Tải bản đầy đủ (.docx) (119 trang)

THỰC TRẠNG GIÁO dục ý THỨC THOÁT NGHÈO CHO CỘNG ĐỒNG dân cư HUYỆN MANG THÍT TỈNH VĨNH LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.62 KB, 119 trang )

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC Ý THỨC THOÁT
NGHÈO CHO CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
HUYỆN MANG THÍT TỈNH VĨNH LONG

1


- Khái quát về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của
cộng đồng dân cư huyện Mang Thít tỉnh Vĩnh Long
Mang Thít nằm phía đông bắc của Tỉnh Vĩnh Long, ven
sông Cổ Chiên với chiều dài qua huyện khoảng 30km, trung
tâm huyện cách Thành phố Vĩnh Long 22km theo đường tỉnh
903 và Quốc lộ 53, toàn huyện có diện tích tự nhiên
159,79km2, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 113,8km2 ,
dân số 100.590 người (nữ 50.575, nam 50.015), mật độ dân số
630 người/km2. Huyện Mang Thít có 01 thị trấn và 12 đơn vị
hành chính xã; huyện có mạng lưới giao thông thủy, bộ khá
thuận lợi, còn có trên 740km sông vừa và nhỏ, thuận lợi cho
việc lưu thông của người dân. Kinh tế của huyện chủ yếu là
nông nghiệp, trồng lúa nước, cây ăn quả và chăn nuôi. Hiện
toàn huyện có 1.563 cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp vừa và nhỏ (giảm 71 cơ sở so với cùng kỳ); có
09 cơ sở sản xuất gốm và 185/836 cơ sở sản xuất gạch ngói,

2


với 216 lò hoạt động, trong đó 14 cơ sở với 16 lò nung liên
hoàn.
Những năm gần đây, tận dụng lợi thế từ các con
sông, nông dân huyện phát triển mạnh nghề nuôi trồng thủy


sản mang lại hiệu quả đáng kể, góp phần thúc đẩy cơ
cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, tổng giá trị
sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng
11,47%; tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 9,58%; doanh thu
dịch vụ khác và lưu trú, ăn uống tăng 10,92%; giá trị sản xuất
ngành nông nghiệp - thủy sản tăng 1,49%.
Trong những năm qua, công tác giảm nghèo đạt được
nhiều kết quả tích cực, các chế độ, chính sách cho người
nghèo, cận nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội được thực hiện
đầy đủ, kịp thời, đặc biệt là công tác huy động các nguồn lực
xã hội đạt kết quả cao, góp phần chăm lo tốt cho người nghèo,

3


từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người
nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn.
Tuy nhiên, huyện Mang Thít vẫn là huyện còn nhiều khó
khăn, thu ngân sách không đạt kế hoạch, số hộ nghèo, hộ cận
nghèo chiếm 4,53% trên tổng hộ dân, phần lớn hộ nghèo do
thiếu phương tiện sản xuất, gia đình ốm đau bệnh tật thương
xuyên, bên cạnh đó một bộ phận người nghèo thiếu ý chí
vươn lên thoát nghèo, còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của
nhà nước .
- Tổ chức nghiên cứu thực trạng
- Mục đích khảo sát
Nhằm thu thập các số liệu thực tế và khách quan về thực
trạng Giáo dục ý thức thoát nghèo cho cộng đồng dân cư
huyện Mang Thít, Tỉnh Vĩnh Long hiện nay. Từ đó, phân tích
đánh giá những thành công và hạn chế, cũng như nguyên

nhân dẫn đến thực trạng làm cơ sở cho việc đề xuất hiệu quả

4


các biện pháp Giáo dục ý thức thoát nghèo cho cộng đồng dân
cư huyện Mang Thít, Tỉnh Vĩnh Long.
- Đối tượng và phạm vi khảo sát
Đề tài khảo sát trên 300 đối tượng: gồm 100 người dân,
100 hộ nghèo và 100 cán bộ, nhân viên công tác xã hội trên
địa bàn.
- Nội dung khảo sát
Chúng tôi tiến hành khảo sát nhiều nội dung có liên quan
đến thực trạng đề tài nghiên cứu, trong đó, hai nội dung khảo
sát chính bao gồm:
Khảo sát thực trạng ý thức thoát nghèo của cộng đồng
dân cư, thực trạng hộ nghèo và thực thực hiện công tác thoát
nghèo cho cộng đồng dân cư huyện Mang Thít, Tỉnh Vĩnh
Long.
Khảo sát thực trạng giáo dục ý thức thoát nghèo cho cộng
đồng dân cư huyện Mang Thít, Tỉnh Vĩnh Long và mức độ ảnh

