Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

THỰC TRẠNG QUẢN lý THIẾT bị dạy học ở các TRƯỜNG TRUNG học cơ sở HUYỆN AN lão, THÀNH PHỐ hải PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.94 KB, 76 trang )

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở
CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN AN
LÃO, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG


- Khái quát tình hình phát triển kinh tế-xã hội, giáo dục và đào
tạo huyện An Lão, thành phố Hải Phòng
- Vị trí địa lí
Huyện An Lão nằm ở phía Tây Nam, cách trung tâm
thành phố khoảng 18 km. Diện tích 114,9 km2, dân số 147 202
người ( số liệu thống kê tháng 6 năm 2018), gồm 15 xã và 2
thị trấn. Địa danh An Lão có từ lâu đời nhưng trong lịch sử đã
nhiều lần thay đổi do điều chỉnh địa giới hành chính, chia
tách, sáp nhập và được tái lập vào ngày 08/8/1988 theo Quyết
định số 100/HĐBT ngày 06/6/1988 của Hội đồng Bộ
trưởng( nay là Chính phủ). Địa bàn huyện, hệ thống sông ngòi
phân bố đều, là huyện ở vùng châu thổ, nhưng An Lão có
nhiều đồi núi tạo nên cảnh trí thiên nhiên kỳ thú, được nhiều
nhà nghiên cứu địa lý xưa chú ý và điển hình là Núi Voi. Núi
voi là một di chỉ khảo cổ thuộc “ hành lang” giao lưu văn hóa
cổ giữa nội địa và vùng ven biển Bắc Bộ, giữa văn hóa Đông
Sơn và văn hóa Hạ Long. Núi voi không chỉ là thắng cảnh nổi
tiếng mà còn là thành lũy thiên nhiên bảo vệ thành phố.
Huyện có vị trí thuận lợi về giao thông, mạng lưới đường
thủy, đường bộ nối với các trung tâm chính trị, kinh tế của cả
vùng. Huyện có 12km quốc lộ 10 và 20 km đường cao tốc Hà


Nội - Hải Phòng đi qua. Kinh tế An Lão trải hàng ngàn năm
lịch sử vẫn lấy nghề nông làm gốc với hai ngành chính trồng
trọt và chăn nuôi, nhưng trồng trọt là chính. Trong trồng trọt


thì lúa chiếm tỉ trọng áp đảo, phân bố nhiều hơn so với nhiều
huyện ngoại thành nhưng thường manh mún, mang nặng tính
chất tự cấp tự túc.
- Kinh tế
Huyện An Lão nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông
nghiệp, độc canh cây lúa và chăn nuôi. Sản xuất nông nghiệp
của huyện An Lão đạt trình độ thâm canh khá cao, năng suất
cây trồng đạt gần mức tối đa. Cụ thể, đối với ngành trồng trọt
toàn huyện xây dựng được 16 vùng sản xuất tập trung, với
tổng diện tích 324,7 ha, trong đó có 11 vùng sản xuất lúa, 3
vùng thủy sản, 1 vùng sản xuất rau và 1 vùng cây ăn quả. Các
vùng sản xuất tập trung đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 3-5
lần so với sản xuất quy mô nhỏ lẻ trước đây. Trong lĩnh vực
chăn nuôi, huyện tích cực bổ sung, thay đổi tập quán chăn
nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại, gia trại. Hiện trên địa
bàn huyện có 115 trang trại, các trang trại từng bước phát
triển ổn định, cho thu nhập mỗi năm từ 300-500 triệu đồng,
cải thiện đời sống người dân địa phương. Huyện đề ra mục


tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng đẩy mạnh tái cơ cấu,
đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng nhanh giá trị trên một đơn
vị sản xuất và thu nhập cho người dân. Mục tiêu số một là
tăng năng suất lao động thông qua việc đẩy mạnh phát triển
vùng sản xuất hàng hóa tập trung, cánh đồng mẫu lớn và ứng
dụng tiến bộ KHKT, cơ giới hóa đồng bộ, tạo sự đột phá trong
nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng bền
vững, chất lượng, hiệu quả. Bên cạnh đó, huyện tiếp tục
chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu trà và giống lúa hợp lý,
đẩy mạnh việc đưa giống cây trồng, con vật nuôi có giá trị

