng tơn giáo. Sự tồn tại nhiều tơn giáo như
Phật Giáo, Thiên chúa giáo, Hồi Giáo và một số giáo phái khác nhau ... đã dẫn đến những
xung đột bắt nguồn từ sự khác biệt tín ngưỡng, tơn giáo.
Sự phân biệt xuất phát từ tình trạng nhập cư. Nhập cư là hành động di chuyển nơi sinh
sống từ nơi này đến một vùng hoặc một quốc gia mới, đây là trình trạng diễn ra khá thường
xun giữa các nhóm người, các bộ tộc với mục đích trao đổi, nâng cao đời sống ở vùng đất
mới. Nguyên nhân nhập cư cũng có thể do bị ép buộc (nơ lệ da đen bị bán làm nô lệ, những
đợt chạy loạn tị nạn do chiến tranh…). Do sự nhập cư mà con người dần có sự lai hóa, và
cũng từ đó phát sinh sự phân biệt về những đặc điểm sinh học và ngôn ngữ giữa những
người nhập cư với người bản địa dẫn đến sự ganh ghét, kì thị và xung đột.
1.3.3 Tình hình phân biệt chủng tộc trên thế giới và nước Mỹ; sự hình thành chủ nghĩa
Apartheid và cuộc đấu tranh xóa bỏ nó trên tồn thế giới
Tình hình phân biệt chủng tộc trên thế giới và sự hình thành chủ nghĩa Apatheid:
Thế kỷ XVII người Anh di cư sang Mỹ sống hòa thuận với những bộ tộc bản địa, nhưng
năm 1637 (chiến tranh Pequot) bắt đầu chiếm đóng những bộ tộc này. Quân đội Hoa Kỳ
năm 1890 (cuộc tàn sát tại Wounded Knee) với hậu quả là thổ dân da đỏ bị mất đất về tay
người da trắng, bị bắt buộc hội nhập văn hóa và di tản về sinh sống các vùng tập trung. Cuối
thế kỷ XVIII đế quốc Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha bắt đầu xâm chiếm các nước
Châu Phi và Bắc Mỹ. Họ bắt người da đen ở Châu Phi làm nô lệ, cưỡng chế nô lệ sang làm
việc ở Mỹ, châu Mỹ Latinh để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa của các nước đế
quốc châu Âu. Từ đó hình thành nên sự thù hằn, kì thị và chế độ phân biệt màu da của giữa
người da trắng và người da đen.


Năm 1975 người Anh chiếm Mũi Hảo Vọng, với sự hình thành của pháp luật thì phân
loại người dân thành bốn nhóm chủng tộc: “đen”, “trắng”, “màu” và “Ấn Độ”. Hai chủng
tộc cuối cùng được chia thành nhiều tiểu phân loại và các khu vực dân cư đã được tách ra.

Thế kỷ XVIII- XIX, Mỹ, Canada và Úc bắt đầu thiết lập các liên minh chính trị và quân
sự quan trọng với các cường quốc Châu Âu tại Bắc Mỹ. Sau cuộc chiến tranh năm 1812, các
dân tộc bản địa Bắc Mỹ đã mất đi các mối liên hệ giữa họ với nhau với tư cách là các liên
minh quân sự.
Năm 1897, Canada đặc biệt địi hỏi chính phủ Liên bang phải kiểm sốt đầy đủ đối với
tồn bộ các vấn đề liên quan đến các dân tộc bản địa Canada và tất cả đất đai giành cho họ.
Năm 1917 Apartheid bắt đầu thành lập, nhưng chế độ chính trị Apartheid phải đến năm
1948 mới được chính thức thiết lập và tồn tại kéo dài cho đến năm 1994. Chế độ phân biệt
chủng tộc Apartheid vào năm 1948 do Đảng Quốc gia Nam Phi tranh cử, với sự thắng cử
của Đảng Quốc gia Nam Phi, Apartheid đã trở thành chính sách chính trị tại Nam Phi từ
năm 1948 đến năm 1990. Theo chủ nghĩa Apartheid, các quyền, các hiệp hội của đa số dân
da đen và các dân tộc thiểu số đã bị cắt giảm. Apartheid phát triển mạnh sau thế chiến II và
hình thành hệ tư tưởng định kiến về dân tộc, được thể chế hóa tại Nam Phi. Từ 1960 -1983,
khoảng 3,5 triệu người Nam Phi không phải da trắng bị đuổi ra khỏi nhà của họ, và buộc
phải vào các trại tị nạn, khu dân cư tách biệt. Đây là những vụ di chuyển dân cư với số
lượng lớn nhất trong lịch sử hiện đại.
Trong thập niên 50 của thế kỷ XX, một loạt các cuộc nổi dậy và phản đối đã được đáp
trả bằng việc cấm và bỏ tù các nhà lãnh đạo chống phân biệt chủng tộc. Khi tình trạng bất
ổn lan rộng và trở nên căng thẳng hơn, hoạt động quân sự tiếp tục leo thang, các tổ chức nhà
nước đã đáp trả bằng đàn áp và bạo lực cho đến năm 1990.
Đảng cộng sản Campuchia thành lập năm 1975, năm 1979 đổi tên thành Đảng dân chủ
(Tổ chức này còn được biết với các tên Đảng Cộng sản Khme, Quân đội Nhân Dân
Campuchia Dân chủ). Đảng đã đưa ra chính sách diệt chủng người dân đất nước một cách
man rợ và tàn nhẫn.
Từ năm 1994 cho tới nay, tuy nói là đang đấu tranh để chống nạn phân biệt chủng tộc,
nhưng thực tế, trên Thế giới vấn nạn này vẫn đang tồn tại âm thầm và dai dẳng. Nạn phân
biệt chủng tộc diễn ra ở nhiều mặt trong đời sống xã hội: văn hóa, giáo dục, sắc tộc, tơn
giáo. Và để ngăn chặn nạn phân biệt chủng tộc, các quốc gia trên Thế giới đã thành lập các
tổ chức và đưa ra các giải pháp để ngăn chặn và hạn chế sự tiếp diễn của phân biệt chủng
tộc.



