Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Nghiên cứu giải pháp phát triển cây vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã kiên lao huyện lục ngạn tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (881.29 KB, 93 trang )

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung
thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được
cảm ơn và các thông tin được trích dẫn trong khóa luận này đã được ghi rõ nguồn
gốc.
Tác giả

Trần văn Vũ

ii


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ
của các thầy, cô giáo, người thân và các đơn vị tập thể, cá nhân trong và ngoài
trường.
Trước tiên, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô Đặc biệt là
giảng viên hướng dẫn : TS Nông Hữu Tùng.
người đã tận tình dìu dắt, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình chỉ bảo, dạy dỗ và tạo điều kiện
thuận lợi của các thầy cô khoa Kinh tế - Tài chính trong quá trình thực tập của em.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô và gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm,
động viên và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thực tập cũng như hoàn
thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại Học Nông - Lâm Tỉnh Bắc Giang ,
UBND xã Kiên Lao, đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.


.Cuối cùng tôi xin cảm ơn tới toàn bộ bạn bè đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực
hiện khóa luận này.
Mặc dù em đã cố gắng hoàn thành khóa luận, khóa luận của em cũng không
thể tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Vì vậy, em kính mong nhận được sự góp ý,
chỉ bảo của thầy cô để giúp đỡ em có thể phát huy kiến thức một cách hiệu quả sau
khi ra trường.
Em xin chân thành cảm ơn!
Bắc Giang, ngày 29 tháng 03 năm 2019
Sinh viên
Trần văn Vũ

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................................................................iii
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................................................... 2

2.1 Mục tiêu chung............................................................................................2
2.2 Mục tiêu cụ thể............................................................................................2
3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài.................................................................3
3.2 Phạm vi nghiên cứu đề tài..........................................................................3
CHƯƠNG 1...................................................................................................................................................... 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỀ TÀI...................................................................................................... 4
1. Cơ sở lý luận.................................................................................................................................................. 4

1.1 Một số khái niệm cơ bản.............................................................................4
1.1.1 Khái niệm phát triển kinh tế.....................................................................4

1.1.4 Khái niệm về sản xuất..............................................................................8
1.2.4. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của cây vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP12
(1) Làm cỏ, xới xáo và tủ gốc giữ ẩm.............................................................12
1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP14
* Nhóm nhân tố chủ quan...............................................................................14
* Nhóm nhân tố khách quan...........................................................................16
1.3. Cơ sở thực tiễn.........................................................................................18
* Tình hình sản xuất rau quả theo GAP trên thế giới.....................................18
* Tình hình thực hiện các chương trình GAP trên thế giới............................18
2.6.5. Chỉ tiêu mô tả đặc điểm và nguồn lực sản xuất của hộ........................32
2.7. Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất và hiệu quả sản xuất vải thiều VietGAP. . .33
3.1 Thực trạng phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Kiên Lao huyện Lục Ngạn.....................35

3.1.1 Lịch sử phát triển của cây vải thiều.......................................................35
3.5.2 Thực trạng tiêu thụ vải thiều theo tiêu chuẩn VietGap của xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, Tỉnh Bắc Giang ........44
3.5.3.. Đặc điểm tiêu thụ vải thiều VietGAP......................................................................................................... 44
- Vải thiều đưa vào tiêu thụ phải đảm bảo các yếu tố tươi, ngon hình thức mẫu mã đẹp, oan toàn thực phẩm..............44
- Sản phẩm vải thiều sau khi thu hoạch có đến 85-90% sản lượng trở thành hàng hóa trao đổi trên thị trường. Do đó sự
thay đổi việc sản xuất cũng kéo theo sự thay đổi của công tác thu mua, vận chuyển và lưu thông phân phối...............44
- Vải thiều chứa hàm lượng nước tương đối lớn nên rễ bị rạp nát, rễ bị héo, tỷ lệ hao hụt về khối lượng và chất lượng
cao, kho vận chuyển và bảo quản....................................................................................................................... 44
- Sau khi thu hoạch, phần lớn vải thiều được tiêu thụ dưới dạng quả tươi, do sản xuất theo quy trình VietGAP nên vấn
đề an toàn thực phẩm được đề cao...................................................................................................................... 44
3.5.4.. Tình hình tiêu thụ vải thiều trên địa bàn xã Kiên Lao.................................................................................. 44
* Đối với vải thiều thường................................................................................................................................. 44
- Tiêu thụ vải quả đóng vai trò hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người sản xuất. Theo số
lượng thống kê của xã Kiên Lao thì hàng năm có khoảng 50% tiêu thụ ở dạng quả tươi còn lại chủ yếu là chế biến xấy
khô được các thương lái mang sang Trung Quốc bán............................................................................................ 44
- Như vậy tiêu thụ sản phẩm vải thiệu ở xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, Tỉnh Bắc Giang đã dược từng bước hình thành
lên những thị trường tiêu thu riêng, không chỉ tiêu thụ sang các nước đông nam Á, TQ, mà còn hướng tới sang carv

Trâu Âu nhằm nâng cao giá trị sản suất của quả vải thiều mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân trồng vải........44
* Đối với vải thiều VietGÁP............................................................................................................................... 44

iv


- Đối với vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP thì sản phẩm vải chỉ tiêu thụ dưới dạng quả tươi nên hầu hết sau
khi thu hoạch xong thì các hộ đều phải mang đi tiêu thụ ngay. Do đây là sản phẩm được sản xuất theo quy trình
VietGAP đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có giấy chứng nhận nên bán ở dạng quả tươi sẽ hiệu quả hơn, tuy
nhiên sản phẩm không chế biến cũng là một khó khăn và thách thức trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, vì sản phẩm trao
đổi không được bán dưới dạng hình thức đa dạng và hơn nữa làm giảm mối liên kết giữa các hộ nông dân và doanh
nghiệp............................................................................................................................................................. 44
- Sản phẩm VietGAP chủ yếu tiêu thụ qua kênh gián tiếp ( chiếm khoảng 60) các thương lái đến tận vườn thu mua sản
phẩm và đưa dii tiêu thụ trên thị trường............................................................................................................... 45
- VietGAP chủ yếu bán sản phẩm cho thương lái là mặc cả rồi bán tại vườn nên người dân không phải mất công chi phí
đi bán.............................................................................................................................................................. 45
3.5.5. Thông tin của các hộ................................................................................................................................ 45

3.6.1. Nguồn lực sản xuất...............................................................................46
* Đặc điểm đất đai lao động của hộ...............................................................46
3.8.1. Thực trạng áp dụng điều kiện sản xuất theo quy trình VietGAP tại các hộ...48
Thứ nhất, vùng sản xuất..................................................................................48
* Phân tích SWOT đối với phát triển cây vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã
Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang..........................................................69
.........................................................................................................................71
* Định hướng phát triển.................................................................................73
+. Các giải pháp chủ yếu................................................................................74
- Giải pháp về quy hoạch vùng sản xuất vải thiều VietGAP..........................74
* Mở rộng phát triển sản xuất vải thiều VietGAP theo mô hình trang trại, nhóm
liên kết sản xuất..............................................................................................77

+ .Giải pháp về chính sách và thể chế............................................................79
Để khắc phục được những khó khăn và hạn chế các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất
vải thiều VietGAP tại xã Kiên Lao cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm phát
triển sản phẩm này trong thời gian tới như: - Giải pháp: 1. Quy hoạch vùng sản
xuất, 2. Giải pháp quản lý công tác thực hiện quy trình VietGAP; 3. Áp dụng khoa
học công nghệ ; 4. Mở rộng liên kết nhóm sản xuất;......................................82
5. Giải pháp về vấn đề thị trường tiêu thụ; 6. Giải pháp cho mô hình HTX; 7. Về
chính sách và thể chế......................................................................................82
Để thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) là mục tiêu trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất vải nói
riêng của các hộ nông dân tại xã Kiên Lao huyện Lục Ngạn, chúng tôi có một vài kiến nghị như sau:.......................83
* Đối với địa phương........................................................................................................................................ 83

