Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Đánh giá kết quả hoạt động khuyến nông trong phát triển sản xuất vải thiều tại xã đồng cốc, huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.44 KB, 61 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong báo cáo này
là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện báo cáo này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong báo cáo đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tháng 4 năm 2019
Tác giả

Nguyễn Thị Vân Anh

1


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô của Trường Đại học Nông - Lâm
Bắc Giang và thầy, cô Khoa Kinh tế - Tài chính đã dạy cho tôi những kiến thức
bổ ích và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện báo cáo thực
tập tốt nghiệp.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy TS. Nông Hữu Tùng
đã dành nhiều thời gian, tâm huyết và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
thực hiện báo cáo.
Tôi xin được trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo UBND xã Đồng
Cốc, tập thể cán bộ công chức xã, cán bộ khuyến nông, lãnh đạo UBND xã và
các hộ dân trong xã tôi đến điều tra đã cung cấp tài liệu và tạo mọi điều kiện để
tôi hoàn thành tốt nhất luận văn của mình.
Tôi xin được bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong
gia đình, bạn bè. Để có được kết quả ngày hôm nay, một phần do sự nỗ lực cố
gắng của bản thân nhưng phần lớn là do công lao của gia đình bố mẹ, anh chị
em, bạn bè đã luôn động viên tạo điều kiện để tôi an tâm học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Bắc Giang, tháng 4 năm 2019


Sinh viên

Nguyễn Thị Vân Anh

2


MỤC LỤC
Mở đầu.................................................................................................................7
1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................7
2. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................9
4. Kết cấu báo cáo.................................................................................................9
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.............................................10
1.1. Một số khái niệm cơ bản..............................................................................10
1.1.1. Nguồn gốc của thuật ngữ khuyến nông.....................................................10
1.1.2. Khái niệm khuyến nông…………………………….....……………..…..10
1.2. Nội dung, vai trò, nguyên tắc và phương pháp hoạt động của công tác
khuyến nông........................................................................................................11
1.2.1. Nội dung hoạt động của công tác khuyến nông........................................11
1.2.2. Vai trò của công tác khuyến nông.............................................................13
1.2.3. Nguyên tắc hoạt động khuyến nông..........................................................14
1.2.4. Các phương pháp khuyến nông.................................................................16
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác khuyến nông........................................17
1.4. Các chủ trương, chính sách của Đảng về công tác khuyến nông.................17
1.5. Kinh nghiệm trong nước và trên thế giới về vai trò của khuyến nông và phát triển
cây ăn quả...........................................................................................................………...…19
1.5.1. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới……………….......…………….19
1.5.1.1 Khuyến nông Trung Quốc………………….…………....……………..19
1.5.1.2. Khuyến nông ở Thái Lan…………….……………….....……………..21

1.5.2. Kinh nghiệm của các địa phương trong nước………….....……..……….22
1.5.2.1. Kinh nghiệm của Bình Dương………………………....………............22
1.5.2.2. Kinh nghiệm tại Mộc Châu, Sơn La……………...................................23
1.5.3. Vài nét về cây vải và nguồn gốc xuất sứ của cây vải................................25
Chương 2: đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu....…27
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.......................................................................27
2.1.1 Điều kiện tự nhiên......................................................................................27
2.1.1.1 Vị trí địa
lý...............................................................................................27
2.1.1.2. Khí hậu - Thủy văn ................................................................................27
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội..........................................................................28
2.1.2.1 Tình hình đất đai và sử dụng đất đai.......................................................28

3


2.1.2.2. Điều kiện kinh tế…………………………........………………………30
2.1.2.3. Điều kiện xã hội………………………………….....………………….30
2.1.3. Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội của xã...............................33
2.1.3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế xã Đồng
Cốc…...…………..……………………………………………..………………33
2.1.3.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội …………………………………..34
2.2. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………..35
2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu…………………………………………………..35
2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu……………………………………………35
2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích tài liệu…………………………………35
2.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu……………………………………..……...36
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận………………………..………37
3.1. Khái quát nội dung hoạt động khuyến nông trong lĩnh vực sản xuất vải
thiều của huyện Lục Ngạn……………………………….……..………………37

3.2. kết quả hoạt động khuyến nông trong việc thúc đẩy phát triển sán xuất vải
thiều tại xã Đồng Cốc, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 20162018…………………………………………………………………………….39
3.2.1. Công tác thông tin, tuyên truyền………………………………...………39
3.2.2. Công tác đào tạo, tập huấn………………………………………………40
3.2.3. Công tác xây dựng mô hình trình diễn………………………..…………42
3.2.4. Công tác tham quan hội thảo…………………………………………….43
3.3. Đánh giá chung kết quả của hoạt động khuyến nông đến sản xuất vải thiều
trên địa bàn xã Đồng Cốc, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang...………….….....44
3.3.1. Tác động của hoạt động khuyến nông đến sản xuất vải thiều trên địa bàn
…….………………………………………………………………...………….44
3.3.2. Phân tích SWOT về hoạt động khuyến nông trong việc thúc đẩy phát triển
sản xuất vải thiều tại xã Đồng Cốc, huyện Lục Ngạn..………………………..49
3.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động khuyến nông của địa phương và sản
xuất vải thiều…………………………………………………………………...50
3.4. Định hướng và giải pháp về công tác khuyến nông trong việc thúc đẩy phát
triển sản xuất vải thiều tại xã Đồng Cốc, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc
Giang…………………………………………………………………………...52
3.4.1. Định hướng...............................................................................................52
3.4.2. Giải pháp...................................................................................................52
Kết luận và kiến nghị…………………..……………………………………..53
1. Kết luận………………….…………………………………………………..56
4


2. Kiến nghị.........................................................................................................57
Phụ lục: mẫu phiếu điều tra hộ nông dân

