Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

quản trị chiến lược công ty general motors

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 83 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
GENERAL MOTORS ( GM )

Giáo viên hướng dẫn: TS. VÕ QUANG TRÍ
Sinh viên thực hiện :
Đinh Thị Thùy Hương 42k25.2
Văn Thị Lan Hương

42k25.2

Triệu Thị Loan

42k25.2

Lê Thị Hải Nguyên

42K25.2

Trương Thị Ngọc Ánh 42k25.2

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2018


Quản trị chiến lược

MỤC LỤC
I. LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CHIẾN LƯỢC ...............................................................4


1. Giới thiệu công ty: ................................................................................................4
2. Lịch sử phát triển của công ty: .............................................................................4
3. Kết luận lịch sử:....................................................................................................6
II.
TƯ TƯỞNG QUA CÁC GIAI ĐOẠN .............................................................6
1. GIAI ĐOẠN 1908-2009 .......................................................................................6
1.1. Triết lý kinh doanh của Alfred P. Sloan ...........................................................6
1.2. Tư tưởng quản trị: .............................................................................................7
1.3. Tư tưởng chiến lược và mục tiêu hướng đến ....................................................7
2. GIAI ĐOẠN 2009 - NAY ....................................................................................9
2.1. Triết lý kinh doanh của bà Mary Barra .............................................................9
2.2. Tư tưởng quản trị: .............................................................................................9
2.3. Tư tưởng chiến lược: Chiến lược “phòng thủ lợi nhuận” ..............................10
III. SỨ MỆNH, VIỄN CẢNH...............................................................................10
1. Sứ mệnh: .............................................................................................................10
2. Viễn cảnh ............................................................................................................11
IV. PHÂN TÍCH THAY ĐỔI MÔI TRƯỜNG: ...................................................12
1. Giới hạn phạm vi chiến lược: .............................................................................12
1.1. Định nghĩa ngành ............................................................................................12
1.2. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................12
1.3. Giới hạn không gian ........................................................................................12
2. Những khuynh hướng thay đổi của yếu trong các thành phần môi trường ........13
2.1. Phân tích môi trường toàn cầu ........................................................................13
2.2. Phân tích môi trường quốc gia ........................................................................18
3. Phân tích ngành ..................................................................................................20
3.1. Mô tả ngành ....................................................................................................20
3.2. Phân tích hấp dẫn của ngành ...........................................................................22
3.2.1. Năm lực lượng cạnh tranh ...........................................................................22
3.2.2. Phân tích nhóm ngành: ................................................................................26
3.2.3. Phân tích chu kỳ ngành:...............................................................................29

3.2.4. Phân tích động thái cạnh tranh ....................................................................34
3.2.5. Phân tích các nhân tố then chốt ...................................................................40
3.2.6. Phân tích các lực lượng dẫn dắt sự thay đổi ................................................42
4. Tổng kết về cơ hội và đe dọa từ môi trường ......................................................43
4.1. Kết luận về ngành: ..........................................................................................43
4.2. Cơ hội, đe dọa từ môi trường: .........................................................................44
V.
PHÂN TÍCH QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC ......................................................45
1. Chiến lược cấp công ty .......................................................................................45
2. Chiến lược quốc tế ..............................................................................................50
3. Chiến lược chức năng .........................................................................................54
4. Chiến lược cấp kinh doanh: ................................................................................59
5. Thực thi chiến lược: ...........................................................................................62
5.1. Cơ cấu tổ chức ................................................................................................62
5.2. Hệ thống kiểm soát .........................................................................................62

Công ty GENERAL MOTORS

Trang 2


Quản trị chiến lược
5.3. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, sự phù hợp chiến lược.................................63
6. THÀNH TỰU CHIẾN LƯỢC ...........................................................................65
6.1. Thành tựu thị trường: ......................................................................................65
6.2. Thành tựu tài chính: ........................................................................................66
VI. Phân tích lợi thế cạnh tranh: ...........................................................................68
1. Bản chất của lợi thế cạnh tranh ..........................................................................68
1.1. Lợi nhuận biên và giá trị công ty ....................................................................68
1.2. Hoạt động vượt trội: ........................................................................................70

2. Nguồn gốc tạo lợi thế: ........................................................................................73
2.1. Phân tích chuỗi giá trị: ....................................................................................73
2.2. Phân tích nguồn lực, khả năng và năng lực cốt lõi .........................................76
VII. KẾT LUẬN: ....................................................................................................81

Công ty GENERAL MOTORS

Trang 3


Quản trị chiến lược

I. LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CHIẾN LƯỢC

1. Giới thiệu công ty:
General Motors (GM) là tập đoàn đa quốc gia tại Hoa Kỳ, đóng trụ sở ở
Detroit, tiểu bang Michigan. Được thành lập bởi William C. Durant vào ngày 16
tháng 9 năm 1908. Chuyên thiết kế, sản xuất, tiếp thị và phân phối xe, phụ tùng xe
và bán các dịch vụ tài chính. Đây đã là hãng sản xuất ô tô lớn nhất thế giới vào năm
2012. Đến năm 2009, đổi tên thành General Motors Company thay vì General
Motors Corporation như trước đây. Hãng sản xuất xe hơi và xe tải tại 34 quốc gia,
bán và cung cấp xe, dịch vụ ở 140 quốc gia các thương hiệu cốt lõi là Buick,
Cadillac, Chevrolet, GMC và một số thương hiệu khác.
2. Lịch sử phát triển của công ty:

Năm

Sự kiện nổi bật

1908-


• Công ty General Motors được thành lập dưới sự lãnh
đạo của William Durant.

1909

• Durant tăng quy mô của GM bằng cách mua lại công ty
Oldsmobile. Sau đó, ông tiếp tục mua Cadillac, Cartercar,
Elmore, Ewing và Oakland vào năm 1909, rồi Welch và
Rainier vào những năm 1910.
1918

Chevrolet trở thành một bộ phận của GM.

1923

General Motors bắt đầu kế hoạch bành trướng ra quốc tế,
bắt đầu bằng nhà máy tại Copenhagen (Đan Mạch)

1940

Trong thời kỳ chiến tranh thế giới, GM chuyển đổi một
số dây chuyền sang sản xuất máy bay, xe tăng và xe tải phục
vụ quân đồng minh. Nhà máy của GM tại Vauxhall (Anh)
được dùng để chế tạo xe tăng cho Thủ tướng Anh Churchill

Công ty GENERAL MOTORS

Trang 4



Quản trị chiến lược
1953

Hãng ra mắt xe thể thao đầu tiên, Chevrolet Corvette với
giá 3.498 USD. Năm tiếp sau đó đánh dấu chiếc xe hơi thứ 50
triệu của hãng.

