Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Khái quát, Tìm hiểu về tổ chức bộ máy của văn phòng bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.28 KB, 16 trang )

z

Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn



CHỦ ĐỀ

“Tìm hiểu tổ chức bộ máy văn phòng
của cơ quan Bộ”.
Môn học: Tổ chức văn phòng

Hà Nội, ngày 03 tháng 11 năm 2018.
1


MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. Tổng quan về cơ quan Bộ
II. Tổng quan về đơn vị Văn phòng Bộ

PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH
A. Văn phòng Bộ Công Thương

I.
II.
III.
IV.
B.


I.
II.
III.
IV.

Chức năng
Nhiệm vụ và quyền hạn
Cơ cấu tổ chức bộ máy
Nhận xét, đánh giá
Văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chức năng
Nhiệm vụ và quyền hạn
Cơ cấu tổ chức bộ máy
Nhận xét, đánh giá

PHẦN III: TỔNG KẾT
I. So sánh tổ chức bộ máy văn phòng của hai Bộ
II. Kết luận

PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. Tổng quan về cơ quan Bộ
 Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ: Bộ là cơ quan của
2


Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực trong phạm
vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực.
 Chính phủ hiện nay có 18 Bộ, gồm:
1.

2.
3.
4.
5.
6.
7.

Bộ Quốc phòng
Bộ Công an
Bộ Ngoại giao
Bộ Tư pháp
Bộ Tài chính
Bộ Công Thương
Bộ Lao động - Thương Binh và
Xã hội
8. Bộ Giao thông vận tải
9. Bộ Xây dựng

11. Bộ Giáo dục và Đào tạo
12. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
13. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
14. Bộ Nội vụ
15. Bộ Y tế
16. Bộ Khoa học và Công nghệ
17. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

18. Bộ Tài nguyên và Môi trường
10. Bộ Thông tin và Truyền thông
Trong đó:

Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực: Điện, than, dầu
khí, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công
nghiệp cơ khí, luyện kim, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công
nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp môi
trường, công nghiệp công nghệ cao; cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khuyến
công; thương mại trong nước; xuất nhập khẩu, thương mại biên giới; phát triển thị
trường ngoài nước; quản lý thị trường; xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch
vụ thương mại; hội nhập kinh tế quốc tế; cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,
phòng vệ thương mại; các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản
lý nhà nước của bộ.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực: Nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm
nghiệp, thủy sản, thủy lợi, phòng, chống thiên tai, phát triển nông thôn; quản lý nhà
nước đối với các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ
theo quy định của pháp luật.

II. Tổng quan về Văn phòng Bộ
Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ:
 Văn phòng Bộ là tổ chức thuộc Bộ, thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp về
chương trình, kế hoạch công tác và phục vụ các hoạt động của Bộ; kiểm soát thủ tục
hành chính theo quy định của pháp luật; giúp Bộ trưởng tổng hợp, theo dõi, đôn đốc
các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Bộ đã
được phê duyệt.
3


 Văn phòng Bộ tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; quản lý
cơ sở vật chất - kỹ thuật, tài sản, kinh phí hoạt động, bảo đảm phương tiện, điều kiện

làm việc; phục vụ chung cho hoạt động của Bộ và công tác quản trị nội bộ; thực hiện
các nhiệm vụ khác do pháp luật quy định hoặc do Bộ trưởng giao.
 Văn phòng Bộ được thành lập phòng theo các lĩnh vực công tác được giao.
 Văn phòng Bộ có con dấu riêng; Chánh văn phòng được ký các văn bản hành
chính khi được thừa lệnh hoặc thừa ủy quyền của Bộ trưởng.

PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH
A. Văn phòng Bộ Công Thương

I. Chức năng
Văn phòng Bộ Công thương là Cơ quan giúp việc trực tiếp Lãnh đạo Bộ, có chức
năng tổng hợp, điều phối hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ theo chương
trình, kế hoạch làm việc của Lãnh đạo Bộ; tham mưu cho Lãnh đạo Bộ về công tác
tổng hợp, cải cách hành chính, bảo vệ bí mật nhà nước, báo chí tuyên truyền; văn thư,
lưu trữ; thực hiện các công tác hành chính, lễ tân, quản trị, kế toán – tài chính, an ninh
bảo vệ của cơ quan Bộ, quản lý cơ sở vật chất và các phương tiện làm việc; nghiên
cứu, triển khai ứng dụng công nghệ phục vụ hoạt động của Cơ quan Bộ.
Văn phòng Bộ Công thương có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của Pháp
luật. Chánh Văn phòng Bộ thực hiện nhiệm vụ Chủ tài khoản của Cơ quan Bộ theo
quyết định của Bộ trưởng.

II. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Tham mưu cho Lãnh đạo Bộ trong công tác điều hành các hoạt động của Bộ
2. Thực hiện công tác thư ký tổng hợp giúp việc cho Lãnh đạo Bộ; xây dựng và

đôn đốc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Bộ; lập báo cáo tổng hợp định
kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện công tác của Bộ; ban hành thông báo, biên bản
các hội nghị, cuộc họp của lãnh đạo Bộ; theo dõi đôn đốc việc thi hành các quyết định,
chỉ thị, kết luận và các nhiệm vụ được lãnh đạo Bộ giao cho các đơn vị thuộc Cơ quan
Bộ; thực hiện các quy chế phối hợp công tác với các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính

phủ.
3. Thường trực công tác cải cách hành chính của Bộ Công Thương; tham mưu cho
Lãnh dạo Bộ trong công tác chỉ đạo, điều hành về cải cách hành chính; phụ trách Văn
phòng “một cửa” về tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính của Cơ quan Bộ; chủ
trì việc xây dựng, đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch cải cách hành chính
dài hạn và hàng năm; chủ trì việc duy trì áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn ISO trong Cơ quan Bộ; chủ trì việc xây dựng, thực hiện chương trình 5S
trong cơ quan Bộ; xây dựng các quy chế, nội quy của cơ quan Bộ nhằm đảm bảo tăng
cường kỷ cương, kỷ luật hành chính.
4. Tổ chức quản lý và hướng dẫn thực hiện công tác văn thư, lưu trữ của Cơ quan
Bộ và các đơn vị thuộc Bộ; bảo đảm việc ban hành các văn bản của Bộ theo đúng thể
4


thức và thủ tục quy định; tiếp nhận, chuyển giao, luân chuyển công văn đi, đến và
quản lý việc sử dụng con dấu của Bộ và của Văn phòng Bộ; kiểm tra và chịu trách
nhiệm về thủ tục hành chính đối với các văn bản do Bộ ban hành; tổ chức in ấn tài liệu
phục vụ công tác của Bộ; quản lý công tác lưu trữ hồ sơ tài liệu của Cơ quan Bộ; tổ
chức phục vụ khai thác hồ sơ tài liệu lưu trữ của Bộ.
5. Quản lý và đảm bảo cơ sở vật chất, tài sản, phương tiện, trang thiết bị và điều
kiện làm việc của Cơ quan Bộ; phụ trách công tác xây dựng cơ bản và sửa chữa trụ sở
Cơ quan Bộ; quản lý xe ô tô phục vụ công tác của Cơ quan Bộ; đôn đốc, triển khai
việc thực hiện nội quy của cơ quan;
6. Quản lý kinh phí hoạt động của Cơ quan Bộ; lập dự toán và tổ chức thực hiện
dự toán, quyết toán thu chi ngân sách Cơ quan Bộ theo quy định; phân tích, đánh giá
hiệu quả chi ngân sách cho các hoạt động của Cơ quan Bộ; quản lý quỹ và giải quyết
các thủ tục về kinh phí phục vụ hoạt động của Cơ quan Bộ, các nguồn kinh phí sự
nghiệp khoa học công nghệ, môi trường, chương trình mục tiêu quốc gia và kinh phí
sự nghiệp khác giao qua Văn phòng Bộ; chủ trì kiểm tra việc thanh quyết toán các
nguồn kinh phí nêu trên theo quy định của pháp luật.

