Tải bản đầy đủ (.docx) (77 trang)

CƠ sở THỰC TIỄN đào tạo NGHỀ CHO LAO ĐÔNG NÔNG THÔN góp PHẦN GIẢM NGHÈO bền VỮNG tại HUYỆN điện BIÊN, TỈNH điện BIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.21 KB, 77 trang )

CƠ SỞ THỰC TIỄN ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO
ĐÔNG NÔNG THÔN GÓP PHẦN GIẢM NGHÈO BỀN
VỮNG TẠI HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN

1


- Khái quát đặc tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Điện Biên
Đông, tỉnh Điện Biên
- Đặc điểm tự nhiên
- Vị trí địa lý
Huyện Điện Biên Đông nằm về phía Đông Nam của tỉnh
Điện Biên, có toạ độ địa lý từ 20059’ - 21030’ vĩ độ Bắc và 1030
- 103032’ kinh độ Đông
Phía Bắc huyện giáp huyện Mường Ẳng
Phía Nam huyện giáp huyện Điện Biên và huyện Sông Mã
Phía Đông giáp huyện Sông Mã, huyện Sốp Cộp của tỉnh
Sơn La
Phía Tây giáp huyện Điện Biên và Thành phố Điện Biên
Phủ.
- Vị trí địa lý kinh tế, chính trị của huyện Điện Biên Đông
Điện Biên Đông nằm trong trục kinh tế động lực Quốc lộ
279 của tỉnh Điện Biên, có trung tâm huyện lỵ cách thành phố
Điện Biên Phủ khoảng 47 km. Huyện có đường tỉnh lộ 130

2


(tuyến Pom Lót - Na Son) và đường Noong Bua - Pú Nhi - Na
Son cùng với hệ thống giao thông liên vùng sẽ được đầu tư
trong tương lai như: Đường tỉnh lộ 130 kéo dài Trại Bò - Pắc


Ma (huyện Sông Mã - Sơn La), đường Na Son - Xa Dung Mường Lạn (huyện Tuần Giáo), đường Phình Giàng - Pú Hồng
- Mường Nhà (huyện Điện Biên), tạo điều kiện thúc đẩy việc
giao lưu kinh tế, văn hoá giữa Điện Biên Đông và các huyện
bạn, tỉnh bạn và xa hơn là thông thương sang Lào. Đặc biệt là vị
trí kề cận thành Phố Điện Biên Phủ, là trung tâm chính trị, kinh
tế, văn hoá, du lịch của cả tỉnh, tạo điều kiện tốt để tiếp thu tiến
bộ khoa học kỹ thuật, là cầu nối để mở rộng giao lưu kinh tế xã hội với các địa bàn khác trong cả nước. Thành phố Điện Biên
Phủ cũng là thị trường tiêu thụ nông, lâm sản, thủ công mỹ
nghệ, cũng là nơi thu hút lao động của huyện.
Điện Biên Đông giáp với các huyện biên giới giữa Lào và
Việt Nam, vì vậy được xác định là vùng địa bàn chiến lược về
quốc phòng, an ninh của vùng Tây Bắc và của cả nước. Theo
Quyết định số 43/QĐ-TTg ngày 21/3/2002 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt bổ sung đề án quy hoạch tổng thể

3


các khu KTQP, Điện Biên Đông thuộc địa bàn xây dựng khu
kinh tế quốc phòng Sông Mã (xã Phình Giàng, Pú Hồng).
- Địa hình
Điện Biên Đông là một huyện miền núi nằm trong vùng núi
cao dốc nhất của Việt Nam. Địa hình đồi núi phức tạp được cấu
tạo bởi những dãy núi cao chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam. Do ảnh hưởng của hoạt động kiến tạo nên địa hình bị chia
cắt mạnh, cấu trúc núi cao là phổ biến và chiếm phần lớn diện tích
tự nhiên toàn huyện. Độ cao trung bình từ 800-1000m so với mực
nước biển. Núi ở đây bị bào mòn mạnh thành những thung lũng
hẹp, thềm bãi bồi dọc các con sông, suối. Nhìn chung, địa hình
Điện Biên Đông có 2 dạng chính:

