Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Giải pháp phát triển mô hình trồng Nhãn trên địa bàn Thị Trấn Đồi Ngô huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (836.4 KB, 91 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG- LÂM BẮC GIANG
KHOA KINH TẾ- TÀI CHÍNH
-----------@&?-----------

BÁO CÁO
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
CHUYÊN ĐỀ:
“GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH TRỒNG NHÃN TRÊN
ĐỊA BÀN THỊ TRẤN ĐỒI NGÔ - HUYỆN LỤC NAM-TỈNH BẮC GIANG”

Người hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Lớp
Khóa học

: PGS.TS. Nguyễn Quang Hà
: Dương Cao Khánh
: DLTV-KT6B
: 2016-2019

Lục Nam, năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong báo cáo
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện báo cáo này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong báo cáo này đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Ngày


tháng

năm 2019

Người viết cam đoan

Dương Cao Khánh

i


LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn không thể thiếu với mỗi sinh viên,
nhằm giúp sinh viên vận dụng kiến thức lý luận đã học vào thực tiễn, giúp cho
sinh viên bước đầu tiếp cận với thực tế và học hỏi thêm những kiến thức kinh
nghiệm được rút ra qua thực tiễn sản xuất để nâng cao được chuyên môn từ
đó giúp sinh viên khi ra trường trở thành một cử nhân nắm trắc được lý thuyết
giỏi về thực hành, biết vận dụng nhuần nhuyễn lý thuyết vào thực tế.
Xuất phát từ cơ sở trên, được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường,
ban chủ nhiệm khoa kinh tế trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang, tôi tiến
hành thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Giải pháp phát triển cây Nhãn tại Thị
trấn Đồi Ngô - huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang”.
Đến nay bài khoá luận đã hoàn thành, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn
chân thành tới các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang và
đặc biệt là thầy PGS. TS Nguyễn Quang Hà đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo
tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Qua đây tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới ban Lãnh đạo, toàn thể
cán bộ nhân viên UBND Thị trấn Đồi Ngô, cùng đông đảo bà con nhân dân
trên địa bàn Thị trấn Đồi Ngô cùng bạn bè, gia đình đã tận tình giúp đỡ tôi
trong thời gian qua.

Do trình độ, kinh nghiệm thực tế bản thân còn hạn chế, thời gian thực
tập không nhiều vì vậy bản chuyên đề này không tránh khỏi những sai sót, vì
vậy rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo, sự đóng góp ý kiến của
các bạn sinh viên để bản chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Lục Nam, ngày 19 tháng 4 năm 2019
Sinh viên

Dương Cao Khánh

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...............................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH.............................................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG...........................................................................viii
PHẦN 1: MỞ ĐẦU..........................................................................................1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU..................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.................................................................................3
2.1. Mục tiêu chung...........................................................................................3
2.2. Mục tiêu cụ thể...........................................................................................3
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.......................................3
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:...............................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:..................................................................3
4. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI.....................................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH

TRỒNG NHÃN.....................................................................................4
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI..................................................4
1.1. Khái niệm đánh giá....................................................................................4
1.2. Khái niệm thị trường..................................................................................5
1.3 KHÁI NIỆM SẢN XUẤT..................................................................................6
1.4. GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA CÂY NHÃN LỒNG.....................................................7
1.5. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÂY NHÃN LỒNG...................................................8
1.6. NGUỒN GỐC VÀ KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC GIỐNG NHÃN LỒNG........10
1.6.1. Nguồn gốc.............................................................................................10
1.6.2. Kỹ thuật trồng:......................................................................................10
1.6.3. Kỹ thuật chăm sóc.................................................................................11
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...............................................................................13
iii


2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên................................................................13
2.2. Khái quát đặc điểm kinh tế xã hội của Thị trấn Đồi Ngô.......................13
2.3. Tìm hiểu về tình hình sản xuất Nhãn lồng tại Thị trấn Đồi Ngô..............13
2.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong sản
xuất và tiêu thụ Nhãn lồng tại Thị trấn Đồi Ngô..................................13
2.5. Đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất và mở rộng thị trường tiêu
thụ Nhãn lồng tại địa bàn nghiên cứu Thị trấn Đồi Ngô......................13
3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU..............................................................14
3.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học:........................................................14
3.2. Ý nghĩa thực tiễn:.....................................................................................14
3.3. Ý nghĩa đối với sinh viên:.........................................................................14
4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG:...........................................................................14
5. CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC..............................15
5.1. Những chủ trương định hướng của Đảng và Nhà nước...........................15
5.2 .Chính sách của Đảng và Nhà nước..........................................................16

6. KINH

NGHIỆM TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI VỀ PHÁT TRIỂN CÁC MÔ

HÌNH TRỒNG

NHÃN................................................................................16

6.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ Nhãn lồng trên thế giới............................16
6.1.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ CÁC VÙNG TRỒNG NHÃN
LỒNG CHỦ YẾU TRÊN THẾ GIỚI................................................16
6.1.2. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ NHÃN LỒNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC
TRÊN THẾ GIỚI................................................................................17
6.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ Nhãn lồng tại Việt Nam...........................18
6.2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ CÁC VÙNG TRỒNG NHÃN
LỒNG Ở VIỆT NAM..........................................................................18
6.2.2. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ NHÃN LỒNG TẠI VIỆT NAM..............21
6.2.3. NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VIỆC TRỒNG NHÃN LỒNG Ở
NƯỚC TA............................................................................................22

iv


CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................................24
2.1. ĐẶC

ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

THỊ


TRẤN

ĐỒI NGÔ - HUYỆN LỤC

NAM - BẮC GIANG................................................................................24
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................24
2.1.2. Đặc điểm kinh tế, Thị trấn Đồi Ngô – Lục Nam – Bắc Giang..............28
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................34
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin............................................................34
2.2.2. Chọn địa điểm nghiên cứu:...................................................................35
2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích tài liệu...............................................36
2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu dùng để nghiên cứu...................................................36
CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...................37
3.1. THỰC

TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH TRỒNG NHÃN TẠI

THỊ

TRẤN

ĐỒI NGÔ – LỤC NAM – BẮC GIANG.....................................................37
3.1.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp, Thị trấn Đồi Ngô..............................37
3.1.2. Thực trạng sản xuất cây Nhãn Lồng trên địa bàn Thị trấn Đồi Ngô....39
3.1.3. Thực trạng phát triển cây Nhãn lồng của các hộ điều tra....................40
3.2. ĐỊNH

HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY


TRÊN ĐỊA BÀN

UBND THỊ

TRẤN

ĐỒI NGÔ,

HUYỆN

NHÃN

LỒNG

LỤC NAM,

TỈNH

BẮC GIANG............................................................................................63
3.2.1. Những quan điểm định hướng của Đảng ủy, UBND UBND Thị trấn
Đồi Ngô.................................................................................................63
3.2.2. Giải pháp để phát triển cây Nhãn lồng.................................................66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................74

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

BQ
CN - TTCN
ĐVT
EU

NN
NN & PTNT
TB
TM - DV
UBND
WTO
NT
TDP

Diễn giải
Bình quân
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Đơn vị tính
Liên minh Châu Âu
Lao động
Nông nghiệp
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Trung bình
Thương mại dịch vụ
Ủy ban nhân dân
Tổ chức thương mại thế giới
Nông trường
Tổ dân phố

vi



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 2.1. Cơ cấu kinh tế Thị trấn Đồi Ngô năm 2016, 2017, 2018................31
Hình 3.1. Cơ cấu diện tích cây ăn quả tại các hộ điều tra...............................43
Hình 3.2. Sơ đồ kênh tiêu thụ nhãn của các hộ sản xuất Nhãn lồng...............59

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất của Thị Trấn Đồi Ngô huyện Lục Nam
giai đoạn 2016-2018..............................................................................25
Bảng 2.2. Tình hình khí hậu thuỷ văn của huyện Lục Nam............................27
Bảng 2.3. Dân số và lao động Thị trấn Đồi Ngô - Huyện Lục Nam giai
đoạn 2016 - 2018...................................................................................29
Bảng 2.4. Cơ cấu kinh tế của Thị trấn Đồi Ngô giai đoạn 2016 – 2018.........30
Bảng 2.5. Hiện trạng cơ sở hạ tầng tính đến năm 2016..................................32
Bảng 2.6. Phân loại số lượng mẫu chọn điều tra.............................................35
Bảng 2.7. Phân chia hộ theo diện tích............................................................36
Bảng 3.1. Cơ cấu ngành NN Thị trấn Đồi Ngô giai đoạn 2016-2018.............37
Bảng 3.2. Diện tích cây NN Thị trấn Đồi Ngô giai đoạn 2016 - 2018............38
Bảng 3.3. Diện tích, năng suất, sản lượng Nhãn lồng qua 3 năm 2016 – 2018....39
Bảng 3.4. Diện tích Nhãn lồng trên địa bàn các Thôn điều tra.......................40
Bảng 3.5. Tình hình cơ bản về chủ hộ điều tra................................................41
Bảng 3.6. Lao động và nhân khẩu của nhóm hộ điều tra................................42
Bảng 3.7. Diện tích, cơ cấu cây ăn quả của các hộ điều tra............................42
Bảng 3.8. Chi phí bình quân của giống trên một ha........................................44

Bảng 3.9. Chi phí phát dọn đất trồng nhãn cho một ha...................................44
Bảng 3.10. Chi phí đánh đường đồng mức và đào hố trồng Nhãn cho một ha.....45
Bảng 3.11. Chi phí vận chuyển giống, phân bón cho một ha..........................45
Bảng 3.12. Chi phí công trồng Nhãn cho một ha............................................46
Bảng 3.13. Chi phí làm cỏ và vun xới Nhãn cho một ha................................47
Bảng 3.14. Tình hình bón phân cho Nhãn lồng tại các hộ điều tra.................48
Bảng 3.15. Chi phí phân bón cho một ha trồng Nhãn trong một năm............49
Bảng 3.16. Chi phí bình quân thuốc trừ sâu cho 1 ha Nhãn trong một năm
giai đoạn kiến thiết cơ bản....................................................................50

viii


Bảng 3.17. Chi phí bình quân thuốc trừ sâu cho 1 ha Nhãn trên năm giai
đoạn kinh doanh....................................................................................51
Bảng 3.18. Chi phí cắt tỉa cành một ha Nhãn..................................................53
Bảng 3.19. Chi phí thu hái, vận chuyển quả Nhãn cho một ha.......................54
Bảng 3.20: Doanh thu 1 ha Nhãn lồng so với 1 ha chè từ năm 2016 – 2018
...............................................................................................................55
Bảng 3.21. Diễn biến sản lượng Nhãn lồng trên diện tích một ha của các hộ
điều tra từ năm 2016 - 2018..................................................................55
Bảng 3.22. Đánh giá hiệu quả kinh tế bình quân một năm, sản xuất 1 ha
Nhãn lồng trong thời kỳ kinh doanh của các hộ điều tra......................57
Bảng 3.23. Những khó khăn gặp phải trong quá trình sản xuất Nhãn............60
Bảng 3.24. Ý kiến nguyện vọng của hộ..........................................................61

