Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY GOERTEK VINA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.47 KB, 67 trang )

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH

KLTN- Dương Thị Hương


DANH MỤC BẢNG

KLTN- Dương Thị Hương


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
SPK :

Chuyên sản xuất loa - Thiết bị loa ngoài.

RCV:

Thiết bị loa trong trong.

SX1 :

Sản xuất 1, 2 , 3.

PE :

Bộ phận thiết bị−công nghệ - Process Equipment

FI :


Bộ phận tài vụ-kế toán - Finacial Institution

QA :

Bộ phận quản lý chất lượng - Quality Assurance

QC :

Quality Control

PQC :

ProductQuality

MSD :

Bộ phận hỗ trợ sản xuất - Management Support Division

MS :

Bộ phận kinh doanh thị trường

CMD :

Bộ phận quản lý tổng hợp - Case Management Division

FATP :

Loa tai


CONBOX : Bộ phân chỉnh âm thanh và nút gọi trên tai nghe
OK :
NG :
OPD:

Hàng đạt tiêu chuẩn
Hàng lỗi hỏng
Lập kế hoạch và điều độ sản xuất -Operation Project Management

NSLĐ :

Năng suất lao động

KLTN- Dương Thị Hương


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình thực tập tại công ty Goertek Vina , em đã học hỏi được rất nhiều
điều và các ứng dụng thực tế. Công ty Goertek là một môi trường giúp em trải nghiệm
được những kĩ năng, kinh nghiệm thực tế cũng như kiến thức về chuyên ngành quản lý
công nghiệp.
Sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng quyết liệt do số lượng các doanh
nghiệp tham gia cung cấp sản phẩm, dịch vụ ngày càng nhiều hơn và do sự tiến bộ của
khoa học kĩ thuật giúp sản xuất ra những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tương
đương nhau. Chính vì thế, nếu trước đây các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau dựa
trên sự khác biệt về chất lượng sản phẩm thì ngày nay yếu tố cạnh tranh cơ bản lại
làchất lượng dịch vụ và những giá trị gia tăng mà sản phẩm của doanh nghiệp mang lại
cho người tiêu dùng. Hai yếu tố cơ bản này lại được quyết định trực tiếp bởi đội ngũ
lao động trong doanh nghiệp.Vì vậy, nâng cao năng suất lao động của ngườilao động

tại doanh nghiệp là yếu tố quyết định đến doanh số, lợi nhuận cũng như hiệu quả
kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Sản phẩm của công ty sản xuất và kinh doanh là dòng tai nghe, loa, các thiết bị điện
tử, cũng là lĩnh vực em rất ưa thích và muốn tìm hiểu. Qua một thời gian thực tập tại
công ty cùng với những kiến thức có đươc trong nhà trường, em đã tổng hợp được một
báo cáo chung về công ty đồng thời tập trung nghiên cứu về chuyên đề nâng cao năng
suất lao động tại công ty. Do vậy, em đã chọn đề tài : “ Phân tích và thiết kế giải pháp
nâng cao năng suất lao động của phân xưởng C1 tại Công ty Goertek Vina” làm
chuyên đề tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng, các phương pháp mà phân xưởng C1 tại công ty Goertek
Vina nhằm nâng cao năng suất lao động. Cụ thể, nghiên cứu năng suất lao động trên
một dây chuyền FATP V23 trong phân xưởng C1.
Phân tích được các nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng tới năng suất lao động hiện có
trên dây chuyền FATP tại phân xưởng C1. Xác định các nguyên nhân, yếu tố nào quan
trọng hơn cần cải thiện trước mắt và yếu tố nào cần cải thiện và thực hiện mang tính
lâu dài.
Đề xuất các giải pháp cải thiện năng suất lao động trên dây chuyền, các đề suất phải
có giá trị kinh tế và mang tính hiệu quả cao và kịp thời.
KLTN- Dương Thị Hương

4


3. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp thu thập dữ liệu:
Dữ liệu thứ cấp: Sử dụng tài liệu, bảng thống kê, dữ liệu hàng ngày, tháng của dây


-

chuyền tại phân xưởng.
Dữ liệu sơ cấp: khảo sát thực tế, đo thời gian công đoạn trên chuyền, sử dụng công cụ
và phương pháp tính toán lý thuyết.
Phương pháp phân tích dữ liệu:
Áp dụng các công thức lý thuyết tính toán, sử dụng công cụ kiểm soát chất lượng,

các biểu đồ, so sánh.
4. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo, đồ án gồm 3 phần:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về năng suất lao động.
Chương 2: Phân tích thực trạng năng suất lao động phân xưởng C1 tại công ty
Goertek Vina.
Chương 3: Thiết kế giải pháp nâng cao năng suất lao động tại chân xưởng C1 Công ty
Goertek Vina

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
1.1. Khái niệm năng suất lao động
1.1.1. Khái niệm
• Năng suất
 Theo quan niệm truyền thống: Khái niệm năng suất được hiểu khá đơn giản là mối
tương quan giữa đầu ra và đầu vào. Nếu đầu ra lớn hơn đạt được từ một lượng đầu vào
giống nhau hoặc với đầu ra giống nhau từ một đầu vào nhỏ hơn thì có thể nói rằng
năng suất cao hơn. Những năm gần đây khái niệm năng suất được hoàn thiện bổ sung

KLTN- Dương Thị Hương

5



thêm những nội dung mới cho thích ứng với tình hình kinh tế xã hội và những thay đổi
của môi trường kinh doanh hiện nay.