Địa hình đồi núi cao trên 900m: Đây là kiểu địa hình đặc
trưng của Điện Biên Đông, chiếm đến 85% diện tích tự nhiên,
phân bố ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện. Phía Bắc là dãy núi
Phou Pha Vạt thuộc dãy Phou Huot chạy theo hướng Đông Bắc Tây Nam xuống Nam - Bắc, có đỉnh cao 1.738m, là đường phân
thủy giữa Sông Mã và sông Nậm Núa. Phía Nam là dãy Phou
Hong chạy theo hướng Tây Đông có đỉnh cao 1.526m. Phía
Đông, Đông Bắc là dãy Phou Cay chạy theo hướng Tây Bắc -

4


Đông Nam có đỉnh cao 1.621m. Nhìn chung dạng địa hình này
phức tạp, hiểm trở, gây khó khăn trong việc đầu tư phát triển kết
cấu hạ tầng và phát triển sản xuất nông nghiệp.
Địa hình thung lũng và các bãi bồi ven sông suối: Đây là
loại địa hình nằm xen kẽ giữa các núi cao, và hệ thống sông
suối, có độ dốc dưới 250. Loại địa hình này phân bố chủ yếu dọc
sông Mã, sông Núa Ngam và hệ thống suối trên địa bàn, có tiềm
năng về sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt có các bãi bằng tương
đối lớn, quy mô từ 30 -50 ha thuộc địa bàn các xã Mường Luân,
Luân Giói, Chiềng Sơ, là nơi tập trung dân cư và sản xuất lương
thực (lúa nước) của toàn huyện.
-Khí hậu
Điện Biên Đông thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, do
nằm khuất xa bên sườn Tây dãy Hoàng Liên Sơn, khí hậu ở đây
có một số đặc điểm khác biệt rõ rệt so với vùng Đông Bắc và
đồng bằng: mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10, mưa nhiều; mùa
đông từ tháng 11 đến tháng 3 và tương đối ấm, tình trạng khô
hanh điển hình cho khí hậu gió mùa.


5


Nhiệt độ: Trung bình cả năm 22oC, nhiệt độ tối thấp trung
bình năm 17,8oC, nhịêt độ tối cao bình quân năm 19oC, biên độ
nhiệt ngày đêm tương đối lớn.
Lượng mưa: Trung bình cả năm 1.559mm, phân bố không
đều. Mưa lớn thường tập trung vào các tháng 6,7,8 trong năm và
chiếm tới 80% lượng mưa cả năm. Độ ẩm trung bình cả năm
tương đối cao 84%.
- Đất đai
* Đặc điểm về thổ nhưỡng
Điện Biên Đông có tổng diện tích tự nhiên là 120.686,24
ha. Trong đó hầu hết đất đai có độ dốc lớn, tuy nhiên lại có tầng
canh tác tương đối dày. Hơn 80% quỹ đất của huyện thích hợp
cho phát triển lâm nghiệp, trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng.
Đó là những vùng có độ dốc trên 25 0, và một phần diện tích có
dộ dốc 15 – 250 nhưng có tầng dày dưới 50 cm. Diện tích có độ
dốc từ 15 - 250 chiếm 18,6% nhưng có tới 93,7% trong đó có
tầng dày trên 50 cm, có thể tận dụng bố trí cây trồng theo hình
thức nông lâm kết hợp. Đất có độ dốc dưới 15 0 chỉ chiếm 0,7%
quỹ đất của huyện, trong đó khoảng 88,5% có tầng dày trên 50

6


cm, còn lại có tầng dầy trên 30 cm. Đây là quỹ đất thuận lợi cho
sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là gieo trồng lúa.
- Tài nguyên khoáng sản
6


Theo tài liệu của Tổng cục Địa chất Việt Nam, trên địa bàn
huyện có một số loại khoáng sản như: sắt ở phía Bắc xã Pú Nhi,
Luân Giói; chì ở các xã Xa Dung, Na Son, Pú Nhi; nước khoáng
ở Mường Luân. Than ở huyện Điện Biên Đông trữ lượng không
lớn, chất lượng không cao, điều kiện khai thác ít thuận lợi, chủ
yếu khai thác phục vụ công nghiệp địa phương. Điểm tiềm năng
về vật liệu xây dựng chủ yếu là đá, cát, sỏi.
- Đặc điểm kinh tế - xã hội
- Tình hình sử dụng đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 120.686,24ha.
Bình quân diện tích một xã, thị trấn là 86.205,2ha. Từ bảng 2.1
cho thấy, đất nông nghiệp, lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn điều này
cho thấy kinh tế chủ yếu của huyện phải phát triển về lĩnh vực
nông nghiệp, lâm nghiệp. Trong chương trình phát triển kinh tế
của huyện đã xây dựng kế hoạch ở tất cả các xã thị trấn đều phải