5



DANH MỤC BIỂU BẢNG - ĐỒ THỊ
Hình 1.: vai trò của công tác khuyến nông trong sự nghiệp phát triển nông
thôn......................................................................................................................14
Hình 2: sơ đồ trao đổi thông tin khuyến nông....................................................15
Bảng 1: sản xuất quả vải của Việt Nam so với các nước trên thế giới năm
2014…………………………………………………………………………….25
Bảng 2: Tình hình sản xuất vải ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam.....................26
Bảng 3: Tình hình sử dụng đất trong 3 năm (2016-2018)..................................28
Bảng 4: Tình nhân khẩu và lao động xã Đồng Cốc trong 3 năm (2016-2018)……...30
Bảng 5: Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018.........34
Bảng 6: kết quả điều tra hộ nông dân về công tác thông tin tuyên truyền về cây
vải........................................................................................................................39
Bảng 7: Kết quả đào tạo, tập huấn vải thiều qua 3 năm 2016-2018....................40
Bảng 8: Kết quả điều tra hộ về công tác đào tạo, tập huấn về vải.......................40
Bảng 9: kết quả xây dựng mô hình sản xuất vải thiều tại xã qua 3 năm 20162018.....................................................................................................................41
Bảng 10: kết quả điều tra hộ về công tác xây dựng mô hình trình diễn về vải...42
Bảng 11: đánh giá của nông dân về hiệu quả mô hình trình diễn về vải thiều....43
Bảng 12: kết quả hội thảo về cây vải qua 3 năm 2016-2018...............................43
Biểu 13: những yếu tố quan trọng giúp hộ gia đình nâng cao thập từ sản xuất
vải thiều...............................................................................................................45
Bảng 14: Đánh giá của nông dân về mức sống của hộ gia đình so với thời kỳ
trước 2018...........................................................................................................46

6


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
UBND
BVTV
KHKT

CN-TTCN
CNH-HĐH
DVKTNN
SL
CC
ĐVT
CLB
HN

Ủy ban nhân dân
Bảo vệ thực vật
Khoa học kỹ thuật
Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp
Số lượng
Cơ cấu
Đơn vị tính
Câu lạc bộ
Hà Nội

7


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xã Đồng Cốc, huyện Lục Ngạn là một xã miền núi của tỉnh Bắc Giang, với
diện tích tự nhiên là 1830,5 ha, có điều kiện tự nhiên, thủy văn, thổ nhưỡng
thích hợp với nhiều loại cây trồng, cây ăn quả như: vải, nhãn, táo, bưởi, cam,
chanh….đặc biệt là cây vải. Cây vải được xem là một trong những cây trồng chủ

lực của xã, hầu hết các thành tựu kinh tế của xã đạt được luôn gắn liền với cây
vải trong nhiều năm qua.
Vải thiểu là một loại cây ăn quả lâu năm trong tập đoàn cây công nghiệp
nước ta, thời gian kinh doanh của cây dài (40-50 năm), đầu tư cơ bản một lần
cho thu hoạch nhiều năm. Các sản phẩm của vải thiều không chỉ đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng mà còn là nguồn nguyên liệu quan trọng cung cấp cho ngành công
nghiệp chế biến và có giá trị kinh tế cao trong xuất khẩu, góp phần nâng cao
hiệu quả kinh tế xã hội. Ước tính trung bình một năm trên cùng một đơn vị diện
tích giá trị của cây vải có thể gấp 2-3 lần giá trị cây lúa (Tôn Thất Trình, 1995)
(18). Chính vì thế cây vải từ một cây được coi là cây xóa đói giảm nghèo đã trở

thành cây hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân huyện Lục Ngạn nói
chung và xã Đồng Cốc nói riêng. Đó đóng vai trò quan trọng trong sản xuất
nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn nói chung.
Ngoài ra do cây vải có khung tán lớn, tròn đều, lá xum xuê, xanh quanh năm nên
có còn góp phần vào việc tạo cảnh quan môi trường, phủ xanh đất trống đồi núi trọc…
Trong những năm qua người dân trong xã đã thấy được những ưu điểm của
cây vải, vì vậy mà diện tich và sản lượng vải thiều của xã tăng lên (từ 100 ha
với sản lượng 213 tấn năm 1995 lên trên 525 ha với sản lượng hơn 6000 tấn
năm 2018), nhưng hiệu quả sản xuất, kinh doanh thực tế còn chưa cao.
Để giúp người nông dân trồng vải giải quyết vấn đè nâng cao hiệu quả sản
xuất vải, dưới sự lãnh chỉ đạo của Đảng ủy, chính quyền địa phương và Trạm
khuyến nông huyện Lục Ngạn, Trung tâm khuyến nông tỉnh Bắc Giang, phòng
kinh tế, Trạm BTVT....khuyến nông xã đã phối hợp, thực hiện nhiều chương

8


trình đào tạo, tập huân, chuyển giao khoa học kỹ thuật tiến bộ, nghiên cứu lai tạo
các giống cho thu hoạch sớm và muộn nhằm rải vụ…

Trong mạng lưới khuyến nông, ngoài hệ thống tổ chức khuyến nông nhà
nước tại xã Đồng Cốc cũng đã hình thành và phát triển được nhiều tổ chức
khuyến nông như các câu lạc bộ khuyến nông, câu lạc bộ nông dân, hội làm
vườn, các chi hội sản xuất và tiêu thụ vải thiều.…nhằm tư vấn, hỗ trợ và giúp đõ
lẫn nhau trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như sản xuất vải thiều.
Một loạt các câu hỏi là công tác khuyến nông đang hoạt động như thế nào?
Nó đã giúp được gì cho người dân trồng vải? và trên thực thế công tác khuyến
nông này đã đáp ứng được nhu cầu của người dân trồng vải chưa? Có những ưu
điểm nào cần phát huy, phổ biến và những mặt hạn chế cần khắc phục?..
Xuất phát từ những lý do đó, tôi tiến hành chọn đề tài: “ Đánh giá kết quả
hoạt động khuyến nông trong phát triển sản xuất vải thiều tại xã Đồng Cốc,
huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung:
Làm rõ kết quả của hoạt động khuyến nông trong phát triển sản xuất vải
thiều ở xã Đồng Cốc, giai đoạn 2016-2018, trên cơ sở đó đề suất các giải pháp
nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất vải thiều tại xã trong những năm tới
* Mục tiêu cụ thể:
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động khuyến
nông và những tác động của nó tới phát trienr sản xuất cây ăn quả.
- Đánh giá được kết quả và những ảnh hưởng của hoạt động khuyến nông
tới phát triển sản xuất vải thiều tại xã Đồng Cốc, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc
Giang giai đoạn 2016-2018.
- Phân tích được mặt mạnh, mạnh yếu, cơ hội và thách thức của công tác
khuyến nông trong việc phát triển sản xuất vải thiều.
- Đề xuất được giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất vải thiều của xã
trong những năm tới.
9



