Tải bản đầy đủ (.doc) (223 trang)

Nghệ thuật biểu diễn múa đương đại việt nam trong thời kỳ hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.41 MB, 223 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÂN KHẤU - ĐIỆN ẢNH HÀ NỘI

TRẦN VĂN HẢI

NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN MÚA ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT
Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Sân khấu

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÂN KHẤU - ĐIỆN ẢNH HÀ NỘI

TRẦN VĂN HẢI

NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN MÚA ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Sân khấu
Mã số: 9 21 02 21
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Duy Khuê

Hà Nội - 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả
nghiên cứu của luận án là khách quan, khoa học. Các số liệu, tư liệu được sử
dụng trong luận án là trung thực, được trích dẫn và chú thích rõ ràng.
Tác giả luận án

Trần Văn Hải


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

MĐĐ
MHĐ
MĐĐVN
NCS
NTBD
NTBDMĐĐ
NTĐĐ
NTMĐĐ
NTTD
PPHTXHCN
TPHCM
VHNT
VHNTVN

XHH

Múa đương đại
Múa hiện đại
Múa đương đại Việt Nam
Nghiên cứu sinh
Nghệ thuật biểu diễn
Nghệ thuật biểu diễn múa đương đại
Nghệ thuật đương đại
Nghệ thuật múa đương đại
Nghệ thuật trình diễn
Phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa
Thành phố Hồ Chí Minh
Văn học nghệ thuật
Văn học nghệ thuật Việt Nam
Xã hội hóa


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.........................................................................4
MỤC LỤC.........................................................................................................5
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................2
4. Đối tượng nghiên cứu................................................................................3
5. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................4
6. Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................4
7. Giả thuyết nghiên cứu...............................................................................5

8. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu........................................5
9. Tính mới của Luận án................................................................................9
10. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của kết quả nghiên cứu...........................9
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN
MÚA ĐƯƠNG ĐẠI........................................................................................11
1. Những nghiên cứu chung về nghệ thuật biểu diễn..................................11
2. Nghệ thuật biểu diễn múa đương đại Việt Nam thời kỳ hội nhập...........11
PHẦN NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................34
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI...................................................34
1.1. Giao lưu - tiếp biến...............................................................................34
1.2. Nghệ thuật hiện đại - Nghệ thuật biểu diễn - Nghệ thuật biểu diễn hiện
đại thế giới - Nghệ thuật múa hiện đại........................................................41


1.3. Nghệ thuật đương đại - Lý thuyết triết học đương đại - Nghệ thuật biểu
diễn đương đại - Nghệ thuật múa đương đại...............................................49
1.4. Các thành tố nghệ thuật biểu diễn múa đương đại...............................66
1.5. Sự tương đồng, khác biệt giữa hai phương pháp nghệ thuật múa hiện
đại với múa đương đại.................................................................................71
1.6. Những nguyên lý lý luận cơ bản của phương pháp nghệ thuật biểu diễn
múa đương đại.............................................................................................76
Tiểu kết Chương 1...........................................................................................79
Chương 2 THỰC TRẠNG NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN MÚA ĐƯƠNG ĐẠI
VIỆT NAM TIẾP NHẬN VÀ BIẾN ĐỔI TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP...81
2.1. Đặc điểm văn học nghệ thuật Việt Nam sau đổi mới...........................81
2.2. Nghệ thuật múa đương đại Việt Nam tiếp nhận múa từ các nước phát
triển..............................................................................................................84
2.3. Những biến đổi giá trị nghệ thuật biểu diễn MĐĐVN trong thời kỳ hội
nhập.............................................................................................................96
2.4. Thực trạng nghệ thuật biểu diễn MĐĐVN.........................................108

2.5. Biến đổi về bản sắc dân tộc................................................................110
2.6. Kết quả đạt được của nghệ thuật biểu diễn MĐĐVN trong thời kỳ hội
nhập...........................................................................................................113
Tiểu kết Chương 2.........................................................................................122
Chương 3 LUẬN BÀN VỀ PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN MÚA
ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP........................127
3.1. Luận bàn về bản sắc nội sinh và nhân tố ngoại sinh..........................127
3.2. Tiếp thu tinh hoa nghệ thuật biểu diễn MĐĐ thế giới........................136
3.3. Áp dụng kỹ năng, kỹ thuật nghệ thuật múa ngẫu hứng trong xây dựng
tác phẩm, NTBD múa đương đại Việt Nam hiện nay................................142
3.4. Luận bàn về nghệ thuật biểu diễn MĐĐ Việt Nam............................146


3.5. Phát triển xu hướng sáng tác tác phẩm, thể loại múa đương đại........150
3.6. Một số giải pháp và kiến nghị để phát triển nghệ thuật biểu diễn
MĐĐVN trong thời kỳ hội nhập...............................................................161
Tiểu kết Chương 3.........................................................................................173
KẾT LUẬN...................................................................................................175
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................179
PHỤ LỤC


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghệ thuật biểu diễn múa hiện đại ra đời, phát triển vào thập niên đầu
của thế kỷ XX ở một số nước có nền nghệ thuật tiên tiến như Mỹ, Pháp, Anh,
Đức, Úc... đã xuất hiện nhiều trào lưu múa mới. Nhiều đề tài tác phẩm múa
phản ánh cảm xúc, tâm lý, tình cảm, tư duy, suy tưởng của con người trong xã
hội hiện đại.

