Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

BIỆN PHÁP QUẢN lý HOẠT ĐỘNG dạy học THEO CHUYÊN đề của HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG TỈNH hòa BÌNH TRONG bối CẢNH đổi mới GIÁO dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.4 KB, 49 trang )

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO
CHUYÊN ĐỀ CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG TỈNH HÒA BÌNH TRONG BỐI CẢNH
ĐỔI MỚI GIÁO DỤC


- Nguyên tắc đề xuất biện pháp
Việc đề xuất biện pháp quản lý HĐDH theo chuyên đề ở
trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục cần dựa trên
các nguyên tắc sau đây:
- Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải
hướng vào việc quản lý HĐDH theo chuyên đề trong bối cảnh
đổi mới giáo dục.
- Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với đặc điểm học sinh
miền núi
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải
phù hợp với thực tiễn quản lý HĐDH theo chuyên đề ở trường
THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục; đồng thời phải phù
hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Hòa Bình với đặc
điểm học sinh miền núi.
- Nguyên tắc đảm bảo phát triển tính tích cực,độc lập và
sáng tạo của học sinh dưới sự giúp đỡ của giáo viên


Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp quản lý hoạt động
dạy học theo chuyên đề phải tuân theo quy luật phát triển, hay
nói cách khác phải tìm ra những lỗi hệ thống, các biện pháp
lỗi thời, lạc hậu kìm hãm sự phát triển năng lực và phẩm chất
của học sinh để thay bằng những biện pháp phù hợp thúc đẩy
sự phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh dưới sự giúp


đỡ của giáo viên.
- Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa các hoạt
động dạy học
Nguyên tắc này đòi hỏi trong quản lý hoạt động dạy học
nói chung cũng như quản lý hoạt động dạy học theo chuyên
đề ở trường THPT nói riêng, các biện pháp được đề xuất một
mặt phải đảm bảo tính lôgic quản lý, tác động đồng thời đến
tất cả các quá trình dạy học theo chuyên đề ở trường THPT
trong thời kỳ đổi mới, mặt khác các biện pháp phải có mối
liên hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ lẫn nhau, thúc đẩy cho nhau
nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp của một chỉnh thể thống nhất
từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
- Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi


Các biện pháp quản lý HĐDH theo chuyên đề của Hiệu
trưởng phải đem lại hiệu quả cao trong giai đoạn đổi mới giáo
dục THPT hiện nay; góp phần làm thay đổi cách thức quản lý
nhà trường, tác động đến tất cả các đối tượng của quá trình
dạy học, làm thay đổi chất lượng dạy học trong bối cảnh đổi
mới hiện nay.
- Biện pháp đề xuất
- Tổ chức bồi dưỡng giáo viên nâng cao năng lực
chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học phù hợp
đặc điểm học sinh miền núi
- Mục tiêu của biện pháp
Đổi mới giáo dục phổ thông lần này đã có sự chuyển
mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang
phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, đây là
sự khác biệt lớn trong việc đổi mới giáo dục so với các lần

cải cách, đổi mới trước đây.Để thực hiện đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo thì đội ngũ giáo viên là lực
lượng chủ yếu giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục
tiêu đặt ra của ngành Giáo dục và của nhà trường.


Phẩm chất chính trị, năng lực, trình độ, lòng yêu nghề
của đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết định đến chất lượng, vị
thế của nhà trường. Điều 70 - Luật giáo dục quy định về bồi
dưỡng nghiệp vụ, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên “ Nhà nước có
chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ để
nâng cao trình độ và chuẩn hóa nhà giáo. Nhà giáo được cử
đi học để nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp
vụ” . Nhà trường mà có đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên
môn tốt, có phương pháp dạy học phù hợp đặc điểm học sinh
miền núi, đặc biệt khi tổ chức dạy học theo chuyên đề ( dạy
học theo chuyên đề là hình thức dạy học khá mới đối với giáo
viên) thì sẽ góp phần quan trọng để đạt mục tiêu phát triển
toàn diện năng lực và phẩm chất người học.
- Nội dung và cách thức thực hiện
*. Xây dựng kế hoạch
Đầu năm học Hiệu trưởng tổ chức cho các tổ chuyên
môn, giáo viên nghiên cứu các văn bản, chỉ thị hướng dẫn
thực hiện nhiệm vụ năm học mới, những yêu cầu về đổi mới
trong dạy học (nội dung chương trình, phương pháp dạy học,
việc sử dụng đồ dùng dạy học...). Từ đó cho các tổ, nhóm


