Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

CƠ sở lý LUẬN về GIÁO dục DINH DƯỠNG NHẰM dự PHÒNG TÌNH TRẠNG còi của TRẺ mầm NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.06 KB, 46 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC DINH
DƯỠNG NHẰM DỰ PHÒNG TÌNH TRẠNG
CÒI CỦA TRẺ MẦM NON


Cơ sở lý luận
Những nghiên cứu trên thế giới
Những nghiên cứu về tình trạng còi
Năm 1754 Christian Friedrich Jumpert (Đức), đã công bố
công trình nghiên cứu cắt ngang đầu tiên về tăng trưởng ở trẻ
em trong đó có trình bày các số liệu đo đạc về cân nặng, chiều
cao của trẻ em [trích theo Error: Reference source not found].
Đến năm 1925 R. Martina (Đức) đã đề xuất phương pháp
và dụng cụ để đo kích thước cơ thể con người. Từ đó trên thế
giới đã có nhiều nhà nghiên cứu lĩnh vực này. Nhưng phương
pháp của R. Martina ngày càng được bổ sung và hoàn thiện
[trích theo Error: Reference source not found].
Năm 1942 Daray Thompson đã đưa khái niệm tốc độ
tăng trưởng cùng 2 đại lượng của tăng trưởng chiều cao và cân
nặng như những chỉ tiêu về sức khỏe [trích theo Error:
Reference source not found].
Năm 1990, WHO thành lập Nhóm nghiên cứu về tăng
trưởng của trẻ nhằm đưa ra những khuyến cáo cho việc sử
dụng và giải thích một cách hợp lý về các kích thước nhân trắc


áp dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ [Error: Reference source not
found].
Năm 1995, WHO đã đề nghị lấy Quần thể NCHS
(National Centre of Health Statistics) của Hoa Kỳ làm Quần
thể tham chiếu. Từ trước những năm 90 của thế kỷ trước, đề


nghị này được ứng dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới
trong đó có cả Việt Nam. Trong đó, WHO lưu ý rằng không
nên coi quần thể tham chiếu là chuẩn mà chỉ là cơ sở để đưa ra
các nhận định thuận tiện cho các so sánh trong nước và quốc tế
[Error: Reference source not found].
Năm 2006, WHO đã công bố bộ chuẩn tăng trưởng thứ
nhất của trẻ dưới 5 tuổi, gồm các chuẩn về chiều cao theo tuổi
(chiều cao/tuổi), cân nặng theo tuổi (cân nặng/tuổi), cân nặng
theo chiều cao (cân nặng/chiều cao) và BMI theo tuổi
(BMI/tuổi) [Error: Reference source not found].
Năm 2007, WHO tiếp tục công bố bộ chuẩn tăng trưởng
thứ 2 cho trẻ dưới 5 tuổi gồm các chuẩn về vòng đầu theo tuổi
(vòng đầu/tuổi), vòng cánh tay trái duỗi theo tuổi
(VCTTD/tuổi), bề dày lớp mỡ dưới da tại cơ tam đầu cánh tay


theo tuổi và bề dày lớp mỡ dưới mỏm bả theo tuổi [Error:
Reference source not found].
Theo phân bố tình trạng còi ở các quốc gia đang phát
triển, dữ liệu mới nhất của WHO chia mức độ còi thành 4 mức:
thấp (< 20%), trung bình (20 -29%), cao (30 - 39%) và rất cao
(≥ 40%). Kết quả cho thấy tỷ lệ còi rất cao xuất hiện ở nhiều
quốc gia thuộc khu vực châu Phi cận Sahara, Trung Nam châu
Á và Đông Nam Á. Đa số các nước ở khu vực Mỹ La Tinh và
Caribê có tỷ lệ còi ở mức thấp hoặc trung bình [Error:
Reference source not found].
Theo WHO, các khuynh hướng còi từ năm 1980 đến năm
2020 cho thấy tỷ lệ còi tổng số ở các quốc gia đang phát triển
sẽ tiếp tục giảm từ 29,8% (năm 2000) xuống còn 16,3% (năm
2020). Tuy nhiên khuynh hướng tiếp tục giảm này sẽ không