7. Quản lý công tác báo chí, xuất bản trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại;
đầu mối quan hệ và cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tin đại chúng; đầu mối
giúp lãnh đạo Bộ tổ chức các cuộc họp báo với cơ quan thông tấn, báo chí trong và
ngoài nước; thực hiện việc điểm báo phục vụ lãnh đạo Bộ và thông báo ý kiến chỉ đạo
của lãnh đạo Bộ đối với các vấn đề được nêu trên báo chí.
8. Tổ chức xây dựng, quản lý cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, phát triển các
chương trình ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác sử dụng các dịch vụ mạng và tài
nguyên mạng trong Cơ quan Bộ; các giải pháp bảo đảm an toàn, an ninh hệ thống
mạng của Cơ quan Bộ. Xây dựng, quản lý Trung tâm tích hợp dữ liệu của Cơ quan
Bộ; Xây dựng và quản lý vận hành các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của Cơ quan Bộ.
9. Thực hiện công tác lễ tân và hậu cần phục vụ các hội nghị, cuộc họp, làm việc
của Bộ; công tác lễ tân, hậu cần phục vụ các đoàn khách trong nước và quốc tế đến
làm việc tại Bộ và công tác hậu cần phục vụ các đoàn công tác của Bộ.
10. Chủ trì, tổ chức công tác quân sự - quốc phòng, phòng chống lụt bão, phòng
chống cháy nổ, bảo đảm an ninh, an toàn, trật tự, vệ sinh lao động; phòng chống ma
túy và các tệ nạn xã hội tại Cơ quan Bộ.
11. Quản lý Văn phòng đại diện của văn phòng Bộ tại Thành phố Đà Nẵng. Thực
hiện công tác hậu cần và chuẩn bị các điều kiện cần thiết bảo đảm các hoạt động của
Bộ tại Thành phố Đà Nẵng và các địa phương khu vực miền Trung.
12. Đầu mối thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước của ngành Công Thương.
13. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.

III. Cơ cấu tổ chức bộ máy
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy văn phòng

5


CHÁNH VĂN PHÒNG


PHÓ CHÁNH
VĂN PHÒNG 3

PHÓ CHÁNH
VĂN PHÒNG 2

PHÓ CHÁNH
VĂN PHÒNG 1

Phòng Tổng hợp và
Cải cách hành
chính

Phòng Quản trị
Phòng Lễ tân
Phòng Bảo vệ
Đoàn xe
Văn phòng Đại
diện Văn phòng
Bộ Công thương
tại Thành phố Đà
Nẵng

Phòng Hành chính
Phòng Công nghệ
thông tin và
truyền thông
Phòng Lưu trữ
Phòng Kế toán


2. Lãnh đạo Văn phòng
Gồm: 1 Chánh văn phòng và 3 Phó chánh văn phòng.
Chức danh

Chức năng, nhiệm vụ chính

6


Chánh Văn phòng Trần
Hữu Linh

Phó Chánh văn phòng (1):
Lê An Hải

- Chỉ đạo, điều hành chung hoạt
động của Văn phòng Bộ
- Phân công nhiệm vụ cho các
Phó Chánh Văn phòng.
- Chủ tài khoản của Văn phòng
Bộ
- Hỗ trợ Chánh Văn phòng Quản
lý Phòng Hành chính, Phòng
Lưu trữ; Kế toán; Công nghệ
thông tin và truyền thông

- Trực tiếp phụ trách Phòng
Quản trị, Phòng Lễ tân, Phòng
Bảo vệ, Đoàn xe, Văn phòng đại
Phó Chánh Văn phòng (2): diện của Văn phòng Bộ tại Đà

Đỗ Văn Côi
Nẵng
- Được ủy quyền ký thay Chủ
tài khoản Văn phòng Bộ khi
Chánh Văn phòng vắng mặt
Phó Chánh Văn phòng (3):
- Trực tiếp phụ trách Phòng
Đỗ Ngọc Hưng
Tổng hợp – Cải cách hành chính

 Chức năng nhiệm vụ cụ thể:
• Chánh Văn phòng:
- Chỉ đạo, điều hành Văn phòng Bộ thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
theo đúng quy định của Bộ và pháp luật của Nhà nước;
- Phân công nhiệm vụ cho các Phó Chánh Văn phòng giải quyết một số công việc
thuộc trách nhiệm quản lý của Văn phòng Bộ;
- Chỉ đạo công tác tổng hợp, xây dựng kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn
của Văn phòng Bộ;
- Chủ tài khoản của Văn phòng Bộ;
- Phó chủ tịch thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng của Bộ;
- Trực tiếp giải quyết một số việc đã giao cho Phó Chánh Văn phòng nhưng thấy
cần thiết vì nội dung vấn đề cấp bách hoặc đặc biệt quan trọng;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Bộ phân công.
7