7


dành quỹ đất hiện có và tăng cường khai hoang ruộng nước để
phát triển sản xuất nông nghiệp.
Phát triển trồng lúa nước chất lượng cao tại các xã có địa
hình thấp, bằng phẳng như xã Luân Giói, Mường Luân, Chiềng
Sơ, Pu Nhi, Na Son.
Tập trung phát triển đàn gia súc (trâu, bò, dê) tại các xã có
đồng cỏ như xã Noong U, Pú Hồng, Phì Nhừ, Sa Dung.
Phần diện tích đồi, núi tại các xã được giao khoán cho
nhân dân khoanh nuôi, trồng rừng.
Quy hoạch cụm TTCN xã Na Son, Thị trấn diện tích

khoảng 15ha để sản xuất vật liệu xây dựng.
-- Tình hình phân bố và sử dụng đất đai của huyện Điện Biên
Đông năm 2016
Tổng số

Cơ cấu

(Ha)

(%)

120.686,2

Tổng số

4

8

100,00


101.935,1

Đất nông nghiệp

5
Đất sản xuất nông

84,46


79.392,99

65,78

78.690,95

65,20

16.966,32

14,06

0

0,00

61.724,63

51,14

702,04

0,58

22.246,88

18,43

Rừng sản xuất


5.255,50

4,35

Rừng phòng hộ

16.991,39

14,08

nghiệp
Đất trồng cây hàng
năm
Đất trồng lúa
Đất cỏ dùng vào chăn
nuôi
Đất trồng cây hàng
năm khác
Đất trồng cây lâu năm
Đất lâm nghiệp có
rừng

9


Rừng đặc dụng

0


0,00

295,28

0,24

0

0,00

0

0,00

2.873,01

2,38

Đất ở

479,53

0,40

Đất ở đô thị

19,63

0,02


Đất ở nông thôn

459,89

0,38

Đất chuyên dùng

1235,5

1,02

8,45

0,01

156,58

0,13

Đất nuôi trồng thuỷ
sản
Đất làm muối
Đất nông nghiệp
khác
Đất phi nông
nghiệp

Đất trụ sở cơ quan,
công trình sự nghiệp

Đất quốc phòng, an
ninh

10


Đất sản xuất, kinh
doanh phi nông

164,64

0,14

844,7

0,70

0,25

0,00

44,3

0,04

1113,42

0,92

15.878,08


13,16

7,19

0,01

15.132,72

12,54

nghiệp
Đất có mục đích công
cộng
Đất tôn giáo, tín
ngưỡng
Đất nghĩa trang,
nghĩa địa
Đất sông suối và mặt
nước chuyên dùng
Đất chưa sử
dụng
Đất bằng chưa sử
dụng
Đất đồi núi chưa sử
dụng

11



Núi đá không có rừng
cây

738,16

0,61

- Dân số và lao động
Dân số toàn huyện năm 2016 là 61.916 người trong đó số
người có khả năng lao động là 34.162 người chiếm 55,2% tổng
dân số. Tốc độ tăng dân số bình quân hằng năm khoảng 15,8%o.
Toàn huyện có 12.065 hộ trong đó 96,3% là số hộ nông nghiệp.
Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 37,82% với 4.563 hộ. Dân số phân bố
không đồng đều giữa các đơn vị hành chính trong huyện. Từ số
liệu ở bảng 2.2 cho ta thấy dân số của huyện vẫn chủ yếu là làm
nông nghiệp với lượng lao động nông nghiệp chiếm 94,49% lực
lượng tham gia lao động trong toàn huyện tỷ lệ hộ nghèo còn
cao và chính là các hộ thuần nông nghiệp. Từ đó làm cho các
nhà quản lý trong huyện phải đẩy nhanh thực hiện các chủ
trương chính sách của huyện giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế
và tạo thêm công ăn việc làm để tăng thu nhập cho người dân
giúp giảm hộ nghèo, giảm tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông
nghiệp, chuyển sang làm trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ.