5


hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng đó.
- Phương pháp khảo sát
Chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp khảo sát
bằng phiếu trưng cầu ý kiến, kết hợp với phỏng vấn sâu và
quan sát trên các nhóm đối tượng đã được xác định. Sử dụng

phương pháp tổng kết kinh nghiệm hỗ trợ cho các nghiên cứu
định lượng và phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
để minh chứng cho các nghiên cứu thực trạng.
- Công cụ khảo sát
Để tiến hành khảo sát thực trạng, chúng tôi sử dụng 03
loại phiếu trưng cầu ý kiến sau:
Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho 100 người dân trên địa
bàn huyện Mang Thít, Tỉnh Vĩnh Long.
Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho 100 hộ nghèo trên địa
bàn huyện Mang Thít, Tỉnh Vĩnh Long.

6


Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho 100 cán bộ, nhân viên
công tác xã hội trên địa bàn huyện Mang Thít, Tỉnh Vĩnh
Long.
- Tiến hành khảo sát
Thiết kế công cụ khảo sát.
Thực hiện điều tra, phỏng vấn.
Tổng hợp kết quả khảo sát.
- Phương pháp xử lí số liệu
Sử dụng các công thức toán học.
Sử dụng phần mềm SPSS để xử lí số liệu.
- Thực trạng ý thức của cộng đồng dân cư về xoá đói
giảm nghèo, thoát nghèo và thực trạng hộ nghèo cũng như
công tác thoát nghèo cho cộng đồng dân cư huyện Mang
Thít, tỉnh Vĩnh Long
Công tác giảm nghèo bền vững, thoát nghèo đã được các
cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể

chính trị - xã hội địa phương lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực
hiện đạt được nhiều kết quả trong thời gian qua. Ý thức, trách
nhiệm của người dân trong công tác giảm nghèo ngày càng
7


được nâng lên; có hộ nghèo tự nguyện đăng ký thoát nghèo.
Sự chung tay, hỗ trợ, sẻ chia của cộng đồng đã tác động tích
cực đến công tác GNBV, thoát nghèo trên địa bàn góp phần
cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người nghèo, hộ
nghèo. Song song những mặt làm được, vẫn còn tồn tại một
số khó khăn, cụ thể như một bộ phận hộ nghèo không muốn
thoát nghèo, có hiện tượng tẩu tán tài sản hoặc tách hộ khi có
đoàn khảo sát đánh giá các tiêu chí để công nhận hộ nghèo;
một số hộ phát sinh mới ý muốn được là hộ nghèo để thụ
hưởng các chính sách và sự hỗ trợ của cộng đồng; một số cán
bộ địa phương còn lơ là, không quan tâm thực hiện đúng việc
đánh giá xác định đúng tiêu chuẩn hộ nghèo để xảy ra các
trường hợp công nhận hộ nghèo không đúng qui định hoặc
thưa gởi, khiếu nại.
- Thực trạng nhận thức của cộng đồng dân cư về
nghèo và thoát nghèo
Để tìm hiểu nhận thức của cộng đồng dân cư huyện Mang
Thít trong thoát nghèo, trước hết tác giả tiến hành khảo sát nhận
thức, mức độ sự hiểu biết về nghèo, thoát nghèo thông qua ba
nhóm đối tượng là 100 hộ nghèo, 100 người dân và 100 cán bộ,
công chức, viên chức. Kết quả thu được thể hiện theo bảng sau:

8



- Thực trạng nhận thức của cộng đồng dân cư về
nghèo
Hộ
Nội dung

nghè
o

Ngườ Cán
i dân

bộ

Tổn
g

%

cộng

- Nghèo là không có
tiền, thiếu ăn, thiếu
mặc, trình độ học vấn

40

20

13


73

thấp
- Nghèo là nhà dột,
thiếu ăn, thiếu mặc, tự

16

26

09

51

ti, thiếu ý chí vươn lên
- Nghèo là sự thiếu

24.3
%

17.0
%

hụt/sự không thoả mãn
các nhu cầu cơ bản
của con người (thu

44


54

78

176

58.7
%

nhập, ăn mặc, ở, tiếp
cận các DVXH,…)
Tổng cộng

300

100

%
Từ Bảng cho thấy, cộng đồng dân cư huyện Mang Thít
phần lớn nhận thức đúng về nghèo đa chiều hiện nay, chiếm
tỷ lệ 58.7% (cao nhất là nhóm cán bộ tỷ lệ 78%), thể hiện rõ

9


có nhiều người trả lời đúng khái niệm về nghèo theo tiêu chí
đa chiều hiện nay: Nghèo là sự thiếu hụt, không thoả mãn các
nhu cầu cơ bản của con người (thu nhập, ăn mặc, ở, tiếp cận
các DVXH,…).
Hay nói cách khác, Nghèo là tình trạng một bộ phận dân

cư chỉ có điều kiện thoả mãn một phần những nhu cầu tối
thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức
sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện; tuy
nhiên, số người nhận thức đúng đạt tỷ lệ không cao, nhất là hộ
nghèo chỉ đạt tỷ lệ 44%.
Bên cạnh đó, các quan niệm cũ, quan niệm theo thu nhập
về Nghèo là không có tiền, thiếu ăn, thiếu mặc, trình độ học
vấn thấp (chiếm 24.3%) và Nghèo là nhà dột, thiếu ăn, thiếu
mặc, tự ti, thiếu ý chí vươn lên (chiếm 17%) chiếm tỉ lệ cao
41,3% (nhất là hộ nghèo chiếm 56%, người dân chiếm 46%).
Từ đó cho thấy đa số hộ nghèo và người dân vẫn hiểu về
khái niệm nghèo theo tiêu chí cũ là thu nhập. Họ chưa nắm
bắt kịp thời, chưa hiểu việc đánh giá xác định hộ nghèo hiện
nay đã thực hiện theo tiêu chí đa chiều. Bởi vì, thu nhập và
thu nhập thấp không phản ánh được tất cả các khía cạnh của
nghèo, nó còn tùy thuộc vào khả năng tiếp cận với các nguồn

10


lực, thông tin và dịch vụ xã hội khác. Tương tự, tác giả tiến
hành đánh giá thực trạng nhận thức của các đối tượng về thoát
nghèo, kết quả thu được tổng hợp theo bảng dưới đây:
- Thực trạng nhận thức của cộng đồng dân cư về thoát
nghèo

Nội dung
- Thoát nghèo là có
tiền, đủ ăn, đủ mặc
- Thoát nghèo là có

đủ ăn, đủ mặc, nhà ở
đảm bảo 3 cứng (nền,

Hộ

Ngườ Cán

nghèo i dân
19

07

24

22

bộ
01

17

Tổn
g

%

cộng
27

63


9.0%

21.0
%

khung, mái)
- Thoát nghèo là vượt
qua mức chuẩn hộ
cận nghèo, là hộ có
thu nhập BQ đầu

41

42

51

134

16

29

31

76

người/tháng từ mức


44.7
%

sống trung bình trở
lên
- Thoát nghèo là sự
thoả mãn các nhu cầu

25.3
%

11


cơ bản ở mức độ cao
của con người, quá
trình nghèo chuyển
lên mức sống cao hơn
Tổng cộng