chuyên môn đăng ký nội dung tự học tự bồi dưỡng, những nội
dung đề nghị được bồi dưỡng, tài liệu hướng dẫn trong năm

học.
Hiệu trưởng căn cứ trên các văn bản hướng dẫn thực
hiện nhiệm vụ năm học mới, những nội dung đề nghị được
bồi dưỡng, nguồn lực tài chính, thực trạng của nhà trường,
xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo
viên.Có kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán của nhà
trường.
Các tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn căn cứ trên cơ sở
kế hoạch chung, xây dựng kế hoạch triển khai trong năm học
phù hợp với đặc thù. Các kế hoạch cũng cần chỉ rõ một số vấn
đề như : Nâng cao nhận thức chung, cập nhật kiến thức mới,
chuyên đề dạy học, tự học tự bồi dưỡng, tổ chức các lớp bồi
dưỡng.
Giáo viên, ngoài chương trình bồi dưỡng chung phải có
kế hoạch tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên
môn, nghiệp vụ công tác.
*. Tổ chức thực hiện


- Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, quán
triệt và triển khai thực hiện các chủ trương đường lối chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Nâng cao ý thức tổ
chức kỷ luật và tinh thần tránh nhiệm, là tấm gương tốt cho
học sinh.
- Xây dựng mối đoàn kết, thống nhất trong hội đồng sư
phạm để tạo nên bầu không khí lành mạnh, ấm cúng trong tập
thể.
- Sắp xếp, bố trí đội ngũ hợp lý làm sao phát huy được
đúng năng lực, sở trường của mỗi cá nhân. Chọn những giáo
viên có kinh nghiệm, vững vàng về chuyên môn, có năng lực,

có uy tín để giữ những vị trí chủ chốt trong nhà trường.
- Sắp xếp thời khóa biểu và lịch công tác hàng tháng
khoa học, tạo điều kiện cho giáo viên có thời gian nghiên cứu
chuyên môn và tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn,
nghiệp vụ công tác.
- Chỉ đạo tổ chuyên môn phân công cho các giáo viên cốt
cán, giáo viên có trình độ chuyên môn vững, có kinh nghiệm
giảng dạy tổ chức các chuyên đề, hội thảo trong các buổi sinh
hoạt tổ, nhóm chuyên môn.


- Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên tăng
cường việc dự giờ các giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong
việc truyền đạt kiến thức, tổ chức lớp học, có phương pháp
phù hợp với yêu cầu đổi mới hiện nay.
- Chỉ đạo các tổ chuyên môn, giáo viên tham gia nghiêm
túc có hiệu quả các lớp tập huấn, bồi dưỡng , các cuộc thi về
chuyên môn của Sở Giáo dục và của nhà trường tổ chức.
- Nhà trường thực hiện tốt công tác tham mưu cho Sở
giáo dục và Đào tạo mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho giáo
viên. Mời các chuyên gia về nói chuyên chuyên đề, hội thảo.
*. Kiểm tra đánh giá
Trong quá trình thực hiện giải pháp trên, Hiệu trưởng cần
tăng cường đôn đốc, KTĐG hiệu quả thực hiện các công việc
theo kế hoạch đề ra. Qua kiểm tra phát hiện những tồn tại,
nắm bắt được những thông tin quản lý. Từ đó điều chỉnh nội
dung khế hoạch cho phù hợp.
Kiểm tra để duy trì nề nếp, kỷ luật lao động, thực hiện
quy chế chuyên môn, kịp thời sử lý những trường hợp cố tình



vi phạm, động viên kịp thời những người thực hiện tốt việc
bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
- Điều kiện thực hiện
Hiệu trưởng nhà trường cần nhận thức được tầm quan
trọng của công tác này, là người tiên phong gương mẫu về rèn
luyện và tu dưỡng, kích thích được nhu cầu tựu học tự bồi
dưỡng của cán bộ, giáo viên.
Hiệu trưởng phải xây dựng được kế hoạch dài hạn, có
tính khả thi về nội dung bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình
độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Có hỗ trợ về kinh phí
học tập cho giáo viên.
Giáo viên cũng phải nhận thức rõ về tính cấp thiết, tầm
quan trọng trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
Phải xây dựng được tổ chuyên môn thành tổ chức nòng
cốt trong công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Phát
huy được vai trò của tổ trưởng, đội ngũ giáo viên cốt cán, giáo
viên giỏi.
- Lập kế hoạch dự giờ trong từng tổ chuyên môn