3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Đối tượng nghiên cứu là cán bộ khuyến nông, các hộ nông dân trồng vải và
những người buôn bán vải tại xã Đồng Cốc, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
* Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Phạm vi về mặt thời gian:
+ Thời gian thực tập tốt nghiệp: 28/01/2019-19/4/2019
+ Thời gian: Đề tài được nghiên cứu từ năm 2016-2018
- Phạm vi về mặt không gian: tại địa bàn xã Đồng Cốc, huyện Lục Ngạn,
tỉnh Bắc Giang.
- Phạm vi về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu về công tác khuyến
nông trong lĩnh vực sản xuất vải thiều tại xã Đồng Cốc, huyện Lục Ngạn, tỉnh
Bắc Giang.
4. Kết cấu báo cáo
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận. Báo cáo chia làm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

10


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Nguồn gốc của thuật ngữ khuyến nông
Thuật ngữ “Extension” có nguồn gốc ở Anh. Năm 1866 ở một số trường
Đại học như Cambridge và Oxford đã sử dụng thuật ngữ “Extension” nhằm mục
tiêu mở rộng giáo dục đến người dân, do vậy “Extension” được hiểu với nghĩa là
triển khai, mở rộng, phổ biến, phổ cập, làm lan truyền…Nếu khi ghép với từ
“Agriculture” thành “ Agriculture Extension” thì dịch là “khuyến nông” và hiện

nay đôi khi chỉ nói “Extension” người ta cũng hiểu là khuyến nông.
1.1.2. Khái niệm khuyến nông
- Khuyến nông là một thuật ngữ khó xác định một các chính xác, còn nhiều
bàn cãi và tranh luận. Bởi lẽ, nó được tiến hành bằng nhiều cách, phục vụ nhiều
mục đích và có quy mô khác nhau, các nhà khoa học có những định nghĩa khác
nhau.
Theo nghĩa Hán - Văn: “Khuyến” có nghĩa là khuyến khích, khuyên bảo,
triển khai; còn “nông” là nông – lâm – ngư nghiệp, nông dân, nông thôn.
“Khuyến nông” nghĩa là khuyên mở mang phát triển trong nông nghiệp, là
những hoạt động nhằm khuyến khích, giúp đỡ và tạo điều kiện để phát triển sản
xuất nông nghiệp trên tất cả các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, lâm sinh, thủy
sản…ở nông thôn.
Theo định nghĩa của Trung tâm khuyến nông – khuyến lâm Quốc gia:
“Khuyến nông” là một quá trình, một dịch vụ thông tin nhằm truyền bá những
chủ trương, chính sách, những kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiêm tổ chức và
quản lý sản xuất, những thông tin về thị trường giá cả, rèn luyeenjn tay nghề cho
nông dân, để họ có đủ khả năng tự giải quyết vấn đề của sản xuất, đời sống của
bản thân, gia đình và cộng đồng nhằm phát triển sán xuất, nâng cao dân trí, cải
thiện đời sống và phát triển nông nghiệp nông thôn.
Tóm lại, chúng ta có thể hiểu khuyến nông theo hai nghĩa:

11


Khuyến nông hiểu theo nghĩa rộng: Khuyến nông là khái niệm chung để
chỉ tất cả những hoạt động hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn.
Khuyến nông hiểu theo nghĩa hẹp: Khuyến nông là một tiến trình giáo dục
không chính thức mà đối tượng của nó là nông dân. Tiến trình này đem đến cho
nông dân những thông tin và những lời khuyên nhằm giúp họ giải quyết những
vấn đề hoặc những khó khăn trong cuộc sống. Khuyến nông hỗ trợ phát triển các

hoạt động sản xuát, nâng cao hiệu quả canh tác để không ngừng cải thiện chất
lượng cuộc sống của nông dân và gia đình họ (Nguyễn Hữu Thọ, 2007) (12).
1.2. Nội dung, vai trò, nguyên tắc và phương pháp hoạt động của công
tác khuyến nông
1.2.1. Nội dung hoạt động của hoạt động khuyến nông
Căn cứ Nghị định số 02/2010/NĐ-CP, ngày 08/01/2010, Nghị Định của
Chính phủ về khuyến nông, quy định nội dung hoạt động khuyến nông bao gồm:
- Bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo
+ Bồi dưỡng, tập huấn cho người sản xuất về chính sách, pháp luật; tập
huấn, truyền nghề cho nông dân về kỹ năng sản xuất, tổ chức, quản lý sản xuất
kinh doanh trong các lĩnh vực khuyến nông
+ Tập huấn cho người hoạt động khuyến nông nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ.
+ Hình thức
Thông qua mô hình trình diễn;
Tổ chức các lớp học ngắn hạn gắn lý thuyết với thực hành;
Thông qua các phương tiện truyền thông: báo, đài, tờ rơi, tài liệu (sách, đĩa
CD-DVD);
Qua chương trình đào tạo từ xa trên kênh truyền thanh, truyền hình, xây
dựng kênh truyền hình dành riêng cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn; ưu
tiên là đào tạo nông dân trên truyền hình;
Qua trang thông tin điện tử khuyến nông trên internet;
Tổ chức khảo sát, học tập trong và ngoài nước.
12