 Theo Từ điển Oxford “Năng suất là tính hiệu quả của hoạt động sản xuất được đo
bằng việc so sánh giữa khối lượng sản xuất trong những thời gian hoặc nguồn lực
được sử dụng để tạo ra nó”
( Cách tiếp cận mới về năng suất lao động.GS- PTS Nguuyễn Đình Phan.Nxb Chính
trị quốc gia, HN. Tr 6,năm 2015)

 Theo từ điển kinh tế học hiện đại của MIT(Mỹ) “Năng suất là đầu ra trên một đơn vị
đầu vào được sử dụng. Tăng năng suất xuất phát từ tăng tính hiệu quả của các bộ phận
vốn, lao động. Cần thiết phải đo năng suất bằng đầu ra thực tế, nhưng rất ít khi tách
riêng biệt được năng suất của nguồn vốn và lao động”
( Cách tiếp cận mới về năng suất lao động.GS- PTS Nguuyễn Đình Phan.Nxb Chính
trị quốc gia, HN. Tr 6, năm 2015)
Như vậy, tuy có nhiều quan niệm khác nhau về năng suất nhưng tất cả các quan
niệm đó đều dựa trên một cách chung nhất: “Năng suất là tỷ số giữa đầu ra( kết quả
của lao động - sản lượng, giá trị tổng sản lượng, doanh thu) và những đầu vào được
sử dụng để tạo ra đầu ra đó (số người lao động, số thời gian lao động). Về mặt toán
học năng suất được phản ánh bằng:
P = Tổng đầu ra / Tổng đầu vào
Đầu ra được phản ánh dưới nhiều tên gọi khác nhau như “tập hợp các kết quả”;
“thực hiện ở các mức độ cao nhất”; tổng đầu ra hữu hình”; “toàn bộ đầu ra có thể
được”. Cụ thể trong các doanh nghiệp đầu ra được tính bằng tổng giá trị sản xuất hay
giá trị gia tăng, hoặc khối lượng hàng hoá tính bằng đơn vị hiện vật. Ở cấp độ vĩ mô
người ta thường sử dụng GDP như đầu ra chủ yếu để tính năng suất.
Đầu vào được tính theo các yếu tố tham gia để sản xuất ra đầu ra. Đó là lao động,
nguyên liệu, vốn, thiết bị, năng lượng, kỹ thuật, kỹ năng quản lý.

Việc chọn đầu vào và đầu ra khác nhau sẽ tạo ra các mô hình đánh giá năng suất
khác nhau. Đặc điểm của quan niệm truyền thống là tập trung nhấn mạnh đến yếu tố
đầu vào như lao động, vốn (năng lượng, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, công nghệ)
trong đó yếu tố lao động là trung tâm.
KLTN- Dương Thị Hương

6




Lao động
Sức lao động: “Là năng lực lao động của con người. Là toàn bộ những năng lực thể

chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể con người. Sức lao động là yếu tố tích cực nhất,
hoạt động nhất trong qua trình lao động, nó phát ra và đưa các tư liệu lao động vào
hoạt động để tạo ra sản phẩm”.

• Năng suất lao động
Năng suất lao động là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả “Năng suất lao động là hiệu
quả của hoạt động có ích của con người trong một đơn vị thời gian, nó được biểu hiện
bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc hao phí để sản
xuất ra được một sản phẩm”.
Công thức : W = Q/T
hoặc

t = T/Q

Trong đó :
W : Năng suất lao động.

Q : Sản lượng sản xuất ra trong đơn vị thời gian T, có thể biểu hiện bằng số lượng
sản phẩm hoặc giá trị, doanh thu,lợi nhuận…
T : lượng lao động hao phí để hoàn thành sản lượng Q (đơn vị : người, ngày công,
giờ công…)
t : lượng lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm ( đơn vị : người,
ngày, giờ công…)
Năng suất lao động là phạm trù kinh tế nói lên hiệu quả sản xuất của người lao động
trong quá trình sản xuất sản phẩm. Thực chất nó là giá trị đầu ra do một công nhân tạo
ra trong một khoảng thời gian nhất định hoặc số thời gian cần thiết để sản xuất ra một
đơn vị đầu ra.

1.1.2. Phân loại
Xét theo phạm vi: năng suất lao động chia làm hai loại năng suất lao động cá nhân
và năng suất lao động xã hội
Năng suất lao động cá nhân
Là sức sản xuất của cá nhân người lao động, được đo bằng tỷ số số lượng sản phẩm
hoàn thành với thời gian lao động để hoàn thành số sản phẩm đó.

KLTN- Dương Thị Hương

7


Năng suất lao động cá nhân là thước đo tính hiệu quả lao động sống, thường được
biểu hiện bằng đầu ra trên một giờ lao động. Năng suất lao động cá nhân có vai trò rất
lớn trong quá trình sản xuất. Việc tăng hay giảm năng suất lao động cá nhân phần lớn
quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, do đó hầu hết các doanh
nghiệp đều chấp nhận trả công theo năng suất lao động cá nhân hay mức độ thực hiện
của từng cá nhân từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu chuẩn sống của người lao động
Năng suất lao động cá nhân cùng năng suất lao động của một nhóm lao động trong

doanh nghiệp là cơ sở quan trọng nhất, là chìa khoá cho năng suất lao động xã hội, góp
phần tăng khả năng cạnh tranh cuả mỗi nước.
Có rất nhiều nhân tố tác động đến năng suất lao động cá nhân, tuy nhiên các nhân tố
chủ yếu là chủ yếu là các yếu tố gắn với bản thân người lao động. ( kỹ năng, kỹ xảo,
cường độlao động, thái độ lao động, tinh thần trách nhiệm…), dụng cụ lao động. Sự
thành thạo sáng tạo trong sản xuất của người lao động và mức độ hiện đại của công cụ
lao động sẽ quyết định năng suất lao động cá nhân cao hay thấp
Ngoài ra các nhân tố gắn với quản lý con người và điều kiện lao động thì đêu ảnh
hưởng đến năng suất lao động cá nhân. Vì thế muốn tăng năng suất lao động cá nhân
thì phải quan tâm đến tất cả các yếu tố tác động đến nó.
Năng suất lao động xã hội
Là mức năng suất của tất cả các nguồn lực của một doanh nghiệp hay toàn xã hội.
Năng suất lao động xã hội được đo bằng tỷ số giữa đầu ra của doanh nghiệp hoặc của
xã hội với số lao động sống và lao động quá khứ bị hao phí để sản xuất ra một đơn vị
sản phẩm
Năng suất lao động xã hội có sự tiêu hao của lao động sống và lao động quá khứ.
Lao động sống là sức lực của con người bỏ ra ngay trong quá trình sản xuất, lao động
quá khứ là sản phẩm của lao động sống đã được vật hoá trong các giai đoạn sản xuất
trước kia.( biểu hiện ở máy móc, nguyên vật liệu)
Như vậy, khi nói đến hao phí lao động sống là nói đến năng suất lao động cá nhân,
còn hao phí lao động sống và lao động vật hoá là năng suất lao động xã hội.

