Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

vệ sinh an toàn thực phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.19 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC
GIAO THÔNG VẬN TẢI
----------

ĐỀ TÀI
VỆ SINH AN TOÀN THỰC
PHẨM
Khoa : Vận tải- Kinh tế
Lớp : Kế toán tổng hợp
Khóa : 58
Nhóm 4

Hà Nội,03/2019

Danh sách thành viên nhóm 4
1


2


NỘI DUNG PHÂN TÍCH
ĐỀ TÀI VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1 .Khái niệm
- Thực phẩm là những thức ăn, đồ uống của con người dưới dạng tươi sống hoặc
đã qua sơ chế, chế biến
- Vệ sinh thực phẩm: là mọi điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo sự an toàn
và phù hợp của thực phẩm ở mọi khâu thuộc chu trình thực phẩm
- An toàn thực phẩm: là sự đảm bảo thực phẩm không gây hại cho người tiêu dùng


khi nó được chuẩn bị và ăn theo mục đích sử dụng.
=>Vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức
khỏe , tính mạng người sử dụng, bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, không chưa
các tác nhân vật lí , hóa học , sinh học hoặc tạp chất giới hạn cho phép , không phải
là sản phẩm của động vật , thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe con người

2 . Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm
a. Đối với sức khỏe con người
-Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển cơ thể, đảm bảo
sức khỏe con người nhưng cũng đồng thời là nguồn gây bệnh nếu không đảm bảo
vệ sinh. Không có thực phẩm nào được coi là có giá trị dinh dưỡng nếu không đảm
bảo vệ sinh. Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước tiên sẽ gây ngộ
độc cấp tính , nguy hiểm hơn là sự tích lũy dần các chất độc hại ở trong cơ quan
3


của cơ thể sau 1 thời gian mới phát hiện bệnh hoặc gây các dị tật, dị dạng cho thế
hệ sau:
+ Ảnh hưởng đến tạo hình: thể lực , chiều cao.
+ Ảnh hưởng tới điều hòa gen: giống nòi
+ Ảnh hưởng tới hệ thống Enzyme: quá trình chuyển hóa
+ Ảnh hưởng đến chức năng: tiêu hóa, tim mạch, thần kinh, bài tiết, hô
hấp, sinh dục.
+ Nguy cơ gây bệnh tật: ngộ độc cấp tính, mãn tính, sơ gan, còi xương,
huyết áp, ung thư... (huyết áp, ung thư chiếm 35% có liên quan ăn uống)
b. Đối với kinh tế- xã hội
-Tác động đến cá nhân: Chi phí khám chữa bệnh, chi phí phục hồi sức khỏe, sự
mất thu nhập do phải nghỉ làm chữa bệnh hoặc chăm sóc người thân...
-Tác động đến nhà sản xuất, doanh nghiệp: chi phí do thu hồi, lưu giữ, hủy bỏ sản
phẩm, những thiệt hại do mất lợi nhuận, mất lòng tin người tiêu dùng...


II.THỰC TRẠNG
Kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn chuyến sang cơ chế thị trường, các loại
thực phẩm sản suất , chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Vn ngày càng đa
dạng phong phú. Và điều này thì khiến cho Vấn đề vsattp trở thành một bài toán
nan giải đối với chúng ta. Tình trạng này thì luôn ở mức bảo động đỏ với tất cả các
khâu hình thành thực phẩm “ từ nông trại đến bàn ăn.


THÁCH THỨC

- Khó khăn lớn nhất hiện nay : Hệ thống tổ chức quản lý chưa thống nhất, chưa đủ
mạnh. Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật còn chậm chưa đáp ứng kịp
thời cho công tác quản lý trong giai đoạn mới. Đặc biệt hệ thống mạng lưới quản
lý, thanh tra chuyên ngành kiểm nghiệm đang trong giai đoạn xây dựng nên vẫn
còn thiếu nhân lực, yếu kém cả về trình độ chuyên môn và trang thiết bị.
- Nhận thức từ những tác hại gây ra từ thực phẩm không đảm bảo vệ sinh của nhiều
tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm còn kém.
4


- Công tác đảm bảo VSATTP đang phải đối mặt với những thách thức lớn, đó là :
tình trạng vi phạm các quy định về VSATTP từ trồng trọt, chăn nuôi, thu hái chế
biến và kinh doanh thực phẩm vẫn đang ở mức cao.
- Ô nhiễm vi sinh vật và các hóa chất độc hại trên nông sản nguyên liệu, phụ gia
thực phẩm còn chiếm tỷ lệ cao; việc không đảm bảo điều kiện vệ sinh của các cơ
sở chế biến sản xuất thực phẩm còn khá phổ biến.
- Bên cạnh đó sự gia tăng dân số còn làm khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, rong
đó nguồn nước sạch sử dụng cho sinh hoạt và ăn uống thiếu cũng ảnh hưởng không
nhỏ đến việc đảm bảo vệ sinh ATTP.