Khi mới ra đời, cấu trúc nghệ thuật biểu diễn múa hiện đại gồm ba
thành phần cơ bản: Tác phẩm - diễn viên - khán giả.
Sự tiếp nối nghệ thuật hiện đại là nghệ thuật hậu hiện đại và đương đại,
ra đời năm 1960 [106], về cấu trúc của nghệ thuật biểu diễn đương đại trên
sân khấu đã phát triển với năm thành phần cơ bản:
Tác phẩm - Nghệ thuật diễn viên - Ngôn ngữ của các loại hình biểu
diễn múa, và các thể loại nghệ thuật phù trợ: âm nhạc, (thiết kế sân khấu: âm
thanh, tiếng động, ánh sáng trang trí, đạo cụ, phục trang, hóa trang, video art),
- không gian sân khấu - khán giả.
Về nội dung tác phẩm nghệ thuật biểu diễn nói chung, múa đương đại
nói riêng, đã thoát khỏi những quan niệm có tính chất công thức, một chiều về
hình thức nghệ thuật, về tư tưởng mỹ học, về đối tượng phản ánh. Nội dung
tác phẩm múa tiếp cận với đời sống nội tâm của con người, nơi những suy
cảm nổi sóng của con người trong xã hội và tự nhiên, nhiễm sâu sắc lý tưởng
thẩm mỹ dân tộc và thời đại trong cái hiện thực đa nghĩa, có vẻ đẹp đa chiều.
Những tác phẩm nghệ thuật múa đương đại, được diễn ra trong sự liên
kết bởi một tư duy tổng hợp, tạo nên một tổng thể nghệ thuật đa tầng, hiện
thân của sự sáng tạo hình tượng tổng hợp... Và đó là động cơ khiến NCS chọn
đề tài “Nghệ thuật biểu diễn múa đương đại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập”
để nghiên cứu. Và dưới đây là những lý do căn bản của động cơ ấy:


2
Thứ nhất, múa đương đại được du nhập vào Việt Nam từ Mỹ và một số
nước phát triển; đã tạo ra nền nghệ thuật múa đương đại Việt Nam trong thời
kỳ hội nhập.
Thứ hai, nghệ thuật múa đương đại Việt Nam đã đổi mới NTBD với
năm thành phần sáng tạo nghệ thuật để giao lưu, hội nhập đa dạng văn hóa
thời kỳ hội nhập, toàn cầu hóa.
Thứ ba, múa đương đại đã tạo ra sức mạnh văn hóa, lối sống của tinh

thần con người mới trong nghệ thuật múa đương đại Việt Nam, đáp ứng nhu
cầu thẩm mỹ của nhân dân.
Với ý nghĩa trên, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài: Nghệ thuật biểu diễn
múa đương đại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, làm đề tài luận án tiến sĩ
chuyên ngành lý luận và lịch sử sân khấu.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nghệ thuật biểu diễn múa đương đại Việt Nam từ năm 1986
đến 2016, đề tài đã nghiên cứu về sự phát triển của nghệ thuật biểu diễn múa
trong cơ chế nghệ thuật mới. Qua đó, hệ thống hóa cơ sở lý luận nghệ thuật
biểu diễn MĐĐVN, đề xuất các giải pháp phát triển nghệ thuật biểu diễn múa
trong thời kỳ hội nhập, để xây dựng nền nghệ thuật múa Việt Nam tiên tiến,
giàu bản sắc dân tộc và tính quốc tế.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án nghiên cứu thực tiễn phát triển nghệ thuật biểu diễn múa
đương đại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Từ nghệ thuật biểu diễn múa
đương đại để hệ thống hóa cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu, hiển thị các
thành phần sáng tạo trong nghệ thuật biểu diễn múa đương đại; hiện thân sức
biểu cảm và suy tưởng của mỗi thành phần sáng tạo nên tác phẩm ấy nơi
người diễn viên diễn xuất trên sân khấu múa đương đại Việt Nam.


3
Từ đó, rút ra những nguyên lý cơ bản của sáng tạo diễn xuất diễn viên
trong sự kết hợp với các thành phần nghệ thuật và các nhân tố kỹ thuật công
nghệ cùng tham gia sáng tạo, xây dựng tác phẩm múa. Với bốn nhiệm vụ sau:
1. Nghiên cứu cơ sở lý luận nghệ thuật biểu diễn MĐĐVN
2. Khái quát sự phát triển múa đương đại Việt Nam
3. Đánh giá thực trạng nghệ thuật biểu diễn MĐĐVN hiện nay
4. Luận bàn về sự phát triển nghệ thuật biểu diễn MĐĐVN trong thời kỳ
hội nhập, toàn cầu hóa.

Qua đó, luận án làm sáng tỏ nội hàm của năm thành tố cơ bản cấu thành
nghệ thuật biểu diễn múa đương đại: Về tính chân thực biểu cảm của hình thái
biểu diễn múa; về tính dân tộc nhuần nhuyễn, điêu luyện, tinh tế và chuyên
nghiệp của kỹ thuật biểu diễn múa; về tính ngẫu hứng trong diễn xuất của diễn
viên múa đương đại; về quá trình Việt hóa tư duy động tác múa, cấu trúc hình
thức tác phẩm múa ngoại sinh; bằng những giải pháp phát triển kỹ thuật múa
hình thể diễn viên thấm nhuần vào tư duy bản sắc múa dân tộc vào động tác,
hình thành ngôn ngữ, tiết tấu, nhịp điệu múa đương đại Việt Nam.
4. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu quá trình phát triển trên thực tiễn lý luận của Nghệ
thuật biểu diễn múa đương đại Việt Nam, trải qua suốt quá trình Việt hóa tiếp
nhận và biến đổi ngôn ngữ múa ngoại sinh thành nội sinh trong thời kỳ hội nhập,
toàn cầu hóa.
Luận án nghiên cứu về năm thành tố cơ bản của nghệ thuật biểu diễn múa
đương đại Việt Nam, bao gồm: tác phẩm - diễn viên - không gian sân khấu - âm
nhạc, âm thanh, ánh sáng, đạo cụ, video art - khán giả, để xây dựng hoàn thiện
tác phẩm nghệ thuật biểu diễn múa đương đại .


