Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Vấn đề phát triển công nghiệp ô tô VN trong bối cảnh hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.13 KB, 40 trang )

Vấn đề phát triển công nghiệp ôtô Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
LỜI MỞ ĐẦU
Công nghiệp là ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó tạo ra
cơ sở vật chất kỹ thuật cho đất nước. Hiện nay trên thế giới, tuỳ thuộc trình độ
phát triển công nghiệp của mỗi một quốc gia mà mức độ đóng góp của nó
trong nền kinh tế quốc dân là khác nhau và thường chiếm tỷ lệ từ khoảng 20 –
30% GDP,. Riêng tại Việt Nam hiện nay thì công nghiệp đóng vai trò quan
trọng trong công cuộc xây dựng đất nước sau chiến tranh và tham gia hội nhập
kinh tế quốc tế hay trong bối cảnh toàn cầu hoá ngành kinh tế.
Sau hơn 15 năm đổi mới cho đến nay hầu hết các lĩnh vực kinh tế đều
đạt được những tiến bộ khả quan, trong đó phải kể đến như: ngành dệt may,
ngành công nghiệp cà phê, công nghiệp phần mềm… Tham gia vào một số tổ
chức kinh tế chung của khu vực Đông Nam Á, Châu Á và trên toàn thế giới
như : ASEAN, diễn đàn kinh tế Châu á Thái Bình Dương (APEC), Hiệp định
thương mại Việt – Mĩ,… và đang hoàn chỉnh các thủ tục để có thể tham gia
khu vực mậu dịch tự do thương mại (AFTA), tổ chức thương mại thế giới
(WTO). Khi tham gia vào các tổ chức này đòi hỏi các cam kết và lộ trình mở
cửa của Việt Nam phải được thực hiện rõ ràng. Quá trình hội nhập và mở cửa
mở ra nhiều cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam song bên cạnh đó thì chúng ta
cũng sẽ phải đối diện với rất nhiều vấn đề khó khăn khi mà phần lớn các
ngành công nghiệp của chúng ta vẫn còn non trẻ, chưa có đủ khả năng cạnh
tranh với các nước có nền kinh tế phát triển sớm hơn trong khu vực như: Thái
Lan, Indonesia, Malaysia…Do đó trong quá trình hội nhập ngành kinh tế đòi
hỏi sự chủ động nhiều hơn nữa của các đơn vị kinh doanh, chúng ta không thể
chỉ dựa vào nhà nước thông qua chính sách bảo hộ kéo dài.
Nhìn lại sau hơn 10 năm tiến hành sản xuất, lắp ráp, kinh doanh của các
Liên doanh ô tô Mê Kông cho đến nay ngành công nghiệp ô tô Việt Nam dần
được hình thành và có những thành tích nhất định trong toàn ngành công
1
Vấn đề phát triển công nghiệp ôtô Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
nghiệp nặng. Theo thống kê nhu cầu tiêu dùng xe năm 2003 là 40.000, tăng


gấp 2 lần so với năm 2002 và gấp 6,7 lần năm 1998. Mặc dù vậy thì ngành
công nghiệp ô tô vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt trong việc nâng cao
tỷ lệ nội địa hoá ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong quá trình hội nhập.
Các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam hiện nay là kéo dài từ thời
kỳ kháng chiến chống Pháp, Mĩ để lại do đó công nghệ cho đến nay còn rất
lạc hậu, công suất sử dụng máy móc thiết bị giảm đi. Các ngành sản xuất phụ
trợ, sản xuất phụ tùng ô tô của chúng ta cho đến nay dường như còn rất nhỏ bé
chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật công nghệ đối với các linh kiện, phụ
tùng. Xuất phát từ việc xây dựng chương trình, chính sách cho sự phát triển
ngành công nghiệp ô tô trong qúa trình hội nhập kinh tế. Em tiến hành nghiên
cứu đề tài : “Vấn đề phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập” . Nhằm đưa ra một số giải pháp cho sự phát triển đối với sự phát
triển công nghiệp ôtô Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp thống kê kinh
tế, thống qua các số liệu kinh tế thu được trong giai đoạn gần đây để phân
tích, đánh giá, đồng thời sử dụng các bảng biểu, sơ đồ để phân tích, đánh giá.
Mặc dù vậy trình độ, kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế
nên trong quá trình tiến hành nghiên cứu không thể không có thiếu sót. Vì vậy
em kính mong sự đóng góp ý kiến của Thầy giáo để đề tài, chương trình
nghiên cứu lần sau của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo: PGS. TS Nguyễn Công Hoa đã
nhiệt tình hướng dẫn em thực hiện hoàn thành đề tài này.
Nội dùng đề tài:
PHẦN I
Quá trình hình thành và phát triển ngành công nghiêp ôtô Việt Nam
I. Sự hình thành và phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt
Nam.
2
Vấn đề phát triển công nghiệp ôtô Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
II. Đặc trưng của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