- Mục tiêu của biện pháp
Góp phần tăng cường và làm tốt hơn nữa việc quản lý
dạy và học, tạo môi trường thi đua "dạy tốt, học tốt", nâng cao
hiệu quả giáo dục và đào tạo.
Qua dự giờ nắm bắt được tình hình và thái độ của học
sinh (xây dựng bài, ý thức học tập ...), mức độ nhận thức của
học sinh, trang TBDH của giờ lên lớp mà người giáo viên đã
thực hiện. Khi có giáo viên thao giảng, dự giờ thì học sinh có

ý thức học tập tốt hơn, nghiêm túc hơn, những câu hỏi do giáo
viên đưa ra được học sinh hưởng ứng nhiệt tình. Điều này
giúp học sinh đào sâu kiến thức, làm rõ nội dung bài học,
đồng thời có thể gắn kết lý thuyết với thực hành.
Qua dự giờ để biết được giờ dạy đó đạt được bao nhiêu
phần trăm mục tiêu đặt ra trên cơ sở sử dụng phương pháp
dạy học tích cực, phương tiện và cách thức tổ chức dạy học có
phù hợp với nội dung với đặc điểm của bộ môn, của kiểu bài
lên lớp thuộc môn học đó.
Qua dự giờ giúp giáo viên từng bước trưởng thành trong
công tác chuyên môn;giúp cho giáo viên làm sâu sắc, phong
phú thêm nội dung giảng dạy; dự giờ kích thích giáo viên đổi


mới phương pháp, tăng cường trao đổi kinh nghiệm, học tập,
giúp đỡ lẫn nhau trong chuyên môn, nghiệp vụ, củng cố mối
đoàn kết và trách nhiệm nghề nghiệp.
Qua dự giờ giáo viên cũng tự đánh giá khả năng, năng
lực chuyên môn của mình, đồng thời được tiếp thu ý kiến
đóng góp của các bạn đồng nghiệp, nhận biết những ưu điểm
và hạn chế của mình từ đó nhận thức được sự cần thiết phải
nâng cao nghiệp vụ sư phạm, năng lực chuyên môn, rèn
luyện nhân cách, tinh thần trách nhiệm.
- Nội dung và cách thức thực hiện
Dự giờ là một hoạt động chuyên môn rất quan trọng đối
với giáo viên. Qua dự giờ giáo viên có cơ hội giúp đỡ lẫn
nhau trong chuyên môn, sử dụng phương pháp, học những ưu
điểm và cả những vấn đề mà đồng nghiệp còn hạn chế. Dự
giờ giúp cho CBQL có thêm cơ sở để đánh giá xếp loại giáo
viên; qua dự giờ đồng nghiệp và được đồng nghiệp dự giờ, rút

kinh nghiệm sẽ là yếu tố tốt để GV nhìn nhận đúng năng lực
của mình từ đó có ý thức tu dưỡng chuyên môn. Qua dự giờ
CBQL, GV sẽ nắm bắt được cách tiếp cận mục tiêu, nội dung
chương trình GDPT, cách kết hợp sử dụng các phương pháp


dạy học tích cực, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học,
nắm bắt tốt hơn các đối tượng người học, nề nếp học tập...
Ngay từ đầu năm Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn
điều tra cơ bản khả năng giảng dạy và những mặt mạnh yếu
của từng giáo viên trong tổ làm cơ sở để xây dựng kế hoạch
dự giờ thăm lớp phù hợp với năng lực và đem lại tác dụng
thật sự giúp GV nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình
GDPT, cách thức tổ chức hoạt động dạy học đặc trưng cho
từng bộ môn.
Xây dựng lực lượng dự giờ như Ban giám hiệu, tổ trưởng
chuyên môn, giáo viên. Nếu tiết dạy vào ngày không có giờ,
người dạy liên hệ GV dạy tiết đó để đổi tiết và nhắc HS chuẩn
bị bài.
Xây dựng kế hoạch dự giờ, dự giờ không báo trước trong
năm học của tổ chuyên môn dựa vào kế hoạch hoạt động của
nhà trường. Phê duyệt kế hoạch trước khi thực hiện.
Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm giờ dạy. Phân tích
đánh giá giờ dạy cần chú ý đến các tiêu chí cụ thể như sau :