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN GAP
AFTA
ATTP
BQ
BVTV
CC
DT
ĐVT
GAP
GO
IC
KCN
KHKT
MI

NN
PTSX
QLCLNLTS
TB
TMDV
TN
TTCN
VA
VietGAP

Quy trình thực hành nông nghiệp tốt tại các nước Đông Nam Á
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
An toàn thực phẩm
Bình quân
Bảo vệ thực vật
Cơ cấu
Diện tích
Đơn vị tính
Quy trình thực hành nông nghiệp tốt
Giá trị sản xuất
Chi phí trung gian
Khu công nghiệp
Khoa học kỹ thuật
Thu nhập hỗn hợp
Nông nghiệp
Phát triển sản xuất
Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản
Trung bình
Thương mại dịch vụ
Thu nhập

Tiều thủ công nghiệp
Giá trị tăng thêm
Quy trình thực hành nông nghiệp tốt tại Việt Nam

vi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay khi xã hội phát triển cao, đời sống vật chất, tinh thần cũng tăng
cao trên toàn thế giới. Chính vì vậy nhu cầu cuộc sống cũng cao hơn, chất lượng
hơn, an toàn hơn, nhất là ở những nước phát triển có nền kinh tế mạnh. Ngay cả
trong nước cũng vậy, hiện nay nhu cầu mặc đẹp, ăn ngon, chất lượng, an toàn
chiếm vị trí quan trọng trong đời sống. Hiện nay, chúng ta đang đứng trước
ngưỡng cửa gia nhập AFTA và Tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Thách thức
lớn nhất trong thời đại của chúng ta là sản xuất và bán ra thực phẩm an toàn đáp
ứng được nhu cầu cao của thế giới. Chỉ trong mấy thập kỷ qua, cơ hội do nhiễm
khuẩn thực phẩm đã tăng lên nhiều lần. Ngoài những lý do "truyền thống" như
sự coi thường và thiếu ý thức của con người về vệ sinh còn có nhiều lý do khác
là cơ hội cho nhiễm độc xuất hiện. Nhiễm độc thực phẩm có thể là hậu quả của
một số phương thức sản xuất nông nghiệp hiện đại, kỹ thuật xử lý thực phẩm
cũng như do sự thay đổi trong mô hình phân phối hoặc sở thích của người tiêu
dùng. Người ta phát hiện một số bệnh trước đây còn chưa được biết đến có
nguồn gốc từ biến chứng những bệnh nhiễm độc do thực phẩm. Điều này làm
tăng lên số lượng những ca được phát hiện mắc bệnh có nguyên nhân từ thực
phẩm.
Hiện nay sản xuất theo hướng chất lượng, vệ sinh và an toàn đóng vai trò
rất quan trọng, nhiều nước rất chú ý đến việc an toàn thực phẩm, nhất là những
nước Châu Âu, Bắc Mỹ, Newzealand... Họ đặt ra các tiêu chuẩn, qui định để
buộc sản phẩm của các quốc gia khác khi vào thị trường phải tuân thủ nhằm bảo

vệ người tiêu dùng và môi trường trong nước.
Đứng trước tình hình đó Việt Nam đã có rất nhiều chương trình quy định
về tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng của Chính phủ được đưa ra ban hành nhằm
hạn chế và phòng ngừa những tác động do ô nhiễm môi trường gây ra đối với
sản xuất nông nghiệp và giúp cho người dân có kiến thức về sản xuất nông
nghiệp sạch, đảm bảo môi trường sống, môi trường sản xuất đồng thời sử dụng
khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Một trong số đó là
chương trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP).
Hiện nay chương trình VietGAP đang được triển khai rộng rãi trên cả
nước với rất nhiều chủng loại rau quả. Vải thiều Lục Ngạn cũng là một trong
1


những sản phẩm đầu tiên được áp dụng quy trình sản xuất VietGAP. Sau khi
triển khai tại một số địa điểm như thôn giữa, xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn đã
cho thấy những hiệu quả bước đầu của việc áp dụng quy trình. Hiện nay quy
trình sản xuất vải sạch theo chương trình VietGAP đang được nhân rộng ra một
số địa phương khác như xã Hồng giang, giáp sơn, Tân Quang, Quý Sơn….Điển
hình trong việc sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP ở Huyện Lục Ngạn
là xã Kiên Lao. Tuy nhiên, một số vấn đề đang được đặt ra như: kỹ thuật sản
xuất vải thiều an toàn của nông dân còn hạn chế, cơ sở hạ tầng trang thiết bị còn
sơ sài, sản phẩm vải an toàn chưa có thương hiệu và chưa được chứng nhận…
Đây đang là những vấn đề đặt ra cho các cơ quan, ban ngành xã Kiên Lao
huyện Lục Ngạn cũng như cấp trên nhằm tạo tiền đề cho việc hướng dẫn người
dân quen với hình thức sản xuất nông nghiệp hàng hoá chất lượng cho giá trị cao
trong thời kỳ hội nhập với kinh tế thế giới.
Do đó nhằm để giải quyết vấn đề trên, em xin chọn đề tài nghiên
cứu:"Nghiên cứu giải pháp phát triển cây vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP
tại xã Kiên Lao huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang"
2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung
Làm rõ được thực trạng phát triển cây vải thiều thei tiêu chuẩn VietGap
tại xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, Tỉnh Bắc Giang, từ đó đè xuất một số giải
pháp làm đẩy mạnh phát triển sản xuất và tiêu thụ vải thiều theo tiêu chuẩn
VietGap một cách có hiệu quả tại địa phương cho những năm tới.
2.2 Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hành nông
nghiệp tốt đối với cây ăn quả nói chung và vải thiều nói riêng.
Đánh giá thực trạng và các giải pháp đã thực hiện trong phát triển cây vải
thiều theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, Tỉnh Bắc
Giang và giai đoạn 2016- 2018.
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng quy trình sản xuất vải
thiều theo tiêu chuẩn VietGAP tại địa phương, đồng thời phân tích SWOT đối
với việc phát triển cây vải theo tiêu chuẩn này tại địa phương.
Đề xuất ra một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất
và tiêu thụ vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP một cách hiệu quả tại địa phương
trong những năm tới.
2


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Các vấn đề lý luận về phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP.
Khách thể ,Chủ thể: không theo tiêu chuẩn vietGAP xã Kiên Lao Các
Phòng Nông nghiệp huyện Lục Ngạn, Hội nông dân các xã, Phòng trồng
trọt sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang…
3.2 Phạm vi nghiên cứu đề tài
- Phạm vi về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn
xã Kiên Lao huyện Lục Ngạn.
- Phạm vi thời gian: Số liệu được thu thập tổng hợp từ năm 2016. Số liệu

điều tra 2018.
- Phạm vi nội dung: phát triển cây vải thiều theo tiêu chuẩn VietGap cần
được tiến hành một cách đầy đủ ở khâu sản xuất và tiêu thụ. Tuy nhiên và giới
hạn phạm vi của đề tài này, tập trung nhiều hơn vào việc nghiên cứu thực
trạng sản xuất và kết quả thực hiện quy trình từ khi triển khai tới nay. Các yếu
tố ảnh hưởng tới sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng tới việc áp dụng quy trình
vào sản xuất. Sau đó đề ra các giải pháp phát triển mở rộng vùng sản xuất vải
theo tiêu chuẩn VietGAP cho giai đoạn 2016 – 2018.