III. Thực trạng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hiện nay.
IV. Nhân tố ảnh hưởng đến ngành công nghiệp ôtô Việt Nam
PHẦN II
Sự phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam trong thời gian tới.
I. Xu thế phát triển ngành công nghiệp ôtô.
II. Yêu cầu của hội nhập đối với ngành công nghiệp ôtô.
III. Định hướng phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam.
IV. Giải pháp cho phát triển ngành công nghiệp ôtô.
3
Vấn đề phát triển công nghiệp ôtô Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
PHẦN I
Quá trình hình thành và phát triển ngành công nghiêp ôtô Việt
Nam
I. Sự hình thành và phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt
Nam.
1. Sự hình thành ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
- Xuất phát từ việc sửa chữa, phục hồi và bảo dưỡng các loại ô tô tồn
đọng của một số nước như: Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ từ chiến tranh để lại
thành ngành công nghiệp sửa chữa ô tô. Các nhà máy, xí nghiệp có công đầu
trong lĩnh vực này llà: Ôtô Hoà Binh, Ngô Gia Tự, 3/2, 1/5, Công ty cơ khí Đà
Nẵng… Những chiếc ô tô đầu tiên của chúng ta như Trường Sơn, Điên Biên
đã mang lại nhiều kỳ tích trong công tác sản xuất cũng như trong đấu tranh
chống quân xâm lược. Những chiếc ôtô khách phục vụ nhiều lượt người đi lại
trên khắp đất nước như: Ô tô Ba Đình, ô tô Hoà Bình được đóng trên hệ
khung gầm được nhập từ CHDC Đức và Liên Xô…Đánh giá sơ bộ cho rằng
mới chỉ cách đây chục năm chúng ta đang trong giai đoạn khai thác và sử
dụng ô tô thì cho đến nay chúng ta đã có những thành công, bước nhẩy vọt
trong ngành công nghiệp ô tô với nhiều Liên doanh xuât hiện.
- Liên doanh ô tô đầu tiên được thành lập tại Việt Nam từ năm 1991 với
tổng số vốn đầu tư ban đầu là 30 triêụ USD với các công ty của Nhật Bản,

Hàn Quốc và Việt Nam đều không phải là những công ty ô tô chuyên nghiệp
cho ra đời những chiếc xe ô tô du lịch.
- Tiếp theo là 10 liên doanh được thành lập với tổng số vốn đầu tư là
500 triệu USD, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực lắp ráp các loại xe du lịch có
công nghệ hoàn toàn mới so với trước năm 1990.
- Công nghiệp ô tô bắt đầu ứng dụng những công nghệ mới vào trong
sản xuất, đặc biệt đi đầu trong lĩnh vực ứng dụng phải kể đến công ty cơ khí
giao thông vận tải…
4
Vấn đề phát triển công nghiệp ôtô Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
2. Sự phát triển ngành công nghiệp ô tô trong những năm qua.
- Ngành công nghiệp ô tô thế giới hình thành cách đây hàng gần trăm
năm, một số các quốc gia có ngành công nghiệp ô tô phát triển cũng hình
thành cách đây hàng vài chục năm như Đức, Mỹ, Nhật Bản… Trong khi đó
ngành công nghiệp ô tô Việt Nam ra đời chậm hơn so với thế giới nhiều, do
đó nước ta chưa có thể có một ngành công nghiệp ô tô phát triển như các nước
đó. Nếu chỉ so sánh với những nước ASEAN thì ngành công nghiệp ô tô nước
ta cũng còn kém hơn rất nhiều.
- Những năm gần đây công nghiệp ô tô Việt Vam có một bước phát
triển mạnh thông qua mức tiêu dùng ô tô không ngừng tăng nhanh, công
nghiệp ô tô Việt Nam đang trong thời kỳ chuyển tiếp từ lắp ráp SKD sang lắp
ráp CKD . Các công ty liên doanh gần như thống trị toàn ngành công nghiệp ô
tô Việt Nam, 11 công ty liên doanh đang hoạt động tại Việt Nam. Trong 10
năm gần đây những công ty này đã lắp ráp được 50.480 ô tô, bán được 48.222
ô tô, với doanh thu khoảng 1.141 triệu USD. Kể cả đến Toyota Việt Nam là
nhà sản xuất hàng đầu của công nghiệp ô tô Việt Nam được thiết kế với năng
suất 10.000 ô tô, nhưng chỉ bán được 2.179 xe ô tô năm 1999, FORD có năng
suất 10.000 xe ôtô, bán được 325 chiếc năm 1999. Mức độ sử dụng năng suất
thấp này là do khả năng có hạn của thị trường nội địa
Bảng 1. Số liệu về lượng bán ra của cả ô tô mới và đã sử dụng