300

100

%
Từ Bảng cho thấy, cộng đồng dân cư huyện Mang Thít
nhận thức đúng về quan điểm thoát nghèo theo tiêu chí đa
chiều hiện nay, chiếm tỷ lệ 44.7% (trong đó, hộ nghèo chiếm
41.0%, người dân chiếm 42.0%), thể hiện rõ cũng có số đông
người trả lời đúng khái niệm về thoát nghèo – Thoát nghèo là

vượt qua mức chuẩn hộ cận nghèo, là hộ có thu nhập BQ đầu
người/tháng từ mức sống trung bình trở lên; tuy nhiên, số
người nhận thức đúng còn thấp. Bởi vì, đa số cộng đồng dân
cư địa phương, nhất là hộ nghèo và người dân vẫn hiểu khái
niệm nghèo theo tiêu chí cũ chỉ dựa vào thu nhập hoặc hiểu
không đúng các tiêu chí quy định về nghèo đa chiều hiện nay.
Từ đó, dẫn đến nhận thức về thoát nghèo của họ cũng không
đúng (nhất là hộ nghèo chiếm 59%, người dân chiếm 58%).
Để tìm hiểu rõ hơn, tác giả tiến hành đánh giá về mức độ
hiểu biết trong công tác giảm nghèo và thoát nghèo của cộng

12


đồng địa phương, kết quả thu được tổng hợp theo bảng dưới
đây:
- Mức độ hiểu biết của cộng đồng dân cư về công tác
giảm nghèo, thoát nghèo
Hộ

Người

Cán

nghèo

dân

bộ


- Sâu sắc
- Đầy đủ
- Có kiến thức cơ

20
47
27

23
30
38

6
27
52

bản
- Mơ hồ
- Không đánh giá

4
2

2
7

11
4

Mức độ hiểu biết


được

Tổn
g

%

cộng
49 16.3%
104 34.7%
117

39.0%

17

5.7%

13

4.3%

Tổng cộng
300 100%
Từ Bảng 2.3 cho thấy kết quả hộ nghèo, người dân và
cán bộ đánh giá mức độ hiểu biết của cộng đồng dân cư tại
địa phương về công tác giảm nghèo, thoát nghèo từ cơ bản
đến sâu sắc đạt tỉ lệ khá cao 90%. Nhưng riêng cán bộ đánh
giá nhận xét về cộng đồng dân cư còn mơ hồ hoặc không

đánh giá được về công tác giảm nghèo và thoát nghèo với tỉ lệ
cũng khá cao là 15%, điều này chứng tỏ vẫn còn một số lượng
người dân không hiểu hoặc không quan tâm đến công tác
giảm nghèo, cụ thể là việc thoát nghèo đối với hộ nghèo.

13


Trong thời gian tới cần thiết phải quan tâm nhiều hơn công tác
tuyên truyền, giáo dục về công tác giảm nghèo, nhất là giáo
dục ý thức thoát nghèo cho cộng đống dân cư.
Qua việc sử dụng các câu hỏi về đánh giá mức độ hiểu
biết của cộng đồng về công tác giảm nghèo và thoát nghèo
cho thấy họ cũng đã có những hiểu biết nhất định nhưng tỉ lệ
không cao, cộng đồng dân cư còn chưa cập nhật, chưa hiểu
biết về nghèo đa chiều, các tiêu chí đánh giá nghèo, thoát
nghèo, cụ thể còn một số đối tượng, nhất là hộ nghèo, người
dân có mức độ hiểu biết, nhận thức còn mơ hồ, không đánh
giá được về công tác giảm nghèo, thoát nghèo. Khi nhận thức
không đúng, không đầy đủ sẽ dễ dàng dẫn tới thái độ và hành
vi không đúng. Nên cần thiết phải nhanh chóng có biện pháp
ưu tiên giáo dục cho họ để bổ sung kiến thức và nâng cao
nhận thức cho họ thì công tác thoát nghèo mới đạt hiệu quả.
- Thực trạng thái độ của cộng đồng dân cư trong thoát
nghèo
Để thấy rõ hơn thái độ của cộng đồng dân cư huyện Mang
Thít trong thoát nghèo, tác giả tiến hành khảo sát mức độ quan
tâm của bản thân hộ nghèo, người dân và cán bộ về công tác