Tình hình phân biệt chủng tộc ở Mỹ:
Cuộc nội chiến ở Mỹ diễn ra từ năm 1861- 1865 giữa Chính phủ Liên bang và các tiểu
bang phía Nam vào giữa thế kỷ XIX, sau khi Abraham Lincoln đắc cử trong cuộc bầu cử
Tổng thống Hoa Kỳ năm 1860, 11 tiểu bang theo chế độ miền Nam Hoa Kỳ đã tuyên bố ly
khai khỏi Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và lập ra Liên minh miền Nam; 25 tiểu bang còn lại ủng
hộ Chính phủ (gọi là Liên minh miền Bắc). Cuộc nội chiến chấm dứt khi quân miền Nam
đầu hàng năm 1865 và chế độ nơ lệ bị đặt ra ngồi vịng pháp luật trên tồn lãnh thổ Mỹ,
một trong những vấn đề lớn tồn tại cho đến ngày nay là các tượng đài của các tướng lĩnh
liên minh miền Nam.
Sau cuộc nội chiến từ năm 1861- 1865, nước Mỹ đã xóa bỏ được chế độ nơ lệ, nhưng
cuộc chiến chống lại tàn dư của chế độ này, lớn nhất là tình trạng phân biệt chủng tộc vẫn
tiếp diễn đến ngày nay. Minh chứng cụ thể là vụ bạo động của các nhóm da trắng cực hữu
tại bang Virginia. Vụ bạo động ngày 11- 8 diễn ra tại thành phố Charlottesville, Virginia là
do quyết định của hội đồng thành phố này di dời tượng của tướng thuộc Liên minh miền
Nam là Robert E. Lee. Việc di dời này đã dẫn đến sự phản đối, bạo động của các nhóm sắc
tộc cực đoan da trắng với những người ủng hộ việc di dời và hậu quả là là một người chết.
Vụ bạo động tại Charlottesville cho thấy, vấn đề biểu tượng cũng trở nên rất quan trọng nếu
đặt vào bối cảnh lịch sử phân biệt chủng tộc.
Theo BBC, các nhóm cực đoan, kể cả các nhóm phân biệt chủng tộc như nhóm KKK
gia tăng trong những năm gần đây tại Mỹ. Từ năm 2014 đến nay, số lượng các nhóm này
tăng 17%.
Các nhóm cực hữu da trắng ở Charlottesville cịn sử dụng cờ của Liên minh miền Nam,
được xem là biểu tượng của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Mỹ, trong khi những người
khác lại giơ tay chào kiểu phát xít.
Thống đốc bang Maryland kêu gọi di dời bức tượng của Chánh án Tòa án tối cao Mỹ
Roger B Taney (1777- 1864), người đã ra quyết định mang tên Dred Scout vào năm 1857,
khẳng định chế độ nô lệ và phủ nhận quốc tịch của người Mỹ gốc Phi.
Tính từ năm 2015 đến tháng 4/ 2017, ít nhất 60 biểu tượng của phe Liên minh miền

Nam đã bị xóa bỏ hoặc đổi tên. Tuy nhiên, những nổ lực ấy lại làm trỗi dậy các nhóm cực
đoan người da trắng. Những người phản đối các đài tưởng niệm phe liên minh miền Nam,
xem chúng là đại diện cho sự phân biệt chủng tộc trong khi những người ủng hộ lập luận
cho rằng, họ đại diện cho một phần quan trọng của lịch sử.


Nhóm phân biệt đối xử với người Mỹ da đen, người Do Thái và người nhập cư và gần
đây là người đồng tính. Nhóm Ku Klux Klan (KKK) là nhóm nổi dậy khét tiếng nhất, bang
đầu được hình thành từ các quan chức cũ của Liên minh miền Nam sau cuộc nội chiến Mỹ
năm 1865 và lan rộng trên toàn quốc vào những năm 1900. Nhóm KKK đang hoạt động hầu
hết các bang ở Mỹ và có ước tính có từ 5000- 8000 thành viên.
Phát biểu về vụ bạo loạn ở Virginia, lẽ ra phải lên án những kẻ phân biệt chủng tộc đã
gây ra bạo động và gây ra cái chết của một phụ nữ nhưng Tổng thống Trump lại lên án các
bên. Ông Donald Trump đã giải tán Hội đồng các nhà sản xuất Mỹ và Diễn đàn chiến lược
và chính sách sau khi một số giám đốc điều hành của hai hội đồng này phản đối những lời
nhận xét của ông Trump.
Bộ trưởng Tư pháp Đức Heiko Maas đã trực tiếp chỉ trích ơng Trump khi nói rằng:
“Thật không thể chịu nổi với phát biểu của Tổng thống Trump”. Theo ơng, khơng ai nên tầm
thường hóa chủ nghĩa bài Do Thái và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc của những người theo
chủ nghĩa phát xít mới.
Tổng Thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guterres ghi trên Tweeter: “Chủ nghĩa phân biệt
chủng tộc, bài ngoại, chủ nghĩa bài Do Thái và chủ nghĩa Hồi giáo đang gây ngộ độc cho
các xã hội của chúng ta, chúng ta phải đứng lên chống lại chúng”.
Bộ trưởng Ngoại giao Ireland Simon Coveney cho biết, đất nước ơng “lên án hồn tồn
quan điểm của những người theo chủ nghĩa dân tộc da trắng và mọi loại hình phân biệt
chủng tộc mà chúng ta thấy ở Mỹ trong những ngày gần đây”.
Người da màu đang vẫn còn đang phải chịu những định kiến trên khắp nước Mỹ. Họ
chiếm 86% trong những người bị cảnh sát ở Ferguson bắt dừng xe. Tuy nhiên vấn đề phân
biệt chủng tộc ở Mỹ đang dần trở thành vấn đề giai cấp.
Các tổ chức chính trị của Ferguson đã không bắt kịp với số nhân khẩu của. Trong số 6

thành viên của hội đồng thành phố, có tới 5 người da trắng. Thị trưởng James Knowles là
một chính đảng Cộng hòa da trắng đã tái đắc cử vào năm 2013 trong một cuộc bầu cử có ít
hơn 1/8 cử tri đủ điều kiện tham gia. Ông chịu trách nhiệm với lực lượng cảnh sát, lực lượng
có 3 trong số 53 cán bộ là người da màu. Sự bất cân xứng đó đã ni dưỡng niềm tin của
những người da màu tại Ferguson cũng như trên toàn nước Mỹ rằng công lý và lực lượng
hành pháp đều mang tư tưởng phân biệt chủng tộc.
Đây là một số minh chứng cụ thể về thực trạng nạn phân biệt chủng tộc tại Mỹ trong
những năm gần đây:


- Ngày 14/8/2014: Michael Brown, 18 tuổi, người Mỹ gốc Phi khơng có vủ khí bị bắn chết ở
Ferguson, bang Missouri dẫn đến hàng loạt cuộc biểu tình lớn chống phân biệt chủng tộc.
- Ngày 26/6/2015: 9 người mỹ gốc Phi ở nhà thờ Emanuel African Methodist Episcopal ở
Charleston, bang South Carolina bị Dylann Roof, kẻ cực đoan da trắng sát hại
- Ngày 7/7/2016: Alton Sterling, một người da đen bị cảnh sát da trắng đè xuống đất, sau đó
bị bắn nhiều phát ở cự ly gần tại Baton Rouge, Ló Angeles. Philando Castile, một người da
đen bị một sĩ quan gốc Mỹ Latinh lôi ra khỏi xa bắn chết ở ngoại ô thành phố St. Paul, bang
Minnesota.
- Ngày 12/7/2016: 5 nhân viên cảnh sát da trắng Dallas, bang Texas bị một người da màu
mang tên Micah Xavier Johnson sát hại.
Tóm lại, tuy chủ nghĩa Apartheid được thể chế hóa bằng pháp luật chủ yếu ở Nam Phi
nhưng ảnh hưởng của nó diễn ra trên diện rộng mang tầm quốc tế, nhất là ở các quốc gia đa
sắc tộc như Hoa Kì và các nước châu Mỹ Latinh. Vì lợi ích nhóm của chủ nghĩa đế quốc
hoặc nhân danh tinh thần dân tộc một cách cực đoan, những người da trắng ủng hộ chủ
nghĩa Apartheid đã đi ngược lại quyền tự do và bình đẳng của con người mà các dân tộc văn
minh đang hướng đến bảo vệ. Những nhà hoạt động vì nhân quyền, những nhà tư tưởng tiến
bộ trong số đó có các nhà văn đã nhìn thấy tính vơ nhân đạo của chủ nghĩa phân biệt chủng
tộc và khơng ngừng đấu tranh xóa bỏ nó để hướng đến việc xây dựng, bảo vệ nền hịa bình
chung cho nhân loại trên tinh thần hội nhập và phát triển.
1.3.4 Hậu quả của nạn phân biệt chủng tộc

Phân biệt chủng tộc là một vấn nạn gây ra nhiều đau thương, mất mát cho nhân loại và
để lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng đối với con người và quốc gia mà nó tồn tại.
Phân biệt chủng tộc gây ra những cuộc biểu tình, xung đột, đấu tranh làm mất tình đồn kết
giữa con người với nhau. Những cuộc đấu tranh, biểu tình là nguyên nhân khiến người chết
hàng loạt, gia đình ly tán, thiệt hại về vật chất, ảnh hưởng đến đời sống và tinh thần con
người. Đặc biệt, nạn phân biệt chủng tộc đã để lại những vết thương trong tâm hồn con
người mà mãi mãi không thể xóa đi.
Phân biệt chủng tộc cịn sát hại diệt chủng, cũng như xóa sổ tộc người nào đó trên hành
tinh này. Nạn phân biệt chủng tộc tước đoạt quyền sống, quyền bình đẳng của con người,
khiến con người phải gánh chịu sự áp bức, bóc lột và sự bất cơng trong xã hội.
1.3.5. Chủ đề “phân biệt chủng tộc” trong văn học thế giới


Phân biệt chủng tộc là một vấn đề nóng bỏng mang tầm vóc nhân loại và có tác động
sâu sắc đến nhận thức, thái độ cũng như tình cảm của con người. Dưới cái nhìn nhân đạo
của các nhà văn, vấn đề phân biệt chủng tộc rất cần được lên án và phải được phơi bày trước
độc giả. Khi sáng tác, nhà văn không quan trọng người tiếp nhận là người da trắng hay da
màu, thái độ của họ ra sao mà điều tác giả chú trọng đó là phải sáng tác bằng một cái nhìn
khách quan về xã hội và một trái tim nhân đạo ln hướng đến tình đồng loại. Tác phẩm
viết ra phải phản ánh chân thực những bất công, đau khổ mà người da màu phải gánh chịu
và nó phải đủ sức tác động vào nhận thức của con người về vấn đề phân biệt chủng tộc. Đã
có rất nhiều nhà văn trên thế giới bày tỏ quan điểm phản đối và chống lại nạn phân biệt
chủng tộc. Với tài năng thiên phú cùng với tư tưởng hướng đến sự cơng bằng, bình đẳng
giữa các chủng tộc, nhiều nhà văn thơng qua tác phẩm của mình đã mạnh dạn tố cáo xã hội
phân biệt chủng tộc vô nhân đạo đã và đang tồn tại trên thế giới. Ta có thể điểm qua một vài
tác phẩm có nội dung phê phán vấn đề phân biệt chủng tộc chẳng hạn:
Nói đến vấn đề phân biệt chủng tộc chúng ta không thể không nhắc đến tác phẩm Túp
lều của bác Tôm của nữ văn sĩ Mỹ Harriet Beecher Stowe. Tiểu thuyết Túp lều của bác
Tôm là cuốn sách bán chạy thứ hai trên thế giới trong thế kỉ XIX (chỉ sau Kinh Thánh). Ở
Việt Nam, tác phẩm này đã được dịch sang tiếng Việt từ mấy chục năm trước và đến nay đã