• Phó Chánh Văn phòng 1:
- Quản lý Phòng Hành chính, Phòng Lưu trữ; Kế toán; Công nghệ thông tin và
truyền thông.
- Quản lý công tác văn thư, lưu trữ của cơ quan Bộ và các đơn vị thuộc Bộ; quản

lý sử dụng con dấu của Bộ và của Văn phòng Bộ; công tác bảo vệ bí mật nhà nước;
- Phụ trách công tác tổ chức, cán bộ, thi đua khen thưởng, lao động, tiền lương,
tuyển dụng;
- Chỉ đạo, điều hành công tác tài chính kế toán;
- Trực tiếp theo dõi, phân luồng, xử lý văn bản đến Bộ;
- Phụ trách hạ tầng và ứng dụng công nghệ thông tin;
- Quản lý công tác báo chí, truyền thông;
- Quyết định việc cử cán bộ đi công tác, học tập trong và ngoài nước;
- Trực tiếp chỉ đạo công tác đầu tư xây dựng cơ bản;
• Phó Chánh Văn phòng 2:
- Phụ trách công tác quản trị, quản lý tài sản, cơ sở vật chất, trang thiết bị và công
tác duy tu, bảo trì, sửa chữa các cơ sở được Bộ giao cho Văn phòng Bộ quản lý tại các
địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, 21, 23, 25, 46 Ngô Quyền, 91 Đinh Tiên Hoàng, 655 Phạm
Văn Đồng và các cơ sở khác;
- Phụ trách công tác lễ tân, đối ngoại và đối nội của cơ quan Bộ;
- Phụ trách công tác quốc phòng của Bộ theo quy định;
- Bảo đảm công tác an ninh, bảo vệ, trật tự, an toàn, vệ sinh lao động đối với khu
vực trụ sở cơ quan Bộ; công tác phòng cháy chữa cháy và phòng chống lụt bão;
- Bảo đảm phương tiện xe phục vụ hoạt động của cơ quan Bộ; quản lý sử dụng
phương tiện xe ô tô của cơ quan Bộ;
- Được ủy quyền ký thay Chủ tài khoản Văn phòng Bộ khi Chánh Văn phòng
vắng mặt;
- Tham gia Chương trình Phòng chống ma túy, mại dâm của cơ quan Bộ;
- Trực tiếp phụ trách Phòng Quản trị, Phòng Lễ tân, Phòng Quốc phòng – An ninh,
Đoàn xe, Văn phòng đại diện của Văn phòng Bộ tại Đà Nẵng;
- Thực hiện các công việc khác theo phân công của Chánh Văn phòng.
• Phó Chánh Văn phòng 3:
- Xây dựng, đôn đốc, báo cáo thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Bộ;
theo dõi, đôn đốc việc thi hành các quyết định, chỉ thị, kết luận và các nhiệm vụ được
Lãnh đạo Bộ giao cho các đơn vị thuộc cơ quan Bộ;

- Chỉ đạo công tác cải cách hành chính; kiểm soát thủ tục hành chính; áp dụng hệ
thống quản lý chất lượng; xây dựng các quy chế, nội quy nhằm đảm bảo kỷ cương, kỷ
luật, văn hóa công sở khối cơ quan Bộ;
- Trực tiếp phụ trách Phòng Tổng hợp – Cải cách hành chính;
- Thực hiện các công việc khác theo phân công của Chánh Văn phòng.

