Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

BÀI THU HOẠCH THĂNG HẠNG III lên hạng II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.19 KB, 20 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LỚP BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH
NGHỀ NGHIỆPGIÁO VIÊN MẦM NON HẠNG II

BỒI DƯỠNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ
BÀI THU HOẠCH CUỐI KHÓA
ĐỀ TÀI SỐ: 10
TÊN ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI NỘI DUNG VÀ HÌNH
THỨC HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG TRẺ TẠI TRƯỜNG ANH
(CHỊ) ĐANG CÔNG TÁC

Đánh giá kết quả thu hoạch

Họ và tên: TRƯƠNG THỊ THUẬN
Ngày sinh: 08/07/1990

Điểm bằng số: …………………………….

Đơn vị công tác: Trường mầm non Phú Thuận
Điện thoại: 0773554706

Điểm bằng chữ: ……………….
Cán bộ chấm 1:………………..
…………………………………

Phú Thuận, ngày 15 tháng 12 năm 2018




I. MỞ ĐẦU
- Lí do tham gia khóa bồi dưỡng:
* Bản thân là một giáo viên mầm non mới vào nghành và tuổi đời công tác được 6 năm ,
theo các thông tư , quyết định thì bản thân đã đủ điều kiện để thăng hạng chức danh nghề
nghiệp từ hạng 3 lên chức danh hạng 2 nhưng tôi rất mong muốn tham gia khóa học bồi
dưỡng bởi lẽ:
+ Thứ nhất : các chuyên đề đều có thể cung cấp cho tôi nhiều kiến thức và sự hiểu
biết cũng như kinh nghiệm quý báu trong công tác chăm sóc - nuôi dưỡng – giáo dục trẻ
ở trường và đặc biệt để nâng cao tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân,nên tôi
đã đăng ký tham gia khóa học “Bồi bưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên
hạng II”.
+Thứ hai tham gia khóa học sẽ giúp tôi nâng cao trình độ đào tạo,đồng thời qua
khóa học bổ sung những kiến thức và cập nhật được những thông tin mới nhất về chương
trình giáo dục mầm non hiện hành .
+ Thứ ba tham gia khóa học vì bản thân thấy kinh nghiệm chưa nhiều, chuyên môn
còn hạn chế còn một số những vướng mắc băn khoăn trong quá trình dạy học mà bản
thân đang gặp phải và mong muốn được giải quyết như xử lý xung đột giữa giáo viên và
cha mẹ trẻ, giữa trẻ và trẻ , giữa đồng nghiệp với nhau, cách sinh hoạt chuyên môn mới,
không gây nhàm chán, nặng nề áp đặt cho giáo viên, đạo đức nhà giáo trong việc giải
quyết vấn đề ở nhà trường và trong lớp đang giảng dạy…Khi tham gia lớp học bản thân
tôi cảm thấy những chuyên đề đều có ý nghĩa và cung cấp cho tôi nhiều kiến thức và sự
hiểu biết cũng như kinh nghiệm quý báu trong công tác chăm sóc - nuôi dưỡng – giáo
dục trẻ ở trường .
+ Sau khóa học cũng như kết thúc chương trình đào tạo bản thân cũng như các đồng
nghiệp mong muốn được Bộ Giáo Dục và đào tạo, Sở Nội vụ Tỉnh TT Huế và các Phòng
GD huyện có các chính sách, quyết định thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng 3
lên chức danh hạng 2 cho tất cả các Giáo viên ( đặc biệt là giáo viên đủ điều kiện)