được tái bản nhiều lần. Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của nước Việt Nam trong thời gian
hoạt động ở Mỹ, người đã từng đọc tác phẩm này và người cũng từng viết bài phê phán sự
phân biệt chủng tộc, ngược đãi người da đen của nhà cầm quyền Mỹ thời đó. Nữ nhà văn
Harriet Beecher Stowe tạo được ấn tượng sâu sắc với độc giả thế giới qua Túp lều của bác
Tơm và chính tiểu thuyết này đã đưa tên tuổi của bà xứng danh là một nhà văn lớn, một nhà
theo tinh thần nhân đạo chủ nghĩa. Tiểu thuyết Túp lều của bác Tơm được viết bằng cả tấm
lịng u thương và trân trọng dành cho những người nô lệ da đen. Họ là người có tâm hồn,
đức tin, tình cảm, trí tuệ và đạo đức như những người da trắng tiến bộ, văn minh. Họ có
quyền bình đẳng như bất kì người da trắng nào.
Ra mắt độc giả vào năm 1852, tiểu thuyết Túp lều của bác Tôm đã gây ảnh hưởng mạnh
mẽ tới quan niệm của những người tiến bộ trong tầng lớp da trắng cũng như nhận được sự
đồng cảm sâu sắc của những người nô lệ da đen. Thông qua nhân vật chính là bác Tơm, một
người nơ lệ da đen trung thực, ngay thẳng, hết mực trung thành từng phải lìa vợ xa con, phải
sống cuộc sống tủi nhục, thường xuyên bị đánh đập, ngược đãi, bị những người chủ vô nhân
đạo bán đi bán lại như một món hàng. Và cuối cùng, do bảo vệ nhân phẩm của mình, bác
Tơm bị đánh chết trong một đồn điền trồng bông ở miền Nam nước Mỹ, nơi đã chôn vùi bao
cuộc đời lầm than của những người nô lệ. Tiểu thuyết ca ngợi sự kiên quyết bảo vệ phẩm
giá con người của những người nô lệ da đen, đồng thời đanh thép phê phán chế độ nô lệ tàn


bạo với những điều luật bênh vực bọn chủ nô mất nhân tính, sẵng sàng vì đồng tiền mà chà
đạp lên quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc của những người da đen bất hạnh.
Trong cuốn Từ điển văn học nước ngoài (tác gia- tác phẩm) tác giả Lê Huy Bắc đã
nhận xét về tiểu thuyết Túp lều của bác Tơm: “tác phẩm có vai trị rất lớn trong việc giải
phóng nơ lệ da đen ở Hoa Kỳ, mang lại sự tự do, bình đẳng cho họ”. Trong cuốn Từ điển
văn học (bộ mới) của NXB Thế giới do tác giả Đỗ Đức Hiểu chủ biên cũng có nhận xét
“Tác phẩm được ca ngợi là Kinh thánh của người nghèo” [1,1885]. Với tác phẩm này, nhà
văn Harriet Becheer Stow đã “góp tiếng nói quan trọng trong việc đấu tranh bãi bỏ chế độ
nô lệ ở Mỹ” [1,1885]. Tuy nhiên, Túp lều bác Tôm khi ra mắt bạn đọc đã tạo nên sự phân
hóa lớn giữa các tầng lớp cư dân Mỹ ở hai miền Nam- Bắc. Cư dân miền Nam cho rằng, tác

phẩm là sự cáo buộc các định chế xã hội, là sự phản ánh khơng chính xác hiện thực cuộc
sống. Đó là nguyên nhân khiến tác phẩm bị cấm phổ biến và những người lưu giữ cuốn sách
sẽ bị liên lụy. Ngược lại, ở miền Bắc, chính nhờ tác phẩm này mà phong trào bãi nô được
tăng thêm hàng vạn thành viên. Một số sử gia cho rằng “Túp lều của bác Tơm chính là mồi
lửa làm bùng lên cuộc nội chiến ở Mỹ ( kéo dài từ năm 1861 đến 1865 giữa các bang ở miền
Bắc và các bang chiếm hữu nô lệ ở miền Nam)”. Và theo lời kể của Hatty, con gái của nhà
văn Harriet Beecher Stowe, năm 1862, mẹ của cơ đã có cuộc gặp gỡ với Tổng thống
Lincoln để u cầu ơng có những quyết sách đẩy mạnh hơn nữa công cuộc giải phóng nơ lệ,
và vị Tổng thống đã nói với bà rằng: “Vậy ra bà là người phụ nữ nhỏ bé đã viết nên tác
phẩm gây ra cuộc chiến vĩ đại này?”. Tiểu thuyết Túp lều bác Tơm là sự đóng góp khá lớn
cho phong trào bãi bỏ chế độ nơ lệ ở Mỹ, đồng thời, tiểu thuyết đã đưa tác giả của nó lên vị
trí một trong số các nhà văn hiện thực tiên phong.
Khi nhắc đến vấn đề phân biệt chủng tộc trong văn học Mỹ, ngoài tiểu thuyết xuất sắc
là Túp lều của bác Tôm hay Giết con chim nhại, ta không thể nào không nhắc đến một kiệt
tác cũng ở thể loại tiểu thuyết mang tên Người yêu dấu của nữ nhà văn Mỹ da đen Toni
Morrison - nữ nhà văn da màu đầu tiên giành giải Nobel Văn chương (1993). Cùng viết về
vấn đề phân biệt chủng tộc như Harper Lee, Harriet Beecher Stowe, nhà văn Toni Morrison
cũng viết tác phẩm mình dựa trên người thật, việc thật mà bà đã chứng kiến. Người yêu dấu
dựa trên cuộc đời thực sự của một người phụ nữ da đen tên là Margaret Garner đã gây xúc
động sâu sắc về số phận của người nô lệ trên đất Mỹ.
Lấy bối cảnh vùng Ohio thôn dã, Beloved - Người yêu dấu đã gây xúc động sâu sắc về
số phận của người nô lệ da đen trên đất Mỹ, đây được xem là cuốn sách hay nhất của Toni
Morrison. Tác phẩm kể về cuộc đời của Sethe- một cô gái da đen xinh đẹp và kiêu hãnh.
Nàng vượt khỏi thân phận nơ lệ nhưng khơng thốt khỏi những ám ảnh của nó, từng phút
từng giờ, trên từng cung bậc của cuộc đời, từ những phút giây cháy bỏng của tình yêu đến


