Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Kỹ thuật tháo chốt nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.4 KB, 9 trang )

KỸ THUẬT THÁO CHỐT NGUYÊN
QUAN ĐIỂM (chỉ bàn về tháo chốt làm sẵn không bàn đến chốt đúc)
Có nhiều kỹ thuật tháo chốt, nhưng tựu trung cũng xuất phát từ cùng một lý luận: làm
lỏng chốt bằng cách 3 cách:
Làm rã cement bằng insert của scaler
Phá mô răng quanh chốt: đào giếng quanh chốt rồi dùng dụng cụ lung lay chốt
Phối hợp 2 cách trên.
Ưu/khuyết điểm của mỗi cách trên:
Cách 1:
Ưu điểm là không phá mô răng.
Khuyết điểm:
Nhưng không thể làm rã cement của chốt quá sâu (sóng rung không truyền tới được).
Không có tác dụng lắm nếu chốt được gắn bằng các cement hữu cơ. Do cement hữu cơ có
khung nhựa nên dẻo và ít bị rã khi rung. Trong khi cement vô cơ rất nhạy với sóng rung
của insert; tốn nhiều thời gian; bệnh nhân rất khó chịu với độ rung.
Cách này chỉ định cho: chốt được gắn bằng cement vô cơ; chốt nhỏ trong ống mang chốt
lớn (có lớp cement dày); chốt còn nguyên hoặc không gãy ngang hoặc dưới mặt chân
răng.
Cách 2:
Ưu điểm: có thể tháo chốt gắn bằng bất cứ loại cement nào; ít tốn thời gian; không gây
khó chịu cho bệnh nhân.
Khuyết điểm: hao tốn mô răng.
Cách này chỉ định cho: chốt dài, mặt chân răng lớn nhưng ống mang chốt nhỏ, chốt gắn
bằng cement hữu cơ.

KỸ THUẬT
Kỹ thuật tháo chốt bằng scaler
Dùng độ rung tần số cao (nhưng biên độ nhỏ) để làm rã cement.


Áp đầu insert vào chốt với power cao nhất và đương nhiên với nước nhiều.


Cách áp đầu insert vào chốt rất quan trọng, nếu làm không đúng kỹ thuật thì mất tác dụng
mà chẳng nên cơm cháo gì. Xét 3 trường hợp sau:

hình 1


hình 2


hình 3

hình 4

Nếu dùng hệ thống magnetostrictive utrasonic scaler (cavitron của Densply…)thì biên độ
dao động của đầu insert có hình elip (hình 4). Như vậy:
Trong 3 cách áp đầu insert vào chốt này chỉ có cách trong hình 3 đạt hiệu suất cao nhất vì
rung theo đường kính lớn của elip (biên độ rung lớn nhất). Trong hình 1, insert không
rung theo chiều đứng nên không có tác dụng rung. Trong hình 2, insert rung theo chiều
trước sau là theo truc nhỏ của elip nên biên độ nhỏ và hiệu suât không cao.
Nếu dùng hệ thống Piezoelectric ultrasonic scaler (thạch anh) thì biên độ dao động theo
đường thẳng trước sau. Tức là chỉ có áp đầu insert theo hình 2 là đạt hiệu suất cao nhất.
Khi chốt lỏng thì dùng kềm vừa xoay nhẹ vừa kéo ra.


Kỹ thuật tháo chốt bằng cách đào giếng
Đào 2 giếng chính và phụ. Giếng được đào theo hình cong theo độ cong của chốt và sát
vào chốt. Giếng chính có độ cong lớn hơn ½ cung tròn của chốt và được đào ở vùng mặt
chân răng còn nhiều (để không làm yếu thành ống mang chốt), thường ở mặt ngoài.
Giếng phụ được đào đối diện với giếng chính qua chốt.
Chuẩn bị dụng cụ:


Tay khoan khuỷu, mũi khoan REF D 0205 (Dentsply Mallerfer Co), mũi khoan
166.014S, dao số 3.




Đào giếng

.
Giếng chính ở mặt ngoài, có độ cong lớn hơn ½ độ cong của chốt. Giếng phụ đối diện
giếng chính.
Giếng khởi đầu được đào sâu 2mm, rồi dùng dụng cụ để lung lay chốt (giống như khi
muốn nhổ cọc cắm trên đất ta phải lung lay cọc). Dụng cụ hay dùng là dao số 3.
Dùng mũi khoan kim cương mũi nhọn (166.014S) khoan sâu 0.5mm để mũi khoan REF
D 0205 không bị trượt.

Đặt đầu ngang của dao số 3 vào giếng phụ, rồi làm động tác hạ cán dao, chốt sẽ bị ép về
phía giếng chính. Động tác lập lại nhiều lần với biên độ nhỏ, lực tác động nhẹ nhàng cho
đến khi chốt lung lay rồi dùng kềm vừa xoay vừa rút ra
Nếu chốt vẫn cứng chắc, đào giếng sâu thêm từng 0.5mm và lung lay chốt.
Trong trường hợp chốt quá sâu, mặt chân răng lớn, có thể nối giếng phụ và giếng chính
lại thành một vòng tròn. Lúc đó có thể đặt dao số 3 nhiều vị trí để lắc chốt theo nhiều
hướng.


Kết hợp 2 kỹ thuật trên:
Luôn bắt đầu bằng kỹ thuật rung bằng siêu âm, rồi mới đào giếng.
Đào giếng xong, rung bằng siêu âm, trước khi dùng dao số 3 lung lay chốt.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×