- Thông tin tuyên truyền
+ Phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước thông qua hệ thống truyền thông đại chúng và các tổ chức chính trị xã hội.
+ Phổ biến tiến bộ khoa học và công nghệ, các điển hình tiên tiến trong sản

xuất, kinh doanh thông qua hệ thống truyền thông đại chúng, tạp chí khuyến
nông, tài liệu khuyến nông, hội nghị, hội thảo, hội thi, hội chợ, triển lãm, diễn
đàn và các hình thức thông tin tuyên truyền khác; xuất bản và phát hành ấn
phẩm khuyến nông.
+ Xây dựng và quản lý dữ liệu thông tin của hệ thống thông tin khuyến nông.
- Trình diễn và nhân rộng mô hình
+ Xây dựng các mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học và công nghệ phù
hợp với từng địa phương, nhu cầu của người sản xuất và định hướng của ngành,
các mô hình thực hành sản xuất tốt gắn với tiêu thụ sản phẩm.
+ Xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.
+ Xây dựng mô hình tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh nông nghiệp
hiệu quả và bền vững.
+ Chuyển giao kết quả khoa học và công nghệ từ các mô hình trình diễn,
điển hình sản xuất tiên tiến ra diện rộng.
- Tư vấn và dịch vụ khuyến nông
+ Tư vấn và dịch vụ trong các lĩnh vực:
Chính sách và pháp luật liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn;
Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, tổ chức, quản lý để nâng cao
năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm giá thành, nâng cao sức
cạnh tranh của sản phẩm;
Khởi nghiệp cho chủ trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ về lập dự án đầu
tư, tìm kiếm mặt bằng sản xuất, huy động vốn, tuyển dụng và đào tạo lao động,
lựa chọn công nghệ, tìm kiếm thị trường;
Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, hợp đồng bảo hiểm sản xuất, kinh doanh;
Cung ứng vật tư nông nghiệp.
13


+ Tư vấn và dịch vụ khác liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Hợp tác quốc tế về khuyến nông

+ Tham gia thực hiện hoạt động khuyến nông trong các chương trình hợp
tác quốc tế.
+ Trao đổi kinh nghiệm khuyến nông với các tổ chức, cá nhân nước ngoài
và tổ chức quốc tế theo quy định của luật pháp Việt Nam.
+ Nâng cao năng lực, trình độ ngoại ngữ cho người làm công tác khuyến
nông thông qua các chương trình hợp tác quốc tế và chương trình học tập khảo
sát trong và ngoài nước.
1.2.2. Vai trò của hoạt động khuyến nông
- Vai trò trong chuyển giao công nghệ:
Các kỹ thuật tiến bộ thường được phát minh bởi các nhà khoa học thuộc
các trung tâm, các viện nghiên cứu, thị trường. Người nông dân rất muốn mình
nắm bắt kịp thời các tiến bộ đó. Nhờ có các cán bộ khuyến nông mà tiến bộ đó
được chuyển dần đến nông dân qua nhiều cách khác nhau.
Trong thực tiễn đời sống cho thấy nghiên cứu chỉ có hiệu quả khi nó có tính
khả thi cao và được áp dụng có hiệu quả trong thực tế đời sống, do đó khuyến
nông đã là yếu tố trung gian để khâu nối các mối quan hệ đó. Nhờ có các hoạt
động khuyến nông mà các tiến bộ khoa học kỹ thuật được chuyển giao tới bà
con nông dân và nhờ có khuyến nông nhà khoa học hiểu được nhu cầu của nông dân.
- Vai trò đối với nhà nước
+ Khuyến nông là một trong những tổ chức giúp nhà nước thực hiện các
chính sách, sách lược về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
+ Vận động nông dân tiếp thu và thực hiện các chính sách về nông nghiệp.
+ Trực tiếp hoặc góp phần cung cấp thông tin về những nhu cầu, nguyện
vọng của nông dân đến các cơ quan nhà nước, trên cơ sở đó nhà nước hoạch
định, cải tiến đề ra được chính sách phù hợp.

14


- Vai trò trong sự nghiệp phát triển nông thôn: là cái đích của nhiều hoạt

động, trong đó khuyến nông là một tác nhân quan trọng, nó là yếu tố hợp thành
hoạt động phát triển nông thôn.

Giao
thôn
g

Khuyến
nông

Chính
sách

Phát
triển
nông
thôn

Nghiên cứu,
công nghệ
Thị
trườn
g

Giáo
dục

Tín
Dụng


Hình 1.: vai trò của công tác khuyến nông trong sự nghiệp phát triển nông thôn
(Nguồn: Nguyễn Hữu Thọ, 2007)

- Khuyến nông góp phần giúp nông dân “Xóa đói, giảm nghèo, tiến lên
khá và giàu”.
Phần lớn hộ nông dân nghèo đối là do thiếu kiến thức kỹ thuật để áp dụng
vào sản xuất, mà khuyến nông có nhiệm vụ truyền bá kiến thức, kỹ thuật, kinh
nghiệm vào sản xuất, nâng cao dân trí, từ đó thúc đẩy phát triển sản xuất.
- Góp phần liên kết nông dân, thúc đẩy hợp tác nông dân với nông dân:
Việc đổi mới quản lý trong nông nghiệp, giao đất, giao rừng cho từng hộ
nông dân có ưu diểm cơ bản là khắc phục được sự ỉ lại, dựa dẫm vào nhau, hạn
chế được tiêu cực khác phát sinh ở nông thôn.
1.2.3. Nguyên tắc hoạt động khuyến nông
- Khuyến nông làm cùng với dân, không làm thay dân:
Khuyến nông làm cùng với dân, Chỉ có bản thân người nông dân mới có
thể quyết định được phương thức canh tác trên mảnh đất của gia đình họ. Nông
dân hoàn toàn có thể đưa ra những quyết định đúng đắn để giải quyết những
15


khó khăn của họ nếu như họ được cung cấp đầy đủ thông tin và các giáp khác
khau. Khi tự mình đưa ra quyết định, người nông dân sẽ tin vào bản thân hơn so
với khi bị áp đặt. Cán bộ khuyến nông cần cung cấp thông tin, trao đỏi, thảo
luận với nông dân trên cơ sở điều kiện cụ thẻ của nông trại: đất đai, khí hậu,
nguồn vốn, nhân lực, các thuận lợi, các khó khăn, các cơ hội có thể đạt được, từ
đó khuyến khích hộ tự ra quyết định cho mình.
- Khuyến nông phải được thực hiện với tinh thần, trách nhiệm cao:
Một mặt khuyến nông chịu trách nhiệm trước nhà nước là cơ quan quyết
định những chính sách phát triển nông thôn cho nên phải tuân theo đường lối và
chính sách của nhà nước trong khi thực hiện nhiệm vụ. Mặt khác, khuyến nông

có trách nhiệm đáp ứng nhu càu của nông dân trong vùng
- Khuyến nông là nhịp cầu thông tin hai chiều