từ năm 1996-2000
1996 1997 1998 1999 2000
Kế hoạch 25000 30000 36000 41000 45000
Thực tế 20000 20000 26000 21000 30000
Nguồn: Fukui, K, T, Aiba, Hashimoto
Bảng 2. Sản lượng của các liên doanh từ năm 1996 -2002
(Xem phần phụ lục)
Mỗi năm các thành viên của VAMA sản xuất khoảng 30.000 chiếc xe
và hầu hết tiêu thụ nội địa. Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển với
5
Vấn đề phát triển công nghiệp ôtô Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
tốc độ rất nhanh, 7 tháng đầu năm 2003 các liên doanh đã sản xuất và bán
được 18.646 xe, tăng 42% cùng kỳ năm 2002, đìều này đã chứng tỏ sự lớn
mạnh dẩn của thị trường tiều thụ trong nước. Tuy nhiên, hiện nay giá xe của
các hãng ô tô sản xuất tại Việt Nam thường xuyên có sự biến động và cao hơn
rất nhiều so với các hãng ô tô nước ngoài.
So sánh số lượng các loại xe tiêu thụ tại các nước trong năm 2002:
Indonesia là 318.000 xe,Thái lan là 409.000 xe, Philippines là 86.000 xe,
Malaysia là 443.000 xe, Việt Nam là 40.000 xe. Cho thấy tốc độ phát triển
nhanh chóng của công nghiệp ô tô các nước trong khu vực ASEAN đặc biệt là
Thái lan và Malaysia. Đòi hỏi chúng ta phải có những chiến lược, sách lược
hợp lý trong việc củng cô và mở rộng thị trường tiêu thụ hiện nay của tất cả
các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô. Số liệu trên cho thấy mặc dù dân số
Việt Nam vào khoảng 80 triệu dân nhưng các doanh nghiệp lại chưa thực sự
khai thác được hết thị trường tiềm năng này.
II. Đặc trưng của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
Nhìn chung ngoài những đặc điểm chung của một ngành công nghiệp
nặng như đặc trưng về kinh tế và kỹ thuật thì công nghiệp ô tô còn có những
đặc trưng sau:
+ Nền công nghiệp ôtô Việt Nam ra đời trong thời kỳ ngành công

nghiệp ô tô trên thế giới phát triển mạnh mẽ đặc biệt một số nước như: Nhật
Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Đức…Do đó ngành công nghiệp ôtô của nước ta
còn quá lạc hậu và kém xa về trình độ công nghệ .
+ Công nghiệp ô tô được hình thành từ ngành công nghiệp cơ khí lạc
hậu nền các trang thiết bị máy móc để lại đều đã cũ và lạc hậu, trình đội đội
ngũ cán bộ công nhân lao động nhìn chung còn ở trình độ chưa cao, số lượng
lao động trong các doanh nghiệp sản xuất ô tô nhìn chung còn quá nhỏ bé, đội
ngũ lao động thực thụ được đào tạo trong ngành công nghiệp ô tô còn ít hay
gần như chưa có.
6
Vấn đề phát triển công nghiệp ôtô Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
+ Sản xuất ô tô chưa đa dạng, phong phú và vẫn còn phụ thuộc qúa
nhiều vào các Liên doanh Mê Kông, chưa có hệ thống các doanh nghiệp sản
xuất linh kiện phụ tùng phục vụ trực tiếp, ngành công nghiêp phụ trợ cũng
chưa thực sự phát triển, tỷ lệ nội địa hoá trong ngành công nghiệp ô tô còn
qúa thấp. Thị trường kinh doanh chưa đủ lớn, do đó phát triển ngành này còn
gặp phải nhiều khó khăn.
Sự chưa đồng bộ của nhà nước trong công tác tổ chức sản xuất, trong
hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư đã phần nào cản trở cho sự phát triển
chung của ngành công nghiệp ôtô trong nước.
III. Nhân tố ảnh hưởng đến ngành công nghiệp ôtô Việt Nam.
Ngành công nghiệp ôtô là ngành công nghiệp nặng đòi hỏi trình độ
khoa học kỹ thuật công nghệ cao, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố: nguồn
vốn đầu tư, trình độ nguồn nhân lực, trình độ tổ chức quản lý của đội ngũ cán
bộ quản lý và đội ngũ sản xuất của công ty, cơ sở hạ tầng trong nước như hệ
thống đường xá, cầu cống bến trạm…và đặc biệt là các ngành công nghiệp
phụ trợ như: Công nghiệp cơ khí, hoá chất, điện…
1. Vốn kinh doanh.
Vốn đầu tư đánh giá vai trò quan trọng của việc đánh giá hiệu quả sử
dụng kinh doanh của hoạt động sản xuất, quy mô vốn phản ánh sự phát triển