14



giảm nghèo, thoát nghèo và nhận xét của họ đối với cộng đồng
địa phương.
- Mức độ quan tâm của cộng đồng dân cư về công tác
giảm nghèo, thoát nghèo
Mức độ quan

Hộ

Người

tâm

nghèo

dân

- Rất quan tâm

61

- Quan tâm

Tổn
Cán bộ

g

%


63

68

cộng
192

64%

35

28

32

95

31.7%

- Bình thường

03

09

0

12


4.0%

- Ít quan tâm

01

0

0

01

0.3%

- Không quan tâm

0
0
0
0
0%
Tổng cộng
300 100%
Từ Bảng 2.4 cho thấy, đa số cộng đồng dân cư tại huyện

Mang Thít quan tâm về công tác giảm nghèo và thoát nghèo,
chiếm tỷ lệ rất cao 95,7% (trong đó, hộ nghèo chiếm 96%,
người dân đạt 91%, cán bộ 100%), điều này là tín hiệu đáng
mừng vì khi số người quan tâm càng nhiều thì suy nghĩ và
biểu hiện của họ cũng đi kèm; sự quan tâm bắt nguồn cho việc

tìm hiểu, nhận thức để có thái độ cụ thể. Đây là thái độ tích
cực đối với công tác giảm nghèo và thoát nghèo, nhất là giáo
dục ý thức thoát nghèo cho cộng đồng dân cư.

15


Tuy nhiên, vẫn còn một số đối tượng xem công tác giảm
nghèo và thoát nghèo là bình thường, ít quan tâm về công tác
này chiếm tỉ lệ 4.3%, trong đó tập trung vào hộ nghèo và
người dân. Đây là thái độ không tích cực của hộ nghèo và
người dân đối với công tác giảm nghèo và thoát nghèo. Vì vậy
cần thiết phải tuyên truyền nâng cao nhận thức cho họ, chủ
yếu phải quan tâm, tăng cường giáo dục ý thức thoát nghèo
cho cộng đồng dân cư.
2.3.3. Thực trạng hành vi của cộng đồng dân cư trong
thoát nghèo
Bên cạnh những thành tựu quan trọng trong xóa đói
giảm nghèo ở địa phương thời gian qua, vẫn còn phát sinh
một số khó khăn, hạn chế từ hành vi của cộng đồng cần phải
có biện pháp khắc phục để các chính sách hỗ trợ người nghèo,
thoát nghèo không bị lợi dụng cũng như giảm gánh nặng đối
với ngân sách nhà nước và cộng đồng xã hội.
Để đánh giá hành vi của cộng đồng dân cư trong thoát
nghèo, tác giả tiến hành tiếp tục khảo sát về việc tham gia các
hoạt động thoát nghèo và mức độ quan tâm đối với việc thoát
nghèo: Rất quan tâm (RQT), Quan tâm (QT), Bình thường

16



(BT), Ít quan tâm (IQT), Không quan tâm (KQT). Kết quả
được thể hiện cụ thể như sau:
- Hành vi của các hộ nghèo đối với các hoạt động
giảm nghèo, thoát nghèo
Các hoạt động
thoát nghèo và

Mức độ quan tâm thoát nghèo

mức độ quan
tâm trong việc
thoát nghèo
- Vay vốn sản
xuất, chăn nuôi,
trồng trọt, xuất
khẩu lao động
- Tham gia các

RQT

QT

170

121

56.7

40.3


%

%

lớp học nghề,

111

học tập nâng

37%

cao năng lực
- Tích cực tham

BT

07
2.3%

IQT
02
0.7
%

148

32


09

49.3

10.7

3.0

%

%

%
09

gia các chương

117

144

28

trình, dự án hỗ

39%

48%

9.3%


trợ thoát nghèo
- Lười lao

74

118

69

27

24.7

39.3

23.0

9.0

động, không

17

3.0
%

KQ

Cộng


T

%

0

300

0%

100%

0

300

0%

100%

02

300

0.7% 100%
12

300


4.0% 100%


muốn thoát
nghèo, sợ mất
sự trợ giúp, hỗ
trợ
Tổng cộng
Tỉ lệ (%)

