Tải bản đầy đủ (.pdf) (352 trang)

Văn học theo cách nói chung nhất, là bất kỳ tác phẩm nào bằng văn bản. Hiểu theo nghĩa hẹp hơn, thì văn học là dạng văn bản được coi là một hình thức nghệ thuật, hoặc bất kỳ một bài viết nào được coi là có giá trị nghệ thuật hoặc trí tuệ, thường là do các

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.49 MB, 352 trang )



N guyễn Thị Hưòng
Nghiên cứu sách dạy lịch sử Việt Nam
viết bằng chữ Hán và chữ Nôm




VIỆN H À N LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
VIỆN NG H IÊN CỨU H Á N NÔM

NGUYỄN THỊ HƯỜNG

NGHIÊN CỨU SÁCH DẠY LỊCH s ử VIỆT NAM
VIẾT BẰNG CHỮ HÁN VÀ CHỮ NÔM
(Chuyên luận)

N H À XUẤT BẢN THẾ GIỚI


Cuốn sách này là của bé Hồng Hà,
để sau này lớn lên, con sẽ thấy
con và mẹ con cũng là một phần của lịch sử

Cảm ơn Tập đoàn Trung Nguyên
đã tài trợ một phần kinh phí ân loát cho chuyên luận này.

TỔ CHỨC BẢN THẢO:
Nguyễn Quốc Anh
Nguyễn Tuấn Cường


Trần Trọng Dương
Vũ Thị Hương
Nguyễn Tô Lan


MỤC LỤC

Mục lục
Quy ước viết tắt
Danh mục các bảng, biểu đồ
Danh mục ảnh minh họa

V
viii
ix
X

Lời giới thiệu (của PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh)

xi

MỞĐẦU
1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Phạm vi tu liệu nghiên cứu
4. Kết cấu của chuyên luận

1
2
5

5
6

CHƯƠNG 1: Sự hình thành và phát triển của sách dạy lịch sử Việt
Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm
1.1. Giới thuyết về sách dạy lịch sử Việt Nam viểt bằng chữ Hán và chữ Nôm

7
7

1.1.1. Khái niệm sách giáo khoa hay sách dạy lịch sử Việt Nam viết
bằng chữ Hán và chữ Nôm

7

1.1.2. Sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và bối
cảnh chung của hệ thống sách Hán Nôm dùng giảng dạy ừong
nền giáo dục Việt Nam truớc năm 1945

12

1.2. Quá trình hình thành và phát triển của sách dạy lịch sử Việt Nam
viết bằng chữ Hán và chữ Nôm

37

1.2.1. Sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm
truớc thế kỷ XIX qua nguồn tu liệu hiện còn

37


1.2.2. Các nhân tố chi phối sụ hình thành và phát triển của sách dạy
lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm từ nửa đầu
thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX

46

Tiểu kết chương 1

67

CHƯƠNG 2: Đặc điểm văn bản các sách dạy lịch sử Việt Nam viết
bằng chữ Hán và chữ Nôm

69

2.1. Hiện trạng văn bản sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán và
chữ Nôm
2.1.1. Các sách đơn văn bản

69

M ỤC LỤC

70
V


2.1.2. Các sách đa văn bản
2.2. Đặc điểm văn bản các sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán

và chữ Nôm
2.2.1. Loại hình văn bản
2.2.2. Niên đại

76
123
123
127

2.2.3. Tác giả
2.2.4. Thể loại

129
135

2.2.5. Văn tự
2.2.6. Bậc học
2.2.7. Hình thức tổ chức biên soạn

136
137
139

Tiểu kết chương 2

141

CHƯƠNG 3: Nghiên cún giá trị của các sách dạy lịch sử Việt Nam
viết bằng chữ Hán và chữ Nôm
3.1. Các giá tiị về nội dung

3.1.1. Sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm:
Tài liệu thuờng thức và chuyên sâu về lịch sử Việt Nam
3.1.2. Sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán, chữ Nôm với
văn hóa giáo dục giai đoạn cuối thế kỷ' XIX đầu thế kỷ XX
3.1.3. Quan điểm giáo dục lịch sử Việt Nam quạ các sách dạy lịch sử
Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm
3.2. Các giá trị về hình thức
3.2.1. Phương pháp biên soạn sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng
chữ Hán và chữ Nôm và những biến chuyển của nó từ thế kỷ'
XEX sang thế kỷ XX
3.2.2. Một số vấn đề về ngôn ngữ văn tự trong sách dạy lịch sử Việt
Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm
3.3. Một số kiến nghị đối vói việc biên soạn sách giáo khoa lịch sử hiện nay

143
143
143
160
169
195
195

206
213

Tiểu kết chưong 3

221

KẾT LUẬN


223

TÀI LIỆU THAM KHẢO

229

SÁCH DẪN (Index)

247

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Sách Hán Nôm dùng giảng dạy được biên chép trong tư liệu
chính thống

253
255

VI

M ỤC LỤC


Phụ lục 2: Sách Hán Nôm dùng giảng dạy trong giáo dục Nho học thời
phong kiến độc lập có trong D i sản Hán Nôm Việt Nam -

261

Thư mục đề yếu


Phụ lục 3: Tấu chương ngày mồng 6 tháng 7 năm Thành Thái 18 (1906)
của Viện Cơ Mật, hiện đang lưu trữ tại Trung tâm luư trữ
Quốc gia II, tờ 8, tập 95
Phụ lục 4: Sách giảng dạy bằng chữ Hán chữ Nôm giai đoạn giáo dục
Nho học cải lương thời Pháp thuộc trong D i sản Hán Nôm

275
281

Việt Nam - Thư mục đề yếu

Phụ lục 5: Bảng đối chiếu các trang đính chính trong sách Cải lương

287

m ông học quốc sử giáo khoa thư

Phụ lục 6: Bảng so sánh tiêu đề bài mục ở tập xuân giữa hai ký hiệu
VHv.987/1 và VHv.2581 sách Trung học Việt sử to á t yếu
Phụ lục 7: Bảng so sánh phần chính văn bản Việt sử lược tứ tự kinh hay
Việt sử lược biên
Phụ lục 8: Tinh trạng văn bản sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ
Hán và chữ Nôm
Phụ lục 9: Sơ lược tiểu sử các tác giả sách dạy lịch sử Việt Nam viết
bằng chữ Hán và chữ Nôm
Phụ lục 10: So sánh các bản dịch Nôm của Sơ học vấn tân
Phụ lục 11: Bảng đối chiếu các dị bản của Thiên N am tứ tự
Phụ lục 12: Trích dịch lời Tựa các sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng
chữ Hán và chữ Nôm
LÝ LỊCH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ


M ỤC LỤC

?g9
291
295
305
311
315
319
339

vii


QUY ƯỚC VIẾT TẮT

viii

ĐNTL

Đại Nam thực lục

ĐVSKTT

Đại Việt sửĩĩỷ toàn thư

HĐSL

Khâm định Đại Nam hội điển sự ỉệ


VSCM

Khâm định Việt sử thông giám cương mục

Nxb.

