Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Nghiên cứu đặc điểm hình thái, giải phẫu và sự sinh trưởng của loài sến mật trồng tại trạm đa dạng sinh học mê linh – vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 76 trang )

0
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

PHẠM THỊ HUYỀN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, GIẢI PHẪU
VÀ SỰ SINH TRƢỞNG CỦA LOÀI SẾN MẬT
(MADHUCA PASQUIERI (DUBARD) H. J. LAM)
TRỒNG TẠI TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC
MÊ LINH, VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

HÀ NỘI, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

PHẠM THỊ HUYỀN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, GIẢI PHẪU
VÀ SỰ SINH TRƢỞNG CỦA LOÀI SẾN MẬT

(MADHUCA PASQUIERI (DUBARD) H. J. LAM)
TRỒNG TẠI TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC
MÊ LINH, VĨNH PHÚC

Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 8 42 01 20



LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Lan Hƣơng

HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và
sâu sắc nhất đến cô giáo, TS. Đỗ Thị Lan Hương, Giảng viên chính, tổ Thực
vật – Vi sinh, Trƣờng Đại hoc Sƣ phạm Hà Nội 2, là ngƣời đã trực tiếp hƣớng
dẫn, tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn chỉnh
luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo thuộc Khoa Sinh – Kỹ
thuật Nông nghiệp, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; trung tâm thƣ viện;
ban lãnh đạo Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thu thập số liệu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, ngƣời thân và bạn bè đã
luôn ở bên động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi học tập,
nghiên cứu và hoàn thiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2018
Tác giả

Phạm Thị Huyền


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những gì viết trong luận văn này đều là sự thật. Đây

là kết quả của riêng tôi. Tất cả các số liệu trong bảng biểu và hình ảnh đều
đƣợc thu thập từ thực nghiệm, qua xử lý thống kê, không có số liệu sao chép
hay bịa đặt, không trùng với kết quả của bất kỳ tác giả nào đã công bố.
Trong đề tài, tôi có sử dụng một số dẫn liệu của một số tác giả khác, tôi
xin phép các tác giả đƣợc trích dẫn để bổ sung cho luận văn của mình.
Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Xin trân thành cảm ơn
Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2018
Tác giả

Phạm Thị Huyền


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 1
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 2
4. Đóng góp mới................................................................................................ 2
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam .................................... 3
1.1.1. Đặc điểm nhận dạng loài Sến mật (Madhuca pasquieri (Dubard) H. J.
Lam) .................................................................................................................. 3
1.1.2. Nghiên cứu về Sến mật trên Thế Giới ................................................... 4
1.1.3. Nghiên cứu về loài Sến mật ở Việt Nam ................................................ 4
1.2. Những nghiên cứu về sinh trƣởng của các loài cây tại Trạm Đa dạng Sinh
học Mê Linh ...................................................................................................... 6
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG - NỘI DUNG - PHƢƠNG PHÁP VÀ ĐIỀU KIỆN
TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU .......................................................... 8
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................. 8

2.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 8
2.3. Thời gian nghiên cứu ................................................................................. 8
2.4. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 8
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 8
2.5.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu .................................................................. 8
2.5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm: ............................... 11
2.5.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu..................................................................... 12
2.6. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ................................................... 13
2.6.1. Vị trí địa lý, địa hình ............................................................................. 13


2.6.2. Địa chất – Thổ nhƣỡng .......................................................................... 15
2.6.3. Khí hậu – thuỷ văn ................................................................................ 15
2.6.4. Tài nguyên động thực vật rừng ............................................................. 16
2.6.5. Thảm thực vật........................................................................................ 16
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 21
3.1. Một số thông tin về phân loại loài Sến mật (Madhuca pasquieri (Dubard)
H. J. Lam) ........................................................................................................ 21
3.1.1. Đặc điểm sinh học ................................................................................. 21
3.1.2. Đặc điểm phân bố và sinh thái .............................................................. 21
3.1.3. Hiện trạng khai thác .............................................................................. 22
3.1.4. Giá trị sử dụng ....................................................................................... 22
3.2. Đặc điểm hình thái, giải phẫu loài Sến mật ............................................. 24
3.2.1. Đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu của rễ .................................... 24
3.2.2. Đặc điểm hình thái và cấu tạo của thân ................................................ 29
3.2.3. Đặc điểm hình thái và cấu tạo của lá. ................................................... 36
3.3. Khả năng thích nghi của loài Sến mật trồng tại Trạm Đa dạng sinh học
Mê Linh – Vĩnh Phúc ...................................................................................... 41
3.3.1. Tổng hợp kết quả đo đƣợc ở thực địa ................................................... 41
3.3.2. Tỉ lệ sống sót ......................................................................................... 42