%

%

%

%

472

531

136

47

14

39%


44%

11%

4%

1%

1200
100

%
Từ Bảng 2.5 cho thấy, theo đánh giá của cộng đồng dân

cư huyện Mang Thít thì đa số hộ nghèo, người nghèo quan
tâm, rất quan tâm đối với các hoạt động thoát nghèo tỉ lệ 83%,
thể hiện rõ tỉ lệ đánh giá tham gia các hoạt động giảm nghèo
khá cao và mức độ quan tâm, rất quan tâm nhiều. Cụ thể,
đánh giá ở từng hoạt động giảm nghèo mà họ quan tâm để
tham gia.
Hoạt động vay vốn sản xuất, chăn nuôi
Đa số hộ nghèo, người nghèo có quan tâm và rất quan
tâm đối với việc tham gia hoạt động thoát nghèo. Cụ thể, có
đến 97.0% có nhu cầu vay vốn sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt,
xuất khẩu lao động, hoạt động muốn thoát nghèo này được
cộng đồng dân cư lựa chọn phổ biến. Với khoản tiền vay này,
hộ nghèo có thể mua bò giống, cây giống hay buôn bán,… để
tăng thêm thu nhập, nâng cao đời sống, cải thiện gia đình và

18



thoát nghèo. Tuy nhiên, theo đánh giá vẫn còn một số ít hộ
nghèo xem là bình thường, ít quan tâm, không quan tâm đến
giải pháp này chiếm tỉ lệ là 3.0%.
Hoạt động học tập kiến thức, học nghề
Đa số hộ nghèo, người nghèo có quan tâm và rất quan
tâm đối với tham gia các lớp học tập kiến thức, học nghề nâng
cao năng cao năng lực. Theo đánh giá có đến 86.3% hộ
nghèo, người nghèo quan tâm đến việc tham gia các lớp học
nghề, học tập nâng cao năng lực nhằm phát triển bản thân, tìm
được việc làm, tạo thêm thu nhập ổn định. Tuy nhiên, vẫn còn
một bộ phận chiếm 13.6% hộ nghèo, người nghèo không quan
tâm đến giải pháp này, có thể họ chọn giải pháp thoát nghèo
khác hay hộ nghèo có trình độ thấp, có người già, trẻ em nên
không quan tâm nhiều đến giải pháp này.
Hoạt động tham gia các chương trình, dự án hỗ trợ
thoát nghèo
Đa số hộ nghèo, người nghèo có quan tâm và rất quan
tâm, tích cực tham
gia các chương trình, dự án hỗ trợ thoát nghèo để được
tiếp cận nguồn vốn, hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ cây con giống
chăn nuôi, sản xuất,… tạo thêm thu nhập, ổn định cuộc sống,

19


phát triển và thoát nghèo. Theo đánh giá có đến 87% hộ
nghèo, người nghèo quan tâm đến việc tham gia các chương
trình, dự án hỗ trợ thoát nghèo. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ

phận chiếm 13% hộ nghèo, người nghèo không quan tâm đến
giải pháp này, có thể họ chọn giải pháp thoát nghèo khác hay
hộ nghèo không có nguồn lao động, khộng có phương tiện,
đất,… nên không quan tâm nhiều đến giải pháp này.
Hoạt động lười lao động, không muốn thoát nghèo, sợ
mất sự trợ giúp, hỗ trợ
Theo đánh giá của cộng đồng dân cư huyện Mang Thít
thì đa số hộ nghèo, người nghèo quan tâm, rất quan tâm đối
với các hoạt động Lười lao động, không muốn thoát nghèo, sợ
mất sự trợ giúp, hỗ trợ; có đến 64% hộ nghèo lười lao động,
không muốn thoát nghèo hoặc sợ mất sự trợ giúp, hỗ trợ. Cụ
thể: trên thực tế có nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ, cho
không nên làm cho người nghèo sợ thoát nghèo, không muốn
thoát nghèo. Các chính sách hỗ trợ hiện nay như không có nhà
thì được nhà nước hỗ trợ, tạo điều kiện cho xây; khám chữa
bệnh không mất tiền, hỗ trợ tiền điện, miễn giảm học phí,…
và còn được nhiều mạnh thường quân, đơn vị tài trợ hỗ trợ từ
nhiều nguồn khác. Nếu tình trạng này kéo dài thì số hộ nghèo