Cơ quan
nghiên cứu

Khuyến
nông

Nông
dân

Hình 2: sơ đồ trao đổi thông tin khuyến nông
Nguồn: Nguyễn Hữu Thọ, 2007
- Khuyến nông phải hợp tác với những tổ chức phát triển nông thôn khác:
chính quyền địa phương, các tổ chức, dịch vụ, các cơ quan y tế, trường phổ
thông các cấp, các tổ chức quần chúng và phi quần chúng.
- Khuyến nông làm việc với các đối tượng khác nhau:
Ở nông thôn, không phải mọi hộ nông dân đều có những vấn đề như nhau.
Những hộ có nhiều đất đai thường có ham muốn những cách làm ăn mới, Những
hộ ít nguồn lực thường thận trọng hoặc dè dặt hơn. Vì vậy, không thể chỉ có duy
nhất một chương trình khuyến nông cho tất cả mọi người, Cần xác định những

16


nhóm nông dân có tiềm năng và lợi ích khác nhau để phát triển những chương
trình khuyến nông phù hợp với điều kiện của từng nhóm.
Ngoài những nguyên tắc cơ bản trên, theo Nghị định 02/2010/NĐ-CP ban
hành ngày 08/01/2010 Nghị định về khuyến nông Việt Nam, còn một số nguyên

tắc cụm thể áp dụng cho khuyến nông Việt Nam:
- Xuất phát từ nhu cầu của nông dân và yêu cầu phát triển nông nghiệp của
Nhà nước.
- Phát huy vai trò chủ động, tích cực và sự tham gia tự nguyện của nông
dân trong hoạt động khuyến nông.
- Liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, cơ sở nghiên cứu khoa học, các
doanh nghiệp với nông dân và giữa nông dân với nông dân.
- Xã hội hóa hoạt động khuyến nông, đa dạng hóa dịch vụ khuyến nông để
huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia
hoạt động khuyến nông.
- Dân chủ, công khai, có sự giám sát của cộng đồng.
- Nội dung, phương pháp khuyến nông phù hợp với từng vùng miền, địa
bàn và nhóm đối tượng nông dân, cộng đồng dân tộc khác nhau.
1.2.4. Các phương pháp khuyến nông
Dựa trên phương thức tác động giữa khuyến nông viên với nông dân, chia
làm 3 nhóm cơ bản:
- Phương pháp tiếp xúc cá nhân: là phương pháp mà thông tin được chuyển
giao trực tiếp cho ừng cá nhân hay hộ nông dân. Phương pháp tiếp xúc cá nhân
được sử dụng rộng rãi trong hoạt động khuyến nông dưới nhiều hình thức khác
nhau: đến thăm nông dân, nông dân đến thăm cơ quan khuyến nông, gửi thu
riêng, gọi điện thoại…
- Phương pháp hoạt động theo nhóm: là phương pháp tập hợp và tổ chức
nhiều nông dân lại thành nhóm để tổ chức các hoạt động khuyến nông. Phương
pháp khuyến nông theo nhóm được áp dụng rộng rãi nhất trong công tác khuyến

17


nông và nó được thể hiện dưới nhiều hình thức như: hôi họp, trình diễn, hội thảo
đầu bờ, đi tham quan, tập huấn kỹ thuật.

- Phương pháp sử dụng phương tiện thông tin đại chúng: là phương pháp
được thực hiện bằng sử dụng các phương tiện truyền thông nghe, nhìn: đài, báo,
tranh, tạp chí, ti vi, internet…
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác khuyến nông
- Các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về công tác khuyến nông:
đây là cơ sở đồng thời là động lực để thúc đẩy công tác khuyến nông.
- Hệ thống tổ chức của hệ thống công tác khuyến nông: Hiện nay, ở Việt
Nam hệ thống khuyến nông được tổ chức từ Trung ương đến địa phương. Nếu
như trước đây cán bộ khuyến nông cấp xã là viên chức do huyện quản lý thì đến
năm 2019, thực hiện Nghị quyết 06 của Đảng về công tác cán bộ, tỉnh Bắc
Giang đã ra nghị quyết giảm biên chế trong đó có khuyến nông. Hiên nay
Khuyến nông xã Đồng Cốc hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của UBND cấp xã.
- Trình độ chuyên môn và chuyên ngành đào tạo của cán bộ khuyến nông:
mỗi cán bộ khuyến nông có chuyên ngành đào tạo khác nhau, do vậy ảnh hưởng
rất lớn đến chất lượng công tác khuyến nông.
- Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, khí hậu của địa phương: ảnh hưởng đến
phương hướng phát triển, cách thức tuyên truyền vận động. Với địa bàn rộng lớn
thì cũng gây khó khăn cho công tác khuyến nông (do cấp xã chỉ có 01 cán bộ
phụ trách công tác khuyến nông).
1.4. Các chủ trương, chính sách của Đảng về hoạt động khuyến nông.
Cùng với sự phát triển của khuyến nông trên thế giới, khuyến nông Việt
Nam hình hình, phát triển tương đối sớm.
Ngay từ thời kỳ phong kiến, công tác khuyến nông đã được chú trọng:
Các vua hùng cách đây hơn 2000 năm đã trực tiếp dạy dân làm nông
nghiệp: gieo hạt, cấy lúa, mở các hội thi để hoàng tử, công chúa có cơ hội trổ tài
chế biến các món ăn độc đáo bằng nông sản tại chỗ. Công chúa Thiều hoa là
người đầu tiên dạy dân chăn tằm dệt lụa.
18