- Ô nhiễm mối trường : sự phát triển của các ngành công nghiệp dẫn đến môi
trường ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến vật nuôi và cây trồng. Mức độ thực
phẩm bị nhiễm bẩn tăng lên, đặc biệt là các vật nuôi trong ao hồ có chứa nước thải
công nghiệp, lượng tồn dư 1 số kim loại nặng ở các vật nuôi cao.
- Sự phát triển của khoa học công nghệ: việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ
thuật mới trong chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất, chế biến thực phẩm làm cho nguy
cơ thực phẩm bị nhiễm bẩn ngày càng tăng do lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật,
hoa chất bảo quản trong rau quả, tồn dư thuốc thú y trong thịt, thực phẩm sử dụng
công nghệ gen, sử dụng nhiều hóa chất độc hại, phụ gia không cho phép, cũng như
nhiều quy trình không đảm bảo vệ sinh gây khó khăn cho công tác quản lý, kiểm
soát.



VIỆT NAM

1. Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh
a. Hoạt động sản xuất thực phẩm tươi sống
- Khâu hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm tươi sống là nỗi lo của mọi người
tiêu dùng mà còn của cả các cấp quản lý.
- Theo qui định của pháp lệnh 2003, các cá nhân tổ chức kinh doanh thực phẩm
không bị ô nhiễm bơỉ môi trường xung quanh, phải tách biệt với gkhu vực có khả
năng gây ô nhiễm bởi mt , gây nhiễm bẩn thực phẩm .
5


- Tuy nhiên , thực tế thì qui định này bị vi phạm nghiêm trọng:

+ Người trồng các loại rau thủy sinh tại các vùng ven thành phố thì sử dụng chủ
yếu nguồn nước bẩn từ các kênh rạch để tưới ra

Ví dụ :
Tại Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi _nơi đây được coi là thánh địa của rau.
Nhưng đây cũng là nơi có báo động đỏ về hàm lượng kim loại nặng do hóa
chất thải ra từ công nghiệp
Theo nghiên cứu thì hàm lượng kẽm trong rau muống ở đây cao hơn mức
cho phép 30 lần.





-> Như vậy nguy cơ của việc rau có hàm lượng kẽm cao này nếu không được cơ
thể đào thải thì kim loại sẽ tích vào các mô, làm cho quá trình trao đổi chất giữa
các mô không bình thường, dẫn đến ngộ độc cấp tính ,ung thư và các nguy hại
khác.
+ Sử dụng bừa bãi các hóa chất bảo vệ thực vật như các loại thuốc cấm, thuốc có
độ độc cao... để phun trừ các loại sâu bệnh trên các loại rau quả, tiêm thuốc kích
thích cho quả mau chín, ngâm ủ giá đỗ bằng các hóa chất tăng trưởng độc hại đã
làm tích lũy 1 dư lượng nitrat rất lớn tích lũy trong rau củ quả.
Ví dụ :


Tại bản suối khoang, xã Tân Hợp Mộc Châu Sơn La do có 1 gia đình phun
thuốc diệt cỏ ở vườn ăn quả , khiến cho nguồn nước gần đó bị nhiễm thuốc
làm cho 78 người phải nhập viện trong tình trạng đau bụng, buồn nôn và đi
ngoài. Kết quả kiểm tra nguồn nước có nồng độ thuốc diệt cỏ Paraquat rất
cao.

 Không chỉ tại một nơi mà trong một số năm gần đây ở một số địa phương


nước ta, việc lạm dụng quá mức chất KTST trên cây trồng vẫn còn diễn ra
khá phổ biến, nhất là trong sản xuất một số loại rau ăn lá, ăn ngọn (rau
muống, bí ngô, su su, rau cần...), đã gây ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm rất
đáng tiếc.