3


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
1.1 Một số khái niệm cơ bản.
1.1.1 Khái niệm phát triển kinh tế.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển, mỗi định nghĩa phản ánh
một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau.
Theo Ngân hàng thế giới (WB): phát triển trước hết là sự tăng trưởng về
kinh tế, nó còn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên quan khác, đặc
biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do của con
người.
Theo MalcomGills – Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương: phát
triển bao gồm sự tăng trưởng và thay đổi cơ bản trong cơ cấu của nền kinh tế ,
sự tăng lên của sản phẩm quốc dân do ngành công nghiệp tạo ra, sự đô thị hoá,
sự tham gia của các dân tộc của một quốc gia trong quá trình tạo ra các thay đổi
trên.
Theo tác giả Raaman Weitz: “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục
làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành

quả tăng trưởng trong xã hội”.
Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển, nhưng các ý kiến đều cho
rằng đó là phạm trù vật chất, phạm trù tinh thần, phạm trù về hệ thống giá trị
trong cuộc sống con người. Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các quyền
lợi về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và quyền tự do công dân của mọi người
dân.
Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh
tế. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất,
nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và
xã hội ở mỗi quốc gia.
Phát triển sản xuất có thể hiểu là một quá trình lớn lên về mọi mặt của quá
trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng lên về
quy mô sản lượng hay giá trị sản phẩm hàng hóa dịch vụ và sự tiến bộ về mặt cơ
cấu các mặt hàng. Phát triển sản xuất bao gồm: Phát triển sản xuất theo chiều
rộng và phát triển sản xuất theo chiều sâu.
+ Phát triển sản xuất theo chiều rộng: Tức là huy động mọi nguồn lực vào
sản xuất như diện tích, tăng thêm vốn, bổ sung thêm lao động và khoa học công
4


nghệ mới, mở mang thêm nhiều ngành nghề, xây dựng thêm xí nghiệp tạo ra
những mặt hàng mới.
+ Phát triển sản xuất theo chiều sâu: Nghĩa là xác định cơ cấu đầu tư, cơ
cấu ngành nghề, cơ cấu loại hình hợp lý, đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa
học công nghệ tiên tiến, cải tiến tổ chức sản xuất, phân công lại lao động, sử
dụng hợp lý hiệu quả các nguồn lực.
Phát triển sản xuất theo chiều rộng và chiều sâu là yêu cầu chung của bất
kỳ nền kinh tế hay một doanh nghiệp nào. Nhưng ở mỗi nước, mỗi doanh
nghiệp, mỗi thời kỳ, sự kết hợp này có sự khác nhau. Theo quy luật chung của
các nước cũng như các doanh nghiệp là thời kỳ đầu của sự phát triển thường tập

trung để phát triển theo chiều rộng, sau đó tích lũy thì chủ yếu phát triển theo
chiều sâu.
Do sự khan hiếm nguồn lực làm hạn chế sự phát triển theo chiều rộng. Sự
khan hiếm này ngày càng trở nên khốc liệt trong điều kiện cạnh tranh do nhu
cầu của xã hội và thị trường; do sự cần thiết xây dựng, đổi mới và hiện đại hóa
cơ sở vật chất kỹ thuật của nền sản xuất xã hội của doanh nghiệp. Muốn vậy,
phải phát triển kinh tế theo chiều sâu thì mới có thể tích lũy vốn.
Như vậy, bất kỳ một doanh nghiệp, một quốc gia nào muốn phát triển thì
đòi hỏi phải phát triển toàn diện cả về chiều sâu và chiều rộng nhưng chú trọng
phát triển theo chiều sâu là rất cần thiết và có ý nghĩa lớn.
1.1.2 Khái niệm phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP
Dựa trên cơ sở lý luận về phát triển, chúng ta có thể đưa ra khái niệm: “
Phát triển vải thiều VietGAP là sự tăng tiến về quy mô, sản lượng và chất lượng
vải thiều sản xuất ra theo quy trình VietGAP”. Sản phẩm có thị trường tiêu thụ
ổn định, phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Như vậy sự
phát triển sản xuất vải thiều VietGAP bao hàm sự biến đổi về số lượng và chất
lượng. Sự thay đổi về số lượng đó là sự tăng lên về quy mô diện tích sản lượng
và tăng tỷ trọng giá trị ngành nông nghiệp và trồng trọt. Sự tăng quy mô diện
tích và sản lượng trong tương lai phải phù hợp với đặc điểm của vùng, địa
phương hay của tỉnh. Mở rộng diện tích trồng vải thiều VietGAP nhưng phải
đảm bảo lợi ích chung của toàn xã hội và lợi ích của người trồng vải. Do lượng
trái cây bình quân đầu người của nước ta còn thấp, do đó tăng diện tích, sản
lượng và chất lượng vải thiều an toàn là cần thiết. Song sản xuất trong điều kiện
kinh tế thị trường lại phải chú ý đến quy luật cung cầu, giá cả, quy luật cạnh
tranh thì sản xuất mới mang lại hiệu quả và sản xuất mới đảm bảo tính bền
vững.
5


Sự phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP còn thể hiện sự

phù hợp về cơ cấu giống ở từng vụ, có những bộ giống phục vụ cho ăn tươi,
phục vụ cho chế biến. Không những đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước
mà còn cho xuất khẩu. Ngoài sự tiến bộ về tổ chức sản xuất, tiêu thụ, chế biến
thì lợi ích về xã hội, môi trường do phát triển vải thiều VietGAP mang lại cũng
là biểu hiện của sự phát triển kinh tế xã hội của vùng.
1.1.3 Nội dung, các chỉ tiêu phát triển sản xuất vải thiều VietGAP
Phát triển sản xuất ( PTSX) vải thiều VietGAP có thể diễn ra theo hai xu
hướng là phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu.
PTSX vải thiều VietGAP theo chiều rộng là nhằm tăng sản lượng vải thiều
bằng cách mở rộng diện tích đất trồng, với cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ
PTSX không đổi, sử dụng kỹ thuật theo quy trình sản xuất VietGAP, kết quả
PTSX vải thiều VietGAP đạt được theo chiều rộng chủ yếu nhờ tăng diện tích và
độ phì nhiêu của đất đai và sự thuận lợi của điều kiện tự nhiên.
PTSX vải thiều VietGAP theo chiều rộng bao gồm mở rộng diện tích
trồng vải trong cả vùng, có thể bao gồm việc tăng số hộ dân trồng vải hoặc tăng
quy mô diện tích trồng vải VietGAP của mỗi hộ nông dân hoặc cả hai.
PTSX vải thiều VietGAP theo chiều sâu bao gồm đầu tư nhằm năng cao
năng suất lao động và hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong sản xuất, ứng dụng
khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, xây dựng cơ sở hạ tầng PTSX vải phù hợp
với điều kiện sản xuất thực tế. Như vậy, PTSX vải thiều VietGAP theo chiều sâu
làm tăng sản lượng và hiệu quả kinh tế sản xuất vải trên một đơn vị diện tích
bằng cách đầu tư thêm giống, vốn, kỹ thuật và lao động.
PTSX vải thiều VietGAP theo chiều sâu bao gồm:
+ Giống vải thiều: có năng suất cao, thích hợp với vùng sản xuất, cho chất
lượng quả tốt, kích cỡ thương phẩm to màu sắc đẹp, chống chịu sâu bệnh.
+ Kỹ thuật canh tác: cây vải có thời gian sinh trưởng lâu năm nên kỹ thuật
này hầu như là không còn quan trọng. Tuy nhiên đối với các hộ nông dân mới
trồng thì nên chú ý đến các công đoạn trồng ban đầu và chăm sóc vải thiều kỹ
lưỡng hơn đối với tất cả các hộ.
+ Kỹ thuật thu hoạch: thu hoạch là khâu quan trọng cuối cùng trên đồng