1973

Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năng lượng, buộc
GM và các nhà sản xuất khác lao vào chế tạo những chiếc xe
nhỏ tết kiệm nhiên liệu

1998

GM suýt rơi xuống vực phá sản khi doanh thu sụt giảm
gây thua lỗ tới 4,45 tỷ USD.

2009

• Cổ đông của GM gây áp lực buộc hãng nộp hồ sơ xin
bảo hộ phá sản bằng cách từ chối chuyển đổi khoản nợ 27 tỷ
USD thành cổ phiếu.
• GM nổi lên sau khi phá sản 39 ngày, được gọi là
General Motors Company thay vì General Motors Corporation
như trước đây.

2011


GM thông báo rằng công ty đã kiếm được 4,7 tỷ USD
trong năm 2010, lợi nhuận đầu tiên kể từ năm 2004.

2012

Chính thức trở thành nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới.

2014

GM thu hồi gần 30 triệu xe trên toàn thế giới do lỗi công
tắc đánh lửa.

2018

Tiết lộ về xe tự trị, hoàn toàn tự động, không cần vô
lăng, chân ga và bàn đạp phanh.
Đồng thời ngừng sản xuất những chiếc xe hơi mà công
chúng không còn muốn sử dụng.

Công ty GENERAL MOTORS

Trang 5


Quản trị chiến lược
3. Kết luận lịch sử:
Quan điểm kinh doanh:
General Motors' enjoys a long tradition of accountability, integrity, and
transparency that has helped establish our reputation as a leader in corporate
responsibility. We place a high value on communicating clear, consistent, and

truthful information about our performance to our employees, suppliers, dealers,
investors, and customers. (Marry Barra)
Dịch: General Motors thích một truyền thống lâu đời về trách nhiệm, liêm
chính và minh bạch đã giúp thiết lập danh tiếng của chúng tôi như một nhà lãnh đạo
trong trách nhiệm của công ty. Chúng tôi đặt một giá trị cao trong việc truyền đạt
thông tin rõ ràng, nhất quán và trung thực về hiệu suất của chúng tôi tới nhân viên,
nhà cung cấp, đại lý, nhà đầu tư và khách hàng của chúng tôi.
( />
II. TƯ TƯỞNG QUA CÁC GIAI ĐOẠN
1. GIAI ĐOẠN 1908-2009

1.1.

Triết lý kinh doanh của Alfred P. Sloan
William C. Durant là nhà sáng
lập nên General Motors từ việc phát
triển sản xuất xe ngựa thành một công
ty sản xuất oto. Nhưng mà các chính
sách của ông lại không phù hợp để
quản trị General Motors trong những
năm đầu thành lập. Nên trong giai đoạn
sẽ chịu ảnh hưởng tư tường của Alfred
P. Sloan.

Sloan là một kỹ sư và người sản xuất có liên quan mật thiết với ngành công
nghiệp ô tô kể từ khi thành lập. Đến năm 1923 ông chính thức trở thành CEO của
General Motors và có những triết lý kinh doanh giúp GM phát triển trong những
năm đầu thành lập của thời kì chiến tranh.
Công ty GENERAL MOTORS


Trang 6


Quản trị chiến lược
“ Lợi nhuận có được từ bất cứ đơn vị kinh doanh nào mang tính phi thực tế
không phải là tiêu chuẩn đo lường thực sự cho các tiêu chí của đơn vị đó. Một đơn
vị đạt được doanh thu 100.000$/ năm có thể là đơn vị mang về lợi nhuận lớn đảm
bảo cho việc mở rộng và sử dụng nguồn vốn bổ sung hiệu quả. Mặc khác, một đơn
vi đạt doanh thu 10 triệu $ một năm có thể là một đơn vị không mang lại lợi nhuận,
không chỉ không đảm bảo việc mở rộng hơn nữa có thể dẫn đến việc thanh khoản
trừ khi đạt được lợi nhuận. Vì thế không nằm ở mức lợi nhuận cao bao nhiêu mà là
mối quan hệ giữa lợi nhuận đó với giá trị thực sự của nguồn vốn được đầu tư trong
đơn vị đó.” Alfred P. Sloan nói (https://nhung-nam-thang-cua-toi-o-general-motors)
Ông cho rằng mục tiêu của công ty trong thời kì đầu này là thu được lợi nhuận
trên đầu tư và nếu trong bất kì tình huống cụ thể nào, lợi nhuận về lâu về dài không
khiến doanh nghiệp thỏa mãn thì sai sót phải được sửa chữa và thay đổi cách thức
hoạt động.
1.2.

Tư tưởng quản trị:

Chính sách để lãnh đạo công ty trong giai đoạn này là chính sách phi tập
trung, chuyển hoạt động xuống các đơn vị con và đơn vị trung tâm nắm quyền kiểm
soát chung. Thiết lập các tiêu chuẩn, để đánh giá hiệu suất, cho đưa ra quyết định
lớn liên quan đến nhân sự, và để dự báo nhu cầu trong tương lai. Ở các nhà quản lý
bộ phận được trao quyền xử lý tất cả các khía cạnh của việc quản lý hoạt động và
nhân sự của họ, tuân theo quy trình xem xét tập trung. Ơ các nhà quản lý cấp cao
xác định các chiến lược tổng thể của họ, cũng tạo ra cơ cấu tổ chức, chỉ định từng
vai trò của bộ phận trong chiến lược tổ chức tổng thể và cung cấp hỗ trợ nhân viên
khi cần thiết để giúp đỡ các bộ phận thực hiện các mục tiêu của họ.

1.3.