của mỗi doanh nghiệp và vị thế của nó trên thương trường. Theo tính toàn
hiện nay cho thấy thông thường để sản xuất một chiếc ô tô thông dụng ở các
nước phát triển thì tốn khoảng gần 10. 000 USD và ở Việt Nam thì con số đó
còn lớn hơn rất nhiều, để sản xuất một chiếc xe ô tô thì cần khoảng gần 30
nghìn linh kiện, như vậy chi phí cho việc sản xuất đó là rất tốn kém và đòi hỏi
phải có nguồn đầu tư lớn đảm bảo đủ khả năng cho sự phát triển.
Cho đến nay nguồn vốn đầu tư vào sản xuất lắp ráp ô tô của các liên
doanh khoảng 419.85 triệu USD chiếm khoảng 80% theo đăng ký kinh doanh.
Bên cạnh đó theo Bộ công nghiệp thì tính từ nay cho đến năm 2020 Chính
7
Vấn đề phát triển công nghiệp ôtô Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
phủ Việt Nam sẽ đầu tư khoảng 18.000 – 20.000 tỷ VNĐ vào việc phát triển
và nâng cao tỷ lệ nội địa hoá ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Ngoài ra còn
nhiều công ty sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước đầu tư hàng vài trăm tỷ tham
gia vào sản xuất, lắp ráp ôtô. Không chỉ vậy để phát trỉển ngành công nghiệp
ô tô đòi hỏi phải có hàng nghìn nhà máy sản xuât linh kiện, phụ tùng và mỗi
nhà máy đó lại cần hàng vài trục tỷ đồng để đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ
và thuê đội ngũ cán bộ cao cấp của các quốc gia có nền công nghiệp ô tô phát
triển.
2. Nguồn nhân lực.
Đặc tính của ngành công nghiệp ô tô là cần có đội ngũ lao động có trình
độ chuyên môn kỹ thuật cao, lành nghề, không chỉ vậy với một quốc gia đang
phát triển và ngành công nghiệp ôtô chưa phát triển thì yêu cầu đặt ra đòi hỏi
phải có đội ngũ chuyên gia nước ngoài hỗ trợ trong việc chuyển giao công
nghệ và kế hoạch sản xuất phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng trong nước,
đồng thời để học hỏi kinh nghiệm sản xuất ôtô của các nước có trình độ phát
triển công nghiệp ôtô đó.
Hiện nay đánh giá được vai trò và tầm quan trọng của nguồn nhân lực
Liên doanh TOYOTA thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo cho công nhân
viên trong công ty với mục đích không ngừng hoàn thiện và nâng cao tay

nghề mặt khác công ty còn chú trọng vào việc đào tạo cho hơn 700 nhân viên
bán hàng của các Đại lý. Hiên nay công ty có một đội ngũ lao động có trình
độ tay nghề cao: Hơn 100 chuyên gia đến từ Nhật Bản, và các nước có ngành
công nghiệp ô tô phát triển trên thế giới; Cử hơn 200 lao động có trình độ tay
nghề đi học ở nước ngoài để nâng cao hơn nữa tính phát huy sang tạo tay nghề
của đội ngũ lao động, hiện tại công ty có hơn 400 kỹ sư làm chủ yếu trong
công tác thiết kế sản phẩm…
3. Cơ sở hạ tầng, thị trường tiêu thụ.
8
Vấn đề phát triển công nghiệp ôtô Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
Để phát triển ngành công nghiệp ô tô không chỉ có hệ thống nhà xưởng
máy móc hiện đại, có đội ngũ lao động kỹ thuật cao mà nó còn phải cần xác
định ảnh hưởng của các yếu tố cơ sở hạ tầng, thị trường tiêu thụ. Đối với
những nước có ngành công nghiệp ô tô đang phát triển như nước ta thì yêu
cầu quan trọng để phát triển là đòi hỏi phải có hệ thống giao thông thuận tiện
cho việc đi lại, hệ thống khu vực để xe ô tô, nhìn chung hiện nay nhiều người
muốn mua xe, song khi mua xe họ lại e ngại về khu vực để xe. Cho đến nay
thì chính thức Việt Nam chưa có bãi để xe cho các hộ gia đình không có
Garrage để xe. Bên cạnh đó thị trường tiêu thụ sẽ quyết định mức đến định
mức mua của thị trường, bởi nếu như thị trường nhỏ bé nhu cầu tiêu thụ ít thì
ngành công nghiệp ô tô không thể phát triển được ngược lại nếu thị trường
tiêu thụ lớn thì các hàng có thể cạnh tranh với nhau trên trị trường tiêu thụ sản
phẩm, chỉ có như vậy thì công nghiệp ô tô mới phát triển. Lấy ví dụ điển hình
như ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc với lượng dân khoảng 1.2 tỷ được
coi là một thì trường đầy tiềm năng cho sự phát triển ngành công nghiệp ô tô.
4. Chính sách của nhà nước đối với ngành công nghiệp ôtô.
Trong ngành kinh tế hiện nay thì sự điều tiết của nhà nước thong qua hệ
thống chính sách quy định các bên liên doanh phải tuân theo. Hiện nay một số
chính sách ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ nhất đối với ngành công nghiệp
ôtô Việt Nam là: Chính sách về thuế đối với nhập khẩu linh kiện nước ngoài,