- Đề tài: 10

Tên đề tài: Thực trạng và biện pháp đổi mới nội dung và hình thức hoạt đông chăm
sóc ,nuôi dưỡng trẻ tại trường anh (chị ) đang công tác
- Các nhiệm vụ đặt ra cho bản thân:
+Về lí thuyết: Cần nắm chắc nội dung, kiến thức của đề tài.Từ đó xác định, thực trạng
và biện pháp đổi mới nội dung và hình thức hoạt động chăm sóc ,nuôi dưỡng trẻ tại
trường để viết thu hoạch.
+Kĩ năng:
 Cần biên soạn , nội dung, chương trình phù hợp, cụ thể, rõ ràng, chi tiết.
 Nắm chắc phương pháp truyền đạt.
 Sử dụng ngôn ngữ giao tiếp trong các môi trường hoạt động phù hợp với độ tuổi.
- Dự kiến nội dung thu hoạch:
 Phần 1: Kết quả thu hoạch sau khi tham gia khóa bồi dưỡng.
 Phần 2: Kết quả hoạt động của bản thân sau khóa bồi dưỡng .
 Phần 3: Kết luận và kiến nghị.
II. NỘI DUNG
PHẦN I: KẾT QUẢ THU HOẠCH SAU KHI THAM GIA KHÓA BỒI DƯỠNG
1. Giới thiệu khái quát về các chuyên đề học tập:
- Lớp học “Bồi bưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II”
sau một thời gian học tập, tôi đã được học được 11chuyên đề của các thầy cô giáo là
Giảng viên chính ở trường ĐHSP Huế và quý thầy cô trưởng đầu nghành và là lãnh đạo
Sở GD - ĐT. Qua quá trình học tập và nghiên cứu cũng như sự hướng dẫn, truyền đạt
của các thầy, cô giáo phụ trách giảng dạy, chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức
danh nghề nghiệp giáo viên mầm non ở hạng II, tôi được học các chuyên đề như sau:
Phần 1: Kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước và các kỹ năng chung.


* Tên học phần:
1. Kỹ năng tạo động lực cho giáo viên mầm non.
2. Giáo dục mầm non trong xu thế đổi mới.
3. Quyết định hành chính nhà nước.

4. Quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường.
Phần 2: Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp.
* Tên học phần:
1. Kỹ năng quản lý xung đột.
2. Kiểm định chất lượng giaó dục và đánh giá ngoài trường mầm non.
3. Xây dựng nhà trường thành cộng đồng học tập.
4. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong GDMN.
5. Ký năng biên soạn tài liệu về GDMN.
6. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn phát triển năng lực nghề nghiệp dưới hình thức “ “
nghiêng cứu bài học”.
7. Đạo đức của cán bộ quản lý trong giải quyết các vấn đề ở nhà trường mầm non và
cộng đồng.
Phần 3: Tìm hiểu thực tế và viết bài thu hoạch.
1. Tìm hiểu thực tế.
2. Hướng dẫn viết bài thu hoạch.
3. Viết bài thu hoạch.
2.Kết quả thu hoạch về lý luận/lý thuyết,qua chuyên đề : “Thực trạng và biện pháp
đổi mới nội dung và hình thức hoạt động chăm sóc ,nuôi dưỡng trẻ tại trường tôi đang
công tác”


I.Thực trạng tình hình chung của trường:
a. Thuận lợi:
- Được sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự chỉ đạo
sâu sát của Phòng Giáo Dục- Đào Tạo huyện Phú Vang, sự quan tâm của các ban nghành
đoàn thể, các thôn. Ngoài ra, trường luôn được Ban đại diện cha mẹ trẻ quan tâm hỗ trợ
mọi mặt tạo điều kiện giúp nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục trẻ
- Đội ngũ giáo viên có trình độ và năng lực công tác, yêu nghề mến trẻ, đoàn kết,
có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức học tập, rèn luyện vươn lêntrong thực hiện nhiệm
vụ được giao.

- Địa điểm trường đóng 2 cơ sở nằm trên hai thôn trên địa bàn xã Phú Thuận, có
nhiều cấp học, nhiều cơ quan ban ngành nên thuận tiện cho công tác tuyển sinh và huy
động trẻ ra lớp.
- Sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa Ban Giám hiệu nhà trường với Công đoàn,
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh, có nhiều hoạt động hỗ
trợ tích cực cho công tác chuyên môn.
b. Khó khăn:
- Mặc dầu hằng năm tỉ lệ trẻ trong độ tuổi mầm non được huy động đến trường
năm sau cao hơn năm trước, nhưng tỉ lệ vẫn chưa đảm bảo theo chỉ tiêu của nghành đề
ra. Lý do: lớp Nhà trẻ cơ sở Hòa Duân bị xuống cấp trầm trọng nên phải cho cháu học
lớp ghép.
- Một số giáo viên trẻ chất lượng ngày công, giờ công chưa cao do chế độ thai sản,
con ốm mẹ nghỉ; chưa chịu khó tìm tòi học hỏi trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục
phù hợp với điều kiện, khả năng, nhu cầu của trẻ độ tuổi mình phụ trách; tổ chức các
hoạt động CS – ND – GD còn rập khuôn, máy móc, chưa linh hoạt sáng tạo.
- Một số giáo viên lớn tuổi ý thức tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ
còn hạn chế nên việc cập nhật công nghệ thông tin, đổi mới về phương pháp dạy học
chưa cao, chưa linh hoạt.