3.3.3. Chất lƣợng cây trồng ............................................................................. 42
3.4. Khả năng sinh trƣởng của loài Sến mật trồng tại Trạm Đa dạng sinh học
Mê Linh – Vĩnh Phúc ...................................................................................... 45
3.4.1. Sinh trƣởng chiều cao ........................................................................... 45
3.4.2. Sinh trƣởng đƣờng kính ........................................................................ 47
3.5. Mô hình hóa quá trình sinh trƣởng phát triển của các cá thể Sến mật trong
điều kiện trồng tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh – Vĩnh Phúc ................. 48
3.5.1. Mô hình hóa sinh trƣởng chiều cao cây ................................................ 48


3.5.2. Mô hình hóa sinh trƣởng đƣờng kính cây ............................................. 51
3.6. Đề xuất biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc ........................................ 54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 55
1. Kết luận ....................................................................................................... 55
2. Đề nghị ....................................................................................................... 56
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1. Số liệu điều tra về cây Sến mật trồng tại Trạm Đa dạng Sinh
học Mê Linh năm 2018 ................................................................... 11
Bảng 2.2 . Cấu trúc hệ thực vật tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh ............ 16
Bảng 3.1. Tỷ lệ sống và chết của các cá thể Sến mật trồng tại Trạm
ĐDSH Mê Linh – Vĩnh Phúc .......................................................... 42
Bảng 3.2. Chất lƣợng các cá thể Sến mật trồng tại Trạm ĐDSH Mê Linh
– Vĩnh Phúc ..................................................................................... 45
Bảng 3.3: Sinh trƣởng chiều cao trung bình của các cá thể Sến mật .............. 46
Bảng 3.4. Sinh trƣởng đƣờng kính trung bình của các cá thể Sến mật........... 47
Bảng 3. 5. Kết quả khảo sát các hàm thể hiện mô hình hoá sự phát triển
chiều cao của loài Sến mật .............................................................. 51

Bảng 3. 6. Kết quả khảo sát các hàm thể hiện mô hình hoá sự phát triển
đƣờng kính của loài Sến mật........................................................... 53


DANH MỤC HÌNH
Hình 2. 1: Cách đo chiều cao vút ngọn ............................................................. 9
Hình 2.2. Cách đo đƣờng kính thân ................................................................ 10
Hình 2.3. Bản đồ địa hình Trạm ĐDSH Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc ................ 14
Hình 3. 1. Phân bố của Sến mật ở Việt Nam (nguồn: internet) ...................... 22


DANH MỤC ẢNH
Ảnh 2.1. Dụng cụ đo đƣờng kính thân cây (nguồn: P. T. Huyền) .................. 10
Ảnh 3.1. Gỗ Sến mật (Nguồn: internet) .......................................................... 22
Ảnh 3.2. Ứng dụng của gỗ sến trong xây dựng (Nguồn: internet) ................. 23
Ảnh 3.3. Hình thái rễ cây Sến mật (nguồn: P. T. Huyền) ............................... 24
Ảnh 3. 4. Cấu tạo cắt ngang của rễ sơ cấp ...................................................... 25
Ảnh 3.5. Cấu tạo cắt ngang của rễ Sến mật .................................................... 27
Ảnh 3.6. Cắt ngang một phần rễ thứ cấp ........................................................ 28
Ảnh 3.7. Vi phẫu cắt ngang trụ giữa rễ thứ cấp .............................................. 29
Ảnh 3.8. Thân cây chảy mủ khi bị cắt (nguồn: P. T. Huyền) ......................... 30
Ảnh 3.9. Cấu tạo sơ cấp của thân cây Sến mật ............................................... 31
Ảnh 3.10. Một phần cấu tạo sơ cấp của thân cây Sến mật ............................. 32
Ảnh 3.11. Cấu tạo thân thứ cấp ....................................................................... 33
Ảnh 3.12. Một phần thân thứ cấp.................................................................... 33
Ảnh 3.13. Lá cây Sến mật (nguồn: P. T. Huyền) ............................................ 36
Ảnh 3.14. Hình thái lá cây Sến mật cây (nguồn: P. T. Huyền) ...................... 36
Ảnh 3.15. Hình thái cuống lá Sến mật (nguồn: P. T. Huyền) ......................... 37
Ảnh 3.16. Cấu tạo cắt ngang một phần cuống lá ............................................ 38
Ảnh 3.17. Cắt ngang phiến lá Sến mật ........................................................... 39