Nhà xuất bản

GS.

Giáo sư

PGS.

Phó Giáo sư

LSVN

Lịch sử Việt Nam

NTH

Nguyễn Thị Hường

Q

Quyển

Sđd


Sách đã dẫn

SGK

Sách giáo khoa

Tr.

Trang

TS.

Tiến sĩ

VNCHN

Viện Nghiên cứu Hán Nôm

QUY ƯỚC VIÊT TẤT


DANH MỰC CÁC BẢNG
1.1.

Số liệu so sánh các loại sách Hán Nôm dùng giảng dạy trong
giáo dục Nho học thời phong kiến
2.1.
So sánh các bản chép tay với văn bản AB.11
2.2.

Đinh Tiên Hoàng qua hai bản chú giải Thiên Nam tứ tự lành
A.238 và VHv.2474
2.3.
So sánh 1ỜỊ tựa VHv.987/Ị và A.770/1
2.4.
Sự phân bố các văn bản về mặt loại hình theo thời gian
2.5.
Các nhà in tiến hành in sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng
chữ Hán và chữ Nôm
2.6.
Sự phân bố về mặt niên đại của các sách dạy lịch sử Việt
Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm
2.7.
Địa vị xã hội các tác giả sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng
chữ Hán, chữ Nôm
3.1.
Mười lăm bộ thời Hùng Vương
3.2.
Đất Giao Chỉ cũ
3.3. Tần chia đất Bách Việt làm ba quận Lĩnh Nam
3.4.
Triệu Vũ Đế chia Tượng Quận làm hai, họp Nam Hải, Quế
Lâm gọi là nước Nam Việt
3.5.
Hán chiạ Nam Việt làm chín quận gọi là Giao Chỉ
3.6.
Nhà Đường đặt An Nam đô hộ phủ
3.7.
Niên hiệu Việt Nam trong Trung học Việt sử toát yếu
3.8.

Tỷ lệ bài có nội dung về chính trị và quân sự trong SGK lịch
sử hiện hành
3.9.
So sánh cách trinh bày sự kiện lịch sử đời Trần giữa SGK
Lịch sử 7 và cuốn Tiểu học quốc sử lược biên
3.10. Sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng qua SGK Lịch sử 10 và
cuốn Trung học Việt sử toát yếu

23
93
100
110
124
125
127
131
147
148
149
149
149
150
153
214
217
219

DANH MỰC BIỂU ĐỒ
2.1.
2.2.

2.3.
2.4.

Sự phân bố loại hình văn bản theo thời gian
Sự phân bố sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán, chữ
Nôm về mặt niên đại
Thành phần quê quán
Sự phân bố số sách theo bậc học

DANH M ỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐÔ

126
128
131
138

ix


DANH MỤC ẢNH MINH HỌA
1.1.
1.2.
1.3.
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
2.5.
2.6.
2.7.

2.8.
2.9.
2.10.
2.11.
2.12.
2.13.
2.14.
2.15.
2.16.
2.17.
2.18.
2.19.
2.20.
2.21.
2.22.
2.23.
2.24.
2.25.
3.1.

X

Bùi gia huấn hài
Khải đồng thuyết irớc
Trung học Việt sử toát yếu thư tự
Ấu học quốc sử ngũ ngôn thi R.220

Khóa nhi tiêu giản tứ tự quốc âm thểAB.646
Mông học Việt sử tam tự giáo khoa thư A.2314
Nam sử VHv.187

Tăn san tiểu học tứ tự sử Hv.553/2
Thiêĩĩ Nam tứ tự kinh A.1958
Trung học Việt sư biên niên toát yếu A.238
An Nam sơ học sử lược A.3114
An Nam sơ học sử lược A.935
Ảu học lịch sử giáo khoa thư VHv.1485
Âu học Việt sử tứ tự VHv.51
Bùi gia hum hài VHv.364/1
Quốc sử giáo khoa A. 169
Khải đồng thuyết ước VHv.1488
Khải đồng thuyết ước VNv.132
Sơ học vẩn tân AB231
Thiên Nam tứ tự VHv.2474 và A.238
Tiểu học quốc sử lược hiên A.1327 vàA.329
Trung học Việt sử toát yếu R.1343
Trung học Việt sử toát yếu R.1342
Việt sử lược tứ tự kinh A.1521
Việt sử tam tự tăn ước toàn biên VHv. 1820
Việt sử tân ước toàn biên R.576
Việt sử tân ước toàn biên R.1416
Việt sử tăn ước toàn biên R.Ỉ98
Bản đồ Việt Nam trong Khải đồng thuyết ước