kinh tế cao, thị trường ưa chuộng vào sản xuất, tạo điều kiện
cho việc luân canh, xen canh tăng vụ.
Hiện nay, trên địa bàn huyện có 248 doanh nghiệp, 19 hợp tác
xã và 6.000 hộ sản xuất- kinh doanh, giải quyết việc làm cho
hơn 41.000 lao động; 2 cụm công nghiệp (CCN) gồm CCN
An Tràng - thị trấn Trường Sơn với quy mô 100 ha, thu hút
hơn 40 doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh; CCN ven
quốc lộ 10, thị trấn An Lão được quy hoạch quy mô 50 ha, thu
hút hơn 20 doanh nghiệp hoạt động. Mặc dù có nhiều doanh
nghiệp đầu tư sản xuất- kinh doanh, song theo thống kê của


huyện An Lão, số lao động nông nghiệp chiếm hơn 60% tổng
số lao động trên địa bàn huyện.
- Văn hóa - xã hội
Huyện An Lão có 15 xã và 02 thị trấn, hệ thống giáo dục
từ Mẫu giáo đến phổ thông đều có ở các xã, thị trấn; quy mô
giáo dục của huyện phát triển, chất lượng giáo dục ổn định;
duy trì kết quả phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung
học cơ sở, phổ cập Trung học và nghề; phổ cập giáo dục
Mầm non cho trẻ 5 tuổi đã hoàn thành năm 2013. Công tác
đầu tư CSVC, xây dựng trường chuẩn quốc gia, tỷ lệ kiên cố
hóa cơ sở vật chất trường học đạt 85% và toàn huyện có
45/55 trường ( Mầm non, TH, THCS) đạt chuẩn quốc gia.
Mạng lưới Y tế đã được phát triển tận cơ sở xã, thị trấn và
từng bước được xã hội hoá; xây mới và nâng cấp 17/17 Trung
tâm Y tế; GDP bình quân đầu người đạt 38,5 triệu đồng/ năm,
tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 2,9% xuống còn 1,8%; đời sống vật
chất, văn hóa tiếp tục được đầu tư nâng cấp để phục vụ các
hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; đời sống văn

hóa tinh thần của nhân dân được cải thiện và không ngừng
nâng cao.


- Một số nét về giáo dục trung học cơ sở
* Quy mô phát triển giáo dục
Huyện An Lão luôn quan tâm công tác phát triển giáo dục
và đào tạo, xem đây là một trong những nhiệm vụ thiết yếu
góp phần phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục của
huyện nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực, nguồn lao động đáp
ứng cho địa phương và cả nước. Chú trọng công tác phát triển
quy mô trường lớp ở các cấp: Cụ thể hiện nay toàn huyện có
60 trường từ Mầm non đến THPT ( gồm 19 trường Mầm non,
19 trường Tiểu học, 17 trường THCS, 04 trường THPT, 1
Trung tâm giáo dục thường xuyên). Ngành GD huyện An Lão
không ngừng phát triển, kiên cố hóa quy mô trường lớp, mà
còn chú trọng đến phát triển chất lượng giáo dục, đầu tư, trang
bị CSVC, TBDH phục vụ đổi mới phương pháp, đổi mới nội
dung, chương trình GDPT góp phần thực hiện thắng lợi Nghị
quyết 29/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương.
Năm học 2017-2018 cấp THCS huyện An lão có 17
trường THCS: THCS Bát Trang, THCS Trường Thọ, THCS
Trường Thành, THCS An Tiến, THCS Lương Khánh Thiện,
THCS An Thắng, THCS Tân Dân, THCS Trường Sơn, THCS


Thái Sơn, THCS Tân Viên, THCS Quang Hưng, THCS
Quang Trung, THCS Quốc Tuấn, THCS Chiến Thắng, THCS
Mỹ Đức, THCS Lê Khắc Cẩn, THCS Nguyễn Chuyên Mỹ.
Trong đó có 14/17 trường đạt chuẩn quốc gia; công tác kiểm