Ảnh 3.18. Cắt ngang gân chính lá cây Sến mật .............................................. 40
Ảnh 3.19. Cây bị thấp bé, bong thân (nguồn: P. T. Huyền) ........................... 43
Ảnh 3.20. Cây bị dây leo quấn quanh thân (nguồn: P. T. Huyền) .................. 44
Ảnh 3.21. Cây bị sâu bệnh (nguồn: P. T. Huyền) ........................................... 44


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ chất lƣợng cây sến mật ....................................................... 45
Biểu đồ 3.2. Đƣờng cong sinh trƣởng chiều cao của loài Sến mật ................. 46
Biểu đồ 3.3. Đƣờng cong sinh trƣởng đƣờng kính của loài Sến mật............. 48
Biểu đồ 3.4. Biểu đồ đƣờng theo hàm Exponential về sự sinh trƣởng
chiều cao cây Sến mật ..................................................................... 49
Biểu đồ 3.5. Biểu đồ đƣờng theo hàm Linear về sự sinh trƣởng chiều cao
của cây Sến mật .............................................................................. 49
Biểu đồ 3.6. Biểu đồ đƣờng theo hàm Logarithmic về sự sinh trƣởng
chiều cao cây Sến mật ..................................................................... 50
Biểu đồ 3.7. Biểu đồ đƣờng theo hàm Power về sự sinh trƣởng chiều cao
cây Sến mật ..................................................................................... 50
Biểu đồ 3.8. Biểu đồ đƣờng theo hàm Exponential về sự sinh trƣởng
đƣờng kính cây Sến mật.................................................................. 51
Biểu đồ 3.9. Biểu đồ đƣờng theo hàm Linear về sự sinh trƣởng đƣờng
kính cây Sến mật ............................................................................. 52
Biểu đồ 3.10. Biểu đồ đƣờng theo hàm Logarithmic về sự sinh trƣởng
đƣờng kính cây Sến mật.................................................................. 52
Biểu đồ 3.11. Biểu đồ đƣờng theo hàm Power về sự sinh trƣởng đƣờng
kính cây Sến mật ............................................................................. 53


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1.


D

Đƣờng kính

2.

E

Vĩ độ Bắc

3.

ĐDSH

Đa dạng sinh học

4.

H

Chiều cao

5.

HVN

Chiều cao vút ngọn

6.


IUCN

Hiệp hội quốc tế bảo vệ thiên nhiên

7.

N

Độ kinh Đông

8.

T

Tốt

9.

TB

Trung bình

10.

TTV

Thảm thực vật

11.


X

Xấu

12.

∆D

Tăng trƣởng đƣờng kính

13.

∆H

Tăng trƣởng chiều cao


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sến mật (Madhuca pasquieri (Dubard) H. J. Lam), là một loài thuộc họ
Hồng xiêm (Sapotaceae). Sến mật là loài cây có gỗ tốt, cứng, màu đỏ nâu, khi
khô bị nứt nẻ, đƣợc sử dụng trong xây dựng, đóng tàu thuyền. Sến mật đƣợc
xếp vào nhóm gỗ tứ thiết. Hạt chứa 30 - 55 % dầu béo, dùng để ăn hay dùng
cho một số ngành công nghiệp. Dầu chữa đau dạ dày. Lá nấu thành cao để
chữa bỏng [5].
Sến mật phân bố ở Vân Nam (Trung Quốc) và Việt Nam. Ở Việt Nam,
cây mọc rải rác trong các rừng rậm nhiệt đới từ Lào Cai, Lạng Sơn đến Quảng
Bình. Đặc biệt ở khu vực Tam Quy (Hà Trung, Thanh Hóa), cây Sến mọc tập

trung thành rừng thuần hoặc hỗn giao với cây lim xanh [34].
Do tình trạng khai thác quá mức, Sến mật đang bị đe dọa môi trƣờng
sống, trở thành loài cây quý hiếm cần đƣợc bảo tồn. Mặc dù có rất nhiều giá
trị, nhƣng cho đến nay tài liệu trong và ngoài nƣớc nghiên cứu về đặc điểm
sinh thái học cá thể của loài cây này chƣa đƣợc nhiều.
Mong muốn đƣợc đóng góp thêm dẫn liệu về hình thái, giải phẫu và
khả năng sinh trƣởng của loài Sến mật chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Nghiên cứu đặc điểm hình thái, giải phẫu và sự sinh trƣởng của loài
Sến mật (Madhuca pasquieri (Dubard) H. J. Lam) trồng tại Trạm Đa
dạng Sinh học Mê Linh – Vĩnh Phúc”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, giải phẫu và khả năng sinh trƣởng của
loài Sến Mật (Madhuca pasquieri (Dubard) H. J. Lam) trong điều kiện trồng
tại Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh – Vĩnh Phúc giai đoạn 2002 – 2018.
- Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề xuất các biện pháp chăm sóc và bảo
tồn loài Sến mật.