6


Hầu hết các loại thuốc KTST người dân hay dùng phun, ngâm rau quả hoặc
các chất điều tiết sinh trưởng khác trong giấm trái cây đều có nguồn gốc
nhập lậu từ Trung Quốc, vì giá thuốc rất rẻ, chỉ bán 1 - 2 mớ rau đã đủ tiền
mua thuốc phun cho cả sào bắc bộ của cây rau muống. Các thuốc này đều
không nằm trong danh mục cho phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn.
Các loại rau sau phun thuốc KTST nói trên 2 - 3 ngày sẽ gia tăng sinh khối
gấp nhiều lần, ngọn dài, rau xanh non mỡ màng, rất bắt mắt. Đa phần người
dân sẽ thu hái rau trước thời gian qui định cho phép. Vì nếu chờ đủ thời gian
cách ly, rau quả sẽ mất mã không còn hấp dẫn. Đây chính là cái “bẫy” giết
người vô hình. Không ít người tiêu dùng vẫn ngộ nhận tin mua các loại rau
mẫu mã như trên.
+ Tình trạng giết mổ gia súc gia cầm : các loại thịt khi nuôi thì trong thức ăn có

chất kích thích tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực phẩm tạo nên lượng dư các chất trên
gây tổn hại sk, và qua các khâu vận chuyển k được che đậy kín.
Ví dụ :











Như Tại Hà Nội, một số liệu thống kê cho thấy:
80% người tiêu dùng Hà Nội phải dùng thịt bẩn, xuất phát từ thực tế, thực
phẩm chất lượng cao mới đáp ứng được 20% nhu cầu của người dân
Cho nên phần lớn thịt lợn được cung cấp ra các chợ là từ các lò mổ thủ công,
không đảm bảo vệ sinh
do có đến 444 điểm cơ sở giết mổ nhỏ lẻ không đạt tiêu chuẩn
3.700 hộ giết mổ gia súc, gia cầm khác cung cấp trên 47% lượng thịt trâu
bò, 37% lượng thịt heo và 57% lượng thịt gia cầm cho toàn Hà Nội nhưng
lực lượng thú y gần như không kiểm soát được.
Có 13 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm bán thủ công cũng chưa đảm bảo các
điều kiện vệ sinh thú y, chưa thực hiện đúng quy trình giết mổ điều này dẫn
đến nghịch lý là người Hà Nội ăn thịt bẩn nhiều hơn dân vùng khác.

Một kết quả giám sát thịt vào năm 2013 cho thấy thực trạng thịt trên thị
trường Việt Nam :



10% mẫu thịt heo nhiễm Salmonella



38,7% số mẫu thịt gà nhiễm E.coli vượt quá giới hạn cho phép
7





26% mẫu thịt vi phạm chỉ tiêu vi sinh vật



4,9% nhiễm chất cấm trong chăn nuôi như Salbutamol và Chloramphenicol



có 1,5% mẫu thủy hải sản nuôi chứa tồn dư hóa chất kháng sinh vượt giới
hạn cho phép



5,3 mẫu thủy sản sau thu hoạch chứa hóa chất bảo quản, ô nhiễm vi sinh vật
gây bệnh.



0,5% mẫu thủy sản nhiễm kim loại nặng và histamine



5% chứa hóa chất và kháng sinh cấm



Khoảng 6,7% nhiễm vi sinh vật




63% cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đang bị xếp hạng C về vi phạm nghiêm
trọng về vệ sinh an toàn thực phẩm.

b. Khâu chế biến
- Hiện nay các cơ sở chế biến chủ yếu có quy mô nhỏ với nhà xưởng chật hẹp nên
hiện tượng nguyên liệu dùng để chế biến hoặc thậm chí thực phẩm đặt cạnh nhà vệ
sinh trở nên khá quen thuộc.
- Tình trạng sử dụng nguyên liệu háo chất tạo mùi, phẩm mà…không rõ nguồn gốc
xuất xứ dùng để tạo màu mùi vị, độ giòn, độ dai,… dẫn đến việc sử dụng vượt mức
qui định như hàn the, formon
- Ví dụ :