45
49
58
70
71
73
74

74
75
76
77
78
79
81
82
86
89
90
96
99
103
106
109
113
114
118
120
121
144

DANH M ỤC ẢNH MINH HỌA


LỜI GIÓI THIỆU

Tôi viết lời giới thiệu chuyên luận Nghiên cím sách dạy lịch sử Việt
Nam viết hằng chữ Hán và chữ Nôm trong một hoàn cảnh rất đặc biệt đó là

viết giới thiệu sách của Tiến sỹ Nguyễn Thị Hường - Người đang ở cõi âm.
Thật xúc động viết những dòng chữ này.
Chị Nguyễn Thị Hường sinh năm 1981, tại Bắc Giang trong một
gia đình có truyền thống hiếu học, tốt nghiệp loại giỏi chuyên ngành Hán
Nôm, Khoa Vãn học, Trường Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội và được tặng bằng khen Gương mặt trẻ tiêu biểu
Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2002. Năm 2004 Nguyễn Thị Hường về
công tác tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm sau đợt thi tuyển công chức với
số điểm đứng đầu danh sách các ứng viên tham dự kỳ thi. Năm 2005, chị
hoàn thành luận văn Thạc sỹ về Nghiên cím văn bia chữ Nôm. Ngày 7
tháng 9 năm 2012, chín ngày trước khi lâm nạn, Nguyễn Thị Hường đã
bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ Hán Nôm về đề tài Nghiên cíni sách
dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, tại Học viện Khoa
học xã hội thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam, và được Hội đồng khoa
học đánh giá loại xuất sắc.
Luận án Nghiên cứu sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán
và chữ Nôm của Tiến sỹ Nguyễn Thị Hường, đã phác họa một cái nhìn
chung về tình hình biên soạn sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ
Hán và chữ Nôm thời trung đại. Trên cơ sở đó sẽ lựa chọn những văn bản
đáng tin cậy để dịch thuật, công bố nhằm tiếp nhận những bài học kinh
nghiệm quý giá của ông cha để lại. Đặc biệt, luận án đã đưa ra một số kiến
nghị về tình hình biên soạn sách giáo khoa lịch sử hiện nay. Nội dung
chính của luận án gồm 3 chương:
- Chương một. Tác giả đi sâu nghiên cứu sự hình thành và phát triển
sách dạy lịch sử Việt Nam bằng chữ Hán và chữ Nôm, gồm các vấn đề:
1/Giới thuyết về sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hản và chữ Nôm
(với các nội dung: Khái niệm sách giáo khoa hay sách dạy lịch sử Việt
Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. Sách dạy lịch sử Việt Nam viết
bằng chữ Hán, chữ Nôm và bối cảnh chung của hệ thống sách Hán Nôm
LỜI GIỚI THIỆU


XI


dùng giảng dạy trong nền giáo dục Việt Nam trước năm 1945). 2/ Quá
trình hình thành và phát triển của sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ
Hán và chữ Nôm (vói các nội dung: Sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng
chữ Hán và chữ Nôm trước thế kỷ XEX qua nguồn tư liệu hiện còn. Các
nhân tố chi phối sự hình thành và phát triển của sách dạy lịch sử Việt
Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm từ nửa đầu thế kỷ XIX đến nửa đầu
thế kỷ XX).
- Chương hai: Tác giả đã làm rõ đặc điểm văn bản sách dạy lịch sử
Việt Nam bằng chữ Hán và chữ Nôm, trên 2 vấn đề: 1/ Hiện trạng văn bản
sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm (với các nội
dung: Các sách đơn văn bản. Các sách đa văn bản). 2/ Đặc điểm văn bản
các sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm (với các
nội dung: Loại hình văn bản, Niên đại, Tác giả, Thể loại, Văn tự, Bậc học,
Hình thức tổ chức biên soạn).
- Chương ba: Tìm hiểu giá trị sách dạy lịch sử Việt Nam bằng chữ
Hán và chữ Nôm. Đây là chương mà Nguyễn Thị Hường đã đưa ra những
kiến giải rất khoa học và được Hội đồng chấm luận án đánh giá cao, gồm
các vấn đề: 1/ Các giá trị về nội dung (với các nội dung: Sách dạy lịch sử
Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm: Tài liệu thường thức và chuyên
sâu về lịch sử Việt Nam. Sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán,
chữ Nôm với văn hóa giáo dục giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Quan điểm giáo dục lịch sử Việt Nam qua các sách dạy lịch sử Việt Nam
viết bằng chữ Hán và chữ Nôm). 2/ Các giá trị về hình thức (với các nội
dung: Phương pháp biên soạn sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ
Hán, chữ Nôm và những biến chuyển của nó từ thế kỷ X3X sang thế kỷ
XX. Một số vấn đề về ngôn ngữ văn tự trong sách dạy lịch sử Việt Nam

viết bằng chữ Hán và chữ Nôm). 3/ Một số kiến nghị đối vói việc biên soạn
sách giáo khoa lịch sử hiện nay.
Ngoài ra, luận án còn cung cấp mội Phụ lục gồm các biểu bảng rất công
phu, hết sức có giá trị.
Tiến sỹ Nguyễn Thị Hường là một cán bộ trẻ, thông minh, có năng
lực và nhiều triển vọng của Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Chị đã công bố
nhiều bài viết có liên quan đến thư tịch học và văn tự học, tham gia nhiều
công trinh, đã và sẽ xuất bản, như: Địa chí Bắc Ninh , Onổc sử dì biên, Từ
điển điển cố văn học Nôm , Từ điển từ cổ và chữ Nôm cổ, v.v...

xii

LỜI GIỚI THIỆU


Nhưng rồi bể dâu kiếp người, “Xe cộ đi chẳng thuận cung đường,
nghiệp chữ nghĩa bỗng hóa thành dang dở”.
Thật là: “Người vốn chăm ngoan, đời sao khốn khổ”.
Người ta thường nói âm dương cách biệt, nhưng một năm qua, nơi
chín suối, chắc Nguyễn Thị Hường cũng thấu hiểu được tấm lòng thơm
thảo của bè bạn. Được sự đồng ý và ủng hộ của gia đình Nguyễn Thị
Hường, các bạn bè và đồng nghiệp của chị đã cùng nhau chung sức:
nsười mở máy tính dò password tìm file luận án, người chế bản, người
biên tập, người đi xin kinh phí, người liên hệ nhà xuất bản để in luận án
kịp dâng lên linh hồn bạn, nhân ngày giỗ đầu (chị mất ngày ngày 16 tháng
9 năm 2012, nhằm ngày mùng 1 tháng 8 năm Nhâm Thìn).
Tôi có duyên may là người hướng dẫn khoa học cho Nguyễn Thị
Hường ở cả hai bậc học, Thạc sỹ và Tiến sỹ, nay lại được các bạn thân
của Nguyễn Thị Hường gửi niềm tin viết cho người xấu số mấy lời tri
ngộ, tạm nén buồn thương, cẩn trọng:


Thắp nén hương trầm,
Khấn người trò giỏi.
Ở mãi cõi âm,
Xin về nhận lẩy.
Hà Nội, ngày 6 tháng 8 năm 2013
PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh
(Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm,
Tổng biên tập Tạp chí Hán Nôm)

LỜI GIỚI THIỆU

xiii


Kho sách Hán Nôm là một kho sách quý, có nhiều giá trị đối với
nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, không chỉ về lịch sử, văn học, luật
pháp, y học, thiên văn, địa lý, v.v... mà nó còn bao chứa những cuốn sách
khá giá trị đối với việc tìm hiểu lịch sử giáo dục, văn hóa giáo dục Việt Nam.
Trong những năm gần đây, vấn đề biên soạn sách giáo khoa môn
lịch sử đang là một chủ đề đuợc xã hội quan tâm. Làm thế nào để biên soạn
một bộ sách giáo khoa lịch sử có khả năng thu hút sự quan tâm của học sinh
vẫn là một câu hỏi mà những nhà biên soạn sách giáo khoa băn khoăn, trăn
trở. Vì vậy, việc tìm hiểu về các sách giáo khoa lịch sử từng có trong lịch sử
cũng là một công việc có ý nghĩa đối với nhu cầu chung của xã hội.
Khi tìm hiểu kho sách Hán Nôm, chúng tôi nhận thấy một trữ
luợng không nhỏ những cuốn sách có tính chất giáo khoa, dùng để dạy
lịch sử ở những bậc học khác nhau, dùng trong các truờng lớp do tư nhân
cũng như do Nhà nước tổ chức. Việc nghiên cứu những tư liệu này mang
lại cho chúng ta nhiều ý nghĩa, như là:

- Phác họa một cái nhìn chung về tình hình biên soạn sách dạy lịch
sử viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. Qua đó có một cái nhìn khá cụ thể về
diện mạo văn hóa giáo dục, cũng như một số vấn đề tư tưởng, học thuật ở
thời kỳ mà các cuốn sách đó tồn tại.
- Tìm hiểu các sự kiện lịch sử và các vấn đề liên quan như: cương
vực, dân số, dân tộc, v .v ... qua nội dung các cuốn sách.
- Tìm hiểu quan điểm giáo dục lịch sử của nhà soạn sách qua các
thời kỳ.
- Tìm hiểu phương pháp biên soạn và những biến chuyển về mặt
phương pháp giữa các thời kỳ, qua đó có những nhận xét về vấn đề biên
soạn sách dạy lịch sử.
- Hình thức thể hiện của các cuốn sách như thể văn, loại hình ngôn
ngữ - văn tự là tư liệu quan trọng cho những kiến giải về đặc điểm và tính

M ở Đ ẤU

1


hiệu quả của những thể văn được sử dụng trong các sách, đồng thời cũng
là tư liệu quan trọng cho việc nghiên cứu ngồn ngũ' - văn tự ở thời kỳ mà
chúng ra đời, v.v...
Ngoài ra, sau khi khảo sát, chúng tôi nhận thấy phần lớn các cuốn
sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm là những cuốn
sách có niên đại muộn, chủ yếu là xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế
kỷ XX. Đó là thời kỳ mà nền giáo dục nước ta có những biến động lớn
dưới tác động của nhiều yếu tố ngoại lai, trong đó có chính sách đô hộ của
người Pháp. Những biến động đó ảnh hưởng đến hệ thống sách giáo khoa
nói chung và sách dạy lịch sử Việt Nam nói riêng trên nhiều mặt như nội
dung biên soạn, phương pháp biên soạn và ngôn ngữ thể hiện (Hán, Nôm,

Quốc ngữ). Vì vậy, có thể thấy, việc tìm hiểu các sách dạy lịch sử Việt
Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm không chỉ có ý nghĩa đối với việc
tìm hiểu diện mạo sách dạy lịch sử Việt Nam trong truyền thống nói
chung mà còn đặc biệt có ý nghĩa trong việc nghiên cứu văn hóa - giáo
dục thời kỳ cuối XIX đầu XX.

1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy cho đến nay chưa có một
công trình nào tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống về các sách dạy
lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. Nghiên cứu về sách
giáo khoa Hán Nôm vẫn chỉ là những trình bày lẻ tẻ, đan xen trong các
chuyên khảo và các bài viết.
Đối với các chuyên khảo, hầu hết các tài liệu nghiên cứu về lịch
sử giáo dục - khoa cử nước ta đều ít nhiều nhắc đến mảng đề tài này. Có
thể kể đến các cuốn chuyên khảo như: Tìm hiểu nền giáo dục Việt Nam
ừiĩởc 1945 của tác giả Vũ Ngọc Khánh [81], Nho học ở Việt Nam - Giáo
dục và thi cử của tác giả Nguyễn Thế Long [108], Lịch sử giáo dục Việt
Nam trước Cách mạng thảng 8 - 1945 của nhóm tác giả Nguyễn Đăng
Tiến [172], Khoa cử và giáo dục Việt Nam của tác giả Nguyễn Q. Thắng
[156], Thi Hương của tác giả Nguyễn Thị Chân Quỳnh [147], Nho giáo Đạo học trên đẩt kinh kỳ (Thăĩĩg Long - Đông Đô - Hà Nội) cửa hai tác
giả Nguyễn Mạnh Cường và Nguyễn Thị Hồng Hà [29], Giáo dục và
khoa cử Nho học Thăng Long - Hà Nội của tác giả Bùi Xuân Đính [48],

Giáo dục khoa cử và quan chế ở Việt Nam thời phong kiến, thời Pháp
thuộc của tác giả Nguyễn Công Lý [110], v .v ... Nhìn chung, các chuyên
khảo đều chỉ nêu tên các sách được giảng dạy trong chương trình giáo dục
2