định chất lượng giáo dục được quan tâm có 11/17 trường đã
đạt từ cấp độ 2 đến 3; tỷ lệ học sinh được công nhận tốt
nghiệp THCS đạt 99,5%. Để theo dõi về quy mô phát triển
giáo dục THCS huyện An Lão trong 2 năm học gần đây qua
bảng số liệu sau:
- Quy mô trường, lớp, học sinh của 05 trường THCS huyện
An Lão
năm học 2016 - 2017 và năm học 2017 - 2018
(Số liệu từ báo cáo tổng kết từng năm học của các trường)
Năm học
Trường THCS

2016-2017
Số lớp

THCS Bát Trang

13

Số học
sinh
429

2017-2018
Số lớp
13

Số học
sinh
475



THCS Trường Thọ
THCS Trường
Thành
THCS An Tiến
THCS Lương
Khánh Thiện
Tổng Cộng:

12

407

12

446

8

265

8

296

11

389


12

447

14

496

14

555

58

1986

59

2219

Tình hình trường lớp và sĩ số học sinh trong những năm
trở lại đây không ổn định, tỷ lệ tăng số lớp qua từng năm ở
các trường thay đổi không nhiều từ 58 đến 59 lớp, do vấn đề
tăng dân số tự nhiên hoặc dân nhập cư từ nơi khác đến có sự
thay đổi cụ thể tỷ lệ HS trên địa bàn huyện có xu hướng tăng,
tùy theo từng năm có sự thay đổi về số HS, năm học 20172018 tăng hơn năm học 2016-2017 là 233 HS, qua điều tra sơ
bộ năm học 2018-2019 số HS tăng so với năm học 2017 2018. Tuy có thay đổi nhưng biên độ dao động không lớn về
số trường, lớp và số HS. Đây cũng là điều thuận lợi để ngành
GD địa phương có phương án quy hoạch, đầu tư phát triển,
nâng cao CLGD toàn diện, đặc biệt đáp ứng yêu cầu đổi mới



căn bản, toàn diện GD theo tinh thần Nghị quyết 29/NQ-TW
của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Đồng thời
thực hiện tốt nhiệm vụ, chương trình GD của địa phương giai
đoạn 2010-2020 và những năm tiếp theo.
* Đầu tư cơ sở vật chất và TBDH
- Về cơ sở vật chất: Trong tổng số 5/17 trường THCS của
huyện An Lão, nhìn chung CSVC của các trường trên địa bàn
không ngừng đầu tư sửa chữa, xây dựng, trang bị TBDH và
từng bước kiên cố hóa để đáp ứng yêu cầu dạy học, giáo dục
toàn diện của học sinh và hướng đến đáp ứng đổi mới nội
dung, chương trình tổng thể GDPT mới. Có 05/05 trường đạt
chuẩn quốc gia. Ngoài ra các trường cũng chú trọng đầu tư,
xây dựng sân chơi, bãi tập phục vụ cho hoạt động và GD thể
chất như nhà thi đấu đa năng, sân bãi, dụng cụ tập thể dục thể
thao. Xu thế hiện nay, ngoài ngân sách nhà nước thì các
trường làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tranh thủ sự đồng
tình ủng hộ của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để
đầu tư hoàn thiện CSVC, mua sắm TBDH để phục vụ tối đa
cho yêu cầu dạy học, góp phần nâng cao CLGD của ngành,
địa phương và của nhà trường.


- Đầu tư cơ sở vật chất và TBDH
(Báo cáo cuối năm về CSVC, TBDH từ các trường)

Trường THCS

Phòn


Phòn



Nhà

Th

Phòn

Phòn

g học

g

n

đa

ư

g

g Vi

TNT

bãi


năn

việ

TBD

tính

H

tập

g

n

H

THCS Bát Trang

13

2

1

0

1


2

1

THCS Trường

14

2

1

0

1

2

1

10

2

1

0

1


2

1

THCS An Tiến

20

2

1

0

1

2

1

THCS Lương

14

2

1

0


1

2

1

71

10

5

0

5

10

5

Thọ
THCS Trường
Thành

Khánh Thiện
Tổng

Như vậy, qua bảng cho thấy các trường THCS trong
cụm trường trên địa bàn huyện An Lão chú trọng đầu tư

