Tải bản đầy đủ (.pdf) (360 trang)

hội thảo NHỮNG vấn đề GIỚI và GIA ĐÌNH ở NAM bộ TRONG bối CẢNH TOÀN cầu hóa 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.67 MB, 360 trang )

BÁO CÁO ĐỀ DẪN HỘI THẢO
“ NHỮNG VẤN ĐỀ GIỚI VÀ GIA ĐÌNH Ở NAM BỘ
TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA”
PGS. TS. Trần Thị Kim Xuyến
PCT. Hội Xã hội học Việt Nam
Kính thưa quý vị đại biểu!
Từ khi giành được độc lập và khi thống nhất đất nước, đặc biệt sau thời kỳ đổi mới,
Việt Nam đó đạt được những bước tiến cơ bản trong việc nâng cao địa vị người phụ nữ, khắc
phục tình trạng bất bình đẳng giới. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn rất nhiều vấn đề mà đất
nuớc cần tiếp tục giải quyết để có thể đạt tới mức độ bình đẳng giới cao hơn.
Cùng với sự phát triển của đất nước, hàng loạt các chính sách kinh tế-xã hội quan
trọng được thi hành như phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, chính
sách giao đất lâu dài cho hộ nông dân, giảm biên chế độ hành chính các cấp, xoá bao cấp
trong y tế, giáo dục, văn hoáv.v..Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực đó lại nảy sinh
những khía cạnh tiêu cực như sự hạn chế trong tiếp cận với nguồn lực, không có tiếng nói, ít
được hưởng lợi trong phát triển mà phụ nữ và trẻ em thường là những người phải chịu nhiều
thiệt thòi. Do vậy, giải quyết mối quan hệ xã hội giữa hai giới nam và nữ, tiến tới mục tiêu
công bằng và phát triển bền vững đòi hỏi các nhà khoa học, các nhà làm chính sách và các
nhà hoạt động thực tế đặc biệt là những cán bộ phát triển cộng đồng và công tác xã hội cần
xem xét, nghiên cứu để có hướng giải quyết hữu hiệu nhất.
Kính thưa quý vị!
Chúng ta đang ở trong kỷ nguyên toàn cầu hóa. Nó đã đem lại cho mọi người nhiều cơ
hội nhưng kèm theo nó cũng nhiều thách thức. Cũng chính nó tạo ra nhiều nghịch lý trong sự
lựa chọn của con người. Không ít cá nhân, gia đình, thậm chí cả quốc gia đang dần thay đổi
để thích nghi với những bối cảnh đang biến đổi mà đôi khi vẫn phải ngoảnh nhìn lại để xem
những thay đổi đó có đáng hay không. Người ta muốn tồn tại, muốn bắt nhịp được với cuộc
sống, muốn theo kịp thời đại nhưng lại ngỡ ngàng trước những thay đổi của mình. Một quốc
gia vừa muốn tận dụng những cơ hội của sự hội nhập, của toàn cầu hóa để phát triển, vẫn biết
để làm được điều đó cần phải chấp nhận kinh tế thị truờng, chấp nhận sự cạnh tranh…những
lại vẫn muốn giữ một xã hội với những giá trị truyền thống, vốn được hình thành trong một
xã hội nông nghiệp, một cộng đồng mà Tonnies (1887, 1988) gọi là cộng đồng gắn bó


(Gemeinschaft). Đó chẳng phải là một nghịch lý sao? Và chúng ta sẽ thấy rằng, những nghịch
lý này đã và sẽ còn tiếp tục diễn ra Nó cũng sẽ được thể hiện trong mọi lĩnh vực và trên mọi
cấp độ khác nhau: cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội.
Hôn nhân và gia đình là thiết chế xã hội bao gồm hệ giá trị và chuẩn mực phù hợp với
từng xã hội cụ thể, đáp ứng những nhu cầu của cá nhân và xã hội. Trong quá trình công
nghiệp hóa – hiện đại hóa, hôn nhân, gia đình là tác nhân hết sức quan trọng cho sư ổn định
và phát triển xã hội, nhưng đồng thời, dù muốn dù không, chúng cũng chịu sự tác động của
những yếu tố biến đổi xã hội đó.
1


Hôm nay chúng ta tập trung ở đây để cùng nhau trao đổi về mặt học thuật và kinh
nghiệm nghiên cứu, tư vấn, những vấn đề trong công tác phát triển cộng đồng và tác nghiệp
công tác xã hội về lĩnh vực giới và gia đình trong bối cảnh hiện nay. Cám ơn các quý vị đã tới
tham dự hội thảo rất có ý nghĩa này.
Trong cuốn kỷ yếu mà quý vị cầm trên tay là tập hợp 40 báo cáo của các nhà nghiên
cứu và các giảng viên của các viện, trung tâm nghiên cứu và các cơ sở đào tạo khác nhau,
trong Nam và cả ngoài Bắc, trong đó có 10 bài viết về chủ đề lý luận chung về giới và gia
đình, 14 bài viết về chủ đề giới và 16 bài viết về chủ đề gia đình (tất nhiên sự phân định này
cũng chỉ mang tính tương đối). Các báo cáo đã đề cập tới các chủ đề liên quan tới các lĩnh
vực khác nhau của giới và gia đình. Cụ thể, bao gồm: những vấn đề trong giảng dạy về giới
(3 bài); về vai trò và sự xung đột vai trò (2 bài); Sự phân công lao động theo giới (7 bài);
Nhận thức và thực hành về bình đẳng giới (5 bài); giới và di dân (1 bài); Những vấn đề về
văn hóa, lối sống, mức sống của gia đình (6 bài); Những vấn đề chi phí cho giáo dục của gia
đình (2 bài); Những vấn đề về quan hệ vợ chồng trong gia đình (1 bài); những vấn đề về gia
đình của các nhóm yếu thế (Người cao tuổi, người dân tộc thiểu số, người nhập cư, trẻ chậm
phát triển) (5 bài); Những vấn đề về giá trị gia đình (2 bài); Lý luận và phương pháp luận
trong nghiên cứu giới và gia đình: (2 bài) … Đặc biệt, có những bài bài đề cập tới vấn đề giới
và gia đình trong công tác xã hội hay những vấn đề phúc lợi xã hội cho các cô dâu trong hôn
nhân xuyên quốc gia (2 bài)

Như vậy, những nội dung của các báo cáo đã bao phủ hầu hết các vấn đề đang diễn ra
trong gia đình và xã hội Việt Nam hiện nay. Những kết quả trong các báo cáo thể hiện tính
khoa học và ý nghĩa thực tiễn cao, rất đáng trân trọng. Những phát hiện từ các báo cáo có thể
giúp cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, những người làm công tác tuyên
truyền, đặc biệt là những người trực tiếp thực hiện công tác phổ biến kiến thức, tư vấn, tác
nghiệp về phát triển cộng đồng và công tác xã hội hiểu rõ hơn về các nhóm xã hội khác biệt,
đặc biệt là các nhóm yếu thế để đưa ra những nội dung và phương pháp làm việc với họ được
hiệu quả hơn, khắc phục tình trạng một chính sách, một cách làm rập khuôn cho các nhóm xã
hội khác nhau này.
Xin phép được nêu lên một số phát hiện được thể hiện trong các báo cáo với một số
lưu ý sau:
Thứ nhất, nhìn từ tiếp cận vĩ mô, một số báo cáo chỉ ra những vấn đề giới trong các
quyền theo luật định, chẳng hạn nhà nước ta muốn đảm bảo quyền cho người phụ nữ, tuy
nhiên, pháp luật thường có xu hướng bảo vệ cho phụ nữ hơn là việc bình đẳng hóa các cơ hội.
Hay đối với những vấn đề liên quan tới cơ chế thực hiện bình đẳng giới, họ nhấn mạnh,
những đề xướng về giới trong lập pháp và hỗ trợ xã hội thường được thực hiện từ trên xuống,
đã làm giảm đi vai trò của nhà nước trong sáng kiến về giới của mình.
Thứ hai, một số phát hiện mang tính nghịch lý nhưng rất thực tế là:
Vấn đề xã hội hóa các dịch vụ công trong bối cảnh kinh tế thị trường là đúng, nhưng
nó cũng để lại nhiều hệ quả. Chẳng hạn, việc tư nhân hóa các dịch vụ xã hội hay thị trường
hóa gia đình, dẫn tới những tình trạng mà nhiều báo cáo cũng phân tích sâu như những khác
biệt giới trong lĩnh vực ý tế, giáo dục và đào tạo…..trong chừng mực nào đó, có thể được coi
2


như những nguyên nhân sâu xa của sự bất bình đẳng trong cách đối xử với phụ nữ và trẻ em,
(bạo hành trong gia đình, điều kiện làm việc tồi tệ, vị trí thứ yếu của họ trong mối quan hệ với
nam giới v.v…) đã gây ra những áp lực xã hội đáng kể.
Vai trò của phụ nữ mở rộng hơn trong các hình thức kinh tế gia đình, các hoạt động
nghệ thuật, khoa học và quản lý, tuy nhiên điều này lại mâu thuẫn với những chuẩn mực

mang tính truyền thống, khiến cho không ít phụ nữ, đặc biệt những người trẻ tuổi bị rơi vào
trạng thái mâu thuẫn trong ứng xử xã hội của họ (thể hiện rất rõ trong các bài viết về định
hướng và lựa chọn nghề nghiệp, ứng xử trong gia đình giữa vợ và chồng, giữa họ với gia đình
và dòng họ, trong giáo dục con cái…) Hoặc nữa, áp lực của yếu tố truyền thống tới hành vi
sinh sản, đặc biệt giá trị của việc sinh con trai vẫn còn tạo áp lực đáng kể đến phụ nữ, khiến
họ phải tiếp tục sinh con trai trong điều kiện gia đình không thể hỗ trợ được.
Ở trong gia đình và ngoài xã hội, khuôn mẫu truyền thống còn chiếm ưu thế trong sự
phân công thị trường lao động, dẫn tới sự phân tầng nghề nghiệp theo giới. Hay vai trò kép
mà người phụ nữ đang đảm nhận đã tạo ra áp lực rất lớn cho người phụ nữ trong xã hội hiện
nay.Những đóng góp của phụ nữ vào công việc sản xuất nói lên vai trò của họ đã thay đổi tuy
nhiên, xã hội vẫn kỳ vọng phụ nữ phải tiếp tục một mình gánh vác những công việc tái sản
xuất trong gia đình. Điều này có mối quan hệ nhân quả tới sự hạn chế trong việc tiếp cận với
các nguồn lực và quyền ra quyết định của phụ nữ, đồng thời dẫn tới một thực tế mà nhiều báo
cáo nhấn mạnh: tỷ lệ gia đình có cơ cấu dân chủ thấp.
Những nghịch lý trong hôn nhân được thể hiện rất rõ nét trong quan niệm và thực hành
hôn nhân trong bối cảnh chuyển đổi xã hội: Sự khác biệt trong quan niệm người chồng/vợ lý
tưởng, về cách làm quen, về quan niệm về giá trị đạo đức, về trách nhiệm và nghĩa vụ; sự cân
bằng giữa cái chung và cái riêng của các gia đình hạt nhân và gia đình lớn của họ, về sự chia
sẻ và giữa riêng tư giữa các cặp vợ chồng v.v…
Những điều này khiến ta nhớ lại kết luận của báo báo tóm tắt tình hình giới ở Việt
Nam cách đây hơn 15 năm; “việc vật lộn với những mong muốn (đôi lúc mâu thuẫn với nhau)
đã tạo nên sức ép cho thế hệ trẻ nữ ở VN1. Với những phát hiện của các báo cáo, xem ra tình
hình hiện nay cũng không khá hơn nhiều.
Thứ ba, những phát hiện về sự chuyển đổi ý nghĩa của Hôn nhân và Gia đình theo
hướng chú ý đến cá nhân.Nếu trong xã hội truyền thống, ý nghĩa và quyền lực của hôn nhân
chủ yếu xoay quanh các nghĩa vụ xã hội thì dưới tác động của những biến đổi xã hội đã theo
xu hướng hiện đại hoá, tức là ý nghĩa của hôn nhân và gia đình Việt Nam dang dịch chuyển
sang xu hướng chú ý đến cá nhân. Điều này được xem là phù hợp với bối cảnh biến đổi xã
hội hiện nay. Các tác giả phân tích: định hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá đồng nghĩa
với phát triển kinh tế và những biến đổi trong các lĩnh vực khác như quá trình dân chủ hoá,

thế tục hoá, sự di động xã hội, nâng cao mức sống và chất lượng dân cư. Trong quá trình đó,
gia đình là một trong những thiết chế xã hội cơ bản nhất đối với sự tồn tại và phát triển của cá