Nhất là tình trạng trong các nhà bếp của khu tập thể như các xí nghiệp, khu
công nghiệp, …. hầu hết không có giấy chứng nhận VSATTP. Cơ sở vật
chất ít được đầu tư, dụng cụ sử dụng không được rửa sạch, rau không được
rửa sạch, không được bảo quản cẩn thận, do người làm thì ít mà làm đồ ăn
cho số lượng rất đông nên vì vậy việc bảo quản, sử dụng dụng cụ bẩn là điều
thường xuyên xảy ra -> nguyên nhân gây ra ngộ độc
+ Mới đây nhất : 14/2/2019 tại trường mầm non Thanh Khương huyện
Thuận Thành tỉnh Bắ Ninh khi chế biến món ăn cho trẻ thì các cô giáo phát
hiện có sán trong thịt lợn và đến ngày 20/2/2019 lại có dấu hiệu đó.Tính đến
chiều 17/3, đã có khoảng 2.000 trẻ ở Thuận Thành, Bắc Ninh đã được gia
8



đình đưa đi xét nghiệm trong đó, số ca dương tính với sán lợn là 209 trường
hợp. và các con số thì chưa dừng lại ở đó.
c. Xuất nhập khẩu thực phẩm
- Thị trường hiện nay nhiều sản phẩm xuất nhập khẩu không rõ nguồn gốc lưu
thông với số lượng lớn. sp đó được nhập bằng con dường nhập lậu, chính nhưng
không bị bát phiện.
- Chất lượng kém, không đảm bảo VSATTP lượng màu, chất bảo quản, dư lượng
thuốc trên trái cây.

- Ví dụ :
+ Vụ sữa nhập từ trung quốc có chứa chất Malamine có gây ung thư và suy thận
+ Nhiều hàng hóa tại Việt Nam không được xuất khẩu ra nước ngoài do không đảm
bảo được VSATTP.
+ Nguyễn Thu Hường –Giám đốc doang nghiệp chuyên nhập khâu rhoa quả nói:
"Lượng hoa quả nhập khẩu chính ngạch, theo đúng quy trình, thủ tục, bảo đảm an
toàn thực phẩm từ các nước châu Âu, Mỹ, châu Á... chỉ chiếm phần rất nhỏ. Số
còn lại đều nhập lậu từ Trung Quốc, cho nên khó có thể kiểm soát chất lượng".
d. Quảng có và ghi nhãn sản phẩm
Hiện tượng gian lận thương mại, làm giả sản phẩm tràn lan
Ghi nhãn thiếu trung thực -> đánh lừa NTD
Theo tiêu chuẩn yêu cầu sữa tươi tiệt trùng phải có 99% nguyên liệu sữa tươi,
nhưng hàm lượng sữa tươi chỉ đạt khoảng 40 %, phần còn lại là sữ bột,

2. Tình trạng ngộ độc thực phẩm
Theo thống kê của bộ y tế
+ Năm 2010 cả nước xảy ra 175 vụ ngộ độc ( trong đó có 34 vụ ngộ độc trên 30
người ) làm 5664 người mắc và 42 trường hợp tử vong
9



+ Năm 2017, có đến 139 vụ ngộ độc làm 3869 người mắc, 3700 người đi viện và
24 trường hợp tử vong.
+ So với cùng kỳ năm 2016 giảm 27 vụ, giảm 438 người mắc nhưng số người tử
vong tăng 12 người
+ Trong năm 2017, các đoàn thanh kiểm tra ATTP đã kiểm tra tại 625.060 cơ sở,
kết quả phát hiện 123.914 cơ sở vi phạm, xử lý 32.579 cơ sở, trong đó 19.208 cơ
sở bị phạt trên 61 tỷ đồng, 611 cơ sở bị đình chỉ hoạt động, trên 5000 cơ sở phải
tiêu hủy sản phẩm
+ Ngay đầu năm 24/01/2019 Ban Quản lý An toàn thực phẩm (Ban Quản lý ATTP)
điều tra ngộ độc thực phẩm khi nhiều người đều bị và ghi nhận có 88 người có các
triệu chứng có triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy và nhập viện; Các bệnh nhân khai
nhận có ăn bánh mỳ kèm nhân (thịt nguội, chả, sốt trứng, pate, dăm bông, đồ chua
và rau sống) mua tại Cơ sở sản xuất kinh doanh bánh mỳ địa chỉ 236 đường Văn
Tiến Dũng, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.