KLTN- Dương Thị Hương

8


Mối quan hệ giữa năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội
Năng suất lao động cá nhân là tiền đề cho năng suất lao động xã hội. Tuy nhiên
giữa năng suất lao động cá nhân và lao động xã hội không phải lúc nào cũng cùng

chiều. Nếu giữa năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội tăng đều
tăng, đây là mối quan hệ cùng chiều mong muốn vì năng suất lao động cá nhân liên
quan đến thu nhập của người lao động , còn năng suất lao động xã hội phản ánh lợi ích
của doanh nghiệp.Cả hai đều tăng thì lợi ích hai bên đều tăng.
Nếu năng suất lao động cá nhân tăng mà năng suất lao động xã hội không tăng hoặc
giảm thì đây là mối quan hệ không mong muốn vì lợi ích giữa doanh nghiệp và người
lao động không thống nhất . Trường hợp này xảy ra vì khi cá nhân ngươi lao động vì
muốn tăng năng suất lao động nên bỏ qua quy trình công nghệ, lãng phí nguyên vật
liệu, sử dụng máy móc không hợp lý, coi nhẹ chất lượng sản phẩm. Do đó muốn quan
hệ năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội cùng chiều thì quan hệ
giữa lao động sống và lao động quá khứ phải thường xuyên có sự thay đổi. Lao động
sống giảm nhiều hơn lao động quá khứ tăng lên. Muốn như vậy phải thường xuyên
nâng cao trách nhiệm đối với doanh nghiệp đối với người lao động, cần phải có biện
pháp khuyến khích và kỹ luật nghiêm ngặt, phải gắn lợi ích của người lao động với lợi
ích của doanh nghiệp để người lao động gắn bó với doanh nghiệp hơn nữa ,và tuân thủ
các kỷ luật trong lao động

1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá
• Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng hiện vật
Chỉ tiêu này dùng sản lượng bằng hiện vật của từng loại sản phẩm để biểu thị năng
suất lao động của một công nhân.
Công thức tính NSLĐ:
W=
( Nguồn :Bài giảng của PGS.TS Trần Xuân Cầu, 2015)
Trong đó : W : Mức NSLĐ của một công nhân
Q : Tổng sản lượng tính bằng hiện vật
T : Tổng số công nhân
KLTN- Dương Thị Hương

9



Sản lượng hiện vật tức là đo khối lượng hàng hoá bằng đơn vị vốn có của nó. Ví dụ
như quạt đo bằng chiếc ; xi măng đo bằng tấn, kg, bao … tuỳ theo từng loại sản phẩm.
Ưu điểm : Chỉ tiểu này biểu hiện mức năng suất lao động một cách cụ thể,chính
xác, không chịu ảnh hưởng của giá cả- có thể so sánh mức năng suất lao động các
doanh nghiệp hoặc các nước khác nhau theo một loại sản phẩm được sản xuất ra
Ví dụ : Công nhân A quét vôi 5h được 22m 2 . Công nhân B quét vôi 6h được 26m 2.
Vậy năng suất lao động của công nhân A là 4,4 m 2/1h; năng suất lao động của công
nhân B là 4,33m2/ 1h. Có thể thấy ngay năng suất lao động của công nhân A cao hơn
năng suất lao động của công nhân B.
Nhược điểm : Chỉ dùng để tính cho một loại sản phẩm nhất định nào đó, không thể
tính chung cho tất cả nhiều loại sản phẩm. Trong thực tế hiện nay ít có những doanh
nghiệp chỉ sản xuất một loại sản phẩm có một quy cách, mà các doanh nghiệp thường
sản xuất nhiều loại sản phẩm.
Q : thành phẩm nên chỉ tính được thành phẩm, không tính được chế phẩm, sản
phẩm dở dang đang trong quá trình sản xuất nên không phản ánh đầy đủ sản lượng của
công nhân.
Phạm vi áp dụng :
+ Phạm vi áp dụng hạn hẹp chỉ áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất ra sản
phẩm đồng nhất ( ngành than, dệt, may, dầu khí, nông nghiệp…)
+ Trong doanh nghiệp thì chỉ áp dụng cho một bộ phận

• Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng giá trị
Chỉ tiêu này quy tất cả sản lượng về tiền của tất cả các loại sản phẩm thuộc doanh
nghiệp hoặc ngành sản xuất ra, để biểu thị mức năng suất lao động.
Công thức tính NSLĐ:
W=
(Nguồn : Bài giảng của PGS.TS Trần Xuân Cầu, 2015)
W: Mức năng suất lao động

KLTN- Dương Thị Hương

10


Q : là giá trị tổng sản lượng, giá trị gia tăng hay doanh thu
+ Giá trị tổng sản lượng là giá trị toàn bộ sản phẩm sản xuất ra được bao gồm cả chi
phí và lợi nhuận
+ Giá trị gia tăng: là giá trị mới sáng tạo ra
+ Doanh thu là giá trị sau khi bán sản phẩm
T: người lao động trong doanh nghiệp, ngày, giờ, phút, ngày- người, giờ - người.
Ưu điểm : Chỉ tiêu này có thể dùng nó tính cho các loại sản phẩm khác nhau kể cả
sản phẩm dở dang.Khắc phục được nhược điểm của chỉ tiêu NSLĐ tính bằng hiện vật.
Nhược điểm : + Không khuyến khích tiết kiệm vật tư, và dùng vật tư rẻ. Nơi nào
dùng nhiều vật tư hoặc vật tư đắt tiền sẽ đạt mức năng suất lao động cao hơn
+ Chịu ảnh hưởng của của cách tính tổng sản lượng theo phương pháp công xưởng.
Nếu lượng sản phẩm hiệp tác với ngoài nhiều, cơ cấu sản phẩm thay đổi sẽ làm sai
lệch mức năng suất lao động của bản thân doanh nghiệp
+ Chỉ dùng trong trường hợp cấu thành sản phẩm sản xuất không thay đổi hoặc ít
thay đổi vì cấu thành sản phẩm thay đổi sẽ làm sai lệch mức và tôc độ tăng năng suất
lao động. Khi thay đổi từ sản phẩm hao phí sức lao động ít mà giá trị cao sang sản xuất
sản phẩm hao phí sức lao độngcao mà giá trị thấp thì năng suất lao động giảm và
ngược lại năng suất lao động tăng.
- Phạm vi áp dụng: chỉ tiêu này có phạm vi sử dụng rộng rãi, từ các doanh nghiệp
đến ngành và nền kinh tế quốc dân. Có thể dùng để so sánh mức năng suất lao động
giữa các doanh nghiệp sản xuất các ngành với nhau
Phạm vi áp dụng: chỉ tiêu này có phạn vi sử dụng rộng rãi, từ các doanh nghiệp đến
ngành và nền kinh tế quốc dân. Có thể dùng để so sánh mức năng suất lao động giữa
các doanh nghiệp sản xuất các ngành với nhau.


• Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng thời gian lao động
Chỉ tiêu này dùng thời gian hao phí cần thiết để sản xuất ra ra một đơn vị sản phẩm
để biểu hiện năng suất lao động.
Công thức tính NSLĐ:
KLTN- Dương Thị Hương

11


t=
(Nguồn : Bài giảng của PGS.TS Trần Xuân Cầu,2015 )
Trong đó:
t : Lượng lao động hao phí của sản phẩm ( tính bằng đơn vị thời gian )
T : Thời gian lao động đã hao phí
Q: Số lượng sản phẩm theo hiện vật
Lượng lao động này tính được bằng cách tổng hợp chi phí thời gian lao động của
các bước công việc, các chi tiết sản phẩm (đơn vị tính bằng giờ, phút). Và được chia
thành :
+ Lượng lao động công nghệ : LCN bao gồm chi phí thời gian của công nhân
chính,hoàn thành các quá trình công nghệ chủ yếu.
+ Lượng lao động chung : (LCH) chi phí thời gian của công nhân hoàn thành quá
trình công nghệ cũng như phục vụ quá trình công nghệ. Công thức tính:
L = LCN + LPVQ ( LPVQ là lượng lao động phục vụ quá trình công nghệ)
+ Lượng lao động sản xuất : (LSX) chi phí thời gian lao động của công nhân chính
và công nhân phụ trong toàn doanh nghiệp.công thức tính:
LSX = LCN + LPVQ + LPVS. ( LPVS là lượng lao động phục vụ sản xuất)
+ Lượng lao động đầy đủ: ( LĐĐ) bao gồm hao phí lao động trong việc chế tạo sản
phẩm của các loại công nhân viên sản xuất công nghiệp trong doanh nghiệp.
Ưu điểm : + Phản ánh được cụ thể mức tiết kiệm về thời gian lao động để sản xuất
ra một sản phẩm.

Nhược điểm : Tính toán khá phức tạp , không dùng để tính tổng hợp được NSLĐ
bình quân của một ngành hay một doannh nghiệp có nhiều loại sản phẩm khác nhau
Ngoài ba chỉ tiêu này dùng để tính năng suất lao động còn một số chỉ tiêu khác đang
được áp dụng trong phạm vi hẹp,hoặc đang trong quá trình nghiên cứu và đưa vào ứng
dụng như: chỉ tiêu NSLĐ tính theo sản phẩm thuần tuý, tính theo hàng hoá thực hiện…

1.2.

Trình tự phân tích năng suất lao động
Bước 1: Biến phụ thuộc năng suất lao động được xác định theo công thức tính
năng suất lao động, bằng tỷ lệ của đầu ra trên đầu vào. Ở đây, doanh nghiệp tính năng
suất với:

- Đầu ra: sản lượng sản phẩm
KLTN- Dương Thị Hương

12


- Đầu vào: thời gian lao động
Cần theo dõi sản lượng, thời gian sử dụng thực tế trong sản xuất theo các khung
thời gian nhất định ( giờ, ngày, tháng ) mà doanh nghiệp đang thực hiện.
Từ đó, xác định năng suất lao động giờ, ngày, tháng.
Bước 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động. Dựa theo hướng
phân tích như: phân tích 4M1E, tùy theo các yếu tố mà phân tích định lượng hay định
tính, sử dụng các công cụ như 7 công cụ kiểm soát chất lượng, bảng thống kê, biểu đồ.
Bước 3: Phân tích cụ thể mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến biến đổi NSLĐ,
yếu tố nào cần cải thiện kịp thời và ảnh hưởng nhiều tơi NSLĐ, yếu tố nào cần cải
thiện mang tính lâu dài.


1.3. Dữ liệu và phương pháp phân tích năng suất lao động
A. Dữ liệu cần thiết
 Báo cáo sản lượng theo kế hoạch và thực tế từng ngày trong 1 tháng
 Số lượng công nhân sử dụng trên dây chuyền
 Sản lượng kế hoạch và thực tế chia theo khung thời gian
B. Phương pháp phân tích

 Tìm hiểu và nghiên cứu về định mức thời gian lao động :
Định mức lao động là việc xác định số lượng công việc hay số sản phẩm làm ra
trong một đơn vị thời gian nhất định hoặc lượng thời gian hao phí để hoàn thành một
công việc hay sản phẩm.
Định mức thời gian lao động là xác định thời gian định mức cho một công
việc. Định mức thời gian công việc giúp tổ chức xác định:
- Chi phí nhân công cho một công vịêc.
- Lượng nhân công cần thiết cho tổ chức.

KLTN- Dương Thị Hương

13


- Ước lượng thời gian và chi phí sản xuất.
- Cân bằng dây chuyền sản xuất.
- Năng lực sản xuất của tổ chức
- Hiệu quả làm việc của công nhân
- Xây dựng kế họach khuyến khích công nhân
 Tính tỷ lệ đạt và năng suất lao động
- Dựa vào bảng thống kê sản lượng theo kế hoạch và thực tế.
- Từ đó, tính được năng suất lao động của kế hoạch và năng suất lao động thực tế.
- Tính tỷ lệ đạt giữa NSLĐ thực tế và kế hoạch.