2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Cung cấp dẫn liệu về hình thái, giải phẫu và khả năng sinh trƣởng của
loài Sến mật (Madhuca pasquieri (Dubard) H. J. Lam) trong điều kiện trồng
tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh – Vĩnh Phúc.
- Làm cơ sở khoa học cho nghiên cứu quy hoạch và phát triển trồng
loài Sến mật (Madhuca pasquieri (Dubard) H. J. Lam) để bảo tồn nguồn gen
và tăng cƣờng cấu trúc rừng.
4. Đóng góp mới
Cung cấp một số dẫn liệu về hình thái, giải phẫu và sự sinh trƣởng của
loài Sến mật (Madhuca pasquieri (Dubard) H. J. Lam) tại khu vực nghiên
cứu.



3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam
Loài Sến mật có tên khoa học: Madhuca pasquieri (Dubard) H.J. Lam
- Tên tiếng Việt: Sến mật; Chên; Sến giũa; Sến dƣa; Sến ngũ điểm; Sến
năm ngón.
- Tên đồng nghĩa: Madhuca subquincuncialis H.J. Lam & Kerpel, 1939;
Bassia pasquieri (Dubard.) Lecomte, 1930 [32].
- Loài Sến mật thuộc cấp bảo tồn EN A1, a, c, d; phân bố từ miền Trung
trở ra Bắc, là loài cây gỗ lớn, có giá trị kinh tế cao [5].
1.1.1. Đặc điểm nhận dạng loài Sến mật (Madhuca pasquieri (Dubard) H.
J. Lam)
Cây gỗ to, cao 25 - 35m, đƣờng kính thân có khi tới 0,5 – 0,7m; có
nhựa mủ trắng. Vỏ màu nâu thẫm, nứt ô vuông, cành non có lông. Lá đơn,
mọc cách, hình trứng ngƣợc - thuôn hay hình bầu dục, dài 12 - 16cm, rộng 4 6cm, gân bên 13 - 15 đôi, cuống lá dài 1,5 – 3,5cm. Cụm hoa mọc thành chùm
ở nách lá phía đỉnh cành, mỗi chùm mang 2 - 3 hoa, cuống hoa dài 1,5 –
2,5cm. Đài cao 4 - 5mm, có lông ở phía ngoài, 4 thuỳ bằng nhau. Tràng màu
trắng vàng, dài 5mm, có 6 - 10 thuỳ hình thuôn. Nhị 12 - 22, chỉ nhị ngắn.
Bầu hình trứng, có 6 - 8 ô, có lông; vòi dài 8 - 10mm, có lông. Quả hình bầu
dục hay gần hình cầu, dài 2,5 - 3cm, có 1 - 5 hạt. Hạt hình bầu dục, dài 2 –
2,2cm, rộng 1,5 – 1,8cm [5].
Sinh học, sinh thái: Mùa hoa từ tháng 1 - 3, quả chín từ tháng 11 - 12.
Tái sinh bằng hạt và chồi. Cây gặp mọc rải rác trong rừng, nơi ẩm, tầng đất
dày, ở độ cao đến 1300 m [5].
Phân bố: Ở Việt Nam, cây phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Lào Cai (Văn
Bàn), Sơn La, Lạng Sơn (Hữu Lũng), Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ,