20


không muốn thoát nghèo, người dân muốn được là hộ nghèo
sẽ tạo thêm gánh nặng cho ngân sách và ảnh hưởng đến quá
trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đây là vấn đề
cấp thiết cần phải quan tâm giải quyết, cụ thể là tiến hành các
giải pháp giáo dục ý thức thoát nghèo cho cộng đồng dân cư.
- Hậu quả của ý thức chưa đúng của cộng đồng dân
cư trong thoát nghèo
Từ nhận thức, thái độ, hành vi và ý thức chưa đúng trong

thoát nghèo của cộng đồng dẫn đến tình trạng không quan tâm
đến công tác giảm nghèo, không tham gia các hoạt động,
chương trình thoát nghèo, tác động không tốt đến tâm lý, gây
ảnh hưởng xấu đến người nghèo và cộng đồng khi tham gia
công tác giảm nghèo, thoát nghèo.
Từ ý thức chưa đúng trong thoát nghèo làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến thực hiện chương trình mục tiêu giảm
nghèo bền vững tại địa phương, tác động tiêu cực đến các
hoạt động trong thoát nghèo, đời sống sinh hoạt của cộng
đồng bị ảnh hưởng, làm thiệt hại không nhỏ đến đời sống kinh
tế của nhân dân và của huyện nhất là đối với hộ nghèo. Cụ
thể, hậu quả của ý thức chưa đúng trong thoát nghèo tác động
tiêu cực trực tiếp lên hộ nghèo, ảnh hưởng vào đời sống vật

21


chất và tinh thần của người nghèo, làm bản thân họ không
nghĩ đến tương lai, thiếu tính chủ động, tích cực trong thoát
nghèo, hạn chế năng lực bản thân, không tiếp cận được các
nguồn lực hỗ trợ và các dịch vụ xã hội, tự ti, không dám thay
đổi, thiếu ý chí vươn lên thoát nghèo.
Trong thực tiễn, công tác xóa đói giảm nghèo hiện nay
có tình trạng một số hộ sau khi đã thoát nghèo một thời gian
do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng có một số trường
hợp: tách hộ, tẩu tán tài sản khi có khảo sát, do lười lao
động,... lại trở thành những hộ nghèo. Nhìn chung, vấn đề vẫn
còn xảy ra những tình trạng nêu trên, chung quy cũng xuất
phát từ hậu quả của ý thức chưa đúng trong thoát nghèo của
người dân.

Tác giả tiến hành tiếp tục khảo sát để đánh giá mức độ
và hậu quả của ý thức không tham gia các hoạt động thoát
nghèo, thực hiện hành vi chưa đúng của cộng đồng dân cư
trong thoát nghèo, với mức độ đánh giá: Rất cao (RC), Cao
(C), Bình thường (BT), Rất ít (RI), Không có (KC). Kết quả
được thể hiện cụ thể trong bảng và biểu đồ sau:
Hậu quả của ý thức chưa đúng của cộng đồng dân cư
huyện Mang Thít trong thoát nghèo

22


ST
T

1

Hạn chế

Cộng đồng dân cư

của người

( Mức độ khảo sát )