Để tỏ rõ sự quan tâm tới nông nghiệp, vua Lê Đại Hành đã tự mình cày
những luống cày đầu tiên cho mỗi vụ sản xuất.
Triều vua Lê Thánh Tông, triều đình đã đặt chức Hà đê sứ và khuyến nông
sứ, ban bố chiếu khuyến nông, lần đầu tiên sử dụng từ khuyến nông trong bộ
luật Hồng Đức.
Năm 1989, Vua Quang Trung ban bố” Chiếu khuyến nông” ngay sau khi
đại phá quân Thanh nhằm phục hồi dân phiêu tán, khai khẩn ruộng đất bỏ hoang.
Cách mạng tháng 8 thành công, nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ
trương, chính sách phát triển nông nghiệp: cải cách ruộng đất, chia đất cho nông
dân thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”, xây dựng hợp tác xã nông
nghiệp, nông trường quốc doanh và hàng loạt các cơ quan nghiên cứ, các trường
đại học ra đời nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.
Sau khi thống nhất đất nước (1975), nông nghiệp Việt Nam đã hình thành
một mối thống nhất, tiềm năng và thế mạnh của hai miền Nam-Bắc được bổ
sung cho nhau và cùng nhau phát triển.
Ngày 13/01/1981 Chỉ thị 100/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “cải
tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm người và người lao
động trong hợp tác xã nông nghiệp” được ban hành (gọi tắt là khoán 100).
Ngày 5-4/1988, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam khó VI ban hành về “Đổi mới quản lý trong nông nghiệp” nhằm
giải phóng sản xuất trong nông thôn đến từng hộ nông dân, khẳng định hộ xã
viên là đơn vị kinh tế tự chủ ở nông thôn (gọi tắt là khoán 10).
Ngày 02/3/1993 Chính phủ ra Nghị định 13/cp về công tác khuyến nông và
thông tư 02/LB/TT hướng dẫn việc thi hành tổ chức hệ thống khuyến nông. Tổ
chức khuyến nông được thành lập và trở thành lực lượng nòng cốt trong quá
trình chuyển giao kỹ thuật tiến bộ trong nông nghiệp, nông thôn.
Năm 1993, Cục khuyến nông – khuyến lâm được thành lập. Vừa quản lý
nhà nước, vừa làm khuyến nông

19



Năm 2001, Trung tâm khuyến nông Trung ương ra đời (trực thuộc Cục
khuyến nông).
Năm 2003, Trung Tâm khuyến nông quốc gia được thành lập.
Cùng với sự phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước đã banh hành các
chủ trương, chính sách như:
Nghị định 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về
khuyến nông; quy định rõ mục tiêu, nguyên tắc hoạt động, nội dung hoạt động,
tổ chức khuyến nông, chính sách khuyến nông, kinh phí của hoạt động khuyến nông.
Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15 tháng 11 năm
2010 của Liên Bộ Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn
chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động
khuyến nông.
Nghị định số 83/2018/NĐ-CP về khuyến nông trong đó quy định cụ thể
chính sách hỗ trợ với hoạt động chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp thông
qua hoạt động khuyến nông.
Nghị định số 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ, trong đó quy định
cụ thể chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ.
1.5. Kinh nghiệm trong nước và trên thế giới về vai trò của khuyến nông
trong phát triển cây ăn quả.
1.5.1. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới
1.5.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Hiện nay, Trung Quốc cũng đang thực hiện việc cải cách hệ thống hành
chính khuyến nông với mục đích giảm nhân sự dư thừa và thiết lập hệ thống
khuyến nông cơ sở, khuyến khích các đơn vị khuyến nông cấp huyện thành đơn
vị tự chủ. Nguồn kinh phí hoạt động khuyến nông được Chính phủ Trung Quốc
cung cấp hoàn toàn ở cấp trung ương và tương đối ổn định hằng năm; ở cấp tỉnh,
huyện và xã số kinh phí được hỗ trợ sẽ phụ thuộc vào số lượng chương trình và
nguồn lực tài chính của các địa phương. Cơ cấu kinh phí hoạt động khuyến nông

gồm 10% từ trung ương, 90% của địa phương và các nguồn thu từ dịch vụ.
20


Trung Quốc cũng ban hành nhiều chính sách hoạt động khuyến nông như:
Tăng cường nâng cao năng lực cho nông dân thông qua tập huấn, nhân rộng mô
hình, thống nhất cơ chế hoạt động khoa học và công nghệ, tạo đột phá nghiên
cứu và chuyển giao, ưu tiên xây dựng mô hình khuyến nông công nghệ cao, xây
dựng cơ chế hợp tác giữa doanh nghiệp, khuyến nông và cơ quan nghiên cứu.
- Giảm thuế để thu hút đầu tư vào nông nghiệp: Hiện ở Trung Quốc, số
doanh nghiệp hoạt động ở nông thôn chiếm 30% tổng số doanh nghiệp cả nước,
hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bộ Nông nghiệp đã trình Chính phủ đề án
thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp, nông thôn Trung Quốc; trong
đó chú trọng phát triển công nghệ sinh học để tạo ra giống cây trồng, vật nuôi có
năng suất, chất lượng cao, áp dụng công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch
để nâng cao giá trị; bảo đảm an toàn vệ sinh của sản phẩm sau thu hoạch.
- Phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao: Trung Quốc đã xây dựng
4.139 khu công nghiệp tiêu chuẩn hóa cấp tỉnh và quốc gia; làm bùng nổ phát
triển nông nghiệp, nông thôn chuyên sâu theo cách “Nhất thôn, nhất phẩm”
(Mỗi thôn có một sản phẩm).
- Chính sách “Tam nông” trong xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc với
tiêu chí “hai mở, một điều chỉnh”: Chính phủ Trung Quốc đã mạnh tay hỗ trợ tài
chính cho Tam nông với ba mục tiêu: “Nông nghiệp gia tăng sản xuất, nông thôn
phát triển và nông dân tăng thu nhập.” Định hướng hỗ trợ tài chính cho Tam
nông ở Trung Quốc hiện nay là: “Nông nghiệp hiện đại, nông thôn đô thị hóa,
nông dân chuyên nghiệp hóa”. Để tăng thu nhập cho nông dân, Trung Quốc đã
tăng đầu tư hỗ trợ về giá thu mua giống, hỗ trợ mua lương thực không thấp hơn
giá thị trường, mua máy móc thiết bị đi cùng với chính sách xây dựng cơ chế
hướng nghiệp, đào tạo kỹ năng làm việc, đặc biệt là cho lao động trẻ.
- Chính sách khuyến nông và tăng quyền cho nông dân: Nội dung cốt lõi