những thử thách đau đớn của tâm hồn. Sethe là một người phụ nữ yêu thương con hơn cả
mạng sống của mình.Vì thế, khơng lí nào người mẹ vĩ đại ấy lại nỡ giết những đứa con
mình dứt ruột đẻ ra. Nhưng điều đó đã xảy ra, vì Sethe thà một mình chịu nỗi đau tột cùng

cịn hơn để các con phải sống cảnh nô lệ.
Tại Việt Nam, Người yêu dấu được bởi NXB Văn học phát hành vào năm 2007. Và
cho đến thời điểm này, tác phẩm vẫn giữ được giá trị trường tồn và có sức lay động bất kỳ ai
khi lần đầu đọc và vẫn luôn hấp dẫn với độc giả đã từng u thích nó. Trên cái nền thiên
nhiên lãng mạn, ẩn hiện nỗi buồn là một tình yêu mãnh liệt của người mẹ và một trái tim
nồng ấm, chung thủy của một người đàn ông da đen dành cho người thiếu phụ xinh đẹp với
những vết sẹo trên lưng giống như hình một cái cây. Và bao trùm lên toàn bộ tác phẩm là số
phận của những người nô lệ da đen, cũng như trái tim bùng cháy ngọn lửa yêu thương trong
mỗi con người và con đường đẫm máu trong tiểu thuyết Người yêu dấu cũng chính là hành
trình trốn chạy của ơng bà ngoại tác giả Toni Morrison mà dấu ấn đó đã in sâu vào tiềm thức
của bà. Tiểu thuyết Người yêu dấu là bức tranh chân thực về những chấn thương tinh thần
đã và đang đeo bám cộng đồng người Mỹ gốc Phi đến tận hôm nay dù chế độ nô lệ và nạn
phân biệt chủng tộc khắc nghiệt tại xứ cờ hoa về mặt luật pháp đã chấm dứt từ năm 1863
qua bảng Tun ngơn giải phóng nơ lệ của cụ Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln. Tiểu thuyết
Người yêu dấu được đánh giá là tác phẩm thành công và tinh tế nhất của Morrison, tác
phẩm được giới phê bình ca ngợi là “Một bản tình ca dâng tặng tình yêu, tình mẫu tử. Một
cuốn tiểu thuyết của sự lầm lỗi và lòng khoan dung, của sự quên lãng và nỗi ám ảnh của cái
chết cũng như sự hy sinh tất yếu và khát vọng mãnh liệt của sự dày vò đau đớn với tâm hồn
và ngọn lửa yêu thương bất diệt”. Ngồi tác phẩm Người u dấu, ta có thể điểm qua một
tác phẩm nữa của Toni Morrison có đề cập đến vấn đề phân biệt chủng tộc đó là tiểu thuyết
Bài ca Solomon. Đây là tác phẩm có giá trị nhân văn, hay và hấp dẫn nói về thân phận
những người da đen gốc Phi ở Mỹ, tố cáo nạn phân biệt chủng tộc, vì thế mà thời gian đầu
khi tác phẩm được ấn hành đã bị cấm lưu hành ở một số nơi.
Bạn đọc thế giới đã từng thổn thức đau đáu khi nghĩ về thân phận những người da màu
và những đứa con lai trong xã hội tồn tại chủ nghĩa Apartheid ở Nam Phi khi đọc tiểu thuyết
Hãy để ngày ấy lụi tàn (Let the day perish) của Gegal Gordon được ra đời năm 1952. Tác
phẩm là sự lên án gay gắt cái thiên kiến về màu da phi nhân tính tại Nam Phi đã đưa đẩy
con người đến bờ vực thẳm. Gerald Gordon khơi gợi niềm thương cảm sâu sắc của mỗi
người đọc dành cho những nạn nhân của chế độ Apartheid. Trong tiểu thuyết Hãy để ngày
ấy lụi tàn không xuất hiện sự đánh đập hay ngược đãi người da màu nhưng nó là một loạt

những khinh miệt rẻ rúng, sự hắt hủi xem thường của giới quý tộc đối với người da màu. Và
điều kinh khủng hơn đó là, chính sự kì thị này khiến cho bản thân những người da màu vì


muốn tồn tại như một con người đã phải chối bỏ nguồn gốc, tự khinh miệt chủng tộc của
mình, tìm mọi cách ngoi lên địa vị của người da trắng. Tác phẩm có sức chinh phục trái tim
người đọc bởi hình ảnh cao đẹp, đầy tấm lịng vị tha của Steve luôn dõi theo bước anh trai
Antoine, dù rằng anh đã quay lưng lại với dân tộc mình. Steve- người em da màu đã hiên
ngang ngẩng cao đầu đấu tranh, cất tiếng lịng của dân tộc mình- tỏa sáng hơn bao giờ hết…
Ngoài ra, tác phẩm đã khắc họa nỗi đau trong cuộc sống và bi kịch trong tình yêu mà hàng
ngàn số phận bất hạnh đã nếm chịu trong xã hội oan nghiệt thời bấy giờ. Người phụ nữ da
màu xinh đẹp nhưng khốn khổ Merry đem lòng yêu anh lính người Anh là Geogio. Kết quả
của cuộc hơn nhân không được ủng hộ này là hai người con trai: Antoine- cậu bé da trắng
khỏe mạnh và người em trai là Steve- mang màu da đen và bị xã hội lúc bấy giờ ruồng rẫy.
Thành kiến về chủng tộc đã buộc Steve không được học cùng trường với anh trai Antoine
chỉ vì em là người da màu. Vì những thành kiến cổ hủ về màu da, mà những người da màu
như Marry, Steve, Antoine…phải chịu sự xem thường, khinh miệt từ cả những người da
trắng và da màu. Chỉ vì kết hơn với một người Anh mà Marry bị chính chủng tộc của mình
xa lánh, ghẻ lạnh và chịu đựng cái nhìn xem thường, kì thị từ những người da trắng.
Phân biệt chủng tộc là một vấn nạn đau thương và tàn bạo đối với những người da
màu. Nó không những tạo ra những bất hạnh cho cá nhân mà nó cịn là ngun nhân gây
chia lìa tình cảm gia đình, đẩy những con người xuống vực thẳm của xã hội. Đáng buồn
thay, chế độ tàn bạo đó đâu chỉ tồn tại ở Mỹ hay Nam Phi mà nó đã lan rộng sang nhiều nơi
trên thế giới. Trong văn học thì vấn nạn này đã được các nhà văn phản ánh lại một cách hết
sức chân thực, tinh tế từ bối cảnh xã hội đến sự việc và con người. Những tác giả như:
Harper Lee, Harriet Beecher Stowe ,Toni Morrison hay Gegal Gordon đã mạnh dạn bộc lộ
sự phê phán và phản đối của mình trước sự phân biệt chủng tộc đã và đang tồn tại ở nhiều
quốc gia. Đồng thời, thể hiện sự thương cảm, xót xa cho số phận của người da màu. Phân
biệt chủng tộc không còn là một chủ đề xa lạ đối với văn học thế giới hay đối với độc giả
nữa mà nó ngày càng có tầm vóc lớn lao và sức ảnh hưởng mạnh mẽ đối với nhà văn cũng