3. Các đơn vị trực thuộc
STT

Tên đơn vị

Nhân sự

Nhiệm vụ
8


Riêng
3 Hàm Trưởng
Phòng Tổng hợp và
Phòng
Cải cách hành chính
5 Phó phòng
1 Trưởng phòng
Phòng Hành chính
3 Phó phòng
Phòng Công nghệ
1 Trưởng phòng,
thông tin và truyền
1 phó phòng

thông
1 Trưởng phòng,
Phòng Lưu trữ
1 Phó phòng
1 Trưởng phòng,
Phòng Quản trị
1 Hàm Trưởng
Phòng
1 Trưởng Phòng
1 Hàm Trưởng
Phòng Kế toán
phòng
2 Phó phòng
1 Trưởng phòng,
Phòng Lễ tân
1 Hàm Trưởng
Phòng

1
2
3
4
5

6

7

Chung


Thực hiện nhóm
nhiệm vụ số 2, 3
Thực hiện nhóm
nhiệm vụ số 4
Thực hiện nhóm
nhiệm vụ số 7, 8
Thực hiện nhóm
nhiệm vụ số 4
Thực hiện nhóm
nhiệm vụ số 5

Đều thực hiện
chung các nhóm
Thực hiện nhóm nhiệm vụ 1, 12,
nhiệm vụ số 6
13
Thực hiện nhóm
nhiệm vụ số 9

Thực hiện nhóm
nhiệm vụ số 10
1 Trưởng đoàn, Thực hiện nhóm
5 Phó đoàn
nhiệm vụ số 5

8

Phòng Bảo vệ

2 Phó Phòng


9

Đoàn xe

10

Văn phòng Đại diện
Văn phòng Bộ Công 1 Trưởng
thương tại Thành phố diện
Đà Nẵng

đại Thực hiện nhóm
nhiệm vụ số 11

IV. Nhận xét, đánh giá
Ưu điểm

- Cơ cấu tổ chức bộ máy của Văn phòng Bộ Công thương nhìn
chung hợp lý, rõ ràng và khoa học
- Các phòng, ban đơn vị được phân công nhiệm vụ phù hợp, đảm
nhiệm được hết chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Bộ
9


Hạn chế

Kiến nghị

- Không có sự chồng chéo nhiệm vụ giữa các phòng ban

- Các phòng, ban có sự liên hệ chặt chẽ khi thực hiện các nhiệm vụ
chung của cơ quan.
- Đa số tên các phòng, ban đơn vị hợp lý
- Cơ cấu nhân sự các phòng, ban chưa có sự hợp lý: đội ngũ lãnh đạo
còn nhiều => bộ máy làm việc khá cồng kềnh
- Còn tồn tại chức danh chưa hợp pháp :“Hàm”
- Tên một số đơn vị còn chưa hợp lý
- Tính chuyên môn hóa trong cơ cấu tổ chức còn chưa cao.
- Vì chưa có văn bản pháp luật chính thức của nhà nước quy định về
chức danh “Hàm” nên Văn phòng Bộ nên bỏ chức danh “Hàm” =>
Giảm biên chế đội ngũ lãnh đạo và nhân sự thừa, thu gọn cơ cấu bộ
máy.
- Nên đổi tên Phòng Bảo vệ => Phòng An ninh – Quốc phòng sẽ phù
hợp hơn với nhiệm vụ mà đơn vị đảm nhận
- Có thể tách Phòng Công nghệ thông tin và truyền thông thành 2
phòng riêng; có thể gộp Phòng Hành chính với Phòng Lưu trữ
thành 1 phòng là Hành chính – Lưu trữ (phòng Văn thư – lưu trữ)
đảm nhận chung nhiệm vụ số 4; có thể tách riêng Phòng Tổng hợp
và Cải cách hành chính thành 2 phòng, ban riêng => Tính chuyên
môn hóa sẽ cao hơn.

B. Văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
I.

Chức năng

Văn phòng Bộ là đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có chức
năng tham mưu tổng hợp về chương trình, kế hoạch công tác và phục vụ các hoạt
động của Bộ; giúp giúp Bộ trưởng tổng hợp, theo dõi, đôn đốc các tổ chức, cơ quan,
đơn vị thuộc Bộ thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Bộ; kiểm soát thủ tục

hành chính, tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải
quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ theo quy định của pháp
luật.
Tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; qủan lý cơ sở vật chất –
kỹ thuật, tài sản, kinh phí hoạt động; bảo đảm phương tiện, điều kiện làm việc, phục
vụ chung cho hoạt động của Bộ và công tác quản trị nội bộ.
Văn phòng Bộ có con dấu riêng, được mở tài khoản theo quy định của pháp luật.

II. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Xây dựng, theo dõi và đôn đốc việc thực hiện chương trình, kế hoạch công
tác của Bộ, của Lãnh đạo Bộ và các nhiệm vụ Lãnh đạo Bộ giao cho các cơ quan,
đơn vị thuộc Bộ; tham mưu, tổng hợp báo cáo công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ;
theo dõi việc thực hiện Quy chế phối họp giữa Bộ với các cơ quan, tổ chức, địa
phương.
10


2. Chủ trì hoặc phối họp chuẩn bị, tổ chức các cuộc họp, làm việc, tiếp khách,
các chuyến đi công tác của Lãnh đạo Bộ; thông báo ý kiến kết luận, giao nhiệm vụ
của Lãnh đạo Bộ.
3. Chủ trì hoặc phối họp xây dựng bộ Quy chế công vụ của Bộ; hướng dẫn, đôn
đốc và kiếm tra việc thực hiện sau khi được ban hành.

4. Xây dựng các quy định và văn bản hướng dẫn ; đôn đốc, kiểm tra việc thực
hiện công tác văn thư, lưu trữ , kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành
chính, cơ chế một cửa, một cửa liên thông đối với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ. Thực
hiện các nhiệm vụ về hành chính, văn thư, lưu trữ, thông tin của cơ quan Bộ; kiểm
soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính, tổ chức triển khai thực hiện cơ
chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền
của Bộ theo quy định.

5. Tham mưu, theo dõi, tổng họp, báo cáo Bộ về hoạt động báo chí, xuất bản; đầu
mối tổ chức thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định
của pháp luật và phân công của Bộ trưởng; chủ trì hoặc phối hợp xây dựng và tố chức
thực hiện các chương trinh, kế hoạch thông tin, truyền thông về nông nghiệp và phát
triển nông thôn của Bộ, của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.

6. Đầu mối tổ chức thực hiện công tác triển lãm của Bộ và tham gia thực hiện các
hoạt động về tổ chức hội chợ theo phân công của Bộ trưởng.

7. Chủ trì xây dựng lịch sử truyền thống của Bộ, ngành.
8. Quản lý, tổ chức thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chỉ
đạo điều hành của Lãnh đạo Bộ, Văn phòng Bộ; đầu mối phối họp, vận hành hệ thống
họp trực tuyến của Bộ.

9. Quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật, tài sản; bảo đảm phương tiện và điều kiện
làm việc phục vụ chung cho hoạt động của Bộ.

10. Thực hiện công tác lễ tân, khánh tiết, tang lễ theo quy chế của Bộ.
11. Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ an ninh trật tự, an toàn, phòng cháy chữa
cháy; quân sự, tự vệ, y tế, vệ sinh môi trường và đảm bảo cảnh quan trong cơ quan Bộ.

12. Tổng họp trình Bộ dự toán kinh phí hành chính hằng năm phục vụ hoạt động
của cơ quan Bộ; quản lý và tổ chức thực hiện các nguồn kinh phí hành chính, sự
nghiệp phục vụ hoạt động của cơ quan Bộ; quản lý và chịu trách nhiệm về tài sản và
các nguồn kinh phí khác được giao theo phân cấp quản lý của Bộ trưởng và quy định
của pháp luật.

13. Phối họp với các đơn vị có liên quan để đối chiếu, hoàn chỉnh hồ sơ giải quyết
chế độ bảo hiếm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với cán bộ, công
chức, viên chức, người lao động hưởng lương từ Văn phòng Bộ.


14. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Cơ quan đại diện Văn phòng Bộ tại Thành
phố Hồ Chí Minh.
15. Tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ thuộc nhiệm vụ được giao theo quy
định.
11


16. Quản lý tổ chức bộ máy, biên ché, công chức, viên chức và người lao động
của Văn phòng Bộ; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách, đào tạo,
khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức, người lao động của Văn phòng Bộ
theo phân cấp của Bộ.

17. Thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng
phí và cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch của Bộ.