chính sách về đầu tư, chính sách nội địa hoá ngành công nghiệp ôtô.
4.1. Chính sách về thuế
Chính sách thuế sẽ tạo ra hai chiều đối với sự phát triển công nghiệp
ôtô: Một là thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp hiện đang kinh doanh,
sản xuất, lắp ráp hoặc là kìm hãm sự phát triển của nó. Nhưng nhìn chung
chính sách thuế thông thường thúc đẩy sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn giữa các
hãng sản xuất kinh doanh, buộc các hàng kinh doanh phải tìm mọi biện pháp
giảm các chi phi trung gian trong quá trình sản xuất, các chi phí không cần
9
Vấn đề phát triển công nghiệp ôtô Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
thiết, đồng thời sẽ buộc các doanh nghiệp phải phát huy hết công suất hiện có
của doanh nghiệp để cạnh tranh cùng các đổi thủ khác. Hiện nay nhà nước
đang tạo điều kiện thuận lợi cho ngành sản xuất phụ tùng, linh kiện do vậy khi
đầu tư vào sản xuất linh kiện doanh nghiệp sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi
như: được ưu đãi về thuế, được vay vốn đầu tư với lãi suất ưu đãi, được tạo
mọi đỉều kiện cho việc sản xuất linh kiện.
Ngược lại nếu chính sách thuế có thể là kìm hãm sự phát triển của
ngành như hiện nay tại Việt Nam: Chính sách thuế áp dụng đối với việc nhập
khẩu linh kiện được áp dụng từ ngày 1/1/2004 đã làm cho giá xe của các hàng
thông thường tăng lên từ 10 – 30 %.
Bảng 3 Mức thuế áp dụng đối với
(Xem phần phụ lục)
Điều này đã làm cho thị trường trong nước bị đóng băng lại bởi giá quá
cao, người tiêu dùng còn phải xem xét kĩ trước khi ra quyết định mua xe. Hiện
nay khi các doanh nghiệp ôtô của nhà nước chưa thực sự phát triển, hay phát
triển thì không đồng đều, các nhà máy sản xuất linh kiện còn quá ít, đã làm
cho thị trường tiêu thụ xe hơi của chúng ta vốn đã nhỏ bé nay thì lại càng nhỏ
bé hơn và nếu như không có những chính sách phù hợp thì có thể dẫn đến
những cơn sốt về xe hoặc là lượng tiêu thụ xe sẽ lâm vào tình trạng khủng
hoảng. Theo như dự báo của Hiệp hội ôtô xe máy thì lượng xe tiêu thụ năm

2004 có thể sẽ giảm xuống khoảng từ 40% đến 50% so với năm 2003 như
vậy thì mức thuế thu được của các liên doanh cũng sẽ giảm đi đồng thời làm
cho thị trường ô tô Việt Nam rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng lam, các nhà
đầu tư sẽ phải đắn đo trong công tác đầu tư vào ngành công nghiệp ôtô khi mà
thị trường tiêu thụ ôtô đang có xu hướng nhỏ dần lại.
4.2. Chính sách về đầu tư
Hiện nay khi công nghệ sản xuất của chúng ta chưa cao, chưa có nhiều
nhà đầu tư vào trong lĩnh vực sản xuất linh kiện, phụ tùng cho ô tô, các nhà
10
Vấn đề phát triển công nghiệp ôtô Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
máy cơ khí trước kia nay chuyển sang sản xuất phụ tùng, linh kiện nhưng lại
không đủ tiêu chuẩn kĩ thuật để sản xuất ra những sản phẩm đảm bảo chất
lượng và tính đồng bộ của hệ thống các cụm chi tiết. Do đó đòi hỏi phải
khuyến khích các nhà đầu tư bằng nhiều hình thức khác nhau để họ có thể đầu
tư vào trong ngành sản xuất linh kiện, đầu tư công nghệ hiện đại và tiến hành
chuyển giao công nghệ.
IV. Thực trạng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hiện nay.
1. Thực trạng về sản xuất, lắp ráp ô tô.
- Theo quy định của nhà nước các liên doanh công nghiệp lắp ráp ôtô
FDI phải dần tăng tỷ lệ nội địa hoá và đầu tư vào dây truyền công nghệ giống
nhau cho cả ba công đoạn: Hàn, tảy rửa, sơn và lắp ráp. Nhưng một vấn đề đặt
ra khi ra tăng tỷ lệ nội địa hoá hiện nay khi công nghệ sản xuất của Việt Nam
còn lạc hậu so với thế giới, việc chuyển giao công nghệ chưa thực sự được
quan tâm thì nhìn chung có thể nói giá ô tô được sản xuất cùng chủng loại ở
nước ngoài rẻ hơn giá ô tô sản xuất tại Việt Nam rất nhiều. Thông thường hiện
nay giá xe ô tô tại Việt Nam cao hơn khoảng 1.5 -1.9 lần so với một số nước
phát triển trên thế giới như Nhật, Đức, Mỹ…
- Hệ thống dây truyền sản xuất của các doanh nghiệp được trang bị một
cách hết sức đầy đủ, theo đăng ký của 11 liên doanh thì tổng công suất đăng
ký là 148.200 xe/năm nhưng cho đến nay thì hầu hết các doanh nghiệp mới