4
Quảng Ninh, Bắc Giang, Hoà Bình, Hà Tây (Ba Vì), Thanh Hoá (Hà Trung),
Nghệ An (Quế Phong, Quì Châu, Quì Hợp), Hà Tĩnh (Hƣơng Khê, Hƣơng
Sơn), Quảng Bình (Bố Trạch), Thừa Thiên Huế, Quảng Nam. Trên thế giới:
Cây phân bố nhiều ở Trung Quốc (Vân Nam).
Giá trị:
Sến mật là loài cây cho gỗ rất tốt, là một trong các loại gỗ “tứ thiết” của
Việt Nam (bao gồm: đinh, lim, sến, táu). Gỗ Sến với đặc điểm màu nâu đỏ,
cứng và nặng (tỷ trọng 0,9-1,15), không bị mối mọt; đƣợc dùng để đóng bàn
ghế, làm gỗ xây dựng, cột nhà, đóng tàu, làm tà vẹt và sử dụng trong các công
trình mang tính bền vững, lâu dài. Hạt chứa 30 - 55 %, dầu béo dùng để ăn
hay dùng cho một số ngành công nghiệp. Dầu chữa đau dạ dày. Lá Sến mật
nấu thành cao để chữa bỏng [5].
1.1.2. Nghiên cứu về Sến mật trên Thế Giới
Sapotaceae là họ thực vật có hoa, thuộc bộ Ericales (bộ Thạch nam).
Họ bao gồm khoảng 800 loài cây thƣờng xanh và cây bụi trong khoảng 65 chi
(35-75, tùy thuộc vào sự phân loại chi). Phân bố ở các vùng nhiệt đới[1].
Nhiều loài cây cho quả có thể cho quả ăn đƣợc hoặc sử dụng với mục đích
kinh tế khác. Những loài ghi nhận có thể cho quả ăn đƣợc bao gồm
Manilkara (sapoche, Sapota), Chrysophyllum cainito (cây vú sữa hoặc golden
leaftree); Pouleria (Abiu, Canisetel, Lucuma, Mameysapote), Vitellaria
paradoxa (Shea) và Sideroxylon australe (có nguồn gốc mận). Shea (Shi trong
một số ngôn ngữ Tây Phi và karite Pháp; nhƣ cây hạt mỡ) quả hạch nhiều
giàu, có thể ăn đƣợc là nguồn lipid lớn đối với nhiều ngƣời châu phi và cũng
đƣợc sử dụng làm mỹ phẩm và thuốc truyền thống. “Quả lạ” Synseplum
dulcificum thuộc họ Sapotaceae. Cây thuộc chi Paloquium (Guta-percha) cho
nhựa mủ quan trọng và có nhiều giá trị sử dụng.
1.1.3. Nghiên cứu về loài Sến mật ở Việt Nam



5
Lá và vỏ đƣợc nghiên cứu để làm thuốc chữa bỏng. Viện Quân y 103
đã dùng cao vỏ hoặc lá Sến (Maduxin) để chữa bỏng có hiệu quả tốt; nhƣng
hiện chƣa sản xuất đƣợc nhiều thuốc vì thiếu nguyên liệu. Cây Sến ngày càng
bị suy giảm về số lƣợng. Quả có phần thịt mềm làm thức ăn cho nhiều loài thú
và chim. Sau khi ăn quả, các loài chim thú đã để lại hạt dƣới gốc cây, vì vậy
muốn thu hạt chỉ cần đến những cây Sến lớn để thu hoạch hàng năm [32].
Trung tâm Nghiên cứu sản xuất thuốc (Học viện Quân y) đã nghiên cứu
thành công công nghệ sản xuất thuốc từ lá cây Sến mật để điều trị bỏng [32].
+ Nghiên cứu thuốc chữa bỏng từ lá Sến mật:
Từ xƣa, dân gian đã dùng lá Sến mật để đắp, trị vết bỏng. Trên cơ sở
đó, từ năm 1987, trong chuyến đi khảo sát khoa học tại khu rừng sến thuộc xã
Tam Quy, Hà Trung, Thanh Hoá, tác giả Lê Thế Trung và cộng sự đã nghiên
cứu, thăm dò về lá Sến và dầu quả Sến để sử dụng trong y học. Trên cơ sở
khảo sát này, từ năm 1990 các nhà khoa học thuộc Học viên Quân y thực hiện
đề tài nghiên cứu cao lá sến, dầu sến làm thuốc chữa bỏng, chữa vết thƣơng
và họ đã tạo ra loại thuốc mỡ trị bỏng từ cây Sến mật [32].
Tuy nhiên phải đến năm 1998, lá Sến mật mới tiếp tục đƣợc nghiên
cứu, bào chế thành thuốc mỡ Maduxin để điều trị thử nghiệm cho bệnh nhân
tại Viện Bỏng Quốc gia. Kết quả cho thấy, thuốc Maduxin có tác dụng chuyển
hoại tử ƣớt thành hoại tử khô sau 4 - 6 ngày đắp thuốc. Theo Nguyễn Gia
Tiến, Phó Giám đốc Viện Bỏng Quốc gia, đối với bỏng sâu độ 4, việc làm khô
vết thƣơng sẽ giúp vết thƣơng mau lành. Với những bệnh nhân bị bỏng nông
từ 10%, mỗi ngày phải sử dụng ít nhất một hộp. So với sản phẩm của Ấn Độ,
Pháp, Maduxin có giá thành giảm từ 30-60 . “Với những gia đình có thu
nhập thấp, điều trị bằng thuốc Maduxin sẽ giảm chi phí toàn bộ quá trình điều
trị”, Nguyễn Gia Tiến khẳng định [32].