* Biện pháp:
- Giáo viên tại mỗi khối lớp duy trì số trẻ, đảm bảo tỷ lệ chuyên cần, thực hiện
nghiêm túc chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ, theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ hàng
ngày qua giao tiếp với trẻ và phụ huynh; đảm bảo chăm cho trẻ ăn hết suất, ngủ đủ giấc;
phòng tránh các bệnh theo mùa cho trẻ; đảm bảo an toàn tuyệt đối khi trẻ đến trường.
- Giáo viên tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của từng trẻ để cùng phối hợp, tuyên truyền
với bố mẹ trẻ trong việc chăm sóc sức khỏe, nuôi dưỡng trẻ đảm bảo tính khoa học.
- Giáo viên tại các lớp đánh giá đúng thực chất tỷ lệ chuyên cần của trẻ, tìm hiểu lý
do khi trẻ không đến lớp, phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh có biện pháp chăm sóc trẻ
khi trẻ khỏi ốm đi học trở lại.

- Tích cực xây dựng môi trường thân thiện, tạo cho trẻ không khí thoải mái, cảm giác
an toàn về thể chất cũng như tinh thần khi trẻ đến trường.
II. Biện pháp đổi mới nội dung và hình thức hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng
trẻ tại trường đang công tác
1. Nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ:
a) Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ:
- Tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 505/CT-BGDĐT ngày 20/02 /
2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong
các cơ sở giáo dục; văn bản chỉ đạo các cấp về ngăn ngừa, phòng chống dịch bệnh, ngộ
độc thực phẩm và đảm bảo an toàn trong trường học.
- Đẩy mạnh xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, đảm bảo an toàn tuyệt đối về
thể chất và tinh thần cho trẻ trong mọi hoạt động ở trường.
- Tăng cường rà soát, quy hoạch lại khuôn viên, vườn trường đảm bảo an toàn tuyệt
đối cho trẻ; có kế hoạch duy tu bảo dưỡng CSVC, trang thiết bị bên trong và bên ngoài
nhóm lớp, giảm thiểu tối đa những thiết bị có nguy cơ gây nguy hiểm cho trẻ.


- Tham mưu lãnh đạo cấp trên khảo sát xây dựng 1 phòng học của lớp Nhà trẻ cơ sở
Hòa Duân để giải quyết tình trạng lớp học ghép, học tạm tại các phòng chức năng của
nhà trường.
- Thực hiện nghiêm túc Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/04/2010 của Bộ
trưởng Bộ GD&ĐT quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn
thương tích trong trường mầm non, kịp thời phát hiện các yếu tố nguy cơ gây mất an toàn
cho trẻ và chỉ đạo các biện pháp khắc phục.
b) Nâng cao chất lượng công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe:
- Tổ chức tốt hoạt động nuôi dưỡng trẻ tại trường. Xây dựng chế độ ăn cân đối,
phong phú, đa dạng, hợp lý, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo quy định tại Thông tư số
28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc sửa đổi, bổ
sung một số nội dung của Chương trình GDMN và Quyết định số 777/QĐ-BGDĐT ngày
14/03/2017 về Điều chỉnh Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ

trưởng Bộ GD&ĐT.
- Tiếp tục sử dụng có hiệu quả phần mềm trong việc xây dựng thực đơn, tính khẩu
phần ăn cho trẻ đồng thời rà soát, cập nhật các tiêu chuẩn về dinh dưỡng theo quy định
để cân đối nhu cầu năng lượng tại trường, tránh tình trạng thừa, thiếu năng lượng gây suy
dinh dưỡng (SDD) hoặc nguy cơ béo phì cho trẻ.
- Thực hiện tốt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trong tất cả
các khâu từ tiếp phẩm, chế biến, phân chia thức ăn, tổ chức bữa ăn cho trẻ trong ngày,…
quyết tâm không để xảy ra ngộ độc thực phẩm tại trường.
- Thực hiện nghiêm túc công tác Y tế trường học theo Thông tư liên tịch số
13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/05/2016 quy định về công tác y tế trong trường
học.
- Trẻ đến trường được kiểm tra sức khỏe theo định kỳ hai lần trong năm và được
đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng


- Nghiêm túc triển khai các biện pháp kiểm tra VSATTP; theo dõi công tác chăm sóc
sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, phòng chống SDD, thừa cân, béo phì cho trẻ tại
trường.
*Biện pháp:
- Tuyên truyền vận động phụ huynh nuôi con theo khoa học. Đảm bảo các bữa ăn của
trẻ ở nhà, ở trường đủ lượng, đủ chất, tạo không khí thoải mái giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn
hết xuất
- Chỉ đạo xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn và quá trình chế biến.
- Chỉ đạo các lớp thực hiện đúng chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
- Đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh( Tay- chân- miệng, sốt xuất huyết..)
- Tích cực tuyên truyền việc giáo dục vệ sinh cá nhân, chăm sóc nuôi dưỡng cho cha
mẹ trẻ và cộng đồng.
c. Đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục, nâng cao chất lượng thực hiện
Chương trình giáo dục mầm non:
* Biện pháp:

- Tổ chức quán triệt đến toàn thể CBGV về những nội dung sửa đổi, bổ sung của
Chương trình GDMN ban hành kèm theo Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày
30/12/2016 của Bộ GD&ĐT sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình GDMN
ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐTngày 25/7/2009của Bộ GD&ĐT;
Quyết định số 777/QĐ-BGDĐT ngày 14/03/2017 về Điều chỉnh Thông tư số
28/2016/TT-BGDĐTngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
- Trang bị đầy đủ tài liệu thực hiện chương trình cho 100% CBGV để nghiên cứu
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; Tạo điều kiện cho CBGV tham gia các lớp tập huấn
chuyên môn do sở, phòng GD&ĐT tổ chức.
- Tích hợp, lồng ghép hiệu quả các nội dung giáo dục kỹ năng sống phù hợp với lứa
tuổi trong các hoạt động hàng ngày cho trẻ theo chương trình GDMN (nhận thức về bản
thân, sự tự tin, tự lực, thực hiện những quy tắc an toàn thông thường, biết làm một số


việc đơn giản; hình thành và phát triển các kỹ năng xã hội cần thiết như thể hiện tình
cảm, biết chia sẻ, hợp tác, kiên trì, vượt khó; hình thành một số kỹ năng ứng xử phù hợp
với gia đình, cộng đồng, bạn bè và môi trường…).
- Đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục, chú trọng đổi mới tổ chức
môi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, tạo cơ hội cho trẻ được thực
hành khám phá, trải nghiệm và sáng tạo.
- Tăng cường xây dựng môi trường giao tiếp, môi trường chữ viết trong nhà trường,
tạo điều kiện để trẻ phát triển ngôn ngữ mọi lúc mọi nơi, phát triển kỹ năng giao tiếp cho
trẻ (lễ phép, lịch sự, tự tin, sử dụng ngôn ngữ mạch lạc, biểu cảm…). Chú trọng tổ chức
các hoạt động giáo dục phát triển cảm xúc thẩm mỹ, kỹ năng xã hội cho trẻ
- Đẩy mạnh đầu tư xây dựng “Trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, triển khai
thực hiện Kế hoạch số 326/KH-SGDĐT ngày 17/02/2017 của Sở GD&ĐT và Kế hoạch
số 580/KH-PGDĐT ngày 8/05/2017 của phòng GD&ĐT về việc triển khai chuyên đề
“Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoàn 2016 – 2020
- Tiếp tục nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề “Giáo dục phát triển vận động
cho trẻ trong trường mầm non”. Khai thác sử dụng hiệu quả các điều kiện về CSVC, môi

trường giáo dục của chuyên đề.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức CS-GD trẻ tại gia đình và cộng
đồng bằng các hình thức, biện pháp đa dạng, phong phú như bảng tin, đăng tải các bài
viết, hình ảnh hoạt động của cô và trẻ trên trang Website của trường…
- Thực hiện tốt các chính sách ưu tiên đối với trẻ khuyết tật, tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho trẻ khuyết tật tham gia vào các hoạt động của nhóm lớp, của nhà trường, đảm bảo
thực hiện giáo dục hòa nhập có chất lượng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giúp mọi
người, cộng đồng nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong việc bảo vệ, chăm sóc, giáo
dục trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, giúp trẻ có cơ hội thực hiện các
quyền của trẻ em và hòa nhập cộng đồng.


- Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn theo dõi, đánh giá sự phát triển của trẻ làm cơ sở
cho việc xây dựng và điều chỉnh kịp thời kế hoạch giáo dục phù hợp với sự phát triển của
trẻ, với tình hình thực tế ở địa phương. Tiếp tục sử dụng có hiệu quả Bộ chuẩn phát triển
trẻ em năm tuổi theo quy định tại Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 22/7/2010 của
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, đảm bảo đúng mục đích hỗ trợ thực hiện Chương trình GDMN,
nâng cao chất lượng chăm sóc – Giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1.
- Chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động cho trẻ, đặc biệt là hoạt động vui chơi phù
hợp với sự phát triển tâm lý lứa tuổi và yêu cầu nội dung, tăng cường rèn kỷ năng sống
cho trẻ. Tăng cường làm đồ dùng phục vụchuyên đề phát triển vận động
- Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra, dự giờ theo dõi các hoạt động để giúp đỡ các
giáo viên.
- Chỉ đạo các giáo viên có sự chuẩn bị tốt về giáo án, kế hoạch hoạt động đồ dùng phục
vụ cho hoạt động của cô và trẻ trước khi lên lớp.
-Cử cán bộ, giáo viên tham gia đầy đủ tất cả các lớp tập huấn do Sở GD & ĐT, Phòng
GD&ĐT tổ chức.
3. Kết quả thu hoạch về kĩ năng.
- Trẻ có kỹ năng giao tiếp với mọi người xung quanh.
- Mạnh dạn nêu ý kiến của mình khi tham gia vào các hoạt động . Biết cách tổ chức các

trò chơi cùng bạn.
- Được học và trải nghiệm nhiều qua các giờ chơi .
- Phát triển kỹ năng quan sát và ghi nhớ và nhanh nhẹn cho trẻ.
- Sau một thời gian học tập, các cô giáo không chỉ học tập những kiến thức về lý thuyết
mà còn học tập nhóm, rèn luyện và nâng cao những kĩ năng cần thiết cho bản thân mỗi
người giáo viên mầm non.


- Kĩ năng lĩnh hội và chia sẻ các vấn đề trong cuộc sống.
- Kĩ năng quản lí hoạt động tổ chuyên môn.
- Kĩ năng phát triển năng lực.
- Nắm bắt kiến thức cơ bản từ thấp đến cao.
4. Đánh giá về ý nghĩa, giá trị của hệ thống tri thức, kỹ năng thu nhận được sau
khóa bồi dưỡng.
- Giáo viên xác định được vấn những vấn đề cần đổi mới nắm bát kịp thời để chăm sóc –
nuôi dưỡng- giáo dục trẻ tốt.
- Giáo viên xác định được những vấn đề cần đổi mới.
- Giáo viên phải nắm bắt các kiến thức cơ bản cần truyền đạt cho trẻ.
- Giáo viên là người hướng lái còn trẻ là người chủ
- Luôn luôn cập nhật những vấn đề đổi mới có liên quan đến giáo dục để có biện pháp
dạy học phù hợp.
- Giáo viên phải có kiến thức đa dạng.
- Dạy học phải phát huy tính chủ động tích cực, lấy trẻ làm trung tâm trong mọi hoạt
động trong chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
PHẦN 2:KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA BẢN THÂN SAU KHÓA BỒI DƯỠNG
I.Yêu cầu nghề đối với bản thân
- Bản thân là giáo viên mầm non hiện đang công tác tại trường mầm non Phú Thuận,
huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế. Vào ngành năm 2012 đến nay được 6 năm. Năm học
2018 – 2019 được sự phân công, chỉ đạo của Ban Giám Hiệu nhà trường, hiện tôi đang
giảng dạy độ tuổi mẫu giáo 5- 6 tuổi. Với trách nhiệm là giáo viên cũng là người mẹ thứ

2 của trẻ tôi luôn thương yêu trẻ, luôn chăm sóc, dạy dỗ và luôn chấp hành tốt các nội
quy, quy chế của nghành chấp hành tốt chủ trương chính sách pháp luật của nhà nước.
Luôn nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo, gần gũi với đồng nghiệp, biết quan tâm và


