Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ dẫn TRUYỀN THUỐC PACLITAXEL của hệ NANOGEL GELATIN PLURONIC p123 gắn FOLIC ACID HƯỚNG ĐÍCH TRONG điều TRỊ UNG THƯ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 48 trang )

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA KHOA HỌCC ỨNG DỤNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DẪN TRUYỀN
THUỐC PACLITAXEL CỦA HỆ
NANOGEL GELATIN-PLURONIC P123
GẮN FOLIC ACID HƯỚNG ĐÍCH
TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ

Người hướng dẫn: PGS.TS TRẦN NGỌC QUYỂN
Người thực hiện: TRẦN THU BÌNH
MSSV: 61403049
Lớp: 14060302
Khóa: 18

TP. HỒ CHÍ MÌNH, NĂM 219


TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA KHOA HỌCC ỨNG DỤNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DẪN TRUYỀN
THUỐC PACLITAXEL CỦA HỆ
NANOGEL GELATIN-PLURONIC P123
GẮN FOLIC ACID HƯỚNG ĐÍCH


TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ

Người hướng dẫn: PGS.TS TRẦN NGỌC QUYỂN
Người thực hiện: TRẦN THU BÌNH
MSSV: 61403049
Lớp: 14060302
Khóa: 18

TP. HỒ CHÍ MÌNH, NĂM 219


3

LỜI CẢM ƠN
Em xin cảm ơn Thầy PGS.TS Trần Ngọc Quyển đã tạo mọi điều kiện về mặt vật chất,
kiến thức cho em trong quá trình thực hiện khóa luận.
Em gửi lời cảm ơn chân thành đến anh Nguyễn Đình Trung, các anh chị nghiên cứu
sinh và các bạn sinh viên đang học tập và làm việc tại Viện Khoa Học Vật Liệu Ứng
Dụng- phòng Vật Liệu Hóa Dược đã luôn quan tâm và giúp đỡ, chỉ dạy tận tình em
trong quá trình thực hiện khóa luận.
Ngoài ra, em xin gửi lời cảm ơn đến nhà trường và các quý thầy cô trong Khoa Khoa
Học Ứng Dụng đã chỉ bảo tận tình, cung cấp em những kiến thức về lý thuyết và thực
tế, trong suốt quá trình em được đào tạo tại trường Đại Học Tôn Đức Thắng.
Con xin cảm ơn gia đình đã tạo điều kiện, ủng hộ, động viên con trong suốt quá trình
học tập cũng như trong cuộc sống.
Do thời gian có hạn nên việc thiếu sót là không thể tránh khỏi. Rất mong những ý kiến
và góp ý của quý thầy cô giúp em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn



4

LỜI CAM KẾT

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH
TẠI VIỆN VẬT LIỆU ỨNG DỤNG
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng
dẫn khoa học của của PGS.TS Trần Ngọc Quyển. Các nội dung nghiên cứu, kết quả
trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây.
Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được
chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.
Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu
của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
về nội dung luận văn của mình. Trường Đại học Tôn Đức Thắng không liên quan đến
những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có).
TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Tác giả

Trần Thu Bình

năm 2019


5

TÓM TẮT

Các nghiên cứu nhằm cải tiến, nâng cao hiệu quả trong việc điều trị ung thư đang được
nghiên cứu không ngừng. Việc ứng dụng công nghệ nano đã tạo ra một hướng mới
trong ngành dược phẩm là tổng hợp hệ vật liệu nanogel dùng nang thuốc. Hệ nanogel
được ứng dụng để cải tiến các nhược điểm của thuốc như khả năng tan trong nước, kị
sáng, độ ổn định,… Nhằm nâng cao hoạt tính sinh học, tăng khả năng hướng đích
chính xác.
Paclitaxel là loại thuốc chống ung thư vú, buồng trứng, phổi,.. phổ biến hiện nay, có
nguồn gốc từ thực vật- Taxol. Nhưng do nhược điểm như ít tan trong nước, gây độc
cho tế bào,… nên việc sử dụng còn hạn chế.
Khóa luận này của em tiến hành tổng hợp hệ nanogel Gelatin Pluronic gắn Folic acid
với tỉ lệ Gelatin: Pluronic là 1:4 mang Paclitaxel. Tiến hành đánh giá cấu trúc, hình
thái của hệ nanogel bằng việc đo phổ 1H-MNR và FT-IR. Kích thước hạt được xác định
bằng phương pháp đo DLS và thể zeta. Khả năng nang hóa Paclitaxel được xác định
bằng phương pháp đo UV-Vis. Hiệu quả phóng thích thuốc được xác định bằng cách
released trong 72h ở môi trường đệm PBS 7.4. Từ những đánh giá trên có thể xác định
hệ nanogel Gelatin Pluronic gắn Foic acid có tiềm năng trong việc nang thuốc
Paclitaxel trong điều trị ung thư.