NGUYỄN THỊ HƯỜNG



Nho học thòi phong kiến, trong đó có mô thuật nội dung một số sách phổ
biến. Đây đều là những luợc thuật không đầy đủ, mang tính kế thừa và
không dựa trên nguồn tư liệu thực chứng.
Đối vói các bài viết, khi nghiên cứu về sách giáo khoa Hán Nôm
phần lớn các tác giả đều chỉ đề cập đến sách dạy chữ Hán như các bài
viết của tác giả Nguyễn Đình Hòa về cuốn sách Nhất thiên tự [201], Tự
Đức thánh chế tự học giải nghĩa ca [203], v .v ... (trong khoảng những
năm từ 1960 -1980); các bài viết của tác giả Phạm Văn Khoái như M ội

vài vẩn đề sách giáo khoa dạy chữ Hán viết bằng chữ Hán và chữ Nôm,
trong Thông báo Hán Nôm học năm 1995 [82], Đôi điều về việc dạy và
học chữ Hán ở Việt Nam sau năm 1919, trong cuốn Nhìn lại Hán Nôm
học thế kỷ X X [186].
Trong những năm tù' 1997 đến 1999, tác giả Thế Anh có một số bài
viết đăng trên Tạp chỉ Hán Nôm về vấn đề sách giáo khoa như bài Sách học
chữ Hán cho học sinh nhỏ tuổi ngày xưa [9], bài Nhũng cuốn sách giảo
khoa truyền thống của Tnmg Ouổc dành cho lứa tuổi vỡ lòng [11], v.v...
Năm 2000, Trần Ngọc Thuận trên Tạp chí Hán Nôm, số 2 có bài
về nguồn gốc và tác giả của cuốn “Au học ngũ ngôn th r [169].
Trong bối cảnh này, ngay từ năm 2001 chúng tôi đã bước đầu
phác thảo những nét đầu tiên cho việc hình thành một chuyên luận về vấn
đề này qua đề tài nghiên cứu phân tích cuốn sách Kiểm tự trên phương
diện tìm hiểu một cách học những chữ Hán dễ nhầm lẫn trong Hội nghị
Báo cáo khoa học dành cho sinh viên khoa Văn học.
Để góp phần bổ sung cho khoảng trống còn chưa được giải quyết
trong nghiên cứu sách giáo khoa Hán Nôm nói chung và sách giáo khoa
Hán Nôm giai đoạn giáo dục Nho học cải lương đầu thế kỷ XX, năm
2011, chúng tôi có công bố bài viết Diện mạo sách giáo khoa Hán Nôm
trong giáo diỊC Nho học cài lưcmg [76]. Bài viết này đã dựa trên các tài

liệu thực chứng bao gồm bản Tấu chương ngày 6 tháng 7 năm Thành
Thái thứ 18 (1906), tờ trình của Tuần phủ Đoàn Triển, tài liệu về chương
trình giáo dục của Pháp và sách Hán Nôm trong bộ Di sản Hán Nôm Việt
Nam - Thư mục đề yếu (Trần Nghĩa và Franẹois chủ biên, 1993) để đưa ra
danh mục các sách giáo khoa Hán Nôm được dùng giảng dạy trong
chương trình giáo dục của các trường Nho học kể từ sau cải cách giáo dục
lần thứ nhất (1906).

MỞĐẲU




Trong khi đó, lịch sử nghiên cứu mảng tư liệu sách dạy lịch sử
viết bằng chữ Hán và chữ Nôm còn khá khiêm tốn. Năm 2001, trong cuốn
chuyên khảo của mình, tác giả Phạm Văn Khoái có kể tên một số sách
dạy lịch sử nhu Bắc sử tân san toàn biên, Tiểu học quốc sử lược biên,
Trung học Việt sử toát yếu [83, tr.230]. Do sách dạy lịch sử không nằm
trong những nội dung chủ đạo của chuyên khảo này nên tác giả không
tiến hành trình bày kỹ hơn. Nhận thấy đây là một huớng nghiên cứu chua
đuợc quan tâm đúng mức, trong Hội nghị Thông báo Hán Nôm học năm
2007, chúng tôi đã công bố bài viết Sơ bộ khảo sát các sách dạy lịch sử

Việt Nam bằng chữ Hán và chữ Nôm cuối thế kỷ X IX đầu thế kỷ X X ở Việt
Nam [74, tr.484-500]. Bài viết là khởi đầu cho những nghiên cứu của
chúng tôi về sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.
Tháng 6 năm 2010, học viên Vũ Văn Ngân đã bảo vệ luận văn
Thạc sĩ với đề tài Loại hình văn bản sách giáo khoa lịch sử cho hệ Âu học
đầu thế kỷ X X qua nghiên cứu văn bản “An Nam sơ học sử lược”. Luận
văn kế thừa một số thành quả nghiên cứu của chúng tôi đuợc công bố

trong bài viết năm 2007 nói trên. Tác giả đã có nhiều đóng góp trong việc
dịch thuật và đánh giá nội dung cuốn sách An Nam sơ học sử lược. Tuy
nhiên, vấn đề văn bản của cuốn sách này, cụ thể là văn bản gốc và các bản
dịch chữ Hán, còn chua đuợc giải quyết triệt để.
Để phát triển cho những nghiên cứu buớc đầu từ năm 2007, năm
2011, chúng tôi đã công bố bài viết Vãn bản sách dạy lịch sử Việt Nam
viết bằng chữ Hán và chữ Nôm - hiện trạng và đặc điểm , trên Tạp chí Hán
Nôm số 5-2011 [77]. Bài viết có nhiều kết quả nghiên cứu mang tính
chuyên sâu về văn bản các sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán
và chữ Nôm, bổ sung cho những điểm còn bỏ ngỏ trong bài viết năm
2007 ở trên của chúng tôi. Trong đó, chúng tôi có bổ sung phần còn chua
đuợc giải quyết triệt để về văn bản An Nam sơ học sử lược trong luận văn
của tác giả Vũ Văn Ngân.
Ngoài ra, cũng trong năm này, chúng tôi có bài Sự hình thành và
phát biển của sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán, chữ Nôm ,
đăng trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 11-2011 [78]. Bài viết này đã buớc
đầu thông qua câc tu liệu thực chứng, phác họa nên quá trình hình thành và
phát triển của sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.
Từ những cơ sở nhu đã nêu ở trên, chuyên luận Nghiên cíni các sách
dạy lịch sử Việt Ncan viết bằng chữ Hán và chữ Nôm đuợc hình thành và
4

NGUYỄN THỊ HƯỜNG


được trình bày qua 3 chương. Chương 1 và chương 2 là những nghiên cứu
chuyên sâu và mở rộng dựa trên kết quả nghiên cứu đã được công bố ương
năm 2011 như đã nói ở trên. Ngoài ra, chương 3 nghiên cứu các giá trị của
sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. Qua đó chúng
tôi mong muốn có thể có một nghiên cứu mang tính hệ thống, dù chưa thật

đầy đủ về các sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.