CSVC, trang TB đảm bảo phục vụ cho các hoạt động giáo
dục; phòng học, phòng chức năng, sân chơi bãi tập, phòng


TBDH đều được đầu tư khá đầy đủ, đảm bảo quy định và
thiết kế. Tuy nhiên hiện nay, nhà thi đấu đa năng, nhà tập
thể dục chưa trường nào có, chưa đáp ứng với yêu cầu
thực tế; bên cạnh đó công tác quản lý, bố trí sắp xếp
TBDH, phòng thực hành, thí nghiệm chưa thực sự khoa
học; chất lượng TBDH đã qua nhiều năm sử dụng nên
chất lượng không đảm bảo; bên cạnh đó việc khai thác sử
dụng và bảo trì TBDH hiệu quả chưa cao.
- Về thiết bị dạy học: TBDH là công cụ không thể thiếu
trong hoạt động dạy học, là phần tất yếu góp phần nâng cao
chất lượng và hiệu quả giáo dục. Để đáp ứng yêu cầu về thiết
bị dạy học tối thiểu (quy định tại Thông tư số 19/2009/TTBGDĐT, ngày 11/8/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) cho
giáo dục của các trường THCS trên địa bàn và hướng tới đảm
bảo TBDH cho thực hiện đổi mới nội dung, chương trình
GDPT tổng thể mới. Sở GD & ĐT Hải Phòng, UBND huyện
An Lão không ngừng đầu tư, trang bị cho các trường về trang
thiết bị, phương tiện dạy học, ngoài ra các trường tận dụng tối
đa nguồn xã hội hóa giáo dục để mua sắm, trang bị thêm
TBDH nhằm đảm bảo yêu cầu thiết bị tối thiểu cho dạy và
học; đáp ứng cho đổi mới phương pháp và giáo dục toàn diện


học sinh; đồng thời hàng năm các trường THCS trên địa bàn
huyện An Lão tổ chức phong trào tự làm đồ dùng dạy học để
phục vụ cho giảng dạy và nâng cao CLGD; bên cạnh đó,
TBDH có vai trò quan trọng là kích thích tư duy, tạo sự hứng

thú cho người học và góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết
29/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về
đổi mới căn bản toàn diện nền GD & ĐT nước ta.
* Đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học:
Mua sắm TBDH ở các trường THCS trên địa bàn huyện
An Lão được thực hiện hàng năm theo quy định của Sở
GD&ĐT; UBND huyện và Phòng Giáo dục huyện An Lão,
các trường thực hiện công tác rà soát, kiểm kê, phân chủng
loại, cân đối số lượng thiếu thừa TBDH (theo danh mục
TBDH tối thiểu quy định tại Thông tư 19/2009/TT-BGDĐT,
ngày 11/8/2009) và lập dự toán báo cáo Sở GD & ĐT, UBND
huyện để trang bị hoặc cho chủ trương mua sắm bổ sung vào
danh mục tài sản cố định hoặc là dụng cụ lâu bền của nhà
trường. Ngoài ra, các trường cũng vận dụng tối đa các nguồn
tài chính để chủ động mua sắm bổ sung thêm các thiết bị cần
thiết ngoài danh mục quy định. Bên cạnh việc mua sắm thiết
bị dạy học bằng nguồn ngân sách nhà nước, các trường còn sử


dụng kinh phí ở các nguồn khác, đặc biệt chú trọng đến nguồn
xã hội hóa giáo dục, vận động từ cựu học sinh thành đạt hoặc
các tổ chức xã hội…
Trong những năm học qua lãnh đạo các trường THCS
huyện An Lão đã xác định được tầm quan trọng của việc trang
bị, quản lý TBDH của nhà trường là một nhiệm vụ tất yếu; vì
nó vừa thể hiện vai trò lãnh đạo của nhà quản lý, vừa thực
hiện nhiệm vụ giáo dục, vừa khai thác sử dụng hiệu quả thiết
bị dạy học của từng trường; tránh tình trạng lãng phí, thất
thoát, đầu tư sử dụng không đúng mục đích và không có hiệu
quả. Bên cạnh đó đòi hỏi lãnh đạo nhà trường cần phải có sự