6

MỤC LỤC


7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
FA
Ge
P123

PTX
GP
GP-FA
NHS
EDC
DAB
DMSO
MeOH
EtOH
PBS
1
H – NMR
FTIR
UV-Vis

Folic acid
Gelatin
Pluronic P123
Paclitaxel
Gelatin-P123
Gelatin P123 Folate
N-hydroxysuccinimide
1-Ethyl-3-(3- Dimethylaminopropyl) Carbodimide
1,4-Diaminobutane
Dimethyl sulfoxide
Methanol
Ethanol
Phosphate-buffered saline
Proton Nuclear Magnetic Resonance Phổ cộng hưởng từ hạt nhân
Fourrien transformation infrared (phồ hồng ngoại)

Ultraviolet- Visible


8

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Các hóa chất sử dụng
Bảng 3.2: Khối lượng thuốc tương ứng với các hệ chất mang
Bảng 4.1 : Kết quả đo size DLS
Bảng 4.2: Kết quả đo thế zeta
Bảng: 4.3: Lượng Paclitaxel trong hệ GP-FA phóng thích ở PBS 7.4 Trong 72h
Bảng: 4.4: Lượng Paclitaxel trong hệ GP phóng thích ở PBS 7.4 Trong 72h
Bảng: 4.5: Lượng Paclitaxel trong hệ P123 thóng thích ở PBS 7.4 Trong 72h


9

DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1: Phương trình đường chuẩn Paclitaxel trong EtOH: PBS 7.4 (1:1)
Đồ thị 4.2: Khả năng giải phóng PTX trong 72h ở PBS 7.4


10

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Quy trình tổng quan
Sơ đồ 3.2: Quy trình tổng hợp hệ Ge-P123 gắn DAB
Sơ đồ 3.3: Quy trình tổng hợp hệ Gelatin-P123-FA
Sơ đồ 3.4: Quy trình tổng hợp P123- PTX 1% (a); Quy trình tổng hợp GP- PTX 1%
(b); Quy trình tổng hợp GP-FA- PTX 1% (c).



11

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1:

Phân chia ở tế bào bình thường (a); Phân chia ở tê bào ung thư (b)

Hình 2.2: Giải phóng thuốc ở Nanogel
Hình 2.3: Cấu trúc của Gelatin (a); Bột Gelatin (b)
Hình 2.4: Cấu trúc của Pluronic
Hình 2.5: Sự hình thành micelle của Pluronic
Hình 2.6: Cấu trúc của Pluronic P123
Hình 2.7: Cấu trúc Folic acid (a); Bột Folic acid (b)
Hình 2.8: Cấu trúc của Paclitaxel(a); Cây thông đỏ chiết xuất Paclitaxel (b)
Hình 3.1: P123-OH (a); Ge-P123-DAB sau khi đông khô (b)
Hình 3.2: Túi thẩm tách Ge-P123-FA (a); Ge-P123-FA sau khi đông khô (b)
Hình 3.3: GP mang PTX 1%(a); GP-FA mang PTX 1%(b)
Hình 4.1: Phổ 1-MNR của hệ GP-FA
Hình 4.2: Phổ FTIR ghép của GP-FA
Hình 4.3: Giản đồ đo kích thước hệ nanogel GP-FA
Hình 4.4: Giản đồ đo zeta cảu hệ GP-FA


12

CHƯƠNG 1.