của chính sách này là nông dân được trao đổi, sang nhượng không hạn chế
quyền sử dụng đất nông nghiệp miễn là không chuyển đổi mục đích sử dụng.
Nông dân cũng sẽ được thế chấp, cầm cố quyền sử dụng đất để vay vốn ngân
21


hàng hoặc góp vốn vào công ty nông nghiệp. Những quy định đó đã tạo điều
kiện cho sự ra đời của các nông trại quy mô lớn canh tác công nghệ cao.
Từ những kinh nghiệm của khuyến nông Trung Quốc, cho thấy khuyến
nông Việt Nam cần phát triển theo hướng đa dạng hoạt động phù hợp với điều
kiện từng địa phương, tập trung chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và ứng dụng công
nghệ cao vào sản xuất; Phân cấp hoạt động khuyến nông đến từng cấp cơ sở;
Xây dựng quĩ để duy trì hoạt động khuyến nông nhằm giảm nguồn kinh phí hỗ
trợ của nhà nước; Có chính sách khuyến nông phù hợp cho nhóm người nghèo,
coi đây là chính sách xã hội giúp nông dân nghèo ổn định cuộc sống, đồng thời
nhà nước là đầu mối tạo liên kết cho nông dân vùng sản xuất hàng hóa tiếp cận
với khuyến nông, doanh nghiệp và các hợp tác xã để hạn chế tối đa ngân sách
nhà nước hỗ trợ.
1.5.1.2. Khuyến nông ở Thái Lan
Thái Lan đã có mạng lưới tổ chức khuyến nông quốc gia gắn liền với
chương trình sản xuất lương thực xuất khẩu (chủ yếu là sắn và lúa). Mỗi năm
Thái Lan thường chi một khoản kinh phí khá lớn cho hoạt động khuyến nông
(khoảng 120-150 triệu USD/ năm). Nhờ đó nông nghiệp Thái Lan đã phát triển
một cách toàn diện cả về trồng trọt và chăn nuôi, có số lượng gạo và sản xuất
khẩu nhiều nhất thế giới.
Thái Lan là cường quốc về xuất khẩu trái cây nhiệt đới với doanh số
khoảng 1,7 tỷ USD ra các thị trường Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Việt Nam.
Việc kết hợp các trang trại áp dụng ThaiGap (dựa trên nguyên tắc cơ bản của
Globalgap) và nông sản sạch với du lịch càng thêm lan tỏa về thương hiệu nông
sản Thái Lan.

Trong ngành nôn nghiệp cây ăn trái, mỗi vùng miền trên đất Thái Lan đều
có những đặc thù gắn liền với một loại trái cây độc đáo, được phát triển dựa theo
chương trình OTOP-mỗi vùng một đặc sản (one Tambon One Produc) ra đời từ
năm 2001. Sản phẩm OTOP được nông dân lựa chọn kỹ lưỡng đáp ứng nhu cầu
về chất lượng, mẫu mã, trước khi đem ra tiêu thụ, đây vừa là cách giữ uy tín
22


thương hiệu, và cũng đảm bảo sản phẩm không chỉ phục vụ nhu cầu nội tiêu mà
còn vươn ra cả thị trường khó tính như Nhật, Mỹ và EU.
1.5.2. Kinh nghiệm của các địa phương trong nước
1.5.2.1 Kinh nghiệm của Bình Dương
Với mục đích tiếp tục duy trì, phát triển vườn cây ăn quả đặc sản phù hợp
với quy hoạch phát triển ngành nông, lâm, ngư nghiệp của Bình Dương gắn với
việc bảo vệ môi trường, phát triển du lịch sinh thái, nâng cao đời sống nông dân
vùng nông nghiệp đô thị và nông nghiệp truyền thống của tỉnh, Bình Dương hỗ
trợ các các loại cây ăn quả đặc sản gồm: măng cụt, sầu riêng, dâu, bòn bon và
mít tố nữ được trồng tại bốn xã, phường của thị xã Thuận An là: phường Bình
Nhâm, Hưng Định, An Thạnh, xã An Sơn và hai loại cây bưởi ổi, bưởi đường lá
cam được trồng ở xã Bạch Đằng của thị xã Tân Uyên. Việc hỗ trợ này được áp
dụng cho trồng mới và thâm canh, chăm sóc vườn; hỗ trợ cho nhà vườn thất
mùa, mất mùa; hỗ trợ tư vấn, chỉ đạo kỹ thuật và tập huấn kỹ thuật, tham quan.
Cụ thể: ngoài việc hỗ trợ 100% giống, 50% vật tư nông nghiệp, đối với vườn
trồng mới hoặc cải tạo trồng mới sẽ được hỗ trợ năm triệu đồng/ha cho kiến thiết
vườn trồng mới, và năm triệu đồng/ha/năm cho việc chăm sóc, nạo vét kênh
mương nội đồng; đối với nhà vườn thất mùa (năng suất đạt <60% năng suất bình
quân) được hỗ trợ việc chăm sóc, nạo vét kênh mương nội đồng 6,75 triệu
đồng/ha và 70% vật tư nông nghiệp; đối với nhà vườn không có thu hoạch, được
hỗ trợ việc chăm sóc, nạo vét kênh mương nội đồng chín triệu đồng/ha và 100%
vật tư nông nghiệp. Bên cạnh đó, chính sách còn hỗ trợ cán bộ tư vấn, chỉ đạo

kỹ thuật với mức hỗ trợ bằng hai lần mức lương cơ sở; hỗ trợ 100% kinh phí tập
huấn khoa học kỹ thuật và kinh phí tham quan các mô hình cho người sản xuất
trong và ngoài tỉnh. Quy mô diện tích vườn được hưởng chính sách từ 500m2
trở lên và thời gian hỗ trợ năm năm từ 2017 đến 2021.
Hiện nay, nông nghiệp Bình Dương đang phát triển theo hướng nông
nghiệp đô thị và nông nghiệp kỹ thuật cao nhằm gia tăng giá trị sản xuất. Tiếp
tục thực hiện chính sách hỗ trợ giữ và phát triển vườn cây ăn quả đặc sản tỉnh
23