quan tâm đúng mức và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện
của giáo viên. Hàng năm Hiệu trưởng có sự điều chỉnh, bổ
sung, phân công trách nhiệm, hợp lý, rõ ràng; chỉ đạo Phó
hiệu trưởng phụ trách CSVC kết hợp với các TTCM, cán bộ
TBDH hoặc GV phụ trách, bộ phận tài chính của nhà trường
chủ động trong việc lập kế hoạch đề xuất mua sắm trang bị
thiết bị giáo dục cần thiết ở tất cả các bộ môn.
Tuy nhiên thực tế cho thấy, công tác mua sắm TBDH còn
nhiều bất cập, trải qua nhiều công đoạn dẫn đến sự chậm trễ,
hiệu quả thiết bị không đáp ứng tốt yêu cầu, giá thành thường


cao hơn so với thị trường, tính năng sử dụng, chất lượng, mẫu
mã, hình thức thường không đảm bảo bởi nhiều lý do: Hiện nay
nhà trường không chủ động chọn nhà đầu tư TBDH mà chủ yếu
là lập danh mục đề xuất Sở GD & ĐT, Phòng tài chính kế hoạch
huyện chọn nhà đầu tư và cung cấp; nhà trường chỉ có trách
nhiệm tiếp nhận và đưa vào sử dụng nên có những TBDH
không sử dụng được hoặc sử dụng được thì chất lượng hiệu quả
không tốt gây đến phản tác dụng là không thu hút được người
dạy và người học; khi TBDH hư, hỏng thì việc bảo trì, bảo
dưỡng của nhà cung cấp thường chậm trễ hoặc thiếu trách
nhiệm nên gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động giáo dục
của nhà trường. Về chủ quan của các nhà trường hiện nay là đề
xuất danh mục mua sắm còn thiếu tính thực tế, người phụ trách
không am hiểu nhiều về TB; công tác bảo quản, sắp xếp thiếu
tính khoa học dẫn đến tuổi thọ của TB giảm, nhanh hư hỏng;
bên cạnh đó về trách nhiệm và ý thức sử dụng của GV, HS vẫn
chưa tốt như quy trình sử dụng, công tác bảo quản, vệ sinh thiết
bị sau khi sử dụng; quá trình tiếp nhận, kiểm tra TB không kỹ

nên khi đưa vào sử dụng như thực hành không cho thông số
không chính xác, nhưng không phát hiện ra trước đó đã gây khó
khăn cho GV trong các tiết thực hành, thí nghiệm và ảnh hưởng


đến chất lượng học tập của HS. Những gói TB mua từ nhiều
nguồn khác nhau dẫn đến chất lượng không đồng bộ, kích
thước không đồng đều dẫn đến quá trình sử dụng gặp không ít
khó khăn. Trong kế hoạch về mua sắm, quản lý TBDH thì Hiệu
trưởng mới chỉ chú ý nhiều đến việc mua sắm, tăng cường thiết
bị giáo dục mà chưa chú ý nhiều về xây dựng kế hoạch cụ thể
cho việc sửa chữa, bảo trì, sưu tầm và khuyến khích giáo viên
tự làm đồ dùng dạy học. Quản lý một số trường còn khoán
trắng việc này cho các tổ chuyên môn tự rà soát, đối chiếu các
TB đã có và danh mục TB còn thiếu để lập kế hoạch mua sắm
TB cho tổ của mình mà thiếu sự kiểm tra, kiểm duyệt của Ban
Giám hiệu là về danh mục đề xuất có phù hợp hay không, có
đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của bộ môn, đổi mới phương
pháp, đổi mới nội dung, chương trình GDPT hiện nay hay
không.
* Về chất lượng đội ngũ CBQL và GV
Hiện nay các trường THCS trên địa bàn huyện An Lão chỉ
có 1 Phó hiệu trưởng phụ trách cả chuyên môn và CSVC, có
01 phụ trách TB chuyên trách. Hàng năm nhà trường tạo điều
kiện cho cán bộ thiết bị tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng


về công tác thiết bị trường học và sử dụng TBDH mới để kịp
thời đáp ứng hoạt động dạy học của nhà trường.
Bảng số liệu sau cho ta biết thêm về tình hình số lượng và

chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ TBDH của 05
trường THCS trong 01 cụm trường của Huyện An Lão:
- Thống kê đội ngũ quản lý công tác thiết bị dạy học
của 5 trường THCS huyện An Lão
Thời gian
Đội ngũ quản lý