1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động
 Các yếu tố gắn với bản thân người lao động
Lao động là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất tác động đến năng suất lao động.
Năng suất lao động của mỗi quốc gia, ngành và doanh nghiệp phụ thuộc lớn vào trình
độ văn hoá, chuyên môn, tay nghề, kỹ năng, năng lực của đội ngũ lao động.
Trình độ văn hoá : là sự hiểu biết cơ bản của người lao động về tự nhiên và xã
hội.Trình độ văn hoá tạo ra khả năng tư duy và sáng tạo cao. Người có trình độ văn
hóa sẽ có khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào sản xuất, đồng thời trong quá trình làm việc họ không những vận
dụng chính xác mà còn linh hoạt và sáng tạo các công cụ sản xuất để tạo ra hiệu quả
làm việc cao nhất.
Trình độ chuyên môn: là sự hiểu biết khả năng thực hành về chuyên môn nào đó ,có
khả năng chỉ đạo quản lý một công việc thuộc một chuyên môn nhất định. Sự hiểu biết
về chuyên môn càng sâu, các kỹ năng, kỹ xảo nghề càng thành thạo bao nhiêu thì thời

KLTN- Dương Thị Hương

14


gian hao phí của lao động càng được rút ngắn từ đó góp phần nâng cao năng suất lao
động
Trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn có ảnh hưởng lớn đối với năng suất lao
động của con người.Trình độ văn hoá tạo khả năng tiếp thu và vận dụng một cách
nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Còn sự hiểu biết về
chuyên môn càng sâu, các kỹ năng, kỹ sảo nghề càng thành thạo bao nhiêu thì thời
gian hao phí của lao động càng được rút ngắn từ đó góp phần nâng cao năng suất.
Trình độ văn hoá và chuyên môn của người lao động không chỉ giúp cho người lao
động thực hiện công việc nhanh mà góp phần nâng cao chất lượng thực hiện công

việc.
Đặc biệt trong thời đại ngày nay, khoa học ngày càng phát triển với tốc độ nhanh,
các công cụ đưa vào sản xuất ngày càng hiện đại, đòi hỏi người lao động có trình độ
chuyên môn tương ứng. Nếu thiếu trình độ chuyên môn người lao động sẽ không thể
điều khiển được máy móc, không thể nắm bắt được các công nghệ hiện đại.
Tình trạng sức khoẻ: Trạng thái sức khoẻ có ảnh hưởng lớn tới năng suất lao động.
Nếu người có tình trạng sức khoẻ không tốt sẽ dẫn đến mất tập trung trong quá trình
lao động, làm cho độ chính xác của các thao tác trong công việc giảm dần, các sản
phẩm sản xuất ra với chất lượng không cao, số lượng sản phẩm cũng giảm , thậm chí
dẫn đến tai nạn lao động.
Thái độ lao động : Thái độ lao động là tất cả những hành vi biểu hiện của người lao
động trong quá trình tham gia hoạt động sản xuất và kinh doanh. Nó có ảnh hưởng
quyết định đến khả năng, năng suất và chất lượng hoàn thành công việc của người
tham gia lao động. nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu khác nhau, cả khách quan và chủ
quan nhưng chủ yếu là:
- Kỷ luật lao động: Là những tiêu chuẩn quy định hành vi cá nhân của lao động mà
tổ chức xây dựng nên dựa trên những cơ sở pháp lý và các chuẩn mực đạo đức xã hội.
Nó bao gồm các điều khoản quy định hành vi lao động trong lĩnh vực có liên quan đến
thực hiện nhiệm vụ như số lượng, chất lượng công việc, an toàn vệ sinh lao động, giờ
KLTN- Dương Thị Hương

15


làm việc, giờ nghỉ ngơi, các hành vi vi phạm pháp luật lao động, các hình thức xử lý vi
phạm kỷ luật…
- Tinh thần trách nhiệm: Được hình thành dựa trên cơ sở những ước mơ khát khao,
hy vọng cảu người lao động trong công việc cũng như với tổ chức. Trong tổ chức, nếu
người lao động thấy được vai trò, vị thế, sự cống hiến hay sự phát triển, thăng tiến của
mình được coi trọng và đánh giá một cách công bằng, bình đẳng thị họ cảm thấy yên

tâm, phấn khởi, tin tưởng vào tổ chức, Đây là cơ sở để nâng cao tính trách nhiệm, sự
rèn luyện, phấn đấu vươn lên, cố gắng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, năng suất,
chất lượng và hiệu quả lao động
- Sự gắn bó với doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp ngoài mục đích lao động để kiếm
sống họ còn coi tổ chức như một chỗ dựa vững chắc về vật chất và tinh thần. Nếu quá
trình lao động và bầu không khí trong tập thể lao động tạo ra cảm giác gần gũi, chan
hoà, tin tưởng lẫn nhau giữa những người công nhân, tạo cảm giác làm chủ doanh
nghiệp, có quyền quyết định đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra
tính độc lập tự chủ sáng tạo, được quan tâm chăm lo đến đời sống và trợ giúp khi gặp
khó khăn… thì ngươi lao đốngẽ có lòng tin, hy vọng, sự trung thành và gắn bó với
doanh nghiệp
- Cường độ lao động cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao
động vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ người lao động và từ đó ảnh hưởng tới
năng suất lao động.