ix


PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong các loại cây ăn quả, Nhãn lồng có lịch sử trồng trọt lâu đời nhất.
Có nhiều báo cáo nói về nguồn gốc của Nhãn lồng, phần lớn đều nhất trí rằng
Nhãn lồng có nguồn gốc từ Quảng đông, Quảng tây nhưng cũng có tác giả
cho rằng ở Ấn Độ trải dài từ Ấn Độ qua Himalaya, Trung Quốc, Việt Nam
xuống vùng quần đảo Philippin, Malaysia, miền nam Indonesia và kéo đến lục
địa Úc. Những báo cáo gần đây nhận định rằng, tỉnh Vân Nam - Trung Quốc
có thể là nơi khởi nguồn của nhiều loài Nhãn quan trọng, tại đây còn tìm thấy
rất nhiều loài Nhãn khác. sau đó được các thuỷ thủ và những người lính viễn
chinh mang về trồng ở châu Âu, Địa Trung Hải, châu Phi từ thế kỷ 15 đến thế
kỷ 18.
Nhãn lồng là cây ăn quả đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao, với hương
vị thơm ngon nhiều chất bổ, được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa
chuộng. Hoa Nhãn hàng năm là nguồn nguyên liệu, làm phấn hoa cho nghề
nuôi ong. Cây Nhãn là cây có khoang tán lớn, tán tròn tự nhiên hình mâm xôi,
cành lá xum xuê quanh năm. Do vậy cây Nhãn không chỉ là cây ăn quả mà
còn là cây bóng mát, cây chắn gió, cây tạo cảnh quan, cây phủ xanh đất trống
đồi núi trọc, cây trống xói mòn rửa trôi góp phần cải tạo môi trường sinh thái.
Những năm gần đây, nghề trồng cây ăn quả ở Việt Nam ngày càng có vai trò quan
trọng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp nông thôn, góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn
việc làm, nâng cao thu nhập cho hàng vạn lao động trên cả nước.
Hiện nay trên thế giới có khoảng 20 quốc gia trồng Nhãn, Châu Á có:
Trung Quốc, Ân Độ, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia, Malayxia,
Philippin, Indonexia và Nhật Bản. Châu Phi có: Madagaxca và Nam Phi.
Châu Mỹ có: Mỹ, Braxin, Jamaica. Châu Đại Dương có: Úc, Niudilan. Ở Việt
Nam, cây Nhãn được nhà nước cũng như người sản xuất rất quan tâm, cây
nhãn đã và đang được phát triển mạnh thành vùng tập trung như: Vĩnh châu,
1



Sóc trăng, Cái bè, Châu Thành, Tiền Giang , Ô môn (cần Thơ), Chí Linh (Hải
Dương), Đông Triều, Tiên Yên (Quảng Ninh), Yên Thế, Lục Nam, Sơn Động,
Lục Ngạn (Bắc Giang), …
Lục Nam là huyện miền núi tỉnh Bắc Giang với diện tích tự nhiên là:
5.878.991 ha, trong đó đất nông nghiệp xấp xỉ 26.152,77 ha, dân số 212,327
nghìn người, Lục Nam có kiểu vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, có nhiều nét
độc đáo, đa dạng, tài nguyên phong phú… đất đai thích hợp với nhiều loại cây
ăn quả Á nhiệt đới như: Nhãn, Vải, Hồng, Xoài, Rứa, Cam, Quýt... trong đó
Nhãn chiếm vị trí quan trọng. Theo điều tra nông nghiệp nông thôn tháng
10/2016 có tổng diện tích cây Nhãn là 17.212 ha, tổng sản lượng 60.100 tấn,
giá trị sản xuất khoảng 375,5 tỷ đồng/năm.
Trong những năm qua sản lượng Nhãn lồng của huyện Lục Nam ngày
càng ổn định diện tích trồng Nhãn ngày một tăng lên, vị trí kinh tế của cây
Nhãn hiện nay giữ vai trò quan trọng đối với người dân huyện Lục Nam. Tuy
nhiên trong quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ đã có hàng loạt câu hỏi đặt
ra như hiệu quả kinh tế của sản xuất Nhãn hiện nay ở Lục Nam như thế nào?
Những thuận lợi, khó khăn, đối với việc phát triển sản xuất Nhãn ở Lục Nam
ra sao? Những giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây Nhãn trên
địa bàn huyện Lục Nam? Khâu tiêu thụ, khâu chế biến ra sao? Từ những yêu
cầu thực tiễn ở huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang, để có những cơ sở đánh giá
đúng thực trạng và thấy rõ được tồn tại trong việc phát triển cây Nhãn lồng từ
đó đưa ra các giải pháp phát triển sản xuất, tiêu thụ Nhãn ở Thị Trấn Đồi Ngô
nói riêng và huyện Lục Nam nói chung, nhằm tạo ra bước phát triển nhanh,
vững chắc cho cây Nhãn trong thời kỳ tới là nhiệm vụ rất quan trọng và cấp
thiết. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải
pháp phát triển mô hình trồng Nhãn trên địa bàn Thị Trấn Đồi Ngô huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang”.

2



2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu lý luận về phát triển các mô hình trồng Nhãn, tìm hiểu thực
trạng về phát triển các mô hình trồng Nhãn trên địa bàn Thị trấn Đồi Ngô –
Lục Nam – Bắc Giang. Qua đó đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất và
mở rộng thị trường tiêu thụ Nhãn trên Thị trấn Đồi Ngô, huyện Lục Nam.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển các mô hình trồng Nhãn.
- Khái quát về điều tự nhiên, kinh tế xã hội của Thị trấn Đồi Ngô,
huyện Lục Nam.
- Tìm hiểu về tình hình sản xuất và tiêu thụ Nhãn tại Thị trấn Đồi Ngô.
- Đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất và mở rộng thị trường tiêu
thụ cây Nhãn lồng tại Thị trấn Đồi Ngô.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ nhân dân sản xuất Nhãn lồng
trên địa bàn Thị trấn Đồi Ngô, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Từ ngày 28/01/2019 - 19/4/2019.
- Phạm vi về không gian nghiên cứu: Tại Thị trấn Đồi Ngô, huyện Lục
Nam, tỉnh Bắc Giang
4. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì báo cáo gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển các mô hình trồng Nhãn
Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3



CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH TRỒNG NHÃN
* Lý luận về phát triển sản xuất
Nhãn lồng là cây ăn quả sống lâu năm chịu ảnh hưởng rất rõ của điều
kiện ngoại cảnh, biểu hiện qua sinh trưởng, phát triển, khả năng cho năng suất
và chất lượng quả. Những đặc trưng, đặc tính của cây được biểu hiện qua một
vòng đời hay trong một năm, đều là kết quả phản ánh tổng hợp giữa đặc điểm
các loài với ngoại cảnh.
Trong quá trình phát triển, mỗi quốc gia đều có chiến lược phát triển
kinh tế khác nhau phù hợp với điều kiện tự nhiên, tận dụng những lợi thế về
điều kiện tự nhiên của từng vùng để lựa chọn cây trồng vật nuôi có lợi thế
nhằm tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, cho đất nước và nâng cao hiệu
quả sử dụng đất trên một đơn vị diện tích, nâng cao mức thu nhập của người
dân sản xuất nông nghiệp.
Trong điều kiện nước ta hiện nay ở khu vực nông thôn tỷ lệ thất nghiệp
ngày càng tăng, sức ép về việc làm lớn, do đó trong tương lai phát triển sản
xuất theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu với các ngành nghề trong đó
có nghề trồng cây ăn quả ở nông thôn là hướng đi đúng đắn và cần thiết.
1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1. Khái niệm đánh giá
- Đánh giá (Assessment): Là một quá trình (có thể là hệ thống hoặc
không hệ thống) thu thập thông tin, phân tích thông tin, sau đó thiết lập một
điều chỉnh dựa trên cơ sở các thông tin thu thập.
- Đánh giá (Evaluation): Là một sự xem xét, sự kiểm tra có tính chất hệ
thống một dự án đã được lập, một dự án đang thực hiện hoặc đã kết thúc.
Đánh giá nhằm trả lời các câu hỏi quản lý đặc biệt và để đánh giá toàn bộ giá
trị của một nỗ lực và cung cấp bài học kinh nghiệm để cải tiến các hoạt động
tương lai, lập kế hoạch và ra quyết định. Đánh giá nói chung là tìm kiếm xác
định hiệu quả, hiệu lực, tác động, bền vững và thích hợp của dự án hoặc mục

4


tiêu của tổ chức. Một đánh giá có thể cung cấp thông tin hữu ích và tin cậy,
đưa ra bài học kinh nghiệm cụ thể để giúp cho các đối tác và các tổ chức
chuyên môn thực hiện các quyết định một cách đúng đắn.
- Đánh giá (Appraisal): Đánh giá có liên quan đến chỉ tiêu quyết định đã được
thiết lập, gồm tính khả thi và tính có thể chấp nhận được của một dự án hoặc
chương trình ưu tiên với các thỏa thuận về ngân sách. Các chỉ tiêu hay tiêu chí
thông thường bao gồm tính thích ứng và tính bền vững. Một đánh giá có thể quan
hệ với sự xem xét các lựa chọn như một phần của tiến trình chọn lọc.
- Đánh giá dự án là nhìn nhận và phân tích toàn bộ quá trình triển khai
thực hiện dự án, các kết quả thực hiện cũng như hiệu quả thực tế đạt được của
dự án trong mối quan hệ với nhiều yếu tố, so sánh với mục tiêu ban đầu.
- Đánh giá là so sánh những gì đã thực hiện bằng nguồn lực huy động từ
nội lực và những hỗ trợ từ bên ngoài với những gì thực sự đã đạt được.
- Đánh giá để khẳng định sự thành công hay thất bại của các hoạt động
khuyến nông so với kế hoạch ban đầu.
1.2. Khái niệm thị trường
- Thị trường là nơi diễn ra giữa người mua và người bán các hàng hóa và
dịch vụ. Theo định nghĩa này chợ là thị trường.
- Chợ là nơi công cộng, hợp pháp để người mua và người bán tụ họp tại
một địa điểm có ranh giới, trong một thời gian nhất định. Theo định nghĩa này
sẽ có một địa điểm họp chợ. Người có hàng mang ra chợ bán, người mua
hàng đến chợ để mua. Chợ họp trong một thời gian nhất định. Chợ có thể
chuyên bán một hàng hóa nào đó (chợ hoa), có thể chỉ họp chợ vào một dịp
nào đó (chợ phiên). Chợ có thể là nơi người bán người mua gặp nhau ở chợ
để giới thiệu, tìm hiểu hàng hóa, đàm phán mua bán. Thông thường chợ
thường phân loại thành: chợ đầu mối, chợ bán buôn, chợ bán lẻ.
- Thị trường là một cơ chế phân bố nguồn lực, quy định sản xuất và phân

phối sản phẩm, dịch vụ thông qua hệ thống giá cạnh tranh. Đây là cách hiểu
thị trường mà các nhà kinh tế tân cổ điển thường nói đến và thị trường được
5


coi là kinh tế đối ngược lại với cơ chế điều tiết bằng mệnh lệnh, ... hay kế
hoạch hóa tập trung. Lý thuyết kinh tế tân cổ điển chứng minh rằng nếu các
điều kiện cho cạnh tranh hoàn hảo được thỏa mãn, từng thị trường riêng lẻ sẽ
đạt trạng thái cân bằng, tức trạng thái tối ưu về kinh tế. Khái niệm cơ chế thị
trường lúc này có thể coi là đồng nghĩa với khái niệm thị trường trên đây.
- Thị trường là một thể chế kinh tế (Economic institution) để thực hiện
các giao dịch kinh tế. Đây là cách tiếp cận của kinh tế học về chi phí giao dịch
(Transaction cost economics), hay đôi khi còn gọi là kinh tế học thể chế mới
(New institutional economics), theo đó thị trường và doanh nghiệp được coi là
các thể chế thay thế nhau để thực hiện các giao dịch. Một giao dịch kinh tế có
thể được tổ chức thực hiện trong nội bộ doanh nghiệp (tự làm), hoặc có thể
thực hiện thông qua thị trường (thuê/mua ngoài). Chi phí để thực hiện giao
dịch thông qua thị trường (chi phí giao dịch) càng lớn thì giao dịch càng có xu
hướng được thực hiện trong nội bộ doanh nghiệp.
- Thị trường có chứa tổng số cung, tổng số cầu và cơ cấu của tổng số
cung và cầu về một loại hàng, nhóm hàng nào đó. Thị trường bao gồm cả yếu
tố không gian và thời gian. Trên thị trường luôn diễn ra các hoạt động mua
bán và quan hệ tiền tệ.
- Thị trường là nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ. Nói cách khác, thị
trường là một nhóm người có nhu cầu cụ thể và sẵn sàng trả tiền nhằm thỏa
mãn các nhu cầu đó.
1.3 Khái niệm sản xuất
- Liên hiệp quốc khi xây dựng phương pháp thống kê tài khoản quốc gia đã
đưa ra định nghĩa sau về sản xuất: Sản xuất là quá trình sử dụng lao động và máy
móc thiết bị của các đơn vị thể chế (một chủ thể kinh tế có quyền sở hữu tích