Franklin, 1999, trích theo UNDP, “Tóm tắt tình hình giới ở Việt Nam”, 2002

1

3


nhân và xã hội. Bên cạnh đó, nhiều báo cáo cũng nêu ra những vấn đề bất ổn được coi như
những hệ quả tất yếu thể hiện trong gia đình hiện nay như:
Sự bất đồng giữa vợ và chồng có thể xảy ra hầu như ở mọi lĩnh vực trong đời sống gia
đình. Chẳng hạn trong quản lý chi tiêu và hiện tượng này có xu hướng tăng lên trong những
hộ gia đình có thu nhập thấp. (đây là một vấn đề mà những hộ gia đình nghèo luôn phải đối
mặt hàng ngày, gây ra sự căng thẳng trong quan hệ khi những nhu cầu cơ bản của gia đình
không được đáp ứng). Hay mâu thuẫn trong việc nuôi dạy con cái. Những mâu thuẫn này thể
hiện sự sự khủng hoảng của sự chuyển đổi vai trò do việc thiếu kiến thức khi gia đình chuyển
từ giai đoạn này đến giai đoạn khác trong các chu kỳ sống của gia đình.Mặt khác, những giá
trị gắn với con cái trong bối cảnh chuyển đổi KT-XH ngày nay cũng có sự thay đổi đòi hỏi sự
đầu tư nhiều hơn về nguồn lực và thời gian, dẫn đến sự căng thẳng vai trò của người bố và
người mẹ trong chức năng xã hội hoá cũng làm tăng khả năng mâu thuẫn giữa vợ và chồng.
Ngoài ra, mâu thuẫn vợ chồng cũng liên quan đến quan hệ gia đình, họ hàng. Nhiều
báo cáo chỉ ra rằng, mâu thuẫn vợ chồng nảy sinh do ảnh hưởng của những quan niệm bất
bình đẳng về vai trò giới truyền thống. Cụ thể, nhận thức khác nhau giữa vợ và chồng về
nghĩa vụ trong quan hệ đối với họ hàng do sự tồn tại đồng thời của những chuẩn mực cũ và
mới về ý nghĩa và quyền lực trong hôn nhân có thể là nguồn gốc làm gia tăng mâu thuẫn vợ
chồng. Hoặc nữa, mâu thuẫn trong giao tiếp giữa vợ và chồng cũng là lĩnh vực xảy ra nhiều
nhất trong đời sống hôn nhân. Sự đòi hỏi mang tính cá nhân để thỏa mãn các những nhu cầu
khác nhau trong giao tiếp vợ chồng không tránh khỏi mâu thuẫn.

Thứ tư, Những bất ổn trong gia đình không được giải quyết ổn thỏa, khiến gia đình dễ
rơi vào khủng hoảng. Một số tác giả nêu lên những nguyên nhân cóthể làm tỷ lệ ly hôn tăng
lên, nhưng quan trọng hơn, họ nhấn mạnh tới những hệ quả của những bất ổn trong gia đình
không được giải quyết thỏa đáng. Chẳng hạn, bạo hành gia đình với mọi hình thức trên cơ sở
giới, trong đó có hiện tượng chồng có thể buộc người vợ phải quan hệ tình dục với mình
nhưng phải chịu trách nhiệm trong việc tránh thai, hay ép buộc quan hệ tình dục khi người vợ
không mong muốn…
Cuối cùng, các báo cáo cũng quan tâm tới những bất cập trong vai trò của nhà nước và
các tổ chức xã hội trong việc hình hành dư luận xã hội chống lại các hiện tượng bạo hành hay
kỳ thị xã hội đối với các nhóm yếu thế. Họ cho rằng, những hành động bạo lực do người
chồng gây ra thường không tạo ra sự phê phán trong cộng đồng, thay vào đó, được hiểu là sự
thất bại của người vợ. Hay thái độ kỳ thị của cộng đồng đối với phụ nữ khi có quan hệ tình
dục trứơc hôn nhân, thậm chí đối với những người bị xâm hại về tình dục, hay những người
bị hoàn cảnh dẫn tới một số tệ nạn xã hội. Đặc biệt, có những báo cáo đặt vấn đề về sự hạn
chế trong công tác phổ biến, tuyên truyền về bình đẳng giới hay công tác đào tạo về giới và
phát triển trong các trường học ở các cấp.
Quý vị đại biểu kính mến!
Tất cả những vấn đề được nêu ra không phải để chứng minh năng lực nghiên cứu khoa
học, hay đánh giá mức độ cao thấp của các hiện tượng trong xã hội hoặc phê phán ai đó. Từ
những kết quả và những phát hiện đó, một câu hỏi lớn đặt ra cho hội thảo của chúng ta là:
vậy, với tư cách là những nhà khoa học về xã hội, những người làm công tác phát triển cộng
4


đồng, những người làm công tác xã hội cần phải có các hoạt động và các phương pháp cụ thể
trong từng lĩnh vực chuyên môn của mình như thế nào để có thể giúp hoàn thiện thể chế và
thực thi chính sách đặc biệt là các chính sách về phúc lợi và an sinh xã hội, làm thay đổi nhận
thức xã hội cho các nhóm cư dân về bình đẳng giới trong gia đình và ngoài xã hội, nâng cao
kiến thức và kỹ năng của các bên tham gia….Có như vậy mới có thể vừa thích nghi được với
bối cảnh mới mà vẫn giữa được những nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Đó là những gợi

ý cho các cuộc thảo luận của các quý vị ở các phiên chuyên môn để làm cho mục tiêu của
cuộc hội thảo đạt được tốt nhất.
Quý vị đại biểu kính mến!
Nhận thức được tầm quan trọng của các vấn đề về giới và gia đình trong bối cảnh xã
hội hiện nay, chúng ta đã tề tựu trong hội trường này ngày hôm nay, tuy nhiên việc này sẽ
không thể thực hiện được nếu thiếu sự chỉ đạo, sự hỗ trợ, động viên của PGS. TS Nguyễn
Văn Hiệp, hiệu trưởng nhà trường, PGS.TS Hoàng Trọng Quyền, hiệu phó nhà trường, Ban
giám hiệu và sự phối hợp chặt chẽ giữa phòng khoa học và khoa Công tác xã hội. Nhân đây,
xin phép được thay mặt các nhà khoa học, các giảng viên, các cán bộ trong khán phòng này
được bày tỏ sự cám ơn sâu sắc tới thầy hiệu trưởng, ban giám hiệu, phòng khoa học và khoa
công tác xã hội, đặc biệt là ban tổ chức, những người đã phải làm việc trước chúng ta rất
nhiều tháng trời để chúng ta có cơ hội được gặp gỡ, chia sẻ các ý tưởng, những phát hiện và
những kinh nghiệm của mình, cũng như có được sản phẩm quý giá như cái các vị có được
trong tay. Đồng thời, hi vọng những cuộc hội thảo như thế này sẽ tiếp tục được tổ chức.
Một lần nữa xin cám ơn quý vị đã lắng nghe và chúc hội thảo thành công tốt đẹp.

5


PHẦN 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ
GIỚI VÀ GIA ĐÌNH

6


NGHIÊN CỨU BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM: MỘT SỐ
KHÍA CẠNH PHƢƠNG PHÁP CẦN QUAN TÂM
PGS.TS. Nguyễn Hữu Minh
Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới

1. Mở đầu
Các nghiên cứu bình đẳng giới trong gia đình ở Việt Namthường rất quan tâm đến hai
vấn đề là phân tích về quyền quyết định và phân công lao động trong gia đình giữa vợ và
chồng. Dù thực hiện ở các quy mô và địa bàn khác nhau, kết luận khá phổ biến từ các nghiên
cứu là người chồng thường quyết định những việc được coi là lớn, là quan trọng trong gia
đình còn người vợ quyết định những việc thuộc về đời sống hàng ngày. Đối với khuôn mẫu
sự phân công lao động thì thông thường người vợ làm các công việc gia đình, sự chia sẻ của
người chồng rất ít ỏi (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và cơ quan khác 2008; Trần Thị Vân
Anh và Nguyễn Hữu Minh 2008; Lê Thái Thị Băng Tâm 2008). Kết quả các nghiên cứu cho
thấy một bức tranh hiện thực về các khía cạnh liên quan đến bình đẳng giới trong gia đình,
tuy nhiên cũng đặt ra một số điểm cần được quan tâm về mặt phương pháp để có những nhận
định thuyết phục hơn và điều hết sức quan trọng là chỉ ra những yếu tố thực sự dẫn đến tình
trạng bất bình đẳng giới, từ đó có các biện pháp khắc phục. Bài viết này đề cập đến một số
khía cạnh cần được quan tâm trong việc đo lường bình đẳng giới và phân tích các yếu tố tác
động đối với quyền quyết định trong gia đình và sự phân công lao động giữa vợ và chồng.
2. Các chỉ báo đo lƣờng về bình đẳng giới
Một trong những vấn đề khó khăn trong nghiên cứu xã hội chính là việc xây dựng các
chỉ báo đo lường nhằm có được những thông tin chính xác về câu hỏi nghiên cứu đặt ra. Phân
tích về quyền quyết định trong gia đình và sự phân công lao động trong gia đình gắn với vấn
đề bình đẳng giới đòi hỏi phải có được những chỉ báo đo lường chính xác tình trạng bất bình
đẳng giới trong gia đình.
a) Quyền quyết định trong gia đình
Trước hết là về quyền quyết định trong gia đình. Trong mối quan hệ giữa vợ và chồng,
việc xác định ai là người có quyền quyết định về các vấn đề trong gia đình thường được coi là
cơ sở để đánh giá thực sự có bình đẳng giới trong mối quan hệ gia đình hay không.
Phương pháp chủ yếu hiện nay là xác định ai là người có quyền quyết định chủ yếu
hay cuối cùng trong một số lĩnh vực như sản xuất/kinh doanh; mua bán/xây sửa nhà đất; chi
tiêu hàng ngày; mua sắm đồ đạc đắt tiền; tổ chức giỗ tết; v.v. Nhìn chung người chồng có
nhiều quyền quyết định hơn đối với các công việc như sản xuất, kinh doanh; vay vốn; xây sửa
nhà đất; mua đồ đạc đắt tiền; vay vốn. Chỉ có hoạt động chi tiêu gia đình có tỷ lệ người vợ

quyết định cao hơn người chồng rõ rệt. Ngoài ra, thông thường người vợ quyết định nhiều
hơn đối với các hoạt động như chăm sóc con cái, chăm sóc người già (Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch và cơ quan khác 2008; Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới 2014).
Câu hỏi đặt ra là việc đo lường quyền quyết định trong gia đình như hiện nay đã đủ
căn cứ để trả lời về tình trạng bất bình đẳng giới trong đời sống gia đình hay chưa. Bất bình
7