18. Thực hiện nhiệm vụ khác do Bộ trưởng phân công.
III. Cơ cấu tổ chức bộ máy
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy
CHÁNH VĂN PHÒNG

PHÓ CHÁNH
VĂN PHÒNG 1

PHÓ CHÁNH
VĂN PHÒNG
2

Phòng Hành chính
Phòng Tổng hợp

Phòng Văn thư- Lưu trữ
Phòng Truyền thông
Phòng Tin học
Phòng Kế toán;
Phòng Quản trị và Y tế
Phòng Bảo vệ;
Đoàn xe.
Cơ quan đại diện Văn phòng Bộ
tại Thành phố Hồ Chí Minh;

PHÓ CHÁNH
VĂN PHÒNG 3

PHÓ CHÁNH
VĂN PHÒNG 4

Đơn vị sự nghiệp công
lập: Trung tâm Dịch
vụ thương mại nông
nghiệp.

2. Lãnh đạo Văn phòng
Gồm: 1 Quyền Chánh văn phòng và 4 Phó chánh văn phòng.
Chức danh

Chức năng, nhiệm vụ chính
12


- Chỉ đạo, điều hành chung hoạt

động của Văn phòng Bộ
Quyền Chánh Văn phòng - Phân công nhiệm vụ cho các
Trần Quốc Tuấn
Phó Chánh Văn phòng.
- Chủ tài khoản của Văn phòng
Bộ

Phó Chánh Văn phòng
(1): Lê Viết Bình

Phó Chánh Văn phòng
(2): Nguyễn Hà Xuyên

- Các Phó chánh Văn
phòng Bộ giúp Chánh Văn
phòng Bộ theo dõi chỉ đạo một
số công tác theo phân công của
Chánh Văn phòng Bộ; chịu trách
nhiệm trước Chánh Văn phòng
Bộ, trước pháp luật về nhiệm vụ
được phân công.

Phó Chánh Văn phòng
(3): Nguyễn Xuân Ân
(Thư ký Bộ Trưởng)

Phó Chánh Văn phòng (4): Lê Văn Thành

3. Các đơn vị trực thuộc
STT

1

Tên đơn vị
Phòng Tổng hợp

Nhiệm vụ
Riêng
Chung
1 Trưởng phòng, Thực hiện nhóm Đều thực hiện
2 Phó phòng,
nhiệm vụ số 1,2,3
chung
các
Nhân sự

13


5 Chuyên viên
2
3
4
5

6

7

8


9

10

11

Thực hiện nhóm
1 Trưởng phòng,
Phòng Hành chính
nhiệm
vụ
số
1 Phó phòng
4,13,16
Phòng Truyền
1 Trưởng phòng, Thực hiện nhóm
thông
1 Phó phòng
nhiệm vụ số 5,6,7
Phòng Văn thư - 1 Trưởng phòng, Thực hiện nhóm
Lưu trữ
1 Phó phòng
nhiệm vụ số 4
1 Trưởng phòng,
Thực hiện nhóm
Phòng Tin học
1 Đội hỗ trợ kỹ
nhiệm vụ số 8
thuật
1 Trưởng phòng,

2 Phó phòng,
Thực hiện nhóm
Phòng Kế toán
Thủ quỹ,
nhiệm vụ số 12
Kế toán thanh
toán.
1 Trưởng phòng,
Thực hiện nhóm nhóm nhiệm
Phòng Quản trị và 3 Phó Phòng (có
nhiệm vụ số 9, 10, vụ 17, 18
Y tế
1 Phó phòng là
11
Bác sĩ trưởng)
1 Trưởng phòng,
3 Tổ trưởng Thực hiện nhóm
Phòng Bảo vệ
(phụ trách tại 3 nhiệm vụ số 11
cơ sở)
1 Trưởng đoàn, Thực hiện nhóm
Đoàn xe
1 Phó đoàn
nhiệm vụ số 9
Cơ quan đại diện
Văn phòng Bộ tại 1 Trưởng đại Thực hiện nhóm
Thành phố Hồ Chí diện
nhiệm vụ số 14
Minh
Đơn vị sự nghiệp

công lập: Trung
1 Giám đốc,
Thực hiện nhóm
tâm
Dịch
vụ
3 Phó Giám đốc nhiệm vụ số 15
thương mại nông
nghiệp.