như người tiếp nhận. Mọi người trên thế giới phải hiểu và biết được những hậu quả thảm
khốc, đau đớn mà nạn phân biệt chủng tộc gây ra cho nhân loại, để từ đó cùng nhau chung
tay để đẩy lùi vấn nạn này. Một số nhà văn trên thế giới đã góp một phần tài năng, công sức
và cả niềm hy vọng của mình vào sáng tác văn chương, với mong muốn tác động vào ý
thức, suy nghĩ của con người, những người da màu phải có ý chí đấu tranh cho quyền bình
đẳng chủng tộc, những người da trắng phải gạt bỏ những định kiến cổ hủ về màu da để
cùng chung sống và hơn hết, mỗi quốc gia phải có chính sách, biện pháp nhằm đẩy lùi nạn
phân biệt chủng tộc đã và đang tồn tại trên đất nước mình.


Chương 2. NHỮNG PHƯƠNG DIỆN BIỂU HIỆN CỦA VẤN ĐỀ PHÂN BIỆT

CHỦNG TỘC TRONG TIỂU THUYẾT GIẾT CON CHIM NHẠI CỦA
HARPER LEE
1.1. Phản ánh cuộc sống và số phận của người da đen ở hạt Maycomb
1.1.1 Người da đen bị phân biệt đối xử qua thân phân nô lệ, địa vị xã hội và nghề nghiệp
Người da đen vốn bị thực dân Mỹ và Châu Âu bắt bán làm nô lệ trong hàng thế kỉ. Họ
bị đối xử như súc vật, họ bị định giá và trở thành món hàng sinh lời cho người da trắng.
Trong tất cả những tác phẩm viết về thân phận của nô lệ da đen chúng ta đều nhìn thấy một
sự bất bình đẳng đến khủng khiếp giũa người da trắng và người da đen. Trong tiểu thuyết
Túp lều của bác Tôm của nhà văn Harriet Beecher Stowe, thân phận bác Tôm, một người nô
lệ trung thực, thẳng thắng, cần cù hiện lên đáng thương. Bác Tôm may mắn là thời gian đầu
được sống với một người chủ tốt bụng là ơng Shelby, nhưng vì ông nợ Haley một số tiền
khá lớn không đủ khả năng hồn trả nên đành phải bán bác Tơm cho hắn. Haley là một tên
lái buôn tàn nhẫn, độc ác. Chính George Shelby, con trai của ơng Shelby đã bức xúc và phẫn
nộ trước cách đối xử của Haley đối với bác Tôm. Haley gọi bác Tôm là “tên mọi”, hắn nghi
ngờ bác Tôm sẽ bỏ trốn nên xiềng bác như con vật và có ý định bán bác lại cho người khác
để sinh lời. Hay đối với Elisa, khi Haley nhìn thấy cơ bước ra, hắn đã nảy sinh ngay ý định
của một tên buôn nô lệ háo sắc: “Món hàng đẹp đấy chứ! Con bé giá bao nhiêu?”. Những
tên bn nơ lệ như Haley chúng hồn tồn khơng xem những phụ nữ da đen là người, mà

chỉ xem họ là những tên nơ lệ và là một món hàng mà chúng sẵng sàng định giá để chiếm
đoạt được họ. Bọn tư sản da trắng cịn bóc lột đến các thế hệ con cháu của người da đen. Họ
bắt phụ nữ da đen phải làm nơ lệ tình dục cho những ông chủ da trắng và cho cả những
người đàn ông nô lệ da đen bởi những người nô lệ da đen bị bóc lột đến tận xương tủy, chỉ
còn thú vui duy nhất là phụ nữ. Trong Người u dấu của Toni Morrison, thơng qua câu
chuyện mà dì của Sethe kể cho cô nghe về mẹ của cô, ta cũng nhận ra được nỗi thống khổ
của những người phụ nữ da đen với thân phận nô lệ: mẹ của Elisa bị treo cổ đến chết và bà
bảo: “ Sethe, mẹ Sethe và Nan cùng đến bằng đường biển, cả hai bị đám thủy thủ hiếp nhiều
lần. “mẹ con quăng đi hết chỉ trừ con. Đứa con của bọn thủy thủ nó quăng trên đảo. Mấy
đứa khác của mấy thằng da trắng nữa nó cũng quăng đi. Nó quăng đi, khơng đặt tên. Con,
nó đặt cho con tên của người da đen”. Những bất hạnh, tủi nhục của một người phụ nữ da
đen bị đè nén trong thân phận nơ lệ, con cái là kết tinh của tình u, nhưng đối với họ,
những đứa con mà họ bị ép buộc phải sinh ra đó là nỗi ơ nhục, sự căm giận. Họ sẵng sàng
quăng bỏ đi cốt nhục của mình một cách khơng thương tiếc để bộc lộ sự phản đối và ốn
giận của mình, trước những kẻ đã dùng sức mạnh và quyền lực để chà đạp lên trinh tiết của
những người phụ nữ da đen. Những người phụ nữ da đen thì đau khổ và nhục nhã khi trở