ruộng. Để có năng suất và chất lượng sản phẩm cao, thì kỹ thuật thu hoạch là hết
sức quan trọng, nhất là việc xác định thời điểm thu hoách vải thiều thích hợp,
khi có quả vải có kích cỡ đủ tiêu chuẩn, hàm lượng dinh dưỡng cao nhất, không
bị các loại bênh vi khuẩn lây lan vào quả.
+ Kỹ thuật – công nghệ bảo quản: Vải thiều là nông sản tươi, hàm lượng
nước trong quả tương đối cao, trên dưới 90%, khối lượng vừa phải nhưng thuộc
6


loại dễ bị nát sứt vỏ gây hư hỏng nhanh nên công việc bảo quản cần chú ý làm
cẩn thận.
+ Tăng hiệu quả kinh tế và thu nhập từ sản xuất vải thiều VietGAP
Việc phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP yếu tố quan
trọng nhất quyết định các hộ có tham gia, mở rộng quy mô sản xuất hay không
phụ thuộc vào việc sản phẩm đó phài làm tăng thu nhập cho người dân và giảm
thiểu chi phí sản xuất. Hay đó chính là hiệu quả kinh tế mà sản xuất vải
VietGAP mang lại. Đây cũng chính là điều kiện tiên quyết cho việc phát triển
sản xuất vải VietGAP lâu dài.
+ Tăng cường liên kết giữa các chủ thể tham gia phát triển sản xuất vải
thiều VietGAP
Liên kết kinh tế giữa các chủ thể trong sản xuất nông sản là một yếu tố
quan trọng trong quá trình sản xuất. Đối với sản xuất vải thiều VietGAP thì mối
liên kết được thể hiện theo hai phương thức bào gồm liên kết theo chiều ngang
và liên kết theo chiều dọc.
Liên kết theo chiều dọc được thể hiện qua các tác nhân như người sản
xuất -> người thu gom -> người bán buôn -> người bán lẻ -> người tiêu dùng.
Trong mối liên kết này, thông thường mỗi tác nhân tham gia vừa có vai trò
khách hàng đồng thời là người cung cấp sản phẩm cho tác nhân tiếp theo của
quán trình sản xuất kinh doanh.
Liên kết ngang trong sản xuất vải thiều VietGAP đó chính là sự liên kết

của hộ nông dân với hộ nông dân, các hợp tác xã với hợp tác xã. Qua đó trao đổi
kinh nghiệm cũng như hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất.
Qua đó, việc tăng cường các mối liên kết kinh tế này trong sản xuất vải
VietGAP sẽ góp phần vào việc phát triển sản phẩm vải trong thời gian tới.
Trong điều kiện hiện nay, những nhân tố phát triển theo chiều rộng đang
cạn dần, cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật trên thế giới ngày càng phát triển
mạnh với những tiến bộ mới về điện tử và tin học, công nghệ sinh học là yêu cầu
tất yếu để thúc đẩy sản xuẩt vải thiều phát triển. Cùng với đó là các chương
trình, dự án vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng được phổ biến mạnh mẽ mà
trong đó có VietGAP càng thúc đẩy việc làm sao phát triển sản xuất vải thiều
nhằm đạt được các mục tiêu: Tăng hiệu quả kinh tế, tăng năng suất lao động,
giảm giá thành sản phẩm, giảm dần hàm lượng vật tư và tăng hàm lượng chất
xám, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân.
Vì vậy, việc PTSX vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP phải thực hiện đồng
thời nhiều nội dung khác nhau, trong đó tập trung chủ yếu là phát triển hình thức
sản xuất, tổ chức các hoạt động dịch vụ đầu vào, đầu ra cho PTSX vải thiều
7


VietGAP. Do đó khi đánh giá sự phát triển sản xuất vải VietGAP chủ yếu là xem
xét kết quả tạo ra của quá trình sản xuất sản xuất như quy mô diện tích, sản
lượng, giá trị sản phẩm, sản lượng, giá trị sản xuất, doanh thu. Đánh giá một
cách khách quan nhất việc PTSX vải thiều VietGAP là yêu cầu cấp thiết của việc
phát triển kinh tế của vùng.
1.1.4 Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài nguyên
hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ (đầu ra).
Nếu giả thiết sản xuất sẽ diễn biến một cách có hệ thống với trình độ sử dụng
đầu vào hợp lý, người ta mô tả mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra bằng một
hàm sản xuất:

Q = f(X1, X2,..., Xn)
Trong đó Q biểu thị số lượng một loại sản phẩm nhất định, X 1, X2,..., Xn
là lượng của một yếu tố đầu vào nào đó được sử dụng trong quá trình sản
xuất.
Có 2 phương thức sản xuất là:
- Sản xuất mang tính tự cung tự cấp, quá trình này thể hiện trình độ còn
thấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm sản xuất ra chỉ nhằm mục đích đảm bảo
chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ, không có sản phẩm dư thừa cung cấp cho
thị trường.
- Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa,
sản phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất trên
quy mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều. Sản xuất này mang tính tập trung
chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao.
Phát triển kinh tế thị trường phải hướng theo phương thức thứ hai. Nhưng
cho dù sản xuất theo mục đích nào thì người sản xuất cũng phải trả lời được ba câu
hỏi cơ bản là: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào?
Tóm lại sản xuất là quá trình tác động của con người vào các đối tượng
sản xuất, thông qua các hoạt động để tạo ra các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
phục vụ đời sống con người.
1.1.5 Khái niệm hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế chung nhất có liên quan trực tiếp
đến nền sản xuất, hiệu quả kinh tế hàng hóa và tất cả các phạm trù và các quy
luật kinh tế khác. Hiệu quả kinh tế được hiểu là một mối tương quan so sánh
giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra. Một phương án hay, một
8


giải pháp kỹ thuật quản lý có hiệu quả cao là một phương án đạt được tối ưu
giữa kết quả đem lại và chi phí sẽ đầu tư.
- Nội dung hiệu quả kinh tế

Theo các quan điểm về hiệu quả kinh tế, thì hiệu quả kinh tế luôn liên
quan đến các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Vậy nội dung
xác định hiệu quả kinh doanh bao gồm:
Xác định các yếu tố đầu ra (mục tiêu đạt được): Trước hết hiệu quả kinh
tế các mục tiêu đạt được của từng doanh nghiệp, từng cơ sở sản xuất phải phù
hợp với mục tiêu chung của nền kinh tế quốc dân, hàng hóa sản xuất ra phải trao
đổi được trên thị trường, các kết quả đạt được là: khối lượng sản phẩm, giá trị
sản xuất, giá trị gia tăng, lợi nhuận,…
Xác định các yếu tố đầu vào: Đó là chi phí trung gian, chi phí sản xuất,
chi phí lao động và dịch vụ, chi phí vốn đầu tư và đất đai..
- Bản chất của hiệu quả kinh tế
Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ sản xuất và sự phát triển là đáp
ứng ngày càng cao nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã
hội. Bản chất của hiệu quả kinh tế là sự gắn kết mối quan hệ giữa kết quả và chi
phí. Tiêu chuẩn của hiệu quả kinh
tế là sự tối đa hóa kết quả và tối thiểu hóa chi phí trong điều kiện tài
nguyên có hạn. Tùy từng ngành, từng mức độ mà ta xác định đâu là kết quả, đâu
là hiệu quả.
Ngoài ra hiệu quả kinh tế còn được xét cả về mặt thời gian và không gian.
Về thời gian, hiệu quả kinh tế phải đảm bảo lợi ích trước mắt và lâu dài, tức là
hiệu quả đạt được ở từng thời kỳ, giai đoạn không ảnh hưởng đến hiệu quả của
các thời kỳ giai đoạn sau. Về mặt không gian, hiệu quả kinh tế chỉ có thể đạt
được một cách toàn diện khi và chỉ khi hoạt động của các ngành, các doanh
nghiệp, các bộ phận,… đều mang lại hiệu quả và không làm ảnh hưởng tới hiệu
quả chung của nền kinh tế.
- Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế
Bất kỳ một quốc gia, một ngành kinh tế hay một đơn vị sản xuất kinh
doanh nào đều mong muốn rằng với nguồn lực có hạn làm thế nào để tạo ra
lượng sản phẩm lớn nhất và chất lượng cao nhất nhưng có chi phí thấp nhất. Vì
thế nên tất cả các hoạt động sản xuất đều được tính toán kỹ lưỡng sao cho đạt