- Kế hoạch và tài liệu dạy học: Mức độ phù hợp của
phương án tổ chức các hoạt động dạy học với mục tiêu, nội
dung chương trình GDPT, phương pháp dạy học đã đựơc sử
dụng, thiết bị dạy học và học liệu; Mức độ hợp lý của phương

án KTĐG khi tổ chức các hoạt động học của học sinh; Mức
độ đạt được các kỹ năng, năng lực cần có cho HS.
- Tổ chức hoạt động học cho học sinh : Mức độ sinh
động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức chuyển
giao nhiệm vụ học tập.; Khả năng theo dõi, quan sát, phát
hiện kịp thời những khó khăn của học sinh; Mức độ phù hợp,
hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh
hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập ; Mức
độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân tích,
đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh.
- Hoạt động học của học sinh : Khả năng tiếp nhận và sẵn
sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; Mức độ tích cực,
chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các
nhiệm vụ học tập;Mức độ năng tham gia vào hoạt động nhóm, trình
bày, trao đổi, thảo luận; Mức độ chính xác,phù hợp của nhiệm vụ
học tập được giao.


Tổ trưởng tổng hợp báo cáo cho Hiệu trưởng việc thực
hiện kế hoạch dự giờ theo từng tháng, học kỳ và cả năm học.
Hàng tháng Hiệu trưởng nhà trường cần phải đánh giá,
trao đổi, rút kinh nghiệm công tác dự giờ. Qua đó Hiệu trưởng
sẽ có cái nhìn toàn diện về công tác dự giờ, chất lượng dạy,
năng lực chuyên môn của giáo viên và ý thức học tập của học
sinh từ đó có những biện pháp chấn chỉnh, nhắc nhở thậm chí
là khen thưởng đối từng giáo viên, học sinh.
- Điều kiện thực hiện
Hiệu trưởng nhà trường phải thực sự quan tâm đến công
tác bồi dưỡng giáo viên. Tạo động lực cho giáo viên trong
công tác tự học tự bồi dưỡng, sắp xếp thời khóa biểu, phân

công chuyên môn hợp lý để giáo viên có điều kiện để đi dự
giờ.
Giáo viên phải có ý thức trong việc tự học để đáp ứng
được yêu cầu cầu giảng dạy, tránh tâm lí e ngại cho rằng đi
dự giờ để cho đủ số tiết dự theo quy định chuyên môn.
Tổ trưởng chuyên môn phải là người có chuyên môn tốt,
năng lực quản lý vững vàng,thực sự là những người tận tâm,


có trách nhiệm cao trong công việc, uy tín, gương mẫu trước
các thành viên trong tổ.
Xây dựng khối đoàn kết trong nhà trường. Đoàn kết là sự
tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, cùng hành động vì một mục đích
chung, dìu dắt nhau cùng tiến bộ.
- Chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên
môn
- Mục tiêu của biện pháp
Trong nhà trường có nhiều các tổ chức đoàn thể, các tổ
chức này có mối liên hệ chặt chẽ thông nhất với nhàu, trong
đó các tổ chuyên môn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong
quản lý và tổ chức điều hành trực tiếp các hoạt động chuyên
môn. Vai tò của tổ chuyên môn nói chung, đội ngũ tổ trưởng,
nhóm trưởng chuyên môn nói riêng là rất quan trọng.
Mục tiêu của biện pháp này là xây dựng đội ngũ tổ
trưởng, nhóm trưởng chuyên môn, đáp ứng tốt yêu cầu công
việc quản lý và điều hành công của tổ chuyên môn, nhóm
chuyên môn từ đó nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn.
Tổ chức công tác bồi dưỡng: năng lực chuyên môn, đi sâu vào