thành thú vui thấp hèn cho bọn cầm quyền tàn bạo da trắng và kể cả những nô lệ da đen.
Nhưng trái lại, bọn da trắng luôn thấy mãn nguyện với dục vọng thấp hèn của chúng và hả
hê mỗi khi những đứa trẻ da đen được sinh ra sẽ tiếp tục là nguồn lao động hoặc thứ hàng
hóa “sinh lời” mà chúng khơng cần phải bỏ tiền mua.
Khi tìm hiểu tiểu thuyết Giết con chim nhại thì vấn đề phân biệt đối xử qua thân phận
và địa vị xã hội đối với người da màu càng hiện lên rõ nét. Ở đây khơng phải vì nhà văn là
người da trắng nên không tránh khỏi sự phân biệt địa vị với người da màu, mà do, nhà văn
Harper Lee, đã tái hiện lại một cách chân thực về những kí ức mà bà đã trải qua và chứng
kiến ngay trong gia đình mình. Trong Giết con chim nhại nổi bật lên hai thân phận nơ lệ
người da đen đó Tom Robinson và Calpurnia và mỗi người có một số phận khác nhau,
nhưng có chung số kiếp nơ lệ. Trong gia đình trí thức như của luật sư Atticus, Calpurnia,
một phụ nữ da đen với vai trị là người vú ni, nhiệm vụ của bà là dạy dỗ, chăm sóc hai

đứa con của luật sư Atticus là Jem và Scout, quán xuyến công việc trong nhà và là đầu bếp
của gia đình. Và dù ơng Atticus có nói “Calpurnia có học nhiều hơn phần lớn người da
đen” [2, 40]. nhưng so với những người nơ lệ khác thì bà cũng chẳng được xem trọng hơn
họ bao nhiêu. Ngay cả đối với một đứa bé như Scout cũng có quyền nói về việc tống khứ
Calpurnia ra khỏi nhà, những công việc mà Calpurnia làm trong gia đình tuy là những việc
vặt vãnh, tầm thường nhưng ông Atticus đã khẳng định với Scout “Chúng ta khơng thể sinh
hoạt một ngày mà khơng có Cal...” [2, 41]. Những công việc từ nhẹ nhàng đến nặng nhọc
đều do Cal làm mặc dù bà cũng là phụ nữ. Bà Cal được yêu cầu xách chiếc va li nặng trịch
của bà Alexandra vào phòng ngủ và chỉ vì Cal mang thân phận người ở, mà bà Alexandra
khơng muốn cho Cal nghe những việc mà bà nói ở bàn ăn, bà còn muốn cho Cal nghỉ việc.
Tuy Cal được ông Atticus đối xử tử tế, giao cả việc dạy dỗ Jem và Scout cho bà, nhưng dù
sao thân phận vú nuôi kiêm người hầu cũng không phải là thân phận cao quý. Còn đối với
Tom Robinson, một người đàn ông da đen hiền lành, trung thực và cần cù, anh cũng từng
làm công cho một ông chủ người da trắng là Link Deas và được ông ta đối xử tử tế. Nhưng
với thân phận làm cơng, khơng có chút địa vị nào trong xã hội mà Tom Robinson bị những
người da trắng xem thường. Mayella Ewell, một cô gái da trắng đã cáo buộc anh đã cưỡng
hiếp cô ta, trong khi anh đã xót thương và giúp cơ ta nhiều việc vặt. Thay vì nhờ một người
đàn ơng da trắng giúp mình, thì Mayella lại bảo Tom giúp, trong khi đó, cơ khơng có chút
tơn trọng đối với Tom, chỉ gọi anh vào làm giúp nhưng cũng không trả cơng cho anh như lời
cơ nói. Và cha của Mayella cũng buông những lời lẽ xúc phạm, nhục mạ Tom ở tịa án chỉ vì
anh ta là người da đen và khơng có địa vị gì trong xã hội. Và có lẽ, tư tưởng cho rằng,
những người da đen là chỉ xứng đáng với thân phận nô lệ và cùng với sự kì thị về chủng tộc
mà ngay tại tịa án cũng khơng chấp nhận người da đen nào làm việc, dù cho họ có năng lực.
Chính vì điều này, mà những người da đen vốn đã bị xem thường vì màu da, nay lại bị phân


biệt đối xử vì khơng có địa vị gì cao quý trong xã hội. Kể cả khi cuộc đấu tranh giải phóng
nơ lệ đã bắt đầu có những thắng lợi bước đầu, người da đen được giải phóng thì họ cũng
khơng thể tìm những cơng việc tốt hay có được địa vị trong xã hội.
Không chỉ bị phân biệt đối xử qua thân phận nô lệ, qua địa vị xã hội, những người da