sản, phát sinh tiêu sản và thực hiện các hoạt động, các giao dịch kinh tế với
những thực thể kinh tế khác) để chuyển những chi phí là vật chất và dịch vụ
thành sản phẩm là vật chất và dịch vụ khác. Tất cả những hàng hóa và dịch vụ

6


được sản xuất ra phải có khả năng bán trên thị trường hay ít ra cũng có khả năng
cung cấp cho một đơn vị thể chế khác có thu tiền hoặc không thu tiền.
- Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các
hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử
dụng, hay để trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những
vấn đề chính sau: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Giá
thành sản xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các
nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm.
- Sản xuất là quá trình chuyển hóa các yếu tố đầu vào biến chúng thành
các các sản phẩm hoặc dịch vụ ở đầu ra. Theo nghĩa rộng sản xuất bao hàm
bất kỳ hoạt động nào nhằm thỏa mãn nhu cầu con người. Nó phân thành:
+ Sản xuất bậc 1 (sản xuất sơ chế): Là hình thức sản xuất dựa vào khai
thác tài nguyên thiên nhiên hoặc là những hoạt động sử dụng những nguồn tài
nguyên có sẵn, còn ở dạng tự nhiên như: khai thác khoáng sản, khai thác lâm
sản, khai thác thủy sản, sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, …
+ Sản xuất bậc 2 (công nghiệp chế biến): là hình thức sản xuất chế tạo,
chế biến các loại nguyên liệu thô hay tài nguyên thiên nhiên biến thành hàng hóa
như: chế biến lương thực, thực phẩm, rau quả, hàng may mặc, luyện kim, …
+ Sản xuất bậc 3 (công nghiệp dịch vụ): cung cấp hệ thống các dịch vụ
nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của con người như: du lịch, giao thông, y tế, …
1.4. Giá trị kinh tế của cây Nhãn lồng
Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng nhà nước ta rất quan tâm trú
trọng phát triển kinh tế nông nghiệp, khuyến khích phát triển kinh tế nông

thôn, ưu tiên phát triển ngành khuyến nông (VAT), phát triển các nghành nghề
như trồng trọt, chăn nuôi… tạo nên sự phát triển cân đối giữa các ngành nông,
lâm, ngư nghiệp, tạo lên sự cân bằng giữa cung và cầu.
Với điều kiện hiện nay nghề trồng cây ăn quả được xác định là một
ngành kinh tế quan trọng trong ngành kinh tế nông nghiệp ở nước ta đặc biệt
là trong nông thôn, nó là mũi nhọn góp phần làm thay đổi bộ mặt của nông
7


thôn, tăng thu nhập cho kinh tế hộ gia đình, tạo công ăn việc làm cho lực
lượng lao động.
Với tình hình Sản xuất Nhãn hiện nay nó chiếm một vai trò rất quan
trọng, đã thúc đẩy sự phát triển quá trình sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp ở
nông thôn, góp phần chuyển nền sản xuất tự cung tự cấp sang nền kinh tế sản
xuất hàng hóa, góp phần xóa đói giảm nghèo trong nông thôn hiện nay, từng
bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, góp phần giữ ổn định
an ninh chính trị trật tư an toàn xã hội.
Đối với việc phát triển nghề trồng Nhãn là một khâu quan trọng thúc
đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền sản xuất nông nghiệp. Sản
phẩm sản xuất ra có giá trị về mặt kinh tế, và có nhu cầu tiêu thụ cao, góp
phần xóa đói giảm nghèo trong nông thôn, Nhãn còn có thể xuất khẩu để thu
ngoại tệ về cho đất nước.
Phát triển sản xuất Nhãn lồng ở khu vực nông thôn đã và đang được
Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương, tạo điều kiện phát triển
nhằm thúc đẩy kinh tế ở địa phương, giúp người dân có công ăn việc làm,
tăng thu nhập cho hộ, xóa đói giảm nghèo, làm cho dân giầu, nước mạnh.
1.5. Đặc điểm chung của cây Nhãn lồng
*Đặc điểm sinh học
Theo nghiên cứu về cây Nhãn các nhà chuyên gia cho rằng: Tuổi thọ
cây có long thường cao, đặc biệt là nơi có khí hậu ôn hòa, đất tốt nhưng có độ

dốc thoát nước tốt. Ở các vườn Nhãn á nhiệt đới hoặc nhiệt đới nếu trồng
đúng kỹ thuật, chọn địa điểm thích hợp, tuổi thọ vườn Nhãn có thể kéo dài từ
30 - 50 năm. Nhưng thời gian thu hoạch tốt nhất là trong vòng 20 năm.
+ Rễ: Sự phân bố của rễ Nhãn phụ thuộc vào đặc tính của giống, mực
nước ngầm và chế độ canh tác, chăm bón nhưng nhìn chung rễ Nhãn ăn sâu từ
50 - 20cm. Sự hoạt động của rễ Nhãn hoạt động theo chu kỳ nhất định, có 3
thời kỳ rễ hoạt động mạnh: Trước khi ra lộc mùa xuân (từ tháng 2 - tháng 3);