Bình Dương giai đoạn 2017-2021, sẽ tạo điều kiện giữ gìn và khôi phục, phát
triển mạnh các loại cây ăn trái đặc sản của thị xã Thuận An và xã Bạch Đằng của
thị xã Tân Uyên, vừa tăng thu nhập cho nông dân vừa tạo ra những vùng chuyên
canh cây ăn trái đặc sản; từ đó, kết hợp tạo điều kiện cho các loại hình du lịch
sinh thái của những vùng đất ven sông Sài Gòn và sông Đồng Nai.
1.5.2.2. Kinh nghiệm tại Mộc Châu, Sơn La
Với chiến lược lâu dài phát triển vùng cây ăn quả, Mộc Châu khuyến khích
các doanh nghiệp, HTX trồng cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao với diện tích
lớn, sử dụng công nghệ tưới ẩm của israel và áp dụng các tiêu chuẩn thực hành
nông nghiệp tốt (GAP) vào trồng mận, dâu tây, hồng giòn, bơ... Ngoài chính
sách của tỉnh, huyện Mộc Châu thực hiện hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX và các
hộ dân một phần kinh phí xây dựng nhà lưới, hỗ trợ sử dụng công nghệ tiên tiến
trong trồng, chăm sóc cây ăn quả từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế của huyện.
Ngoài ra, Trung tâm kỹ thuật Nông nghiệp của huyện hỗ trợ về kỹ thuật cho
người dân, đảm bảo nông dân tiếp cận được các công nghệ mới, sử dụng các
thiết bị, máy móc vào sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông
sản và xuất khẩu. Cùng với đó, tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng của
tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách thuận lợi thu hút đầu tư.
Các chính sách hỗ trợ của tỉnh đã thực sự tạo sức bật lớn cho ngành nông
nghiệp, bức tranh nông nghiệp khởi sắc từng ngày. Đến nay, toàn tỉnh có trên

49.000 ha cây ăn quả, tăng 22.400 ha so với năm 2016, sản lượng quả niên vụ
2018 ước đạt 290.000 tấn. Nhiều loại cây trong số này có giá trị kinh tế cao,
như: Cây nhãn với diện tích gần 13.000 ha, sản lượng 62.000 tấn; xoài 9.000 ha,
sản lượng đạt 25.000 tấn… tỉnh đã hỗ trợ xây dựng, duy trì phát triển sản xuất
27 chuỗi quả an toàn, diện tích trên 575 ha, sản lượng đạt trên 6.700 tấn cung
cấp cho hệ thống siêu thị, khách sạn, nhà hàng trong tỉnh và các siêu thị tại Hà
Nội như: Fivimart, Metro, Vinmart… Cùng với đó, tại một số huyện tổ chức sản
xuất theo quy trình đã được Trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I, cấp
17 mã số vùng trồng xoài, nhãn để xuất khẩu sang thị trường Úc, Mỹ với diện
24


tích gần 160 ha; chanh leo của Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc, bản Áng, xã
Đông Sang (Mộc Châu) đã được cấp chứng nhận tiêu chuẩn GlobalGAP (thực
hành nông nghiệp tốt toàn cầu) để xuất khẩu sang thị trường Pháp, Úc, Mỹ; quả
xoài tròn Yên Châu đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký
chỉ dẫn địa lý; nhãn hiệu chứng nhận cho quả nhãn Sông Mã, sản phẩm quả cam
Mường Thải (Phù Yên), sản phẩm bơ Mộc Châu và Na của Mai Sơn và táo sơn
tra Sơn La; tiếp tục hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp nhãn hiệu chứng nhận cho các
sản phẩm chuối Yên Châu, mận Sơn La, chanh leo Sơn La.
Những chính sách khuyến khích, ưu đãi của tỉnh đã thúc đẩy việc hình
thành chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông sản. Đến nay, toàn tỉnh đã hình thành 107
doanh nghiệp, HTX sản xuất cây ăn quả; thu hút nhiều doanh nghiệp, tập đoàn
lớn đầu tư vào tỉnh ta. Năm 2017, có tới 5 nhà máy chế biến nông sản được khởi
công, xây dựng; trong đó có 2 nhà máy chế biến quả, gồm: Nhà máy chế biến
rau, quả và chanh leo của Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc, Khu công nghiệp
Bó Bun, xã Đông Sang (Mộc Châu), có công xuất 120 tấn quả/ngày; Nhà máy
chế biến quả và đồ uống nước hoa quả công nghệ cao, Công ty cổ phần chế biến
thực phẩm công nghệ cao Tập đoàn TH, bản Co Chàm, xã Lóng Luông (Vân
Hồ), có công suất chế biến 160 tấn quả/ngày. Đây là tín hiệu vui thể hiện sức hút

lớn thị trường nông sản Sơn La, tạo lòng tin, đồng thuận tham gia vào chương
trình của doanh nghiệp, HTX, từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập
trung quy mô lớn, góp phần hiện thực quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Cùng với sự phát triển của khuyến nông trên thế giới, khuyến nông Việt
Nam hình thành, phát triển tương đối sớm. Nhiều tiến bộ khoa học đã được
chuyển giao, áp dụng vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất cây trồng, vật
nuôi và chuyển đổi cơ cấu sản xuất, góp phần tăng năng suất cây trồng, vật nuôi
và chuyển đổi cơ cấu sản xuát hướng hàng hóa có chất lượng cao, đáp ứng nhu
cầu trong nước và xuất khẩu, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần vào
xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn.
25


×