nội dung cơ bản về nhiệm vụ của tổ/nhóm chuyên môn,
nhiệm vụ của giáo viên, làm thế nào để triển khai có hiệu quả
việc đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, KTĐG chất
lượng giáo dục theo định hướng phát triển năng lực và phẩm
chất học sinh, xây dựng nội dung các buổi sinh hoạt chuyên
môn để nâng cao hiệu quả cũng như chất lượng sinh hoạt tổ
chuyên môn.
- Nội dung và cách thức thực hiện
*. Quán triệt các văn bản của ngành
Vào đầu năm học, tổ chức cho toàn thể cán bộ, giáo viên,
nhân viên trong trường học tập các văn bản, chỉ thị, “hướng
dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học mới” của cấp trên, quy chế
chuyên môn (quy định về mục tiêu, chương trình GDPT, kế
hoạch dạy học, ra vào lớp, KTĐG kết quả học tập của học
sinh, xếp loại hạnh kiểm HS, công tác chủ nhiệm lớp...) để tất
cả mọi người đều hiểu rõ trách nhiệm của mình và có nhận
thức đầy đủ trong việc xác định trách nhiệm của từng cá nhân
để đạt mục tiêu giáo dục đặt ra.
*. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổ và kế hoạch của giáo
viên


Chỉ đạo tổ chuyên môn căn cứ trên nhiệm vụ được giao
tổ chức xây dựng kế hoạch chung của tổ và cá nhân theo các
yêu cầu sau:
Kế hoạch của tổ/nhóm chuyên môn phải bám sát kế
hoạch nhiệm vụ của nhà trường, những quan điểm, biện pháp
công tác chính của trường trong việc thực hiện nhiệm vụ của
năm học. Trên cơ sở đó cụ thể hóa chương trình công tác của
trường theo điều kiện, công việc cụ thể của tổ

Kế hoạch hoạt động chuyên môn phải đề cập đến đặc
điểm tình hình của tổ, đánh giá kết quả công tác chuyên môn
năm học trước từ đó chỉ ra được những thuận lợi và khó khăn
sẽ gặp phải. Trong kế hoạch cần phải lãm rõ được các nhiệm
vụ cụ thể, giải pháp để thực hiện các nhiệm vụ đó, chỉ tiêu
phân đấu, thời gian tiến hành, lực lượng tham gia, người phụ
trách, trách nhiệm của từng thành viên trong tổ khi thực hiện
nhiệm vụ được giao, những đề nghị, đề xuất với nhà trường.
Kế hoạch này phải được thông qua tập thể các thành viên
trong tổ, có sự đồng ý cao của tập thể
Kế hoạch của giáo viên cũng phải thể hiện đầy đủ những
thuận lợi và khó khăn, mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu, các biện


pháp thực hiện. Tập trung vào công tác xây dựng chương
trình dạy học, soạn giảng, kiểm tra đánh giá học sinh, dự giờ
thăm lớp, bồi dưỡng học sinh giỏi, tổ chức các chuyên đề,
ngoại khóa, thể hiện công tác tự học, tự bồi dưỡng để nâng
cao năng lực chuyên môn.
Kế hoạch giảng dạy các chuyên đề của nhóm chuyên
môn cho từng khối /lớp, từng môn học phải nằm trong kế
hoạch nhà trường và của tổ/nhóm chuyên môn đã xây dựng.
Nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phải căn cứ vào
chương trình GDPT hiện hành và chuẩn kiến thức – kĩ năng,
đảm bảo thực hiện được mục tiêu của chương trình GDPT.
Các chuyên đề dạy học được xây dựng trên cơ sở thay cho
việc dạy theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa sao phù hợp
với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều
kiện thực tế của nhà trường.
Kế hoạch dạy học của tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên

phải được lãnh đạo nhà trường phê duyệt trước khi thực hiện
và là căn cứ để thanh tra, kiểm tra.
*. Chỉ đạo tổ chuyên môn hoạch định nội dung sinh hoạt
tổ