4
5. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu nghệ thuật biểu diễn múa chuyên nghiệp tại Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh.
Luận án nghiên cứu không gian nghệ thuật biểu diễn múa đương đại
Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, dựa trên cơ sở đối tượng phản ánh là cảm
xúc hiện thực cùng với sự tiếp nhận, biến đổi đa dạng hóa ngôn ngữ múa, làm
phong phú các hình thức tác phẩm múa, và tăng cường kỹ thuật nghệ thuật
biểu diễn múa. Đặc biệt chú trọng đổi mới phương pháp thể hiện tác phẩm
múa trước công chúng một cách đồng bộ và toàn diện, trong đó nhấn mạnh
các khâu: ngôn ngữ múa mới, âm nhạc, diễn xuất và nghệ thuật múa ngẫu

hứng trong tác phẩm múa đương đại.
Về thời gian, luận án nghiên cứu nghệ thuật múa từ năm 1986 đến năm
2016. Lý do NCS chọn mốc thời gian từ năm 1986 làm phạm vi nghiên cứu,
vì đây là thời gian đất nước đổi mới toàn diện từ cơ cấu kinh tế, chính trị, xã
hội đến văn hóa nghệ thuật. Thời gian từ 1986 đến 2016 là tính chất tiêu biểu
điển hình của sự hình thành, ra đời và phát triển nền nghệ thuật múa đương
đại Việt Nam theo phương pháp, phong cách nghệ thuật trong sáng tác, biểu
diễn mới, có nhiều điểm phải nghiên cứu, luận bàn về văn hóa nghệ thuật
trong thời kỳ đổi mới và hội nhập - đa dạng văn hóa.
6. Câu hỏi nghiên cứu
6.1. Những trào lưu múa ở các nước phát triển có nền nghệ thuật tiên
tiến đã ảnh hưởng vào múa đương đại Việt Nam như thế nào?
6.2. Tại sao múa đương đại Việt Nam thời kỳ đầu mới hội nhập lại phát
triển xa lạ với truyền thống múa hiện đại Việt Nam ?
6.3. Cần có những giải pháp nào để phát triển nghệ thuật biểu diễn
múa đương đại Việt Nam về múa ngẫu hứng mang tính dân tộc và quốc tế ?


5
7. Giả thuyết nghiên cứu
7.1. Giả thuyết thứ nhất
Do chính sách mở cửa của Nhà nước đã hội nhập văn hóa, nghệ thuật,
trong đó có nghệ thuật biểu diễn múa đương đại từ các nước phát triển trên
thế giới ảnh hưởng vảo nghệ thuật múa ở trong nước, đã tạo ra nền nghệ thuật
múa đương đại Việt Nam tiên tiến, giàu bản sắc dân tộc và quốc tế.
7.2. Giả thuyết thứ hai
Nghệ thuật múa ngẫu hứng - ứng tác, ứng diễn của diễn viên với các
thành phần tham gia sáng tạo, xây dựng tác phẩm nghệ thuật múa là cơ sở để
phát triển nghệ thuật biểu diễn múa đương đại Việt Nam. Thời gian đầu nhiều
tác phẩm biểu diễn múa đương đại còn xa lạ với lối xem múa hiện đại của

công chúng, nhưng sau đó đã tạo ra lớp khán giả mới, họ đã hưởng ứng múa
đương đại. Do đó, cần có giải pháp để phát triển nghệ thuật biểu diễn
MĐĐVN vì một nền nghệ thuật toàn dân mang tính dân tộc và quốc tế.
8. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp luận
Luận án vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử, theo đó:
Luận án vận dụng nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy
vật để quy chiếu hệ biến đổi văn hóa nghệ thuật vào nghệ thuật múa đương
đại Việt Nam.
Luận án vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về mối quan
hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng để nhận xét, đánh
giá lý luận, thực tiễn nghệ thuật biểu diễn múa đương đại Việt Nam trong thời
kỳ hội nhập, phát triển nghệ thuật múa, đáp ứng thị hiếu của công chúng thời
đại mới.


6
Luận án đã sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử để
đánh giá tổng quan các luận điểm về nghệ thuật biểu diễn múa đương đại Việt
Nam, qua tác giả, tác phẩm múa những năm đầu thế kỷ XXI. Đặt đối tượng
nghiên cứu nghệ thuật biểu diễn múa đương đại Việt Nam qua quá trình phát
triển, tiếp nhận và biến đổi nghệ thuật biểu diễn múa đương đại, từ năm 1986
đến năm 2016 trong mối quan hệ bản sắc nghệ thuật dân tộc và tính quốc tế.
Sự tiếp nhận múa thế giới và tiếp biến văn hóa nghệ thuật múa đương đại Việt
Nam, để giải quyết lý luận nghiên cứu khoa học của đề tài về nghệ thuật biểu
diễn MĐĐVN trong thời kỳ hội nhập.
8.2. Phương pháp nghiên cứu
8.2.1. Nguồn tư liệu nghiên cứu
Nguồn nghiên cứu thứ nhất, tư liệu ở trong nước: các mục tư liệu tổng

hợp văn bản học sách xuất bản, luận văn, luận án, chuyên luận viết nghiên cứu
về múa và nghệ thuật biểu diễn ở trong nước, gồm cả clip biểu diễn và xem
múa trên sân khấu biểu diễn.
Nguồn thứ hai, tư liệu viết về sự hình thành, ra đời múa đương đại, sự
ảnh hưởng tiếp nhận múa đương đại thế giới, phát triển vào nghệ thuật múa
Việt Nam. Đó là các luận văn, luận án, công trình nghiên cứu của nhiều tác giả
trong nước, tiểu luận chuyên đề về múa đương đại Việt Nam, cả những chuyên
luận, luận án về giáo dục đào tạo nguồn lực cho đất nước có liên quan đến đề
tài trong thời kỳ hội nhập, quốc tế hóa.
Nguồn tư liệu thứ ba, những cuốn sách công bố về nghệ thuật biểu diễn
sân khấu: kịch nói, tuồng, chèo, kịch dân ca... và một số chuyên luận đề cập
đến biểu diễn múa dân gian, múa đương đại.
8.2.2. Tư liệu nghiên cứu ở nước ngoài
Nghiên cứu văn bản học những bài nghiên cứu, sách dịch từ các công trình
nghiên cứu của nhiều tác giả người nước ngoài đã nghiên cứu về: múa hiện đại,