đồng đều ở các khu vực khác nhau. Từ năm 2000 đến năm
2020, tỷ lệ còi ở châu Phi sẽ giảm ít hơn (từ 39,4% xuống
31,1%) nhưng số lượng trẻ bị còi lại tăng (từ 44 triệu năm
2000 lên 48 triệu năm 2020) do sự gia tăng dân số. Ở châu Á,
Mỹ La Tinh và Caribê thì cả phần trăm và số lượng trẻ bị còi


được dự đoán là tiếp tục giảm nhanh trong giai đoạn 2000 2020 [Error: Reference source not found].
Những nghiên cứu về giáo dục dinh dưỡng
Từ cuối thế kỷ XIX đến nay cùng với sự phát triển như
vũ bão của môn hóa hữu cơ, môn sinh vật và sự ra đời của
môn hóa sinh. Các công trình nghiên cứu về vai trò của các
axit amin, các vitamin và các axit béo không no, các vi lượng
dinh dưỡng ở phạm vi tế bào, tổ chức và toàn cơ thể đã góp
phần hình thành, phát triển và đưa ngành dinh dưỡng thành
một môn học.
Năm 1978 trong tuyên ngôn thế giới Alma - Ata về chăm
sóc sức khỏe đã quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng hợp lý và
tăng nguồn thực phẩm để cải thiện bữa ăn, đặc biệt từ hội nghị
này đã đưa ra vấn đề về GDDD cho mọi lứa tuổi, đồng thời
giáo dục mọi người phải biết tự chăm lo sức khỏe cho bản thân
và các quốc gia phải chăm lo sức khỏe cho cộng đồng [Error:
Reference source not found].
Trong nhiều năm qua có rất nhiều các hội nghị thượng
đỉnh quan trọng đã bàn về vai trò quan trọng của dinh dưỡng
trong các chiến lược nâng cao sức khỏe đã đưa ra nhiều giải


pháp nhằm cải thiện dinh dưỡng cộng đồng, trong đó đã đề cập
đến GDDD trong nhà trường và đặc biệt là ở lứa tuổi mầm non

[Error: Reference source not found].
Hiện nay cứ khoảng 4 năm một lần có một hội nghị dinh
dưỡng khu vực, dinh dưỡng quốc tế và dinh dưỡng điều trị
như: khu vực Châu Á và Thái Bình Dương được tổ chức ở các
nước Thái Lan (1983), Nhật (1987), Malaixia (1991), Trung
Quốc (1995) [Error: Reference source not found].... Trong các
hội nghị về dinh dưỡng đều đề cập đến vấn đề GDDD cho mọi
đối tượng, mọi lứa tuổi dựa trên tình hình thực tế ở mỗi quốc
gia.
Năm 1992 hội nghị thượng đỉnh về dinh dưỡng toàn thế
giới đã tổ chức ở Roma (Italia) đã kêu gọi các quốc gia có kế
hoạch hoạt động cụ thể để xóa đói và nâng cao hiểu biết vì
hạnh phúc của con người trong những năm cuối thế kỷ này.
Như vậy vấn đề dinh dưỡng và GDDD đã trở thành trung tâm
của mọi kế hoạch và chiến lược phát triển ở từng quốc gia.
Hiện nay đã và đang được nhiều nhà giáo dục nói chung và các
nhà nghiên cứu nói riêng quan tâm đúng đắn.


Bên cạnh các công trình nghiên cứu về dinh dưỡng và
GDDD nói chung còn có các công trình nghiên cứu về GDDD
cho trẻ em ở lứa tuổi mầm non. Các công trình phải kể tới đó
là: Đánh giá kiến thức dinh dưỡng của trẻ em trước tuổi đến
trường (1997) của Jane Mecham Plum; Ảnh hưởng của dinh
dưỡng và GDDD - sức khỏe cho trẻ mẫu giáo (2010) của Nina
Louise Roofe; Dinh dưỡng và thực trạng GDDD cho trẻ mầm
non (2011) của Melisa B. Hanse Petrick; GDDD cho trẻ mầm
non (2012) của Kelsey Eller...
Những nghiên cứu ở Việt Nam
Những nghiên cứu về tình trạng còi

SDD protein năng lượng ở trẻ em vẫn đang là một thách
thức đối với công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Với
những định hướng chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai
đoạn 2011 - 2020 cùng sự chung tay của cộng đồng đã yêu cầu
giảm tỷ lệ SDD là một trong những chỉ tiêu đánh giá sự phát
triển kinh tế, xã hội [Error: Reference source not found]. Trong
những năm gần đây các thể SDD nặng đã giảm rất nhiều, hiện
nay SDD chủ yếu là thể nhẹ và vừa, số trẻ em SDD gầy còm
cấp tính đã hạ thấp đáng kể, nhưng tỷ lệ còi vẫn còn rất cao.