Tư tưởng chiến lược và mục tiêu hướng đến

• Giai đoạn 1908-1940
Tư tưởng chiến lược: Dòng sản phẩm và mô hình thay đổi hàng năm
General Motors hướng đến sản xuất một dòng xe hơi mỗi khu vực mỗi giá, từ
mức giá thấp nhất lên đến một mức cao. Chính sách hướng đến là "chiếc xe cho mọi
ví tiền và mọi mục đích "
Công ty GENERAL MOTORS

Trang 7


Quản trị chiến lược
Mục tiêu hướng đến : Chiến lược phát triển đa dạng sản phẩm
So với đối thủ cạnh tranh ngay những năm đầu thành lập GM đã phát triển
nhiều dòng sản phẩm với nhiều phân khúc thị trường khác nhau để gây tiếng vang
của sản phẩm cho người tiêu dùng.
• Giai đoạn 1940 – 1970:
Tư tưởng chiến lược: Tạo ra sản phẩm ở đúng nơi vào đúng thời điểm và
đúng số lượng
Để đáp ứng những thách thức của thị trường, GM phải nhận ra những thay đổi
trong nhu cầu khách hàng và mong muốn đủ xa ở phía trước để có đúng sản phẩm ở
đúng nơi vào đúng thời điểm và đúng số lượng.
Phải cân bằng xu hướng ưu tiên so với nhiều thỏa hiệp vốn rất cần thiết để tạo
ra một sản phẩm cuối cùng vừa đáng tin cậy vừa đẹp, vừa hoạt động tốt vừa bán với
giá cạnh tranh trong khối lượng cần thiết. Và phải thiết kế, không chỉ những chiếc
xe công ty muốn tạo ra, mà quan trọng hơn, là những chiếc xe mà khách hàng của
công ty muốn mua.

Mục tiêu hướng đến: Cải tiến công nghệ để cạnh tranh
- Do thị trường liên tục mở rộng các sản phẩm và dịch vụ của ngành công
nghiệp khi sản xuất các sản phẩm ngày càng hữu ích hơn với giá thành liên tục giảm
nên cần phải cải tiến công nghệ, có sự hợp nhất trong quá trình sản xuất hàng loạt.
- Tập trung nguồn lực, công nghệ, tài chính và các năng lực cạnh tranh của
mình để có thể cạnh tranh với các đối thủ trong ngành.
• Giai đoạn 1970 – 2009
Tư tưởng chiến lược: Chiến lược cắt giảm chi phí
- Cắt giảm chi phí thực hiện đóng cửa các nhà máy, sa thải công nhân viên, để
giảm chi phí nguyên vật liệu, đơn giản hóa dòng sản phẩm, cắt giảm các giao dịch
đặc biệt do công ty đang trong giai đoạn khủng hoảng để thiết lập ngân sách tập
trung cho việc phát triển mẫu xe mới
- Khám phá lại tính kinh tế của quy mô trong kỹ thuật, sản xuất và tiếp thị,
phát triển những chiếc xe tốt hơn. Tuyển dụng lại tại một số nhà máy và cho một số
công việc kỹ thuật nhất định
Công ty GENERAL MOTORS

Trang 8


Quản trị chiến lược
Mục tiêu hướng đến: Đưa GM phát triển và giành lại được thị phần GM đã
mất.
2. GIAI ĐOẠN 2009 - NAY

Vào năm 2009 trước sự khủng hoảng tài chính nghiêm trọng với khoản nợ lên
đến 172,81 tỷ General Motors đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Dưới sự trợ giúp của
chính phủ General Motors đã nhận 15,4 tỷ USD viện trợ của chính phủ để vượt qua
giai đoạn khó khăn nhất của ngành công nghiệp ô tô. Công ty chủ trương thực hiện
giảm nợ trái phiếu, cắt giảm chi phí lao động và cơ cấu lại hoạt động của hãng để

đảm bảo yêu cầu cạnh tranh. Sau 39 ngày GM đã vực dậy sau vựt thẳm và phát triển
đến ngày hôm nay. Một trong các CEO định hướng tư tưởng để phát triển GM đến
nay là bà Mary Barra.
2.1.

Triết lý kinh doanh của bà Mary Barra

“Chúng tôi có tham vọng, tài năng và
công nghệ để tạo ra một thế giới không có sự
cố, không khí thải và không có sự tắc nghẽn”
/>
Bà Mary Barra cho rằng trong cuộc sống
phát triển hiện đại và mối quan tâm đến bảo vệ
môi trường như hiện nay GM hướng đến sản
xuất các dòng xe thân thiện với môi trường.

2.2.

Tư tưởng quản trị:

"Bạn cần đúng người, đúng văn hóa và chiến lược hợp lý. Để thực sự tuyệt
vời, công ty của bạn phải có sự đa dạng về ý nghĩ và sẵn sàng cộng tác một cách
tích cực".-bà Marry nói (theo bài phỏng vấn của trang CNN)
Áp dụng chính sách tuyển dụng nhân viên đa dạng về kĩ năng và thậm chí là
xuất thân của họ, để thực hiện vấn đề về bình đẳng giới. Quan tâm đến văn hóa
công ty, tạo môi trường làm việc thân thiện, luôn trao quyền nhiều hơn và truyền

Công ty GENERAL MOTORS

Trang 9



Quản trị chiến lược
cảm hứng cho mọi người để họ không ngừng theo đuổi mục tiêu của công ty một
cách toàn vẹn.
2.3.

Tư tưởng chiến lược: Chiến lược “phòng thủ lợi nhuận”

Khác với chiến lược mở rộng quy mô hoạt động ở các thời kì trước, bà Mary
Barra định hướng General Motors rút quân dần khỏi một số thị trường quốc tế lớn
trong đó có Nga, Ấn Độ, Nam Phi và một số nước châu Âu. Công ty chỉ muốn tập
trung vào các thị trường có tiềm năng cao, không quan tâm đến việc duy trì hoạt
động của GM trong bất cứ thị trường nào không sinh ra lợi nhuận, hoặc không gần
với mức sinh lợi mà GM mong muốn. Vì công ty không giành chiến thắng bằng
cách trở thành tất cả mọi thứ, cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi.
Mục tiêu hướng đến: đầu tư vào các mẫu xe mang lại lợi nhuận cao và phát
triển mảng xe điện và xe tự lái, các dòng xe thân thiện với môi trường.
III.