6

Tuy nhiên, để nâng cao chất lƣợng thuốc, hoàn thiện quy trình kỹ thuật,
năm 2002, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu, sản xuất thuốc
(Học viện Quân y) đã tiếp tục xây dựng dự án “Hoàn thiện công nghệ sản xuất
thuốc mỡ Maduxin từ lá cây sến mật để điều trị vết thƣơng, vết bỏng” [32].
+ Nghiên cứu dầu từ hạt Sến mật:
Hạt Sến mật chứa 20-30% dầu béo, dùng thắp sáng hay để ăn thay mỡ
lợn. Đây là một loại mỡ ăn quý, đƣợc nhân dân vùng Thanh Hoá, Nghệ An
dùng từ lâu đời. Dƣới triều phong kiến nhà Nguyễn, dầu sến mật là loại sản
vật đặc biệt mà vùng Thanh - Nghệ phải mang tiến vua. Công nghệ chế biến
dầu sến cũng nhƣ dầu lạc. Hiện nay nhân dân vùng Thanh Hoá, Nghệ An và
Hà Tĩnh vẫn giữ tập quán thu hạt để ép dầu sến. Nhiều khu rừng sến đã đƣợc
bảo vệ tốt để lấy hạt ép dầu ăn. Ngoài ra dầu sến còn đƣợc sử dụng trong công
nghiệp thực phẩm và dƣợc phẩm [32].
1.2. Những nghiên cứu về sinh trƣởng của các loài cây tại Trạm Đa dạng
Sinh học Mê Linh
Một số nghiên cứu về sinh trƣởng của cây rừng tại Trạm Đa dạng Sinh
học Mê Linh (tăng trƣởng về chiều cao, đƣờng kính): Ma Thị Ngọc Mai
(2007) [16], đã thực hiện trên hệ thống ô định vị từ năm 2004 – 2007, tác giả
có quỹ thời gian nghiên cứu sinh trƣởng của 4 loài cây gồm Trám chim
(Canarium tonkinense), Hoắc quang (Wendlandia paniculata), Sau sau
(Liquidambar formosana) và Sơn rừng (Toxicodendron succedanea). Kết quả
cho thấy: Sau 12 năm, Sau sau đạt chiều cao cao nhất 7,2m; sau đó là Trám
chim: 6,6 m; Sơn rừng: 5,6 m và Hoắc quang thấp nhất chỉ đạt 5,2 m.
Về đƣờng kính: Sau 12 năm, Trám chim và Sau sau đều đạt đƣờng kính trên
10cm (Trám chim: 10,5cm, Sau sau: 10,2cm), hai loài Sơn rừng và Hoắc
quang chỉ đạt đƣờng kính dƣới 10cm (Sơn rừng: 7,90cm và Hoắc quang:
8,53cm). Trong cả quá trình đến tuổi 12, Trám chim đạt mức tăng trƣởng


7

trung bình cao nhất (8,80cm/năm); tiếp đến là Sau sau (0,85cm/năm); Hoắc
quang (0,71cm/năm) và thấp nhất là Sơn rừng (0,69cm/năm).
Lê Đồng Tấn (2011) [23], đã tiến hành nghiên cứu sinh trƣởng phát
triển của một số loài cây trồng tại Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh. Tác giả
đã thu thập số liệu về 22 loài cây trồng tại Trạm từ năm 2002, cùng với việc
kế thừa số liệu của các năm trƣớc đã tính đƣợc mức tăng trƣởng về chiều cao
và đƣờng kính qua 3 giai đoạn từ 2002-2005, 2005-2007 và 2007-2011.
Trong đó loài có sinh trƣởng chiều cao lớn nhất là Sao đen (Hopea odorata),
đạt 1,07m/năm.


8
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG - NỘI DUNG - PHƢƠNG PHÁP VÀ ĐIỀU KIỆN
TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Loài Sến mật (Madhuca pasquieri (Dubard) H. J. Lam)
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài đƣợc nghiên cứu trên địa bàn Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh,
xã Ngọc Thanh, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
2.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 8 năm 2017 đến tháng 10 năm 2018.
2.4. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, giải phẫu cơ quan sinh dƣỡng loài Sến
mật trồng tại trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc giai đoạn 2017-2018.
- Nghiên cứu khả năng thích nghi của loài Sến mật trồng tại trạm đa
dạng Sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc giai đoạn từ năm 2017- 2018.
- Nghiên cứu khả năng sinh trƣởng của loài Sến mật trồng tại trạm đa
dạng Sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc giai đoạn từ năm 2017-2018.
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.5.1. Phương pháp thu thập số liệu
Để nghiên cứu về loài Sến mật (Madhuca pasquieri (Dubard) H. J.
Lam), chúng tôi sử dụng phối hợp các phƣơng pháp nghiên cứu phổ biến về
thực vật học nhƣ Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật của tác giả Nguyễn
Nghĩa Thìn (2007) [26]; Sử dụng Cây cỏ Việt Nam (1999) [14] và Danh lục
các loài thực vật Việt Nam (2003) [3] để xác định danh pháp và vị trí phân
loại; Dựa vào tài liệu và thực tế điều tra để đánh giá khả năng sinh trƣởng và
giá trị tài nguyên.