học hỏi thêm kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ từ các đồng nghiệp, có tính cầu tiến
ham học hỏi để chuyên môn vững vàng hơn. Tham gia các công tác đoàn thể và các hội
thi của cấp trên và nhà trường phát động, công tác phối kết hợp với cha mẹ trẻ tốt. Đồng
thời đảm bảo công tác chuyên môn, hồ sơ sổ sách.
* Yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp đối với bản thân:
- Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân vì thế người
giáo viên phải có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn để thực hiện việc chăm
sóc - nuôi dưỡng - giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ,
hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một.
- Yêu nghề mến trẻ và tận tâm với nghề mầm non, có tinh thần trách nhiệm cao trong
công tác giảng dạy của mình.
- Biết xử lý các tình huống sư phạm , trẻ còn nhỏ luôn thích làm theo ý của mình mong
muốn, chưa biết đúng hay sai. Chính vì vậy, người giáo viên phải là người hướng lái cho
trẻ biết định hướng suy nghĩ đúng đắn cho trẻ.
- Nắm vững chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng kỹ xảo cần thiết khi thực hiện
các hoạt động giảng dạy có hiệu quả và chất lượng.
- Giáo viên không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn giúp cho trẻ có cách tiếp cận
các kiến thức rộng lớn bên ngoài nhà trường. Giáo viên và trẻ cần có sự thay đổi, hợp tác,
khám phá và sáng tạo.
- Giáo viên không chỉ thường xuyên kiểm tra, đánh giá về phuơng pháp học tập mà còn
động viên sự cố gắng, hứng thú học tập của trẻ trong quá trình dạy học
Nghề giáo viên mầm non với bao lo toan vất vả nhưng với lòng yêu nghề, mếm trẻ với
tinh thần trách nhiệm và luôn nghĩ đối với trẻ cô giáo như người mẹ thứ 2 cộng với
sựham học hỏi của bạn thân tôi tin mình sẽ là một người gíao viên mầm non được
chaGiáo viên mẹ trẻ tin tưởng giử con, được nhà trường tin tưởng và tạo mọi điều kiện

trong quá trình công tác, và đặc biệt luôn được trẻ yêu mếm và quý trọng , được các cấp
học nhìn nhận.


* Đánh giá hiệu quả của hoạt động của cá nhân trước khi tham gia khóa bồi dưỡng.
- Trước khi tham gia khóa bồi dưỡng, tôi là một giáo viên mầm non hạng 3.Trong quá
trình giảng dạy, được sự phân công của ban giám hiệu, trong nhiều năm qua bản thân
luôn phụ trách giảng dạy các cháu lớp mầu giáo 5- 6 tuổi và đạt được một số thành tích
cụ thể:
+ Lớp được đánh giá có chất lượng và cuối năm đều được xếp loại tốt.
+ Tham gia hội thi họa sĩ tí hon cấp trường đạt giải nhì
+ Tham gia làm đồ dùng đồ chơi cấp trường đạt giải Ba và cấp huyện đạt giải Nhất
+ Tham gia hội thi làm đồ dùng phát triển vận động cấp trường đạt giải nhất
+ Tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở đạt giải nhất..
+ Tham gia vào các hội thi nấu ăn ở nhà trường và hội thi cắm hoa… đều đạt giải cao.
+ Tham gia hội thi văn nghệ cấp xã được giải ba
+ Năm học 2016-2017 được công nhận Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.
+ Được Phòng giáo dục kiểm tra chuyên hằng năm cá nhân được xếp loại tốt.
* Kế hoạch hoạt động của các nhân sau khóa bồi dưỡng để đáp ứng chuẩn chức
danh nghề nghiệp hạng 2:
-Luôn biết chịu trách nhiệm về việc học và kiến thức của mình.
-Giúp người học biết tìm tòi ,học hỏi những điều mới mẻ qua việc tự học.
- Người học không chỉ học kiến thức từ thầy,mà còn từ chính mình và đồng nghiệp.
-Nội dung chương trình không bó hẹp trong khuôn khổ là những kiến thức cơ bản của
môn học mà đòi học người học phải tìm thêm tài liệu.
- Việc học không diễn ra theo một chiều mà đòi hỏi phải tham gia các hoạt động khác
nhau.