SỨ MỆNH, VIỄN CẢNH

1. Sứ mệnh:
"G.M. is a multinational corporation engaged in socially responsible
operations, worldwide. It is dedicated to provide products and services of such
quality that our customers will receive superior value while our employees and
business partners will share in our success and our stock-holders will receive a
sustained superior return on their investment."
Dịch: “GM là một tập đoàn đa quốc gia tham gia vào các hoạt động có trách
nhiệm xã hội, trên toàn thế giới. Công ty được dành riêng để cung cấp các sản

phẩm và dịch vụ có chất lượng như vậy để khách hàng của chúng tôi sẽ nhận được
giá trị vượt trội trong khi nhân viên và đối tác kinh doanh của chúng tôi sẽ chia sẻ
thành công của chúng tôi và những người nắm giữ cổ phiếu của chúng tôi sẽ nhận
được lợi nhuận vượt trội bền vững trên đầu tư của họ”
Tuyên bố sứ mệnh của General Motors thể hiện mục tiêu chiến lược của công
ty thiết lập các phương pháp cần thiết để thúc đẩy tổ chức hướng tới vị trí tương lai
mong muốn trong ngành công nghiệp ô tô trên toàn cầu. Các thành phần chính nằm
trong tuyên bố sứ mệnh của GM:
• Trách nhiệm
Công ty GENERAL MOTORS

Trang 10


Quản trị chiến lược
• Khách hàng
• Cổ đông và nhân viên
Hoạt động của công ty luôn quan niệm có trách nhiệm đến xã hội hỗ trợ các
mục tiêu tăng trưởng kinh doanh trong ngành công nghiệp ô tô toàn cầu dựa trên lợi
ích của các bên liên quan trong việc sản xuất, bán và sử dụng ô tô GM. Yếu tố tiếp
theo công ty hướng đến là kiếm được khách hàng trọn đời bằng cách xây dựng các
thương hiệu truyền cảm hứng cho niềm đam mê và lòng trung thành thông qua
không chỉ các công nghệ đột phá mà còn bằng cách phục vụ và cải thiện các dịch vụ
khách hàng, gia tăng lợi ích về giá cả sản phẩm, thiết kế và chất lượng. Tuyên bố sứ
mệnh yêu cầu General Motors phải nỗ lực để có được những khách hàng trung
thành.Cổ đông và nhân viên luôn được chia sẻ thành công của công ty, khuyến
khích tư duy và sự hợp tác đa dạng từ để tạo ra trải nghiệm tuyệt vời cho khách
hàng.
2. Viễn cảnh
"Over the past 100 years, GM has been a leader in the global automotive

industry. And the next 100 years will be no different. GM is committed to leading
the industry in alternative fuel propulsion."
"GM’s vision is to be the world leader in transportation products and related
services. We will earn our customers’ enthusiasm through continuous improvement
driven by the integrity, teamwork, and innovation of GM people."
Dịch: "Trong hơn 100 năm qua, GM đã dẫn đầu trong ngành công nghiệp ô tô
toàn cầu. Và 100 năm tới sẽ không khác. GM cam kết dẫn đầu ngành động cơ nhiên
liệu thay thế. "
"Tầm nhìn của GM là trở thành công ty hàng đầu thế giới về các sản phẩm
vận tải và các dịch vụ liên quan. Chúng tôi sẽ kiếm được khách hàng của mình, sự
nhiệt tình thông qua cải tiến liên tục được thúc đẩy bởi sự liêm chính, làm việc
nhóm và đổi mới của người GM. "
Tầm nhìn của công ty hướng đến là dẫn đầu về ngành công nghiệp ô tô, phát
triển các dòng xe nhiên liệu thay thế giúp bảo vệ môi trường. Thành phần đầu tiên
của tuyên bố tầm nhìn hướng dẫn các chiến lược của công ty hướng tới vị trí hàng
Công ty GENERAL MOTORS

Trang 11


Quản trị chiến lược
đầu trong ngành công nghiệp ô tô toàn cầu. Giữ vị trí như vậy là một thách thức vì
cạnh tranh gay gắt với các nhà sản xuất ô tô lớn khác. Tính năng thứ hai trong tuyên
bố tầm nhìn doanh nghiệp của General Motors cho thấy giá trị là nền tảng của sự
lãnh đạo mà công ty hướng tới.


Giá trị:

“ innovation – sustainability – teamwork – individual respect – responsibility”

• Đổi mới
• Bền vững
• Làm việc nhóm
• Tôn trọng cá nhân
• Trách nhiệm
Trong đó tính bền vững luôn được GM chú trọng và chọn đó làm giá trị cốt lõi
cho sự phát triển, đặt biệt trong các chiến lược kinh doanh toàn cầu.
IV.

PHÂN TÍCH THAY ĐỔI MÔI TRƯỜNG:

1. Giới hạn phạm vi chiến lược:
1.1.

Định nghĩa ngành

Ngành công nghiệp ô tô là một loạt các công ty và tổ chức tham gia vào thiết
kế , phát triển, sản xuất, tiếp thị và bán các loại xe bao gồm: xe ô tô chở khách và xe
tải nhẹ, xe bán tải, xe tải và xe thể thao đa dụng, xe thương mại (tức là xe tải giao
hàng và xe tải vận chuyển lớn, thường được gọi là semis).
1.2.

Thời gian nghiên cứu

Từ năm 2000 đến nay
1.3.

Giới hạn không gian

a.


Không gian toàn cầu:

Công ty GENERAL MOTORS

Trang 12


Quản trị chiến lược
Ngay từ khi thành lập GM
luôn luôn hướng đến là công ty
sản xuất ô tô hàng đầu thế giới.
Hãng này sản xuất xe hơi và xe tải
tại 34 quốc gia. Công ty phân bố
rộng khắp, bán và cung cấp xe
dịch vụ ở 140 quốc gia
⇒ Phạm vi nghiên cứu là
toàn cầu
a.

Không gian quốc gia

GM sản xuất và cung ứng ô tô trên toàn thế giới. Tuy nhiên thị trường chính
đem lại doanh thu cho GM là nước Mỹ- nơi công ty đặt trụ sở. Các chiến lược lớn
của công ty đều được giải quyết trên đất nước Mỹ và các biến động của nước Mỹ
đều ảnh hưởng đến hoạt động công ty
⇒ Phạm vi nghiên cứu môi trường quốc gia là Mỹ
2. Những khuynh hướng thay đổi của yếu trong các thành phần môi
trường
2.1.


Phân tích môi trường toàn cầu

a.

Chính trị

Hình thành các khối liên minh: liên minh các nước trong khu vực, khối liên
minh các khu vực, các hiệp định quốc tế về thương mại tự do: FTAS, ATIGA,
ACFTA – Trung Quốc, AJCEP – Nhật Bản, Liên minh Kinh tế Á- Âu (EEUVFTA), TPP.
Luật pháp và các quy định của chính phủ đã ảnh hưởng đến ngành công
nghiệp này về luật An toàn Giao thông và Xe cơ giới Quốc gia (Gale, 2004) , luật
kiểm soát và ô nhiễm không khí.
Yếu tố chính trị có ảnh hưởng nhiều đến ngành ô tô về các quy tắc và quy định
của các quốc gia với nhau về thuế xuất nhập khẩu, các rào cản thương mại.
Môi trường chính trị trên khắp thế giới đang thay đổi do các lực lượng toàn
cầu hóa, tự do hóa thương mại gia tăng là giảm các rào cản thương mại : hàng hóa
Công ty GENERAL MOTORS

Trang 13


Quản trị chiến lược
lưu thông dễ dàng hơn, ít thủ tục pháp lý, thời gian luân chuyển hàng hóa nhanh
hơn. Tuy nhiên các quy tắc nhập khẩu và thuế còn có sự khác nhau tùy vào từng
quốc gia trong ngành ô tô.
b.