Trường

Đảng

THCS

viên Ban

Số

tham gia công CBQL
tác quản lý (BGH)

Cán
Giám
Hiệu

Tổ

chưa

bộ 1- 2 3- 5 6-10


trưởng TB năm năm năm lớp BD
QLGD

DH
THCS Bát
Trang
THCS
Trường

qua

18

2

2

1

0

0

5

0

21

2


2

1

0

0

5

0


Thọ
THCS
Trường

12

2

2

1

0

0


5

0

17

2

2

1

0

0

5

0

26

2

2

1

1


1

3

0

94

10

10

05

01

01

23

0

Thành
THCS An
Tiến
THCS
Lương
Khánh
Thiện
Tổng


Đội ngũ cán bộ quản lý các trường THCS huyện An Lão
có tư tưởng chính trị vững vàng, vững chuyên môn nghiệp vụ,
có năng lực quản lý, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của
Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, nội quy cơ quan
và những quy định của ngành; nêu cao tinh thần trách nhiệm,
gương mẫu và tâm huyết với nghề nghiệp. Đội ngũ CBQL
không ngừng học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ cụ thể về trình độ của CBQL của 05 trường


trong cụm: Trình độ Thạc sỹ: 01, đang học thạc sỹ: 02, trình
độ Đại học: 7. Trình độ, kinh nghiệm và sức trẻ của cán bộ
quản lý là vấn đề hết sức thuận lợi trong việc điều hành tổ
chức hoạt động hiệu quả nhà trường.
Tuy nhiên qua thống kê bảng 2.3 cho thấy hiện nay các
trường đã có đủ số lượng Ban Giám hiệu theo quy định hiện
hành, trên 90% các trường có CBQL và cán bộ phụ trách
TBDH có số năm công tác, kinh nghiệm quản lý lâu năm.
Hiện nay cán bộ quản lý nhà trường 80% là độ tuổi dưới
50; đội ngũ cán bộ quản lý cấp phó trẻ về tuổi đời, kinh
nghiệm quản lý chưa nhiều, sự sáng tạo và chủ động còn hạn
chế, công tác quản lý chủ yếu dựa sự chỉ đạo của cấp trên và
triển khai ở cấp trường, quá trình học tập, nghiên cứu, trao dồi
kinh nghiệm của bản thân và tổ chức tham quan, học tập kinh
nghiệm của trường khác ở các trường THCS chưa thực hiện
tốt và chỉ dừng lại của một số ít cá nhân. Điều này ảnh hưởng
rất lớn đến quá trình tích lũy kinh nghiệm quản lý, chỉ đạo,
thực hiện, dẫn đến sự hạn chế về năng lực quản lý, thiếu nhạy
bén và có sức ì lớn trong công tác quản lý nhà trường. Thể

hiện qua CLGD cấp THCS sau.


- Thống kê 2 mặt giáo dục của học sinh THCS của 5 trường
trong 01 cụm trường THCS huyện An Lão, thành phố Hải
Phòng
SL
Năm học

Tỉ

Hạnh kiểm
Tốt

lệ

SL
2016 2017

Tỉ

175
6
88,4

lệ

SL
2017 2018


Tỉ
lệ

205
0

92,4

Học lực

T

Yế

Giỏ

B

u

i

209 21

0

Khá

10,


1,

5

1

155 14

7,0

0,
6

0

0

0

Khá TB

723 701 512

36,

35,

25,

4


3

8

850 823 517

38,

37,

23,

3

1

3

Yế



u

m

50

0


2,5

0

29

0

1,3

0

Từ các số liệu trong bảng chúng ta thấy kết quả 2 mặt
giáo dục HS các trường THCS huyện An Lão trong những
năm qua với tỷ lệ hạnh kiểm khá tốt trên 98%, học lực giỏi
trên 36%, tỷ lệ yếu thấp (không có hạnh kiểm yếu và học lực
kém; học lực yếu là 2,5%); xếp loại hai mặt cách nhau 0,5%,