- Người học luôn ở vai trò chủ động.Sau quá trình bồi dưỡng bản thân tôi nhận ra rằng,

dạy học là một quá trình luôn cần được đổi mới. Cho nên, với trách nhiệm là giáo viên,
tôi nghĩ rằng,bản thân mình phải không ngừng học hỏi để đáp ứng trước những thay đổi
mà nền giáo dục đang đặt ra. Luôn luôn tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn.
Không ngừng học hỏi đồng nghiệp, trường bạn, sách báo, thầy cô để nâng cao chuyên
môn của mình ngày càng vững vàng đáp ứng với chương trình giáo dục mầm non đổi
mới hiện nay.
Phần 3: Kiến nghị và đề xuất.
1- Về nội dung:
Các giảng viên giảng dạy cho tôi đều là những cô và thầy có bề dạy kinh nghiệm
trong lĩnh vực các cô và thầy giảng dạy ngoài ra các giảng viên còn đưa ra liên hệ thực
tiễn cho tôi các ví dụ cụ thể và sát với chuyên đề mà tôi đang học , các giảng viên rất
gần gũi trao đổi bài học và chia sẽ kinh nghiệm về kiến thức chuyên nghành còn cho
chúng tôi những kiến thức các giảng viên thu nhặt từ các trường quốc tế các giảng viên
cũng nhiệt tình trình bày nội dung đầy đủ, tốt, bài giảng cập nhật thông tin, mang tính
thời sự nóng hiện nay, giúp ích rất tốt cho tôi nâng cao về nhận thức về kiến thức chuyên
nghành giúp tôi cũng cố lại được kiến thức và giúp tôi hiểu rõ hơn các sự đổi mới của
chương trình giáo dục mầm non hiện nay,biết rõ hơn không phải là lý thuyết nữa mà
những ví dụ từ trường bạn khiến tôi học hỏi và thu thập được rất nhiều kến thức chuyên
nghành cũng như soạn giáo án và lên tiết dạy.
Nhiều bài giảng minh họa bằng hình ảnh , bằng video rất thu hút , có tác dụng truyền đạt
hiệu quả nhanh nhất. Bài giảng có sự đầu tư, có chắt lọc không gây nhàm chán.
Khóa học này đã mang lại cho tôi nhiều kiến thức bổ ích về chuyên môn nghiệp vụ, tư
tưởng, quan điểm chính trị cũng như phương pháp giảng dạy, nắm bắt kịp thời những sự
đổi mới trong chương trình giáo dục mầm non,nội dung và hình thức sinh hoạt tổ chuyên
môn thiết thực , bổ ích.


Lớp học cung cấp cho tôi kiến thức và các kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao năng
lực chuyên môn, nghiệp vụ, phát triển năng lực nghề nghiệp nhằm đáp ứng tiêu chuẩn
chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II. Các giảng viên đã cập nhật được các

xu thế và tri thức phát triển giáo dục trên thế giới, cũng như chiến lược phát triển giáo
dục Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa; đặc biệt bài học của Tiến sĩ Nguyễn Thanh
Tâm giúp chúng tôi nắm vững và vận dụng sáng tạo trong tổ chức sinh hoạt chuyên môn
phát triển năng lực nghề nghiệp dưới hình thức nghiên cứu bài học, chúng tôi biết rõ vai
trò quan trọng của chuyên môn, nghiệp vụ, tạo được ảnh hưởng quan trọng đối với đồng
nghiệp, định hướng và dẫn dắt việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục ở các
trường Mầm Non.
- Bản thân rất hài lòng về nội dung cũng như chương trình đào tạo. Luôn luôn cập
nhật những vấn đề đổi mới có liên quan đến giáo dục để có biện pháp dạy học phù hợp.
Chương trình học phù hợp với đối tượng, đáp ứng được nhu cầu của người học. Nội
dung đào tạo, bồi dưỡng ứng dụng được vào thực tế . Việc phân bổ giữa lý thuyết và thực
tiễn phù hợp . Công tác tổ chức, phục vụ khóa học tốt. Giảng viên tham gia giảng dạy
nhiệt tình dễ hiểu, đầy tâm huyết. Phương pháp giảng dạy của giảng viên phù hợp . Đội
ngũ giảng viên là những thầy cô giáo có kinh nghiệm lâu năm trong ngành.
2- Về hình thức:
Trong khóa học này tôi nhận thấy được trường Đại học sư phạm Huế đã bố trí các
chuyên đề có sự thống nhất và hợp lý các chuyên đề có sự xen kẽ khác nhau, không gây
ra sự nhàm chán, nặng nề rèn được tính tự giác cho người học, và nên phân chia lớp ra
làm hai lớp học để chia nhỏ số lượng học viên ra để dễ tiếp thu bài học hơn, như thế sẽ
dễ kiểm soát, theo dõi và nhắc nhỡ, trường cũng nên đưa cho các giảng viên danh sách
học viên để điểm danh tạo sự công bằng cho các học viên đi học đều và thường xuyên.
Về các học viên tham gia lớp bồi dưỡng thì trường đã có sự chọn lọc danh sách
dựa trên các tiêu chí do từng đơn vị quy định, không để giáo viên đi đồng loạt để rồi học


giữa chừng thấy mình không đủ điều kiện lại nghĩ ngang mất trật tự và ảnh hưởng đến
lớp học cũng như giảng viên giảng dạy.
Về trường nên tổ chức các chuyên đề thêm thời gian để cho học viên có thể thưc
hành trực tiếp trên lớp để những học viên như Tôi có thể trao đổi với các trường bạn học
hỏi thêm kinh nghiệm từ các trường .