12


Điều đó là động lực giúp cho lãnh đạo huyện để ra các phương
án cho công tác đào tạo nghề sao cho phù hợp với đặc thù của
huyện để không ngừng nâng cao chất lượng tay nghề cho người

lao động trong thời gian tới đáp ứng yêu cầu của thị trường lao
động trong và ngoài huyện.

13


- Tình hình dân số, lao động của huyện Điện
Biên Đông năm 2016
Chỉ tiêu

ĐVT

Số lượng

Tỷ lệ
(%)

- Tổng số hộ

Hộ

12.065

100

+ Trong đó hộ nông nghiệp

Hộ

11.461


95

+ Số hộ nghèo

Hộ

4.563

37,82

- Tổng dân số

Người

61.916

100

35.539

57,4

34.162

96,13

33.582

94,49


+ Số người trong độ tuổi lao Lao động
động
+ Lao động có khả năng làm Lao động
việc
Trong đó lao động nông Lao động
nghiệp

- Cơ sở vật chất, kỹ thuật

14


Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Đảng và
Nhà nước về xây dựng và phát triển kinh tế. Đặc biệt với chủ
trương đẩy nhanh tiến độ của quá trình CNH - HĐH trong nông
nghiệp nông thôn. Huyện Điện Biên Đông đã tập trung vào đầu tư
xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng phục vụ sản xuất và đời
sống, bộ mặt nông thôn của Điện Biên Đông ngày càng được đổi
mới, cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng ngày càng được tăng cường.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện Điện Biên Đông năm
2016
Chỉ tiêu

ĐVT

Số lượng

- Đường quốc lộ


Km

47

- Đường tỉnh lộ

Km

130

- Đường liên xã, liên thôn

Km

1.820,4

%

100

Cái

35

1. Giao thông

- Xã có đường ôtô đến trung tâm xã
2. Thủy lợi
- Trạm bơm tưới


15


- Trạm bơm tiêu

Cái

16

- Trạm bơm di dộng, cố định

Cái

65

Trạm

54



14

- Xã có bưu điện văn hóa



14

- Xã có chợ nông thôn




5

3. Hệ thống điện
- Số trạm biến áp
- Xã, thị trấn có điện
4. Công trình phúc lợi

* Giao thông
Hệ thống giao thông thời gian qua được quan tâm đầu tư,
cải tạo nâng cấp bằng nguồn vốn của Nhà nước. Nhờ đó chất
lượng phục vụ của các công trình giao thông đã được cải thiện,
bộ mặt nông thôn được thay đổi. Đến nay hệ thống giao thông

16


từ huyện đến các xã đã cơ bản hoàn thành, phục vụ tốt cho nhu
cầu đi lại của nhân dân trong huyện.
* Thủy lợi
Do đặc điểm là huyện vùng núi, cốt đất không đồng đều do
vậy hệ thống thủy nông của huyện được quy hoạch và xây dựng
hệ thông kênh mương dẫn nước để đáp ứng cho yêu cầu sản
xuất. Địa bàn huyện có con sông lớn chảy qua là nhánh của
sông Mã. Đây là con sông có ảnh hưởng lớn nhất đến các hoạt
động thủy lợi của huyện. Đầu tư xây dựng hồ chứa nước tại xã
Pu Nhi để phục vụ tưới cho nông nghiệp.
* Năng lượng, bưu chính viễn thông

- Năng lượng: hiện nay toàn huyện có 14/14 xã, thị trấn
đang sử dụng điện lưới quốc gia cho sản xuất và dân sinh đảm
bảo 94.2% số hộ dùng điện.
- Bưu chính viễn thông: hầu hết các xã đều xây dựng mô
hình bưu điện văn hóa. Nhờ vậy việc thông tin liên lạc đảm bảo
nhanh, thông suốt, kịp thời, chính xác đã góp phần tích cực
trong điều hành sản xuất, kinh doanh cũng như nhu cầu trao đổi
thông tin của nhân dân.