chỉ sử dụng được khoảng gần 30% công suất thiết kế, Toyota là công ty có thị
phần cao nhất cũng mới chỉ bán được gần 12.000 xe các loại. Câu hỏi đặt ra là
tại sao lại có tình trạng này? và qua nghiên cứu và điều tra cho thấy nguyên
nhân chủ yếu là do thị trường tiêu thụ xe hiện nay tại nước ta còn nhỏ bé giá
thành quá cao, chính sách thuế thường xuyên biến đổi gây trở ngại cho các
doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, tạo ra tâm lý thấp thỏm đối với cac nhà
đầu tư, chưa có chính sách thích hợp khuyến khích các doanh nghiệp liên
11
Vấn đề phát triển công nghiệp ôtô Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
doanh phát huy hết công suất, và chính sách thích hợp thu hút vốn đầu tư
nước ngoài vào trong ngành suất xuất ôtô trong nước.
- Theo một chuyên gia cho rằng: Để một quốc gia có ngành công
nghiệp ô tô phát triển thì tính trung bình thu nhập đầu người là 1000
USD/năm, còn nếu muốn ngành công nghiệp ô tô thu được lợi nhuận thì đòi
hỏi thu nhập trung bình của người dân hàng năm phải là: 24.000 USD/ năm
trở lên. Song thực tế này cho chúng ta thấy hiện nay thu nhập bình quân đầu
người tại Việt Nam hiện nay vào khoảng 480 USD /1người/ năm do đó việc
phát triển ngành công nghiệp ô tô không phải là vấn đề giản đơn, nó đặt ra
một gánh nặng đối với các nhà sản xuất ô tô trong nước ta hiện nay là làm
cách nào có thể phát triển thị trường ôtô khi thu nhập của người dân còn thấp
và quá trình hội nhập đang dần được hoàn thành.
- Bên cạnh một số doanh nghiệp liên doanh nước ngoài thì vẫn có rất
nhiều doanh nghiệp nhà nước đang tiến hành sản xuất, lắp ráp một số loại xe
thông dụng như xe Buýt, xe chuyên dụng từ khung, gầm hay toàn bộ cả xe
cũng đang được đánh giá là có hiệu quả, gía cả vừa phải song chưa thực sự là
đã mạnh. Những doanh nghiệp này chủ yếu là các công ty cơ khí chuyển sang
nền trình độ khoa học công nghệ, kỹ thuật đối với ngành công nghiệp ô tô còn
lạc hậu hay mới chỉ dừng lại ở khâu lắp ráp, đặc bịêt là đối với loại ôtô sang
trọng thì các doanh nghiệp nhà nước không thể cạnh tranh được với các liên
doanh cũng như xe nhập khẩu. Các ngành sản xuất phù trợ phát triển không