đẳng giới là sự đối xử khác biệt với nam và nữ dẫn đến cơ hội khác nhau, sự tham gia khác
nhau, tiếp cận và kiểm soát các nguồn khác nhau và sự thụ hưởng khác nhau mà sự khác biệt
này là dựa trên giới tính. Nói cách khác, cần phải chỉ ra được rằng việc người chồng hay
người vợ có quyền quyết định khác nhau là do dựa trên cơ sở giới tính chứ không phải vì một
lý do nào khác.
Như vậy, trước hết cần phải có một cách đo lường chính xác đối với quyền quyết định
trong từng lĩnh vực, chẳng hạn đối với sản xuất, kinh doanh thì đó phải là công việc chung
của cả gia đình. Hầu hết các nghiên cứu hiện nay đều đo lường quyền quyết định qua một câu
hỏi chung là lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hay vay vốn mà không chỉ rõ đó là hoạt động
chung của cả gia đình (ít nhất là của chung của vợ và chồng) hay ứng với 1 người. Hơn thế
nữa việc ra quyết định về một lĩnh vực nào đó thường gắn với vấn đề là người làm chính về
lĩnh vực. Cần thiết phải có sự phân tích gắn kết giữa quyền quyết định và công việc làm chính
để xác định chính xác hơn mức độ bình đẳng trong gia đình.
Điểm thứ hai là nếu chúng ta coi sự khác biệt về tỷ lệ ra quyết định về các lĩnh vực là
chỉ báo về bất bình đẳng giới thì mục tiêu chúng ta phấn đấu trong tương lai là như thế nào?
Sẽ là nâng tỷ lệ phụ nữ có quyền quyết định cuối cùng lên ngang bằng với nam giới hay mục
tiêu chính sẽ là mô hình cả hai đều ra quyết định?
Điểm thứ ba, cần có sự phân tích sâu hơn để đánh giá tổng thể về bình đẳng giới trong
việc ra quyết định. Chẳng hạn, thông thường nam giới quyết định nhiều hơn phụ nữ trong lĩnh
vực sản xuất, kinh doanh chung hay hôn nhân con cái, còn phụ nữ quyết định nhiều hơn nam
giới trong lĩnh vực nuôi con và chi tiêu hàng ngày trong gia đình. Như vậy, ngoài việc đánh
giá mức độ khác biệt đối với từng lĩnh vực thì cần xây dựng chỉ số đánh giá chung về mức độ

bình đẳng giới trong việc ra quyết định.
Điểm thứ tư, các nghiên cứu mới nhấn mạnh đến thu thập thông tin định lượng mô tả
tỷ lệ ai là người ra quyết định mà chưa chú ý đến quá trình và sự tương tác giữa vợ và chồng
trong việc ra quyết định. Thực tế việc ra quyết định là một quá trình phức tạp, đòi hỏi có thời
gian cân nhắc, bàn bạc, ra quyết định. Có thể quyết định cuối cùng là do người vợ hay người
chồng quyết định nhưng sự tham gia dân chủ của người còn lại có ý nghĩa quan trọng đối với
việc phân tích về bình đẳng giới. Tuy nhiên, hiện nay, các nghiên cứu mới chỉ chú ý đến kết
quả về ra quyết định hơn là quá trình đi đến quyết định đó.
b) Về sự phân công lao động theo giới trong gia đình
Khi nghiên cứu về phân công lao động theo giới trong gia đình, tập trung chủ yếu của
các tác giả là phân công công việc nội trợ (nấu ăn, đi chợ, giặt giũ, v.v.), một loại hình công
việc mà gần như kết quả có thể đoán trước, đó là người phụ nữ làm là chính. Sự phân công
trong các lọai hình công việc khác như sản xuất, kinh doanh gia đình, giao tiếp, hay sửa chữa
các vật dụng trong gia đình, khiêng vác, v.v còn ít được đề cập đến hoặc chỉ được phân tích
một cách riêng rẽ. Vì vậy việc đánh giá một cách tổng hợp, chính xác về sự tham gia của hai
giới vào lao động gia đình có những khó khăn nhất định.
Cách đo lường hiện nay về phân công lao động trong gia đình chủ yếu là liệt kê các
công việc và hỏi xem ai là người chủ yếu làm những công việc đó mà không chú ý đến sự
khác biệt về thời gian dành cho các loại công việc cả trong và ngoài gia đình. Nếu chỉ dùng
tiêu chí ai là người chủ yếu làm những công việc nhà, thậm chí có phân tích thêm tiêu chí thời
gian làm những công việc nhà đó, thì chưa đủ để kết luận chính xác về những lý do gắn liền
8


với sự phân công lao động theo giới trong gia đình. Trong rất nhiều trường hợp, khi người vợ
là người chủ yếu làm những công việc nhà, thì cũng trong thời gian đó người chồng nhọc
nhằn với những kiếm sống hàng ngày cho gia đình. Nói cách khác, không xác định được thời
gian dành cho công việc gia đình và những công việc ngoài gia đình, hiệu quả của nó thì rất
khó đánh giá về mức độ bất bình đẳng của phân công lao động trong gia đình.
Vấn đề lượng hóa giá trị các công việc gia đình chưa được quan tâm một cách thích

đáng. Việc xem xét xu hướng thay đổi về phân công lao động trong gia đình cũng gặp khó
khăn vì hầu hết là các nghiên cứu được đo tại một thời điểm và không có cơ sở để so sánh
giữa các địa bàn khác nhau do không bảo đảm tính chất đại diện, ngoại trừ việc so sánh với
khuôn mẫu phân công lao động truyền thống.
Vấn đề khó khăn hơn nhiều so với việc chỉ ra thực trạng phân công lao động theo giới
trong gia đình chính là mối quan hệ giữa việc phân công lao động theo giới với vấn đề bất
bình đẳng giới ở Việt Nam.
Phân công lao động theo giới trả lời câu hỏi "ai làm gì?" và cho phép chỉ ra những
khác biệt và bất hợp lý từ góc độ giới trong công việc, lợi ích và địa vị xã hội của phụ nữ và
nam giới. Vì vậy, phân tích phân công lao động theo giới là rất quan trọng để tìm hiểu vấn đề
bình đẳng giới trong gia đình (Lê Thi 2002, Đỗ Thị Bình và Trần Thị Vân Anh 2003).Tuy
nhiên, trong thực tế còn ít người đưa ra các tiêu chí đo lường cụ thể về quan hệ giữa hai vấn
đề này. Một yêu cầu quan trọng của việc phân tích bình đẳng giới ở đây là lượng hóa bằng
tiền sự đóng góp của người phụ nữ thông qua các công việc nội trợ trong gia đình, hơn thế
nữa, phải chỉ ra được mối liên hệ giữa những đóng góp của họ với địa vị còn thấp kém của
phụ nữ do bị nhìn nhận không phải là trụ cột kinh tế. Nói cách khác, đồng thời với việc lượng
hóa đúng giá trị đóng góp của người phụ nữ thông qua lao động trong gia đình, cần phải chỉ
ra được thái độ của những người trong gia đình, đặc biệt là người chồng, đối với người vợ và
đóng góp của vợ từ những công việc gia đình. Như Đỗ Thị Bình và Trần Thị Vân Anh (2003)
nhấn mạnh, sẽ là bất bình đẳng nếu một người vợ/hoặc chồng thực hiện công việc nhà vất vả
nhưng người còn lại coi thường những công việc đó, coi đó là những công việc “vặt vãnh”.
Trong thực tế, quan niệm của người dân về mức độ công sức và thời gian bỏ ra cho các
công việc nội trợ cũng khác nhau. Có ý kiến cho rằng công việc này rất tốn thời gian và công
sức, có ý kiến thì cho rằng chỉ tốn thời gian mà không tốn công sức và ngược lại. Tuy nhiên,
nhìn chung dù người trả lời là chồng hay vợ thì cũng đã nhìn thấy được phần nào giá trị và
công sức của người thực hiện công việc nội trợ phải bỏ ra (Đặng Thanh Nhàn 2005). Chính
sự phát triển của kinh tế thị trường cùng với việc mở rộng cơ hội việc làm, đặc biệt là cho
những người phụ nữ nông thôn ra đô thị tìm kiếm việc làm đã tạo điều kiện để nâng cao giá
trị các công việc nội trợ và làm cho người chồng đánh giá ngày càng đúng hơn những đóng
góp của người vợ trong các công việc gia đình.

Đánh giá cao những đóng góp về thời gian, công sức và tiền bạc của người vợ, người
phụ nữ chủ yếu làm công việc nội trợ trong gia đình là một dấu hiệu tốt thể hiện sự trân trọng
của các thành viên gia đình đối với những công việc mệt mỏi, buồn tẻ nhưng rất quan trọng
này. Đó là một chỉ báo cần phân tích khi nghiên cứu về bình đẳng giới trong phân công lao
động gia đình giữa vợ và chồng.
Như vậy, ngoài các tiêu chí "người chủ yếu thực hiện các công việc nội trợ", "thời gian
thực hiện các công việc nội trợ", cần có thêm tiêu chí "sự đánh giá" của vợ và chồng về việc
9


thực hiện công việc nhà. Sự đánh giá của mỗi giới cần được xem là vấn đề cốt lõi khi bàn về
vấn đề bình đẳng. Nếu như người vợ, hoặc người chồng làm công việc nội trợ, trong khi
người còn lại đóng vai trò trụ cột về kinh tế, thì điều đó có thể vẫn được coi là bình đẳng nếu
như lao động làm công việc nhà được đánh giá như những lao động kiếm sống khác, một lao
động với những hao tổn về thời gian, sức lực và đem lại giá trị kinh tế. Chính vì thế, không
thể bỏ qua tiêu chí này khi xem xét vấn đề bình đẳng giới trong thực hiện công việc nội trợ.
Tác giả Lê Ngọc Văn cho rằng "Trong giai đoạn chuyển đổi của nền kinh tế với chính sách
lấy hộ gia đình làm đơn vị sản xuất, phân công lao động theo giới trong các hộ gia đình ở
nông thôn Việt Nam... không giảm đi mà có chiều hướng tăng lên. Tuy nhiên, phân công lao
động theo giới trong gia đình tăng lên không hoàn toàn đồng nghĩa với tăng bất bình đẳng
giới" vì "Không có cơ sở để nói rằng phân công lao động theo giới ở nông thôn Việt Namhiện
nay dẫn đến sự phụ thuộc hoặc phục tùng của phụ nữ đối với nam giới" (Lê Ngọc Văn, 1999:
159 và 166). Tác giả khẳng định rằng phân công lao động theo giới trong gia đình là một điều
tất yếu khách quan, nhằm tăng tối đa thu nhập và phúc lợi của hộ. Và "chỉ nên xoá bỏ những
hình thức phân công lao động theo giới nào dẫn đến sự phụ thuộc và phục tùng của phụ nữ
đối với nam giới. Nhưng cũng cần duy trì và phát huy những hình thức phân công lao động
tạo nên sự hợp tác giữa hai giới." (Lê Ngọc Văn, 1999: 169). Tuy nhiên, sự phân công lao
động nào sẽ dẫn đến sự phục tùng của người phụ nữ đối với nam giới và sự phân công lao
động nào dẫn đến sự hợp tác giữa hai giới vẫn còn là một câu hỏi đặt ra đối với các nhà
nghiên cứu.