2. Mục tiêu nghiên cửu
- Tìm hiểu sự hình thành và phát triển của sách dạy lịch sử Việt
Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm trong bối cảnh chung của loại hình
sách giảng dạy thuộc kho tư liệu Hán Nôm.
- Khảo cứu các văn bản sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ
Hán và chữ Nôm hiện còn tại các thư viện ở Hà Nội.
- Nghiên cứu giá trị của các sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng
chữ Hán và chữ Nôm, qua đó nêu ra được tầm quan trọng của việc nghiên
cứu các sách này đối với khoa học và giáo dục.
Đối tượng nghiên cứu của chuyên luận là văn bản các sách Hán
Nôm dùng để dạy lịch sử Việt Nam mà chúng tôi sưu tầm được tại các thư
viện ở Hà Nội (Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Thư viện Quốc gia, Viện Văn
học, Viện Sử học). Cụ thể là:
- Sách thường thức sơ học có nội dung dạy về lịch sử Việt Nam.
- Sách soạn riêng để dạy lịch sử Việt Nam, có tính chất phổ thông,
được sử dụng trong các trường lớp công lập và tư thục.
Với tiêu chí lựa chọn đối tượng nghiên cứu như vậy, đề tài không
nghiên cứu các bộ chính sử mang tính Hàn lâm, các tập thơ vịnh sử ngự
chế, các bộ diễn ca lịch sử. v ề điểm này, chúng tôi sẽ trình bày kỹ hơn tại
phần giới thuyết về sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ
Nôm ở chương 1 của cuốn sách.

3. Phạm vi tư liệu nghiên cứu
- 20 cuốn sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ
Nôm, với 186 đơn vị ký hiệu. Cụ thể xin xem ở mục rv.2 trong phần Tài
liệu tham khảo.
- Các văn bản Hán Nôm có liên quan như: Đại Nam thực lục, Khâm
định Đại Nam hội điển sự lệ, Đại Việt sử kỷ tocm thư, Khăm định Việt sử


M ỞĐẲU

5


thông giám cưong mục, châu bản triều Nguyễn, Lịch triều hiến chương
ìoại chí Đại Nam đồng văn nhật báo, Đoàn tuần phủ công độc, v.v...
- Các cuốn sách chuyên khảo về lịch sử giáo dục.
4. K et cấu của chuyên luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phần Phụ lục, kết cấu nội
dung chính của chuyên luận gồm 3 chương:
Chương 1: Sự hình thành và phát triển của sách dạy lịch sử Việt
Nam viết bằng chữ Hán vả chữ Nôm. Trong chương 1, chúng tôi tập trung
trình bày những nội dung chủ yếu là: Giới thuyết về sách dạy lịch sử Việt
Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm; Sự hình thành và phát triển của sách
dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.
C hương 2: Đặc điểm văn bản các sách dạy lịch sử Việt Nam viết
bằng chữ Hán và chữ Nôm. Chương này tiến hành những khảo sát cụ thể
về hiện trạng từng văn bản sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán và
chữ Nôm, đưa ra danh mục thiện bản cho các sách có tình trạng văn bản
phức tạp. Qua kết quả khảo sát, chúng tôi tiến hành phân tích cụ thể các đặc
điểm chung về mặt văn bản của sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ
Hán và chữ Nôm bao gồm các đặc điểm về: loại hình văn bản, niên đại, tác
giả, thể loại, văn tự, bậc học, hình thức tổ chức biên soạn.
Chương 3: Nghiên cứu giá ừị của các sách dạy lịch sử Việt Nam
viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. Trong chương này, giá trị của các sách
dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm được khai thác trên
các khía cạnh: Sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm :
Tài liệu thường thức và chuyên sâu về lịch sử Việt Nam; Sách dạy lịch sử

Việt Nam viết bằng chữ Hán, chữ Nôm với văn hóa giáo dục giai đoạn cuối
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; Quan điểm giáo dục lịch sử Việt Nam qua các
sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm; Phương pháp
biên soạn sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và
những biến chuyển của nó từ thế kỷ XEX sang thế kỷ XX; Một số vấn đề về
ngôn ngữ, văn tự trong sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán và
chữ Nôm. Cuối cùng, thông qua việc nghiên cứu sách dạy lịch sử Việt
Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, chúng tôi nêu ra một số suy nghĩ của
mình về việc biên soạn sách giáo khoa lịch sử hiện nay.

6

NGUYỄN THỊ HƯỜNG


Chưong 1:
S ự HÌNH THÀNH YÀ PHÁT TRIỂN
CỦA SÁCH DẠY LỊCH s ử VIỆT NAM
VIẾT BẰNG CHỮ HÁN VÀ CHỮ NÔM

Ở chương mở đầu của chuyên luận này, trước khi đi sâu nghiên
cứu lịch sử hình thành và phát triển của sách dạy lịch sử Việt Nam viết
bằng chữ Hán và chữ Nôm, chúng tôi tập trung giải quyết vấn đề về khái
niệm sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. Để giải
thích rõ hơn vì sao tác giả sử dụng khái niệm sách dạy lịch sử thay vì khái
niệm sách giáo khoa lịch sử, chúng tôi đặt đối tượng nghiên cúu trong bối
cảnh chung của loại hình sách Hán Nôm dùng giảng dạy trong hệ thống
giáo dục Việt Nam trước năm 1945. Những nghiên cứu về bối cảnh
chung của loại hình sách Hán Nôm dùng giảng dạy trong hệ thống giáo
dục Việt Nam trước năm 1945 cũng là tiền đề cho sự phân tích quá trình

hình thành và phát triển của sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán
và chữ Nôm.