Còi là hậu quả của thiếu dinh dưỡng kéo dài, ảnh hưởng đến sự
phát triển chiều cao của trẻ em [Error: Reference source not
found], [Error: Reference source not found].
Tỷ lệ còi ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm từ 59,7% năm
1985 xuống 56,5% năm 1990 và 36,5% năm 2000, đến năm
2005 tỷ lệ còi là 29,6% (theo quần thể tham chiếu NCHS). Tuy
nhiên kết quả cho thấy tỷ lệ còi thay đổi 31,9% năm 2009 và
29,3% năm 2010 [Error: Reference source not found]. Mặt
khác giảm tỷ lệ còi là một thách thức, khó hơn rất nhiều so với
giảm SDD thể nhẹ cân [Error: Reference source not found],
[Error: Reference source not found], [Error: Reference source
not found].
Tỷ lệ còi bình quân chung cả nước năm 2010 là 29,3%,
có sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng sinh thái ở Việt Nam. Tỷ lệ
còi cao nhất là ở vùng Tây nguyên (35,2%), Miền núi và Trung
du phía Bắc (33,7%), Bắc miền Trung và ven biển miền Trung
(31,4%). Thấp nhất ở đồng bằng sông Hồng (25,5%) và Đông
Nam Bộ (19,2%). Một số tỉnh miền núi phía Bắc có tỷ lệ còi
cao như Lào Cai 40,7%, Hà Giang 38%, Cao Bằng 35%

[Error: Reference source not found]. Đặc biệt, tại các khu vực
vùng sâu, vùng xa, khu dân tộc thiểu số tỷ lệ còi rất cao, có thể


lên tới 60% trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thi Thơ tại
huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái [Error: Reference source not
found]. Nghiên cứu của Trần Thị Lan ở nhóm tuổi 12 - 36
tháng dân tộc Pako và Vân Kiều ở Quảng Trị cũng cho biết tỷ
lệ còi chiếm tới 66,5% [Error: Reference source not found].
Tỷ lệ còi cũng có sự khác biệt khá lớn giữa thành thị và
nông thôn. Ở vùng thành thị vào năm 2006 tỷ lệ còi đã gần về
điểm đầu của mức trung bình theo đánh giá của Tổ chức Y tế
Thế giới (22,6%), trong khi ở nông thôn tỷ lệ này vẫn còn ở
điểm giữa của mức cao (34,8%) [Error: Reference source not
found]. Nghiên cứu của Hoàng Đức Hạnh tại Hà Nội năm
2011 cho thấy tỷ lệ SDD trẻ em ở thể nhẹ cân là 8,6%, thể còi
là 17,8% và thể gầy còm là 2,9% [Error: Reference source not
found]. Kết quả của Vũ Quỳnh Hoa năm 2010 tại thành phố
Hồ Chí Minh cũng cho kết quả tương tự [Error: Reference
source not found]. Trong khi đó, các nghiên cứu ở những vùng
nông thôn khác nhau trên toàn quốc đều cho thấy tỷ lệ còi
chiếm khoảng 1/3 số trẻ dưới 5 tuổi [Error: Reference source
not found], [Error: Reference source not found], [Error:
Reference source not found].


Những nghiên cứu về giáo dục dinh dưỡng
Cách mạng tháng Tám - 1945 thành công, hơn một năm
sau (tháng 12 - 1946) kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Vấn đề
dinh dưỡng và vệ sinh thực phẩm trở thành vấn đề bức xúc