Hoạt động này thực hiện với 4 bước:
Bước 1: Tổ trưởng xây dựng dự thảo nội dung sinh hoạt
chuyên môn
Xây dựng nội dung sinh hoạt chuyên môn cần tập trung
vào nội dung cụ thể mà giáo viên, cán bộ quản lý quan tâm,
gặp vướng mắc, khó khăn cần được chia sẻ, hỗ trợ trong hoạt
động dạy học, đảm bảo tính thời điểm, tính mục đích, tính kế
hoạch, tính khả thi, tính hiệu quả, tính nghiêm túc.
Tổ trưởng phải dành nhiều thời gian trong buổi sinh hoạt
chuyên môn cho những vấn đề vướng mắc trong quá trình
giảng dạy của giáo viên. Chú trọng đến kỹ năng tổ chức giờ
dạy, phối hợp các phương pháp và cách thức tổ chức dạy học.
Bước 2 : Họp với tổ trưởng chuyên môn duyệt nội dung
sinh hoạt trước khi tiến hành họp tổ
Tổ chức họp với các tổ trưởng chuyên môn trước kỳ sinh
hoạt chuyên môn; tổ trưởng báo cáo tóm tắt những nội dung
dự kiến triển khai trong buổi sinh hoạt chuyên môn, trao đổi
thông tin phối hợp giữa các tổ chuyên môn. Thống nhất nội


dung cần điều chỉnh, bổ xung, cách thức điều hành sinh hoạt
chuyên môn.
Các buổi sinh hoạt chuyên môn nên tập chung vào các
nội dung như: Chương trình GDPT, kế hoạch dạy học, giải

pháp nâng cao chất lượng học tập, đánh gia học sinh, nghiên
cứu chuyên đề, tổ chức chuyên đề; bồi dưỡng giáo viên; dự
giờ thăm lớp, tổ chức các hoạt động dạy học, sử dụng và
quản lý trang thiết bị, đồ dùng dạy học...
Bước 3 : Bổ sung, điều chỉnh (nếu cần thiết) và phê
duyệt nội dung sinh hoạt của tổ.
Tổ trưởng chuyên tiến hành điều chỉnh, bổ xung các nội
dung sinh hoạt chuyên theo yêu cầu cho phù hợp, đảm bảo
đúng mục tiêu đề ra sau đó phê duyệt nội dung buổi sinh hoạt
tổ chuyên môn.
Bước 4 :Thông báo đến các thành viên trong tổ về việc
nghiên cứu nội dung, chuẩn bị ý kiến tham gia đóng góp, kiến
nghị đề xuất.
Các thành viên trong tổ nắm bắt được tình hình công việc
liên quan, chuẩn bị tham gia đóng góp ý kiến, thảo luận, đề


xuất những giải pháp, kinh nghiệm ( trong phạm vi trách
nhiệm của mình) để buổi sinh hoạt chuyên môn đạt hiệu quả
cao.
*. Tổ chức thự hiện
Tổ chức sinh hoạt, trao đổi trong tổ/nhóm chuyên môn
(có thể qua mạng internet) để nâng cao hiệu quả thiết thực các
nội dung sinh hoạt chuyên môn; báo cáo đánh giá kết quả đạt
được, tồn tại cần khắc phục, hình thức và nội dung ưu tiên
trong lần sinh hoạt chuyên môn tiếp theo, thống nhất các ý
kiến, kiến nghị, đề xuất.Nộp báo cáo sinh hoạt chuyên môn
của tổ/nhóm chuyên môn lên Hiệu trưởng.
Trong mỗi buổi họp chuyên môn đều phải có biên bản
ghi lại nội dung buổi họp, biên bản có đầy đủ chữ kí của chủ

toạ, thư kí và được lưu giữ trong hồ sơ của tổ. Kết thúc cuộc
họp, tổ trưởng báo cáo với Hiệu trưởng hoặc người được giao
phụ trách ( phó hiệu trưởng) những vấn đề cơ bản của tổ cần
được Ban giám hiệu chỉ đạo, giải quyết.
Hàng tháng tổ trưởng chuyên môn tổng hợp báo cáo theo
tháng cho lãnh đạo nhà trường về quá trình thực hiện kế
hoạch của tháng, đánh giá thi đua giáo viên, đánh giá xếp loại