8


Sau khi rụng quả sinh lý đợt đầu đến lúc lộc hè xuất hiện (từ tháng 6 đến đầu
tháng 8); Sau khi lộc mùa hè đã chuyển sang sung sức (khoảng tháng 10).
+ Thân, cành: Nhãn có đặc điểm to khỏe, nó liên tục xảy ra đối với các
đợt lộc Nhãn có thân chính rõ rệt, cành lá rậm rạp, ... Trong một năm, Nhãn ra
nhiều đợt cành: Cành xuân nẩy mầm vào tháng 2, 3, 4; Cành hè nẩy vào tháng
6, 7, 8; Cành thu nẩy vào tháng 9, 10; Cành đông nẩy vào tháng 11, 12 và
tháng 1 năm sau. Tùy từng giống, tùy từng tuổi cây, tùy điều kiện khí hậu và
chăm sóc mà lượng cành và thời gian ra các đợt cành này có sự thay đổi: cành
non có thể quang hợp được; cành xuân ra đều và tập trung, cành ngắn; cành
hè thường khỏe, lá to, dài nhưng ra rải rác hơn; cành thu yếu hơn cành hè và
cành đông thì yếu ớt nhất.
+ Lá: nhãn có lá kép, cành lá là một đặc điểm để phân biệt giữa các
giống. Trung bình từ 15 - 24 tháng, hết thời kỳ sinh trưởng thì lá rụng rải rác.
Lá quan hệ chặt chẽ với sản lượng quả, vậy cần phải giữ bộ lá xanh tốt.
+ Hoa: Hoa có 1 loại:
- Hoa đủ: Là hoa có cánh tròn, màu vàng thành chùm
- Hoa dị hình: Là hoa phát triển không đầy đủ, cuống hoa và cánh ngắn hoa
ngắn hoặc vẹo vọ không đồng đều, số này chiếm 10 - 20 % hầu hết không kết quả.
+ Quả: Khi còn xanh chứa nhiều axit khi chín thì lượng axit giảm, hàm

lượng đường và chất tan tăng lên. Cấu tạo quả gồm có 3 phần:
- Vỏ quả: Có các tế bào sừng và các túi sần sù có tác dụng bảo vệ quả.
- Thịt quả: màu sắc cùi quả mầu vàng óng, mọng ngọt.
- Hạt: Tùy theo giống mà có sự khác nhau về kích thước, số lượng, màu
sắc và phôi hạt.
Quả có 2 đợt rụng sinh lý:
- Đợt 1: Sau khi ra hoa khoảng 1 tháng (tháng 3 - 4) quả còn nhỏ khi
rụng mang theo cả cuống.
- Đợt 2: Khi quả đạt đường kính 0,5 -1 cm (cuối tháng 4) quả rụng
không mang theo cuống.
9


1.6. Nguồn gốc và kỹ thuật trồng, chăm sóc giống Nhãn lồng
1.6.1. Nguồn gốc
Nhãn lồng là một giống cây ăn quả thuộc chi họ loại cùi, được các thủy
thủ hoặc những người lính viễn chinh đem về trồng tại Việt Nam. Quả Nhãn
lồng rất dễ nhận ra nhờ lớp vỏ mỏng, sần sùi giống bề mặt mảnh Sành, và
thường có màu vàng nhạt (khi chín có sắc vàng)
* Phương pháp gây giống cây trồng:
Phương pháp nhân giống Nhãn lồng của bà con nông dân chủ yếu là
nhân giống vô tính mà hầu hết là phương pháp chiết cành theo kinh nghiệm
của bà con, sử dụng phương pháp nhân giống này có ưu điểm là nhân giống
nhanh, Nhãn sinh trưởng và phát triển nhanh giai đoạn đầu của chu kỳ sản
xuất. Nhưng yếu điểm tuổi thọ ngắn, trong quá trình chiết không vệ sinh hoặc
cách ly được những cây đã nhiễm bệnh với dụng cụ triết chính vì điều này mà
dễ bị nhiễm bệnh hàng loạt lây lan nhanh người dân không có thuốc đặc trị
(bệnh greninh) dẫn đến Nhãn bị vàng lá gân xanh chết hàng loạt gây thiệt hại
nghiêm trọng cho người dân trồng Nhãn.
1.6.2. Kỹ thuật trồng:

Đào hố trồng: Do cây Nhãn tán rộng , nên đào hố theo tiêu chuẩn phân
lô thẳng hàng ngang, so le hàng dọc, với khoảng cách là 4m x 6m tùy theo độ
dốc của địa hình vườn trồng Nhãn, mật độ trung bình là 350 – 400 cây/ha.
Cách trồng: Bón lót: Từ 25 - 30 kg phân chuồng + Vôi bột 0,5 - 1 kg +
0,3 - 0,5 kg lân + 0,1 - 0,2 kg Kali ; thuốc sâu bột (Basudin 10H ...) 0,1kg.
Trộn đều lượng phân trên (không có thuốc sâu) với lớp đất mặt và lớp đất
giữa (khi đào dường đồng mức để riêng). Trả lớp đất dưới xuống hố, tiếp đó
lấp phân và đất đã trộn xuống hố, dùng cuốc phá thành hố sau đó để khoảng
10 - 15 ngày sau bón thuốc sâu bột trên mặt hố, dùng cuốc đảo trộn đều là
trồng được. Đặt bầu cây thẳng đứng đối với cây ghép; đặt chếch từ 30 0 - 450
sao cho đúng theo chiều của phiến lá, lấp đất sao cho bầu cây nổi so với mặt
đất khoảng 07 - 10 cm, đóng cọc ghim cây tránh cho cây bị gió làm long gốc.
10