7
múa đương đại, múa hậu hiện đại. Thông qua những cuốn sách giới thiệu, nghiên
cứu múa đương đại thế giới phát triển các trào lưu, khuynh hướng sáng tác của tác
giả, nội dung, đề tài tác phẩm múa đương đại của nước ngoài họ đã giải quyết các
vấn đề: Khuynh hướng sáng tác, trường phái múa đương đại về nội dung phản
ánh, khai thác đề tài cuộc sống, kỹ thuật múa đương đại... Trước xu thế quốc tế
hóa, Mỹ và nhiều quốc gia phát triển thực hiện chính sách “xuất khẩu” văn hóa
nghệ thuật đại chúng”. Các trào lưu múa đương đại Mỹ có sức ảnh hưởng, lan tỏa
ở các nước phát triển châu Âu và trên toàn cầu, đây là cơ hội khi Nhà nước mở
cửa, hội nhập, múa đương đại Mỹ và châu Âu đã tràn vào Việt Nam để tạo ra nền
nghệ thuật múa mới.
Về lý thuyết “xuất khẩu” (đây là đề tài công bố của Thomas L. Friedman
do Đại sứ quán Hoa Kỳ công bố năm 2006) về “nhập khẩu” văn hóa nghệ thuật

Mỹ vào các nước đang phát triển trên toàn cầu. Sự thật về lý thuyết “xuất khẩu”,
“nhập khấu” văn hóa nghệ thuật của Mỹ không còn là của riêng các nghệ sĩ Mỹ,
mà nó là của các nước trên toàn cầu; tất cả các nước đều trao đổi văn hóa nghệ
thuật để giao lưu, học hỏi lẫn nhau và “xuất khẩu” những tinh hoa nghệ thuật của
mỗi nước sang nước thứ hai.
Nghệ thuật múa trên toàn cầu, đa số ở các nước đang phát triển bị tác
động ảnh hưởng múa đương đại Mỹ, nghệ thuật múa theo xu thế: Múa đương
đại, múa hậu hiện đại, phát triển nhiều thể loại, nội dung phong phú với nhiều
hình thức biểu diễn kết hợp công nghệ đa phương tiện để hấp dẫn công chúng,
mỹ lệ hóa sân khấu nhằm nâng cao khả năng biểu cảm tác phẩm múa đương đại.
8.2.3. Khảo sát thực tiễn múa đương đại
Nghiên cứu sinh khảo sát trực tiếp các buổi biểu diễn múa đương đại
nước ngoài trên sân khấu múa Việt Nam, hoặc qua một số băng, đĩa, video,
internet, liên hoan múa Á-Âu... xem trực tiếp nhiều tiết mục biểu diễn múa tại
các hội thi, hội diễn múa chuyên nghiệp toàn quốc hàng năm, hoặc định kỳ (2
năm, 3 năm, 5 năm một lần).


8
8.2.4. Phương pháp phân tích tổng hợp
Phân tích nghệ thuật biểu diễn múa đương đại, qua những tác phẩm
múa đạt giải thưởng cao, hoặc những tác phẩm đã công diễn để lại ấn tượng
văn hóa nghệ thuật mà công chúng nồng nhiệt hâm mộ. Phân tích quá trình
phát triển nghệ thuật biểu diễn múa đương đại về cấu trúc ngôn ngữ động tác,
cấu trúc hình thức tác phẩm, nội dung tác phẩm và giá trị đổi mới nghệ thuật
múa đương đại Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI.
Nghiên cứu thực địa các cơ sở nghệ thuật biểu diễn múa đương đại trên
sân khấu biểu diễn tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, hoặc xem video biểu
diễn múa... Nghiên cứu sinh vận dụng phân tích, mô tả các hoạt động nghệ
thuật múa về những ảnh hưởng của nhiều trào lưu múa nước ngoài vào Việt

Nam; đề cập đến những đoàn múa hoạt động biểu diễn nổi bật, phát triển
nhiều tác phẩm múa trước công chúng trong cơ chế kinh tế, nghệ thuật thị
trường. Qua đó, tổng hợp, đánh giá những thành công, hạn chế múa đương đại
hiện nay, để phát triển nghệ thuật biểu diễn múa vì công chúng.
8.2.5. Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Đề tài nghiên cứu nghệ thuật biểu diễn múa đương đại bao gồm nhiều
vấn đề liên quan, đòi hỏi tiếp cận liên ngành khoa học. Nghiên cứu ngôn ngữ
nghệ thuật học, lịch sử, mỹ học, sân khấu biểu diễn... để nhận định, đề xuất
các giải pháp phát triển nghệ thuật biểu diễn đảm bảo tính khách quan, khoa
học vì sự phát triển nghệ thuật múa trong cơ chế nghệ thuật thị trường thời kỳ
hội nhập, toàn cầu hóa.
8.2.6. Phương pháp nghiên cứu so sánh
Nghiên cứu đánh giá, so sánh qua các văn bản từ luận án, luận văn đến
các chuyên luận khoa học về nghệ thuật biểu diễn múa đương đại Việt Nam. So
sánh làm rõ cơ sở lý luận nghệ thuật biểu diễn múa đương đại, làm rõ các thành
tố cơ bản của nghệ thuật biểu diễn và tính hiệu quả của nó trước công chúng.