3. Thực phẩm đường phố
- Nhu cầu ăn uống ngày càng gia tăng, lượng cơ sở chế biến nhỏ lẻ không đảm
bảo vệ sinh ngày càng nhiều, đặc biệt là thức ăn đường phố.
- Các quán vỉa hè này thường nằm cạnh các đường lớn , thường xuyên tiếp xúc
với các loại bụi bẩn, tạp chất từ môi trường, và các phương tiện giao thông nên
chắc chắn không thể đảm bảo vệ sinh.
- Điệu kiện vệ sinh về các dụng thì không được cao do chỉ là những quản vỉa hè
tạm bợ để bán được chuyển bằng các xe máy hay xe đạp .
- Ví dụ :
+ Ngay tại cổng trường có những xe bán những thịt xiên, xúc xích,... được bầy
ra trên xe mà không được che đậy kĩ. Mà mật độ dân số đi lại trên đoạn đường
này rất đông nên tình trạng bám bụi vào đồ ăn này là không thể tránh, chứ kể
đến việc dụng cụ sử dụng để làm những đồ ăn đó và ruồi muỗi xung quanh vây
đến . Khiến cho đồ ăn không được đảm bảo VSATTP.

+ Hay tình trạng bán trà đá vỉa hè ở các cổng trường đại học do bán tạm bợ trên
hè phố: Tình trạng bụi bẩn do xe cộ đi lại nhiều, cùng điều kiện vệ sinh như
nước pha trà, nước rửa cốc chén… đều không có. Với tình trạng sinh viên đông
mà chỉ có và chiếc cốc và có 1 xô nước để tráng cốc. Chưa cần biết nước trong

10


xô đó có sạch hay không, nhưng hàng trăm chiếc cốc nước đều nhúng vào đó để
tráng thì không thể là sạch được....-> Không đảm bảo VSATTP.


THẾ GIỚI

Vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay không chỉ là nỗi lo của riêng nước ta
mà nó là vấn đề đáng lo ngại của toàn thế giới. Theo thống kê, ta thấy tình trạng
ngộ độc VSATTP trên thế giới và một số nước như sau:
-

-

-

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hàng năm ước tính có 2 triệu người tử
vong do các bệnh liên quan đến thực phẩm không an toàn, hầu hết các
trường hợp tử vong đều do nhiễm khuẩn salmonella, vi khuẩn E.coli hay
norovirus. Đa số người thiệt mạng từ Châu Phi và Đông Nam Á. Riêng
những trẻ em dưới 5 tuổi chiếm tới 40% các ca tử vong, là nhóm dễ bị tổn
thương nhất.
Tại Mỹ, theo thống kê, mỗi năm có gần 76 triệu người bị ngộ độc thực

phẩm, khoảng 325.000 người phải nhập viện và 5.000 người tử vong có liên
quan đến thực phẩm;
Tại Nhật Bản và Australia cũng không phải là ít; còn cộng đồng châu âu
từng choáng váng vì bệnh bò điên, dioxin trong sữa…
Tại Trung Quốc, nhà máy Shanghai Husi Food đã trở thành tâm điểm của vụ
bê bối an toàn thực phẩm lan rộng từ Trung Quốc đến Hồng Kông và Nhật
Bản khi công ty này bị phát hiện sử dụng thịt quá hạn. Sự việc đó đã tạo làn
sóng người tiêu dùng tẩy chay hàng Trung Quốc.

III. NGUYÊN NHÂN, GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
1. Nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm
- Thức ăn không được đậy kỹ, bụi bẩn, các loại tiếp xúc gây ô nhiễm.
- Các hoá chất không được phép sử dụng nhưng vẫn được người sản xuất, kinh
doanh sử dụng trong chăn nuôi, bảo quản, chế biến thực phẩm như: formol, hàn
the, màu công nghiệp đặc biệt phẩm Sudan,(nguyên nhân chính)
11


- Các hoá chất được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm, nhưng lại được dùng
quá hàm lượng cho phép như: Các chất tạo ngọt tổng hợp, chất bảo quản chống
mốc, chất chống oxy hoá
- Dư lượng thuốc trừ sâu, diệt nấm, kim loại nặng trên rau quả vượt quá mức cho
phép.
- Chât độc gốc tự nhiên trong một số thuỷ sản như cá nóc, mực xanh, trong một số
thực phẩm như măng, sắn, độc tố sinh học biển gây tiêu chảy, gây mất trí nhớ,...
- Chất độc sinh ra trong quá trình bảo quản không tốt như các loại hạt ngô, đậu
tương, lạc, hat dẻ bị mốc.
- Chất độc gốc môi trường : kim loại nặng, dioxin