MỞ ĐẦU


1.1. Đặt vấn đề
Ung thư là một trong những bệnh có tỉ lệ tử vong cao hàng đầu hiện nay. Việc phát
hiện sớm và điều trị đúng cách giúp bệnh nhân kéo dài được sự sống cũng như giảm
thiểu nguy cơ tử vong. Trong vài thế kỉ qua, việc nghiên cứu nhằm cải thiện hoạt tính
sinh học và dược động học của thuốc điều trị ung thư được nghiên cứu rộng rãi và cải
tiến không ngừng. Cùng với sự phát triển của công nghệ nano trong ngành dược liệu,
đã phát triển tạo ra các hệ vật liệu chất mang nanogel nhằm nâng cao hiệu quả của
dược liệu.
1.2. Mục tiêu đề tài
− Tổng hợp hệ chất mang nanogel Gelatin-Pluronic P123 gắn Folic acid hướng
đích.
− Tổng hợp hệ nanogel Gelatin-Pluronic P123 gắn Folic acid hướng đích mang
thuốc Paclitaxel.
− Đánh giá khả năng dẫn truyền thuốc(bao gồm khả năng nang hóa và giải phóng
thuốc) của hệ Gelatin-P123 gắn Folic acid.
1.3. Ý nghĩa đề tài
Việc tổng hợp thành công hệ chất mang nanogel Gelatin Pluronic P123 gắn Folate
hướng đích giúp giảm thiểu các tác dụng phụ của thuốc điều trị ung thư, tăng hoạt tính
của thuốc Paclitaxel, nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong trị liệu.


13

CHƯƠNG 2.

TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về bệnh ung thư
Ung thư là nguyên nhân gây tử vong cao thứ hai chỉ sau các bệnh về tim mạch. Theo

WHO ( Tổ chức Y tế Thế giới) ước tính có 9.6 triệu người chết vì ung thư và có thêm
18.1 triệu ca mắc mới vào năm 2018.[4],[5]
2.1.1. Ung thư là gì và nguyên nhân dẫn đến ung thư?
Ung thư được hình thành do sự phát triển không kiểm soát của các tế bào. Tế bào tiếp
tục phát triển, phân chia và tái phân chia thay vì chết đi để hình thành tế bào mới, tạo
thành các mô gọi là khối u. Một vài loại tế bào ung thư có thể di chuyển (di căn) đến
các bộ phân khác của cơ thể thông qua máu hoặc mạch bạch huyết (lymph system) nơi
chúng bắt đầu tiếp tục phát triển. Các khối u lành tính thường không di căn sang các
mô lân cận, chúng thường có kích thước lớn và không tái phát sao khi loại bỏ như các
khối u ác tính.[2],[5],[6]
Tế bào ung thư được hình thành từ tế bào bình thường do sự sai hỏng DNA. Bình
thường nếu có sự sai hỏng DNA, cơ thể sẽ tự sửa chữa, nhưng với tế bào ung thư thì
không. Cơ thể có thể nhận đoạn DNA sai hỏng đó từ cha mẹ, hoặc trong nhiều trường
hợp cơ thể chịu các tác động từ môi trường xung quanh dẫn đến sự sai hỏng đó như đột
biến, nhiễm phóng xạ. [5],[6]
Ước tính có khoảng 30-50% các các ca tử vong do ung thư có thể ngăn ngừa được nhờ
vào việc thay đổi thói quen sinh hoạt như việc sử dụng thuốc lá, rượu bia, duy trì sức
khỏe tốt, kiểm tra sức khỏe định kì, …[4]


14

a

b
Hình 2.1: Phân chia ở tế bào bình thường (a); Phân chia ở tế bào ung thư (b)
2.1.2. Phương pháp điều trị [2],[6]
Muc tiêu của các phương pháp điều trị là nhằm chữa khỏi hoặc kéo dài sự sống cho
bệnh nhân. Dựa vào các chẩn đoán ban đầu để lựa chọn ra phương pháp điều trị thích
hợp nhất cho bệnh nhân. Các cách điều trị ung thư hiện nay gồm:

Phẫu thuật là cách cắt bỏ khối u.
Hóa trị là phương pháp dùng hóa chất để ngăn chặn hoặc tiêu diệt tế bào ác tính
Xạ trị hay vật lý trị liệu là hương pháp dùng tia phóng xạ để tiêu diệt các tế bào ác tính.
2.2. Tổng quan về nanogel [7], [8], [9], [11], [12]
Nanogel là vật liệu ba chiều hydrogel trong phạm vi kích thước nano (1-100 nm) được
tạo thành từ các mạng polymer liên kết với nhau, có thể là polymer tự nhiên, polymer
tổng hợp hoặc kết hợp giữa hai loại. Các vật liệu nanogel có khả năng tải thuốc ổn
định, tương tích sinh học, phân hủy sinh học cao, tải thuốc mà không cần phản ứng hóa
học nên có thể giữ được hoạt tính của thuốc. Do có kích thước nhỏ, nên các hạt
nanogel dễ tiếp cận với các mao mạch, dễ xuyên bào, tăng hiệu quả của thuốc. Thông
thường các loại thuốc khó tan, hấp thụ kém được đóng gói trong vỏ nanogel. Thuốc
được giữ lại trong khoang trống được tạo bởi lớp mạng polymer.


15

Hình 2.2: Giải phóng thuốc ở Nanogel [15]
2.3. Tổng quan về Gelatin [7], [8]

a

b
Hình 2.3: Cấu trúc của Gelatin (a); Bột Gelatin (b)


16

Là một polypeptide, được hình thành từ các loại acid amin chính: Alanin, Arginine,
Aspatic acid, Glutamin acid, Glycine, Histidine. Hydroxyproline, Hydroxylysine,
Isoleucin, Leucine, Lysine, Methionin, Phenylalanine, Proline, Serine, Threonine,

Valine, Tyrosine. Thủy phân hoàn toàn gelatin có thể thu nhận được các loại acid amin
trên với tỉ lệ tùy thuộc vào nguyên liệu và phương pháp tiến hành.
Gelatin là một protein lưỡng tính ( có nhóm –COOH và nhóm –NH 2), tích điện dương
trong môi trường acid do sự phân ly của nhóm acid bị kìm hãm (gelatin tác dụng như
một bazo) và tích điện âm trong môi trường kiềm do sự phân ly nhóm bazo bị kìm hãm
(gelatin tác dụng như một acid). Dễ tan trong nước nóng ( 40oC) và cô đặc lại khi làm
lạnh.
Gelatin thương mại ở dạng khô, không mùi, màu từ vàng đến trắng thường được thu
nhận từ việc thủy phân collagen. Gelatin loại A có nguồn thu nhận từ da heo, da cá,
phân tử collagen đơn giản và được thủy phân bằng acid, điểm đẳng điện pI = 7.5-9,
gelatin loại B được sản xuất từ da bò, da động vật già bị giết mổ, phân tử collagen phức
tạp và được tạo thành nhờ thủy phân bằng kiềm, điểm đẳng điệm pI = 4.8-5.4.[8]
Gelatin là một chất keo sinh học được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực thực phẩm,
dược phẩm,…Trong thực phẩm, Gelatin có tác dụng ngăn sự kết tinh của đường, tạo độ
dẻo cho kẹo; tạo độ mịn, sánh cho các sản phẩm bơ sữa. Ứng dụng của gelatin trong
dược phẩm để sản xuất bao nhộng. Nó có tác dụng bảo vệ, chống biến tính thuốc do
các tác nhân như oxi hóa, ánh sáng.
2.4. Tổng quan về Pluronic (P123) [7], [8], [9], [15]
Tên khoa học: 2-methyloxirane
Công thức hóa học: C5H10O2


17

Hình 2.4: Cấu trúc của Pluronic [12]
Khối lượng phân tử 5800 g/mol, dạng rắn, không màu tan được trong nước, nhiệt độ
sôi trên 149oC, nhiệt độ nóng chảy trên 56 oC. Là chuỗi copolymer, chuỗi kị nước ở
giữa là poly (propylene oxide) (PPO) và hai chuỗi ưa nước bao ngoài Poly (ethylene
oxide) (PEO). Đầu kị nước PPO tạo thành lõi kỵ nước như môi trường để tải các thuốc
kị nước, đầu ưa nước PEO ngăn chặn sự kết tụ, hấp thụ protein, sự nhận dạng của lưới

nội mô.
Tan được trong nước, không mang độc có tiềm năng mang được các thuốc không tan
trong nước. Puronic có khả năng tạo micelle với lõi là đầu kị nước và đầu ưa nước bao
bên ngoài. Một đặc điểm khác là Puronic có nhóm –OH đầu mạch dễ tạo liên kết với
các chất khác để tạo ra hệ nano mang thuốc.