Thời vụ trồng: Nên trồng cây vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9
dương lịch.
1.6.3. Kỹ thuật chăm sóc
Làm cỏ và vun xới: Trong quá trình điều tra chúng tôi thấy việc làm cỏ
của các hộ nông dân trồng Nhãn là tuỳ theo sinh trưởng, phát triển của cỏ dại.
Đa số các hộ sử dụng phương pháp thủ công hoặc sử dụng thuốc trừ cỏ để diệt.
Thông thường vào mùa đông cỏ sinh trưởng chậm, khoảng 40 - 60 ngày tiến
hành làm cỏ 1 lần bằng phương pháp phát các cây con trong gầm , hoặc dùng
cuốc dẫy. Vào mùa hè cỏ sinh trưởng, phát triển nhanh chỉ sau khoảng 25 - 30
ngày họ phải tiến hành làm cỏ bằng cách phun thuốc trừ cỏ hoặc phát (đây là
làm cỏ đối với các diên tích Nhãn đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản). Đối với
Nhãn trong thời kỳ kinh doanh tán cây trong vườn đã khép lên cỏ dại mọc
chậm hơn thường một năm chỉ làm 3 lần vào các tháng: 2 - 3; 5 - 6; 9 - 10.
Quá trình điều tra cho biết hầu hết các hộ trồng Nhãn lồng hàng năm
chỉ vun xới 1 lần. Họ thường kết hợp bón phân với việc vun xới sau khi thu

hoạch quả đối với Nhãn kinh doanh, đối với nhãn đang thời kỳ thiết kế cơ bản
thường vun xới và bón phân trước những đợt ra lộc một năm từ 3 – 4 lần.
Nước là một nhân tố sinh thái rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng
và phát triển của cây. Tuy nhiên, cũng mới chỉ có 20% số hộ trồng Nhãn là
tưới nước cho Nhãn trong thời kỳ mới trồng khi gặp nắng kéo dài. Hầu như
các hộ trồng Nhãn chỉ sử dụng vòi phun máy bơm hoặc dùng vòi dẫn nước từ
các khe, nguồn ở trên cao về tưới, chưa có hệ thống tưới nhỏ giọt, còn lại chủ
yếu là phụ thuộc vào nước mưa trời.
Bón phân cho cây Nhãn: Bón phân cho cây Nhãn lồng có ý nghĩa rất
quan trọng. Cây Nhãn lồng có cho năng suất, chất lượng cao hay không phụ
thuộc vào việc bón phân như thế nào, với liều lượng bao nhiêu, … Qua điều tra
cho thấy mỗi hộ bón phân cho cây Nhãn lồng , sử dụng loại phân khác nhau, với
liều lượng khác nhau.

11


Trong giai đoạn này toàn bộ chi phí được tính bình quân chia đều theo
lứa tuổi của cây. Đây là giai đoạn khó khăn nhất với bà con nông dân, đầu tư
chăm sóc với nguồn vốn lớn mà không cho bất kỳ khoản thu nhập nào từ cây
Nhãn, khi Nhãn bước vào độ tuổi từ 3 – 4 tuổi đã bắt đầu cho thu bói quả
nhưng với sản lượng không đáng kể, chưa bù đắp được chi phí phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật, công chăm sóc mà trong năm phải đầu tư.
* Kỹ thuật tỉa cành:
Công việc tỉa cành được thực hiện hàng năm vào thời kỳ mà cây có hoạt
động trao đổi chất thấp nhất (sau khi thu hoạch trái), trước khi cây ra đọt mới để
chuẩn bị cho mùa trái mới, đây là thời điểm thích hợp nhất. Không nên tỉa quá
nhiều cành (khoảng 15%). Khi tỉa cành, cần loại bỏ những cành sau đây:
- Cành đã mang trái (thường rất ngắn khoảng 10 - 15cm).
- Cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không có khả

năng cho trái.
- Cành đan chéo nhau, những cành vượt (cành có thân hình vòng
cung) trong thời kỳ cây đang mang trái nhằm hạn chế việc cạnh tranh dinh
dưỡng với trái.
- Loại bỏ các cành già cỗi để trẻ hoá, góp phần cây được sung mãn và
dễ cho trái hơn.
* Kỹ thuật thu hái:
Nhãn được thu hoạch mỗi năm một lần, tuy nhiên có thể rải vụ trong
nhiều tháng, thu hoạch chủ yếu bằng phương pháp thủ công, Nhãn trồng trên
đồi cao, xa đường giao thông do vận chuyển quá xa, vào mỗi vụ thu hoạch
Nhãn phải huy động một số lượng lao động lớn ở địa phương để cắt, gánh
Nhãn từ các đồi xuống các nơi xe máy có thể vào được để vận chuyển đến nơi
xe tải có thể vào được, nhưng vấn sử dụng sức người là chính, việc thu hoạch
Nhãn một cách thủ công như vậy làm cho Nhãn dễ bị giập nát, ảnh hưởng đến
chất lượng Nhãn và giá thành sản phẩm, chi phí vận chuyển cao vì thế chi phí
cho khâu thu hoạch lớn ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ trồng Nhãn.
12


Khâu thu hoạch cũng chưa được bà con thật sự coi trọng về kỹ thuật
cũng như thời điểm thu hái, các biện pháp thu hoạch chủ yếu là thủ công
truyền thống các phượng tiện chứa đựng thô sơ không đảm bảo an toàn, hơn
nữa có nông hộ thu hoạch quá sớm hoặc quá muộn nên có ảnh hưởng không
nhỏ chất lượng quả và sinh trưởng của cây.
+ Thu hoạch không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, không đảm bảo khoa học,
các vật dụng chứa đựng không đủ tiêu chuẩn làm cho thời gian bảo quản bị
rút ngắn, hơn nữa phương tiện vận chuyển giao thông không thuận lợi làm
cho Nhãn lồng hay bị dầm bì mau thối, khó khăn cho bảo quản.
+ Thu hoạch quá sớm có lợi về khối lượng nhưng Nhãn chưa đảm bảo
về hàm lượng chất dinh dưỡng nên giá thành thường thấp giá bán thấp dẫn