9
9. Tính mới của Luận án
Những đóng góp mới mà Luận án đưa ra có tính khoa học, thực tiễn,
khả thi cao, nó được áp dụng vào sự phát triển nghệ thuật biểu diễn múa
đương đại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, toàn cầu hóa. Đó là thực tiễn
khoa học:
Thứ nhất, mới về đề tài nghiên cứu nghệ thuật biểu diễn múa đương đại
trong thời kỳ hội nhập, bước đầu hệ thống hóa cơ sở lý luận về nghệ thuật
biểu diễn MĐĐVN với năm thành phần cơ bản sáng tạo của sân khấu nghệ
thuật múa.
Thứ hai, xây dựng cơ sở lý luận múa ngẫu hứng mang tính khoa học và
thực tiễn để hoàn thiện tác phẩm múa đương đại có giá trị khoa học, nghệ thuật

của thời đại mới.
Thứ ba, áp dụng lý thuyết tiếp nhận và biến đổi: Nhất thể văn hóa, tiếp
biến nhân tố nghệ thuật ngoại sinh để làm giàu bản sắc dân tộc, múa đương
đại Việt Nam là một quy luật của sự phát triển nghệ thuật để phù hợp với ý
thức xã hội của từng thời đại.
Thứ tư, luận án đã chứng minh những khác biệt giữa hai phương pháp
nghệ thuật xây dựng tác phẩm, nghệ thuật biểu diễn múa hiện đại với múa
đương đại, để nó trở thành tiêu chí lý luận phân loại trong việc thẩm định tác
phẩm nghệ thuật và múa hiện nay.
Nhiệm vụ của luận án là nghiên cứu nghệ thuật biểu diễn MĐĐVN để
rút ra những nguyên lý cơ bản trong sáng tạo nghệ thuật diễn xuất của người
diễn viên; theo đó, luận án làm sáng tỏ nội hàm năm thành tố cơ bản của nghệ
thuật biểu diễn múa đương đại Việt Nam trong mối quan hệ đồng sáng tạo
cảm xúc để hoàn thiện tác phẩm nghệ thuật múa đương đại.
10. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của kết quả nghiên cứu
10.1. Ý nghĩa khoa học


10
- Dựa trên cơ sở tiếp thu tinh hoa múa dân tộc và nghệ thuật múa đương
đại nước ngoài, luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận nghệ thuật biểu diễn múa
đương đại trong thời kỳ đổi mới, hội nhập từ 1986 đến 2016. Qua đó, đưa ra
các giải pháp phát triển nghệ thuật biểu diễn múa đương đại như sau:
- Giải pháp phát triển nghệ thuật biểu diễn múa trong thời kỳ hội nhập.
- Giải pháp tiếp nhận và biến đổi các nhân tố kỹ thuật múa ngoại sinh,
Việt hóa thành nhân tố múa nội sinh.
- Giải pháp phát triển nghệ thuật biểu diễn múa đương đại Việt Nam
với cấu trúc kỹ thuật công nghệ, công nghiệp biểu diễn để hội nhập.
10.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Tạo động lực mới để phát triển nghệ thuật múa đương đại Việt Nam.

- Xây dựng nền nghệ thuật biểu diễn múa Việt Nam tiên tiến, giàu bản
sắc dân tộc và tính quốc tế.
- Luận án sẽ làm tài liệu tham khảo cho những nhà nghiên cứu, các
trường đại học, cao đẳng, các cơ sở đào tạo nghiên cứu nghệ thuật múa nói
chung và múa đương đại Việt Nam nói riêng trong thời kỳ hội nhập, toàn cầu
hóa.


11
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN MÚA ĐƯƠNG ĐẠI
1. Những nghiên cứu chung về nghệ thuật biểu diễn
Nghệ thuật biểu diễn trong thời kỳ hội nhập đã đổi mới phương pháp
nghệ thuật biểu diễn sân khấu, ngôn ngữ diễn viên trong mối quan hệ hành
động biểu cảm đồng diễn, đồng sáng tạo với nhiều loại hình nghệ thuật mới,
điều mà trước đổi mới năm 1986 chưa từng xuất hiện trên sân khấu biểu diễn
nghệ thuật múa hiện đại.
Sau đổi mới, hội nhập, nghệ thuật biểu diễn phát triển mạnh các hình
thức, thể loại: Từ đổi mới tác phẩm, nghệ thuật biểu diễn đã có cơ hội thể hiện
theo phương thức nghệ thuật mới trên sân khấu trước công chúng trong thời
kỳ hội nhập, toàn cầu hóa.
2. Nghệ thuật biểu diễn múa đương đại Việt Nam thời kỳ hội nhập
Nghệ thuật biểu diễn múa đương đại Việt Nam đã đổi mới kỹ thuật,
kiến trúc sân khấu, nghệ thuật kỹ thuật diễn viên và biên đạo múa. Về kỹ
thuật múa thay đổi từ bắt chước, mô phỏng, tái tạo hiện thực, mô tả, tự sự trữ
tình, phản ánh hiện thực... của múa hiện đại đã trở thành một phương pháp
nghệ thuật của riêng múa hiện đại, múa đương đại bắt đầu bằng những thủ
pháp kỹ thuật, ngôn ngữ, nhịp điệu múa mới:
Thứ nhất, về ngôn ngữ, nhịp điệu, luật động, tuyến múa: Ngôn ngữ
hành động múa ngẫu hứng, vận động theo lực đàn hồi con lắc (nghĩa là lực

cân bằng), ứng dụng vào mọi hành động, hành vi trong đời sống của con
người thành múa. Hoặc múa hóa các hành động đời sống của con người đã
khái quát hóa thành động tác, ngôn ngữ múa đương đại trong sáng tạo cấu
trúc thành tác phẩm múa để phục vụ công chúng.
Thứ hai, mở rộng không gian sân khấu, thể hiện kỹ thuật, nhịp điệu âm
nhạc, nhịp điệu múa mang tính dân tộc và tính quốc tế.