9
2.5.1.1. Phương pháp kế thừa: Kế thừa các tài liệu số liệu có liên quan đến
cây trồng, trong đó có cây Sến mật. Các số liệu do cán bộ của Trạm đa dạng
sinh học Mê Linh – Vĩnh Phúc thu thập trong thời gian từ năm 2002 - 2018.
2.5.1.2 Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa:
+ Đo chiều cao cây: Chiều cao là chỉ tiêu điều tra quan trọng, phản ánh
kích thƣớc cây, là một nhân tố để tính thể tích cây, để phân chia sản phẩm gỗ.
Những cây có chiều cao dƣới 4m đƣợc đo trực tiếp bằng thƣớc sào có
chia vạch đến 0,1m. Những cây cao hơn 4m đƣợc đo bằng máy Blume- leiss
có kiểm tra bằng phƣơng pháp đo trực tiếp.
Các thông số cần thu thập gồm: chiều cao vút ngọn (Hvn), đƣờng kính
cây ở vị trí 1,3m (D1.3)
Đo chiều cao vút ngọn (Hvn): Dùng thƣớc sào có khắc vạch đo trực
tiếp, hoặc máy đo chiều cao cây Blume- leiss. Vị trí đo chiều cao vút ngọn
nhƣ trong hình 2.1.

Hình 2. 1: Cách đo chiều cao vút ngọn
+ Đo đƣờng kính cây
Dụng cụ đo đƣờng kính thân cây thƣờng đƣợc sử dụng gồm:



10
(1) Dùng thƣớc kẹp đo đƣờng kính theo hai chiều vuông góc với nhau
và lấy trị số bình quân.
(2) Thƣớc dây: Dùng thƣớc dây có ghi sẵn giá trị đƣờng kính khi đo
thân cây theo chu vi cây ở vị trí 1,3m. Đƣờng kính đƣợc tính qua chu vi và
đƣợc ghi sẵn lên thƣớc để ngƣời sử dụng đọc trực tiếp giá trị đƣờng kính cây.
Nếu dùng thƣớc dây khắc vạch cm thông thƣờng thì tính đƣờng kính bằng
cách lấy chu vi chia cho 3,1416. Cách đo đƣờng kính cây đƣợc thể hiện trong
hình 2.2.

Ảnh 2.1. Dụng cụ đo đường kính thân cây (nguồn: P. T. Huyền)

Hình 2.2. Cách đo đường kính thân


11
- Thu thập số liệu sinh trƣởng:
Căn cứ vào sơ đồ và số hiệu cây trồng, thực hiện đo các chỉ tiêu về sinh
trƣởng chiều cao, đƣờng kính. Các nội dung thu thập đƣợc ghi theo mẫu sau:
Bảng 2. 1. Số liệu điều tra về cây Sến mật trồng tại Trạm Đa dạng Sinh
học Mê Linh năm 2018
STT

Hvn (m)

D1.3

Tọa độ


Chất lƣợng

Ghi chú

1
2
3

Trong đó:

Hvn: Chiều cao vút ngọn (m).
D1.3: Đường kính cây ở vị trí 1.3m (cm).

2.5.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm:
Dựa vào phƣơng pháp nghiên cứu hình thái (Nguyễn Nghĩa Thìn
(2007) và phƣơng pháp nghiên cứu giải phẫu (Trần Công Khánh (1981).
* Phƣơng pháp cắt mẫu: Cắt mẫu bằng dao lam
* Phƣơng pháp làm tiêu bản hiển vi
- Mẫu vi phẫu sau khi cắt đƣợc ngâm ngay vào nƣớc javen khoảng 1520 phút.
- Rửa sạch mẫu bằng nƣớc cất và ngâm mẫu vào trong axit axetic trong
2 phút.
- Rửa lại bằng nƣớc cất
- Đƣa mẫu nhuộm vào dung dịch xanh metylen 1 phút
- Lấy mẫu ra rửa sạch bằng nƣớc cất
- Nhuộm mẫu trong dung dịch carmin 30 phút
- Lấy mẫu ra rửa sạch bằng nƣớc cất