nhằm đảm bảo sức khỏe cho toàn quân, toàn dân. Tờ báo “Vui
sống” tồn tại trong năm (1946 - 1952) đã có nhiều bài viết phổ
biến về kiến thức dinh dưỡng, nhu cầu năng lượng của cơ thể
[Error: Reference source not found].
Ngày 13/06/1980 thủ tướng chính phủ đã ra quyết định
thành lập viện dinh dưỡng Quốc gia do Giáo sư Từ Giấy làm
viện trưởng. Viện dinh dưỡng cũng đã triển khai nhiều chương
trình can thiệp dinh dưỡng có hiệu quả như: chương trình
phòng chống SDD do thiếu protein - năng lượng; chương trình
phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, đa dạng hóa bữa ăn, cải
tiến cơ cấu bữa ăn, GDDD cho mọi đối tượng trong xã hội.
Trong thời gian này, các công trình nghiên cứu về hình
thái và thể lực của trẻ em đã được triển khai rộng khắp toàn
quốc. Tiêu biểu là các công trình nghiên cứu khoa học của Lê
Thị Hợp (1981 - 1984), Nguyễn Thu Nhạn (1987 - 1989),
Trịnh Hữu Vách (1987), Vũ Thị Chín (1989), Nguyễn Công


Khanh, Trần Đình Long, Lê Nam Trà và cộng sự (1995)…
Trong đó vấn đề GDDD được quan tâm và triển khai ở nhiều
cấp, ngành với nhiều đối tượng khác nhau.
Thế kỷ XXI với những thách thức và đòi hỏi sự phát triển
của đất nước thì chiến lược về dinh dưỡng được coi là một
thành tố quan trọng của chiến lược phát triển bền vững [Error:
Reference source not found]. Chiến lược quốc gia về dinh
dưỡng giai đoạn 2001 - 2010 (22/02/2001) là sự tiếp tục của kế
hoạch hành động quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 1996 2000. Chiến lược này mang tính toàn diện và đã đưa vào nội
dung GDDD trong các trường học, đặc biệt là trường mầm non
với nhiệm vụ “Hoàn thiện mục tiêu chương trình GDDD ở các
cấp từ mầm non đến đại học” [Error: Reference source not

found].
Bên cạnh các công trình nghiên cứu của Bộ Y tế, các Vụ
và Viện còn có nhiều các công trình nghiên cứu về các biện
pháp GDDD cho trẻ mầm non thông qua các hoạt động khác
nhau của các Trung tâm nghiên cứu Giáo dục và các trường
Cao đẳng, trường Đại học trong cả nước. Cụ thể:


Công trình nghiên cứu về các biện pháp GDDD cho trẻ
mầm non thông qua các hoạt động học có chủ đích: Một số
biện pháp GDDD cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt
động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh (2007) của
Nguyễn Thị Thu Trang; Một số biện pháp GDDD cho trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình (2009) của Ngô
Thị Phương Thảo...
Công trình nghiên cứu về các biện pháp GDDD cho trẻ
mầm non thông qua hoạt động vui chơi: Một số biện pháp
GDDD cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai
có chủ đề (2007) của Trần Thị Thu Hà; GDDD cho trẻ mẫu
giáo 4 - 5 tuổi qua trò chơi học tập theo chủ đề ở trường mầm
non (2007) của Lê Thị Mai Hoa...
Bên cạnh đó còn có công trình nghiên cứu về các biện
pháp GDDD cho trẻ mầm non thông qua chế độ sinh hoạt như:
Một số biện pháp GDDD cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua
việc tổ chức bữa ăn trưa ở trường mầm non (2009) của Lương
Thị Hà.
Từ những nghiên cứu trên cho thấy, vấn đề dinh dưỡng
và GDDD đã được quan tâm ở nhiều các cấp, ban ngành và



đoàn thể. Đối tượng GDDD cũng đã được mở rộng đến mọi
tầng lớp trong xã hội từ phụ huynh, cô giáo mầm non và bây
giờ đến trẻ với nhiều biện pháp khác nhau, thông qua các hoạt
động khác nhau.
Một số khái niệm cơ bản của đề tài
Còi, dự phòng tình trạng còi
Còi
Suy dinh dưỡng là một trạng thái nghèo dinh dưỡng liên
quan tới việc hấp thụ không đủ hoặc quá nhiều thức ăn, hấp
thụ không đúng loại thức ăn và phản ứng của cơ thể với hàng
loạt các lây nhiễm dẫn tới hấp thụ không tốt hoặc không có
khả năng sử dụng các chất dinh dưỡng một cách hợp lý để duy
trì sức khỏe. Về mặt lâm sàng, SDD được đặc trưng bởi sự hấp
thụ thừa hoặc thiếu protein, năng lượng và các vi chất như
vitamin và hậu quả là sự xuất hiện của các bệnh lây nhiễm và
rối loạn [Error: Reference source not found]. Theo WHO, có
các loại SDD sau: suy dinh dưỡng thể còm (wasting), thể còi
(stunting), thể nhẹ cân (underweight), thừa cân (overweight) và
béo phì (obesity) [Error: Reference source not found].