hiệu quả cao nhất. Nâng cao hiệu quả kinh tế là cơ hội để tăng lợi nhuận, từ đó
các nhà sản xuất tích lũy vốn và tiếp tục đầu tư tái sản xuất mở rộng, đổi mới
9


công nghệ tạo ra lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị trường… đồng thời không
ngừng nâng cao thu nhập cho người lao động. Đây chính là cái gốc để giải quyết
mọi vấn đề.
Khi xã hội phát triển ngày càng phát triển, công nghệ ngày càng cao, việc
nâng cao hiệu quả kinh tế sẽ gặp nhiều thuận lợi. Nâng cao hiệu quả kinh tế sẽ
làm cho cả xã hội có lợi hơn, lợi ích của người sản xuất và lợi ích của người tiêu
dùng ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên, việc nâng cao hiệu quả kinh tế phải
đặt trong mối quan hệ bền vững giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội và
hiệu quả môi trường trước mắt và lâu dài.
1.2. Cơ sở lý luận về GAP và VietGAP
1.2.1. Cơ sở lý luận về GAP
Ra đời từ năm 1997, GAP là sáng kiến của những nhà bán lẻ Châu Âu
(Euro-Retailer Produce Working Group) nhằm giải quyết mối quan hệ bình đẳng
và trách nhiệm giữa người sản xuất sản phẩm nông nghiệp và khách hàng của
họ. GAP (Good Agricultural Practice) có nghĩa là thực hành nông nghiệp tốt.
Thực hành nông nghiệp tốt là những nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo
một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, thực phẩm phải đảm bảo không chứa
các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng
) và hóa chất (dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, hàm lượng nitrat), đồng
thời sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ ngoài đồng đến khi sử dụng.
GAP bao gồm việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, đất đai, phân
bón, nước, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hái, đóng gói, tồn trữ, vệ sinh đồng ruộng
và vận chuyển sản phẩm,… nhằm phát triển nông nghiệp bền vững với mục đích
đảm bảo:
1. ATTP

2. An toàn cho người sản xuất
3. Bảo vệ môi trường
4. Truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm.
Tiêu chuẩn của GAP về thực phẩm an toàn tập trung vào 4 tiêu chí sau:
* Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất: Mục đích là càng sử dụng ít thuốc
BVTV càng tốt, nhằm làm giảm thiểu ảnh hưởng của dư lượng hóa chất lên con
người và môi trường. Các biện pháp kỹ thuật được áp dụng gồm: Quản lý phòng
trừ dịch hại tổng hợp, quản lý mùa vụ tổng hợp, giảm thiểu dư lượng hóa chất

10


* Tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm: Các tiêu chuẩn này gồm các biện
pháp để đảm bảo không có hóa chất, nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu
hoạch.
* Môi trường làm việc: Mục đích là để ngăn chặn việc lạm dụng sức lao
động của nông dân. Môi trường làm việc gồm: Các phương tiện chăm sóc sức
khỏe, cấp cứu, nhà vệ sinh cho công nhân; đào tạo tập huấn cho công nhân, phúc
lợi xã hội.
* Truy nguyên nguồn gốc: GAP tập trung rất nhiều vào việc truy nguyên
nguồn gốc. Nếu khi có sự cố xảy ra, các siêu thị phải thực sự có khả năng giải
quyết vấn đề và thu hồi sản phẩm bị lỗi.
1.2.2. Cơ sở lý luận về VietGAP
Để góp phần đẩy mạnh sản xuất nông sản thực phẩm an toàn nói chung và rau
quả nói riêng phục vụ tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành “VietGAP- Quy trình thực hành sản
xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả an toàn tại Việt Nam” ngày 28/01/2008.
VietGAP được biên soạn dựa theo ASEAN GAP, hệ thống phân tích nguy
cơ và xác định điểm kiểm soát tới hạn (Hazard Anilysis Critical Control Point;
HACCP), các hệ thống thực hành sản xuất nông nghiệp tố quốc tế được công

nhận như: EUREP GAP/GLOBALGAP (EU), FRESHCARE (Úc) và luật pháp
Việt Nam về vệ sinh an toàn thực phẩm. VietGAP đáp ứng yêu cầu của người
sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu thụ đối với sản phẩm rau quả an toàn.
Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả an toàn tại Việt
Nam (VietGAP) là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá
nhân sản xuất thu hoạch, sơ chế đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản
phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo
vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc.
VietGAP là một quy trình áp dụng tự nguyện, có mục đích hướng dẫn các
nhà sản xuất nâng cao chất lượng đảm bảo an toàn, nâng cao hiệu quả, ngăn
ngừa hoặc giảm thiểu đến mức tối đa những mối nguy tiềm ẩn về hoá học, sinh
học và vật lý có thế xảy ra trong suốt quá trình sản xuất, thu hoạch, sau thu
hoạch, chế biến và vận chuyển rau quả. Những mối nguy này tác động xấu đến
chất lượng, vệ sinh an toàn, môi trường và sức khoẻ của con người. Chính vì
vậy, các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh muốn cung cấp nông sản sạch, vệ
sinh an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế cần áp dụng VietGAP và được chứng nhận.
11


Nội dung của quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả
tươi an toàn tại Việt Nam (VietGAP) được ban hành kèm theo quyết đinh số
379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28 tháng 1 năm 20008 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn gồm 12 vấn đề (Phụ lục) tại chương II.
1.2.3.. Quy trình áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong sản xuất cây ăn quả và vải
thiều
Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP trong sản xuất cây
ăn quả được Dự án xây dựng và Kiểm soát chất lượng nông sản do CIDA tài trợ
cùng một số cơ quan ban ngành đã biên soạn cuốn Sổ tay hướng dẫn thực hành
VietGAP cho cây ăn quả và đã chi tiết hoá nhiều quy định kỹ thuật trong sản
xuất cũng như thu hoạch và bảo quản đối với cây ăn quả. Trong đó đã trình bày

khá rõ các phần như sơ đồ quá trình sản xuất và thu hoạch hay 12 vấn đề hướng
dẫn thực hành trong 12 chương chi tiết hoá tất cả các quy định tiêu chuẩn cần
phải tuân thủ từ giai đoạn đánh giá lựa chọn vùng sản xuất cho tới nhưng công
đoạn kiểm tra sau khi thu hoạch.
Cụ thể cho VietGAP đối với sản phẩm vải thiều Lục Ngạn đã áp dụng vào và
đưa ra các quy trình kỹ thuật và tiêu chuẩn cho chất lượng sản phẩm như:
* Lựa chọn vùng đất trồng bao gồm vị trí và chất lượng đất, nguồn nước tới
* Cách trồng và chăm sóc trước thu hoạch bao gồm: bón phân, tạo tán tỉa
cành, phun thuốc BVTV, tưới nước...
Trong đó thu hoạch bao gồm: thu hoạch, phân loại, đóng gói và cuối cùng
là vận chuyển.
1.2.4. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của cây vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP
(1) Làm cỏ, xới xáo và tủ gốc giữ ẩm
Hàng năm, cần làm sạch cỏ, xới xáo, tủ gốc và tưới nước giữ ẩm cho
vườn vải đặc biệt là thời kỳ cây ra hoa và nuôi quả.