Hình 2.5: Sự hình thành micelle của Pluronic
Với Pluronic P123 (PEO20-PPO69-PEO20). Do P123 có từ 60 đến 70 nhóm kỵ nước nên
có HLB thấp ( độ cân bằng ưa kị nước- hydrophilic Lipophilic Balance-là giá trị thể


18

hiện mức độ tan trong nước, có giá trị từ 1-40), giá trị càng cao hóa chất tan trong nước
càng tốt, giá trị càng thấp hóa chất dễ tan trong dung môi không phân cực.[13], [16]

Hình 2.6: Cấu trúc của Pluronic P123
2.5. Tổng quan về Folic acid [21], [22],
Tên

khoa

học:

(S)-2-[[4-[(2-amino-4-oxo-1H-pteridin-6-yl)

methylamino]

benzoyl]amino]pentanedioic acid.
Tên khác: Folacin, Folate, Pteroylglutamic acid, Vitamin B9,..

Công thức hóa học: C19H19N7O6
Khối lượng phân tử là 441.4 g/mol, nhiệt độ nóng chảy là 250 oC nhiệt độ cao hơn sẽ
gây phân hủy.

a

b

Hình 2.7: Cấu trúc Folic acid (a); Bột Folic acid (b)
Folic acid (FA) có trong gan tủy xương, đậu tương, cà chua và một số loại rau xanh,
đăc biệt là được chiết xuất lần đầu tiên từ rau chân vịt. Dạng thương mại là bột, không
mùi, màu từ vàng đến vàng cam. Ít tan trong nước ( 1.6 mg/L ở 25 oC), methanol,


19

ethanol, butanol. Không tan trong aceton, chloroform, ether, benzene. Dung dịch FA
nhạy cảm với nhiệt độ và ánh sáng. Tan tốt trong dimethyl sulfoxide (DMSO) và
diethyl formmide (DMF) với giới hạn hòa tan lần lượt là 20 mg/L và 10mg/L.
Khi vào cơ thể acid folic sẽ chuyển hóa thành tetrahydrofolat là coenzyme của nhiều
quá trình chuyển hóa, trong đó có quá trình tổng hợp các nucleotid có nhân purin và
pyrimidin. Ngoài ra Folic aicd còn được sử dụng để điều trị thiếu máu, đặc biệt rất cần
cho phụ nữ mang thai.
2.6. Tổng quan về Paclitaxel [17], [18], [19], [20]

a

b

Hình 2.8: Cấu trúc của Paclitaxel (a); Cây thông đỏ chiết xuất Paclitaxel (b)

Vào những năm 1960, National Cancer Institute (NCI) thực hiện dự án tìm kiếm các
loại hợp chất tự nhiên mới,có tác dụng trong điều trị ung thư. Paclitaxel được chiết
xuất từ vỏ cây Thông đỏ ( Taxus brevifolia) lần đầu tiên vào năm 1967 bởi Monroe E.
Wall và Mansukh C, được đặt tên là Taxol. Thông qua nghiên cứu lâm sang mãi đến
năm 1992, paclitaxel mới được Food and Drug Administration (FDA- Cơ quan Quản lý
Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) cấp phép sử dụng như chất điều trị ung thư buồng
trứng. Dạng thương mại là bột trắng, không tan trong nước. Là một trong những loại
thuốc chống ung thư thành công nhất, được sử dụng để điều trị một dạng như ung thư
vú, ung thư phổi, Kaposi's sarcoma,..
Tên khác: Taxol,Onxal


20

Công thức hóa học: C47H51NO14
Khối lượng phân tử là 853.91 g/mol, nhiệt độ nóng chảy 213 oC217oC
Paclitaxel liên kết với các -tubulin của microtubules để ngăn cản sự phân ly của chúng,
là sự phân bào bị ngừng lại. Áp dụng cho hóa trị nhưng ít tan trong nước và có nhiều
phản ứng phụ nên ứng dụng trong trị liệu còn hạn chế. Một trong những tác dụng phụ
thường thấy của bệnh nhân sau khi dùng Paclitaxel là ngoại ban, kém ăn, hạ huyết áp,