IV. Nhận xét, đánh giá
Ưu điểm

- Cơ cấu tổ chức bộ máy của Văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn nhìn chung hợp lý, rõ ràng và khoa học
- Các phòng, ban đơn vị được phân công nhiệm vụ phù hợp, đảm
nhiệm được hết chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Bộ; không
có sự chồng chéo nhiệm vụ giữa các phòng ban; có sự liên hệ
14


-

Hạn chế
-

Kiến nghị
-

chặt chẽ khi thực hiện các nhiệm vụ chung của cơ quan.

Đa số tên các phòng, ban đơn vị nhìn chung hợp lý
Cơ cấu, số lượng nhân sự tương đối hợp lý
Một số các đơn bị phòng, ban còn đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ,
tính chuyên môn hóa chưa cao => ảnh hưởng tới hiệu quả làm
việc
Tên một số đơn vị còn chưa hợp lý
Vì khối lượng công việc nhiều, một số đơn vị phòng, ban còn
kiêm nhiều nhiệm vụ; do đó nên thành lập bổ sung thêm một số
các phòng, ban khác để chia sẻ khối lượng công việc, đảm bảo
tính chuyên môn hóa => Đạt hiệu quả làm việc cao hơn
(VD: Nên thành lập thêm Phòng Lễ tân để đảm nhiệm chuyên
trách các nhiệm vụ về lễ tân, khánh tiết, tang lễ,… của Bộ)
Nên đổi tên Phòng Bảo vệ => Phòng An ninh – Quốc phòng sẽ
phù hợp hơn với nhiệm vụ mà đơn vị đảm nhận

PHẦN III: TỔNG KẾT
I. So sánh tổ chức bộ máy văn phòng của hai Bộ
Văn phòng Bộ Công
thương

Giống nhau

Khác
nhau

Nhiệm vụ,
quyền hạn
Đội ngũ
lãnh đạo


Văn phòng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển
nông thôn

• Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của văn phòng
Bộ nói chung, của các phòng, ban đơn vị nói riêng
đều được quy định rõ ràng bằng quyết định của Bộ
trưởng.
• Cơ cấu tổ chức bộ máy của cả hai cơ quan đều được
phân chia căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ của cơ
quan.
• Đội ngũ lãnh đạo: Đứng đầu văn phòng đều là Chánh
Văn phòng và một số Phó Chánh văn phòng giúp
việc trực tiếp cho Chánh VP, theo sự phân công của
Chánh VP
• Các đơn vị trực thuộc: Các Phòng đứng đầu là
Trưởng phòng và các Phó phòng; Trung tâm đứng
đầu là Giám đốc và các Phó giám đốc; Văn phòng
đại diện đứng đầu là các Trưởng đại diện và Đoàn xe
đứng đầu là Trưởng đoàn.
13 nhiệm vụ

18 nhiệm vụ

Gồm: 1 Chánh Văn phòng Gồm: 1 Quyền Chánh Văn
và 3 Phó Chánh Văn
phòng và 4 Phó Chánh Văn
15



phòng
- Không có Đơn vị sự
nghiệp công lập
- Có Phòng Lễ tân đảm
Đơn vị trực
nhiệm chuyên trách
thuộc
công tác lễ tân
- Không có phòng, ban
đảm nhiệm công tác y tế

phòng
- Có Đơn vị sự nghiệp
công lập
- Không có Phòng Lễ tân
chuyên trách, công tác lễ
tân do Phòng ban khác
kiêm nhiệm
- Có phòng, ban đảm
nhiệm công tác y tế

II. Kết luận
Từ việc tìm hiểu và đánh giá cơ cấu tổ chức bộ máy văn phòng của 2 cơ quan trên
là Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ta đã nhận thấy được
phần nào những điểm chung trong bộ máy văn phòng của các cơ quan cấp Bộ. Tuy
nhiên, giữa các Bộ khác nhau thì việc tổ chức bộ máy văn phòng cũng khác nhau và
nó phụ thuộc vào sự đặc trưng, đặc thù của các ngành, lĩnh vực mà các Bộ phụ trách.

16




×