2. Giải pháp khắc phục vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm

Hiện nay tình hình về vấn đề chất lượng nông thủy sản cần phải được đánh giá
nghiêm túc để nâng cao mặt mạnh và giảm tối đa những mặt yếu kém tồn tại.
* Về phía cơ quan quản lý Nhà nước
- Cần điều chỉnh các văn bản luật, quy định có liên quan đến ATTP cho phù hợp
với tình hình đất nước, khắc phục tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm, làm
giảm hiệu lực quản lý nhà nước về các văn bản pháp luật liên quan đến ATTP.
- Đề ra các chính sách nhằm ngăn chặn các sản phẩm thực phẩm nguy hại từ bên
ngoài vào nước ta như các vấn đề cấp bách nhập lậu hàng hóa thực phẩm, gây ảnh
hưởng xấu tới sức khỏe người dân
- Tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động của các cơ sở sản xuất kinh doanh
(trồng trọt, chăn nuôi, giết mổ động thực vật, cơ sở chế biến…), xử phạt nghiêm
khắc đối với các đối tượng vi phạm ATTP.
- Thường xuyên thông tin rộng rãi cho cả người sản xuất và người tiêu dùng những
vấn đề liên quan đến chất lượng nông thủy sản sản xuất.
VD : Để tăng cường chấp hành vệ sinh an toàn thực phẩm của các cá nhân , tổ
chức thì chính thủ đã ban hành một số nghị định để xử phạt hành vi vi phạm hành
chính về an toàn thực phẩm là phạt tiền từ 500 nghìn đến 1 triệu đối với các hành
12


vi vi phạm về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn
đường phố sau :




Không có bàn tủ , giá kệ , thuyết bị dụng cụ theo quy định
Thức ăn không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn , có côn trùng , động vật
gây hại xâm nhập
Không sử dụng găng tay khi tiếp xúc với thực phẩm chín .


* Về phía các cấp, ngành, địa phương
- Chủ tịch UBND các cấp chịu trách nhiệm toàn diện về an toàn thực phẩm trên địa
bàn, trực tiếp chỉ đạo và thường xuyên đôn đốc và kiểm tra chấp hành pháp luật.
- Các địa phương tập trung chỉ đạo xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu
sản xuất nông sản, thực phẩm an toàn.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Phát huy vai trò của nhân dân về an toàn thực phẩm như: phát hiện tố giác và tẩy
chay những cơ sở sản xuất thực phẩm bẩn
VD : các tổ chức tập trung chỉ đạo xây dựng các mô hình rau sạch theo tiêu chuẩn
vietGap và GlobalGap, tuyên truyền nhân dân nâng cao ý thức hiểu biết trở thành
người tiêu dùng thông minh “ nói không với thực phẩm bẩn , thực phẩm không rõ
nguồn gốc xuất xứ”.
* Về phía nhà sản xuất
- Các cơ sở sản xuất, chế biến cần có những biện pháp hỗ trợ sản xuất sạch phát
triển; bảo đảm an toàn thực phẩm theo đúng tiêu chuẩn được các cơ quan chức
năng đánh giá, chứng nhận.
- Nhà sản xuất cần nâng cao đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh, tránh vì mục
đích lợi nhuận mà gây ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng cũng như gây ảnh
hưởng đến toàn xã hội.
+ Không được sử dụng hóa chất phụ gia ngoài danh mục cho phép, không có
nguồn gốc rõ ràng
+Tuân thủ hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất
13


VD : Tất cả các cơ sở sản xuất , kinh doanh sữa đều phải chứng nhận cơ sở đủ
điều kiện VSATTP ( cói hệu lực 3 năm ) , chỉ trong 7 tháng qua hà nội đã phát hiện
và xử lý hơn 700 vụ vi phạm an toàn thực phẩm chu yếu là không đảm bảo quy
định ATTP trong quá trình chê biến, tiêu thụ , quá hạn sử dụng , không rõ nguồn

gốc
* Về phía người tiêu dùng
- Người tiêu dùng cần nâng cao hiểu biết đến chất lượng hàng hóa, đặc biệt chất
lượng thực phẩm.
- Mỗi người dân cần thận trọng hơn trong việc lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ
sinh, rõ nguồn gốc, tránh mua phải những thực phẩm kém chất lượng, gây ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe.
- Mỗi người tiêu dùng có trách nhiệm báo cáo các hành vi vi phạm vệ sinh an toàn
thực phẩm tới các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để kịp thời giải quyết.

Mặc dù nhóm chúng em đã cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài,
song có thể còn có những mặt hạn chế, thiếu sót. Chúng em rất mong
nhận được ý kiến đóng góp và sự chỉ dẫn của cô giáo.

14



×