Trong thực tế, nhiều nghiên cứu vẫn mặc nhiên coi phân công lao động theo giới trong
gia đình là chỉ báo về bất bình đẳng, thay vì có một sự thao tác hóa khái niệm chặt chẽ và
phân tích cụ thể về mức độ bất bình đẳng thể hiện như thế nào qua phân công lao động theo
giới. Đó là chưa kể đến việc gắn một cách đơn giản sự phân công lao động trong gia đình với
thực trạng bình đẳng giới mà thiếu sự phân tích toàn diện các yếu tố kinh tế-nhân khẩu-văn
hóa khác nhau tác động đến sự phân công đó.
Còn có ít nghiên cứu đề cập về hậu quả của sự khác biệt giới trong phân công lao động
gia đình hay tác động của nó đến vai trò, vị trí của người phụ nữ trong gia đình. Một ảnh
hưởng có thể thấy rõ là hoạt động của người phụ nữ chủ yếu bị giới hạn trong phạm vi gia
đình. Trong khi đó nam giới được chuẩn bị để tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội
ngoài phạm vi gia đình, có cơ hội để thăng tiến trong nghề nghiệp và thu nhập cao. Điều này
có thể tạo nên những xung đột về vai trò, trách nhiệm cũng như khác biệt đóng góp thu nhập
giữa phụ nữ và nam giới (Lê Ngọc Văn 2002: 55).
Một hệ quả khác là các công việc chăm sóc, nuôi dưỡng, cho đến nay vốn do phụ nữ
thực hiện là chính, thường không được lượng hoá bằng tiền. Do vậy khi tính đến việc đóng
góp kinh tế cho gia đình thì phụ nữ thường bị đánh giá thấp và được coi là có vai trò kém hơn
nam giới (Đỗ Thị Bình và Trần Thị Vân Anh 2003: 25). Do đó, cần có sự đánh giá công bằng
cho những lao động dường như là nhỏ nhặt, vụn vặt trong gia đình của người phụ nữ so với
những lao động dễ định lượng khác của nam giới. Chúng ta còn chưa kể đến một việc cực kỳ
quan trọng khác, chỉ có một mình phụ nữ “làm”, không thể chia sẻ giữa vợ và chồng, đó là
mang thai, sinh đẻ và cho con bú. Đây là sự phân công lao động bị quyết định bởi sinh học,
nhưng có rất nhiều hàm ý kinh tế-xã hội-văn hóa đối với mối quan hệ giới giữa chồng và vợ
trong gia đình. Sự phân công này ít được chính các cặp vợ chồng và cả xã hội nhìn nhận là có
10


liên quan đến sự công bằng trong phân công lao động nói chung. Điều này hầu như bị bỏ
quên trong các nghiên cứu về phân công lao động trong gia đình.
3. Phân tích các yếu tố tác động đến bình đẳng giới
Một vấn đề đặt ra là việc vận dụng các lý thuyết trong phân tích quyền quyết định hay

sự phân công lao động theo giới chưa được coi trọng trong các phân tích thực nghiệm. Vậy
thì cần quan tâm những vấn đề gì khi vận dụng các lý thuyết trong phân tích về quyền quyết
định hay phân công lao động ở Việt Nam? Chẳng hạn, theo Lý thuyết phân bổ nguồn lực
tương đối (Blood và Wolfe 1978), người có nhiều nguồn lực hơn sẽ bình đẳng với vợ/chồng
hơn trong việc quyết định các công việc gia đình. Có 3 nguồn lực quan trọng quyết định cán
cân quyền lực của vợ và chồng trong gia đình là thu nhập, ưu thế nghề nghiệp và trình độ học
vấn. Như vậy, giả thuyết có thể rút ra là người có ưu thế nghề nghiệp, học vấn cao hoặc thu
nhập cao sẽ có ứng xử bình đẳng hơn trong quan hệ giới với các quyết định trong gia đình.
Trong hầu hết các nền văn hoá, nam giới thường có lợi thế hơn phụ nữ trong việc tiếp cận 3
nguồn lực này và kết quả là họ thường có quyền hơn trong gia đình (Dẫn theo Phạm Thị Huệ,
2008:370).
Tuy nhiên, vai trò của các yếu tố liên quan đến nguồn lực giới được phát huy tác dụng
khác nhau tùy thuộc vào bối cảnh kinh tế-xã hội và nền văn hóa. Một số nghiên cứu đã chỉ ra
rằng, ở Việt Nam không phải lúc nào cũng có quan hệ tỷ lệ thuận giữa đóng góp thu nhập, ưu
thế nghề nghiệp đối với vấn đề quyền quyết định trong gia đình. Các tác giả Mai Huy Bích và
Lê Thị Kim Lan (1999) chỉ ra rằng trong khi người vợ là người đảm nhận hầu hết các công
việc, thậm chí họ mang lại thu nhập chính cho gia đình, nhưng trong nhiều gia đình, phần lớn
quyền quyết định thuộc về người chồng, người vợ chỉ là người thực thi các quyết định đó. Ở
đây cho thấy, yếu tố văn hoá có ý nghĩa quan trọng tác động đến vai trò của vợ và chồng
trong việc ra quyết định. Ý thức hệ tư tưởng trọng nam khinh nữ truyền thống ở Việt Namcho
rằng, đàn ông có uy quyền trong gia đình và là người lãnh đạo gia đình, do đó là người quyết
định các công việc trong gia đình.
Như vậy, bên cạnh việc vận dụng lý thuyết về phân bổ nguồn lực tương đối thì việc
chú ý đến vai trò của các yếu tố văn hoá là rất quan trọng. Cần thiết phải tính đến các cách
tiếp cận khác nhau khi đánh giá vai trò của từng yếu tố đối với việc ra quyền quyết định.
Tương tự như vậy khi đi tìm lý thuyết thích hợp giải thích cho sự phân công lao động theo
giới trong gia đình ở Việt Nam. Các cách tiếp cận Mác xít, cấu trúc-chức năng hay nữ quyền
đã thành công trong việc cung cấp cách giải thích lý thuyết đối với vấn đề phân công lao động
theo giới cho nhiều xã hội và tại nhiều giai đoạn phát triển (Lê Ngọc Văn 2008). Tuy nhiên,
việc vận dụng các tiếp cận lý thuyết này để giải thích cho thực tế phân công lao động theo

giới trong gia đình ở Việt Namcòn chưa được quan tâm nhiều. Ngoài ra, bên cạnh các lý
thuyết đó, liệu còn có lý thuyết nào có thể vận dụng để lý giải về sự phân công lao động theo
giới hiện nay. Chẳng hạn, vận dụng lý thuyết hiện đại hoá của Goode (1963) có thể rút ra giả
thuyết là những người có học vấn cao hơn, sống ở khu vực đô thị sẽ có sự phân công lao động
trong gia đình một cách bình đẳng hơn giữa vợ và chồng. Các phân tích thực nghiệm cần
kiểm chứng lại giả thuyết đó.
Các yếu tố kinh tế, văn hoá cũng góp phần lý giải cho khuôn mẫu phân công lao động
theo giới hiện hành. Chẳng hạn, xét về yếu tố kinh tế, một trong những lý do dẫn đến sự phân
11


công lao động trong gia đình hiện tại là việc thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi ích của gia
đình. Lợi ích của gia đình có thể tính theo nhiều chiều cạnh khác nhau nhưng trong trường
hợp này chủ yếu là lợi ích kinh tế. Việc phân công lao động trong gia đình cần làm sao để bảo
đảm gia đình có được lợi ích kinh tế cao nhất. Lập luận của người dân là nếu người vợ hay
người chồng đã phải vất vả để lao động kiếm tiền thì người còn lại nên chịu trách nhiệm về
các công việc trong gia đình (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và cơ quan khác 2008).
Nhiều người dân cho rằng, sự phân công lao động theo giới “đàn ông làm việc nặng, đàn bà
làm việc nhẹ” như vậy là hợp lý trong điều kiện lao động kỹ thuật và cơ giới chưa phổ biến ở
các vùng nông thôn, miền núi và đặc điểm sinh học của mỗi giới còn có vai trò quan trọng
trong sản xuất (TLĐD 2008: 76).
Chính với ý nghĩa để tối đa hoá lợi ích chung của gia đình, trong thực tế, khi người
phụ nữ tham gia vào các công việc sản xuất và hoạt động xã hội thì công việc gia đình hầu
như được chia sẻ nhiều hơn giữa vợ và chồng. Đặc biệt, đối với những hộ gia đình mà người
vợ đóng vai trò trụ cột kinh tế thì sự tham gia của họ đối với việc nội trợ, chăm sóc chồng con
giảm đi đáng kể. Trong những trường hợp này, vai trò truyền thống của người vợ chăm lo các
công việc gia đình được chuyển giao cho người chồng hoặc các thành viên khác trong gia
đình hoặc mua dịch vụ (như thuê người giúp việc). Xu hướng trong xã hội hiện đại là ngày
càng chuyển sang mua dịch vụ đối với nhiều việc gia đình, kể cả chăm con nhỏ, người cao
tuổi, nấu cơm, giặt giũ, dọn nhà, v.v.

Đối với yếu tố văn hoá, điểm nổi bật nhất là định kiến giới truyền thống cho rằng đàn
ông như cột cái trong nhà, họ phải là người quyết định mọi việc hay chí ít là quyết định
những việc lớn. Quan niệm truyền thống về vai trò giới còn tồn tại trong một bộ phận không
nhỏ dân cư và có ý nghĩa chi phối rất lớn đối với sự phân công lao động trong gia đình. Theo
quan niệm này, những công việc gia đình phải do phụ nữ đảm nhiệm, còn nam giới phải làm
việc quan trọng. Nói cách khác việc nội trợ bị coi là “thiên chức” của phụ nữ! Quan niệm này
không chỉ thể hiện ở nam giới mà cả ở phụ nữ (Lê Thái Thị Băng Tâm 2008).
Một định kiến giới truyền thống khác là việc cho rằng nếu một phụ nữ thương chồng,
thương con thì phải biểu hiện tình thương đó qua việc dành thời gian và công sức chăm lo
cho gia đình. Người phụ nữ được dạy như vậy từ nhỏ và tất cả mọi người, cả nam và nữ, đều
nhập tâm quan niệm đó và chờ đợi người phụ nữ thể hiện tình thương (nếu có) qua các việc
chăm lo cho gia đình. Vì vậy, người phụ nữ luôn cố gắng làm mọi việc trong gia đình. Họ
không quan tâm nhiều tới điều những công việc đó vất vả như thế nào, có ảnh hưởng đến sự
phát triển của bản thân họ hay không mà coi đó như là trách nhiệm và niềm hạnh phúc của
mình, cho dù người phụ nữ cũng phải gánh vác các công việc xã hội khác. Nhiều phụ nữ cho
rằng một gia đình hạnh phúc thì không thể thiếu một người vợ đảm đang trong công việc nội
trợ, biết thu vén mọi công việc. Bị tác động nặng nề của quan niệm văn hóa truyền thống đó,
thậm chí, một số phụ nữ cho rằng, không ai ngoài họ có thể làm tốt những công việc nội trợ,
gia đình mà thiếu vắng bàn tay chăm sóc của phụ nữ thì sẽ khó mà nề nếp được (Đặng Thanh
Nhàn 2005). Như vậy, quan niệm truyền thống được phụ nữ duy trì tiếp tục nuôi dưỡng sự
khác biệt vốn có trong phân công lao động gia đình giữa vợ và chồng theo chuẩn mực văn
hóa.
Chính vì định kiến giới như vậy nên nhiều người cho rằng việc người phụ nữ đảm
nhận các công việc nhà là đương nhiên và không có gì là bất công cả. Đối với họ, phụ nữ làm
12


những công việc này là khá phù hợp. Khi được hỏi: “Công việc nội trợ có phải là thiên chức
của phụ nữ hay không?” Hầu hết các ý kiến (cả nam lẫn nữ) ở một số cuộc nghiên cứu khác
nhau đều trả lời là đúng, thậm chí ý kiến của phụ nữ đồng ý về việc này còn cao hơn so với