(2) Tưới nước
Căn cứ vào tình hình cụ thể mà có kế hoạch cung cấp đủ nước để cây vải
sinh trưởng, phát triển tốt nhất là giai đoạn ra hoa, nuôi quả. Chỉ sử dụng các
nguồn nước không bị ô nhiễm để tưới cho cây vải.
12


(3) Bón phân
Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng của cây, sản lượng quả cho thu hoạch
của năm trước để quyết định liều lượng bón.
Bảng 1.2.5 Lượng phân bón cho ở thời kỳ mang quả tính theo tuổi cây áp
dụng quy trình sản xuất VietGAP
Tuổi
cây

4-6

Lượng phân bón (kg/cây/năm)
Phân chuồng hoại mục Đạm Urê Lân Super Kali Clorua
30 - 50
0,4 - 0,7
0,8 - 1,0
0,7 - 1,0

7 - 10

50 - 70

0,8 - 1,2

1,3 - 1,7

1,3 - 1,7

> 10

70 - 100

1,3 - 2,2

2,0 - 3,0

1,9 - 3,3

(Nguồn: Phòng Trồng trọt Sở NN và PTNT)

Lượng phân trên được chia thành 3 lần bón:
- Lần 1 (Thúc hoa): Bón khi cây xuất hiện chùm nụ với lượng: 25%(0,30,5) đạm Urê; 25%(0,5-0,7) Kali và 30%(0,6-1) lân.
- Lần 2: (Nuôi quả, chống rụng quả): Sau khi cây rụng quả sinh lý lần 1
bón 25% đạm Urê; 50% Kali và 30 %lân.
- Lần 3: (Sau thu hoạch): Bón 50% đạm; 25% Kali; 40% lân và 100%
phân chuồng.
Cách bón:
* Lần 1 và 2: Rải phân bón phía dưới mép tán cây rồi dùng cuốc xới nhẹ
để lấp phân, sau đó tưới nước để hoà tan phân.
*Lần 3: Đào rãnh rộng 30 - 40 cm, sâu 25 - 30 cm xung quanh tán theo
hình chiếu tán cây, rải phân và lấp đất, tưới nước để hoà tan phân.
Chú ý: * Chỉ sử dụng các loại phân bón đã được thống nhất sử dụng; Việc
mua, tiếp nhận sử dụng phân bón cần tuân thủ yêu cầu của quy trình VietGAP.
Khi có nhu cầu mua các loại phân bón và chất bón bổ sung mới cần tham khảo ý
kiến những người có chuyên môn.
* Nếu dùng các loại phân hỗn hợp N.P.K cần quy đổi với lượng tương đuơng.
(4). Cắt tỉa tạo tán
Hàng năm tập trung cắt tỉa 3 lần:
- Vụ Xuân: Cắt tỉa cành trong tán, cành sâu bệnh, tỉa bỏ các chùm hoa
nhỏ, ra muộn.
- Vụ Hè: Cắt tỉa cành trong tán, cành sâu bệnh, cành mọc yếu, quả sâu
bệnh, quả nhỏ.
13


- Sau thu hoạch: Cắt tỉa toàn bộ cành tăm, cành vượt, cành sâu bệnh. Khi
lộc Thu phát triển, khống chế, để lại 2 - 3 cành Thu trên 1 cành mẹ khoẻ, ra hoa,
đậu quả tốt.
+ Biện pháp hạn chế lộc Đông: Lộc Đông là đợt lộc xuất hiện muộn, vào
tháng 11, 12, thậm chí trong thời gian cây ra nụ hoa. Có thể htực hiện một trong

số các biện pháp hoặc kết hợp các biện pháp sau để khống chế lộc đông:
- Biện pháp cơ giới:
Cuốc lật đất xung quanh tán cây: Vào tháng 11, 12, khi lộc thu đã thành
thục, dùng cuốc hoặc cày máy cày lật đất xung quanh mép tán cây, sâu 30 - 40
cm, rộng 40 - 50 cm hoặc đào thành rãnh sâu để làm đứt hết phần rễ mới ra xung
quanh mép tán.
Khoanh cành: Tiến hành khoanh các cành cấp 2, cấp 3 (chú ý để lại 10 15 % số cành không khoanh để cung cấp dinh dưỡng nuôi bộ rễ cây, nhất là đối
với cây vải sunh trưởng yếu, cằn cỗi).
- Biện pháp hoá học: Có thể sử dụng các loại chế phâm như Ethrel, HPC
97 để hạn chế lộc đông.
* Chú ý: Thu dọn sạch sẽ các tàn dư sau khi cắt tỉa, tiến hành tiêu hủy để
hạn chế nguồn sâu, bệnh hại.
(5). Phòng, trừ sâu, bệnh hại.
Khi cần dùng thuốc đề phòng, trừ sâu bệnh, nên lựa chọn và sử dụng các
loại thuốc sinh học, thuốc thảo mộc, các loại thuốc có ít độc và có thời gian cách
ly ngắn trong danh sách đã được thống nhất với các HTX; Việc mua, tiếp nhận
và sử dụng thuốc BVTV phải được tuân thủ theo đúng theo yêu cầu của
VietGAP. Nếu có nhu cầu sử dụng các loại thuốc hoặc hóa chất khác cần tham
khảo ý kiến của nguời có chuyên môn.
(6) - Thu hoạch vải.
Thu hoạch khi vỏ quả chuyển từ màu đỏ xanh sang đỏ hồng, gai quả mau,
nhọn chuyển sang thưa, phẳng, quả mềm có vị thơm.
Trước, trong quá trình và sau khi thu hoạch vải cần tuân thủ đầy đủ các
yêu cầu theo quy trình VietGAP.
1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP
* Nhóm nhân tố chủ quan
Nhóm nhân tố này gồm nhiều vấn đề nhưng có thể chia ra như sau:
- Trình độ năng lực của người sản xuất: nó có tác động trực tiếp đến hiệu
quả sản xuất. Năng lực của người sản xuất được thể hiện qua: trình độ khoa học
14