Kinh tế


Thế giới đã trải qua thời kỳ suy thoái dẫn đến thu nhập khả dụng thấp hơn.
Một vấn đề nóng bỏng là giá xăng dầu thế giới biến động khó lường khiến cho cuộc
khủng hoảng lương thực, giá cả hàng hóa thêm trầm trọng đã làm tác động đến tâm
lý người tiêu dùng. Điều này đã tác động rất lớn đến ngành công nghiệp ô tô.


Năm 2008-2009: General Motors lượng tiêu thụ xe trong tháng 9/2008

tại Mỹ đã giảm 26,6% so với cùng kỳ năm 2007


Năm 2008-2009: Toyota lượng tiêu thụ xe trong năm 2009 tại Mỹ giảm

20% so với năm 2008


Năm 2010, hoạt động kinh tế đã trở lại trên toàn cầu và ngoài một vài thị

trường hầu hết đang chứng kiến hoạt động kinh tế tăng vọt. Các thị trường châu Á
đặc biệt chứng kiến sự tăng trưởng nhanh hơn. Theo nhận định của Quỹ Tiền tệ
quốc tế (IMF), kinh tế khu vực châu Á dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng bình quân
5,9%/năm.

Công ty GENERAL MOTORS

Trang 14


Quản trị chiến lược


(Sản lượng của 10 hãng xe lớn nhất toàn cầu năm 2013-2014)
Năm 2013, Toyota (bao gồm cả Daihatsu và Hino) bán ra tổng cộng 9,98 triệu
xe các loại, và là sản xuất ô tô số 1 thế giới, xếp trên General Motors (9,71 triệu
chiếc) và Volkswagen (9,7 triệu chiếc). Vị trí số 1 thế giới của năm 2014 chưa được
xác định khi cả Toyota và General Motors đều được cho là đã bán ra khoảng 10,2
triệu xe.

Theo thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô châu Âu (ACEA) vào năm
2013, Trung Quốc là nơi sản xuất nhiều xe du lịch nhất, với tỷ lệ lên tới 27,6%,

Công ty GENERAL MOTORS

Trang 15


Quản trị chiến lược
nhưng khu vực Bắc Mỹ vẫn đang dẫn đầu về sản lượng xe thương mại với tỷ lệ
43%.
c.

Xã hội:

Thị trường ngành ô tô chịu ảnh hưởng sâu sắc của các lực lượng xã hội.
- Ngành công nghiệp ô tô bị ảnh hưởng bởi xu hướng văn hóa – xã hội thay
đổi và sở thích của mọi người. Các nhà sản xuất xe phải áp dụng cho các lực lượng
này. Mỗi năm các mô hình mới được phát hành luôn ghi nhớ sở thích của mọi người
và phù hợp với sự thay đổi của xã hội. Hơn nữa, phong cách cụ thể được ưa thích
trong các nền văn hóa nhất định.
- Phân bố độ tuổi trong các nhóm khách hàng khác nhau cũng là một yếu tố
quan trọng mà các nhà sản xuất xe phải ghi nhớ trong khi nhắm mục tiêu vào người

tiêu dùng. Họ nên sản xuất phương tiện phù hợp độ tuổi, sở thích của các nhóm
khách hàng. Từ văn hóa đến phong cách và sở thích của mọi người cũng khác nhau.
Kết quả là trong khi một mô hình cụ thể sẽ bán trên thị trường, nó có thể không phổ
biến ở nơi khác

Công ty GENERAL MOTORS

Trang 16


Quản trị chiến lược
- Xu hướng xã hội cũng liên tục thay đổi ảnh hưởng đến sự phổ biến của các
thương hiệu và người đại diện thương hiệu. Thay đổi xu hướng đôi khi có thể làm
cho các mô hình trở nên cũ hay lỗi thời.
- Bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng không khí cũng là một yếu tố xã
hội quan trọng. Trong ngành công nghiệp ô tô, luật pháp và tiêu chuẩn của EU
nhằm giảm phát thải CO2 , NO2 và các hạt vật chất. khuyến khích về giảm tiếng ồn
và loại bỏ khí nhà kính flo hóa được sử dụng trong các hệ thống điều hòa không khí
di động.
Cuộc khảo sát được thực hiện bởi DuPont và Hiệp hội ngành công nghiệp ô tô:
“55% số người được hỏi nói rằng các phương tiện tiết kiệm nhiên liệu với tác
động môi trường giảm là rất quan trọng đối với người tiêu dùng. Bốn mươi mốt
phần trăm nói rằng sự an toàn được nâng cao và 37 phần trăm nói rằng sự thoải
mái và tiện lợi được cải thiện là rất quan trọng đối với người tiêu dùng.”
d.

Công nghệ

Công nghệ được ứng dụng ngày càng nhiều đã mở ra cho ngành công nghiệp ô
tô trên thế giới những tiến bộ vượt bậc, đáp ứng những nhu cầu ngày càng đa dạng

của người dùng.
• Công nghệ Hybrid:
Vấn đề về tiêu hao nhiên liệu và mức độ xả thải ra môi trường luôn khiến các
hãng xe phải đau đầu, đặc biệt là những quy định về khí thải đang ngày càng thắt
chặt. Công nghệ này sử dụng những ưu điểm của hai nguồn năng lượng, tạo ra hiệu
quả sử dụng năng lượng tốt hơn và khả năng vận hành mạnh mẽ hơn. Cơ chế hoạt
động của hệ thống Hybrid khi xe tăng tốc mô tơ điện và động cơ sẽ bổ sung năng
lượng điện từ ắc-quy, khi giảm tốc sẽ nạp ắc-quy và khi dừng xe động cơ sẽ tắt tự
động. Lợi ích của hệ thống Hybrid là cải thiện hiệu quả của động cơ cho khả năng
vận hành mạnh mẽ, nhưng mức tiêu hao nhiên liệu giảm được hơn 40%, độ phát
thải và CO2 cũng thấp hơn so với động cơ thông thường.
• Công nghệ in 3D:

Công ty GENERAL MOTORS

Trang 17


Quản trị chiến lược
Trong những năm gần đây, ứng dụng in 3D trong ngành công nghiệp ô tô đã
phát triển nhanh chóng. Dù là nhà sản xuất ô tô, nhà sản xuất linh kiện hay nhà cung
cấp dịch vụ hậu mãi, in 3D đã mở ra một lối tắt đổi mới nhanh hơn và hiệu quả hơn,
khiến doanh nghiệp không phải tuân theo các phương pháp sản xuất truyền thống.
Đầu tiên, in 3D có tốc độ nhanh hơn, chi phí thành phần thấp hơn và bảo mật
cao hơn. Thứ hai, lựa chọn vật liệu đa dạng, tính chất cơ học khác nhau và tạo mẫu
chức năng chính xác cho phép các nhà sản xuất sửa lỗi và cải thiện thiết kế bất cứ
lúc nào trong giai đoạn đầu, giảm thiểu chi phí lỗi. Các nhà lãnh đạo ngành ô tô
đang tận dụng công nghệ in 3D để tạo ra các mô hình bền, nguyên mẫu chức năng,
công cụ sản xuất và các bộ phận có khối lượng thấp trong doanh nghiệp, cho phép
các kỹ sư và nhà thiết kế ô tô tiến hành đánh giá thiết kế toàn diện trước khi đưa vào

sản xuất. Đồng thời, nó cũng giúp các công ty giảm đáng kể chi phí R & D và rút
ngắn thời gian tiếp cận thị trường.
2.2.

Phân tích môi trường quốc gia

a.

Chính trị

Chính phủ Mỹ đang thúc đẩy các phương tiện hoạt động giao thông công cộng
và lựa chọn thay thế các phương tiện khác bảo vệ môi trường . Đây là mối đe dọa
lớn cho ngành công nghiệp sản xuất ô tô. Bởi việc chính phủ Mỹ ưu tiên cho việc
phát triển giao thông công cộng sẽ có khả năng các khách hàng giảm việc mua ô tô
của GM. Ngoài ra thì các chính sách thuế mạnh mẽ cũng sẽ đe dọa đến ngành sản
xuất ô tô thông qua việc tăng thuế tiềm năng và giảm lợi nhuận.
Tuy nhiên tình hình chính trị kinh tế Mỹ ổn định đã tạo điều kiện cho các công
ty trong ngành có cơ hội phát triển. Do vậy, đây là cơ hội để cho ngành công nghiệp
sản xuất ô tô phát triển trong nước nhờ sự ổn định kinh tế.
Năm 2017 tập đoàn GM và Ford đã có những động thái chuyển đầu tư sản
xuất ô tô về Mỹ để tạo thêm cơ hội việc làm cho người Mỹ trong lĩnh vực điện và ô
tô tự lái. Vì trước đó tổng thống Mỹ Donald Trump đã có lời cảnh báo rằng sẽ đánh
thuế nhập khẩu nặng vào tập đoàn GM và Ford là 35% vì hai hãng xe này đầu tư tại
Mexico làm mất cơ hội việc làm của người Mỹ. Chính vì điều đó để đảm bảo cho

Công ty GENERAL MOTORS

Trang 18



Quản trị chiến lược
các người dân Mỹ có cơ hội việc làm và để đảm bảo mối đe dọa an ninh quốc gia về
việc xuất nhập khẩu cho nên việc tăng thuế mức nhập khẩu sẽ lên đến 25%.
=> Các chính sách thuế của tổng thống Donald Trump là mối đe dọa lớn đối
với ngành công nghiệp ô tô.
b.

Kinh tế

Cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ thế giới, bắt nguồn từ Mỹ, đang làm chấn
động ngành công nghiệp ô tô toàn cầu. Lượng xe tiêu thụ trong tháng 9/2008 tại Mỹ
đã giảm 26,6% so với cùng kỳ năm 2007. Ngoài vấn đề giá nhiên liệu cao, cuộc
khủng hoảng tiền tệ cũng khiến các nguồn vay bị thu hẹp và giá cổ phiếu giảm ảnh
hưởng mạnh tới các thị trường mới nổi, từ đó tác động trực tiếp đến chi tiêu của
người tiêu dùng. Giá nhiên liệu cao, cổ phiếu mất giá do khủng hoảng tiền tệ đã
"làm nguội" nhu cầu tiêu thụ của người Mỹ.
Sau 5 năm, các hãng sản xuất xe hơi tại Mỹ đưa ra báo cáo cho thấy doanh số
bán hàng tăng nhanh và lợi nhuận đạt mức kỷ lục sau chính sách cứu trợ của chính
phủ Mỹ vào năm 2009. Cổ phiếu GM chạm mốc cao kỷ lục 40,90 USD, cho ra mắt
tổng cộng 18 mẫu xe hoàn toàn mới hoặc được cải tiến vào năm 2013.Doanh số bán
ra của các dòng xe do hãng Toyota và Chrysler Group tăng 17,4%, Nissan tăng 19%
và Ford tăng 3%.

Công ty GENERAL MOTORS

Trang 19


Quản trị chiến lược
3. Phân tích ngành

3.1.

Mô tả ngành

(sản lượng ô tô trên toàn thế giới từ năm 2000 đến 2018 (tính bằng triệu xe))
Năm 2018, ngành công nghiệp ô tô quốc tế đã sản xuất khoảng 70,5 triệu xe ô
tô. Trên toàn thế giới, doanh số bán xe khách dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên khoảng 80
triệu chiếc vào năm 2019. Doanh số bán xe bắt đầu giảm mạnh trong cuộc khủng
hoảng kinh tế 2008-2009. Ngày nay, khối lượng ô tô bán ra đã trở lại mức trước
khủng hoảng nhờ nhu cầu gia tăng, đặc biệt là từ các thị trường châu Á. Trung Quốc
được xếp hạng là nhà sản xuất xe khách lớn nhất thế giới , đã sản xuất hơn 23,7
triệu xe trong năm 2018 và chiếm gần một phần ba sản lượng xe chở khách của thế
giới.
Một trong những công ty sản xuất xe hơi lớn nhất của Trung Quốc là liên
doanh giữa General Motors và SAIC Motor Corporation Limited, được gọi là
Shanghai General Motors Company Ltd hoặc đơn giản là Shanghai GM. GM sản
xuất và bán xe chở khách dưới nhãn hiệu Chevrolet và Cadillac, và một số dòng xe
khác. Bên cạnh việc sản xuất ô tô, công ty cũng sản xuất động cơ và hệ thống truyền
động. Doanh số bán hàng nội địa của Shanghai GM đạt hơn 1,7 triệu chiếc trong
năm 2015. Trong những thập kỷ qua, Trung Quốc đã nổi lên như một trong những
thị trường tăng trưởng chính của người chơi trong ngành công nghiệp ô tô toàn cầu,
với doanh số bán xe lên tới 23,7 triệu xe vào năm 2018.
Công ty GENERAL MOTORS