điều này phản ánh thực tế bởi vì giữa hạnh kiểm và học lực có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chất lượng học lực yếu kém
còn cao thì kéo theo hạnh kiểm cũng tương đồng; trong đó
TBDH không nằm ngoài đánh giá chất lượng, chứng tỏ sự tác
động từ nhiều phía là chủ thể, khách thể và phương tiện,
TBDH cấu thành. Điều này thể hiện là bên cạnh sự nỗ lực của
các cấp lãnh đạo của ngành, năng lực quản lý của Ban Giám
hiệu, đặc biệt là vai trò tổ chuyên môn và tinh thần trách
nhiệm của đội ngũ GV của 5 trường để đạt được kết quả như
trên. Tuy nhiên tỷ lệ HS yếu kém còn cao, chất lượng giáo

dục 2 mặt của các trường không đồng đều, công tác quản lý
sử dụng TBDH còn thiếu sự quan tâm và đầu tư chưa đúng
mức; sự tác động của nhiều yếu tố từ khách quan đến chủ
quan như hiện tượng học lệch của học sinh hiện nay là phổ
biến, tác động mặt trái của cơ chế thị trường, sự hội nhập
quốc tế về kinh tế, sự giao thoa về văn hóa, sự nhận thức từ
phụ huynh, học sinh thực dụng về học tập, rèn luyện và đầu tư
chưa đúng mức cho việc học của con em. Đội ngũ chậm thích
ứng với sự nghiệp đổi mới như đổi mới phương pháp, ứng
dụng công nghệ thông tin và thích ứng với đổi mới kiểm tra
đánh giá. Song hành với vấn đề trên thì việc tự học, tự nâng


cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực Ngoại ngữ,
Tin học của đội ngũ giáo viên hiện nay còn nhiều hạn chế; vì
vậy ít nhiều có sự tác động không nhỏ đến chất lượng giáo
dục toàn diện của các trường THCS trên địa bàn huyện An
Lão.
- Thực trạng TBDH các trường THCS huyện An Lão, thành
phố Hải Phòng.
- Khảo sát thực trạng
Để tìm hiểu, nắm bắt tình hình thực tế của TBDH và công
tác quản lý TBDH của các trường THCS trên địa bàn huyện
An Lão, thành phố Hải Phòng. Đây là thông tin để chúng tôi
có cơ sở đánh giá thực trạng thông qua hình thức lấy ý kiến
trưng cầu về công tác quản lý TBDH của 5 trường THCS trên
địa bàn nghiên cứu. Đối tượng khảo sát gồm 49 CBQL, giáo
viên và nhân viên , trong đó:
Đối tượng CBQL: 20 người (gồm Hiệu trưởng, Phó Hiệu
trưởng, tổ trưởng và tổ phó chuyên môn) của 5 trường THCS

địa bàn huyện An Lão, thành phố Hải Phòng.
Đối tượng giáo viên: 24 giáo viên


Nhân viên phụ trách TBDH của 5 trường : 05
Quá trình thực hiện: Xây dựng phiếu khảo sát với nội dung
phù hợp, thực tế, tránh đề ra những yêu cầu chung chung hoặc
khó xác định; tiến hành khảo sát tại 5 trường; tổng hợp và xử
lý thông tin. Nội dung khảo sát với những mức độ sau:
- Nội dung rất quan trọng, thường xuyên hoặc tốt thì có giá
trị là 4 điểm.
- Quan trọng, thỉnh thoảng hoặc khá thì có giá trị là 3
điểm.
- Ít quan trọng, ít khi hoặc trung bình thì có giá trị là 2
điểm.
- Không quan trọng, chưa bao giờ hoặc yếu thì có giá trị là
1 điểm.
Quy định các mức đánh giá như sau:
-Mức độ 1 (từ 1,0 điểm - dưới 2,5 điểm) gồm không quan
trọng, chưa bao giờ hoặc yếu.
-Mức độ 2 (từ 2,5 điểm-dưới 3,0 điểm), ít quan trọng, ít
khi hoặc trung bình.