 Các yếu tố gắn với tổ chức lao động
Trình độ và khả năng tổ chức lao động của mỗi doanh nghiệp có tác động mạnh mẽ
tới năng suất lao động thông qua việc xác định phương hướng phát triển, phân công
lao động, chế độ tiền lương, tiền thưởng, tổ chức phục vụ nơi làm việc…
Phân công lao động: “Là sự chia nhỏ toàn bộ các công việc được giao cho từng
người hoặc từng nhóm người lao động thực hiện”
(Giáo trình tổ chức lao động Khoa học.NXb Giáo dục 1994. Tr74)

KLTN- Dương Thị Hương

16


Về bản chất thì đó là quá trình gắn từng người lao động với những nhiệm vụ phù
hợp với khả năng của họ. Thực chất của phân công lao động là sự tách biệt, cô lập các

chức năng lao động riêng biệt và tạo nên các quá trình lao động độc lập và gắn chúng
với từng người lao động, đấy chính là sự chuyên môn hoá (cho phép tạo ra những công
cụ chuyên dùng hợp lý và hiệp tác lao động có tác dụng to lớn trong việc nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng năng suất lao động.
Tiền lương, tiền thưởng : Đây là một yếu tố quan trọng góp phần tạo động lực thúc
đẩy người lao động làm việc nâng cao năng suất lao động. Tiền lương ảnh hưởng trực
tiếp đến mức sống của người lao động. Phấn đấu nâng cao tiền lương là mục đích của
hết thảy mọi người lao động.mục đích này tạo động lực để người lao động phát triển
trình độ và khả năng lao động của mình.
Tổ chức phục vụ nơi làm việc: Nơi làm việc là không gian sản xuất được trang bị
máy móc thiết bị, phương tiện vật chất kỹ thuật cần thiết để người lao động hoàn thành
các nhiệm vụ sản xuất đã định, là nơi diễn ra các quá trình lao động. Nơi làm việc là
nơi thể hiện rõ nhất khả năng sáng tạo và nhiệt tình của người lao động.Tổ chức phục
vụ nơi làm việc là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lao động của con người. Nơi làm
việc được tổ chức một cách hợp lý và phục vụ tốt góp phần bảo đảm cho người lao
động có thể thực hiện các thao tác trong tư thế thoải mái nhất. vì vậy tiến hành sản
xuất với hiệu quả cao, nâng cao năng suất lao động.
Thái độ cư xử của người lãnh đạo :Lãnh đạo là việc định ra chủ trương, đường lối,
nguyên tăc hoạt động của một hệ thống các điều kiện môi trường nhất định.Lãnh đạo
là một hệ thống cá tổ chức bao gồm người lãnh đạo, người bị lãnh đạo,mục đích của
hệ thống, các nguồn lực và môi trường.
Bầu không khí của tập thể: Tập thể lao động là nhóm người mà tất cả các thành viên
trong quá trình thực hiện những trách nhiệm của mình hợp tác trực tiếp với nhau,
luôn có sự liên quan cà tác động qua lại lẫn nha. Mức độ hoạt động, hoà hợp về các
phẩm chất tâm lý cá nhân của mọi người trong tập thể lao động được hình thành từ
thái độ của mọi người đối với công việc, bạn bè, đồng nghiệp và người lãnh đạo tạo
nên bầu không khí của tập thể. Trong tập thể lao động luôn có sự lan truyền cảm xúc
từ người này sang người khác, nó ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái tâm lý, thái độ đổi
KLTN- Dương Thị Hương


17


với lao động , với ngành nghề và với mỗi thành viên. Từ đó ảnh hưởng tới năng suất
lao động và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
 Các yếu tố thuộc về môi trường lao động
Môi trường tự nhiên
Thời tiết và khí hậu có ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lao động. Nó tác động
đến năng suất lao động một cách khách quan và không thể phủ nhận. Thời tiết và khí
hậu của các nước nhiệt đới khác với các nước ôn đới và hàn đới, do đó ở các nước
khác nhau có những thuận lợi và khó khăn khác nhau trong sản xuất. Và ở mỗi một
ngành sản xuất thì nó tác động khác nhau. Trong nông nghiệp thì độ phì nhiêu của đất,
của rừng, của biển khác nhau sẽ đưa lại năng suất khác nhau.Trong công nghiệp khai
thác mỏ thì các vấn đề như hàm lượng của quặng, độ nông sâu của các vỉa than, vỉa
quặng, trữ lượng của các mỏ đều tác động đến khai thác, đến năng suất lao động. Con
người đã có nhiều hoạt động nhằm hạn chế các tác động có hại của thiên nhiên đến sản
xuất và đạt được kết quả rõ rệt như trong dự báo thời tiết, trong diệt trừ côn trùng phá
hoại mùa màng. Tuy nhiên, vẫn chưa khắc phục được hết. vì thế yếu tố thiên nhiên là
yếu tố quan trọng, cần phải đặc biệt tính đến trong các ngành như nông nghiệp, khai
thác và đánh bắt hải sản, trồng rừng, khai thác mỏ và một phần nào trong ngành xây
dựng.
Điều kiện lao động
Quá trình lao động của con người bao giờ cũng diễn ra trong môi trường sản xuất
nhất định, mỗi môi trường khác nhau lại có các nhân tố khác nhau tác động đến người
lao động, mỗi nhân tố khác nhau lại có mức độ tác động khác nhau, tổng hợp các nhân
tố ấy tạo nên điều kiện lao động.các nhân tố tích cực tạo ra điều kiện thuận lợi còn
nhân tố tiêu cực tạo ra điều kiện không thuận lợi cho con người trong quá trình lao
động. “ Điều kiện lao động là tổng hợp các yếu tố của môi trường làm việc tác động
tới sức khoẻ và khả năng thực hiện công việc của người lao động”. cụ thể là cường độ
chiếu sáng, độ ẩm, tiếng ồn, độ rung, bụi, các chất độc hại ảnh hưởng tới con người.

Nếu nơi làm việc có điều kiện làm việc không tốt như quá sáng hoặc quá tối sẽ ảnh
hưởng đến thị giác của người lao động, giảm khả năng lao động. Hoặc nơi làm việc có

KLTN- Dương Thị Hương

18


môi trường bị ô nhiễm, mức độ an toàn không cao, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người
lao động. Mặt khác, làm cho người lao động có cảm giác không yên tâm nên không
chuyên tâm vào công việc, làm giảm năng suất lao động.