1.1. Giói thuyết về sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng
chữ Hán và chữ Nôm
1.1.1. Khái niệm sách giáo khoa hay sách dạy lịch sử Việt
Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm
1.1.1.1. Khái niệm sách giáo khoa
Bàn về khái niệm SGK nói chung, chúng ta có thể điểm qua định
nghĩa trong một số cuốn từ điển.
Trong Từ điển Hán Việt, học giả Đào Duy Anh giải thích:
“Giáo khoa thư m m sách dùng để dạy học trò (manuel scolaire)”
[192, tr.331].
Theo Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo
trong Từ điển giáo dục học. “Sách giáo khoa là loại sách cung cấp kiến thức,
được biên soạn với mục đích dạy và học. Thuật ngữ sách giáo khoa còn được
CHƯƠNG 1

7


hiểu là một loại sách chuầi cho một ngành học. Sách giáo khoa được phân
loại dựa theo đối ừxọng sử dụng hoặc chủ đề của sách.” [194, tr.339]

Từ điển văn hóa giáo dục Việt Nam đị nh nghĩa: “Sách giáo khoa:
tài liệu dành cho người học được soạn theo một chương trình học tập về
một bộ môn khoa học. Sách giáo khoa đưọ'c cấp có thẩm quyền chuẩn y,
là phương tiện học tập quan trọng, không thể thiếu được đối với người
học” [195,^236].
^

Với các tiêu chí “sách dùng để dạy học trò”, “sách cung cấp kiến
thức, được biên soạn với mục đích dạy và học” thì các cuốn sách được đề
cập đến trong chuyên luận này có thể gọi là sách giáo khoa. Tuy nhiên,
với tiêu chí “sách chuẩn cho một ngành học”, “được cấp có thẩm quyền
chuẩn y” thì chưa thể gọi những cuốn sách mà chúng tôi đề cập đến trong
nghiên cứu này là sách giáo khoa. Điều đó là do nền giáo dục Nho học
Việt Nam luôn luôn tồn tại một hệ thống giáo dục không chính quy bên
cạnh hệ thống giáo dục chính quy; hơn nữa, các sách giáo khoa trong hệ
thống giáo dục chính quy về cơ bản chưa được chuẩn hóa và có tính hệ
thống cao.
Vấn đề sử dụng..khái niệm sách giáo khoa hay không đối với loại
hình sách dùng giảng dạy trong hệ thống giáo dục Việt Nam trước năm
1945, thậm chí là trước năm 1954 cho đến nay thực sự vẫn chưa được giới
giáo dục học đi đến thống nhất. Bản thân tác giả Phạm Thị Kim
Anh trong luận án tiến sĩ của mình [4] cũng khá dè dặt khi sử dụng khái
niệm sách giáo khoa đối với đối tượng sách này:
Phác qua một vài nét về SGK nói chung, SGK lịch sử nói riêng ở nhà trường
Việt Nam trước năm 1954, chúng ta có thể kết luận rằng, tài liêu hoc tâp và
SG K ở nước ta đã có một lịch sử khá lâu. Ở m ốt V nghĩa nhắt đinh, nó ra đời
từ rất sớm, trong thời kỳ đầu xây dựng nền độc lập dân tộc. Nhưng SGK được
biên soạn một cách có hệ ứiống, toàn diện, theo quan điểm của Đảng ta lại ra
đời khá muộn trong nhà trường phổ thông Việt Nam. Phải hơn 10 năm sau, kể
từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời chúng ta mới có điều kiện để
biên soạn SGK. [4, tr.29]

Các tác giả Từ điển vãn hóa giáo dục ừong khi định nghĩa về
những cuốn sách liên quan đến đề tài cũng không đi đến một sự thống
nhất, khi thì gọi là “sách dạy”, khi thì gọi là “sách giáo khoa”. Tuy nhiên,
các tác giả có xu hướng khu biệt những loại sách được biên soạn những
8


NGUYỄN THỊ HƯỜNG


năm đầu thế kỷ XX với những loại sách biên soạn trước thế kỷ XX.
Những sách được biên soạn đầu thế kỷ XX được gọi là “giáo khoa thư”
hay “sách giáo khoa”. Còn các sách biên soạn trước thế kỷ XX thường
được gọi là “sách dạy”. Riêng trường hợp Bùi gia huấn hài lại gọi là
“sách giáo khoa”. Dưới đây là một số trích dẫn:
Sách Bùi gia huấn hài: "'Sách giáo khoa do Bùi Dương Lịch soạn để thay thế
loại sách sử học ở Trang Quốc. Tác giả soạn ứiành văn vần mỗi câu 4 chữ, gồm
hai ngàn câu để dạy những điều cốt yếu về thiên nhiên, lịch sử nước ta, cốt để
thuận ứieo tính ứè mà dạ}'”. [195, tr.231]
Sách giáo khoa thư: Tên dùng clù các cuốn sách soạn cho học sinh tiểu học
những năm 20 của thế kỷ trước, ở các lớp Đồng Âu, Dự bị và Sơ đẳng (tương
đương với lớp 1, 2 ngày nay) gồm:

Sử kị’ giáo khoa thư
Cách trí giáo khoa thư
Luân lý giáo khoa thư
Ouốc văn giáo khoa thư
Vệ sinh giáo khoa thư
v.v... (và nhiều nữa)
Sách do Nha học chính Đông Dương công bố. Nhóm biên soạn gồm các ông
Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận. [195, tr.237]
Sách Khải đồng thuyết Itớc: Của Phạm Vọng (cử nhân 1841) là sách dạy trẻ
em. Đây là cuốn sách vỡ lòng có nét đặc sắc riêng của giáo dục Việt Nam. Tựa
sách đề năm 1853, có Ngô Thế Vinh nhuận sắc, do nhà Linh Sơn tàng bản.
[195, tr.239]
Sách Sơ học vấn tân: Có nghĩa là bắt đầu hòi bến (học), tức là hỏi đường lối về

việc học. Sách gồm 270 câu, nhằm dạy những kiến thức bắt đầu cho người mới
học, v.v. [195, ữ.245]
Sách Trung học Việt sử toát yểu: Sách giáo khoa lịch sử, soạn cho bậc trung học,
chép từ đòi Hùng Vương đến thế kỷ XX, có nói cả tình hình Pháp đã áp dụng chính
sách bào hộ như thế nào. Sách do Ngô Giáp Đậu soạn năm 1911 có lời tựa của
Đoàn Triển, Phạm Văn Thụ và Cao Xuân Dục. [195, tr.249]
Sách Việt sử tăn ước toàn biên: Do Hoàng Đạo Thành, cử nhân (1884) soạn, là
cuốn giáo khoa cho bậc tiểu học, v ề lịch sử Việt Nam từ đời Hùng Vương đến

CHƯƠNG 1

9


hết triều Lê, có phụ thêm triều Tây Sơn. Sách khắc cùng năm 1906, có bài tựa
của Đào Nguyên Phổ. [195, tr.250.]