kỹ thuật và tổ chức quản lý, khả năng ứng xử trước những biến động của thị
trường ảnh, khả năng vốn và trình độ trang bị cơ sở vật chất. Do đó mà các yếu
tố này có thể ảnh hưởng đến quyết định có tham gia sản xuất theo quy trình
VietGAP hay không? Yếu tố này có thể ảnh hưởng tới khả năng nhận biết vai trò
và lợi ích của VietGAP đối với bản thân họ và môi trường xã hội, ngoài ra khi đã
nhận biết được thì trình độ học vấn còn quyết định khả năng tiếp thu các kỹ
thuật và tuân thủ các tiêu chuẩn trong VietGAP khi đã tham gia tập huấn. Khi
tham gia người sản xuất còn phải ghi chép lại nhật ký sản xuất như kiểm tra đất,
nước, ghi lại phân bón, thuốc trừ sâu đã sử dụng...Số lượng và chất lượng lao
động là nhân tố hàng đầu ảnh hưởng đến quá trình PTSX vải thiều VietGAP. Lao
động trong sản xuất vải VietGAP đòi hỏi phải am hiểu kỹ thuật, có kinh nghiệm
và kỹ năng tổ chức quản lý theo những hình thức và quy mô nhất định. Do đặc
điểm PTSX vải chủ yếu là đơn vị kinh tế hộ nên lao động rất đa dạng thường
gắn với nông nghiệp nông thôn. Vì vậy công tác đào tạo, tập huấn phát triển
nguồn lao động để nâng cao kỹ năng sản xuất là vấn đề cần được quan tâm.
- Vốn sản xuất: là biểu hiện bằng giá trị của tài sản bao gồm máy móc,
phương tiện vận tải, nhà kho và cơ sở hạ tầng kỹ thuật ( không tính đến tài
nguyên thiên nhiên), có tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất để tạo ra tổng
số đầu ra của quá trình sản xuất. Ngày nay, vốn đầu tư và vốn sản xuất được coi
là yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất. Vốn không chỉ là cơ sở tăng
năng lực sản xuất mà nó còn là điều kiện để nâng cao trình độ khoa học công
nghệ, góp phần đán kể vào việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động
khi chủ hộ mở rộng diện tích sản xuất. Vì vậy để duy trì được hoạt động sản
xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh tế trong ngành trồng trọt nói chung và
sản xuất vải thiều VietGAP nói riêng thì yếu tố vốn không thể thiếu được.
- Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất: Đây là yếu tố
tác động trực tiếp đến PTSX vải thiều VietGAP. Sản xuất vải muốn đem lại năng
suất cao, chất lượng tốt và có hiệu quả kinh tế cao đòi hỏi phải biết áp dụng

khoa học kỹ thuật. Dựa vào công nghệ giống, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh, bảo
quản sau thu hoạch…đã được các hộ nông dân áp dụng vào thực tế địa phương.
Đặc biệt là thực hiện các yêu cầu kỹ thuật theo đúng quy trình sản xuất VietGAP
vì điều đó ảnh hưởng tới khối lượng và chất lượng sản phẩm. Vì vậy ứng dụng
và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới để PTSX vải
thiều VietGAP luôn là những yêu cầu bức thiết.
- Hiệu quả kinh tế từ sản xuất vải thiều VietGAP
15


Hiện nay trên địa bàn xã Kiên Lao có một số cây ăn quả được trồng phổ
biến là Cam canh, Bưởi, Nhãn, Táo… Đối với cây Cam canh thì đây là giống
cây trồng mới được đưa vào sản xuất tại các hộ trong xã với diện tích nhỏ nên
chưa thấy được hiệu quả rõ rệt và chưa có thương hiệu; đối với cây bưởi, nhãn,
táo thì đây là những cây trồng phổ biến nhưng cơ cấu diện tích chiếm không
đáng kể trong diện tích cây ăn quả của xã và kỹ thuật sản xuất còn hạn chế. Vải
thiều là cây trồng chiếm ưu thế về cả diện tích và sản lượng ở xã. Đây là lợi thế
áp dụng quy trình sản xuất VietGAP vì hầu hết hộ nào cũng sản xuất vải thiều.
Sản phẩm vải VietGAP đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn, mẫu mã đẹp đang
được tiêu thụ với giá cao hơn hẳn vải thường và đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt
cho các hộ sản xuất. Điều này thúc đẩy các hộ nông dân tham gia sản xuất vải
thiều theo tiêu chuẩn VietGAP góp phần phát triển sản phẩm vải thiều trong thời
gian tới.
Vậy, nhóm các nhân tố nêu trên có liên quan mật thiết và tác động qua lại
với nhau, làm biến đổi lẫn nhau và cùng ảnh hưởng đến sản xuất vải thiều
VietGAP. Do vậy việc phân tích, đánh giá đúng sự ảnh hưởng của chúng là cần
thiết để đề ra những giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển sản xuất vải thiều theo
tiêu chuẩn VietGAP.
* Nhóm nhân tố khách quan
Trong các nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên, thông thường nhân tố thứ

nhất người ta phải kể đến đó là điều kiện đất đai. Ngoài đất đai và khí hậu,
nguồn nước cũng cần được xem xét. Chính những điều kiện này ảnh hưởng đến
năng suất, chất lượng vải thiều, đồng thời nó là những nhân tố cơ bản để dẫn đến
quyết định đưa ra định hướng sản xuất, hướng đầu tư thâm canh, lịch trình chăm
sóc và thu hoạch…
- Đất đai: Là yếu tố sản xuất đặc biệt quan trọng với ngành nông nghiệp
cũng như trong việc phát triển vải thiều VietGAP. Do đất đai là yếu tố cố định,
lại bị giới hạn về quy mô. Có thể nói vải là loại cây không kén đất lắm. Ở các
tỉnh miền Bắc vải được trồng trên nhiều loại đất: Đất bãi ven sông là loại đất
phù sa, đất ruộng trước đây hay đất đồi dốc thuộc loại phù sa cổ, đất cát pha, đất
thịt.. cây vải đều có thể sinh trưởng và kết quả tốt. Rễ vải cộng sinh với nấm rễ,
ưa đất có độ chua nhẹ.
Ở xã Kiên Lao thì cây vải được trồng trên đất đồi không cao đất dốc nên
thoát nước tốt. Tuy nhiên tầng canh tác khá dày, thường bị thiếu nước vào mùa
khô.
16


- Khí hậu: do hoạt động nông nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu
nên sản xuất vải thiều VietGAP cũng không tránh khỏi.
+ Nhiệt độ: là nhân tố chủ yếu tác động đến sinh trưởng dinh dưỡng và
sinh trưởng sinh thực của cây vải. Cây vải sinh trưởng tốt ở những vùng có nhiệt
độ bình quân năm từ 21 – 25 0C. Giống chín muộn ở 10 0C và giống chín sớm ở
400C thì ngừng sinh trưởng dinh dưỡng. Khi nhiệt độ từ 8 – 100 0C thì khôi phục
sinh trưởng, 10 – 120C sinh trưởng chậm, 210C trở lên sinh trưởng tốt, 23 – 26 0C
sinh trưởng mạnh nhất, nhiệt độ còn ảnh hưởng tới thời kỳ nở hoa và sự phát
triển của quả. Nhiệt độ bình quân hữu hiệu càng cao thì quả sinh trưởng phát
triển càng nhanh, ngược lại, nhiệt độ thấp thì sinh trưởng của quả càng chậm.
Nhiệt độ là một trong những nhân tố khí hậu chính không điều khiển được, nó
quyết định diện tích trồng trọt và ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất cây trồng.