đều và chưa mang tính đồng bộ, chất lượng của các linh kiện, phụ tùng sản
xuất ra chưa cao nên các công ty sản xuất và lắp ráp xe không muốn mua các
sản phẩm, phụ tùng đó. Mặt khác chưa có sự thống nhất của các đơn vị sản
xuất linh kiện, phụ tùng trong nước nên nhiều khi những linh kiện phụ tùng
các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp cần thì không có hay chất lượng không đảm
bảo, những phụ tùng ít dùng thì lại khá là nhiều.
12
Vấn đề phát triển công nghiệp ôtô Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
- Hiện nay cả nước mới chỉ có một nhà máy duy nhất sản xuất vỏ xe
của liên doanh công ty Toyota đựơc đặt tại tỉnh Vĩnh Phúc còn hầu như các
linh kiện, phụ tùng đều nhập từ nước ngoài. Nếu như có doanh nghiệp nào sản
xuất các phụ tùng cho công nghiệp ô tô trong nước thì chưa đảm bảo tiêu
chuẩn về chất lượng, mẫu mã, tính đồng bộ hoặc là quá đắt so với việc nhập
linh kiện, phụ tùng đó ở nước ngoài.
Việt Nam có số lượng các nhà máy sản xuất ô tô không thua kém gì các
nước trong khu vực ASEAN, nhưng lại nhu cầu lại ít hơn 30 lần so với nhu
cầu của các nước trong khu vực ASEAN. Thị phần sản xuất ô tô của ASEAN
hiện nay được chia thành: Việt Nam 1%, Malaysia 31%, Thái lan 36%,
Indonesia 26%, Phillipines 5% và các nước khác và Việt Nam chiếm khoảng
0.0027% về suất xuất ô tô thế giới và bằng khoảng 0.0047% -0.0067% tổng
quy mô của công nghiệp ô tô Mỹ hay Nhật Bản. Điều này chứng tỏ quy mô
của công nghiệp ôtô Việt Nam còn quá nhỏ bé.
Bảng 4
Số lượng ôtô sản xuất ra của các Liên doanh ôtô Việt Nam trong
những năm qua tại như sau:
(Xem phần phụ lục)
Như vậy các liên doanh trên tại Việt Nam tính trung bình năm 2000 sản
xuất được 1300 xe/năm, năm 2001 sản xuất được trung bình 1.777 xe/năm,
năm 2002 suất xuất trung bình đạt 2.428 xe/năm điều này chứng tỏ cho thấy
số lượng xe do các liên doanh sản xuất không ngừng tăng nhanh qua các năm,

riêng chỉ tính năm 2002 nhu cầu thị trường tại Việt Nam là gần 50.000
xe/năm.
2. Thực trạng về môi trường kinh doanh.
- Môi trường kinh doanh ở nước ta hiện nay chưa có tính cạnh tranh
quyết liệt bởi tính chất bảo hộ của nhà nước đối với công nghiệp ô tô nhằm
nâng cao tỷ lệ nội điạ hoá. Sự thiếu cạnh tranh giữa các hãng, doanh nghiệp
13
Vấn đề phát triển công nghiệp ôtô Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
sản xuất, lắp ráp đã gây ra tình trạng trì trệ, trông chờ và ỉ lại và không phát
huy hết năng lực sản xuất của mình.
- Nhu cầu về ô tô trong nước so với khu vực và thế giới còn quá nhỏ bé,
thu nhập bình quân đầu người vào khoảng gần 500 USD/một người/năm thì
còn có nhiều khó khăn trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ, từ đó gây cản
trở và khó khăn trong công tác sản xuất.
- Chính sách về ngành công nghiệp ô tô cũng thường xuyên thay đổi
nên đã dồn những nhà sản xuất vào thế bị động, họ luôn luôn phải quan tâm
xem tình hình chính phủ Việt Nam có đưa ra điều luật mới gì không, từ đó đã
tạo ra tâm lý không an tâm trong sản xuất.
Tình trạng nhập lậu xe vào trong nước không giảm xuống mà lại còn có
chiều hướng ra tăng nhanh. Đây là một trong những vấn đề ảnh hưởng lớn đến
vấn đề nâng cao và kiểm soát tỷ lệ nội địa hoá.
Một số chính sách về thuế được ban hành đặc biệt là quy định của thủ
tướng chính phủ về mức thuế nhập khẩu 1/9/2003 quy định: đối với loại xe từ
16 – 24 chỗ ngồi là 15%; xe 24 chỗ ngồi là 10%; thay vì mức thuế 10% và 5%
trước đây… đã làm cho giá ô tô trong nước tăng cao gây khó khăn trong việc
kinh doanh và sản xuất của các hãng ô tô. Phân tích theo một khía cạnh của
việc bảo hộ ngành công nghiệp ô tô thì đây là một yếu tố thuận lợi cho việc
các hãng sản xuất ô tô trong nước nâng dần tỷ lệ nội điạ hoá, ra tăng doanh
thu cho các liên doanh nhưng lại tạo ra hàng rào cản trở trong việc tăng lượng
tiêu thụ xe.