1.5. Phương hướng nâng cao năng suất lao động
1.5.1. Tăng năng suất lao động
Tăng năng suất lao động là “Sự tăng lên của sức sản xuất hay năng suất lao động,
nói chung chúng ta hiểu là sự thay đổi làm rút ngắn thời gian lao động xã hội cần thiết
để sản xuất ra nhiều giá trị sử dụng hơn”.
Tăng năng suất lao động có nghĩa là giảm chi phí lao động cho một đơn vị sản
phẩm. Trong một thời gian như nhau, nếu năng suất lao động càng cao thì số lượng giá
trị sử dụng sản xuất ra càng nhiều nhưng giá trị sáng tạo ra không vì thế mà tăng lên.
Khi năng suất lao động tăng thì thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản
phẩm càng ít, dẫn đến giá trị của đơn vị hàng hoá đó giảm, giá thành của sản phẩm đó
giảm, nhưng không làm giảm giá trị sử dụng của sản phẩm đó.
Để tăng thêm sản phẩm xã hội có thể áp dụng hai biện pháp:
 Tăng thêm quỹ thời gian lao động.
 Tiết kiệm chi phí lao động đối với mỗi đơn vị sản phẩm.
Trong thực tế khả năng tăng thời gian lao động xã hội chỉ có hạn vì số người có khả
năng lao động tăng thêm và số thời gian lao động kéo dài ra chỉ có giới hạn. Nhưng
khả năng tiết kiệm thời gian lao động chi phí đối với một đơn vị sản phẩm là rất lớn.
Nên cần phải lấy biện pháp thứ hai làm cơ bản để phát triển sản xuất.

1.5.2. Phương hướng nâng cao năng suất lao động .
Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất lao động để từ đó tìm hiểu nguyên nhân
va đưa ra phương pháp cải tiến năng suất lao động.
a. Chủ thể lao động

Yêu cầu đối với chủ thể lao động :
Một tổ chức muốn tốt thì trước hết, mỗi cá nhân phải tốt, muốn tăng năng suất lao
động thì một cá nhân mỗi người lao động trước hết phải là một cá nhân tốt, một cá
nhân có chất lượng. Vậy, một cá nhân như thế nào là tốt?Thái độ của chủ thể lao
động:

KLTN- Dương Thị Hương

19


- Có tính kỷ luật lao động: Tuân thủ những tiêu chuẩn quy định hành vi cá nhân của
lao động mà tổ chức xây dựng nên dựa trên những cơ sở pháp lý và các chuẩn mực
đạo đức xã hội. Bất kỳ tổ chức nào cũng vậy, cá nhân trong tổ chức mà không tuân thủ
kỷ luật, ắt sẽ bị đào thải…
- Tinh thần trách nhiệm: Có trách nhiệm với công việc được giao, chịu trách nhiệm
cho mọi vấn đề với công việc đó, chỉ khi người lao động có trách nhiệm với công việc
thì mới có thể hoàn thành tốt công việc từ đó nâng cao năng suất lao động để phát
triển, nhân viên cần doanh nghiệp để thể hiện bản thân. Nếu mục tiêu phát triển của
doanh nghiệp tạo cho nhân viên một môi trường để phát triển bản thân, một nơi là chỗ
dựa vững chắc cho tinh thần cũng như vật chất, nhân viên sẽ gắn bó với doanh nghiệp,
từ đó gắn bó và cống hiến cho doanh nghiệp cũng như cho chính bản thân mình, như
vậy sẽ phát huy được tối đa sức mạnh của cá nhân, thúc đẩy năng suất doanh nghiệp đi
lên
- Ham học hỏi: Muốn tăng được năng suất lao động, đòi hỏi mỗi cá nhân phải không

ngừng tiến bộ, học hỏi, trau dồi kỹ năng cũng như kiến thức làm việc của mình từ đó
tăng năng lực bản thân, tăng năng suất lao động.
- Kỹ năng: Các kỹ năng, kỹ xảo nghề càng thành thạo bao nhiêu thì thời gian hao phí
của lao động càng được rút ngắn bấy nhiêu, từ đó góp phần nâng cao năng suất lao
động
- Kiến thức: Một kiến thức chuyên sâu trong công việc chuyên môn của người lao
động sẽ bổ trợ đắc lực cho một kỹ năng tốt nhằm nâng cao kiến thức.
Các yếu tố khác:
Một yếu tố rất quan trọng nữa là sức khỏe, tất nhiên chỉ khi có sức khỏe tốt thì người
lao động mới có thể lao động tốt. sức khỏe được chia làm 2 loại: Sức khỏe thể chất và
sức khỏe tinh thần, chỉ khi người lao động đảm bảo được sức khỏe thì mới có khả năng
lao động, làm viêc tốt nhất

KLTN- Dương Thị Hương

20


Yếu tố gắn với tổ chức lao động:
Mỗi cá nhân đã tốt nhưng làm sao có thể khai thác hết tiềm năng của mỗi cá nhân
đồng thời kết hợp các cá nhân lại để tạo ra một hệ thống làm việc năng suất, đúng
người, đúng việc thì dựa vào tổ chức lao động. Tổ chức như thế nào là tốt?
Tổ chức phân công đúng người, đúng việc: Việc phân công lao động cũng như vậy,
cần phải biết rõ năng lực chuyên môn mỗi lao động để phân công vào mỗi công việc
cụ thể, từ đó mới tạo ra một hệt thống tốt, năng suất lao động đi lên
Định hướng sự phát triển mỗi cá nhân phù hợp với sự phát triển của Doanh nghiệp.
Chỉ như vậy, người lao động trong tổ chức mới có thể phát huy toàn bộ năng lực bản
thân với Doanh nghiệp, với công việc.
Ứng dụng công nghệ vào trong quản lý: Hiện nay, có rất nhiều các phần mềm quản
lý hiệu quả có thể thay thế người quản lý, tổ chức trong việc theo dõi tiến độ lao động,

cá nhân lao động mà không đòi hỏi quá nhiều thời gian cũng như công sức của nhà
quản lý mà lại mang lại kết quả cao. Vì vậy, trong thời đại của khoa học kỹ thuật ngày
nay, để tăng năng suất lao động, việc ứng dụng công nghệ vào trong quản lý là điều vô
cùng cần thiết.
Bầu không khí của tập thể: Xây dựng bầu không khí tập thể làm việc chuyên
nghiệp, khoa học để tạp cảm hứng làm việc tốt trong doanh nghiệp, nâng cao năng suất
lao động.
b, Công cụ lao động
Yếu tố gắn liền với sự phát triển và sử dụng tư liệu sản xuất
Trình độ kỹ thuật của sản xuất được biểu hiện thông qua tính năng của công cụ sản
xuất, trình độ sáng chế và sử dụng các đối tượng lao động, các quá trình công nghệ sản
xuất. Không ai có thể phủ nhận máy móc hiện đại là yếu tố mạnh mẽ làm tăng năng
suất lao động. Thật vậy sự phát triển của lực lượng sản xuất thường bắt đầu từ sự thay
đổi của công cụ sản xuất, lấy máy móc thay thế cho lao động thủ công, lấy máy móc
hiện đại thay thế cho máy cũ.
KLTN- Dương Thị Hương