21

CHƯƠNG 3.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

3.1. Vật liệu

3.1.1. Hóa chất
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Tên hóa chất
Pluronic P123
DMSO
DAB
Methanol
Ethanol
3-amino-1-propanol
Folic acid
NHS
EDC
Folic acid

Nguồn gốc
Sigma Aldrich
Fisher Chemical
Acros Organics
Merck- Đức

Merck- Đức
Acros Organic
Acros Organic
BASF Corp
BASF Corp
Acros Organic

Bảng 3.1: Các hóa chất sử dụng
3.1.2. Dụng cụ
Bình cầu 1 cổ, ống phalcon, cốc thủy tinh, bình định mức, ống đong,
Micropipette, ống nhỏ giọt, cá từ.
Màng thẩm tách ( Cellulose Membrance) MWCO 6000-8000 Da , MWCO 3500 Da.
Cân phân tích- HADAM AEP – 250G (4 số lẻ).
Máy cô quay chân không Buxchi Rotavapor R-200, Heating Bath B-490.
Máy đông khô FDU-1200 EYELA.
Máy đo kích thước hạt (DLS) và thể Zeta, SZ-100 HORIBA Scientific.
Máy UV-Vis Shimadzu UV-1800.
Máy FTIR Perkinelmer Frontier.


22

3.2. Phương pháp
3.2.1. Quy trình tổng quan

Tổng hợp hệ Gelatin-P123 gắn DAB

Tổng hợp hệ Gelatin-P123 gắn FA

Tổng hợp hệ Gelatin-P123-FA mang Paclitaxel


Đánh giá khả năng mang thuốc của hệ nanogel Ge-P123-FA

Sơ đồ 3.1: Quy trình tổng quan


23

3.2.2. Tổng hợp hệ Nanogel Ge-P123 gắn DAB
H2O
T 18oC

P123-OH
Nhỏ từ từ

H2O
T 40oC

Gelatin

Khuấy

H2O
EDC/NHS

DAB
Nhỏ từ từ
Đông khô

Ge-P123-DAB


Sơ đồ 3.2: Quy trình tổng hợp hệ Ge-P123 gắn DAB
Cân 0.5g Gelatin cho vào cốc hòa tan bằng 25 mL H2O (t 40oC) (1). Cân 2g P123-OH
hòa tan trong 25 mL H2O (t 18oC) (2). Nhỏ từ từ (2) vào (1) trong 15 phút, cho phản
ứng trong 12 giờ. Hút 35L DAB thêm vào 10 mL H 2O với xúc tác là 35 mg EDC và
0.05g NHS (3). Nhỏ từ từ (3) vào (A), phản ứng thực hiện trong 6 giờ.


24

a

b

Hình 3.1: P123-OH (a); Ge-P123-DAB sau khi đông khô (b)


25

3.2.3. Tổng hợp hệ Nanogel Gelatin-P123 gắn FA
P123-Ge-DAB

H2O

FA/DMSO
EDC/NHS

Khuấy

Khuấy


Khuấy

Đệm PBS pH =7.4

H2O

Thẩm tách

Thẩm tách

Đông khô

Ge-P123-FA

Sơ đồ 3.3: Quy trình tổng hợp hệ Gelatin-P123-FA
Hòa tan lượng mẫu Ge-P123-DAB thu được vào vào 10 mL nước cất để tan hoàn toàn
ở điều kiện lạnh (18 20 oC) (1). Cân 150 mg Folic acid hòa tan trong 20 mL DMSO, bổ
sung 165 mg NHS và 53 mg EDC (chất xúc tác), khuấy tan hòa toàn (2). Nhỏ (2) từ từ
vào (1), phản ứng diễn ra trong 12 giờ ở điều kiện nhiệt độ phòng và khuấy liên tục
trong suốt quá trình phản ứng. Sau khi kết thúc phản ứng cho mẫu vào màng cellulose


×