Với tình hình chưa có sự thống nhất và khó phân định rạch ròi về
khái niệm đổi vói loại hình sách giảng dạy trước năm 1945 như vậy, ở
nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn khái niệm sách dạy hay sách giảng
dạy để tránh một số nhầm lẫn với khái niệm sách giáo khoa hiện nay và
để không bỏ sót những sách có tính chất giáo khoa.

1.1.1.2.
và chữ Nôm

Khái niệm sách dạy lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán

Sách dạy LSVN viết bằng chữ Hán và chữ Nôm nằm trong hệ
thống sách Hán Nôm dùng giảng dạy trong nền giáo dục Nho học Việt

Nam. Do Nhà nước phong kiến hầu như không có quy định chặt chẽ về
nội dung giảng dạy cũng như sách giáo khoa; cho nên, một khái niệm
về “sách giáo khoa” với đúng nghĩa của nó, chưa thể áp dụng trong giai
đoạn giáo dục Nho học. Tuy nhiên, có giáo dục thì phải có giáo khoa.
Các sách có tính chất giáo khoa trong giai đoạn này là chỉ loại sách
được soạn ra để giảng dạy học sinh và để học sinh sử dụng. Điều đó
cho thấy, khái niệm “sách dạy” ở đây, về m ặt chữ nghĩa là sự mô tả ý
nghĩa của hai từ “giáo khoa” .
Khi sử dụng khái niệm “sách dạy”, chúng tôi bao quát tất cả các
sách có tinh phố thông được dùng để giảng dạy (về lịch sử) tại các trường
công cũng như ở trường lớp tư thục và tư gia1. Đó là những sách:
-

Được biên soạn nhằm mục đích giảng dạy cho học trò về LSVN.

-

Được biên soạn để dạy học trò các kiến thức cơ bản trong đó có
kiến thức về LSVN.

-

Được Nhà nước chuyên sử dụng cho việc giảng dạy LSVN trong
trường học.

1
Hệ thống trường lóp của giáo dục Nho học được chia ra làm hai loại: trường
công và trường tư. Trường công bao gồm trường cấp huyện (đứng đầu là huấn đạo),
trường cấp phủ (đứng đầu là giáo thụ), trường cấp tỉnh (đứng đầu là đốc học) và cao nhất
là trường Quôc tù giám ở kinh đô do quan Tế tửu, Tư nghiệp đứng ra quàn lý. Trường tư

do các thầy đồ đứng ra tổ chức, giảng dạy, dạy tại tơ gia, hay tổ chức trường lóp quy mô,
thường làng nào cũng có.

10

NGUYỄN THỊ HƯỜNG


Như vậy, khái niệm sách dạy LSVN viết bằng chữ Hán và chữ
Nôm trong nghiên cứu này nhấn mạnh đến tính phổ thông, phổ cập trong
phạm vi sử dụng và tính chuyên môn, tính chính thống trong mục đích
biên soạn. Vì thế, các loại sách bao gồm: sách diễn ca lịch sử, các tập thơ
vịnh sử và các bộ chính sử lớn như Khâm định Việt sử thông giám cưcmg
mục, Quốc triều sử toát yếu (tiền biên và chính biên), v .v .. .mà triều đình
ban cấp cho giám sinh trường Quốc tủ giám để nghiên cứu và học tập
không được chúng tôi đề cập đến.
Có thể thấy, trong giai đoạn giáo dục Nho học truyền thống, lịch
sử Việt Nam không phải là chủ đề được quan tâm thích đáng2. Việc biên
soạn sách dạy LSVN do đó cũng không có những bước tiến đáng kể.
Muốn tìm hiểu về lịch sử Việt Nam, học trò và các nhà Nho chủ yếu tham
khảo các tập diễn ca lịch sử, các bài thơ vịnh sử, các bản tóm tắt lịch sử
lưu truyền trong dân gian; một số ít được tiếp cận tài liệu chính sử. Tuy
nhiên, các sách diễn ca lịch sử, các tập thơ vịnh sử không phải sách
chuyên dùng để dạy học trong các trường lớp tư thục và công lập. Chúng
là những tác phẩm văn học có nội dung lịch sử, có giá trị về văn học nhiều
hơn là sử học và giáo dục học. Còn các bộ chính sử bên cạnh tính hàn lâm,
đối tượng sử dụng hẹp3 thì tính chuyên môn trong dạy và học lịch sử
không cao. Giá trị của chúng thiên về khoa học và chính trị hơn là giáo
dục. Những bộ chính sử như Đại Việt sử ký toàn thư, Khăm định Việt sử
thông giám cương mục, Quốc tìiều sử toát yến (tiền biên và chính

biên),... không chỉ có ý nghĩa học thuật mà còn có ý nghĩa chính trị4. Mục
đích biên soạn của chúng không giống với những bộ sách có tính chất
giáo khoa, chúng chủ yếu được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho học
tập và nghiên cứu trong phạm vi rất hẹp. Do vậy, trong nghiên cứu này,

2 Điều này sẽ được chứng tôi trình bày kỹ hơn ở mục 1.1.2.
3 Theo nhận xét của tác giả Ch. B. Maybon thi chúng là những sách “khó kiếm lắm,
chẳng có mấy người An-nam được xem, mà cũng chẳng có mấy người được trông thấy sách
ấy” [113, tr.i-iii],
4 Trong bài dẫn sách Đại Việt sử ký tục biên, A.3/1, tr.37, có đoạn viết như sau:
W $ . ị ỉ Ẳ m ì W - % ế Ì Ẽ % Ì J - ~ - ' ÍV Ì.Ế . - Vì sao m àlàm quốc sử?
Vì sử chủ yểu là để ghi chép sự việc. Có chính sự một đời tất phải có sử của một đời. ”
[43, tr.96]

CHƯƠNG 1

11


×