-Mức độ 3 (từ 3,0 điểm-dưới 3,5 điểm) gồm quan trọng,
thỉnh thoảng hoặc khá.
-Mức độ 4 (từ 3,5 điểm-4,0 điểm) gồm rất quan trọng,
thường xuyên hoặc tốt.
Trong quá trình thực hiện khảo sát cần chọn thời điểm hợp
lý, nội dung phù hợp nhằm đảm bảo tính khách quan của điều

tra. Để hiệu suất khảo sát có kết quả cao cần lưu ý:
- Lựa chọn câu hỏi hoặc biến đổi câu hỏi trong phiếu phải
phù hợp với đối tượng được hỏi và vấn đề quản lý được hỏi.
- Độ dài phiếu hỏi vừa phải không quá dài, câu hỏi đơn
giản, dễ hiểu, dễ trả lời. Tỷ lệ câu hỏi trong phiếu phải hợp lý
đa phần là câu hỏi đóng và một số ít là câu hỏi mở.
- Trong trường hợp yêu cầu giữ bí mật cho người trả lời
thì người đi khảo sát phải giữ bí mật cho người trả lời.
- Thống kê TBDH các trường trung học cơ sở huyện An
Lão
- Thống kê TBDH của 5 trường THCS trên địa bàn
huyện An Lão, thành phố Hải Phòng


Thiết bị
Máy
Trường THCS



Máy

y

chiế

tính

u


Ti
vi

chiế
u đa
vật


y in

Máy
phot
o

thể
THCS Bát Trang
THCS Trường
Thọ
THCS Trường
Thành
THCS An Tiến
THCS Lương
Khánh Thiện

Tổng

Máy
quay
phi
m


Đầ
u
đĩa

25

4

9

1

5

1

0

03

22

3

6

1

4


1

0

02

20

2

8

1

4

1

0

03

28

4

7

2


5

1

0

03

2

5

1

01

03

07

23

5

04

14

22


5

117

18

1
0
4
0

Qua bảng cho thấy việc đầu tư TBDH ở các trường THCS
huyện An Lão là không đồng đều, có trường thì rất chú trọng
đầu tư, có trường thì ít quan tâm, tính trung bình máy tính


phục vụ cho HS trung bình 19 HS/1 máy tính, trong đó số
máy tính trên đầu HS cao nhất là trường THCS Trường Thành
với 14,8 HS/1 máy tính, trường thấp nhất là THCS Lương
Khánh Thiện là 27,8 HS/1 máy tính. Những TBDH khác phục
vụ cho công tác dạy học tại các trường đều tư không đồng bộ,
thậm chí thiếu (so với danh mục TBDH tối thiểu máy tính,
đèn chiếu, ti vi cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy học. Qua thực tế
cho thấy, sự quan tâm đầu tư TBDH ở các trường là chưa đảm
bảo, có trường đủ về số lượng nhưng chất lượng lại không
đảm bảo để đáp ứng tốt cho thực hành, thí nghiệm và hoạt
động giảng dạy góp phần nâng cao CLGD của nhà trường.
Công tác bảo quản, sửa chữa và bảo trì không thường xuyên.
-Thực trạng phòng học bộ môn, phòng chức năng

Trong nhiều năm qua, các trường THCS ở huyện An Lão
đã được Sở GD&ĐT Hải Phòng, UBND huyện An Lão đầu tư
cải tạo CSVC, cung cấp TB, phương tiện dạy học, đặc biệt
cung cấp, trang bị các phòng thí nghiệm thực hành để đáp ứng
yêu cầu đổi mới giáo dục. Tuy nhiên, các trường đã đạt chuẩn
quốc gia nhưng thực tế không phải trường nào cũng có hệ
thống phòng thí nghiệm thực hành, phòng bộ môn đạt chuẩn
và được trang bị đầy đủ. Khi tiếp nhận những TB mới thì rất


×