Ban cán sự được chọn một trường một người sẽ nắm bắt thông tin chính xác, dễ
dàng,, theo dõi cụ thể , giúp lớp trưởng cũng như giúp trung tâm quản lý lớp học một
cách hiệu quả hơn.
Cách thức tổ chức lớp học và quản lí lớp học tốt. Học viên tham gia tốt trong các
môn học.
3- Về phân công giáo viên giảng dạy
Lựa chọn giảng viên có uy tín, có bề dày kinh nghiệm trong giảng dạy, có phương
pháp truyền đạt dễ hiểu,ví dụ cụ thể gần gũi với thực tế của các trường mầm non hiện
nay
Tất cả những yếu tố ấy tạo ra sự thành công cho khóa học , giúp học viên chúng tôi bớt
đi sự nhàm chán căng thẳng,nặng nề rèn được tính tự giác cho học viên giúp học viên
cảm thấy thoải mái nhẹ nhàng khi tham gia khóa học này.
Chúng tôi cám ơn Trung tâm phát triển năng lực của trường Đại học sư phạm Huế
đã tạo điều kiên cơ sở vật chất, phòng học tốt nhất để chúng tôi hoàn thành khóa học này,
xin cám ơn tất cả các giảng viên giảng dạy, các thầy cô giáo của Trung tâm, Ban giám
hiệu Trường đại học sư phạm huế,và các thầy các cô ở Sở Giáo dục ,cùng các đội ngũ
cán bộ nhân viên ở phòng đào tạo rất tận tâm, nhiệt tình phục vụ tốt cho khóa học của
chúng tôi, mong rằng tinh thần ấy luôn phát huy cho những khóa học sau này.
3.2/ KIẾN NGHỊ

 Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo:


- Sau khi học xong khóa học tôi mong muốn sẽ sớm có kết quả về việc thăng
hạng chức danh về hình thức thi và thời gian địa điểm.
 Đối với trường Đại học sư phạm:
Bản thân tôi cảm thấy hài lòng về mọi mặt : từ việc bố trí phòng học, bố trí giáo
viên đứng lớp, nội dung bài giảng, hình thức kiểm tra, đi thực tế, viết thu hoạch, thái độ
của đội ngũ cán bộ nhân viên, giáo viên, lãnh đạo nhà trường.
Bản thân rất hài lòng về nội dung cũng như chương trình đào tạo. Chương trình học phù

hợp với đối tượng .Chương trình đáp ứng được nhu cầu của người học . Nội dung đào
tạo, bồi dưỡng ứng dụng được vào thực tế . Việc phân bổ giữa lý thuyết và thực tiễn phù
hợp . Phương pháp giảng dạy của giảng viên phù hợp . Công tác tổ chức, phục vụ khóa
học tốt .
* Đối với giảng viên hướng dẫn các chuyên đề:
- Giảng viên tham gia giảng dạy nhiệt tình,đầy tâm huyết. Tài liệu và những nội dung
giáo dục được đổi mới được giảng viên cung cấp cho người học kịp thời. Đội ngũ giảng
viên là những thầy cô giáo có kinh nghiệm lâu năm trong ngành.
Tôi xin cam đoan bài thu hoạch này là của bản thân tôi tự thu hoạch và tổng kết
lại, không sao chép từ bất cứ bài viết của ai, hay lấy từ trên mạng Internet.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. BGD&ĐT, Chương trình giáo dục mầm non, NXB Giáo dục Việt Nam
2. Trần Thị Thủy Thương Ngọc- Trần Viết Nhi (2017), Xây dựng nhà trường thành
cộng đồng học tập, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên mầm non hạng II, Đại học sư phạmĐại học Huế.
3. Kế hoạch triển khai nhiệm vụ năm học 2018-2019 của Trường Mầm non Phú Thuận.




×