nam giới (Đặng Thanh Nhàn 2005, Vũ Thị Thanh 2007).
Những thành kiến giới về công việc nội trợ sẽ cản trở sự thay đổi của mô hình phân
công lao động truyền thống. Chính nhiều người phụ nữ đã tự gắn mình với vai trò người nội
trợ trong gia đình.
Như vậy cần có các phân tích sâu hơn những logic xã hội ẩn đằng sau sự phân công
lao động theo giới trong gia đình ở Việt Namvà tìm ra những điều hợp lý hay bất hợp lý của
sự phân công lao động hiện tại. Cần chỉ ra vì sao khuôn mẫu của sự phân công lao động theo
giới trong gia đình có thể tồn tại lâu dài như vậy.
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm về quyền quyết định và sự phân công lao động theo
giới trong gia đình ở Việt Namchủ yếu vẫn chỉ dừng ở các mô tả đơn biến về đặc điểm quyền
quyết định, thực trạng sự phân công cũng như phân tích tương quan 2 biến mối quan hệ giữa
quyền quyết định, sự phân công lao động theo giới và một số đặc điểm hộ gia đình và cá
nhân. Những phân tích hai biến hàm chứa khả năng đưa ra nhận định sai lầm về mối quan hệ
giữa các yếu tố với quyền quyết định và sự phân công lao động theo giới, bởi lẽ trong mỗi
yếu tố đều có đặc điểm của các yếu tố khác mà cách phân tích này không cho phép bóc tách
được vai trò của từng yếu tố. Ví dụ, trong nhóm dân cư ở đô thị hay nông thôn (yếu tố khu
vực sống) có các nhóm với học vấn khác nhau (yếu tố học vấn) hay thu nhập khác nhau (yếu
tố thu nhập). Như vậy trong quan hệ giữa hai biến số khu vực sống và phân công lao động đã
ẩn chứa tác động của yếu tố học vấn hay thu nhập mà cách phân tích này chưa chỉ ra chính
xác được.
Nếu sử dụng các mô hình phân tích đa biến thì kết luận có thể khác. Chẳng hạn, trong
cuộc khảo sát về nhận thức và thái độ về gia đình của dân cư Hà Nội 2010, khi phân tích hai
biến về mối quan hệ giữa khuôn mẫu việc làm của phụ nữ với mô hình ra quyết định trong gia
đình cho thấy các yếu tố nơi ở (đô thị/nông thôn), việc làm của người chồng (được trả
công/không được trả công) và mức sống hộ gia đình (khá giả/trung bình/nghèo) đều có mối
quan hệ chặt chẽ với việc người vợ có phải là người ra quyết định chính hay không. Tuy
nhiên, khi đưa các yếu tố này vào mô hình phân tích đa biến cùng với nhiều yếu tố khác thì
các yếu tố này không có tác động mạnh đến việc người vợ có là người ra quyết định chính
hay không khi giữ các yếu tố khác không đổi (Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới 2014). Vì
vậy, mặc dù có những đóng góp nhất định mô tả bức tranh chung về quyền quyết định hay sự

phân công lao động theo giới ở Việt Namhiện nay, việc dừng lại ở các phân tích hai biến chưa
giúp ích nhiều cho việc xác định các nguyên nhân tác động, trên cơ sở đó nhìn nhận rõ hơn
bản chất của vấn đề ra quyết định hay phân công lao động theo giới và có những đề xuất thích
hợp đối với công tác hoạch định chính sách.
Như vậy, việc vận dụng các lý thuyết có liên quan hoặc học hỏi từ những gợi ý của các
nghiên cứu đi trước để tạo thêm những biến số phân tích mới nhằm chỉ ra những mối quan hệ
thực sự giữa khuôn mẫu quyền quyết định hay sự phân công lao động trong gia đình và các
yếu tố kinh tế-xã hội là rất cần thiết. Chẳng hạn, để tính đến vai trò của yếu tố chu trình sống
của gia đình, một số tác giả đã không chỉ dừng lại ở việc phân tích về phân công lao động
theo giới trong gia đình vào thời điểm hiện tại mà còn phân tích quá trình thay đổi sự phân
13


công lao động đó theo chu trình sống của gia đình, cho dù cách chia mốc thời gian còn đơn
giản là so sánh lúc mới kết hôn và thời điểm hiện tại (Đỗ Thiên Kính 2007, Vũ Thị Thanh
2007). Các tác giả Vũ Tuấn Huy và Deborah (2004), khi phân tích các yếu tố tác động đến
việc thực hiện công việc nội trợ, thấy rằng sự tham gia của người chồng có thể phụ thuộc rất
nhiều vào yếu tố nghề nghiệp (đo lường bằng việc người chồng có đi làm ăn xa hay không).
Điều đó gợi ra ý tưởng phân tích thêm vai trò của yếu tố nghề nghiệp và sự chuyển đổi nghề
nghiệp ở nông thôn hiện nay khi tìm kiếm nguyên nhân của thực trạng phân công lao động
theo giới trong gia đình. Cũng như vậy, việc phân công lao động trong gia đình phụ thuộc rất
nhiều vào yếu tố cơ cấu nhân khẩu và nghề nghiệp của hộ gia đình, trong khi những yếu tố
này còn ít được các nghiên cứu đề cập. Nếu gia đình có nhiều người thì khả năng công việc
gia đình được các thành viên khác thực hiện chứ không phải người vợ sẽ cao hơn. Những
người chồng hay đi công tác xa sẽ góp phần làm tăng tỷ lệ người vợ đảm nhiệm công việc gia
đình..v.v (xem thêm Trần Quý Long 2007).
Điều đó gợi ý rằng cần phải quan tâm đến nhiều yếu tố hơn trong phân tích, đồng thời
áp dụng những phương pháp thích hợp nhằm làm rõ mối quan hệ giữa các đặc điểm cá nhân
và hộ gia đình với phân công lao động theo giới. Những công cụ phân tích thống kê hiện đại
có thể giúp ích nhiều cho các nhà nghiên cứu trong việc đi tìm đặc trưng sự phân công lao

động theo giới trong gia đình và bản chất các mối quan hệ giữa khuôn mẫu phân công lao
động đó với các yếu tố kinh tế-xã hội ở Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Blood, Robert. B.; Wolfe, Donald. M. 1978. Husbands & Wives: the Dynamics of Married
Living. Westport: Greenwood Press.
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tổng cục Thống kê, Viện Gia đình và Giới, và Quỹ nhi
đồng Liên hợp quốc 2008. Kết quả điều tra Gia đình Việt Namnăm 2006. Hà Nội 6-2008
3. Đỗ Thị Bình, Trần Thị Vân Anh (2003), Giới và công tác giảm nghèo, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
4. Đỗ Thiên Kính 2007. Mẫu hình việc làm và nghề nghiệp của hai vợ chồng trong gia đình
nông thôn Việt Nam. Tạp chí Xã hội học, số 3 (99). Tr. 37-46.
5. Lê Ngọc Văn 1999. Xoá bỏ phân công lao động theo giới: thực tiễn trong các gia đình
nông thôn Việt Nam. Trong Nguyễn Linh Khiếu (chủ biên): Nghiên cứu và đào tạo giới ở
Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 155-169.
6. Lê Ngọc Văn 2008. Vài nét về lịch sử và các phân tích lý thuyết về phân công lao động
theo giới trong gia đình. Báo cáo tại Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu khoa học của Viện
Gia đình và Giới năm 2007. Hà Nội 2008.
7. Lê Thái Thị Băng Tâm 2008. Phân công lao động và ra quyết định trong gia đình. Chương
5 trong Trần Thị Vân Anh và Nguyễn Hữu Minh (chủ biên) 2008. Viện Khoa học xã hội Việt
Nam 2007. Bình đẳng giới ở Việt Nam(Phân tích số liệu điều tra). Nhà xuất bản Khoa học xã
14


hội. Hà Nội. Trang 142-173.
8. Lê Thi 2002. Gia đình Việt Namtrong bối cảnh đất nước đổi mới, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội.
9. Mai Huy Bích, Lê Thị Kim Lan, 1999. “Địa vị phụ nữ ngư dân ở một số làng đánh cá miền
Trung”. Tạp chí Xã hội học, Số 3&4. Hà Nội.
10. Nguyễn Hữu Minh và Trần Thị Vân Anh (chủ biên). 2009. Bạo lực gia đình đối với phụ
nữ ở Việt Nam-Thực trạng, Diễn tiến và Nguyên nhân. NXB KHXH. Hà Nội.

11. Nguyễn Hữu Minh, & Trần Thị Hồng. (2011). Tình hình bạo lực trong quan hệ giữa vợ và
chồng. In trong Chuyên khảo của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Unicef & Viện Nghiên
cứu Gia đình và Giới: Các mối quan hệ trong gia đình Việt Nam(Một số kết quả phân tích sâu
Điều tra gia đình Việt Namnăm 2006). Hà Nội.
12. Phạm Thị Huệ. (2008). Quan hệ quyền lực vợ chồng trong gia đình nông thôn Việt Nam:
Nghiên cứu trường hợp Yên Bái, Tiền Giang và Thừa Thiên Huế. In Trịnh Duy Luân (Ed.),
Gia đình nông thôn Việt Namtrong chuyển đổi (tr.369-398). Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học
Xã hội.
13. Tổng Cục Thống Kê (TCTK). 2010. “Im lặng là chết”: Kết quả nghiên cứu quốc gia về
bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại Việt Nam, Hà Nội: 2010.
14. Trần Quý Long 2007. Lao động nội trợ của phụ nữ trong gia đình nông thôn. Tạp chí Xã
hội học, số 4 (100), 2007. Trang 82-89.
15. Trần Thị Vân Anh và Nguyễn Hữu Minh (chủ biên) 2008. Bình đẳng giới ở Việt
Nam(Phân tích số liệu điều tra). Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
16. Vũ Tuấn Huy và Deborah S. Carr. 2000. Phân công lao động nội trợ trong gia đình. Tạp
chí Xã hội học, số 4-2000. Tr. 43-52.
17. Vũ Thị Thanh 2007. Bất bình đẳng giới trong quan hệ giữa vợ - chồng ở gia đình nông
thôn Việt Nam hiện nay. Báo cáo điền dã, Lớp Liên ngành KHXH khóa 5.

15


VẤN ĐỀ GIỚI VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI
Lê Chí An
Khoa Công tác Xã hội, Đại học Thủ Dầu Một
TÓM TẮT
Trong tham luận này tác giả nêu lên các vấn đề về giới và gia đình qua các cách tiếp
cận của công tác xã hội, đồng thời nêu lên những rào cản đối với việc thực hiện bình đẳng
giới trong xã hội nước ta. Nhân viên xã hội cam kết nâng cao an sinh cho nhóm người có bản
sắc tình dục, khuynh hướng tình dục hay biểu lộ về giới khác với quy định, quy tắc thông

thường dựa theo đạo đức nghề nghiệp và tôn trọng quyền của con người. Nhân viên xã hội
xem xét vấn đề giới gia đình trong tiến trình tìm ra giải pháp cho từng thân chủ cụ thể. Tham
luận còn giới thiệu tuyên bố của Liên đoàn Quốc tế Nhân viên Xã hội (IFSW) và Hiệp hội
Quốc tế các trường Công tác Xã hội (IASSW) về Quy tắc Đạo đức và Chương trình nghị sự
toàn cầu về công tác xã hội và phát triển xã hội tập trung vào những vấn đề xã hội đương
đại. Tuyên bố của IFSW nhân ngày công tác xã hội tại Liên Hiệp Quốc năm 2012 đã chỉ ra
những nguồn gốc của bất bình đẳng và áp bức mà nhân viên xã hội phải loại trừ. Gần đây Tổ
chức Lao động Quốc tế (ILO) và Ngân hàng Thế giới đã đưa ra sáng kiến Sàn An sinh Xã hội
thúc đẩy tất cả các quốc gia xây dựng sàn an sinh xã hội nhằm giảm thiểu sự bất bình đẳng.
Năm 2014, Liên đoàn Quốc tế Nhân viên Xã hội đưa ra tuyên bố “Khuynh hướng tình dục và
biểu lộ giới” nhằm giảm bớt những rào cản về hệ thống và văn hóa đối với các quyền công
bằng và thúc đẩy sự hội nhập xã hội đối với người đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng tính,
chuyển giới.
Tham luận đề cập đến thực trạng về việc thực thi chính sách về giới và gia đình ở Việt
Nam thông qua một cuộc điều tra của tổ chức ISEE năm 2015. Nhân viên xã hội còn có thể
tham khảo những thông tin về Đề án “ Giảm thiểu bạo lực gia đình ở các vùng nông thôn
giai đoạn 2015-2020”.
Cuối cùng, tham luận bàn luận về sự đóng góp của xã hội vào việc thay đổi nhận thức
về giới và gia đình. Đây là một việc làm không phải dễ dàng đối với nhân viên xã hội, vì vậy
họ phải huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài mới mong góp phần vào kết quả chung.
Ngoài ra việc đào tạo công tác xã hội cũng rất cần thiết, tuy nhiên cần vận dụng quan điểm
về giới và gia đình trong giáo dục một thế hệ nhân viên xã hội biết áp dụng các phương pháp
công tác xã hội một cách hài hòa, hiệu quả.
--------------------------1. Dẫn nhập
Thế giới loài người đã bước vào thiên niên kỷ thứ ba được mười lăm năm, gần đây
(7/2015) con tàu vũ trụ của NASA (Mỹ) mang tên New Horizons (Những chân trời mới) thực
hiện chuyến thám hiểm Diêm Vương Tinh (Pluto) cách trái đất đến 4,8 tỷ km từ trước tới nay
chưa hề “đặt chân” tới. Ngoài ra, con người còn đạt được nhiều thành tựu lớn khác trong
nhiều lĩnh vực khác nữa, nhưng con người ở nơi này nơi kia vẫn còn chật vật trong việc thoát
16