Trang 20


Quản trị chiến lược

(Số lượng xe được bán trên toàn thế giới từ 1990 đến 2019 (tính bằng triệu chiếc))


Cùng với sự phục hồi ngành công nghiệp ô tô ở Anh, Đức, Thụy Điển, Ba Lan
và các quốc gia thành viên khác của Liên minh châu Âu, dự báo nhu cầu ô tô từ
khách hàng ở châu Á sẽ bù đắp thành công con số tăng trưởng ở Hàn Quốc và Nhật
Bản, và giúp các nhà sản xuất ô tô bán được gần 80 triệu xe vào cuối năm 2019,
tăng từ mức trung bình dưới 55 triệu chiếc trong những năm từ 2000 đến 2015.
Trong bối cảnh có thể được mệnh danh là 'xe hơi đỉnh cao' tại các thị trường
phát triển, các nhà sản xuất ô tô đặc biệt quan tâm đến việc tăng cường sự phát triển
của thị trường châu Á để tăng doanh số bán xe trên toàn thế giới, nơi doanh số bán
xe chở khách đã tăng gấp đôi trong bảy năm qua. Từ năm 2008 đến năm 2016,
doanh số bán xe đã tăng lên ở Indonesia và Ấn Độ; Tại Trung Quốc, doanh số bán
xe đã tăng gấp bốn lần so với con số đáng kinh ngạc 28,9 triệu xe trong năm 2017.
Không chỉ là nhà sản xuất ô tô chính của châu Á, mà còn nổi lên là nhà sản xuất xe
hạng nhẹ số một.
Liên doanh Trung Quốc và các nhà sản xuất hàng đầu như General Motors hay
Volkswagen là một trong những nhà sản xuất xe khách hàng đầu tại Trung Quốc.
Dự kiến các nhà sản xuất ô tô sẽ thực hiện các chương trình đầu tư chưa từng có để
phát triển doanh nghiệp của họ không chỉ ở Trung Quốc và Ấn Độ, mà còn ở các thị

Công ty GENERAL MOTORS

Trang 21


Quản trị chiến lược
trường ASEAN mới nổi khác. Điều đó nói rằng, có khả năng sẽ có một đường cong
bão hòa tăng trưởng trong tất cả các thị trường này.

(tăng trưởng sản xuất xe toàn cầu từ 2013-2018, theo khu vực)
Thống kê này cho thấy sự thay đổi trong sản xuất xe trên toàn thế giới từ

2013-2018, với sự phân chia theo khu vực. Sản xuất xe cơ giới của Bắc Mỹ giảm
khoảng 0,2% trong năm 2018, so với năm trước. Nhà sản xuất ô tô hàng đầu của
Bắc Mỹ, General Motors, đứng thứ ba trong số các công ty xe hơi lớn nhất thế giới ,
về các đơn vị bán hàng toàn cầu.
3.2.

Phân tích hấp dẫn của ngành
3.2.1. Năm lực lượng cạnh tranh



Năng lực thương lượng của nhà cung cấp
Các mối đe dọa của nhà cung cấp cho ngành sản xuất ô tô là khá cao.

Chuỗi cung ứng trong ngành ô tô tạo nên một mối quan hệ phức tạp giữa các nhà
cung cấp và nhà sản xuất. Phương pháp sản xuất hiện đại, chẳng hạn như sản xuất
just-in-time ( đúng sản phẩm-với đúng số lượng- tại đúng nơi- vào đúng thời điểm
cần thiết), đòi hỏi sự hợp tác đầy đủ và hiệu quả từ nhiều công ty khác nhau. Vì vậy,
các đối thủ cạnh tranh trong ngành này cần phải có mối quan hệ mạnh mẽ với tất cả
các nhà cung cấp của họ để đảm bảo quá trình sản xuất được trôi chảy và thông
suốt. Chi phí chuyển đổi nhà cung cấp khá cao.
Công ty GENERAL MOTORS

Trang 22


Quản trị chiến lược
Một trong những yếu tố giúp công ty cạnh tranh với các công ty khác là khả
năng giảm chi phí. Vì vậy, các nhà cung cấp có thể từ chối làm việc với công ty
hoặc tăng giá các nguồn nguyên liệu đặc thù, độc đáo. Nhận thức được sự quan

trọng của vấn đề, General Motors mua nguyên vật liệu và các thành phẩm nhất định
và các bộ phận từ nhiều nhà cung cấp khác nhau. Hơn nữa, General Motors dựa trên
một số nhà cung cấp chính cho các mặt hàng và nguyên liệu sử dụng trong sản xuất
ô tô của mình. Khả năng có được nguồn nguyên liệu sao cho hiệu quả và tiết kiệm
chi phí phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một số yếu tố không nằm trong vòng kiểm soát
của General Motors, những yếu tố này bao gồm khả năng cung cấp liên tục và khả
năng cạnh tranh với các công ty khác để có được nguồn cung cấp. Nếu General
Motors mất một nhà cung cấp quan trọng, điều này có thể ảnh hưởng đến năng lực
và làm tăng chi phí.
Kết luận: Năng lực thương lượng của các nhà cung cấp cao.


Đe dọa của các sản phẩm thay thế

Hiện nay, các sản phẩm có thể thay thế cơ bản cho ô tô gồm: xe máy, xe đạp,
tàu điện ngầm, tàu hỏa, máy bay…
Mối đe dọa của những sản phẩm thay thế này tùy thuộc vào vị trí địa lý của
người tiêu dùng. Ví dụ ở những thành phố như New York, Chicago thì tàu điện
ngầm là phương tiện giao thông thuận tiện hơn cả. Còn ở những vùng cơ sở hạ tầng
chưa phát triển, đường phố còn nhỏ và hẹp thì sản phẩm thay thế ô tô có thể là xe
máy hoặc xe đạp. Bên cạnh đó, giá nhiên liệu tăng đã và đang đẩy một bộ phận
người tiêu dùng chuyển sang sử dụng giao thông công cộng.
Tuy nhiên, thực tế thì ô tô vẫn là phương tiện giao thông thuận tiện hơn cả, ô
tô có thể chở được nhiều người hơn xe máy và xe đạp, không bị phụ thuộc quá
nhiều như các phương tiện giao thông công cộng( tàu điện ngầm, xe buýt…). Đồng
thời, các nhà sản xuất hiện nay đang dần cải tiến công nghệ, chuyển sang sử dụng
những động cơ tiết kiệm nhiên liệu trên hầu hết các dòng xe
Kết luận: mối đe dọa của các sản phẩm thay thế là vừa phải.