12
Thứ ba, sân khấu giàu tính kỹ thuật - khoa học công nghệ, đa phương
tiện nghệ thuật, đồng sáng tạo ngôn ngữ tác phẩm, đồng biểu cảm với người
diễn viên mang hiệu quả thẩm mỹ về cái đẹp của hình tượng tác phẩm nghệ
thuật múa, làm cho nó trở nên lung linh đa sắc màu văn hóa trong thế giới
cảm xúc nghệ thuật của tác phẩm múa đương đại.
Những thay đổi trong phương pháp nghệ thuật biểu diễn tác phẩm múa
sau đổi mới, hội nhập, nghệ thuật mang tính đại chúng, phục vụ đắc lực cho
đời sống của con người trong xã hội văn hóa, văn minh của thời đại mới.
Nghệ thuật biểu diễn múa giàu bản sắc dân tộc và tính quốc tế, thể hiện sống
động tác phẩm múa thực và ảo, đề cao đa sắc màu văn hóa dân tộc. Dưới đây
là những nghiên cứu chung về nghệ thuật biểu diễn.
2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu múa nước ngoài
NCS đã nghiên cứu nhiều luận án, luận văn, hoặc các chuyên luận múa
đương đại ở trong nước và nước ngoài cho thấy có hai nhóm chính:
Nhóm thứ nhất: Nghiên cứu múa đương đại thế giới
Nhóm thứ hai: Nghiên cứu múa đương đại Việt Nam
a) Sách chuyên khảo
Sách chuyên khảo về múa thế giới do còn hạn chế thông tin NCS chưa
sưu tầm được đầy đủ, nhưng có thể thống kê những cuốn sách tiêu biểu đã
công bố của một số nhà xuất bản ở nước ngoài gồm các cuốn sách như:
The first wave of postmodern dance của Sally Banes (Làn sóng đầu

tiên của múa hậu hiện đại). Nơi xb: New York: Limelight Editions, năm
1986. Conton, Writings on Dance (Vũ đạo của Conton). Nơi xb: Luân Đôn,
năm 1975. Flitch, J.E. Crawford, Modern Dancing and Dancers (Múa và vũ
công hiện đại của Flitch, J.E. Crawford)- Nơi xb: Luân Đôn năm 1912.
Vigman, Mary, The Language of Dance (Ngôn ngữ của điệu nhảy của
Vigman, Mary) - Nơi xb: Đại học Báo chí Wesleyan, năm 1966. Live, And,


13
Contemporary dance (Múa đương đại) - Nơi xb: New York, năm 1978.
Jordan, New contemporary and dance (Bước tiến mới của múa đương đại) Nơi xb: Luân Đôn: Dance Books, tháng 12-1980. Deborah Jowitt, Dance
Resize the drama review (Phê bình những vở kịch múa - Nơi xb: Luân Đôn:
Dance Books, năm 1980. Contemporary imitation choreography (Tác giả, tác
phẩm múa đương đại) [106]; Portrait of the United States (Chân dung nước
Mỹ) [104]; Xã hội và các giá trị của Mỹ (Society and values American) [64]....
Đây là những sách chuyên khảo về múa, các tác giả đã giới thiệu nét khái
quát tiêu biểu về hoàn cảnh ra đời của múa hiện đại từ bà Isadora Duncan, xuất
hiện vào năm 1913, đến các tác giả Merce Cuningham, Graham, Limon, Release
(Giải phóng cơ thể) của Emile Jacques... Các diễn viên, biên đạo đã từng bước
phát triển múa hiện đại tiến lên múa đương đại.
Sau đó, vào năm 1970 [68], ở New York nổi lên khuynh hướng mới,
gọi là “sự nổi loạn” của múa diễn ra dưới sự bảo trợ của Nhà hát Judson
Dance, do các tác giả biên đạo múa “thông minh, và bất kính”, họ muốn biểu
cảm ngôn ngữ múa bằng nghệ thuật hậu hiện đại. Đó là các tác giả: Yvonne
Rainer, Trisha Brown, Steve Paxton, David Gordon, Lucinda Childs, Elaine
Summers, Robert Rauschenberg, Alex Hay, Deborah, Simone Forti...
Nhóm tác giả biên đạo này đã tạo thành những làn sóng nghệ thuật múa
hậu hiện đại đầu tiên trên đất nước Hoa Kỳ và làm đổi mới nền nghệ thuật
múa đương đại, sang đến những năm đầu thế kỷ XXI được coi là chuẩn mực
của thời đại công nghệ, công nghiệp văn hóa trong nghệ thuật biểu cảm thông

tin ký hiệu học.
Tuy vậy, khi mới ra đời múa hậu hiện đại bị không ít nhà lý luận lên
tiếng như một số công trình dưới đây:
Gordon Gow: Contemporary Dance and Actor in Survival in England
in 1972 (Múa đương đại và diễn viên trong sự sống còn ở Anh năm 1972) của