đến hiệu quả kinh tế thấp.
+ Thu hoạch quá muộn Nhãn ngon chất lượng tốt nhưng số lượng suy
giảm do bị dụng quả vì vậy mặc dù giá thành cao nhưng hiệu quả kinh tế cũng
không cao mà còn ảnh hưởng năng suất của vụ năm sau.
Những năm gần đây, với sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức chính
quyền địa phương, người dân cũng đã được tham gia vào các lớp tập huấn kỹ
thuật trong các biện pháp canh tác mới do các cán bộ khuyến nông phòng NN &
PTNT tổ chức nhờ đó hiệu quả của cây Nhãn lồng đang dần được tăng lên.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên
2.2. Khái quát đặc điểm kinh tế xã hội của Thị trấn Đồi Ngô
2.3. Tìm hiểu về tình hình sản xuất Nhãn lồng tại Thị trấn Đồi Ngô
2.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong sản
xuất và tiêu thụ Nhãn lồng tại Thị trấn Đồi Ngô
2.5. Đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất và mở rộng thị trường tiêu
thụ Nhãn lồng tại địa bàn nghiên cứu Thị trấn Đồi Ngô

13


3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
3.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học:
Đề tài là thông tin cơ sở về đặc điểm và là cơ sở khoa học cho việc phát
triển hiệu quả từ việc trồng Nhãn lồng ở địa bàn thị trấn Đồi Ngô - Lục Nam Bắc Giang.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn:
- Rút ra được những thông tin cần thiết để thực hiện kế hoạch phát triển
những năm tiếp theo đối với cây Nhãn lồng.
3.3. Ý nghĩa đối với sinh viên:
- Quá trình thực tập tốt nghiệp giúp cho sinh viên có điều kiện tiếp cận
với thực tế, giúp sinh viên củng cố thêm những kiến thức, kỹ năng đã học.

Đồng thời có cơ hội vận dụng chúng vào sản xuất thực tế ngày càng tốt hơn.
4. Các yếu tố ảnh hưởng:
+ Nhiệt độ: Phần lớn Nhãn không chịu được nhiệt độ thấp, cây sinh
trưởng tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 13 0C - 300C, phù hợp nhất từ 23 0C 290C. Nếu nhỏ hơn 10 0C và lớn hơn 35 0C thì cây sinh trưởng chậm. Nếu
nhiệt độ cao đồng thời khô hạn và có sương muối kéo dài sẽ gây ảnh hưởng
đến sinh trưởng của Nhãn và gây dụng quả.
+ Mưa và độ ẩm: Nước cần cho suốt quá trình sinh trưởng của Nhãn
nhưng cần nhất vào lúc nảy mầm. Ở nước ta có lượng mưa phù hợp cho sinh
trưởng và phát triển của cây Nhãn. Tuy nhiên, phân bố không đồng đều trong
năm, mùa khô phải tưới ẩm cho cây.
+ Ánh sáng: Nhãn là cây ưa sáng, nếu đủ ánh sáng thì mã quả đẹp, chất
lượng tốt, nếu cường độ ánh sáng quá mạnh mẽ làm xám quả.
+ Đất đai: Các giống Nhãn có yêu cầu khác nhau về đất, nhưng đất
trồng Nhãn tốt nhất là phù sa cổ, đất thịt nhẹ tầng đất dầy, nhiều mùn, có độ
pH từ 5,5 - 6,5. Mực nước ngầm thấp, độ dốc vừa phải không quá 15 0 tránh
trồng trên đất sét hoặc đất có mực nước ngầm cao.

14


+ Dinh dưỡng: Nhãn là cây cho sản lượng cao nên yêu cầu nhiều dinh
dưỡng để cây sinh trưởng và phát triển và bù lại lượng dinh dưỡng đã bị mất
đi theo sản phẩm thu hoạch. Nhãn cần đầy đủ và cân đối các nguyên tố đa
lượng như N, P, K, Ca và các nguyên tố vi lượng như Fe, Cu, Bo, Mo, ...
5. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
5.1. Những chủ trương định hướng của Đảng và Nhà nước
Định hướng chung về phát triển nông nghiệp là tận dụng triệt để những
thuận lợi về điều kiện tự nhiên, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng
hàng hóa tập chung, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hình thức tập trung
trọng điểm, mũi nhọn, khoanh vùng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

- Yêu tiên phát triển vùng cây ăn quả có cùi, có long gắn với xây dựng
thương hiệu cho Nhãn lồng trong giai đoạn 2015 - 2020.
- Yêu tiên phát triển dự án quy hoạch vùng cây ăn quả có cùi, có long
nhằm phát triển triệt để những vùng đất canh tác thu lại lợi nhuận cao.
- Qui hoạch và mở rộng diện tích trồng Nhãn, tập trung chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, phá bỏ một số loại cây trồng không có hiệu quả kinh tế. Đầu tư
cho các trại nhân giống, lai tạo giống tốt, Đầu tư nghiên cứu tìm ra những loại
giống nhãn tốt nhất. Đồng thời tiếp tục rà soát, quy hoạch đất hoàn thiện sổ
vườn rừng giao cho hộ nông dân để ổn định sản xuất.
- Quan điểm về sử dụng toàn diện và hợp lý nguồn tài nguyên thiên
nhiên, dựa trên cơ sở lợi thế về tài nguyên đất đai, khí hậu, … phù hợp để
phát triển sản xuất vùng Nhãn lồng hàng hóa.
- Đưa khoa học, kỹ thuật tập trung vào chăm sóc và trồng Nhãn theo
hướng chất lượng cao, dựa vào ưu thế về điều kiện đất đai và khí hậu của địa
phương; tạo uy tín về chất lượng sản phẩm Nhãn lồng, tìm thị trường, tiếp tục
xây dựng thương hiệu cho Nhãn lồng trong cả nước: Sản xuất ra sản phẩm có
nguồn gốc, có địa chỉ rõ ràng, tạo uy tín trên thị trường, phù hợp với xu thế
hội nhập hiện nay. Ổn định và mở rộng diện tích Nhãn hợp lý trên quan điểm

15


×