học sinh... Tổ trưởng phải phân tích được đặc điểm của tổ,
những thuận lợi có được, những khó khăn đặt ra từ đó có
phương hướng hoạt động chuyên môn cho tháng tiếp theo.
- Điều kiện thực hiện
Lãnh đạo nhà trường phải là người có chuyên môn,
nghiệp vụ, năng lực quản lý vững vàng, hiểu biết về đổi mới
giáo dục, phải nắm vững mục tiêu, nhiệm vụ năm học, phải kế
hoạch hoá được toàn bộ công việc của nhà trường.
Lãnh đạo nhà trường phải thực sự quan tâm đến công tác
bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực tổ chức
điều hành cho tổ trưởng. Lãnh đạo nhà trường tạo môi trường
để phát huy năng lực của từng cá nhân trong tổ, phối hợp hoạt
động của từng cá nhân tạo nên sức mạnh tập thể của tổ.
Tổ trưởng chuyên môn phải là người có chuyên môn,
năng lực quản lý vững vàng, thực sự là những người tận tâm,
có trách nhiệm cao trong công việc, uy tín, gương mẫu trước
các thành viên trong tổ.
- Phát hiện và nhân rộng kinh nghiệm học tốt của học
sinh



- Mục tiêu của biện pháp
Việc học tập tốt tại trường phổ thông là giai đoạn quan
trọng nhất của các em học sinh, đây là bước ngoặt quyết định
con đường sự nghiệp và định hướng phát triển trong tương lai
của mình. Không phải học sinh nào cũng xác định được hoặc
có những kinh nghiệm, sự chuẩn bị tốt để có thể dễ dàng nắm
bắt kiến thức và cảm thấy đạt hiệu quả đối với các môn học
ở trong trường THPT.
- Nội dung và cách thức thực hiện
*. Tổ chức các diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm học tốt
Diễn đàn nhằm thu hút các em học sinh tham gia với các
nội dung bổ ích, lý thú liên quan đến những kinh nghiệm học
tập các bộ môn như: Làm thế nào để xây dựng được một thời
gian biểu học tập hợp lý, Học các môn khoa học tự nhiên,
khoa học xã hội như thế nào, hiệu quả của việc tự học, cách
tiếp cận và thực hiện nghiên cứu nội dung kiến thức mới của
môn học...
Diễn đàn không chỉ chia sẻ kinh nghiệm học tập, phương
pháp học tập giữa các học sinh, mà đội ngũ giáo viên cũng sẽ


trực tiếp giải đáp những ý kiến của học sinh về hoạt động học
tập, rèn luyện của mình.
Tham gia diễn đàn cũng là một trong những hoạt động
giúp đổi mới cách dạy học, hiểu rõ học sinh hơn, bám sát nhu
cầu của học sinh...
*. Tổ chức những cuộc thi về kinh nghiệm học tốt cho
học sinh.
Thu hút đông đảo học sinh tham gia tìm hiểu các kinh
nghiệm để học tốt một môn học nào đó hay một chuyên đề,

chủ đề...
Tạo cơ hội cho học sinh bộc lộ năng khiếu, năng lực và
kiểm nghiệm khả năng trình độ của mình về một vấn đề nào
đó, từ đó góp phần điều chỉnh nhận thức, hành vi của mình
trong học tập để đạt hiệu quả cao hơn.
Nhằm tuyên truyền những gương học tập tốt, tác động
vào ý thức của học sinh.
Nội dung cuộc thi cần bám sát mục đính là làm thế nào
mà bạn ấy đạt được kết quả học tập xuất sắc như thế, bạn có
bí quyết gì để học đều, học tốt các môn học …học sinh sẽ tìm


được lời giải cho những câu hỏi đó, và biết đâu lại tìm ra cách
học hiệu quả cho riêng mình.
*. Động viên, khuyến khích và khen thưởng cho những
học sinh có kết quả học tốt, có kinh nghiệm học tốt
Khen thưởng ở đây không chỉ là việc cấp bằng khen, giấy
khen, thưởng tiền hay hiện vật mà nó còn là việc tỏ thái độ
đồng tình, biểu dương, ủng hộ, có lời khen, tuyên dương…
đối với việc làm tốt một cách trực tiếp hay gián tiếp.
Khen thưởng một cách đúng đắn kịp thời nó sẽ trở thành
thứ “thần dược” có tác dụng vô cùng to lớn trong việc giáo
dục các em.
Đối với GV, Hiệu trưởng cần biểu dương những GV đi
đầu trong thực hiện phát hiện và nhận rộng những học sinh
có kinh nghiệm học tốt; có chế độ khen thưởng thỏa đáng
đối với những GV này như : ưu tiên trong phân công giảng
dạy, bồi dưỡng chuyên môn - nghiệp vụ; xét các danh hiệu
thi đua, nâng lương sớm, quy hoạch vào các vị trí quản lý…



×