14
Gordon Gow - năm 1972. Manipulation: Motion, năm 1981(chuyển động) của
Manipulation, năm 1981. New Dance (Múa mới) của Arctic los Kathy Elgin,
năm 1984.... Về các luận án, NCS không có điều kiện tiếp cận thông tin, nên
chưa thể sưu tầm, khai thác được nhất là những đề tài luận án mới về múa
đương đại của Anh, Mỹ và nhiều nước trên toàn cầu vào những năm đầu thế
kỷ XXI.
Nhưng những cuốn sách nghiên cứu, hoặc bàn về lịch sử múa của Ann
Cooper Albright: Choreographing Difference: The Body and Identity in
Contemporary Dance, năm 1977 (Những khác biệt trong biên đạo múa và cơ
thể trong bản sắc múa đương đại), Philippe (nhà lý luận người Pháp): Talk
about Contemporary Dance, năm 2011 (Nói về múa đáng kinh ngạc, năm
2011), Nelei Hulu ika Wiki: The Language of The mock Dance in 2009 (Ngôn
ngữ những điệu nhảy trong múa, năm 2009). Các lớp học về ballet cổ điển,
một cuốn sách cho giáo viên và công ty công cộng của Ba Chin Xkai A, Nhảy
múa và các bài hát nhảy xung quanh, NXB Moscow, năm 1980 của Gayle
Kassing. Danielle M.Jay, Phương pháp giảng dạy múa và thiết kế chương
trình giảng dạy, của lớp K12 Dance giáo dục, Gruber-R.r.Gruber múa cổ điển,
Mikhail Epstein: Những điệu nhảy châu Phi, bởi Macmillan Publishing
Company...
Những cuốn sách trên là những công trình nghiên cứu về múa của giới
lý luận: Đức, Mỹ, Anh, Nga (người Nga ở Mỹ) đã giới thiệu khái quát về sự
phát triển múa đương đại, múa hậu hiện đại. Qua đó, cho thấy sự ra đời, phát

triển múa hậu hiện đại trải qua nhiều biến cố của dư luận trong giới phê bình
nghệ thuật, sau đó mới được công nhận là một bước tiến mới của nghệ thuật
múa đương đại, múa hậu hiện đại đã mở ra trào lưu và nền nghệ thuật múa
hậu hiện đại - Nó là nghệ thuật của thế kỷ XXI.
Qua đó, các nhà lý luận đã chỉ ra một tầm nhìn tổng quan các xu thế múa
đương đại, múa hậu hiện đại tại các nước: Anh, Mỹ, Nhật Bản, Australia..., có


15
tác phẩm thành công, có trào lưu tác phẩm chưa đạt, bởi nó chỉ mang tính hình
thức sáo rỗng... không được công nhận trong giới nghiên cứu và công chúng ở
các nước phát triển.
Dù lượng thông tin thu được chưa bám sát thực tiễn múa mấy năm gần
đây, nhưng qua những công trình trên, NCS đã đánh giá được cụ thể các
khuynh hướng múa hiện đại, múa đương đại, múa hậu hiện đại đang phát triển
ở Mỹ cùng các nước phương Tây và châu Âu... Những cuốn sách chuyên luận
đó đã giúp cho NCS có cái nhìn tổng quan về nghệ thuật múa của thế giới
đang thịnh hành ở nhiều nước và mang tầm ảnh hưởng trên toàn cầu với các
trường phái nghệ thuật múa đương đại, múa hậu hiện đại, phát triển ấn tượng
và sôi động trên thế giới...
Phần kỷ yếu hội thảo ở Mỹ và nhiều nước chưa thể khai thác được, vì
họ rất hiếm khi hội thảo nghệ thuật, thường tổ chức trao đổi các chuyên đề
hẹp, nên khó thấy các tư liệu hội thảo. Theo tư liệu mà NCS hiện có thì duy
nhất một lần các biên đạo múa tổ chức hội thảo lần đầu tiên tại Mỹ, do biên
đạo múa Anna Halprin và Doris Humphrey tổ chức với tiêu đề: Mobile
Scotland Ballet (Di động của Scotland Ballet), cuộc hội thảo diễn ra vào ngày
16-9-1974, họ không in kỷ yếu như ở nước ta [106, tr.87], còn lại thường tổ
chức trao đổi hội thảo, không in thành sách tư liệu. Các nước phát triển
thường tổ chức các seminar về nghiên cứu, họ cho đây là một báo cáo chuyên
đề tuyệt vời để trao đổi, hội thảo, mọi người trao đổi sâu sắc về một chuyên

đề khoa học mang lại hiệu quả cao khi nhận định về các trào lưu, hay một
hình thức múa mới ra đời. Qua trao đổi học thuật khoa học sâu sắc về một vấn
đề như múa hiện đại, múa hậu hiện đại… trong seminar đó ai cũng được bày
tỏ quan điểm với các ý kiến tiếp cận đa chiều để tiếp tục hay ngừng không
nên phát triển một trào lưu nghệ thuật múa. Thường ở Mỹ sau cuộc hội thảo
trao đổi như thế có những trào lưu múa bị ngừng tiếp tục, vì nó đã không
được sự đồng thuận của giới chuyên môn nên lan tỏa vào công chúng và


16
không có đất để tồn tại. Sau đây là những tác phẩm múa hiện đại Mỹ đã được
giới lý luận và công chúng đón nhận.
b) Một số tác phẩm múa hiện đại tiêu biểu của Mỹ
Trên thế giới hiện nay có khoảng 500 nhà biên đạo múa được công
chúng biết đến [106], nên chỉ có thể kể ra một số tác phẩm múa tiêu biểu của
những tác giả về sự sáng tạo nghệ thuật trong một giai đoạn lịch sử của các
khuynh hướng nghệ thuật như những vở múa hiện đại, múa đương đại và múa
hậu hiện đại.
Các tác phẩm múa hiện đại mang tinh thần sáng tạo nghệ thuật của thời
đại kinh tế công nghiệp nặng:
Epssive Dance (Điệu múa biểu cảm), hoặc Vũ điệu biểu cảm, năm 1913
của Isadora Duncan, Revival (Hồi sinh) của Cunningham, năm 1953, Museum
Event No.1 (Sự kiện số 1) của Cunningham, năm 1964...
c) Những tác phẩm mở đầu múa đương đại tiêu biểu của Mỹ, Pháp,
Đức, Ý…
Nowhere (Hư không) 1970 của Cunningham, Windhover: Kestral in
1972 (Chim cắt), năm 1972 của Windhover, Blue (Màu xanh da trời), năm
1974 của Schubert, Fragments (Những mảnh vỡ), năm 1974 của Richard
Alston, Apolo (Thần mặt trời), năm 1970 của Michael Clark, Rosemary
Butcher: Observer, năm 1980 (người quan sát), Imprint (Dấu ấn) của