17


-Tình hình an ninh trật tự, giáo dục và y tế
* Tình hình an ninh trật tự
Tình hình an ninh trật tự xã hội được giữ vững, tuy nhiên
với sự phát triển kinh tế xã hội các điểm nghiện hút, tệ nạn xã
hội có xu hướng gia tăng, việc tuyên truyền đạo trái phép còn
diễn biến phức tạp, công tác phòng ngừa và chủ động tấn công
tội phạm được các lực lượng công an phối hợp tham gia, các vi
phạm kinh tế, hình sự, khiếu kiện ngày càng giảm góp phần
quan trọng vào việc đảm bảo an ninh nông thôn, đảm bảo trật tự
an toàn xã hội ngày càng được giữ vững.
* Giáo dục
Ngành giáo dục huyện đã có những cố gắng nỗ lực và đạt
được nhiều thành tựu. Toàn huyện có 2 trường THPT, 1 Trường
PTDT Nội trú, 1 Trung tâm GDTX, 15 trường THCS và 23
trường tiểu học, 19 trường Mầm non. Sự nghiệp giáo dục của
huyện phát triển cả về lượng và chất.
* Y tế


18


Sự nghiệp y tế chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng đã
có chuyển biến tiến bộ. Hiện nay huyện có 1 bệnh viện cấp
huyện, 2 trạm y tế với tổng số 240 giường bệnh.
- Tình hình phát triển kinh tế của huyện
Trong những năm qua nền kinh tế của huyện đã có những
chuyển biến tích cực, giá trị sản xuất của các ngành đều tăng, cơ
cấu kinh tế có sự chuyển dịch, bộ mặt nông thôn ngày càng
được đổi mới, đời sống đại bộ phận dân cư được cải thiện.
Cơ cấu kinh tế của huyện trong thời gian qua chủ yếu là
sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi tuy đã có sự chuyển dịch
theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ
trọng ngành nông nghiệp. Tuy nhiên mức độ chuyển dịch diễn
ra còn chậm.
Đối với ngành nông nghiệp, năm 2012 giá trị sản xuất của
ngành đạt 855,3 tỷ đồng. Nhưng đến năm 2016 giá trị sản xuất
đã tăng lên 1016 tỷ đồng, tăng bình quân là 3,8%/năm. Tập
trung trong một số ngành chủ yếu như sản xuất cây lương thực,
chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy sản. Trong những
năm gần đây do áp dụng các thành quả của khoa học công nghệ

19


vào trong quá trình sản xuất, tích cực sản xuất theo hướng sản
xuất hàng hóa và nâng cao chất lượng nông sản nên ngành
nông nghiệp của huyện liên tục phát triển và đảm bảo được nhu
cầu an ninh lương thực của huyện cũng như đem lại thu nhập

cao cho một bộ phận người dân tiến hành sản xuất với quy mô
lớn.
Ngành công nghiệp xây dựng có tốc độ phát triển bình
quân 23,7%/năm. Cụ thể giá trị sản xuất của ngành tăng từ 98,6
tỷ đồng năm 2012 lên 215,5 tỷ đồng năm 2016. Các làng nghề,
làng có nghề từng bước ổn định sản xuất và nâng cao chất lượng
sản phẩm. Tiềm năng khai thác, chế biến đá, sản xuất vật liệu
xây dựng được phát huy.
Ngành thương mại - dịch vụ có tốc độ phát triển giá trị sản
xuất bình quân 16,9%/năm, cụ thể năm 2012 giá trị sản xuất của
ngành đạt 225,4 tỷ đồng và đến năm 2016 giá trị sản xuất của
ngành tăng lên 415,3 tỷ đồng. Trong giai đoạn tới huyện tập
trung chỉ đạo tiếp tục tập trung phát triển các thế mạnh của
huyện trong ngành du lịch, tăng cường các hoạt động dịch vụ,
bán lẻ hàng hóa. Tập trung xây dựng và cải tạo các chợ trong
huyện, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình kinh doanh

20


thương mại - dịch vụ để thúc đẩy ngành thương mại - dịch vụ
của huyện ngày càng phát triển hơn.
Nhìn chung giá trị sản xuất của các ngành đều tăng qua các
năm, với giá trị chủ yếu thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Nhóm
ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ có tăng
qua các năm, tuy nhiên giá trị thuộc lĩnh vực trên còn thấp.