21


Tính năng nâng cao trình độ sáng chế và sử dụng các đối tượng lao động được thể
hiện ở chỗ : Nó ứng dụng rộng rãi các nguyên vật liệu mới, có những tính năng cao
hơn, giá rẻ hơn, tiết kiệm nguyên vật liệu, tiết kiệm lao động, trong một đơn vị thời
gian sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn. Nõ không chiụ tác động các giới hạn sinh lý như
con người, cho nên khả năng tăng năng suất lao động lớn.
c, Môi trường lao động
-Môi trường tự nhiên:
Thời tiết, khí hậu tác động không nhỏ đến năng suất lao động. Nó tác động đến năng
suất lao động một cách khách quan và không thể phủ nhận. Đặc biệt,trong những
ngành nghề như: nông nghiệp, khai thác và đánh bắt hải sản, trồng rừng, khai thác mỏ

và một phần nào trong ngành xây dựng, sự tác động này lại càng rõ ràng. Không thể
thay đổi được thiên nhiên, biện pháp duy nhất là tìm cách sống chung và phòng tránh,
giảm thiểu thiệt hại
- Điều kiện lao động:
Các nhân tố tích cực tạo ra điều kiện thuận lợi còn nhân tố tiêu cực tạo ra điều kiện
không thuận lợi cho con người trong quá trình lao động. Cụ thể là cường độ chiếu
sáng, độ ẩm, tiếng ồn, độ rung, bụi, các chất độc hại ảnh hưởng tới con người. Đây là
các điều kiện mà doanh nghiệp cần phải chú và cải thiện để tạo môi trường làm việc
tốt nhất.

KLTN- Dương Thị Hương

22


KLTN- Dương Thị Hương

23


CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
TẠI CÔNG TY GOERTEK VINA
2.1. Giới thiệu tổng quát về công ty
2.1.1. Tên, địa chỉ doanh nghiệp

Hình 2. 1: Logo công ty Goertek Vina
Tên công ty: CÔNG TY TNHH GOERTEK VINA
Tên giao dịch: GOERTEK VINA CO.,LTD
Địa chỉ: Lô K08 - KCN Quế Võ-Nam Sơn-TP Bắc Ninh - Bắc Ninh

Mã số thuế: 2300775795
Ngày cấp: 15/03/2013
Website:
Điện thoại: 02410625 1114
Email:

2.1.2. Quá trình thành lập và phát triển công ty
• Công ty GoerTek ViNa được thành lập ngày 16-08-2013 là thành viên của tập
đoàn GoerTek có trụ sở đóng tại tỉnh Sơn Đông - Trung Quốc. Công ty TNHH
GoerTek ViNa liên doanh Trung Quốc - Hàn Quốc.
Được thành lập vào tháng 6/2001 tại Sơn Đông, Trung Quốc, tập đoàn
Goertek đã tham gia vào ngành công nghiệp âm thanh với những sản phẩm như
tai nghe, mic, speaker..Bằng khát vọng tiên phong cùng chiến lược đầu tư – phát
triển bền vững, Goertek đã trở thành tập đoàn công nghệ âm thanh hàng đầu
Trung Quốc, hướng đến một tập đoàn mang đẳng cấp Quốc tế.

KLTN- Dương Thị Hương

24


Hiện nay Goertek có chi nhánh tại nhiều quốc gia như Việt Nam, Nhật Bản,
Mĩ, Phần Lan. Khách hàng chiến lược của công ty gồm có SamSung, Microsoft,
Apple, LG, Sony và nhiều hãng công nghệ khác.
Trải qua 15 năm xây dựng và phát triển tập đoàn Goertek đã trở thành lá cờ
đầu cho lĩnh vực âm thanh của Trung Quốc, doanh thu năm 2015 của tập đoàn
đạt 2,5 tỉ đô la Mỹ. Nguồn nhân lực lên đến 50.000 người.
Giá trị cốt lõi mà Goertek theo đuổi đó là “ Uy Tín – Thiết thực – Chủ động –
Sáng tạo “.
Công ty TNHH Goertek Vina là công ty đầu tiên được thành lập tại nước

ngoài do tập đoàn Goertek đầu tư.
Goertek hiện nay có 2 bộ phận sản xuất EPH và SPK cùng các bộ phận chức
năng khác như CMD, FI, MS…
• Đi vào sản xuất từ tháng 8/2013, xưởng SPK chuyên sản xuất loa, mic, bộ thu
với khách hàng chủ yếu là Samsung, Microsoft, sản lượng dự kiến đạt 12 triệu
chiếc /năm . SPK hiện đang có 2500 lao động sản xuất với 2 khu nhà xưởng.
• EPH ( tên hiện nay là SHS) chuyên sản xuất tai nghe, đi vào hoạt động từ tháng
5/2015. Số lượng công nhân viên tính đến thời điểm hiện tại khoảng 6000 lao
động với 5 khu nhà xưởng.
• Số lượng công nhân viên dự kiến đến hết tháng 12/2016 tăng thêm khoảng 3500
lao động.
• Hiện tại công ty Goertek Vina có 3 khu vực 9 nhà xưởng .Tổng diện tích công
ty là 90.000m2, diện tích xưởng thực tế là 47.000 m2. Sản lượng hàng năm có
thể đạt 120 triệu sản phẩm, đội ngũ công nhân viên khoảng 10.000 người.

2.1.3. Chức năng nhiệm vụ
 Các lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm kinh doanh sản xuất.
Ngành nghề sản xuất chính của công ty Goertek là sản xuất thiết bị âm thanh
với sản phẩm như tai nghe, mic, speaker…( những sản phẩm quan trọng của

KLTN- Dương Thị Hương

25


×