ra khỏi những tư duy cũ níu kéo hàng trăm hàng ngàn năm nay, đó là nhận thức về Giới và
Gia đình.
Việt Nam là một quốc gia phương Đông chịu ảnh hưởng lớn của tư tưởng Nho giáo
trong đó ngoài những tinh túy về mặt đạo đức chúng ta cũng không sao tránh khỏi những
quan điểm lạc hậu về mặt trọng nam khinh nữ. Từ đó, dẫn tới sự phân biệt về giới, xuất hiện
những thành ngữ coi thường người phụ nữ như “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, “nữ nhi
nan hóa”. Hậu quả là cuộc sống gia đình không thật sự bình đẳng giữa chồng và vợ; người
phụ nữ chấp nhận và âm thầm chịu đựng từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Ngày nay, tình hình có nhiều thay đổi đáng kể nhất là sau khi nước ta thực hiện chính
sách Đổi Mới, ban hành nhiều chính sách nhằm khẳng định quan điểm bình đẳng giới, xây
dựng gia đình hạnh phúc. Khoa học công tác xã hội cũng đưa giới vào quan điểm, đạo đức
nghề nghiệp để nhân viên xã hội thực thi công việc giải quyết vấn đề xã hội của thân chủ. Bài
viết này chỉ nêu lên và bàn luận một số điểm tích cực và những cản trở trong quá trình đưa
vấn đề giới vào cuộc sống dựa theo cách tiếp cận của công tác xã hội.
2. Vị trí của Giới và Gia đình trong Công tác Xã hội
Công tác xã hội từ lâu đã khẳng định quan điểm tôn trọng nhân phẩm con người, thừa
nhận sự đa dạng của các nhóm dân cư khác nhau. Giá trị này thừa nhận một thực tế là nhân
viên xã hội thực hiện công việc của mình với các loại hình dân cư như những nhóm dân tộc
khác nhau; nhóm dân thiểu số, văn hóa, giai cấp, giới, khuynh hướng tình dục, tôn giáo, khả
năng thể chất và tinh thần, tuổi tác và nguồn gốc dân tộc khác nhau.
Tinh thần ấy còn được nêu lên trong Tuyên bố về Đạo đức nghề nghiệp công tác xã
hội của hai tổ chức quốc tế ngành công tác xã hội là Liên đoàn quốc tế nhân viên xã hội
(IFSW – International Federation of Social Workers) và Hiệp hội Quốc tế các trường công tác
xã hội (IASSW – International Association of Schools of Social Work). Trong tuyên bố này,
ở phần nói về Công bằng xã hội nhấn mạnh đến việc nhân viên xã hội có trách nhiệm đấu
tranh với sự phân biệt đối xử về năng lực, tuổi tác, văn hóa, giới hoặc giới tính, tình trạng hôn
nhân, tình trạng kinh tế-xã hội, chính kiến, màu da hay những đặc điểm thể chất khác, khuynh
hướng tình dục hay niềm tin tinh thần2

Khi tham gia giải quyết vấn đề cho cá nhân, nhóm hay cộng đồng, nhân viên xã hội áp
dụng nhiều cách tiếp cận phù hợp. Gia đình là một yếu tố không thể thiếu trong khi xem xét
điểm mạnh và hạn chế của hệ thống sinh thái. Con-người-trong-môi trường (PIE) là cách tiếp
cận nghiên cứu bối cảnh sống của thân chủ trong môi trường trong đó gia đình có ảnh hưởng
sâu sắc đến hành vi của các thành viên.
Gần đây, trong Chương trình nghị sự toàn cầu về công tác xã hội và phát triển xã hội
(Global Agenda for Social Work and Social Development) được đưa ra ở hội nghị quốc tế về
công tác xã hội ở Hồng Kong năm 2010 có đề cập đến vấn đề những vấn đề gia đình và mối
quan hệ nhân sự và những thách thức có liên quan đến sự chuyển biến của thế giới như: trẻ
em và gia đình, người khuyết tật, người cần dịch vụ sức khỏe và sức khỏe tâm thần, người
đang già hóa, người có vấn đề nghiện ma túy và các chất gây nghiện, người bị bạo hành trong
gia đình và có vấn đề trong quan hệ thân thuộc.

2

Lê Chí An, Công tác xã hội nhập môn, Đại học Mở-Bán công TP.HCM, 2006

17


3. Quan niệm mới của thế giới và ngành Công tác Xã hội thế giới về vấn đề Giới và Gia
đình
Ngày công tác xã hội tại Liên Hiệp Quốc 26/3/2012 đã đưa ra tuyên ngôn “ Chúng ta
cam kết hết lòng với con người để họ có được quyền với cuộc sống riêng của mình. Chỉ ra
những nguyên nhân cội rễ của sự áp bức và bất bình đẳng. Cùng nhau làm việc để xây dựng
một thế giới hài hòa, công bằng mà chúng ta có thể hãnh diện để lại cho các thế hệ tương lai”.
Công tác xã hội thực hiện các công ước quốc tế về quyền trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ,
người khuyết tật và các dân tộc bản địa, và chấm dứt sự phân biệt chủng tộc và phân biệt các
khuynh hướng tình dục. Chúng ta ủng hộ những biện pháp giảm thiểu và loại trừ nạn buôn
bán người. Thúc đẩy việc tôn trọng bản sắc văn hóa. Tôn trọng sự đa dạng và vận động cho

các chương trình giáo dục và đào tạo và thực hành CTXH và phát triển xã hội mang tính hiểu
biết về giới, khuynh hướng tình dục và văn hóa, quản lý xung đột, mua bán người và hậu quả
của di dân.
Trong giai đoạn 2012 – 2020, ngành công tác xã hội thế giới tiếp tục với những cam
kết sau đây đã được nêu trong Chương trình nghị sự toàn cầu về công tác xã hội và phát triển
xã hội với các chủ đề :
- Thúc đẩy công bằng xã hội và công bằng kinh tế
- Thúc đẩy và đề cao phẩm giá và giá trị của con người
- Làm việc cho sự bền vững môi trường
- Tăng cường nhận thức về tầm quan trọng của mối quan hệ nhân sự
Một cách tiếp cận mới góp phần giải quyết vấn đề giới và gia đình là Sáng kiến Sàn
An sinh Xã hội (Social Protection Floors) do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Ngân hàng
Thế giới (World Bank) đưa ra trong đó nêu lên một số đóng góp của Sàn An sinh Xã hội ở
mỗi nước :
- Ngăn ngừa và giảm nghèo khó, thúc đẩy sự cố kết xã hội và nhân phẩm của nhóm
người dễ bị thương tổn
- Góp phần cải thiện kinh tế hộ gia đình
- Bảo vệ cá nhân và gia đình trước những mất mát do gặp thiên tai, dịch bệnh, suy
thoái kinh tế
- Tạo lập ổn định xã hội và hòa bình, giảm bất bình đẳng và căng thẳng xã hội
- Đảm bảo quyền con người cho trẻ em, các bà mẹ, người khuyết tật, công nhân, người
cao tuổi, người di cư, dân bản địa và người thiểu số.
Trong cuộc họp Đại hội đồng Liên đoàn Quốc tế Nhân viên Xã hội năm 2014 đưa ra
chính sách liên quan đến “Khuynh hướng tình dục và Biểu lộ về giới”3. Nội dung chính sách
này phân tích một số vấn đề sau đây :
Người có bản sắc tình dục, khuynh hướng tình dục hay biểu lộ giới tính khác với quy
định thường bị tổn thương bởi sự áp bức và bị đẩy ra bên lề với các mức độ khác nhau ở tất
cả quốc gia trên thế giới.
Nhân viên xã hội phải cam kết tăng cường an sinh cho những người có bản sắc tình
dục, khuynh hướng tình dục hay biểu lộ giới tính khác với quy định như là một khía cạnh

quan trọng của đạo đức nghề nghiệp và thực hành nghề nghiệp phù hợp với các quyền con
người. Cam kết đặc biệt này đối với con người đủ mọi lứa tuổi là những người là hoặc nhận
3

truy cập 2/8/2015.

18


thức là đồng tính nam, đồng tính nữ, lưỡng tính, chuyển đổi giới tính, chung tính, đồng tính
luyến ái nam (queer), hay người dị tính là cần thiết.
Nhân viên xã hội gắn bó với những hoạt động chuyên môn với nhóm người nói trên
như cung cấp dịch vụ sức khỏe và sức khỏe tâm thần, các chương trình sức khỏe cộng đồng,
ngăn ngừa và can thiệp sự lây lan HIV và nạn tự tử. Đấu tranh chống sự phân biệt đối xử
trong việc làm, giáo dục, hỗ trợ gia đình…
4. Thực tiễn Việt Nam và Nam Bộ: nhận thức và thực thi chính sách về Giới và Gia
đình.
Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường ISEE, các gia đình
Việt Namđang đối mặt với một số vấn đề như xung đột, bất hòa giữa các thành viên chiếm
27,5%, ngoại tình 16%, nợ quá khả năng chi trả 9,9%…
Kết quả trên được đưa ra sau khi khảo sát trên 1.500 người ở độ tuổi từ 16 trở lên ở cả
nông thôn và thành thị trong tháng 5-6/2015. Đáng chú ý, tình trạng ngoại tình được nữ cảm
nhận nghiêm trọng hơn nam, với 19,6% nữ so với 10,1% nam. Trong khi đó, cùng vấn đề
này, nhóm nữ chia sẻ nhiều hơn là 22,5%, còn nam ít hơn chỉ có 10,1%. Kết quả khảo sát
cũng cho thấy, tỷ lệ nữ cảm thấy không bình yên khi sống cùng gia đình cao hơn hẳn so với
nam giới. Có tới 30,1% nữ giới được hỏi cho biết cảm thấy không bình yên khi sống cùng gia
đình, trong khi đó nam giới là 22,3%. “Loại hình gia đình được ủng hộ nhiều nhất có bố mẹ
và con chiếm 93,4%; vợ, chồng là người nước ngoài chiếm 49%. Loại gia đình ít được ủng hộ
nhất là sống chung không kết hôn là 12,4%, đơn thân do không kết hôn 13,6%, không có con
14,2%. Khuôn mẫu giới “đàn ông là trụ cột gia đình” hay “cha là nóc nhà” vẫn còn tồn tại

khá phổ biến, dẫn đến áp lực kiếm tiền nuôi gia đình chiếm 54,2% đã đặt nặng lên vai người
đàn ông4
Việt Nam đã thực hiện khá thành công một số mục tiêu trong các Mục tiêu Thiên niên
kỷ (MDGs). Đối với mục tiêu 3 : Bình đẳng giới và nâng cao vị thế người phụ nữ, trong báo
cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 17 tháng 4 năm 2015 cho thấy Việt Nam đã đạt được
nhiều tiến bộ về bình đẳng giới, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, việc làm và các hoạt động
chính trị. Việt Nam đã xóa bỏ bất bình đẳng giới trong việc tiếp cận giáo dục tiểu học và có tỷ
lệ nữ giới tham gia vào lực lượng lao động và t ỷ lệ đại diện nữ giới trong Quốc hội khá cao.
Việt Nam có chỉ số về giới cao hơn so với các nước khác trên thế giới có cùng mức độ phát
triển. Mặc dù Việt Nam đã đạt phổ cập giáo dục tiểu học và xóa bỏ bất bình đẳng giới ở cấp
trung học cơ sở nhưng tỷ lệ nhập học của nữ giới ở giáo dục bậc cao tại vùng nông thôn, vùng
sâu, vùng xa và của nhóm dân tộc thiểu số thường thấp hơn rất nhiều so với nam giới. Lao
động nam tham gia nhiều hơn vào thị trường lao động và họ có tiếp cận tốt hơn đến công việc
bền vững. Một bộ phận lớn nữ giới vẫn làm những công việc dễ bị tổn thương, đặc biệt trong
khu vực phi chính thức. Bạo lực gia đình đang trở thành một vấn đề nổi cộm trong xã hội
Việt Nam, tạo ra những trở ngại trong việc phát triển gia đình và xã hội. Tư tưởng trọng nam
khinh nữ (định kiến về giới) vẫn còn phổ biến. Phân biệt giới dẫn đến việc nam giới được tôn
trọng hơn và có được các đặc quyền hơn nữ giới trong gia đình và xã hội. Sở thić h sinh con
trai vẫn còn tồ n ta ̣i trong rất nhiều gia đình Viê ̣t Nam, đă ̣c biê ̣t ở khu vực nông thôn, vùng dân

4

ệt Nam/news/detail/tabid/75/newsid/54473/language/vi-VIệT NAM/Default.aspx?seo=Hon-30%-phu-nu-Viet-khong-binhyen-khi-o-cung-gia-dinh# , truy cập 6/7/2015.