Theo khuyến nghị của Tổ chức y tế Thế giới, các chỉ tiêu
thường dùng để đánh giá tình trạng SDD là cân nặng theo tuổi
(W/A), chiều cao theo tuổi (H/A), cân nặng theo chiều cao
(W/H). SDD được ghi nhận khi các chỉ tiêu nói trên thấp hơn
hai độ lệch chuẩn (dưới 2SD) so với quần thể tham khảo
NCHS (National Center For Health Statistics) của Hoa Kỳ.
- Phân loại mức độ thiếu dinh dưỡng trẻ em
Chỉ tiêu
Nhẹ cân (W/A)


Thấp còi (H/A)

≥ - 2SD

≥ - 2SD

Phân loại
Bình
thường
Suy
dưỡng
Độ I
Độ II
Độ III

dinh

< - 2SD
Từ < - 2SD đến <
- 3SD
Từ < - 3SD đến <
- 4SD
Dưới - 4SD

Gầy còm
(W/H)

≥ - 2SD


< - 2SD
Từ < - 2SD đến < < - 2SD
- 3SD
Dưới - 3SD


Đánh giá kết quả:
Cân nặng theo tuổi thấp dưới - 2SD: phản ánh tình trạng
SDD thể nhẹ cân. Đây là chỉ tiêu được dùng sớm nhất, phổ
biến nhất và tiện dụng cho phép nhận định tình trạng dinh
dưỡng mới xảy ra hay kéo dài đã lâu.
Chỉ tiêu chiều cao theo tuổi thấp dưới - 2SD: phản ánh
tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài hoặc SDD trong quá khứ
làm cho đứa trẻ bị còi cọc (Thể thấp còi).
Cân nặng theo chiều cao thấp so với điểm ngưỡng dưới 2SD: theo quần thể tham khảo NCHS phản ánh SDD ở thời
điểm hiện tại, mới xảy ra làm cho đứa trẻ bị ngừng lên cân, tụt
cân, trở nên gầy còm.
Còi là biểu hiện của sự thiếu dinh dưỡng kéo dài và SDD
mạn tính dẫn đến chiều cao thấp so với tuổi ở trẻ em, do thiếu
các chất dinh dưỡng cần thiết kết hợp với điều kiện vệ sinh
nghèo nàn, mắc các bệnh nhiễm trùng nhiều lần và thiếu sự
chăm sóc cần thiết [Error: Reference source not found]. Còi
được chia làm 2 mức độ:


Thấp còi độ I khi chiều cao theo tuổi từ dưới - 2SD đến 3SD.
Thấp còi độ II khi chiều cao theo tuổi từ dưới - 3SD.
Dự phòng tình trạng còi
Dự phòng tình trạng còi
Bảo vệ sức khỏe gồm có 4 khâu, tăng cường sức khỏe,

phòng ngừa, chữa bệnh, và phục hồi chức năng.
Phòng ngừa là tổ lực thực hiện các biện pháp dự phòng
cho trẻ không mắc bệnh hoặc giảm tỷ lệ mắc bệnh của trẻ như:
nuôi dưỡng đầy đủ, tiêm chủng, luyện tập sức khỏe, vệ sinh
môi trường [Error: Reference source not found].
Các biện pháp dự phòng là các biện pháp:
Là các biện pháp phòng bệnh khi bệnh chưa phát ra và
phải có những biện pháp giữ gìn sức khỏe để phòng bệnh tật
đó là dự phòng.
Khi bệnh tật đã phát ra phải điều trị nhanh và triệt để đó
cũng là dự phòng [Error: Reference source not found].
Vậy, dự phòng tình trạng còi cho trẻ mầm non là đưa ra