12
- Đƣa mẫu lên kính hiển vi quan sát

- Quan sát, đo và đếm mẫu vật qua kính hiển vi quang học
- Sử dụng trắc vi thị kính và trắc vi vật kính để xác định đƣợc kích
thƣớc các thành phần cấu tạo tế bào.
- Ghi lại hình ảnh quan sát đƣợc bằng máy ảnh kỹ thuật số nối với kính
hiển vi quan học.
* Phƣơng pháp quan sát biểu bì lá
- Bóc biểu bì lá để quan sát cấu tạo hiển vi, đun mẫu lá (1cm2) trong
dung dịch HNO loãng trong thời gian 1-2 phút cho đến khi lá có màu vàng và
có nhiều bọt khí trên bề mặt thì dừng lại.
- Lấy mẫu lá ra rửa sạch bằng nƣớc
- Đƣa mẫu lá vào đĩa đồng hồ đựng nƣớc cất
- Dùng kim mũi mác tách hai lớp biểu bì (trên và dƣới) ra.
- Dùng đầu bút lông đánh nhẹ trên bề mặt (mặt trong của biểu bì) đã
tách để rửa sạch phần thịt lá
- Nhuộm mẫu bằng dung dịch Xanh metylen từ 30 giây đến 1 phút
- Lấy mẫu ra rửa sạch bằng nƣớc cất
- Đặt lên lam kính và tiến hành quan sát.
2.5.3. Phương pháp xử lý số liệu
Phân tích số liệu điều tra để mô tả các đặc điểm hình thái và sinh thái:
phân bố (phân bố địa lý: độ cao, độ vĩ, đặc điểm địa hình, địa phƣơng nơi có
cây sinh trƣởng), sinh cảnh (kiểu thảm thực vật), cấu trúc quần thể…
Sử dụng phần mềm exel để xử lý và tính toán số liệu.
Đánh giá tình trạng bảo tồn của loài cây theo sách đỏ Việt Nam 2007 và
danh lục đỏ IUCN 2014.
- Đánh giá chất lƣợng cây trồng theo 3 cấp [24]:
+ Cây tốt: Cây gỗ khỏe mạnh, thân thẳng, đều, tán cân đối, không sâu
bệnh hoặc rỗng ruột.


13

+ Cây trung bình: Cây có đặc điểm nhƣ thân hơi cong, tán lệch, có thể
có u bƣớu hoặc một số khuyết tật nhỏ nhƣng vẫn có khả năng sinh trƣởng và
phát triển đạt đến độ trƣởng thành; hoặc cây đã trƣởng thành, có một số
khuyết tật nhỏ nhƣng không ảnh hƣởng nhiều đến khả năng sinh trƣởng hoặc
lợi dụng gỗ.
+ Cây xấu: Là những cây đã trƣởng thành, bị khuyết tật nặng (sâu bệnh,
cong queo, rỗng ruột, cụt ngọn …) hầu nhƣ không có khả năng lợi dụng gỗ;
hoặc những cây chƣa trƣởng thành có nhiều khiếm khuyết (sâu bệnh, cong
queo, rỗng ruột, cụt ngọn, sinh trƣởng không bình thƣờng …) khó có khả
năng tiếp tục sinh trƣởng và phát triển đạt đến độ trƣởng thành.
-Sử dụng các phƣơng trình toán học để mô hình hóa quá trình sinh
trƣởng phát triển của cây trồng.
2.6. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
2.6.1. Vị trí địa lý, địa hình
Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh thuộc địa phận của xã Ngọc Thanh,
thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (trƣớc thuộc huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh
Phúc). Trạm Đa dạng sinh học cách trung tâm thị xã Phúc Yên khoảng 35km
về phía Bắc. Với diện tích 170,3ha trong đó chiều dài khoảng 3000m, chiều
rộng trung bình khoảng 550m (chỗ rộng nhất khoảng 800m, chỗ hẹp nhất
khoảng 300 m).
Khu vực Trạm có toạ độ:
21°23’57’’ - 21°23’35’’ vĩ độ Bắc
105°42’40’’ - 105°46’40’’ kinh độ Đông
Phía Bắc giáp huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Phía Đông và phía Nam giáp hợp tác xã Đồng Trầm, xã Ngọc Thanh,
thành phố Phúc Yên.
Phía Tây giáp vùng ngoại vi Vƣờn Quốc gia Tam Đảo, huyện Tam
Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.



×