19


tô ̣c thiể u số d ẫn đến hệ quả là có sự chênh lệch lớn về tỷ số giới tính khi sinh, và tình trạng
này càng xấu đi trong những năm gần đây5
Để giảm tình trạng bất bình đẳng giới trong gia đình và xã hội mới đây chính phủ Việt

Nam đã phê duyệt Đề án “Giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình tại khu vực nông thôn Việt
Namgiai đoạn 2015 - 2020” với các nội dung chủ yếu sau:
Mục tiêu chung: Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức trong việc thực hiện pháp
luật phòng, chống bạo lực gia đình, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản ngăn chặn, đẩy lùi tình
trạng bạo lực gia đình tại khu vực nông thôn.
Mục tiêu cụ thể: Nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật, chuyển đổi hành vi bạo lực
gia đình của Hội viên nông dân góp phần giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình tại khu vực
nông thôn. 80% cán bộ Hội Nông dân các cấp được đào tạo nâng cao năng lực về giáo dục,
truyền thông thay đổi hành vi, các kỹ năng vận động, tư vấn người gây bạo lực gia đình tại
cộng đồng. 80% Hội viên nông dân cam kết nói không với bạo lực gia đình. Như vậy nhân
viên làm công tác xã hội ở nông thôn sẽ có cơ hội phối hợp với chính quyền địa phương triển
khai, lồng ghép công tác chuyên môn vào các mục tiêu của đề án góp phần giảm thiểu tình
trạng bạo lực gia đình.
5. Công tác Xã hội góp phần thúc đẩy sự thay đổi nhận thức liên quan đến Giới và Gia
đình.
Sứ mạng, mục đích và chức năng cũng như đạo đức nghề nghiệp công tác xã hội nhắm
tới phục vụ con người và công bằng xã hội. Điều này thể hiện rõ trong Tuyên ngôn về đạo
đức công tác xã hội của Liên đoàn quốc tế nhân viên xã hội (IFSW – International Federation
of Social Workers) và trong các chủ đề của Chương trình nghị sự toàn cầu (Global Agenda)
của IFSW6 Trong Chương trình nghị sự toàn cầu năm 2012 có phần nói đến trách nhiệm của
Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế đối với các vấn đề sau:
Chúng ta thực hiện các công ước quốc tế và những văn bản khác về các quyền về
chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội cho mọi người trong đó có quyền trẻ em; người cao tuổi;
phụ nữ; người khuyết tật và các dân tộc bản địa, và chấm dứt sự phân biệt chủng tộc và phân
biệt các khuynh hướng tình dục.
Chúng ta thúc đẩy những chiến lược xã hội để xây dựng những xã hội có tính cố kết
cao và loại trừ những mầm mống xung đột. Chúng ta tìm kiếm những cam kết mới trong ngăn
ngừa và giải quyết xung đột một cách hòa bình và trung thành với những thỏa thuận quốc tế
nhằm giảm thiểu bạo lực và tác hại của nó. Chúng ta ủng hộ những biện pháp giảm thiểu và
loại trừ nạn buôn bán người.7

Mục đích chính của công tác xã hội đã được hai tổ chức Hiệp hội quốc tế các trường
công tác xã hội (IASSW) và Liên đoàn quốc tế nhân viên xã hội đưa ra trong đó có điểm nhấn
mạnh :

5

ệt Nam.undp.org/content/vietnam/vi/home/presscenter/pressreleases/2015/04/17/from-millennium-development-goals-to-sustainabledevelopment-goals-building-on-viet-nam-s-success-for-the-post-2015-development-agenda.html truy cập 1/8/2015
6
ệt Nam.undp.org/content/vietnam/vi/home/presscenter/pressreleases/2015/04/17/from-millennium-development-goals-to-sustainabledevelopment-goals-building-on-viet-nam-s-success-for-the-post-2015-development-agenda.html, truy cập 1/8/2015
7
Trích tham luận của Lê Chí An tại hội thảo khoa học nhân ngày CTXH thế giới 2012 tại TPHCM, phần nói về Chương trình nghị sự toàn cầu 2012,
Mục IV – Vai trò của chúng ta trong việc đảm bảo phẩm giá và giá trị con người.

20


Tạo điều kiện thuận lợi cho sự hòa nhập những người bị bỏ rơi bên lề, bị loại trừ xã
hội, người không có quyền sở hữu, những nhóm người dễ bị thương tổn và nhóm nguy cơ.
Chỉ rõ và đấu tranh với những rào cản, sự bất bình đẳng và bất công còn tồn tại trong xã hội.
Hình thành mối quan hệ làm việc trong ngắn hạn và dài hạn với cá nhân, gia đình, nhóm, tổ
chức và cộng đồng và huy động họ nâng cao cuộc sống và tăng cường năng lực giải quyết
vấn đề8
Ngoài ra, hàng năm có ngày CTXH thế giới của quốc tế (tổ chức vào tháng 3), như
ngày CTXH thế giới năm 2015 có những khẩu hiệu (slogan) kêu gọi mọi người quan tâm đến
những vấn đề của xã hội như :
- Nâng cao quyền của công dân (quyền của phụ nữ, trẻ em…)
- Chuyên nghiệp hóa Công tác xã hội
- Tôn trọng Cộng đồng = Tương lai bền vững
- Liên kết các nguồn lực – Lắng nghe tiếng nói của người dân
6. Kết luận

Công tác xã hội ngày nay gắn liền với phát triển xã hội, trong đó đề cao giá trị nhân
phẩm con người nói chung và phụ nữ nói riêng. Các cách tiếp cận của công tác xã hội luôn
gắn với gia đình và cộng đồng trong giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao an sinh cho mọi
người. Vì thế có thể thấy được có sự giao thoa giữa công tác xã hội và vấn đề giới, gia đình vì
giải quyết vấn đề của cá nhân không thể tách khỏi gia đình ở đó nhân viên xã hội sử dụng
cách vẽ sơ đồ thế hệ (phả hệ) – genogram - để phân tích mối quan hệ qua lại giữa các thành
viên nam, nữ giữa thế hệ này với thế hệ khác.
Đối với nước ta nói chung, đặc biệt vùng Đông Nam bộ nói riêng, sự bất bình đẳng
giới từ trong gia đình ra ngoài xã hội là một vấn đề phổ biến đến nỗi mọi người không nhận
ra hoặc âm thầm chấp nhận. Sự bất bình đẳng giới gắn liền với nạn nghèo đói, khủng hoảng
hôn nhân, nạn mại dâm, buôn bán phụ nữ và trẻ em, trẻ lang thang, trẻ bỏ học, trẻ lao động
sớm và bạo hành gia đình. Nhiệm vụ của công tác xã hội là tham gia giải quyết vấn đề xã hội,
đấu tranh cho công bằng xã hội, công bằng kinh tế, xóa bỏ những tập tục và định kiến lạc
hậu, bất công.
Để thực hiện nhiệm vụ trên không hề dễ dàng mà còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như
chính sách, sự tác động từ dư luận tiến bộ trong nước và quốc tế, sự hỗ trợ và phối hợp đắc
lực của các cấp chính quyền đặc biệt cấp cơ sở. Ngoài ra, việc đào tạo đội ngũ nhân viên xã
hội chuyên nghiệp đảm trách bổ sung cho cơ sở xã hội và cộng đồng là trọng trách của các
trường công tác xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Lê Chí An, Công tác xã hội nhập môn, Đại học Mở-bán công TP. HCM, 2006
2. Nguyễn Thị Oanh, Công tác xã hội đại cương, Đại học Mở-Bán công TP.HCM, 2000.
3. Thái Thị Ngọc Dư, Giới và phát triển, Đại học Mở-bán công TP. HCM, 2006
4. Đề án “Giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình tại khu vực nông thôn Việt Namgiai đoạn
2015 - 2020”,
http://123.30.190.43/tiengviet/tulieuvankien/vanbanmoi/details.asp?topic=108&subtopic=385
&leader_topic=894&id=BT331558549, truy cập 29/8/2015
8


, truy cập 28/8/2015

21


5. Những tiêu chuẩn toàn cầu về giáo dục và đào tạo nghề công tác xã hội, Bản dịch của Lê
Chí An.
6. Tham luận tại hội thảo khoa học nhân ngày CTXH thế giới ở Việt Namnăm 2012, 2013,
2014.
Tiếng Anh
7. IFSW, The Global Agenda for Social Work and Social Development, 2012,
truy cập 20/8/2015
8. IFSW, Global standards for the education and training of social work profession,
truy cập 27/9/2013.
9. IFSW, Sexual Orientation and Gender Expression, Adopted IFSW General Meeting 2014
Melbourne, , truy cập 29/8/2015
10. IFSW, Guiding Principles for Social Workers Working with Others to Identify and
Protect Children From all Form
s of Sexual
Abuse, Adopted IFSW General Meeting 2014 Melbourne,
, truy cập 29/8/2015
11. ILO, The Social Protection Floors Recommendation, 2012 (No. 202),
/>truy cập 29/8/2015, Vietnamese version.
12. ILO and World Bank, A SHARED MISSION FOR UNIVERSAL SOCIAL
PROTECTION, Concept Note,
truy cập
29/8/2015