Cam kết trong Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực từ
ngày 1/10/2001 thì Việt Nam phải thực hiện xoá bỏ các ưu đãi về thuế nhập
khẩu theo tỷ lệ nội địa hoá, xoá bỏ cơ chế giá tối thiểu đối với tính thuế nhập
khẩu, áp dụng tính thuế nhập khẩu theo quy định Hiệp định trị giá GATT. Xoá
bỏ phân biệt tính thuế tiêu thụ đặc biệt giữa ô tô trong nước và ô tô nhập khẩu.
14
Vấn đề phát triển công nghiệp ôtô Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
Đây là những trở ngại thực sự cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam còn non
trẻ trong quá trình hội nhập kinh tế.
3. Thực trạng về thị trường tiêu thụ ôtô
Nhìn chung thỉ trường tiêu thụ ôtô Việt nam còn qúa nhỏ bé so với thị
trường tiêu thụ ôtô thế giới, nguyên nhân của những điều này do cơ sở hạ tầng
chưa phát triển , bình quân thu nhập đầu người còn thấp, chưa có quy hoạch
đô thị rõ ràng, chưa có các chính sách khuyến khích việc tiêu dùng ôtô.
Bảng 5
Số lượng ôtô đã đăng ký tại Việt Nam (đv: xe)
Năm đăng

Năm đăng ký mới Tổng số lượng xe được đăng ký
1997 39.762 426.847
1998 25.177 435.154
1999 22.596 451.685
2000 32.259 484.917
2001 50.062 534.729
Nguồn : Cục cảnh sát giao thông đường bộ
Giá xe tiêu thụ tại thị trường Việt Nam hiện nay cao hơn khoảng gần 2
lần so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nguyên nhân của hiện
tượng trên là do Chính phủ đánh thuế cao đối với các liên doanh nhập linh
kiện của nước ngoài về lắp ráp, các khoản thuế phải chịu quá cao, khiến cho
các nhà đầu tư lo ngại về thị trường Việt Nam vốn một thị trường nhỏ. Với giá

xe cao như hiện nay chắc chắn có một số doanh nghiệp suất xuất trong tình
trạng cầm chừng vì nhu cầu thị trường đang bị ứ đọng, tâm lý nghe ngóng và
chờ đợi vào sự thay đổi của thị trường.
Bảng 6
Giá của một số loại xe tiêu thụ tháng 10 năm 2002 và tháng 4 năm
2004
(Xem phần phụ lục)
4. Thực trạng về giải pháp xây dựng ngành công nghiệp ô tô.
15
Vấn đề phát triển công nghiệp ôtô Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
Quan điểm của Viện nghiên cứu chiến lược thì Việt Nam chỉ nền sản
xuất những loại ô tô hiện nay các cường quốc về ô tô chưa làm hay là hoàn
toàn không làm đó là các loại xe dân dụng rẻ tiền phù hợp với đại bộ phận dân
chúng, đồng thời sản xuất các loại xe đặc chủng chuyên dụng mà ta có thể
cạnh tranh với các cường quốc trên thế giới. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là làm
thế nào để làm được điều đó trong khi chúng ta đang chuẩn bị ra nhập AFTA
và WTO khi đó mức thuế suất đối với hầu hết tất cả các loại hàng hoá đều
phải giảm xuống dưới mức tử 0-5%,
Vấn đề đặt ra cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hiện nay rất khó
giải quyết, bởi sự phát triển ngành công nghiệp ô tô chậm hơn so với thế giơi
khá nhiều năm, trình độ khoa học kỹ thuật chưa cao, trình độ tổ chức quản lý
chưa hiệu quả, trình độ đội ngũ lao động mới chỉ dừng lại ở khâu lắp ráp và
sửa chữa. Việc hoạch định chính sách cho ngành công nghiệp ô tô gặp nhiều
khó khăn bởi: Việt Nam để phát triển được ngành công nghiệp ô tô đòi hỏi
nhà nước cần phải bảo hộ cho ngành trong một khoảng thời gian đủ để có thể
phát triển được, song thời gian đó lại không xác định là bao nhiêu, theo dự
kiến là đến năm 2014 nhưng liệu thời gian này có đủ đê xây dựng được một
ngành công nghiệp ôtô hay không, trong khi chúng ta đang cố gắng hoàn
thành các thủ tục để cuối năm 2005 có thể tham gia WTO và tiếp theo đó là
AFTA khi đó việc bảo hộ ngành công nghiệp ôtô có vẻ là không hợp lý do

việc quy định chung về mức thuế nhập khẩu sẽ được quy định từ 0 – 5%,
đồng thời phải đảm bảo thị trường tiêu thụ và nguồn lực đủ lớn để cạnh tranh
với các loại ôtô của nước ngoài khi thâm nhập vào thị trường trong nước. Như
vậy đây sẽ là một bài toán khó đặt ra đối với phát triển ngành công nghiệp ôtô
mà dường như chưa có lời giải đáp.
5. Thực trạng về thực hiện chính sách nội địa hoá ngành công
nghiệp ô tô trong nước.
16

×