nghèo
Không
nghĩ cho
tương lai
lâu dài

Thiếu ý

2

chí vươn
lên trong
cuộc sống
Trình độ

3

học vấn,
năng lực
hạn chế

4

RC

C

BT

RI

76

140

64


17

25,3

46,7

21,3

5,7

%

%

%

%

52

154

65

17,3

51,3

21,7


%

%

%

49

145

94

16,3

48,3

%

%

Tổng
KC
3
1%

300
100
%


2

300

0,7

100

%

%

11

1

300

31,3

3,7

0,3

100

%

%


%

%

26

10

300

8,7

3,3

100

%

%

%

26

7

300

8,7


2,3

100

%

%

%

Tự ti, ngại

27

126

111

giao tiếp

9%

42%

37%

27
9%

Lười lao

động, chỉ
5

muốn
nhận trợ

63

123

81

21%

41%

27%

148

50

19

5

300

49,3


16,7

6,3

1,7

100

%

%

%

%

%

41

160
23

80

17

2

300


13,7

53,3

26,7

5,7

0,7

100

giúp
Thiếu
6

thốn các

78

nhu cầu

26%

cơ bản
Hạn chế
7

tiếp cận



Kết quả Bảng 2.6 cho thấy, đa phần cộng đồng dân cư
huyện Mang Thít đều nhận thức hậu quả của ý thức chưa
đúng của cộng đồng dân cư trong thoát nghèo; đó là những
hạn chế cao và rất cao mà bản thân họ phải gánh lấy. Theo kết
quả được đánh giá cao và rất cao là 63,5%, trong đó rất cao là
17,5% và cao là 46%. Điểm chung cả 3 nhóm đối tượng đều
cho rằng các hạn chế đánh cao và rất cao với tỉ lệ từ 67% đến
75% là những hạn chế thiếu thốn các nhu cầu cơ bản; không
nghĩ cho tương lai lâu dài, thiếu ý chí vươn lên trong cuộc
sống, hạn chế tiếp cận các dịch vụ xã hội, nhưng hạn chế
quan trọng nhất được đánh giá cao nhất là thiếu thốn các nhu
cầu cơ bản với tỉ lệ đánh giá rất cao đạt 75%. Điều này càng
làm rõ hơn hậu quả của ý thức chưa đúng của cộng đồng dân
cư trong thoát nghèo, không tham gia các hoạt động giảm
nghèo hay thực hiện hành vi chưa đúng của hộ trong thoát
nghèo thì sẽ phải gánh chịu hậu quả, là các hạn chế của bản
thân hoặc hộ, cộng đồng, xã hội phải gánh lấy. Đây sẽ là nội
dung, là vấn đề mà tất cả mọi người phải quan tâm và tìm giải
pháp thực hiện giáo dục để xoá bỏ ý thức chưa đúng của cộng
đồng dân cư trong thoát nghèo; cụ thể là phải thường xuyên
tuyên truyền, giáo dục, nhất là giáo dục ý thức thoát nghèo

24


cho cộng đồng dân cư.
Ngoài ra vẫn còn một bộ phận không nhỏ (36,5%) cộng
đồng dân cư lại cho rằng hậu quả của ý thức chưa đúng trong

thoát nghèo của các hộ ở huyện Mang Thít là bình thường
(26,8%), rất ít (8%) và không có (1,7%), điều này thật sự
đáng để chúng ta phải lưu ý vì khi họ đánh giá về ý thức chưa
đúng trong thoát nghèo là bình thường, rất ít, không có hậu
quả thì chắc rằng họ sẽ lơ là, không cần quan tâm việc giáo
dục ý thức thoát nghèo cho cộng đồng dân cư, ảnh hưởng
nhiều đến công tác GNBV, thoát nghèo của địa phương .
hậu quả của ý thức chưa đúng trong thoát nghèo của
cộng đồng dân cư huyện Mang Thít rất được mọi người quan
tâm đến, cụ thể, về kết quả đánh mức độ rất cao và cao ở từng
đối tượng: hộ nghèo đánh giá là 66,5%, người dân đánh giá là
63,9% và cán bộ đánh giá là 60,4%. Bên cạnh đó, vẫn còn tồn
tại một số quan điểm của cộng đồng dân cư xem nhẹ, đánh giá
rất ít hoặc không có các hậu quả hay hạn chế phải gánh chịu
khi có ý thức chưa đúng trong thoát nghèo của cộng đồng dân
cư, cụ thể Hộ nghèo (7,4%), Người dân (9,2%), Cán bộ
(12,5%). Điều này chứng tỏ một bộ phận không nhỏ cộng
đồng dân cư chưa nhận thức được hậu quả của ý thức chưa

25


×