+ Lượng mưa: Những tháng mùa hè và mùa thu là thời gian cây vải sinh
trưởng mạnh yêu cầu lượng nước lớn. Những tháng mùa đông, mưa nhiều, vải
dễ phát lộc đông, không thuận lợi cho phân hoá mầm hoa. trong giai đoạn phân
hoá mầm hoa, đủ nước thì tổng số hoa/chùm và số hoa đực/chùm giảm nhưng số
hoa cái không bị ảnh hưởng nhiều nên tỷ lệ hoa cái tăng. Mưa nhiều trong thời
gian hoa đang nở dẫn đến làm thối hoa, tỷ lệ đậu quả rất thấp có thể dẫn đến mất
mùa.
Cây vải có nguồn gốc ở các vùng có lượng mưa hàng năm là 1.250 1.700 mm, độ ẩm không khí là 75 - 85% nên nó chịu được độ ẩm không khí cao
ở thời kỳ sinh trưởng thân lá. Trong những tháng mưa nhiều, bộ lá cây vẫn xanh
tốt. Vải kém chịu úng hơn các cây khác như ổi, táo ta, nhãn nhưng có khả năng
chịu hạn tốt hơn. Tháng 11 - 12, cây vải cần thời tiết khô và rét để phân hoá
mầm hoa .
+ Ánh sáng: Cây vải cần ánh sáng chiếu quanh năm đặc biệt là thời kỳ
hình thành, phân hoá mầm hoa, hoa nở và quả phát triển. Tổng số giờ chiếu
sáng/năm từ 1.800 giờ trở lên là khá thích hợp đối với cây vải. Ánh sáng đầy đủ
giúp cho quá trình quang hợp và đồng hoá các chất xảy ra được thuận lợi tăng
tích luỹ chất dinh dưỡng, khả năng sinh trưởng và phân hoá mầm hoa cũng như
ra hoa đậu quả tốt, số giờ chiếu sáng nhiều thì lượng hoa cái bình quân trên
chùm tăng lên tương ứng.
- Thị trường
Thị trường ở đây bao gồm cả thị trường đầu vào cho phát triển sản xuất và
thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Khi giá cả đầu vào tăng sẽ làm giảm hiệu
17


quả kinh tế và làm giảm phát triển sản xuất ngược lại khi giá cả đầu ra tăng lên
sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Đối với PTSX vải
thiều VietGAP giá cả đầu vào và ra đóng vai trò hết sức quan trọng. Giá đầu vào
bao gồm giá của các yếu tố: phân bón, thuốc BVTV,.. Sự thay đổi của giá cả sẽ
làm ảnh hưởng đến quyết định mở rộng sản xuất của hộ. Hơn thế nữa là giá đầu

ra của sản phẩm vải VietGAP phải đảm bảo ổn định và thu được lợi nhuận cho
người sản xuất. Thị trường tiêu thụ vải thiều VietGAP phải thực sự ổn định bởi
đó sẽ quyết định quy mô, cơ cấu sản xuất vải thiều VietGAP. Các hộ nông dân
luôn căn cứ vào cung cầu và giá cả thị trường điều chỉnh hành vi sản xuất vải
cho phù hợp, nhằm hạn chế tối đa rủi ro do tác động của thị trường. Vải thiều
VietGAP hiện nay mới chỉ phục vụ chủ yếu cho tiêu dùng tươi, nội địa với số
lượng không lớn. Việc chế biến các sản phẩm từ vải thiều VietGAP tại khu vực
còn hạn chế do đây là sản phẩm thực hiện theo quy trình sản xuất rau quả an
toàn của Bộ NN và PTNT nên vấn đề an toàn VSTP được đặt lên hàng đầu và
chỉ tiêu thụ dưới dạng tươi. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm kiếm, tiếp cận thị trường
và xúc tiến thương mại cho sản phẩm vải thiều VietGAP luôn đòi hỏi các nhà
quản lý kinh tế phải quan tâm.
- Các cơ quan, tổ chức hỗ trợ sản xuất cho người dân
Sự quan tâm của các tổ chức liên quan và chỉ đạo của các cơ quan quản
lý có ảnh hưởng khá lớn tới việc người dân có tích cực tham gia và tuân thủ theo
các quy tắc của VietGAP hay không, nhất là khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm
và chứng nhận sản phẩm. Ngoài ra sự hỗ trợ về vật chất cũng như tinh thần từ
phía các tổ chức hay cơ quan chính quyền cũng sẽ là động lực để người dân
tham gia sản xuất.
Cán bộ tập huấn: Đây là người trực tiếp truyền kiến thức cho người dân,
hướng dẫn người dân thực hành vì vậy cán bộ tập huấn tốt, biết cách hướng dẫn
người dân thì người dân sẽ dễ dàng làm theo.
1.3. Cơ sở thực tiễn
* Tình hình sản xuất rau quả theo GAP trên thế giới
* Tình hình thực hiện các chương trình GAP trên thế giới
Việc nghiên cứu cơ chế, chính sách sản xuất, bảo quản chế biến và tiêu
thụ rau trên thế giới được tập trung vào vấn đề quản lý chất lượng rau quả như
thế nào giữa các tác nhân tham gia trong đó (nhà nước, người sản xuất, người
dịch vụ, người tiêu dùng ..). Và vấn đề quản lý chất lượng rau quả được xem xét
18



trong khuôn khổ của việc quản lý chất lượng nông sản nói chung. Tuy nhiên đây
là một vấn đề phức tạp và có nhiều cách thức quản lý khác nhau. Nhìn chung
Châu Âu có các thể chế quản lý chất lượng nông sản tiến bộ nhất. Nghiên cứu
mới đây của JM Codron (2006) cho thấy chính phủ các nước Châu Âu rất quan
tâm đến các chính sách quản lý vệ sinh an toàn của rau quả, tập trung vào việc
quản lý dư lượng thuốc trừ sâu: Tại Anh, thì hệ thống phân phối phải chịu trách
nhiệm từ khi có sắc lệnh an toàn thực phẩm (1990), nguyên tắc là để lưu thông
các sản phẩm không đặt tiêu chuẩn là trách nhiệm của tác nhân phân phối cuối
cùng trước người tiêu dùng, nếu vi phạm sẽ bị phạt nặng. Tại Pháp, chế tài xử
phạt lại khác, nó được quy định rằng người đầu tiên đưa sản phẩm không đạt
tiêu chuẩn an toàn vào lưu thông sẽ bị phạt và tùy theo sản phẩm sản xuất trong
nước hay nhập khẩu thì người chịu trách nhiệm sẽ là người sản xuất hay nhà
nhập khẩu. Trong trường hợp này các nhà phân phối kiểm tra rất chặt chẽ để
không bị ảnh hưởng trách nhiệm. Tại Hà Lan thì Hiệp hội người tiêu dùng chủ
động trực tiếp tiến hành kiểm tra phân tích sản phẩm và uy tín của các nhà phân
phối bán lẻ sẽ bị ảnh hưởng nặng bởi hoạt động kiểm tra này.
Theo nghiên cứu của FAO, tại các nước đang phát triển, hầu hết đều có cơ
quan đăng ký thuốc bảo vệ thực vật và các loại hóa chất khác để kiểm soát việc
sử dụng của họ. Tuy nhiên, hoạt động của các cơ quan này còn thiếu tính hiệu
quả do thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan và có khi là do sự thiếu các
nguồn lực cần thiết. Các nước trong khu vực đều thiếu liên kết chặt chẽ giữa các
cơ quan có trách nhiệm trong việc xúc tiến an toàn thực phẩm, kiểm soát việc sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật và GAP.
Tại Thái Lan, các hoạt động liên quan đến an toàn thực phẩm được quản
lý bởi luật thực phẩm ban hành năm 1979. Theo luật này, Bộ y tế đã ban hành
một số hướng dẫn để phân loại những loại được cho là có nguy hiểm. Quy định
gần đây nhất được ban hành năm 2003, quy định này cho phép mức độ có thể
chấp nhận được về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Phân loại và đóng gói nhãn

mác phải được chứng nhận bởi cơ quan của bộ, và điều này đòi hỏi có sự giảm
sát về vệ sinh an toàn thực phẩm. Những quy định như vậy được khuyến khích
để trở thành GMP. Chứng nhận GMP được cung cấp theo một chương trình đặc
biệt của Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã. Bộ này cũng đã có một chương trình để
tạo ra một mạng lưới giữa những những người đóng góp với GAP. Sở Nông
nghiệp có khoảng 700 thanh tra có trách nhiệm xem xét các trang trại có phù
hợp với tiêu chuẩn GAP hay không, mặt dù trước đây cơ quan này chủ yếu quan
19


×