Năng lực thương lượng của người mua

Người mua của ngành công nghiệp ô tô chủ yếu là mua xe đơn lẻ (mua với số
lượng ít). Tuy nhiên, có những tập đoàn và cơ quan chính phủ mua đội xe. Những
Công ty GENERAL MOTORS

Trang 23


Quản trị chiến lược
người mua như vậy đang ở trong một vị trí để mặc cả cho giá thấp hơn. Cho dù
người mua nhỏ hay lớn có thể dễ dàng chuyển sang một thương hiệu mới. Chi phí
liên quan đến việc chuyển sang một thương hiệu khác hoặc sang một phương thức
vận chuyển thay thế là không lớn. Người mua chủ yếu nhạy cảm về giá và sẽ
chuyển sang một thương hiệu khác cung cấp giá thấp hơn.
Người mua trong ngành công nghiệp ô tô có sức mạnh thương lượng vừa phải
vì hầu hết ô tô được tiêu chuẩn hóa. Tiêu chuẩn hóa trong ngành công nghiệp ô tô
một phần do các quy định của chính phủ và một phần do ngành công nghiệp sử
dụng tiêu chuẩn hóa để giảm chi phí vận hành. Tiêu chuẩn hóa đã góp phần vào sự
sẵn có của các dòng sản phẩm thay thế gần gũi trong ngành làm tăng sức mạnh của
người mua trong ngành đó. Chi phí giao dịch thấp cũng góp phần mang lại nhiều
sức mạnh hơn cho người mua. Vì chi phí giao dịch tương đối bằng 0 trong hầu hết
các trường hợp, người mua có thể dễ dàng chuyển sang một nhà sản xuất khác, điều
này làm tăng khả năng thương lượng của người mua.
Theo kịp với xu hướng nhu cầu sản phẩm là một chiến lược cạnh tranh quan
trọng. Khi người tiêu dùng muốn xe có động cơ tiết kiệm nhiên liệu hơn, sản xuất ô
tô đáp ứng với sự thay đổi trong nhu cầu nhanh nhất sẽ có một lợi thế hơn so với
đối thủ cạnh tranh. Chiếc xe là vật quan trọng trong mỗi gia đình, và người tiêu
dùng cần phải cảm thấy thoải mái khi chi tiêu một lượng tiền lớn mà họ đã vất vả
kiếm được. An toàn là vấn đề được chú ý trong những năm gần đây và đã trở thành

một chủ đề phổ biến trong các chiến dịch quảng cáo của các nhà sản xuất xe ô tô.
Người tiêu dùng luôn muốn chiếc xe an toàn thú vị, tiết kiệm nhiên liệu, bảo vệ môi
trường và chạy nhanh.
Kết luận: Năng lực thương lượng của người mua là cao


Nguy cơ của đối thủ cạnh tranh tiềm tàng:

Các rào cản gia nhập ngành thường gặp:
• Sự trung thành nhãn hiệu của khách hàng: Các thương hiệu xe hơi như
General Motors, Toyota, Ford, Hyundai .... đã gây tiếng vang thương hiệu của
mình, đạt được các thành tựu nhất định và tạo được lòng trung thành với khách
hàng. Vì thế các công ty mới gia nhập ngành khó có thể tạo thương hiệu, lòng trung
thành và giành thị phần.
Công ty GENERAL MOTORS

Trang 24


Quản trị chiến lược
• Lợi thế chi phí tuyệt đối: Đây được xem như là rào cản lớn nhất đối với các
công ty mới nhập cuộc bởi vì các công ty hiện tại có khả năng vận hành cũng như
kinh nghiệm sản xuất lâu năm. Chính vì thế họ có khả năng kiểm soát các yếu tố
đầu vào như nguyên liệu, máy móc thiết bị, nhân công một cách chặt chẽ và có hệ
thống hơn. Bên cạnh đó họ còn có các đối tác uy tín làm ăn lâu dài từ lâu đến nay và
lợi thế về thương hiệu nên công ty có thể tiếp cận với nguồn vốn vay rẻ hơn.
- Kinh tế theo quy mô: Với quy mô phát triển rộng rãi ra toàn cầu của các
thương hiệu nổi tiếng và mạng lưới kênh phân phối phát triển rộng khắp kết hợp với
nhà cung cấp từ các khu vực đã giúp việc sản xuất ở quy mô tối ưu giúp tiết kiệm
chi phí trên một đơn vị sản phẩm. Điều này gây khó khăn có các đối thủ có tiềm

năng gia nhập ngành.
Kết luận: Nguy cơ của đối thủ cạnh tranh tiềm tàng là thấp


Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành

Mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành ô tô này là rất cao, bởi vì có
rất nhiều các công ty trong ngành cung cấp nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Do
đó để giành được thị phần trong ngành ô tô thì phải giành được thị phần bằng cách
lấy nó từ đối thủ cạnh tranh của họ. Một trong những lý do khác có sự cạnh tranh
cao như vậy là do thiếu cơ hội để tạo sự khác biệt, vượt trội hơn so với các đối thủ
cạnh tranh trong ngành khác. Tất cả các công ty sản xuất ô tô, xe tải hoặc SUV, các
đối thủ cạnh tranh được so sánh với nhau liên tục về: Giá cả, chất lượng, độ bền và
nhiều khía cạnh khác của các nhà sản xuất khác nhau được các khách hàng xem xét
rất nhiều khi quyết định mua loại xe nào. Khi các nhà sản xuất khác nhau quảng cáo
sản phẩm của mình, họ thậm chí so sánh sản phẩm của họ với các đối thủ cạnh
tranh.
Ngành ô tô là ngành có rào cản rời ngành là cao, vì cần có nhiều vốn đầu tư
máy móc và tính chuyên môn dẫn đến chi phí cao. Cho nên chỉ cho những công ty
sản xuất ô tô lớn, mạnh mới có thể cạnh tranh được với nhau như Ford, Toyota,
Huyndai, Volkswagen chính vì vậy đây là đe dọa đối với GM trong việc cạnh tranh
với các đối thủ lớn như vậy.

Công ty GENERAL MOTORS

Trang 25


×