22



VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI DƢỚI CÁC GÓC NHÌN
VĂN HOÁ VÀ VĂN MINH
PGS, TS. Bùi Trung Hƣng
Trường Đại học Thủ Dầu Một
TÓM TẮT
Bình đẳng giới đã và đang được nhiều quốc gia trên thế giới và các tổ chức quốc tế
quan tâm, thực hiện và luôn chứa đựng những vấn đề, đôi khi là những hạn chế rất cần khắc
phục. Việc nhìn nhận những thành tựu, hạn chế của việc thực hiện bình đẳng giới ở một quốc
gia, một lĩnh vực nào đó cũng thường chưa đạt được sự thống nhất. Ở Việt Nam, vấn đề bình
đẳng giới cũng rất được quan tâm, Quốc Hội đã thông qua Luật bình đẳng giới năm 2007,
thuật ngữ bình đẳng giới được sử dụng nhiều trong các văn kiện, trong nghiên cứu và trong
sinh hoạt hàng ngày. Bài viết xuất phát từ cách tiếp cận văn hóa và văn minh, mà bình đẳng
giới là một nội hàm quan trọng trong đó, để góp phần làm rõ thêm một số khía cạnh của vấn
đề.
---------------------Trong khoảng vài thập niên gần đây, vấn đề bình đẳng nam-nữ đã và đang thu hút sự
quan tâm chú ý của nhiều quốc gia và cả cộng đồng quốc tế. Nhiều hội nghị quốc tế, điển
hình là Hội nghị phụ nữ thế giới lần thứ Tư ở Bắc Kinh( Trung Quốc), đã đặc biệt quan tâm
tới vấn đề bình đẳng nam-nữ, được gọi chung bằng cụm từ bình đẳng giới. Ở Việt Nam, từ
sau khi có chính quyền cách mạng, vấn đề bình đẳng giới cũng rất được quan tâm. Đặc biệt,
lần đầu tiên Quốc Hội đã thông qua Luật bình đẳng giới, có hiệu lực từ năm 2007, thuật ngữ
bình đẳng giới được sử dụng nhiều trong các văn kiện, trong nghiên cứu và trong sinh hoạt
hàng ngày.
Vậy tại sao chúng ta phải bàn đến bình đẳng giới, vì sao lại có những vi phạm sự bình
đẳng này để gây ra nhiều vấn đề bức xúc cho những người trong cuộc và cả xã hội? Và, cần
phải nhìn nhận các vấn đề về bình đẳng giới như thế nào để có thể tìm ra tiếng nói chung giữa
các cá nhân và cả cộng đồng xã hội, nhằm góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội trong bình đẳng
giới?... Đó là những câu hỏi lớn, khá phức tạp, mà việc trả lời chưa hẳn sẽ có ngay sự thống
nhất giữa các cộng đồng khác nhau. Ở đây, chúng tôi xuất phát từ cách tiếp cận văn hóa và
văn minh, hai sản phẩm chỉ có ở loài người, mà trong đó bình đẳng giới là một nội hàm quan

trọng, để góp phần làm rõ thêm một số khía cạnh của vấn đề bình đẳng giới, góp phần khắc
phục những hạn chế về mặt nhận thức đối với vấn đề quan tâm.
1. Khái quát quan niệm về giới và bình đẳng giới
Trong tiếng Việt, Nam và Nữ (đàn ông và đàn bà) là những từ chỉ sự khác biệt giữa hai
con người, hai phái về mặt sinh học. Sự khác biệt này chủ yếu liên quan đến chức năng tái
sản xuất ra con người và di truyền nòi giống. Thuật ngữ chuyên môn sinh học gọi đó là giới
tính và đại đa số con người khi sinh ra đã có sự phân biệt này rồi. Còn thuật ngữ giới là khái
niệm của một số ngành khoa học nhân văn, chỉ sự khác biệt giữa người nam và người nữ về
mặt xã hội. Giới chính là vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quan niệm hoặc quy
23


định cho nam và nữ. Khi sinh ra con người chưa có trong mình những đặc tính về giới, mà để
có nó, họ phải tiếp thu từ nền nếp gia đình, từ nền giáo dục, bởi quy ước của xã hội và các
chuẩn mực văn hóa xã hội.
Như vậy, khi nói đến giới tính là nói đến đặc điểm tự nhiên của con người, được phân
biệt qua hệ các hooc-môn, bộ máy sinh dục, chức năng sinh sản, thường được gọi chung là
thiên chức. Nó có tính ổn định và hầu như ít biến đổi với cả hai giới, xét cả về không gian và
một thời gian dài trong đời người( chỉ thay đổi do tuổi tác cao dần lên). Còn khi nói đến giới
là nói đến địa vị xã hội, thái độ và hành vi ứng xử giữa nam và nữ, do hoàn cảnh, điều kiện xã
hội, văn hóa cộng đồng tạo nên. Địa vị, thái độ và hành vi đó không bất biến mà thay đổi tùy
vào từng hoàn cảnh, điều kiện, văn hóa xã hội cụ thể. Theo đó, trong những xã hội cụ thể,
giới này hoặc giới kia (nam hoặc nữ) có địa vị xã hội khác hơn, có ảnh hưởng khác nhau tới
giới còn lại. Những ảnh hưởng này thậm chí có thể rất thiên lệch, dẫn tới sự lấn lướt các
quyền cơ bản của một giới nào đó, trong từng xã hội cụ thể. Từ đó mà ở những xã hội, những
quốc gia tiến bộ người ta mới luôn tìm cách giảm bớt sự thiên lệch, cố gắng đạt đến sự cân
bằng xã hội giữa hai giới, còn được gọi là bình đẳng giới.
Vì vậy, chúng ta cần thống nhất lại quan niệm về bình đẳng giới và cách nhìn nhận vấn
đề này trên thực tế hiện nay. Từ đó, có thể tìm cách cắt nghĩa nguyên nhân của những sai lệch
trong nhận thức và hành động đang tồn tại ở nhiều vùng, nhiều quốc gia trên thế giới, còn

được gọi chung là bất bình đẳng giới.
Bình đẳng giới giữa nam và nữ là sự ngang nhau về vai trò, trách nhiệm, quyền lợi và
cơ hội trong đóng góp, được khẳng định mình theo giới của mình, mà một xã hội mang lại
cho họ. Theo như đã chỉ rõ ở trên, đây là sự bình đẳng giới, chứ hòan toàn không thể và
không phải là bình đẳng giới tính. Thật đáng tiếc là trong thực tế việc hiểu, phân biệt một
cách rạch ròi giữa bình đẳng giới và bình đẳng giới tính không phải lúc nào cũng được người
ta chú ý đúng mức và xem xét trên những chuẩn giá trị cụ thể, tiến bộ. Sự nhầm lẫn, dù là do
chưa có hiểu biết thấu đáo, sẽ làm cho mỗi giới không được thể hiện đúng mình và cũng là sự
góp phần làm tăng thêm bất bình đẳng giới.
2. Bình đẳng giới dƣới các góc nhìn văn hóa và văn minh
Có một số vấn đề được đặt ra là: Tại sao hiện nay ta lại phải quan tâm giải quyết vấn đề
bình đẳng giới? Ảnh hưởng của chế độ xã hội đến vấn đề bình đẳng giới như thế nào? Và,
bình đẳng giới là sản phẩm của văn minh ở trình độ cao, hay là sự kết tinh của các giá trị văn
hóa? Văn minh, văn hóa và bình đẳng giới có quan hệ với nhau như thế nào?... Việc xem xét
các nội dung sau sẽ góp phần trả lời những câu hỏi lớn nêu trên
2.1. Tiếp cận vấn đề từ góc độ văn minh
Tính đến nay, chúng ta đã bước sang thế kỉ XXI được mười lăm năm với nhiều thành
tựu văn minh hết sức rực rỡ và hứa hẹn sẽ còn nhiều triển vọng huy hoàng. Để bước tới một
thời kì văn minh mới và để có những thành tựu hôm nay, nhân loại phải chấp nhận mất đi
nhiều giá trị, theo quy luật phủ định của phủ định, trong đó có những cái ra đời sau, nhưng
xét theo một khía cạnh nào đó, chưa hẳn tốt hơn cái đã bị nó phủ định. Điển hình như vấn đề
địa vị xã hội giữa nam giới và nữ giới, đã có nhiều thay đổi tuỳ vào từng xã hội cụ thể và hiện
nay luôn còn những tồn tại đáng quan tâm. Rất nhiều sự khác biệt trong đối xử, sự bất bình
đẳng giới đang tồn tại khá phổ biến, thậm chí ở cả những quốc gia được coi là phát triển nhất

24


thế giới. Và, trong những thực tại bất bình đẳng ấy, nữ giới thường là những người bị áp bức,
hành hạ và chịu nhiều thiệt thòi nhất.

Nếu xét từ góc độ văn minh, thì ở thời nguyên thủy, với nền văn minh chiếm đoạt (săn
bắt, hái lượm của tự nhiên là chính), người phụ nữ đã giữ vai trò chủ đạo trong gia đình và xã
hội. Chế độ đó được gọi là chế độ mẫu quyền, hay mẫu hệ, nó tồn tại khá dài trong lịch sử
loài người (và ngày nay vẫn còn ở một số dân tộc). Sở dĩ như vậy là vì người phụ nữ tỏ ra là
thích ứng tốt hơn với hoạt động hái lượm, họ trở thành người quyết định sự sống còn của gia
đình, cộng đồng. Hơn nữa, trình độ phát triển thấp của sản xuất còn làm cho thiên chức làm
mẹ, duy trì đời sống ở thế hệ sau của người phụ nữ trở nên là việc hệ trọng và quyết định
nhiều hơn so với các hoạt động khác. Do vậy, trình độ văn minh thấp là sự đảm bảo cho chế
độ mẫu hệ tồn tại, kéo theo nó là sự phụ thuộc của nam giới về mọi mặt, từ trong gia đình cho
đến ngoài xã hội. Ở đây đã có sự bất bình đẳng, nhưng cơ sở của nó thì chưa có sự phân biệt
rạch ròi giữa giới và giới tính. Bằng thực tế khảo sát tại các tộc người còn duy trì chế độ mẫu
hệ cho đến nay chúng tôi ít thấy có sự áp bức, hành hạ giới nam, so với việc giới nam áp bức
giới nữ từng có trong các xã hội phụ quyền. Có chăng chỉ là quyền quyết định trong hôn
nhân, một số vấn đề trong tổ chức đời sống gia đình thuộc về người nữ và nhất là vai trò rất
lớn của ông cậu bên họ vợ, mà người nam phải lệ thuộc vào mà thôi. Khi lực lượng sản xuất
xã hội ngày càng phát triển, cho phép loài người chuyển từ nền kinh tế chiếm đoạt sang hình
thái sản xuất dựa vào tự nhiên, mà nền văn minh đầu tiên là văn minh nông nghiệp, thì vai trò
chủ đạo trong sản xuất chuyển sang tay người đàn ông, và từ đó chế độ phụ quyền ra đời thay
thế chế độ mẫu quyền. Người nữ chuyển sang vị trí phụ thuộc về nhiều mặt. Người nam giới,
nhờ vai trò chủ đạo trong sản xuất, mà đã nắm luôn vai trò chủ đạo trong đời sống gia
đình(gia trưởng), và các quan hệ gia trưởng, độc đoán này đã chuyển từ gia đình thành ra
quan hệ xã hội. Người phụ nữ phải chịu địa vị phụ thuộc, thậm chí bị áp bức suốt nhiều thế
kỉ, cho đến hết chế độ Phong kiến, trong khi họ vẫn phải thực hiện các chức năng giới tính.
Tức là bất bình đẳng giới đã xuất hiện một cách rõ nét.
Sau cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, Chủ nghĩa tư bản thắng thế, giai cấp tư
sản lên ngôi thống trị xã hội, nền văn minh công nghiệp đã làm thay đổi căn bản bộ mặt thế
giới. Trước yêu cầu bức bách về lao động, nhằm bóc lột được nhiều hơn, giai cấp tư sản đã
kéo người phụ nữ ra khỏi “mái hiên, góc bếp” và đặt lên vai họ một trách nhiệm xã hội hạn
chế - người lao động. Việc đó được thực hiện với những mĩ từ như “giải phóng phụ nữ”, “tôn
trọng nữ quyền”.v.v. Tuy nhiên, trên thực tế những lao động nữ bị bóc lột tàn khốc, bị phân

biệt đối xử và chịu nhiều bất công không kém gì ở các chế độ trước đó. Nếu coi đó là thành
tựu bình đẳng giới, thì có chăng nữ giới, mới được “giải phóng” trong các nền văn minh công
nghiệp này, đã đạt được sự bình đẳng với nam giới về “sự bị bóc lột xã hội rộng rãi” hơn mà
thôi. Ngày nay, dù đã bước sang thời đại văn minh hậu công nghiệp, với những thành tựu văn
minh cao hơn trước rất nhiều, song ở nhiều quốc gia, kể cả những nước phát triển, vẫn tồn tại
bất bình đẳng giới trên nhiều mặt.
Xin đơn cử một vài số liệu để chứng minh. Theo báo cáo phát triển con người của Liên
hợp quốc năm 1995, lần đầu tiên công bố chỉ số phát triển giới(GDI): có tới 45/130 nước có
chỉ số phát triển giới dưới 0,5(trị số tuyệt đối là 1, nước đạt cao nhất -Thụy Điển là 0,919);
phụ nữ chiếm 70% trong tổng số 1,3 tỉ người nghèo đói, chiếm 70% số người mù chữ; lao
động nữ ở khu vực phi nông nghiệp chỉ được hưởng mức lương bằng ¾ lương của nam giới;
25


×