đen còn bị phân biệt đối xử qua nghề nghiệp. Nghề nghiệp của một người nào đó trong xã
hội có thể chi phối việc họ có được người khác tôn trọng hay không, trong xã hội Mỹ lúc
bấy giờ, một người với cái nghề có tiếng và danh giá như luật sư, quan tòa hay giáo viên
hoặc công chức nhà nước sẽ được mọi người xem trọng và nể phục, cịn những nghề nghiệp
thấp kém, khơng cần trí tuệ thì sẽ bị mọi người đánh giá, có thái độ phân biệt và càng tệ hại
hơn nếu những người với nghề nghiệp thấp kém đó là người da đen. Những công việc dành
cho người da đen vốn là những việc lao động chân tay, vặt vãnh và hết sức bình thường,
khơng có sự tham gia của trí óc, chẳng hạn: nô lệ, vú nuôi, người hầu, người làm vườn,
cơng nhân…Nói chung đều là những cơng việc đơn giản chỉ cần sức và sự chăm chỉ, vì họ
khơng có cơ hội được học hành để có cơng việc tốt hơn. Trong Giết con chim nhại
Calpurnia với công việc vú ni và kiêm cả người hầu trong gia đình ơng Atticus và có lẽ,
bà may mắn hơn những người đa đen khác là bà được gia đình chủ đối xử tử tế. Mặc dù, bà
học nhiều hơn những người da đen khác nhưng với công việc là một vú nuôi, một người hầu
nên những hiểu biết của bà chỉ giới hạn ở việc dạy cho con của chủ nhà là Scout và Jem, Cal
khơng có cơ hội để tìm được một công việc phù hợp với một người biết chữ và có kiến thức.
Và khi nói đến cơng việc làm vườn, trong Giết con chim nhại , ta chưa thấy được một người
da đen cụ thể nào đã làm công việc này, nhưng qua lời nói của Scout với cơ Maudie, ta có
thể khẳng định, việc làm vườn là một trong số những nghề nghiệp mà người da đen hay làm
và chỉ dành riêng cho họ, khi thấy cô Maudie tự mình dọn vườn đến nổi ra máu tay, cơ bé
Scout đã nói với cơ rằng “Sao cơ khơng th một người da màu?” [2,112]. Tom Robinson
cũng vậy, công việc của anh đơn giản chỉ là người làm thuê cho ông Link Deas, một cái
nghề chỉ cần có sức lực và sự cần cù, trung thực là đủ. Còn bác Tôm (Túp lều của bác Tôm),
và Sethe (Người yêu dấu) có thân phận nơ lệ. Họ phải làm bất cứ việc gì mà chủ nhân sai
bảo nhưng khơng được trả lương và thậm chí là có thể bị bán lại cho chủ khác. Bác Tôm
được giao làm việc trong trang trại và nhờ có bác trang trại của ơng Shelby hoạt động khá
tốt; còn Sethe được giao cho việc bếp núc và hầu hạ chủ nhà. Kiến thức và năng lực có thể
là yếu tố quyết định cho một cơng việc danh giá, nhưng đối với những người da đen họ
khơng có điều kiện được đi học, nên họ chỉ đành chấp nhận làm những công việc tầm
thường, nhỏ nhặt. Chính vì lẽ đó, mà họ bị phân biệt, xem thường vì nghề nghiệp thuộc
hàng thấp kém trong xã hội.

1.1.2 Trẻ em da màu bị phân biệt đối xử ở trường học


Trường học là nơi giáo dục, truyền dạy cho trẻ em kiến thức và đạo đức để trở thành
một công dân tốt của đất nước. Nhưng ngay tại một đất nước phát triển và văn minh như
Mỹ, ở trường học lại xuất hiện tình trạng phân biệt đối xử với trẻ em da màu. Trong tiểu
thuyết Giết con chim nhại, cô bé Scout chỉ là một đứa trẻ, chưa nhận ra và ý thức được sự
phân biệt đối xử của những người da trắng với người da màu ngay tại thị trấn mà cơ bé đang
sống. Vì thế, khi nghe Cecil Jacob rêu rao trong trường là bố Atticus “biện hộ cho bọn mọi
đen” [2,113], mặc dù Scout rất tức giận nhưng cô bé vẫn chưa hiểu hết được nghĩa hàm ẩn
của câu nói, mà đơn giản Scout chỉ cho rằng Cecil đang nhục mạ bố mình ở trường học. Và
khi câu hỏi của Scout đặt ra cho ông Atticus: “Bố biện hộ cho bọn mọi đen hả bố Atticus?”
[2,113], đây là câu hỏi chỉ để khẳng định lại điều Cecil nói có đúng hay khơng, nhưng Scout
đã bị ơng Atticus phản đối về cách gọi này: “Đừng gọi là bọn mọi đen, Scout, gọi vậy dung
tục lắm.” [2,113]. Với sự nhắc nhở của ông Atticus, cô bé Scout đã đáp lại ngay để biện hộ
cho mình: “Ở trường ai cũng gọi vậy hết” [2,113]. Mặc dù trong tác phẩm chưa có minh
chứng nào cụ thể nói về sự phân biệt đối xử với trẻ em da màu ở trường học, nhưng qua câu
nói của Scout, ta có thể nhận ra một điều rằng, không chỉ những người lớn da màu bị kì thị
mà ngay cả những đứa trẻ da màu được giáo dục ở trường cũng bị phân biệt đối xử. Không
chỉ những bạn bè cùng lớp gọi như vậy, mà có thể cả giáo viên cũng gọi người da màu là
“bọn mọi đen”. Nếu ở trường chấp nhận học sinh gọi người da đen một cách miệt thị như
vậy, thì chứng tỏ ngay cả những thầy cơ giáo cũng gọi người da đen như vậy, những “nhà
giáo dục” cũng đồng tình với cách gọi này, và nếu như thế, phần lớn trẻ em sẽ bắt chước
cách gọi của người lớn. Từ chi tiết này, thì ta có thể khẳng định, ngay tại một nơi đáng lẽ
phải bình đẳng như trường học thì lại có sự phân biệt đối xử với trẻ em da màu. Không
những thế, với cách gọi của giáo viên đã ảnh hưởng sâu sắc đến cả những đứa trẻ khác và
đó là nguyên nhân bắt nguồn cho sự phân biệt đối xử giữa thầy cô đối với học sinh da màu
và những đứa trẻ da trắng với bạn cùng lớp là người da màu. Nhà văn Harper Lee còn tả
những giờ học trong trường, với những giáo viên có kiến thức khơ cứng, khơng quan tâm
đến nhu cầu của học sinh, và có khi đầy thành kiến: “Cơ Caroline có vẻ khơng biết rằng

bọn lớp một mặc váy bằng bao bột mì và áo sơ mi bằng vải bông sờn rách này, hầu hết đều
chặt cây bông và cho heo ăn từ lúc mới biết đi, đã miễn nhiễm với thứ văn chương tưởng
tượng.” [2,29]. Là giáo viên nhưng cô Caroline đã dạy bọn trẻ với sự áp đặt kiến thức
không phù hợp, cô không quan tâm đến nhu cầu của học sinh và đối tượng tiếp nhận, cơ chỉ
rập khn máy móc những kiến cần dạy.
Tư tưởng phân biệt đối xử với người da màu của những đứa trẻ da trắng không chỉ bị
ảnh hưởng từ lối giáo dục của thầy cô giáo, mà ngay tại gia đình, với sự dạy dỗ của những
người lớn đã khiến cho những đứa trẻ có thái độ thiếu tôn trọng đối với những người da
màu. Bà Alexandra chị của luật sư Atticus vốn đã có thành kiến với người da màu và dĩ


×