các biện pháp dự phòng và cải thiện tình trạng còi ở trẻ một
cách có hiệu quả nhằm làm giảm tỉ lệ SDD thấp còi ở trẻ mầm
non.
Những còi đường cơ bản để dự phòng tình trạng còi
- Tăng cường chế độ dinh dưỡng, đảm bảo Protein năng lượng
Dinh dưỡng chiếm vị rất quan trọng đối với con người,
đặc biệt là đối với trẻ em, vì cơ thể trẻ đang phát triển và hoàn
thiện nên có nhu cầu cao về dinh dưỡng. Vì vậy chúng ta phải
biết chọn lương thực thực phẩm phù hợp với trẻ, tăng cường
các chất dinh dưỡng cho trẻ một cách hợp lý với độ tuổi trẻ, ăn
các thức ăn giàu vitamin, cho trẻ ăn bổ sung (ăn sam, ăm dặm)
hợp lý, hạn chế hao hụt các chất dinh dưỡng [Error: Reference
source not found].
Protein là chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với con
người, vì vậy người ta muốn nói: “Không có sự sống nếu
không có protein”. Protein tham gia vào cân bằng năng lượng,

chất kích thích ngon miệng, có vài trò tạo hình (tạo tế bào)
[Error: Reference source not found]. Protein đóng vai trò quan
trọng trong việc điều hòa quá trình chuyển hóa của cơ thể,


thiếu Protein sẽ gây rối loại chuyển hóa đặc biệt là chuyển hóa
ở gan, sức chống đỡ của cơ thể với bệnh tật bị giảm, trẻ dễ mắc
các bệnh nhiễm khuẩn, ỉa chảy.
Mọi quá trình của cơ thể điều cần đến năng lượng, trong
cơ thể năng lượng được sinh ra từ các chất: Protein, gluxit,
lipit, có trong thức ăn.

Năng lượng để duy trì các hoạt

động bên trong cơ thể, năng lượng còn cần thiết cho quá trình
lao động, vận động thể lực càng nặng mức tiêu lao động năng
lượng càng nhiều [Error: Reference source not found].
Nếu thiếu năng lượng kéo dài dẫn tới SDD, cơ thể bị cạn
kiệt. Cơ thể càng trẻ bị ảnh hưởng càng nặng. Tình trạng SDD
do thiếu năng lượng và đạm ở trẻ em đi kèm theo tình trạng
phát triển thể lực kém, chậm phát triển vận động, trí khôn, phát
âm, rối loại quá trình thích nghi, khó ăn trong học tập và điện
não đồ không bình thường [Error: Reference source not
found]. Bởi vậy, cần duy trì chế độ ăn đầy đủ các nhóm chất
dinh dưỡng, đủ lượng giúp cho cơ thể phát triển khỏe mạnh.
- Tăng cường thể dục, thể thao
Luyện tập là sự nâng cao sức chống đỡ của cơ thể đối với
những tác động khác nhau của môi trường xung quanh, là sự



bồi dưỡng năng lực thích nghi nhanh chóng của cơ thể đối với
những sự biến đổi của môi trường mà không có sự rối loạn
chức năng. Sự luyện tập của con người là biện pháp tăng
cường sức khỏe được phổ biến rộng rãi và quan trọng nhất, nó
phòng ngừa bệnh tật cho trẻ em và người lớn.
- Kết hợp phòng bệnh, dịch
Từ lâu, người ta đã thừa nhận các bệnh nhiễm khuẩn và
kí sinh trùng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến SDD ở trẻ nói
chung và còi nói riêng. Đặc biệt là các bệnh tiêu chảy, nhiễm
giun, nhiễm khuẩn hô hấp là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhiều
tác giả đã mô tả tác động qua lại giữa nhiễm trùng và SDD như
một vòng xoáy bệnh lý [Error: Reference source not found],
[Error: Reference source not found]. Bởi vậy, phòng bệnh là
một yếu tố rất quan trọng nhằm dự phòng tình trạng còi bằng
cách kết hợp: giữ gìn vệ sinh trong ăn uống cũng như sinh
hoạt, tiêm chủng phòng bệnh, tẩy giun theo định kỳ....
- Chế độ sinh hoạt hằng ngày hợp lý
Chế độ sinh hoạt hàng ngày cũng rất quan trọng đối với
sức khỏe trẻ, muốn trẻ phát triển khỏe mạnh thì các bà mẹ
phải biết cách tổ chức các chế độ sinh hoạt hợp lý cho trẻ từ