Rosemary Butcher, Lesly-Anne Sayers: After the last sky (Sau bầu trời cuối
cùng), năm 1996 của Lesly-Anne Sayers, Judith Jamison Cry, năm 1988,
(Tiếng kêu), Revention (Sách khải huyền), năm 1989 của Judith Jamison. Biên
đạo, diễn viên múa nổi tiếng Mỹ: Robert Moses: Union Fraternal, năm 2008,
Speech, năm 2016 (Lời nói) ...
Những vở kịch múa nêu trên của Mỹ, Australia, Pháp, Ý, Nhật... đã
phản ánh hiện thực phong phú, cảm xúc về con người trong xã hội đương đại,


17
bằng nhiều phương pháp nghệ thuật khác nhau để biểu hiện cái đẹp của ngôn
ngữ hình tượng múa đương đại và múa hậu hiện đại. Múa đương đại của các
nước phát triển biểu cảm phong phú nội dung, hình thức nghệ thuật, về nội
dung từ hoài niệm đến tâm trạng bất an của con người trong xã hội đương đại.
Phần độc đáo của những điệu múa Ấn Độ: Điệu Kathak (Một câu
chuyện), Kathakali Mohiniattam, Ossi, Bhangra, Garba (tứ tấu), Lamani (ngũ
tấu), Bollywood (múa bụng), Kịch múa Bharatanatyam...
Đặc trưng của những tác phẩm múa Ấn Độ mang đến vẻ đẹp cơ thể con
người bằng những động tác mềm dẻo như múa tự sự, kể chuyện bằng ngôn
ngữ tạo hình trên hai bàn tay, hay múa bụng, múa uốn dẻo.... Ngôn ngữ và các
chuyển động động tác múa tinh xảo, điêu luyện của vũ công Ấn Độ đã tạo ra
vẻ đẹp của nghệ thuật múa dân gian, hoặc múa đương đại điêu luyện và
chuyên nghiệp.
Các vở múa trên đã thể hiện nhiều khuynh hướng sáng tác, biểu diễn
múa đương đại ở Anh, Pháp, Mỹ, Australia, Ấn Độ... đang phát triển đại
chúng hóa, pha trộn ngôn ngữ múa chuyên nghiệp với ngôn ngữ, nhịp điệu
các điệu nhảy bình dân với múa ngôn ngữ kịch hình thể mang nội dung tinh
thần thời đại như các vở múa: Thời gian, Đổ bộ, Rùng rợn, Bến đỗ... Múa
đương đại những năm cuối thế kỷ XX đã mở đường cho một thời kỳ mới về
biểu cảm nội dung, hình thức thể loại và nghệ thuật biểu diễn múa.

Những tác phẩm múa đương đại của các nước phát triển sang những
năm đầu thế kỷ XXI, biểu hiện nội dung phong phú về phản ánh cảm xúc đời
sống của con người, xã hội và trong thế giới tự nhiên trên các mặt:
Cảm xúc, tâm trạng bất an của con người đương đại.
Những chuẩn mực về lẽ sống của con người với tổ quốc, quê hương và
xã hội.
Phản ánh vấn đề chính trị, xã hội Mỹ và các quốc gia khác.


18
Múa đương đại của Mỹ và các nước phát triển đã mang nội dung phản
ánh đối tượng cảm xúc về tự nhiên và xã hội... các tác phẩm đã nói về cảm
xúc nội tâm của con người trong xã hội đương đại. Về nghệ thuật múa thể
hiện đa phong cách, hướng đến ngôn ngữ, nhịp điệu múa của chủ nghĩa hậu
hiện đại, tự nhiên chủ nghĩa, ấn tượng, trừu tượng, ẩn dụ, siêu thực... Nội
dung ngôn ngữ, phương pháp tạo hình nghệ thuật múa, thể hiện múa là nghệ
thuật của cái đẹp tạo hình điêu khắc cơ thể của con người về: Nghệ thuật thị
giác trên sân khấu biểu diễn: nghe - nhìn.
2.2. Nhóm thứ hai: Công trình nghiên cứu múa trong nước
2.2.1. Công trình nghiên cứu của nước ngoài về múa đương đại Việt Nam
a) Luận án nghiên cứu về múa ở Việt Nam
Các nhà nghiên cứu lý luận nghệ thuật múa nước ngoài nghiên cứu về
múa đương đại Việt Nam còn ít được biết đến và khó phổ biến, có thể do rào cản
ngôn ngữ, hoặc hạn chế thông tin. Hiện nay, NCS mới sưu tầm được một luận án
của bà Cheryl Frances Stock nghiên cứu múa đương đại Việt Nam: Making
interal dance in Vietnam (1999) tạm dịch: Làm vũ điệu nội tại Việt Nam (1999).
Tóm tắt nội dung luận án của bà Cheryl Frances Stock nêu lên khái
quát sơ bộ múa truyền thống Việt Nam phát triển từ chuyên nghiệp hiện đại
lên đương đại, có sự khác biệt quan điểm về múa và những người sáng tác,
biểu diễn múa Việt Nam so với cảm nhận của bà Cheryl Frances Stock trong

thực tiễn thời gian làm việc ở các đơn vị múa tại Việt Nam. Nhận định của bà
căn cứ vào những buổi dựng múa sáng tạo, biểu diễn với các diễn viên múa
Việt Nam ở Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam, Nhà hát Tuổi Trẻ, Trường Cao
đẳng Múa Việt Nam (nay là Học viện Múa Việt Nam), bằng con đường hợp
tác văn hóa để giao lưu, hội nhập nghệ thuật, thông qua các dự án văn hóa
nghệ thuật tại nhà hát và một số đơn vị nghệ thuật ở Hà Nội.


×