21



- Khái quát về tổ chức khảo sát thực trạng
- Mục đích
Chúng tôi tiến hành khảo sát nhằm thu thập số liệu và
thông tin liên quan đến thực trạng đào tạo nghề cho lao động
nông thôn góp phần giảm nghèo bền vững tại huyện Điện Biên
Đông, tỉnh Điện Biên.
- Nội dung khảo sát
Chúng tôi khảo sát thực trạng đào tạo nghề cho lao động
nông thôn góp phần giảm nghèo bền vững tại huyện Điện Biên
Đông, tỉnh Điện Biên với những nội dung sau:
Thực trạng triển khai các chính sách đào tạo nghề cho lao
động nông thôn trên địa bàn Huyện; Thực trạng công tác tuyên
truyền tư vấn học nghề và việc làm cho lao động nông thôn;
Thực trạng nhu cầu đào tào tạo nghề của lao động nông thôn;
Thực trạng các loại hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn
đang triển khai trên địa bàn Huyện; Thực trạng số lượng lao
động nông thôn của Huyện được đào tạo trong thời gian qua;
Thực trạng ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn tại
Huyện; Thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông

22


thôn trên góp phần giảm nghèo bền vững trên địa bàn Huyện
trong thời gian qua; Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo
viên dạy nghề cho lao động nông thôn; Thực trạng hiệu quả đào
tạo nghề cho lao động nông thôn của Huyện qua đánh giá của
người lao động...
- Cách thức tiến hành
Nghiên cứu tài liệu, các báo cáo đánh giá, báo cáo số liệu

thống kê của UBND huyện, Phòng Lao động - TB&XH, Phòng
Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thống kê, UBND
các xã, thị trấn trên địa bàn.
- Mẫu khảo sát
Phiếu điều tra về đào tạo nghề cho lao động nông thôn góp
phần giảm nghèo bền vững (dùng cho người lao động); Bảng
hỏi đối với cán bộ quản lý, cơ sở sản xuất, kinh doanh; Bảng hỏi
đối với cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề trên địa bàn huyện
Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Đối tượng khảo sát gồm: 150
lao động nông thôn ở 6 xã (mỗi xã khảo sát 25 lao động nông
thôn), 10 CBQL và giáo viên TTDN huyện; 3 CBQL phòng Lao

23


động - TB&XH và 14 cán bộ quản lý dạy nghề các xã, thị trấn;
23 lãnh đạo, cán bộ đại diện các phòng, tổ chức đoàn thể: Phòng
Kinh tế - Hạ tầng, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn,
Trạm khuyến nông – khuyến ngư, Hội nông dân, Hội phụ nữ,
Đoàn thanh niên; 5 lãnh đạo các doanh nghiệp trên địa bàn.
Tổng số lượng khảo sát là 205 người.
- Địa bàn khảo sát
Đề tài tiến hành khảo sát trên địa bàn 6 xã, thị trấn trên địa
bàn huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên.
- Xử lý kết quả khảo sát
Từ số liệu điều tra thu được, chúng tôi tiến hành tổng hợp,
phân tích, so sánh số liệu đưa ra các nhận xét đánh giá.
- Thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
góp phần giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Điện

Biên Đông, tỉnh Điện Biên
- Tình hình triển khai chính sách đào tạo nghề cho lao động
nông thôn huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên

24


Thực hiện Quyết định số 1956 QĐ/TTg ngày 27 tháng 11
năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo
nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” và căn cứ vào sự
chỉ đạo của Thường trực huyện ủy, UBND huyện Điện Biên
Đông đã xây dựng đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn
huyện Điện Biên Đông giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến
2020. Trong đó, đề án giao cho phòng Lao động -TB&XH
huyện là cơ quan thường trực và chủ trì đề án, phối hợp với các
phòng ban, hội, đoàn thể, UBND các xã, thị trấn quy hoạch và
xây dựng kế hoạch về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
trong giai đoạn 2011- 2015 nhằm đảm bảo được công tác đào
tạo nghề trong địa bàn huyện phát triển đúng hướng, củng cố và
phát triển hệ thống cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn huyện.
- Công tác tuyên truyền tư vấn học nghề và việc làm cho lao
động nông thôn huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
Những năm qua, tỉnh Điện Biên nói chung và huyện Điện
Biên Đông nói riêng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền và tư
vấn học nghề đối với lao động nông thôn, giúp người dân hiểu
rõ tầm quan trọng của việc học nghề, để từ đó có ý thức chủ

25



×