việc ăn uống cho đến thời gian nghỉ ngơi, biết giữ gìn vệ sinh
ăn uống, cho trẻ được ăn, ngủ, nghỉ ngơi và chơi phù hợp với
độ tuổi.
- Phối hợp với gia đình, nhà trường, xã hội
Gia đình và trường mầm non có trách nhiệm trực tiếp
chăm sóc sức khỏe trẻ em, trong đó việc tăng cường sức khỏe
trẻ em và phòng ngừa bệnh tật là yếu tố quan trọng. Nhà trường
cần phải hướng dẫn các bậc cha mẹ và xã hội cách chăm sóc và

giáo dục sức khỏe cho trẻ khoa học để theo dõi sự phát triển của
trẻ, vệ sinh phòng bệnh góp phần giúp công tác giáo dục đạt
được kết quả tốt nhất.
Dinh dưỡng, giáo dục dinh dưỡng, giáo dục dinh
dưỡng nhằm dự phòng tình trạng còi của trẻ 4 - 5 tuổi
Dinh dưỡng
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về dinh dưỡng. Trong
từ điển tiếng Việt: “Dinh dưỡng là một quá trình các tế bào, cơ
quan trong cơ thể hấp thu và sử dụng các chất cần thiết cho
việc cấu tạo và hoạt động của cơ thể”.


Còn theo Lê Doãn Diên - Vũ Thị Thư cho rằng: “Dinh
dưỡng là chức năng mà các cá thể sử dụng thức ăn để duy trì
sự sống, nghĩa là thực hiện các hoạt động sống như: sinh
trưởng, phát triển, vận động” [Error: Reference source not
found].
Theo Nguyễn Kim Thanh, dinh dưỡng học là một ngành
khoa học nghiên cứu ảnh hưởng của các chất dinh dưỡng đối
với cơ thể con người và xác định nhu cầu của cơ thể về chất
dinh dưỡng nhằm giúp con người phát triển khỏe mạnh, sinh
sản và duy trì nòi giống [Error: Reference source not found].
Vậy, Dinh dưỡng là một quá trình phức hợp bao gồm
việc đưa vào cơ thể thức ăn cần thiết qua quá trình tiêu hóa và
hấp thụ để bù đắp hao phí năng lượng trong quá trình hoạt
động sống của cơ thể và để tạo ra sự đổi mới các tế bào và mô
cũng như điều tiết các chức năng của cơ thể [Error: Reference
source not found].
Ta thấy rằng dinh dưỡng và sức khỏe có mối quan hệ rất
chặt chẽ với nhau. Nếu cơ thể được cung cấp đầy đủ và hợp lý

thì cơ thể sẽ khỏe mạnh và phát triển tốt, ngược lại nếu cơ thể
không được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý, nếu thiếu


hoặc thừa dinh dưỡng thì cơ thể mắc nhiều bệnh tật và mắc các
bệnh về dinh dưỡng như: suy dinh dưỡng.....
Giáo dục dinh dưỡng
Theo Lê Mai Hoa và Lê Trọng Sơn thì: GDDD là một
quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến tình cảm, lý
trí của con người nhằm thay đổi nhận thức, thái độ và hành
động để đi đến tự giác chăm lo vấn đề ăn uống và sức khỏe của
cá nhân, tập thể và cộng đồng [Error: Reference source not
found].
GDDD được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau, dưới góc
độ y học GDDD là một quá trình của sự hiểu, thái độ, hành vi
về thực phẩm.
Mỗi khái niệm tiếp cận dưới một góc độ khác nhau
nhưng đều giống nhau ở khía cạnh cùng cho nó là một quá
trình với mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng và sức
khỏe cho con người. Dưới góc độ sư phạm, chúng tôi nhận
thấy khái niệm: GDDD là một quá trình tác động có mục đích,
có kế hoạch, đến tình cảm, lý trí của con người làm thay đổi
nhận thức, thái độ và hành động về dinh dưỡng để đi đến tự


giác chăm lo vấn đề ăn uống và sức khỏe của cá nhân, tập thể
và cộng đồng là phù hợp với đề tài nghiên cứu.
Như vậy GDDD là biện pháp can thiệp nhằm thay đổi
những tập quán thói quen và các hành vi liên quan đến dinh
dưỡng, nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ. Bản thân

quá trình GDDD trong nhà trường nói chung và với trẻ mầm
non nói riêng phải nằm trong một chiến lược phát triển của
toàn xã hội mà nó là một quá trình liên tục, không ngừng.
GDDD đòi hỏi một sự tham gia của toàn xã hội đặc biệt là các
ngành giáo dục, truyền thông, ngành sức khỏe cộng đồng và
dinh dưỡng [Error: Reference source not found].
Giáo dục dinh dưỡng nhằm dự phòng tình trạng còi cho
trẻ 4 - 5 tuổi
Còi ảnh hưởng nghiêm trọng tới tầm vóc của trẻ. Chiều
cao của trẻ được quy định bởi di truyền nhưng dinh dưỡng
chính là điều kiện cần thiết để trẻ đạt tối đa tiềm năng di truyền
của mình. Ở tất cả các nước đã tiến hành nghiên cứu về chiều
cao của trẻ cho thấy, chiều cao của những trẻ bình thường cao
hơn rất nhiều so với những trẻ bị còi khi dưới 5 tuổi. Những trẻ


còi đến khi trưởng thành sẽ trở thành người có chiều cao dưới
mức bình thường [Error: Reference source not found].
Vậy, nhằm dự phòng tình trạng còi ở trẻ thì GDDD là
việc làm rất cần thiết, GDDD cần thực hiện cho mọi lứa tuổi
và cần thiết thực hiện ngay ở lứa tuổi mầm non. Bởi lứa tuổi
này nhu cầu dinh dưỡng rất lớn mà nhận thức, kỹ năng còn hạn
chế vì vậy, GDDD giúp cho trẻ mầm non nói chung và trẻ 4 - 5
tuổi nói riêng có nhận thức đúng đắn về vấn đề ăn uống và sức
khỏe của bản thân mình. Qua đó giúp trẻ hình thành ý thức tự
giác thực hiện vấn đề ăn uống và chăm lo sức khỏe cho bản
thân đặc biệt là khi bản thân đang bị còi. GDDD đóng vai trò
quan trọng trong việc giáo dục trẻ. Vì vậy, chúng tôi xin đưa ra
khái niệm GDDD cho trẻ 4 - 5 tuổi như sau: GDDD cho trẻ 4 5 tuổi nhằm dự phòng tình trạng còi là quá trình tác động có
mục đích, có kế hoạch của nhà giáo dục đến trẻ 4 - 5 tuổi khỏe

mạnh, có nguy cơ và đang bị còi nhằm hình thành cho trẻ
nhận thức, kỹ năng, thái độ để trẻ có thể tự giác thực hiện vấn
đề ăn uống và chăm lo cho sức khỏe bản thân mình.
Việc GDDD cho trẻ ở lứa tuổi này góp phần giúp trẻ có
nhận thức, kỹ năng, thái độ đúng đắn về dinh dưỡng. Là cơ sở


để phát triển tôt ở các giai đoạn tiếp theo, góp phần phát triển
toàn diện nhân cách cho trẻ em.
Tầm quan trọng của công tác giáo dục dinh dưỡng
nhằm dự phòng tình trạng còi của trẻ 4 - 5 tuổi trong giai
đoạn hiện nay
Còi không chỉ ảnh hưởng tới thể chất mà còn ảnh hưởng
đến sự phát triển của não bộ trong giai đoạn trẻ dưới 6 tuổi. Trẻ
bị còi thường chậm chạp, lờ đờ vì vậy giao tiếp xã hội thường
kém, kéo theo sự giảm học hỏi, tiếp thu. Nhiều nghiên cứu cho
thấy, những trẻ còi có khả năng chậm đi học và tỉ lệ bỏ học cao
hơn trẻ bình thường. Những trẻ này thường có tỉ lệ tốt nghiệp ở
cấp 1 và cấp 2 thấp, chậm chạp trong học tập, nhận thức, học
kém hơn lúc thơ ấu [Error: Reference source not found].
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng còi là
do thiếu kiến thức về dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe.
GDDD trở thành mối quan tâm của xã hội và việc cung cấp
kiến thức về dinh dưỡng cần tiến hành ngay ở trẻ mẫu giáo.
Sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng của trẻ phụ thuộc vào sự
nuôi dưỡng, chăm sóc của bố mẹ, cô giáo ngoài ra còn cần có
sự hiểu biết về dinh dưỡng của trẻ, giai đoạn này trẻ rất nhạy



×